MUÔN NẺO MƯU SINH 28
(ĐC sưu tầm trên NET)
Anh Đặng Quốc Nghĩa và anh Nguyễn Quốc Hậu không phải là những người Việt đầu tiên mất mạng ở Angola và có thể họ cũng không phải là những người cuối cùng phải chịu thảm cảnh như vậy. Tuy nhiên, dòng người Việt đổ sang Angola trong những năm gần đây ngày càng tăng và đã lên con số trên một vạn người (theo ước tính của Hội người Việt tại Angola).
Một nơi dễ sống
Cộng đồng người Việt tại Angola hình thành cách đây đã khoảng hơn nửa thế kỷ trong chương trình trao đổi chuyên gia của Việt Nam và Angola. Sau đó tăng dần, nhất là sau khi Angola tuyên bố độc lập năm 1975. Người Việt Nam sang lao động tại Angola thế hệ đầu tiên từ năm 1983 có khoảng 600 người là các chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp. Đó chính là những người đặt nền móng thật sự cho dấu ấn Việt tại đất nước xa lạ ở khu vực Tây Nam châu Phi. Thực vậy, khi làm ăn thuận lợi ở Angola thì chính những người “khai phá” đầu tiên đã tìm cách đưa bà con, họ hàng, đồng hương sang sinh sống làm ăn. Nhiều người Việt tại Angola nói rằng khi sang Angola và bắt đầu tính chuyện buôn bán mưu sinh thì việc đầu tiên là họ được người đi trước đưa ra chợ Sao Paulo ở Luanda, nơi được mệnh danh là chợ Đồng Xuân ở Angola.
Gọi
thế cho gần gũi với quê hương chứ “chợ Đồng Xuân” chỉ là một con phố
dài chưa đầy một cây số tập trung nhiều người Việt làm ăn. Những người
Việt mới kinh doanh tại đây nói rằng họ thích khu chợ này vì nhìn quanh
đâu cũng là đồng bào quê hương, thỉnh thoảng được nói ra mấy câu tiếng
Việt, bàn tán chuyện làng mạc, gia đình, con cái... cũng đỡ cô đơn nơi
đất khách. Hơn nữa, xung quanh thấy đồng bào mình thì cũng cảm thấy yên
tâm an toàn hơn là một mình trơ trọi giữa những người châu Phi. Nhưng
rồi theo thời gian thì họ cũng hòa nhập nhanh với xã hội của người
Angola. Khách hàng chính đến “Đồng Xuân - Luanda” là những người Angola.
Họ thích các sản phẩm do người Việt bán như vải vóc, quần áo, nhu yếu
phẩm của người Việt vì giá rẻ, phù hợp túi tiền, màu sắc lại sặc sỡ phù
hợp với thị hiếu người châu Phi. Ngược lại, các chị kinh doanh người
Việt cũng nói rằng người Angola là những khách hàng dễ tính, giúp họ có
thể bán chạy những mặt hàng đơn giản kể trên. Có cả những người từng
kinh doanh thất bại tại Việt Nam sang làm ăn tại Angola và nói rằng bán
đồ tại Luanda dễ hơn kiếm sống ở Hà Nội.
Việc kiếm một hai ngàn USD mỗi tháng từ một sạp hàng không phải là điều khó khăn nếu biết khéo kinh doanh. Khéo kinh doanh ở đây không chỉ là biết đưa hàng đẹp ra bán mà còn phải học thêm một chút tiếng Bồ Đào Nha để tán khách hàng Angola. Người dân Angola đa phần đều thật thà nên dễ xiêu lòng nhưng nếu họ biết bị lừa gạt thì không có chuyện lần sau sẽ quay trở lại. Ngoài các mặt hàng thiết thực kể trên, người Việt còn có đầu óc kinh doanh tại Angola bằng việc mở những dịch vụ rất ăn khách như chụp ảnh cưới, photocopy, sửa chữa xe máy và cả làm nail... Những người này nói rằng họ cũng chẳng có gì cao siêu mà chỉ đơn giản mang mô hình dịch vụ từ Việt Nam sang Angola. Do Angola chưa phát triển các loại hình này nên khi người Việt dùng nó để kinh doanh thì lập tức hốt bạc.
Theo tìm hiểu, những người làm nghề photocopy, làm ảnh, buôn bán ở chợ trung tâm thành phố, bán hàng ăn có thâm niên thu nhập khá ổn định cũng từ 5.000 - 10.000 USD/tháng. Một số người làm ăn thành đạt mở được công ty thì có thể thu nhập từ vài chục nghìn, thậm chí đến cả trăm nghìn USD một tháng. Một số doanh nhân Việt sau khi làm ăn phát đạt tìm cách mở rộng mạng lưới kinh doanh, mở rộng thị trường sang các tỉnh phụ cận. Theo ông Đỗ Bá Khoa, từng là đại sứ Việt Nam ở Angola, có tới hơn 40 người Việt là triệu phú đô la hiện đang làm ăn tại Angola như Cường Viana, Phụng Avima, Đức Huambo, Thi Benguela, Thành Lubango... Tuy nhiên, những người làm ăn bài bản, có đường đi nước bước, có hướng dẫn như vậy không phải là nhiều.
Mặt trái của làn sóng
Chính những ông chủ người Việt thành công này đã tạo tiếp một làn sóng lớn đưa người Việt Nam sang Angola. Một trong những lĩnh vực mà người Việt có thế mạnh tại đất nước này là xây dựng. Trong hoàn cảnh Angola đang tái thiết thì nhu cầu xây dựng rất cao. Khi trúng thầu một công trình lớn, chủ người Việt có thể trả lương cả ngàn USD mỗi tháng cho mỗi thợ xây Việt Nam. Đó là mức lương đáng mơ ước của nhiều thợ xây Việt ở trong nước và hình thành dòng người đổ sang Angola làm thợ xây. Đây là những người có nguy cơ gặp bi kịch cao nhất. Đáng buồn là số lượng này ở Angola khá cao, họ là người sang làm thuê, xây dựng với 2 bàn tay trắng, không người quen hướng dẫn. Nếu may mắn gặp chủ tốt thì có được công ăn việc làm.
Còn nếu không may thì phải làm lụng vất vả lại còn bị quỵt lương, muốn quay về cũng không được. Vì sao vậy? Thường thì khi sang tới Angola, họ bị chủ thu ngay hộ chiếu, ở nơi đất khách quê người, tiếng không biết, chủ đưa đi đâu thì biết đó. Đa phần người sang lao động tại Angola dạng này thường theo kiểu tự do nên không được đào tạo kỹ năng cơ bản, ngoại ngữ, luật pháp nước bạn. Do không có trình độ nên khi vào việc thì không đáp ứng được nhu cầu lao động. Chính vì thế, chỉ sau một hợp đồng bị chủ bỏ rơi và khi đó chỉ còn nước… lang thang. Đáng buồn hơn là những trường hợp họ bị chính đồng hương lừa sang Angola bỏ mặc.
Như đã nói, người Angola khá thật thà. Do đó, ở Angola khi ký hợp đồng xây dựng xong thường ứng trước một nửa số tiền nên nhiều chủ xây dựng có được hợp đồng liền ra sân bay mua lao động mang về cũng giả vờ làm như thật đo vẽ, đào móng… nhưng khi rút được tiền thì chuồn luôn về nước, bỏ mặc người lao động ở lại và những người bị bỏ lại chỉ còn nước bị đi tù hay trục xuất. Chính những con sâu làm rầu nồi canh như vậy không chỉ làm khổ người lao động mà còn làm khổ cả những doanh nghiệp Việt Nam làm ăn chân chính trên nước bạn.
(Theo Duyên dáng Việt Nam)
Muôn nẻo mưu sinh: Nghề bồng heo
Chuyện đời đẫm nước mắt của người mẹ đơn thân nuôi 11 con
Một buổi chiều mưa, quán nước ở đầu hẻm 440 Thống Nhất (phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM) vắng khách. Ly cà phê nóng nổi vừa mang ra cũng vừa lúc một người phụ nữ đến. Chị đưa xấp vé số ra mời: "Mua giúp em vài tờ..."
'Sao mẹ nỡ bỏ con?'
Đó
là một phụ nữ đã đứng tuổi, cao ráo, nước da ngăm đen. Tôi rút 2 vé
trong tay chị, trả tiền và chị đi sau khi nói lời cám ơn nhẹ nhàng.
Nhưng khi nghe chị chủ quán kể lại hoàn cảnh của chị bán vé số tôi mới
hết sức ngỡ ngàng.
"Chị
ấy là một người mẹ đơn thân. Ở độ tuổi trung niên, chị đã qua 11 lần
sinh nở và hiện tại vẫn ở vậy nuôi bầy con thơ dại. Không chồng, con
đông, hàng ngày chị đi bán vé số để kiếm tiền mưu sinh", chị chủ quán
chia sẻ.
Chúng
tôi vào nhà chị, một bầy trẻ chạy nhảy tung tăng, tiếng cười đùa vang
lên hồn nhiên. Hai đứa lớn, một trai và một gái, đang lục tìm thức ăn.
Mỗi đứa một tô cơm với chút cá ngồi ăn một cách ngon lành.
Nhà không bàn ghế, chị và tôi ngồi trên thềm nhà và câu chuyện dần được mở ra.
Chị Hoàng Thị Loan bán vé số hàng ngày.
Chị
là Hoàng Thị Loan (42 tuổi, sinh ra và lớn lên ở TP.HCM). Chị Loan cho
biết, hiện giờ trong nhà chỉ có 6 đứa con, 5 đứa còn lại đi bán vé số
chưa về.
Chị
nói: "Một mình tôi làm không đủ nuôi con bởi ngày nào đắt khách thì lời
được 120 - 130 ngàn. Lúc ít người mua, tôi kiếm chỉ khoảng 100 ngàn.
Con lớn nhất của tôi 23 tuổi, đang xin việc ở một công ty, con gái 13
tuổi chưa làm được gì cả, còn lại 4 đứa nhỏ từ 3 - 7 tuổi, đang tuổi ăn
tuổi lớn".
Chị
chia sẻ tiếp: "Dù cực khổ đến đâu tôi vẫn phải cố gắng nuôi con. Nhiều
người thấy tôi khổ quá khuyên tôi cho bớt con nhưng tôi không đành lòng.
Có gì ăn nấy 12 mẹ con tôi cứ thế mà sống".
Bé út từng "mất tích" sà vào lòng mẹ
"Tháng
2/2017 vừa qua, khi đi bán vé số, tôi có dắt theo con út. Mải bán đến
khi quay lại thì tôi không thấy con đâu. Tìm quanh tìm quất không thấy
nó đâu cả, lòng tôi như lửa đốt. Tìm hoài không thấy tôi đành quay về
nhà thì có người của công an phường đến báo tôi đem giấy tờ đến công an
phường 15 nhận con về.
Tại
công an phường 15, khi vừa nhìn thấy tôi thằng bé khóc thét lên. Nó bù
lu bù loa trách móc: "Sao mẹ bỏ con mẹ đi? Mẹ không thương con nữa
sao?". Nghe nó nói lòng tôi đau như cắt. Mẹ nào mà nỡ vứt khúc ruột của
mình?", chị kể.
Bà mẹ đơn thân với 11 con thơ dại
Đang
trò chuyện, một đứa bé trai sà vào lòng chị. Chị nói: "Thằng bé "mất
tích" đây này". Cũng theo người mẹ này, 11 đứa con của chị không đứa nào
được đi học.
Chỉ
có gần đây, chị cho 6 đứa theo học lớp học tình thương để biết đọc biết
viết. Ngay cả đứa con trai lớn nhất, 23 tuổi, nhưng cũng chỉ tìm việc
lao động tay chân vì cháu không biết chữ.
Mỗi đứa trẻ một tô cơm, ngồi ăn một cách ngon lành
Những
đứa trẻ mặc dù vắng mẹ suốt ngày nhưng các em đều rất sạch sẽ, quần áo
gọn gàng. Người con trai lớn cho biết: "Chúng con phải tự lo cho nhau,
nhắc nhở nhau. Quần áo chúng con, mẹ chỉ sắm cho đứa lớn nhất. Vì tuổi
sát nhau nên đứa này mặc lại của đứa kia để khỏi lãng phí".
Chị
Loan kể tiếp: "Tôi sinh ra tại vùng đất này. Lớn lên đi làm thuê, bị
chủ ngược đãi, tôi nghỉ việc và bắt đầu cuộc đời bán vé số. 19 tuổi, tôi
gặp cha mấy đứa trẻ, một người thợ hồ lớn hơn tôi 10 tuổi, quê ở Tiền
Giang.
Chị Loan chia sẻ về câu chuyện cuộc đời mình
Chúng
tôi xây dựng gia đình dù bên chồng không chấp nhận tôi. Rồi lần lượt
những đứa con ra đời, đến đứa thứ 9, chồng tôi nghỉ nghề thợ hồ cùng vợ
bán vé số sinh sống. Trong thời gian này, ông ấy mượn tiền của xã hội
đen vùi đầu vào cờ bạc, số đề để rồi không trả nổi.
Một
đêm nọ, ông đưa tôi và các con về Tiền Giang trốn tránh. Ở quê nhà, ông
tiếp tục bán vé số. Tiếp theo đó, đứa con thứ 11 ra đời, gánh nặng đè
trên vai nhưng chồng tôi không quan tâm, vẫn lao vào các cuộc chơi. Cuối
cùng, ông ấy đến với một người đàn bà khác... ".
Các con của chị hồn nhiên, vui vẻ trong căn nhà nhỏ
Chị Loan và 6 con, 5 đứa còn lại đi bán vé số chưa về
Chị vẫn tiếp tục câu chuyện của mình: "Tôi không chấp nhận con người bội bạc đó nên đã đưa mấy đứa nhỏ về Sài Gòn sinh sống.
Thỉnh
thoảng tôi cũng có về thăm mấy đứa lớn. Nhưng rồi các con lớn cũng muốn
theo mẹ. Tôi đưa chúng lên để đoàn tụ với mẹ và các em.
Hiện
nay cuộc sống của 12 mẹ con chúng tôi rất khó khăn. Mấy đứa lớn phải đi
bán vé số phụ với mẹ. Ngoài bán vé số, tôi còn phụ việc cho một quán ăn
mỗi ngày từ 5 giờ chiều đến 1 giờ sáng với mức lương 50.000 đồng/ngày.
Nhờ khoản thu nhập này, tôi có thể trang trải được tiền thuê nhà".
Những
đứa trẻ vẫn nô đùa. Chúng chưa hiểu được nỗi nhọc nhằn mà mẹ phải bươn
chải hàng ngày. Chúng cũng chưa hiểu được nỗi lòng của bà mẹ đơn thân
rất thương yêu con nhưng đang lo lắng về một ngày mai chưa biết thế
nào...
Theo Vietnamnet
Cuộc sống mưu sinh bằng vé số của nghệ sĩ Trang Thanh Xuân
Ở tuổi ngoài 60, đào chính triển vọng của sân khấu cải lương một thời sống cùng em gái trong phòng trọ chật hẹp, kiếm tiền bằng nghề bán vé số và nhặt ve chai.
Hơn 15 năm nay, tại chợ Rạch Ông thuộc quận 8,TPHCM,
người dân quen với hình ảnh hai người phụ nữ lớn tuổi ngày bán vé số,
tối nhặt ve chai. Cách đây vài chục năm, họ từng là những nghệ sĩ cải
lương có tiếng. Người chị chính là nghệ sĩ Trang Thanh Xuân, từng được
ca ngợi trên nhiều trang báo lớn những năm 1970 với tư cách một đào trẻ
đang lên.
Trang Thanh Xuân tên thật là Đào Thị Thanh Xuân, sinh năm 1952 tại TPHCM,
trong một gia đình nghệ sĩ nghèo có ba mẹ đều theo gánh hát. Ở tuổi 20,
Thanh Xuân đã hát chính trên một số sân khấu. Tên tuổi bà chỉ đứng sau
các nghệ sĩ nổi tiếng thời đó như Minh Vương, Bạch Lê, Thanh Kim Huệ...
Cô đào Trang Thanh Xuân được nhắc đến nhiều nhất với vai Bạch Thanh Nga
trong vởMáu nhuộmsân chùahát chung với Minh Tâm, Vũ Linh.
|
Hình ảnh hai nghệ sĩ Trang Thanh Xuân trên mặt báo những năm 1970.Ảnh:Cailuongvietnam.
|
Sau năm 1975, nghệ thuật cải lương gặp nhiều khó khăn.Trang Thanh Xuân chưa đủ nổi danh để trụ lại thành phố nên chọn con đườngphiêu
dạt theo những gánh hát tỉnh lẻ, kiếm tiền nuôi gia đình và chữa bệnh
hiểm nghèo cho cha mẹ. "Hồi mới giải phóng, các đoàn thành phố trả lương
diễn viên như tôi rất thấp. Sống không đủ, tôi đi diễn tỉnh riết nên
khán giả thành phố dần lãng quên. Trước năm 1975, khi hát trong đoàn
Việt Nam Minh Vương nhiều người biết tôi lắm. Một ngày có tới vài chục
lá thư của khán giả gửi về xin ảnh", nữ nghệ sĩ nhớ lại.
Khó
khăn chồng chất, gia đình bán đi tài sản duy nhất là căn nhà nhỏ ở quận
3. Trang Thanh Xuân nghỉ hát, bán bắp luộc, bánh chuối chiên để nuôi cả
gia đình. Cha mẹ bà qua đời ít lâu sau đó, em trai lấy vợ và ở rể. Từ
đó, Thanh Xuân và em gái Thanh Đào dắt nhau đến chợ Rạch Ông sống bằng
nghề bán vé số và nhặt ve chai.Hai
chị em sống trong một căn phòng trọ chật hẹp chưa đầy 10 m2, nằm trong
một ngôi nhà thuê chung của những lao động nghèo tại chợ.
Trang
Thanh Xuân chia sẻ bà đi hát chỉ vì đam mê nên không biết cách tích lũy
cho tuổi già. Trước kia, tiền lương đi hát đều do thân mẫu quản lý, rồi
tiền bạc và nhà cửa dần "ra đi" vì việc chữa bệnh. Lúctrẻ, nữ nghệ sĩ
trải qua vài mối tình nhưng không tiến được đến hôn nhân. Cũng như bà,
cô em gái Thanh Đào chọn lối sống độc thân, nương tựa vào chị gái sau sự
ra đi của cha mẹ.
|
Trang
Thanh Xuân trong căn phòng trọ ẩm thấp.Không có tiền mua thuốc trị bệnh
thấp khớp, nữ nghệ sĩ thường xuyên bó chân để tiện cho việc đi lại.
|
Nghèo đói, đơn độc do không có chồng con, nữ nghệ sĩ còn chịu cảnh bệnh tật ở tuổi xế chiều.Bà
được phát hiện rối loạn tiền đình và hở van tim vào năm 1983. Sau nhiều
đợt điều trị cộng thêm bệnh thấp khớp, hiện nữ nghệ sĩ đi lại khó khăn.
Căn bệnh khiến bà đau nhức thường xuyên và không thể làm thêm những
công việc khác như bưng bê, rửa chén bát, giặt quần áo thuê... để có
thêm thu nhập. Không có tiền mua thuốc, bà dùng vải gai bó chặt đầu gối
để tiện đi lại mỗi khi đau nhức.
“Có
lúc chị tôi đau không đi nổi. Mấy bữa trước chị ngã lộn cầu thang mà
không dám kêu, sợ chủ nhà đuổi không cho ở. Bệnh càng ngày càng trở
nặng, đi lại khó khăn nên chúng tôi không thể ra khỏi chợ Rạch Ông này
để bán được nhiều vé số hơn”, em gái nữ nghệ sĩ nói trong nước mắt.
Công
việc bán vé số dạo và nhặt ve chai đem lại chừng 60.000 đồng mỗi ngày.
Hai chị em nghệ sĩ trích ra 20.000 đồng mua thức ăn. Những ngày bệnh tật
hành hạ phải nằm một chỗ, hai người chỉ có cháo trắng qua ngày.
|
Căn phòng trọ ngổn ngang đồ đạc cũ của hai chị em.
|
Chủ
một đại lý vé số tại chợ Rạch Ông cho hay: “Hàng ngày bà Xuân đến chỗ
tôi lấy vé, có hôm trả luôn tiền mặt, có hôm thì lấy chịu, nhưng mỗi lần
chỉ lấy chừng hai chục vé. Bán hết đợt cũ bà mới lấy đợt mới. Bao năm
nay tôi không hề biết bà là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng một thời”.
Vì
nghèo và mặc cảm, Trang Thanh Xuân thường lẩn tránh mỗi khi có người
quen nhận ra. Dành lời ngợi khen cho những đồng nghiệp cùng thời nhưng
bà không hề nghĩ đến sự giúp đỡ của họ. “Tên tuổi tôi cũng không quá
lớn, chỉ được coi là một đào chính có triển vọng nên tôi tự biết phận
mình. Cũng có nghệ sĩ gặp tôi, lúc đầu tỏ ra mừng rỡ sau rồi tỉnh bơ
quay đi. Xa mặt cách lòng bao nhiêu năm gặp lại biết người ta có còn nhớ
mình không?”, nghệ sĩ già ngậm ngùi.
Với
những đóng góp cho nghệ thuật cải lương, mới đây, Trang Thanh Xuân được
Ban Ái hữu nghệ sĩ TP HCM trợ cấp 10 kg gạo và 150.000 đồng một tháng.
Tuy nhiên, số trợ cấp này không ổn định do phụ thuộc vào lòng hảo tâm
của các mạnh thường quân. “Gạo thì tháng có, tháng không. Hàng tháng tôi
đi lĩnh 150.000 nghìn tiền trợ cấp thì mất tới 30.000 tiền đi xe ôm
rồi”, nữ nghệ sĩ cho biết.
Theo Vnexpress
Thiên Phương
Mẹ già bán vé số nuôi con bệnh tâm thần
Gãy gánh giữa đường, dì Lê Thị Lệ (54 tuổi, ở phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) phải thân cò lẻ loi, một mình nuôi con từ thuở còn trong nôi, những mong con khôn lớn để mẹ con hủ hỉ, nương tựa nhau
Gãy
gánh giữa đường, dì Lê Thị Lệ (54 tuổi, ở phường Hưng Lợi, quận Ninh
Kiều) phải thân cò lẻ loi, một mình nuôi con từ thuở còn trong nôi,
những mong con khôn lớn để mẹ con hủ hỉ, nương tựa nhau. Nào ngờ, khi
con gái Đỗ Thu Hiền tròn 20 tuổi, bỗng nhiên phát bệnh tâm thần phân
liệt. Thế là, đằng đẵng mười mấy năm nay, dì Lệ rong ruổi trên các tuyến
đường TP Cần Thơ bán vé số để có tiền trị bệnh cho con gái tại Bệnh
viện (BV) Tâm thần TP Cần Thơ.
Gặp
chúng tôi sáng cuối năm Giáp Ngọ 2014, người đàn bà nhỏ thó, gầy còm,
mái tóc pha sương, giọng bùi ngùi chia sẻ: "Tết này hai mẹ con tôi ở lại
BV vì lo về nhà con gái lại bộc phát bệnh, đập phá cây kiểng chưng Tết
của hàng xóm, tiền đâu mà đền bù". Dì Lệ nói như hồi tưởng lại cuộc đời
quá đắng cay: "Hồi con gái tôi mới lớn cũng xinh đẹp, ngoan ngoãn, dễ
thương lắm. Tôi vui lắm, mong ước từng ngày con khôn lớn nên người. Ai
ngờ". Theo dì Lệ, khi chưa phát bệnh, Hiền dịu dàng, thùy mị lắm. Gia
cảnh khó khăn, mẹ con sớm tối hủ hỉ có nhau. Đến lớp 6, Hiền nằng nặc
đòi nghỉ học để ở nhà phụ tiếp buôn bán vì thấy mẹ quá cơ cực, bươn
chải. Mấy năm sau, Hiền đâm ra ít nói, hay than buồn với mẹ và có nhiều
biểu hiện không bình thường. Dì Lệ lo lắng, gom góp tiền dành dụm đưa
Hiền đi trị bệnh, rồi lại phải vay mượn thêm tiền để trị bệnh nhưng bệnh
tình Hiền không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng".
Mười
mấy năm nay, hàng ngày dì Lệ vừa tranh thủ bán vé số vừa chăm sóc con
gái mắc bệnh tâm thần, thường xuyên điều trị tại BV Tâm thần TP Cần Thơ.
Dì
Lệ bày tỏ: "Năm nay, Hiền phát bệnh nặng nhất, thường xuyên đập phá đồ
đạc trong nhà, la hét, chửi bới. Nhiều hôm, Hiền hất bỏ mâm cơm tôi vừa
dọn ra. Những lúc đó, tôi nhỏ nhẹ năn nỉ, khuyên lơn, vì biết con đâu
kiểm soát được hành vi. Tháng nào, tôi cũng đưa Hiền vào BV trị bệnh.
Nhiều lần, các bác sĩ thông cảm hoàn cảnh hai mẹ con, cho nợ tiền viện
phí, thuốc men". Để mưu sinh và có tiền điều trị bệnh cho con, mỗi ngày,
dì Hiền rong ruổi trên các tuyến đường gần BV để bán vài chục tờ vé số,
kiếm vài chục ngàn đồng. Dì Lệ cho biết: "Sức khỏe tôi ngày một suy
yếu, đau nhức xương khớp, thường xuyên chóng mặt, mệt lả người nhưng
ráng đi bán để lo cho con". Sáng nào cũng vậy, dì Lệ lo vệ sinh cá nhân
cho Hiền, chờ bác sĩ khám bệnh, kê toa thuốc. Dì cho con uống thuốc xong
mới đi bán, đến trưa quay về BV thăm con. Đêm đến, dì ngủ ở hành lang
Khu điều trị nội trú BV canh chừng con. Hai mẹ con sống lây lất bằng cơm
từ thiện. Dì Lệ kể: "Tội nghiệp Hiền lắm, chiều nào cũng thơ thẫn ra
cổng BV chờ tôi đi bán về". Dì Lệ có đông anh em, nhưng ai cũng nghèo
khó, đi làm ăn xa nên dì không chỉ nặng gánh con cái mà còn phải chăm lo
mẹ già ngoài 80 tuổi.
Chị
Hứa Thị Mộng Trinh, Điều dưỡng trưởng khu điều trị nội trú, BV Tâm thần
TP Cần Thơ, cho biết: "Chị Hiền mắc bệnh đã lâu, thường xuyên nhập viện
điều trị. Dì Lệ hết mực yêu thương con, không ngại vất vả chăm sóc con
chu đáo và bán vé số kiếm tiền trị bệnh cho con". Rất mong các nhà hảo
tâm gần xa rộng lòng hỗ trợ, để dì Lệ có thêm sức mạnh, vượt qua cơn
khốn khó, có điều kiện trị bệnh cho chị Hiền.
Y LAN
Vất vả mưu sinh tuổi xế chiều
Hàng ngày, trên những con phố, khu chợ, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh những cụ ông, cụ bà ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi” vẫn phải oằn mình mưu sinh. Hoàn cảnh khó khăn, họ không ngại nắng mưa, làm đủ mọi công việc mong kiếm được dăm ba đồng trang trải cuộc sống.
Sáng bán hành tỏi… tối lượm ve chai
7
giờ sáng, chợ Kênh 19/5, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân đã nhộn
nhịp kẻ bán người mua. Giữa khung cảnh tấp nập ấy, chúng tôi bắt gặp
hình ảnh một cụ già lom khom, loay hoay với mớ hành, bao tỏi, bịch ớt…Đó
là bà Phạm Thị Ngọc Phụng, 75 tuổi, quê ở Mộc Hóa, Long An. Cha mẹ mất
sớm, không có anh chị em, bà vất vả làm ruộng thuê kiếm sống qua ngày.
Mấy
chục năm bươn chải, tuổi già sức yếu, không còn đủ khả năng làm ruộng,
bà theo người quen vào Sài Gòn bán rau…ven lề đường cặp theo chợ Kênh
19/5. Nhưng được một thời gian, người ta không cho bán lòng lề đường.
Những tiểu thương trong chợ thương hoàn cảnh nên hỏi xin cho bà thuê một
góc nhỏ ngồi bán với giá 50 nghìn đồng một ngày. Vốn liếng không có,
gian hàng của bà chỉ với bao hành, mớ tỏi, bịch ớt….
Hàng
ngày, bà thức dậy từ 2 giờ sáng đạp xe ra chợ Bà Quẹo lấy hàng, đến 5
giờ thì trở về dọn hàng ra bán. Bán hết hàng sớm thì về phòng trọ nghỉ
ngơi. Chiều tối, bà lại lang thang khắp các ngả đường, con hẻm để lượm
ve chai. Khổ cực, vất vả đến vậy nhưng số tiền bà kiếm được đôi lúc
không đủ chi tiêu. Lắm khi ngày chỉ dám ăn hai bữa cơm mắm.
Bà
Phụng tâm sự: “Mỗi tháng, sau khi trừ tiền thuê chỗ bán, tiền lời được
khoảng 1,5 triệu, bà phải trả tiền nhà trọ 700 nghìn, số còn lại phải
chắt chiu, ăn uống khổ cực qua ngày. Chưa kể lúc trái gió trở trời, đau
ốm lại không có tiền thuốc thang. Vì vậy bà phải đi lượm ve chai bán,
kiếm thêm ít tiền đề phòng đau ốm, bệnh tật”.
Bán “giấc mơ triệu phú”
Một
hoàn cảnh khác còn khó khăn hơn bà Phụng, đó là cụ Nguyễn Thị Lục (Hòa
Vang, Phú Yên). Dù đã bước sang tuổi 90, lưng còng, mắt mờ, chân yếu
nhưng ngày ngày cụ phải chống gậy, rong ruổi khắp các nẻo đường bán vé
số.
Cụ
có 8 người con, một người con trai chẳng may qua đời, người con dâu bỏ
đi để lại đứa cháu nội 8 tuổi. Không nơi nương tựa, hai bà cháu sống bám
vào những người con của bà. Thương cảnh cháu nội bị ghét bỏ, đối xử tệ
bạc, bà dắt theo đứa cháu rời quê, vào Sài Gòn kiếm sống. Hiện hai bà
cháu trú ngụ tại nhà người quen là chủ đại lý vé số ở đường Chấn Hưng
quận Tân Bình.
Mỗi
ngày, hai bà cháu đi bán từ sáng sớm đến tận khuya. Nhiều người thương
hoàn cảnh nên mua giúp. Nhưng theo lời bà thì với số tiền lời ít ỏi, hai
bà cháu chỉ đủ sống lay lắt qua ngày: “Bà già rồi, chân tay yếu lắm,
không còn đi đứng nhanh nhẹn được nữa. Chưa kể nhiều hôm trở trời, chân
tay đau nhức, phải mua thuốc giảm đau uống, cắn răng mà đi bán. Nhưng
thương nhất thằng cháu, còn nhỏ vậy mà phải lang thang suốt ngày, không
được học hành”.
Bà
bị thấp khớp nặng, hai bàn chân sưng vù, tím đỏ, tay yếu, run run,
chống gậy nhưng không đủ lực, bước đi loạng choạng. Vậy mà, những bước
chân nặng nề ấy vẫn phải rong ruổi khắp các ngả đường mưu sinh.
Khi
chúng tôi hỏi về những người con, bà lặng im. Ánh mắt buồn, đăm chiêu
theo dòng xe trên phố. Dưới ánh đèn đường vàng vọt, những nếp nhăn hằn
sâu trên khuôn mặt bà như những vết cắt đau đớn của cuộc đời mà bà phải
gánh chịu. Đôi mắt bà đỏ hoe, bà khẽ gật đầu chào rồi lặng lẽ bước đi.
Bóng hai bà cháu liêu xiêu trên đường. Thỉnh thoảng, bà với tay, vỗ vỗ
lên vai đứa cháu trai, có lẽ đó là động lực, là nguồn sống của bà.
Những vòng xe nhọc nhằn
Cũng
ở cái tuổi “xưa nay hiếm” như bà Lục, ông Lê Văn Có cũng phải ngày ngày
vất vả mưu sinh với chiếc xích lô hơn 40 năm nay. Trước giải phóng, ông
làm tài xế xe tải cho một công ty tư nhân, chuyên chở hàng từ Sài Gòn
đi Đà Nẵng. Thời ấy, ông một tay nuôi cả năm người con. Sau giải phóng,
công ty giải thể, không xin được chỗ làm, ông chuyển sang nghề đạp xích
lô.
Cuộc
sống ngày càng khó khăn, những người con lần lượt rời bỏ ông, đi tha
phương kiếm sống. Kể từ đó, ông bắt đầu cuộc sống đơn độc. Cuộc mưu sinh
mỗi ngày một khó hơn, lại thêm tuổi cao bệnh tật, thuốc thang. Đến
tháng không trả nổi tiền phòng trọ, ông chính thức trở thành một người
vô gia cư.
Tuy
vất vả, nhọc nhằn, nhưng số tiền kiếm được từ những cuốc xe quá ít ỏi.
Buổi sáng ông đậu xe trước cổng chợ Đa Kao. Khách của ông là mấy bà nội
trợ, nhà gần chợ. Sau buổi chợ, đồ đạc lềnh kềnh, mấy bà phải gọi xích
lô chở về cho đỡ nặng. Mỗi cuốc xe vỏn vẹn 10 nghìn đồng. Trung bình mỗi
ngày ông chạy được 3 cuốc xe.
Ngoài
những khách mối như vậy thì ông chẳng có thêm nguồn thu nhập nào khác.
Bởi như ông tâm sự: “Bây giờ người ta toàn đi xe ôm cho nhanh, đặc biệt
là đội ngũ xe ôm giá rẻ đầy rẫy, chẳng ai dại gì lên xích lô ngồi tốn
thời gian. Xích lô ngày nay chỉ dùng để chở hàng, nhưng họ cũng chẳng
dám gọi tôi vì sợ chở không nổi, xảy ra chuyện dọc đường”.
Chiếc
xích lô là phương tiện kiếm sống, đồng thời là căn nhà nhỏ để ông tá
túc 30 năm nay. Mặc dù lệnh cấm xe đã có từ lâu nhưng đối với ông, không
có chiếc xe đồng nghĩa vào đến đường cùng, không có phương tiện mưu
sinh, không có nơi tá túc những đêm mưa gió.
Quanh
khu chợ Đa Kao không có ai không biết ông. Họ đã quá quen với hình ảnh
ông lão gầy gòm một mình lủi thủi với chiếc xích lô. Nhiều người nói
rằng: “ Cứ mỗi lần đi ngang qua ngã tư Trần Quang Khải – Nguyễn Huy Tự
(nơi ông đậu xe nghỉ ban đêm) đều phải liếc mắt nhìn xem ông cụ còn ở đó
không? Bởi họ lo những đêm trái gió trở trời, lo cho tấm thân già, sức
tàn lực kiệt phải sống vất vả, không chốn nương thân.
Những số phận chung nỗi niềm
Mỗi
người mỗi hoàn cảnh nhưng đều giống nhau ở một điểm ai cũng nghèo, cái
nghèo đeo đẳng. Lẽ ra ở vào tuổi của họ, khi sức khỏe đã yếu phải được
nghỉ ngơi, vui vẻ bên con cháu. Vậy mà họ phải lao động vất vả để trang
trải cuộc sống cuối đời.
Ai
rồi cũng đến lúc già yếu, đau ốm, bệnh tật. Có những người hạnh phúc,
được con cháu lo lắng, chăm sóc, an nhàn. Nhưng đâu đó vẫn còn nhiều
phận đời kém may mắn, đơn độc, vất vả vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Dù
khổ cực, đơn độc nhưng họ vẫn không buông xuôi. Họ luôn hy vọng có sức
khỏe để lao động, tồn tại.
Hơn
ai hết, họ mong ước có một gia đình, một nơi để nương tựa. Nhưng đó là
một mơ ước xa vời, không thể. Phía sau mỗi phận đời neo đơn, khốn khổ ấy
là một câu chuyện được giấu kín. Họ không oán than cuộc đời, không
trách hờn gì đối với trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ của những người con.
Bởi thế, khi được hỏi về người thân, con cái, câu trả lời từ họ chỉ là
những khoảng lặng, những cái lắc đầu, những ánh nhìn đăm chiêu vào
khoảng không vô tận.
Đào Phong
"Người nhện" ở Hà Nội đu mình trên những tòa nhà cao tầng để mưu sinh
Những ngày cuối năm, tại các tòa nhà cao tầng trên địa bàn Thủ đô, không khó để bắt gặp hình ảnh người công nhân lau kính, sơn tường trong cái lạnh thấu xương. Mặc dù công việc khá nguy hiểm nhưng vì miếng cơm, manh áo, họ buộc phải làm công việc này.
Những ngày cuối năm, khi các tòa nhà cao tầng có nhu cầu sơn sửa, làm
mới cũng là lúc những người công nhân lau kính, sơn tường lại tất bật
với công việc của mình.
Vì thường xuyên làm việc trên cao nên nhiều người ưu ái gọi họ là
"người nhện". Hàng ngày, họ phải làm việc trên độ cao hàng chục mét,
thậm chí đến hàng trăm mét so với mặt đất.
Với các thiết bị bảo hộ đơn sơ như dây thừng, ghế đu, khóa an
toàn,... xung quanh là đủ thứ đồ nghề như xô nước, xà phòng, khăn,... họ
phải cố "bám trụ" mong có được đồng lương ít ỏi để nuôi sống bản thân
và gia đình.
Theo tìm hiểu của phóng viên, nghề này không đòi hỏi trình độ học
vấn. Để "trụ" được với nghề, người thợ phải có "thần kinh thép", sức
khỏe tốt và đặc biệt là không sợ độ cao.
Đa phần những người làm nghề này đều không có bảo hiểm. Vì vậy, khi có sự cố xảy ra họ chỉ biết chấp nhận số phận.
Thông thường, mỗi top có từ 5 - 7 người và phân chia ra từng khu vực khác nhau để làm việc
Trước khi "gắn bó" với nghề này, họ cần phải có giấy chứng nhận sức
khỏe và học các kĩ năng đảm bảo an toàn trên không khoảng 2 tuần.
Cả ngày "đánh đu" lơ lửng trên không trung rất nguy hiểm nhưng thu nhập của họ chỉ khoảng 6 - 7 triệu/tháng.
Những con người nhỏ bé đang thoăn thoắt làm việc trên cao khiến không ít người nhìn lên phải lắc đầu, bái phục.
Những ngày nắng như đổ lửa, họ phải gồng mình chống chọi với cái nóng
hắt ra từ ô cửa kính. Những ngày mưa rét, họ phải "đu" mình theo cơn
gió.
Cả năm công việc ít, họ chỉ trông chờ vào dịp Tết âm lịch để kiếm
tiền về lo cho gia đình có một cái Tết đầm ấm. Đối với họ, mỗi lần hoàn
thiện 1 tòa nhà cao tầng là một chiến công. Dù có thâm niên lâu năm tới
đâu nhưng khi làm việc, không một ai dám chủ quan với nghề.
Trí Thức Trẻ/Kênh 14
Người Việt tại Angola: Giàu sang và nước mắt
07/05/2016 09:16 GMT+7
Tháng
trước, mạng xã hội xôn xao thông tin về những vụ người Việt bị sát hại
tại Angola trong những cuộc cướp bóc. Một quan chức Đại sứ quán Việt Nam
tại Angola cho biết tình hình an ninh ở Angola khá phức tạp, những vụ
cướp xảy ra thường xuyên, đe dọa tính mạng của người dân và cả cộng đồng
người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại đây.Anh Đặng Quốc Nghĩa và anh Nguyễn Quốc Hậu không phải là những người Việt đầu tiên mất mạng ở Angola và có thể họ cũng không phải là những người cuối cùng phải chịu thảm cảnh như vậy. Tuy nhiên, dòng người Việt đổ sang Angola trong những năm gần đây ngày càng tăng và đã lên con số trên một vạn người (theo ước tính của Hội người Việt tại Angola).
Một nơi dễ sống
Cộng đồng người Việt tại Angola hình thành cách đây đã khoảng hơn nửa thế kỷ trong chương trình trao đổi chuyên gia của Việt Nam và Angola. Sau đó tăng dần, nhất là sau khi Angola tuyên bố độc lập năm 1975. Người Việt Nam sang lao động tại Angola thế hệ đầu tiên từ năm 1983 có khoảng 600 người là các chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp. Đó chính là những người đặt nền móng thật sự cho dấu ấn Việt tại đất nước xa lạ ở khu vực Tây Nam châu Phi. Thực vậy, khi làm ăn thuận lợi ở Angola thì chính những người “khai phá” đầu tiên đã tìm cách đưa bà con, họ hàng, đồng hương sang sinh sống làm ăn. Nhiều người Việt tại Angola nói rằng khi sang Angola và bắt đầu tính chuyện buôn bán mưu sinh thì việc đầu tiên là họ được người đi trước đưa ra chợ Sao Paulo ở Luanda, nơi được mệnh danh là chợ Đồng Xuân ở Angola.
Việc kiếm một hai ngàn USD mỗi tháng từ một sạp hàng không phải là điều khó khăn nếu biết khéo kinh doanh. Khéo kinh doanh ở đây không chỉ là biết đưa hàng đẹp ra bán mà còn phải học thêm một chút tiếng Bồ Đào Nha để tán khách hàng Angola. Người dân Angola đa phần đều thật thà nên dễ xiêu lòng nhưng nếu họ biết bị lừa gạt thì không có chuyện lần sau sẽ quay trở lại. Ngoài các mặt hàng thiết thực kể trên, người Việt còn có đầu óc kinh doanh tại Angola bằng việc mở những dịch vụ rất ăn khách như chụp ảnh cưới, photocopy, sửa chữa xe máy và cả làm nail... Những người này nói rằng họ cũng chẳng có gì cao siêu mà chỉ đơn giản mang mô hình dịch vụ từ Việt Nam sang Angola. Do Angola chưa phát triển các loại hình này nên khi người Việt dùng nó để kinh doanh thì lập tức hốt bạc.
Theo tìm hiểu, những người làm nghề photocopy, làm ảnh, buôn bán ở chợ trung tâm thành phố, bán hàng ăn có thâm niên thu nhập khá ổn định cũng từ 5.000 - 10.000 USD/tháng. Một số người làm ăn thành đạt mở được công ty thì có thể thu nhập từ vài chục nghìn, thậm chí đến cả trăm nghìn USD một tháng. Một số doanh nhân Việt sau khi làm ăn phát đạt tìm cách mở rộng mạng lưới kinh doanh, mở rộng thị trường sang các tỉnh phụ cận. Theo ông Đỗ Bá Khoa, từng là đại sứ Việt Nam ở Angola, có tới hơn 40 người Việt là triệu phú đô la hiện đang làm ăn tại Angola như Cường Viana, Phụng Avima, Đức Huambo, Thi Benguela, Thành Lubango... Tuy nhiên, những người làm ăn bài bản, có đường đi nước bước, có hướng dẫn như vậy không phải là nhiều.
Mặt trái của làn sóng
Chính những ông chủ người Việt thành công này đã tạo tiếp một làn sóng lớn đưa người Việt Nam sang Angola. Một trong những lĩnh vực mà người Việt có thế mạnh tại đất nước này là xây dựng. Trong hoàn cảnh Angola đang tái thiết thì nhu cầu xây dựng rất cao. Khi trúng thầu một công trình lớn, chủ người Việt có thể trả lương cả ngàn USD mỗi tháng cho mỗi thợ xây Việt Nam. Đó là mức lương đáng mơ ước của nhiều thợ xây Việt ở trong nước và hình thành dòng người đổ sang Angola làm thợ xây. Đây là những người có nguy cơ gặp bi kịch cao nhất. Đáng buồn là số lượng này ở Angola khá cao, họ là người sang làm thuê, xây dựng với 2 bàn tay trắng, không người quen hướng dẫn. Nếu may mắn gặp chủ tốt thì có được công ăn việc làm.
Còn nếu không may thì phải làm lụng vất vả lại còn bị quỵt lương, muốn quay về cũng không được. Vì sao vậy? Thường thì khi sang tới Angola, họ bị chủ thu ngay hộ chiếu, ở nơi đất khách quê người, tiếng không biết, chủ đưa đi đâu thì biết đó. Đa phần người sang lao động tại Angola dạng này thường theo kiểu tự do nên không được đào tạo kỹ năng cơ bản, ngoại ngữ, luật pháp nước bạn. Do không có trình độ nên khi vào việc thì không đáp ứng được nhu cầu lao động. Chính vì thế, chỉ sau một hợp đồng bị chủ bỏ rơi và khi đó chỉ còn nước… lang thang. Đáng buồn hơn là những trường hợp họ bị chính đồng hương lừa sang Angola bỏ mặc.
Như đã nói, người Angola khá thật thà. Do đó, ở Angola khi ký hợp đồng xây dựng xong thường ứng trước một nửa số tiền nên nhiều chủ xây dựng có được hợp đồng liền ra sân bay mua lao động mang về cũng giả vờ làm như thật đo vẽ, đào móng… nhưng khi rút được tiền thì chuồn luôn về nước, bỏ mặc người lao động ở lại và những người bị bỏ lại chỉ còn nước bị đi tù hay trục xuất. Chính những con sâu làm rầu nồi canh như vậy không chỉ làm khổ người lao động mà còn làm khổ cả những doanh nghiệp Việt Nam làm ăn chân chính trên nước bạn.
(Theo Duyên dáng Việt Nam)
Nhận xét
Đăng nhận xét