Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

DƯ LUẬN XÃ HỘI 54

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Thấy gì từ vụ hợp tác và lùm xùm bạc triệu: Đài Vĩnh Long & VietFaceTV?
Vụ hợp tác giữa đài PT-TH Vĩnh Long ở Việt Nam và đài VietFace TV của Thúy Nga Paris ở Mỹ bị bạch hóa: “Sai phạm động trời”, “lem nhem bạc triệu”, hay chẳng có gì sai? Dân hải ngoại nói gì về tình trạng các đài ở Mỹ mặt ngoài chống Cộng nhưng vẫn sử dụng chương trình từ trong nước?

trước năm 75 "lực lượng" chống cộng có cả tỉ tỉ dolla mà còn ko chống được !bây giờ gom được vài triệu dolla thì chỉ có đủ mua thuốc chống bệnh ảo tưởng thôi.người dân trong nước nhìn thấy bọn cc là muốn tiêu diệt chứ ko cần nhà nước diệt đâu.
31
tôi yêu việt nam vay sao ? chac nguoi dan bay gio an ca promosa nen thong minh phet !
2
tôi yêu việt nam Quá tuyệt vời 👍 😄😄 Tôi yêu việt nam
1
ho quy ly Về thử đi biết liền
3
mày nên để dành tiền về vn mở con mắt đuôi của mày ra để thấy người dân trong nước sinh hoạt ra sao
1
Chắc củng mua thêm vài chục hủ kem chống nhục nữa... chứ bỏ túi riêng là 70%$ rồi...😁
formosa nhá cậu ấy nên google đi nhá, chứ cào phím dơ vãi cứt ợ =)))
Kết luận của tôi là: chống cộng gặp bất lợi. Đài thông tin ở mỹ sống nhờ sang phẩm văn hóa từ VN. Từ thiện ở hải ngoại toàn là đểu. Nghệ sĩ và văn hóa hải ngoại đói thất nghiệp. Phố BolsaTV phải trả tiền cho mấy ông bình luận. Và cuối cùng là VN muon năm, VNCH là đám côn đồ gạt tiền ăn bám!!
18
Phẩm giá của một dân tộc : Phẩm giá, phẩm hạnh của một dân tộc !! Bạn có thể chửi Triều Tiên ngu dốt nghèo đói lạc hậu nhưng mỗi người Triều Tiên yêu nước luôn tự hào đó là phẩm giá của một dân tộc. Những dân tộc như Irad, Lybia thật nhục nhã ... Những con chó như vnch làm nhục hai tiếng VIỆT NAM ! May còn có cs rửa nỗi nhục đó ! Cs có thể tin bạn, những người anh em, nhưng không bao giờ khuất phục !! Đó là “ĐỘC LẬP CHO DÂN TỘC”. Vnch đã bán hai chữ “ĐỘC LẬP” để lấy hai chữ “TỰ DO” giả hiệu. Không có “độc lập” mà đòi “tự do”, vnch đòi tự do trong chuồng thú.

Sai phạm "động trời" của Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long

Thứ Tư, 31/01/2018, 15:30:19
 

Trụ sở Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long tại phường 4, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
NDĐT - Thời gian qua, phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại tỉnh Vĩnh Long đã nhận được đơn tố cáo của tập thể cán bộ, nhân viên, phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Vĩnh Long về những sai phạm kéo dài và có hệ thống của ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long, nhưng được bao che, xử lý nhẹ khiến dư luận bức xúc.

Ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long đã tự ý chuyển nhượng bản quyền phim truyền hình, chương trình giải trí với Đài Truyền hình VietFaceTV (Hoa Kỳ) mà không thông qua Ban Giám đốc; không xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền cấp trên; hoàn toàn không kiểm soát nội dung.
Theo đó, từ năm 2011, ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long đã âm thầm bán, chuyển nhượng bản quyền phim truyện truyền hình, chương trình giải trí với Công ty VietFace Media Group, INC (Đài Truyền hình VietFaceTV – trực thuộc Trung tâm Thúy Nga, Paris by Night – Hoa Kỳ).
Các quyết định chuyển nhượng quyền khai thác phim do ông Lê Quang Nguyên tự ký đều không có phiếu trình qua các phòng chức năng có liên quan, không có biên bản đánh giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản và giấy ủy quyền của các đối tác khi đến nhận phim tại Đài PT-TH Vĩnh Long.
Trong các hợp đồng chuyển nhượng bản quyền phim, chương trình giải trí với Công ty VietFaceTV và các đối tác nước ngoài, cũng như sau khi hết hạn bản quyền chuyển nhượng của các hợp đồng không có thỏa thuận ràng buộc, giao kết trách nhiệm về thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của cơ quan có thẩm quyền khi phát hành phim ngoài lãnh thổ Việt Nam; không ghi đầy đủ thông tin số tài khoản, nơi mở tài khoản của các đối tác (bên B) là không đúng theo mẫu hợp đồng kinh tế.
Đến nay, các hợp đồng chuyển nhượng đã thanh lý xong, số tiền này được hạch toán vào doanh thu của Đài TP-TH Vĩnh Long theo dõi trên sổ sách kế toán.
Theo thông báo kết luận số 04 của Tỉnh ủy Vĩnh Long, Ban Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long chưa kiểm soát được nguồn chương trình sau khi đã chuyển nhượng cho các đối tác ở nước ngoài, như: Chương trình “Trái tim nhân ái” do Đài PT-TH Vĩnh Long sản xuất, sau khi phát sóng chuyển nhượng cho Đài Truyền hình VietFaceTV của Trung tâm Thúy Nga Paris by Night đổi tên thành “Những mảnh đời” để kêu gọi ủng hộ từ thiện trong cộng đồng người Việt tại Mỹ và Canada...
Nguồn thu ủng hộ của kiều bào từ chương trình “Những mảnh đời” do Đài Truyền hình VietFaceTV cung cấp trong hai năm qua khoảng 1.500.000 USD (tương đương hơn 30 tỷ đồng Việt Nam). “Qua đối chiếu với các hồ sơ, chứng từ có liên quan thì các kiều bào ở nước ngoài ủng hộ chuyển về Đài PT-TH Vĩnh Long số tiền là 8.326.305.600 đồng. Số chênh lệch còn lại khoảng 22 tỷ đồng thì chưa có cơ sở làm rõ”, nội dung thông báo kết luận nêu.
Cũng theo nội dung Thông báo kết luận trên, việc ông Lê Quang Nguyên chuyển nhượng bản quyền phim với Công ty VietFaceTV khi chưa có giấy phép của Cục Điện ảnh, không dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là chưa đúng, đã vi phạm tại Điểm a, Khoản 1, Điều 30 Luật Điện ảnh năm 2006; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18-6-2009 của Quốc hội và tại văn bản số 297/PC ngày 9-9-2015 của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; văn bản số 637/ĐA-PBP ngày 11-9-2015 của Cục Điện ảnh “về việc hướng dẫn một số nội dung liên quan đến thẩm quyền xuất khẩu phim”.
“Năm 2011, chỉ có Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình kỹ thuật số VTC và Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (HVT) được Ban Tuyên giáo T.Ư và Bộ Thông tin – Truyền thông cho phép thực hiện chương trình ra nước ngoài theo tinh thần Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị “về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” nhưng đòi hỏi phải có lộ trình, có sự cấp phép và giám sát của cơ quan chức năng. Đồng thời, phải có sự ràng buộc cụ thể về mặt pháp lý trong việc sử dụng nguồn chương trình của phía đối tác nước ngoài, tránh việc tùy tiện chỉnh sửa, biên tập lại nội dung. Ban Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long chưa phối hợp các ngành chức năng trong việc quản lý để kênh truyền hình VietFaceTV tùy tiện đến Việt Nam kiểm tra việc chuyển quỹ “Trái tim nhân ái” (Những mảnh đời – PV) bằng phóng sự là vi phạm quy chế về hợp tác báo chí quốc tế”, Thông báo kết luận nêu rõ.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Bùi Văn Nở, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Long cho biết, việc kiểm tra sai phạm của ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long cũng xuất phát từ nội dung đơn tố cáo. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra vào cuộc làm rõ các nội dung tố cáo và phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Cũng theo ông Bùi Văn Nở, chương trình “Trái tim nhân ái” của Đài PT-TH Vĩnh Long sau khi chuyển ra nước ngoài được Đài Truyền hình VietFaceTV đổi tên na ná là “Những mảnh đời” để vận động. Đây là hội Việt kiều tại Hoa Kỳ và Canada, qua một chương trình từ thiện, góp tiền xong là chuyển cho chị Như (bà Đào Ngọc Như, vợ ông Lê Quang Nguyên). Việc bà Đào Ngọc Như hai lần nộp tiền hộ cho Công ty VietFaceTV vào tài khoản Đài PT-TH Vĩnh Long tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Vĩnh Long đã tạo ra dư luận không tốt.
Một luật sư nhận định, còn một số vấn đề khuất tất cần được làm rõ trong các sai phạm của ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long và những người có liên quan. Trong đó, đáng chú ý là số tiền 22 tỷ đồng trong tổng số 1.500.000 USD do kiều bào chuyển về Việt Nam ủng hộ người nghèo qua chương trình “Những mảnh đời” của Đài Truyền hình VietFaceTV mà Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Long cho rằng chưa đủ cơ sở làm rõ.
“Chưa đủ cơ sở làm rõ thì phải đề nghị thanh tra hoặc chuyển cho Cơ quan điều tra. Vì đây là hoạt động kinh tế nên cần thiết phải chuyển cho Cơ quan điều tra. Mặt khác, cần làm rõ vì sao phía Đài Truyền hình VietFaceTV (Hoa Kỳ) chuyển tiền cho bà Đào Ngọc Như (vợ ông Lê Quang Nguyên)?
Việc lập hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài mà không có thông tin tài khoản của đối tác (bên B) là có vấn đề, vì đối tác không thể mang tiền mặt thanh toán trực tiếp.
Hoạt động xuất khẩu phim, văn hóa phẩm phải chịu nhiều khoản thuế. Việc hạch toán doanh thu từ hoạt động này vào Đài PT-TH Vĩnh Long có dấu hiệu của việc trốn thuế hay không?
Thiết nghĩ, những khuất tất này có dấu hiệu của tội phạm hình sự nên cần phải được làm rõ”, Luật sư nêu quan điểm.


Cần làm rõ số tiền 22 tỷ đồng do Đài VietFaceTV (Hoa Kỳ) chuyển cho Đài PT-TH Vĩnh Long giúp đỡ người nghèo nhưng không có trong sổ sách. (Ảnh chụp màn hình)
Bài và ảnh: BÙI QUỐC DŨNG

Đài PT-TH Vĩnh Long "phản pháo" vụ 22 tỉ đồng do kiều bào ủng hộ 

01/02/2018 15:18

(NLĐO)- Đài PT-TH Vĩnh Long khẳng định việc chênh lệch số tiền 22 tỉ đồng từ nguồn ủng hộ của kiều bào là không có cơ sở như kết luận của Tỉnh ủy Vĩnh Long.

Chiều 1-2, Đài PT-TH Vĩnh Long đã có đơn kiến nghị gửi Ban Tuyên giáo Trung ương liên quan đến việc ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc đài, đã chuyển nhượng phim ra nước ngoài và việc chênh lệch 22 tỉ đồng mà kiều bào chuyển về ủng hộ cho những mảnh đời do đài thực hiện.
Đài PT-TH Vĩnh Long phản pháo vụ 22 tỉ đồng do kiều bào ủng hộ - Ảnh 1.
Ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long. Ảnh: Ca Linh
Trong đơn kiến nghị mà Đài PT-TH Vĩnh Long phát đi có nêu lý do: Thứ nhất, về việc thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng bản quyền phim truyện: Từ năm 2010, đài bắt đầu sản xuất phim Việt. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các bộ phim Việt của đài đứng trước nguy cơ bị xâm phạm bản quyền. Do đó, việc đối tác đặt vấn đề mua bản quyền và nhượng quyền phát sóng phim là một điều tốt, tín hiệu đáng mừng. Vì không chuyển nhượng thì đài không thu được gì, phim để càng lâu càng mất giá trị. Bên cạnh đó, việc phát sóng phim Việt tại cộng đồng người Việt ở nước ngoài góp phần tuyên truyền, quảng bá, giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.
Về cơ sở pháp lý để ký kết các hợp đồng chuyển nhượng bản quyền phim, đài thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, đài cũng tham khảo các hợp đồng tương tự của Đài Truyền hình TP HCM. Trong 2 năm 2011-2012, ông Nguyên đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thực hiện chuyển nhượng bản quyền cho đối tác nước ngoài, cụ thể 5 hợp đồng ký kết với Công ty Vietface với tổng số tiền hơn 817,7 triệu đồng.
Việc sai sót trong thủ tục chuyển nhượng phim, bản thân ông Nguyên không cố ý vi phạm mà là do cách hiểu và vận dụng pháp luật. Theo ông Nguyên, việc chuyển nhượng phim không phải là xuất khẩu phim nên không thể căn cứ theo quy định Điều 30 Luật Điện ảnh. Nhưng theo ý kiến của đoàn kiểm tra Tỉnh uỷ Vĩnh Long thì đây là hoạt động xuất khẩu phim. Đối với những vấn đề này, ông Nguyên đã nghiêm túc chấp hành và chủ động khắc phục hạn chế, khuyết điểm theo kết luận số 04 ngày 28-12-2015 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long.
Thứ hai, đối với nguồn ủng hộ của kiều bào cho chương trình "Trái tim nhân ái": Trong những năm qua, Đài PT-TH Vĩnh Long hình thành nhiều chương trình từ thiện xã hội được các nhà hảo tâm trong và ngoài nước chuyển tiền về ủng hộ. Đối với nguồn tiền ủng hộ từ nước ngoài, họ chuyển trực tiếp vào tài khoản của các chương trình nhân đạo của đài. Người đứng tên trên phiếu chuyển thường là cô Christina Thuý Hằng (đôi khi là Chung Luu). Mỗi đợt chuyển đều có đính kèm email danh sách các nhà hảo tâm để đài chạy chữ công khai số tiền ủng hộ một cách rõ ràng. Đài chỉ tiếp nhận tiền, email danh sách nhà hảo tâm và chuyển đến các nhân vật được giúp đỡ, hoàn toàn không có trao đổi thêm thông tin gì với người gửi. Vì vậy, không có chuyện số tiền ủng hộ từ kiều bào chuyển vào tài khoản của vợ ông Nguyên.
Đài PT-TH Vĩnh Long phản pháo vụ 22 tỉ đồng do kiều bào ủng hộ - Ảnh 2.
Một cảnh đời trong chương trình Trái tim nhân ái của Đài PT-TH Vĩnh Long. Ảnh: Đài THVL
Về việc cho rằng người chuyển chương trình "Trái tim nhân ái" cho Đài Vietface TV đổi tên thành "Những mảnh đời" phát sóng trong cộng đồng người Việt là không đúng. Đài không cung cấp chương trình "Trái tim nhân ái" cho Đài Vietface TV mà do họ tự khai thác và đổi tên chương trình.
Về số tiền chênh lệch 22 tỉ đồng từ nguồn ủng hộ của kiều bào cho chương trình "Trái tim nhân ái": Trong quá trình làm việc với Tỉnh uỷ Vĩnh Long thì nơi đây yêu cầu giải thích vì sao có sự chênh lệch 22 tỉ đồng giữa số liệu của đoàn kiểm tra đưa ra và số liệu kiểm tra tại đài về nguồn ủng hộ của kiều bào thì các bộ phận chuyên môn của đài mới liên hệ với người đại diện chuyển tiền của Vietface và biết được quỹ từ thiện Vietface do Công ty Vietface thành lập nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam.
Trong 2 năm 2014-2015, mỗi chương trình được Vietface phát từ 4-6 lần trong vòng ít nhất 2 tuần. Tính đến cuối tháng 8-2015, Vietface phát sóng được 44 chương trình, trung bình mỗi chương trình tiếp nhận từ 8.000-12.000 USD. Như vậy, với 44 chương trình tiếp nhận từ 352.000-528.000 USD, chứ không phải 1,5 triệu USD.
Vì vậy, căn cứ vào chứng từ mà phía Vietface cung cấp cùng số phiếu thu mà Đài PT-TH Vĩnh Long nhận là trùng khớp nhau nên phía đài khẳng định việc chênh lệch số tiền 22 tỉ đồng từ nguồn ủng hộ của kiều bào là không có cơ sở để kết luận như kết luận số 04 ngày 28-12-2015 của Tỉnh ủy Vĩnh Long.

Ca Linh

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét