Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

NỖI NIỀM OAN KHUẤT 30

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Vén màn vụ án oan động trời – Giá như chiếc đồng hồ biết… nói
Ở xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai có một người đàn ông chưa từng mang trên mình bất kỳ “vết chàm” nào nhưng cuộc đời ông lại gắn với số phận bi thương của hai người phụ nữ là nạn nhân trong hai vụ án mạng xảy ra cuối những năm thập niên 90. Sự gắn kết nghiệt ngã, vô tình đó đã kéo ông vào vòng sinh ly tử biệt. 

Đau lòng với 10 vụ án oan chấn động lịch sử thế giới (P1)

Uy Vũ |
Đau lòng với 10 vụ án oan chấn động lịch sử thế giới (P1)

(Soha.vn) - Có người phải trả giá cả cuộc đời và mạng sống của mình cho sự sơ suất của hệ thống pháp luật.

Hệ thống pháp luật được ra đời với mục đích ổn định xã hội, là cán cân công lý để trừng trị những kẻ phạm pháp. Tuy nhiên, một số trường hợp sự sơ suất của hệ thống pháp luật lại trở thành con dao hai lưỡi khiến những người vô tội phải ngồi tù trong oan ức, thậm chí phải đánh đổi cả bằng mạng sống của mình.
Trong hành trình đi tìm công lý, có nhiều người vô tội đã được minh oan cho tội danh mà họ phải đeo vào cổ cả đời nhưng lúc đấy liệu ai có thể trả lại thời gian cho họ.
Có nhiều người, chỉ khi chết đi rồi thì công lý mới trả lại cho họ hai tiếng trong sạch và phần lớn nó là do sự vô trách nhiệm với mạng sống con người của những người nắm quyền sinh sát
Cùng điểm lại những vụ án oan làm rơi lệ biết bao trái tim con người.
Án oan trong suốt 90 năm
 
Colin Ross, một chủ quán rượu tại phố Swaston, thành phố Melbourne, Australia đã bị kết án tử hình vì tội danh cưỡng hiếp và giết hại một bé gái 12 tuổi. Vụ án đã gây xôn xao dư luận vì những chứng cứ nửa vời và thiếu căn cứ thời đó của tòa án khi kết tội vị chủ quán này.
Được biết, chiều ngày 30/12/1921, cô gái Alma Tirtschke, 12 tuổi được giao nhiệm vị đi đưa thịt cho một cửa hàng gần nhà. Sáng hôm sau, người ta phát hiện ra thi thể của cô bé trong trạng thái không quần áo gần địa chỉ nơi em phải giao hàng.
Chì vì nghe lời hai nhân chứng rằng họ thấy một cô gái có ngoại hình tương tự Alma trước cửa hàng rượu của Colin nên vị chủ quán này đã bị bắt giữ.
Mặc dù Colin đã khẳng định mình vô tội và luật sư cho rằng lời của nhân chứng không đáng tin cậy do số tiền mà tòa án đưa ra dành cho người báo án rất cao khiến mọi lời tố cáo đều trở nên mơ hồ.
Hai năm sau, Colin đã bị tử hình trong sự phẫn nộ của gia đình và luật sư. Trong bức thư gửi gia đình trước giờ hành quyết ông khẳng định rồi mình sẽ được minh oan.
Gần 90 năm sau, khi vụ án được lật lại, ngày 27/5/2008, người chủ quán rượu tội nghiệp mới được minh oan.
Thi thể của cô hầu bàn và án oan tử hình dành cho người vô tội
 	Ellis Wayne Felker
Ellis Wayne Felker
Vụ án của chàng trai Ellis Wayne Felker được xem là một trong những sự cố đau lòng nhất của pháp luật Mỹ.
Vào năm 1981, cô hầu bàn Evelyn Joy Ludlam ở bang Gieorgia, Mỹ bị mất tích và Ellis Wayne Felker, người hay lui tới quán bar này bị cách sát giám sát một cách gắt gao do từng có tiền án về tội phạm tình dục năm 1977.
Ngay sau đó, thi thể của cô hầu bàn được phát hiện, pháp y xác định cô đã bị cưỡng hiếp và bóp cổ đến chết.
Lập tức, cảnh sát đã tuyên bố bắt giữ Ellis Wayne Felker và kết án tử hình mặc dù ngày xác định cô hầu bàn chết là ngày Ellis Wayne Felker có bằng chứng ngoại phạm. Mặc dù đã có chứng cứ đầy đủ chứng minh sự vô tội của Ellis nhưng anh chàng này vẫn phải chịu án tử hình vì từng mắc "dớp" tội phạm.
Vào năm 1996, sau 15 năm đòi công lý, Ellis vẫn phải y án tử hình trong sự phẫn nộ của gia đình, bạn bè và luật sư. 4 năm sau ngày Ellis bị tử hình, tòa án mới mở lại vụ án này và tuyên bố trắng án cho chàng trai tội nghiệp.
Nói "tôi vô tội" cho tới lúc chết
 	Troy Davis
Troy Davis
Câu nói "tôi vô tội" của Troy Davis đã trở thành nỗi ám ảnh đối với rất nhiều người trong vụ án giết hại cảnh sát Mark MacPhail trong một vụ xô xát tại Savannah, bang Georgia.
Vào năm 1989, Troy Davis, một người Mỹ gốc Phi bị bắt vì được cho là liên quan tới vuj giết cảnh sát Mark MacPhail. Đến năm 1991, tại tòa án xét xử mình, Troy Davis vẫn một mực khẳng định "tôi vô tội" nhưng những lời nói này không thể thuyết phục tòa án.
Được biết, trong vụ việc này có tới 7 nhân chứng, trong đó có 2 nhân chứng khẳng định rằng Troy đã thú nhận với họ vì hành vi của mình.
Thời điểm ấy, vụ án dành được sự quan tâm của rất nhiều người vì tính chất nhạy cảm và đặc biệt của nó. Những tình tiết uẩn khúc của vụ án khiến nhiều người nghi ngờ về quyết định của tòa án. Mặc dù cựu tổng thống Jimmy Carter, Giáo hoàng Benedict XVI, cựu giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) William Sessions lên tiếng về việc xét xử lại thì Troy vẫn bị tiêm thuốc độc vào ngày 21/9/2011.
Câu nói "tôi vô tội" đã ám ảnh rất nhiều người vào thời điểm đó. Sau cái chết của Troy, rất nhiều nhà báo, hội bảo vệ nhân quyền, chống phân biệt chủng tộc... đã lên tiếng đòi lại sự vô tội cho Troy Davis.
Với nỗ lực không ngừng nghỉ, mặc dù đã phải đánh đổi bằng cái chết của mình nhưng cuối cùng Troy Davis cũng đã được công nhận vô tội.
Vụ án này cũng thổi bùng lên phong trào chống tử hình trên toàn thế giới.
Án tử hình dành cho người cha giết con
 	Cameron Todd Willingham cùng gia đình của mình.
Cameron Todd Willingham cùng gia đình của mình.
Mỹ luôn tự hào vì hệ thống pháp luật khoa học và lề lối của mình nhưng ít ai biết rằng đất nước này được xếp vào một trong những quốc gia nhiều án oan nhất quốc tế.
Một ngày cuối năm 1991, một ngôi nhà tại Corsicana, bang Texas, Mỹ đã bốc cháy dữ dội nhấn chìm trong biển lửa là ba cô con gái xinh đẹp của gia đình Cameron Todd Willingham.
Vì thời điểm đó, người vợ của Cameron Todd Willingham đang đi ra ngoài nên may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Ngay lập tức, Cameron Todd Willingham bị xếp vào danh sách nghi phạm đầu tiên và sau đó bị kết án tử hình. Cảnh sát cho biết, họ đã nhận thấy những nghi vấn về việc anh ta phóng hỏa đốt chết con mình do chán nản với việc chăm sóc con cái.
Mặc dù luật sư cho rằng những lập luận của tòa án là thiếu căn cứ thì ngày 17 tháng 12 năm 2004, Cameron Todd Willingham cũng bị thi hành án tại Texas.
Đến năm 2009, sau khi một phóng viên lật lại vụ án thì tòa án đã quyết định tuyên bố Cameron Todd Willingham trắng án.
theo Trí Thức Trẻ

Đau lòng với 10 vụ án oan chấn động lịch sử thế giới (P2)

Việt Hà |
Đau lòng với 10 vụ án oan chấn động lịch sử thế giới (P2)

(Soha.vn) - Có người phải trả giá cả cuộc đời và mạng sống của mình cho sự sơ suất của hệ thống pháp luật

Tử hình rồi mới được minh hoan
 
Một ngày năm 1952, thi thể cô chủ cửa hàng cầm đồ Lily Volper được tìm thấy với nhiều vết thương ở cổ và toàn bộ tiền trong cửa hàng bị đánh cắp. Vài giờ sau, Mattan đã được đưa vào diện tình nghi giết người.
Tìm kiếm tại nhà Mattan người ta tìm thấy một chiếc dao cạo bị bẻ gãy và một đôi dày với vết máu. Với 2 yếu tố đó Mattan trở thành nghi can số 1 trong vụ giết người man rợ này.
Tuy nhiên, cảnh sát lại không tìm được bất cứ vật dụng nào như quần áo, đồ đạc vướng máu. Đặc biệt, toàn bộ số tiền bị đánh cắp cũng không tìm được lời giải.
Tháng 7/1952, phiên tòa xử tội Mattan được thi hành và với lời khai của Harold Clover và anh này được thưởng 200 bảng Anh cho lời khai của mình.
Cả 4 nhân chứng của vụ án đều không thể khẳng định được Mattan chính là thủ phạm và hoàn toàn phớt lờ yếu tố chiếc giày dính máu chính là chiếc giày mà Mattan mượn của Clover.
24/7/1952, Mattan đã bị kết tội và tuyên án tử hình. Đến tháng 9/1952, ông ta bị treo cổ tại nhà tù Cardiff.
Đến năm 1998, vụ án Mattan được lật lại và người ta đã minh oan được cho người đàn ông vô tội này. Gia đình của Mattan đã được bồi thường 725.000 bảng Anh và đây là khoản tiền bồi thường đầu tiên cho gia đình của một tử tù bị treo cổ oan ở nước Anh.
Giải oan sau 27 năm
 
Năm 1982, khi Sean Hodgson bị phán quyết có tội trong vụ sát hại và cưỡng hiếp nạn nhân là cô gái 22 tuổi Teresa De Simone và phải nhận bản án tù chung thân, các điều tra viên chỉ có thể so sánh nhóm máu của anh ta với nhóm máu của thủ phạm. Trước đó, thi thể nạn nhân Simone bị phát hiện trong chiếc xe hơi riêng của cô vào tháng 12/1979. Kết quả giám định cho thấy, cô gái đã bị thít cổ bằng chính sợi dây chuyền vàng đang đeo trên cổ mình.
Luật sư của Hodgson đã tìm mọi cách chứng minh trước tòa rằng, thân chủ của ông ta là một kẻ nói dối mang tính bệnh hoạn. Hơn nữa trong quá trình bị thẩm vấn, Hodgson còn thừa nhận vô số những tội ác khác nhau (trong đó chủ yếu là cướp bóc và ăn cắp) mà trên thực tế anh ta không hề dính dáng tới. Chưa kể các nhà điều tra tại Anh đã không cho phân tích mẫu tinh dịch của Hodgson.
Tất cả những sai sót và tắc trách của phía cơ quan điều tra và tòa án đã khiến Hodgson phải ngồi tù gần nửa cuộc đời, khi được trả tự do vào năm 2009 khi ông đã là một người đàn ông 57 tuổi.
Nhận án tử hình vì giết vợ con
 
Năm 1950, viên tài xế 25 tuổi Timothy Evans tại xứ Wales phải nhận bản án tử hình sau khi thừa nhận đã bóp cổ vợ và đứa con gái 14 tháng tuổi của mình cho đến chết. Trong phiên tòa trước đó, quan tòa đã không hề để ý tới việc Evans ra sức khoác lác mình là con trai của một bá tước người Italia, cũng như chỉ số thông minh của anh ta chỉ là 70 – tức là ở ngưỡng kém phát triển về trí tuệ.
Ba năm sau, người hàng xóm của Evans là John Christy đã bị treo cổ vì tội đã bóp cổ chết 8 phụ nữ – trong đó có cả vợ và con gái của Evans. Tuy nhiên cũng phải mất nửa thế kỷ, tòa án mới chính thức minh oan cho Timothy Evans.
34 năm ngồi tù oan
 
Tháng 4/1979, Register bị kết án giết Jack Sasson, 78 tuổi và bị tuyên án chung thân. Ông Register bị kết tội chỉ dựa trên lời chứng của nhân chứng. Tất cả bảy dấu vân tay tìm thấy trên xe nạn nhân đều không khớp với vân tay Register. Cảnh sát không đưa ra được vũ khí phạm tội.
Bạn gái của Register nói hai người ở bên nhau vào thời điểm xảy ra vụ án, nhưng phía công tố lại dựa trên bản khai của Brenda Anderson. Người này nói Register chính là người bắn chết nạn nhân.
Sau 34 năm ngồi tù, ngày 9/11, Kash Delano Register, 53 tuổi mới được hưởng sự tự do vì án oan khuất của mình. Chánh án Tòa thượng thẩm, Katherine Mader, hủy bỏ bản án hôm 8/11, nói rằng công tố viên đã sử dụng lời chứng giả tại tòa và không tiết lộ các bằng chứng có thể giải tội cho bị cáo.
Vụ án gây tiếng vang nhất tại Liverpool vào năm 1949
 
Vào năm 1949, một vụ án nổi tiếng đã xảy ra tại nhà hát tại Liverpool, Anh khi một viên quản lý nhà hát cùng trợ lý của ông bị sát hại trong một vụ cướp bóc. Cảnh sát đã phải tổ chức một cuộc điều tra được coi là lớn nhất trong lịch sử lên tới 65.000 người.
Cảnh sát ngay sau đó nhận được một lá thư nặc danh, trong đó khẳng định kẻ sát nhân là George Kelly. Kết quả là người đàn ông 28 tuổi này bị kết án treo cổ một năm sau đó mà không có bất cứ bằng chứng hay nhân chứng nào. Mãi đến năm 2003, cô con gái của Kelly cùng luật sư mới thành công trong việc minh oan cho cha mình. Khi ấy, sát thủ thực sự là Daniel Johnson đã thú nhận với cảnh sát về tội lỗi của mình.
Đọc tiếp  Đau lòng với 10 vụ án oan chấn động thế giới (P1)
theo Trí Thức Trẻ

10 số phận trong một đại gia đình tan nát vì vướng vào án oan

Thứ hai, 10/11/2014 | 19:20 GMT+7

Sau khi ông Huỳnh Văn Nén khai nhận giết bà Bông, điều tra viên tiếp tục buộc Nén khai nhận cùng với gia đình vợ giết bà Dương Thị Mỹ trong vụ án “vườn điều” xảy ra 5 năm trước đó. 

Để thoát án tử hình, Nén khai một mạch 9 người trong gia đình vợ tham gia giết người trong vụ án “vườn điều”. Từ lời khai này, 3 thế hệ trong một gia đình gồm 9 người và cả Nén bị truy tố và kết án. Sau này, cả 9 người đều được minh oan, riêng Nén đang phải ngồi tù trong vụ án bà Bông, còn hung thủ trong vụ án “vườn điều” vẫn đang nằm ngoài vòng pháp luật.
Chính thức kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Huỳnh Văn Nén
VKDND tối cao vừa có kháng nghị giám đốc thẩm với vụ án Huỳnh Văn Nén (thôn 2, xã Tân Minh, H.Hàm Tân, Bình Thuận). Đề nghị Tòa hình sự TAND tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy phần tội danh và hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên về tội “Giết người”, “Cướp tài sản” đối với Huỳnh Văn Nén, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.
10 số phận trong một đại gia đình tan nát vì vướng vào án oan - Ảnh 1

Huỳnh Văn Nén.

Ông Nén là người bị quy kết đã giết bà Lê Thị Bông ở xã Tâm Minh, H.Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận để cướp tài sản và bị TAND tỉnh Bình Thuận kết án chung thân về các tội “Giết người”, “Cướp tài sản” và “Hủy hoại tài sản công dân”. Ở tuổi 52, ông Nén đã ngồi tù hơn 14 năm, nhiều hơn ông Nguyễn Thanh Chấn ở tỉnh Bắc Giang 4 năm, và hiện vẫn đang chấp hành án tại trại giam Xuân Lộc của Bộ Công an ở tỉnh Đồng Nai. Ông Nén còn là người từng bị oan trong vụ án “vườn điều” là vụ án oan kinh điển nổi tiếng cả nước, từng được viết thành sách nhưng vẫn chưa được minh oan. Với kháng nghị này, có khả năng ông sẽ được minh oan và là người độc nhất vô nhị trong lịch sử tố tụng Việt Nam: Bị kết án oan đến 2 lần trong 2 vụ án khác nhau.
Theo bản kháng nghị, khoảng 18h ngày 23/4/1998, Huỳnh Văn Nén uống rượu cùng với Lê Văn Phước, Nguyễn Văn Bình tại quán Tân Tiến (thuộc thôn 2, xã Tân Minh). Đến 22h cùng ngày, Phước và Bình không uống nữa, đi về nhà, còn Nén đi bộ đến nhà anh Nguyễn Văn Trứ và hai người nói chuyện về việc làm ăn.
10 số phận trong một đại gia đình tan nát vì vướng vào án oan - Ảnh 2

Anh Trần Thanh Vân (Tý) cho biết: “Khi vụ án xảy ra năm đó tôi mới 14 tuổi”.

Tại đây, Nén nảy sinh ý định đến nhà bà Lê Thị Bông ở cùng thôn trộm tài sản, Nén chào Trứ về và đi bộ theo đường làng đến nhà bà Bông. Đến nơi, Nén thấy cửa chính đóng khóa, cửa nhà dưới khép hờ. Nén mở cửa đi vào, ra phía sau, đến chỗ giếng nước thấy có sợi dây dù đang buộc môtơ bơm giếng, Nén cắt dây (theo Nén khai với mục đích là dùng để buộc tài sản trộm cắp) nhưng không cắt được, Nén để dao tại giếng và tiếp tục đi vào bếp tìm được một con dao khác dài 35cm. Sau đó, Nén cầm dao trở lại giếng cắt được 2 đoạn dây, Nén cầm 2 con dao và 2 đoạn dây dù đi vào buồng tắm, chọn lấy 1 sợi dây dài và vứt bỏ đoạn dây ngắn hơn ở nhà tắm.
Sau đó, Nén đi vào bếp thì thấy bà Lê Thị Bông đang ngủ ở nhà dưới, Nén nảy sinh ý định giết bà Bông để lấy tài sản, Nén đi đến, choàng dây siết mạnh làm bà Bông ngã ngửa xuống đất. Nén tiếp tục siết đến khi bà Bông không còn phản ứng rồi lột lấy chiếc nhẫn vàng 24K trọng lượng 1 chỉ ở ngón áp út bên tay trái của bà Bông và bỏ vào túi áo ngực... Sau đó, Nén đứng lên ghế salon để nhìn lên bàn thờ tìm tài sản nhưng không thấy gì. Trên đường về nhà, Nén bị vấp ngã, sáng hôm sau kiểm tra lại thì thấy chỉ vàng đã bị mất, Nén lại đi nhậu cùng anh Lê Văn Phước...
VKSND tối cao cho rằng: Đây là bản án không quả tang, quá trình điều tra, xét xử vụ án đối với Huỳnh Văn Nén về các tội “Giết người”, “Cướp tài sản” còn nhiều thiếu sót, vi phạm. Việc thu thập chứng cứ, khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thu giữ được một số vật chứng như: Sợi dây dù Nén khai dùng để siết cổ bà Bông, ổ khóa nhà bà Bông và 1 chỉ vàng 24K của bà Bông. Các sợi dây thu giữ trong quá trình điều tra không liên quan đến sợi dây Nén dùng để siết cổ bà Bông. Cơ quan điều tra không lấy lời khai của chị Lê Thị Hồng (là người phát hiện cái chết bà Bông - PV) để làm rõ cách buộc môtơ để thực nghiệm lại cách thức cắt, vị trí cắt dây...; Khám nghiệm hiện trường thu được hai dấu chân: Tại sân gần hiên nhà chính có dấu bàn chân phải dài 23cm, rộng 9cm, rộng gót 4,5cm. Trên mặt ghế salon trong nhà có ba vết dấu chân kích thước dài 22cm, rộng 8,5cm, rộng gót 4,5cm.
10 số phận trong một đại gia đình tan nát vì vướng vào án oan - Ảnh 3
Anh Nguyễn Văn Tiền cho biết: “6 năm sau thụ án, tôi trở về nhà với danh là một người mới đi tù về”.
Ngày 12/5/2000, Cơ quan điều tra đưa ghế salon của gia đình Bông đến trại giam để Huỳnh Văn Nén đứng lên ghế, kết quả dấu chân của Nén thu được dài 22,5cm, rộng bàn chân 8,5cm, rộng gót 4cm. Theo giải thích của cơ quan điều tra thì khó tiến hành giám định so sánh được giữa dấu vết bàn chân thu của Nén và dấu vết bàn chân thu tại hiện trường do có nhiều yếu tố tác động nên kích thước bàn chân có thể bị sai lệch.
Bản án sơ thẩm căn cứ vào các dấu chân để lại hiện trường, kết quả so sánh kích thước dấu chân nhưng không tiến hành xác định được sự đồng nhất giữa các dấu chân để lại hiện trường và vết bàn chân của Nén và giải thích là “do có nhiều yếu tố tác động nên kích thước bàn chân có thể bị sai lệch” để xác định đó là dấu chân của Huỳnh Văn Nén là không có cơ sở khoa học.
Về lời khai nhận tội của Huỳnh Văn Nén: Các lời khai nhận tội ban đầu của Huỳnh Văn Nén không phù hợp với hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi. Các lời khai nhận tội sau không thống nhất, mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của chị Lê Thị Hồng, lời khai của một số nhân chứng như: Về cách thực hiện hành vi giết bà Bông, ban đầu Nén khai dùng tay bóp cổ, lời khai sau Nén khai vòng dây từ phía sau siết cổ bà Bông, có lời khai Nén dùng dây vòng qua cổ rồi giật mạnh làm bà Bông ngã ngửa ra sau rồi mới dùng dây siết cổ bà Bông.
Nhiều lời khai Nén nhận giết bà Bông ở nhà dưới nhưng tại lời khai ban đầu giết bà Bông ở nhà trên lại không phủ chăn lên xác bà Bông sau khi giết. Bị cáo khai sau khi gây án không tắt đèn nhà bà Bông, nhưng chị Lê Thị Hồng khai khi về nhà thấy đèn tắt nên mới bật đèn... Về khoảng thời gian giết bà Bông, Nén đi đâu, làm gì còn chưa được làm rõ...
Từ những tình tiết nêu trên VKSND thấy rằng: Tòa án cấp sơ thẩm kết án Huỳnh Văn Nén về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” là chưa đủ căn cứ. Ngoài ra, đơn của phạm nhân Nguyễn Phúc Thành tố giác Nguyễn Thọ giết bà Lê Thị Bông là nguồn tin tố giác tội phạm nhưng chưa được điều tra làm rõ. Vì các lẽ trên, VKSND tối cao quyết định kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Thuận. Đề nghị Tòa hình sự TAND tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy phần tội danh và hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên về tội “Giết người”, “Cướp tài sản” đối với Huỳnh Văn Nén, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.
Hơn 15 năm theo đuổi sự thật của cựu chủ tịch xã
Ngày 3/11, anh Nguyễn Phúc Thành (SN 1979, ngụ xã Tân Minh, H.Hàm Tân) cho biết: Bữa nay tôi thấy rất thoải mái vì được chút đi gánh nặng và minh oan cho người không phạm tội. Buổi sáng sau hôm gây án, vào khoảng 7-8h, Nguyễn Thọ (bạn của Thành) đã kể lại cho tôi nghe hành trình giết bà Năm “tép” (Lê Thị Bông). Thọ đã có ý đồ từ trước, chuẩn bị sẵn dao, dây dù cắt ở dây cột gàu múc nước giếng, đi theo sau bà Năm, choàng dây qua cổ và giật bà ngã ngược ra sau cho tới khi bà chết. Lúc đó, tôi không tin câu chuyện thì Thọ lấy chiếc nhẫn mà Thọ cướp được sau khi giết bà Năm “tép” ra và chỉ cho tôi xem đường máu chạy dài ở lai quần Thọ.
Sau đó, Thành thấy ông Nén bị giam nhưng cũng không dám khai báo vì chưa dám khẳng định người giết bà Năm “tép” là Thọ, Thành nghĩ Thọ chỉ “quăng lựu đạn” để lấy tiếng. “Lúc đó, tôi đang thụ án tại trại giam Sông Cái (tỉnh Ninh Thuận). Nghe tin ông Nén (là dượng tôi) có thể bị xử tử hình, nên tôi làm đơn tố cáo căn cứ vào việc Thọ thú nhận với tôi. Khi đó, tôi chỉ còn khoảng 2 tháng là mãn hạn tù.
10 số phận trong một đại gia đình tan nát vì vướng vào án oan - Ảnh 4
Ông Nguyễn Thận - nguyên chủ tịch xã Tân Minh, H.Hàm Tân, người đã 15 năm theo đuổi sự thật, minh oan cho Huỳnh Văn Nén.
Sau khi tôi làm đơn tố cáo thì Cao Văn Hùng - khi đó là điều tra viên của CA tỉnh Bình Thuận - đã tiếp xúc với tôi 2 lần và yêu cầu tôi rút đơn. Điều đó làm tôi sợ và tôi đã làm thêm một cái đơn, chờ gia đình lên thăm nuôi gửi về Chủ tịch UBND xã Tân Minh trình bày rõ sự việc”, Thành nói. Thành cho biết, sau khi gửi đơn tố cáo ngày 26.8.2000, đơn đã được fax ngay ra Bộ Công an. Đến ngày 31.8.2000, vụ ông Huỳnh Văn Nén mới được đưa ra xử, nhưng bản tố cáo của Thành không được cơ quan chức năng đoái hoài tới.
Năm 1999 - 2003, ông Nguyễn Thận - khi đó là Chủ tịch UBND xã Tân Minh, H.Hàm Tân - đã trực tiếp chỉ đạo CA xã phối hợp với cơ quan chức năng thu thập tài liệu của 2 vụ án nghiêm trọng và qua quá trình đó, ông thấy có nhiều vấn đề bất cập trong quan điểm của CQĐT. Chính vì vậy, khi tiếp nhận đơn thư tố cáo của Nguyễn Phúc Thành, ông Thận đã trình tập thể ban thường vụ, sau đó ông đã viết văn bản gửi các cấp có trách nhiệm, làm rõ nội dung đơn thư tố cáo có đáng tin cậy không, để không bỏ lọt tội phạm và nhanh chóng minh oan cho ông Huỳnh Văn Nén. Từ đó tới nay là 15 năm ông Thận kiên trì theo đuổi và đưa thông tin cho ông Huỳnh Văn Truyện (cha ruột của Huỳnh Văn Nén) nhờ luật sư bào chữa miễn phí ở Hà Nội. Mặc dù có những lúc bi quan, chán nản bởi tờ trình gửi cơ quan bảo vệ pháp luật hơn 13 năm mà không ai một lần tới hỏi, không có cơ hội minh oan cho ông Nén, tuy nhiên, cuối cùng tiếng “kêu cứu” đã được cơ quan chức năng để ý và dẫn tới kháng nghị giám đốc thẩm mới đây.
Ông Nguyễn Thận cho biết: “Cảm xúc hiện tại của tôi là rất vui mừng vì đã tìm được sự thật, chính kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND tối cao khiến tôi phấn khởi, có niềm tin vào cơ quan pháp luật, đặc biệt là VKSND tối cao. Tôi sẽ đi đến cùng, tới khi Huỳnh Văn Nén chính thức được minh oan. Đó là nguyện vọng thiết tha của tôi”, ông Thận chia sẻ.
10 số phận trong một đại gia đình tan nát vì vướng vào án oan - Ảnh 5
Ông Huỳnh Văn Truyện - bố Huỳnh Văn Nén - đã già yếu nhưng vẫn lặn lội ra tận Hà Nội kêu oan cho con trai.
Ông Huỳnh Văn Nén có 3 người con trai là Huỳnh Thành Công (25 tuổi), Huỳnh Thành Lượng (24 tuổi) và Huỳnh Thành Phát (20 tuổi) đều đang cư ngụ ở xã Tân Minh, H.Hàm Tân. Trong thời gian ông thụ án, cả ba người con đều không được học hành và sau này đều dính tới tù tội hoặc ma túy. Ngày 3.11, chúng tôi tới nhà Huỳnh Văn Nén tại xã Tân Minh, H.Hàm Tân thì nhà trống hoác, cửa không khóa. Hỏi ra mới biết, Huỳnh Thanh Lượng vừa tới thăm ông Nén trong trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai (Tổng cục VIII – Bộ Công an).
Lượng kể: “Ba con hiện rất ốm yếu, mắt phải không thấy đường, sức khỏe ngày càng xuống, được chuyển tới khu bệnh xá của trại giam. Khi thấy được bản kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND tối cao, ông cũng rất vui, nhưng im lặng. Cuộc sống ba anh em và mẹ ở nhà rất khó khăn. Anh Công làm thuê làm mướn ở gần nhà, đã có gia đình, nhưng bữa đói bữa no. Con cũng làm thuê, ai kêu gì làm đó. Em Phát cũng làm thuê, còn mẹ đi bán bánh canh ở chợ”. Theo thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được, cả 3 anh em Lượng chỉ học hết lớp 3, 4 rồi nghỉ. Lúc đó, ông Nén đang thụ án tù. Có thời gian, cả 3 anh em Lượng được đưa đi Làng SOS (Q.Gò Vấp, TPHCM) sinh sống.
Trước khi trở về với cuộc sống, Lượng cũng đã đi tù 3 năm về tội “Cố ý gây thương tích”, ra tù hồi đầu tháng 9.2012, Công cũng đi tù 2 năm vì tội sử dụng ma túy bị bắt ở Bình Dương, còn Phát cũng có dấu hiệu nghiện hút.
10 số phận trong một đại gia đình tan nát vì án oan
Năm 1993, bà Dương Thị Mỹ (ngụ xã Tân Minh) bị giết chết tại một vườn điều thuộc xã Tân Minh, Hàm Tân. Vụ án “vườn điều” này là một bi kịch đau đớn cho 10 số phận con người liên quan đến nhiều gia đình, trong đó có gia đình ông Huỳnh Văn Nén, và bản thân ông Nén đến nay vẫn còn đang ở tù. Ba đứa con của ông Nén ở ngoài đời do không được ai chăm lo, thất học từ nhỏ, không có công ăn việc làm ổn định, nên có người vi phạm hình sự phải ở tù 3 năm, có người liên quan đến ma túy ở tù 2 năm.
10 số phận trong một đại gia đình tan nát vì vướng vào án oan - Ảnh 6
Bà Nguyễn Thị Lâm - mẹ vợ Nén (trái) - sau 7 năm đi tù đã mờ cả hai mắt, ăn nhờ ở đậu, ai nhờ gì làm nấy sống qua ngày. Nguyễn Thị Cẩm - vợ Huỳnh Văn Nén (phải)- bán bánh canh ở chợ để nuôi con. 
Gia đình chị Nguyễn Thị Nhung, có chồng là Trần Văn Sáng trong quá trình giam giữ tại trại giam bị bệnh ung thư, cơ quan điều tra đưa đi chữa, sau đó qua đời, nhà cửa bán hết. Gia đình chị Nguyễn Thị Tiến, lúc chị Tiến bị bắt, 2 đứa con phải gửi vào Làng SOS, người chồng chờ đợi vợ quá lâu cũng đã lấy vợ khác. Gia đình anh Nguyễn Văn Châu (căn cứ 4, Xuân Hòa, Xuân Lộc) khi bị bắt, con cái bỏ học hết, đi làm thuê làm mướn, anh Châu hiện cũng đi làm mướn. Gia đình anh Nguyễn Văn Tiền, khi anh ở tù 6 năm, vợ anh lấy chồng khác, hai con của anh Tiền phải đưa vào Làng SOS. 10 con người trong vụ án “vườn điều” có số phận thật là bi thảm.
Dù đã có sự an ủi cho họ bằng việc xin lỗi công khai vào đầu năm 2006 và bồi thường 1,4 tỉ đồng cho những người bị bắt oan sai, nhưng cũng không sao bù đắp được cho những nỗi đau mà họ đã phải gánh chịu. Thời gian tới đây, mong rằng cơ quan bảo vệ pháp luật sớm làm sáng tỏ sự việc để Huỳnh Văn Nén đoàn tụ với gia đình, hàn gắn vết thương lòng sau hơn 16 năm ở tù.
Xem video:
Dựng lại hiện trường vụ án oan 10 năm Nguyễn Thanh Chấn
Hiện, bà Nguyễn Thị Lâm (SN 1937, mẹ vợ Huỳnh Văn Nén, ở nhờ tại KP2, xã Tân Minh, H.Hàm Tân), sau khi ở tù 7 năm, đang phải làm thuê làm mướn để kiếm sống qua ngày. Nguyễn Văn Châu (SN 1965, anh vợ Huỳnh Văn Nén, ngụ Xuân Lộc, Đồng Nai), sau khi mãn hạn 6 năm tù, hiện đang làm nghề tài xế. Nguyễn Thị Tiến (SN 1972, em vợ Huỳnh Văn Nén), sau khi mãn hạn 5 năm tù, đang bán bún tại Bình Dương.
Nguyễn Thị Nhung (SN 1957, chị vợ Huỳnh Văn Nén, vợ anh Trần Văn Sáng) bị ung thư ở trong tù, giao cho người thân chăm sóc tại BV Ung bướu TPHCM, chết năm 2001. Trần Thanh An (SN 1977, con ruột chị Nhung), sau hơn 1 năm thụ án, hiện đang buôn bán cá tại xã Tân Minh. Trần Thanh Vân (SN 1979, con ruột chị Nhung), sau 9 tháng thụ án, đang làm nghề thợ đụng.
Nguyễn Thị Cẩm (SN 1967, vợ Huỳnh Văn Nén) được tại ngoại, hiện đang bán bánh canh tại xã Tân Minh, H.Hàm Tân. Trần Văn Sáng (SN 1959, chồng chị Nguyễn Thị Nhung) được tại ngoại, hiện đang bán quán cơm. Nguyễn Văn Tiền (SN 1968), sau thụ án 6 năm, đang làm công nhân tại xã Tân Minh, H.Hàm Tân.

Hành trình đi tìm công lý qua 3 thập kỷ của 2 anh em ruột

Thứ Ba, ngày 28/02/2017 04:00 AM (GMT+7)

Khi đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, hai anh em Henry McCollum và Leon Brown cùng bị bắt vì tình nghi có liên quan đến một vụ án mạng man rợ. Sau 31 năm ngồi tù, họ mới được giải oan, kết thúc những tháng ngày sau song sắt cho một tội ác mà mình không hề liên quan.

Trong lịch sử ngành tư pháp thế giới, có không ít vụ án oan khiến nhiều người phải lâm vào bước đường cùng, thậm chí trả bằng cả mạng sống. Mảng tối về sự vô trách nhiệm với mạng sống con người của những người nắm quyền sinh sát sẽ phần nào được hé lộ qua loạt bài “Những vụ án oan làm chấn động lịch sử”.
Hành trình đi tìm công lý qua 3 thập kỷ của 2 anh em ruột - 1
2 anh em Henry McCollum (trái) và Leon Brown (phải)
Vụ án mạng đau lòng
Vào ngày 25/9/1983, chờ mãi không thấy con gái trở về nhà, Ronnie Buie vội đến đồn cảnh sát thị trấn Red Springs, bang North Carolina, báo rằng cô con gái 11 tuổi của mình, Sabrina, đã mất tích. Ngày hôm sau, thi thể không một mảnh vải của Sabrina được tìm thấy trên một cánh đồng đỗ tương. Hung thủ đã cưỡng hiếp và bóp cổ cô bé đến chết, hắn còn nhét chiếc quần lót vào miệng Sabrina.
Tại hiện trường, cảnh sát thu được một mẩu tàn thuốc lá, vài lon bia, bộ quần áo đầy máu của Sabrina, hai cây gậy và một mảnh gỗ dán cũng dính máu. Một số bằng chứng khác cũng được tìm thấy trong một cánh đồng gần cửa hàng tạp hóa Hardin. Cảnh sát tin rằng đó mới là nơi Sabrina bị hãm hiếp và sát hại, sau đó hung thủ đã kéo xác cô bé tới cánh đồng đỗ tương.
Viên cảnh sát Larry Floyd đã làm việc với Ronnie Buie để xem xét liệu có khả năng người từ nơi khác đến thị trấn 4000 dân này đã tiếp cận Sabrina. Hai ngày sau, Larry Floyd tiến hành thẩm vấn một thanh niên 19 tuổi thiểu năng trí tuệ với chỉ số IQ chỉ đạt mức 51 tên là Henry McCollum, sống ở nơi khác và tới đây để thăm mẹ.
Trong buổi thẩm vấn đầu tiên, McCollum nói rằng đã nhìn thấy Sabrina đi bộ đến cửa hàng Hardin khoảng trưa ngày 24/9 và khẳng định mình không có bất kỳ liên quan nào đến vụ án này.
Tuy nhiên, một học sinh trung học tiết lộ với cảnh sát rằng ở trường cậu mọi người đồn McCollum là hung thủ vì anh có nhiều biểu hiện rất lạ. Kết quả là, McCollum lại bị triệu tập tới đồn cảnh sát. Trong hơn 4 giờ, cảnh sát đã mớm lời và “dụ” McCollum thừa nhận hành vi phạm tội. Theo lời khai họ cung cấp, ngày 23/9, anh và 4 nam thanh niên khác đã đưa nạn nhân tới cánh đồng thay phiên nhau hãm hiếp cô bé và sau đó nhét quần lót vào miệng cho đến khi cô bé ngừng thở. 4 đồng phạm khác là Leon Brown (15 tuổi, em trai cũng mẹ khác cha của McCollum), Darrel Suber, Chris Brown và Louis Moore, tất cả đều sống ở Red Springs.
Trong khi McCollum bị thẩm vấn, Leon Brown (cũng bị thiểu năng trí tuệ như anh mình với chỉ số IQ 49) cùng mẹ và em gái tới đồn cảnh sát. Không lâu sau khi McCollum ký vào bản nhận tội, Leon Brown cũng ký vào biên bản tương tự.
Tuy nhiên, Chris Brown, Louis Moore và Darrel Suber đều đưa ra được bằng chứng ngoại phạm của mình. Ngày 29/9/1983, chỉ có McCollum và Brown bị bắt giữ với tội danh hiếp dâm và giết người.
Trong khoảng thời gian này, một vụ án tương tự cũng làm dư luận tại Red Springs bàng hoàng. Ngày 22/10, một cô gái 18 tuổi khác tại Red Springs - Joann Brockman – được thông báo mất tích. Cùng ngày hôm đó, thi thể của cô được tìm thấy trong tình trạng bị cưỡng hiếp và bóp cổ. Các nhân chứng kể lại thấy Brockman trong công ty của Roscoe Artis (43 tuổi), người đàn ông mới chuyển tới Red Spring. Cảnh sát đã bắt giữ Artis sau khi tên này thú nhận mình chính là hung thủ. Artis đã bị tử hình vào mùa hè năm 1984.
Trở lại với 2 anh em McCollum và Brown, họ bị đưa ra xét xử tại Tòa thượng thẩm quận Robeson vào tháng 10/1984. Bồi thẩm đoàn chủ yếu dựa vào những lời thú tội của 2 bị cáo, do cảnh sát kể lại. Ngoài ra, họ cũng gọi L.P. Sinclair (17 tuổi) tới làm chứng. Sinclair khai rằng, trước khi tội ác xảy ra, cậu đã đi cùng Brown, McCollum trên phố và nghe thấy hai người nói về việc quan hệ tình dục với Sabrina. Sinclair cũng kể rằng sau khi giết người, McCollum tiết lộ với cậu về việc hãm hiếp và giết chết Sabrina.
Mặc dù dấu vân tay trên các vỏ lon bia tại hiện trường đều không phải của McCollum hay Brown, các chứng cứ pháp y khác cũng không cho thấy mối liên hệ của 2 chàng trai này tới vụ giết người nhưng họ vẫn bị kết án vào ngày 25/10 với mức tử hình.
Năm 1988, Tòa án tối cao bang North Carolina hủy bản án và yêu cầu xét xử lại với tội danh riêng biệt cho từng người. Phiên xử lại dành cho McCollum vào năm 1991 vẫn y án tử hình trong khi Brown ra tòa vào năm 1992 với án chung thân cho tội hiếp dâm.
Ánh sáng nơi cuối con đường
May mắn cho 2 người, nhiều năm sau, trong quá trình điều tra lại, các luật sư biện hộ phát hiện ra rằng 3 ngày trước phiên tòa năm 1984, cơ quan điều tra bang North Carolina đối chiếu những dấu vân tay trên các lon bia phù hợp với vân tay của Roscoe Artis nhưng kết quả đã bị “ỉm” đi.
Năm 2004, theo yêu cầu của McCollum, các nhà chức trách đã tiến hành phân tích mẫu ADN được tìm thấy trên thuốc lá gần thi thể nạn nhân. Kết quả đều không trùng với ADN của Brown hay McCollum.
Năm 2010, Ủy ban Điều tra án oan bang North Carolina bắt đầu điều tra vụ án theo yêu cầu của luật sư bào chữa cho Leon Brown. Họ yêu cầu cảnh sát đưa mẫu ADN trên mẩu thuốc lá vào kho dữ liệu của cảnh sát bang. Kết quả đối chiếu cho thấy ADN là của Roscoe Artis.
Lúc này, một tù nhân cũng lên tiếng xác nhận Roscoe Artis từng liên tục nói rằng Brown và McCollum vô tội. Hắn còn tỏ ra hiểu rất rõ về Sabrina, thậm chí tiết lộ cách thức giết người cũng như màu quần lót của cô bé.
Từ đây, mọi chứng cứ đều có lợi cho 2 anh em McCollum. Theo đó, nhân chứng Sinclair đã từng trải qua bài kiểm tra nói dối trước phiên tòa năm xưa. Kết quả cho thấy Sinclair chẳng biết gì về vụ án. Thế nhưng các thông tin này chưa bao giờ được tiết lộ.
Tháng 8/2014, các luật sư nộp đơn lên tòa án, yêu cầu hủy mọi tội danh và bản án dành cho McCollum và Brown. Ngày 2/9/2014, họ được thả tự do sau gần 31 năm tù giam. Tháng 6/2015, Thống đốc Pat McCrory thay mặt chính quyền bang gửi lời xin lỗi đến anh em McCollum và Brown. Tháng 9/2015, bang North Carolina tiến hành bồi thường cho mỗi người 750.000 USD.
Khi đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, hai anh em Henry McCollum và Leon Brown cùng bị bắt vì tình nghi có liên quan đến một vụ án mạng man rợ. Sau 31 năm ngồi tù, họ mới được giải oan, kết thúc những tháng ngày sau song sắt cho một tội ác mà mình không hề liên quan.
----------------------------------------------
Theo Huyền Anh -Theo Law (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét