Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

MẶT TRÁI NHÂN TÍNH 6

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Sự Thực Tàn Nhẫn Đến Lạnh Người Đằng Sau Những Thực Phẩm Đắt Đỏ Hàng Đầu Thế Giới
ững “báu vật ẩm thực” như vi cá mập, gan ngỗng, trứng cá muối là những món ăn đến từ những quốc gia có nền ẩm thực hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Pháp, Nga. Tuy nhiên, sự thật đằng sau những món ăn hảo hạng bậc nhất này khiến bất cứ ai cũng phải rùng mình kinh hãi và suy ngẫm về sự tàn phá của con người đối với thiên nhiên. 1. Súp vi cá mập 2. Gan ngỗng 3. Trứng cá tầm 4. Sushi cá ngừ vây xanh 1,5 triệu đồng/miếng

 
giết người ác độc nhất quả đất

Kẻ giết người hàng loạt “Chó điên” (kỳ 1): Sự trỗi dậy của lòng hận thù

24/12/2015 09:00 UTC+7
(Công lý) - Archibald Beattie McCaffery (tên thường gọi là Archie) là một trong những sát nhân khét tiếng của Australia những năm 1970. Với biệt danh “chó điên”, hắn bắt đầu giết người sau cái chết đứa con trai 6 tuần tuổi.
Chỉ trong vòng 5 ngày hắn ra tay sát hại liên tiếp 3 người đàn ông. Bị tuyên 3 bản án chung thân, vậy mà 8 năm sau, ngay sau song sắt buồng giam “chó điên” lại giết thêm một người bạn tù.
Dường như việc ngồi tù và phải đối diện với cảnh sát không hề làm hắn run sợ. Chỉ cần nhìn vào cơ thể của hắn cũng đủ biết hắn ghét cảnh sát như thế nào. Hắn đã xăm lên mình một dòng chữ đậm có nội dung “kẻ khóa tay người khác không được sinh ra từ tử cung đàn bà” chạy ngang lưng. Cách đó một khoảng không xa là dòng chữ “Hận, giết bọn cớm!”.
Không chỉ dừng lại ở những dòng chữ đó, trên người hắn còn cả một bộ sưu tập “khủng” với hơn 200 hình xăm độc đáo. Gần như không chỗ nào trên cơ thể hắn còn khoảng trống.
Phía trên ngực của hắn là hình 2 con chó bun to biểu tượng của nước Anh. Trên vai, hắn xăm 2 con cá mập dữ tợn rất ấn tượng. Đặc biệt, không hiểu Archie có dụng ý gì khi hắn xăm hình 2 đôi mắt mở trừng trừng ngay sau 2 bên mông. Đây được xem là một lời khiêu khích đầy ngạo nghễ của hắn với cuộc đời.
Chỉ như vậy cũng đủ hiểu hắn yêu thích những hình xăm đó như thế nào. Hắn thậm chí còn tin tưởng anh chàng thợ xăm đó hơn cả bác sỹ tâm lý của mình. Hắn tâm sự cho anh ta hầu hết những bí mật sâu thẳm. Đôi khi, hắn tìm được một vài lời khuyên khá hữu ích từ người bạn thợ xăm. Và từ trong tâm thức, hắn đang muốn tu tỉnh thành con người khác.
Kẻ giết người hàng loạt “Chó điên” (kỳ 1): Sự trỗi dậy của lòng hận thù
Archie - kẻ giết người hàng loạt biệt danh "Chó điên"
Nhưng rồi cái chết của đứa con độc nhất như bước ngoặt cuộc đời của Archie. Hắn tự biến mình thành con người của hận thù, căm phẫn. Hắn quyết định sẽ giết người để trả thù cho đứa con đầu lòng của mình.
Bước đầu tiên trong kế hoạch trả thù của Archie là tìm người đồng hành. Hắn tự lập một băng nhóm găngtơ nhỏ gồm những thanh thiếu niên hư hỏng mà hắn gặp và dụ dỗ được. Tính cả Archie thì băng nhóm có 6 thành viên, 4 nam, 2 nữ, độ tuổi từ 16 đến 26.
Thành viên lớn tuổi nhất là Carol Howes, 26 tuổi, có tiền sử 3 lần tự tử hụt. Archie gặp ả khi cùng điều trị ở Trung tâm tâm thần Parramatta. Chính Archie là người đã khuyên can và động viên Carol tìm niềm vui mới ở cuộc sống. Cô ta chịu ơn hắn từ đó. Sau khi ra viện, Carol theo Archie và chuyển tới sống cùng hắn ở một căn hộ ngoại ô phía Tây Earlwood.
Thành viên nhỏ tuổi nhất là Julie Todd, một cô bé mới 16 tuổi. Archie cũng gặp và quen Julie ở trung tâm tâm thần. Sau này, cô bé đồng ý theo hắn vì không còn nơi nào khác để đi và nương tựa.
Ngoài ra, 3 nam thanh niên khác gồm Mick Meredith và William Richar và Rick Webster đều 17 tuổi là những thanh niên hư hỏng, tình cờ gặp và quyết định theo Archie đi trộm cướp.
Vào đêm 24/8/1973, Archie cầm đầu băng nhóm bắt đầu đi cướp và giết người. Nạn nhân đầu tiên của bọn chúng là George Anson, một cựu chiến binh đã ngoài 50 làm nghề bán báo bên ngoài khách sạn Canterbury.
Ông này có thói quen xấu là thường nhậu say khướt mỗi khi kết thúc ngày làm việc. Đêm đó, như bao đêm khác, ông George Anson khật khưỡng về nhà trong hơi men nồng nặc. Bất ngờ, ông thấy một nhóm thanh niên lao ra chắn đường. Chưa kịp định hình thì ông Anson bị Archie nhảy vào đấm túi bụi.
Do tuổi đã cao, lại đang say mềm, ông Anson gần như không còn sức chống cự. Sau cú đánh của Archie, ông lăn quay ra đất. Bọn côn đồ kéo lê ông già tội nghiệp trên đường. Rồi bất ngờ Archie đưa tay lên bóp cổ ông. Trong cơn hoảng loạn và vẫn đang lâng lâng, ông Anson buột miệng chửi thề: “Thằng nhãi ranh”.
Không ngờ đây là những lời cuối cùng mà ông Anson được nói. Nhưng chính câu nói ấy của ông như đổ thêm dầu vào lửa, Archie đang sôi máu lại càng thêm điên rồ. Hắn liên tiếp dùng cùi trỏ đập vào đầu và bụng nạn nhân.
Mặc cho ông Anson đã quỳ sụp xuống rãnh nước, Archie dùng dao liên tiếp đâm 7 phát vào lưng và cổ nạn nhân. Thêm một cú đá quyết định vào thẳng mặt, ông Anson từ trạng thái hấp hối thành chết hẳn.
Hành động của Archie làm các thành viên trong băng nhóm kinh hoàng. Mục đích ban đầu của chúng chỉ là ăn cướp tài sản trên người lão già say Anson. Ai dè Archie lại điên cuồng giết lão.
Tất cả chúng đều run sợ Archie, còn  Rick Webster thì tức giận hỏi Archie: “sao mày lại giết lão?”.  Archie cũng điên cuồng và hét vào mặt Rick là vì lão dám gọi tao là "nhãi ranh”.
Kể từ lúc đó, Rick Webste không nói thêm điều gì nhưng Archie đã không còn tin tưởng thằng nhóc con đó nữa. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu hắn, Rick Webster cũng sẽ phải chết.
Hoàng Hà

Kẻ giết người hàng loạt “Chó điên” (Kỳ 2): Đứa trẻ bất trị

27/12/2015 08:10 UTC+7
(Công lý) - Ngay từ khi còn là 1 đứa trẻ, Archie đã sở hữu một hồ sơ phạm tội khá dài và bị liệt vào nhóm tội phạm vị thành niên “không thể chấn chỉnh”.
Sau vụ giết người đầu tiên không biết ghê tay, hắn càng điên cuồng muốn giết thật nhiều người để trả thù cho đứa con bé bỏng, tội nghiệp của mình.
Kẻ giết người hàng loạt “Chó điên” (Kỳ 2): Đứa trẻ bất trị
Sau vụ giết người đầu tiên không biết ghê tay, hắn càng điên cuồng muốn giết thật nhiều người để trả thù cho đứa con bé bỏng
Không phải đến lúc này hắn mới bộc lộ bản chất của mình. Mà ngay từ khi còn là 1 đứa trẻ, hắn đã sở hữu 1 bảng thành tích phạm tội khá dài.
Lật lại hồ sơ về Archibald Beattie McCafferty, một thám tử sau này đã nói rằng, Archie là “thằng nhóc cứng đầu nhất mà tôi từng biết”.
Archie sinh năm 1948 tại Scotland trong một gia đình không mấy khá giả. Năm lên 10 tuổi, Archie theo bố mẹ rời Scotland di cư sang Australia để bắt đầu một cuộc sống mới. Nơi đầu tiên cậu đặt chân tới là thành phố Melbourne xinh đẹp, sau đó chuyển tới Bass Hill, khu ngoại ô phía Tây Sydney.
Tại đây, Archie bắt đầu gia nhập các băng nhóm tội phạm vị thành niên. Năm 12 tuổi, lần đầu bị cảnh sát “sờ gáy” vì tội trộm cắp vặt. Bước sang tuổi 18 với 5 lần bị bắt giam. Ở tuổi 24, Archie ra tù vào tội như cơm bữa với ít nhất 35 tội danh như phá rối, đột nhập và ăn trộm xe hơi, ăn cắp vặt, tàng trữ đồ ăn cắp…
Ngoài 1 lần duy nhất bị bắt vì tội danh chống đối, hành hung cảnh sát đang làm nhiệm vụ, gần như Archie không phạm tội liên quan tới bạo lực. Tuy nhiên, hắn lại là một kẻ bị ám ảnh nặng bởi những hành vi bạo lực. Archie nghiện phim kinh dị và đặc biệt thích 2 tiểu thuyết “Bố già” và “Chiếc đồng hồ màu cam”.
Kẻ giết người hàng loạt “Chó điên” (Kỳ 2): Đứa trẻ bất trị
Đến 24 tuổi, Archie đã ra tù vào tội như cơm bữa
Năm 1972, Archie kết hôn với Janice Redington, một nhân viên khách sạn mà hắn tình cờ quen và yêu. Cả nhà Archie thở phào nhẹ nhõm vì đứa con phá phách đã có nơi có chốn. Nhưng đáng buồn thay, bản tính của Archie chẳng hề thay đổi.
Kết hôn mới được 6 tuần, Archie lên giường với một cô gái khác ngay trước mặt vợ. Từ đây, hắn trở thành là một kẻ nghiện rượu, lạm dụng thuốc an thần và thường xuyên đánh đập vợ một cách vô lý.
Dù Janice đang mang thai nhưng hễ cứ say xỉn, hắn lại lôi Janice ra bạo hành tàn bạo. Hắn chèn ngón tay cái ngang cổ họng Janice cho tới khi cô bị ngạt thở mà ngất đi mới thôi.
Hắn thú nhận với bác sỹ tâm lý rằng, hắn muốn giết vợ và gia đình cô ta không vì lý do gì. Dù nhiều lần hắn đã cố ném những suy nghĩ xấu xa đó ra khỏi tâm trí nhưng lại không thể làm chủ được hành động của mình.
Dường như đợt điều trị tâm lý chẳng thể giúp Archie cải thiện được tình hình. Ban ngày, hắn tìm được một công việc lái xe tải nên đây được coi là thời gian yên bình với cả gia đình. Nhưng khi màn đêm kéo xuống, hắn trở về là một con quỷ dữ.
Hà Kim

Kẻ giết người hàng loạt “Chó điên” (Kỳ 3): Án mạng trong nghĩa trang

29/12/2015 10:45 UTC+7
(Công lý) - Từ sau cái chết của bé Craig, Archie biến thành 1 con người hoàn toàn khác. Trong lòng hắn chứa đầy lòng hận thù, nó cứ thôi thúc hắn ra tay sát hại thêm những nạn nhân vô tội khác.
Sau khi giết ông Anson, trên đường về nhà, băng đảng của "chó điên" dừng chân nghỉ tạm ở một quán ăn nhanh. Trong lúc mọi người tìm đồ ăn lót dạ, Archie tranh thủ vào nhà vệ sinh để rửa sạch những vết máu còn dính trên người. Chính bản thân hắn vẫn chưa hoàn hồn sau những gì đã làm.
Đang miên man nghĩ về cái chết của ông lão bán báo, Archie như giật bắn người khi nhìn vào gương. Hắn không tin vào mắt mình nữa. Đó là hình ảnh Craig bé bỏng đang mỉm cười, vẫy tay với hắn. Archie run run đưa tay chạm vào gương nhưng hình ảnh cậu bé đã tan biến, chỉ còn văng vẳng một âm thanh kỳ quái: “Giết 7 người, giết 7 người”.
Kẻ giết người hàng loạt “Chó điên” (Kỳ 3): Án mạng trong nghĩa trang
Từ sau cái chết của bé Craig, Archie biến thành 1 con người hoàn toàn khác
Archie quay trở lại xe và suy nghĩ rất nhiều về ông lão Anson, về hình ảnh bé Craig và về âm thanh ma quái đó. Khi đã hoàn toàn lấy lại được bình tĩnh Archie mới tâm sự với đồng bọn về việc hắn làm tối qua.
Hắn nói: “Tao không định làm vậy. Nhưng tao không thể dừng lại. Không hiểu vì sao nữa nhưng có một âm thanh lạ. Đó là tiếng đứa con trai xấu số cứ thôi thúc tao giết người”.
Ba hôm sau, vào một đêm mưa phùn, gió lạnh Archie dẫn đồng bọn tới nghĩa trang Leppington để chỉ cho chúng thấy ngôi mộ của con trai hắn. Carol Howes không lạ gì, vì cô từng tới đây nhiều lần cùng Archie. Cô kể lại, Archie thường ôm nấm mồ mà khóc nức nở. Hắn là một người đàn ông tàn bạo và lạnh lùng nhưng lại là một người cha ân cần, tình cảm.
Có những lần Archie ngồi bên mộ con thâu đêm, luôn mồm than khóc: “Đứa con trai bé bỏng, tội nghiệp của tôi. Nó không bao giờ dậy được nữa. Thật không công bằng”. Và không ít lần hắn thề trước linh hồn của con trai bằng mọi giá sẽ trả thù cho cậu bé.
Một lúc sau, cả nhóm rời đi tới một khách sạn gần đó để lên kế hoạch cho phi vụ đêm nay. Xong xuôi, chúng lái xe quay lại nghĩa trang. Trên đường đi, Todd Julie và Mick Meredith được thả lại dọc trên đường để bắt xe đi nhờ. Khi có ai đó dừng lại, chúng sẽ dùng súng uy hiếp và cướp xe.
Archie và các thành viên còn lại có mặt ở nghĩa trang để đợi sẵn. Vừa đốt điều thuốc định đưa lên hút thì Archie bất chợt thấy một đốm sáng mờ ảo lóe lên từ mộ con trai mình. Hắn còn nhìn thấy bóng một đứa trẻ thấp thoáng. Archie vội vã bước lại gần hơn. Một âm thanh nhỏ thỏ thẻ: "Bố, có phải bố đó không?”. Archie nhận ra đó là tiếng của Craig bé bỏng. Cậu bé hiện lên từ nấm mồ để trò chuyện với hắn.
Lúc đầu, hắn còn nghi ngờ không tin vào điều đó, nhưng ngay sau đó, Archie cuống quýt trả lời: “Có phải con đó không, Craig?” Giọng nói kia lại vang lên: “Bố có muốn con về với bố không? Bố phải làm cho con một việc rồi con sẽ trở về bên bố.”
Archie nói trong nước mắt, bố sẽ làm bất cứ điều gì con muốn để con trở về bên bố. Ngay sau đó bên tai Archie chỉ văng vẳng 1 tiếng, "bố phải giết chết 7 người, phải giết đủ 7 người, giết 7 người, 7 người….”
Kẻ giết người hàng loạt “Chó điên” (Kỳ 3): Án mạng trong nghĩa trang
Ronald Neil Cox, 42 tuổi
Vài phút sau, một chiếc ô tô lạ tiến vào nghĩa trang và dừng chỉ cách ngôi mộ của Craig tầm 150 mét. Trong xe là Julie Todd và Mick Meredith và một người nữa đang bị cưỡng chế bằng súng. Đó là Ronald Neil Cox, 42 tuổi là chủ xe.
Ronald Cox là một thợ mỏ đang trên đường từ công trường về nhà thì gặp Julie và Mick đang đứng mưa vẫy xe. Thương hai đứa nhỏ, ông chầm chậm dừng xe cho hai đứa lên. Ai dè chúng dí súng vào đầu, cướp xe và đưa ông tới đây. Người đàn ông tốt bụng bỗng dưng hóa thành nạn nhân của một băng nhóm cướp của giết người điên loạn.
Archie gạt nhanh nước mắt bước lại gần chiếc xe. Ronald Cox đang nằm úp mặt xuống bùn, sau gáy là 2 khẩu súng trường đã lên cò. Người đàn ông đáng thương cầu xin được tha mạng nhưng âm thanh giết người lại vang lên trong đầu Archie “Giết 7 người, giết 7 người”.
Hắn lạnh lùng nói với đồng bọn: “Ta phải giết hắn. Hắn đã thấy mặt chúng ta” và ra lệnh cho Mick phải giết Ronald Cox đi. Mick tỏ ra hoảng hốt, cậu thanh niên không nghĩ lại thêm một vụ giết người nữa, chúng chỉ muốn cướp xe và tài sản của người thợ mỏ này thôi.
Ronald Cox thấy vậy càng ra sức van nài được sống. Ông ta nói trong hơi thở gấp gáp rằng mình là cha của 7 đứa con nhỏ và ông rất yêu chúng. Ông không ngờ, sai lầm lớn nhất của ông là buột miệng nói ra con số 7, con số định mệnh chết chóc của Archie.
Ngay sau lời nói đó, Archie McCafferty và Mick Meredith nổ súng cùng lúc, người thợ mỏ tội nghiệp gục đầu chết ngay nghĩa trang.
Giết xong Ronal Cox, tất cả lên xe đến Liverpool. Archie ngoái nhìn lại ngôi mộ của đứa con trai. Hắn vẫn nhìn thấy ánh sáng ma quái đó và nghe rõ mồn một tiếng cười trẻ thơ đầy khoái trí. Archie cũng phá lên cười một mình. Chỉ mình Archie là nhìn và nghe thấy tất cả những thứ ma quỷ đó.
Hoàng Hà

Kẻ giết người hàng loạt “Chó điên” (Kỳ 4): Những âm thanh ma quái

31/12/2015 11:14 UTC+7
(Công lý) - Dù bị sa lưới, nhưng những âm thanh ma quái vẫn luôn đi theo "chó điên", khiến hắn điên cuồng muốn giết người. Bằng mọi giá hắn phải giết đủ 7 người, để đứa con sống lại.
Giết xong Ronal Cox, cả nhóm trở về căn hộ của Archie McCafferty để ăn mừng. Trong lúc mọi người đang uống rượu bia, hát hò tưng bừng thì Archie lại thu mình vào một góc. Âm thanh ma quái “Giết 7, giết 7” vẫn chưa tha cho hắn. Như bị ma quỷ xui khiến, "chó điên" bật dậy, lôi cả đội tiếp tục đi hành sát.
Đầu giờ sáng sớm hôm sau, Evangelos Kollias, một giáo viên dạy lái xe 24 tuổi đang trên đường tới chỗ làm thì gặp 2 thanh niên tội nghiệp đứng vẫy tay xin đi nhờ xe bên đường Enmore. Khi người lái xe tốt bụng vừa dừng lại cho đôi bạn trẻ lên thì bất ngờ họng súng đã ở ngay sau gáy anh. Kollias dễ dàng bị cưỡng chế. Chúng  trói anh dưới sàn ghế sau và cướp xe phóng đi như bay.
Ngay sau đó, cả bọn cùng tới Liverpool thực hiện vụ cướp mới. Archie nói sẽ tìm một nhà máy nào đó vắng vẻ để cướp nhưng tất cả đều biết hắn đang nói dối. Mọi người thừa biết Archie vẫn đang ấp ủ âm mưu giết người man rợ cho đủ con số 7 định mệnh.
Kẻ giết người hàng loạt “Chó điên” (Kỳ 4): Những âm thanh ma quái
Xác của Kollias bị vất trên một đường phố vắng người gần đó
Và đúng như chúng nghĩ, Archie đã lên sẵn kế hoạch giết Kollias. Tới một đoạn đường vắng, Archie ra lệnh cho William Richar nổ súng bắn chết Kollias. Kollias sau khi bị uy hiếp đã thiếp đi dưới sàn ô tô. Trong khi William Richar còn đang lúng túng không dám nổ súng thì Kollias bừng tỉnh, giẫy giụa, la hét, William Richar giật mình bóp cò.
Viên đạn từ nòng súng cỡ nòng 0,22 lao thẳng vào thái dương nạn nhân. Kollias chết ngay lập tức. Như để chắc ăn, Archie lệnh cho đệ tử bắn thêm viên đạn nữa. Xác của Kollias bị vất trên một đường phố vắng người gần đó.
Xong xuôi, Archie bắt bọn đệ tử lái xe tới Blacktown để "giải quyết" nốt vợ cũ Janice, mẹ vợ và người tình của bà. Nếu thành công, hắn đã có 6 nạn nhân. Nạn nhân thứ 7 sẽ là 1 trong những thành viên trong đội.
Archie không còn tin tưởng Rick Webster, hắn linh cảm không sớm thì muộn tên nhóc này cũng sẽ phản bội và tố cáo hắn cho cảnh sát. Vì thế, Rick Webster sẽ là nạn nhân cuối cùng trong kế hoạch trả thù và đứa con trai sẽ sống lại trở về với hắn.
Tuy nhiên, có lẽ ông trời đã không ủng hộ hắn. Xe không còn đủ xăng để tới Blacktown. Không còn cách nào khác, “chó điên” đành hoãn kế hoạch cũ để quay về xử Rick Webster trước.
Cả bọn tìm đến trụ sở tòa báo Sydney Morning Herald, nơi Rick đang làm thợ đánh máy học việc. Archie đợi sẵn ở trước cửa tòa nhà, súng trường đã lên nòng chỉ chờ Rick bước ra là nổ cò.
Tuy nhiên, chó điên không thể ngờ 1 thành viên nào đó trong nhóm đã tiết lộ cho Rick Webster biết trước kế hoạch. Đứng trước hai sự lựa chọn, hoặc là chết hoặc là tố cáo tội ác của đồng bọn và bản thân, Rick quyết định khai báo tất cả cho cảnh sát.
Archie và đồng bọn bị bao vây và tóm gọn ngay trước cửa tòa soạn. Nếu như ngày hôm nay, Rick không kịp thời báo cho cảnh sát, có thể đã có thêm 4 nạn nhân nữa nằm xuống.
Kẻ giết người hàng loạt “Chó điên” (Kỳ 4): Những âm thanh ma quái
Archie và đồng bọn bị bao vây và tóm gọn ngay trước cửa tòa soạn
Khi các điều tra viên lấy khẩu cung, Archie khai nhận, tôi đã định tới Blacktown để giết thêm 3 người nữa. Tôi sẽ giết hết bọn họ ngay tại nhà riêng. Nhưng có lẽ bọn chúng quá may mắn khi xe không còn đủ xăng.
Archie cũng chẳng ngần ngại tiết lộ ý định cắt đầu cô vợ cũ Janice, đóng hộp gửi tới Cục điều tra hình sự. Với hắn không gì có thể rửa sạch tội ác mà cô đã gây ra cho con trai hắn. Và hắn cũng không giấu giếm ý định tiếp tục phạm tội cho tới khi giết đủ 7 người.
Tháng 2/1974, phiên tòa xét xử tội ác của Archie McCafferty diễn ra. Tuy nhiên, cả McCafferty và 5 thành viên khác trong nhóm và cả Webster đều không chịu cúi đầu nhận tội.
Đặc biệt phải kể đến thái độ ngông cuồng của “chó điên” trước tòa. Không những không có hành vi hối lỗi về những tội ác mà mình gây ra, hắn còn tuyên bố muốn chém đầu vị thẩm phán của phiên tòa.
Tuy nhiên, đó không phải là những điều ghê rợn nhất mà Archie phát ngôn trước tòa. "Chó điên" đặc biệt hào hứng khi kể về những âm thanh ma quái mà hắn nghe được, về tiếng nói của con trai hắn từ dưới mồ vọng lên giục giã hắn giết người. Hắn nói: "mỗi khi tới thăm mộ con trai, thì luôn có một âm thanh thôi thúc tôi giết người, làm sống dậy trong tôi khát khao bạo lực".
Hoàng Hà

Kẻ giết người hàng loạt “Chó điên” (Kỳ Cuối): Con số 7 định mệnh

03/1/2016 00:11 UTC+7
(Công lý) - Sau âm mưu giết hại Rick Webster không thành. Nhóm của Archie bị bắt giữ và phải đối mặt với những mức án nghiêm khắc nhất.
Trong phiên tòa xét xử, Archie luôn tỏ thái độ ngông cuồng, nhưng có lúc hắn cũng khiến cả phòng xử án lặng người đi khi nghe sát nhân chia sẻ: "Cái chết của con trai là điều kinh khủng nhất đối với tôi. Bởi tôi rất yêu con, Craig là cả thế giới với tôi. Và sau khi cậu bé chết, tôi hoàn toàn suy sụp".
Dù là một kẻ giết người điên rồ, bệnh hoạn nhưng Archie lại là một người cha hết lòng yêu thương con. Bên cạnh những yếu tố tâm thần tác động, mục đích chính để “chó điên” giết người vẫn là vì con, dù đó là không tưởng.
Hắn khờ khạo tin rằng, chỉ cần giết đủ 7 người thì Craig bé bỏng sẽ quay về lại với hắn. Sự đau khổ và tình yêu thương vô bờ bến của một người cha đã làm cho hắn bị mờ mắt và sống trong những ảo tưởng điên rồ của bản thân.
Cho đến tận phút cuối của phiên tòa, Archie vẫn tin vào phép màu xảy đến với đứa con nhỏ. Hắn vẫn không hề hối hận hay thương xót cho những nạn nhân vô tội đã chết dưới bàn tay nhuốm máu hận thù của hắn.
Điều đáng sợ nhất là Archie chưa chịu dừng lại. Hắn lạnh lùng tuyên bố trước tòa: "Nếu có cơ hội, tôi vẫn tiếp tục giết người. Đơn giản vì tôi cần phải giết 7 người". Con số 7 định mệnh ám ảnh kẻ giết người điên rồ. 3 nạn nhân vô tội đã nằm xuống, phải chăng sẽ còn thêm 4 người nữa chết dưới bàn tay của "chó điên".
Theo đó, tòa tuyên hai kẻ trực tiếp ra tay giết Ronald Cox và Evangelos Kollias mức án 18 năm tù. Richard Webster bị kết tội ngộ sát Ronald Cox và phải chịu mức án 4 năm tù giam. Julie Todd bị kết án 10 năm tù vì liên đới trực tiếp tới cái chết của Cox và Kollias. Ngày 20/5/1974, người ta phát hiện cô bé treo cổ tự tử trong nhà tắm trại giam khi vừa bước sang tuổi 17.
Chỉ có Carol Howes là vô tội. Khi các bản án của đồng bọn được tuyên, Carol Howes đang mang trong mình cái thai 8 tháng của “chó điên”.
Riêng Archie, quan tòa tin rằng dù có những dấu hiệu bất thường về tâm lý nhưng Archie không phải một kẻ điên và phải chịu trách nhiệm cho tất cả hành vi tội ác của mình.
Kẻ giết người hàng loạt “Chó điên” (Kỳ Cuối): Con số 7 định mệnh
Ngay cả khi ở trong nhà giam, Archie vẫn nuôi ý định để làm sao giết thêm được 4 người nữa
Tòa quyết định tuyên 3 án chung thân cho kẻ sát nhân. Vì từ đầu tới cuối phiên tòa hắn không hề tỏ ra ăn năn hối lỗi. Hơn cả là nỗi e sợ chó điên chưa chịu quy thiện, hắn sẽ tiếp tục giết người cho đủ con số 7. 
Ngay cả khi ở trong nhà giam, Archie vẫn nuôi ý định để làm sao giết thêm được 4 người nữa. Cán bộ nhà giam và các bác sỹ tâm lý đều khẳng định “chó điên” là một tội phạm cực kỳ nguy hiểm của Australia.
Trong suốt thời gian trong tù, Archie được điều trị các liệu pháp tâm lý cũng như phải uống một liều lượng không nhỏ thuốc an thần. Bên cạnh đó, nhà tù cũng phải canh gác gắt gao, đảm bảo an ninh tối đa để kiểm soát Archie.
Tháng 4/1980, Archie ngấm ngầm thực hiện một cuộc đào tẩu cho riêng mình. Hắn lợi dụng đục những tảng tường mục do ẩm ướt trong nhà giam tạo thành một đường hầm để trốn thoát. Nhưng may sao, kế hoạch của hắn bất thành. Các quản ngục đã kịp phát hiện và siết chặt giam giữ “chó điên” khi đường hầm của hắn còn đang dang dở. Kể từ đó, Archie bị để mắt nhiều hơn.
Giữa năm 1981, một vụ giết người hàng loạt diễn ra ngay chính trong nhà tù Parramatta nơi Archie đang cải tạo. Ngay lập tức, cảnh sát nghĩ tới “chó điên” có liên quan tới cái chết của 4 tù nhân xấu số đó.
Sau khi tiến hành điều tra, cảnh sát liên bang khẳng định, Archie có mặt khi vụ thảm sát xảy ra và ra tay sát hại 1 trong số 4 nạn nhân. Tháng 9/1981, Archie bị tuyên án thêm 14 năm tù giam vì tội giết tù nhân Edward James Lloyd ngay trong nhà tù.
Archie khẳng định đây là một vụ cố ý dàn sếp và hắn chỉ là nạn nhân. Để chứng minh cho những điều mình tuyên bố, hắn còn nêu tên những kẻ chịu trách nhiệm cho cái chết của 4 tù nhân trên.
Chính điều này đã khiến Archie gặp nhiều rắc rối hơn trong nhà tù. Archie có thêm nhiều kẻ thù luôn tìm cách bịt miệng hắn. Từ chỗ là một mối nguy hiểm cho những tù nhân khác, chính bản thân “chó điên” lại đang gặp nguy hiểm.
Để bảo đảm an toàn cho Archie, hệ thống nhà tù liên bang phải thường xuyên luân chuyển hắn tới nhiều nhà tù khác nhau. Sau nhiều lần chuyển qua lại các nhà tù tiểu bang, Archie được đưa tới Tổ chức bảo vệ nhân chứng ở Long Bay năm 1987.
Kẻ giết người hàng loạt “Chó điên” (Kỳ Cuối): Con số 7 định mệnh
Sát nhân “chó điên” Archibald Beattie McCafferty chính thức được thả sau hơn 23 năm tù giam
Dù phải chịu 3 bản án chung thân cộng với ít nhất 17 năm tù giam nhưng Archie không ngừng gửi đơn xin được miễn giảm tội và ân xá. Tháng 11/1991, lá đơn của Archie đến tay thẩm phán Wood. Vị thẩm phán đã xem xét và đồng ý cấp cho Archie một lệnh tạm tha thời hạn 20 năm.
Ngày 19/4/1997, sát nhân “chó điên” Archibald Beattie McCafferty chính thức được thả sau hơn 23 năm tù giam. Lệnh thả Archie ngay lập tức vấp phải một làn sóng phản đối dữ dội của cộng đồng người Australia. Họ e sợ Archie sẽ giống như con hổ sổng chuồng, điên cuồng giết người thêm cho đủ 7 nạn nhân.
Đứng trước hoàn cảnh đó, cơ quan chức năng buộc phải trục xuất Archie ra khỏi đất nước, trở về nơi hắn sinh ra ở Scotland.
Hoàng Hà

Nữ "thấn chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh ( Kỳ 1): Ác quỷ đội lốt thiên thần

17/12/2015 09:51 UTC+7
(Công lý) - Nữ y tá Beverley Allitt - kẻ giết người hàng loạt ở Anh với biệt danh "Thần chết". Tòa án kết tội ả giết 4 đứa trẻ, âm mưu sát hại 3 trẻ em khác và gây thương tích thêm 6 đứa bé nữa.
Tội ác của Allitt diễn ra trong vòng 59 ngày (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1991) tại bệnh viện Grantham và Kesteven ở Lincolnshire, miền trung nước Anh nơi có dân số gần 100.000 người, một phần ba trong số đó là trẻ em. Mỗi năm có hơn 2.000 bé chào đời và phần lớn được sinh ra ở bệnh viện Kesteven.
Mặc dù, Allitt liên tục thi trượt kỳ thi y tá, nhưng cô ta vẫn được nhận vào bệnh viện Grantham & Kesteven với hợp đồng tạm thời sáu tháng do nơi này thiếu nhân viên.
Nữ "thấn chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh ( Kỳ 1): Ác quỷ đội lốt thiên thần
Nữ y tá Beverley Allitt là một kẻ giết người hàng loạt ở Anh với biệt danh "Thần chết".
Trong hai ngày nhận việc tại khu nhi thuộc BV Grantham & Kesteven, nữ y tá 23 tuổi này thể hiện mình rất nhiệt tình với công việc. Không ai hay biết về quá khứ của cô ta hay cân nhắc kĩ khi quyết định để Allitt tiếp cận những đứa trẻ mong manh đó.
Cô ta dường như rất chú ý đến các bệnh nhi mặc dù có điều kỳ quặc là cô ta không bao giờ bế các bệnh nhi đang kêu khóc và cũng không biểu hiện cảm xúc gì khi các bé qua đời.
Vào ngày 21/2/1991, bé Liam Taylor mới 7 tuần tuổi được bố mẹ đưa vào viện do bị sung huyết phổi. Khi gặp bố mẹ Liam, Allitt trấn an họ rằng cậu bé sẽ được những bàn tay tốt chăm sóc và khuyên họ về nhà nghỉ ngơi. Khi họ quay lại viện, Allitt thông báo tình trạng của Liam đã nặng hơn, bé đã được đưa đi cấp cứu và đã hồi phục.
Khi sức khỏe Liam khá hơn, Allitt một lần nữa đảm bảo với bố mẹ bé rằng cô ta sẽ chăm sóc và theo dõi bé cẩn thận. Cô ta thậm chí còn tình nguyện làm thêm giờ vào đêm thứ hai bé Liam nằm viện. Bố mẹ Liam quyết định ở lại viện và ngủ ở một phòng cạnh phòng của cậu bé.
Lúc nửa đêm, Liam lên cơn khó thở nhưng các bác sĩ tại bệnh viện đều cho rằng bé sẽ ổn và để Allitt một mình với cậu bé. Mọi chuyện sau đó diễn biến thực sự tồi tệ. Allitt bảo hai y tá lấy cho cô ta một số thứ.
Khi một nữ y tá quay lại, cô này nhìn thấy Allitt đứng cạnh Liam, mặt trắng bệch như xác chết. Những vết sưng đỏ xuất hiện trên mặt Liam, tim cậu bé đã ngừng đập. Allitt kêu to gọi cấp cứu.
Nữ y tá trực cùng Allitt thực sự bối rối. Nếu Liam ngừng thở, chuông báo động lẽ ra phải kêu lên. Các bác sĩ lao tới làm mọi thứ để Liam thở trở lại nhưng họ đã thất bại. Họ phải dùng máy trợ thở cho cậu bé. Liam tội nghiệp đã bị tổn thương não nghiêm trọng và không còn gì có thể cứu vãn.
Bố mẹ Liam đã phải dằn lòng quyết định bỏ máy trợ thở để bé ra đi. Vốn không có tiền sử bệnh tim nhưng Liam đã bị suy tim một cách khó hiểu.
Beverly Allitt chứng kiến toàn bộ quá trình cấp cứu Liam, không nói một lời rồi lẳng lặng mặc áo khoác và về nhà. Không ai hỏi cô ta điều gì dù cô ta luôn ở bên Liam. Sau đó, Allitt lại đi làm như chưa có chuyện gì xảy ra.
Allitt đã giết người và tin rằng không ai biết đến tội ác ghê tởm của mình. Trong vòng 2 tháng sau đó, Allitt đã tấn công 9 đứa trẻ và 4 trong số đó đã chết.
Tuy nhiên, đối với gia đình các nạn nhân, Allitt lại chẳng khác nào một thiên thần nhân từ, người luôn có mặt khi họ cần. Làm thế nào một người hay quan tâm đến người khác lại có thể điên cuồng phạm tội ác đến vậy? Mọi chuyện bắt đầu trở nên tệ hại hơn.
Nữ "thấn chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh ( Kỳ 1): Ác quỷ đội lốt thiên thần
Tuy nhiên, đối với gia đình các nạn nhân, Allitt lại chẳng khác nào một thiên thần nhân từ
Ngày 5/3/1991, hai tuần sau khi Liam Taylor qua đời, khu số 4 khoa Nhi lại tiếp nhận một bệnh nhi khác. Timothy Hardwick, 11 tuổi, bị chứng bại não và lên cơn động kinh. Allitt nhanh chóng nhận nhiệm vụ chăm sóc cậu bé. Cô ta khá quan tâm tới Timothy nhưng chỉ vài phút sau khi ở một mình bên cậu bé, cô ta đã lao đi gọi cấp cứu, hô lên rằng tim bệnh nhân ngừng đập.
Bác sĩ vội vàng đến chỗ Timothy, thấy cậu đã tím tái và không thể cứu nổi. Cái chết của Timothy là điều hoàn toàn bất ngờ. Ngay cả sau khi khám nghiệm tử thi, người ta vẫn không thể tìm ra chính xác nguyên nhân tử vong mặc dù theo giấy tờ, nguyên nhân được ghi là do động kinh.
Năm ngày sau, bé Kayley Desmond, hơn 1 tuổi, đã nhập viện do ngực bị sung huyết. Rõ ràng ai cũng thấy bé hồi phục khá trong mấy ngày được Allitt chăm sóc. Nhưng tại đúng cái giường mà Liam qua đời, bé Kayley cũng rơi vào tình trạng tim ngừng đập.
Kayley được hồi sức và chuyển tới một bệnh viện ở Nottingham. Sau khi kiểm tra kỹ càng, bác sĩ ở đây phát hiện ra một vết châm bất thường dưới nách bé. Nhưng tất cả chỉ dừng ở đó, mà không có cuộc điều tra nào.
Hoàng Hà

Nữ "thấn chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh (Kỳ 2): Những đứa trẻ tội nghiệp

19/12/2015 09:48 UTC+7
(Công lý) - Tại bệnh viện Grantham & Kesteven, chỉ trong 4 ngày đã có thêm 3 bệnh nhi diễn biến bất thường về tình trạng sức khỏe khi đang được Allitt trông coi.
Sau bé Kayley Desmond, lại tới nạn nhân tiếp theo là bé Paul Crampton, 5 tháng tuổi, bé bị viêm phổi và đã khỏi. Nhưng chỉ ngay trước khi xuất viện, bé bị sốc insulin và ba lần gần như rơi vào tình trạng hôn mê. Mỗi lần cứu bé thoát cơn nguy hiểm, các bác sĩ lại không hiểu tại sau lượng đường huyết của bé tiếp tục bị hạ.
Ngay sau đó, Paul được chuyển lên xe cấp cứu đến Nottingham cùng Allitt và một lần nữa, bé lại bị sốc insulin. Nhưng Paul may mắn thoát chết dù đã chạm vào cánh cửa của tử thần.
Tương tự bé Paul, bé Bradley Gibson, 5 tuổi, sau khi ở cùng Allitt cũng có lượng insulin trong máu quá cao và bị lên cơn đau tim. Bé cũng được đưa tới Nottingham và may mắn hồi phục.
Và lần này là bé Claire Peck bị bệnh hen, được trợ thở trong phòng điều trị. Như thường lệ, Allitt vẫn ở một mình với bệnh nhi. Nhưng chỉ vài phút sau, Claire lên cơn đau tim.
Nữ "thấn chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh (Kỳ 2): Những đứa trẻ tội nghiệp
Kayley Desmond may mắn sống sót sau khi bị Allitt tiêm.
Các bác sĩ nhanh chóng ập vào phòng và sau khi hồi sức thành công cho Claire, họ để bé một mình với Allitt. Một lần nữa, Allitt lại thất thanh gọi bác sĩ. Nhưng lần này, họ đã không thể cứu được Claire. Khi bé tắt thở, một bác sĩ nói: “Điều này lẽ ra không bao giờ xảy ra”.
Đến lúc này, các bác sĩ tại bệnh viện bắt đầu nghi ngờ rằng có gì đó không ổn, tại sao lại có quá nhiều bệnh nhi chết hoặc rơi vào tình trạng tính mạng bị đe dọa chỉ trong một thời gian ngắn như vậy? Và điều quan trọng là các bệnh nhi đều do cùng một y tá chăm sóc.
Họ tiến hành khám nghiệm tử thi của Claire, và kết quả là Claire tử vong do nguyên nhân tự nhiên. Tuy nhiên, bệnh viện đã mở cuộc điều tra về số bệnh nhi gặp tình trạng tim ngừng đập cao bất thường ở khu số 4 khoa nhi trong suốt hai tháng qua.
Họ kiểm tra xem có virus trong không khí không nhưng không tìm thấy gì. Xét nghiệm cho thấy có 1 lượng kali cao bất thường trong máu nạn nhân cuối cùng, khiến cuộc điều tra trở nên cấp bách hơn.
Tuy nhiên, mãi đến ngày 2/5/1991, bệnh viện mới gọi cảnh sát vào cuộc. Cảnh sát đã khai quật xác Claire để xét nghiệm thêm và phát hiện dấu vết thuốc gây tê trong các mô, một chất được dùng trong trường hợp tim bị ngừng đập nhưng chỉ dùng với người lớn. Sĩ quan cảnh sát Stuart Clifton cho rằng có bàn tay kẻ sát nhân ở bệnh viện.
Ông kiểm tra các trường hợp khác và phát hiện nhiều bé có lượng insulin cao bất thường trong cơ thể. Ông cũng biết rằng chính y tá Allitt là người báo tủ lạnh chứa insulin bị mất chìa khóa. Ông đã kiểm tra mọi thông tin, trò chuyện với bố mẹ các nạn nhân và lắp camera an ninh ở khu vực số 4.
Trong khi rà soát nhật ký chăm sóc bệnh nhi hàng ngày của bệnh viện, các thám tử phát hiện một số trang bị mất. Đó chính là những trang tương ứng với thời gian bé Paul Crampton vào khu vực số 4. Thấy khả nghi, họ tiếp tục xem xét 25 trang ghi lại nhật ký chăm sóc 13 bệnh nhi, trong đó 4 bệnh nhi đã tử vong, để tìm kiếm manh mối.
Điểm chung của các trang hiện ra rõ ràng: Beverly Allitt là người duy nhất có mặt trong lịch chăm sóc tất cả 13 bệnh nhi. Và ngày 21/5/1991, nữ y tá “tử thần” đã bị bắt.
Nữ "thấn chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh (Kỳ 2): Những đứa trẻ tội nghiệp
Các nạn nhân của Allitt
Allitt phủ nhận dính líu vào các vụ giết hại và làm bị thương 13 bệnh nhi, cô ta khăng khăng chỉ làm mỗi việc là chăm sóc các bé. Cô ta không tỏ thái độ hồi hộp khi bị thẩm vấn. Tuy nhiên, khi lục soát nhà của Allitt, cảnh sát phát hiện một số trang ghi chép lịch chăm sóc bệnh nhi bị mất.
Allitt được bảo lãnh nhưng sau đó đã bị bắt lại và đưa ra xét xử với cáo buộc giết 4 bệnh nhi và 22 tội danh cố ý giết người và gây thương tích nghiêm trọng.
Phiên tòa xét xử “thiên thần báo tử” đặc biệt thu hút dư luận Anh. Hơn 200 phóng viên đã đăng ký dự phiên tòa, bốn bộ phim tài liệu, ba cuốn sách và vô số bài viết xoáy sâu vào vụ việc.
Trong những ngày Allitt còn đang bị điều tra, phóng viên báo lá cải đã tìm mọi cách để săn tin về vụ giết người hàng loạt đặc biệt nghiêm trọng này. Họ đóng giả thám tử thu thập thông tin, giả vờ làm người mua nhà… để tìm cách tiếp cận với một trong những gia đình nạn nhân của Allitt.
Vụ Allitt thu hút dư luận không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của sự việc mà nó còn phản ánh thực trạng quá tải đến mức tắc trách của hệ thống y tế Anh lúc bấy giờ.
Hoàng Hà

Nữ "thần chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh (Kỳ cuối): Hội chứng Munchause và Munchausen by Proxy

22/12/2015 08:36 UTC+7
(Công lý) - Trong quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện ra rằng, kẻ sát nhân bị mắc tới hai chứng rối loạn tính cách rất nghiêm trọng.
Vậy nữ y tá “tử thần” Allitt đã mắc phải hội chứng gì? Do liên quan đến khoa học y học, nên phía cảnh sát đã phải mời chuyên gia giỏi từ khắp nơi trên thế giới đến để giải thích, phân tích vụ việc dưới góc độ chuyên môn.
Và kết luận cuối cùng là Allitt mắc cả hội chứng Munchausen và Munchausen by Proxy. Đây có thể là lý do tại sao Allitt có thể hành động không ghê tay với các bệnh nhi yếu ớt.
Người mắc hội chứng Munchausen là những người giả vờ ốm đau để được chăm sóc y tế. Họ thường làm cho mình mắc những triệu chứng kinh khủng bằng cách tự gây thương tích cho bản thân hoặc tự tiêm chất độc vào cơ thể để liên tục đến bệnh viện chữa trị.
Họ làm tất cả điều đó để muốn gây sự chú ý và chăm sóc. Nếu bác sĩ ở nơi này nghi ngờ họ giả vờ bệnh, họ sẽ tìm đến bác sĩ khác.
Phần lớn bệnh nhân Munchausen là nam giới và những người mắc hội chứng này có thể là một cậu bé hay một ông già, nhưng hội chứng nặng nhất khi ở tuổi trung niên. Bệnh nhân luôn tìm cách nói dối và che giấu hành động của mình.
Nữ "thần chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh (Kỳ cuối): Hội chứng Munchause và Munchausen by Proxy
Allitt mắc cả hội chứng Munchausen và Munchausen by Proxy
Lật lại quá khứ, ngay từ khi còn là một đứa trẻ, Allitt lúc nào cũng quấn băng quanh các vết thương để được mọi người chú ý nhưng không cho ai kiểm tra. Khi ở tuổi mới lớn, Allitt bắt đầu to béo, tính khí thất thường, thích gây gổ với người khác và hay kêu ca mình bị đau ốm.
Nào là đau túi mật, đau đầu, đau ruột thừa, viêm nhiễm tiết niệu, nôn mửa không kiểm soát được, thị lực kém, đau lưng, để được đến bệnh viện.
Có lần, cô ta còn thuyết phục bác sĩ cắt ruột thừa trong khi không bị làm sao rồi sau đó vết mổ không thể lành vì cô ta liên tục chọc vào sẹo phẫu thuật. Allitt còn làm mình bị thương bằng búa và thủy tinh. Khi bị phát hiện, cô ta đã chuyển sang bệnh viện khác.
Lúc Allitt thành y tá và làm việc trong một bệnh xá, cô ta luôn làm những điều kỳ quặc để được chú ý. Cô ta bị nghi là đã trát phân lên tường và bỏ phân vào tủ lạnh. Khi có bạn trai, cô ta hay giả vờ mang thai.
Khi biết rằng trò giả ốm không còn có tác dụng làm người khác chú ý, Allitt tìm cách khác đó là lạm dụng trẻ em. Hành vi này của cô ta chính là hội chứng Munchausen by Proxy (MHBP).
MHBP lần đầu tiên được xác định năm 1977 với đặc điểm điển hình là một người mẹ thường xuyên đưa con gặp bác sĩ để chữa những chứng bệnh bí hiểm do chính bà ta gây ra cho đứa con nhưng lại chối biến. Bà mẹ này có thể cho con ăn uống mất vệ sinh để gây đau bụng, làm những vết thương của con trầm trọng hơn, làm con ngạt thở hoặc làm gẫy xương của con.
Nói cách khác, người mắc MHBP thường làm đau người khác để mình được chú ý. Người này cảm thấy mình có tầm quan trọng khi “cứu” đứa trẻ bằng cách đưa nó đến bệnh viện. Nếu đứa trẻ vẫn đau ốm, họ sẽ yên tâm. Còn nếu đứa trẻ hồi phục, họ sẽ nổi giận.
Những bác sĩ tâm thần học đến thăm và tiếp xúc với Allitt trong tù đều cho rằng cô ta bị hai hội chứng nói trên. Tuy nhiên, không ai có thể khiến Allitt thừa nhận những gì cô ta đã làm. Khi chờ phiên tòa xét xử, cô ta lại mắc một chứng rối loạn tâm lý khác là nhịn ăn thường xuyên do sợ béo, hậu quả là sụt cân nhanh chóng.
Sau vô số lần trì hoãn vì những căn bệnh quái gở của Allitt, cuối cùng thì phiên tòa xét xử cũng diễn ra. Bồi thẩm đoàn chỉ rõ vai trò của Allitt trong từng trường hợp. Cô ta bị cáo buộc làm bệnh nhi thiếu oxy bằng cách làm bệnh nhi nghẹt thở hoặc can thiệp vào máy tiếp oxy.
Nữ "thần chết", giết người hàng loạt ám ảnh nhất nước Anh (Kỳ cuối): Hội chứng Munchause và Munchausen by Proxy
Allitt bị áp giải tới tòa án
Tại phiên tòa, chuyên gia nhi khoa Roy Meadow đã giải thích về hai triệu chứng Munchausen và MHBP rồi kết luận Allitt có cả hai triệu chứng trên. Với kinh nghiệm của mình, ông Meadow cho rằng, những người như Allitt là không thể cứu chữa và là một mối nguy hiểm rõ ràng đối với người khác.
Cuối cùng, Allitt cũng chịu thừa nhận gây ra ba vụ giết người và sáu vụ tấn công. Ngày 24/5/1993, Allitt bị kết án 13 năm tù giam vì tội giết người và cố ý giết người.
Hà Kim

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét