Nữ phi công nổi tiếng Amelia Earhart không chỉ nổi tiếng
với tài năng và bản lĩnh, bà còn được nhiều người biết đến bởi sự biến
mất kì lạ mà mãi đến hôm nay vẫn chưa ai biết rõ.
Lần cuối cùng người ta nhận được
tín hiệu từ nữ phi công là vào ngày 2.7.1937, trong khi bà đang thực
hiện chuyến bay vòng quanh thế giới theo đường xích đạo đầu tiên của
mình và gửi tín hiệu về trạm kiểm soát không lưu, mà cụ thể là hoa tiêu
Fred Noonan.
Amelia Earhart đứng trước chiếc máy bay Friendship ở Newfoundland vào ngày 14 tháng 6 năm 1928. Ảnh: Getty.
Năm
1939, bà được cho là đã chết sau khi chính phủ Hoa Kỳ kết luận bà đã
đâm vào một nơi nào đó giữa Thái Bình Dương, nhưng xác của bà đã chưa
bao giờ được tìm thấy.
Trước khi bị mất tích, bà
đã phá vỡ những kỷ lục và rào cản giới tính bằng những chuyến bay một
mình mà chưa có nam giới nào thực hiện.
Bà là
phụ nữ đầu tiên bay qua Đại Tây Dương một lần và hai lần, người nữ đầu
tiên bay xuyên Thái Bình Dương từ Honolulu, Hawaii đến Oakland,
California. Nhưng rồi sau đó bà biến mất.
Trải
qua suốt 8 thập niên, sự biến mất của bà đã làm những người hâm mộ và
các sử gia bối rối, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều thuyết âm mưu.
Earhart bị bắt giam rồi bị giết chết bởi quân Nhật
Một
số nhà nghiên cứu đã đề xuất giả thuyết rằng bà và hoa tiêu của bà đã
bị người Nhật bắt giữ ở đảo Saipan hoặc quần đảo Marshall, sau đó bị
những người Nhật giết chết.
Một trong những
người ủng hộ giả thuyết này là anh em họ thứ tư của nữ phi công, ông
Wally Earhart cho biết chiếc máy bay không bị phát nổ nhưng lại lọt vào
tay người Nhật.
“Có thể họ đã bị rơi xuống
vùng biển của Nhật Bản để rồi Noonan bị chém đầu bởi quân đội Nhật,
trong khi đó nếu Amelia không bị giết chết thì cũng sẽ nhanh chóng chết
đi bởi chứng kiết lỵ và những căn bệnh khác”, Wally Earhart nói với nhật báo Nevada Appeal mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.
Earhart bị lạc đường, máy bay hết nhiên liệu và lao xuống Thái Bình Dương
Những
phi công sau này đặt giả thuyết về chuyến bay cuối cùng của bà đến
Oakland. Sau khi Earhart dừng chân ở Lae, New Guinea để tiếp nhiên liệu,
bà nhận được thông tin về điểm dừng chân tiếp theo là đảo Howland, cách
Lae khoảng 4.000 km về hướng đông.
Tuy nhiên
nhiều tổ chức bao gồm cả Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ đều cho
rằng Earhart và cả Noonan đều không thể xác định được vị trí của đảo
Howland, cuối cùng chiếc máy bay bị hết nhiên liệu do bay lượn quá lâu
trên bầu trời rồi đâm sầm xuống Thái Bình Dương.
Earhart
đã liên lạc vô tuyến với Tàu tuần dương Hoa Kỳ Itasca vào sáng sớm ngày
2 tháng 7, với lời thông báo rằng chiếc máy bay chỉ cách nơi của bà 320
km. Ngay sau đó bà gửi đi một lời báo nữa cho biết máy bay đã cạn nhiên
liệu và bà không thể tìm ra hòn đảo. Thông điệp cuối cùng được gửi đi
vào 8 giờ 43 sáng, rằng “Tôi đang ở vị trí 156-137 và đang chạy về phía bắc cũng như phía nam”.
Earhart là một gián điệp và đã về quê hương với danh tính khác
Theo
một giả thuyết khác, nữ phi công nổi tiếng này thật ra là một gián điệp
của chính phủ Hoa Kỳ đang thực hiện một nhiệm vụ bí mật để chụp ảnh các
căn cứ quân sự bí mật của Nhật Bản trên Thái Bình Dương.
Tác giả sách W.C. Jameson đã trình bày giả thuyết này trong cuốn sách của ông.
Nữ phi công Amelia Earhart đang vẫy tay chào từ buồng lái máy bay vào năm 1929. Ảnh: Getty.
Ông
cho biết Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ủy nhiệm cho chuyến bay
của Earhart, ngài Tổng thống biết rõ sự biến mất có kế hoạch này nhưng
vẫn giữ mọi chuyện trong im lặng. Ông cũng cho biết, bà đã bị quân đội
Nhật bắt giữ nhưng được trao trả vào năm 1945, bà trở về Hoa Kỳ với danh
tính công dân khác hoàn toàn, có thể bà đã dùng cái tên Irene Craigmile
Bolam.
Earhart chết vì bị cướp
Gần
đây có một giả thuyết được đưa ra để giải thích về sự biến mất bí ẩn
của nữ phi công Earhart, rằng bà đã bị cướp bóc rồi giết chết.
Các
nhà nghiên cứu ở Tổ chức Máy bay Lịch sử Quốc tế cho biết có sự tương
đồng về cơ thể giữa nữ phi công và bộ xương nửa người được tìm thấy ở
một hòn đảo không người ở giữa Thái Bình Dương được tìm thấy vào năm
1940.
Chuyến
bay thử nghiệm của Amelia Earhart ở sân bay Oakland vào ngày 14 tháng 3
năm 1937 trước khi bắt đầu chuyến bay chính thức và cũng là chuyến bay
cuối cùng của bà. Ảnh: Oakland Tribune/AP.
Các
chuyên gia về hình ảnh và pháp y cùng các nhà nhân học đã so sánh bằng
cách thực hiện các phép đo khoa học, giữa bộ xương được tìm thấy với
hình ảnh và quần áo của bà Earhart. Kết quả phép đo cho thấy chúng gần
như giống hệt nhau.
Mặc dù kết quả đó khá thuyết
phục nhưng nó không chứng minh được bộ xương kia là của Amelia Earhart.
Tuy vậy các nhà nghiên cứu vẫn xem giả thuyết này là có tính khoa học
và đưa ra nhiều dữ liệu hơn cả so với những giả thuyết trước đó.
Những vụ mất tích máy bay và tàu
thuyền đã không còn là hiếm, nhưng điều kỳ lạ lại chính là sau khi mất
tích một thời gian, chúng lại hiện trở về hoàn toàn nguyên vẹn. Những
máy bay và tàu thuyền không còn người lái như là những linh hồn trở về
Trái Đất từ một Vũ Trụ khác.
Những chiếc máy bay, tàu thuyền mất tích bí ẩn bỗng dưng trở về
Năm 1985, tại vùng đầm lầy trong khu rừng rậm Niu Ghinê, người ta phát hiện thấy một máy bay
chở khách hai động cơ đã mất tích trước đó gần nửa thế kỷ. Điều khiến
người ta không hiểu nổi là chiếc máy bay đó trông còn mới y như trước
khi bị mất tích, không hề cũ đi hoặc biến dạng. Số hiệu trên máy bay vẫn
rõ ràng, dễ đọc. Chiếc máy bay lấp lánh ánh bạc này mất tích trước đó
45 năm trên đường bay từ Manila Philippin đến đảo Mêndanao. Trong khoang máy bay vẫn tìm thấy những tờ báo tuần thứ ba tháng 1 năm 1937, ngày Chủ nhật.
Ảnh minh họa
Một nhóm chuyên gia hàng không của quân đội Inđônêxia được cử đến hiện trường. Sau khi xem xét nghiên cứu chiếc máy bay "như còn mới"
đó, khi trở ra, ai cũng tái mặt và kinh ngạc. Ngành chủ quản phụ trách
nghiên cứu lập tức ra lệnh phong tỏa khu vực mới phát hiện ra chiếc máy
bay đó.
Các điều tra viên lúc đầu khi mới trông thấy chiếc máy bay đó, không ai dám tim ở mắt mình nữa. Vỏ ngoài của nó trông vẫn mới,
thân máy bay hoàn toàn không có một vết tỳ nào, dưới ánh sáng mặt trời
nó sáng lấp lánh như gương. Các nhân viên điều tra tưởng rằng cửa của nó
chắc chắn bị gỉ, rất khó mở, nhưng ngược lại, vừa vặn quả đấm là mở
được ngay, không hề có tiếng cót két hay răng rắc gì cả, êm ru.
Vào trong khoang máy bay không thấy người nào dù là sống hay chết.
Nhưng trong máy bay cốc giấy, mẩu thuốc lá và mấy tờ báo năm 1937 vẫn
chưa ngả mầu vàng, dường như mới đó vẫn đang có người ngồi trong máy
bay. Trong một chiếc gạt tàn, có để một vỏ bao thuốc lá thơm, loại thuốc
lá mác ấy lưu hành vào những năm 1930, nhưng vào thời Chiến tranh thế
giới thứ II đã ngừng sản xuất. Còn những trang phục và kiểu đầu tóc trên
tờ báo đều thuộc thời kỳ kinh tế khủng hoảng và suy thoái ở Mỹ. Trong
phích nóng vẫn còn cafe nóng hổi, và mùi vị của nó vẫn thơm ngon, chưa hề bị biến mất.
Điều khiến cho các nhân viên điều tra ngạc nhiên nhất là tình trạng máy bay. Trong bình ắc quy của máy bay vẫn nạp đầy điện,
chỉ vặn công tắc là đèn trong máy bay bật sáng. Thùng chứa nhiên liệu
của máy bay hầu như vẫn đầy nguyên. Tất cả những điều đó khiến cho nhân
viên điều ra sởn tóc gáy.
Chiếc máy bay đó trông như được hạ cánh khẩn cấp nhờ các bánh xe của
nó, vừa may nó đỗ xuống được chỗ đất mềm trong vùng đầm lầy, nên hoàn
toàn không bị hư hại gì, vẫn có thể bay trở lại như 50 năm trước đây.
Các nhà khoa học vẫn tiếp tục điều tra về bí mật của việc máy bay đã mất tích từ lâu nay bỗng xuất hiện trở lại.
Ảnh minh họa
Theo ghi chép, những sự kiện tương tự cũng đã từng xảy ra vào thập niên 60. Một máy bay ném bom của Mỹ
ngày 04 tháng 04 năm 1946 không quân Mỹ huy động lực lượng tìm kiếm
suốt 500km vùng trời nơi nó mất tích, nhưng không kết quả gì. Bất ngờ,
vào năm 1962 chiếc máy bay đó lại xuất hiện tại nơi cách sân bay mấy
trăm mét. Thiết bị vô tuyến điện trên máy bay vẫn nguyên vẹn. Căn cứ
theo phân tích máy móc thiết bị, dường như nó mới đỗ xuống ngay chiều
hôm đó, không ai nghĩ chiếc máy bay đã mất tích 17 năm.
Vào một ngày trời quang mây tạnh của năm 1984, tại bãi cát miền Bắc Mexico
bỗng xuất hiện 05 máy bay quân sự Mỹ. Thân máy bay vẫn sáng bóng, thùng
nhiên liệu vẫn chứa đầy xăng, nhưng trong máy bay thì trống rỗng chẳng
có một người. Các chuyên gia Mỹ cho rằng: Cả 05 máy bay đó điều mất tích
từ hồi năm 1945 lại vùng biển tam giác Bécmút (gọi là
Bécmuđa). Nhưng việc đó vãn đang tranh luận, bởi có người nói rằng,
phiên hiệu của máy bay đã mất tích nhiều năm lại xuất hiện trở lại là
một sự thực không thể phủ nhận được.
Còn những sự kiện tàu thuyền đã mất tích xuất hiện trở lại thì vụ phát hiện tàu "RaĐahama" của Mỹ tại tọa độ 37 độ 37' độ Vĩ Bắc 51 độ 55' độ Kinh Đông vào tháng 08 năm 1935 là vụ nổi tiếng. Khi tàu buôn "Axơchich" phát hiện ra tàu RaĐahama thì trên tàu không có người nào cả. Điều khiến cho thuyền trưởng và các thuyền viên tàu "Axơtich"
kinh ngạc là khi họ từ nươca Anh ra đi thì được thuyền trưởng tàu
"Raicơxcơ" của Italia cho biết hồi trước tháng 07 họ đã tận mắt trông
thấy tàu "RaĐahama" bị đắm ở Đại Tây Dương.
Ảnh minh họa
Hơn 100 năm trước đây, ở Đại Tây Dương cũng từng phát hiện được một tàu đã mất tích nhiều năm trước đó. Đó là con tàu Meri Sairaistơ.
Khi phát hiện ra nó thì trên tàu không có người, nhưng những đồ quý giá
như vàng bạc, kim cương vẫn nguyên vẹn, không hề suy suyển. Xuồng cứu
sinh và các đồ vật khác vẫn đầy đủ. Thậm chí trên tàu vẫn còn để lại
những thứ trong bữa ăn đang ăn dở. Không biết người trên tàu đã bỏ đi
đâu?
Đầu năm 1990, tàu buồm hai cột "Durixis" mất tích đã 24 năm
bỗng nhiên lại xuất hiện, nó đỗ ở một bãi biển vắng vùng ngoại ô thành
phố Caracat và Vênêduêla. Ba thủy thủ trên tàu khi được phát hiện ra
(năm 1990) đều giật mình ngạc nhiên. Ngày 06 tháng 01 năm 1966 họ từ đảo
Aroba ra khơi. Không ngờ khi họ vừa đánh bắt được con cá lớn, nặng tới
110kg thì bão ập tới. Mọi người vội vã đưa nhau đi tránh gió. Nào ngờ
cơn bão đã kéo dài đến 24 năm.
Cập nhật: 08/10/2015H.T sưu tầm
Phát hiện thế giới bí ẩn dưới đáy đại dương khi tìm kiếm máy bay MH370
(Thethaovanhoa.vn) - Australia
ngày 19/7 đã công bố bản đồ chi tiết một thế giới dưới đáy đại dương
chưa từng được biết đến trước đây, gồm các núi lửa, các thung lũng sâu
và các ngọn núi được tìm thấy trong quá trình tìm kiếm chiếc máy bay mất
tích MH370 của Hãng hàng không Malaysia.
Các nhà khoa học Australia cho biết mặc dù không tìm thấy
dấu vết chiếc máy bay MH370 trong quá trình tìm kiếm ở phía Nam Ấn Độ
Dương, nhưng lượng dữ liệu lớn về đáy đại dương đã được thu thập để làm
cơ sở chỉ dẫn điều tra.
Bản đồ trên gồm các dữ liệu của một dải đất rộng 6 km, dài
15 km và nhô cao 1,5 km ở đáy đại dương, và 1 thung lũng sâu 1,2 km,
rộng 5 km.
Không quân Australia tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 tại vùng biển Nam Ấn Độ Dương ngày 4/4/2014. Ảnh: AFP/TTXVN
Dữ liệu trên được các nhà khoa học đánh giá là có một
không hai, vì đây là khu vực hẻo lánh của Ấn Độ Dương và địa hình rất
hiểm trở, nằm ở vùng biển sâu nhất trên trái đất.
Theo Giám đốc Khoa nghiên cứu về môi trường đất Australia
Stuart Minchin, ước tính chỉ có khoảng 10 - 15% diện tích đại dương của
thế giới được khảo sát bằng công nghệ được sử dụng để tìm kiếm chiếc
MH370. Vì vậy, đây là một trong những vùng biển sâu được lập bản đồ kỹ
nhất.
Các nhà khoa học hy vọng bản đồ mới sẽ giúp cho giới
nghiên cứ hiểu biết sâu hơn về đáy đại dương và tiến hành các nghiên cứu
trong tương lai.
Dự kiến, bộ dữ liệu thứ hai sẽ được các nhà khoa học Australia công bố vào giữa năm 2018.
Trong hơn 2 năm qua, Australia đã điều phối 1 chiến dịch
tìm kiếm quy mô lớn và tốn kém nhất trong lịch sử tại vùng biển rộng
khoảng 120.000 km2 ở phía Nam Ấn Độ Dương, được cho là nơi máy bay rơi.
Nhiều mảnh vỡ được cho là thuộc MH370 đã được tìm thấy trên các đảo
Reunion, đảo quốc Mauritius cũng như ngoài khơi Nam Phi và Mozambique,
nhưng vẫn chưa xác định được vị trí cuối cùng của chiếc máy bay.
Các dữ liệu chuyến bay của hãng hàng không
Malaysia đã tiết lộ về một người bí ẩn có mặt trên chuyến bay MH370 khi
chiếc máy bay này biến mất cách đây 3 năm.
Vụ máy bay mất tích bí ẩn nhất ở Tam giác quỷ Bermuda
Chủ Nhật, ngày 03/09/2017 01:00 AM (GMT+7)
Năm máy bay Hải quân Mỹ biến mất bí ẩn vào năm 1945 sau những hành động kỳ lạ của phi công dẫn đầu.
Rất nhiều máy bay đã mất tích bí ẩn khi bay qua vùng Tam giác Quỷ Bermuda
Tam giác Quỷ Bermuda là
một trong những khu vực thần bí nhất lịch sử. Số máy bay và tàu thuyền
biến mất ở đây nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Tam giác Quỷ
Bermuda nằm ở Bắc Đại Tây Dương, giữa Bermuda, Puerto Rico và Florida
của Mỹ. Nhiều người cho rằng hiện tượng siêu nhiên là nguyên nhân gây ra
các vụ mất tích bí ẩn trong khu vực.
Vị đội trưởng kỳ lạ
Một trong những vụ máy bay mất tích nổi tiếng nhất ở Tam giác Quỷ là
“Chuyến bay 19” – tên gọi của năm máy bay Hải quân Mỹ trong lần tập huấn
ngày 5.12.1945.
Mọi chuyện bắt đầu như một chuyến bay tập huấn thường lệ. Vào 2h10
chiều, năm máy bay oanh tạc phóng ngư lôi TBM Avenger cất cánh từ căn cứ
Không lực Hải quân Ft. Lauderdale, Florida. Chúng được gọi chung là
"Chuyến bay 19" với kế hoạch tập huấn trong ba giờ, theo History.
Theo kế hoạch, đội bay đầu tiên đi về hướng đông và diễn tập đánh bom
ở bãi cạn Hens and Chickens của Bahamas. Sau đó, họ quay về phía bắc,
bay qua đảo Grand Bahama trước khi thay đổi hướng lần thứ ba, theo hướng
tây nam về căn cứ.
Trừ một máy bay chở hai người, các máy bay còn lại đều chở ba sĩ quan
hải quân hoặc thủy quân lục chiến. Đội trưởng của nhóm là Đại úy
Charles C. Taylor, phi công dày dạn kinh nghiệm từng chiến đấu trong Thế
chiến 2.
Năm máy bay oanh tạc phóng ngư lôi TBM Avenger của Hải quân Mỹ
Ban đầu, Chuyến bay 19 diễn ra suôn sẻ. Taylor và đội phi công dội
bom ở bãi cạn Hens Chickens vào khoảng 2h30 chiều mà không có sự cố.
Nhưng ngay sau khi đội bay hướng về phía bắc, một điều kỳ lạ xảy ra.
Không rõ vì lý do gì, Taylor nói rằng la bàn của ông bị trục trặc và
máy bay bay sai hướng. Rắc rối thực sự xuất hiện khi frông lạnh di
chuyển đến kèm mưa, gió mạnh và mây dày. Chuyến bay 19 bị mất phương
hướng. "Tôi không biết chúng ta ở đâu," một phi công nói qua radio.
"Chúng ta sẽ bị lạc mất".
Đại úy Robert F. Cox, một phi công khác không thuộc đoàn, đang bay
gần bờ biển Florida, là người đầu tiên nghe thấy những tiếng trao đổi
trên qua radio. Ông ngay lập tức liên lạc với căn cứ mặt đất và hỏi đội
bay xem họ có cần hỗ trợ.
"Cả hai la bàn của tôi đều hỏng và tôi đang cố tìm căn cứ ở Ft.
Lauderdale, Florida", Taylor nói, giọng lo lắng. "Tôi đang bay qua đất
liền, nhưng trông như đảo. Chắc chắn tôi đang ở quần đảo Keys, nhưng
không biết mình đang cách mặt đất bao xa".
Các máy bay cất cánh từ căn cứ Không lực Hải quân Ft. Lauderdale, Florida
Tuyên bố của Taylor dường như không có lý. Ông mới bay qua Hens and
Chicken khoảng một giờ trước đó. Nhưng phi công lại nghĩ rằng máy bay
của mình đã trôi dạt đến quần đảo Florida Keys, nghĩa là đi sai hướng dự
định hàng trăm dặm.
Theo History, người phi công 27 tuổi vừa chuyển đến căn cứ ở Florida.
Nhiều người cho rằng anh không quen với địa lý nơi đây và nhầm quần đảo
Keys với một số hòn đảo của Bahamas.
Trong tình huống bình thường, phi công lạc đường ở Đại Tây Dương sẽ
phải hướng máy bay về phía mặt trời lặn, bay về phía tây tới đất liền.
Nhưng Taylor tin rằng mình đang ở trên Vịnh Mexico.
Vì muốn tìm Florida, ông có một quyết định định mệnh, điều khiển
Chuyến bay 19 về phía đông bắc – hướng đi khiến họ xa đất liền hơn. Vài
phi công trong đội dường như nhận ra sai lầm của trưởng đoàn. "Chết
tiệt", một người đàn ông nói trên radio. "Nếu bay về phía tây, chúng ta
sẽ về nhà."
Các phi công trong đoàn sau đó thuyết phục được Taylor bay về phía
tây. Nhưng ngay sau 6 giờ chiều, ông hủy bỏ lệnh và lần nữa thay đổi
hướng. "Chúng ta chưa bay đủ xa về phía đông," anh nói, vẫn đang lo mình
ở trong Vịnh Mexico. "Chúng ta có thể quay lại và đi về phía đông một
lần nữa."
Đội trưởng Taylor đã có quyết định kỳ lạ, kéo cả đội về phía đông thay vì phía tây
Các phi công có thể đã tranh cãi với quyết định này - một số nhà điều
tra tin rằng có một máy bay đã tách đoàn và bay theo hướng khác. Nhưng
hầu hết nghe theo lệnh của người đứng đầu. Tín hiệu radio của Chuyến bay
19 sớm bị giảm dần khi họ bay về phía đông.
Khi nhiên liệu gần hết, Taylor được cho là đã dặn các phi công về nguy cơ rơi máy bay khi hạ cánh xuống nước.
"Tất cả các máy bay bám sát”, anh nói. "Chúng ta sẽ phải hạ cánh khẩn
cấp... Khi máy bay đầu tiên có nhiên liệu hạ xuống dưới 10 gallon, tất
cả chúng ta cùng đi xuống”.
Vài phút sau, nhân viên mặt đất không còn nghe thấy bất kỳ tín hiệu radio nào từ đội bay, thay vào đó là tiếng ù ù kỳ quái. Lục tung Tam giác Quỷ
Hải quân Mỹ ngay lập tức khởi động quá trình tìm kiếm năm máy bay mất
tích. Khoảng 7h30 tối, hai thủy phi cơ PBM Mariner cất cánh từ Ft.
Lauderdale để đi tìm Chuyến bay 19.
20 phút sau, một trong hai thủy phi cơ dường như đi theo hướng Chuyến
bay 19 và đột nhiên biến mất khỏi radar. Thủy phi cơ cùng 13 người trên
đó cũng chưa bao giờ được tìm thấy.
Sáng hôm sau, hải quân cử hơn 300 tàu thuyền và máy bay để tìm kiếm
Chuyến bay 19 và thủy phi cơ mất tích. Đoàn tìm kiếm lùng sục khu vực
rộng gần 780.000 km vuông trong năm ngày nhưng không có kết quả. "Những
người này đã biến mất," Đại úy David White sau đó nói.
"Chúng tôi cử hàng trăm máy bay đi tìm. Chúng tôi tìm trên mặt đất và
vùng biển trong nhiều ngày, và không ai thấy xác người hay bất kỳ mảnh
vỡ nào."
Ảnh chụp các thành viên phi hành đoàn mất tích trong Chuyến bay 19
Ban điều tra của hải quân cũng “bó tay”. Mặc dù nhiều người cho rằng
Taylor nhầm lẫn giữa đảo của Bahamas và Florida Keys sau khi la bàn bị
trục trặc, họ vẫn không thể giải thích tại sao Chuyến bay 19 lại mất
phương hướng. Ủy ban này cuối cùng viết rằng máy bay biến mất là vì
"nguyên nhân hoặc lý do không rõ". Đâu là nguyên nhân mất tích?
Sự kiện kỳ lạ ngày 5.12.1945 đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất
nhiều giả thuyết và suy đoán. Trong những năm 1960 và 1970, các nhà xuất
bản và nhà văn như Vincent Gaddis và Charles Berlitz nghĩ rằng Chuyến
bay số 19 bị Tam giác Bermuda “nuốt”.
Nhiều giả thuyết khác cho rằng hiện tượng dị biệt, không gian song
song và người ngoài hành tinh có thể là nguyên nhân của bi kịch. Năm
1977, bộ phim "Close Encounters of the Third Kind” (Kiểu tiếp xúc thứ 3)
được ra mắt, mô tả Chuyến bay 19 bị đĩa bay bắt cóc đưa lên sao Hỏa.
Trong bộ phim "Kiểu tiếp xúc thứ 3", Chuyến bay 19 bị đĩa bay bắt cóc đưa lên sao Hỏa
Có lẽ điều lạ lùng nhất chính là người đội trưởng Taylor. Trước đó,
ông từng đến muộn trong cuộc họp mặt của Chuyến bay 10 trước giờ tập
huấn và yêu cầu được miễn nhiệm vụ.
"Tôi không muốn đưa đội này lên bầu trời", nhân chứng kể lời Taylor nói lúc đó.
Cũng không giải thích được lý do tại sao không có thành viên nào của
Chuyến bay 19 sử dụng tần số radio cứu hộ, hành động có thể giúp họ bay
tới đài phát thanh hải quân trên đất liền.
Nhiều người tin rằng xác máy bay của Chuyến bay 19 cũng như thủy phi
cơ cứu hộ có thể đang nằm trong vùng Tam giác Bermuda. Trong quá trình
tìm kiếm, chưa bao giờ có dấu hiệu của sáu máy bay hay 27 người.
Bí ẩn những chiếc máy bay trở về sau hàng chục năm mất tích
Nhìn lại hàng loạt tai nạn và sự
cố máy bay trong thời gian vừa qua, rõ ràng, những vụ mất tích máy bay
đã không còn là chuyện “xưa nay hiếm”. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là có những
máy bay sau khi mất tích tới hàng chục năm lại trở về hoàn toàn nguyên
vẹn.
Ảnh minh họa.
Sự trở về bí ẩn sau gần 50 năm
Vào một ngày trời quang mây tạnh của năm 1984, tại
bãi cát miền Bắc Mexico bỗng xuất hiện 5 máy bay quân sự Mỹ. Thân máy
bay vẫn sáng bóng, thùng nhiên liệu vẫn chứa đầy xăng, nhưng trong máy
bay thì trống rỗng chẳng có một người.
Các chuyên gia Mỹ cho rằng, cả 5 máy bay đó đều mất
tích từ hồi năm 1945 lại vùng biển tam giác quỷ Bermunda. Nhưng sự việc
đó vẫn đang được tranh luận, bởi có người nói rằng, phiên hiệu của máy
bay đã mất tích nhiều năm lại xuất hiện trở lại là một sự thực không thể
phủ nhận được.
Máy bay mất tích 45 năm vẫn như mới
Năm 1985, tại vùng đầm lầy trong khu rừng rậm New
Zealand, người ta phát hiện thấy một máy bay chở khách hai động cơ đã
mất tích trước đó gần nửa thế kỷ. Điều khiến những người tìm kiếm không
hiểu nổi là chiếc máy bay đó trông còn mới y như trước khi bị mất tích,
không hề cũ đi hoặc biến dạng. Số hiệu trên máy bay vẫn rõ ràng, dễ đọc.
Chiếc máy bay lấp lánh ánh bạc này mất tích trước đó
45 năm trên đường bay từ Manila - Philippines đến đảo Mindanao. Các điều
tra viên khi mới trông thấy chiếc máy bay đó, không ai dám tim ở mắt
mình. Vỏ ngoài của nó trông vẫn mới, thân máy bay hoàn toàn không có một
vết tỳ nào, những cánh cửa của nó vừa mở là được ngay, không hề có
tiếng cót két hay răng rắc gì cả.
Vào trong khoang máy bay không thấy người nào dù là
sống hay chết. Nhưng trong máy bay cốc giấy, mẩu thuốc lá và mấy tờ báo
năm 1937 vẫn chưa ngả màu vàng, dường như mới đó vẫn đang có người ngồi
trong máy bay. Trong một chiếc gạt tàn, có để một vỏ bao thuốc lá thơm,
loại thuốc lá mác ấy lưu hành vào những năm 1930, nhưng vào thời Chiến
tranh thế giới thứ II đã ngừng sản xuất. Còn những trang phục và kiểu
đầu tóc trên hình ảnh của tờ báo đều thuộc thời kỳ kinh tế khủng hoảng
và suy thoái ở Mỹ. Trong phích nóng vẫn còn cafe nóng hổi, và mùi vị của
nó vẫn thơm ngon, chưa hề bị biến mất.
Ngạc nhiên hơn, bình ắc quy của máy bay vẫn nạp đầy
điện, chỉ vặn công tắc là đèn trong máy bay bật sáng. Thùng chứa nhiên
liệu của máy bay hầu như vẫn đầy nguyên. Tất cả những điều đó khiến cho
nhân viên điều tra sởn tóc gáy.
Chiếc máy bay đó trông như được hạ cánh khẩn cấp nhờ
các bánh xe của nó, vừa may nó đỗ xuống được chỗ đất mềm trong vùng đầm
lầy, nên hoàn toàn không bị hư hại gì, vẫn có thể bay trở lại như 50 năm
trước đây. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục điều tra về bí mật của việc
máy bay đã mất tích từ lâu nay bỗng xuất hiện trở lại.
Máy bay quay trở về nguyên vẹn sau 35 năm mất tích
Ảnh minh họa.
Ngày 9/9/1990, trạm kiểm soát sân bay Venezuela phát
hiện một chiếc Douglas (nhãn hiệu thông dụng thập niên 1930-1940) đột
nhiên bay qua.
Khi nhân viên sân bay kết nối với họ, phi công trên máy bay hét lên: '"Ôi chúa ơi, chúng tôi là máy bay 914 Pan American Airways từ Newyork đến Florida. Chúng tôi phải bay thế nào?"
Xác minh nhật ký chuyến bay từ Mỹ, mọi người đều
hoảng hốt vì tất cả phi hành đoàn cùng 50 hành khách được cho là đã chết
trong chuyến bay số hiệu 914 ngày 2/6/1955.
Khi cảnh sát và các nhà khoa học Mỹ điều tra thẻ căn
cước và cơ thể hành khách trên chuyến bay kỳ lạ, mọi chi tiết đều khớp
100%.
Mất tích 17 năm bỗng xuất hiện gần sân bay
Sự việc tương tự từng xảy ra vào thập niên 60. Theo
ghi chép, ngày 04/04/1946, một máy bay của Mỹ bất ngờ bị mất tích. Không
quân Mỹ đã huy động lực lượng tìm kiếm suốt 500km vùng trời nơi nó mất
tích, nhưng không kết quả gì.
Bất ngờ, vào năm 1962
chiếc máy bay đó lại xuất hiện tại nơi cách sân bay mấy trăm mét. Thiết
bị vô tuyến điện trên máy bay vẫn nguyên vẹn. Căn cứ theo phân tích máy
móc thiết bị, dường như nó mới đõ xuống ngay chiều hôm đó, không ai nghĩ
chiếc máy bay đã mất tích 17 năm.
Hộp đen xuất hiện sau 2 năm tìm kiếm
Chiếc Airbus A330 đã rơi xuống Đại Tây Dương vào ngày
1/6/2009 khi đang trên đường bay từ Rio de Janeiro (Brazil) sang Paris
(Pháp). Toàn bộ 228 người trên chuyến bay đã thiệt mạng.
Tất cả các lực lượng đã được huy động để tìm kiếm
chiếc máy bay gặp nạn nhưng vô vọng. Phải đến 2 năm sau, khi hộp đen của
chiếc máy bay này được tìm thấy dưới lòng đại dương thì sự thật mới
được hé lộ.
Nguyên nhân vụ tai nạn lúc đầu được cho là do yếu tố
thời tiết. Các điều tra viên cho rằng máy bay gặp bão, sau đó lại đổ lỗi
cho băng tuyết đã khiến bộ phận dò tốc độ của máy bay bị lỗi.
Tuy nhiên, dữ liệu từ hộp đen tìm được đã cho thấy,
để xảy ra tai nạn có một phần lỗi của phi hành đoàn, cách xử lý sau khi
chế độ tự bay bị ngắt của phi hành đoàn đã khiến chiếc máy bay chết máy
và để lại hậu quả đáng tiếc là 228 người thiệt mạng.
Gần đây nhất, vụ tai nạn của MH17 lại khiến dư luận
bùng lên những ý kiến trái chiều liên quan tới sự cố mất tích máy bay
MH370 xảy ra ngày 8/3/2014. Máy bay MH370 chở theo 239 người được cho là
đã đâm xuống Ấn Độ Dương khi đang trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc
Kinh
Mới đây, có giả thuyết cho rằng MH17 chính là MH370, song sự thật về chiếc MH370 của Malaysia cho đến nay vẫn còn là ẩn số.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét