Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

B Í ẨN LỊCH SỬ 83 (Sherlock Holmes)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Ai giết thám tử Sherlock Holmes

Nhờ đâu thám tử Sherlock Holmes tìm ra thủ phạm?

Sherlock Holmes đang đi dạo trên phố buổi sáng, bỗng thấy một đám đông tụ tập một chỗ. Hóa ra, họ đang tập trung thành vòng tròn quanh một người phụ nữ đã mất.

Holmes nhanh chóng kiểm tra và tìm thấy cái ví trên người nạn nhân. Trong ví có ít giấy tờ, ông đã gọi theo số điện thoại ghi trong đó.
Người nhấc máy là chồng người phụ nữ xấu số, Holmes thông báo: “Vợ ông đã chết rồi”. Người chồng thảng thốt kêu lên: “Không thể thế được!”.
Holmes: “Mời ông nhanh đến đây để xác nhận”. Người chồng nói: “OK, tôi sẽ đến ngay”. Chỉ 10 phút sau, người chồng đã có mặt, nhìn thấy xác người phụ nữ và bắt đầu gào khóc.
Sherlock Holmes lập tức quay sang cảnh sát và nói: “Hãy bắt ngay người chồng lại. Anh ta là hung thủ giết người”
Tại sao Sherlock Holmes có thể nhanh chóng kết luận như vậy?
Đáp án: Sherlock Holmes chưa hề nhắc đến địa chỉ hiện trường mà người chồng vẫn đến được.

Nguồn: Ohay.TV

Giúp thám tử Sherlock Holmes tìm hung thủ

Thám tử Sherlock Holmes nhìn qua cửa sổ rồi thốt lên: “Ái chà, sương mù dày đặc quá. Chẳng nhìn thấy gì cả”. Vài phút sau, ông nhận được cuộc gọi từ đồng nghiệp, thông báo rằng có một vụ giết người xảy ra gần đó.

Khi tới hiện trường, Sherlock Holmes nhìn thấy một đôi nam nữ đang ngồi trên băng ghế dài. “Tôi là giúp việc cho nhà của nạn nhân Carly và sống ở ngôi nhà bên kia đường. Cửa sổ phòng tôi đối diện với cửa sổ nhà bà ấy. Nhòm qua cửa sổ, tôi thấy bà Carly đang chống trả ai đó. Khi tôi đến thì bà ấy đã chết. Tôi chắc chắn ông ta là hung thủ”, người phụ nữ tên Tessa chỉ về phía người đàn ông – ông John – và nói.
John phản bác: “Tôi sống ở khu nhà phía sau, tôi nghe thấy tiếng hét thất thanh liền vội chạy đến đây. Tôi nhìn thấy Tessa đang khống chế Carly và định trộm gì đó. Cô ấy sắp bị Carly sa thải và có thể làm thế để trả thù”.
Tessa lớn tiếng: “Giả dối, tất cả đều giả dối”. Nếu là thám tử Sherlock Holmes, bạn sẽ nghĩ ai là hung thủ?
Đáp án: Hung thủ chính là Tessa. Bởi ban đầu, thám tử Sherlock Holmes phàn nàn rằng sương mù dày đặc, khiến ông không nhìn thấy gì qua ô cửa kính. Do vậy, Tessa cũng không thể nhìn thấy bà Carly đang gặp nạn qua 2 lớp ô cửa kính được. Do vậy, Tessa nói dối.
Nguồn: Zing

Mảnh giấy bí hiểm giúp tìm ra hung thủ

Ganpat được tìm thấy đã chết trên bàn trong văn phòng của ông ta. Sherlock Holmes sau thời gian điều tra đã tìm ra danh sách 3 người bị tình nghi.

Những kẻ tình nghi gồm: Bạn của Ganpat là ông Rakesh Gupta; vợ của nạn nhân – Bhawna; thư ký của nạn nhân – Jason Kumar.
Cả ba người này đều gặp mặt Ganpat vào ngày ông ta bị sát hại với rất nhiều lý do khác nhau.
Cảnh sát gặp khó khăn trong việc điều tra nên đã mời Sherlock Holmes đến trợ giúp. Holmes nhanh chóng tìm thấy một tờ giấy ở góc phòng, trên có ghi “7B91011”. Ngay khi nhìn thấy nội dung trên giấy, Sherlock Holmes ngay lập tức tìm ra hung thủ.
Vậy còn bạn, bạn có tìm ra không?
Đáp án: “7B91011” là thứ tự các tháng do nạn nhân ghi nhanh nên bị nhìn không rõ, dòng số đúng sẽ là 7891011 – tên các tháng này trong tiếng Anh là July, August, September, Octorber, November, ghép các chữ cái đầu sẽ được tên JASON.

Nguồn: Ohay.TV

Thám Tử Sherlock Holmes

Tác giả: Conan DoyLe
Thần dược nào đã tạo ra Holmes thành một thám tử nổi tiếng và được mến mộ của mọi thời ? Nhiều nhà phê bình giỏi hiện nay đã đề cập đến vấn đề này, nhưng chưa đi đến được ý kiến thống nhất. Cá nhân tôi, tôi muốn nêu lên 3 yếu tố chính. Trước hết, Ngài Conan Doyle có tài kể chuyện một cách tự nhiên của mọi thời đại. Ngài Conan Doyle đã để Watson ghi lại những cuộc điều tra dưới hình thức kể chuyện hơn là sắp xếp các tình tiết câu chuyện. Liên hệ mật thiết với yếu tố này là bầu không khí lúc sáng tác. Yếu tố sau cùng chính là nhân vật Holmes. Cả ba đã trùng phùng tuyệt hảo: thiên thời, địa lợi và nhân hòa…Không một nhân vật tưởng tượng nào lại sống động và duyên dáng như thế trong lòng độc giả!

Những thám tử có thật còn siêu hơn cả Conan và Sherlock Holmes

Minh Khánh, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 16/07/2015

Những thám tử này đã phá án tài tình từ những manh mối nhỏ nhất.

Bạn đam mê các nhân vật thám tử trong truyện trinh thám như Sherlock Holmes, Conan… Họ được mô tả có một bộ óc quan sát nhanh nhạy cùng khả năng suy luận tài tình giúp tìm ra chân tướng những vụ án gần như không lời giải. Tuy nhiên, bạn có cho rằng, những thám tử siêu việt như vậy chỉ có trong tiểu thuyết?

Câu trả lời là không hẳn. Lịch sử từng ghi nhận nhiều vị thám tử nổi tiếng mà thành tích phá án của họ không hề thua kém các nhân vật hư cấu. Vậy họ là ai và khả năng phá án siêu việt ra sao. Để biết rõ hơn, hãy cùng xem qua bài viết dưới đây.

1. Ellis Parker – “Sherlock Holmes của Mỹ”

Ellis Parker được mệnh danh là "Sherlock Holmes của Mỹ" bởi tài năng không thua kém gì nhân vật hư cấu nổi tiếng của Arthur Conan Doyle. 

Trong 44 năm làm việc, Parker là thám tử trưởng của Hạt Burlington, New Jersey. Trong suốt sự nghiệp của mình, Parker điều tra khoảng 300 vụ phạm tội mà nhiều trong số đó được báo chí địa phương mô tả là đầy bí ẩn và gần như không thể giải quyết được.

Parker từng được biết đến trên khắp nước Mỹ như một thám tử tài năng nhưng giản dị. Ông thường xuyên nhận được thư xin lời khuyên từ các nhân viên an ninh chuyên nghiệp khác. Một vụ án đặc biệt có tên gọi "Vụ án tử thi bị ngâm," đến nay vẫn được nhắc đến là minh chứng cho sự suy luận tài tình, kĩ năng pháp y và tính tỉ mỉ trong công việc của Parker. 

Vụ án bắt đầu vào ngày 05 tháng 10 năm 1920, khi William Paul - một người đưa tin của ngân hàng Trust Bank Broadway ở Camden (New Jersey, Mỹ) rút từ Ngân hàng Quốc gia Girard ở Philadelphia tờ séc trị giá 42.000 USD (khoảng 913 triệu VND theo tỷ giá hiện tại) cùng 40.000 USD tiền mặt (khoảng 869 triệu VND theo tỷ giá hiện tại) và biến mất. 


Mười một ngày sau, xác chết của Paul đã được tìm thấy tại một khu chăn vịt ở hạt Burlington. Trên cơ thể ông vẫn còn tờ séc 42.000 USD nhưng tất cả tiền mặt đã bị đánh cắp.

Mặc dù cách xa khu vực nước nhưng xác Paul bị ướt sũng. Điều này khiến Parker tin rằng cái xác bị ném trong nước trước sau đó mới được chôn giấu.

Điều tra viên cho biết Paul mới chết chỉ một vài ngày nhưng nghi phạm chính của Parker có bằng chứng ngoại phạm trong thời gian đó. Nhưng Parker không tin, ông yêu cầu lấy mẫu nước từ dòng sông gần hiện trường và trong thi thể. 

Kết quả là nước trong cơ thể Paul chứa hàm lượng cao axit tannic đóng vai trò một chất bảo quản và làm cơ thể tươi lâu hơn so với thực tế. Vụ giết người đã thực sự xảy ra trong hơn một tuần trước đó. Chứng cứ ngoại phạm của nghi can bị phá hủy.

2. Marcel Guillaume - phá án từ chi tiết nhỏ

Tuy chưa chắc chắn, nhưng nhiều người tin rằng nhà văn Georges Simenon đã sáng tác nhân vật thanh tra Jules Maigret dựa trên thám tử người Pháp - Marcel Guillaume. 

Sinh ra tại Reims, Guillaume sau đó chuyển đến Paris và kết hôn tại đây. Ông đã được thôi thúc để trở thành một sĩ quan cảnh sát bởi cha vợ mình, một người cũng là cảnh sát. Trong nhiều thập kỷ, Guillaume mài dũa kỹ năng và trở nên nổi tiếng vì là một điều tra viên kiên nhẫn và tài năng.

Một trong những vụ án nổi tiếng nhất của Guillaume xảy ra vào năm 1933. Cha mẹ của Violette Noziere - cô gái 18 tuổi đến từ một gia đình trung lưu bị đầu độc với thức uống chứa quá nhiều thuốc an thần. Người cha đã chết, nhưng người mẹ vẫn còn sống. 

Khi điều tra thi thể của cha Violette, Guillaume nhận thấy có sự giả mạo ghi chú dưới tên của tiến sĩ Deron - bác sĩ của gia đình. Trong các ghi chú, Violette khuyên cha mẹ cô sử dụng những bột không xác định. Violette đồng thời cũng là y tá cho cha mẹ mình bởi vậy, Guillaume đã chứng minh rằng Violette đã đầu độc cha mẹ của cô.


Sự việc càng sáng tỏ khi Violette đi mua sắm với tiền đánh cắp từ cha mẹ mình và sau đó cố gắng để rời khỏi đất nước. Cuối cùng Violette thú nhận, cô phạm tội giết người để trả thù sau nhiều năm bị cưỡng bức bởi cha mình. 

3. William E. Fairbairn - người đi đầu trong việc huấn luyện tránh đòn

Trong thời gian giữa hai cuộc Chiến tranh Thế giới, Thượng Hải (Trung Quốc) được chia thành nhiều khu riêng biệt dành cho người Trung Quốc và châu Âu. Nơi đây là thiên đường màu mỡ của phố đèn đỏ và nạn buôn lậu, trong đó có cả ma túy, súng.

William E. Fairbairn sinh ra tại Anh và di cư tới Thượng Hải sau khi phục vụ tại Hải quân Hoàng gia Anh. Không lâu sau khi đặt chân lên đất Trung Quốc, Fairbairn gia nhập vào lực lượng Cảnh sát thành phố Thượng Hải. 

Ông nhanh chóng học được rằng đi dạo ở Thượng Hải với trang phục cảnh sát tuần tra hay thám tử là tương tự như đang ở trong một khu vực chiến tranh. 

Theo bản báo cáo của Fairbairn, ông đã tham gia trong 600 tình huống phải chiến đấu với tội phạm ở Thượng Hải. Để chống lại sự vô luật pháp này, Fairbairn đã thành lập và là người đứng đầu của SMP 1927-40, một trong những tổ chức SWAT (Đội chiến thuật và vũ khí đặc biệt) đầu tiên của thế giới. 

Ông cũng là người phát triển Defendu - một hệ thống các tư thế cận chiến dạy các nhân viên công vụ cách để khóa và tránh các cú đâm bằng dao hay đòn tấn công nguy hiểm khác.

Trong Thế chiến II, Fairbairn đã được tuyển dụng bởi Cục Trí tuệ bí mật của Anh và sớm bắt đầu huấn luyện biệt kích Anh theo cách của Defendu. 

Ngoài ra, Fairbairn cùng với Eric Sykes, phát triển các dao chiến đấu Fairbairn-Sykes, một loại dao găm đã nhanh chóng được biệt kích Anh và các thành viên trong Cục phòng vệ chiến lược của Mỹ sử dụng trong Chiến tranh thế giới II. 

Bên cạnh biệt danh "Quý ngài nguy hiểm" Fairbairn cũng được đề cập như là một nguồn cảm hứng khả thi cho nhân vật Q trong tiểu thuyết James Bond của Ian Fleming.

4. Izzy Einstein và Moe Smith - cặp đôi cải trang hoàn hảo

Isidor "Izzy" Einstein và Moe Smith là hai thám tử đi đầu trong lĩnh vực tội phạm về rượu ở New York. Với thân hình mập mạp, tuổi trung niên nhưng ít ai ngờ rằng, họ đã bắt giữ tổng cộng 4.932 phạm nhân, trong đó 95% bị kết án và tịch thu khoảng năm triệu chai rượu bất hợp pháp trong giai đoạn 1920-1925.

Isidor "Izzy" Einstein và Moe Smith sống ở khu phố Lower East Side, phía Đông Nam thành phố New York. Trước khi trở thành thám tử, Einstein làm nghề bán rong trên đường phố và nhân viên bưu điện, trong khi Smith quản lí một cửa hàng.


Einstein (trái) và Smith (phải) tại New York vào năm 1935

Khi bộ đôi đầu tiên xin vào làm việc cho Cục Cấm Rượu với lương 40USD/tuần (khoảng hơn 800.000 VND theo tỷ giá hiện tại), nhân viên điều tra phụ trách hai người tỏ ra không mấy ấn tượng. Tuy nhiên, Einstein và Smith thuyết phục cấp trên của mình bằng cách đưa ra ý tưởng rằng nhóm côn đồ sẽ không bao giờ nghi ngờ hai người đàn ông có vẻ ngoài mập mạp, tầm thường lại là nhân viên điều tra bí mật.

Không những thế, Einstein và Smith nổi tiếng với khả năng cải trang xuất sắc. Bằng biệt tài này, bộ đôi thỉnh thoảng xuất hiện một cách gần như công khai để điều tra, mặc dù các cửa hàng bán rượu lậu đều treo hình ảnh hai người. Sự thành công của bộ đôi không chỉ khiến tội phạm sợ hãi mà còn làm các thám tử đồng nghiệp phải ghen tị.


Bạn có nhận ra cặp đôi trong hình dáng vợ chồng này không?

Không giống như các thám tử trong tiểu thuyết, Einstein và Smith không phải là những thiên tài với khối kiến thức rộng lớn trong đủ mọi lĩnh vực. 

Đa phần thành công của bộ đôi thám tử đến từ việc sẵn sàng làm việc nhiều giờ liền cùng kiến thức về cuộc sống bản địa ở New York. 

Ngoài ra, Einstein cũng có năng khiếu với ngôn ngữ. Khi cần, ông có thể trò chuyện với nghi phạm hay nhân chứng bằng tiếng Yiddish, Đức, Ba Lan, Hungary, và thậm chí cả Trung Quốc.
Nguồn: Listverse, Wikipedia

Hé lộ chủ ngôi nhà của thám tử Sherlock Holmes

Theo điều tra mới công bố, cựu cảnh sát mật số hai của Kazakhstan chính là chủ nhân ngôi nhà của thám tử Sherlock Holmes trong bộ tiểu thuyết giả tưởng cùng tên.

Tờ The Daily Beast dẫn nguồn Tổ chức Giám sát minh bạch Global Witness tại London cho biết, cựu điệp viên Rakhat Aliyev quá cố cùng với con trai Nurali có thể chính là những người sở hữu hợp pháp căn nhà 221b phố Baker, hoặc đúng hơn là khu vực mà căn nhà này thực sự tồn tại.
Địa chỉ này được cho là căn nhà của thám tử Sherlock Holmes – một nhân vật trong bộ tiểu thuyết trinh thám giả tưởng nổi tiếng của tác giả Conan Doyle. Tờ báo cho rằng có một bảo tàng mang tên Sherlock mang địa chỉ y hệt như vậy, nhưng lại đặt sai địa điểm, ở cách đó vài số nhà.
Global Witness cho hay, ‘các công ty và những người có thể liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới Rakhat và Nurali đứng sau công ty của Anh sở hữu khối tài sản ở phố Baker trị giá 137 triệu Bảng Anh, và một biệt thự trị giá 9,3 triệu Bảng Anh ở Highgate’ – nơi mà Karl Marx từng ở.
Nurali không lên tiếng phản hồi về các cáo buộc này. Tháng 2 năm nay, ông Rakhat Aliyev, cha của Nurali, được phát hiện trong tình trạng treo cổ ở nhà tù tại Vienna (Áo).
Sherlock Holmes, Kazakhstan, KGB, tình báo
Cựu điệp viên Rakhat Aliyev
Rakhat Aliyev là con rể nhà lãnh đạo Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, nhưng ông đã rời xa gia đình này, sau khi họ cáo buộc ông âm mưu làm phản và kết án vắng mặt. Rakhat Aliyev từng làm đại sứ Kazakhstan tại Áo, và Phó Giám đốc KNB – tổ chức tình báo kế thừa KGB.
Rakhat Aliyev là một nhà tài phiệt đặc trưng với số tài sản vô kể, được gây dựng đầu tiên từ ngành công nghiệp mía đường ở Trung Á. Ông thậm chí còn có biệt danh là ‘Đường’. Nhiều cáo buộc nhắm vào ông cho rằng, ông đã rửa các khoản tiền bất chính ở châu Âu.
Tháng 6/2015, ông vẫn còn tài sản bị đóng băng ở Malta, do bị cáo buộc dùng hệ thống tài chính để rửa 100 triệu Euro. Số tiền này được cho là do ông đã nhận hối lộ từ thời làm ở KNB. Vào thời điểm ông chết, ông vẫn còn bị điều tra nhiều vụ liên quan tới tài chính ở Liên minh châu Âu.
Ai cũng có thể hình dung ra dấu vết bạo lực liên quan tới Rakhat Aliyev. Cận vệ của cựu Thủ tướng Kazakhstan Akezhan Kazhegeldin nói rằng, chính Aliyev đã tra tấn ông để thử và cố dùng cận vệ này để lôi kéo Kazhegeldin vào một vụ âm mưu làm phản.
Thực tế, Aliyev bị cầm tù tại Áo sau khi bị kết tội giết người năm 2011. Nạn nhân của ông là hai ông chủ nhà băng ở Kazakhstan. Theo BBC, thi thể của hai người này đã ‘bị vùi vào các thùng chứa đầy vôi ở bãi đất hoang ở Almaty’. Aliyev đã bác bỏ tội này.
Vậy điều gì đã kết nối tài phiệt người Kazakhstan với nhân vật huyền thoại hay dùng tẩu thuốc lá trong tiểu thuyết trinh thám?
Tổ chức Global Witness đã nghiên cứu tỉ mỉ bốn công ty đăng ký tại Anh, đều chung một công ty mẹ có đăng ký tại đảo Virgin của Anh. Đây là một trong số rất nhiều địa điểm được các tỉ phú, băng nhóm tội phạm và các quan chức nước ngoài lựa chọn.
Từ 2008-2010, các công ty này mua các khối tài sản trên phố Baker trên danh nghĩa những khách hàng không tiết lộ danh tính với Cơ quan Đăng ký Đất đai của Anh. Cơ quan này cũng không đòi các công ty mua tài sản phải công khai tên tuổi người thụ hưởng.
Tuy nhiên, có vô số mối liên hệ về mặt tình huống cho thấy, đó là tài sản của Rakhat Aliyev.
Chẳng hạn, Massimiliano Dall’Osso, Giám đốc điều hành người Italy của công ty thép Đức, có liên quan trực tiếp tới Aliyev và người vợ thứ hai của ông này. Dall’Osso hiện là giám đốc 3/4 công ty của Anh. Tuy vậy, Dall’Osso nói Aliyev không sở hữu bất kỳ công ty nào trong đó.
Hơn nữa, công ty thứ tư là Greatex Limited đã bán các nhà số 231-237 ở phố Baker vào năm 2009 trùng với tên một công ty nữa đăng ký tại Geneva là Greatex SA.
Một người đàn ông quốc tịch Kazakhstan có tên là Mukhamed Ali Kurmanbayev khi đó đang là giám đốc của cả hai công ty này. Còn chủ tịch của công ty Thụy Sĩ lại chính là Nurali Aliyev, con trai của Rakhat, khi đó mới 22 tuổi.
Nurali từng theo học tại trường West Point của Anh, hiện đang nắm trong tay số tài sản được cho là 200 triệu USD. Nurali hiện đang là Phó Thị trưởng Astana (Kazakhstan).
“Những nhà tài phiệt giàu có này thường tới London, bởi vì đó đúng là một nơi đáng để bạn gửi tiền”, Simon Farrel QC, luật sư tại Anh chuyên về các tội phạm kinh tế và rửa tiền, nhận định.
“Đó là nơi cực kỳ hiếm có để giữ tài sản, bởi đây là một nền dân chủ nơi mà luật pháp được tuân thủ nghiêm ngặt, quan tòa không tham nhũng và bạn có thể tin tưởng giới luật sư. Ở nhiều nơi trên thế giới, giới siêu giàu không thể chắc chắn là tài sản của họ sẽ an toàn” – ông Farrel nói thêm.
Thực tế, London hiện đang được xem là điểm đến số một trên thế giới để rửa tiền, với ước tính 1 tỷ USD đổ vào đây mỗi tháng.
Lê Thu

Chuyện chưa kể về cha đẻ thám tử "Sherlock Holmes"

Nhờ những câu chuyện phá án ly kỳ, hấp dẫn của nhân vật thám tử tài trí Sherlock Holmes, Conan Doyle đã trở thành một nhà văn giàu có. Tuy nhiên, bởi mất quá nhiều thời gian và công sức với loại truyện trinh thám này, đã có lúc Conan Doyle nghĩ đến việc “thủ tiêu” nhân vật, để cho Sherlock Holmes chết. Ý đồ của ông đã bị mẹ ông kịch liệt phản đối: “Con không được giết anh ta! Con không có quyền”.

Bạn đọc yêu thích truyện trinh thám trên thế giới có lẽ không ai là không biết đến tên tuổi của nhà văn Anh Arthur Conan Doyle (1859-1930), cha đẻ của nhân vật thám tử lừng lẫy Sherlock Holmes. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng xung quanh việc ra đời những tác phẩm liên quan đến nhà thám tử tài ba này, bản thân tác giả của nó đã từng có những hành động hết sức... ly kỳ, hấp dẫn, không kém những gì mà thám tử Sherlock Holmes từng phô diễn.

Nguyên mẫu của thám tử Sherlock Holmes:

Trước đây người ta đã dựa theo một nguồn tư liệu để khẳng định rằng Sherlock là tên của một người chơi cricket danh tiếng (vào những năm bảy mươi của thế kỷ XIX. Người này có quen biết với Conan Doyle). Tuy nhiên, Sherlock mới chỉ là tên riêng, còn họ của nhân vật? Nhà báo Anh tên là Bill West đã phải vận dụng tới nhiều nguồn tư liệu để khẳng định rằng: Có một người tên là Edwin Holmes, từng phát minh ra hệ thống báo động chống kẻ trộm khiến Doyle rất khâm phục. Và để bày tỏ sự hâm mộ của mình, nhà văn đã không ngần ngại dùng họ của nhà phát minh đó làm tên họ cho nhân vật của mình.

Vậy là, tên của một cầu thủ cricket và họ của một nhà phát minh sáng chế đã kết hợp thành tên Sherlock Holmes.

Còn câu chuyện sau đây sẽ cho chúng ta thấy ai mới đích thực là nguyên mẫu của thám tử Sherlock Holmes.

Bấy giờ là năm 1878. Thứ sáu, phòng khám miễn phí cho người nghèo tại bệnh viện Hoàng gia Edinburgh. Một bác sĩ đang khám cho bệnh nhân rất nhanh. Chàng sinh viên y khoa đang thực tập ở đây khó khăn lắm mới ghi kịp lời bác sĩ.

Bệnh nhân tiếp theo bước vào, chân anh ta sưng to. Thoạt nhìn có thể nhận ra đó là một người nghèo, không được cuộc đời chiều chuộng, anh ta hoàn toàn không quen biết bác sĩ lẫn chàng sinh viên. Bác sĩ nhanh chóng chủ động bắt chuyện: "Chào anh bạn, đã từng đi lính phải không?”. “Vâng, thưa ngài”. “Mới giải ngũ gần đây thôi phải không?”. “ Vâng, thưa ngài”. “Trung đoàn Highland à?”. “Vâng, thưa ngài”. “Cấp bậc trung sĩ phải không?”. “Vâng, thưa ngài”. “Trung đoàn đóng quân tại Barbados phải không?”. “ Vâng, thưa ngài”.

Bác sĩ hỏi, bệnh nhân trả lời. Anh ta tỏ ra là một người đàng hoàng, đầy tự trọng, nhưng không bỏ mũ ra, đó là nguyên tắc nhà binh. Bề ngoài trông anh ta tuy giản dị, nhưng vẫn giữ được những nét tự tin, thậm chí quý phái. Anh ta bị bệnh chân voi mà quê hương của nó chính là vùng Barbados, miền Tây Ấn Độ, nơi Trung đoàn Highland đóng quân.

Và nếu câu chuyện trên đây buộc chúng ta liên tưởng tới thám tử Sherlock Holmes, thì trước hết là vì chàng sinh viên y khoa trẻ tuổi thực tập tại phòng khám hôm đó chính là Arthur Conan Doyle, còn sếp của anh, bác sĩ Josep Bell, chính là người đã khích lệ ông vua truyện trinh thám tương lai sáng tạo ra hình tượng nhà thám tử vĩ đại của mọi thời đại, mặc dù đó là một nhân vật hư cấu.

Nhiều năm trôi qua sau cuộc trò chuyện giữa bác sĩ Bell với viên trung sĩ ở phòng khám bệnh viện Hoàng gia Edinburgh, nhà văn Arthur Conan Doyle đã đặt vào miệng nhân vật Sherlock Holmes của mình một đoạn đối thoại mang tính diễn dịch gần như y nguyên trong truyện ngắn “Bức phác thảo màu đỏ”. Viên trung sĩ được ông “thăng cấp” thành sĩ quan pháo binh vừa mới trở về từ Nam Phi, còn đoạn đối thoại và toàn bộ kỹ thuật diễn dịch thì giống hệt như ở bệnh viện Edinburgh trong phần đầu bài viết này.

Josef Bell sinh năm 1837. Năm 1876, khi anh chàng trẻ tuổi Conan Doyle đến Edinburgh học ngành Y, Bell đã là một nhà phẫu thuật tài năng và là một con người cực kỳ hài hước. Bell đã thực hiện những tiểu xảo của mình theo phong cách Holmes không phải để mua vui, mà là chữa bệnh. Thời đó, những phương pháp điều trị chính xác phụ thuộc vào khả năng quan sát của bác sĩ không kém gì sự phân tích khoa học.

Sinh thời Conan Doyle từng vui vẻ thừa nhận rằng ông chịu ơn bác sĩ Bell rất nhiều. Sau này, khi được hỏi về bí quyết xây dựng tính cách nhân vật của mình, nhà văn trả lời: “Tôi cho rằng phải tạo ra nhân vật biết phát hiện và khám phá tội ác giống như bác sĩ Bell chẩn đoán và điều trị bệnh, và ở nơi mà sự may mắn nhường chỗ cho khoa học. Bác sĩ Bell là một con người tuyệt vời về trí tuệ, tinh thần và thể chất. Ông quả là một nhà phẫu thuật lỗi lạc, tuy nhiên không phải điều trị là tài năng lớn nhất của ông, mà là chẩn đoán bệnh”.

Và nhà văn nổi tiếng đã khắc họa nhân vật của mình chính xác tới mức Robert Luis Stivenson, một bạn học của Doyle, khi lần đầu tiên đọc truyện ngắn về Sherlock Holmes đã viết thư cho tác giả từ Samoa: “Chỉ có một điều làm tôi băn khoăn, có phải đấy là câu chuyện về ông bác sĩ Josef Bell quý mến của tôi không?”.

Nhân tiện cũng xin nói, trong số các sinh viên, Bell đã chọn chọn chàng Conan Doyle còn rất trẻ và không đồng xu dính túi làm thư ký và trợ lý của mình. Và Conan Doyle không chỉ gán trí tuệ và sự thông thái của bác sĩ cho nhân vật của mình. Chúng ta hãy nhớ lại chân dung của Holmes: “Thậm chí ngoại hình của ông cũng có thể kích thích trí tưởng tượng. Ông cao hơn 6 feet, nhưng vì quá gầy nên trông ông còn cao hơn. Cặp mắt sắc sảo với cái nhìn xuyên thấu... chiếc mũi đại bàng nhọn càng tôn thêm cho gương mặt ông vẻ linh hoạt và cương quyết. Chiếc cằm vuông hơi nhô ra phía trước cũng nói lên tính cách cương nghị của ông...”.

Đó chính là Sherlock Holmes mà chúng ta quen biết và yêu mến. Nhưng thực chất đó cũng là chân dung của bác sĩ Bell qua mô tả của Martin But, nhà viết tiểu sử Conan Doyle.

Doyle đã dành tặng tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes” cho người thầy cũ của mình. Bell vừa ngạc nhiên vừa hãnh diện. Khi đã có tuổi, bác sĩ Bell bắt đầu quan tâm tới các phương pháp khoa học khám phá tội phạm. Trong nhiều trường hợp ông là chuyên gia y tế, giúp điều tra các vụ án.

Mới đây, ông David Piry, nhà biên tập bộ phim về bác sĩ Bell, khẳng định rằng ông có những bằng chứng cho thấy Bell không chỉ là một bác sĩ nổi tiếng. Hoá ra, khi Conan Doyle gặp ông, Bell đã là một cố vấn - nhà thám tử từng giúp điều tra nhiều vụ án khác nhau. Piry khẳng định rằng năm 1878 chính Bell đã tham gia vào việc tuyên án tử hình một người bị buộc tội giết người.

Nhà thám tử “cứng đầu cứng cổ”

Nhờ những câu chuyện phá án vô cùng ly kỳ, hấp dẫn của nhân vật thám tử tài trí Sherlock Holmes mà Conan Doyle đã có được một nguồn thu nhập dồi dào giúp ông nuôi sống được cả gia đình và hơn thế, còn trở nên một nhà văn giàu có. Tuy nhiên, bởi mất quá nhiều thời gian và công sức với loại truyện trinh thám này, mệt mỏi căng thẳng vì phải theo đuổi những pha truy bắt đầy kịch tính của nhân vật, đã có lúc Conan Doyle nghĩ đến việc “thủ tiêu” nhân vật, để cho Sherlock Holmes chết và kết thúc câu truyện ông phải ngày đêm nặn bóp theo đơn đặt hàng của báo chí. Ý đồ của ông đã bị mẹ ông kịch liệt phản đối: “Con không được giết anh ta! Con không có quyền”.

Khi một tờ tạp chí nọ đặt Conan Doyle viết tiếp một loạt truyện nữa về Sherlock Holmes, nhà văn đã tìm cách đặt giá rất cao, cốt để họ rút lại lời đề nghị. Không ngờ họ chấp nhận ngay lời đề nghị này không một lời bàn cãi. Thế là Conan Doyle không làm sao thực hiện được mong muốn của mình.

Nhưng rồi một ngày nọ, bởi quá mệt mỏi, Conan Doyle đã kiên quyết chấm dứt cuộc đời của Sherlock Holmes. Trong một truyện ngắn, ông để cho anh ta bất cẩn tiến đến mép một tảng đá và rơi xuống thác nước Reichenbach. Ngay lập tức, công chúng Anh quốc đã gửi thư bày tỏ sự “phẫn nộ” đối với tác giả. Các công chức ở London đã đeo băng tang tỏ lòng thương tiếc nhà thám tử tài ba. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra quanh trụ sở của mấy tòa báo. Thậm chí, có một nhóm thanh niên mặc tang phục, đeo bảng đề tên Sherlock Holmes diễu hành trên đường phố (hiện ở một số nơi, người ta còn ngưỡng vọng đến độ thành lập cả “Bảo tàng Sherlock Holmes” cũng như thành lập các đội đặc nhiệm mang tên nhân vật thám tử tài ba nói trên). Nói chung, áp lực của dư luận đối với Conan Doyle là hết sức nặng nề.

Đến năm 1902, gần mười năm sau kể từ ngày Sherlock Holmes bị “chết mất xác”, đột nhiên Conan Doyle cho xuất hiện trở lại nhân vật thám tử Sherlock Holmes. Chỉ có điều câu chuyện tác giả để xảy ra vào thời gian trước khi Sherlock chết. Công chúng lấy làm tiếc và tới tấp gửi thư đề nghị tác giả hãy làm thế nào cho Sherlock Holmes sống lại. Chủ của một tờ báo cũng đề nghị trả nhà văn năm nghìn đôla để ông nghĩ ra cách cho Sherlock Holmes sống lại. Thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc, Conan Doyle đã đặt bút viết tiếp truyện “Ngày trở về của Sherlock Holmes” và một loạt truyện nữa. Ông đã mở đầu câu chuyện: “Mọi chuyện đã xảy ra đúng như chúng ta nghĩ. Sherlock Holmes đâu có chết khi rơi xuống vực. Thật ra, anh ta không rơi xuống vực, mà đã tìm cách bò dọc theo tảng đá để thoát khỏi tay kẻ thù”.

Còn về Conan Doyle, lại nhớ khi ông qua một cơn đau tim đột ngột từ giã cõi đời, thể theo nguyện vọng của ông, bà vợ Jean Leckie của ông không để tang (vì Conan Doyle tin tưởng rằng sau khi chết đi, ông vẫn còn liên lạc được với bà). Nếu nói nhà văn tồn tại bằng tác phẩm, thì có nghĩa là Conan Doyle tồn tại mãi mãi
Trần Kim Thanh
Trích từ _ An Ninh Thế Giới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét