Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

BÍ ẨN LỊCH SỬ 79/b (Kiếm Samurai)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bí mật kiếm Samurai - phần 2/2



[Mono101] Kiếm Nhật Nihonto

Katana là biểu tượng của các samurai Nhật Bản, một trong những tầng lớp chiến binh tinh nhuệ nhất thế giới. Trước thời của súng ống và đại bác thì thanh kiếm chính là vũ khí thượng tôn. Mọi quốc gia trên thế giới đều sử dụng kiếm trong suốt chiều dài lịch sử, nhưng có lẽ không một ai là không biết đến Kiếm nhật (nihonto) – loại kiếm được nhận dạng bởi hình dáng cong đặc trưng và được coi là loại kiếm hảo hạng, sắc bén nhất thế giới.
*** Chữ hán để chỉ Katana là 刀 nghĩa là Đao, một loại binh khí có 1 lưỡi sắc, thường có dạng cong và dùng để chém; còn từ 剣 nghĩa là Kiếm, thì chỉ loại binh khí có 2 lưỡi sắc, to bản và có dạng thẳng, thường dùng để đâm. Thế nên đúng ra, theo như định nghĩa ở trên thì Kiếm Nhật phải được gọi là Đao. Tuy nhiên, bài viết muốn để là Kiếm Nhật để quen gọi với cách gọi và cách hiểu của người Việt khi đề cập đến katana, wakizashi… và một phần để mọi người dễ mường tượng. Nhưng để cho chính xác, rất mong mọi người hiểu cho sự khác biệt về mặt ngôn ngữ này. ***

1. Cấu tạo

Tựu chung lại thì một thanh kiếm gồm có mấy bộ phận như sau:

– Saya: Bao kiếm
– Tsuka : Chuôi kiếm, là chỗ cầm kiếm, có cuốn vải (tạo ra các hình thoi đặc trưng của katana)
– Tsuba : Kiếm cách, ngăn cách giữa cán kiếm và thân kiếm
– Ha: lưỡi kiếm (cạnh sắc của kiếm)
– Mune: cạnh cùn của kiếm
– Menuki : một vật trang trí, cầu may được ở chuôi kiếm (bên dưới lớp vải) và chỉ để lộ họa tiết qua các lỗ hình thoi
– Habaki: một tấm thép ngăn cách phần chuôi với phần thân
– Monouchi: Phần thân trên sắc nhọn của thanh kiếm
– Hamon: vân kiếm, nằm trên lưỡi sắc của kiếm, xuất hiện do công nghề rèn kiếm thời đó.

 2. Phân loại

Katana thực chất là một trong số nhiều loại kiếm Nhật, tuy nhiên, do tính thông dụng của nó trong các tầng lớp Samurai nói chung và với người phương Tây khi lần đầu Nhật mở cửa nên người ta coi Katana để chỉ chung cho kiếm Nhật.
Tachi (太刀)

tachi
Đúng như tên gọi, “Thái đao” – đây là một loại kiếm có bề ngoài to bản. Là loại kiếm sớm nhất được các samurai sử dụng, ra đời vào khoảng cuối thế kỉ thứ 10. Thanh tachi được làm dài hơn bình thường, khoảng 70 – 80 cm. Khi giắt tachi bên hông thì lưỡi kiếm hướng xuống dưới, do cách đeo kiếm này thích hợp với kị binh. Về sau cách đeo kiếm này được gọi là “kiểu tachi” và cũng được nhiều phái kiếm sử dụng.
Katana (刀)

katana
Katana (chữ Hán: 刀 “đao”) ra đời vào khoảng cuối thế kỉ 14, kế thừa và được cải tiến từ tachi. Katana ngắn hơn tachi, có độ dài khoảng 60 – 73 cm. Chính vì thế, katana tỏ ra cơ động hơn trong cận chiến và cách đeo kiếm lưỡi hướng lên trên ra đời. Katana dần thay thế tachi trong đời sống của các samurai và thường được đi chung với một thanh kiếm nữa nhỏ hơn, hợp lại thành một bộ daishou (大小 – đại tiểu) thể hiện danh dự và đẳng cấp của một samurai. Katana dần được thế giới biết đến nhiều hơn vào thời Minh Trị (thế kỉ 19), khi mà nước Nhật tiếp nhận văn hóa phương Tây. Thời gian này cũng chứng kiến những cách thức hiện đại hơn trong việc rèn kiếm thay vì cách truyền thống.
Tantou ( 短刀)

tantou
Tantou hay “đoản đao” là một loại kiếm nhỏ, ngắn, dài từ 15 – 30 cm, có cả loại 1 lưỡi và loại 2 lưỡi. Tantou giống như một loại kiếm phòng thân, nhanh gọn và sắc, ở cự li gần nó có thể rạch nát tấm áo giáp hoặc nhanh chóng được rút ra để đỡ trong những tình huống hiểm nghèo, hay đi cùng với Tachi. Các Samurai thường để bên cạnh mình tantou khi ngủ để đề phòng thích khách.
Wakizashi ( 脇差 )

wakizashi
Wakizashi nghĩa đen là “kiếm đeo bên mình để hỗ trợ”. Wakizashi có độ dài từ 30 – 60 cm, được chia làm 2 loại. Một loại khá lớn, có độ dài xấp xỉ một thanh katana được gọi là Oowakizashi, và một loại nhỏ hơn, xấp xỉ Tantou được gọi là Kowakizashi. Thanh Oowakizashi thường đi cùng với Katana để hợp thành 1 daishou. Còn thanh Kowakizashi thường được sử dụng trong đánh cận chiến, được dùng để chặt đầu đối thủ hoặc sử dụng trong nghi lễ seppuku (mổ bụng tự sát). Wakizashi cũng thường được những người không phải samurai mang bên mình nhằm mục đích phòng thân.
Oodachi ( 大太刀 )

Oodachi
“Đại thái đao”. Đây là loại kiếm rất dài, từ 165 – 178 cm, được sử dụng trong các nghi lễ hiến tế, thờ thần và hầu như không được sử dụng để chiến đấu. Để làm ra thanh Ootachi mất rất nhiều thời gian và công sức, do độ dài ngoại cỡ của nó. Vì vậy, có rất ít thanh Oodachi được làm ra, chủ yếu để phục vụ các ngôi đền, chùa tại Nhật Bản hoặc để minh chứng cho sự giàu có của chủ sở hữu. Nagamaki ( 長巻 )

Nagamaki
Nagamaki nghĩa đen là “quấn dài”, dùng để chỉ những thành kiếm với chuôi kiếm (tsuka) rất dài. Nagamaki có cách cầm giống với katana và tay phải luôn luôn đặt sát với kiếm cách (miếng phân cách giữa thân kiếm và chuôi kiếm). Nagamaki rất hiệu quả khi đánh với kị binh vì dễ dàng làm họ ngã ngựa. Nagamaki cũng được coi là vũ khí ưa thích của Oda Nobunaga. Naginata ( 薙刀 )

naginata
Naginata giống giáo hơn là giống kiếm, cũng được coi là biểu tượng cho thời samurai bởi naginata được dùng rất nhiều trên chiến trường, lính bộ binh sẽ giơ ngang naginata tiến về phía trước, mở đường tiến quân. Naginata là một loại vũ khí dùng để phòng thủ rất tốt, nên ngoài các samurai, giới tăng binh ( người tu hành nhưng luyện võ/ kiếm để bảo vệ chùa) và phụ nữ cũng ưa dùng naginata để luyện tập và sử dụng. Naginatajutsu là một môn võ luyện cách sử dụng naginata, và người tham gia phần lớn là phụ nữ.

3. Rèn kiếm

Nếu như kiếm châu Âu chỉ có một lưỡi thép duy nhất thì kiếm Nhật được làm nên từ một loại sắt đã được tinh chế gọi là tamahagane và công đoạn rèn kiếm rất phức tạp. Chủ yếu là đập, tán nhỏ miếng sắt rồi gập lại, nung nóng, rồi lại đập, gập, nung… đến 1 mức mà từ 1 cục sắt được tán lại thành một thanh dài và dẹt, sau đó họ tiếp tục các công đoạn nung, mài,… để ra một thanh kiếm thành phẩm.
Nét cong của thanh kiếm Nhật không phải chỉ do kỹ thuật rèn hay đập mà còn là một biểu trưng văn hoá xuất hiện trên nhiều công trình truyền thống khác, từ mái cong trên đền đài, chùa chiền, cung điện, kể cả thư pháp. Người Nhật vẫn cho rằng nếu đúc một thanh kiếm thẳng băng thì không những thô kệch mà còn quá thực dụng, không nói lên tính nghệ thuật của người võ sĩ. Chính vì thế, họ luôn luôn tạo những đường cong, uốn lên lượn xuống để biến một vũ khí chiến đấu thành một tác phẩm.

Daisho
Nhắc đến nghề rèn kiếm, không thể không nhắc đến Masamune và Muramasa, 2 bậc thầy rèn kiếm trong lịch sử.
Những thanh kiếm của Masamune luôn đẹp và cực kì sắc bén mặc dù khi đó thép rèn kiếm có chất lượng rất tồi. Ông được xem là người đã đem lại sự hoàn hảo cho nghệ thuật rèn kiếm.
Mỗi thanh gươm của Masamune làm ra luôn được đặt tên và là một tác phẩm nghệ thuật. Biểu tượng của lãnh chúa Tokugawa, thanh gươm “Honjo Masamune”, là một trong những thanh gươm nổi tiếng nhất của Masamune.
Những thanh gươm của Masamune thường rất khác biệt với các tác phẩm của Muramasa một thợ rèn kiếm nổi tiếng khác của Nhật Bản. Nhiều tài liệu đã cho rằng Muramasa là học trò của Masamune nhưng thực chất hai ông không sống cùng thời. Muramasa bắt đầu nổi tiếng trong những năm đầu thế kỉ 15. Trong các trò chơi, Muramasa thường là những thanh ma kiếm khát máu, trong khi Masamune lại là thánh kiếm tiêu diệt cái ác.
Có một câu chuyện kể về cuộc thi giữa Muramasa và Masamune xem ai là người rèn kiếm giỏi nhất. Cả hai đều làm việc không mệt mỏi để hoàn thiện tác phẩm của mình. Sau khi hoàn thành cả hai thanh gươm được đem ra thử nghiệm. Thanh gươm của Muramasa có tên là Juuchi Yosamu (10.000 đêm lạnh) và của Masamune là Yawaraka-Te (Bàn tay nhân ái).
Người ta cắm chúng xuống một dòng suối. Thanh gươm của Muramasa cắt tất cả những gì lướt qua nó từ lá cây, những con cá thậm chí còn chia đôi cả dòng nước. Còn thanh kiếm của Masamune thì không cắt bất cứ thứ gì. Sau khi thấy kết quả Muramasa đã lên tiếng cười nhạo cho rằng tài nghệ của Masamune quá kém cỏi.
Nhưng một nhà sư sau khi chứng kiến cuộc thi đã giải thích: thanh gươm đầu tiên cắt tất cả là một thanh gươm sắc nhưng nó là thanh gươm khát máu, không phân biệt được người tốt kẻ xấu. Thanh gươm thứ hai là mới thực sự là thanh gươm báu vì nó không làm tổn thương đến những sinh linh vô tội.

4. Thử kiếm

Thử kiếm hay Tameshigiri (試し斬り) trở nên phổ biến vào thời Edo. Vào thời đó, để thử độ sắc của kiếm, người ta chém các cành trúc, hoặc các goza (hình nhân bện bằng rơm). Ngoài ra các samurai thời xưa còn thử kiếm lên các tử thi hoặc tử tù chờ hành quyết. Khi thử trên người, người ta hay chém nạn nhân theo một đường chéo từ vai xổ xuống hông bên kia (O-kesa) hoặc chém xổ dọc từ trên xuống, cắt đôi người (Kesa-giri).

Có chuyện kể rằng một tử tù đang chuẩn bị nhận án Kesa-giri đã bình thản mà đùa rằng, nếu biết trước sẽ bị hành hình kiểu này, ta đã nuốt một hòn đá to vào bụng để làm hỏng thanh kiếm.
Ngày nay thì người ta chỉ chém thử lên các goza. Và tập trung hơn vào thử trình độ kiếm thuật của người sử dụng thay vì thử kiếm, và vì thế nó còn được gọi là Shizan để phân biệt với cách thử kiếm thời xưa.

chém lên goza để thử kiếm

5. Giai thoại

  • Tương truyền một thanh katana nhất phẩm có thể chém đứt đôi các thanh kiếm thông thường khác.
  • Một thanh kiếm samurai hảo hạng có thể dễ dàng cắt đứt một miếng vải nếu nó chẳng may chạm vào mà không cần động tay chém nó làm gì. (cái này chắc là chém gió )
  • Bạn có thể đỡ được một cú chém từ thanh katana bằng cách dùng tay bắt chặt lưỡi kiếm.
  • Dấu vân tay cũng có thể làm hỏng kiếm. Nếu như để dấu vân tay hay dấu dơ lâu ngày trên kiếm sẽ khiến nó hay bị gỉ, thế nên các samurai thường hay cho kiếm vô bao và mài kiếm, lau kiếm thường xuyên.
  • Trường phái song kiếm được gọi là NitenIchiRyu (二天一流 – Nhị thiên nhất lưu) với sư tổ là Miyamoto Musashi, sử dụng một cặp daisho, thanh katana dài để tấn công và thanh wakizashi ngắn dùng để phòng thủ. Phái kiếm này đến nay vẫn được duy trì.

    một cảnh trong phim 13 Assasins
  • Vào thời Đệ nhị thế chiến, rất nhiều thanh kiếm đã bị phá hủy và vứt xuống biển. Nhiều lính Nhật còn đem wakizashi hoặc katana khi ra chiến trận.
  • Trong lịch sử chiến tranh Trung-Nhật, có sĩ quan Nhật đã từng dùng thanh kiếm chém hàng rào thép gai dễ dàng như chém chuối.
  • Ngày nay, các công dân Nhật Bản có quyền sở hữu các thanh kiếm Nhật đã được đăng kí với Hiệp hội Kiếm Nhật (NihonToKenkai) và sở hữu các giấy tờ cần thiết, nếu không sẽ bị tịch thu và xử phạt. Ngày nay, các gia tộc lâu đời, các đại gia đình thường có giữ một thanh kiếm, được truyền lại từ thời xưa.

4. Giá trị ngày nay

Ngày nay mặc dù kiếm chủ yếu là một vật trang trí hơn là một vũ khí nhưng danh tiếng về độ sắc bén và nét nghệ thuật của nó thì sẽ mãi trường tồn và luôn là niềm tự hào của dân tộc Nhật Bản.

…một người đàn ông ngồi trong tư thế thư thái, buổi chiều tĩnh lặng. Ông lấy kiếm ra khỏi bao bằng lụa, giữ bao kiếm trên tay trái im lặng và thận trọng, dùng tay phải rút thanh kiếm ra một cách kiên quyết nhưng từ từ và đầy cung kính. Ông nâng thanh kiếm lên, giơ ra chỗ sáng, ngắm nhìn ánh thép từ đốc kiếm lên mũi một cách chậm rãi. Sau đó ông dùng một bao nhỏ mày đỏ, trong đựng bột đá, lau hết dầu cũ phủ lên lưỡi kiếm và dùng loại giấy dày của Nhật Bản để lau lại lần nữa. Lúc này, thanh kiếm đạt đến độ sáng nhất của nó và đủ để chứng minh cho các nhà phê bình thấy rằng, xét về tài nghệ, chất lượng và vẻ đẹp khi tuốt trần, những thanh kiếm Nhật bản hơn hẳn bất cứ thanh kiếm nào khác…
  
Các công đoạn chế tạo một thanh kiếm Nhật

Sự khác nhau của kiếm Việt Nam với kiếm Nhật Bản và Trung Quốc

Kiếm hay gươm là một loại vũ khí lạnh cấu tạo từ một thanh kim loại dài được mài bén dùng để đâm, chém trong tác chiến. Dài hơn dao, hẹp, nhẹ và mỏng hơn đao, kiếm được sử dụng trong nhiều cuộc chiến trên khắp thế giới từ thời thượng cổ cho tới thế chiến II.
Sau phát minh ra súng, kiếm dần dần mất hiệu lực trong chiến trường nhưng vẫn được dùng làm biểu tượng của gia tộc, quốc gia, quân đội (thí dụ điển hình là sĩ quan kỵ binh trong Nội chiến Mỹ thường dùng kiếm đi trước để chỉ huy binh lính có súng theo sau).
Một số kiếm hiện diện trong các huyền thoại, truyền thuyết như thanh kiếm Thuận thiên của Lê Lợi, thanh Kusanagi của Jimmu Tenno (thần thoại Nhật Bản), và Excalibur của vua Arthur (Anh Quốc).
Kiếm cũng được dùng để thi đấu như một môn thể thao.
Cấu tạo của kiếm khá đơn giản – một thanh kim loại dài, có một hoặc hai cạnh sắc, chuôi bằng kim loại hoặc gỗ, phần lớn có quai bảo vệ cho bàn tay của kiếm sĩ.
Có nhiều loại kiếm, như kiếm 3 cạnh, liễu diệp kiếm (loại kiếm rất mỏng, nhẹ và dẻo dai, có thể cuốn tròn quanh người), kiếm lưỡi tròn, kiếm 2 lưỡi còn gọi là kiếm lá, kiếm 1 lưỡi(thường gọi là đao) v.v.
Mỗi dân tộc lại có một hoặc vài kiểu kiếm khác nhau: kiếm Claymore của Scotland, kiếm Katana, Tachi của Nhật Bản v.v., theo đó cách sử dụng kiếm cũng khác nhau.
Trung Quốc
Trung Quốc có một nền võ thuật lâu đời và vững mạnh, kiếm pháp cũng không nằm ngoài quy luật này. Kiếm Trung Quốc có từ thời cổ đại khi con người tìm ra đồng và sắt. Trải qua suốt 6000 năm lịch sử, kiếm Trung Quốc dần hoàn thiện và đa dạng hơn, đặc điểm chung là cấu tạo bởi một thanh kim loại (thường là thép) dài, sắc hai lưỡi, nhọn ở đầu. Thời Cổ Trung đại, Kiếm là loại vũ khí được trang bị khi chiến đấu và phòng thân. Qua mỗi thời kì, kiếm Trung Quốc có những nét đặc trưng riêng. Kiếm thờinhà Minh lưu truyền đến nay, sử dụng trong luyện tập võ thuật và làm lễ trong Đạo Giáo. Từ thời Tống, Trung Quốc xuất hiện nhiều môn phái sử dụng kiếm như: Toàn Chân Giáo, Võ Đang, Nga My, Ngũ Nhạc Kiếm Phái, môn sinh Thiếu Lâm cũng được luyện tập kiếm pháp.
Kiếm Trung Quốc
Kiếm Trung Quốc
Kiếm Trung Quốc là một vũ khí thanh mảnh, sử dụng một tay một kiếm (đơn kiếm), hai tay hai kiếm (song kiếm). Loại to, nặng nhưng gọi là trọng kiếm không sắc bằng kiếm thường, sát thương chủ yếu bằng sức nặng để cắt.
Nhật Bản
Đặc trưng là Katana hay còn gọi là Kiếm Nhật, là vũ khí đặc trưng của người Nhật Bản. Kiếm Nhật là một loài trường kiếm, có lưỡi dài và cán dài, cán kiếm thường được cầm bằng hai tay khi chiến đấu. Kiếm chỉ có một lưỡi, sắc bén, có sức sát thương cao. Kiếm thường được đeo ở thắt lưng và mũi kiếm xoay lên trên.
Kiếm Nhật
Kiếm Nhật
Theo một số nhà khoa học, sở dĩ kiếm katana đạt được độ cứng và bền là vì khi luyện kiếm, các nghệ nhân thường cho thêm  oxít titan vào trong hợp kim. Điều này làm cho kiếm có độ sắc bén nhất, ngoài ra còn giúp chống oxy hóa, khiến cho thanh kiếm luôn sáng bóng.
Việt Nam
Thời cổ đại, lưỡi kiếm Việt Nam thẳng và rộng bản, có 2 cạnh sắc, dùng để chém lẫn đâm. Về hình dạng, kiếm Đông Sơn tương tự như kiếm tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản. Hoa văn trang trí trên chuôi và đốc kiếm rất đa dạng, có thể là hình chiến binh, hình người đàn bà hay các con vật như gà, voi… Những kiếm mang tính chất nghi lễ của người tầng lớp trên có thể gắn cả nhạc, chuông.
Bộ sưu tập đao Việt Nam thế kỷ 18-19 xuất xứ Bắc bộ-bảo tàng lịch sử quân sự
Bộ sưu tập đao Việt Nam thế kỷ 18-19 xuất xứ Bắc bộ-bảo tàng lịch sử quân sự
Thời Trung, Cận đại, người Việt sử dụng cả kiếm thẳng 2 cạnh sắc, chuôi cầm 1 tay như của Trung Quốc lẫn loại trường kiếm lưỡi cong, 1 cạnh sắc, chuôi dài và phải cầm cả 2 tay (vẫn thường được biết đến là đao). Ngày nay, loại trường đao cong này vẫn có thể nhìn thấy trên những bức tượng võ sĩ ở các lăng tẩm của giới quý tộc thời Lê, Mạc, Trịnh ở Thanh Hóa, Bắc Giang, trong bảo tàng Lịch sử quân sự Hà Nội (kiếm Tây Sơn) hay trong các lễ hội dân gian như hội đền Đô, Bắc Ninh. Một số lượng lớn đao kiếm cổ hiện nay đang nằm trong các bộ sưu tập tư nhân.
Về danh kiếm thì Việt Nam nổi lên có thanh Thuận Thiên kiếm của Lê Lợi, gắn với sự tích trả gươm và rùa thần Kim Quy.
Tô Thiện (sưu tầm)
0


Ảnh Đoạt giải Japan Photo Contest 2013~ 2014. Trong ảnh là làng rèn Kiếm nổi tiếng Osafune Tỉnh Okayama
Thanh kiếm Nhật là biểu trưng cho lòng dũng cảm, sự trung trành và một tinh thần thượng võ của các võ sĩ Nhật Bản. Chúng ta hãy thử tìm hiểu sơ qua về cách làm một thanh kiếm Nhật, những bí mật của thanh kiếm này cũng như nguồn gốc xuất hiện của nó....
Chúng là những gì cao quý nhất mà nghệ thuật rèn của con người mang lại: Kiếm Nhật Katana, thanh kiếm dài của những hiệp sĩ samurai. Cho đến ngày nay, những nghệ nhân vẫn còn rèn vũ khí này theo đúng truyền thống cổ.
Nằm trên bàn là nhiều cục màu xám, xốp như đá núi lửa. Nặng, không mùi, xấu xí. Đó là thép thô mà ông Matsuba dùng để rèn. Kunimasa Matsuba là một trong những nghệ nhân rèn kiếm Nhật giỏi nhất. Ông đã đoạt được nhiều giải thưởng cho kiếm Katana. Một lưỡi kiếm cong, dài hơn 60 cm làm từ hằng nghìn lớp thép được gấp lại.
Biểu tượng của đẳng cấp

Đoản kiếm
Thanh kiếm Katana đã là biểu tượng đẳng cấp của hiệp sĩ Nhật. Chỉ những samurai mới được phép mang chúng - gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ.
Ông Matsuba chỉ tự rèn lưỡi kiếm. Làm cán kiếm, vành chắn và vỏ kiếm lại là các nghệ thuật riêng biệt. Và ngay lưỡi kiếm sau khi rèn vẫn còn chưa hoàn thành, vẫn còn phải được mài bóng bằng tay 2 tuần liền với đá mài có độ mịn khác nhau.
Đặt một thanh kiếm cũ cạnh thanh kiếm vừa được ông Matsuba rèn, một người không chuyên không thể nhận ra được khoảng thời gian nhiều thế kỷ trên lưỡi kiếm. Dường như thời gian không hề đóng một vai trò nào ở những thanh kiếm này. Chúng đã được rèn để trở thành những vật hoàn hảo.
Một thanh kiếm Katana mới do ông Matsuba rèn có giá tròn 18.000 euro. Giá kiếm tuân theo những quy luật khác với các vật thể nghệ thuật khác. Một thanh kiếm cổ có thể rẻ hơn một thanh kiếm mới. Ở đây thời gian cũng không còn quan trọng. Quyết định giá cả của một thanh kiếm là nghệ thuật rèn tốt hay kém chứ không phải độ tuổi.
Nếu người thợ rèn một thanh kiếm không tốt cách đây 500 năm thì thời đó nó không có giá trị gì cả - và ngày nay cũng không. Một đường rạn nứt duy nhất có thể làm cho thanh kiếm trở thành vô giá trị. Katana hiện giờ là những vật sưu tập được ưa chuộng. Thêm vào đó là đắt tiền. "Tôi còn nhớ có một thanh kiếm katana năm 1845, có giá khoảng 500.000 euro", ông Karl-Heinz Peuker nói, một người sưu tầm và mua bán kiếm samurai, cũ cũng như mới.
Lúc rèn phải hoàn toàn tối
Có ba điều quyết định cho chất lượng của một lưỡi kiếm: hình dáng, cấu trúc bề mặt của lưỡi kiếm và hamon, đường chia cắt giữa lưỡi kiếm và sống kiếm. Cấu trúc biểu hiện người thợ rèn đã làm việc ra sao, đã gấp thép lại như thế nào. Bậc thầy Matsuba chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể cho biết một lưỡi kiếm thuộc về nghệ nhân rèn nào và thời kỳ nào.
Đường hamon hình thành trong quá trình rèn. Người thợ rèn bọc lưỡi kiếm bằng một hỗn hợp đất sét được pha trộn theo công thức bí mật. Ông ép hình dáng của hamon ở phần lưỡi kiếm vào lớp đất sét còn ướt. Khi lớp đất sét khô, lưỡi kiếm được đốt nóng trong phòng rèn không có ánh sáng.
Chỉ có màu sắc của lửa tiết lộ cho nghệ nhân rèn biết được nhiệt độ cần thiết – một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất và quyết định then chốt trong toàn bộ quá trình rèn. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, nghệ nhân nhúng lưỡi kiếm vào bể nước, phần vỏ đất sét mỏng ở lưỡi kiếm nguội đi nhanh hơn, tôi lưỡi kiếm tối ưu. Đất sét ở phần còn lại dầy hơn, vì thế mà thép ở đó nguội đi chậm hơn, vẫn còn mềm dẻo hơn.
Một phần của văn hóa Nhật

Một thời gian dài, nghệ thuật rèn kiếm katana đã suýt bị lãng quên. Khi các samurai bị tước đoạt quyền lực và đặc quyền mang kiếm của họ bị phá vỡ, việc này cũng ảnh hưởng trầm trọng đến các lò rèn. "Thời đó chúng tôi đã đánh mất một phần của văn hóa", ông Matsuba nói. "Vì văn hóa samurai là văn hóa Nhật."
Và chính ngay các thanh kiếm suýt tí nữa cũng bị đánh mất: Sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ ra lệnh hủy tất cả vũ khí – trong đó có cả các thanh kiếm katana cổ xưa quý giá. May mắn là người ta đã có thể làm cho tổng chỉ huy Tướng MacArthur thay đổi ý kiến. Các thanh kiếm samurai được giữ lại nhưng phải khai báo. Từ đó, mỗi một thanh kiếm vừa rèn xong phải được đăng ký.
Nguồn : Tổng Hợp

Những thanh kiếm samurai vĩnh cửu

Chúng là những gì cao quý nhất mà nghệ thuật rèn của con người mang lại: Kiếm Nhật katana, thanh kiếm dài của những hiệp sĩ samurai. Cho đến ngày nay, những nghệ nhân vẫn còn rèn vũ khí này theo đúng truyền thống cổ.


Nằm trên bàn là nhiều cục màu xám, xốp như đá núi lửa. Nặng, không mùi, xấu xí. Đó là thép thô mà ông Matsuba dùng để rèn. 
s
Thanh kiếm katana này nguyên là của hiệp sỹ samurai cuối cùng Saigo Takamori, đã tự sát năm 1877 sau cuộc nổi dậy thất bại. Ảnh: K. H. Peuker.
Kunimasa Matsuba là một trong những nghệ nhân rèn kiếm Nhật giỏi nhất. Ông đã đoạt được nhiều giải thưởng cho kiếm katana. Một lưỡi kiếm cong, dài hơn 60 cm làm từ hằng nghìn lớp thép được gấp lại.

Biểu tượng của đẳng cấp

Thanh kiếm katana đã là biểu tượng đẳng cấp của hiệp sĩ Nhật. Chỉ những samurai mới được phép mang chúng - gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ.
Ông Matsuba chỉ tự rèn lưỡi kiếm. Làm cán kiếm, vành chắn và vỏ kiếm lại là các nghệ thuật riêng biệt. Và ngay lưỡi kiếm sau khi rèn vẫn còn chưa hoàn thành, vẫn còn phải được mài bóng bằng tay 2 tuần liền với đá mài có độ mịn khác nhau.
Đặt một thanh kiếm cũ cạnh thanh kiếm vừa được ông Matsuba rèn, một người không chuyên không thể nhận ra được khoảng thời gian nhiều thế kỷ trên lưỡi kiếm. Dường như thời gian không hề đóng một vai trò nào ở những thanh kiếm này. Chúng đã được rèn để trở thành những vật hoàn hảo.
Một thanh kiếm katana mới do ông Matsuba rèn có giá tròn 18.000 euro. Giá kiếm tuân theo những quy luật khác với các vật thể nghệ thuật khác. Một thanh kiếm cổ có thể rẻ hơn một thanh kiếm mới. Ở đây thời gian cũng không còn quan trọng. Quyết định giá cả của một thanh kiếm là nghệ thuật rèn tốt hay kém chứ không phải độ tuổi. Nếu người thợ rèn một thanh kiếm không tốt cách đây 500 năm thì thời đó nó không có giá trị gì cả - và ngày nay cũng không. Một đường rạn nứt duy nhất có thể làm cho thanh kiếm trở thành vô giá trị. Katana hiện giờ là những vật sưu tập được ưa chuộng. Thêm vào đó là đắt tiền. "Tôi còn nhớ có một thanh kiếm katana năm 1845, có giá khoảng 500.000 euro", ông Karl-Heinz Peuker nói, một người sưu tầm và mua bán kiếm samurai, cũ cũng như mới.

Lúc rèn phải hoàn toàn tối

Có ba điều quyết định cho chất lượng của một lưỡi kiếm: hình dáng, cấu trúc bề mặt của lưỡi kiếm và hamon, đường chia cắt giữa lưỡi kiếm và sống kiếm. Cấu trúc biểu hiện người thợ rèn đã làm việc ra sao, đã gấp thép lại như thế nào. Bậc thầy Matsuba chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể cho biết một lưỡi kiếm thuộc về nghệ nhân rèn nào và thời kỳ nào.
s
Katana và lưỡi kiếm. Có thể nhìn thấy rõ đường vân hamon ở lưỡi kiếm. Ảnh: K. H. Peuker.
Đường hamon hình thành trong quá trình rèn. Người thợ rèn bọc lưỡi kiếm bằng một hỗn hợp đất sét được pha trộn theo công thức bí mật. Ông ép hình dáng của hamon ở phần lưỡi kiếm vào lớp đất sét còn ướt. Khi lớp đất sét khô, lưỡi kiếm được đốt nóng trong phòng rèn không có ánh sáng. Chỉ có màu sắc của lửa tiết lộ cho nghệ nhân rèn biết được nhiệt độ cần thiết – một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất và quyết định then chốt trong toàn bộ quá trình rèn. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, nghệ nhân nhúng lưỡi kiếm vào bể nước, phần vỏ đất sét mỏng ở lưỡi kiếm nguội đi nhanh hơn, tôi lưỡi kiếm tối ưu. Đất sét ở phần còn lại dầy hơn, vì thế mà thép ở đó nguội đi chậm hơn, vẫn còn mềm dẻo hơn.
Một phần của văn hóa Nhật
Một thời gian dài, nghệ thuật rèn kiếm katana đã suýt bị lãng quên. Khi các samurai bị tước đoạt quyền lực và đặc quyền mang kiếm của họ bị phá vỡ, việc này cũng ảnh hưởng trầm trọng đến các lò rèn. "Thời đó chúng tôi đã đánh mất một phần của văn hóa", ông Matsuba nói. "Vì văn hóa samurai là văn hóa Nhật."
Và chính ngay các thanh kiếm suýt tí nữa cũng bị đánh mất: Sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ ra lệnh hủy tất cả vũ khí – trong đó có cả các thanh kiếm katana cổ xưa quý giá. May mắn là người ta đã có thể làm cho tổng chỉ huy Tướng MacArthur thay đổi ý kiến. Các thanh kiếm samurai được giữ lại nhưng phải khai báo. Từ đó, mỗi một thanh kiếm vừa rèn xong phải được đăng ký.
Phan Ba (theo Spiegel Online)

Sự thật thú vị về Katana - thanh kiếm đáng sợ nhất thế giới

Thiên Hà |
Sự thật thú vị về Katana - thanh kiếm đáng sợ nhất thế giới

Nói tới những loại binh khí lợi hại nhất trong võ thuật, không thể bỏ qua Katana, thanh kiếm được người Nhật Bản nâng lên thành một tác phẩm nghệ thuật.

Kiếm "xịn" cho chiến đấu, kiếm gỗ cho thể thao
Những kỹ thuật chiến đấu về kiếm dài Nhật Bản (katana) được tổng hợp trong môn Iaido, môn võ cổ truyền được người Nhật Bản đặc biệt coi trọng, xuất hiện thời kỳ đầu khi katana mới được sáng tạo ra.
Môn võ này được bắt nguồn từ thời chiến tranh Trung Cổ Nhật Bản (Sengoku-jidai, thế kỷ 14 đến thế kỷ 17).
Thời kỳ đó, an ninh rất là bấp bênh nên các võ sĩ (samurai hay bushi) thường luôn đeo một thanh katana trên người.
Trải qua hàng thế kỷ, khởi nguồn từ nguyên tắc bí truyền nhưng đến nay, môn Iaido được phát triển và bành trướng mạnh mẽ tại Nhật Bản và toàn thế giới và phát triển với nhiều hệ phái khác nhau.
Ban đầu ở môn võ Iaido, các võ sĩ thường sử dụng một cây katana thật để thi đấu.
Võ sĩ sử dụng kiếm gỗ thay cho Katana truyền thống.
Võ sĩ sử dụng kiếm gỗ thay cho Katana truyền thống.
Tuy nhiên do tính chất nguy hiểm nên môn phái này phát triển nhiều hệ phái trong đó các võ sĩ sử dụng kiếm giả hoặc kiếm gỗ để thay thế cho thanh kiếm katana nguyên bản truyền thống.
Có thể kể tới môn Kendo (kiếm đạo), được phát triển thành môn võ thuật đánh kiếm hiện đại, nhưng võ sĩ sử dụng kiếm tre (gọi là shinai).
Khi Kendo mới được thành lập, rất nhiều võ sĩ đã tranh cãi quanh việc dùng kiếm thật hay kiếm tre.
Trong khi những người “bảo thủ”, muốn giữ nguyên những giá trị truyền thống thì nghiêng về giải pháp thứ nhất (dùng kiếm thật), trong khi những người cách tân, muốn Kendo phát triển thành môn thể thao hiện đại lại nghiêng về giải pháp thứ 2 (dùng kiếm tre).
Về sau, kiếm tre được sử dụng là chủ yếu còn kiếm katana truyền thống chỉ thường xuất hiện trong các nghi lễ hoặc một số bài quyền biểu diễn.
Hoặc ở trong môn Aikido cũng có kỹ thuật đấu kiếm nhưng võ sĩ sử dụng kiếm được làm từ gỗ (được gọi là Bokken, thay thế cho katana).
Việc sử dụng kiếm gỗ hoặc tre thay thế cho katana được rèn bằng rất nhiều loại thép bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
Trong đó một phần vì giá thành để có được một chiếc katana chất lượng là rất đắt đỏ (lên tới hàng chục ngàn thậm chí hàng trăm ngàn đô la), cộng với việc tập luyện loại binh khí này là quá nguy hiểm, rất dễ gây rủi ro cho các kiếm sĩ.
Về sau trong các hoạt động thể thao, mặc dù sử dụng kiếm gỗ nhưng các VĐV vẫn bắt buộc trang bị các dụng cụ hỗ trợ tập luyện như: giáp che ngực, mũ che đầu, găng tay bảo vệ... để tránh tai nạn xảy ra.
Để phát triển hệ thống kiếm thuật, Liên Đoàn Kiếm Đạo Nhật Bản (Zen Nippon Kendo Renmei – ZNKR) đã khai triển ra một trường phái mới tên là Seitei-Iai gồm có 12 bài quyền (Kata).
Những bài quyền này được mô tả rất chi tiết trong những tài liệu chính thức của ZNKR, và được một hội đồng võ sư cập nhật nếu xét thấy cần thiết.
Như là số bài kiếm, khởi thủy là 10 bài, được tăng lên 12 bài kể từ năm 2001.
Người Nhật đặc biệt thích Kiếm đạo cũng như Nhu đạo (judo), vì thế môn này có khoảng hai triệu môn sinh.
Cũng như Nhu Đạo, kiếm đạo là một trong chương trình giáo dục học đường và thường được luyện tập như một hoạt động ngoại khóa.
Liên đoàn Kiếm đạo quốc tế được thành lập năm 1970 và hiện có khoảng 8 triệu người luyện tập kiếm đạo ngoài Nhật Bản.
Katana – loại kiếm nguy hiểm nhất thế giới
Tại sao một thanh Katana lại đắt đỏ và có sức sát thương cao như vậy? Bởi chúng được sinh ra trong chiến đấu và là vũ khí của những chiến binh hàng đầu.
Khi xưa với những samurai thượng hạng, katana được coi là có sức mạnh có thể chém gục đối thủ chỉ với một nhát.
Đặc điểm của thanh katana là khá dài nhưng có bản khá nhỏ, hơi cong, một lưỡi, giúp võ sĩ có thể rút kiếm ra khỏi vỏ và chém chỉ trong một động tác.
Đây là lợi thế lớn của katana so với các loại kiếm khác trong các trận chiến thời cổ.
So với trường kiếm của phương Tây, katana nhẹ hơn, ngắn hơn nhưng lại có lợi thế nhờ độ bền, sắc bén và ưu thế tốc độ.

Katana được coi là một trong những vũ khí hoàn hảo nhất.
Katana được coi là một trong những vũ khí hoàn hảo nhất.
Những thanh katana được rèn đủ tiêu chuẩn còn có khả năng chém đứt thân cây cỡ trung bình, những thanh sắt, một thanh kiếm thông thường hay có thể chém thủng áo giáp.
Khi xưa, katana thường đi đôi với một thanh kiếm ngắn hơn, hoặc cực ngắn, gọi là đoản đao.
Bộ đôi đó gọi là Đại-Tiểu. Trong khi katana thường dùng để chém trong tác chiến thì kiếm ngắn để đâm khi đến gần đối phương.
Đôi khi thanh ngắn được dùng để mổ bụng tự sát (một kỹ thuật tự sát của samurai, mang tên seppuku).
Katana có chuôi dài đủ để người sử dụng dùng hai bàn tay nắm chặt. Kiểu dáng thon mảnh khiến võ sĩ sử dụng katana lâu bị mỏi và ít bị rơi binh khí so với các loại kiếm phương Tây.
Thường khi tập katana, các võ sĩ tập sẽ được huấn luyện nhiều kỹ thuật phức tạp như rút kiếm và xuất chiêu cùng trong một chuỗi động tác.
Đòn tấn công đầu tiên thường nhắm vào những vị trí cực hiểm trên cơ thể đối phương như thái dương hoặc mắt...sau đó mới đến các bộ phận khác.
Các kỹ thuật gồm có những đòn sát thủ công, thủ, phản, biến. Sau đó, là kỹ thuật “rẩy” máu (chiburi) và tra kiếm vào bao (noto)…
So sánh uy lực của katana so với kiếm phương Tây:
Theo một số thư tịch cổ để lại từ thế kỷ 15 - 17 trên toàn nước Nhật có khoảng 600 trường phái kiếm thuật, chưa kể đến các môn võ thuật khác.
Hiện tại, vẫn có nhiều người tập luyện với thanh katana thật nhưng không phải để thi đấu đối kháng mà chỉ thiên về biểu diễn.
Một ví dụ khá điển hình là vị samurai thời hiện đại Isao Machii – người lập nhiều kỷ lục Guinness với thanh katana, trong đó ấn tượng nhất là màn chém đôi viên đạn đang bay.
Biểu tượng của đẳng cấp
Với một samurai thì thanh kiếm là một thứ không thể thiếu, nó không những chỉ là một công cụ chiến đấu lợi hại mà còn đại diện cho tinh thần chiến đấu, phẩm giá và danh dự của họ.
Nó như tâm hồn của mỗi võ sĩ samurai vậy, kiếm và người như hòa làm một.
Chính vì vậy mỗi samurai coi thanh kiếm như mạng sống của mình, những thanh kiếm quý sẽ được lưu truyền trong dòng tộc, thế hệ trước để lại cho thế hệ sau.

theo Trí Thức Trẻ

Uy lực khủng khiếp của thanh gươm Samurai so với kiếm Tây

Quang Thạch (tổng hợp) |
Uy lực khủng khiếp của thanh gươm Samurai so với kiếm Tây

Thanh gươm Samurai là biểu tượng của tinh thần thượng võ của người Nhật. Nhưng đằng sau nó vẫn còn muôn vàn những điều bí ẩn!

Samurai là chiến binh như thế nào?
Samurai được nhiều người biết đến như những kiếm sĩ huyền thoại của Nhật Bản trong các bộ phim võ thuật. Samurai đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Nhật Bản 1.500 năm qua.
Thật ra Samurai đảm trách nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng họ được biết đến nhiều nhất trong vai trò là những chiến binh.
vật dung tranh bị cho một Samurai
Vật dung tranh bị cho một Samurai.
Có 4 yếu tố để làm nên một Samurai:
- Samurai là một chiến binh được đào tạo và có kĩ năng chiến đấu tốt.
- Samurai phục vụ daimyo (lãnh chúa) hay chủ tướng, với lòng trung thành tuyệt đối, thậm chí cho đến chết. Trong tiếng nhật Samurai từ có nghĩa là, “những người phục vụ.”
- Samurai là tầng lớp ưu tú, được coi là ở đẳng cấp cao hơn công dân thường và binh lính thông thường.
- Samurai có cuộc sống tuân theo tinh thần Bushido (võ sĩ đạo), một hệ thống luân lý đề cao sự danh dự.
hình ảnh samurai cổ
Hình ảnh Samurai cổ xưa.
Trải qua chiến trận, các chiến sĩ Samurai ngày càng trở nên tinh thông bộ binh và kỵ binh, quyền thuật và thương thuật. Họ chỉ dùng gươm khi đánh giáp lá cà và để lấy thủ cấp của đối phương chiến bại.
Nhưng vào cuối thế kỉ XIII, những trận đánh với quân Mông Cổ đã khiến các Samurai phải thay đổi chiến pháp.
Họ bắt đầu sử dụng gươm nhiều nhiều hơn, cũng như tận dụng các mũi nhọn và lưỡi gươm một cách hiệu quả nhất.
Các Samurai cũng chuyển từ chiến đấu trên mình ngựa sang tác chiến dưới mặt đất. Một Samurai thường sử dụng 2 thanh gươm (daito – katana).
Một chiếc dài, một chiếc ngắn. Chiếc dài (daito) khoảng 0,85m, chiếc ngắn (shoto-katana) khoảng từ 0,42m đến 0,85m. Họ tìm mọi cách dùng gươm chặt gãy chân ngựa của kỵ binh Mông Cổ.
Các võ sỹ thường đặt tên cho thanh gươm của mình. Họ coi đó là biểu tượng của tinh thần võ sỹ đạo của chính bản thân và dòng họ.
Vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy mà trước khi sử dụng kiếm, các Samurai thường làm nghi lễ thờ cúng trình thanh gươm lên trước các thần Shinto (theo quan niệm của Thần đạo Nhật Bản), đặt tên cho gươm và cầu mong điều may mắn.
Giải mã sự hình thành thanh gươm Samurai qua các thời kỳ
Theo cấu trúc và hình dáng có thể chia gươm Nhật thành hai loại: Gươm thẳng lưỡi kép và gươm cong lưỡi đơn. Theo thời gian, thanh gươm võ sỹ đạo có 4 loại:
Gươm Nhật thời cổ đại (Chokuto hay Ken – trước thế kỷ IX)
Các thanh gươm ban đầu do thợ rèn từ Trung Quốc và Triều Tiên chế tác, làm bằng thép luyện, có dáng thẳng, hai lưỡi.
Sau đó người Nhật cũng học theo các mẫu này. Quan chức và chỉ huy thường đeo các loại gươm quý tượng trưng cho quyền lực và sự uy nghiêm của tầng lớp thống trị phong kiến.
Gươm Nhật cổ (Koto – từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI)
Đây là thời kỳ võ thuật lên ngôi tại Nhật bản, đặc biệt là kiếm thuật. Đàn ông khỏe mạnh biết võ nghệ trở thành đối tượng cả xã hội tôn sùng.
Gươm Nhật lúc này rất dài, khoảng 1,22m (chỉ tính phần lưỡi), có dáng cong và lưỡi đơn thay cho kiểu Trung Quốc cũ.
Gươm Nhật thời cận đại (Shinto)
Thời kỳ này chiến tranh nội chiến đã kết thúc khiến gươm mất đi giá trị sử dụng. Chiều dài kiếm giảm đi, phần lưỡi chỉ còn 60cm. Tính nghệ thuật được đặt lên hàng đầu.
Thanh gươm trở thành vật trang trí, trưng bày, tôn lên vẻ đẹp oai phong và sức mạnh quyền lực của đẳng cấp Samurai.
Gươm hiện đại (Shin – shinto)
Sức mạnh phong kiến và quyền uy đẳng cấp Samurai đã đến hồi kết. Quá khứ huy hoàng của gươm võ sỹ đạo cũng chỉ còn là “vang bóng một thời”.
Theo truyền thuyết, Amakumi – người thợ rèn nổi tiếng vùng Yamato, đã chế tạo ra thanh gươm võ sỹ đạo đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản vào thế kỷ VII.
Amakumi và con trai chuyên rèn gươm (theo kiểu mẫu Trung Quốc) cho các chiến binh trong vùng. Nhận thấy gần một nửa số gươm mang về từ chiến trận đã bị gãy, họ làm lễ cầu nguyện các thần Shinto 7 ngày đêm.
Sau đó Amakumi họ chọn ra loại quặng tốt nhất để đưa vào tôi luyện. Cuối cùng họ cho ra sản phẩm là một thanh gươm cong lưỡi đơn.
Hiệu quả chiến đấu của thanh gươm này đã mạnh lên rất nhiều. Các chiến binh trong vùng đã trở về trong chiến thắng với những thanh gươm nguyên vẹn.
Sự khác biệt về uy lực của kiếm Nhật và kiếm Tây
Kiếm nhật có chuôi dài đủ để người sử dụng dùng hai bàn tay nắm chặt. Theo truyền thống, kiếm được đeo với lưỡi quay lên phía trên (chiều cong hướng lên trên, ngược với cách đeo kiếm Tây Âu).
Ngày nay tuy không còn được sử dụng trong chiến tranh, kiếm Nhật vẫn được giới sưu tầm yêu chuộng.
Loại kiếm cổ rất mắc tiền và nghệ thuật tác chiến bằng kiếm Nhật vẫn còn được lưu truyền trong một số môn thể thao võ thuật Nhật Bản, như môn Kendo (Kiếm đạo), Kenjutsu (Kiếm thuật), Battojutsu (Bạt đao thuật).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét