Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 226

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Choáng váng 2 siêu điệp viên làm khuynh đảo giới tình báo Trung Quốc và cái kết đầy bất ngờ
Sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc sau ngày thành lập nhất là về khoa học kỹ thuật khiến Mỹ và Phương Tây lo ngại sâu sắc họ do thám bằng những điệp viên siêu hạng của mình 

“Vụ án gián điệp lớn nhất thời đại”

Ngày 28-11-1969, Tòa án quân sự ngụy quyền Sài Gòn đưa Vũ Ngọc Nhạ, cố vấn Tổng thống ngụy Việt Nam cộng hòa, người cầm đầu Cụm tình báo chiến lược A.22 của Việt cộng ra xét xử làm cả Sài Gòn và thế giới bàn tán xôn xao. Báo chí khắp nơi đưa tin là đã tìm ra một lưới tình báo chiến lược của Việt cộng nằm ngay trong cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam cộng hòa với những hàng tít lớn: "Vụ án gián điệp lớn nhất thời đại", "Vụ án chính trị của thế kỷ"...
Vẻ mặt tươi cười, rạng rỡ của các thành viên Cụm tình báo chiến lược A.22 sau khi bị xét xử.
Hệ thống điệp vụ vô cùng quan trọng
Trong các bài báo đều nhấn mạnh: Các bị cáo đều là nhân vật quan yếu trong Chính phủ Việt Nam cộng hòa, người là cố vấn đặc biệt của Tổng thống, người là bộ trưởng, người là tham chính chánh văn phòng bộ chiêu hồi... Có những nhà bình luận còn nói, trong số những người bị đưa ra tòa xét xử, có cả người được coi là ứng cử viên Tổng thống nhiệm kỳ sắp tới.
Đặc biệt, các cơ quan thông tin đại chúng nước ngoài, nhất là Mỹ, đã đưa nhiều tin tức chi tiết về vụ án. Năm 1983, trong cuốn hồi ký nhan đề "Sự lừa dối khủng khiếp" của Ráp Mác-ghi, một nhân vật kỳ cựu của CIA, đã nhận, chính CIA đã gây áp lực mạnh mẽ với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để tiến hành chiến dịch phá lưới gián điệp này. Vì nội vụ đề cập đến những nhân vật quan yếu trong Chính phủ Việt Nam cộng hòa, những nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín trong quần chúng, nên người phúc trình tin tức đã được CIA kiểm tra bằng "máy dò sự thật".
Cuối cùng, ngày 28-11-1969, ngụy quyền Sài Gòn đã cho mở phiên tòa quân sự tại Sài Gòn để xét xử những bị can. Hàng trăm ký giả trong và ngoài nước đã có mặt tại Nha Quân pháp ở đại lộ Bạch Đằng và chật ních người đến theo dõi vụ án. Bản cáo trạng dài gần 23 trang được đọc và phân tích trong một tiếng rưỡi đồng hồ.
Tờ Chính luận, ra ngày 29-11-1969, tường thuật: "Vụ án này rất căng thẳng và quan trọng, vì qua hồ sơ không có một đảng phái chính trị nào mà không có liên quan ít nhiều đến vụ án, xếp hồ sơ đó nặng gấp 200 lần so với bản cáo trạng đã đọc...".
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tháng 5-1975, quân giải phóng đã tìm được toàn bộ những hồ sơ vụ án đó tại Nha Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia của ngụy quyền Sài Gòn. Trong tập một của hồ sơ có thể trích ra vài nhận xét sau đây: "Từ trước đến nay, ngoại trừ những giai thoại giả tưởng trong tiểu thuyết trinh thám, chưa bao giờ có những tổ điệp báo thành công như thế...
Cụm A.22 hoạt động, phát triển đều đặn và đã thi thố nhiều thủ đoạn mà chúng ta phải nhìn nhận là huyền diệu và xuất sắc... Cụm đã phát triển một hệ thống điệp vụ vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào được nhiều cơ quan đầu não của Chính phủ Việt Nam cộng hòa... Những tin tức chiến lược mà cảnh sát quốc gia biết họ đã cung cấp, đều có giá trị giúp cho Hà Nội có được những dữ kiện chắc chắn để ấn định chính sách đối với cuộc chiến tranh hiện nay...
Các dự án quốc gia đều được Cụm A.22 thu thập và phúc trình nhờ cụm tình báo chiến lược mà chính các Tổng bộ trưởng Sài Gòn không biết... Họ đã tiếp xúc được các yếu nhân Việt Nam và cũng gặp gỡ, đàm luận dễ dàng với các yếu nhân Mỹ như Ô.Cô-lu, Hi-vơ, Xmít, Côn-bai, Bu-gơ...".
"Họ đến tòa án như đi dự đám cưới..."
Chỉ cần dẫn chứng của báo chí Sài Gòn đưa ra như vậy cũng đủ thấy hoạt động của Cụm tình báo chiến lược A.22, theo tên gọi của chính quyền Sài Gòn, là quan trọng và lợi hại như thế nào. Thời gian đó, báo chí Sài Gòn ghi nhận rằng, trong ngày xét xử, "tất cả bị can đều có nét mặt tươi cười và rất tự nhiên", "họ đến tòa án như đi dự đám cưới" và "tất cả cũng vẫn có vẻ đẹp trai"... Hơn 20 luật sư biện hộ, trong đó có những người danh tiếng nhất, đứng sau lưng họ.
Phiên tòa đã trở thành diễn đàn vạch rõ những mâu thuẫn trầm trọng của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, giữa chính quyền với các đảng phái, tôn giáo, đồng minh chiến lược Hoa Kỳ, giữa những cá nhân trong tổ chức này, với những bằng chứng cụ thể không thể bác bỏ và công khai tuyên truyền cho đường lối hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc. Một luật sư đã nói: "Là người biện hộ trong vụ án, tôi như ếch ngồi đáy giếng mà miệng giếng đã bị Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đậy lại rồi...".
Cuộc gặp gỡ sau nửa thế kỷ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ tại nhà riêng, 30 Hoàng Diệu (ngày 3-4-2002).
Vũ Ngọc Nhạ, tức Hai Long, người bị tố cáo cầm đầu lưới gián điệp A.22, xuất hiện trước tòa với bộ áo trắng, quần đen, cà vạt nâu, ung dung cầm một xếp giấy trắng, miệng luôn tươi cười. Ông từ chối nhờ luật sư biện hộ cho mình và cũng không tự bào chữa. Ông tuyên bố những việc mình đã làm chỉ có lịch sử phán xét. Tất cả những bị can không ai có một đề nghị được khoan hồng. Vũ Ngọc Nhạ và hai đồng đội của ông đã bị kết án chung thân khổ sai.
Báo Sài Gòn mới ngày 1-12-1969 đăng: "Lần đầu trong một vụ án quan trọng và trước những bản án nặng nề, người ta không hề nhận thấy một tiếng khóc nào, mà chỉ thấy những gương mặt vui vẻ và nghe những tiếng cười...". Đó chính là tiếng cười chiến thắng.
Thật vậy, trước đông đảo công chúng tụ tập ở cửa tòa án vây quanh chiếc xe bịt bùng đưa những người bị kết án về trại giam, Vũ Ngọc Nhạ nói với mọi người: "Các bạn cứ chờ xem, một trang sử mới sắp lật qua. Không còn bao lâu nữa đâu!". Ông và các bạn hướng về máy ghi âm, ống kính vô tuyến truyền hình, máy ảnh của các nhà báo nước ngoài, nói bằng tiếng Pháp, tiếng Anh: "Cuộc chiến đấu chưa kết thúc, đến đây mới chỉ tạm dừng. Chúng tôi đi, nhưng nhất định chúng tôi sẽ trở về trong chiến thắng...".
Họ đã giữ đúng lời hứa. Ba năm sau đó, họ lại xuất hiện ở Sài Gòn, tiếp tục cuộc chiến đấu trên mặt trận thầm lặng cùng biết bao đồng chí khác, trong đó có nhiều người đã lập nên kỳ tích mà mọi người còn chưa biết tới.
Vụ án trở thành một vấn đề nóng hổi. Dư luận cho là nó còn chứa đựng nhiều nghi vấn. Theo nguồn tin từ Dinh Độc lập, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong những cuộc trao đổi riêng tư đã nói đây là việc làm xấu xa của CIA nhằm bôi nhọ uy tín cá nhân ông ta. Sau đó lại có tin Tỉnh trưởng Côn Sơn (Côn Đảo) đã bị phế truất.
Người ta nói rằng, Tổng thống đưa người của mình ra nắm quyền hành ở Côn Sơn để chăm sóc ông cố vấn Vũ Ngọc Nhạ vừa ra đảo bắt đầu cuộc sống lưu đày. Giáo hoàng Giăng Pôn VI cũng gửi tới Côn Sơn tặng ông nguyên cố vấn huy chương "Vì hòa bình", với một bức thư tỏ lòng ngưỡng mộ người chiến sĩ công giáo đã cống hiến nhiều cho hòa bình, vì lý tưởng thiêng liêng của Chúa.
Cho đến những ngày cuối cùng của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, tháng 4-1975, Nguyễn Văn Thiệu vẫn giữ quan hệ với người cố vấn cũ của mình, Vũ Ngọc Nhã, coi như đây là mối quan hệ tốt đẹp trong suốt cuộc đời chấp chính của ông ta.
Nguyễn Đình Hùng

Những vụ bê bối gián điệp nổi tiếng thế giới

0


Hàng nghìn điệp viên Đức đang hoạt động ở nước ngoài có nguy cơ bị lộ sau khi danh tính của họ xuất hiện trong máy tính của điệp viên “hai mang” có mật danh là “Markus R”, người bị tình nghi làm gián điệp cho CIA.
Điệp viên có mật danh là “Markus R” được xác định là 32 tuổi, người Đức, bị bắt hồi tháng 7/2014. Markus R bị tình nghi làm gián điệp cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Lật tẩy bộ mặt thật

Một ngày tháng 7/2014, khi đang mải mê với đống tài liệu có trong tay, viên sĩ quan của Cục tình báo nước ngoài của Đức (BND) mang biệt danh “Markus R” bất ngờ khi thấy các nhân viên điều tra xuất hiện. Trước những bằng chứng không thể chối cãi, Markus R cúi đầu nhận tội.
Những vụ bê bối gián điệp nổi tiếng thế giới - anh 1

(Ảnh minh họa)

Theo thông tin tờ Bild có được, Markus R là nhân viên của BND, làm việc tại bộ phận đăng ký của chi nhánh hoạt động tại nước ngoài của cơ quan này. Đó là lý do giải thích vì sao anh ta có thể tiếp cận được những tài liệu tuyệt mật, trong đó có thông tin cá nhân của các điệp viên hoạt động ở nước ngoài…
Các nhà điều tra cho rằng, vì muốn có nhiều tiền để tiêu xài nên trong thư điện tử gửi tới Đại sứ quán Mỹ tại Berlin năm 2010, Markus R đã chủ động đề nghị giúp đỡ tình báo Mỹ, sau đó được chấp thuận làm điệp viên “hai mang”.
Mỗi tuần một lần, Markus R chuyển cho các nhân viên CIA những tài liệu bí mật mà y đánh cắp được. Tổng cộng, y đã chuyển cho CIA 218 tài liệu mật lấy từ những máy vi tính của BND, trong đó có hai tài liệu liên quan hoạt động điều tra của một ủy ban thuộc Quốc hội Mỹ đối với hoạt động của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) tại Đức. Đổi lại, CIA đã trả cho Markus R 34.000 USD.
Những vụ bê bối gián điệp nổi tiếng thế giới - anh 2

(Ảnh minh họa)

Vụ việc có thể chưa sớm bị bại lộ nếu như Markus R không quá tham lam. Một ngày tháng 5-2014, Markus R đã gửi thư điện tử cho Tổng lãnh sự quán Nga tại Munich (Đức), trong đó đề nghị được làm gián điệp cho Nga. Để chứng minh vai trò quan trọng của mình, y còn gửi kèm ba tài liệu mật trong đó có hai tài liệu về cuộc điều tra hoạt động của NSA tại Đức. Nhưng khác với những lần trao đổi trót lọt với Mỹ trước đó, phi vụ với người Nga lại không thành công. Cuối cùng điệp viên “hai mang” Markus R đã bị lật tẩy.
Khám xét nhà riêng của Markus R, cảnh sát tìm thấy nhiều thông tin mật trong máy tính và USB. Tuy nhiên, phải đến gần đây, các nhà điều tra mới đánh giá hết giá trị số thông tin mật đó. Điều khiến các nhà điều tra lo ngại nhất là trong danh sách Markus R đánh cắp được từ năm 2011 có chứa tên thật, mật danh của các nhân viên BND làm việc dưới danh nghĩa nhà ngoại giao tại nhiều đại sứ quán của CHLB Đức khắp thế giới và những người làm việc bí mật ở các nước mà quân đội Đức đang triển khai lực lượng, trong đó có Afghanistan, Mali, Lebanon và Sudan.
Những vụ bê bối gián điệp nổi tiếng thế giới - anh 3

(Ảnh minh họa).

Theo tờ De Spiegel của Đức, BND hiện có khoảng 6.500 nhân viên, thường ở trong các Đại sứ quán Đức ở nước ngoài hoặc được phái đến những khu vực có binh sĩ Đức triển khai. Nhiệm vụ BND là xác định mục tiêu thù địch và cảnh báo quân đội nếu phát hiện có mối đe dọa. Việc thân phận bị lộ có thể đặt các điệp viên Đức vào tình cảnh nguy hiểm. Mặc dù các nguồn tin tình báo Đức khẳng định bản danh sách mật trên đã lỗi thời vì tên tuổi được cập nhật lần cuối năm 2011, song BND cũng phải thừa nhận rằng mối quan tâm lớn nhất của họ hiện nay là điều tra xem Markus R đã bán danh sách điệp viên cho cơ quan tình báo nước ngoài thù địch hay chưa.

Cuộc chiến gián điệp

Vụ bê bối chung quanh gián điệp “hai mang” mang mật danh Markus R đã phủ “bóng đen” lên quan hệ Đức và Mỹ. Vụ việc đã đẩy quan hệ giữa hai đồng minh Mỹ - Đức đứng trước những thách thức mới trong bối cảnh Berlin vẫn chưa quên những tiết lộ động trời của cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, phơi bày chương trình do thám khổng lồ của NSA nhằm vào các công dân Đức và nghiêm trọng hơn, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng là một mục tiêu do thám.
Trên thực tế, việc mua chuộc điệp viên hoặc cài điệp viên nằm vùng là vấn đề luôn gây tranh cãi và căng thẳng giữa các nước, đặc biệt là giữa Nga với Anh và Mỹ. Một trong những điệp viên nổi tiếng từng gây sóng gió trong quan hệ giữa Liên Xô (trước đây) và Anh là Vasily Mitrokhin, một cựu sĩ quan thuộc Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô (KGB).
Khởi nghiệp là một kiểm sát viên quân sự tại Kharkov (Ukraine), thời gian sau Mitrokhin được đặc cách vào Học viện Ngoại giao ở Moscow. Năm 1948, Vasily Mitrokhin chính thức bước vào thế giới của những người “hoạt động ngầm” khi đầu quân cho KGB và được đánh giá là điệp viên tràn đầy nhiệt huyết. Nhờ những năng lực vượt trội cũng như bảng thành tích dày đặc của mình, Mitrokhin nhanh chóng trở thành một điệp viên được tin cậy và có cơ hội tiếp cận những nguồn tài liệu tuyệt mật của tình báo Liên Xô. Năm 1956, Mitrokhin được chuyển tới làm việc tại kho lưu trữ của KGB. Giai đoạn này Mitrokhin bắt đầu bộc lộ bất mãn.
Những vụ bê bối gián điệp nổi tiếng thế giới - anh 4

Năm 1992, sau khi Liên Xô sụp đổ và tám năm sau khi rời KGB, đặc vụ Mitrokhin đã phản bội và chạy sang phương Tây. Cựu điệp viên này nhanh chóng liên lạc với các quan chức CIA tại Latvia với số tài liệu thu thập được và đề nghị được giúp đỡ đào tẩu. Bị người Mỹ từ chối, Mitrokhin quay sang liên hệ các mật vụ thuộc cơ quan tình báo Anh MI6. Sau này, theo tiết lộ của điệp viên Anh, số tài liệu trên nhiều đến mức được chất đầy trong sáu chiếc va-li để vận chuyển tới London. Từ thân phận “chuột chũi”, Mitrokhin bỗng trở thành “người hùng”, được MI6 chiêu mộ, hậu thuẫn. Mitrokhin và gia đình đã bí mật trốn sang Anh.
Năm 2010, quan hệ Nga - Mỹ trải qua nhiều sóng gió sau khi Washington cất “mẻ lưới” chưa từng có: bắt giữ 10 gián điệp “nằm vùng” của Nga. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, việc bắt giữ những người tình nghi trên vào tháng 6-2010 là kết quả của một cuộc điều tra sát sao, theo dõi nhất cử nhất động của tất cả các thành viên mạng lưới gián điệp. Các “điệp viên” này còn được gọi là “dân nằm vùng”, được cài cắm ở Mỹ từ rất lâu, một số người đã định cư khoảng 20 năm dưới vỏ bọc các cặp vợ chồng, hoạt động trong những ngành có khả năng xây dựng quan hệ rộng như tài chính, truyền thông để lấy thông tin từ giới hoạch định chính sách của Washington.
Ngoài phương tiện công nghệ tối tân, các nghi can này còn sử dụng cả những phương pháp truyền thống như mực vô hình và tráo đổi những cái túi giống nhau khi “tình cờ” đi ngang qua nhau trong công viên để trao đổi thông tin. Thông tin được mạng lưới gián điệp quan tâm tìm hiểu rất sâu rộng, từ bom phá boong-ke hiện đại nhất, quan điểm của Mỹ với Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START-2... cho tới phương hướng xử lý chương trình hạt nhân của Iran.
Những vụ bê bối gián điệp nổi tiếng thế giới - anh 5

Một trong 10 người Nga bị cáo buộc liên quan tới vụ án gián điệp này là nữ doanh nhân người Nga Anna Chapman, 28 tuổi. Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã cử người theo dõi Anna từ đầu năm 2010 khi cô thực hiện các cuộc giao tiếp tinh vi với người quản lý người Nga của mình trong những bối cảnh như trong tiểu thuyết tình báo... Báo chí Mỹ khi đó nhận định, vụ bắt giữ này được cho là đặc biệt so các vụ tương tự trong quá khứ vì những người bị bắt đều là thường dân và không hề có mối liên hệ nào với cơ quan sứ quán hoặc lực lượng quân sự Nga ở Mỹ.
Tuy nhiên, chỉ một tháng sau đó, Washington và Moscow đã tiến hành trao đổi gián điệp. Theo đó, Moscow đã đồng ý thả bốn tù nhân bị kết tội làm gián điệp phương Tây để đổi lấy 10 nghi phạm gián điệp nói trên của Nga. Đây là vụ trao đổi gián điệp lớn nhất và cũng gây chú ý nhiều nhất giữa hai cường quốc Nga và Mỹ kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Các vụ bê bối gián điệp là chuyện thường xảy ra giữa các cường quốc. Tuy nhiên, việc để lộ danh tính hàng nghìn điệp viên như ở Đức mới đây không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng các điệp viên, mà còn gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của đất nước đó.


Hợp tác cùng Thời nay

Những vụ tuyển mộ khét tiếng của tình báo KGB


Trong khi tình báo phương Tây chú trọng trang thiết bị tinh vi thì cơ quan tình báo Liên Xô KGB đầu tư cho mật thám con người, chiêu mộ những người nắm giữ vị trí quan trọng trong chính quyền nước ngoài.
Cơ quan tình báo Liên Xô đã đặc biệt thành công ở Anh, nơi KGB tuyển mộ thành công vài quan chức Chính phủ cấp cao để cung cấp thông tin cho mình. KGB thành công đến mức năm 1971, 105 nhân viên Đại sứ quán Liên Xô ở London bị trục xuất do tình nghi hoạt động gián điệp.
1. Melita Norwood
Năm 1936, KGB tuyển mộ Melita Norwood - người làm việc cho Hiệp hội Kim loại Non Ferrous, một cơ sở nghiên cứu hạt nhân bí mật ở Anh. Với vai trò là một thư ký, Norwood có mật danh Hola có khả năng tiếp cận trực tiếp tài liệu của tổ chức này, khi đó đang đảm nhiệm trực tiếp việc chế tạo bom nguyên tử. Hàng đêm, bà bí mật chụp rất nhiều tài liệu mật về dự án “Tube alloys” lấy ra từ tủ của vị giám đốc và trao cho KGB. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng, lãnh tụ Liên Xô Stalin còn nắm rõ về công trình nghiên cứu bom nguyên tử của Anh hơn cả Thủ tướng nước này là Clement Attlee.
Nhung vu tuyen mo khet tieng cua tinh bao KGB hinh anh 1
Điệp viên Melita Norwood.
Hola cống hiến cho KGB vì lý tưởng, chứ không phải vì tiền. Trong một thời gian dài làm việc cho tình báo Liên Xô, bà không hề nhận một xu nào. Chỉ đến khi về hưu, năm 1960, bà mới đồng ý nhận khoản trợ cấp 20 bảng mỗi tháng. Vì những cống hiến của mình, bà đã được Liên Xô trao Huân chương “Cờ đỏ” năm 1979.
Người lật tẩy hoạt động tình báo của điệp viên Norwood là cựu đại tá KGB Vasili Mitrokhin đào ngũ sang Anh. Nhưng mãi đến ngày 11/9/1999, nữ điệp viên năm xưa nay đã là một bà già sống lặng lẽ mới bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô. Nhưng chỉ hơn 3 tháng sau, Bộ Tư pháp Anh chính thức tuyên bố bằng văn bản rằng, nữ gián điệp Norwood sẽ không bị truy tố và bà có thể yên tâm sống đến cuối đời mà không sợ phải ra toà. Cho đến trước khi chết, Norwood vẫn là một người rất hâm mộ Stalin, lên án Gorbachev và Eltsin vì cho rằng họ là những thủ phạm chính làm cho Liên Xô tan rã. Ngôi nhà của bà có treo đầy những khẩu hiệu và hình ảnh ủng hộ Chủ tịch Fidel Castro.
2. Cambridge Five
Tuy nhiên, một trong những vụ thành công nhất của KGB chính là việc tuyển mộ thành công Nhóm điệp viên Anh, sau này được biết đến với tên gọi “Cambridge five”, gồm: Burgess (1910-1963) điệp viên đồng tính trong MI6 (Cơ quan tình báo bí mật Anh), thư ký của Thứ trưởng Ngoại giao Hector McNeil, Bí thư của Đại sứ quán Anh tại London, Washington; Anthony F. Blunt (1907-1983), một cố vấn nghệ thuật của Nữ hoàng Elizabeth, điệp viên MI5 (Cơ quan Phản gián Anh) trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Blunt cũng là người đồng tính và từng là người yêu của Burgess; Donald Maclean (1915-1983), Bí thứ tại Đại sứ quán Anh tại Paris, Washington, Cairo, London; Harold Adrian Russell Philby (1912-1988), một nhà báo đồng thời là điệp viên MI6, hay "Nhân vật thứ ba".
Nhung vu tuyen mo khet tieng cua tinh bao KGB hinh anh 2
Nhóm Cambridge five.
Burgess và Blunt đóng góp cho KGB bằng cách chuyển các tài liệu bí mật của Bộ Ngoại giao - những tài liệu mô tả chiến lược quân sự của quân đồng minh. Trong khi đó, Donald Maclean, đặc biệt là trong suốt thời gian làm việc ở Đại sứ quán Anh ở Washington (1944-1948), là nguồn thông tin chính của Stalin về các diễn biến chính sách cũng như thông tin giữa Churchill và Roosevelt, sau đó là giữa Churchill và Truman. Mặc dù không chuyển dữ liệu kỹ thuật về bom nguyên tử nhưng Maclean đã báo cáo về diễn biến và tình hình phát triển bom nguyên tử, đặc biệt là lượng uranium mà Mỹ có. Ông là đại diện của Anh trong Hội đồng Mỹ - Anh - Canada về việc chia sẻ các bí mật nguyên tử. Chỉ riêng hiểu biết này đã giúp các nhà khoa học Liên Xô có được khả năng dự đoán số bom nguyên tử mà người Mỹ có thể chế tạo. Về phần mình, Kim Philby cũng đã thực hiện nhiều nhiệm vụ. Trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ông đã thông tin cho Liên Xô về việc các đồng nghiệp của ông tại Trung tâm Giải mã nổi tiếng của Anh ở Bletchley Park đã phá vỡ mật mã “Enigma’’ của Đức quốc xã. Với công việc tại MI6, ông có thể nhận dạng các điệp viên Anh ở Nga. Ông không chỉ biết họ là ai mà còn là một trong những người chỉ đạo các kỹ thuật làm gián điệp cho nhiều người trong số họ.
3. Vợ chồng Julius và Ethel Rosenberg
Ngoài ra, KGB cũng rất thành công trong việc tuyển mộ các điệp viên tại Mỹ. Điển hình trong số đố là cặp vợ chồng Julius và Ethel Rosenberg. Hai người gặp nhau tại Liên minh Cộng sản của giới trẻ năm 1936 ở Mỹ. Họ bị buộc tội chuyển giao các bí mật hạt nhân cho Liên bang Xô Viết. Julius được KGB tuyển mộ năm 1942, và được xem là một trong những điệp viên lừng lẫy nhất của tổ chức này. Sau đó Julius cũng tuyển mộ nhiều người vào phục vụ cho KGB. Ông đã cung cấp cho cơ quan tình báo này hàng ngàn tài liệu từ Ủy ban Tư vấn quốc gia Mỹ về hàng không vũ trụ, trong đó có bản thiết kế hoàn chỉnh chiếc máy bay tiêm kích phản lực Lockheed P-80 Shooting Star.
Nhung vu tuyen mo khet tieng cua tinh bao KGB hinh anh 3
Vợ chồng Julius và Ethel Rosenberg.
Vợ chồng Julius và Ethel Rosenberg bị xử tử trên ghế điện vì tội làm gián điệp. Vụ việc phát giác khi trung sĩ David Greenglass bị bắt trong lúc đang hoạt động tình báo ở Los Alamos và đã khai ra đồng minh là vợ chồng em gái Ethel và Julius Rosenberg.
4. Aldrich Hazen Ames
Năm 1985, KGB chiêu mộ Aldrich Hazen Ames, một nhân viên kỳ cựu của Cục tình báo Trung ương Mỹ CIA. Trong năm này, Ames đã tiết lộ tên của 3 điệp viên hai mang cho một liên lạc của KGB, nghĩ rằng điều ông đang làm không phải là tội phản quốc vì họ chỉ là các điệp viên KGB mang tính kỹ thuật. Ông nhận được 50.000 USD và vài tuần sau đó tiết lộ cho KGB về nhiều điệp viên Mỹ khác tại Liên Xô, trong đó có người bạn thân Sergey Fedorenko. Tổng cộng, Ames đã tiết lộ danh tính của 25 điệp viên CIA, 10 trong số họ đã bị kết án tử hình.
Nhung vu tuyen mo khet tieng cua tinh bao KGB hinh anh 4
Điệp viên Aldrich Hazen Ames.
Ngoài việc tiết lộ danh tính mọi điệp viên Mỹ cài tại Liên Xô, Ames còn phá hỏng nhiều chiến dịch mật quan trọng của CIA và khiến hàng chục nhân viên cơ quan tình báo Mỹ này vào vòng nguy hiểm. Đổi lại, Ames nhận được từ KGB hơn 2 triệu USD và dành cho ông một tài khoản 2 triệu USD khác trong một ngân hàng ở Moscow. Theo đó,  Ames trở thành điệp viên được trả tiền cao nhất trên thế giới. Việc Ames bị bắt vào tháng 2/1994 đã khiến CIA bị bẽ mặt. Cho đến nay, Ames vẫn là điệp viên hai mang nguy hiểm nhất từng luồn lách hoạt động trong CIA.
5. Robert Hanssen
Trước đó, năm 1979, KGB đã tuyển mộ Robert Hanssen – nhân viên của FBI. Robert Hanssen đã cung cấp cho tình báo Liên Xô danh tính nhiều điệp viên Mỹ và nhận được 1,5 triệu USD trong 15 năm. Robert Hanssen bị bắt vào tháng 2/2001.
Nhung vu tuyen mo khet tieng cua tinh bao KGB hinh anh 5
Điệp viên Robert Hanssen.
Thanh Hương
Theo Infonet

6 điệp viên lừng danh nhất mọi thời đại


Bức màn bí mật của thế giới điệp viên luôn thu hút lòng hiếu kỳ của dư luận. Dù việc giải mật hồ sơ của các điệp viên chỉ là bề nổi của “tảng băng chìm”, nhưng qua đó độc giả phần nào hiểu được cuộc sống gian truân và tính mạng luôn bị đe dọa của giới gián điệp.
Cùng khám phá câu chuyện của 6 điệp viên được đánh giá là lừng danh nhất mọi thời đại.
1. Mata Hari (1879-1917)
Mata Hari được cho là một trong những điệp viên, vũ công kiêm “gái gọi” xinh đẹp nhất mọi thời đại. Bà là người Hà Lan, bị buộc tội làm gián điệp cho Đức trong Chiến tranh thế giới I, và bị xử bắn vào năm 1917.
6 diep vien lung danh nhat moi thoi dai hinh anh 1
Bà tán tỉnh những doanh nhân, nhà ngoại giao, các sĩ quan quân đội, và chính trị gia cấp cao để thu thập thông tin tình báo cho Đức. Khi bị bắt, bà thừa nhận làm gián điệp cho Pháp, nhưng Chính phủ Pháp phủ nhận thông tin này.
Sau khi bị hành quyết, thi thể của bà không được chôn cất mà bị chuyển tới trường y cho sinh viên nghiên cứu trên bàn giải phẫu. Phần đầu của Mata Hari được ướp và trưng bày tại Bảo tàng tội phạm của Pháp, song đã bị đánh cắp vào năm 1958, có thể do một người hâm mộ nào đó.
2. Vợ chồng Julius và Ethel Rosenberg (1915, 1918-1953)
Cặp vợ chồng này gặp nhau tại Liên minh Cộng sản của giới trẻ năm 1936 ở Mỹ. Họ bị buộc tội chuyển giao các bí mật hạt nhân cho Liên bang Xô Viết.
6 diep vien lung danh nhat moi thoi dai hinh anh 2
Julius được KGB (Cơ quan tình báo Liên Xô) tuyển mộ năm 1942, và được xem là một trong những điệp viên lừng lẫy nhất của tổ chức này. Sau đó Julius cũng tuyển mộ nhiều người vào phục vụ cho KGB. Ông đã cung cấp cho cơ quan tình báo này hàng ngàn tài liệu từ Ủy ban Tư vấn quốc gia Mỹ về hàng không vũ trụ, trong đó có bản thiết kế hoàn chỉnh chiếc máy bay tiêm kích phản lực Lockheed P-80 Shooting Star.
Vợ chồng Julius và Ethel Rosenberg bị xử tử trên ghế điện vì tội làm gián điệp. Vụ việc phát giác khi trung sĩ David Greenglass bị bắt trong lúc đang hoạt động tình báo ở Los Alamos và đã khai ra đồng minh là vợ chồng em gái Ethel và Julius Rosenberg.
3. Aldrich Ames (1941)
Aldrich Ames được xem là một trong những điệp viên hai mang khét tiếng. Ames làm việc cho cả KGB và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từ năm 1985 tới 1991. Ba năm sau, tức năm 1994, Ames bị bắt và kết án tù treo. Trong nhiệm vụ đầu tiên, với tư cách là một sĩ quan hoạt động đơn tuyến, Ames đã cắm chốt ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ để tuyển mộ các sĩ quan tình báo Xô Viết. Do các khó khăn tài chính trong cuộc sống riêng xa hoa, ông bắt đầu làm gián điệp cho Xô Viết từ năm 1985.
6 diep vien lung danh nhat moi thoi dai hinh anh 3
Ames được cử tới hoạt động ở văn phòng châu Âu của CIA, nơi ông có thể tiếp cận trực tiếp danh tính của các yếu viên CIA đang cài cắm trong KGB nói riêng và quân đội Xô Viết nói chung. Thông tin do Ames tiết lộ đã khiến hàng trăm yếu viên CIA lâm vào vòng nguy hiểm, và hàng chục người bị kết án tử hình. Ames nhận được khoản tiền 4,6 triệu USD để chi trả cho cuộc sống xa hoa hơn mức bình thường của một nhân viên CIA.
Đầu năm 1985, CIA bắt đầu để ý tới những “tổn thất” nhanh chóng này. Lúc đầu, CIA không thể tin kịch bản bị KGB “tương kế tựu kế”. Tuy nhiên, khi Cục Điều tra Liên bang (FBI) vào cuộc, Ames trở thành nghi vấn hàng đầu. Lo ngại Ames trốn, FBI đã bắt ông và vợ tại sân bay. Ông bị kết án tù chung thân, và giam giữ ở Penitentiary, bang Pennsylvania.
4. Klaus Emil Julius Fuchs (1911-1988)
Fuchs mang quốc tịch Đức, là một nhà vật lý làm việc ở Los Alamos trong một dự án bom nguyên tử. Ông chịu trách nhiệm cho những tính toán liên quan tới phân rã hạt nhân và bom khinh khí. Khi còn học đại học ở Đức, ông đã có mối liên hệ với Đảng Cộng sản Đức.
6 diep vien lung danh nhat moi thoi dai hinh anh 4
Ông bắt đầu cung cấp thông tin cho Liên Xô khi đang làm việc trong một dự án hạt nhân bom nguyên tử tại Anh. Ông nghĩ rằng, người Xô Viết cần biết những gì người Anh và người Mỹ đang phát triển. Năm 1943, ông được chuyển tới Mỹ để hỗ trợ dự án Manhattan.
Từ năm 1944, ông làm việc ở Los Alamos. Trong vòng 2 năm, ông cung cấp cho KGB các kế hoạch trên lý thuyết việc chế tạo bom khinh khí và các dữ liệu sản xuất uranium, theo đó Liên Xô có thể ước tính số liệu bom mà Washington sở hữu. Trong quá trình bị điều tra, Fuchs thú nhận từng làm gián điệp cho Liên Xô và bị kết án 14 năm tù. Ông được phóng thích năm 1959 và chuyển đến sinh sống tại Đông Đức.
5. Nhóm "5 Cambridge"
Nhóm "5 Cambridge" gồm 5 cựu sinh viên ĐH Cambridge làm gián điệp cho Liên Xô: Anthony Blunt, Kim Philby, John Cairncross, Guy Burgess và Donald McLean.
6 diep vien lung danh nhat moi thoi dai hinh anh 5
5 điệp viên này hoạt động trong Thế chiến II với nhiệm vụ thâm nhập các đại sứ quán, các cơ quan tình báo để cung cấp thông tin bí mật cho KGB.
6. Richard Sorge (1895-1944)
Richard Sorge, quốc tịch Đức, được xem là một trong những điệp viên lừng danh nhất của Liên Xô hoạt động tại Nhật Bản trước và sau Chiến tranh Thế giới II. Năm 1944, Richard Sorge xung phong phục vụ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và bị thương nặng.
6 diep vien lung danh nhat moi thoi dai hinh anh 6
Trong quá trình dưỡng thương, ông đã đọc và thấm nhuần sách của Marx và thấm nhuần hệ tư tưởng cộng sản. Sau đó ông tới Liên Xô và được tuyển mộ làm điệp viên, hoạt động dưới vỏ bọc của một nhà báo và được cử tới nhiều nước châu Âu.
Năm 1933, Liên Xô quyết định cử ông tới xây dựng mạng lưới gián điệp tại Nhật Bản. Năm 1941, Sorge biết được chiến dịch Barbarossa Đức chuẩn bị xâm lược Liên Xô và thông báo cho phía Liên Xô, nhưng thật không may vì Stalin (lãnh đạo của Liên Xô lúc bấy giờ) đã lờ đi mọi chuyện. Vài tuần sau, cơ quan tình báo của Nhật đã bắt và hành quyết Sorge vào năm 1944. 20 năm sau khi bị xử tử, Sorge được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô vào năm 1964.
Thanh Hương
Theo Infonet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét