MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 890
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bất thường!
"Có gì bất thường trong đó hay không" - ông Vân đặt câu hỏi và nói rõ cần xem xét trách nhiệm của đoàn thanh tra, kiểm tra trước đó có dấu hiệu bao che không hay do năng lực yếu kém? "Nếu năng lực yếu kém thì nên cho họ nghỉ việc, bao che thì cần xử lý nghiêm minh" - ông Vân nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm UBKTTƯ, cho rằng Bộ Nội vụ phải kiểm điểm nghiêm khắc về việc làm của mình. "Theo thông tin báo chí nêu thì rõ ràng đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ làm việc tại Quảng Nam đã đưa ra kết luận không đúng, kiểm tra như thế là không đạt yêu cầu" - ông Hùng nhấn mạnh và đề nghị Bộ Nội vụ cần yêu cầu các cá nhân tham gia đoàn kiểm tra giải trình về nội dung đã kết luận trước đó, đồng thời xác định nguyên nhân do đâu mà kết luận "ngược" như vậy, trong trường hợp xảy ra tiêu cực thì có hình thức xử lý nghiêm minh.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH, cho biết trước đó, một số ĐBQH đã phản ánh về các báo cáo thanh tra, kiểm tra của Bộ Nội vụ gửi QH chủ yếu chỉ đề cập việc "kiểm điểm, rút kinh nghiệm" mà thôi nên nhiều ĐB không bằng lòng. Đối với việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo, ông Nhưỡng cho rằng có sự nể nang khi kiểm tra. "Nếu làm thẳng thắn, vi phạm đã được phát hiện sớm hơn. Ở đây có sự nể nang vì bố ông Bảo từng là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam" - ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói thẳng.
Theo ông Nhưỡng, Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ cần báo cáo rõ nguyên nhân vì sao lại có kết luận "vênh" như vậy. Ông Nhưỡng đặt vấn đề: Một là, tỉnh Quảng Nam báo cáo không đầy đủ về quy trình bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo. Hai là, Quảng Nam báo cáo đầy đủ nhưng vì lý do nào đó mà đoàn công tác khi báo lại đã báo cáo thiếu. Công tác thanh tra, kiểm tra cần làm chặt chẽ hơn, trung thực hơn. Nếu không sẽ xảy tình trạng cấp dưới làm xuề xòa, không đến nơi đến chốn, phải đến cấp trên mới làm kỹ, chỉ rõ sai phạm.
Cùng ngày, phóng viên Báo Người Lao Động gọi điện thoại lẫn nhắn tin cho ông Huỳnh Khánh Toàn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam - để hỏi về một số vấn đề liên quan kết luận của UBKTTƯ nhưng ông Toàn không phản hồi.
Trước đó, trong thông cáo báo chí, UBKTTƯ kết luận ông Toàn đã ký báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam trình Bộ Nội vụ về công tác cán bộ và bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo giữ chức vụ giám đốc Sở KH-ĐT có một số nội dung không chính xác. Ngoài ra, trong thời gian là Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai, ông Toàn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, nhà nước về công tác cán bộ; đề nghị tuyển dụng công chức không qua thi tuyển, chỉ đạo quy hoạch, đề nghị luân chuyển, bổ nhiệm đối với một số trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trong đó có con cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh. UBKTTƯ khẳng định với cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Toàn cùng chịu trách nhiệm về vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh.
Chờ kết luận cụ thể
Liên quan kết quả kiểm tra quy trình bổ nhiệm ông Hoài Bảo, một lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết đoàn của Bộ Nội vụ không kiểm tra về mặt Đảng mà chỉ kiểm tra thủ tục hành chính xem có đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm hay không. Đoàn cũng chỉ làm "lướt lướt", không kiểm tra, đối chiếu kỹ như đoàn công tác của UBKTTƯ.
Nói về việc UBKTTƯ yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo tổ chức Đảng và cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên, hủy bỏ các quyết định về công tác cán bộ không đúng đối với ông Bảo; tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam và các tập thể, cá nhân liên quan theo thẩm quyền, một vị lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết mới nắm được thông tin qua báo, đài. Theo quy trình, UBKTTƯ sẽ có buổi họp để công bố kết luận cụ thể và hiện ông này chưa nắm rõ lịch.
Vị lãnh đạo này cũng cho biết trong 2 ngày 19 và 20-12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam sẽ họp kiểm điểm tập thể, cá nhân theo định kỳ hằng năm chứ không phải để xử lý cán bộ vi phạm theo kết luận của UBKTTƯ như một số nguồn tin. "Bây giờ, phải chờ kết luận cụ thể rồi mới tiến hành các bước như kết luận nêu" - vị này cho biết.
Nói về việc khi bị kỷ luật, ông Bảo có bị hủy bỏ tư cách ĐB HĐND hay không, ông Võ Hồng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam - cho biết phải chờ UBKTTƯ công bố kết luận chính thức, sau đó Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét mức độ vi phạm để xử lý về mặt Đảng và mặt chính quyền rồi mới tính đến việc xem xét tư cách ĐB HĐND.
Như Báo Người Lao Động thông tin, UBKTTƯ hôm 16-12 thông báo đã xem xét, kết luận một số nội dung về vi phạm của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam và ông Lê Phước Thanh - nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. UBKTTƯ kết luận những vi phạm, khuyết điểm của ông Thanh là rất nghiêm trọng; vi phạm, khuyết điểm của các ông Đinh Văn Thu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và ông Huỳnh Khánh Toàn, ông Lê Phước Hoài Bảo (con ông Thanh) là nghiêm trọng. UBKTTƯ quyết định tiến hành quy trình xử lý kỷ luật các ông Lê Phước Thanh, Đinh Văn Thu, Huỳnh Khánh Toàn.
Ngày 18-12, Công an tỉnh Bình Dương chính thức thông tin về vụ việc liên quan đến chiếc đầu người được phát hiện trong thùng rác ven đường vào trưa 16-12 tại phường Thuận Giao, thị xã Thuận An. Theo đó, sau gần 2 ngày tích cực điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương xác định nạn nhân là anh Trần Thanh Tú (SN 1980, quê Sóc Trăng, công nhân một công ty giày, ở trọ tại đường Thuận Giao 5, phường Thuận Giao).
Tiếng hét trong đêm
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, ngay sau khi phần đầu nạn nhân được đăng trên mạng xã hội, một số người dân ở phường Thuận Giao đã đồn đoán đó là anh Tú. Tuy nhiên, vợ anh Tú là Hàng Thị Hồng Diễm (SN 1985; quê Hậu Giang) lại tỏ ra thản nhiên và phủ nhận tin đồn. Chưa hết, Diễm còn dùng điện thoại của anh Tú nhắn cho một số người rằng anh Tú về quê trốn nợ.
Vụ
án dần sáng tỏ vào tối 17-12 khi công an phát hiện thêm nhiều bao
ni-lông chứa các bộ phận thi thể anh Tú đặt trong thùng rác đặt trước
cổng khu trọ mà anh Tú và Diễm ở. Diễm bị mời về cơ quan công an. Công
an liên tục đấu tranh với Diễm, đến 2 giờ 30 phút rạng sáng 18-12, Diễm
thừa nhận chính mình là hung thủ.
Công an thông báo lời khai của Diễm: Đêm 15-12, sau khi chồng đi nhậu về thì cả hai xảy ra mâu thuẫn dẫn đến ẩu đả. Trong lúc giằng co, Diễm đã dùng dao chém anh Tú tử vong. Sau đó, Diễm phân các phần thi thể chồng cho vào túi ni-lông và ba-lô rồi dùng xe máy chở đi bỏ tại các điểm tập kết rác để phi tang.
Một công nhân ở phòng trọ sát với anh Tú cho biết khoảng 23 giờ ngày 15-12, anh này nghe tiếng anh Tú càm ràm khi đi nhậu về. Sau đó, nghe tiếng anh Tú hét lên. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, anh B. (bạn của nạn nhân) xác nhận tối 15-12, anh Tú nhậu với công nhân công ty, sau đó nhậu tiếp với anh B. Anh B. cho hay anh Tú có "bồ nhí" là chị D. làm chung công ty. Chị D. hơn 30 tuổi, quê miền Tây Nam Bộ, đã ly hôn chồng, có 3 con. Theo anh B., cứ vài đêm một lần, anh Tú lại sang ngủ với chị D. Việc này vợ anh Tú đã biết.
Bột phát?
Sáng 18-12, công an, viện kiểm sát khám nghiệm phòng trọ của anh Tú. Bên ngoài phòng trọ của nạn nhân, người anh ruột của anh Tú đứng sững sờ. Anh này kể: "Con của tôi xem trên Facebook thấy phần đầu nạn nhân giống hệt khuôn mặt chú nó. Tôi xem thì biết chắc là em mình nên tôi đón xe lên đây. Thật buồn. Tôi không biết vì sao mà vợ nó lại ra tay với nó như vậy". Anh kể vợ chồng em mình làm công nhân công ty giày da. Cả hai gặp và cưới nhau tại Bình Dương. Cặp vợ chồng này có 2 con hiện đang gửi cho người thân ở quê nuôi.
Vì sao một người phụ nữ có thể gây ra tội ác như vậy? Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Duy, lâu nay xã hội có nếp nghĩ phụ nữ là phái yếu. Nhưng thực ra nếu phụ nữ chịu nhiều áp lực, tâm lý ức chế, dồn nén, tích tụ trong quá trình thì sẽ dẫn đến chuyện giọt nước tràn ly. "Nếu người chồng đi nhậu về và sừng sộ trong khi người vợ bị ức chế lâu ngày thì khó đoán chuyện gì xảy ra. Những dồn nén trong vô thức sẽ vỡ òa dẫn đến hành vi khó tưởng tượng" - thạc sĩ Duy phân tích và cho rằng việc người vợ phân xác chồng cho thấy đây là hành vi bột phát khi bị dồn nén chứ không phải là sự chuẩn bị giết người, phi tang một cách bài bản.
Luật sư Nguyễn Tri Đức, Đoàn Luật sư TP HCM, nhận định: Trong vụ án này, thoạt nghĩ đến hành vi của nghi phạm, ai trong chúng ta cũng cảm thấy ghê sợ và lên án. Tuy nhiên, nếu quá trình điều tra của cơ quan CSĐT sở tại kết luận mục đích động cơ phạm tội của người vợ là có chủ ý và nhằm mục đích khác thì người vợ sẽ bị truy tố theo điều 93 Bộ Luật Hình sự (BLHS) hiện hành về tội "Giết người". Ngược lại, nếu quả thật những lời khai ban đầu của nghi phạm - người vợ với khởi nguyên dẫn đến hậu quả như vậy là do cuộc sống gia đình bị chồng áp bức, ngoại tình, bạo lực cũng như tình huống "bị kích động mạnh" dẫn đến sự việc thương tâm thì theo luật định, tội danh người vợ sẽ bị truy tố theo điều 95 BLHS hiện hành về tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh". Nói chung, tùy theo động cơ, mục đích phạm tội của mình, người vợ chắc chắn sẽ nhận bản án với hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội.
"Đúng là ghen tuông làm người ta dồn nén nhưng nó không được xem là tình tiết để xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự" - luật sư Nguyễn Văn Tiến, Đoàn Luật sư TP HCM, nói. Về việc có thể truy tố người vợ tội danh gì, luật sư Tiến cũng cho rằng còn tùy thuộc vào diễn biến trong đêm gây án. Trường hợp 1: Đêm đó, cửa phòng khóa chặt, trong hơi men, người chồng cầm dao có ý định giết vợ. Nếu người vợ không kháng cự, có thể bị giết ngay. Trong trường hợp này, khó truy tố người vợ tội giết người. Trường hợp 2: Nếu việc cự cãi này xuất phát từ việc ghen tuông và mâu thuẫn lâu ngày của vợ chồng; việc giằng co xảy ra bình thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người vợ mà người vợ có hành vi chém chồng thì người này bị khởi tố về tội giết người.
Quang cảnh phiên tòa công khai xử 12 tội phạm Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông (Ảnh: Beijing News)
Trong khoản ngân sách trên dưới 600 tỷ USD mỗi năm, Lầu Năm Góc dành khoảng 22 triệu USD cho Chương trình Xác định Hiểm họa vũ trụ tiên tiến (AATIP), một chương trình hầu như không được báo cáo và rất ít người biết tới.
Trong nhiều năm, Lầu Năm Góc đã điều tra các báo cáo về UFO, thẩm vấn những cá nhân có liên quan và nghiên cứu. Mọi hoạt động của AATIP đều được tiến hành âm thầm. Đó là cách Bộ Quốc phòng Mỹ làm giảm sự chú ý của công luận tới dự án bí mật về UFO.
Theo New York Times, AATIP khởi động năm 2007 dưới sự bảo trợ của Thượng nghị sĩ Harry Reid, khi đó đang là lãnh đạo phe đa số tại thượng viện Mỹ. Cơ quan đầu não của chương trình UFO đặt tại khu C bên trong trụ sở Lầu Năm Góc, với người đứng đầu là sĩ quan tình báo Luis Elizondo.
Một đối tác quan trọng của AATIP là Robert Bigelow, tỷ phú sáng lập
và điều hành nhiều công ty và tổ chức nghiên cứu không gian tại Mỹ và
hiện cộng tác cùng NASA để sản xuất tàu vũ trụ cho con người.
"Tôi hoàn toàn tin rằng UFO đã nhiều lần ghé thăm Trái Đất", Bigelow nói trong một cuộc phỏng vấn với CBS News.
Trong một thông báo mới đây, Lầu Năm Góc khẳng định AATIP đã chấm dứt năm 2012 sau 5 năm hoạt động.
"Chúng tôi đã đi tới kết luận rằng có những vấn đề được ưu tiên cao hơn và xứng đáng được đầu tư hơn", Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ Thomas Crosson trả lời New York Times.
Tuy nhiên, cựu giám đốc AATIP Elizondo, người tuyên bố vừa từ chức hồi tháng 10, khẳng định chỉ có các khoản tài trợ chính thức từ chính phủ kết thúc năm 2012. Ông Elizondo cho biết dự án được tiếp quản bởi CIA và Hải quân Mỹ.
Chuyên viên của AATIP cũng nghiên cứu băng ghi hình những cuộc chạm trán giữa máy bay quân sự của Mỹ với các vật thể bay không xác định. Một trong số những đoạn băng ghi hình như vậy đã rò rỉ hồi tháng 8, cho thấy một vật thể hình bầu dục với kích cỡ một máy bay thương mại bị truy đuổi bởi 2 tiêm kích F/A-18F ngoài khơi San Diego năm 2004.
Trong một đoạn ghi hình khác, hình ảnh ghi lại cho thấy một tiêm kích F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ quan sát thấy một vật thể bay được bao quanh bởi vầng hào quang lạ di chuyển ở tốc độ rất cao. Vật thể này tự xoay tròn trong quá trình di chuyển. Các phi công trong đoạn ghi hình đã thốt lên "Có cả một phi đội của họ". Các quan chức quốc phòng không tiết lộ địa điểm và thời gian xảy ra vụ việc.
Tại Las Vegas, một số tòa nhà đã được cải tạo để lưu trữ các hợp kim
mà theo Elizondo là thu thập được từ các hiện tượng trên không chưa xác
định được bản chất.
Chuyên viên của AATIP cũng nghiên cứu những nhân chứng tuyên bố đã trải qua tác động vật lý từ các cuộc tiếp xúc với vật thể không xác định để kiểm tra những thay đổi sinh học bất thường.
"Những gì từng được coi là khoa học viễn tưởng nay đã trở thành thực tế khoa học", báo cáo của Lầu Năm Góc về chương trình AATIP năm 2009 cho biết.
Báo cáo cũng khẳng định nước Mỹ không có khả năng phòng vệ trước các công nghệ mà chương trình đã phát hiện dấu vết.
Trong bức thư từ chức hôm 4/10, Elizondo cho biết quân đội Mỹ cần xem xét nghiêm túc những sự cố khi hệ thống vũ khí và hệ thống bay bị can thiệp một cách bất thường. Những sự cố này là dấu hiệu của năng lực khoa học vượt xa nhiều thế hệ so với hiện tại.
"Nếu có ai đó nói rằng họ có câu trả lời cho UFO, họ chỉ đang tự lừa dối mình. Chúng tôi không biết những thứ đó xuất phát từ đâu. Chúng ta phải bắt đầu tìm hiểu", Thượng nghị sĩ Reid nói.
Ảnh: Zuma Press
Dân trí Liên quan đến vụ một người dân bị lực lượng
công an xã còng tay khênh về trụ sở, trao đổi với PV Dân trí tối ngày
18/12, ông Nguyễn Trung Văn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh
Bảo, TP Hải Phòng cho biết, huyện đã có quyết định tạm đình chỉ công tác
đối với ông Hà Mạnh Hữu, Trưởng công an xã, để phục vụ công tác điều
tra.
Như Dân trí đã đưa tin, khoảng 15h chiều ngày 15/12, ông Hà
Văn Cao (SN 1977, ở xã Vĩnh Phong) trong khi đang ở khu đất đang thi
công một công trình của trường tiểu học xã thì bị 6 người, chủ yếu là
công an xã, trong đó có cả ông Hà Mạnh Hữu, Trưởng công an xã, đến yêu
cầu về trụ sở UBND xã làm việc. Ông Cao không đồng ý liền bị những người
này còng tay bằng còng số 8 rồi xúm lại khênh về trụ sở.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, nhiều người thân của ông Cao cùng với những người dân trong xã Vĩnh Phong đã tỏ ra bức xúc, bất bình kéo lên trụ sở UBND xã yêu cầu làm rõ hành vi trên của công an xã.
Sau đó, ông Nguyễn Trung Văn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phong đã thùa nhận công an xã đã vượt quá thẩm quyền. Ông Văn đã cùng ông Hà Mạnh Hữu trực tiếp xin lỗi ông Cao cùng người dân về hành vi này. Vụ việc cũng khiến công an huyện phải có mặt để giải quyết.
Đến 20h ngày 16/12, sau khi công an huyện lập biên bản xong ông Cao cùng người dân mới chịu ra về.
Vụ việc hiện đang được công an huyện Vĩnh Bảo thụ lý giải quyết theo qui định của pháp luật.
Dân trí Sau khi đại gia Thái hoàn tất thương vụ mua “cô
gái đẹp” bia Sabeco giá gần 5 tỷ USD, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
đã chia sẻ rất thẳng thắn về việc thoái vốn này. Nữ chuyên gia kinh tế
hàng đầu Việt Nam cảnh báo việc người Thái đang "gặm nhấm" thị trường
Việt; nỗi lo bị thâu tóm hệ thống bán lẻ, đến các lĩnh vực sản xuất khác
ở Việt Nam.
Báo Dân Trí xin đăng tải quan điểm của chuyên gia kinh tế
Phạm Chi Lan, phản ánh góc nhìn độc lập về vấn đề đang được dư luận quan
tâm: Người Thái nắm 53% cổ phần của Sabeco khi đấu giá công khai ngày
18/12.
Thưa chuyên gia, câu chuyện giá cổ phần SAB rất đặc biệt, khi định
giá, SAB có mức giá 320.000 đồng/cổ phần, ít ngày sau đó tăng dựng đứng
lên 330.000 đồng/cổ phần nhưng chốt phiên đấu giá mức giá lại quay về
ngưỡng 320.000 đồng/cổ phần. Biến động giá này khiến nhiều nhà đầu tư
ngoại chùn chân và cuộc đấu giá cạnh tranh ngày 18/12 kết thúc chóng
vánh khi nhà đầu tư Thái mua trọn và sở hữu hơn 53% cổ phần, bà đánh giá
sao về vấn đề này?
Cần câu trả lời về chuỗi tăng giá SAB
- Tôi nghĩ rằng cần làm sáng tỏ câu chuyện này để giải đáp cho dư luận chu kỳ tăng giá trên là sao và tìm câu trả lời thỏa đáng.
Về phần mình, tôi không phải là người uống bia, sành bia nên không quan tâm đến người Thái họ có sản phẩm gì và phân khúc sản phẩm của họ ra sao nhưng tôi có cái nhìn của thị trường, của góc độ phân tích kinh tế.
Một số nhà đầu tư nước ngoài mua lại DN, thương hiệu Việt không phải để duy trì và phát triển thương hiệu đó mà họ mua lấy thị phần. Việc nhà đầu tư Thái mua Sabeco, hay người Thái muốn mua thêm cổ phần của Vinamilk là để chiếm lĩnh thị phần, chứ không phải là câu chuyện quản trị hay kỹ năng..
Thực tế, nhiều ý kiến cho rằng thoái vốn Sabeco vì Nhà nước không nên nắm những ngành không cần thiết, bán cho Thái vì họ có kinh nghiệm quản lý tốt, có DN hàng đầu trong lĩnh vực bia rượi, nước giải khát Thái Lan, để từ đây làm bệ phóng bán ra các thị trường quốc tế khác. Bà nghĩ sao về ý kiến này?
- Ai cũng nói câu chuyện bán bia, bán sữa không nên để Nhà nước quản lý, điều này đúng nhưng trước đó chúng ta đã từng nuôi các DN này với nhiều ưu đãi. Giờ đây, nếu bán đi, chúng ta phải đặt vấn đề bán như thế nào? Chúng ta đã ưu đãi, cho đặc quyền bao nhiêu năm giờ bán phải bán với mức giá tốt nhất, chứ không phải bán là xong.
Bán cho Thái Lan thì mức độ hiện đại về ngành hàng tiêu dùng cũng không phải quá cao như châu Mỹ, châu Âu hoặc Nhật Bản để chúng ta học được nhiều điều. So với Việt Nam, các nhà đầu tư Thái có thể trên tài nhưng không phải quá xa để chúng ta bắt tay, học hỏi làm ăn hoặc tấn công vào các thị trường khác. Tôi rất lo sợ một bài học xương máu khi bắt tay không thành họ nói sản phẩm này người Việt không làm được nên đưa hàng Thái sang.
Trong một thế giới toàn cầu, sẽ không tránh khỏi toàn cầu hoá, khu vực hoá. Việc M&A đang diễn ra trên khắp thế giới, đa dạng hóa thị trường có thể sẽ tốt cho người tiêu dùng hơn?
- Tôi không phủ nhận vấn đề toàn cầu, nhưng mở như nào và tham gia sân chơi như nào mới là quan trọng. Hiện nay các thị trường cao cấp hơn thì họ đang khắt khe, khó tính hơn nhiều, cứ thử xuất sang EU, Mỹ thì sẽ biết, trong khi đó tại Việt Nam, hàng rào thuế được bỏ, hàng rào kỹ thuật, an toàn vệ sinh lỏng lẻo họ thừa cơ tràn vào, trong khi nhiều năm trước do bao cấp DN lớn ngành khiến các DN nhỏ không phát triển được.
Các công ty lớn, làm ăn lớn không nên bán cho người nước ngoài với tỷ lệ trên 50%. Tại sao Việt Nam cứ tự coi mình có nhiệm vụ mở cửa hoàn toàn, kể cả mua lại và sáp nhập.
Các nước khác người ta không hề làm thế và WTO cũng không hề có quy định nào bắt buộc các nước tham gia WTO phải mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả mua lại. Như vậy là thôn tính các công ty nội địa, điều đó là không nên.
Ý bà là chúng ta cần bảo vệ thị trường, mở cửa có tính toán, có chọn lọc?
- Hiện người dân Việt Nam ngày càng có thu nhập cao hơn, mức độ tiêu dùng phát triển đã và đang khiến thị trường của chúng ta béo bở hơn. Thu nhập cao, xu hướng tiêu dùng tốt, trong con mắt các nhà tư bản là mảnh đất màu mỡ không gì sánh bằng.
Người Thái nhiều năm tổ chức hội chợ ở Việt Nam, đi sâu tìm hiểu thị trường, trong khi Việt Nam tự hào hội nhập, nhưng các cơ quan Việt Nam cũng ít dự báo, các Bộ, ngành lại vui vẻ khi M&A được cho là thành công bởi họ nghĩ là DN Việt Nam hấp dẫn, không lo sợ cái họa mất đầu ra đang lớn dần cho ngành sản xuất Việt.
Về bán lẻ, Thái đang nắm cả BigC, Metro, hàng Thái dù chưa ồ ạt vào và chiếm lĩnh nhưng đầu ra lớn đã có. Chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim đã bị mua cổ phần để làm đầu ra cho sản phẩm "made in Thailand".
Chuỗi mua sắm Việt Nam của người Thái gây lo ngại
Từ bán lẻ hàng hoá, siêu thị điện máy, cung ứng thức ăn, giờ đến sản phẩm tiêu dùng, người Thái đang muốn nắm đầu ra, muốn thâu tóm thế mạnh của Việt Nam khi ThaiBev hiện cũng có rất nhiều thương hiệu lớn của ASEAN.
Tôi phải lưu ý sự bắt tay này có thực sự đưa hàng Việt ra nước ngoài hay không khi mà Việt Nam mở cửa với nước ngoài xuất khẩu tăng trưởng chậm, mà nhập khẩu lại tăng trưởng cao. Trong nghiên cứu khảo sát các DN Thái về việc họ đánh giá như nào về cơ hội tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN, họ nói rằng cơ hội lớn nhất là thị trường Việt Nam.
Bà có nhắc đến cụm từ "đừng có suy nghĩ chỉ vài tỷ USD" khi bán Sabeco, quan điểm này nên hiểu thế nào cho đúng?
- Vài tỷ USD đối với Việt Nam, nếu bán được và sử dụng hiệu quả thì rất tốt. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn rộng, đặt vấn đề lớn là qua hàng chục năm trời các DN con cưng được ưu đãi nhiều thứ, có thương hiệu, có thị phần rồi mà bây giờ chỉ có giá vài tỷ đô thì có hiệu quả không?
Dư luận đặt ra câu hỏi bán được vài tỷ USD có đắt, có rẻ gì hay không, tương lai của các công ty này như thế nào? Dù trước đó là tài sản Nhà nước đầu tư nhưng cũng là tài sản, là DN được thừa hưởng nhiều ưu đãi… Nếu cộng dồn cả những cái được, cái mất, chúng ta đã tính được chi phí cơ hội của tỷ USD hay chưa?
Nếu chỉ bán cho xong nhiệm vụ tái cơ cấu thì sẽ là thành công, nhưng nuôi con lớn, bán con đi thì cũng phải xác định tương lai thế nào, thương hiệu ra sao. Mấy năm trở lại đây chúng ta bán nhiều DN, tổng kết, rút kinh nghiệm đã có và nhiều bài học rút ra. Tôi đau nhất vẫn là không chỉ Sabeco mà nhiều DN Nhà nước sau bao năm nuôi dưỡng, phải bán cho đối tác ngoại.
Sính ngoại không phải lỗi của người dân
Việc nắm cổ phần trên 50% thông qua 1 công ty trong nước, cho thấy đại gia bia Thái Lan đã tính rất kỹ đường đi nước bước để lách luật sở hữu nước ngoài của Việt Nam. Sắp tới sẽ còn nhiều DN, tập đoàn, công ty con nhà nước được bán đi như PVN, Than khoáng sản hay EVN, bài học cần rút ra từ bán cổ phần, thoái vốn tại Sabeco là gì?
- Tôi không hiểu tại sao cứ quan tâm đối với nước ngoài. Các DN trong nước vẫn đủ điều kiện để mua và có thể mua được. Tôi nghĩ xu hướng sính ngoại không chỉ trách người dân Việt Nam mà chính ngay từ chính sách của chúng ta.
DN trong nước nếu nhìn thẳng vào, họ có tư duy rất tốt, họ không có công nghệ thì họ thuê về, mạnh dạn đầu tư và thuê lại nhà quản trị giỏi... Quan trọng là cho họ cơ hội, còn nếu họ tìm ở đâu, như nào về công nghệ, kỹ năng quản trị thì điều đó họ phải tự nghiên cứu.
Niềm tin phải xuất phát từ chính sách, chủ trương thoái vốn của Nhà nước là làm sao để bán tốt nhất chứ không phải chỉ bán cho nước ngoài mới là tốt. Tôi không nghĩ các nhà đầu tư Thái lại có trình độ cao hơn nhà đầu tư Nhật, EU và tài sản của Việt Nam không thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn khác.
Việt Nam, chúng ta mở cửa, chấp nhận cho nước ngoài cơ hội nhưng phần giá trị đem về cho nền kinh tế rất ít. Việt Nam xuất khẩu nhiều nhưng hiện FDI chiếm lĩnh 70% giá trị xuất khẩu. Nếu các DN FDI vào Việt Nam sản xuất, chế tác và đem lại giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế vì môi trường tốt còn được, đằng này đa phần là họ hưởng ưu đãi, hưởng lợi ích thị trường mở cửa để làm bàn đạp xuất khẩu đi nước ngoài, dệt may, điện tử là điển hình.
Xin trân trọng cảm ơn chuyên gia!
Tiềm năng lớn, thị trường mở
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết ngành rau củ quả đang có tiềm năng rất lớn. Năm 2017, lần đầu tiên ngành này đạt mức tăng trưởng 45% so với năm 2016, kim ngạch xuất khẩu 3,4-3,5 tỉ USD, lớn hơn nhiều tổng kim ngạch xuất khẩu gạo dù diện tích trồng chỉ bằng 40%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ bằng 1% thị phần rau quả thế giới. Nguyên nhân là do lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập, trong đó 2 khâu yếu là chế biến và tổ chức thị trường.
Ông
Lê Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ, nhìn nhận xu
hướng tiêu dùng sản phẩm an toàn, thân thiện với sức khỏe và nhu cầu
tiêu thụ rau củ tăng trên thế giới là những tín hiệu tốt cho xuất nhập
khẩu rau củ quả Việt Nam. Dự báo, 5 năm nữa, nếu theo đà phát triển này
thì ngành rau củ quả sẽ vượt ngành thủy hải sản.
Theo ông Thành, tỉnh Đồng Tháp có nhiều điều kiện để phát triển ngành sản xuất rau củ quả và hoa. "Để khai thác tốt những lợi thế này, Đồng Tháp nên giảm 1/4 diện tích trồng lúa, tăng diện trồng cây ăn trái lên gấp 3 lần hiện tại, tương đương 68.910 ha và gấp 5 lần diện tích trồng hoa kiểng - khoảng 3.000 ha. Là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp nhưng giá trị gia tăng chưa cao do thiếu chế biến sâu, do đó Đồng Tháp cần ưu tiên kêu gọi đầu tư vào chế biến sâu" - ông Lê Thành gợi ý.
Tại hội nghị, các đối tác mua hàng hoặc đang hợp tác đầu tư tại Việt Nam đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… cùng thừa nhận thị trường nước họ luôn sẵn sàng mở cửa cho nông sản Việt Nam và mong muốn mở rộng hợp tác.
Chi phí cao làm giảm sức cạnh tranh
Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng theo các chuyên gia, xuất khẩu nông sản Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do kém cạnh tranh. Một trong những nguyên nhân kéo giảm sức cạnh tranh là do chi phí logistics quá cao. Cụ thể, tỉ trọng chi phí logistics trên GDP ở Việt Nam là 20,8%, trong khi ở Trung Quốc 15,4%, Thái Lan 10,7%, trung bình khu vực châu Á - Thái Bình Dương 13,5%, châu Âu 9,2%, Bắc Mỹ 8,6% và mức trung bình của thế giới là 11,7%.
Ông Richard Courey, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Vision Transportation Group - VTG, cho rằng chi phí vận chuyển ở Việt Nam chiếm đến 25% giá thành sản phẩm, trong khi các nước phát triển chỉ 7%-15%. Do đó, muốn đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Việt Nam cần phát triển hạ tầng và logistics. Nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào mạng lưới logistics. Do công suất cảng bị hạn chế, 80% hàng hóa xuất khẩu từ ĐBSCL phải qua những cảng nước sâu ở TP HCM hoặc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cơ cấu logistics này không hiệu quả về mặt chi phí và làm giảm lợi nhuận của nông dân, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. "ĐBSCL đang tập trung phát triển nông sản công nghệ cao và hữu cơ có giá trị lớn. Sự thay đổi to lớn này yêu cầu hơn bao giờ hết hình thành chuỗi từ sản xuất đến chế biến, lưu trữ kho lạnh và phân phối, điều này chỉ có thể đạt hiệu quả cao thông qua mạng lưới logistics hiện đại. Đến năm 2030, tổng lượng hàng hóa xuất thông qua các cảng tại ĐBSCL dự báo sẽ vượt 70 triệu tấn/năm; tăng hơn 6 lần so với hiện tại, vì vậy rất cần chiến lược đầu tư logistics cho khu vực này" - ông Richard Courey phân tích.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận 67 thị trường tiềm năng của các châu lục đã tiêu thụ rau củ quả của Việt Nam. Do vậy, cần thấy rõ hơn những bất cập cần khắc phục trong thời gian tới, nhất là ngành nông nghiệp, giao thông vận tải, các địa phương có tiềm năng. Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, ngành nông nghiệp, các địa phương, đặc biệt ĐBSCL phải phát triển tốt hơn nữa về logistics. Chính phủ cùng các bộ - ngành sẽ thảo luận, đưa ra các biện pháp tốt hơn cho ngành rau củ quả phát triển tương xứng với tiềm năng. Xác định rau củ quả là ngành quan trọng, mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam.
Thủ tướng kỳ vọng đến năm 2020, giá trị xuất khẩu của ngành rau củ quả sẽ đạt gần 5 tỉ USD; đồng thời, xác định chìa khóa thành công của ngành này là chất lượng và giá thành.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện quy hoạch sản xuất gắn với thị trường trong điều kiện biến đổi khí hậu, giảm chi phí vận chuyển bằng phát triển dịch vụ logistics…
Ads by AdAsia
Việc gây dựng một thương hiệu lớn là cả một quá trình phấn đấu qua nhiều năm mà trong đó, yếu tố quyết định chính là từ phía doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Nhưng nhìn lại Việt Nam, khi cả 2 yếu tố này đều yếu, niềm tin của người tiêu dùng đương nhiên sẽ hướng về nơi xa hơn, là hàng ngoại nhập.
Câu nói bấy lâu đánh giá về người Việt “sính hàng ngoại” có phần nào vẫn đúng nhưng điều này theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Thanh Bình xuất phát bởi “người dùng muốn mua hàng xuất xứ rõ ràng nhưng không tin được… ông nào.”
Hàng Việt Nam sẽ đi đâu, về đâu khi mà cứ thỉnh thoảng, người ta lại được nghe thấy những vụ việc lừa dối người tiêu dùng ngày một trắng trợn.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thanh Bình đã có cuộc trao đổi kỹ hơn với phóng viên VietnamPlus về câu chuyện đạo đức kinh doanh.
[Hàng Trung Quốc bán chạy ở Việt Nam nhờ “đội lốt” hàng Nhật]
“Cái gì cũng phải ‘xách tay’”
- Một loạt vụ việc gần đây đặc biệt là Khaisilk thay đổi nhãn mác, lừa dối người tiêu dùng khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về sự xuống cấp trầm trọng trong đạo đức kinh doanh. Ông có lo người tiêu dùng sẽ mất lòng tin vào hàng Việt Nam?
Ông Nguyễn Thanh Bình: Thế nào là đạo đức kinh doanh, đó là phải tuyên bố đúng sản phẩm, xuất xứ, ví dụ xuất xứ Trung Quốc thì phải tuyên bố đúng. Kinh doanh là gì, là chữ tín, nhiều khi người mua hàng không thể hiểu biết bằng người bán hàng, bởi thế người bán trước hết phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh. Không thể có chuyện anh thấy người khác lộn xộn thì mình cũng lộn xộn để cạnh tranh.
Tôi cho rằng, mục tiêu của doanh nghiệp là hướng tới lợi nhuận, người ta sẽ tìm phương án tạo ra lợi nhuận dễ mà không bị trị trừng phạt nghiêm khắc. Vấn đề là người có đạo đức kinh doanh, công bố rõ nguồn gốc xuất xứ, bán hàng tử tế có khi lại bị thua thiệt.
Ví dụ như hai người bán hàng đều công bố xuất xứ Nhật Bản, người kia bán chỉ vài trăm nghìn đồng một sản phẩm, tôi thì bán đúng giá 1,5 triệu đồng nên có khi lại không bán được hàng. Đơn giản vì 1 là hàng nhái, 1 là hàng thật. Tôi nghĩ để phân biệt thì có khi 95% người dùng không biết, chỉ có người chuyên nghiệp mới nhận ra.
Người dùng đương nhiên luôn ham rẻ. Còn ngược lại, người muốn mua đắt nhưng hàng có xuất xứ rõ ràng nhưng có khi lại không tin được… ông nào nữa. Vì đến Khaisilk, một đại gia nói nhiều về đạo đức, nổi tiếng tay không lập nghiệp mà còn lừa dối người dùng thì người dùng tin được ai. Từ đó, thành ra… cái gì cũng phải “xách tay.”
[Vụ Khaisilk: Cơ quan quản lý bị bịt mắt hay… tự nhắm mắt?]
- Ông có nói tới hàng xách tay, lâu nay, người ta vẫn nói người Việt Nam sính hàng ngoại. Vậy thực sự, người Việt Nam sính thật hay đó là phản ứng hợp lý của người tiêu dùng khi không có niềm tin vào hàng nội, thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Bình: Điều này kinh tế học chứng minh rồi. Người ta sẽ bỏ tiền ra mua một sản phẩm nào đó mà người đó cho là mang lại lợi ích, sự thỏa mãn khi sử dụng cao hơn chi phí mua sản phẩm đó. Hoặc, trường hợp khác là trong một số lựa chọn nhất định thì sản phẩm đó có ưu thế so với chi phí hoặc điều kiện kinh tế của người mua.
Có thời kỳ người Việt Nam sính hàng ngoại vì nền sản xuất trong nước còn kém. Tuy nhiên, sau đó, nhiều sản phẩm may mặc, đồ gỗ trong nước được người Việt chọn nhiều. Điều đó chứng tỏ người Việt không nhất thiết phải chọn hàng nước ngoài mà người ta căn cứ vào chi phí, chất lượng và giá cả sản phẩm.
Tóm lại, người Việt Nam sính hàng ngoại vì chất lượng sản phẩm của hàng Việt chưa tạo sự tin cậy cao trong mắt khách hàng. Mà để gây dựng giá trị cao thì người bán phải xây dựng thương hiệu trong nhiều năm để cam kết sản phẩm của mình đứng như những gì quảng cáo.
Một sản phẩm xuất xứ Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu, chất lượng có thể như Việt Nam nhưng giá đắt gấp 3 lần. Đó là vì sao, vì họ xây dựng thương hiệu và tạo được lòng tin với thương hiệu đó. Bởi thế, việc người dùng trả giá cao cho một sản phẩm hay sính ngoại thì còn yếu tố thương hiệu nữa chứ không chỉ là chất lượng sản phẩm.
Việc gây dựng thương hiệu là lâu dài chứ không phải làm ăn chộp giật, mở công ty ra một vài năm xong lại mở công ty khác, cứ thế thì không thể tạo ra thương hiệu lớn. Muốn tạo thương hiệu lớn thì chủ chốt phải từ doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Nâng chất cho doanh nghiệp, vẫn đợi Nhà nước?
- Nói về cơ quan quản lý, theo ông, yếu tố này quyết định tới đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp ra sao?
[Làm ăn 'chụp giật': Doanh nghiệp tự 'bắn' vào chân mình?]
Ông Nguyễn Thanh Bình: Vai trò cả Nhà nước là quan trọng. Khi doanh nghiệp làm bậy mà không bị trừng phạt nghiêm minh thì rõ ràng người ta sẽ làm bậy vì lợi ích thu được lớn hơn nhiều giá phải trả. Ví dụ như vụ Khaisilk, doanh nghiệp kinh doanh bao nhiêu năm, kiếm lãi hàng chục, hàng trăm tỷ đồng của người dùng. Nếu cơ quan Nhà nước không làm điểm vụ này thì sẽ dẫn tới tất cả các nhà kinh doanh khác thấy là sự trừng phạt không nghiêm nên sẽ tiếp tục làm ăn như vậy.
Các nước họ xử lý ra sao? Có cảm giác họ không cần kiểm soát chặt chẽ nhưng thực tế, khi phát hiện ra vụ việc vi phạm thì cả danh tiếng và tài sản của doanh nghiệp đó gần như sẽ chấm hết. Doanh nghiệp gần như chấm dứt sự nghiệp kinh doanh. Người ta đặt đạo đức kinh doanh lên hàng đầu.
Vai trò của Nhà nước vì thế là một trong những vai trò quan trọng nhất trong đạo đức kinh doanh. Nhà nước làm tốt thì dần dần sẽ nâng chất của doanh nghiệp lên. Người dùng cũng sẽ tin tưởng hơn vào hệ thống cung cấp và Nhà nước.
- Như ông nói, ở Việt Nam, người làm ăn chân chính có khi lại bị thiệt, có khi bị coi là có vấn đề. Vậy, việc đề cao đạo đức trong kinh doanh với Việt Nam có cần thiết không hay trong giai đoạn này, yếu tố nào quan trọng hơn?
Ông Nguyễn Thanh Bình: Tôi thì nghĩ vấn đề đạo đức thì xã hội nào cũng cần tuy nhiên cái đó không tự tới. Ta muốn nâng cao đạo đức thì phải rất lâu, phải làm cho người ta hiểu, trong thực tiễn kinh doanh, nếu không làm đạo đức thì phải trả giá, thậm chí trả giá rất đắt, sẽ bị khuynh gia bại sản. Các nước có chế tài rất nghiêm, gắn trách nhiệm của người có chức, có quyền vào trong sự việc cụ thể.
Với Việt Nam, chức năng giám sát ở nhiều lĩnh vực là quá yếu kém. Nguyên nhân có khi do nể nang, lờ đi cho nhau, xuê xoa cho nhau. Chỉ đơn cử như các mặt hàng ở siêu thị, chúng ta không biết là bao lâu phải kiểm định một lần, phương pháp kiểm định là gì, công bố sau đó ra sao.
Ta phải xem xét hệ thống của mình, nếu không làm tốt mà mất chức thì tôi tin là nhiều người sẽ phải làm tốt.
Tất nhiên, ví dụ với công chức Singapore, họ nổi tiếng làm nghiêm nhưng thu nhập họ cao. Còn với Việt Nam, nền kinh tế còn nhiều vấn đề và cần có lộ trình cụ thể. Thủ tướng Chính phủ đã nói một câu rất hay là: Chính phủ kiến tạo, tức là tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển, là đưa ra chính sách để doanh nghiệp tử tế phát triển. Tất nhiên, hiệu quả tới đâu thì sẽ phải đợi thực tiễn.
- Xin cảm ơn ông./
Dân trí Phía ê-kíp sản xuất "Ai là triệu phú" cho biết,
nhà báo Phan Đăng và BTV, MC Đức Bảo là hai người được chọn dẫn chương
trình "Ai là triệu phú".
Dân trí Thông thường thì người ta tổ chức các trận giao
hữu càng giống với các trận đấu thật càng tốt, đối tượng để đá giao hữu
cũng càng giống với đối tượng chuẩn bị đá giải chính thức càng tốt. U23
Việt Nam cũng trông chờ điều đó trong trận đấu với CLB Ulsan Huyndai
tới đây.
Một trong những đối thủ của U23 Việt Nam tại bảng D, VCK U23 châu
Á vào tháng 1 tới là Hàn Quốc. Chính vì thế, đội bóng của HLV Park Hang
Seo có thể tranh thủ trận giao hữu với một đội bóng đến từ Hàn Quốc là
Ulsan Huyndai để làm quen với lối chơi của đại diện đến từ Đông Bắc Á.
Không phải ngẫu nhiên mà U23 Thái Lan khi tổ chức giải M-150 tại Buriram mấy ngày trước chọn nằm chung bảng với U23 Nhật Bản và U23 CHDCND Triều Tiên.
Đấy cũng là 2 đội bóng mà U23 Thái Lan sẽ tái ngộ tại VCK U23 châu Á ở Trung Quốc trong thời gian ngắn tới đây. Dẫu thành phần mà U23 Nhật Bản hay U23 CHDCND Triều Tiên đá giải M-150 có thể khác với thành phần mà họ dự giải châu Á, nhưng về phong cách thì vẫn là một.
Đá với đội có phong cách tương tự như những đội bóng sẽ chạm trán tại những giải chính thức, cũng là phương thức mà nhiều đội bóng trên thế giới thường lựa chọn đối tượng để đá giao hữu.
Ulsan Huyndai và đội tuyển U23 Hàn Quốc có thể là 2 đội bóng khác nhau, với thành phần khác nhau, nhưng về phong cách và lối chơi, họ nhiều khả năng sẽ tương tự nhau.
Nếu Ulsan Huyndai mang thành phần tốt đến Việt Nam, đá với thái độ nghiêm túc trước U23 Việt Nam, đội bóng của HLV Park Hang Seo sẽ có cơ hội làm quen với lối chơi tốc độ và sức mạnh đặc trưng của các đội bóng đến từ xứ Hàn.
Đây cũng là dịp để HLV Park Hang Seo kiểm tra sức chịu đựng cùng nền tảng thể lực của các cầu thủ U23 Việt Nam, trước một đối thủ chơi với tốc độ cao.
Ngoài ra, thói quen của các đội bóng Hàn Quốc, khi đá với các đối thủ thuộc khu vực Đông Nam Á là sử dụng khá nhiều bóng bổng và bóng dài. Đây cũng là chi tiết mà U23 Việt Nam cần lưu ý và rèn luyện, nhất là trong bối cảnh khả năng chống bóng bổng của chúng ta thời gian qua chưa tốt.
Ngăn chặn đối phương tạt bóng từ 2 biên ra sao? Phòng ngự bóng tầm cao như thế nào? - Là điều mà U23 Việt Nam phải tính trước Ulsan Huyndai, trước khi có thể chúng ta sẽ gặp lại lối chơi đấy trước U23 Hàn Quốc tại giải châu Á.
Nhìn chung, mỗi cơ hội đá giao hữu với những đội bóng có chất lượng đều là dịp tốt để rà soát lại mình, với điều kiện đối thủ thật sự mang quân chất lượng đến để đá giao hữu với chúng ta, cũng như họ phải ra sân với tinh thần nghiêm túc, không khác một trận đấu thật!
Những bí ẩn bên trong Đại kim tự tháp Giza 4500 năm tuổi sẽ được hé lộ nhờ sự giúp sức của robot tìm kiếm dưới dạng khí cầu.
Các nhà khoa học đang thiết kế một loại máy thăm dò bằng kim loại
thông qua lỗ nhỏ 3,5 cm được khoan qua một bức tường. Sau khi bơm thổi
bên trong, robot sẽ bay như khí cầu, len lỏi ngõ ngách sâu bên trong,
khám phá cả những khu vực vốn được coi là không thể tiếp cận.
Tháng 11/2017, nhóm các nhà khoa học đến từ dự án ScanPyramids bao
gồm các kỹ sư từ Đại học Cairo và Viện HIP Florida (Mỹ) bất ngờ tìm thấy
căn phòng bí ẩn có kích thước khổng lồ nằm sâu trong Đại kim tự tháp
Giza. Nhờ công nghệ quét hình ảnh bằng tia vũ trụ, nhóm các nhà khoa học
phát hiện ra mật thất dài khoảng 30m nằm bên hành lang Grand Gallery.
“Thách thức của chúng tôi là đưa một robot thăm dò vào lỗ nhỏ nhất có thể. Qua đó, không làm ảnh hưởng tới cấu trúc hàng nghìn năm tuổi của kim tự tháp”, Tiến sỹ Jean-Baptiste Mouret trong dự án chia sẻ với Digital Trends. “Chúng tôi gọi đây là công nghệ robot ít xâm phạm”, Tiến sỹ Mouret nói.
Thiết bị được tạo thành từ hai robot. Một loại hình ống được trang bị máy ảnh có độ phân giải cao, còn loại kia là đầu dò khám phá cấu trúc thông qua khí cầu nhỏ có thể phồng lên. Khi robot đầu tiên ghi hình sơ bộ căn phòng, phương tiện không người lái đẩy qua lỗ khoan tự phồng lên trong mật thất.
Robot được hỗ trợ một loạt cảm biến, thiết bị điều khiển từ xa thu
thập dữ liệu, chụp hình và quay phim mà không sợ để lại dấu vết hay ảnh
hưởng tới công trình.
Tiến sỹ Mouret cho biết, hiện nhóm dự án chưa xác nhận “thời gian cụ thể” triển khai loại robot bên trong kim tự tháp. Dự án cần thông qua giấy phép đặc biệt từ Bộ An ninh Ai Cập. Tuy nhiên, một khi robot được đưa vào sử dụng, nó sẽ được dùng làm bản đồ tìm hiểu hàng loạt các công trình di sản và khảo cổ trên toàn cầu.
Hiện tại robot đang được các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Inria
và trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp có trụ sở tại Paris phát
triển.
Những nỗ lực hợp tác giữa các nhà khảo cổ học, nhà sử học và vật lý học được ca ngợi như khám phá lớn nhất bên trong Đại kim tự tháp Giza tính từ thời điểm thế kỷ 19 tới nay.
Kim tự tháp Giza được thực hiện dưới sự giám sát của Pharaoh Khufu,
hoàn thành khoảng năm 2550 trước công nghiên. Đây là công trình xây dựng
nhân tạo cao nhất thế giới từng thiết lập kỷ lục trong suốt hàng ngàn
năm.
Còn những gì bí ẩn còn nằm lại bên trong Kim tự tháp, người Ai Cập cổ
đại đã xây dựng công trình như thế nào giữa điều kiện công nghệ thô sơ
còn hạn chế cách đây hàng nghìn năm vẫn là câu hỏi dành cho hậu thế chưa
có lời đáp.
Một buổi sáng mùa đông, mạng xã hội Weibo tràn ngập hình ảnh một quan
chức Trung Quốc và nhân tình. Chưa hết, đi kèm đó là 3 bức thư tố cáo
ông này làm giả bằng cấp, cấu kết với thương gia trục lợi bất chính.
Người bị nhắc tên vào thời điểm năm 2012 chính là Lưu Thiết Nam, Phó chủ
nhiệm Ủy ban cải cách phát triển Trung Quốc.
Nhân tình của Lưu Thiết Nam là cô gái họ Từ, sau này đã trở mặt Nam vì lợi ích bị cắt xén. Nam cũng nhiều lần dọa giết Từ nếu dám để lộ chuyện tình này ra ngoài. Theo báo chí Trung Quốc, Nam và Từ quen nhau thời còn ở Nhật Bản, sau đó Từ di cư sang Canada sinh sống. Khi vợ Nam và thương gia Nghê Nhật Đào có ý định mở chi nhánh công ty ở Canada, họ đã tìm tới Từ.
Con đường thăng tiến
Lưu Thiết Nam sinh năm 1954 trong một gia đình có nhiều anh em, luôn trong cảnh nghèo đói và bần cùng. Ở tuổi 17, ông lên Bắc Kinh kiếm việc làm. Tới năm 1983, ông vào Ủy ban Kế hoạch nhà nước chuyên về sắt thép, nguyên liệu. Sau khi trải qua nhiều phòng ban, ông được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm ủy ban Cải cách phát triển Trung Quốc, giám đốc Hội đồng năng lượng quốc gia.
Nhiều người khi biết Lưu Thiết Nam bị bắt đã không giấu nổi bất ngờ, nhất là khi ông còn nuôi cả “bồ nhí”. Thời điểm năm 1996-1999, ông là tham tán kinh tế đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản. Để tiết kiệm tiền gửi về cho gia đình, ông thường xuyên nấu mì trong đại sứ quán để giảm chi tiêu.
Số tiền tham nhũng hơn 125 tỉ đồng của Nam được ví với “lòng tham tới ngưỡng, như cơn lũ chảy ầm ầm qua khe cửa quá hẹp”.
Truyền tính xấu cho con trai
Khi bị các điều tra viên tra hỏi, Thành nói: “Tôi lớn lên với suy nghĩ rằng có tiền là có tất cả. Cha tôi từng nói rằng, lúc đầu chúng tôi sẽ khổ cực và cay đắng, nhưng chỉ cần cố gắng thì sẽ có trái ngọt và cuối cùng là nổi bật hơn những người khác”.
Chỉ sau đó một ngày, Thành chấp nhận thương vụ này và Quách gửi 1 triệu tệ cho Thành mở công ty hóa chất. Sau đó, họ thành lập một công ty thương mại khác với số vốn hơn 8 triệu tệ. Toàn bộ số tiền này đều chảy vào túi của Thành. Vừa mới tốt nghiệp đại học, bỗng nhiên kiếm được quá nhiều tiền như vậy, Thành nảy sinh suy nghĩ: “Mình có cha làm một vị quan to, sao không tận dụng mối quan hệ này để kiếm tiền nhiều hơn?”.
Sau đó, con đường trượt dài của Lưu Thiết Nam càng thêm trầm trọng. Ngoài giao dịch trái phép, đút túi hàng chục triệu tệ, Lưu Đức Thành còn thay cha thành lập các công ty ma, các giao dịch mờ ám, nhận về hàng hóa, xe cộ không giấy tờ. Lưu Thiết Nam khai trước tòa: “Tôi làm thủ tục giấy tờ, con tôi nhận tiền”.
Theo Quang Minh - Tổng hợp (Dân Việt)
Tin Tức 24h | Tin Tức Mới Nhất Hôm Nay 19/12/2017
60 Giây Chiều - Ngày 18/12/2017 - Tin Tức Mới Nhất
Thời sự quô'c tế sáng 19/12/2017
An ninh ngày mới ngày 18.12.2017 - Tin tức cập nhật
Bản tin tối ngày 18/12/2017 | VTC1
Top sự kiện QUÂN SỰ Việt Nam nổi bật nhất năm 2017
Các nhà sử học Việt Nam nên soi lại mình
Vụ bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo: Phải làm rõ trách nhiệm của Bộ Nội vụ
19/12/2017 04:44
Một lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết khi kiểm tra việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo, đoàn của Bộ Nội vụ chỉ kiểm tra thủ tục hành chính và cũng chỉ làm "lướt lướt"
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào ngày 18-12 về những nội dung trong thông báo kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương (UBKTTƯ) liên quan đến các sai phạm trong việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Quảng Nam, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH, nói cần làm rõ việc kết luận thanh tra, kiểm tra của đoàn công tác Bộ Nội vụ trước đó vì sao "vênh" với kết luận mới đây của UBKTTƯ như vậy.Bất thường!
"Có gì bất thường trong đó hay không" - ông Vân đặt câu hỏi và nói rõ cần xem xét trách nhiệm của đoàn thanh tra, kiểm tra trước đó có dấu hiệu bao che không hay do năng lực yếu kém? "Nếu năng lực yếu kém thì nên cho họ nghỉ việc, bao che thì cần xử lý nghiêm minh" - ông Vân nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm UBKTTƯ, cho rằng Bộ Nội vụ phải kiểm điểm nghiêm khắc về việc làm của mình. "Theo thông tin báo chí nêu thì rõ ràng đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ làm việc tại Quảng Nam đã đưa ra kết luận không đúng, kiểm tra như thế là không đạt yêu cầu" - ông Hùng nhấn mạnh và đề nghị Bộ Nội vụ cần yêu cầu các cá nhân tham gia đoàn kiểm tra giải trình về nội dung đã kết luận trước đó, đồng thời xác định nguyên nhân do đâu mà kết luận "ngược" như vậy, trong trường hợp xảy ra tiêu cực thì có hình thức xử lý nghiêm minh.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH, cho biết trước đó, một số ĐBQH đã phản ánh về các báo cáo thanh tra, kiểm tra của Bộ Nội vụ gửi QH chủ yếu chỉ đề cập việc "kiểm điểm, rút kinh nghiệm" mà thôi nên nhiều ĐB không bằng lòng. Đối với việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo, ông Nhưỡng cho rằng có sự nể nang khi kiểm tra. "Nếu làm thẳng thắn, vi phạm đã được phát hiện sớm hơn. Ở đây có sự nể nang vì bố ông Bảo từng là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam" - ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói thẳng.
Theo ông Nhưỡng, Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ cần báo cáo rõ nguyên nhân vì sao lại có kết luận "vênh" như vậy. Ông Nhưỡng đặt vấn đề: Một là, tỉnh Quảng Nam báo cáo không đầy đủ về quy trình bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo. Hai là, Quảng Nam báo cáo đầy đủ nhưng vì lý do nào đó mà đoàn công tác khi báo lại đã báo cáo thiếu. Công tác thanh tra, kiểm tra cần làm chặt chẽ hơn, trung thực hơn. Nếu không sẽ xảy tình trạng cấp dưới làm xuề xòa, không đến nơi đến chốn, phải đến cấp trên mới làm kỹ, chỉ rõ sai phạm.
Cùng ngày, phóng viên Báo Người Lao Động gọi điện thoại lẫn nhắn tin cho ông Huỳnh Khánh Toàn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam - để hỏi về một số vấn đề liên quan kết luận của UBKTTƯ nhưng ông Toàn không phản hồi.
Trước đó, trong thông cáo báo chí, UBKTTƯ kết luận ông Toàn đã ký báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam trình Bộ Nội vụ về công tác cán bộ và bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo giữ chức vụ giám đốc Sở KH-ĐT có một số nội dung không chính xác. Ngoài ra, trong thời gian là Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai, ông Toàn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, nhà nước về công tác cán bộ; đề nghị tuyển dụng công chức không qua thi tuyển, chỉ đạo quy hoạch, đề nghị luân chuyển, bổ nhiệm đối với một số trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trong đó có con cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh. UBKTTƯ khẳng định với cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Toàn cùng chịu trách nhiệm về vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh.
Ông Lê Phước Hoài Bảo (trái) trong một cuộc họp ở tỉnh Quảng Nam Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Liên quan kết quả kiểm tra quy trình bổ nhiệm ông Hoài Bảo, một lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết đoàn của Bộ Nội vụ không kiểm tra về mặt Đảng mà chỉ kiểm tra thủ tục hành chính xem có đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm hay không. Đoàn cũng chỉ làm "lướt lướt", không kiểm tra, đối chiếu kỹ như đoàn công tác của UBKTTƯ.
Nói về việc UBKTTƯ yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo tổ chức Đảng và cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên, hủy bỏ các quyết định về công tác cán bộ không đúng đối với ông Bảo; tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam và các tập thể, cá nhân liên quan theo thẩm quyền, một vị lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết mới nắm được thông tin qua báo, đài. Theo quy trình, UBKTTƯ sẽ có buổi họp để công bố kết luận cụ thể và hiện ông này chưa nắm rõ lịch.
Vị lãnh đạo này cũng cho biết trong 2 ngày 19 và 20-12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam sẽ họp kiểm điểm tập thể, cá nhân theo định kỳ hằng năm chứ không phải để xử lý cán bộ vi phạm theo kết luận của UBKTTƯ như một số nguồn tin. "Bây giờ, phải chờ kết luận cụ thể rồi mới tiến hành các bước như kết luận nêu" - vị này cho biết.
Nói về việc khi bị kỷ luật, ông Bảo có bị hủy bỏ tư cách ĐB HĐND hay không, ông Võ Hồng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam - cho biết phải chờ UBKTTƯ công bố kết luận chính thức, sau đó Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét mức độ vi phạm để xử lý về mặt Đảng và mặt chính quyền rồi mới tính đến việc xem xét tư cách ĐB HĐND.
Như Báo Người Lao Động thông tin, UBKTTƯ hôm 16-12 thông báo đã xem xét, kết luận một số nội dung về vi phạm của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam và ông Lê Phước Thanh - nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. UBKTTƯ kết luận những vi phạm, khuyết điểm của ông Thanh là rất nghiêm trọng; vi phạm, khuyết điểm của các ông Đinh Văn Thu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và ông Huỳnh Khánh Toàn, ông Lê Phước Hoài Bảo (con ông Thanh) là nghiêm trọng. UBKTTƯ quyết định tiến hành quy trình xử lý kỷ luật các ông Lê Phước Thanh, Đinh Văn Thu, Huỳnh Khánh Toàn.
Đúng trình tự, thủ tục (?!)
Đầu
tháng 10-2015, việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo vào vị trí Giám đốc
Sở KH-ĐT tỉnh Quảng Nam khi mới 30 tuổi gây "nóng" dư luận và đoàn công
tác của Bộ Nội vụ (do Thứ trưởng Trần Anh Tuấn làm trưởng đoàn) đã làm
việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam và một số cơ quan, ban - ngành
của tỉnh. Trong cuộc gặp mặt báo chí sau đó, đại diện Bộ Nội vụ cho biết
việc bổ nhiệm ông Bảo là đúng trình tự, thủ tục, phù hợp chính sách thu
hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời thực hiện tốt Chỉ thị 36
của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 26 của Ban Tổ chức trung ương về công
tác nhân sự cấp ủy.
Trách nhiệm bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa thế nào?
Ngày
18-12, ông Phạm Thanh Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch
HĐND tỉnh Thanh Hóa - khẳng định khi nào trung ương có quyết định chính
thức, Thường trực Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo thì HĐND
tỉnh Thanh Hóa sẽ tiến hành xử lý ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa, theo quy định. Ông Sơn cho biết đã nghe thông tin xử lý
kỷ luật ông Tuấn qua báo đài nên phải chờ trung ương có quyết định chính
thức. Một phó chủ tịch khác của HĐND tỉnh Thanh Hóa là ông Phạm Bá Oai
cũng cho biết HĐND tỉnh này chưa họp bàn về việc xử lý ông Tuấn vì chưa
nhận được chỉ đạo.
Trước đó, chiều
17-12, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng và quyết định kỷ luật ông Ngô Văn Tuấn bằng hình thức cách tất cả
các chức vụ trong Đảng.
Theo ĐBQH Lưu
Bình Nhưỡng, UBKTTƯ kết luận ông Tuấn có những vi phạm rất nghiêm
trọng, nhiều lần và có hệ thống, tại sao trước đó tỉnh Thanh Hóa chỉ đưa
ra hình thức kỷ luật khiển trách. Vì thế, cần xem xét trách nhiệm của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa khi xử lý vụ việc không đến nơi đến
chốn, có dấu hiệu bao che. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm cá nhân Bí thư
Tỉnh ủy Thanh Hóa trong vụ việc liên quan ông Tuấn.
M.Chiến - Th.Tuấn
Minh Chiến - Trần Thường
Vụ đầu người trong thùng rác: Thảm kịch hôn nhân!
19/12/2017 06:12
Người chồng thỉnh thoảng đi qua đêm ở bên ngoài, không về nhà trọ..., mâu thuẫn tích tụ lâu ngày dẫn tới thảm kịch khó tin
Ngày 18-12, Công an tỉnh Bình Dương chính thức thông tin về vụ việc liên quan đến chiếc đầu người được phát hiện trong thùng rác ven đường vào trưa 16-12 tại phường Thuận Giao, thị xã Thuận An. Theo đó, sau gần 2 ngày tích cực điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương xác định nạn nhân là anh Trần Thanh Tú (SN 1980, quê Sóc Trăng, công nhân một công ty giày, ở trọ tại đường Thuận Giao 5, phường Thuận Giao).
Tiếng hét trong đêm
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, ngay sau khi phần đầu nạn nhân được đăng trên mạng xã hội, một số người dân ở phường Thuận Giao đã đồn đoán đó là anh Tú. Tuy nhiên, vợ anh Tú là Hàng Thị Hồng Diễm (SN 1985; quê Hậu Giang) lại tỏ ra thản nhiên và phủ nhận tin đồn. Chưa hết, Diễm còn dùng điện thoại của anh Tú nhắn cho một số người rằng anh Tú về quê trốn nợ.
Người dân tụ tập theo dõi trước phòng trọ của nghi can và nạn nhân
Nghi can
Công an thông báo lời khai của Diễm: Đêm 15-12, sau khi chồng đi nhậu về thì cả hai xảy ra mâu thuẫn dẫn đến ẩu đả. Trong lúc giằng co, Diễm đã dùng dao chém anh Tú tử vong. Sau đó, Diễm phân các phần thi thể chồng cho vào túi ni-lông và ba-lô rồi dùng xe máy chở đi bỏ tại các điểm tập kết rác để phi tang.
Một công nhân ở phòng trọ sát với anh Tú cho biết khoảng 23 giờ ngày 15-12, anh này nghe tiếng anh Tú càm ràm khi đi nhậu về. Sau đó, nghe tiếng anh Tú hét lên. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, anh B. (bạn của nạn nhân) xác nhận tối 15-12, anh Tú nhậu với công nhân công ty, sau đó nhậu tiếp với anh B. Anh B. cho hay anh Tú có "bồ nhí" là chị D. làm chung công ty. Chị D. hơn 30 tuổi, quê miền Tây Nam Bộ, đã ly hôn chồng, có 3 con. Theo anh B., cứ vài đêm một lần, anh Tú lại sang ngủ với chị D. Việc này vợ anh Tú đã biết.
Bột phát?
Sáng 18-12, công an, viện kiểm sát khám nghiệm phòng trọ của anh Tú. Bên ngoài phòng trọ của nạn nhân, người anh ruột của anh Tú đứng sững sờ. Anh này kể: "Con của tôi xem trên Facebook thấy phần đầu nạn nhân giống hệt khuôn mặt chú nó. Tôi xem thì biết chắc là em mình nên tôi đón xe lên đây. Thật buồn. Tôi không biết vì sao mà vợ nó lại ra tay với nó như vậy". Anh kể vợ chồng em mình làm công nhân công ty giày da. Cả hai gặp và cưới nhau tại Bình Dương. Cặp vợ chồng này có 2 con hiện đang gửi cho người thân ở quê nuôi.
Vì sao một người phụ nữ có thể gây ra tội ác như vậy? Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Duy, lâu nay xã hội có nếp nghĩ phụ nữ là phái yếu. Nhưng thực ra nếu phụ nữ chịu nhiều áp lực, tâm lý ức chế, dồn nén, tích tụ trong quá trình thì sẽ dẫn đến chuyện giọt nước tràn ly. "Nếu người chồng đi nhậu về và sừng sộ trong khi người vợ bị ức chế lâu ngày thì khó đoán chuyện gì xảy ra. Những dồn nén trong vô thức sẽ vỡ òa dẫn đến hành vi khó tưởng tượng" - thạc sĩ Duy phân tích và cho rằng việc người vợ phân xác chồng cho thấy đây là hành vi bột phát khi bị dồn nén chứ không phải là sự chuẩn bị giết người, phi tang một cách bài bản.
Luật sư Nguyễn Tri Đức, Đoàn Luật sư TP HCM, nhận định: Trong vụ án này, thoạt nghĩ đến hành vi của nghi phạm, ai trong chúng ta cũng cảm thấy ghê sợ và lên án. Tuy nhiên, nếu quá trình điều tra của cơ quan CSĐT sở tại kết luận mục đích động cơ phạm tội của người vợ là có chủ ý và nhằm mục đích khác thì người vợ sẽ bị truy tố theo điều 93 Bộ Luật Hình sự (BLHS) hiện hành về tội "Giết người". Ngược lại, nếu quả thật những lời khai ban đầu của nghi phạm - người vợ với khởi nguyên dẫn đến hậu quả như vậy là do cuộc sống gia đình bị chồng áp bức, ngoại tình, bạo lực cũng như tình huống "bị kích động mạnh" dẫn đến sự việc thương tâm thì theo luật định, tội danh người vợ sẽ bị truy tố theo điều 95 BLHS hiện hành về tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh". Nói chung, tùy theo động cơ, mục đích phạm tội của mình, người vợ chắc chắn sẽ nhận bản án với hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội.
"Đúng là ghen tuông làm người ta dồn nén nhưng nó không được xem là tình tiết để xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự" - luật sư Nguyễn Văn Tiến, Đoàn Luật sư TP HCM, nói. Về việc có thể truy tố người vợ tội danh gì, luật sư Tiến cũng cho rằng còn tùy thuộc vào diễn biến trong đêm gây án. Trường hợp 1: Đêm đó, cửa phòng khóa chặt, trong hơi men, người chồng cầm dao có ý định giết vợ. Nếu người vợ không kháng cự, có thể bị giết ngay. Trong trường hợp này, khó truy tố người vợ tội giết người. Trường hợp 2: Nếu việc cự cãi này xuất phát từ việc ghen tuông và mâu thuẫn lâu ngày của vợ chồng; việc giằng co xảy ra bình thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người vợ mà người vợ có hành vi chém chồng thì người này bị khởi tố về tội giết người.
Họp báo, thông tin hai vụ trọng án
Tối 18-12, Công an tỉnh Bình Dương cho biết 9 giờ sáng nay (19-12), đại tá Nguyễn Hoàng Thao, Giám đốc Công an tỉnh, sẽ gặp gỡ báo chí, trao đổi trực tiếp các chi tiết về vụ án này và một vụ trọng án khác xảy ra tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Trước đó, lúc 7 giờ 20 phút, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Người Lao Động, đại tá Nguyễn Hoàng Thao nói: "Chúng tôi đã làm rõ vụ án này khoảng 2 giờ sáng. Nghi phạm là người vợ. Chúng tôi đã thu được tổng cộng 2/3 cơ thể nạn nhân". Đến chiều 18-12, các phần thi thể còn lại của nạn nhân vẫn đang được tìm kiếm, thu gom.
Tối 18-12, Công an tỉnh Bình Dương cho biết 9 giờ sáng nay (19-12), đại tá Nguyễn Hoàng Thao, Giám đốc Công an tỉnh, sẽ gặp gỡ báo chí, trao đổi trực tiếp các chi tiết về vụ án này và một vụ trọng án khác xảy ra tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Trước đó, lúc 7 giờ 20 phút, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Người Lao Động, đại tá Nguyễn Hoàng Thao nói: "Chúng tôi đã làm rõ vụ án này khoảng 2 giờ sáng. Nghi phạm là người vợ. Chúng tôi đã thu được tổng cộng 2/3 cơ thể nạn nhân". Đến chiều 18-12, các phần thi thể còn lại của nạn nhân vẫn đang được tìm kiếm, thu gom.
Bài và ảnh: NHƯ PHÚ
Xe lửa Mỹ trật bánh, nhiều người thiệt mạng
TTO - Đoàn tàu địa phương chở 78 hành khách trật bánh khi qua cầu tránh băng trên xa lộ. Toa tàu vắt vẻo trên thành cầu và nhiều người thiệt mạng.
Vụ
việc xảy ra khoảng 7h40 sáng ngày 18-12 tại hạt Pierce thuộc bang
Washington. Đoàn tàu chở khách của Amtrak trật khỏi đường ray khi đang
chạy với vận tốc 130km/h trên cầu và lao xuống đường cao tốc liên bang
I-5 phía dưới, theo hãng tin AP.
Vị trí tai nạn nằm giữa thành phố Tacoma và Olympia, thủ phủ bang Washington. Tổng cộng 13/14 toa của đoàn tàu đã bị trật khỏi đường ray.
Người phát ngôn Sở giao thông vận tải Washington nói có khoảng 78 hành khách trên tàu cùng 5 thành viên của đoàn tàu. Tai nạn khiến mọi làn đường I-5 hướng về phía nam phải ngừng hoạt động.
Hãng tin AP dẫn lời ông Ed Troyer, người phát ngôn văn phòng cảnh sát trưởng hạt Pierce, cho biết có "nhiều người chết" nhưng một nguồn khác, khoảng 3 giờ sau tai nạn, nói với hãng tin AP rằng có ít nhất 6 người thiệt mạng và nguồn tin từ hệ thống bệnh viện Multicare Health cho biết có ít nhất 22 người được chở đi cấp cứu ở các bệnh viện trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Donald
Trump đã viết trên Twitter lời chia buồn với các nạn nhân và khẳng định
chính quyền của ông "đang theo dõi sát vụ việc và phối hợp chặt với
chính quyền địa phương để xử lý sự cố".
Tiếp đó nhà lãnh đạo Mỹ lại chỉ ra điều mà ông đã thấy và đang cho sửa chữa: "Đường sá, cầu cống, hầm chui, hệ thống đường xe lửa của chúng ta tệ hại quá rồi. Không được để lâu hơn nữa".
Ông Trump hàm ý nhắc Quốc hội phải sớm thông qua kết hoạch đầu tư hạ tầng qui mô lớn mà chính quyền của ông đã đưa ra theo như những gì ông đã hứa thực thi ngay (nếu giành chiến thắng) trong giai đoạn tranh cử.
Oái oăm thay là đoạn đường sắt xảy ra tai nạn lại vừa được sửa chữa nâng cấp để tiếp nhận nhiều đoàn tàu hơn và đoàn tàu gặp nạn lại là đoàn tàu gặp nạn lại là đoàn tàu đi khai trương, xuất phát từ TP Seattle lúc 6h sáng.
Nguyên nhân tai nạn vẫn đang được điều tra nhưng bước đầu có nghi ngờ về việc lái tàu bởi tàu đi vào đoạn cua ngoặt với vận tốc lớn như vậy.
Cảnh sát cho biết không có tài xế trên đường cao tốt thiệt mạng nhưng có nhiều người bị thương do xe va quệt nhau khi dừng đột ngột để tránh toa tàu rơi xuống.
Cho
đến thời điểm hiện tại, đài truyền hình CNN dẫn các nguồn tin hiện
trường cho biết tất cả những người bị thương đã được đưa khỏi các toa
tàu. Tuy nhiên, không ai biết chính xác đã có bao nhiêu người chết trong
vụ tai nạn nghiêm trọng này.
"Một số toa tàu hoặc những chiếc xe bị đè không đủ an toàn để tiến hành tìm kiếm nhưng chúng tôi tin rằng không có ai còn sống trong đó", ông Ed Troyer nói.
Đoàn tàu Amtrak gặp nạn hôm nay thuộc sở hữu của Sở giao thông vận tải bang Oregon và Washington. Riêng đường tàu thuộc sở hữu của Sound Transit, một đơn vị tư nhân khác.
Đại diện của Sound Transit khẳng định đang phối hợp với Trung tâm chỉ huy hỗn hợp để nhận thêm thông tin mới từ hiện trường, cam kết tiến hành điều tra. Nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn chưa được làm rõ.
Tuy nhiên, người đứng đầu Amtrak khẳng định Hệ thống kiểm soát chủ động xe lửa (PTC) đã không hoạt động tại đường ray xảy ra tai nạn. PTC được ví như một cứu cánh cuối cùng của ngành đường sắt Mỹ, cho phép chủ động giảm tốc độ thậm chí dừng hẳn các đoàn tàu chạy quá nhanh hoặc có dấu hiệu sắp trật đường ray, theo CNN.
Một nhà điều tra khẳng định nếu thật sự PTC được lắp trên đường ray của Sound Transit không hoạt động, đó thật sự là một điều đáng xấu hổ của nước Mỹ.
Thực tế, theo hãng tin Reuters, tháng 9-2017, Sound Transit thừa nhận vẫn chưa lắp đặt bất kỳ hệ thống PTC nào trên các đường ray của công ty.
Theo luật, tất cả các đường ray dành cho xe lửa chở khách phải được lắp đặt PTC trước năm 2018. Tuy nhiên, Sound Transit cũng như một số đơn vị khác đã trì hoãn, cho rằng điều này quá phức tạp và cần nhiều thời gian hơn.
Tổng thống Trump dù chia sẻ với các nạn nhân và gia đình, cho rằng vụ tai nạn lại một lần nữa gióng lên hồi chuông về sự cần thiết phải cải thiện cơ sở hạ tầng đường sắt.
Vị trí tai nạn nằm giữa thành phố Tacoma và Olympia, thủ phủ bang Washington. Tổng cộng 13/14 toa của đoàn tàu đã bị trật khỏi đường ray.
Người phát ngôn Sở giao thông vận tải Washington nói có khoảng 78 hành khách trên tàu cùng 5 thành viên của đoàn tàu. Tai nạn khiến mọi làn đường I-5 hướng về phía nam phải ngừng hoạt động.
Hãng tin AP dẫn lời ông Ed Troyer, người phát ngôn văn phòng cảnh sát trưởng hạt Pierce, cho biết có "nhiều người chết" nhưng một nguồn khác, khoảng 3 giờ sau tai nạn, nói với hãng tin AP rằng có ít nhất 6 người thiệt mạng và nguồn tin từ hệ thống bệnh viện Multicare Health cho biết có ít nhất 22 người được chở đi cấp cứu ở các bệnh viện trong khu vực.
Tiếp đó nhà lãnh đạo Mỹ lại chỉ ra điều mà ông đã thấy và đang cho sửa chữa: "Đường sá, cầu cống, hầm chui, hệ thống đường xe lửa của chúng ta tệ hại quá rồi. Không được để lâu hơn nữa".
Ông Trump hàm ý nhắc Quốc hội phải sớm thông qua kết hoạch đầu tư hạ tầng qui mô lớn mà chính quyền của ông đã đưa ra theo như những gì ông đã hứa thực thi ngay (nếu giành chiến thắng) trong giai đoạn tranh cử.
Oái oăm thay là đoạn đường sắt xảy ra tai nạn lại vừa được sửa chữa nâng cấp để tiếp nhận nhiều đoàn tàu hơn và đoàn tàu gặp nạn lại là đoàn tàu gặp nạn lại là đoàn tàu đi khai trương, xuất phát từ TP Seattle lúc 6h sáng.
Nguyên nhân tai nạn vẫn đang được điều tra nhưng bước đầu có nghi ngờ về việc lái tàu bởi tàu đi vào đoạn cua ngoặt với vận tốc lớn như vậy.
Cảnh sát cho biết không có tài xế trên đường cao tốt thiệt mạng nhưng có nhiều người bị thương do xe va quệt nhau khi dừng đột ngột để tránh toa tàu rơi xuống.
Video tạm dừng
Hiện trường vụ tai nạn - Nguồn: YOUTUBE
"Một số toa tàu hoặc những chiếc xe bị đè không đủ an toàn để tiến hành tìm kiếm nhưng chúng tôi tin rằng không có ai còn sống trong đó", ông Ed Troyer nói.
Đoàn tàu Amtrak gặp nạn hôm nay thuộc sở hữu của Sở giao thông vận tải bang Oregon và Washington. Riêng đường tàu thuộc sở hữu của Sound Transit, một đơn vị tư nhân khác.
Đại diện của Sound Transit khẳng định đang phối hợp với Trung tâm chỉ huy hỗn hợp để nhận thêm thông tin mới từ hiện trường, cam kết tiến hành điều tra. Nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn chưa được làm rõ.
Tuy nhiên, người đứng đầu Amtrak khẳng định Hệ thống kiểm soát chủ động xe lửa (PTC) đã không hoạt động tại đường ray xảy ra tai nạn. PTC được ví như một cứu cánh cuối cùng của ngành đường sắt Mỹ, cho phép chủ động giảm tốc độ thậm chí dừng hẳn các đoàn tàu chạy quá nhanh hoặc có dấu hiệu sắp trật đường ray, theo CNN.
Một nhà điều tra khẳng định nếu thật sự PTC được lắp trên đường ray của Sound Transit không hoạt động, đó thật sự là một điều đáng xấu hổ của nước Mỹ.
Thực tế, theo hãng tin Reuters, tháng 9-2017, Sound Transit thừa nhận vẫn chưa lắp đặt bất kỳ hệ thống PTC nào trên các đường ray của công ty.
Theo luật, tất cả các đường ray dành cho xe lửa chở khách phải được lắp đặt PTC trước năm 2018. Tuy nhiên, Sound Transit cũng như một số đơn vị khác đã trì hoãn, cho rằng điều này quá phức tạp và cần nhiều thời gian hơn.
Tổng thống Trump dù chia sẻ với các nạn nhân và gia đình, cho rằng vụ tai nạn lại một lần nữa gióng lên hồi chuông về sự cần thiết phải cải thiện cơ sở hạ tầng đường sắt.
Vụ cháy lớn tại quận Tân Phú: Cảnh sát PCCC trắng đêm dập lửa
Thượng tá Võ Thanh Tùng, Phó Phòng
Hướng dẫn chỉ đạo về chữa cháy (Cảnh sát PCCC TPHCM) cho biết đến 4 giờ
30 phút sáng nay 18-12, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp mới dập tắt
được hoàn toàn đám cháy tại cơ sở sản xuất mút xốp tại quận Tân Phú
(TPHCM) vào tối 17-12.
Tin liên quan
Trước đó,
Trung tâm chỉ huy Cảnh sát PCCC thành phố nhận tin báo cháy lúc 20 giờ
30 tối 17-12 và ngay sau đó lực lượng cảnh sát PCCC quận Tân Phú được
điều động đến hiện trường.
Do nơi xảy ra cháy có nhiều mút xốp, bao
bì nên lửa cháy rất lớn, lan sang cơ sở sản xuất ống nhựa dẫn nước bên
cạnh và có nguy cơ tiếp tục lan sang nhiều nhà dân xung quanh.
Lúc này, Cảnh sát PCCC TP đã tăng cường
lực lượng hỗ trợ từ Phòng Cảnh sát PCCC các quận 11, 8, 6, 12 và Bình
Tân với tổng cộng 211 cán bộ - chiến sĩ và 36 xe chữa cháy.
Thượng tá Võ Thanh Tùng cho biết, việc
chữa cháy diễn ra rất khó khăn do đêm tối, đám cháy lại nằm sâu trong
hẻm. Sau gần 2 giờ nỗ lực dập lửa, đến 22 giờ 15 ngày 17-12, đám cháy
mới cơ bản được không chế. Tuy nhiên, do mút xốp, ống nhựa dẫn nước chất
đống trong kho nên lửa cứ cháy âm ỉ, phải đến 4 gờ 30 phút sáng 18-12,
đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn.
Vụ cháy đã thiêu rụi hơn 1.500m2
nhà xưởng sản xuất, kho chứa của hai cơ sở sản xuất mút xốp và ống nhựa
dẫn nước. Rất may không có thương vong về người và Cảnh sát PCCC đã kịp
thời khống chế không để cháy lan sang các nhà dân xung quanh.
Trong sáng nay 18-12, Cảnh sát PCCC TP
sẽ phối hợp với Công an quận Tân Phú và các đơn vị liên quan tiến hành
điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy, đồng thời thống kê cụ thể tài sản
thiệt hại.
Dưới đây là những hình ảnh được PV ghi lại cảnh cảnh sát trắng đêm dập lửa:
Tài xế Uber bị bắt vì nghi giết nữ nhân viên ngoại giao Anh
TTO - Nghi can trong vụ một nữ nhân viên Đại sứ quán Anh ở thủ đô Beirut bị giết cuối tuần qua là một tài xế Uber đã có tiền án, theo nguồn tin an ninh Libăng ngày 18-12.
Hãng tin Reuters không nêu tên tuổi nghi can, song cho biết hắn đã thừa nhận hành vi giết người của mình. Báo Guardian cho biết tên hắn là Tariq H.
Trước đó, thi thể cô Rebecca Dykes, nhân viên Đại sứ quán Anh, được tìm thấy bên một con đường ở ngoại ô Beirut vào sáng 16-12, với dấu vết bị bóp cổ.
Nguồn tin an ninh của Libăng cho Hãng tin Reuters biết đây là vụ phạm tội bình thường chứ không có động cơ chính trị. Nghi can cũng nhanh chóng thừa nhận tội trạng của mình khi bị thẩm tra.
Hãng thông tấn NNA của Libăng cho biết nghi can đã đón cô Dykes ở quận Gemmayzeh vào tối muộn hôm 15-12 khi cô rời quán bar và ra tay hành hung và giết chết cô vào sáng sớm ngày hôm sau.
Cảnh sát đã lần ra dấu vết của tay tài xế Uber nhờ camera an ninh, theo NNA.
Báo Guardian cho biết cô Dykes đã gọi xe qua ứng dụng Uber sau khi gặp bạn bè tại một quán bar ở Gemmayze. Kết quả của hai lần khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân không bị hãm hiếp như truyền thông đưa tin trước đó. Song các nhà điều tra tin rằng nghi can có thể đã cố gắng lạm dụng tình dục nạn nhân, theo nguồn tin của báo Guardian.
Theo hồ sơ trên trang LinkedIn, cô Dykes, được cho là 30 tuổi, làm việc tại phòng phát triển quốc tế tại Đại sứ quán Anh ở Beirut.
Người phát ngôn của Uber tuyên bố trong một email họ "kinh sợ vì hành động bạo lực vô nghĩa này" và cho biết sẵn sàng hợp tác với cơ quan điều tra.
Đại sứ Anh tại Libăng, ông Hugo Shorter, cho biết toàn thể sứ quán cảm thấy sốc và đau buồn trước vụ việc, trong khi gia đình nạn nhân tuyên bố trong một thông cáo do Bộ Ngoại giao Anh phát đi họ "đang làm mọi thứ có thể để hiểu chuyện gì đã xảy ra".
Trước đó, thi thể cô Rebecca Dykes, nhân viên Đại sứ quán Anh, được tìm thấy bên một con đường ở ngoại ô Beirut vào sáng 16-12, với dấu vết bị bóp cổ.
Nguồn tin an ninh của Libăng cho Hãng tin Reuters biết đây là vụ phạm tội bình thường chứ không có động cơ chính trị. Nghi can cũng nhanh chóng thừa nhận tội trạng của mình khi bị thẩm tra.
Hãng thông tấn NNA của Libăng cho biết nghi can đã đón cô Dykes ở quận Gemmayzeh vào tối muộn hôm 15-12 khi cô rời quán bar và ra tay hành hung và giết chết cô vào sáng sớm ngày hôm sau.
Báo Guardian cho biết cô Dykes đã gọi xe qua ứng dụng Uber sau khi gặp bạn bè tại một quán bar ở Gemmayze. Kết quả của hai lần khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân không bị hãm hiếp như truyền thông đưa tin trước đó. Song các nhà điều tra tin rằng nghi can có thể đã cố gắng lạm dụng tình dục nạn nhân, theo nguồn tin của báo Guardian.
Theo hồ sơ trên trang LinkedIn, cô Dykes, được cho là 30 tuổi, làm việc tại phòng phát triển quốc tế tại Đại sứ quán Anh ở Beirut.
Người phát ngôn của Uber tuyên bố trong một email họ "kinh sợ vì hành động bạo lực vô nghĩa này" và cho biết sẵn sàng hợp tác với cơ quan điều tra.
Đại sứ Anh tại Libăng, ông Hugo Shorter, cho biết toàn thể sứ quán cảm thấy sốc và đau buồn trước vụ việc, trong khi gia đình nạn nhân tuyên bố trong một thông cáo do Bộ Ngoại giao Anh phát đi họ "đang làm mọi thứ có thể để hiểu chuyện gì đã xảy ra".
Người vô gia cư co ro giữa đêm đông Hà Nội
TTO - Hà Nội sau 0g đêm đã vắng, đêm đông còn vắng vẻ hơn. Ngoài đường lạnh lẽo, chỉ còn những công nhân và người vô gia cư ngủ co ro trên hè phố. Đêm qua, nhiệt độ Hà Nội đã xuống dưới 10 độ C.
TQ: Hàng nghìn dân vây xem 10 tội phạm bị lôi đi xử tử ngay sau màn tuyên án "thị chúng"
Hải Võ |
10 bị cáo đã bị tuyên tử hình trong phiên xử công khai tổ chức ngày 16/12 tại sân vận động của thị trấn Đông Hải, Lục Phong, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, và bị thi hành án ngay.
Theo báo Tân Kinh (Trung Quốc),
phiên xử đã tổ chức tuyên án công khai đối với 12 bị cáo, trong đó có
10 người phạm tội liên quan đến ma túy, cướp của, giết người... bị tuyên
tử hình. Đặc biệt, việc thi hành án tử đối với phạm nhân tiến hành ngay
sau khi tuyên án.
Bản án đối với 2 tội phạm còn lại không được công bố.
Bốn
ngày trước phiên xử công khai, người dân địa phương đã được thông báo
có thể đến dự thính phiên tòa này. Các bị cáo được đưa tới địa điểm xét
xử bằng xe cảnh sát, với 4 sĩ quan áp giải mỗi đối tượng.
Hàng
nghìn cư dân đã tới theo dõi phiên xử, trong đó truyền thông Trung Quốc
ghi nhận nhiều trường hợp là sinh viên, học sinh còn mặc áo đồng phục
nhà trường. Nhiều người đứng hẳn lên ghế để xem các bị cáo bị tuyên án
và đưa đi, trong khi những người khác quay lại quang cảnh phiên tòa bằng
điện thoại.
Các tấm băng rôn quảng bá cho chiến dịch bài trừ ma túy trên toàn Trung Quốc được treo xung quanh sân vận động diễn ra vụ xử.
Lục
Phong, địa phương thuộc quản lý của thành phố Xán Vĩ, tỉnh Quảng Đông,
là địa bàn trọng điểm được Ủy ban phòng chống ma túy nhà nước Trung Quốc
quan tâm bởi số lượng vụ án ma túy phát sinh tại đây.
Năm
2014, hơn 3.000 nhân viên bán quân sự, cảnh sát và biên phòng của tỉnh
Quảng Đông đã đột kích một ngôi làng gần Lục Phong và thu giữ hơn 3 tấn
ma túy đá. Gần 200 người ở ngôi làng có dân số 14.000 này đã bị bắt giữ.
Một
vụ tuyên án tương tự cũng diễn ra 6 tháng trước tại cùng sân vận động ở
Lục Phong, với 18 bị cáo bị buộc tội buôn bán ma túy. 8 trong số đó bị
đưa đi xử tử ngay sau bản án.
Sau vụ việc hôm 16, tờ Tân
Kinh chỉ trích việc nhà chức trách địa phương áp giải phạm nhân bị tuyên
án tử hình lên xe cảnh sát hoặc xe tải rồi đi vòng quanh sân vận động
là hành động "thị chúng" rõ rệt, diễn ra trước hàng nghìn người dân, bao
gồm số lượng lớn học sinh sinh viên.
Tờ báo chất vấn
tính hợp pháp của việc tổ chức phiên tòa tuyên án với hình thức thị
chúng như thế. Các vụ "tuyên án tập thể", "áp giải tập thể",... đã nhiều
lần gây tranh cãi trong dư luận Trung Quốc thời gian qua. Hành động này
còn bị cho là vượt quá giới hạn, xúc phạm nhân phẩm của tử tù, bôi nhọ
luật pháp.
Vào năm 2007, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ tư pháp Trung Quốc đã ban hành "Ý kiến
về tăng cường nghiêm khắc bảo đảm chất lượng xử lý vụ án tử hình theo
đúng pháp luật", trong đó nhấn mạnh "nghiêm cấm hành vi diễu phố thị
chúng hoặc các hình thức làm nhục nhân cách đối với người phải chấp hành
bản án".
Một số hình ảnh trong phiên xử công khai ở Lục Phong ngày 16/12 (Nguồn: Beijing News):
theo Thời đại
Dự án săn UFO bí mật của Bộ Quốc phòng Mỹ
Lầu Năm Góc đã chi hàng triệu USD cho dự án điều tra và tìm kiếm vật thể
bay không xác định (UFO) trong một dự án bí mật từ năm 2007.
Trong khoản ngân sách trên dưới 600 tỷ USD mỗi năm, Lầu Năm Góc dành khoảng 22 triệu USD cho Chương trình Xác định Hiểm họa vũ trụ tiên tiến (AATIP), một chương trình hầu như không được báo cáo và rất ít người biết tới.
Trong nhiều năm, Lầu Năm Góc đã điều tra các báo cáo về UFO, thẩm vấn những cá nhân có liên quan và nghiên cứu. Mọi hoạt động của AATIP đều được tiến hành âm thầm. Đó là cách Bộ Quốc phòng Mỹ làm giảm sự chú ý của công luận tới dự án bí mật về UFO.
Dự án trong bóng tối
Bộ Quốc phòng Mỹ chưa từng công khai thừa nhận sự tồn tại của AATIP. Cho tới gần đây, các quan chức của Lầu Năm Góc mới thừa nhận hoạt động của chương trình UFO.Theo New York Times, AATIP khởi động năm 2007 dưới sự bảo trợ của Thượng nghị sĩ Harry Reid, khi đó đang là lãnh đạo phe đa số tại thượng viện Mỹ. Cơ quan đầu não của chương trình UFO đặt tại khu C bên trong trụ sở Lầu Năm Góc, với người đứng đầu là sĩ quan tình báo Luis Elizondo.
Thượng nghị sĩ Harry Reid. Ảnh: CNN. |
"Tôi hoàn toàn tin rằng UFO đã nhiều lần ghé thăm Trái Đất", Bigelow nói trong một cuộc phỏng vấn với CBS News.
Trong một thông báo mới đây, Lầu Năm Góc khẳng định AATIP đã chấm dứt năm 2012 sau 5 năm hoạt động.
"Chúng tôi đã đi tới kết luận rằng có những vấn đề được ưu tiên cao hơn và xứng đáng được đầu tư hơn", Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ Thomas Crosson trả lời New York Times.
Tuy nhiên, cựu giám đốc AATIP Elizondo, người tuyên bố vừa từ chức hồi tháng 10, khẳng định chỉ có các khoản tài trợ chính thức từ chính phủ kết thúc năm 2012. Ông Elizondo cho biết dự án được tiếp quản bởi CIA và Hải quân Mỹ.
Những cuộc điều tra về UFO
Các tài liệu thu thập được cho thấy AATIP đã có nhiều báo cáo về các trường hợp quan sát thấy các phương tiện bay ở tốc độ rất cao mà không có dấu hiệu của động cơ đẩy hoặc không có phương tiện vận hành rõ ràng.Chuyên viên của AATIP cũng nghiên cứu băng ghi hình những cuộc chạm trán giữa máy bay quân sự của Mỹ với các vật thể bay không xác định. Một trong số những đoạn băng ghi hình như vậy đã rò rỉ hồi tháng 8, cho thấy một vật thể hình bầu dục với kích cỡ một máy bay thương mại bị truy đuổi bởi 2 tiêm kích F/A-18F ngoài khơi San Diego năm 2004.
Trong một đoạn ghi hình khác, hình ảnh ghi lại cho thấy một tiêm kích F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ quan sát thấy một vật thể bay được bao quanh bởi vầng hào quang lạ di chuyển ở tốc độ rất cao. Vật thể này tự xoay tròn trong quá trình di chuyển. Các phi công trong đoạn ghi hình đã thốt lên "Có cả một phi đội của họ". Các quan chức quốc phòng không tiết lộ địa điểm và thời gian xảy ra vụ việc.
Hình ảnh ghi lại khoảnh khắc tiêm kích F/A-18F của Mỹ chạm trán vật thể bay không xác định năm 2004. Ảnh: Không quân Mỹ. |
Chuyên viên của AATIP cũng nghiên cứu những nhân chứng tuyên bố đã trải qua tác động vật lý từ các cuộc tiếp xúc với vật thể không xác định để kiểm tra những thay đổi sinh học bất thường.
Dấu hiệu của nền khoa học vượt trội
Trong một bức thư gửi tới William Lynn, thứ trưởng quốc phòng Mỹ, năm 2009, Thượng nghị sĩ Reid cho biết AATIP đã có những phát hiện ở mức độ nhạy cảm rất cao. Ông Reid yêu cầu giới hạn an ninh và chỉ cho phép một số quan chức đặc biệt được tiếp cận chương trình."Những gì từng được coi là khoa học viễn tưởng nay đã trở thành thực tế khoa học", báo cáo của Lầu Năm Góc về chương trình AATIP năm 2009 cho biết.
Báo cáo cũng khẳng định nước Mỹ không có khả năng phòng vệ trước các công nghệ mà chương trình đã phát hiện dấu vết.
Trong bức thư từ chức hôm 4/10, Elizondo cho biết quân đội Mỹ cần xem xét nghiêm túc những sự cố khi hệ thống vũ khí và hệ thống bay bị can thiệp một cách bất thường. Những sự cố này là dấu hiệu của năng lực khoa học vượt xa nhiều thế hệ so với hiện tại.
"Nếu có ai đó nói rằng họ có câu trả lời cho UFO, họ chỉ đang tự lừa dối mình. Chúng tôi không biết những thứ đó xuất phát từ đâu. Chúng ta phải bắt đầu tìm hiểu", Thượng nghị sĩ Reid nói.
Theo New York Times
TT Vladimir Putin và tố chất "có một không hai" trong những ngày đầu tới điện Kremlin
Biên tập: Tất Đạt |
Ông ta cư xử trầm tĩnh, nhưng kết quả công việc thì rõ ràng. Một đơn vị tin cậy trong sự hỗn loạn chung. Trung thành, hiệu quả, và dường như không có tham vọng...
Ít nói, rất đúng giờ, hiệu quả
...Trong số các nhiệm vụ mà đồng nghiệp mới Vladimir Vladimirovich Putin làm còn có việc thực hiện chính sách nhân sự, theo quan sát của Yumashev, vô hình một cách hoàn hảo: ít nói, rất đúng giờ, hiệu quả và lịch sự với đồng nghiệp.
Xuất phát từ kinh nghiệm Petersburg của mình, anh ta không luồn lách vào chính trị mà chỉ tập trung vào công việc. Trong những gian kế hàng ngày đan quyện ở trung tâm quyền lực, chính kỹ năng không làm mình nổi bật, và trong một số tình huống đáng ngờ có thể hòa lẫn với đồ nội thất, đã giúp anh ta.
Tiến bộ qua mỗi giai đoạn trên con đường nghề nghiệp của mình, anh ta ngày càng có được tầm nhìn chung về tình hình đất nước, mà tình hình thì không thể nào xấu hơn.
Anh ta nhanh chóng tạo dựng sự nghiệp, trở thành thủ trưởng Cơ quan Kiểm toán chính của Văn phòng Tổng thống, GKU, như người ta gọi chi nhánh kiểm tra đầy ảnh hưởng, một kiểu "phòng kiểm toán" nội bộ để kiểm soát tiền chính phủ đi đâu và có đến được địa chỉ cần đến hay không.
Chẳng bao lâu, luật gia Putin biết rõ từng chi tiết của nạn tham nhũng trong hệ thống đang kinh khủng thế nào. Ông thu hút một nhóm công tác đặc biệt, cộng tác với hệ thống tư pháp và các cơ quan tài chính để ngăn chặn việc sử dụng sai mục đích nguồn công quỹ vốn đã khan hiếm.
Sau một thời gian, khi thủ trưởng của ông, Yumashev trở thành Chánh Văn phòng Tổng thống, tức là nhân vật thứ hai trong điện Kremli, Putin được cất nhắc vào chức vụ phó cho ông ta, và ông tiếp tục con đường của mình trong bộ máy chính quyền quốc gia.
Hiện giờ, ông chịu trách nhiệm về quan hệ của chính quyền trung ương với hơn 80 khu vực của nước Nga và nhanh chóng thấy chính quyền trung ương bất lực thế nào.
Ông cũng nhận ra những gia tộc mafia hay các nhà tài phiệt đang mua cho mình các ghế thống đốc hay tự bầu mình vào những vị trí then chốt tương ứng.
Nhờ chức vụ này, Putin gặp Tổng thống thường xuyên để giải thích cho ông những vấn đề nào đang tồn tại ở Vladivostok xa xôi hay ở thủ phủ Tatarstan của Kazan. Ông cũng đưa ra những đề nghị để giải quyết các xung đột.
Đôi khi, họ cùng nhau đi công tác, và Yeltsin bắt đầu đánh giá cao con người khép kín từ Petersburg. Vào tháng 7-1998, Tổng thống quyết định tìm một giám đốc FSB mới bởi cơ quan thay thế KGB này, theo cách hiểu của "gia đình" Yetsin, thường hành động theo sáng kiến riêng của mình và cư xử không trung thành.
Không nghĩ ngợi lâu, ông đã ra chỉ thị bổ nhiệm người cựu điệp viên đang nghỉ phép, vào chức vụ này. Thế nhưng, Putin đã trì hoãn và không muốn một lần nữa lại liên quan đến môi trường cũ.
"Tôi hoàn toàn chẳng vui mừng gì khi trở về từ kỳ nghỉ phép và bị đặt trước thực tế này", - Putin nhớ lại những nghi ngờ trong quá khứ và quyết định rời cơ quan tình báo như một bước ngoặt trong cuộc đời.
"Giờ tôi lại phải đứng trước cuộc sống bán quân sự này, với tất cả những giới hạn của nó mà tôi đã bỏ lại phía sau nhiều năm trước. Tôi đã quyết định một cách ý thức về việc sống theo cách khác, khi trở về từ Đức. Từ lâu, tôi đã có một cuộc sống khác. Và tôi lại thích chức vụ mà tôi đang giữ ở điện Kremlin khi đó".
Dẫu sao ông cũng đồng ý, với một điều kiện. Ông khước từ việc phong tặng hàm cấp tướng cho mình bằng cách thuyết phục Valentin Yumashev rồi sau đến Yeltsin, rằng có thể lãnh đạo cơ cấu này như một nhân vật dân sự.
"Ông ấy có cái nhìn rất có tính phân tích trong những tình huống phức tạp, rất không giống cái nhìn của những vị tướng KGB già cỗi. Ông ấy loại bỏ những mối liên hệ không chính thức cũ, tái cấu trúc và trên hết, ông ấy rất trung thành.
Nhờ đó mà Yeltsin ngày càng quan tâm tới ông ấy nhiều hơn", - Yumashev đã tóm tắt như thế về mối quan hệ tin cậy giữa hai con người này. Giờ đây, Vladimir Putin cuối cùng đã trở thành một phần của nhóm quyền lực và gặp Tổng thống mỗi tuần trong những cuộc thảo luận thường xuyên về tình hình.
Lớp an ninh nghiêm ngặt
Giờ đây, ông cũng là một phần của danh sách chính trị với những quy tắc đặc biệt, sống trong một cái kén dày đặc của quyền lực thật sự và những biện pháp hỗ trợ tầm quan trọng của nó.
Suốt ngày, bao quanh ông là cận vệ và những người cống hiến cho bí mật quốc gia đồng thời có một hình dung riêng đối với môi trường này về sự vĩ đại của riêng mình.
Cả hai con gái của Putin, vì lý do an ninh đều đã được đưa khỏi trường trung học Đức ở Moskva. Trước mỗi cuộc gặp mặt, kể cả riêng tư, căn hộ hay địa điểm gặp đều được đội bảo vệ đặc biệt kiểm tra. Gia đình ông không vui sướng gì với những điều kiện này.
Lãnh đạo mới của FSB hành động cũng như ngày trước. Ông tập trung vào những vấn đề quan trọng và đưa vào tổ chức những nhân viên mới vốn quen biết từ lâu ở Petersburg.
Ông thành lập trong cơ cấu một đơn vị mới đấu tranh chống tội phạm kinh tế, bảo đảm việc tái cấu trúc đơn vị đấu tranh chống tội phạm về thuế. Ông xây dựng quy củ các cơ cấu mà sau này sẽ sử dụng trong cuộc đấu tranh chính trị sống còn.
"Từ lâu, tôi đã muốn sắp xếp lại trật tự", - Putin nói về những cơ hội tạo ra cho ông ở chức vụ mới này, - "Yeltsin đã cho tôi cơ hội làm điều đó. Nhà nước thực sự là đã không tồn tại". Vladimir Putin vẫn là một người thực dụng.
Ông không tin là mình có thể bám trụ lâu trong giải đấu lớn. Trong bất cứ trường hợp nào, ông cũng vẫn sẵn sàng cho việc này.
Cuộc đời riêng của ông tình hình còn tệ hơn. Vào ngày nghỉ, ông thường xuyên bay về thành phố quê hương. Cha mẹ ông sống sót qua cuộc bao vây. Giờ cả hai đã tuổi 90, và cả hai đều bị ung thư.
Trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, Boris Yeltsin đổi Thủ tướng như đổi găng tay. Lúc thì quốc hội phong tỏa việc bổ nhiệm theo kế hoạch, lúc thì Tổng thống cần một con dê tế thần để ông ta có thể đổ tội vì tình hình kinh tế nguy ngập.
"Cần phải thế"
Khi Putin được bổ nhiệm vào chức lãnh đạo FSB, người làm thủ tướng khi đó là cựu Bộ trưởng Năng lượng Sergey Kiriyenko, được dân gian gọi là "Ngạc nhiên con trẻ"(41). Ông ta mới tròn 35 tuổi và chỉ nửa năm sau khi được bổ nhiệm, đã ra đi.
Cuộc khủng hoảng kinh tế mùa hè 1998 lên tới đỉnh điểm. Ở Kuzbass, một trong những mỏ than đá lớn nhất Nga, thợ mỏ bãi công vì nhiều tháng liên tục họ không thấy một côpêch nào, và không chỉ mỗi mình túi họ từ lâu đã rỗng.
Cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên Xô và Ngoại trưởng Yevgheni Primakov, thay Kiriyenko, dẫu sao cũng trụ được ở chức vụ lâu hơn hai tháng.
Được quốc hội ủng hộ, ông dần trở nên nguy hiểm với Tổng thống. Berezovsky và các nhà tài phiệt cũng sợ nhà chiến thuật giàu kinh nghiệm đang sẵn sàng ra ứng cử kỳ bầu cử tổng thống tới này. Yeltsin bèn đổi người cạnh tranh bằng cựu Ngoại trưởng Sergey Stepashin.
Ông này được chuẩn bị cho nhiệm kỳ thủ tướng ngắn nhất trong lịch sử Nga.
Ông tại nhiệm chức thủ tướng chỉ 89 ngày, từ tháng Năm đến tháng Tám năm 1999, và vào ngày cuối cùng, ông đã giới thiệu ngắn gọn, rõ ràng người kế nhiệm mình trước Hội đồng Bộ trưởng: "Chào buổi sáng! Tôi không ngồi, vì tôi không còn giữ chiếc ghế này nữa.
Sáng nay, tôi đã nói chuyện với Tổng thống. Ông đã ký văn bản từ chức của tôi, cảm ơn tôi vì công việc và sa thải. Nhiệm vụ của tôi bây giờ sẽ được Vladimir Putin đảm nhận" (115).
"Việc bổ nhiệm tôi, về thực chất, khá kỳ cục", Sergey Stepashin mô tả sự nghiệp "thủ tướng ngắn hạn" của mình như thế. - "Nói chung người đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng phải là Bộ trưởng Thông tin Aksyonenko.
Khi đó, tôi sẽ là Bộ trưởng Nội vụ và Phó Thủ tướng. Thế nhưng, bất ngờ Yeltsin gọi tôi và bảo: "Giờ anh phải đảm đương chức thủ tướng". Trả lời câu hỏi của tôi, "Tại sao?", ông chỉ đáp: "Cần phải thế".
Sergey Stepashin từ chức thủ trưởng Phòng kiểm toán vào năm 2015. Ông là người gốc Saint Petersburg và biết Putin từ thời cả hai còn sống ở đó. Stepashin cùng tuổi với Putin và cũng được hình thành trong cơ cấu quyền lực của Liên Xô.
Trong cuộc chính biến chống Gorbachev năm 1991, đại biểu Duma này đã đứng về phía Yeltsin và Gorbachev. Sau đó, Yeltsin đã giao cho ông ta điều tra việc KGB dính líu thế nào vào vụ chính biến, rồi bổ nhiệm ông vào chức lãnh đạo FSB khi cơ quan này còn mang tên gọi cũ.
Ứng viên được yêu thích
Từ lâu, "gia đình" Yeltsin đã tìm kiếm một ứng viên tin cậy, người trong thời buổi không yên tĩnh này có thể xem xét không chỉ như thủ tướng, mà như một ứng viên khả dĩ kế nhiệm tổng thống, người đang luôn không được khỏe.
Cái tên Vladimir Putin ngày càng được nhắc nhiều hơn. Người đứng đầu FSB trở thành nhân vật được yêu thích vì chính những nguyên nhân mà Valentin Yumashev đã nhận xét vào buổi đầu hợp tác của họ ở Moskva.
Ông ta cư xử trầm tĩnh, nhưng kết quả công việc thì rõ ràng. Một đơn vị tin cậy trong sự hỗn loạn chung. Trung thành, hiệu quả, và dường như không có tham vọng. Ảnh hưởng của ông ta không quá rộng, ông ta thực sự không có phe nhóm riêng.
Và nhìn chung, ông ta được nhận định là một ứng viên điều khiển được. Tức là một người điều hành lý tưởng, phục vụ những lợi ích riêng của nhóm Yeltsin. Boris Berezovsky, bạn của "gia đình", cũng tham gia thảo luận về người cai trị trong tương lai.
"Vào lúc đó, chúng tôi thường xuyên bàn bạc xem ai có thể là
thủ tướng tiếp theo. Và rõ ràng, đó chính là người mà từ vị trí khởi
điểm này sẽ ứng cử vào nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo. Trước khi bổ nhiệm
Stepashin, Yeltsin đã đưa ra quyết định có lợi cho Putin", - Valentin
Yumashev nhớ lại trong văn phòng của mình ở Bolshaya Polyanka, thu nhỏ
vai trò của Berezovsky trong "gia đình" Yeltsin.
"Yeltsin tư duy chiến thuật và không muốn hy sinh Putin trong tình hình căng thẳng. Vì thế, ông bổ nhiệm Stepashin vào chức vụ thủ tướng, rồi sau đó thoát khỏi ông ta. Berezovsky ngay lập tức lên máy bay đi thăm Putin, người khi đó đang nghỉ phép, và báo với ông: ‘Cậu sẽ là tổng thống tiếp theo’.
Ông ta cư xử như mình đã xây đắp mọi thứ. Đó là mô hình kinh doanh của ông ta: ông ta luôn đưa một phần thông tin, để gợi lòng biết ơn và tạo sự lệ thuộc".
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi ở London không lâu trước khi chết, Berezovsky nhớ lại sự kiện này theo kiểu khác.
Theo lời ông ta, ông ta bay tới Biarritz, nơi Putin đang nghỉ ngơi, theo lệnh của tổng thống để làm rõ việc ứng viên nghĩ gì về lời đề nghị. "Berezovsky đã ở chỗ tôi." - Putin khẳng định chuyến thăm ngắn của nhà tài phiệt. - "Tôi ngạc nhiên nhưng cũng biết ông muốn sử dụng tầm ảnh hưởng".
Đối với ông, lời đề nghị thật bất ngờ. Putin không tin mình là người thích hợp cho nhiệm vụ này và khi bay về Moskva, ông đã chia sẻ với Yeltsin những ngờ vực của mình. "Đơn giản hãy nghĩ về chuyện đó, rồi ta sẽ bàn sau", - ông này nói. Thế nhưng, Putin không có nhiều thời gian để suy nghĩ.
Mặc cho những nghi ngờ thoảng qua này, Putin nhận định ông có cơ hội tốt để trở thành "crownprince" [thái tử kế vị].
Không phải vì việc tiến cử của vị tổng thống đang yếu dần trong những ngày khủng hoảng này mà là phần thưởng cho sự nghiệp chính trị.
Tìm kiếm người kế nhiệm
Uy tín của Yeltsin đang sụt giảm mỗi ngày, và Putin thấy rõ Tổng thống đã hy sinh hết thủ tướng này sang thủ tướng khác khi tình hình trở nên nguy kịch đối với ông ta. Việc tìm kiếm một người kế nhiệm tin cậy - đó không chỉ là quyết định tự nguyện, mà còn là một biện pháp bắt buộc.
"Và đa số các nhà đối lập cùng những nghị viên lúc ấy đều tin rằng, bất cứ ứng viên nào đo Yeltsin đề nghị, đều bảo đảm sẽ thua cuộc", - Putin nhớ lại, sau đó chuyển suy nghĩ của mình sang việc liệu ông có thật sự nên đứng ra tham gia bầu cử hay không.
"Một mặt, tôi nhận định nếu chúng tôi muốn sống sót, tuyệt đối phải ngăn chặn sự tan rã của các cấu trúc nhà nước. Tôi muốn điều đó trong bất cứ trường hợp nào. Về quan điểm kinh tế, sự trở lại với Liên Xô là không thể. Mặt khác, tôi không tin mình là người thích hợp cho việc đó".
Dẫu sao cuối cùng ông cũng đồng ý. Với ông, quyết định này có nghĩa là sự thay đổi triệt để hình ảnh. Một cách tự nhiên, nguyên tắc chính của người đứng đầu an ninh quốc gia đã ấn định ông bên ngoài nhiệm sở phải trở nên thật sự vô hình.
Quy tắc này phù hợp với ý thích của ông. Ông không phải dạng người cởi mở với những người xung quanh. Thậm chí, ông chỉ nói với vợ Liudmila rằng ông làm việc trong ngành tình báo đối ngoại không lâu trước đám cưới. Nếu trở thành tổng thống, ông phải thay đổi tận gốc.
Và Vladimir Putin trở thành người của công chúng. Vì nhiệm vụ, ông phải thường xuyên thu hút sự chú ý và làm việc để tạo ra một hình ảnh nhất định, nhằm nắm được chính quyền.
Ông thật sự phải làm theo những định kiến xã hội nhất định và đóng những vai trò tương ứng. Đầu tiên là vai trò chính của một nhân vật nổi tiếng với cung cách cư xử nam tính, được đánh giá cao ở Nga, đối nghịch với một kẻ say sưa bệnh hoạn già nua Yeltsin.
Ngay từ lúc đó, ông đã không quan tâm sự tiếp nhận của phương Tây đối với hình ảnh này. "Tôi không bao giờ muốn giữ chức vụ Thủ tướng Đức", - ông xỏ xiên nói, - "mà chỉ giữ chức vụ Tổng thống Nga".
Cuộc đời riêng ông càng giấu kỹ hơn. Những biểu hiện công khai về đời sống gia đình như của các tổng thống Mỹ, chẳng hạn Barack Obama cùng vợ và con gái - khiến ông phản ứng.
Vào tháng 8-1999, vài ngày trước khi được Yeltsin bổ nhiệm làm thủ tướng, cha của Putin mất. Mẹ ông cũng không được chứng kiến sự cất cánh trong sự nghiệp của con trai. Bà mất vì ung thư vài tháng trước đó.
Tại lễ tang ở Saint Petersburg, ngoài gia đình và người thân, chỉ có khoảng gần mười người bạn của Putin có mặt. Họ nằm trong mạng lưới những nhân viên không chính thức mà người lãnh đạo tương lai của nước Nga sẽ dựa vào những năm sắp tới.
Điểm xuất phát không dễ dàng
Cuộc bỏ phiếu bổ nhiệm thủ tướng thứ năm trong 17 tháng đã diễn ra không vấn đề gì. Vài tháng sau, vào 31-12-1999, Tổng thống Boris Yeltsin từ chức trước thời hạn và bổ nhiệm Vladimir Putin làm người kế nhiệm mình. Phía trước ông là nhiệm vụ khó khăn.
Chỉ 10 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga đang trong tình huống vô vọng.
"Thống kê chỉ truyền tải được một phần sự thật về nước Nga không lâu trước khi đổi ca thiên niên kỷ", - cựu kinh tế gia trưởng của Ngân hàng thế giới Joseph Stiglitz viết và dẫn ra những con số khủng khiếp (116).
"Năm 1989, ở Liên Xô chỉ có 2% người dân sống dưới mức nghèo khó, ở cấp độ 2 đô la/ ngày. 10 năm sau, con số này tăng lên tới ¼ đân số và hơn 40% người Nga sống với số tiền chưa tới 4 đô la/ngày. Hơn 50% trẻ em sống trong các gia đình rơi vào định nghĩa ‘nghèo’.
Công nghiệp Nga sản xuất ít hơn 60% sản phẩm so với 10 năm trước. Thậm chí số lượng gia súc cũng giảm một nửa", - Stiglitz, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế viết. Vị thế khởi điểm của Vladimir Putin hoàn toàn không có triển vọng.
Bản phân tích đánh giá tân tổng thống, phổ biến mật trong hội đồng giám đốc những ngân hàng lớn của Nga, tuyên bố trong thời gian tới không nên chờ đợi những thay đổi đáng kể nào và tất cả sẽ vẫn như trước.
"Trong 10 năm gần đây, Putin chủ yếu làm theo lệnh người khác. Ông ta không có kinh nghiệm ra các quyết định chính trị, và ông ta không thể tính đến sự hỗ trợ của ai khác. Đến nay, ông ta vẫn còn choáng váng vì sự hào phóng của Yeltsin. Ông ta có tâm thế của người phục tùng và cảm thấy phụ thuộc vào gia tộc Berezovsky" (117).
Tính đúng đắn của đánh giá này cũng giống như dự báo của các nhà báo Đức về việc bầu lại Putin năm 2012.
theo Thời đại...Trong số các nhiệm vụ mà đồng nghiệp mới Vladimir Vladimirovich Putin làm còn có việc thực hiện chính sách nhân sự, theo quan sát của Yumashev, vô hình một cách hoàn hảo: ít nói, rất đúng giờ, hiệu quả và lịch sự với đồng nghiệp.
Xuất phát từ kinh nghiệm Petersburg của mình, anh ta không luồn lách vào chính trị mà chỉ tập trung vào công việc. Trong những gian kế hàng ngày đan quyện ở trung tâm quyền lực, chính kỹ năng không làm mình nổi bật, và trong một số tình huống đáng ngờ có thể hòa lẫn với đồ nội thất, đã giúp anh ta.
Tiến bộ qua mỗi giai đoạn trên con đường nghề nghiệp của mình, anh ta ngày càng có được tầm nhìn chung về tình hình đất nước, mà tình hình thì không thể nào xấu hơn.
Anh ta nhanh chóng tạo dựng sự nghiệp, trở thành thủ trưởng Cơ quan Kiểm toán chính của Văn phòng Tổng thống, GKU, như người ta gọi chi nhánh kiểm tra đầy ảnh hưởng, một kiểu "phòng kiểm toán" nội bộ để kiểm soát tiền chính phủ đi đâu và có đến được địa chỉ cần đến hay không.
Chẳng bao lâu, luật gia Putin biết rõ từng chi tiết của nạn tham nhũng trong hệ thống đang kinh khủng thế nào. Ông thu hút một nhóm công tác đặc biệt, cộng tác với hệ thống tư pháp và các cơ quan tài chính để ngăn chặn việc sử dụng sai mục đích nguồn công quỹ vốn đã khan hiếm.
Sau một thời gian, khi thủ trưởng của ông, Yumashev trở thành Chánh Văn phòng Tổng thống, tức là nhân vật thứ hai trong điện Kremli, Putin được cất nhắc vào chức vụ phó cho ông ta, và ông tiếp tục con đường của mình trong bộ máy chính quyền quốc gia.
Hiện giờ, ông chịu trách nhiệm về quan hệ của chính quyền trung ương với hơn 80 khu vực của nước Nga và nhanh chóng thấy chính quyền trung ương bất lực thế nào.
Ông cũng nhận ra những gia tộc mafia hay các nhà tài phiệt đang mua cho mình các ghế thống đốc hay tự bầu mình vào những vị trí then chốt tương ứng.
Nhờ chức vụ này, Putin gặp Tổng thống thường xuyên để giải thích cho ông những vấn đề nào đang tồn tại ở Vladivostok xa xôi hay ở thủ phủ Tatarstan của Kazan. Ông cũng đưa ra những đề nghị để giải quyết các xung đột.
Đôi khi, họ cùng nhau đi công tác, và Yeltsin bắt đầu đánh giá cao con người khép kín từ Petersburg. Vào tháng 7-1998, Tổng thống quyết định tìm một giám đốc FSB mới bởi cơ quan thay thế KGB này, theo cách hiểu của "gia đình" Yetsin, thường hành động theo sáng kiến riêng của mình và cư xử không trung thành.
Không nghĩ ngợi lâu, ông đã ra chỉ thị bổ nhiệm người cựu điệp viên đang nghỉ phép, vào chức vụ này. Thế nhưng, Putin đã trì hoãn và không muốn một lần nữa lại liên quan đến môi trường cũ.
"Tôi hoàn toàn chẳng vui mừng gì khi trở về từ kỳ nghỉ phép và bị đặt trước thực tế này", - Putin nhớ lại những nghi ngờ trong quá khứ và quyết định rời cơ quan tình báo như một bước ngoặt trong cuộc đời.
"Giờ tôi lại phải đứng trước cuộc sống bán quân sự này, với tất cả những giới hạn của nó mà tôi đã bỏ lại phía sau nhiều năm trước. Tôi đã quyết định một cách ý thức về việc sống theo cách khác, khi trở về từ Đức. Từ lâu, tôi đã có một cuộc sống khác. Và tôi lại thích chức vụ mà tôi đang giữ ở điện Kremlin khi đó".
Dẫu sao ông cũng đồng ý, với một điều kiện. Ông khước từ việc phong tặng hàm cấp tướng cho mình bằng cách thuyết phục Valentin Yumashev rồi sau đến Yeltsin, rằng có thể lãnh đạo cơ cấu này như một nhân vật dân sự.
"Ông ấy có cái nhìn rất có tính phân tích trong những tình huống phức tạp, rất không giống cái nhìn của những vị tướng KGB già cỗi. Ông ấy loại bỏ những mối liên hệ không chính thức cũ, tái cấu trúc và trên hết, ông ấy rất trung thành.
Nhờ đó mà Yeltsin ngày càng quan tâm tới ông ấy nhiều hơn", - Yumashev đã tóm tắt như thế về mối quan hệ tin cậy giữa hai con người này. Giờ đây, Vladimir Putin cuối cùng đã trở thành một phần của nhóm quyền lực và gặp Tổng thống mỗi tuần trong những cuộc thảo luận thường xuyên về tình hình.
Lớp an ninh nghiêm ngặt
Giờ đây, ông cũng là một phần của danh sách chính trị với những quy tắc đặc biệt, sống trong một cái kén dày đặc của quyền lực thật sự và những biện pháp hỗ trợ tầm quan trọng của nó.
Suốt ngày, bao quanh ông là cận vệ và những người cống hiến cho bí mật quốc gia đồng thời có một hình dung riêng đối với môi trường này về sự vĩ đại của riêng mình.
Cả hai con gái của Putin, vì lý do an ninh đều đã được đưa khỏi trường trung học Đức ở Moskva. Trước mỗi cuộc gặp mặt, kể cả riêng tư, căn hộ hay địa điểm gặp đều được đội bảo vệ đặc biệt kiểm tra. Gia đình ông không vui sướng gì với những điều kiện này.
Lãnh đạo mới của FSB hành động cũng như ngày trước. Ông tập trung vào những vấn đề quan trọng và đưa vào tổ chức những nhân viên mới vốn quen biết từ lâu ở Petersburg.
Ông thành lập trong cơ cấu một đơn vị mới đấu tranh chống tội phạm kinh tế, bảo đảm việc tái cấu trúc đơn vị đấu tranh chống tội phạm về thuế. Ông xây dựng quy củ các cơ cấu mà sau này sẽ sử dụng trong cuộc đấu tranh chính trị sống còn.
"Từ lâu, tôi đã muốn sắp xếp lại trật tự", - Putin nói về những cơ hội tạo ra cho ông ở chức vụ mới này, - "Yeltsin đã cho tôi cơ hội làm điều đó. Nhà nước thực sự là đã không tồn tại". Vladimir Putin vẫn là một người thực dụng.
Ông không tin là mình có thể bám trụ lâu trong giải đấu lớn. Trong bất cứ trường hợp nào, ông cũng vẫn sẵn sàng cho việc này.
Cuộc đời riêng của ông tình hình còn tệ hơn. Vào ngày nghỉ, ông thường xuyên bay về thành phố quê hương. Cha mẹ ông sống sót qua cuộc bao vây. Giờ cả hai đã tuổi 90, và cả hai đều bị ung thư.
Trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, Boris Yeltsin đổi Thủ tướng như đổi găng tay. Lúc thì quốc hội phong tỏa việc bổ nhiệm theo kế hoạch, lúc thì Tổng thống cần một con dê tế thần để ông ta có thể đổ tội vì tình hình kinh tế nguy ngập.
"Cần phải thế"
Khi Putin được bổ nhiệm vào chức lãnh đạo FSB, người làm thủ tướng khi đó là cựu Bộ trưởng Năng lượng Sergey Kiriyenko, được dân gian gọi là "Ngạc nhiên con trẻ"(41). Ông ta mới tròn 35 tuổi và chỉ nửa năm sau khi được bổ nhiệm, đã ra đi.
Cuộc khủng hoảng kinh tế mùa hè 1998 lên tới đỉnh điểm. Ở Kuzbass, một trong những mỏ than đá lớn nhất Nga, thợ mỏ bãi công vì nhiều tháng liên tục họ không thấy một côpêch nào, và không chỉ mỗi mình túi họ từ lâu đã rỗng.
Cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên Xô và Ngoại trưởng Yevgheni Primakov, thay Kiriyenko, dẫu sao cũng trụ được ở chức vụ lâu hơn hai tháng.
Được quốc hội ủng hộ, ông dần trở nên nguy hiểm với Tổng thống. Berezovsky và các nhà tài phiệt cũng sợ nhà chiến thuật giàu kinh nghiệm đang sẵn sàng ra ứng cử kỳ bầu cử tổng thống tới này. Yeltsin bèn đổi người cạnh tranh bằng cựu Ngoại trưởng Sergey Stepashin.
Ông này được chuẩn bị cho nhiệm kỳ thủ tướng ngắn nhất trong lịch sử Nga.
Ông tại nhiệm chức thủ tướng chỉ 89 ngày, từ tháng Năm đến tháng Tám năm 1999, và vào ngày cuối cùng, ông đã giới thiệu ngắn gọn, rõ ràng người kế nhiệm mình trước Hội đồng Bộ trưởng: "Chào buổi sáng! Tôi không ngồi, vì tôi không còn giữ chiếc ghế này nữa.
Sáng nay, tôi đã nói chuyện với Tổng thống. Ông đã ký văn bản từ chức của tôi, cảm ơn tôi vì công việc và sa thải. Nhiệm vụ của tôi bây giờ sẽ được Vladimir Putin đảm nhận" (115).
"Việc bổ nhiệm tôi, về thực chất, khá kỳ cục", Sergey Stepashin mô tả sự nghiệp "thủ tướng ngắn hạn" của mình như thế. - "Nói chung người đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng phải là Bộ trưởng Thông tin Aksyonenko.
Khi đó, tôi sẽ là Bộ trưởng Nội vụ và Phó Thủ tướng. Thế nhưng, bất ngờ Yeltsin gọi tôi và bảo: "Giờ anh phải đảm đương chức thủ tướng". Trả lời câu hỏi của tôi, "Tại sao?", ông chỉ đáp: "Cần phải thế".
Sergey Stepashin từ chức thủ trưởng Phòng kiểm toán vào năm 2015. Ông là người gốc Saint Petersburg và biết Putin từ thời cả hai còn sống ở đó. Stepashin cùng tuổi với Putin và cũng được hình thành trong cơ cấu quyền lực của Liên Xô.
Trong cuộc chính biến chống Gorbachev năm 1991, đại biểu Duma này đã đứng về phía Yeltsin và Gorbachev. Sau đó, Yeltsin đã giao cho ông ta điều tra việc KGB dính líu thế nào vào vụ chính biến, rồi bổ nhiệm ông vào chức lãnh đạo FSB khi cơ quan này còn mang tên gọi cũ.
Ứng viên được yêu thích
Từ lâu, "gia đình" Yeltsin đã tìm kiếm một ứng viên tin cậy, người trong thời buổi không yên tĩnh này có thể xem xét không chỉ như thủ tướng, mà như một ứng viên khả dĩ kế nhiệm tổng thống, người đang luôn không được khỏe.
Cái tên Vladimir Putin ngày càng được nhắc nhiều hơn. Người đứng đầu FSB trở thành nhân vật được yêu thích vì chính những nguyên nhân mà Valentin Yumashev đã nhận xét vào buổi đầu hợp tác của họ ở Moskva.
Ông ta cư xử trầm tĩnh, nhưng kết quả công việc thì rõ ràng. Một đơn vị tin cậy trong sự hỗn loạn chung. Trung thành, hiệu quả, và dường như không có tham vọng. Ảnh hưởng của ông ta không quá rộng, ông ta thực sự không có phe nhóm riêng.
Và nhìn chung, ông ta được nhận định là một ứng viên điều khiển được. Tức là một người điều hành lý tưởng, phục vụ những lợi ích riêng của nhóm Yeltsin. Boris Berezovsky, bạn của "gia đình", cũng tham gia thảo luận về người cai trị trong tương lai.
Cựu Tổng thống Nga Boris Nikolayevich Yeltsin (trái) và Tổng thống Nga đương nhiệm Putin vào năm 2000. Ảnh: Reuters
"Yeltsin tư duy chiến thuật và không muốn hy sinh Putin trong tình hình căng thẳng. Vì thế, ông bổ nhiệm Stepashin vào chức vụ thủ tướng, rồi sau đó thoát khỏi ông ta. Berezovsky ngay lập tức lên máy bay đi thăm Putin, người khi đó đang nghỉ phép, và báo với ông: ‘Cậu sẽ là tổng thống tiếp theo’.
Ông ta cư xử như mình đã xây đắp mọi thứ. Đó là mô hình kinh doanh của ông ta: ông ta luôn đưa một phần thông tin, để gợi lòng biết ơn và tạo sự lệ thuộc".
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi ở London không lâu trước khi chết, Berezovsky nhớ lại sự kiện này theo kiểu khác.
Theo lời ông ta, ông ta bay tới Biarritz, nơi Putin đang nghỉ ngơi, theo lệnh của tổng thống để làm rõ việc ứng viên nghĩ gì về lời đề nghị. "Berezovsky đã ở chỗ tôi." - Putin khẳng định chuyến thăm ngắn của nhà tài phiệt. - "Tôi ngạc nhiên nhưng cũng biết ông muốn sử dụng tầm ảnh hưởng".
Đối với ông, lời đề nghị thật bất ngờ. Putin không tin mình là người thích hợp cho nhiệm vụ này và khi bay về Moskva, ông đã chia sẻ với Yeltsin những ngờ vực của mình. "Đơn giản hãy nghĩ về chuyện đó, rồi ta sẽ bàn sau", - ông này nói. Thế nhưng, Putin không có nhiều thời gian để suy nghĩ.
Mặc cho những nghi ngờ thoảng qua này, Putin nhận định ông có cơ hội tốt để trở thành "crownprince" [thái tử kế vị].
Không phải vì việc tiến cử của vị tổng thống đang yếu dần trong những ngày khủng hoảng này mà là phần thưởng cho sự nghiệp chính trị.
Tìm kiếm người kế nhiệm
Uy tín của Yeltsin đang sụt giảm mỗi ngày, và Putin thấy rõ Tổng thống đã hy sinh hết thủ tướng này sang thủ tướng khác khi tình hình trở nên nguy kịch đối với ông ta. Việc tìm kiếm một người kế nhiệm tin cậy - đó không chỉ là quyết định tự nguyện, mà còn là một biện pháp bắt buộc.
"Và đa số các nhà đối lập cùng những nghị viên lúc ấy đều tin rằng, bất cứ ứng viên nào đo Yeltsin đề nghị, đều bảo đảm sẽ thua cuộc", - Putin nhớ lại, sau đó chuyển suy nghĩ của mình sang việc liệu ông có thật sự nên đứng ra tham gia bầu cử hay không.
"Một mặt, tôi nhận định nếu chúng tôi muốn sống sót, tuyệt đối phải ngăn chặn sự tan rã của các cấu trúc nhà nước. Tôi muốn điều đó trong bất cứ trường hợp nào. Về quan điểm kinh tế, sự trở lại với Liên Xô là không thể. Mặt khác, tôi không tin mình là người thích hợp cho việc đó".
Dẫu sao cuối cùng ông cũng đồng ý. Với ông, quyết định này có nghĩa là sự thay đổi triệt để hình ảnh. Một cách tự nhiên, nguyên tắc chính của người đứng đầu an ninh quốc gia đã ấn định ông bên ngoài nhiệm sở phải trở nên thật sự vô hình.
Quy tắc này phù hợp với ý thích của ông. Ông không phải dạng người cởi mở với những người xung quanh. Thậm chí, ông chỉ nói với vợ Liudmila rằng ông làm việc trong ngành tình báo đối ngoại không lâu trước đám cưới. Nếu trở thành tổng thống, ông phải thay đổi tận gốc.
Và Vladimir Putin trở thành người của công chúng. Vì nhiệm vụ, ông phải thường xuyên thu hút sự chú ý và làm việc để tạo ra một hình ảnh nhất định, nhằm nắm được chính quyền.
Ông thật sự phải làm theo những định kiến xã hội nhất định và đóng những vai trò tương ứng. Đầu tiên là vai trò chính của một nhân vật nổi tiếng với cung cách cư xử nam tính, được đánh giá cao ở Nga, đối nghịch với một kẻ say sưa bệnh hoạn già nua Yeltsin.
Ngay từ lúc đó, ông đã không quan tâm sự tiếp nhận của phương Tây đối với hình ảnh này. "Tôi không bao giờ muốn giữ chức vụ Thủ tướng Đức", - ông xỏ xiên nói, - "mà chỉ giữ chức vụ Tổng thống Nga".
Cuộc đời riêng ông càng giấu kỹ hơn. Những biểu hiện công khai về đời sống gia đình như của các tổng thống Mỹ, chẳng hạn Barack Obama cùng vợ và con gái - khiến ông phản ứng.
Vào tháng 8-1999, vài ngày trước khi được Yeltsin bổ nhiệm làm thủ tướng, cha của Putin mất. Mẹ ông cũng không được chứng kiến sự cất cánh trong sự nghiệp của con trai. Bà mất vì ung thư vài tháng trước đó.
Tại lễ tang ở Saint Petersburg, ngoài gia đình và người thân, chỉ có khoảng gần mười người bạn của Putin có mặt. Họ nằm trong mạng lưới những nhân viên không chính thức mà người lãnh đạo tương lai của nước Nga sẽ dựa vào những năm sắp tới.
Điểm xuất phát không dễ dàng
Cuộc bỏ phiếu bổ nhiệm thủ tướng thứ năm trong 17 tháng đã diễn ra không vấn đề gì. Vài tháng sau, vào 31-12-1999, Tổng thống Boris Yeltsin từ chức trước thời hạn và bổ nhiệm Vladimir Putin làm người kế nhiệm mình. Phía trước ông là nhiệm vụ khó khăn.
Chỉ 10 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga đang trong tình huống vô vọng.
"Thống kê chỉ truyền tải được một phần sự thật về nước Nga không lâu trước khi đổi ca thiên niên kỷ", - cựu kinh tế gia trưởng của Ngân hàng thế giới Joseph Stiglitz viết và dẫn ra những con số khủng khiếp (116).
"Năm 1989, ở Liên Xô chỉ có 2% người dân sống dưới mức nghèo khó, ở cấp độ 2 đô la/ ngày. 10 năm sau, con số này tăng lên tới ¼ đân số và hơn 40% người Nga sống với số tiền chưa tới 4 đô la/ngày. Hơn 50% trẻ em sống trong các gia đình rơi vào định nghĩa ‘nghèo’.
Công nghiệp Nga sản xuất ít hơn 60% sản phẩm so với 10 năm trước. Thậm chí số lượng gia súc cũng giảm một nửa", - Stiglitz, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế viết. Vị thế khởi điểm của Vladimir Putin hoàn toàn không có triển vọng.
Bản phân tích đánh giá tân tổng thống, phổ biến mật trong hội đồng giám đốc những ngân hàng lớn của Nga, tuyên bố trong thời gian tới không nên chờ đợi những thay đổi đáng kể nào và tất cả sẽ vẫn như trước.
"Trong 10 năm gần đây, Putin chủ yếu làm theo lệnh người khác. Ông ta không có kinh nghiệm ra các quyết định chính trị, và ông ta không thể tính đến sự hỗ trợ của ai khác. Đến nay, ông ta vẫn còn choáng váng vì sự hào phóng của Yeltsin. Ông ta có tâm thế của người phục tùng và cảm thấy phụ thuộc vào gia tộc Berezovsky" (117).
Tính đúng đắn của đánh giá này cũng giống như dự báo của các nhà báo Đức về việc bầu lại Putin năm 2012.
Nội dung bài viết trên đây được trích từ cuốn sách Putin - Logic của quyền lực, do First News – Trí Việt phát hành.
Để
hoàn thành tác phẩm "nặng ký" này, tác giả Hubert Seipel đã tiếp cận
tổng thống Nga Vladimir Putin trong vai trò một nhà làm phim từ năm
2010, để rồi suốt 5 năm sau đó, ông đã có hơn 20 buổi phỏng vấn chuyên
sâu, tháp tùng Putin trên hàng chục chuyến đi cả trong và ngoài nước để
lấy thông tin.
Đây là một đặc quyền hiếm hoi bởi Putin thường không gần gũi với bất kỳ nhà báo phương Tây nào.
Từ những cuộc phỏng vấn này, Seipel dẫn dắt độc giả bước vào thế giới của Putin, về mối quan hệ giữa quan điểm thật sự của nhà lãnh đạo Nga với những lợi ích cạnh tranh.
Bằng ngòi bút sâu sắc, Hubert Seipel phác họa chân dung người có ảnh hưởng lớn với nước Nga rất rõ nét.
Đây là một đặc quyền hiếm hoi bởi Putin thường không gần gũi với bất kỳ nhà báo phương Tây nào.
Từ những cuộc phỏng vấn này, Seipel dẫn dắt độc giả bước vào thế giới của Putin, về mối quan hệ giữa quan điểm thật sự của nhà lãnh đạo Nga với những lợi ích cạnh tranh.
Bằng ngòi bút sâu sắc, Hubert Seipel phác họa chân dung người có ảnh hưởng lớn với nước Nga rất rõ nét.
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”: Bản hùng ca bất diệt
Nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng
lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, ngày 18-12, Thành ủy Hà Nội
tổ chức hội thảo khoa học Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên
không”: Bản hùng ca bất diệt.
Hệ thống tên lửa S.75 trong trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) đã bắn rơi nhiều máy bay B52 Mỹ, bảo vệ bầu trời Hà Nội.
Hội thảo
nhằm khắc sâu, làm rõ thêm truyền thống vẻ vàng của dân tộc, của Quân
đội nhân dân Việt Nam và thủ đô Hà Nội. Đồng thời, là dịp tiếp tục
nghiên cứu tìm ra những bài học quý báu về nghệ thuật chiến tranh nhân
dân, bảo vệ Tổ quốc nói chung và chống địch tập kích đường không nói
riêng để xây dựng mỗi địa phương, đơn vị trở thành một khu vực phòng thủ
vững chắc.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Bí
thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định, chiến
thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã đánh dấu một mốc son chói
lọi, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta, đánh bại
cuộc tập kích chiến lược bằng đường không lớn nhất của đế quốc Mỹ, buộc
Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973, chấm dứt chiến tranh ở Việt
Nam, góp phần quan trọng vào chiến thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến thắng to lớn này là minh
chứng sống động khẳng định vai trò lãnh đạo sáng suốt và to lớn của
Trung ương Đảng, Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các lực
lượng vũ trang Trung ương, các đơn vị, địa phương và Đảng bộ, chính
quyền, lực lượng vũ trang nhân dân thủ đô chủ động, tích cực chuẩn bị
chống địch tập kích đường không.
Trung tướng, TS Lê Huy Vịnh, Tư lệnh
Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết: “Cùng với thắng lợi vĩ đại
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà nhân dân ta giành được, chiến
thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” sẽ mãi mãi được ghi vào lịch
sử dân tộc như những trang chói lọi nhất, một sự kiện có tầm quan trọng
quốc tế. Nhìn lại chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên
không”, chúng ta càng hiểu rõ hơn ý nghĩa và giá trị sâu sắc của chiến
thắng này”.
Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng đã phân tích sâu sắc về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi, rút ra những bài học kinh nghiệm quý về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy Hà Nội về chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật tiến hành chiến dịch phòng không nhân dân.
Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng đã phân tích sâu sắc về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi, rút ra những bài học kinh nghiệm quý về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy Hà Nội về chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật tiến hành chiến dịch phòng không nhân dân.
“Trong khó khăn chúng ta đã nảy sinh
ra sự sáng tạo và từ đó giành chiến thắng. Chiến thắng của dân tộc Việt
Nam cũng là chiến thắng trí tuệ, bản lĩnh”, Trung tướng, Anh hùng Lực
lượng vũ trang Phạm Tuân, khẳng định. Là người chiến đấu trực tiếp trong
suốt 12 ngày đêm, Trung tướng Phạm Tuân phân tích, điều quan trọng
nhất, cốt lõi nhất là sự sáng suốt của Đảng, của bộ chỉ huy tối cao khi
đánh giá đúng tương quan giữa ta và địch; phán đoán trước địch sẽ dùng
B52 sẽ đánh vào Hà Nội nên có sự chuẩn bị lực lượng. Cùng với đó, chúng
ta đã xây dựng lực lượng, con người với bản lĩnh, ý chí và trí tuệ. Nhân
tố cuối cùng là nhờ có sự hợp đồng tác chiến, thế trận chiến tranh nhân
dân, sự phối hợp tác chiến quân binh chủng đã tạo nên sức mạnh tổng
thể. Chiến thắng 12 ngày đêm đã bẻ gãy ý đồ xâm lược của đế quốc Mỹ,
ngoài chiến công bắn rơi máy bay địch, việc bảo vệ các mục tiêu là then
chốt và hết sức quan trọng. Cụ thể, sau chiến tranh, chỉ có 2 vệt bom
B52 rơi vào nội thành (một vệt rơi vào Bệnh viện Bạch Mai và một vệt
xuống phố Khâm Thiên), còn hàng trăm lần khác, các tốp máy bay không thể
bay vào Hà Nội được, giúp thành phố và các cơ quan trung ương gần như
còn nguyên vẹn, tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng
lợi hoàn toàn.
Hội thảo một lần nữa khẳng định tầm vóc, ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm về sự chủ động, sáng tạo của quân và dân ta trong bảo vệ giữ vững bầu trời, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Từ đó góp phần giáo dục truyền thống, bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô và đất nước.
Hội thảo một lần nữa khẳng định tầm vóc, ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm về sự chủ động, sáng tạo của quân và dân ta trong bảo vệ giữ vững bầu trời, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Từ đó góp phần giáo dục truyền thống, bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô và đất nước.
Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã còng tay dân vô cớ
Dân trí Liên quan đến vụ một người dân bị lực lượng
công an xã còng tay khênh về trụ sở, trao đổi với PV Dân trí tối ngày
18/12, ông Nguyễn Trung Văn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh
Bảo, TP Hải Phòng cho biết, huyện đã có quyết định tạm đình chỉ công tác
đối với ông Hà Mạnh Hữu, Trưởng công an xã, để phục vụ công tác điều
tra.
>> Hàng trăm người “vây” trụ sở xã suốt một ngày phản đối công an bắt người
Hình ảnh người dân cung cấp việc trưởng công an xã còng tay dân vô cớ.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, nhiều người thân của ông Cao cùng với những người dân trong xã Vĩnh Phong đã tỏ ra bức xúc, bất bình kéo lên trụ sở UBND xã yêu cầu làm rõ hành vi trên của công an xã.
Sau đó, ông Nguyễn Trung Văn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phong đã thùa nhận công an xã đã vượt quá thẩm quyền. Ông Văn đã cùng ông Hà Mạnh Hữu trực tiếp xin lỗi ông Cao cùng người dân về hành vi này. Vụ việc cũng khiến công an huyện phải có mặt để giải quyết.
Đến 20h ngày 16/12, sau khi công an huyện lập biên bản xong ông Cao cùng người dân mới chịu ra về.
Vụ việc hiện đang được công an huyện Vĩnh Bảo thụ lý giải quyết theo qui định của pháp luật.
An Nhiên
Tỷ phú Thái ôm 53% cổ phần Sabeco: "Đừng chỉ suy nghĩ về vài tỷ USD"
Dân trí Sau khi đại gia Thái hoàn tất thương vụ mua “cô
gái đẹp” bia Sabeco giá gần 5 tỷ USD, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
đã chia sẻ rất thẳng thắn về việc thoái vốn này. Nữ chuyên gia kinh tế
hàng đầu Việt Nam cảnh báo việc người Thái đang "gặm nhấm" thị trường
Việt; nỗi lo bị thâu tóm hệ thống bán lẻ, đến các lĩnh vực sản xuất khác
ở Việt Nam.
>> Bán cổ phần tại Sabeco, Bộ Công Thương chính thức thu về gần 110.000 tỷ đồng
>> ThaiBev đã giang tay, chuẩn bị "ôm" quá nửa cổ phần Sabeco
>> Báo Thái nói gì về tham vọng của ThaiBev với Sabeco?
Báo Dân Trí xin đăng tải quan điểm của chuyên gia kinh tế
Phạm Chi Lan, phản ánh góc nhìn độc lập về vấn đề đang được dư luận quan
tâm: Người Thái nắm 53% cổ phần của Sabeco khi đấu giá công khai ngày
18/12.
SAB thuộc về tay người Thái trong phiên đấu giá cạnh tranh mà không gặp nhiều đối thủ trong ngày 18/12.
Cần câu trả lời về chuỗi tăng giá SAB
- Tôi nghĩ rằng cần làm sáng tỏ câu chuyện này để giải đáp cho dư luận chu kỳ tăng giá trên là sao và tìm câu trả lời thỏa đáng.
Về phần mình, tôi không phải là người uống bia, sành bia nên không quan tâm đến người Thái họ có sản phẩm gì và phân khúc sản phẩm của họ ra sao nhưng tôi có cái nhìn của thị trường, của góc độ phân tích kinh tế.
Một số nhà đầu tư nước ngoài mua lại DN, thương hiệu Việt không phải để duy trì và phát triển thương hiệu đó mà họ mua lấy thị phần. Việc nhà đầu tư Thái mua Sabeco, hay người Thái muốn mua thêm cổ phần của Vinamilk là để chiếm lĩnh thị phần, chứ không phải là câu chuyện quản trị hay kỹ năng..
Thực tế, nhiều ý kiến cho rằng thoái vốn Sabeco vì Nhà nước không nên nắm những ngành không cần thiết, bán cho Thái vì họ có kinh nghiệm quản lý tốt, có DN hàng đầu trong lĩnh vực bia rượi, nước giải khát Thái Lan, để từ đây làm bệ phóng bán ra các thị trường quốc tế khác. Bà nghĩ sao về ý kiến này?
- Ai cũng nói câu chuyện bán bia, bán sữa không nên để Nhà nước quản lý, điều này đúng nhưng trước đó chúng ta đã từng nuôi các DN này với nhiều ưu đãi. Giờ đây, nếu bán đi, chúng ta phải đặt vấn đề bán như thế nào? Chúng ta đã ưu đãi, cho đặc quyền bao nhiêu năm giờ bán phải bán với mức giá tốt nhất, chứ không phải bán là xong.
Bán cho Thái Lan thì mức độ hiện đại về ngành hàng tiêu dùng cũng không phải quá cao như châu Mỹ, châu Âu hoặc Nhật Bản để chúng ta học được nhiều điều. So với Việt Nam, các nhà đầu tư Thái có thể trên tài nhưng không phải quá xa để chúng ta bắt tay, học hỏi làm ăn hoặc tấn công vào các thị trường khác. Tôi rất lo sợ một bài học xương máu khi bắt tay không thành họ nói sản phẩm này người Việt không làm được nên đưa hàng Thái sang.
Trong một thế giới toàn cầu, sẽ không tránh khỏi toàn cầu hoá, khu vực hoá. Việc M&A đang diễn ra trên khắp thế giới, đa dạng hóa thị trường có thể sẽ tốt cho người tiêu dùng hơn?
- Tôi không phủ nhận vấn đề toàn cầu, nhưng mở như nào và tham gia sân chơi như nào mới là quan trọng. Hiện nay các thị trường cao cấp hơn thì họ đang khắt khe, khó tính hơn nhiều, cứ thử xuất sang EU, Mỹ thì sẽ biết, trong khi đó tại Việt Nam, hàng rào thuế được bỏ, hàng rào kỹ thuật, an toàn vệ sinh lỏng lẻo họ thừa cơ tràn vào, trong khi nhiều năm trước do bao cấp DN lớn ngành khiến các DN nhỏ không phát triển được.
Các công ty lớn, làm ăn lớn không nên bán cho người nước ngoài với tỷ lệ trên 50%. Tại sao Việt Nam cứ tự coi mình có nhiệm vụ mở cửa hoàn toàn, kể cả mua lại và sáp nhập.
Các nước khác người ta không hề làm thế và WTO cũng không hề có quy định nào bắt buộc các nước tham gia WTO phải mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả mua lại. Như vậy là thôn tính các công ty nội địa, điều đó là không nên.
Ý bà là chúng ta cần bảo vệ thị trường, mở cửa có tính toán, có chọn lọc?
- Hiện người dân Việt Nam ngày càng có thu nhập cao hơn, mức độ tiêu dùng phát triển đã và đang khiến thị trường của chúng ta béo bở hơn. Thu nhập cao, xu hướng tiêu dùng tốt, trong con mắt các nhà tư bản là mảnh đất màu mỡ không gì sánh bằng.
Người Thái nhiều năm tổ chức hội chợ ở Việt Nam, đi sâu tìm hiểu thị trường, trong khi Việt Nam tự hào hội nhập, nhưng các cơ quan Việt Nam cũng ít dự báo, các Bộ, ngành lại vui vẻ khi M&A được cho là thành công bởi họ nghĩ là DN Việt Nam hấp dẫn, không lo sợ cái họa mất đầu ra đang lớn dần cho ngành sản xuất Việt.
Về bán lẻ, Thái đang nắm cả BigC, Metro, hàng Thái dù chưa ồ ạt vào và chiếm lĩnh nhưng đầu ra lớn đã có. Chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim đã bị mua cổ phần để làm đầu ra cho sản phẩm "made in Thailand".
Chuỗi mua sắm Việt Nam của người Thái gây lo ngại
Từ bán lẻ hàng hoá, siêu thị điện máy, cung ứng thức ăn, giờ đến sản phẩm tiêu dùng, người Thái đang muốn nắm đầu ra, muốn thâu tóm thế mạnh của Việt Nam khi ThaiBev hiện cũng có rất nhiều thương hiệu lớn của ASEAN.
Tôi phải lưu ý sự bắt tay này có thực sự đưa hàng Việt ra nước ngoài hay không khi mà Việt Nam mở cửa với nước ngoài xuất khẩu tăng trưởng chậm, mà nhập khẩu lại tăng trưởng cao. Trong nghiên cứu khảo sát các DN Thái về việc họ đánh giá như nào về cơ hội tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN, họ nói rằng cơ hội lớn nhất là thị trường Việt Nam.
Bà có nhắc đến cụm từ "đừng có suy nghĩ chỉ vài tỷ USD" khi bán Sabeco, quan điểm này nên hiểu thế nào cho đúng?
- Vài tỷ USD đối với Việt Nam, nếu bán được và sử dụng hiệu quả thì rất tốt. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn rộng, đặt vấn đề lớn là qua hàng chục năm trời các DN con cưng được ưu đãi nhiều thứ, có thương hiệu, có thị phần rồi mà bây giờ chỉ có giá vài tỷ đô thì có hiệu quả không?
Dư luận đặt ra câu hỏi bán được vài tỷ USD có đắt, có rẻ gì hay không, tương lai của các công ty này như thế nào? Dù trước đó là tài sản Nhà nước đầu tư nhưng cũng là tài sản, là DN được thừa hưởng nhiều ưu đãi… Nếu cộng dồn cả những cái được, cái mất, chúng ta đã tính được chi phí cơ hội của tỷ USD hay chưa?
Nếu chỉ bán cho xong nhiệm vụ tái cơ cấu thì sẽ là thành công, nhưng nuôi con lớn, bán con đi thì cũng phải xác định tương lai thế nào, thương hiệu ra sao. Mấy năm trở lại đây chúng ta bán nhiều DN, tổng kết, rút kinh nghiệm đã có và nhiều bài học rút ra. Tôi đau nhất vẫn là không chỉ Sabeco mà nhiều DN Nhà nước sau bao năm nuôi dưỡng, phải bán cho đối tác ngoại.
Sính ngoại không phải lỗi của người dân
Việc nắm cổ phần trên 50% thông qua 1 công ty trong nước, cho thấy đại gia bia Thái Lan đã tính rất kỹ đường đi nước bước để lách luật sở hữu nước ngoài của Việt Nam. Sắp tới sẽ còn nhiều DN, tập đoàn, công ty con nhà nước được bán đi như PVN, Than khoáng sản hay EVN, bài học cần rút ra từ bán cổ phần, thoái vốn tại Sabeco là gì?
- Tôi không hiểu tại sao cứ quan tâm đối với nước ngoài. Các DN trong nước vẫn đủ điều kiện để mua và có thể mua được. Tôi nghĩ xu hướng sính ngoại không chỉ trách người dân Việt Nam mà chính ngay từ chính sách của chúng ta.
DN trong nước nếu nhìn thẳng vào, họ có tư duy rất tốt, họ không có công nghệ thì họ thuê về, mạnh dạn đầu tư và thuê lại nhà quản trị giỏi... Quan trọng là cho họ cơ hội, còn nếu họ tìm ở đâu, như nào về công nghệ, kỹ năng quản trị thì điều đó họ phải tự nghiên cứu.
Niềm tin phải xuất phát từ chính sách, chủ trương thoái vốn của Nhà nước là làm sao để bán tốt nhất chứ không phải chỉ bán cho nước ngoài mới là tốt. Tôi không nghĩ các nhà đầu tư Thái lại có trình độ cao hơn nhà đầu tư Nhật, EU và tài sản của Việt Nam không thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn khác.
Việt Nam, chúng ta mở cửa, chấp nhận cho nước ngoài cơ hội nhưng phần giá trị đem về cho nền kinh tế rất ít. Việt Nam xuất khẩu nhiều nhưng hiện FDI chiếm lĩnh 70% giá trị xuất khẩu. Nếu các DN FDI vào Việt Nam sản xuất, chế tác và đem lại giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế vì môi trường tốt còn được, đằng này đa phần là họ hưởng ưu đãi, hưởng lợi ích thị trường mở cửa để làm bàn đạp xuất khẩu đi nước ngoài, dệt may, điện tử là điển hình.
Xin trân trọng cảm ơn chuyên gia!
Nguyễn Tuyền (Thực hiện)
Rau củ quả trước cơ hội lớn
19/12/2017 04:24
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng đến năm 2020, giá trị xuất khẩu của ngành rau củ quả đạt gần 5 tỉ USD, chìa khóa thành công của ngành này là chất lượng và giá thành
Chiều 18-12, tại tỉnh Đồng Tháp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Diễn đàn Phát triển thị trường cho ngành rau củ quả và giải pháp phát triển hệ thống logistics phục vụ nông nghiệp - nông thôn do Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ phối hợp với UBND tỉnh này tổ chức.Tiềm năng lớn, thị trường mở
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết ngành rau củ quả đang có tiềm năng rất lớn. Năm 2017, lần đầu tiên ngành này đạt mức tăng trưởng 45% so với năm 2016, kim ngạch xuất khẩu 3,4-3,5 tỉ USD, lớn hơn nhiều tổng kim ngạch xuất khẩu gạo dù diện tích trồng chỉ bằng 40%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ bằng 1% thị phần rau quả thế giới. Nguyên nhân là do lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập, trong đó 2 khâu yếu là chế biến và tổ chức thị trường.
Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ đại biểu tại Diễn đàn Phát triển thị
trường cho ngành rau củ quả và giải pháp phát triển hệ thống logistics
phục vụ nông nghiệp - nông thôn Ảnh: LÊ HỒNG HẢI
Theo ông Thành, tỉnh Đồng Tháp có nhiều điều kiện để phát triển ngành sản xuất rau củ quả và hoa. "Để khai thác tốt những lợi thế này, Đồng Tháp nên giảm 1/4 diện tích trồng lúa, tăng diện trồng cây ăn trái lên gấp 3 lần hiện tại, tương đương 68.910 ha và gấp 5 lần diện tích trồng hoa kiểng - khoảng 3.000 ha. Là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp nhưng giá trị gia tăng chưa cao do thiếu chế biến sâu, do đó Đồng Tháp cần ưu tiên kêu gọi đầu tư vào chế biến sâu" - ông Lê Thành gợi ý.
Tại hội nghị, các đối tác mua hàng hoặc đang hợp tác đầu tư tại Việt Nam đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… cùng thừa nhận thị trường nước họ luôn sẵn sàng mở cửa cho nông sản Việt Nam và mong muốn mở rộng hợp tác.
Chi phí cao làm giảm sức cạnh tranh
Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng theo các chuyên gia, xuất khẩu nông sản Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do kém cạnh tranh. Một trong những nguyên nhân kéo giảm sức cạnh tranh là do chi phí logistics quá cao. Cụ thể, tỉ trọng chi phí logistics trên GDP ở Việt Nam là 20,8%, trong khi ở Trung Quốc 15,4%, Thái Lan 10,7%, trung bình khu vực châu Á - Thái Bình Dương 13,5%, châu Âu 9,2%, Bắc Mỹ 8,6% và mức trung bình của thế giới là 11,7%.
Ông Richard Courey, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Vision Transportation Group - VTG, cho rằng chi phí vận chuyển ở Việt Nam chiếm đến 25% giá thành sản phẩm, trong khi các nước phát triển chỉ 7%-15%. Do đó, muốn đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Việt Nam cần phát triển hạ tầng và logistics. Nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào mạng lưới logistics. Do công suất cảng bị hạn chế, 80% hàng hóa xuất khẩu từ ĐBSCL phải qua những cảng nước sâu ở TP HCM hoặc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cơ cấu logistics này không hiệu quả về mặt chi phí và làm giảm lợi nhuận của nông dân, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. "ĐBSCL đang tập trung phát triển nông sản công nghệ cao và hữu cơ có giá trị lớn. Sự thay đổi to lớn này yêu cầu hơn bao giờ hết hình thành chuỗi từ sản xuất đến chế biến, lưu trữ kho lạnh và phân phối, điều này chỉ có thể đạt hiệu quả cao thông qua mạng lưới logistics hiện đại. Đến năm 2030, tổng lượng hàng hóa xuất thông qua các cảng tại ĐBSCL dự báo sẽ vượt 70 triệu tấn/năm; tăng hơn 6 lần so với hiện tại, vì vậy rất cần chiến lược đầu tư logistics cho khu vực này" - ông Richard Courey phân tích.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận 67 thị trường tiềm năng của các châu lục đã tiêu thụ rau củ quả của Việt Nam. Do vậy, cần thấy rõ hơn những bất cập cần khắc phục trong thời gian tới, nhất là ngành nông nghiệp, giao thông vận tải, các địa phương có tiềm năng. Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, ngành nông nghiệp, các địa phương, đặc biệt ĐBSCL phải phát triển tốt hơn nữa về logistics. Chính phủ cùng các bộ - ngành sẽ thảo luận, đưa ra các biện pháp tốt hơn cho ngành rau củ quả phát triển tương xứng với tiềm năng. Xác định rau củ quả là ngành quan trọng, mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam.
Thủ tướng kỳ vọng đến năm 2020, giá trị xuất khẩu của ngành rau củ quả sẽ đạt gần 5 tỉ USD; đồng thời, xác định chìa khóa thành công của ngành này là chất lượng và giá thành.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện quy hoạch sản xuất gắn với thị trường trong điều kiện biến đổi khí hậu, giảm chi phí vận chuyển bằng phát triển dịch vụ logistics…
Ký nhiều hợp đồng quan trọng
Trong khuôn khổ diễn đàn đã diễn ra lễ ký kết "Biên bản ghi nhớ hợp tác xây dựng chiến lược phát triển hệ thống logistics và cơ sở hạ tầng tại tỉnh Đồng Tháp" giữa 3 bên là UBND tỉnh Đồng Tháp, Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ và liên danh 3 nhà đầu tư: Công ty CP Tập đoàn phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD), Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sunny World, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn - Gia Định.
Ngoài ra, UBND tỉnh Đồng Tháp còn ký kết hợp đồng thương mại, hợp tác đầu tư với nhiều doanh nghiệp. Trong đó, UBND tỉnh Đồng Tháp, Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ, Công ty CP Lavifood và đối tác thương mại Greenland Business Group sẽ ký kết một thỏa thuận nhằm thúc đẩy việc nhập khẩu chính ngạch nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc với giá trị ít nhất 500 triệu USD trong 2 năm đầu tiên và sẽ tăng dần trong các năm tiếp theo.
Trong khuôn khổ diễn đàn đã diễn ra lễ ký kết "Biên bản ghi nhớ hợp tác xây dựng chiến lược phát triển hệ thống logistics và cơ sở hạ tầng tại tỉnh Đồng Tháp" giữa 3 bên là UBND tỉnh Đồng Tháp, Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ và liên danh 3 nhà đầu tư: Công ty CP Tập đoàn phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD), Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sunny World, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn - Gia Định.
Ngoài ra, UBND tỉnh Đồng Tháp còn ký kết hợp đồng thương mại, hợp tác đầu tư với nhiều doanh nghiệp. Trong đó, UBND tỉnh Đồng Tháp, Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ, Công ty CP Lavifood và đối tác thương mại Greenland Business Group sẽ ký kết một thỏa thuận nhằm thúc đẩy việc nhập khẩu chính ngạch nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc với giá trị ít nhất 500 triệu USD trong 2 năm đầu tiên và sẽ tăng dần trong các năm tiếp theo.
Thanh Nhân
Bài 3: Hàng Việt đi đâu, về đâu khi lòng tin khách hàng bị phản bội?
Ads by AdAsia
Việc gây dựng một thương hiệu lớn là cả một quá trình phấn đấu qua nhiều năm mà trong đó, yếu tố quyết định chính là từ phía doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Nhưng nhìn lại Việt Nam, khi cả 2 yếu tố này đều yếu, niềm tin của người tiêu dùng đương nhiên sẽ hướng về nơi xa hơn, là hàng ngoại nhập.
Câu nói bấy lâu đánh giá về người Việt “sính hàng ngoại” có phần nào vẫn đúng nhưng điều này theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Thanh Bình xuất phát bởi “người dùng muốn mua hàng xuất xứ rõ ràng nhưng không tin được… ông nào.”
Hàng Việt Nam sẽ đi đâu, về đâu khi mà cứ thỉnh thoảng, người ta lại được nghe thấy những vụ việc lừa dối người tiêu dùng ngày một trắng trợn.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thanh Bình đã có cuộc trao đổi kỹ hơn với phóng viên VietnamPlus về câu chuyện đạo đức kinh doanh.
[Hàng Trung Quốc bán chạy ở Việt Nam nhờ “đội lốt” hàng Nhật]
“Cái gì cũng phải ‘xách tay’”
- Một loạt vụ việc gần đây đặc biệt là Khaisilk thay đổi nhãn mác, lừa dối người tiêu dùng khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về sự xuống cấp trầm trọng trong đạo đức kinh doanh. Ông có lo người tiêu dùng sẽ mất lòng tin vào hàng Việt Nam?
Ông Nguyễn Thanh Bình: Thế nào là đạo đức kinh doanh, đó là phải tuyên bố đúng sản phẩm, xuất xứ, ví dụ xuất xứ Trung Quốc thì phải tuyên bố đúng. Kinh doanh là gì, là chữ tín, nhiều khi người mua hàng không thể hiểu biết bằng người bán hàng, bởi thế người bán trước hết phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh. Không thể có chuyện anh thấy người khác lộn xộn thì mình cũng lộn xộn để cạnh tranh.
Tôi cho rằng, mục tiêu của doanh nghiệp là hướng tới lợi nhuận, người ta sẽ tìm phương án tạo ra lợi nhuận dễ mà không bị trị trừng phạt nghiêm khắc. Vấn đề là người có đạo đức kinh doanh, công bố rõ nguồn gốc xuất xứ, bán hàng tử tế có khi lại bị thua thiệt.
Ví dụ như hai người bán hàng đều công bố xuất xứ Nhật Bản, người kia bán chỉ vài trăm nghìn đồng một sản phẩm, tôi thì bán đúng giá 1,5 triệu đồng nên có khi lại không bán được hàng. Đơn giản vì 1 là hàng nhái, 1 là hàng thật. Tôi nghĩ để phân biệt thì có khi 95% người dùng không biết, chỉ có người chuyên nghiệp mới nhận ra.
Người dùng đương nhiên luôn ham rẻ. Còn ngược lại, người muốn mua đắt nhưng hàng có xuất xứ rõ ràng nhưng có khi lại không tin được… ông nào nữa. Vì đến Khaisilk, một đại gia nói nhiều về đạo đức, nổi tiếng tay không lập nghiệp mà còn lừa dối người dùng thì người dùng tin được ai. Từ đó, thành ra… cái gì cũng phải “xách tay.”
[Vụ Khaisilk: Cơ quan quản lý bị bịt mắt hay… tự nhắm mắt?]
- Ông có nói tới hàng xách tay, lâu nay, người ta vẫn nói người Việt Nam sính hàng ngoại. Vậy thực sự, người Việt Nam sính thật hay đó là phản ứng hợp lý của người tiêu dùng khi không có niềm tin vào hàng nội, thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Bình: Điều này kinh tế học chứng minh rồi. Người ta sẽ bỏ tiền ra mua một sản phẩm nào đó mà người đó cho là mang lại lợi ích, sự thỏa mãn khi sử dụng cao hơn chi phí mua sản phẩm đó. Hoặc, trường hợp khác là trong một số lựa chọn nhất định thì sản phẩm đó có ưu thế so với chi phí hoặc điều kiện kinh tế của người mua.
Có thời kỳ người Việt Nam sính hàng ngoại vì nền sản xuất trong nước còn kém. Tuy nhiên, sau đó, nhiều sản phẩm may mặc, đồ gỗ trong nước được người Việt chọn nhiều. Điều đó chứng tỏ người Việt không nhất thiết phải chọn hàng nước ngoài mà người ta căn cứ vào chi phí, chất lượng và giá cả sản phẩm.
Tóm lại, người Việt Nam sính hàng ngoại vì chất lượng sản phẩm của hàng Việt chưa tạo sự tin cậy cao trong mắt khách hàng. Mà để gây dựng giá trị cao thì người bán phải xây dựng thương hiệu trong nhiều năm để cam kết sản phẩm của mình đứng như những gì quảng cáo.
Một sản phẩm xuất xứ Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu, chất lượng có thể như Việt Nam nhưng giá đắt gấp 3 lần. Đó là vì sao, vì họ xây dựng thương hiệu và tạo được lòng tin với thương hiệu đó. Bởi thế, việc người dùng trả giá cao cho một sản phẩm hay sính ngoại thì còn yếu tố thương hiệu nữa chứ không chỉ là chất lượng sản phẩm.
Việc gây dựng thương hiệu là lâu dài chứ không phải làm ăn chộp giật, mở công ty ra một vài năm xong lại mở công ty khác, cứ thế thì không thể tạo ra thương hiệu lớn. Muốn tạo thương hiệu lớn thì chủ chốt phải từ doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Nâng chất cho doanh nghiệp, vẫn đợi Nhà nước?
- Nói về cơ quan quản lý, theo ông, yếu tố này quyết định tới đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp ra sao?
[Làm ăn 'chụp giật': Doanh nghiệp tự 'bắn' vào chân mình?]
Ông Nguyễn Thanh Bình: Vai trò cả Nhà nước là quan trọng. Khi doanh nghiệp làm bậy mà không bị trừng phạt nghiêm minh thì rõ ràng người ta sẽ làm bậy vì lợi ích thu được lớn hơn nhiều giá phải trả. Ví dụ như vụ Khaisilk, doanh nghiệp kinh doanh bao nhiêu năm, kiếm lãi hàng chục, hàng trăm tỷ đồng của người dùng. Nếu cơ quan Nhà nước không làm điểm vụ này thì sẽ dẫn tới tất cả các nhà kinh doanh khác thấy là sự trừng phạt không nghiêm nên sẽ tiếp tục làm ăn như vậy.
Các nước họ xử lý ra sao? Có cảm giác họ không cần kiểm soát chặt chẽ nhưng thực tế, khi phát hiện ra vụ việc vi phạm thì cả danh tiếng và tài sản của doanh nghiệp đó gần như sẽ chấm hết. Doanh nghiệp gần như chấm dứt sự nghiệp kinh doanh. Người ta đặt đạo đức kinh doanh lên hàng đầu.
Vai trò của Nhà nước vì thế là một trong những vai trò quan trọng nhất trong đạo đức kinh doanh. Nhà nước làm tốt thì dần dần sẽ nâng chất của doanh nghiệp lên. Người dùng cũng sẽ tin tưởng hơn vào hệ thống cung cấp và Nhà nước.
- Như ông nói, ở Việt Nam, người làm ăn chân chính có khi lại bị thiệt, có khi bị coi là có vấn đề. Vậy, việc đề cao đạo đức trong kinh doanh với Việt Nam có cần thiết không hay trong giai đoạn này, yếu tố nào quan trọng hơn?
Ông Nguyễn Thanh Bình: Tôi thì nghĩ vấn đề đạo đức thì xã hội nào cũng cần tuy nhiên cái đó không tự tới. Ta muốn nâng cao đạo đức thì phải rất lâu, phải làm cho người ta hiểu, trong thực tiễn kinh doanh, nếu không làm đạo đức thì phải trả giá, thậm chí trả giá rất đắt, sẽ bị khuynh gia bại sản. Các nước có chế tài rất nghiêm, gắn trách nhiệm của người có chức, có quyền vào trong sự việc cụ thể.
Với Việt Nam, chức năng giám sát ở nhiều lĩnh vực là quá yếu kém. Nguyên nhân có khi do nể nang, lờ đi cho nhau, xuê xoa cho nhau. Chỉ đơn cử như các mặt hàng ở siêu thị, chúng ta không biết là bao lâu phải kiểm định một lần, phương pháp kiểm định là gì, công bố sau đó ra sao.
Ta phải xem xét hệ thống của mình, nếu không làm tốt mà mất chức thì tôi tin là nhiều người sẽ phải làm tốt.
Tất nhiên, ví dụ với công chức Singapore, họ nổi tiếng làm nghiêm nhưng thu nhập họ cao. Còn với Việt Nam, nền kinh tế còn nhiều vấn đề và cần có lộ trình cụ thể. Thủ tướng Chính phủ đã nói một câu rất hay là: Chính phủ kiến tạo, tức là tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển, là đưa ra chính sách để doanh nghiệp tử tế phát triển. Tất nhiên, hiệu quả tới đâu thì sẽ phải đợi thực tiễn.
- Xin cảm ơn ông./
Đã tìm được hai ứng viên thay thế MC Lại Văn Sâm dẫn “Ai là triệu phú”
Dân trí Phía ê-kíp sản xuất "Ai là triệu phú" cho biết,
nhà báo Phan Đăng và BTV, MC Đức Bảo là hai người được chọn dẫn chương
trình "Ai là triệu phú".
>> MC Phan Anh "trượt" cơ hội dẫn "Ai là triệu phú"
>> Vì sao Phan Anh muốn thay thế MC Lại Văn Sâm dẫn “Ai là triệu phú”?
>> Nhà báo Lại Văn Sâm chia sẻ về việc chia tay “Ai là triệu phú”
Đại diện ê-kíp sản xuất “Ai là triệu
phú” cho biết, vòng tuyển chọn người dẫn chương trình “Ai là triệu phú”
đã diễn ra tại trường quay S9 đài THVN từ 19-21h ngày 15/12/2017. Hội
đồng xét tuyền gồm: Nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng Ban Sản xuất các
chương trình Giải trí (VTV3), Nhà báo Bùi Thu Thủy - Phó Trưởng Ban Sản
xuất các chương trình Giải trí, Đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng - Phó Trưởng
Ban Sản xuất các chương trình Giải trí, Ms Kate - Đại diện của đơn vị sở
hữu bản quyền – hãng Sony Pictures. Tham gia tuyển chọn gồm 6 ứng viên.
Hội đồng xét tuyển đã đánh giá 6 ứng
viên theo các tiêu chí đặc thù cần có của người dẫn chương trình “Ai là
triệu phú”. Sau khi quan sát, đánh giá phần thi của 6 ứng viên, Hội đồng
xét tuyển đã bàn bạc, cân nhắc và đưa ra quyết định cuối cùng là chọn
ra một người dẫn chính thức và một người dẫn dự bị. Người dẫn chính thức
là nhà báo Phan Đăng và người dẫn dự bị là BTV, MC Bùi Đức Bảo.
Nhà báo Phan Đăng từng nhiều lần làm khách mời của "Cà phê sáng" trên VTV3.
Hai ứng viên trên sẽ phải trải qua một
buổi ghi hình tại trường quay S16 - trường quay của chương trình “Ai là
triệu phú” với sân khấu, áp lực khán giả, kịch bản… theo đúng format
chương trình. Buổi ghi hình thử sẽ diễn ra vào 20h ngày 18/12.
Nhà báo Phan Đăng là một nhà báo theo
dõi lĩnh vực thể thao hơn 10 năm nay. Anh được xem là một cây bút, bình
luận thể thao có giọng điệu riêng, rất cá tính, thường xuyên xuất hiện
trên các kênh truyền hình để nói về bóng đá.
Thời gian gần đây, Phan Đăng làm khách
mời thường xuyên của chương trình “Cà phê sáng” trên VTV3. Anh nói về đủ
thứ chủ đề từ "thế hệ 8x", "đôi mắt", "hạnh phúc", "sự nổi loạn", "đồng
nát", "miễn phí", "Hà Nội", "độc thân", "hẹn hò", "những không gian
chia tay"… đến "tiếng Việt và lời ru". Nhiều người nhìn nhận Phan Đăng
là một người tài hoa, thông minh, duyên dáng, biết nhiều và hiểu nhiều.
Liên lạc với nhà báo Phan Đăng anh cho
biết, anh chưa hề nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí dẫn chương trình “Ai là
triệu phú” vì anh cảm thấy mình không tự tin khi ngồi ghế dẫn. Bản
thân anh cũng mới nhận được cuộc gọi từ phía ê-kíp sản xuất chương
trình mời đến ghi hình vào tối 18/12. Tuy nhiên, anh vẫn chưa dám chắc
chắn điều gì.
BTV Đức Bảo.
“Trước nay tôi được mời làm khách mời
của chương trình “Cà phê sáng” trên VTV3 chứ chưa ngồi dẫn chương trình
truyền hình bao giờ. Vì thế, tôi không thấy tự tin nếu mình được mời dẫn
dắt chương trình này. Tôi không biết có sự nhầm lẫn nào không vì tôi
cũng không có ý định đó”, nhà báo Phan Đăng nói.
Về phía BTV Đức Bảo, anh cho rằng, bản
thân rất thích chương trình "Ai là triệu phú" và nếu được chọn dẫn
chương trình sẽ là cơ hội tốt để anh đến gần hơn với khán giả. Tuy
nhiên, cho đến nay anh vẫn không dám chắc mình sẽ được chọn làm người
dẫn chính thức.
Nhắc tới MC, BTV Đức Bảo, khán giả
truyền hình nhớ ngay tới hình ảnh của một người dẫn chương trình có
phong cách lịch lãm, thông minh và trẻ trung. Nam MC này hiện là gương
mặt quen thuộc trong các chương trình nổi tiếng như: Bữa trưa vui vẻ, Chỉ là chuyện nhỏ, Chúng tôi là chiến sĩ …
Hà Tùng Long
U23 Việt Nam chờ đợi gì ở trận giao hữu với Ulsan Huyndai?
Dân trí Thông thường thì người ta tổ chức các trận giao
hữu càng giống với các trận đấu thật càng tốt, đối tượng để đá giao hữu
cũng càng giống với đối tượng chuẩn bị đá giải chính thức càng tốt. U23
Việt Nam cũng trông chờ điều đó trong trận đấu với CLB Ulsan Huyndai
tới đây.
>> Lo cho hàng thủ, HLV Park Hang Seo dùng 4 hậu vệ
>> CLB Ulsan Hyundai mang nhiều siêu sao đấu U23 Việt Nam tại Hàng Đẫy
Một trong những đối thủ của U23 Việt Nam tại bảng D, VCK U23 châu
Á vào tháng 1 tới là Hàn Quốc. Chính vì thế, đội bóng của HLV Park Hang
Seo có thể tranh thủ trận giao hữu với một đội bóng đến từ Hàn Quốc là
Ulsan Huyndai để làm quen với lối chơi của đại diện đến từ Đông Bắc Á.Không phải ngẫu nhiên mà U23 Thái Lan khi tổ chức giải M-150 tại Buriram mấy ngày trước chọn nằm chung bảng với U23 Nhật Bản và U23 CHDCND Triều Tiên.
Đấy cũng là 2 đội bóng mà U23 Thái Lan sẽ tái ngộ tại VCK U23 châu Á ở Trung Quốc trong thời gian ngắn tới đây. Dẫu thành phần mà U23 Nhật Bản hay U23 CHDCND Triều Tiên đá giải M-150 có thể khác với thành phần mà họ dự giải châu Á, nhưng về phong cách thì vẫn là một.
U23 Việt Nam sẽ thử sức chịu đựng trước
đại diện của bóng đá Hàn Quốc là Ulsan Huyndai trước khi đá giải chính
thức với U23 Hàn Quốc
Đá với đội có phong cách tương tự như những đội bóng sẽ chạm trán tại những giải chính thức, cũng là phương thức mà nhiều đội bóng trên thế giới thường lựa chọn đối tượng để đá giao hữu.
Ulsan Huyndai và đội tuyển U23 Hàn Quốc có thể là 2 đội bóng khác nhau, với thành phần khác nhau, nhưng về phong cách và lối chơi, họ nhiều khả năng sẽ tương tự nhau.
Nếu Ulsan Huyndai mang thành phần tốt đến Việt Nam, đá với thái độ nghiêm túc trước U23 Việt Nam, đội bóng của HLV Park Hang Seo sẽ có cơ hội làm quen với lối chơi tốc độ và sức mạnh đặc trưng của các đội bóng đến từ xứ Hàn.
Đây cũng là dịp để HLV Park Hang Seo kiểm tra sức chịu đựng cùng nền tảng thể lực của các cầu thủ U23 Việt Nam, trước một đối thủ chơi với tốc độ cao.
Ngoài ra, thói quen của các đội bóng Hàn Quốc, khi đá với các đối thủ thuộc khu vực Đông Nam Á là sử dụng khá nhiều bóng bổng và bóng dài. Đây cũng là chi tiết mà U23 Việt Nam cần lưu ý và rèn luyện, nhất là trong bối cảnh khả năng chống bóng bổng của chúng ta thời gian qua chưa tốt.
Ngăn chặn đối phương tạt bóng từ 2 biên ra sao? Phòng ngự bóng tầm cao như thế nào? - Là điều mà U23 Việt Nam phải tính trước Ulsan Huyndai, trước khi có thể chúng ta sẽ gặp lại lối chơi đấy trước U23 Hàn Quốc tại giải châu Á.
Nhìn chung, mỗi cơ hội đá giao hữu với những đội bóng có chất lượng đều là dịp tốt để rà soát lại mình, với điều kiện đối thủ thật sự mang quân chất lượng đến để đá giao hữu với chúng ta, cũng như họ phải ra sân với tinh thần nghiêm túc, không khác một trận đấu thật!
Kim Điền
Khám phá căn phòng bí mật trong kim tự tháp Ai Cập
Dân trí Bằng phương pháp quét Scan, các nhà khoa học đã tìm thấy căn phòng bí mật có kích thước lớn tương đương với máy bay bên trong đại kim tự tháp Giza. Để dễ dàng thăm dò nơi ẩn sâu bên trong, họ nghiên cứu chế tạo nên loại robot kiếm tìm dưới dạng khí cầu.
Video tạm dừng
Các nhà khoa học khám phá căn phòng bí mật trong kim tự tháp Ai Cập bằng robot
Hai robot dự kiến thăm dò kim tự tháp
“Thách thức của chúng tôi là đưa một robot thăm dò vào lỗ nhỏ nhất có thể. Qua đó, không làm ảnh hưởng tới cấu trúc hàng nghìn năm tuổi của kim tự tháp”, Tiến sỹ Jean-Baptiste Mouret trong dự án chia sẻ với Digital Trends. “Chúng tôi gọi đây là công nghệ robot ít xâm phạm”, Tiến sỹ Mouret nói.
Video tạm dừng
Các nhà khoa học khám phá ra căn phòng bí mật khổng lồ trong kim tự tháp
Thiết bị được tạo thành từ hai robot. Một loại hình ống được trang bị máy ảnh có độ phân giải cao, còn loại kia là đầu dò khám phá cấu trúc thông qua khí cầu nhỏ có thể phồng lên. Khi robot đầu tiên ghi hình sơ bộ căn phòng, phương tiện không người lái đẩy qua lỗ khoan tự phồng lên trong mật thất.
Mô hình dự kiến thăm dò
Tiến sỹ Mouret cho biết, hiện nhóm dự án chưa xác nhận “thời gian cụ thể” triển khai loại robot bên trong kim tự tháp. Dự án cần thông qua giấy phép đặc biệt từ Bộ An ninh Ai Cập. Tuy nhiên, một khi robot được đưa vào sử dụng, nó sẽ được dùng làm bản đồ tìm hiểu hàng loạt các công trình di sản và khảo cổ trên toàn cầu.
Những nỗ lực hợp tác giữa các nhà khảo cổ học, nhà sử học và vật lý học được ca ngợi như khám phá lớn nhất bên trong Đại kim tự tháp Giza tính từ thời điểm thế kỷ 19 tới nay.
Căn phòng bí ẩn trong đại kim tự tháp
Hoàng Hà
Theo DM/TS
Nỗi đau khôn nguôi 5 năm sau vụ nữ sinh Ấn Độ bị cưỡng hiếp tập thể
Co ro trong chiếc áo choàng len, bà Asha Devi cố giữ ấm cho mình khi mùa đông lạnh giá gợi nhắc lại bi kịch 5 năm trước của con gái.
Bà Asha Devi, mẹ của nạn nhân Jyoti Singh. Ảnh: Telegraph
|
"Chúng tôi sẽ không bao giờ quên", Telegraph dẫn lời bà Devi,
49 tuổi, nói. "Nhưng vào những ngày tháng đặc biệt này, tôi rất đau đớn.
Bi kịch cứ như mới xả ra hôm qua. Chúng tôi vẫn cảm thấy nghẹt thở".
5 năm trước, con gái duy nhất của bà là Jyoti Singh bị cưỡng hiếp tập
thể trên xe buýt ở New Delhi. Hôm đó, ngày 16/12/2012, nữ sinh 23 tuổi
bắt xe buýt về nhà sau khi đi xem phim với bạn trai.
6 tên côn đồ trên xe đã thay nhau cưỡng hiếp cô và đánh đập bạn trai
suốt hơn một giờ. Hai người sau đó bị ném ra khỏi xe trong tình trạng
bất tỉnh, không mặc gì.
Những người qua đường đi chậm lại và tò mò quan sát khi nhìn thấy hai
nạn nhân nằm bên đường, nhưng không một ai dừng lại. Cuối cùng, một
người gọi cho cảnh sát. Jyoti bị thương nặng bên trong cơ thể do bị đánh
bằng một thanh sắt.
5 năm sau vụ việc, bà Devi vẫn chưa hết giận dữ.
"Lòng nhân từ của chúng ta đã chết từ lúc nào vậy? Không một ai phủ lên
người chúng một tấm áo vào tối đó, những chiếc xe đi qua, kéo cửa xuống
nhìn rồi lại đi tiếp. Chúng nằm bên đường, những đòn tra tấn mà con gái
phải chịu đựng cứ ám ảnh tâm trí tôi", bà nói. "Mỗi ngày tôi lại như
chết đi khi nghĩ về tối hôm đó. Làm sao nó chịu nổi nỗi đau đó và sống
sót? 5 năm qua điều đó trở thành cơn ác mộng đối với tôi".
Jyoti được đưa tới bệnh viện Safdarjung ở New Delhi. Giữa những cuộc
phẫu thuật để loại bỏ hơn 90% ruột, cô cố gắng tham gia hai cuộc thẩm
vấn với cảnh sát và các thẩm phán. Sau khi Jyoti bị một cơn đau tim tấn công, các bác sĩ chuyển cô sang bệnh viện ở Singapore.
Trong khi cha mẹ cô túc trực bên con gái thì tại Ấn Độ, dư luận vô cùng
bàng hoàng trước vụ cưỡng hiếp tập thể tàn bạo. Phụ nữ và đàn ông đổ ra
đường và phong trào biểu tình cứ thế lan rộng. Báo chí nhanh chóng gọi
là Jyoti là "Nirbaya", nghĩa là "cô gái không sợ hãi".
Tuy nhiên, đến ngày 29/12, nữ sinh này đã từ giã cuộc chiến với tử thần.
Người biểu tình phản đối nạn cưỡng hiếp phụ nữ ở Ấn Độ. Ảnh: Telegraph
|
Sau cái chết của Jyoti, gia đình cô chuyển tới một căn hộ hai phòng ngủ
do chính quyền cung cấp như một phần trong gói bồi thường. "Chúng tôi
chuyển tới ngôi nhà này vì nghĩ rằng nó sẽ giúp các con thay đổi môi
trường. Có nhiều kỷ niệm gắn liền với từng ngóc ngách trong ngôi nhà
đó", bà Devi nói.
Jyoti có hai em trai, Gaurav, 24 tuổi và Saurav, 19 tuổi. Chị gái là
hình mẫu của họ. Vợ chồng bà Devi đã bán đất để có tiền cho con học làm
bác sĩ vật lý trị liệu. Cô đạt điểm số rất cao trong các kỳ thi nhưng họ
chỉ nhận được kết quả khi cô đã qua đời.
Sau khi cô ra đi, bà Devi lo lắng rằng các con trai sẽ không tiếp tục
việc học. "Chúng rất sốc và thường ngồi lặng ở một góc nhà. Chúng chẳng
nói chuyện với ai", bà kể. Tuy nhiên, bất chấp nỗi đau mất chị gái, cả
hai đều kiên trì học hành và Gaurav sắp nhận bằng phi công thương mại.
"Chúng xem trách nhiệm của mình là hoàn thành ước mơ của chị gái. Chúng
nói bây giờ chúng làm gì cũng đều vì Jyoti", người mẹ cho hay. "Chúng
tôi thỉnh thoảng nhắc đến con bé nhưng không nhiều. Tôi không chia sẻ
nỗi đau của tôi với chồng mình vì ông ấy rất dễ hoảng loạn".
Bà Devi quyết định lên tiếng và giúp thay đổi cách hành xử với phụ nữ ở
Ấn Độ thông qua chiến dịch riêng. Trong 5 năm qua, luật pháp Ấn Độ đã
được cải thiện để bảo vệ phụ nữ. Các bác sĩ không còn được phép dùng thủ
thuật hai ngón tay để kiểm tra trinh tiết của phụ nữ. Quấy rối tình
dục, rình rập phụ nữ đều được đưa vào bộ luật hình sự nước này, theo báo
cáo của Tổ chức Giám sát Nhân Quyền (HRW).
Tuy nhiên, báo cáo cho biết hệ thống tư pháp Ấn Độ vẫn đang bỏ sót các
nạn nhân. Cảnh sát, thẩm phán, bệnh viện và các "già làng" ít khi hỗ
trợ, bảo vệ người bị tấn công tình dục.
Một nghiên cứu của Quỹ Thomson Reuters đánh giá New Delhi vẫn là thành
phố tồi tệ nhất thế giới với phụ nữ về tội phạm tình dục. Kể từ năm
2012, số lượng các vụ cưỡng hiếp được trình báo cho chính quyền đã tăng
lên 6 vụ một ngày và có hơn 34.000 vụ tấn công được ghi nhận trong năm
ngoái.
"Chúng tôi có luật pháp, cảnh sát và chính quyền nhưng mọi thứ không hề
tốt hơn mà chỉ tồi tệ thêm. Các bé gái đang trở thành nạn nhân. Liệu có
ngày nào mà chúng tôi cảm thấy an toàn không?", bà Devi nói.
Bà đang nhắc đến vụ việc hồi đầu tháng, trong đó một bé gái 6 tuổi bị
bắt cóc khỏi nhà và tử vong sau khi bị cưỡng hiếp bằng một gậy gỗ.
"Mọi người nói rằng phụ nữ và đàn ông có quyền bình đẳng nhưng nếu đàn
ông lêu lỏng ngoài đường lúc nửa đêm thì chẳng sao cả, còn một cô gái ra
ngoài lúc 10h tối, cô ấy sẽ bị đổ lỗi nếu có chuyện gì không hay xảy
ra", bà Devi nói. "Tôi muốn thay đổi điều đó. Mọi cá nhân cần có quyền
sống tự do".
Nhiều người khuyến khích bà tham gia chính trường nhưng bà từ chối. "Tôi
chỉ cảm thấy nếu tôi làm được gì cho phụ nữ thì đó là một cách tưởng
nhớ đến con gái mình", bà nói thêm.
Một nhà hoạt động cầu nguyện khi tham gia tưởng niệm Jyoti. Ảnh: AFP
|
Bà thừa nhận có một điều khiến bà cảm thấy an ủi, đó là nhìn những kẻ
sát hại Jyoti đối mặt với công lý. 5 ngày sau khi cô mất, cảnh sát đã
bắt 6 tên côn đồ, trong đó có tài xế xe buýt Ram Singh.
Vụ việc được xét xử nhanh chóng và Ram Singh, kẻ cầm đầu, đã chết trong nhà tù hồi tháng 3/2013, được cho là tự sát. 4
kẻ bị tuyên án tử hình bằng cách treo cổ hồi đầu năm nay nhưng bản án
vẫn chưa được thực hiện. Một bị can là trẻ vị thành niên đã được thả sau
ba năm cải tạo.
"Tôi muốn chúng bị treo cổ càng sớm càng tốt", bà Devi nói. "Tôi không
biết khi nào chúng sẽ bị trừng phạt và cho đến lúc đó, cuộc đấu tranh
của chúng tôi vẫn tiếp tục".
Trong suốt thời gian xét xử, cha mẹ của Jyoti bị luật pháp cấm công bố
ảnh của con gái. Tuy nhiên, bà Devi cho biết bà sẽ cho mọi người thấy
mặt cô vào ngày 4 kẻ giết người trên bị treo cổ.
Nếu Jyoti còn sống thì năm nay cô sẽ 28 tuổi. "Con bé có thể đã kết hôn,
trở thành bác sĩ thành đạt. Không khí trong nhà sẽ khác. Các con trai
của tôi rất thông minh. Chúng chăm sóc chúng tôi rất tốt nhưng không ai
có thể thay thế con bé cả", bà Devi nói.
Anh Ngọc
Nga bất ngờ nhận "phần thưởng lớn" trên chiến trường Syria
07:15' 19/12/2017 (GMT+7)
|
(VnMedia) - Nga
sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái thiết đất nước Syria, và
đây được cho là “phần thưởng lớn” của chính quyền Tổng thống Assad dành
cho sự giúp đỡ mạnh mẽ của Moscow đối với Damascus trong cuộc chiến đẫm
máu và khốc liệt kéo dài gần 7 năm qua.
Theo Tổng thống Bashar al-Assad, Nga sẽ
“là một đối tác quan trọng của Syria trên con đường tái thiết đất nước
trong nhiều lĩnh vực khác nhau”.
Chiến thắng trước lực lượng khủng bố “đã
tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh tiến trình khôi phục nền kinh tế
Syria”, Tổng thống Assad phát biểu trên hãng thông tấn chính thức của
Syria - SANA.
Ông Assad vừa cuộc đón tiếp một phái
đoàn chính phủ Nga do Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin dẫn đầu đến thăm
Damascus. Theo Tổng thống Bashar al-Assad, Nga sẽ “là một đối tác quan
trọng của Syria trên con đường tái thiết đất nước trong nhiều lĩnh vực
khác nhau”.
Hợp tác Nga-Syria
Chuyến thăm của Phó Thủ tướng Nga Dmitry
Rogozin đến Damascus sẽ giúp tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Nga và
Syria trong nhiều lĩnh vực từng được coi là không thiết yếu trong quá
khứ, ông Assad cho biết.
Nhà lãnh đạo Syria nhấn mạnh, kể từ
chuyến thăm trước đây của ông Rogozin đến Syria, Moscow và Damascus đã
đạt được những kết quả có ý nghĩa trong mục tiêu tăng cường mối quan hệ
hợp tác song phương. Ông Assad nói thêm rằng, một số công ty của Nga đã
có mặt và đang hoạt động tích cực ở Nga. Cũng theo lời Tổng thống Assad,
các hoạt động kinh tế ở Syria đang được đẩy mạnh sau khi tình hình an
ninh được cải thiện.
Ông Assad cho rằng, những chuyến thăm
như trên đã tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế cũng như các dự
án đang có trong nhiều lĩnh vực khác nhau. "Chuyến thăm này cũng có thể
giúp chúng tôi tăng cường sự hợp tác trong các lĩnh vực khác – những
lĩnh vực chưa từng được đề cập đến trước đây, khi chúng tôi xác định
những ưu tiên trong mối quan hệ kinh tế song phương”, ông Assad nói
thêm.
Trước đó, Phó Thủ tướng Rogozin nói
rằng, Syria cụ thể chỉ đang có kế hoạch hợp tác với Nga trong mục tiêu
khôi phục sản xuất năng lượng. Khi nói về khả năng tiến hành những dự án
chung khác, Phó Thủ tướng Nga đề cập đến các cơ sở sản xuất dầu mỏ, cơ
sở hạ tầng, đường sắt, cầu cảng và lĩnh vực năng lượng.
Ông Rogozin hôm qua (18/12) cho biết,
Nga sẽ là nước duy nhất tham gia vào các dự án xây dựng, khôi phục lại
các cơ sở năng lượng của Syria. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Phó Thủ
tướng Nga có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Assad, hãng tin RIA Novosti đưa
tin.
“Giới lãnh đạo Syria chỉ muốn hợp tác
với Nga… trong dự án khôi phục tất cả các cơ sở năng lượng của Syria”,
hãng tin RIA dẫn lời ông Rogozin cho biết.
“Tổng thống Bashar al-Assad hôm nay đã
nói với tôi rằng, Syria không mong muốn làm việc với bất kỳ công ty nào
đến từ các nước đã từng phản bội Syria ở một thời điểm nhất định”, Phó
Thủ tướng Nga nói thêm.
Hãng tin Interfax cũng dẫn lời ông
Rogozin cho hay, Nga và Syria sẽ thiết lập một công ty liên doanh để
khai thác phosphate. Moscow cũng có kế hoạch sử dụng các cảng của Syria
để nhập thóc lúa của Nga vào cho Syria và các nước khác như Iraq. “Đây
là những thỏa thuận rất quan trọng cho phép chúng tôi giành chiến thắng
trong chiến tranh”, Phó Thủ tướng Rogozin nhấn mạnh.
Những gì ông Rogozin tiết lộ đã giúp mọi
người phần nào hiểu được Moscow hy vọng có thể tham gia vào nền kinh tế
của Syria như thế nào – một nền kinh tế đã bị “đánh” cho bầm dập sau
gần 7 năm chiến tranh đẫm máu.
Chuyến thăm của phái đoàn Nga do ông
Rogozin dẫn đầu diễn ra đúng một tuần sau khi Tổng thống Vladimir Putin
bất ngờ đến Syria mang theo mệnh lệnh rút “một phần đáng kể” lực lượng
quân sự của Nga ra khỏi chiến trường Syria với lý do nhiệm vụ của họ
phần lớn đã hoàn thành.
Nga bắt đầu đưa quân tham chiến vào
Syria hồi tháng 9 năm 2015 theo đề nghị của đồng minh Bashar al-Assad.
Mục tiêu của chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria được giới chức
Moscow tuyên bố là để chống lại lực lượng khủng bố, cụ thể ở đây là tổ
chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Lực lượng của Nga đóng tại Căn cứ
Không quân Khmeimim.
Với chiến dịch không kích dồn dập của
mình ở Syria, Nga đã gây tổn thất nặng nề cho lực lượng khủng bố và giúp
đảo chiều cuộc chiến tranh ở Syria theo hướng có lợi cho đồng minh
Assad.
Việc Syria tuyên bố Nga đóng vai trò
quan trọng trong quá trình tái thiết đất nước của họ được cho là “phần
thưởng” của chính quyền Tổng thống Assad dành cho sự giúp đỡ mạnh mẽ của
Moscow đối với Damascus trong cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt kéo dài
gần 7 năm qua.
Quan TQ nổi tiếng tằn tiện, hóa ra ăn hối lộ trăm tỉ, quan hệ bất chính
Thứ Ba, ngày 19/12/2017 01:15 AM (GMT+7)
Từ một người có tiếng tiết kiệm, sống biết điều, quan tham Trung Quốc bị vạch mặt nhận hối lộ trăm tỉ đồng và nuôi bồ nhí.
Tân Hoa Xã: Chu Vĩnh Khang lợi dụng bồ nhí để làm giàu
Tướng TQ xài chung bồ nhí với Bạc Hy Lai
TQ: Bắt cựu quan chức cấp cao sát hại bồ nhí
Tướng TQ xài chung bồ nhí với Bạc Hy Lai
TQ: Bắt cựu quan chức cấp cao sát hại bồ nhí
Lưu Thiết Nam bị bắt vì tham nhũng và có quan hệ bất chính.
Kể từ khi thực hiện, chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình đã kỉ luật hoặc điều tra hơn 1,3 triệu quan chức Trung Quốc tham nhũng hay vi phạm pháp luật. Nhiều trường hợp quan tham bị lôi ra vành móng ngựa vì dính tới bồ nhí. Loạt bài này điểm lại những quan tham sa lưới có liên quan đến cám dỗ tình ái. |
Nhân tình của Lưu Thiết Nam là cô gái họ Từ, sau này đã trở mặt Nam vì lợi ích bị cắt xén. Nam cũng nhiều lần dọa giết Từ nếu dám để lộ chuyện tình này ra ngoài. Theo báo chí Trung Quốc, Nam và Từ quen nhau thời còn ở Nhật Bản, sau đó Từ di cư sang Canada sinh sống. Khi vợ Nam và thương gia Nghê Nhật Đào có ý định mở chi nhánh công ty ở Canada, họ đã tìm tới Từ.
Bức ảnh ông Nam trong một lần chụp cùng người tình.
Sau một thời gian hợp tác, Từ thấy rằng việc làm ăn với Nam ẩn chứa
nhiều dấu hiệu lừa đảo nên đã chủ động rút lui. Lúc này, Lưu Thiết Nam
dọa giết Từ nếu cô này tố giác. Trong thời gian trên, Nam và Từ cũng nảy
sinh mối quan hệ bất chính nên càng khiến mọi chuyện thêm phức tạp. Tới
tháng 5.2013, Nam bị bắt điều tra và sau đó một năm bị kết án tù chung
thân, tịch thu tài sản vì nhận hối lộ hơn 35 triệu tệ (khoảng 125 tỉ
đồng).Con đường thăng tiến
Ông Lưu Thiết Nam thời còn đương chức.
Lưu Thiết Nam xin vào đảng khi vẫn là một công nhân nhà máy thép bình
thường, không người nâng đỡ. Sau đó, ông ta từng bước lên các chức vụ
khác nhau rồi vào ủy ban cải cách trung ương. Khi bị xét xử công khai,
Nam ôm mặt khóc, nói: “Tôi thường xuyên đọc các vụ án tham nhũng, các bị
cáo bị đưa ra xét xử. Tôi tự răn mình, đây có phải là điều tôi muốn
chứng kiến vào một buổi sáng nào đó hay không? Vậy mà tôi lại trở thành
nạn nhân của một vụ án tương tự”.Lưu Thiết Nam sinh năm 1954 trong một gia đình có nhiều anh em, luôn trong cảnh nghèo đói và bần cùng. Ở tuổi 17, ông lên Bắc Kinh kiếm việc làm. Tới năm 1983, ông vào Ủy ban Kế hoạch nhà nước chuyên về sắt thép, nguyên liệu. Sau khi trải qua nhiều phòng ban, ông được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm ủy ban Cải cách phát triển Trung Quốc, giám đốc Hội đồng năng lượng quốc gia.
Nhiều người khi biết Lưu Thiết Nam bị bắt đã không giấu nổi bất ngờ, nhất là khi ông còn nuôi cả “bồ nhí”. Thời điểm năm 1996-1999, ông là tham tán kinh tế đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản. Để tiết kiệm tiền gửi về cho gia đình, ông thường xuyên nấu mì trong đại sứ quán để giảm chi tiêu.
Ông Nam đã vượt nghèo khó nhưng không thể vượt qua cám dỗ khi có quyền trong tay.
Trang tin Sina của Trung Quốc cho rằng dù bản chất là tốt nhưng sống
trong cảnh nghèo đói quá lâu nên trong tim của Lưu Thiết Nam luôn ẩn
chứa khát vọng làm giàu bằng mọi cách. Sau khi vươn lên trên nấc thang
quyền lực, đặc biệt là khi con trai Lưu Đức Thành du học Canada trở về,
mọi yếu tố đều đã chín muồi để Nam tham nhũng.Số tiền tham nhũng hơn 125 tỉ đồng của Nam được ví với “lòng tham tới ngưỡng, như cơn lũ chảy ầm ầm qua khe cửa quá hẹp”.
Truyền tính xấu cho con trai
Ông Nam ưu ái con trai và dùng "ô dù" để kiếm lời bất chính.
Lưu Đức Thành là con trai của Lưu Thiết Nam và được bố ưu ái hết mức.
Dù gia đình khó khăn nhưng Thành luôn được hưởng những điều kiện tốt
nhất. Chính điều này đã khiến Thành gián tiếp trở thành cánh tay phải
đắc lực hỗ trợ cho bố mình tham nhũng. Dưới “ô dù” của bố, Lưu Đức Thành
cho phép 3 công ty khác được thành lập và hoạt động. Ba công ty này đều
có sự trợ giúp đắc lực của Lưu Thiết Nam với các thương vụ mua bán đáng
giá.Khi bị các điều tra viên tra hỏi, Thành nói: “Tôi lớn lên với suy nghĩ rằng có tiền là có tất cả. Cha tôi từng nói rằng, lúc đầu chúng tôi sẽ khổ cực và cay đắng, nhưng chỉ cần cố gắng thì sẽ có trái ngọt và cuối cùng là nổi bật hơn những người khác”.
Lưu Thiết Nam tại tòa.
Năm 2006, một doanh nhân họ Quách làm quen với Lưu Thiết Nam thông
qua con trai Lưu Đức Thành. Ông Quách nói rằng rất muốn kinh doanh và
mong được ông Nam giúp đỡ. Lưu Thiết Nam nói rằng “sẽ hỏi con trai mình
và trả lời sau”.Chỉ sau đó một ngày, Thành chấp nhận thương vụ này và Quách gửi 1 triệu tệ cho Thành mở công ty hóa chất. Sau đó, họ thành lập một công ty thương mại khác với số vốn hơn 8 triệu tệ. Toàn bộ số tiền này đều chảy vào túi của Thành. Vừa mới tốt nghiệp đại học, bỗng nhiên kiếm được quá nhiều tiền như vậy, Thành nảy sinh suy nghĩ: “Mình có cha làm một vị quan to, sao không tận dụng mối quan hệ này để kiếm tiền nhiều hơn?”.
Sau đó, con đường trượt dài của Lưu Thiết Nam càng thêm trầm trọng. Ngoài giao dịch trái phép, đút túi hàng chục triệu tệ, Lưu Đức Thành còn thay cha thành lập các công ty ma, các giao dịch mờ ám, nhận về hàng hóa, xe cộ không giấy tờ. Lưu Thiết Nam khai trước tòa: “Tôi làm thủ tục giấy tờ, con tôi nhận tiền”.
Những giọt nước mắt muộn màng.
Bản án được tuyên, Lưu Thiết Nam nhận án chung thân, con trai Lưu Đức
Thành chịu án 10 năm tù. Bị cáo Nam đứng trước vành móng ngựa, mặt nhăn
nhó, nói: “Tôi thực sự hối hận và đang phải trả giá cho hành động sai
trái của mình”.
_________
Một quan tham Trung Quốc quá tức giận đã bắn chết bồ nhí rồi châm lửa đốt. Đón đọc kì tới xuất bản ngày 20.12.
Quan tham này có sở thích đặc biệt dành cho những cô gái 18 tuổi.
Mỹ công bố video F-18 truy đuổi UFO trên Thái Bình Dương
Hai phi công hải quân Mỹ bị một vật thể hình bầu dục không có cánh và cánh quạt vượt mặt và mất dấu trên Thái Bình Dương.
Lầu Năm Góc trong giai đoạn 2007-2012 từng triển khai một chương trình
bí mật với kinh phí lên đến 22 triệu USD nhằm nghiên cứu về các vật thể
bay không xác định (UFO) và những mối đe dọa tiềm tàng do chúng gây ra, New York Times ngày 16/12 đưa tin.
Theo dữ liệu của chương trình, trong chuyến bay huấn luyện ở ngoài khơi
bờ biển San Diego,Thái Bình Dương vào tháng 11/2004, hai phi công David
Fravor và Jim Slaight thuộc biên chế tàu sân bay USS Nimitz bất ngờ nhận
được cuộc điện đàm từ trung tâm chỉ huy tàu tuần dương U.S.S. Princeton.
"Các anh có mang theo vũ khí không", U.S.S. Princeton hỏi qua radio.
"Hai tên lửa CATM-9, nhưng là tên lửa huấn luyện không thể tấn công mục
tiêu", Fravor trả lời và tỏ ra lo lắng trước nguy cơ sắp đối mặt với kẻ
thù trên biển.
Tuy nhiên, U.S.S. Princeton sau đó yêu cầu hai phi công tiếp cận và điều tra một vật thể màu trắng, hình bầu dục, dài khoảng 12 m, đang bay lơ lửng trên biển. Fravor
nhìn xuống biển, thời tiết hôm đó rất đẹp, nhưng những con sóng dường
như bị tác động bởi một vật thể lớn bay sát mặt biển.
Trên màn hình radar, vật thể lạ đang lơ lửng ở độ cao khoảng 15 m
trên mặt biển đang nổi sóng dữ dội, mà không có dấu hiệu di chuyển theo
bất cứ phương hướng nào.
Fravor bắt đầu điều khiển chiếc F/A-18 bay theo vòng tròn tiến gần đến
vật thể và cảm thấy nó dường như cũng có ý định tiến về phía ông. Tuy
nhiên, khi viên phi công quyết định áp sát vật thể thì nó bất ngờ tăng
tốc bỏ chạy.
"Nó tăng tốc theo kiểu mà tôi chưa từng nhìn thấy bao giờ, thật kỳ lạ.
Nó không hề có cánh hay cánh quạt mà tốc độ vẫn vượt xa tiêm kích
F/A-18", Fravor kể lại.
Hai phi công được lệnh bay đến điểm nút để chặn đầu vật thể cách đó
khoảng 96 km, nhưng khi họ còn cách điểm nút 64 km thì vật thể trên đã
xuất hiện tại đó trong vòng chưa đầy một phút. Khi hai chiếc F/A-18 đến
được điểm nút thì vật thể đã biến mất.
Theo Fravor, U.S.S. Princeton đã theo dõi vật thể này trong suốt hai
tuần trước đó. Vật thể thường xuyên bất ngờ xuất hiện ở độ cao khoảng 24
km, bay hướng ra biển trước khi lơ lửng ở độ cao 6 km. Sau đó, nó biến
mất khỏi màn hình radar rồi xuất hiện trở lại.
Hai tiêm kích sau đó quay trở lại tàu sân bay Nimitz và không bao giờ
được nhận một nhiệm vụ tương tự tình huống chạm mặt đáng nhớ trên Thái
Bình Dương nói trên. Fravor sau đó được điều động đến Vùng Vịnh tham gia
chiến dịch yểm trợ cho quân đội trong chiến tranh Iraq.
Nguyễn Hoàng
Quân đội Zimbabwe tuyên bố kết thúc binh biếnQuân đội Zimbabwe thông báo kết thúc cuộc binh biến dẫn đến việc ông Mugabe từ chức, cho phép quá trình chuyển tiếp quyền lực diễn ra suôn sẻ.
"Các cơ quan phòng vệ và an ninh thông báo kết thúc Chiến dịch Khôi phục Kế thừa", AFP
dẫn lời Phillip Valerio Sibanda, chỉ huy quân đội quốc gia Zimbabwe,
nói với báo giới hôm nay. "Quốc gia của chúng tôi đã bình thường trở
lại. Chúng tôi muốn cảm ơn người dân Zimbabwe vì đã ủng hộ, kiên nhẫn và
thông cảm trong 5 tuần diễn ra chiến dịch".
Ông Sibanda kêu gọi người dân Zimbabwe tiếp tục cảnh giác "trước những kẻ xấu, phá hoại".
"Các cơ quan an ninh và phòng vệ đề nghị toàn bộ người dân Zimbabwe cảnh
giác, thông báo về mọi vật thể hoặc cá nhân khả nghi với cơ quan hành
pháp", ông Sibanda cho biết.
Theo ông Sibanda, các thành viên nhóm G40 đang ở nước ngoài và nói xấu
đất nước nhằm phá hoại hòa bình và sự yên ổn tại Zimbabwe. G40 là nhóm
ủng hộ bà Grace, vợ cựu tổng thống Robert Mugabe, trong cuộc chiến kế
nhiệm.
Quân đội Zimbabwe tiếp quản các vấn đề về Zimbabwe hôm 15/11 do căng
thẳng trong nội bộ đảng cầm quyền ZANU-PF tăng cao, liên quan đến việc
chọn người kế nhiệm ông Mugabe. Động thái này diễn ra không lâu sau khi
ông Mugabe sa thải cấp phó Robert Mnangagwa, mở đường để bà Grace lên
làm tổng thống.
ZANU-PF sau đó sa thải ông Mugabe khỏi vị trí lãnh đạo đảng, bầu ông
Mnangagwa thay thế. Ông Mnangagwa tuyên thệ nhậm chức tổng thống hôm
24/11, tuyên bố sẽ bảo vệ người dân Zimbabwe và khôi phục nền kinh tế.
Như Tâm
Bangladesh: Giẫm đạp tại đám tang khiến 10 người thiệt mạng
10 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong vụ giẫm đạp tại
đám tang một chính trị gia tại thành phố Chittagong, miền Nam
Bangladesh.
"Chúng tôi có thể xác nhận là 10 người đàn ông đã thiệt mạng", AFP dẫn lời cảnh sát trưởng Iqbal Bahar. Ông nói thêm rằng đây dường như là "vụ tai nạn".
Trong khi đó, một cảnh sát khác khẳng định số người thiệt mạng có thể lên đến con số 15.
Đám tang do đảng Awami League của ông Chowdhury tổ chức theo nghi lễ Hồi giáo của gia đình. Khoảng 100.000 người đã có mặt để tham dự tiệc và lễ cầu nguyện. Sĩ quan cảnh sát Masum Billah nói rằng ít nhất 20 cảnh sát đã phải dùng vũ lực để kiểm soát đám đông và ngăn cản những hành vi gây hại. Những hình ảnh trên truyền hình cho thấy lượng lớn giày dép ở nơi tổ chức đám tang, cùng hàng loạt chậu hoa trang trí bị vỡ vụn do đám đông. Những thành viên trong gia đình ông Chowdhury đã đến bệnh viện thăm hỏi người bị thương. Cùng với chính quyền địa phương, họ khẳng định sẽ hỗ trợ tài chính cho gia đình những người thiệt mạng. Chùm ảnh chính trường Ukraine chao đảo vì "huynh đệ tương tàn"
11:15' 18/12/2017 (GMT+7)
|
(VnMedia) - Khoảng
5.000 người ủng hộ Nhà lãnh đạo đối lập Mikheil Saakashvili đã tràn về
thủ đô Kiev của Ukraine ngày hôm qua (17/12) với lời kêu gọi lật đổ Tổng
thống Petro Poroshenko. Lực lượng biểu tình hùng hậu này đã tìm cách
chiếm giữ một tòa nhà.
Ảnh 1/13
Hình ảnh cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ngày hôm qua (17/12)
Những người ủng hộ ông Saakashvili đã
diễu hành khắp thủ đô Kiev và sau đó kéo về tụ hội với cựu Tổng thống
Gruzia cũng là cựu tỉnh trưởng của Ukraine – ông Saakhashvili ở Quảng
trường Độc lập để tiến hành cuộc biểu tình kêu gọi luận tội Tổng thống
Petro Poroshenko.
"Tôi đang đề nghị ông Poroshenko tiến
hành đàm phán với người dân để thảo luận chỉ một điều: sự ra đi của ông
ấy cũng như việc loại bỏ các nhân vật đầu sỏ chính trị khỏi bộ máy quyền
lực”, ông Saakashvili đã phát biểu như vậy trước đám đông người ủng hộ.
Cựu Tổng thống Gruzia sau đó đã đề xuất
thiết lập một đại bản doanh của lực lượng biểu tình ở Cung điện Tháng
Mười (October Palace) – một trung tâm hội nghị và biểu diễn nghệ thuật
nhìn ra Quảng trường Độc lập.
Những người biểu tình ngày hôm qua đã
ném vỡ hàng loạt cửa sổ và tìm cách phá vỡ cửa ra vào của Cung điện
Tháng Mười nhưng cảnh sát sau đó đã ngăn chặn kịp thời, không để lực
lượng này tràn vào chiếm đóng khu vực.
Giới chức thành phố cho biết, hành động
phá hoại và tìm cách chiếm đóng Cung điện Tháng Mười của người biểu tình
diễn ra đúng thời điểm có hàng trăm trẻ em đã tham dự một sự kiện ở đó.
Bộ Nội vụ Ukraine cho hay, hơn 30 sĩ
quan cảnh sát đã bị thương trong cuộc đụng độ với những người biểu tình
ủng hộ ông Saakashvili. Lực lượng biểu tình bị tố cáo đã bắn hơi cay và
ném pháo sáng, chai lọ về phía cảnh sát.
Sau khi nỗ lực xâm nhập vào tòa nhà của
lực lượng biểu tình thất bại, cựu Tổng thống Gruzia Saakashvili đã thay
đổi cách thức hành động, quay ra kêu gọi hòa bình.
Một số nhà ngoại giao phương Tây ở Ukraine đã lên tiếng chỉ trích hành động bạo lực và chiếm tòa nhà của người biểu tình.
Đại sứ Canada tại Ukraine – ông Roman
Waschuk đã bình luận trên Twitter rằng “những nỗ lực nhằm chiếm đóng và
phá hoại các tòa nhà công cộng là hành động vi phạm quyền được tiến hành
biểu tình hòa bình”. Đại sứ Anh tại Ukraine Judith Gough cũng chia sẻ
lập trường của ông Waschuk.
Vụ việc mới nhất nói trên tiếp tục phơi
bày mâu thuẫn ngày càng bị khoét sâu giữa những người từng là đồng minh
thân thiết một thời trong cuộc chiến chống lực lượng ly khai ở miền đông
Ukraine và chống Nga.
Những gì đang diễn ra trên chính trường
Ukraine hiện nay khiến không ít người bất ngờ bởi sự đảo chiều hoàn toàn
trong mối quan hệ của những nhân vật hàng đầu. Họ từng là đồng minh gắn
bó chặt chẽ với nhau và trong chốc lại trở thành kẻ thù không đội trời
chung.
Cựu Tổng thống Gruzia Saakashvili là
người ủng hộ nhiệt thành cho chính quyền Kiev hiện thời ngay từ những
ngày đầu nổ ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine năm 2014.
Ông Saakashvili từng được Tổng thống
Petro Poroshenko “thưởng” cho những nỗ lực của mình bằng việc bầu ông
này làm Thống đốc khu vực Odessa quan trọng của Ukraine hồi tháng 5 năm
2015. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Gruzia nói tiếng Nga thành thạo này đã
tuyên bố từ chức chỉ sau 6 tháng cầm quyền với lý do bất mãn. Ông
Saakashvili cáo buộc Tổng thống Ukraine và các thành viên trong nội các
của ông này ngăn cản không cho ông thực hiện công việc chống tham nhũng.
Ông Saakashvili từng thẳng thừng tuyên
bố: “Chúng tôi sẽ tạo ra một lực lượng chính trị rộng khắp, đặt ra một
cương lĩnh cho lực lượng mới với mục tiêu là lật đổ bộ máy lãnh đạo
chính trị hiện nay”. Ông Saakashvili còn nhấn mạnh, ông rất nghiêm túc
về kế hoạch lật đổ Tổng thống Poroshenko và đưa Ukraine đi theo một tiến
trình mới.
Ông Saakashvili từng là một ngôi sao
sáng trên chính trường Gruzia và được Mỹ đánh giá cao vì đã có công
trong việc quét sạch nạn tham nhũng trong lực lượng cảnh sát Gruzia và
đưa đất nước này đi trên con đường minh bạch về kinh tế.
Tuy nhiên, thất bại thảm hại của Gruzia
trong cuộc chiến 5 ngày với Nga năm 2008 đã khiến uy tính của ông
Saakashvili suy giảm đến mức ông bị đánh bại dễ dàng trong cuộc bầu cử
năm 2012 và trở thành mục tiêu của một loạt cuộc điều tra mà ông cáo
buộc là có động cơ chính trị.
Cựu Tổng thống Gruzia rời đất nước, đến
Ukraine và lao vào cuộc cách mạng Maidan ở đây với tư tưởng chống Nga
mạnh mẽ. Ông Saakashvili và ông Poroshenko là những người quen biết lâu
năm của nhau và cả hai đều từng tốt nghiệp trường Đại học Quốc gia Taras
Shevchenko ở thủ đô Kiev hồi đầu những năm 1990. Nga từng xem việc
Ukraine bổ nhiệm “kẻ thù” của mình làm người đứng đầu Odessa là một ví
dụ cho thấy sự “vây cánh” trong chính quyền Poroshenko và ông
Saakashvili được báo chí Nga miêu tả là một kẻ chạy trốn. Tuy nhiên, sau
một thời gian trở thành đồng minh thân thiết của nhau và cùng ra sức
chống Moscow, hai ông này giờ đây lại quay lưng, trở thành “kẻ thù” của
nhau.
Hồi tháng Bảy, Tổng thống Poroshenko đã
ra một sắc lệnh tước bỏ quốc tịch Ukraine của ông Saakashvili. Thủ tướng
Nga Dmitry Medvedev khi đó đã miêu tả việc Kiev tước bỏ quốc tịch của
ông Saakashvili như là một “vở bi hài kịch kỳ lạ”.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Mất điện tại sân bay bận rộn nhất thế giới, 1.000 chuyến bay bị hủyVTV.vn - Dù tình trạng mất điện tại sân bay Hartsfield-Jackson tại Atlanta (Mỹ) đã được khôi phục nhưng hậu quả của sự cố này gây ra không phải là nhỏ.Sân bay Hartsfield-Jackson tại Atlanta (Mỹ) - một trong những sân bay đông đúc nhất thế giới - đêm 17/12 theo giờ Việt Nam đã bị mất điện hoàn toàn, khiến một phần hoạt động gần như "đóng băng", ảnh hưởng hàng chục nghìn người. Mặc dù cho tới thời điểm này, hệ thống điện của sân bay đã được khôi phục nhưng hậu quả tình trạng này gây ra không phải là nhỏ.Đã có ít nhất 1.000 chuyến bay bị hoãn hoặc hủy đúng dịp Giáng sinh - nhu cầu đi lại đặc biệt cao. Ngoài ra, cách sân bay xử lý sự cố của lực lượng quản lý sân bay cũng không được lòng hành khách.
Hành khách mắc kẹt la liệt ở sân bay. (Ảnh: EPA)
Ông Brain Clifford - một hành khách khác nói: "Đây là sân bay lớn nhất nước Mỹ nên cũng rất rắc rối khi gặp có sự cố. Tuy nhiên, hành khách không nhận được bất cứ phản hồi nào từ sự cố thì thật khó chấp nhận".
Các máy bay mắc kẹt trên đường băng (Ảnh: EPA)
Chính phủ Mỹ từng rót hơn 22 triệu USD để nghiên cứu UFO và đây là bằng chứng về người ngoài hành tinh họ đã tìm thấy
Tấn Minh |
Một số nguồn tin mới đây cho biết từ 2008 đến 2012, Lầu Năm Góc đã bí mật chi hơn 22 triệu USD vào một chương trình phân tích UFO theo lệnh của cựu Thượng nghị sĩ Harry Reid.
Theo Gizmodo,
Lầu Năm Góc đã tiến hành chương trình này sau khi xem xét hàng loạt các
hiện tượng không thể giải thích được, với nghi vấn rằng chúng có thể là
công nghệ tiên tiến phát triển bởi nước ngoài hoặc thậm chí là người
ngoài hành tinh đang tìm cách do thám hành tinh của chúng ta.
Trong
nhiều năm, chương trình này đã cử nhiều nhà thầu liên bang đi khắp mọi
miền nước Mỹ và cả trên thế giới, cố gắng xác định các hiện tượng không
thể giải thích được, giống như cặp đôi Mulder và Scully trong series
phim nổi tiếng X-Files.
Chương
trình bí mật chưa được phân loại này có tên gọi đầy đủ là "Advanced
Aerospace Threat Identification Program" (AATIP), nhận được nguồn ngân
sách lên đến 22 triệu USD từ năm 2008 đến 2012, trong đó phần lớn số
tiền trên được chuyển đến công ty Bigelow Airspace.
Công
ty này được sở hữu bởi một người bạn của Cựu Thượng nghị sỹ Mỹ Harry
Reid là Robert Bigelow, và một điều trùng hợp nữa là chương trình này
trước đó đã được thông qua bởi các Thượng nghị sỹ (nay đã mất) Ted
Stevens và Daniel Inouye.
Số tiền 22
triệu USD cho phép các nhà thầu có thể xây dựng một nhà kho bí mật tại
Nevada nhằm chứa các vật thể được cho là thu được từ các UFO, cũng như nghiên cứu lời khai của các nhân chứng.
"Dưới
sự chỉ đạo của Bigelow, công ty đã chỉnh sửa các toà nhà tại Las Vegas
để làm chỗ chứa cho các hợp kim và các nguyên liệu khác mà ông Elizondo
và các nhà thầu chương trình nói rằng được thu hồi từ các vật thể bay
không xác định.
Các nhà
nghiên cứu còn tìm hiểu về những người tuyên bố họ từng tiếp xúc (với
người ngoài hành tinh) để xem họ có sự thay đổi nào về mặt sinh lý hay
không. Chưa hết, các nhà nghiên cứu còn nói chuyện với các quân nhân cho
biết từng thấy các máy bay lạ".
Thượng
nghị sỹ Reid từ trước đến nay đã rất quan tâm đến UFO, và chẳng có gì
lạ khi chương trình này được chỉ đạo bởi một con người kỳ lạ, cùng một
ông bạn "nối khố" có khả năng thực hiện các hợp đồng béo bở với chính
phủ.
Các quan chức liên bang trước
đây cũng từng thực hiện rất nhiều vụ điều tra về UFO, nhưng kết quả thu
được lại chẳng bao nhiêu, nổi bật là dự án 1947-1969 Project Blue Book.
Nhưng
theo tờ Times thì Reid sau đó cho rằng AATIP đã phát hiện ra nhiều điều
khác thường nên yêu cầu phải được tăng cường an ninh để bảo vệ chương
trình này, yêu cầu Phó Bộ trưởng Quốc phòng xếp AATIP vào danh sách
"chương trình giới hạn truy cập đặc biệt" để chỉ một số ít các quan chức
chính phủ có thể can thiệp được.
Các
nhà phân tích của AATIP khẳng định các chứng cứ thuyết phục về các vật
thể không xác định cho thấy chúng sử dụng một loại công nghệ động cơ đẩy
thế hệ mới, và Mỹ hoàn toàn không có khả năng phòng vệ nếu chúng có
thái độ thù địch nhằm vào nước này.
Tất
nhiên, yêu cầu giới hạn truy cập bị từ chối, và chương trình này cuối
cùng bị huỷ bỏ để... đỡ tốn tài nguyên quốc gia bởi không có khám phá
nào mới hơn. Ngay cả Reid cũng đồng ý rằng AATIP đã đến hồi kết thúc dù
quả thực chương trình này đã có những phát hiện gây hoang mang dư luận.
Một
trong những tài liệu liên quan AATIP cho thấy một vụ việc vào năm 2004,
trong đó hai chiếc máy bay F/A-18F Super Hornet đã được điều đi để xác
định "một máy bay bí ẩn" được tàu USS Princeton phát hiện ngoài biển.
UFO
này được cho là xuất hiện ở độ cao khoảng 24.400 mét, hạ dần độ cao về
phía biển và bay cách mặt nước khoảng 6000 mét. UFO này sau đó có thể đã
tăng độ cao bay mất hoặc hạ thấp xuống dưới mức radar có thể quét được.
Ở thời điểm đó, hệ thống radar
SPY-1 của USS Princeton là một trong những hệ thống radar chiến thuật
tinh vi và mạnh nhất hành tinh.
Hai
phi công là Trung tá David Fravor và Trung uý Jim Slaight đã bay đến vị
trí UFO, gần đến nỗi trên màn hình radar, kí hiệu hai máy bay của họ
trùng hẳn với kí hiệu của UFO.
Họ thấy mặt biển có vẻ bị xẻ đôi, và "lượn trên mặt nước khoảng 15 mét là một chiếc máy bay màu trắng, dài khoảng 12 mét, hình oval.
Chiếc
máy bay này "nhảy" một cách thất thường, nổi trên một làn sóng xung
động nhưng không di chuyển theo một phương bất kỳ nào. Sóng xung động
này trông như một bọt xà phòng, như thể nước đang sôi lên vậy".
Khi máy bay tiến lại gần, Fravor cho biết "nó tăng tốc theo cách mà tôi chưa thấy bao giờ" và biến mất.
Thế
nhưng sự việc còn kỳ quái hơn khi máy bay anh vừa định rút lui tới một
điểm khác cách đó khoảng 96km thì vật thể này lại xuất hiện trên radar
chừng 1 phút. Các bạn có thể xem vụ việc trong video dưới đây.
Đây không hẳn là chứng cứ về người ngoài hành tinh, và có thể có những lời giải thích hợp lý hơn cho vụ việc này.
Tuy
nhiên nếu những mô tả của David Fravor là chính xác và không phải do
anh này bị ảo giác, thì nó thực sự là một thách thức đối với trình độ kỹ
thuật lẫn hiểu biết của con người hiện nay về vật lý học; cho thấy đây
có phải là tác phẩm của một quốc gia nào đó cực kỳ tiến bộ về kỹ thuật
hàng không, hay... của người ngoài hành tinh.
Do đó, không quá ngạc nhiên khi một người như Harry Reid hứng thú tìm hiểu về hiện tượng này như vậy.
Và Reid cho rằng khoản tiền chi cho chương trình này là hoàn toàn hợp lý: "Tôi
không thấy hổ thẹn hay cảm thấy có lỗi vì khởi xướng ra việc này. Tôi
nghĩ đây là một trong những điều tốt mà tôi đã thực hiện trong sự nghiệp
chính trị của mình. Tôi đã làm một việc chưa ai từng làm".
Một
trong những nhà nghiên cứu tham gia chương trình, sỹ quan tình báo quân
đội Luis Elizondo, người đã từ chức sau khi chương trình bị huỷ bỏ, đã
tiết lộ với tờ Times rằng một người khác tại Lầu Năm Góc đã tiếp quản chương trình điều tra các vật thể bay này.
Theo Reuters, người
phát ngôn Bộ Quốc phòng Laura Ochoa từ chối bình luận về việc liệu
chương trình này có còn tiếp tục hay không, vị này cho biết:
"Bộ
Quốc phòng rất nghiêm túc trong việc đánh giá mọi mối đe doạ tiềm tàng
đối với người dân, tài sản và sức mệnh của nước Mỹ, và sẽ hành động bất
kỳ khi nào các thông tin đáng tin cậy được phát hiện".
theo Vnreview
Phát hiện ngôi sao thứ 8 của hệ sao giống hệ Mặt Trời
Các nhà khoa học tại NASA đã tìm thấy
một hệ sao có số lượng hành tinh bằng với hệ Mặt Trời của chúng ta.
Nhờ có
trí tuệ nhân tạo (AI) trong một dự án hợp tác với Google, Cơ quan Hàng
không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện một hệ sao có chứa 8 hành tinh giống
như hệ Mặt Trời, được đặt tên là Kepler-90, cách Trái Đất khoảng 2.545
năm ánh sáng.
So sánh hệ sao Kepler 90 và hệ Mặt Trời. Ảnh:NASA.
Trước
đây, giới khoa học đã biết hệ sao Kepler-90 có 7 hành tinh. Nhưng ngày
nay, nhờ có kỹ thuật mới, các nhà khoa học tại NASA đã phát hiện ra hành
tinh thứ 8 gọi là Kepler 90i.
Hành
tinh đá này bay theo quỹ đạo vòng xung quanh sao chủ với chu kỳ 14,4
ngày. Phát hiện được công bố trên Astrophysical vào hôm 15/12.
"Kepler-90
giống như một phiên bản thu nhỏ của hệ Mặt Trời. Nó có những hành tinh
nhỏ nằm ở phía trong và những hành tinh lớn hơn nằm ở bên ngoài, tuy
nhiên khoảng cách giữa các hành tinh lại gần hơn" - Andrew Vanderburg – thành viên nhóm nghiên cứu tại Đại học Texas ở Austin (Mỹ) - cho biết.
Kính thiên văn Kepler của NASA đã bắt đầu công cuộc tìm kiếm các ngoại hành tinh từ năm 2009. Cho đến nay, nó đã phát hiện được hàng nghìn hành tinh lớn nhỏ khác nhau trong vũ trụ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hành tinh đang nằm ẩn nấp trong khối dữ liệu thu được mà chúng ta chưa nhận ra.
Kính
thiên văn Kepler phát hiện được các hành tinh khi chúng di chuyển đi
qua phía trước của ngôi sao chủ, khiến cho độ sáng của ngôi sao này giảm
xuống.
Đôi
khi tín nhiệu nhận được từ các hành tinh rất yếu và không rõ ràng. Đó
là lúc hành tinh có thể đang đi qua phía trước của một ngôi sao hay
thiên thể khác. Nhờ sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo của Google, NASA
đã có khả năng sàng lọc dữ liệu hiệu quả hơn.
"Chúng
tôi đã phát hiện ra nhiều điều thú vị ẩn chứa trong đống dữ liệu thu
được từ Kính thiên văn Kepler. Đó là một kho báu để các nhà nghiên cứu
tìm hiểu sâu hơn trong tương lai nhờ vào các công nghệ tiên tiến hơn" - Paul Hertz - Giám đốc Phòng Vật lý Thiên văn của NASA ở Washington (Mỹ) - cho biết.
Thần đồng thiên văn học đã làm thay đổi toàn bộ nhận thức về vũ trụ
Thứ Hai, ngày 18/12/2017 17:00 PM (GMT+7)
|
Nhận xét
Đăng nhận xét