TÌNH YÊU VÔ BỜ 9

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cô gái Việt quyết làm dâu ở sa mạc Trung Đông với người chồng quen qua Facebook

Chuyện tình 12 năm của cô gái gặp được hoàng tử ở hộp đêm

Chỉ 5 phút khi chạm mặt lần đầu tiên, hoàng tử Ethiopia đã nói với cô gái người Mỹ: "Em sẽ là bạn gái của anh".




Một phụ nữ Mỹ đã trở thành công chúa châu Phi vào tháng trước, khi kết hôn với một thành viên trong hoàng gia Ethiopia. Trong lễ cưới, chuyện tình của đôi uyên ương thu hút sự quan tâm của quan khách.
Chú rể - luật sư Joel Makonnen - chính là Hoàng tử Yoel (35 tuổi), là chắt nội của Haile Selassie - vị hoàng đế cuối cùng của Ethiopia (cầm quyền ở nước Đông Phi này trong 40 năm cho đến khi ông bị lật đổ năm 1974). Cô dâu là Austin (33 tuổi), làm việc trong một tổ chức từ thiện.
chuyen-tinh-12-nam-cua-co-gai-gap-duoc-hoang-tu-o-hop-dem
Đôi uyên ương gặp nhau vào tháng 12/2005 tại một hộp đêm ở Washington, (Mỹ). Lần đó, anh Makonnen đã chú ý Austin cùng bạn của cô vì thấy hai người rất giống với người mẫu cho một hãng rượu. "Hai cô trông giống như quảng cáo cho Bombay Sapphire", Makonnen nói với The New York Times về lần gặp đầu tiên của họ.
Rất nhanh chóng Makonnen bị thu hút bởi Austin. Chỉ 5 phút sau khi chạm mặt, anh tuyên bố: "Em sẽ là bạn gái của anh".
Lúc này, Makonnen vẫn đang là sinh viên ở Mỹ. Anh không nói cho Austin về thân thế. Chỉ sau này xác định hẹn hò nghiêm túc, anh mới tiết lộ với bạn gái về dòng dõi hoàng gia trong mình.
chuyen-tinh-12-nam-cua-co-gai-gap-duoc-hoang-tu-o-hop-dem-1
Chuyện tình của đôi uyên ương đã trải qua nhiều sóng gió, đó là khoảng cách yêu xa. Năm 2006, Makonnen tốt nghiệp đã rời Mỹ để sang Pháp thực tập. Một năm sau, Austin cũng sang Pháp với bạn trai. Song, đến năm 2008, Makonnen lại phải trở về Ethiopia để bắt đầu Alchemy World - một tổ chức giúp đỡ những người trẻ tuổi của quê hương.
Năm 2012, Austin quay lại Mỹ để lấy bằng thạc sĩ về giáo dục nghệ thuật tại Harvard. Thời gian này, họ quyết định dừng lại để suy nghĩ kỹ về mối quan hệ.
Valentine năm 2014, Makonnen quyết định sẽ tiến tới với Austin. Anh đến nhà bạn gái cùng bóng bay và nhẫn kim cương. Song có thể vì hồi hộp mà chàng hoàng tử gõ cửa quá mạnh, khiến Austin nghĩ có trộm đột nhập nhà. Cô sợ hãi chỉ biết gọi điện cầu cứu bố mẹ.
Ông Bobby - bố của Austin cười nói: "Con bé nghĩ có người muốn phá cửa nhưng đó lại là một chàng trai đang muốn cầu hôn với nó". Còn Austin thì kể: "Anh ấy đập cửa dữ dội nên tôi không trả lời. Khi anh quay trở lại lần hai tôi mới mở cửa". 
Ngày 9/9 vừa qua, đám cưới của hoàng tử Ethiopia và bạn gái lâu năm đã diễn ra với những nghi thức tôn giáo nghiêm trang.
Bảo Nhiên

Cô gái 'lọ lem' giúp hồi sinh thiếu gia kém 10 tuổi

Alex từng bị trầm cảm nặng, sống thu mình, vô cảm, nhưng từ khi gặp Thủy, nụ cười đã trở lại trên môi anh.




"Tôi lớn hơn chồng 10 tuổi. Từ lúc quen nhau, anh mới chỉ là chàng trai 16 tuổi, còn tôi là cô gái đã tới tuổi lấy chồng. Trong suốt thời gian yêu nhau, tôi phải chịu đựng nhiều sự dè bỉu, châm chọc từ người đời. Khoảng cách và bệnh tật đã nhiều lần ngăn cản nhưng may mắn cả hai đã cùng nhau nắm tay tới cuối con đường", Lê Thủy, sinh năm 1987, bắt đầu câu chuyện tình yêu của mình.
Hai người gặp nhau năm 2012, khi đó cô đang là nhân viên trong một quán nước ở Đà Nẵng, còn anh Alex Lang, có mẹ Việt, bố Australia, theo ông nội đặt chân tới đây để làm việc. Anh tới Việt Nam cùng ông để học việc tại công ty chuyên sản xuất bàn ghế gỗ xuất khẩu sang Australia của gia đình.
Ông cháu anh là khách quen của quán. Mọi nhân viên ở đây đều thấy anh khá kỳ lạ khi rất lạnh lùng, ai thử ra bắt chuyện cũng không thèm nhìn, luôn tỏ ra vô cảm với mọi thứ, lần nào cũng chỉ uống một, hai chai bia rồi đứng lên đi về.
co-gai-lo-lem-giup-hoi-sinh-thieu-gia-kem-10-tuoi
Alex lúc đầu nói dối Thủy là hơn cô một tuổi, nhưng thực chất kém bạn gái tới 10 tuổi.
Ngày ấy, Thủy là nhân viên mới, cô không quan tâm lắm tới thái độ của anh, mà chỉ cố gắng phục vụ khách hàng tốt nhất. Thấy anh lần đầu cô mỉm cười, lần thứ hai mang cho anh thêm đĩa đậu phộng. Lần thứ ba, thứ tư, thứ năm... cô dần bắt chuyện với anh. Từng chút một, khi thấy Thủy có vẻ gần gũi, an toàn và đáng tin, anh mới nói chuyện cùng. Thuỷ không hề biết rằng cô là người lạ đầu tiên anh bắt chuyện khi tới Việt Nam. 
Hai người sau đó vẫn thi thoảng liên lạc điện thoại. Khoảng hai tháng sau nhân ngày Noel, anh mua tặng cô một cái áo ấm. Chưa kịp hiểu tình cảm của chàng trai này thì ông nội của anh gọi cho cô và nói, anh kém cô 10 tuổi và còn đang bị bệnh.
"Sợ tôi không tin, ông còn cho tôi nói chuyện với mẹ anh. Bác cũng nói anh bị trầm cảm khá lâu và khá nặng. Bác tâm sự thật lòng để mong tôi hiểu không đi quá xa, bác sợ con trai sẽ bị sốc nếu xảy ra chuyện gì", Thủy kể lại.
Mẹ Alex mong cô phân biệt rõ tình yêu và tình bạn để con trai không hy vọng. Thuỷ hứa sẽ giúp đỡ Alex trên tư cách bạn bè, vì khi đó tình cảm cô dành cho anh đơn thuần chỉ là vậy. Thế nhưng khoảng 4 tháng sau, anh bất ngờ tỏ tình. Dĩ nhiên, cô từ chối và nói chỉ coi anh như một cậu em thân thiết. Thủy không thể ngờ sau đó, bệnh của anh tái phát, anh tự nhốt mình, cáu gắt, tự làm đau thân thể, cào cấu tay chân.
Thấy con trai không ổn, mẹ Alex tạo cơ hội cho hai người gần nhau hơn. Bà nhờ cô giúp chở anh đi học tiếng Việt, đi dạo cho đỡ bí bách, thay đổi không khí... Mỗi ngày đi làm về, Thủy lại qua để chở anh đi đâu đó.
Cô gái Đà Nẵng chỉ nghĩ bản thân nên giúp anh chữa bệnh, nhưng nhiều người bóng gió cô bám lấy anh, thấy Việt kiều hám của... Nhiều đêm cô ôm gối khóc. 
Cô cùng mẹ anh dẫn anh vào Sài Gòn chữa bệnh, rồi cùng anh học lớp pha chế khoảng vài tháng. Sau đó, họ trở về Đà Nẵng, làm việc trong quán cà phê của dì anh. Nhưng được khoảng hai tháng, cô quyết định xin đi làm ở một công ty Nhật vì không muốn mang tiếng "ăn bám".
Lúc này, từ tình "chị - em", tình cảm của cô dành cho Alex cũng tiến triển hơn vì cô nhận thấy tình cảm chân thành từ người đàn ông ấy. Anh trầm tính nhưng luôn quan tâm và chăm sóc, coi cô như trung tâm cuộc sống của anh. Mỗi ngày, anh đi bộ tới nơi cô làm để chỉ nhìn thấy một chút, rồi nhắn tin dặn dò cô ăn uống, chăm sóc bản thân cẩn thận hơn. Trái tim của cô dần rung động, cô biết mình đã phải lòng chàng trai kém 10 tuổi. Anh cũng tỏ ra vui vẻ, cởi mở hơn khi giao tiếp với mọi người từ khi quen cô.
Biến cố xảy đến khi anh cãi nhau với ông nội và nghỉ làm việc ở công ty. Gia đình muốn anh trở về Australia nhưng anh nhất quyết ở lại Việt Nam. Cô nói thế nào anh cũng không nghe, mỗi lần gặp nhau hai người chỉ toàn cãi vã. Cô quyết định chia tay vì muốn anh không cần lo lắng, bận tâm đến mình. Cô sợ mình không giúp gì được, và nghĩ trở về Australia bên gia đình là tốt nhất cho anh.
"Sau khi chia tay, anh tái phát bệnh trở lại và ngày càng nặng. Biết tin anh tiến triển xấu, tôi chỉ biết khóc", chị Thủy kể.
Alex sau đó trở về Australia để trị bệnh. Hơn một năm xa cách, hai người hầu như không nói chuyện, nhưng Thủy vẫn luôn day dứt và nhớ đến anh. Cô liên lạc với mẹ của Alex để hỏi han bệnh tình của anh mỗi ngày. Biết hai con vẫn còn tình cảm với nhau, nên mẹ anh giúp đỡ cho họ quay lại. Hai người dần dần nối lại mối quan hệ qua những tin nhắn, điện thoại mỗi ngày. Anh nói sẽ đi làm để kiếm tiền bảo lãnh cô qua đây.
co-gai-lo-lem-giup-hoi-sinh-thieu-gia-kem-10-tuoi-1
Cả hai hiện có cuộc sống hạnh phúc tại Australia. Sức khỏe, tâm trạng của Alex hiện rất tốt.
Đám hỏi của cả hai được tổ chức 7/2016 tại Đà Nẵng, còn đám cưới mới diễn ra hồi tháng 5 vừa qua tại Australia. Nhà có điều kiện nhưng Alex quyết tâm không nhận tiền của gia đình, mà tự lập xây dựng sự nghiệp.
"Vợ chồng tôi nghèo, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn đong đầy. Anh lúc nào cũng dành dụm tiền mua đồ cho tôi, rồi lúc nào cũng hát 'một tình yêu, một trái tim' cho em. Với tôi, chỉ cần thế thôi là đủ", Thủy tâm sự.
Nhờ có tình yêu của vợ, Alex giờ đã vui vẻ hơn nhiều, tăng cân, và quan trọng nhất là tự tin và mạnh dạn giao tiếp với mọi người. "Tôi chưa từng nghĩ có ngày sẽ được cầm tay anh đi dạo tại Brisbane này, cũng chẳng bao giờ dám nghĩ có thể kết hôn và cùng anh về chung một nhà. Cám ơn mẹ chồng đã kết nối, và đưa chúng con lại với nhau, để không bao giờ hối tiếc vì lạc mất nhau trong cuộc đời", Thủy chia sẻ.
Hai vợ chồng cô hiện sống cùng bố mẹ để gần gũi hơn. Anh đang học sửa xe ô tô, còn cô đang làm trong một nhà hàng. Cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cả hai vẫn lạc quan bước về phía trước.
Tuệ Minh

Cậu học trò 'ăn gian' 6 tuổi để xứng đôi với cô giáo

Có tình cảm với cô giáo, Ngọc Toản (Sài Gòn) quyết định không vào đại học chính quy mà học tại chức để có thể sớm rước nàng về dinh.




Hai năm sau ngày cưới, Ngọc Toản và Mỹ Xuân vẫn đang hưởng cuộc sống vợ chồng son với rất nhiều dự định làm cùng nhau. Sự chững chạc của chồng, trẻ trung ở vợ, khiến bạn bè, người xung quanh ít ai biết được Toản từng là học trò của Xuân và còn kém cô tới 6 tuổi.
Chuyện tình của họ bắt đầu khi Mỹ Xuân đã có một sự nghiệp ổn định, còn Toản mới là cậu học sinh chuẩn bị thi đại học, chưa trải đời và không có gì trong tay. 
cau-hoc-tro-an-gian-6-tuoi-de-xung-doi-voi-co-giao
Ngọc Toản, 23 tuổi và Mỹ Xuân, 29 tuổi.
Năm 2013, Toản đăng ký học thêm tiếng Anh để chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Mỹ Xuân khi đó ngoài là giảng viên ngoại ngữ ở một trường đại học lớn, còn đi dạy thêm tiếng Anh. Cô giáo trẻ với cách dạy hay, dễ hiểu đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong cậu học trò 20 tuổi (Toản học muộn).
"Ban đầu mình cứ tưởng cô là tiểu thư con nhà giàu nào đó hoặc có địa vị như thế sẽ xa cách, nhưng được học cùng thấy cô rất gần gũi, thân thiện", Toản chia sẻ.
Cậu học sinh lớp 12 khi đó từng học tiếng Anh nhiều nơi nhưng bỏ giữa chừng vì không thấy hứng thú. Tham gia vào lớp của Xuân khiến cậu say mê. Hết khóa một, Toản tiếp tục đăng ký khóa hai. Kết thúc khóa học, tình cảm dành cho Xuân là sự ngưỡng mộ trong sáng.
Nửa năm sau, Toản vẫn mang sự ngưỡng mộ với cô giáo, nên khi đứng giữa các lựa chọn vào đại học, cậu đã nhắn tin xin được Xuân tư vấn. Càng nói chuyện, họ càng thấy hợp nhau và ghiền "tám" với nhau nhiều hơn. Ngoài học hành, còn nói sang các chủ đề về gia đình, tình yêu, cuộc sống...
Không biết tự bao giờ, Toản có thôi thúc được nói chuyện với Xuân, việc gì cũng muốn được chia sẻ, xin ý kiến. Còn với Mỹ Xuân, "ngày qua ngày, mình cứ mong chờ nhận được tin nhắn của Toản và cứ mỗi lần mình đang 'ngóng' thì tin nhắn của cậu ấy đến".
Tình cảm giữa họ đã bắt đầu phát triển lên mức đặc biệt. Cả hai nhớ nhau nhiều và cứ rút dần khoảng cách từ cô trò thành cậu tớ, đến xưng tên. Một đêm đầu tháng 4/2014, sau rất nhiều tin nhắn qua lại, Toản đột nhiên nhắn: "I'm miss you", với ý là đang nhớ Xuân.
Tin nhắn khiến tim Xuân đập rộn lên một nhịp, nhưng cô vẫn đủ tỉnh táo để nói: "I'm missing you là làm lạc mất em. Còn muốn nói nhớ chỉ nói I miss you thôi". Toản đáp lại: "Tớ sẽ không bao giờ để lạc mất cậu đâu".
Từ hôm đó, con tim cả hai tự động đến với nhau mà không cần một lời tỏ tình.
cau-hoc-tro-an-gian-6-tuoi-de-xung-doi-voi-co-giao-1
Yêu nhau khi Toản là một cậu học trò vừa hết cấp 3, Xuân đã hướng dẫn Toản rất nhiều trên những bước đầu tiên chập chững vào đời.
Hai người yêu nhau được vài tháng thì ba mẹ Xuân bắt dẫn về ra mắt. Một buổi sáng đầu tháng 9, chàng trai bắt xe bus đến nhà bạn gái với tâm trạng đầy lo lắng, trong khi Xuân phải đi đón thêm một người thân để đến nhà "nói đỡ" khi cần.
Toản nhớ lại: "Em trai Xuân, bằng tuổi mình, ra đón. Mình lo quá nên bảo cậu ấy chở đi một vòng Biên Hòa rồi mới về nhà. Cậu ấy vừa đi vừa giới thiệu, đây là trường ba mẹ đang dạy, trường kia cậu ấy và chị gái từng học, nên mình cũng thấy cũng đỡ run".
Đến khi gặp phụ huynh, ba Xuân nở một nụ cười chào đón. Còn mẹ cô thì niềm nở hơn sau khi Toản... nhặt cho rổ rau. Tìm được điểm chung nấu nướng nên từ đó câu chuyện của Toản và mẹ vợ tương lai thoải mái hơn.
"Buổi ăn trưa hôm ấy mình bị 'tra khảo' nhiều, nhưng rồi cũng qua vòng đầu tiên. Mình hãi nhất là đêm khuya đang ngủ bị ba Xuân gọi dậy lúc 2h30' sáng để nói chuyện xung quanh tuổi tác hai đứa không hợp. Nhưng rồi mình hiểu ba mẹ chỉ quan tâm xem mình có đáng tin, có thương yêu con gái họ thật lòng không thôi", Toản kể thêm. Con người chân chất mà chững chạc ở Toản đã chinh phục được hai nhà giáo.
Phía gia đình Toản cũng ủng hộ các con yêu nhau. Thậm chí, sợ con trai học đại học chính quy thêm 4 năm thì Xuân đã lớn tuổi, mẹ Toản còn đề nghị cậu lấy vợ sớm. 
cau-hoc-tro-an-gian-6-tuoi-de-xung-doi-voi-co-giao-2
Giờ đây Toản vừa học, vừa cùng vợ mở một trung tâm tiếng Anh của họ. 
Vì thế, thay vì yên phận trên ghế nhà trường 4 năm, Toản quyết định bươn chải sớm. Cậu đăng ký học tại chức Đại học kinh tế TP HCM, song song với việc đi làm. Toản xin được vào công ty của Nhật Bản, chuyên về xúc tiến thương mại Việt Nhật - một công việc thường chỉ dành cho người đã tốt nghiệp đại học.
Thời gian ấy mỗi ngày Toản phải đi làm từ Thủ Đức qua quận 7, đi về 40 km. Có ngày phải gặp khách hàng, đi lại đến cả trăm km. Mệt mỏi nhưng Xuân luôn ở bên động viên và ủng hộ hết mình. Nhờ có công việc này mà Toản tiếp xúc với nhiều chủ doanh nghiệp, học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc, tạo bước đệm quan trọng để mở trung tâm tiếng Anh của hai vợ chồng sau này.
Đôi uyên ương cưới vào tháng 11/2015, khi Toản 21 tuổi, Xuân 27 tuổi. Đi bên nhau, ít ai nhận ra sự cách biệt tuổi tác ở họ. Bạn bè của Xuân còn tưởng Toản lớn tuổi hơn nên thường gọi bằng anh.
Mới đây, chàng trai đã thú thực trên trang cá nhân: "Hôm nay mình xin chia sẻ bí mật giữ bấy lâu nay. Mình đám cưới năm 21 tuổi, người vợ ấy chính là cô giáo dạy tiếng Anh hơn mình 6 tuổi. Mình thấy ngại nên từ đó đến giờ, gặp ai hỏi, mình cũng nói mình 26, 27 tuổi và nhỏ hơn vợ 2 tuổi thôi. Mình xin lỗi mọi người nhé, hôm nay chính thức công khai tuổi vì đã thấy mình đủ lớn để sống thật với tuổi của mình rồi".
Mỹ Xuân chia sẻ thêm, khi yêu nhau, Toản tròn 20 tuổi, là một cậu bé mới lớn, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống nên nhiều lúc cô phải nhẫn nại, động viên, cũng như định hướng nghề nghiệp, học hành. "Khi đã yêu nhau thì trái tim bảo gì nghe đó nên mình cũng không quá lo lắng hay buồn phiền gì về việc Toản chưa có gì trong tay cả", cô giáo trẻ cười nói.
Chỉ có điều, càng ở lâu bên nhau, Xuân càng thêm yêu tính kiên nhẫn, điềm đạm của chồng. "Anh ấy giải quyết các vấn đề rất tốt và luôn dùng cái tâm để thu phục lòng người, điều khiến mình trân trọng nhất", Xuân bộc bạch.
Sinh ra trong gia đình khó khăn và thiếu thốn tình cảm của cha, nên khi đến với gia đình Xuân, Toản đã rất ước ao về một gia đình ấm áp như vậy. Cuộc sống dù hiện tại vẫn còn một số khó khăn, nhưng anh và vợ luôn thấy may mắn khi được là của nhau. Họ cùng quyết tâm mỗi ngày được "4 cùng": cùng làm, cùng ăn, cùng chơi, cùng ngủ.
Mỹ Xuân hạnh phúc nói: "Nếu nói lấy chồng trẻ hơn có lợi gì, chắc sẽ là sau này, khi răng long đầu bạc, mình sẽ là người từ giã cõi đời này trước, như vậy mình sẽ may mắn hơn vì không phải sống những ngày tháng còn lại trong cô quạnh".
Phan Dương

Chàng thạc sĩ Canada tranh thủ làm công nhân vì cô gái Việt

Ngày cuối tuần, Trần Anh Nhật, chàng trai gốc Việt, chuyên nghiên cứu về ung thư não, tranh thủ đi lái xe chở hàng để kiếm tiền chăm vợ.




"Tôi là một cô gái có quan niệm rất rõ ràng về hôn nhân và có tiêu chí về người đàn ông của mình. Tôi từng trải qua hai cuộc tình nhưng không thấy hợp nên chủ động chia tay. Sau đó tôi không muốn quen ai nữa vì cứ thấy xung quanh mọi người cưới rồi chia tay nhiều quá. Hôn nhân với tôi là một thứ gì đó quá xa xỉ", Kim Ngân, cô gái Sài Gòn 26 tuổi mở đầu chuyện về mình.
Vốn là người cá tính nên dù thấy đám bạn thay nhau đi lấy chồng, mẹ suốt ngày lo lắng vì sợ con ế, Ngân vẫn vui vẻ với cuộc sống độc thân. Ngày ngày, cô vẫn chăm chỉ đi làm kế toán tại một công ty taxi có tiếng, thời gian rảnh đi chơi, hàn huyên với bạn bè. Thi thoảng, cô lại vào một trang web hẹn hò, không phải để tìm người yêu... mà chủ yếu để học tiếng Anh. Ngân kể có nhiều chàng trai vào nói chuyện với cô, nhưng mỗi khi họ hẹn gặp, cô đều từ chối, vì cô không tin mấy chuyện kết bạn, tán tỉnh qua mạng.
chang-thac-si-canada-tranh-thu-lam-cong-nhan-vi-co-gai-viet
Kim Ngân quen Anh Nhật qua mạng và dần thấy nói chuyện hợp với chàng trai gốc Việt.
Một ngày tháng 2/2016, cô nhìn thấy một anh chàng khá bảnh, khuôn mặt đậm chất châu Á, nhưng quốc tịch Canada vào kết bạn với mình. Ngân lịch sự trả lời lại và không thể ngừng cười khi nghe Anh Nhật vừa chat tiếng Anh, vừa đế thêm vài từ tiếng Việt, thậm chí còn gọi cô là "bà nội". Hóa ra, Nhật là người gốc Việt, gia đình anh đã định cư ở Canada hơn 30 năm.
Ngân dần dần bị cuốn vào những câu chuyện hài hước của chàng trai hơn mình 3 tuổi. Nhật vui vẻ và luôn chọc cô cười. Lúc đầu chỉ định nói chuyện cho vui, ai ngờ sau đó hai người "buôn" thâu đêm suốt sáng, mặc cho múi giờ khác biệt. Một tháng sau, Anh Nhật bay về Việt Nam để gặp Ngân, bất chấp lời can ngăn của mẹ. Bà sợ con trai bị lừa, nhưng Nhật thì không, anh còn rủ thêm anh trai mình đặt vé tới Sài Gòn.
"Chờ anh ở sân bay, tôi hồi hộp khôn xiết. Tôi còn cầm sẵn cái khẩu trang, nếu anh xấu quá hoặc bị tật, tôi sẽ đeo vào và chạy ngay. Ai ngờ anh đẹp hơn trong hình tới cả chục lần, dễ thương, còn rất thân thiện", Ngân hài hước kể lại.
Trên xe từ sân bay về khách sạn, Nhật chủ động cầm lấy tay Ngân và hôn nhẹ lên tóc cô. Hành động của anh khiến trái tim Ngân loạn nhịp. Đã lâu lắm rồi cô mới có cảm giác được che chở và yêu thương như thế. Đêm hôm đó, cả hai đều không ngủ được vì mải nhớ hình ảnh đầu tiên, ngọt ngào của đối phương. Ngay khi vừa thấy Ngân, Nhật đã biết trái tim mình rung động trước cô gái nhỏ nhắn, miệng luôn nở nụ cười.
Hôm sau tan giờ làm, Ngân tới khách sạn nơi Nhật ở rồi dẫn anh đi chơi quanh quanh Sài Gòn. Cô rất bất ngờ khi anh đưa toàn bộ tiền và hộ chiếu cho cô cất hộ. Anh nói nhờ cô cầm giùm cho cẩn thận. Giây phút ấy, Ngân thấy anh vô cùng đặc biệt.
2 tuần ở Việt Nam, Ngân đưa Nhật và anh trai tới Nha Trang, Đà Lạt. Khoảng thời gian ít ỏi bên nhau nhưng cũng đủ để hai trái tim hiểu rằng họ thực sự thuộc về người kia. Nhật hứa sẽ quay về gặp Ngân ngay khi sắp xếp được công việc nghiên cứu của mình, và anh đã không làm cô thất vọng khi còn về thăm cô 2 lần nữa trong năm đó. 
chang-thac-si-canada-tranh-thu-lam-cong-nhan-vi-co-gai-viet-1
Kim Ngân - Anh Nhật tìm thấy nhiều điểm hợp nhau sau thời gian tìm hiểu.
Ngân kể lần nào về anh cũng đưa hết tiền cho cô giữ, mỗi ngày chỉ cầm 50 nghìn tiền ăn sáng và uống cà phê. Anh nói không biết xài tiền Việt nên có gì nhờ cô hết. Đến lúc ra sân bay, anh cũng chỉ cầm đúng 10 đôla và nói cô cứ cầm số còn lại để mua những gì mình thích. Mỗi lần về, anh không ngần ngại giúp cô giặt đồ, phơi đồ khi cô đi làm, dù anh chưa từng làm những điều đó ở Canada. Tính tình thoải mái, phóng khoáng, chân thành của Nhật khiến Ngân rất ấn tượng và ngày càng yêu anh nhiều hơn. Còn Nhật - người chưa từng nghĩ sẽ lấy vợ xa xôi đến vậy - giờ cũng quyết tâm lấy bằng được cô gái này.
"Chúng tôi có nhiều kỷ niệm bên nhau nhưng tôi nhớ nhất là hôm đưa anh về quê tôi chơi và đi ra mộ ba. Tôi giới thiệu anh với ba, và nói đây là người con tin tưởng. Trong khi tôi đang vội lau nước mắt thì thấy tiếng sụt sùi sau lưng. Hóa ra anh đang khóc. Anh cầm lấy tay tôi và nói anh sẽ thay ba chăm sóc và cưng chiều em suốt đời. Giây phút đó tôi biết anh chính là người đàn ông tôi đang tìm kiếm", Ngân nhớ lại.
Ở xa nhau nên cả hai chỉ có thể thường xuyên gọi điện và nhắn tin. Ngân cũng thường xuyên trò chuyện với ba mẹ của bạn trai để hai bác hiểu về mình hơn. Cô dần được ba mẹ anh yêu mến và coi như con cái trong nhà. Biết Ngân ở Việt Nam có nhiều chàng trai nhòm ngó nên Anh Nhật quyết định cầu hôn cô sau một năm tìm hiểu. Đám cưới của cả hai tổ chức đầu tháng 1/2017 tại quê của cô dâu, Đồng Tháp.
Sau đám cưới, đôi vợ chồng trẻ tạm sống xa nhau vì Ngân phải ở lại Việt Nam hoàn tất các thủ tục giấy tờ sang Canada. Thời gian này, Nhật khuyên vợ nghỉ làm, chuyên tâm vào học tiếng Anh, còn mọi việc cứ để anh lo.
Nói là làm, ngoài công việc nghiên cứu ở Structural Genomics Consortium (nơi chuyên nghiên cứu ra những loại thuốc mới ở Toronto), Nhật kiếm thêm việc làm để có thêm thu nhập những ngày cuối tuần. Lúc đầu, anh đi học thêm về công nghệ và may mắn được giữ lại làm thầy dạy. Nhưng sau đó anh xin nghỉ vì công việc này chiếm quá nhiều thời gian, ảnh hưởng tới việc nghiên cứu. Hơn một tháng nay, anh xin làm công nhân lái xe chở hàng trong kho mỗi thứ 7, chủ nhật.
chang-thac-si-canada-tranh-thu-lam-cong-nhan-vi-co-gai-viet-2
Sau đám cưới, đôi vợ chồng trẻ tạm sống xa nhau một thời gian để Ngân hoàn tất các thủ tục sang Canada.
"Lúc trước anh nói bản thân đã cố gắng học tập, có bằng cấp (tốt nghiệp Thạc sĩ ĐH Toronto), anh sẽ làm ở chỗ tương xứng với năng lực của mình. Nhưng giờ anh lại đi lái xe chở hàng thêm nữa. Tôi hỏi tại sao anh lại làm vậy. Anh nói sẽ làm mọi thứ để tôi có cuộc sống tốt, dù có phải làm thêm rửa bát hay bán hàng", Ngân hạnh phúc nói về chồng mình.
Mọi giấy tờ thủ tục bảo lãnh đã gần chuẩn bị xong, dự kiến Ngân sẽ được đoàn tụ với chồng vào cuối năm nay. Sắp bước sang miền đất mới, có nhiều lo lắng, hồi hộp, nhưng Ngân tin cô sẽ không lạc lõng vì có anh, một người chồng tâm lý luôn ở bên bảo vệ mình. "Đừng lo gì hết, mọi thứ đã có anh. Em chỉ việc sống vui và hạnh phúc bên anh là được", Anh Nhật vẫn thường nói vợ như thế.
Tuệ Minh

Chàng giảng viên Czech biến ước mơ lấy vợ Việt thành sự thật

Sau vài mối tình, anh Ondra gần như bỏ ý định lấy vợ Việt thì tình cờ gặp được Mai - cô gái giản dị - thu hút anh ngay lần đầu gặp.




Một ngày đầu tháng 6/2015, nhà thiết kế Hoàng Mai (khi đó 28 tuổi), tạt vào quán sinh tố quen ở Quận 7, TP HCM. Như mọi ngày, cô vận áo thun và đi một chiếc xe cub 50 cổ.
Chiếc xe có nhiều hình vẽ, sắc màu. Nó đập vào mắt anh Ondra Slowik, người Czech cũng đang ngồi trong quán này. Sau vài giây chăm chú nhìn xe, anh ngước lên thì thấy một cô gái nhỏ nhắn, mặc đồ bình dân. Hứng thú trong Ondra thể hiện rõ qua đôi mắt. Anh dõi theo từng bước chân cô gái cho đến khi vào bàn, gọi sinh tố và ngồi một mình. Anh bước đến làm quen.
chang-giang-vien-czech-bien-uoc-mo-lay-vo-viet-thanh-su-that
Mai là một cô gái giản dị, Ondra cũng có tính cách này. Sự giản dị đã kết nối họ với nhau.
Một chàng Tây tóc xoăn, vàng, nói tiếng Việt rất sõi, sử dụng thành ngữ lưu loát khiến Mai thấy thú vị. Trong khoảng 20 phút trò chuyện, cô còn thấy anh chàng vui tính nữa. Ondra thì thấy cô gái Việt này đáng để tìm hiểu hơn cả anh mong đợi. Giọng nói, cử chỉ có vẻ hiền lành, còn suy nghĩ thì rất cá tính. Đặc biệt càng nhìn càng thấy xinh.
"Tôi không thích phụ nữ sang trọng và trang điểm đậm. Vì thế lúc thấy cô ấy giản dị, đi trên chiếc xe lạ mắt, tôi đã nghĩ cô gái này cá tính đó, phải làm quen thôi. Đang nói chuyện hay thì cô ấy phải về, còn tôi đi đánh cầu lông", anh Ondra Slowik chia sẻ.
Thời điểm đó, Ondra mới tới Sài Gòn chưa được một tháng và dạy tiếng Czech ở Đại học Tôn Đức Thắng. Vốn tiếng Việt giỏi là nhờ 9 tháng học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, khi anh sang Việt Nam lần đầu tiên, vào năm 2010.
"Khi tôi 17 tuổi, cạnh nhà tôi có một cặp vợ chồng người Việt. Người vợ khá xinh và khéo. Từ lúc đó tôi đã nghĩ nếu việt Nam có con gái xinh như vậy thì tôi sẽ học tiếng Việt và sang đó cưới vợ luôn", anh Ondra cho hay.
Trong những năm ở Việt Nam, Ondra từng trải qua hai mối tình nhưng đều chia tay trong buồn bã. Anh đã nghĩ sẽ không tán con gái Việt Nam nữa. Nhưng khi gặp gỡ và quen Mai, Ondra đã thay đổi suy nghĩ.
Sau khi đánh cầu lông về anh nhắn tin khen Mai xinh. Những ngày sau đó, hai người trao đổi nhiều về các vấn đề xã hội, định kiến, lịch sử... Tin nhắn của Ondra khá hài hước làm cho Mai thư giãn và cười nhiều. "Em gái làm việc chung thấy mình chốc chốc lại cười phá lên thì bảo: 'Chị cười cái gì mà như bà điên vậy'", Mai nói.
chang-giang-vien-czech-bien-uoc-mo-lay-vo-viet-thanh-su-that-1
Mai và Ondra chỉ tổ chức một đám cưới duy nhất và cô dâu đã mặc chiếc váy phỏng theo những hình vẽ Nam gửi suốt thời gian yêu.
Chàng giảng viên cũng hay hẹn Mai đi uống sinh tố hoặc ăn tối. Mỗi khi vừa mới gặp nhau, Ondra đều cho Mai một loại trái cây nào đó. Lúc thì quả chuối, thanh long hoặc cam. Mãi sau này Mai mới biết Ondra thích ăn trái cây nhất nên luôn mang cho cô. Tình cảm của họ lớn lên dần sau những lúc chia đôi quả.
Khoảng một tháng sau lần đầu gặp, trên một tòa tháp cao ngắm thành phố, Mai đã đồng ý làm bạn gái Ondra. Đối với Ondra, hình mẫu phụ nữ anh ao ước từ lâu nay đã xuất hiện. Thừa sức có thể sống sang chảnh nhưng Mai lại vô cùng giản dị. Cô cười thả ga khi anh kể chuyện, cùng anh ăn ngon lành một trái chuối bẻ đôi, hợp với anh trong suy nghĩ, phiêu theo âm nhạc.
Yêu nhau được một tháng, Ondra phải về nước. Không thể để tuột mất cô, anh nói: "Tụi mình cưới nhau nhé" và nhận được cái gật đầu. Anh Ondra về Czech và 2 tháng sau thì làm giấy tờ đón Mai qua giới thiệu với gia đình. Trở lại Việt Nam, họ đã rong ruổi từ Nam ra Bắc theo mùa trái cây. Trên đường đi, chủ đề họ đề cập nhiều nhất là kế hoạch cho đám cưới.
Một ngày đầu tháng 4/2016, hôn lễ của Ondra và Mai được tổ chức ấm cúng trong một ngôi nhà cổ tại Đà Lạt, tiệc ngoài trời dưới tán thông và mắc đèn lồng Hội An. Trong đám cưới, chiếc váy cô dâu thu hút quan khách bởi trên đó có rất nhiều hình vẽ ngộ nghĩnh, chính là những tin nhắn hình ảnh mà Ondra vẽ trong thời gian họ yêu nhau.
Không lâu sau đám cưới Mai mang thai. Anh Ondra dẫn cô về quê nhà, tổ chức một chuyến đi phượt hơn 4.000 km khám phá các nước châu Âu. Họ đã ngủ trong rừng sâu, bên bờ suối, ăn ở cùng người Di-gan... "Chuyến đi giúp hai vợ chồng hiểu nhau hơn, yêu nhau hơn và giúp em bé phát triển tốt hơn", Mai chìm đắm trong những cảm xúc trong lành, kể.
chang-giang-vien-czech-bien-uoc-mo-lay-vo-viet-thanh-su-that-2
Ondra rất khéo chăm con.  
Kết hôn hơn một năm nay, Mai càng phát hiện ra nhiều điểm tốt ở chồng như nấu ăn giỏi, chăm con khéo. Anh Ondra cũng không bao giờ giận nên mọi bất đồng giữa họ nếu có đều được hoá giải nhanh chóng.
Hiện tại, Ondra đang hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành ngôn ngữ học tại Czech. Trong thời gian này, anh đi dạy thêm tiếng Czech, tiếng Anh và làm cho một công ty du lịch. Mai vẫn say mê với những thiết kế của mình và đang lên nhiều kế hoạch phát triển bản thân trong tương lai. Họ đi lại thường xuyên giữa Việt Nam và Czech.
Bé gái của họ nay 6 tháng tuổi. Từ khi có con, anh Ondra thấy mình nhiều cảm xúc hơn, thích viết hơn. Blog "Bố Tây không bó tay" ra đời trong hoàn cảnh đó, là nơi để anh chia sẻ các vấn đề về gia đình Tây - Ta, so sánh các phương pháp giáo dục con ở châu Âu với Việt Nam và đặc biệt là những thú vị, khó khăn mà anh phải vượt qua khi chăm sóc con ở Sài Gòn.
Phan Dương

Bộ ảnh tình yêu của cặp vợ chồng nông dân hút 16 nghìn like


25 năm trước, ba mẹ về ở với nhau mà không có được đám cưới đàng hoàng, Bình quyết tâm chụp tặng ba mẹ một ảnh thật tình cảm.

Bộ ảnh tình yêu của cặp vợ chồng nông dân hút 16 nghìn like
Bộ ảnh "25 năm gắn bó cánh đồng" của cặp vợ chồng nông dân Sóc Trăng, do chính cậu con trai út chụp chỉ sau 19h xuất hiện trên trang cá nhân của tác giả đã nhận được hơn 16 nghìn lượt like, 2100 lượt chia sẻ. 
Bộ ảnh tình yêu của cặp vợ chồng nông dân hút 16 nghìn like
Chàng trai sinh năm 1995, Thạch Thanh Bình là người đã bấm máy. "25 năm trước, do kinh tế khó khăn mà ba mẹ Bình đã không thể tổ chức một đám cưới đàng hoàng, một tấm hình kỷ niệm cũng không có", cậu kể.
Bộ ảnh tình yêu của cặp vợ chồng nông dân hút 16 nghìn like
"Ngày đó, mẹ là một cô gái thôn quê, thỉnh thoảng qua cánh đồng ba hay ở để mót lúa. Ba chăn trâu gần đó nên thấy mẹ. Lúc đó, ba cũng ý chọc nên đã mót lúa đem cho mẹ. Từ đó, hai người thân nhau hơn và yêu nhau đến bây giờ", cậu con trai tự hào về tình yêu của cha mẹ.
Bộ ảnh tình yêu của cặp vợ chồng nông dân hút 16 nghìn like
Nhà Bình nằm ở vùng sâu vùng xa của tỉnh Sóc Trăng, xung quanh bao bọc bởi ruộng đồng, nhà cửa thưa thớt, ôtô khách cách nhà rất xa. Ba mẹ làm việc chăm chỉ nhưng vụ mùa lúc trúng lúc không. Thế nhưng trong nhà lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười.
Bộ ảnh tình yêu của cặp vợ chồng nông dân hút 16 nghìn like
Bình còn nhớ khi cậu học cấp 2, cha mẹ phải chống ghe dọc sông, bẻ từng bắp chuối cho cậu lấy tiền đi học. Trong ký ức của Bình vẫn còn in đậm hình ảnh cậu và chị gái ngồi trên chiếc ghe được ba đẩy trên khúc sông cạn vào những ngày mưa rất to... 
Bộ ảnh tình yêu của cặp vợ chồng nông dân hút 16 nghìn like
Ba Bình nay 45 tuổi còn mẹ 43. Chị Hai của Bình đã lấy chồng, còn Bình sau khi học đại học đã về làm việc ở Cần Thơ. Bình muốn bù đắp cho những thiệt thòi trước đây của cha mẹ nên từ lâu nung nấu ý tưởng chụp hình kỷ niệm cho hai người.
Bộ ảnh tình yêu của cặp vợ chồng nông dân hút 16 nghìn like
Ba Bình vốn hay ngại, sợ người khác nhìn nên chụp ảnh không được tự nhiên. Bộ ảnh đầu tiên Bình chụp không được như ý lắm. Cậu làm lại với bộ ảnh "25 năm gắn bó cánh đồng”, chụp hôm 18/9 vừa qua. Bối cảnh chính là bờ kênh cạnh nhà, là ruộng ngô ngay trên đất của gia đình nên ba mẹ đều rất thoải mái.
Bộ ảnh tình yêu của cặp vợ chồng nông dân hút 16 nghìn like
"Ba mẹ có sao diễn vậy, không phải thể hiện gì. Những khoảnh khắc vui vẻ mà bạn thấy trong ảnh cũng rất tự nhiên, vì thường ngày, ba mẹ đều rất vui tính và yêu thương con cái”, Bình cho biết.
Bộ ảnh tình yêu của cặp vợ chồng nông dân hút 16 nghìn like
Bình học ngành điện điện tử nhưng yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh. Mẹ chính là người đã đầu tư chiếc máy ảnh đầu tiên cho Bình. “Lúc đó, chiếc máy ảnh giá trị 15 triệu đồng là số tiền lớn với gia đình nông dân", Bình nhớ lại.
Bộ ảnh tình yêu của cặp vợ chồng nông dân hút 16 nghìn like
Tới giờ, khi đã có thể sống bằng nghề nhiếp ảnh, Bình quyết định chụp một bộ ảnh để lưu lại khoảnh khắc khi ba mẹ chưa kịp già đi, đồng thời thể hiện sự biết ơn của mình. “Nếu ai còn gia đình, ba mẹ hãy về nhà mỗi khi rảnh và làm cho ba mẹ vui và tự hào về mình, đừng làm ba mẹ phải buồn lòng”, Bình tự nhủ.
Kim Anh
Ảnh: NVCC

10 năm hạnh phúc với vợ trẻ con thơ của bác sĩ U90

Kết hôn với người vợ kém 52 tuổi, bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng đang hưởng thụ cuộc sống yên ấm trong căn nhà ríu rít tiếng trẻ thơ.




Tròn 10 năm kể từ khi bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng kết hôn với chị Đinh Thị Thoan, mọi điều tiếng, lời bàn ra, tán vào chỉ còn là dĩ vãng. Kết tinh tình yêu của họ là hai bé Kim Phúc (9 tuổi) và Hữu Đức (6 tuổi) xinh xắn và thông minh.
Khoảnh khắc hạnh phúc của người đàn ông 90 tuổi có hai con nhỏ
Tổ ấm của họ nằm trên một quả đồi ở vùng núi Yên Sơn (Ba Vì, Hà Nội). Ngày thường, ông Trọng nghiên cứu cây thuốc, tiếp đón người bệnh. Cuối tuần, ông có thể hát hò, tiếp rượu bạn thơ cả ngày. Thỉnh thoảng ông chở vợ con đi các tỉnh chơi. Có những lúc, ông Trọng một mình phóng xe lên các vùng núi để tầm các cây thuốc hay... Đó là cuộc sống của một người đã ở tuổi 89.
"Tôi từng bị đạn găm vào chân, từng phẫu thuật dạ dày... Sức khỏe của tôi thực sự không còn tốt như tôi biểu hiện ra đâu, nhưng tôi luôn sống quên bệnh tật, tuổi tác, hận thù. Tôi luôn nghĩ mình mới 30 tuổi thôi", người đàn ông với gương mặt hồng hào nói.
hanh-phuc-be-mon-cua-bac-si-u90-va-nguoi-vo-kem-52-tuoi
Hai bé Kim Phúc và Hữu Đức được bố dạy đàn, hát, vẽ mỗi ngày.
Trước khi nghỉ hưu, ông Trọng từng giữ chức Trưởng ban quản lý tuyên truyền khoa học kỹ thuật (thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước), nhiều năm làm thư ký cho giáo sư Tôn Thất Tùng và giáo sư Từ Giấy. Về hưu, ông chuyên tâm về nghiên cứu chữa bệnh từ cây thuốc nam.
Sự nghiệp, tài kinh doanh ở ông rực rỡ bao nhiêu thì cuộc sống riêng tư lại trắc trở bấy nhiêu. Ba cuộc hôn nhân của ông lần lượt đi vào ngõ cụt. Mối lương duyên "trời định" lần thứ tư xuất hiện vào cuối năm 2004 khi ông được mời về Đại học Thái Nguyên nói chuyện. Kiến thức uyên bác, con người hào hoa, phúc hậu ở ông đã để lại ấn tượng sâu đậm với cô sinh viên quê Phú Thọ, tên Thoan, ngay từ lần đầu gặp.
"Lúc thầy (ông Trọng) bắt tay ra về, tôi cảm nhận tay thầy rất mềm, rất ấm. Vốn không phải người năng nổ nhưng không hiểu sao hôm đó tôi mạnh bạo xin số của thầy", người phụ nữ nay đã 37 tuổi, nhẹ cười, kể.
Ông Trọng thì nhớ, kết thúc buổi nói chuyện, đáng lý ông định tổng kết lại, nhưng nhìn thấy chị Thoan chăm chú lắng nghe, ông đã đi thẳng về phía chị và "tức cảnh sinh tình" nói: "Đứng trước sắc đẹp của nàng, thời gian sẽ đọng lại, tinh tú sẽ lu mờ, trái đất sẽ ngừng quay, mặt biển sẽ ngừng sóng và thần công lý sẽ tự bẻ gãy thanh gươm quỳ gối dưới chân em".
Sau khi tốt nghiệp, chị Thoan xin ông theo học nghề thuốc. Nhờ cần mẫn và hết lòng vì trang trại thuốc, cô gái trẻ đã được ông Trọng tin tưởng giao cho quản lý toàn bộ trang trại sau một thời gian ngắn làm việc. Thi thoảng cuối tuần ông mới ghé thăm và đưa chị ra ngoài gặp bạn bè, ăn uống.
Tình cảm dành cho người đàn ông hơn tuổi cả cha mình cứ ngày một lớn trong chị Thoan. Một đợt lâu ông Trọng bận công chuyện không ghé thăm trang trại, nỗi nhớ cứ dày vò chị ngày đêm, cuối cùng chị quyết định sẽ "tỏ tình".
Giọng sang sảng, ông Trọng kể: "Cô ấy gọi cho tôi bảo 'Em đã thuộc hết thơ của thầy rồi. Hôm nào thầy xuống em có việc quan trọng muốn thưa'. Tôi nói 'Tôi chỉ đọc, chứ có chép lại đâu mà em thuộc được'. Rồi cô ấy đáp: "Em nghe qua đã nhớ rồi'".
Ngày hôm sau ông Trọng đến, bất ngờ nhưng hạnh phúc khi được tỏ tình. Ông bàn tính luôn với chị chuyện làm đám cưới. Dĩ nhiên mối tình "đũa lệch" của họ bị gia đình nhà gái kịch liệt phản đối. 
"Tôi nài nỉ bố gặp mặt anh ấy. Sau nhiều lần, bố tôi đành chấp nhận có một buổi ra mắt", chị Thoan kể. 
Ngày dẫn về ra mắt, chị Thoan bị cả 13 anh chị, dâu rể trong nhà mắng. Ai cũng nói chị "Lấy về làm bố à". Nhưng ngược lại, bố mẹ chị thấy được con người đôn hậu, tử tế của ông Trọng và cảm nhận được con gái yêu người đàn ông này chứ không vì lý do nào khác.
Lễ cưới của họ được tổ chức vào giữa năm 2007, thu hút rất nhiều người hiếu kỳ đến từ khắp nơi. Đôi vợ chồng đã mặc áo cưới, mở tiệc đón khách suốt 28 ngày.
hanh-phuc-be-mon-cua-bac-si-u90-va-nguoi-vo-kem-52-tuoi-2
Ông Trọng và vợ thường xuyên cho các con đi chơi. 
Vừa tiếp chuyện, ông Trọng vừa đón khách, ký giấy tờ cho nhân công. Với vợ hay với ai, ông cũng xưng "tôi - em". Chị Thoan thì vẫn quen miệng gọi "thầy - em", thi thoảng mới "anh - em" như những cặp vợ chồng khác.
Nhấp một ngụm trà được pha từ dòng nước khoáng tinh khiết và những cây thuốc trồng được, ông chia sẻ tiếp, ông xác định cưới vợ về là phải tạo dựng một gia đình thực sự, phải cho vợ cơ hội được làm mẹ. Sau hơn một năm cưới, họ sinh được một bé gái. Ba năm sau, họ lại chào đón đứa con thứ hai.
Kể về lần sinh đó, chị cười ngượng nghịu. Chị vào Bệnh viện Sơn Tây nhưng chuyển dạ 2 ngày vẫn chưa sinh. Chồng năng dìu chị đi dạo, ngày ba lần ra cổng viện mua đồ ăn, khiến người xung quanh ai cũng chú ý.
Đến lúc chị vào phòng mổ, trước khu mổ có rất đông bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, kể cả các y bác sĩ hiếu kỳ đứng xem. Chị sinh xong, bác sĩ đưa bé cho ông Trọng bế về phòng. Tiếp đó, lại yêu cầu ông bế vợ.
"Bác sĩ không bảo hộ lý bế tôi hay cho lên cáng lại bảo chồng tôi. Lúc đó tôi sợ lắm, vừa sinh xong vẫn khoảng 55 kg, nghĩ thầm sao anh ấy bế nổi. Anh ấy nhìn tôi giao ước tôi chỉ cần bám chắc thì sẽ bế được. Tôi làm như lời anh ấy bảo, được bế đi khoảng 300 m, qua hai khúc cua. Xung quanh bên đường, đằng trước, đằng sau mọi người túm tụm nhìn. Tổng cộng phải có khoảng đến 600 người theo dõi ca mổ lần đó của tôi", chị nhớ lại.
Từ ngày có thêm hai con, chị Thoan cảm nhận người xung quanh có thiện cảm hơn với gia đình họ. Ở quê, anh em, họ hàng đều rất quý ông Trọng. Mỗi khi họ ra đường, mọi người chỉ thấy lạ, chứ không còn dè bỉu nữa.
hanh-phuc-be-mon-cua-bac-si-u90-va-nguoi-vo-kem-52-tuoi-3
Hơn 10 năm hôn nhân với hai đứa trẻ xinh đẹp, thông minh, chị Thoan vẫn giản dị đi bên ông Trọng, là người vợ, người trợ lý đắc lực cùng ông nghiên cứu y học.
Hàng ngày, ngoài phụ giúp chồng công việc, chị Thoan còn rất chú ý chăm sóc sức khỏe của chồng. Chị cũng luôn chủ động giữ không khí gia đình vui vẻ. "Muốn anh ấy sống lâu với ba mẹ con thì không thể để anh ấy phải suy nghĩ, buồn phiền hay tức giận chuyện gì", chị bộc bạch. Am tường nhiều nhạc cụ, giỏi thơ ca, hội họa và nhiếp ảnh, nên có lẽ vì vậy hai con rất bám ông Trọng. Sau bữa cơm tối hàng ngày, hai bé Phúc và Đức thay phiên nhau đứa bóp vai, đứa bóp chân cho bố, rồi đòi bố kể chuyện, dạy đàn, dạy vẽ.
"Cuộc sống của chúng tôi như bao gia đình khác thôi. Các con yêu thương bố mẹ và rất hiểu chuyện", ông cười hạnh phúc.
Phan Dương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH