Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018

DU LỊCH QUÁ KHỨ 10/b

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Ngày Khủng Long chết | Phim tài liệu khoa học
66 triệu năm trước, thảm họa cuối cùng, một tiểu hành tinh khổng lồ đầm sầm vào vinh Mexico làm nổ tung một miệng núi lửa khổng lồ. Sự va chạm này đã xóa sổ hầu hết các loài vật trên thế giới bao gồm khủng long. Nhưng làm thế nào một sự kiện ở quy mô địa phương lại gây ra thảm họa toàn cầu giết chết khủng long ở khắp mọi nơi. Để hiểu điều đó, chúng ta sẽ theo dõi chuyến thám hiểm phi thường đi sâu vào miệng núi lửa tiểu hành tinh. Khoa học sẽ tiết lộ 1 bằng chứng mới về một trong những tai họa khủng khiếp nhất của Trái Đất. Ngày khủng long chết



10 giả thuyết về sự tuyệt chủng của khủng long


(VTC News) - Cách đây khoảng 66 triệu năm, trong kỷ Cretaceous và kỷ Paleogene khoảng 80% sự sống trên trái đất đã bị xóa sổ hoàn toàn và không ai biết chính xác nguyên nhân do đâu.

Nhiều loài trong đó chủ yếu là khủng long đã bị hủy diệt, trong khi nhiều loài sống sót phải trải qua sự biến đổi hoàn toàn. 

10. Thiên thạch


Nhiều nguyên nhân tuyệt chủng về lý‎ thuyết được cho là bắt nguồn từ sự va chạm của một thiên thạch. Theo giả thuyết Alvarez, các nhà khoa học đã khám phá ra nồng độ iridi cao trong các lớp trầm tích tại  ranh giới của kỷ Cretaceous – kỷ Paleogene. Iridi không phổ biến ở vỏ trái đất nhưng lại có ở các thiên thạch.

Chỉ có một điều – nếu một thiên thạch đâm vào trái đất thì hố va chạm ở đâu?

Vào năm 1990, 10 năm sau khi giả thuyết được đưa ra, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hố  Chicxulub ở Mexico. Họ tin rằng nó được tạo nên bởi một thiên thạch rộng khoảng 110 dặm (khoảng 177 km) và đường chéo khoảng 6 dặm (9.6 km) với bề mặt lởm chởm do Alvarez và nhóm của ông đo được.

Người ta còn tin rằng, sau khi thiên thạch va chạm, bụi bẩn làm ô nhiễm không khí che khuất mặt trời hàng thập kỷ. Điều này gây ra sự biến đổi lớn của khí hậu. Khi chất cháy bắt nguồn từ những mảnh vụn trong không khí, tro và khói càng tăng thêm sự tối tăm. Tất cả các yếu tố này đẩy các loài khủng long đến bờ vực tuyệt chủng.

9. Bão lửa toàn cầu


Có nhiều tranh luận về việc xảy ra sau khi thiên thạch đâm vào trái đất. Một giả thuyết cho rằng nó đã tạo một cơn bão lửa nhấn chìm hoàn toàn hành tinh. Nhà nghiên cứu theo giả thuyết này nói rằng nó như quả bom triệu tấn nổ tung cứ mỗi 4 dặm trên khắp trái đất. Chỉ những loài động vật sống trong hang hoặc dưới nước mới có thể được cứu sống.

8. Siêu bão


Dùng một máy tính giả định, một giảng viên kỹ thuật của Massachusetts đã tạo ra giả thuyết về một cơn siêu cuồng phong xảy ra nếu một thiên thạch tạo ra một vùng đại dương rộng 40-50 dặm, nóng đến 120 độ F. Nó sẽ tạo ra các cơn cuồng phong rất mạnh đến nỗi gió có thể đạt tốc độ hơn 600 m/h. 

Hãy so sánh, cơn bão mạnh nhất được biết trong lịch sử loài người là cơn bão Tip, xảy ra vào 12/10/1979. Tốc độ gió đạt 190 m/h, thấp hơn tốc độ một cơn bão cấp ba của một trận Siêu bão.

Miễn là đủ điều kiện để tạo ra, Siêu bão sẽ tiếp tục hình thành, có nghĩa là khủng long vẫn phải đấu tranh với một vài cơn bão này. Tuy nhiên, mối nguy hiểm thật sự là chiều cao của cơn bão – 40 dặm. Nó sẽ mang nước vào tầng bình lưu và làm hỏng tầng ô zôn sẽ giết chết mọi sinh vật khi chúng không tìm thấy nơi trú ẩn cho tới khi tầng ozon được tái tạo.

 7. Sự tuyệt chủng dần dần và sự đấu tranh của động vật có vú


Một giả thuyết khác là khủng long không bị tuyệt chủng hết một lượt mà chúng chết dần dần trong khoảng hàng triệu năm nhờ vào cuộc đấu tranh của động vật có vú. Động vật có vú bắt đầu trở thành loài phức tạp hơn có thể giỏi hơn trong việc kiếm thức ăn và đối phó với sự biến đổi của môi trường.

Một sự khác nhau nổi bật giữa động vật có vú và khủng long là động vật có vú không đẻ trứng. Một con khủng long mới sinh thì nhỏ nhưng có thể phát triển đến kích thước khổng lồ, nghĩa là chúng cần rất nhiều thức ăn. Trái lại, động vật có vú không cần nhiều thức ăn và vì thế có thể sinh trưởng dễ dàng hơn. 

Và bởi vì động vật có vú mang con trong bụng mẹ nên an toàn hơn việc đẻ trứng, trứng có thể bị kẻ thù làm tổn thương. Giả thuyết này giải thích tại sao khủng long tuyệt chủng nhưng động vật có vú vẫn tồn tại trong sự kiện tuyệt chủng.

6. Thuyết lục địa trôi


Khủng long được cho là xuất hiện đầu tiên trong kỷ Đại Trung Sinh cách đây 65 đến 248 triệu năm. Các nhà khoa học phân chia kỉ nguyên thành kỷ Triat, kỷ Jura, kỷ Creta. Trong kỷ Triat, tất cả lục địa nằm trên một đại lục khổng lồ.

Trong kỷ Jura, đại lục bị chia làm đôi và bắt đầu trôi dạt đi. Trước sự kiện tuyệt chủng hàng loạt, hai lục địa bị chia cắt trôi lại gần nhau hơn tạo nên lục địa ngày nay.

Sự trôi của lục địa làm hủy diệt loài khủng long vì môi trường sống của chúng thay đổi đột ngột. Nó còn gây ra sự thay đổi khí hậu, và chu kỳ đại dương cũng có thay đổi. Điều này dẫn đến một sự gia tăng những cơn bão hung tợn phá hủy môi trường, hơn nữa làm hạn chế khả năng sống sót của khủng long.

5. Sự thay đổi mực nước



Có 5 sự tuyệt chủng lớn trong lịch sử trái đất. Một giảng viên địa chất học của trường đại học Wisconsin-Madison tin rằng chỉ có một thủ phạm gây ra cả 5 lần. Đó là sự thay đổi mực nước biển. Từ khi trái đất hình thành, cách đây khoảng 4.54 tỉ năm, mực nước biển đã thường xuyên thay đổi.

Kết quả là đại lục và đại dương tiến hóa hơn. Và bất cứ khi nào sự tuyệt chủng lớn diễn ra, nó tương quan với một sự thay đổi mực nước biển. Trong khi đời sống dưới đại dương bị ảnh hưởng nhiều nhất thì các loài sinh vật trên đất liền cũng bị tiêu hủy.

Ở một số khu vực, xuất hiện các trận lũ lụt nghiêm trọng. Trên toàn cầu, chu kỳ đại dương thay đổi hoàn toàn và đột ngột làm ảnh hưởng đến môi trường nơi mà các loài trên trái đất sống, ăn và uống.

4. Dịch bệnh



Từ việc nhìn thấy muỗi và ve trên cây hổ phách, bác sĩ Poinar của trường đại học bang Oregon đã nói rằng mầm bệnh bắt đầu xuất hiện ngay lúc loài khủng long biến mất, và có thể loài khủng long khổng lồ bị giết bởi một căn dịch bệnh nhỏ.

Dịch bệnh hủy diệt khủng long vì chúng không có hệ thống miễn dịch và chúng thở rất chậm. Rệp dễ tạo thành dịch bệnh cho tất cả các loài khủng long cho đến khi chúng bị xóa sổ, nhưng động vật có vú vẫn tồn tại đơn giản chỉ vì dịch bệnh không ảnh hưởng đến chúng.

3. Sao chổi



Một giả thuyết lan truyền vào năm 1980 đó là cái chết của khủng long được gây ra bởi một vụ va chạm khác do sao chổi gây ra. Một sao chổi được tạo nên bởi băng tuyết, bụi, vật chất từ đá và các hợp chất hữu cơ, trong khi đó các thiên thạch thường được cấu thành bởi kim loại và đá. Sao chổi cũng nhỏ hơn và di chuyển nhanh hơn.

Những người không tán thành lại cho rằng không đủ lớn để có thể tạo ra cái hố Chicxulub. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng nếu sao chổi di chuyển nhanh như có thể sẽ hình thành cái hố to như vậy.

Không chỉ vậy, nhưng nó sẽ để lại nhiều bụi và mảnh vỡ vào không khí hơn của một thiên thạch. Kết quả cuối cùng giống như vậy, nhưng đó vẫn là một vấn đề để tranh luận.

2. Núi lửa



Một giả thuyết cứng nhắc nhất trong danh sách này đó là khu vực núi lửa Deccan Traps ở Ấn độ ngày nay đã phun trào. Sự phun trào làm tràn lưu huỳnh ra không khí trong 10.000 năm, gấp 10 lần khi một thiên thạch thải ra. Điều này gây ra sự ấm lên toàn cầu một cách bất thường và sự axit hóa của đại dương.

Giả thuyết cũ của thập kỉ đưa ra nhiều sự tin tưởng hơn vào năm 2009, khi các công ty khoan dầu dưới đại dương của bờ biển phía đông Ấn Độ đã tìm thấy dung nham từ lâu đời ở lớp trầm tích.

1. Tác nhân kết hợp
 
Những bí ẩn "rợn người" về thời đại Khủng Long đại chiến

Những giả thiết “điên rồ” nhất về sự tuyệt chủng của loài khủng long

Dân trí Hiện nay, giả thiết về sự tuyệt chủng của loài khủng long, do khối thiên thạch khổng lồ đã va chạm vào trái đất là có cơ sở và được nhiều người công nhận hơn cả. Tuy nhiên, vẫn tồn tại đồng thời nhiều suy đoán khác về sự biến mất của loài bò sát khổng lồ này, mà không ít trong số đó thực sự rất “điên rồ”.

Khủng long bị nhiễm độc dẫn đến tuyệt chủng
Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, vào thời kỳ Đại Trung Sinh, các vụ phun trào núi lửa xảy ra liên tiếp, đã phát tán chất Selenium khắp trái đất. Loại hóa chất này vốn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi hấp thụ với một số lượng lớn, nó lại có khả năng gây độc.
Chính vì vậy, một số nhà khoa học đã đặt ra giả thiết rằng, chính Selenium là thủ phạm tuyệt diệt loài khủng long chứ không phải là khối thiên thạch khổng lồ như chúng ta vẫn nghĩ. Cụ thể, theo giả thiết này, chất Selenium được giải phóng sẽ tích tụ vào thực vật và nguồn nước, đầu độc các loài khủng long khiến số lượng của chúng giảm dần và dẫn đến sự tuyệt chủng.
Khủng long tự chế tạo tàu vũ trụ và bay đến hành tinh khác
Có thể bạn không tin, nhưng một số nhà khoa học trên thế giới đã đề ra giả thiết rằng, loài khủng long đã đạt đến trình độ phát triển vượt trội hơn cả loài người, ở thời điểm hiện tại và chúng đã tự chế tạo nên những con tàu vũ trụ, để đưa toàn bộ giống loài mình đến sống ở một hành tinh khác, nhằm tránh sự hủy diệt của khối thiên thạch sẽ va vào trái đất.
Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng khảo cổ đã phủ định giả thiết “không tưởng” này. Trước hết, qua các mẫu hóa thạch, chúng ta có thể thấy rằng, loài khủng long có một hộp sọ rất nhỏ, chứng tỏ bộ não của chúng không phát triển. Bên cạnh đó, với kết cấu của cơ thể, loài bò sát khổng lồ này khó mà cầm nắm các dụng cụ, chứ chưa nói đến việc chế tạo ra một con tàu vũ trụ.

Khủng long chết vì cú…xì hơi của chúng
Một số người tin rằng, loài khủng long với số lượng khổng lồ trong thời kỳ cực thịnh đã tự tuyệt diệt bằng chính việc… “xì hơi” của chúng. Cụ thể, lượng khí metal khổng lồ được giải phóng ra sau mỗi lần xì hơi của khủng long, có khả năng đã khiến khí hậu ấm dần lên. Đồng thời, vì là một khí độc, nên loài động vật này rất có thể cũng đã bị chết ngạt trong chính sản phẩm do mình tạo ra.
Khủng long biến mất vì chúng chưa từng tồn tại
Một trong những cách trả lời đơn giản nhất, cho sự tuyệt chủng của loài khủng long, chính là loài vật này chưa bao giờ tồn tại trên trái đất. Chắc bạn đang thắc mắc rằng: “Nếu theo phỏng đoán này, thì những bộ xương hóa thạch khổng lồ được tìm thấy do đâu mà có?”.
Để giải thích, những người tin vào giả thiết trên cho rằng, những mẫu hóa thạch khủng long được chính các nhà khoa học tự ngụy tạo nên và chôn xuống đất với mục đích làm bằng chứng cho “thuyết tiến hóa” mà mình đưa ra.
Loài bướm đã khiến khủng long bị tuyệt chủng
Nhiều nhà cổ sinh vật học cho rằng, khủng long bị tuyệt chủng là do loài…bướm. Thậm chí, loài côn trùng nhỏ bé, xinh đẹp này còn là hung thủ đã tiêu diệt trên 80% những động vật có kích thước khổng lồ khác, từng xuất hiện trên trái đất. Kịch bản mà giả thiết này vẽ ra là loài bướm đã phát triển một cách chóng mặt ở thời tiền sử, đồng nghĩa với việc số lượng sâu cũng cực kỳ nhiều và chính chúng đã tàn phá hầu hết các cánh rừng vào thời điểm đó.
Điều này dẫn đến việc thiếu hụt thức ăn cho các loài khủng long ăn cỏ và cái chết là điều tất yếu. Khi chuyện này xảy ra, các loài khủng long ăn thịt cũng không khá khẩm hơn, bởi khủng long ăn cỏ chính là con mồi chủ yếu của chúng.
Thảo Vy

Khủng long bị tuyệt chủng không phải vì thảm họa thiên thạch

TVD , Theo Trí Thức Trẻ 2 năm trước

Khoảng 66 triệu năm trước, một thiên thạch khổng lồ đã lao vào Trái đất. Vụ va chạm đã khiến cho loài khủng long bị tuyệt chủng, nhưng sự thật lại không hề đơn giản như vậy.

Đó là thảm họa tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử Trái đất. Khoảng 66 triệu năm trước, một thiên thạch khổng lồ đã lao vào Trái đất, đâm xuống Vịnh Mexico. Vụ va chạm đã giải phóng hàng tấn bụi đá và các loại khí độc hại vào bầu khí quyển, khiến cho khí hậu Trái đất bị biến đổi và tiêu diệt toàn bộ các loài khủng long.
Tuy nhiên đây chỉ là một trong số các giả thuyết lý giải nguyên nhân khủng long tuyệt chủng. Và nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh đã bác bỏ giả thuyết này. Họ phát hiện ra rằng số lượng các loài khủng long đã suy giảm rất lâu trước khi thảm họa thiên thạch Chicxulub xảy ra.

Thảm họa thiên thạch Chicxulub được cho là nguyên nhân khiến các loài khủng long bị tuyệt chủng.
Thảm họa thiên thạch Chicxulub được cho là nguyên nhân khiến các loài khủng long bị tuyệt chủng.
Sau khi phân tích và thống kê đầy đủ tần số các hóa thạch khủng long theo thời gian, các nhà khoa học đã công bố phát hiện của họ trên trang tổng hợp của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.
Họ cho biết số lượng khủng long đã bắt đầu giảm mạnh vào khoảng 24 triệu năm trước khi thảm họa thiên thạch xảy ra. Đỉnh điểm là khoảng 90 triệu năm trước, số lượng các loài khủng long biến mất tăng cao hơn rất nhiều so với các loài mới được sinh ra. Đây là thời điểm bắt đầu của sự tuyệt chủng kéo dài và thảm họa thiên thạch chỉ góp một phần nhỏ trong quá trình này.
Điều đó cũng có nghĩa rằng nếu thảm họa thiên thạch không xảy ra, các loài khủng long vẫn sẽ biến mất trên Trái đất.

Tuy nhiên trên thực tế các loài khủng long đã bắt đầu tuyệt chủng từ trước khi thảm họa thiên thạch xảy ra.
Tuy nhiên trên thực tế các loài khủng long đã "bắt đầu" tuyệt chủng từ trước khi thảm họa thiên thạch xảy ra.
Sự tuyệt chủng là một phần bình thường của vòng đời bất kỳ loài sinh vật nào. Tuy nhiên ở đa số các loài sinh vật, sẽ có một loài mới được tiến hóa và ra đời để thay thế cho loài cũ bị tuyệt chủng.
Đối với nhiều loài khủng long sinh sống cách đây hàng chục triệu năm lại không phải như vậy. Tốc độ tạo ra loài mới không thể bắt kịp với sự biến mất của các loài cũ, khiến cho các loài khủng long này thực sự biến mất.
Tất nhiên có nhiều loài đã bắt kịp tốc độ tiến hóa, bằng chứng là sau thảm họa thiên thạch vẫn có dấu hiệu của nhiều loài khủng long còn tồn tại. Cho đến nay chúng ta tiến hóa thành nhiều loài động vật.
Các nhà khoa học cũng đưa ra lời giải thích vì sao loài khủng long lại tự biến mất, và đó là do Trái đất đã xảy ra nhiều biến đổi địa chất lớn. Hai siêu lục địa của Trái đất đã bị tách rời, mực nước biển dao động bất thường. Đồng thời, các siêu núi lửa hoạt động mạnh chính là lý do mà nhà địa chất học Gerta Keller tin rằng đây là khởi đầu của sự tuyệt chủng nhiều loài khủng long trên cạn lẫn dưới biển.
Môi trường sống của các loài khủng long khổng lồ bị thu hẹp, khiến cho chúng khó có thể bắt kịp tốc độ tiến hóa và dễ bị xóa sổ bởi các thảm họa tự nhiên. Tuy nhiên không phải vì một thảm họa duy nhất mà các loài khủng long đồng thời bị tiêu diệt.
Tuyệt chủng là một quá trình kéo dài, mà theo định nghĩa thì sự tuyệt chủng hàng loạt khi hơn 75% các loài trên Trái đất bị tiêu diệt, là một quá trình thường phải mất hơn 1 triệu năm. Phải mất nhiều hơn một thảm họa để có thể tiêu diệt được số lượng loài lớn như vậy trên Trái đất.
Vậy nguyên nhân khiến cho các loài khủng long tuyệt chủng chính là do Trái đất của chúng ta. Những biến động địa chất, những sự thay đổi về điều kiện tự nhiên đã dần giết chết các loài khủng long trong một thời gian dài. Các thảm họa chỉ góp phần đẩy nhanh quá trình đó mà thôi.


Hé lộ nguyên nhân gây ra cái chết của khủng long


Thứ năm, 07/07/2016 | 17:28 GMT+7
(ĐSPL) - Đợt nóng lên toàn cầu gây ra vụ phun trào núi lửa dữ dội ở Ấn Độ vào 68,7 triệu năm trước có thể đã khiến loài khủng long dễ bị tuyệt chủng do thiên thạch rơi.
Theo Sputnik, đó là điều được rút ra theo bài báo công bố trên tạp chí Nature Communications. Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục của thuyết "đòn tấn công kép" hủy diệt loài khủng long - đó là loạt các vụ phun trào núi lửa quy mô lớn, theo sau là cú đánh của thiên thạch khổng lồ.
"Chúng tôi đã xác minh được rằng sự tuyệt chủng hàng loạt động vật vào cuối kỷ Phấn Trắng là do sự kết hợp của hoạt động núi lửa và sự sụp đổ thiên thạch, trong đó gây ra một kiểu 'đòn tấn công kép' vào lũ khủng long", chuyên gia Sierra Petersen từ Đại học Tổng hợp bang Michigan tại Ann Arbor (Mỹ) nhận định.
Hé lộ nguyên nhân gây ra cái chết của khủng long - Ảnh 1

Ảnh minh họa - Ảnh: Science Alert.

Điều này đã khiến bầu khí quyển phải nhận vô số các hợp chất dễ bay hơi nguy hiểm, bắt đầu 250.000 năm trước vụ rơi thiên thạch Chicxulub và kéo dài nửa triệu năm sau đó.
Tuy nhiên, Trí Thức Trẻ đưa tin, theo một nghiên cứu gây shock mới đây từ ĐH Reading (Anh), số lượng khủng long đã sụt giảm từ hàng triệu năm trước khi thiên thạch rơi xuống và thậm chí có thể đã tuyệt chủng hết.
Phát hiện này nếu là thật sẽ là một phát kiến vĩ đại. Nó sẽ đặt dấu chấm hết cho những tranh cãi xung quanh khủng long trong nhiều năm nay, đồng thời giúp chúng ta hiểu được điều gì đã xảy ra vào những thời khắc cuối cùng - khi khủng long vẫn còn tồn tại.
Theo nhà nghiên cứu Chris Venditti từ ĐH Reading: "Một trong những điều gây tranh cãi nhất hàng thập kỷ nay về khủng long là chuyện chúng đang phát triển thịnh vượng khi thiên thạch rơi, hay trước đó số lượng đã sụt giảm và thậm chí là đã tuyệt chủng".
Để làm rõ vấn đề, Venditti và các cộng sự đã phân tích số liệu hóa thạch, nhằm tạo ra nhánh phát triển của 3 loài khủng long chính: ornithischians - khủng long hông chim; theropod - khủng long chân thú (đại diện là T-rex); và sauropods - khủng long hông thằn lằn (đại diện là khủng long cổ dài).
Họ nhận thấy rằng khi các chủng loài khủng long bùng nổ vào cuối kỷ Trias (khoảng 220 triệu năm trước), một số loài đã bắt đầu sụt giảm rất nhanh, và thậm chí đã tuyệt chủng vào 100 triệu tiếp theo. Đó là thời điểm 10 triệu năm trước khi thiên thạch Chicxulub khổng lồ với chu vi lên tới...9,6km va vào Trái đất.
Trong hầu hết nghiên cứu trước kia, khủng long được cho là phát triển rất mạnh cho đến khi Chicxulub xuất hiện. Nhưng nghiên cứu mới này đã bác bỏ hoàn toàn điều đó. Theo người đứng đầu nghiên cứu Manabu Sakamoto: "Thiên thạch dường như vẫn là một nguyên nhân khiến toàn bộ khủng long tuyệt chủng, nhưng sự thật là loài vật này đã có sự sụt giảm không nhỏ về số lượng, thậm chí nhiều loài đã tuyệt chủng từ trước. Nghiên cứu của chúng tôi sẽ thay đổi toàn bộ cách nhìn nhận của chúng ta về chủng loài khổng lồ này. Có thể thiên thạch là thủ phạm, nhưng còn có một nguyên nhân khác đã ngăn cản sự phát triển của khủng long, khiến chúng chết rất nhanh".
GIA BẢO (Tổng hợp)
Nguồn: Người Đưa Tin
Tham khảo: arstechnica

Khủng long có thể không tuyệt chủng nếu thiên thạch rơi chậm 30 giây

Nếu thiên thạch khổng lồ đâm xuống Trái Đất sớm hơn hoặc muộn hơn 30 giây, loài khủng long có thể vẫn tồn tại và con người khó có khả năng trở thành loài thống trị thế giới.


Thiên thạch đâm xuống Trái Đất cách đây 66 triệu năm ở vị trí cách bán đảo Yucatan, Mexico, 39 km, tạo ra một miệng hố rộng 179 km và sâu 48 km. Các nhà khoa học khoan sâu xuống miệng hố phát hiện lớp đá rất giàu hợp chất lưu huỳnh, theo International Business Times.
Tác động của thiên thạch làm bốc hơi đá, khiến không khí tràn đầy đám mây bụi tương tự như trong một thảm họa phun trào núi lửa. Đám mây bụi chắn ánh sáng Mặt Trời, khiến hành tinh lạnh đi xuống dưới 0 độ C trong suốt một thập kỷ và xóa sổ phần lớn sự sống. Những con khủng long không chết do khói, đá nóng chảy văng xuống từ bầu trời hay sóng thần sẽ chết đói do thức ăn cạn kiệt.
Tuy nhiên, nếu thiên thạch đường kính ước tính 15 km di chuyển ở tốc độ 64.374 km/h, rơi xuống sớm hơn hoặc muộn hơn khoảng 30 giây, nó có thể đáp xuống vùng biển sâu ở Đại Tây Dương hoặc Thái Bình Dương. Như vậy, phần lớn nước biển sẽ bốc hơi, gây ra ít thiệt hại hơn. Ngược lại, tác động của thiên thạch tương đối nhỏ này bị khuếch đại thành thảm họa.  
khung-long-co-the-khong-tuyet-chung-neu-thien-thach-roi-cham-30-giay
Thiên thạch khiến khủng long tuyệt chủng có đường kính 15 km. Ảnh: BBC.
"Thiên thạch đó đâm xuống Trái Đất ở vị trí rất không may", Sean Gullick, giáo sư địa vật lý ở Đại học Texas, Austin, Mỹ, người tổ chức khoan cùng với giáo sư Joanna Morgan ở Đại học Hoàng gia London, nhận xét.
Vị trí thiên thạch rơi tập trung nhiều đá giàu lưu huỳnh. Khi bốc hơi, chúng tạo thành đám mây phản chiếu ánh sáng Mặt Trời vào không khí. Các hạt sulphate phản chiếu ánh sáng khiến Trái Đất trở nên râm mát và lạnh đi nhanh chóng, hạn chế sự phát triển của cây cối và cuối cùng cắt đứt nguồn cung cấp thức ăn. Điều này dẫn tới sự sụt giảm và tuyệt chủng của nhiều loài khủng long từng thống trị Trái Đất suốt 150 triệu năm.
Theo giáo sư Morgan, nghiên cứu chỉ ra 100 tỷ tấn sulphate bị bắn vào khí quyển. "Như vậy là đủ để làm lạnh hành tinh trong suốt một thập kỷ và xóa sổ phần lớn sự sống", giáo sư Morgan nói.
Tác động của thiên thạch lớn đến mức vụ nổ khiến cho 3/4 sự sống trên Trái Đất bị tuyệt diệt, bao gồm đa số các loài khủng long. Nhưng sự kiện này cũng cho phép những loài động vật có vú nhỏ hơn và cuối cùng là con người cơ hội để phát triển.
Kết quả nghiên cứu sẽ được công bố trong chương trình tài liệu mới của BBC mang tên Đêm trước khi các loài khủng long tuyệt chủng (The Night the Dinosaurs Died) phát trên kênh BBC2 tối nay. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học khoan xuống đỉnh miệng hố Chicxulub ở vịnh Mexico nơi thiên thạch rơi xuống. Nghiên cứu của họ hé lộ cách vụ va chạm góp phần định hình hành tinh và thậm chí cung cấp môi trường sống khởi nguồn cho những dạng sống mới.
Phương Hoa

Khủng long đã tuyệt chủng từ trước khi thiên thạch rơi xuống

Oct, Theo Trí Thức Trẻ 14:22 19/04/2016

Phát hiện này có thể thay đổi hoàn toàn kiến thức của chúng ta về khủng long - sinh vật khổng lồ thống trị hành tinh trong hơn 165 triệu năm.

Theo kiến thức chúng ta vẫn được nghe từ trước đến nay, khủng long - loài vật thống trị hành tinh trong suốt 165 triệu năm - bị tuyệt chủng do một thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất.
Nhưng theo một nghiên cứu gây shock mới đây từ ĐH Reading (Anh), số lượng khủng long đã sụt giảm từ hàng triệu năm trước khi thiên thạch rơi xuống và thậm chí có thể đã tuyệt chủng hết.
Phát hiện này nếu là thật sẽ là một phát kiến vĩ đại. Nó sẽ đặt dấu chấm hết cho những tranh cãi xung quanh khủng long trong nhiều năm nay, đồng thời giúp chúng ta hiểu được điều gì đã xảy ra vào những thời khắc cuối cùng - khi khủng long vẫn còn tồn tại.
Theo nhà nghiên cứu Chris Venditti từ ĐH Reading: "Một trong những điều gây tranh cãi nhất hàng thập kỷ nay về khủng long là chuyện chúng đang phát triển thịnh vượng khi thiên thạch rơi, hay trước đó số lượng đã sụt giảm và thậm chí là đã tuyệt chủng".
Khủng long đã tuyệt chủng từ trước khi thiên thạch rơi xuống - Ảnh 2.
Để làm rõ vấn đề, Venditti và các cộng sự đã phân tích số liệu hóa thạch, nhằm tạo ra nhánh phát triển của 3 loài khủng long chính: ornithischians - khủng long hông chim; theropod - khủng long chân thú (đại diện là T-rex); và sauropods - khủng long hông thằn lằn (đại diện là khủng long cổ dài).
Họ nhận thấy rằng khi các chủng loài khủng long bùng nổ vào cuối kỷ Trias (khoảng 220 triệu năm trước), một số loài đã bắt đầu sụt giảm rất nhanh, và thậm chí đã tuyệt chủng vào 100 triệu tiếp theo. Đó là thời điểm 10 triệu năm trước khi thiên thạch Chicxulub khổng lồ với chu vi lên tới...9,6km va vào Trái đất.
Trong hầu hết nghiên cứu trước kia, khủng long được cho là phát triển rất mạnh cho đến khi Chicxulub xuất hiện. Nhưng nghiên cứu mới này đã bác bỏ hoàn toàn điều đó. Theo người đứng đầu nghiên cứu Manabu Sakamoto: "Thiên thạch dường như vẫn là một nguyên nhân khiến toàn bộ khủng long tuyệt chủng, nhưng sự thật là loài vật này đã có sự sụt giảm không nhỏ về số lượng, thậm chí nhiều loài đã tuyệt chủng từ trước.
Nghiên cứu của chúng tôi sẽ thay đổi toàn bộ cách nhìn nhận của chúng ta về chủng loài khổng lồ này. Có thể thiên thạch là thủ phạm, nhưng còn có một nguyên nhân khác đã ngăn cản sự phát triển của khủng long, khiến chúng chết rất nhanh".
Khủng long đã tuyệt chủng từ trước khi thiên thạch rơi xuống - Ảnh 3.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu trước kia, Chicxulub đã thổi hàng tấn bụi vào khí quyển, khiến nhiệt độ Trái đất giảm sút, làm chết nhiều loài thực vật nên khủng long không thể thích nghi. Nhưng cùng thời điểm đó, có một điểm khó giải thích là các loài động vật có vú lại nổi lên, trở thành những sinh vật thống trị Trái đất.
Và nay, các nhà khoa học tin rằng do khủng long đã trở nên yếu thế từ nhiều triệu năm trước đó, các loài động vật khác - trong đó bao gồm tổ tiên loài người - mới có cơ hội phát triển đủ mạnh để chống chọi lại những thảm hoạ do Chicxulub gây nên.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi: phải chăng khủng long kiểu gì cũng tuyệt chủng - bất kể có hay không có thiên thạch?
Khủng long đã tuyệt chủng từ trước khi thiên thạch rơi xuống - Ảnh 4.
Về điểm này, các nhà khoa học không có sự thống nhất. Venditti trả lời: "Nếu những tác động này tiếp tục xảy ra, tôi tin rằng dù thiên thạch không rơi xuống, khủng long cũng sẽ tuyệt chủng sau vài triệu năm kế tiếp".
Còn nhà cổ sinh vật học Stephen Brusatte từ ĐH Edinburgh thì không đồng ý: "Có thể hậu quả do thiên thạch trở nên kinh khủng hơn do khủng long đã suy yếu. Nhưng tôi nghĩ nếu thiên thạch không rơi, chúng có thể tồn tại đến ngày nay".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí của National Academy of Sciences.
Nguồn: Science Alert

Làm sao để biết hình dạng thực của khủng long khi chúng tuyệt chủng hàng trăm triệu năm?

N.A.C, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 22/02/2016

Dựa vào đâu mà các nhà khoa học biết được màu da, hình dạng khuôn mặt, hành vi tập tục của khủng long chỉ nhờ những bộ xương hóa thạch nhỉ?

Khủng long đã thống trị Trái đất trong hàng triệu năm trước khi bị tuyệt chủng bởi một số nguyên nhân mà đến nay khoa học thực sự cũng chưa dám khẳng định chính xác.
Nhưng tạm bỏ qua chuyện này mà đến với một câu hỏi khác thực tế hơn. Làm thế nào các nhà khoa học có thể khẳng định và tái hiện lại hình ảnh khủng long rõ đến từng chi tiết: màu sắc, tập tính... trong khi thứ còn sót lại chỉ là những bộ xương hóa thạch khổng lồ? Hãy thử tìm hiểu xem sao.
Xác định màu sắc của khủng long
Chắc chắn là nếu chỉ nhìn vào bộ xương, không ai có thể biết được màu sắc của sinh vật đã tuyệt chủng từ hàng trăm triệu năm trước như thế nào. Tuy nhiên, không phải là không có cách.
Trong các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã khám phá và phân tích bằng chứng hiếm hoi về các sắc tố được tìm thấy trong hóa thạch của một số loài khủng long biển có tên là ichthyosaur.
Làm sao để biết hình dạng thực của khủng long khi chúng tuyệt chủng hàng trăm triệu năm? - Ảnh 1.
Loài Ichthyosaur này có hình dạng cơ thể giống như loài cá heo hiện tại, trừ việc chúng sở hữu một lớp da thô sần và có màu đen, tối hơn da cá heo.
Bên cạnh đó, sắc tố màu tối ở khủng long cũng đã được nhắc đến trên một nghiên cứu khác, lần này là trên lớp lông vũ bao phủ phần đuôi của loài Sinosauropteryx, một loài khủng long ăn thịt nhỏ.
Ngoài ra, sau khi nghiên cứu trên hóa thạch của một số loài khác, các nhà khoa học cũng tìm được sắc tố màu tối tương tự. Điều này cho thấy, dù chưa thể kết luận chính xác màu sắc của từng loài khủng long, nhưng ta có thể chắc chắn một điều: khủng long có một làn da tối màu chứ không sặc sỡ như các loài công, vẹt ngày nay.
Có vẻ như điều này chính là lời lý giải cho việc ta vẫn nhìn thấy trên các bộ phim, mỗi loài khủng long có màu sắc riêng như xanh lá cây, đỏ, xanh nước biển… nhưng màu sắc của chúng đều mang chung một sắc thái tối.
Khủng long kêu như thế nào?
Bên cạnh công cuộc tái hiện màu da khủng long, các nhà khoa học còn nghiên cứu cách để xác định tiếng kêu của loài bò sát này.
Tuy nhiên, sự thực là cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể tái hiện lại chính xác tiếng kêu của khủng long. Những tiếng gầm oai vệ của khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex mà bạn đã được nghe trong Công viên kỷ Jura đều chỉ là... sản phẩm hư cấu level max của các nhà làm phim.
Cụ thể hơn, tiếng gầm của T.Rex trong phim thực chất chỉ là hỗn hợp từ nhiều loại âm thanh, trong đó chủ yếu là tiếng voi rú được làm chậm lại để tạo ra sự dũng mãnh của khủng long bạo chúa.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu cách tái hiện lại tiếng kêu của các loài khủng long. Trong đó phương pháp được coi là khả dĩ nhất tính đến thời điểm hiện tại là dựa trên việc không khí thổi qua hộp sọ khủng long.
Việc thổi không khí qua hộp sọ sẽ giúp các nhà khoa học quan sát đường thoát ra của không khí qua lỗ mũi, từ đó kết hợp với độ dài đốt sống cổ làm tiền đề cho các phương pháp tiếp theo, giúp xác định một cách chân thực nhất tiếng kêu của các loài khủng long.
Và cách khủng long di chuyển?
Đây là một trong những việc đơn giản nhất trong quá trình tái hiện lại hình ảnh khủng long. Dù đã bị "xóa sổ" hoàn toàn khỏi mặt đất, nhưng khủng long vẫn để lại những dấu chân khắp nơi trên Trái đất.
Với những dấu chân thu được, các nhà khoa học sẽ có rất nhiều cơ sở để kết luận về cách di chuyển, cũng như khối lượng của khủng long.
Độ lõm của vết chân sẽ khiến khủng long bị "lộ" cân nặng, khoảng cách giữa 2 bàn chân trong quá trình di chuyển tiết lộ tốc độ hay sự chênh lệch độ phẳng trên bàn chân cho thấy hình dạng của bàn chân và phương pháp mà khủng long di chuyển.
Thậm chí, một số dấu vết khiến cho các nhà khoa học đặt giả thuyết về sự tồn tại của một "màn dạo đầu thời tiền sử" – khi các loài khủng long đến thời kỳ sinh đẻ tìm được bạn tình và thực hiện các bước "ve vãn".
Tuy nhiên, sự xuất hiện của khủng long trên các bộ phim tài liệu, hay các bộ phim điện ảnh dù rất đẹp mắt, nhưng mọi thứ hiện mới chỉ dừng ở mức phỏng đoán và chưa được xác thực 100%.
Dù vẫn chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa đạt được kết quả hoàn chỉnh, nhưng các nhà khoa học vẫn đang không ngừng nỗ lực trong việc tái hiện tất tần tật các loài khủng long.
Những bằng chứng và tiến độ nghiên cứu gần đây đang cho thấy một tín hiệu khả quan về công việc đặc biệt này.
Việc tái hiện thành công hình ảnh khủng long một cách chân thực là tiền đề quan trọng trong việc tái sinh khủng long "bằng xương bằng thịt" trong tương lai.
Video dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn "chân thực " về loài khủng long:

Nguồn: BBC

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất

K.P, Theo Pháp luật xã hội 00:00 22/01/2014

Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về 5 cuộc Đại Tuyệt chủng trên Trái đất và đi tìm lời giải cho cuộc Đại Tuyệt chủng thứ 6.

Trong suốt 4 tỉ năm lịch sử, Trái đất đã trải qua không biết bao nhiêu lần biến động và tất cả những lần thay đổi đó đều góp phần tạo nên một hành tinh sống tuyệt vời như ngày nay. 

Đã có lần Trái đất tưởng chừng như đã đến Ngày Tận thế khi trải qua những lần “trở mình khó chịu” của thiên nhiên. Nhưng cuối cùng, Hành tinh Xanh vẫn chứng minh được sức sống mãnh liệt của mình khi vẫn đứng vững sau 5 cuộc Đại Tuyệt chủng…

1. Tuyệt chủng Ordovic - Silur

Đây là cuộc Đại Tuyệt chủng đầu tiên, xảy ra cách đây 440 - 450 triệu năm. Trong giai đoạn này có nhiều cuộc tuyệt chủng liên tiếp xảy ra tiêu diệt 17% số họ, 50% số chi và được coi là cuộc tuyệt chủng lớn thứ hai trong lịch sử nếu tính theo số loài bị tiêu diệt.

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất 1
Vào kỷ Ordovic, khoảng 49% các chi động vật biển đã biến mất hoàn toàn khi cuộc tuyệt chủng kết thúc, các ngành động vật khác cũng suy giảm đi nhiều. Đến nay, giả thuyết về nguyên nhân cuộc tuyệt chủng được chấp nhận nhiều hơn cả là vụ nổ tia gamma của một ngôi sao gần Trái đất làm cho carbon dioxide trong khí quyển sụt giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng tới Trái đất, tạo ra một thời kỳ băng hà kéo dài 0,5 - 1,5 triệu năm.

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất 2

Sự tăng giảm của mực nước biển qua các kỷ băng hà liên tiếp theo chu kì đã tạo nên nhiều “hốc sinh thái” trên lục địa. Sự đa dạng sinh học suy giảm dần, đặc biệt các loài có môi trường sống bị hạn chế ở vùng thềm lục địa và nhiệt đới cũng chịu ảnh hưởng lớn.

Vào thời gian kết thúc, sông băng tan chảy đã làm cho mực nước biển dâng lên. Từ đây, các bộ, họ còn sống sót bắt đầu hồi phục, cùng với đó, sự đa dạng sinh học sẽ gia tăng, mở ra một kỷ mới.

2. Tuyệt chủng Devon 

Đã có những bằng chứng khảo cổ cho thấy, đây là cuộc tuyệt chủng liên hoàn có thể đã kéo dài đến 20 triệu năm. Cuộc tuyệt chủng bắt đầu cách đây khoảng 360 triệu năm, ngay trước thời điểm chuyển giao giữa kỷ Devon sang kỷ Cacbon. 

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất 3
Trước lúc bước vào cuộc tuyệt chủng, lục địa là mảnh đất của thực vật bậc thấp và những loài côn trùng đầu tiên, còn đại dương là nơi có các rạn san hô khổng lồ chiếm ưu thế và sự tiến hóa mạnh mẽ của các loài cá đang diễn ra. 

Theo nhà cổ sinh học McLaren, một thiên thạch có đường kính lớn đã va chạm với Trái đất, gây nên những đợt sóng thần, tàn phá hệ sinh thái bờ biển, đồng thời gây xáo trộn các tầng biển sâu. 

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất 4

Một nguyên nhân khác là sự phát triển mạnh mẽ của thực vật đã làm giảm CO2, khiến khí hậu trở nên lạnh hơn, nhiều sinh vật không thích nghi được đã bị tiêu diệt. 

Các sinh vật biển là nạn nhân chủ yếu: những rạn san hô - ngôi nhà của sinh vật biển chết hàng loạt kéo theo sự tuyệt chủng của rất nhiều loài. Ước tính có khoảng 19% số họ, 50% số chi và 70 % số loài đã bị tuyệt diệt trong cuộc tuyệt chủng này.

3. Tuyệt chủng Permi - Trias

Đây là sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử khi đã tuyệt diệt phần lớn sinh vật trên Trái đất, thiết lập lại gần như toàn bộ hệ thống sinh giới. Các nhà cổ sinh cho biết đã có đến hơn 90% sinh vật biển và 70% sinh vật trên cạn đã bị xóa sổ hoàn toàn.

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy, nguyên nhân chính của hiện tượng trên là do sự vận động kiến tạo mạnh mẽ của lớp vỏ Trái đất, gây nứt gãy, dồn nén các mảng lục địa. 

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất 5
Sự phun trào magma lên bề mặt Trái đất đã nhấn chìm tất cả trong biển lửa. Bên cạnh đó, bụi và khí carbonic tràn ngập không khí, gây hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất càng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Dưới đại dương, các dòng hải lưu thay đổi đã làm biến mất nhiều hệ sinh thái, sự sống trở nên vô cùng mong manh. 

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất 6

Một nguyên nhân nữa được cho là góp phần gây ra vụ đại tuyệt chủng đẫm máu này là sự va chạm của thiên thạch có bán kính 500km với Trái đất. Vết tích của vụ va chạm này được tìm thấy ở Nam Cực năm 2006 bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ.

Phải mất một thời gian rất lâu sau đó, sự sống mới được khôi phục lại dần dần từ những sinh vật nhỏ may mắn sống sót trong đó có một số nhóm bò sát.

4. Tuyệt chủng Trias - Jura

Đây là cuộc tuyệt chủng đánh dấu ranh giới giữa kỷ Trias và kỷ Jura, xảy ra cách đây 199,6 triệu năm. Cuộc Đại Tuyệt chủng này có tác động sâu sắc đến đời sống sinh vật trên đất liền và trong lòng đại dương.

Nhiều loài động vật có xương sống trong đại dương và bò sát biển đã biến mất, ngoại trừ thằn lằn cá, thằn lằn chân chèo. Các động vật không xương như ngành tay cuốn, ngành thân mềm, lớp lưỡng cư và đặc biệt là bò sát phụ lớp thằn lằn cổ (trừ khủng long) ở đất liền cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Khoảng 23% số họ, 48% số chi đã bị tuyệt chủng.

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất 7
Người ta vẫn chưa chắc điều gì đã gây ra sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Tam Điệp. Các nhà khoa học dự đoán, một hiện tượng phun trào núi lửa lớn đã xảy ra. Tuy nhiên gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra khá chính xác khoảng thời gian cuộc tuyệt chủng diễn ra và vụ va chạm của sao băng tạo nên hồ Manicouagan (Canada). Bằng chứng này chứng minh, có thể chính vụ va chạm là nguyên nhân trực tiếp khơi mào cuộc tuyệt chủng này.

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất 8

Sự kiện tuyệt chủng đã loại bỏ nhiều loài động vật lớn trên Trái đất, tạo điều kiện cho khủng long thống trị hành tinh suốt kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng (Creta). Khủng long làm chủ toàn bộ mặt đất, trong khi đó các vùng nước ngọt là địa phận của tổ tiên loài cá sấu ngày nay (thuộc lớp phụ thằn lằn), nhóm thằn lằn cổ rắn và thằn lằn cá trở thành bá vương biển cả.

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất 9
Cuộc tuyệt chủng mở ra thời kì cực thịnh của bò sát với sự thống trị của khủng long.

Tuy nhiên, khi thời đại của bò sát đang vô cùng thịnh vượng thì Trái đất gặp thảm họa tiếp theo - cuộc đại tuyệt chủng Creta - Paleogen.

5. Tuyệt chủng Creta - Paleogen

Sự kiện tuyệt chủng này xảy ra vào cuối kỷ Creta cách đây khoảng 66,5 triệu năm, đánh dấu sự kết thúc của Đại Trung sinh và bắt đầu Đại Tân sinh bằng kỷ Paleogen. Khoảng 17% số họ, 50% số chi và 75% số loài đã bị tuyệt chủng sau biến cố này.

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất 10
Dựa trên các bằng chứng khảo cổ được tích lũy qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, sự kiện tuyệt chủng này là do một hoặc nhiều thảm họa đồng thời gây ra, như sự tác động mạnh mẽ của các thiên thạch (tạo nên các hố Chicxulub ở Mexico, Boltysh ở Ukraina) hoặc do mực nước biển tụt xuống, núi lửa phun trào mạnh mẽ tạo ra hiện tượng “bẫy Deccan” tàn phá nghiêm trọng sinh quyển Trái đất.

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất 11
Các sự kiện địa chất đó đã làm giảm lượng ánh sáng và mức độ quang hợp, dẫn đến sự phá hủy hệ sinh thái Trái đất trên quy mô lớn. Khí hậu khô hơn, chuỗi thức ăn cũng bị phá vỡ. 

Khủng long là loài động vật có xương sống bị ảnh hưởng đầu tiên khi môi trường thay đổi, sự đa dạng loài giảm đáng kể. Cùng với đó, một số loài thực vật, động vật không xương sống cũng biến mất trên Trái đất, tạo điều kiện cho lớp thú phát triển và dần chiếm ưu thế. 

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất 12
Cuộc tuyệt chủng kỷ Creta - Paleogen mang tính chất không đồng đều. Có những sinh vật bị tuyệt chủng hoàn toàn, một số khác chịu ảnh hưởng nặng nề, số còn lại hầu như không chịu tác động đáng kể nào.

6. Liệu có xuất hiện một cuộc Đại Tuyệt chủng thứ 6?

Tất cả các cuộc tuyệt chủng trong lịch sử đều do thiên nhiên gây ra, diễn ra có tính chu kỳ. Mỗi sự sụp đổ đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, tạo điều kiện phát triển cho nhiều sinh vật có sức sống mạnh mẽ. Câu hỏi được các nhà khoa học đặt ra là, liệu cuộc Đại Tuyệt chủng thứ 6 có xuất hiện?

Và thực tế, nó đang có dấu hiệu manh nha bắt đầu… Lần này không phải do thiên nhiên nữa, mà chính con người đang tiến hành cuộc “tự sát”. Sẽ không phải là núi lửa phun trào, thiên thạch va chạm, mực nước biển thay đổi đột ngột, mà là ô nhiễm môi trường, suy thoái sinh cảnh, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu… 

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất 13
Tốc độ tuyệt chủng hiện nay nhanh gấp 4.000 lần thời kì khủng long, mọi tác động của con người đều để lại hậu quả nặng nề cho thiên nhiên, khó có thể phục hồi lại. Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên mà không bảo tồn, gìn giữ đã làm mất dần đi sự sống của toàn bộ sinh giới.

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất 14
Các nhà khoa học dự đoán, nếu tình hình vẫn tiếp tục tiếp diễn, chưa đầy một thế kỷ nữa, cuộc tuyệt chủng hàng loạt sẽ chính thức bắt đầu, con người rồi sẽ chịu chung số phận với những loài khủng long. Nhưng liệu, sau cuộc tuyệt chủng đó, con người có may mắn sống sót và sự sống được khôi phục lại hay không?

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: BBC, Wikipedia...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét