MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC 47 (Quảng Nam)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Quảng Nam
là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam có 125 km bờ
biển kéo dài từ Điện Ngọc (giáp bãi biển Non Nước, thành phố Đà Nẵng)
đến giáp vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), với nhiều bãi tắm đẹp lý
tưởng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp được Unesco công nhận là di sản
thế giới cho nên thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế ghé
thăm. Sau đây là những điểm thăm quan không thể bỏ qua khi du lịch Quảng Nam
Đô thị cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ … những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo … Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động mang những nét đặc trưng nhất của các phong cách nghệ thuật Chămpa.
Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.
Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007. Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).
Mỗi dải đá đen tuyền lấp lánh như than đá trải dài trên bờ cát, bao quanh mũi An Hoà khoảng 3km, đó là Bàng Than(hay Bàn Than). Từng là lớp đá xếp chồng lên nhau, đó là những phiến thạch có nguồn gốc trầm tích biển.Nước và sóng biển xâm thực vào dải đá tạo thành những hình thù lạ mắt, kết hợp với hững vân đá trở thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo của tạo hoá.
Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng,
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi.
Dòng sông Thu Bồn thơ mộng chảy qua nhiều cụm núi đá, trong đó có Hòn Kẽm Đá Dừng như hai ngọn núi đá nhô ra, tắm mình trên sông nước, để rồi theo dòng chảy của thời gian, Hòn Kẽm Đá Dừng như được bàn tay của tạo hoá nắn nót thành những hình nét kỳ bí, ẩn mình trên những phiến đá, hoà quyện với thiên nhiên; cây rừng, sương mù, nắng ấm.
Bãi Biển Cửa Đại cách trung tâm Phố Cổ Hội An khoảng 5 km là nơi con Sông Thu Bồn đổ ra biển lớn. Bãi Biển Cửa Đại được xem là “nét duyên con gái” của mẹ hiền Hội An. Suốt cả ngày lẫn đêm, Cửa Đại có một nét đẹp riêng làm đắm lòng du khách phương xa…
Biển Cửa Đại nước trong xanh, cát biển trắng. Dưới ánh nắng, biển càng thêm trong, cát càng thêm trắng. Những nhà đầu tư resort cao cấp tại đây cho biết đó là một trong những lý do để họ chọn lựa. Cửa Đại có nét duyên mà khách du lịch càng khám phá càng thấy hấp dẫn
Bãi tắm Hà My
Bãi tắm Hà My được ví như nàng tiên đang ngủ vừa được đánh thức trong vài năm gần đây. Bãi tắm này hấp dẫn khách du lịch không chỉ bởi sự hoang sơ, sạch đẹp của cát trắng, rừng dương và bầu không khí trong lành mà còn bởi nhiều loại đặc sản tươi nguyên từ lòng biển.
Bãi biển Tam Thanh
Cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 07 km về phía đông, Tam Thanh là một bãi tắm sạch đẹp, trong lành. Biển Tam Thanh là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch: bãi biển đẹp với bờ cát chạy dài hàng cây số, chưa bị ô nhiễm bởi quá trình phát triển công nghiệp và nằm trong địa bàn Khu Kinh tế Mở Chu Lai đầy tiềm năng.
Bãi biển này là một trong những điểm đến hấp dẫn để quý khách lựa chọn trong hành trình khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn của vùng đất Quảng Nam. Bãi biển Tam Thanh luôn đầy ắp nắng và sóng biển, là địa chỉ hấp dẫn cho du khách trong những kỳ nghỉ hè.
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì tên Trà Kiệu được xuất phát từ cách gọi Chùm Chà chỉ những người Chiêm Thành. Chữ Chà phía sau đọc trại thành Trà còn chữ Kiệu có thể hiểu rằng người ở nơi xa đến, ý chỉ những người đàng Ngoài vào lập nghiệp tại vùng đất này.
Vào năm 1927-1928, dưới sự chỉ đạo của J.Y.Claeys, Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã tiến hành cuộc khai quật ở Trà Kiệu. Theo miêu tả của Claeys, chu vi của toà thành vào khoảng 4000m. Ông còn tìm thấy một dãy những bức tường gạch được gọi là hoàng thành. Ông còn tìm thấy nhiều đền, tháp, các tác phẩm điêu khắc, văn bia có giá trị lớn ở 2 ngôi làng: Chiêm Sơn Đông và Chiêm Sơn Tây nằm kế cận kinh thành Trà Kiệu xưa.
Nhóm tháp Khương Mỹ gồm 3 tháp xếp thành một hàng theo trục bắc- nam, cửa ra vào hướng đông, là kiểu tháp truyền thống của Chămpa với mặt bằng vuông, mái thấp, gồm 3 tầng, mà tầng trên cùng là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Trên cùng là chóp tháp làm bằng sa thạch.
Theo nhà khảo cổ học Pháp P. Stern, lần đầu tiên kiến trúc Chămpa xuất hiện ở Khương Mỹ một số mô típ trang trí của nghệ thuật Khmer. Kiểu cành lá uốn cong vểnh lên ở đầu mút, lá có rảnh sâu; các hình thoi nối tiếp nhau bởi đường chéo và các đóa hoa cách điệu là đặc trưng của nghệ thuật Khmer cuối thế kỷ IX- đầu thế kỷ X. Phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở Khương Mỹ được đưa về trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Chămpa Đà Nẵng. Một pho tượng thần Vishnu có 4 tay hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh.
Phố cổ Hội An cũng là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống rất đáng tự hào như gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng… nhưng làm nên dấu ấn độc đáo của khu đô thị cổ chính là nghề làm đèn lồng ở Hội An. Nghề làm đèn lồng Hội An được vinh danh là làng nghề tiêu biểu Việt Nam trong tổng số 9 làng nghề truyền thống trong cả nước được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng năm 2011.
Làng Chiếu Bàn Thạch
Từ thị trấn Nam Phước – huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đi về hướng Đông khoảng 5 km, du khách sẽ bắt gặp những bãi đay xanh tốt nằm dọc hai bờ hữu ngạn con sông Thu Bồn. Đây là nguồn nguyên liệu chính của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch.
Làng Lụa Duy Trinh
Làng lụa Duy Trinh nổi tiếng không kém những vùng khác. Trong lịch sử, ở thời điểm hưng thịnh của ngành trồng dâu, nuôi tằm tại địa phương, diện tích dâu lên đến 160ha và gần 200 hộ gia đình tham gia nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa và dệt vải. Đến thăm làng nghề, du khách sẽ được tận mắt quan sát các công đoạn và thao tác để tạo ra những dải lụa mềm mại nổi tiếng.
Làng Trống Lâm Yên
Khởi thuỷ về một làng nghề này thì không ai nhớ là nghề làm trống ở Lâm Yên có từ bao giờ. Từ bao đời nay khi đến những mùa lễ hội:” Cử chinh cổ” người dân Ðại Lộc nói riêng và vùng lân cận Ðiện Bàn, Duy Xuyên…thường nhắc đến câu ca:” Trống Lâm Yên– Chiêng Phước Kiều“.Đa phần các hộ làm trống ở Ấp Nam hiện nay là người họ Phan. Chỉ cần nhắc đến dòng họ này, người dân nơi đây liền liên tưởng ngay đến những người suốt ngày “khoai chiêng, gõ trống”, làm nên thứ âm thanh đặc trưng không thể lẫn so với những làng quê khác.
Làng Gốm Thanh Hà
Du khách đến phố cổ Hội An thường thấy các bà các chị hàng rong bày bán những con thổi hay những quà lưu niệm khác được chế tác từ đất nung. Đó chính là những món quà từ làng gốm Thanh Hà – làng gốm có hơn 500 tuổi ở Hội An.
Làng nghề đúc đồng Phước Kiều
Làng đúc đồng Phước Kiều (thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) là làng nghề truyền thống lâu đời nhất của tỉnh Quảng Nam. Hơn 400 năm qua, những thế hệ nghệ nhân của làng nghề không những giữ được nghề mà còn đưa các sản phẩm vươn ra thế giới.
Nghề đúc đồng ở Phước Kiều được hình thành do một người tên là Dương Tiền Hiền di cư từ Thanh Hóa vào truyền dạy. Cuối thế kỉ 18, ở đây đã hình thành hai khu vực là phường tạc tượng Đông Kiều và phường chú tượng Phước Kiều. Đến đầu thế kỉ 19, triều Nguyễn sát nhập 2 phường lại thành “xã hiệu Phước Kiều”, còn được gọi là làng đúc đồng Phước Kiều .
Di tích lịch sử ở Quảng Nam
7. Giếng Nhà Nhì (còn gọi là Ao 7 dũng sĩ Điện Ngọc)
Thuộc thôn 5, xã Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, cách thành phố Hội An 15 km về phía Bắc theo đường Hội An - Đà Nẵng.
Đây là khu di tích ngoài trời gồm: một giếng cạn, xung quanh có bờ mương và hàng dương chạy dài bao bọc, gần bên là một tượng đài được xây dựng uy nghi tượng trưng cho khí thế cách mạng. Nơi đây đã diễn ra trận đánh không cân sức của 7 chiến sĩ đặc công với 2 đại đội biệt kích và 3 trung đội của Mỹ ngụy. Khu di tích được công nhận là khu di tích quốc gia
“Thương nhau múc bát chè xanh
Làm tô mì Quảng mời anh xơi cùng”
Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Nước nhưng dùng cho mì Quảng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo loại mì mà thực khách muốn dùng. Mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm tự nhiên và thịt heo tươi. Nếu là mì gà hoặc mì cá lóc, thì nguyên liệu phải được thái vừa phải, tách xương riêng để nấu nước dùng, ướp thịt và nấu như mì truyền thống.
Rau dùng cho Mì Quảng là những loại rau có mùi vị đặc biệt. Người Quảng khi làm mì thì dùng rau Trà Quế gồm cải con (tức là cải vừa nhú mầm), rau húng lủi, rau quế xanh (chứ không phải loại quế cọng đỏ dùng cho phở), xà lách, và đặc biệt là phải có hoa chuối thái mỏng. ngoài ra còn có các loại phụ liệu không thể thiếu là hành lá, ớt xanh, bánh tráng gạo mè, chanh, nước mắm ớt được làm từ cá cơm (dùng để nêm thêm cho vừa khẩu vị của từng người) và đậu phụng rang giã nhỏ.
Mì Quảng là một món ăn đặc trưng và phổ biến bậc nhất ở Quảng Nam. Không một khu phố, làng mạc, chợ búa, ngóc ngách nào ở Quảng Nam là không bán mì Quảng. Nhưng có một điều đặc biệt là: có thể có người Bắc suốt đời chưa từng nấu phở, có thể có người Nam từ bé tới giờ chưa từng nấu hủ tiếu, nhưng chắc chắn chưa có người Quảng nào chưa từng nấu mì Quảng tại gia.
Hoành thánh
Hoành thánh được chế biến với nhiều biến tấu khác nhau như hoành
thánh chiên, hoành thánh súp, hoành thánh mì, song hoành thánh chiên
dường như là món ăn yêu thích nhất của đa số thực khách khi chọn làm món
khai vị cùng với nem, chả.
Nếu hoành thánh súp mang đến hương vị ngọt thanh, hoành thánh mì đem lại cảm giác mới lạ bởi một ít mì sợi hòa quyện cùng chút sa tế, vài tép mỡ rán vàng nằm ngay ngắn trong tô, thì hoành thánh chiên gây thích thú cho thực khách bởi vị giòn, béo ngậy của vỏ bánh cùng nước sốt đậm đà. Vị giòn rụm của vỏ bánh quyện cùng với sốt chua cay từ tôm, thịt xá xíu và rau củ giòn sần sật sẽ khiến bạn khó thể chối từ.
Cao lầu
Song hành cùng hoành thánh, cao lầu xứng đáng là món ăn đem lại dư vị
hoàn hảo cho thực khách khi đến thăm Hội An. Cao lầu không phải là món
bún, cũng chẳng giống món phở. Dù có một vài nét tương đồng với mì
Quảng, nhưng cao lầu lại được chế biến công phu hơn nhiều. Để sợi mì
được vàng và ngon, người ta phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm
gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là
nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước
mát lạnh.
Cao lầu không cần nước lèo, nhưng ngon hay không phần nhiều phụ thuộc vào nước xíu (được chế biến từ thịt heo đùi).
Miếng cao lầu khô được cắt thành hình vuông và chiên giòn. Vị giòn rụm của miếng cao lầu chiên khiến cho tô cao lầu trở nên vô cùng cuốn hút. Người ta thường ăn cao lầu với giá trần nước sôi, rau sống và ớt xanh.
Gà tre nướng
Muốn thưởng thức gà ngon đúng điệu phải tìm về với chân đèo Le ở vùng đất Quế Sơn.
Các món được chế biến từ gà tre đèo Le rất đa dạng, từ nướng, hấp hành, rô ti đến luộc… nhưng thơm ngon và dậy vị nhất chính là món gà nướng.
Gà được chế biến để nguyên con, bên dưới là rau răm để trộn với thịt, bên trên là hành tím đập dập và lá chanh xắt nhỏ. Mới chỉ ngửi thôi đã ứa cả nước miếng rồi.
Ăn gà đèo Le là phải ăn bằng tay mới ngon vậy nên ở đây người ta phục vụ món ăn theo phong cách “tự xử”. Thực khách sẽ tự cắt thịt rồi trộn với rau răm.
Gà đèo Le được nuôi thả tự nhiên chứ không nhốt trong chuồng nên thịt gà chắc, ngọt nhưng vẫn rất mềm. Thịt gà sau khi chế biến có thể nhai được cả xương, ăn kèm muối tiêu, ớt xiêm thơm mà cay đúng chất Quảng Nam.
Đặc biệt, gà được chế biến bằng nước ngầm của suối nước Mát nên lại càng ngon ngọt hơn.
Bê thui Cầu Mống
Một trong những đặc sản ở Quảng Nam xếp ngang hàng với mì Quảng là bê
thui Cầu Mống. Muốn thưởng thức bê thui Cầu Mống chính hiệu thì phải
đến với mảnh đất Điện Bàn.
Quả thật không ở đâu có thể sánh kịp với bê thui ở Cầu Mống (Điện Phương, Điện Bàn). Cái vị bê tái ngòn ngọt, dai dai, bùi bùi, thịt màu hồng đào bắt mắt, da giòn rùm rụm, hay chén mắm cái thơm lừng, cay nồng của ớt, âm ấm của gừng làm “ngây ngất” vị giác của thực khách.
Nếu như ở miền Bắc món bê thui chỉ được phục vụ cùng với vài lát khế và bát nước tương thì ở Cầu Mống bê thui lại trở nên đặc biệt hơn bởi những gia vị ăn kèm.
Bê được chọn vừa đủ lớn để thịt không nhão. Thịt bê thui xong phải có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng rộm nhưng không khô, không dai và không có mùi khói. Mắm phải từ loại mắm cái cá cơm, cá nục nguyên chất. Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ trong các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Những miếng chuối chát cùng nộm đu đủ chua chua, ngọt ngọt sẽ làm món bê thui đượm vị và bớt ngấy hơn.
Cá chuồn kho mít non
Mỗi khi hè về, mít non và cá chuồn lại thường xuyên 'hẹn hò' trên mâm
cơm của người Quảng Nam. Cá chuồn vừa ngon vừa rẻ lại có thể chế biến
thành rất nhiều món khác nhau từ kho, chiên tới nấu canh thậm chí là ăn
gỏi. Trong đó cá chuồn kho mít non là một trong những món ngon mà dân
dã.
Cá chuồn phải chọn con tươi vừa mang từ biển về. Mủ mít non vừa có thể khử mùi tanh của cá chuồn lại vừa làm thịt cá thơm bùi hơn. Mít non đã được luộc chín và xắt miếng vuông cỡ bao diêm. Cá chuồn sau khi làm sạch ruột được ướp với củ nén đập dập, nghệ tươi, hành tím, ớt trái, hạt nêm, tiêu, nước mắm. Ướp khoảng 10 phút rồi đổ nước vừa ngập cá, kho đến khi cá vừa thấm thì cho mít non vào.
Sau cùng chỉ cần đun lửa liu riu để nước kho cá ngấm vào miếng mít.
Cháo lươn xanh
Có dịp đến làng Bình Định, Thăng Bình (Quảng Nam), du khách có lẽ khó
cầm lòng với món đặc sản dân dã từ bao đời nay: cháo lươn xanh hay còn
gọi là cháo lươn gạo si.
Vì ăn cháo lươn với cải xanh nên người dân ở đây gọi là cháo lươn xanh. Món lươn xanh được nấu bằng gạo si, một giống lúa địa phương có từ rất xa xưa, dẻo, thơm và có vị ngọt bùi rất riêng.
Khi ăn, người xứ Quảng có hai cách. Có người bỏ luôn một lần cải và các lọai rau, bánh tráng bẻ nhỏ vào tô cháo vừa thổi vừa xúc từng thìa đưa vào miệng xuýt xoa. Số khác thong thả bỏ từng cọng cải xanh vào từng thìa cháo để thấy vị cau cau của cải xanh, vị bùi của đậu, vị béo mà thơm nồng của lươn, vị ngọt dịu thoang thoảng mùi hương của cây lúa quê nhà. Nhưng tất cả đều ăn nóng và thỉnh thoảng lại cắn một miếng trái ớt xanh làm cho ai nấy ngồi gần thấy mà thèm muốn ăn.
Bánh tổ
Trong những món ăn chơi ngày tết của người Quảng Nam và cả trên các
mâm lễ dâng gia tiên ngày tết cổ truyền, không thể thiếu bánh tổ.
Bánh tổ còn lấy tên từ chính “ngoại hình” của bánh. Không ai gọi là cái bánh tổ, mà gọi là ổ bánh tổ. Nhìn bề ngoài bánh trông như một chiếc bát, được bọc bằng lớp lá chuối dày dặn. Bánh có màu trắng, ngà, cà phê sữa, hay “đen như cục đường bát” tùy vào loại và lượng đường dùng làm nguyên liệu chế biến. Bên trên phủ một lớp mè (vừng). Cầm ổ bánh tổ lên, khứu giác còn cảm nhận được mùi gừng thơm lừng quện trong hương vị bánh. Bánh tổ có thể để được lâu, ăn dần dà cả tháng.
Mít hông
Đĩa mít hông có đậu phộng rang giã dập, dừa nạo, dầu phộng đã phi
thơm… Chỉ đơn giản thế thôi nhưng món này lại có sức hút đến kì lạ,
khiến thực khách “một lần đến nhiều lần quay lại”.
Những múi mít được dùng để làm mít hông phải là những múi mít có màu vàng ngà ngon mắt của những quả mít già “đúng độ”. Công đoạn quyết định mùi vị của món mít hông chính là khâu làm nhân. Mỗi quán sẽ có một bí quyết riêng để tạo ra hương vị đặc trưng giữ chân khách.
Múi mít hông ăn lúc nóng bốc hơi thơm lừng nơi mũi, khi nhai vị ngọt hòa quyện lan tỏa cùng vị béo bùi của dừa của đậu phộng thật là đáng nhớ! Nếu có dịp tới Tam Kỳ, bạn đừng quên thưởng thức món mít hông đậm đà hương vị này nhé
Xương rồng
Cây xương rồng là món ăn khá phổ biến và có thể coi là đặc sản của
Quảng Nam. Món ăn này có nguyên liệu dễ tìm, hấp dẫn bởi hương vị độc
đáo và cách chế biến không quá cầu kỳ.
Trước khi chế biến, xương rồng cần phải sơ chế bằng cách gọt bỏ phần gai bên ngoài cùng lớp màng xanh, sau đó thái mỏng rồi đem luộc sơ cho bớt nhớt, tới khi những miếng xương rồng chuyển sang màu vàng là được. Những miếng xương rồng này sau đó đem vắt ráo nước là có thể chế biến thành những món ăn ngon tùy thích.
Phổ biến nhất khi du khách có dịp ghé qua đất Quảng Nam chính là món xương rồng xào. Vào những ngày nắng nóng, canh chua xương rồng lại chính là món giải nhiệt hiệu quả. Ngoài ra, người dân xứ Quảng còn sáng tạo thêm một món ăn nữa khá độc đáo là món gỏi xương rồng.
Bánh canh
Bánh canh là món ăn đậm chất nhà quê. Là bánh nên khi thưởng thức phải cảm nhận được cái béo bùi của sợi bánh. Là canh nên nếu thiếu cái đậm đà của nước canh thì không gọi là vừa miệng người sành điệu.
Bánh canh Hội An như một tấu khúc đa thanh ru đầu lưỡi với nhiều biến tấu dựa vào sự thay đổi, gia giảm các nguyên liệu, thêm bớt các loại gia vị cho phù hợp với từng mùa và khẩu vị của từng người ăn.
Bánh xèo
Bánh xèo cũng là món ăn truyền thống của người dân xứ Quảng. Chiếc
bánh thơm phức mùi bột gạo cuốn với rau sống rồi ăn kèm với nước chấm
tuy đơn giản nhưng lại gây "nghiện" cho biết bao người. Bánh xèo Quảng
Nam không giòn như bánh xèo Sài Gòn mà có độ mềm nhất định. Nhân bánh
cũng có phần đơn giản hơn với thịt ba chỉ và tôm đất, hoặc chỉ cần tôm
đất cũng đủ làm nên chiếc bánh ngon.
Bánh xèo đất Quảng thường chỉ được cắt đôi, thậm chí nếu nhỏ còn để nguyên. Chiếc bánh thơm, mềm, nóng hổi được cuốn cùng nhiều loại rau sống nhưng không thể thiếu được lá cải xanh. Vị nhận đắng của cải vừa chống ngấy, vừa đưa đẩy khiến bánh ngon hơn. Khi ăn người ta lấy một miếng bánh cuốn cùng rau sống và bánh tráng rồi chấm với nước chấm pha từ nước mắm cá cơm, gừng và đậu phộng xay nhuyễn. Sự đơn giản này sẽ mang đến cho bạn một bữa ăn tuy dân dã mà vô cùng khó quên.
Bánh tráng đập
Bánh tráng đập hay còn gọi là bánh tráng đập dập là món ăn dân dã, rẻ tiền mà người con xứ Quảng Đà nào cũng biết và ưa thích.
Tại sao có tên là bánh đập, đơn giản thôi, bởi vì bánh này trước khi ăn phải đập. Không phải đánh đập gì mà là dùng tay đập lên 2 thứ bánh tráng nướng và lá mì này. Phần bánh tráng nướng khi đập nhẹ lên sẽ vỡ ra và dính vào lá mì ướt... thế là bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai vừa dòn, vừa dẻo, vừa thơm. Món này ăn ngon không chỉ nhờ bánh tráng mỏng giòn, lá mì tráng mỏng và hương thơm của dầu phộng khử quết vào mà còn nằm ở nước chấm.
Mắm nêm là thứ nước chấm dành riêng cho món ăn dân dã này. Mắm nêm phải là mắm cá cơm pha thật ngon với ớt tỏi, chanh, đường, chút dầu khử với hành phi... và phải có thêm tương ớt Hội An nữa mới đúng điệu.
Phở sắn cá lóc đồng
Về Quảng Nam các bạn đừng quên thưởng thức món ăn "phở sắn cá lóc
đồng", món ăn tuy đơn giản mộc mạc nhưng nó lại mang hương vị đặc trưng
của mảnh đất xứ Quảng.
Bát phở sắn khi ăn có chút dai, bùi của sợi sắn, vị ngọt đậm đà của cá lóc đồng, vị hơi chát của chuối non, mùi thơm của các loại rau húng, tía tô lẫn trong vị cay nồng của ớt. Nhờ đó, món ăn rất đặc trưng, khó lẫn với bất kỳ loại phở nào.
Nem nướng
Nguyên liệu làm món ăn này chỉ đơn giản là thịt heo quê tươi ngon, đa phần là nạc chỉ cho bám thêm một chút mỡ.
Những người Quảng xa nhà, ngồi ở đâu nhậu mà nghe nhắc tới món nem này là nước miếng cứ tứa ra vì…thèm. Bởi khi có lửa than nóng rực mà bỏ nem vào chỉ có phần lá chuối cháy thơm phức, còn phần mỡ thừa thì chảy hết ra làm tăng nhiệt cho phần thịt đã lên men chín tái. Lấy tay bóc tách hết phần lá cháy, phần thịt nem chua chua, tái tái, nóng nóng nhấm nháp uống với bia mát lạnh hoặc rượu thì không còn gì thú bằng.
Theo Tùng Anh (Gia đình & Xã hội)
Du lịch Quảng Nam
Quảng
Nam, hay gọi âm địa phương là "Quảng Nôm", là một tỉnh thuộc vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là mở rộng về
phương Nam. Wikipedia
Diện tích: 10.438 km²
Mã vùng: 235
Dân số: 1,472 triệu (2014)
KÝ SỰ QUẢNG NAM - TẬP 2 _ QUẢNG NAM DI SẢN
9 điểm thăm quan nổi tiếng tại Quảng Nam
04
Tháng 7
2015
Tháng 7
2015
Categories :Địa danh du lịch
1. Phố Cổ Hội An
Hội An là một thành phố cổ ở tỉnh Quảng Nam được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1999. Trong thế kỷ 17 và 18, Hội An là một trong những thương cảng sầm uất nhất ở Việt Nam, nơi các thương gia từ nhiều quốc gia đến buôn bán như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Ý… Thật vậy, phong cách kiến trúc của nhiều ngôi nhà và chùa ở đây đã cho thấy tác động của nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp … Khi đến Hội An, bạn có thể có cơ hội đến thăm những ngôi nhà cổ bên cạnh sông Thu Bồn mà dường như không thay đổi trong 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp trong thế kỷ 20.Đô thị cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ … những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
2. Thánh Địa Mỹ Sơn
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua, sau khi lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13.Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo … Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động mang những nét đặc trưng nhất của các phong cách nghệ thuật Chămpa.
Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.
3. Cù lao Chàm
Cù lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007. Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).
4. Bàng Than – vũng An Hòa
Dọc theo bờ biển Tam Hải khoảng 4km, ta sẽ đến vùng đất mũi An Hoà. Có lẽ hình ảnh đầu tiên đầy ấn tượng đập vào mắt du khách là một hòn đảo nhỏ gọi là Hòn Dứa, cách không xa bờ biển án ngự lối váo vũng An Hoà, vào buổi chiều, hòn đảo rực lên một màu đỏ của đất bazan và màu xanh lục của thảo mộc, nổi bật lên giữa vùng biển xanh biêng biếc với từng đợt sóng nhấp nhô vào bờ đá, làm tung lên những bọt nước trắng xoá như hoa biển.Mỗi dải đá đen tuyền lấp lánh như than đá trải dài trên bờ cát, bao quanh mũi An Hoà khoảng 3km, đó là Bàng Than(hay Bàn Than). Từng là lớp đá xếp chồng lên nhau, đó là những phiến thạch có nguồn gốc trầm tích biển.Nước và sóng biển xâm thực vào dải đá tạo thành những hình thù lạ mắt, kết hợp với hững vân đá trở thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo của tạo hoá.
5. Hòn Kẽm Đá Dừng
Đến với Hòn Kẽm Đá Dừng ngược dòng sông Thu từ Cửa Đại-Hội An hay đến từ sông Hàn -Đà Nẵng, sẽ là một cuộc du thuyền khá thú vị, trên dòng sông nước dài khoảng 30-40km, hoặc từ trung tâm thành phố Tam Kỳ, bằng ô tô, theo quốc lộp 1A về hướng bắc, đến ngã ba Hương An, rẽ trái về hướng tây nam khoảng độ 40km, du khách sẽ đến Hòn Kẽm Đá Dừng.Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng,
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi.
Dòng sông Thu Bồn thơ mộng chảy qua nhiều cụm núi đá, trong đó có Hòn Kẽm Đá Dừng như hai ngọn núi đá nhô ra, tắm mình trên sông nước, để rồi theo dòng chảy của thời gian, Hòn Kẽm Đá Dừng như được bàn tay của tạo hoá nắn nót thành những hình nét kỳ bí, ẩn mình trên những phiến đá, hoà quyện với thiên nhiên; cây rừng, sương mù, nắng ấm.
6. Các bãi tắm đẹp
Bãi tắm cửa Đại – Hội AnBãi Biển Cửa Đại cách trung tâm Phố Cổ Hội An khoảng 5 km là nơi con Sông Thu Bồn đổ ra biển lớn. Bãi Biển Cửa Đại được xem là “nét duyên con gái” của mẹ hiền Hội An. Suốt cả ngày lẫn đêm, Cửa Đại có một nét đẹp riêng làm đắm lòng du khách phương xa…
Biển Cửa Đại nước trong xanh, cát biển trắng. Dưới ánh nắng, biển càng thêm trong, cát càng thêm trắng. Những nhà đầu tư resort cao cấp tại đây cho biết đó là một trong những lý do để họ chọn lựa. Cửa Đại có nét duyên mà khách du lịch càng khám phá càng thấy hấp dẫn
Bãi tắm Hà My
Bãi tắm Hà My được ví như nàng tiên đang ngủ vừa được đánh thức trong vài năm gần đây. Bãi tắm này hấp dẫn khách du lịch không chỉ bởi sự hoang sơ, sạch đẹp của cát trắng, rừng dương và bầu không khí trong lành mà còn bởi nhiều loại đặc sản tươi nguyên từ lòng biển.
Bãi biển Tam Thanh
Cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 07 km về phía đông, Tam Thanh là một bãi tắm sạch đẹp, trong lành. Biển Tam Thanh là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch: bãi biển đẹp với bờ cát chạy dài hàng cây số, chưa bị ô nhiễm bởi quá trình phát triển công nghiệp và nằm trong địa bàn Khu Kinh tế Mở Chu Lai đầy tiềm năng.
Bãi biển này là một trong những điểm đến hấp dẫn để quý khách lựa chọn trong hành trình khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn của vùng đất Quảng Nam. Bãi biển Tam Thanh luôn đầy ắp nắng và sóng biển, là địa chỉ hấp dẫn cho du khách trong những kỳ nghỉ hè.
7. Kinh đô cổ của vương quốc Chămpa – Trà Kiệu
Trà Kiệu được coi là kinh đô Sinhapura hay “Kinh thành Sư Tử” của Vương quốc Champa từ khoảng thế kỉ 6 đến thế kỉ 7. Simhapura là kinh đô của tiểu quốc Avamarati một trong 5 tiểu quốc của vương quốc Champa. Theo văn bia cho biết, người đặt đô đầu tiên ở đây là vua thứ 9 Vikrantavacman II vào khoảng 686 – 731, thuộc dòng Gangaraja trị vì từ thế kỉ 3 đến giữa thế kỉ 8.Theo nhiều nhà nghiên cứu thì tên Trà Kiệu được xuất phát từ cách gọi Chùm Chà chỉ những người Chiêm Thành. Chữ Chà phía sau đọc trại thành Trà còn chữ Kiệu có thể hiểu rằng người ở nơi xa đến, ý chỉ những người đàng Ngoài vào lập nghiệp tại vùng đất này.
Vào năm 1927-1928, dưới sự chỉ đạo của J.Y.Claeys, Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã tiến hành cuộc khai quật ở Trà Kiệu. Theo miêu tả của Claeys, chu vi của toà thành vào khoảng 4000m. Ông còn tìm thấy một dãy những bức tường gạch được gọi là hoàng thành. Ông còn tìm thấy nhiều đền, tháp, các tác phẩm điêu khắc, văn bia có giá trị lớn ở 2 ngôi làng: Chiêm Sơn Đông và Chiêm Sơn Tây nằm kế cận kinh thành Trà Kiệu xưa.
8. Nhóm tháp Khương Mỹ
Tháp Khương Mỹ thuộc thôn 4, xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam được xây dựng vào cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X bao gồm ba tháp: tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam và được công nhận là di tích quốc gia vào năm 1989.Nhóm tháp Khương Mỹ gồm 3 tháp xếp thành một hàng theo trục bắc- nam, cửa ra vào hướng đông, là kiểu tháp truyền thống của Chămpa với mặt bằng vuông, mái thấp, gồm 3 tầng, mà tầng trên cùng là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Trên cùng là chóp tháp làm bằng sa thạch.
Theo nhà khảo cổ học Pháp P. Stern, lần đầu tiên kiến trúc Chămpa xuất hiện ở Khương Mỹ một số mô típ trang trí của nghệ thuật Khmer. Kiểu cành lá uốn cong vểnh lên ở đầu mút, lá có rảnh sâu; các hình thoi nối tiếp nhau bởi đường chéo và các đóa hoa cách điệu là đặc trưng của nghệ thuật Khmer cuối thế kỷ IX- đầu thế kỷ X. Phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở Khương Mỹ được đưa về trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Chămpa Đà Nẵng. Một pho tượng thần Vishnu có 4 tay hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Các làng nghề truyền thống
Nghề làm đèn lồng Hội AnPhố cổ Hội An cũng là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống rất đáng tự hào như gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng… nhưng làm nên dấu ấn độc đáo của khu đô thị cổ chính là nghề làm đèn lồng ở Hội An. Nghề làm đèn lồng Hội An được vinh danh là làng nghề tiêu biểu Việt Nam trong tổng số 9 làng nghề truyền thống trong cả nước được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng năm 2011.
Làng Chiếu Bàn Thạch
Từ thị trấn Nam Phước – huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đi về hướng Đông khoảng 5 km, du khách sẽ bắt gặp những bãi đay xanh tốt nằm dọc hai bờ hữu ngạn con sông Thu Bồn. Đây là nguồn nguyên liệu chính của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch.
Làng Lụa Duy Trinh
Làng lụa Duy Trinh nổi tiếng không kém những vùng khác. Trong lịch sử, ở thời điểm hưng thịnh của ngành trồng dâu, nuôi tằm tại địa phương, diện tích dâu lên đến 160ha và gần 200 hộ gia đình tham gia nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa và dệt vải. Đến thăm làng nghề, du khách sẽ được tận mắt quan sát các công đoạn và thao tác để tạo ra những dải lụa mềm mại nổi tiếng.
Làng Trống Lâm Yên
Khởi thuỷ về một làng nghề này thì không ai nhớ là nghề làm trống ở Lâm Yên có từ bao giờ. Từ bao đời nay khi đến những mùa lễ hội:” Cử chinh cổ” người dân Ðại Lộc nói riêng và vùng lân cận Ðiện Bàn, Duy Xuyên…thường nhắc đến câu ca:” Trống Lâm Yên– Chiêng Phước Kiều“.Đa phần các hộ làm trống ở Ấp Nam hiện nay là người họ Phan. Chỉ cần nhắc đến dòng họ này, người dân nơi đây liền liên tưởng ngay đến những người suốt ngày “khoai chiêng, gõ trống”, làm nên thứ âm thanh đặc trưng không thể lẫn so với những làng quê khác.
Làng Gốm Thanh Hà
Du khách đến phố cổ Hội An thường thấy các bà các chị hàng rong bày bán những con thổi hay những quà lưu niệm khác được chế tác từ đất nung. Đó chính là những món quà từ làng gốm Thanh Hà – làng gốm có hơn 500 tuổi ở Hội An.
Làng nghề đúc đồng Phước Kiều
Làng đúc đồng Phước Kiều (thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) là làng nghề truyền thống lâu đời nhất của tỉnh Quảng Nam. Hơn 400 năm qua, những thế hệ nghệ nhân của làng nghề không những giữ được nghề mà còn đưa các sản phẩm vươn ra thế giới.
Nghề đúc đồng ở Phước Kiều được hình thành do một người tên là Dương Tiền Hiền di cư từ Thanh Hóa vào truyền dạy. Cuối thế kỉ 18, ở đây đã hình thành hai khu vực là phường tạc tượng Đông Kiều và phường chú tượng Phước Kiều. Đến đầu thế kỉ 19, triều Nguyễn sát nhập 2 phường lại thành “xã hiệu Phước Kiều”, còn được gọi là làng đúc đồng Phước Kiều .
( Sưu tầm: http://thuexedanang.info )
Cù Lao Chàm Hòn Ngọc Xứ Quảng
DANH LAM THẮNG CẢNH TỈNH QUẢNG NAM (KÌ 1)
19/10/2016 16:010 GMT+7
Giới thiệu đến quý du khách những Danh Lam Thắng Cảnh
Tỉnh Quảng Nam thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, những nét đặc sắc về
thiên nhiên văn hóa tại đây.
Quảng Nam là một tỉnh thành lớn thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, Việt Nam với diện tích 10,440 km2.
Là vùng đất giàu truyền thống về văn hóa trong đó có hai di sản được
thế giới công nhận đó là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Quảng Nam có
khí hậu mát mẻ, địa hình đa dạng về núi trung du và đồng bằng. Có đường
bờ biển dài 125km với nhiều bãi tắm đẹp nỗi tiếng... cùng cụm đảo Cù
Lao Chàm với hệ thực vật phong phú đa dạng. Nơi đây còn nỗi tiếng về du
lịch với nhiều địa danh đẹp và nỗi tiếng. Sau đây là những danh lam thắng cảnh tại Quảng Nam.
Phố Cổ Hội An.
Đô thị cổ Hội An nằm tại hạ lưu sông Thu Bồn và từng là một thương cảng quốc tế sầm uất thuộc vào con đường tơ lụa nối liền Á - Âu trong suốt 2 thế kỷ 17 - 18. Nơi đây còn có dấu tích của người Chăm Pa. Từ những giá trị văn hóa kiến trúc khiến Hội An trở thành điểm du lịch được mọi người nhắc đến trong nước lẫn khách quốc tế.
Thánh Địa Mỹ Sơn
Thuộc xã Duy Phú, tỉnh Quảng Nam, thánh địa Mỹ Sơn bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa cổ nằm trong một thung lũng với đường kính 2km. Đây là trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo, nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa, là duy sản văn hóa duy nhất ở thể loại này tại Việt Nam. Vào năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận làm di sản văn hóa thế giới và được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Kinh Đô Trà Kiệu
Vào khoảng thế kỉ thứ 6 đến thứ 7, Trà Kiệu là kinh đô của vương quốc Chăm Pa với tên là Sinhapura( Kinh thành sư tử), diện tích làng Trà Kiệu rộng hơn 10000 ha.
Kinh đô Trà Kiệu có lối kiến trúc độc đáo của người Chăm Pa cổ với thánh địa, đền đài, lăng miếu cùng nhiều tượng thần, những bức phù điêu, trong đó nổi tiếng nhất là bức chạm " Vũ Nữ Trà Kiệu"...
Ngoài ra nơi đây còn có một nhà thờ thiên chúa giáo được xây dựng trên nền móng của tháp Chăm trên ngọn đồi Bửu Châu. Trà Kiệu còn được chọn làm Trung Tâm Thánh Mẫu, có một lượng lớn tín đồ đến đây cầu nguyện hằng năm.
Tour Hội An; Tour thánh địa Mỹ Sơn; Tour Đà Nẵng 3 ngày 2 đêm...
Phố Cổ Hội An.
Phố cổ Hội An
Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
Ở đây có lối kiến trúc cực kì đa dạng phong phú, những quán xá, đền
miếu mang dấu tích của người hoa xen kẽ những ngôi nhà truyền thống của
người Việt và những ngôi nhà mang phong cách Pháp. Bên cạnh đó, Hội An
còn mang trong mình một nền văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú, những
phong tục tập quán, tín nhưỡng, những nghệ thuật nhân gian, lễ hội cúng
kiến được bảo tồn và phát triển hơn.Đô thị cổ Hội An nằm tại hạ lưu sông Thu Bồn và từng là một thương cảng quốc tế sầm uất thuộc vào con đường tơ lụa nối liền Á - Âu trong suốt 2 thế kỷ 17 - 18. Nơi đây còn có dấu tích của người Chăm Pa. Từ những giá trị văn hóa kiến trúc khiến Hội An trở thành điểm du lịch được mọi người nhắc đến trong nước lẫn khách quốc tế.
Chùa cầu mang đậm phong cách Nhật Bản
Nơi đây còn nỗi tiếng bởi các làng nghề truyền thống lồng đèn, các món ăn đa dạng, cùng những trò chơi dân gian đặc sắc...Thánh Địa Mỹ Sơn
Thánh địa cổ của người Chăm Pa
Thuộc xã Duy Phú, tỉnh Quảng Nam, thánh địa Mỹ Sơn bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa cổ nằm trong một thung lũng với đường kính 2km. Đây là trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo, nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa, là duy sản văn hóa duy nhất ở thể loại này tại Việt Nam. Vào năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận làm di sản văn hóa thế giới và được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Những đền tháp cổ mang kiến trúc hết sức độc đáo
Hình tượng thần trong đền Chăm Pa
Kiến trúc mang phong cách Ấn độ với đỉnh tháp nhọn ở phần đầu. Tháp chính được bao quanh bởi nhiều tháp phụ khác.Kinh Đô Trà Kiệu
Vào khoảng thế kỉ thứ 6 đến thứ 7, Trà Kiệu là kinh đô của vương quốc Chăm Pa với tên là Sinhapura( Kinh thành sư tử), diện tích làng Trà Kiệu rộng hơn 10000 ha.
Kinh đô Trà Kiệu có lối kiến trúc độc đáo của người Chăm Pa cổ với thánh địa, đền đài, lăng miếu cùng nhiều tượng thần, những bức phù điêu, trong đó nổi tiếng nhất là bức chạm " Vũ Nữ Trà Kiệu"...
Ngoài ra nơi đây còn có một nhà thờ thiên chúa giáo được xây dựng trên nền móng của tháp Chăm trên ngọn đồi Bửu Châu. Trà Kiệu còn được chọn làm Trung Tâm Thánh Mẫu, có một lượng lớn tín đồ đến đây cầu nguyện hằng năm.
Nhà thờ tại Trà Kiệu
Bên trên là những Danh Lam Thắng Cảnh tại Tỉnh Quảng Nam. Mời bạn đọc theo dõi típ tại smiletravel.vn kì sau để cập nhật thêm nhiều địa danh nỗi tiếng ở đây nữa nhé!!!Tour Hội An; Tour thánh địa Mỹ Sơn; Tour Đà Nẵng 3 ngày 2 đêm...
Smile Travel
Theo HL
Phố cổ Hội An - Điểm du lịch lý tưởng
DANH LAM THẮNG CẢNH TỈNH QUẢNG NAM (KÌ 2)
09/11/2016 11:240 GMT+7
Giới thiệu tổng quan về danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Nam. Nơi có nhiều điểm tham quan du lịch nỗi tiếng.
Tiếp nối bài viết danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Nam kì 1. Smiletravel xin gửi đến các bạn những điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến với Quảng Nam ở kì 2 này.
CÙ LAO CHÀM
Cái tên quá quen thuộc trong thị trường du lịch Quảng Nam. Cù Lao Chàm bao gồm nhiều đảo nhỏ ( hòn Lao, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Khô Mẹ, hòn Khô Con, hòn Lá, hòn Tai, hòn Ông,...) thuộc xã Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam.
Vào năm 2009. Đảo Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đảo mang trong mình nhiều di tích văn hóa lịch sử hàng trăm năm trước cùng hệ động thực vật hết sức đa dạng và phong phú.
Nước biển cù lao rất trong và xanh, vì thế nơi đây rất thích hợp cho việc vui chơi tắm biển và lặn ngắm san hô ( san hô nơi đây rất đa dạng về màu sắc và hình thể). Hải sản vùng này rất nhiều đặc biệt là hải sâm...Đảo còn là nơi tập trung của nhiều chim yến cho ra một lượng lớn tài nguyên yến sào.
Đảo có nhiều cây xanh, khí hậu ở Cù Lao Chàm rất trong lành mát mẻ.
BÀNG THAN - VŨNG AN HÒA
Cách bờ biển Tam Hải 4km thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, Bàng Than được bao phủ một lớp đen lấp lánh nhìn rất lạ và bắt mắt. Nhìn chung Bàng Than còn rất hoang sơ nhưng với những đặc điểm nỗi trội thú vị nếu được quan tâm khai thác thì sẽ trở thành điểm tham quan du lịch thu hút được nhiều du khách.
HÒN KẼM - ĐÁ DỪNG
Là thượng nguồn của sông Thu Bồn, với cảnh non nước hữu tình nên thơ:
Nước chảy êm xuôi hiền hòa, dọc bờ sông là hai dãy núi với vách đá uy nghiêm. Khí hậu mát mẻ dễ chịu vì có nhiều cây xanh. Chiều chiều thường có bầy đàn khỉ ra sông chơi nghịch.
Hòn Kẽm Đá Dừng còn gắn liền với những giai thoại về cuộc khởi nghĩa nổi tiếng của thủ lĩnh Nguyễn Duy Hiệu (1847 - 1887)trong Phong trào Cần vương chống ách đô hộ của thực dân Pháp.
Kết thúc kì 2 Danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Nam. Mời các bạn đón đọc tại website smiletravel.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nha!
CÙ LAO CHÀM
Cái tên quá quen thuộc trong thị trường du lịch Quảng Nam. Cù Lao Chàm bao gồm nhiều đảo nhỏ ( hòn Lao, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Khô Mẹ, hòn Khô Con, hòn Lá, hòn Tai, hòn Ông,...) thuộc xã Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam.
Vào năm 2009. Đảo Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đảo mang trong mình nhiều di tích văn hóa lịch sử hàng trăm năm trước cùng hệ động thực vật hết sức đa dạng và phong phú.
Nước biển cù lao rất trong và xanh, vì thế nơi đây rất thích hợp cho việc vui chơi tắm biển và lặn ngắm san hô ( san hô nơi đây rất đa dạng về màu sắc và hình thể). Hải sản vùng này rất nhiều đặc biệt là hải sâm...Đảo còn là nơi tập trung của nhiều chim yến cho ra một lượng lớn tài nguyên yến sào.
Đảo có nhiều cây xanh, khí hậu ở Cù Lao Chàm rất trong lành mát mẻ.
BÀNG THAN - VŨNG AN HÒA
Cách bờ biển Tam Hải 4km thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, Bàng Than được bao phủ một lớp đen lấp lánh nhìn rất lạ và bắt mắt. Nhìn chung Bàng Than còn rất hoang sơ nhưng với những đặc điểm nỗi trội thú vị nếu được quan tâm khai thác thì sẽ trở thành điểm tham quan du lịch thu hút được nhiều du khách.
HÒN KẼM - ĐÁ DỪNG
Là thượng nguồn của sông Thu Bồn, với cảnh non nước hữu tình nên thơ:
Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng,
Thương cha nhớ mẹ qua chừng người ơi.
Thương cha nhớ mẹ thì về,
Nhượng bằng thương kiễng nhớ quê thì đừng.
Đó là câu thơ gắn liền với thắng cảnh tỉnh Quảng Nam hòn Kẽm.Nước chảy êm xuôi hiền hòa, dọc bờ sông là hai dãy núi với vách đá uy nghiêm. Khí hậu mát mẻ dễ chịu vì có nhiều cây xanh. Chiều chiều thường có bầy đàn khỉ ra sông chơi nghịch.
Hòn Kẽm Đá Dừng còn gắn liền với những giai thoại về cuộc khởi nghĩa nổi tiếng của thủ lĩnh Nguyễn Duy Hiệu (1847 - 1887)trong Phong trào Cần vương chống ách đô hộ của thực dân Pháp.
Kết thúc kì 2 Danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Nam. Mời các bạn đón đọc tại website smiletravel.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nha!
Smile Travel
Theo HL
Tắm Suối Ở Vũng Dội Tiên Cảnh
Tổng hợp các địa điểm du lịch Quảng Nam hấp dẫn nhất không thể bỏ qua
Quảng Nam là một tỉnh nằm ở miền Trung của Việt Nam, là một nơi du lịch rất hấp dẫn. Quảng Nam thích hợp cho du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng, du lịch miệt vườn. Đến với Quảng Nam bạn có những trải nghiệm không bao giờ quên về thiên nhiên và con người nơi đây. Quảng Nam là một trong hai tỉnh của Việt Nam có hai thành phố và tỉnh có hai di sản văn hóa thế giới. Bạn đang có dự định đi du lịch Quảng Nam nhưng chau hiểu rõ về nó. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số địa điểm của Quảng Nam để bạn có những sự lựa chọn hợp lí cho chuyến du lịch của mình.
Hội An
Quảng Nam có hai di sản được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Một trong hai nơi được du khách ưu tiên hàng đầu khi đến với Quảng Nam đó là phố cổ Hội An. Hội An là một khu phố cổ, nơi đây có các đền thờ, nhà cổ và các di thích đặc sắc khác. Hội An là nơi lựa chọ hàng đầu của khách du lịch khi đến với Quảng Nam. Để biết thêm về Hội An bạn hãy xem link sau.
http://vforum.vn/diendan/showthread....n-hap-dan-nhat
Ngoài Hội An thì Quảng Nam còn nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác.
Thánh địa Mỹ Sơn
Đây là một trong hai di sản được công nhận là di sản văn hóa của Quảng Nam. Trước kia đây là nơi dùng để cúng tế của vương triều Chăm Pa. Và đây cũng là lăng mộ của các vua trong vương triều Chăm Pa xưa. Mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều đến Mỹ Sơn để làm lễ thánh tẩy, cúng lễ vật và xây đền thờ. Thánh địa Mỹ Sơn với hơn 70 đền tháp xây dựng theo kiến trúc Chăm Pa là một nơi hấp dẫn, không thể bỏ qua ở Quảng Nam.
Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm là một khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Được biết đến với các bãi cát trải dài, biển xanh mát là nơi thu hút nhiều khách du lịch. Nơi đây có điều đặc biệt là người dân vô cùng có ý thức nên nơi đây không bao giời có rác. Người dân ở đây không sử dụng bao ni lông để sinh hoạt hay đi chợ. Nơi đây là cụm đảo của Quảng Nam thu hút khách du lịch.
Tượng đài Mẹ Thứ
Mẹ Thứ là mẹ Việt Nam anh hùng của Quảng Nam. Chín người con của bà đã ra đi mãi mãi trong chiến tranh. Để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với mẹ, khi mẹ mất tỉnh Quảng Nam đã xây dựng tượng đài Mẹ Thứ. Đây được xem là tượng đài lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc tinh tế và xây dựng công phu.
Nhà lưu niệm Võ Chí Công
Nhà lưu niệm Võ Chí Công được đưa vào du lịch sau khi ông mất. Để tưởng niệm ông Quảng Nam đã cho khôi phụ và đưa vào du lịch. Nơi đây không những trưng bày hiện vật của Võ Chí Công mà còn các vạt lưu niệm khác. Nơi đây là một giang nhà xưa với không gian thoáng mát và thiên nhiên.
Bàng Thang- vũng An Hòa
Hòn đảo xinh đẹp của xã đảo Tam Hải là một nơi có vẻ dẹp hoang sơ và mộc mạc. Tam Hải được phủ kín bằng rừng dừa xanh ngắt đã tạo cho Bàng Thang một vẻ đẹp thơ mộng và hữu tình. Người dân nơi đây chỉ sông bằng nghề đánh bắt cá.
Hòn Kẽm –Đá Dừng
Đây là một địa danh nổi tiếng của Quảng Nam, và biết đến qua các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Hòn Kẽm Đá Dừng là một nơi phong cảnh sơn thủy hữu tình nằm ở thượng nguồn sông Thu Bồn. Được thiên nhiên ưu aasi cho cảnh đẹp để thu hút bao khách du lịch ghé thăm.
Nhà thờ Trà Kiệu
Nhà thờ Trà Kiệu xây dựng năm 1772 bên sông Thu Bồn, nơi đây là nơi tưởng nhớ mẹ Trà Kiệu. Nơi đây có kiến trúc độc đáo và xây dựng công phu. Dù trải qua bao năm tháng nhưng nhà thờ vẫn giữ nguyên vẻ đệp của nó.
Sông Thu Bồn
Con sông được tạo bởi nhiều con suối nhỏ trên núi Ngọc Linh. Ban đầu sông chỉ là một con suối nhỏ âm thầm chảy qua các gềnh đá và theo thời gian trở thành con sông lướn của tỉnh. Sông Thu Bồn như một dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất Quảng Nam.
Bãi tắm Hà My
Bãi tắm Hà My dược ví như một nàng tiên cá được đánh thức trong vài năm trở lại đây. Bãi biển với bờ cát trắng chạy dài, nước biển trong xanh mát mẻ là ưu diểm thu hút nhiều khách du lịch.
Bãi tắm Tam Thanh
Đây là một bãi biển đẹp không bị ô nhiễm bởi rác. Biển Tam Thanh bình yên sau rừng chắn sóng, là bãi tắm sạch đẹp, trong lành, bãi cát trắng. Dù biển Tam Thanh còn vẻ hoang sơ nhưng vẫn hấp dẫn nhiều khách du lịch ghé thăm.
Bãi tắm An Bàng
Đến với bãi biển bạn sẽ thấy một màu xanh trải dài. Bãi cát dài thẳng tắp, dòng nước trong xanh tựa như bức tranh. Là nơi bạn không thể bỏ qua nếu đến với Quảng Nam.
Bãi biển Bình Minh
Đây là niềm tự hào của người dân Bình Minh- Thăng Bình. Đến bãi biển abjn sẽ đắm mình trong dòng nước biển xanh mát và hiền hòa.
Biển Rạng
Đây là một địa chỉ thú vị để du khách tìm về sau những ồn ào phố phường. Biển Rạng, một nét đẹp trầm lắng, còn nguyên vẻ hoang sơ như con người Quảng Nam chân chất, thấm đậm tình quê.
Làng nghề đúc đồng Phước Kiều
Phước Kiều là làng nghề đúc đồng nổi tiếng, đặc biệt về kỹ thuật đúc cồng chiêng. Các sản phẩm của làng nghề này có mặt khắp cả nước với độ bền, chắc và công phu.
Nghề làm chiếu Bàng Thạch
Làng chiếu Bàn Thạch là một trong những làng nghề đang được Quảng Nam ưu tiên đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống gắn kết với du lịch. Nguyên liệu làm chiếu được lấy từ những vùng cói, đay mọc ven sông. Chiếu Bàn Thạch được ưu chuộng hàng đầu của người dân do nó bền, chắc, và tự nhiên.
Làng lụa Duy Trinh
Duy Trinh là làng nổi tiếng về nuôi tăm, dăng tơ và dệt lụa. Những sản phẩm dệt ở đây rất đẹp và bền. Dù cuộc sông hiện đại nhưng người dân vẫn dữ truyền thống nuôi tằm dệt lụa.
Làng nghề làm trống Lâm Yên
Ở đây nghề làm trống chỉ là nghề phụ nhưng nghững sản phẩm của họ không thể chối. Trống ở đây nổi tiếng bền, đẹp và sắc xảo.
Làng mộc Kim Bồng
Làng mộc Kim Bồng là Làng nghề truyền thống, ... những người Việt đầu tiên ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Các sản phẩm của làng nghệ rất công phu và độc đáo.
Làng gốm Thanh Hà
Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán. Nơi đây được Quảng Nam đầu tư khôi phục và phục vụ du lịch.
Làng hoa trái Đại Bường
Làng hoa trái Đại Bường là một làng nghề truyền thống nổi tiếng cung cấp trái cây chủ yếu của tỉnh. Nơi đây có các loại cây trái đặc trưng của miền trung.
Khe Lim
Khe Lim là mọt quà tặng của thiên nhiên dành tặng cho Quảng Nam. Khe suối chảy dài giua núi non hùng vĩ. Khi đến đây bạn sẽ không bao giờ thất vọng về cảnh đẹp nơi đây.
Chùa Viên Gíac
Là một trong những ngôi cổ tự được công nhận là Di tích lịch sử. Với kiến trúc độc đáo nơi đây thu hút nhiều khách du lịch.
Chùa Phước Lâm
Chùa Phước Lâm được xây dựng vào thế kỷ 17, là một ngôi chùa mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông cổ.
Hố Giang Thơm
Hố Giang Thơm luyến lưu những ai thích sự lãng mạn và cũng đủ thách thức sự mạo hiểm khám phá. Đây cũng là một kiệt tác của thiên nhiên ban tặng cho Quảng Nam.
Chùa Chúc Thánh
Ngôi chùa được xây dựng vào cuối thế kỉ XVII. Với kiến trúc độc đáo và cổ xưa thì nơi đây thu hút nhiều du khách ghé qua.
Hồ Phú Ninh
Hồ Phú Ninh là một hồ chứa nước nhân tạo, được công nhận là thắng cảnh Quốc Gia. Làn nước trong xanh, yên bình, bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi đến với nơi đây.
Đèo Le
Đến đèo Le người đi đường có thể ngắm nhìn những nếp nhà, làng mạc nằm gọn dưới chân núi và vẻ đẹp của Quảng Nam.
Suối nước Lang
Suối là nước nguồn thiên nhiên mang vẻ đẹp thuần khiết chưa vết tích. Đến đây bạn sẽ tận hưởng những phút giây thoải mái và bình yên.
Suối Tiên
Là một trong những con suối có thác nước nhỏ chảy dài và là một trong những điểm phượt đẹp tại quảng nam được nhiều bạn lui tới. Đây dược xem là con suối đẹp nhất Quảng Nam, là nơi tổ chức các cuộc dã ngoại.
Suối Đắc Gà
Suối Đắc Gà mang trong mình một vẻ đẹp thơ mộng và bình yên. Đến đây một lần bạn sẽ không bao giờ quên.
Dốc Lò Xo
Nơi đây được mệnh danh là thiên đường lắm dốc. Đến đây để cảm nhận được những cái dốc độc đáo của tự nhiên.
Thác Grăng
Nơi đây trở thành điểm đến thu hút du khách không chỉ vì có thác nước đẹp mà còn bởi không gian tĩnh lặng. Thác Grăng là một tuyệt tác mà thiên nhiên dành tặng cho nơi đây.
Đồi Bồ Bồ
Bồ Bồ là địa danh lịch sử, là một thắng cảnh đẹp phía Bắc tỉnh Quảng Nam. Với vẻ đẹp hoang sơ và đặc sắc, là một điểm thu hút khách du lịch.
Hang dơi Tiên An
Ẩn sâu dưới đáy vực um tùm cây dại,hoang sơ và kì bí như muốn cất giữ một báu vật. Hang dơi có lẻ là các tảng đá lớn trải dọc đường đi.
Suối nước nóng Tiên Lãng
Suối nước nóng Tiên Lãng được thiên nhiên ban tặng với sự hấp dẫn và đặc biệt, là nơi thu hút nhiều du khách.
Suối nước nóng Tây Viên
Suối nước nóng Tây Viên cũng được xếp vào một trong 7 suối nước nóng nổi tiếng nhất Việt Nam. Nơi đây có hai dòng suối nóng quanh năm, thu hút nhiều du khách ghé thăm.
Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh
Là nơi bảo tồn và phát triển thiên nhiên của Quảng Nam.
Văn thánh - Khổng Miếu
Văn Thánh - Khổng Miếu là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, hội tụ đầy đủ các yếu tố cổ xưa. Nơi đây là nơi thờ các vị thời xưa và trưng bày các hiện vật quý giá.
Đồi chè Đông Giang
Đồi chè Đông Giang quanh năm xanh mát và đẹp. Đồi chè có vẻ đẹp quyến rủ thu hút nhiều khách du lịch.
Trên đây là những địa điểm du lịch nổi tiếng tạiQuảng Nam, hi vọng sau bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết về Quảng Nam hơn và kinh nghiệm cho những chuyến đi của mình đến với Quảng Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến các bạn những bài viết về nhiều thành phố du lịch hơn. Hẹn gặp lại các bạn!
Thánh địa Mỹ Sơn nghìn năm bí ẩn
Di tích lịch sử ở Quảng Nam
Về thăm di tích lịch sử "Rừng cây mang tên Bác" ở Quảng Nam
Di tích lịch sử Rừng cây Bác Hồ tọa lạc ở An Phú. Cùng Du Lịch Việt Nam khám phá di tích lịch sử ở Quảng Nam nổi tiếng.
Khám phá mộ bà thứ phi triều Tây Sơn ở Quảng Nam
Mộ bà thứ phi triều Tây Sơn nằm trong khu vực mộ của các vị tướng Tây Sơn tại thôn năm Cẩm Thanh Hội An.
Dấu ấn không gian nhà Việt - Vinahouse Space ở Quảng Nam
Vinahouse Space là quần thể với 18 nếp nhà cổ xưa
độc đáo nhất của người Việt và 15 công trình kiến trúc được phục dựng
nguyên vẹn.
Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên - Bảo tàng cổ vật muôn giá
Một địa điểm không thể bỏ lỡ khi thăm quan phố cổ Hội An là nhà cổ Diệp Đồng Nguyên.
Chùa Cầu - Biểu tượng du lịch Hội An
Chùa cầu là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hội An, Việt Nam
Tham quan địa đạo Phú An - Phú Xuân ở Quảng Nam
Khu địa đạo Phú An - Phú Xuân là địa đạo nổi tiếng trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Khu đền tháp Mỹ Sơn - Di sản văn hóa thế giới
Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, cách Hội An 45km về phía Tây.
Tham quan tháp chăm Bàng An ở Quảng Nam
Tháp Bàng An có hình bát giác biểu tượng về một cuộc sống luôn sinh tồn và phát triển.
Địa Đạo Kỳ Anh - Địa đạo giữa lòng cát trắng
Di tích lịch sử Địa đạo Kỳ An được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1997.
Tham quan di tích Lịch sử Phủ đường Tam Kỳ
Phủ đường Tam Kỳ, nơi đây đã diễn ra 03 cuộc khởi nghĩa lớn của dân tộc.
Mỳ Quảng Ẩm Thực Quảng Nam
Bê thui Cầu Mống
Du lịch Quảng Nam ghé thăm di tích lịch sử cách mạng (Phần 1)
Trong các cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, Quảng Nam là
một trong những cái nôi của phong trào cách mạng và là vùng chiến trường
vô cùng ác liệt. Những địa danh: Địa đạo Kỳ Anh, Bồ Bồ, Cấm Dơi, Vĩnh
Trinh, Chợ Được, Chu Lai, Hòn Tàu, đường mòn Hồ Chí Minh ... đã đi vào
lịch sử dân tộc, ngày nay trở thành điểm dừng chân của bao du khách.
1. Địa đạo Kỳ Anh
Đường hầm địa đạo Kỳ Anh
Thuộc xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ cách trung tâm thành phố khoảng 7
km về phía Đông Bắc, có vị trí quan trọng trong chiến lược quân sự. Địa
đạo dài 20 km, dưới lớp đất cứng và chắc ở độ sâu từ 1 - 1,5m, được thực
hiện trong hai năm 1965-1967 dạng bàn cờ quanh co khúc khuỷu.
Trong hầm địa đạo có hầm cứu thương, kho chứa lương thực, hầm cảnh giới, hầm tác chiếm, lỗ thông hơi và hầm chỉ huy. Đây là căn cứ địa vững chắc và quan trọng cho cả vùng Đông Tam Kỳ. Từ địa đạo này lực lưỡng vũ trang và nhân dân địa phương dã gây cho địch nhiều tổn thất đáng kể.
Ngày nay, do tàn phá của chiến tranh và thiên tai, địa đạo bị hưng hỏng nhiều, một số đoạn địa đạo còn lại nằm ở thôn Vĩnh Bình và Thạch Tân.
2. Di tích đồi E
Di tích đồi E nằm ngay cạnh đường Hồ Chí Minh tại Km 303, thuộc địa bàn thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn. Nơi đây từng là cứ điểm quan trọng của quân đội Mỹ - Ngụy trong thời kỳ trước 1975.
Đồi E có độ cao lý tưởng hơn 1.000m so với mặt nước biển nên khí hậu rất mát mẻ, sườn phía Đông là trung tâm thị trấn Khâm Đức, sườn phía Tây giáp xã Phước Đức. Đứng trên đồi E, có thể quan sát được toàn cảnh thị trấn Khâm Đức và các xã lân cận như: xã Phước Đức, Phước Năng.
3. Di tích sân bay Khâm Đức
Trong hầm địa đạo có hầm cứu thương, kho chứa lương thực, hầm cảnh giới, hầm tác chiếm, lỗ thông hơi và hầm chỉ huy. Đây là căn cứ địa vững chắc và quan trọng cho cả vùng Đông Tam Kỳ. Từ địa đạo này lực lưỡng vũ trang và nhân dân địa phương dã gây cho địch nhiều tổn thất đáng kể.
Ngày nay, do tàn phá của chiến tranh và thiên tai, địa đạo bị hưng hỏng nhiều, một số đoạn địa đạo còn lại nằm ở thôn Vĩnh Bình và Thạch Tân.
2. Di tích đồi E
Di tích đồi E nằm ngay cạnh đường Hồ Chí Minh tại Km 303, thuộc địa bàn thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn. Nơi đây từng là cứ điểm quan trọng của quân đội Mỹ - Ngụy trong thời kỳ trước 1975.
Đồi E có độ cao lý tưởng hơn 1.000m so với mặt nước biển nên khí hậu rất mát mẻ, sườn phía Đông là trung tâm thị trấn Khâm Đức, sườn phía Tây giáp xã Phước Đức. Đứng trên đồi E, có thể quan sát được toàn cảnh thị trấn Khâm Đức và các xã lân cận như: xã Phước Đức, Phước Năng.
3. Di tích sân bay Khâm Đức
Sân bay Khâm Đức, chứng nhân lịch sử của Quảng Nam
Nơi đây là sân bay phục vụ cho mục đích quân sự của Mỹ - Ngụy trong
thời kỳ chiếm đóng tại khu vực vùng núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam.
Hiện nay di tích chỉ còn lại dấu vết của đường băng có chiều dài khoảng 3
km, chiều rộng 50 m. Mức độ thu hút khách không cao, tuy nhiên có thể
khai thác các tour đặc thù dành cho các cựu chiến binh đã từng tham gia
chiến đấu tại khu vực này.
4. Khu di tích Nước Oa
4. Khu di tích Nước Oa
Khu di tích Phước Oa
Thuộc xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, nằm trong vùng núi cách thị trấn
Bắc Trà My 08 km về phía Tây Nam, khu di tích gồm có: cơ quan Khu Ủy,
nhà ở và nhà làm việc của đồng chí Chu Huy Mân, đồng chí Võ Thứ; hầm trú
ẩn giao thông hào, ao cá, vườn cam, nhà bếp và khu bảo vệ … Đây có thể
xem là một trong những căn cứ địa đầu tiên của Khu Ủy và bộ tư lệnh quân
khu 5.
Vào dịp kỷ niệm Quốc Khánh 2-9 năm 1996 khu di tích Nước Oa được tôn tạo lại một số hạng mục: tường rào và nhà làm việc, nhà trưng bày hiện vật.
5. Khu di tích Phước Trà
Là khu di tích cách mạng Khu Ủy Khu 5 (1973-1975) gồm: hội trường, hệ thống hầm trú, hầm ở và làm việc của đồng chí bí thư Khu Ủy. Tại đây Khu Ủy đã đề ra kế hoạch cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975 theo tinh thần của nghị quyết ban chấp hành TW Đảng tháng 5 năm 1975.
Khu di tích Phước Trà nằm cách thị trấn Tân An, Hiệp Đức 15 km về phía Tây, cách đường 612 khoảng 04 km về phía Nam.
6. Rừng Dừa 7 Mẫu
Vào dịp kỷ niệm Quốc Khánh 2-9 năm 1996 khu di tích Nước Oa được tôn tạo lại một số hạng mục: tường rào và nhà làm việc, nhà trưng bày hiện vật.
5. Khu di tích Phước Trà
Là khu di tích cách mạng Khu Ủy Khu 5 (1973-1975) gồm: hội trường, hệ thống hầm trú, hầm ở và làm việc của đồng chí bí thư Khu Ủy. Tại đây Khu Ủy đã đề ra kế hoạch cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975 theo tinh thần của nghị quyết ban chấp hành TW Đảng tháng 5 năm 1975.
Khu di tích Phước Trà nằm cách thị trấn Tân An, Hiệp Đức 15 km về phía Tây, cách đường 612 khoảng 04 km về phía Nam.
6. Rừng Dừa 7 Mẫu
Rừng dừa bảy mẫu – Quảng Nam
Nằm giữa thôn 2 và thôn 3 xã Cẩm Thanh, Hội An. Với địa thế nằm ở vùng
ven, gần sông nước, không gian rộng thuận lợi cho việc lập khu căn cứ.
Nhằm tiêu diệt khu căn cứ địa này, Mỹ đã cho quân tấn công kể cả dùng
hóa chất hóa học làm trụi lá rừng dừa nhưng căn cứ vẫn tồn tại và phát
huy. Ngày nay Rừng Dừa 7 Mẫu trở lại màu xanh tươi tốt và là một trong
những điểm du lịch sinih thái khá lý tưởng.7. Giếng Nhà Nhì (còn gọi là Ao 7 dũng sĩ Điện Ngọc)
Thuộc thôn 5, xã Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, cách thành phố Hội An 15 km về phía Bắc theo đường Hội An - Đà Nẵng.
Đây là khu di tích ngoài trời gồm: một giếng cạn, xung quanh có bờ mương và hàng dương chạy dài bao bọc, gần bên là một tượng đài được xây dựng uy nghi tượng trưng cho khí thế cách mạng. Nơi đây đã diễn ra trận đánh không cân sức của 7 chiến sĩ đặc công với 2 đại đội biệt kích và 3 trung đội của Mỹ ngụy. Khu di tích được công nhận là khu di tích quốc gia
Đã về Quảng Nam không nên bỏ qua món CAO LẦU nức tiếng
Ngôi nhà gồm 3 gian, mái ngói, khung sườn gỗ với những đường nét chạm trổ tinh xảo.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876, quê làng Thạnh Bình, huyện Tiên Phước, là một người thông minh học giỏi, một chí sĩ yêu nước. Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Cụ đã được Hồ Chủ tịch mời ra tham gia với Chính phủ và có thời gian giữ chức quyền Chủ tịch nước.
Hiện nay di tích đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Tại đây có trưng bày một số di vật và tư liệu có liên quan về thân thế sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ.
7. Ngôi nhà cụ Phan Châu Trinh
Phan Châu Trinh sinh năm 1872 tại thôn Tây Lộc, tổng Vinh Quý, huyện Hà Đông (thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh ngày nay) và mất năm 1926 tại Sài Gòn sau nhiều năm hoạt động cách mạng. Ông là người khởi xướng phong trào Duy Tân, là tấm gương sáng chói về lòng yêu nước thương dân và tinh thần anh dũng đấu tranh cho quyền lợi dân tộc.
Tưởng nhớ ông, ngay tại nền nhà cũ ở Tây Lộc - nơi ông sinh sống trong những năm tháng tuổi thơ, chính quyền đã xây dựng một ngôi nhà lưu niệm theo lối kiến trúc cổ trên mảnh đất rộng khoảng 2000 m2, được bao bọc bởi những lũy tre làng quanh năm xanh tốt.
Du lịch Quảng Nam ghé thăm di tích lịch sử cách mạng (Phần 2)
Trong các cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, Quảng Nam là
một trong những cái nôi của phong trào cách mạng và là vùng chiến trường
vô cùng ác liệt. Những địa danh: Địa đạo Kỳ Anh, Bồ Bồ, Cấm Dơi, Vĩnh
Trinh, Chợ Được, Chu Lai, Hòn Tàu, đường mòn Hồ Chí Minh ... đã đi vào
lịch sử dân tộc, ngày nay trở thành điểm dừng chân của bao du khách.
1. Tượng đài chiến thắng Núi Thành
Tượng đài chiến thắng Núi Thành
Nằm trên một đồi cao 43 m trong một cụm đồi ở xã Tam Nghĩa, huyện Núi
Thành, tiếp giáp với đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A, cách sân bay Chu
Lai 4 km có vị trí chiến lược quan trọng.Nơi đây diễn ra trận đánh đế
quốc Mỹ của quân và dân Quảng Nam.
Vào ngày 25/5/1965, tiểu đoàn 70 tỉnh đội Quảng Nam đã tấn công đánh tan đại đội Mỹ, mở đầu cho phong trào "Tìm Mỹ mà đánh" trên toàn miền Nam, được Đảng và Bác Hồ khen tặng 8 chữ vàng "Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ".
Vào ngày 25/5/1965, tiểu đoàn 70 tỉnh đội Quảng Nam đã tấn công đánh tan đại đội Mỹ, mở đầu cho phong trào "Tìm Mỹ mà đánh" trên toàn miền Nam, được Đảng và Bác Hồ khen tặng 8 chữ vàng "Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ".
2. Tượng đài chiến thắng Cấm Dơi
Thuộc thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, cách thành phố Tam Kỳ 50 km về
phía Tây Bắc. Nơi đây cơ thể được xem là một trong những địa bàn ác liệt
nhất, là nơi tranh chấp sống còn giữa ta và địch trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Lợi dụng địa thế hiểm trở, địch tiến hành cho xây các lô cốt
hầm chỉ huy, hệ thống quân sự gồm nhiều đồn bót, cùng hàng chục tiểu
đoàn, nhằm khống chế cả vùng Tây Nam quận lỵ Quế Sơn.
Ngày 17/8/1932 bộ đội chủ lực và quân dân địa phương đã tiến đánh Cấm Dơi, phá hủy toàn bộ khu căn cứ, mở rộng vùng giải phóng góp phần cùng với quân và dân ta đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ngụy trong ý đồ xâm lược miền Nam Việt Nam.
3. Căn cứ Hòn Tàu
Ngày 17/8/1932 bộ đội chủ lực và quân dân địa phương đã tiến đánh Cấm Dơi, phá hủy toàn bộ khu căn cứ, mở rộng vùng giải phóng góp phần cùng với quân và dân ta đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ngụy trong ý đồ xâm lược miền Nam Việt Nam.
3. Căn cứ Hòn Tàu
Căn cứ Hòn Tàu
Nằm ở cụm núi ranh giới giữa hai huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, nơi đây đã
từng là căn cứ địa vững chắc của phong trào chống ngoại xâm. Trong
những năm chống Mỹ vùng căn cứ Hòn Tàu - Mặt Rạng là một trong những nơi
đóng quân của các cơ quan Khu - Tỉnh Ủy của Quảng Nam và đặc khu Quảng
Đà.
4. Cứ điểm NGOK-TA-VAK
Cứ điểm Ngok Tak Vak thuộc xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, cách thị trấn Khâm Đức 15 km về phía Tây theo đường Hồ Chí Minh.
Di tích cứ điểm Ngok Tak Vak này có tiềm năng phát triển loại hình du lịch thăm chiến trường xưa, tạo các điểm thuyết minh tại điểm mang ý nghĩa lịch sử. Cần quan tâm đầu tư, tạo lối mòn nhưng chúng ta phải tôn trọng địa hình để khai thác khách du lịch theo hình thức dã ngoại, tham quan, leo núi, khám pha thiên nhiên.
5. Đường Hồ Chí Minh - Con đường huyền thoại
4. Cứ điểm NGOK-TA-VAK
Cứ điểm Ngok Tak Vak thuộc xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, cách thị trấn Khâm Đức 15 km về phía Tây theo đường Hồ Chí Minh.
Di tích cứ điểm Ngok Tak Vak này có tiềm năng phát triển loại hình du lịch thăm chiến trường xưa, tạo các điểm thuyết minh tại điểm mang ý nghĩa lịch sử. Cần quan tâm đầu tư, tạo lối mòn nhưng chúng ta phải tôn trọng địa hình để khai thác khách du lịch theo hình thức dã ngoại, tham quan, leo núi, khám pha thiên nhiên.
5. Đường Hồ Chí Minh - Con đường huyền thoại
Một đoạn đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua tỉnh Quảng Nam
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường mòn Hồ Chí Minh
(còn gọi là đường Trường Sơn) là tuyến vận chuyển vũ khí, hàng hoá,
lương thực, quân nhu... quan trọng nhất của hậu phương miền Bắc chi viện
cho chiến trường miền Nam. Trong đó, đoạn đường Trường Sơn đi qua địa
phận Quảng Nam với chiều dài gần 200 km là một trong những đoạn hiểm trở
nhất, cam go nhất với nhiều trận đánh vô cùng ác liệt.
Những địa danh: Prao, Bến Giằng, Làng Rô, Khâm Đức, Ngok - Ta - Vak, Đồi E... nằm trên hành lang tuyến đường này đã đi vào lịch sử và ký ức của mỗi người dân đất Quảng.
6. Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng
Những địa danh: Prao, Bến Giằng, Làng Rô, Khâm Đức, Ngok - Ta - Vak, Đồi E... nằm trên hành lang tuyến đường này đã đi vào lịch sử và ký ức của mỗi người dân đất Quảng.
6. Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng
Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng – Tiên Phước, Quảng Nam
Là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia thuộc xã Tiên Cảnh, huyện
Tiên Phước, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 35 km về phía tây. Đây là ngôi
nhà cũ do thân sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng xây dựng từ năm 1869, theo lối
kiến trúc rất phổ biến dưới thời nhà Nguyễn.Ngôi nhà gồm 3 gian, mái ngói, khung sườn gỗ với những đường nét chạm trổ tinh xảo.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876, quê làng Thạnh Bình, huyện Tiên Phước, là một người thông minh học giỏi, một chí sĩ yêu nước. Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Cụ đã được Hồ Chủ tịch mời ra tham gia với Chính phủ và có thời gian giữ chức quyền Chủ tịch nước.
Hiện nay di tích đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Tại đây có trưng bày một số di vật và tư liệu có liên quan về thân thế sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ.
7. Ngôi nhà cụ Phan Châu Trinh
Phan Châu Trinh sinh năm 1872 tại thôn Tây Lộc, tổng Vinh Quý, huyện Hà Đông (thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh ngày nay) và mất năm 1926 tại Sài Gòn sau nhiều năm hoạt động cách mạng. Ông là người khởi xướng phong trào Duy Tân, là tấm gương sáng chói về lòng yêu nước thương dân và tinh thần anh dũng đấu tranh cho quyền lợi dân tộc.
Tưởng nhớ ông, ngay tại nền nhà cũ ở Tây Lộc - nơi ông sinh sống trong những năm tháng tuổi thơ, chính quyền đã xây dựng một ngôi nhà lưu niệm theo lối kiến trúc cổ trên mảnh đất rộng khoảng 2000 m2, được bao bọc bởi những lũy tre làng quanh năm xanh tốt.
Về Mỹ Sơn xem múa Chăm
Những món ngon khó cưỡng ở Quảng Nam
Thứ Sáu, ngày 20/11/2015 17:15 PM (GMT+7)
Đất Quảng Nam có những món ngon nổi tiếng châu Á như mì Quảng, cao
lầu, hoành thánh, bê thui Cầu Mống nhưng cũng có những món đậm chất dân
dã như cá chuồn kho mít non, bánh tráng đập...
11 món ngon Quảng Trị không thể bỏ qua
Những món ngon đã đời của người Quảng Ngãi
15 món ngon nhắc đến là chảy nước miếng ở Sài Gòn
Mì QuảngNhững món ngon đã đời của người Quảng Ngãi
15 món ngon nhắc đến là chảy nước miếng ở Sài Gòn
Làm tô mì Quảng mời anh xơi cùng”
Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Nước nhưng dùng cho mì Quảng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo loại mì mà thực khách muốn dùng. Mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm tự nhiên và thịt heo tươi. Nếu là mì gà hoặc mì cá lóc, thì nguyên liệu phải được thái vừa phải, tách xương riêng để nấu nước dùng, ướp thịt và nấu như mì truyền thống.
Rau dùng cho Mì Quảng là những loại rau có mùi vị đặc biệt. Người Quảng khi làm mì thì dùng rau Trà Quế gồm cải con (tức là cải vừa nhú mầm), rau húng lủi, rau quế xanh (chứ không phải loại quế cọng đỏ dùng cho phở), xà lách, và đặc biệt là phải có hoa chuối thái mỏng. ngoài ra còn có các loại phụ liệu không thể thiếu là hành lá, ớt xanh, bánh tráng gạo mè, chanh, nước mắm ớt được làm từ cá cơm (dùng để nêm thêm cho vừa khẩu vị của từng người) và đậu phụng rang giã nhỏ.
Mì Quảng là một món ăn đặc trưng và phổ biến bậc nhất ở Quảng Nam. Không một khu phố, làng mạc, chợ búa, ngóc ngách nào ở Quảng Nam là không bán mì Quảng. Nhưng có một điều đặc biệt là: có thể có người Bắc suốt đời chưa từng nấu phở, có thể có người Nam từ bé tới giờ chưa từng nấu hủ tiếu, nhưng chắc chắn chưa có người Quảng nào chưa từng nấu mì Quảng tại gia.
Hoành thánh
Nếu hoành thánh súp mang đến hương vị ngọt thanh, hoành thánh mì đem lại cảm giác mới lạ bởi một ít mì sợi hòa quyện cùng chút sa tế, vài tép mỡ rán vàng nằm ngay ngắn trong tô, thì hoành thánh chiên gây thích thú cho thực khách bởi vị giòn, béo ngậy của vỏ bánh cùng nước sốt đậm đà. Vị giòn rụm của vỏ bánh quyện cùng với sốt chua cay từ tôm, thịt xá xíu và rau củ giòn sần sật sẽ khiến bạn khó thể chối từ.
Cao lầu
Cao lầu không cần nước lèo, nhưng ngon hay không phần nhiều phụ thuộc vào nước xíu (được chế biến từ thịt heo đùi).
Miếng cao lầu khô được cắt thành hình vuông và chiên giòn. Vị giòn rụm của miếng cao lầu chiên khiến cho tô cao lầu trở nên vô cùng cuốn hút. Người ta thường ăn cao lầu với giá trần nước sôi, rau sống và ớt xanh.
Gà tre nướng
Các món được chế biến từ gà tre đèo Le rất đa dạng, từ nướng, hấp hành, rô ti đến luộc… nhưng thơm ngon và dậy vị nhất chính là món gà nướng.
Gà được chế biến để nguyên con, bên dưới là rau răm để trộn với thịt, bên trên là hành tím đập dập và lá chanh xắt nhỏ. Mới chỉ ngửi thôi đã ứa cả nước miếng rồi.
Ăn gà đèo Le là phải ăn bằng tay mới ngon vậy nên ở đây người ta phục vụ món ăn theo phong cách “tự xử”. Thực khách sẽ tự cắt thịt rồi trộn với rau răm.
Gà đèo Le được nuôi thả tự nhiên chứ không nhốt trong chuồng nên thịt gà chắc, ngọt nhưng vẫn rất mềm. Thịt gà sau khi chế biến có thể nhai được cả xương, ăn kèm muối tiêu, ớt xiêm thơm mà cay đúng chất Quảng Nam.
Đặc biệt, gà được chế biến bằng nước ngầm của suối nước Mát nên lại càng ngon ngọt hơn.
Bê thui Cầu Mống
Quả thật không ở đâu có thể sánh kịp với bê thui ở Cầu Mống (Điện Phương, Điện Bàn). Cái vị bê tái ngòn ngọt, dai dai, bùi bùi, thịt màu hồng đào bắt mắt, da giòn rùm rụm, hay chén mắm cái thơm lừng, cay nồng của ớt, âm ấm của gừng làm “ngây ngất” vị giác của thực khách.
Nếu như ở miền Bắc món bê thui chỉ được phục vụ cùng với vài lát khế và bát nước tương thì ở Cầu Mống bê thui lại trở nên đặc biệt hơn bởi những gia vị ăn kèm.
Bê được chọn vừa đủ lớn để thịt không nhão. Thịt bê thui xong phải có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng rộm nhưng không khô, không dai và không có mùi khói. Mắm phải từ loại mắm cái cá cơm, cá nục nguyên chất. Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ trong các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Những miếng chuối chát cùng nộm đu đủ chua chua, ngọt ngọt sẽ làm món bê thui đượm vị và bớt ngấy hơn.
Cá chuồn kho mít non
Cá chuồn phải chọn con tươi vừa mang từ biển về. Mủ mít non vừa có thể khử mùi tanh của cá chuồn lại vừa làm thịt cá thơm bùi hơn. Mít non đã được luộc chín và xắt miếng vuông cỡ bao diêm. Cá chuồn sau khi làm sạch ruột được ướp với củ nén đập dập, nghệ tươi, hành tím, ớt trái, hạt nêm, tiêu, nước mắm. Ướp khoảng 10 phút rồi đổ nước vừa ngập cá, kho đến khi cá vừa thấm thì cho mít non vào.
Sau cùng chỉ cần đun lửa liu riu để nước kho cá ngấm vào miếng mít.
Cháo lươn xanh
Vì ăn cháo lươn với cải xanh nên người dân ở đây gọi là cháo lươn xanh. Món lươn xanh được nấu bằng gạo si, một giống lúa địa phương có từ rất xa xưa, dẻo, thơm và có vị ngọt bùi rất riêng.
Khi ăn, người xứ Quảng có hai cách. Có người bỏ luôn một lần cải và các lọai rau, bánh tráng bẻ nhỏ vào tô cháo vừa thổi vừa xúc từng thìa đưa vào miệng xuýt xoa. Số khác thong thả bỏ từng cọng cải xanh vào từng thìa cháo để thấy vị cau cau của cải xanh, vị bùi của đậu, vị béo mà thơm nồng của lươn, vị ngọt dịu thoang thoảng mùi hương của cây lúa quê nhà. Nhưng tất cả đều ăn nóng và thỉnh thoảng lại cắn một miếng trái ớt xanh làm cho ai nấy ngồi gần thấy mà thèm muốn ăn.
Bánh tổ
Bánh tổ còn lấy tên từ chính “ngoại hình” của bánh. Không ai gọi là cái bánh tổ, mà gọi là ổ bánh tổ. Nhìn bề ngoài bánh trông như một chiếc bát, được bọc bằng lớp lá chuối dày dặn. Bánh có màu trắng, ngà, cà phê sữa, hay “đen như cục đường bát” tùy vào loại và lượng đường dùng làm nguyên liệu chế biến. Bên trên phủ một lớp mè (vừng). Cầm ổ bánh tổ lên, khứu giác còn cảm nhận được mùi gừng thơm lừng quện trong hương vị bánh. Bánh tổ có thể để được lâu, ăn dần dà cả tháng.
Mít hông
Những múi mít được dùng để làm mít hông phải là những múi mít có màu vàng ngà ngon mắt của những quả mít già “đúng độ”. Công đoạn quyết định mùi vị của món mít hông chính là khâu làm nhân. Mỗi quán sẽ có một bí quyết riêng để tạo ra hương vị đặc trưng giữ chân khách.
Múi mít hông ăn lúc nóng bốc hơi thơm lừng nơi mũi, khi nhai vị ngọt hòa quyện lan tỏa cùng vị béo bùi của dừa của đậu phộng thật là đáng nhớ! Nếu có dịp tới Tam Kỳ, bạn đừng quên thưởng thức món mít hông đậm đà hương vị này nhé
Xương rồng
Trước khi chế biến, xương rồng cần phải sơ chế bằng cách gọt bỏ phần gai bên ngoài cùng lớp màng xanh, sau đó thái mỏng rồi đem luộc sơ cho bớt nhớt, tới khi những miếng xương rồng chuyển sang màu vàng là được. Những miếng xương rồng này sau đó đem vắt ráo nước là có thể chế biến thành những món ăn ngon tùy thích.
Phổ biến nhất khi du khách có dịp ghé qua đất Quảng Nam chính là món xương rồng xào. Vào những ngày nắng nóng, canh chua xương rồng lại chính là món giải nhiệt hiệu quả. Ngoài ra, người dân xứ Quảng còn sáng tạo thêm một món ăn nữa khá độc đáo là món gỏi xương rồng.
Bánh canh
Bánh canh chân giò
Người Hội An có thể nấu bánh canh với giò heo, cá tràu đồng (cá lóc)
hay với tôm cua, chả cá… nhưng tất cả đều bắt đầu từ sợi bánh. Những sợi
bánh trong veo, chế biến từ hạt gạo dẻo thơm, châu ngọc của đời. Phải
là gạo mới đúng là bánh canh truyền thống của người miền Trung, dù là
Huế, Tam Kỳ, Hội An hay Quảng Ngãi.Bánh canh là món ăn đậm chất nhà quê. Là bánh nên khi thưởng thức phải cảm nhận được cái béo bùi của sợi bánh. Là canh nên nếu thiếu cái đậm đà của nước canh thì không gọi là vừa miệng người sành điệu.
Bánh canh Hội An như một tấu khúc đa thanh ru đầu lưỡi với nhiều biến tấu dựa vào sự thay đổi, gia giảm các nguyên liệu, thêm bớt các loại gia vị cho phù hợp với từng mùa và khẩu vị của từng người ăn.
Bánh xèo
Bánh xèo đất Quảng thường chỉ được cắt đôi, thậm chí nếu nhỏ còn để nguyên. Chiếc bánh thơm, mềm, nóng hổi được cuốn cùng nhiều loại rau sống nhưng không thể thiếu được lá cải xanh. Vị nhận đắng của cải vừa chống ngấy, vừa đưa đẩy khiến bánh ngon hơn. Khi ăn người ta lấy một miếng bánh cuốn cùng rau sống và bánh tráng rồi chấm với nước chấm pha từ nước mắm cá cơm, gừng và đậu phộng xay nhuyễn. Sự đơn giản này sẽ mang đến cho bạn một bữa ăn tuy dân dã mà vô cùng khó quên.
Bánh tráng đập
Tại sao có tên là bánh đập, đơn giản thôi, bởi vì bánh này trước khi ăn phải đập. Không phải đánh đập gì mà là dùng tay đập lên 2 thứ bánh tráng nướng và lá mì này. Phần bánh tráng nướng khi đập nhẹ lên sẽ vỡ ra và dính vào lá mì ướt... thế là bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai vừa dòn, vừa dẻo, vừa thơm. Món này ăn ngon không chỉ nhờ bánh tráng mỏng giòn, lá mì tráng mỏng và hương thơm của dầu phộng khử quết vào mà còn nằm ở nước chấm.
Mắm nêm là thứ nước chấm dành riêng cho món ăn dân dã này. Mắm nêm phải là mắm cá cơm pha thật ngon với ớt tỏi, chanh, đường, chút dầu khử với hành phi... và phải có thêm tương ớt Hội An nữa mới đúng điệu.
Phở sắn cá lóc đồng
Bát phở sắn khi ăn có chút dai, bùi của sợi sắn, vị ngọt đậm đà của cá lóc đồng, vị hơi chát của chuối non, mùi thơm của các loại rau húng, tía tô lẫn trong vị cay nồng của ớt. Nhờ đó, món ăn rất đặc trưng, khó lẫn với bất kỳ loại phở nào.
Nem nướng
Những người Quảng xa nhà, ngồi ở đâu nhậu mà nghe nhắc tới món nem này là nước miếng cứ tứa ra vì…thèm. Bởi khi có lửa than nóng rực mà bỏ nem vào chỉ có phần lá chuối cháy thơm phức, còn phần mỡ thừa thì chảy hết ra làm tăng nhiệt cho phần thịt đã lên men chín tái. Lấy tay bóc tách hết phần lá cháy, phần thịt nem chua chua, tái tái, nóng nóng nhấm nháp uống với bia mát lạnh hoặc rượu thì không còn gì thú bằng.
Tình Em Xứ Quảng
Tân Nhàn - Quảng Nam Yêu Thương
15 món đặc sản Quảng Nam mà bạn không thể bỏ qua khi tới đây
Tỉnh Quảng Nam nằm tại khúc ruột miền Trung, nơi đây không chỉ nổi tiếng với các địa danh Tam Kỳ hay Hội An mà còn thu hút bởi các đặc sản cực kỳ phong phú chỉ có tại Quảng Nam. Sau đây, Littlevietnamtours sẽ giúp các bạn đã và đang có ý định tới đây thông tin chi tiết về các đặc sản vùng đất Quảng Nam
Cơm già Tam Kỳ
Bất cứ ai ghé qua Tam Kỳ đều không thể bỏ qua được món cơm gà. Món ăn được chế biến và trình bày từ cơm và thịt. Cơm có thể dùng là cơm trắng hoặc cơm chiên, cơm rang và thịt gà được trình bày thông thường là đùi gà hay cánh gà. Món cơm gà tương đối dễ làm và phổ biến. Tuy nhiên với sự khéo léo và nghệ thuật ẩm thực nơi đây đã chế biến ra món cơm gà mặn mà, đằm đặm, cay cay rất riêng của miền xứ Quảng mà du khách nào đã thử cũng đều tấm tắc khen ngon. Và để chế biến món cơm gà vùng Tam Kỳ, người làm phải đích thân chọn những con gà ta được chăn thả gà tại Tam Kỳ, chỉ loại gà này thịt mới mềm, thơm và béo.
Mì Quảng
Ở miền Trung có “ngũ Quảng” nhưng món mì lại định danh riêng cho xứ Quảng Nam. Món dân dã ấy đã “vinh dự” được xếp vào 12 món ăn Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực châu Á.
Xem thêm: 12 món ăn Việt Nam đạt kỷ lục ẩm thực châu Á năm 2012
Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được món ăn Mì Quảng rất dân dã và bình dị nhưng nay trở thành đặc sản Quảng Nam. Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thế tìm đuợc 1 quán mì quảng. Tuy vậy, mì Quảng ở đâu cũng giữ được những nét rất đặc trưng; ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi.
Được chế biến từ gạo tuy nhiên hương vị và sắc thái lại có nét riêng biệt. Mì được làm từ lá bánh tráng thái thành sợi. Nhân mì thì khá đa dạng thường được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau: thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm, cua, cá….
Ăn mì Quảng không thể thiếu rau sống. Mà rau sống để ăn cùng mì Quảng cũng phải được chuẩn bị cầu kì không kém. Nếu như với những món ăn bình thường khác chỉ cần một dĩa rau với ít cọng bạc hà, xà lách để ăn kèm thì rau sống cho món ăn này cần tới 9 loại: bắp chuối, rau muống chẻ, giá, cải cay…Cũng có lẽ vì thế mà mì Quảng ăn không bị ngán hay cảm giác khô dù ít nước dùng. Một đĩa rau sống đủ loại, tươi non mát mắt góp phần không nhỏ làm nên vị ngon cho bát mì.
Cao Lầu Hội An
Cái tên Cao Lầu thực chất là một món mì nổi tiếng tại Hội An. Món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế. Dù có một vài nét tương đồng với mì quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Một bát cao lầu đầy đủ gồm có sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và ít nước dùng. Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, nước dùng có vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon. Không như những món ăn của miền Trung khi ăn kèm với rất nhiều loại rau, đĩa rau sống của cao lầu đơn giản với cải non và rau đắng.
Xí Mà Hội An
Ở Hội An, người dân nơi đây không ai còn xa lạ với món “xí mà” (hay còn gọi là chè mè đen), một món ăn ngon của phố cổ bạn không nên bỏ qua. Loại chè sền sệt với mùi thơm nhẹ nhàng đặc trưng của mè đen hòa quyện với các loại lá cây dược liệu. Không những thế, xí mà còn được xem là bài thuốc tự nhiên, rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Xí mà được đựng trong những chiếc chén nhỏ xíu mà cũng chỉ múc lưng lưng để khi ăn đỡ ngán. Múc một thìa nhỏ trong chén xí mà nóng hổi rồi tận hưởng vị ngọt ngào thấm dần nơi đầu lưỡi là cảm giác không gì có thể tuyệt vời hơn.
Bánh đậu xanh mặn (nhân thịt)
Bánh đậu xanh nhân thịt là bánh đặc sản nổi tiếng của phố cổ Hội An, là loại bánh đậu xanh khô có nhân thịt. Cũng là đậu xanh, đường, mỡ heo nhưng chiếc bánh ở Hội An có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Những chiếc bánh đậu xanh ở Hội An có dáng tròn, lớn vừa phải để có thể vừa cầm vừa ăn. Bánh đậu xanh khô vừa cứng, vừa giòn. Nghề làm bánh đậu xanh ở Hội An có từ lâu đời, trước thế kỉ thứ 18. Loại bánh này đã từng được cư dân dùng để tiến vua. Nối tiếp truyền thống của cha ông để lại, bằng cái tâm với nghề các hộ gia đình đã biến những chiếc bánh đậu xanh bình dị trở thành đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước.
Bê thui Cầu Mống
Cầu Mống là tên một ngôi làng nhỏ nằm ở phía Bắc đầu cầu Câu Lâu, cây cầu bắt qua sông Thu Bồn, trên tuyến quốc lộ IA thuộc địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nổi tiếng khắp nơi nhờ món… bê thui trứ danh. Bê thui Cầu Mống là món ăn đặc sản của xứ Quảng đã nửa thế kỷ nay.
Bê đem thui ở Cầu Mống được thui từ bê 5 tháng và thui bởi loại cỏ dâu ở hai bên bờ sông Thu Bồn, nên miếng thịt càng thơm ngọt. Thịt bê thui ngon có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng rộm mà không khô, không dai và không bị ám khói. Đây là điều đặc biệt của món Bê Thui Cầu Mống.
Một điểm nữa là cho món đặc sản Bê Thui Cầu Móng tại Quảng Nam càng trở nên ngon, đậm đà và thu hút hơn đó là những thứ ăn kèm với thịt bê: Nước chấm, bánh tráng lề và rau sống. Nước chấm phải được pha từ loại mắm cái thượng hạng làm từ cá cơm, cá nục đánh bắt ven biển miền Trung. Mắm cái sau khi gạn ép xác, lọc lấy nước mới cho thêm tỏi ớt, gừng xay, mè rang, chanh… vào cho vừa miệng. Rau sống là tổng hợp của các loại: tía tô, ngò thơm, xà lách, cải con, khế chua, chuối chát xắt mỏng, rau húng, rau quế, giá, và cả xoài xanh…Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ trong các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Ngoài ra, một vài miếng bánh tráng nướng giòn điểm xuyến vào bữa ăn vốn là thói quen từ bao đời nay của người xứ Quảng.
Bánh Trang Thịt Heo
Đến Quảng Nam, bạn không nên bỏ lỡ món ăn nổi tiếng của vùng quê Đại Lộc – bánh tráng thịt heo. Thịt heo được luộc chín vừa phải, thái mỏng. Để cuốn thịt, bạn phải sử dụng bánh tráng có nguồn gốc từ Đại Lộc thì cuốn bánh mới dẻo ngon.
Thơm ngon của món ăn này phải nói đến sự góp phần của các loại rau sống. Nếu rau sống được ăn là của làng rau Trà Quế ở Hội An thì có lẽ ngon không gì bằng. Rau sống được chọn là cải xanh, xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá, dưa leo, chuối chát… thuộc loại tươi non và không thể thiếu bắp chuối sắc mỏng, rau muống chẻ.
Bánh dùng để cuốn thịt gồm hai loại bánh khô và bánh ướt. Bánh khô còn gọi bánh tráng lề có độ dai vừa đủ để cuốn, không mỏng như bánh đa nem của người Bắc nhưng cũng không dày như ở một số địa phương khác. Bánh ướt là loại mỳ được tráng ra nhưng ăn liền trong ngày, không phơi nắng. Và một bí quyết cuối cùng là bát mắm đậm đà của xứ Quảng. Đĩa bánh dù ngon đến mấy mà không có nước chấm hợp khẩu vị thì nhạt nhẽo vô cùng. Cũng như một số loại bánh khác, nước mắm bánh tráng cuốn thịt heo phải hội tụ ba vị chua, cay, ngọt đậm đà. Đặc biệt ớt dầm vào chén nước mắm phải là ớt xanh thì nước mắm mới thơm nồng và còn nguyên màu vàng sóng sánh. Bánh tráng cuốn thịt heo với mùi vị và cách ăn độc đáo, đặc trưng đã làm nên sự hấp dẫn riêng cho nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân xứ Quảng
Bánh Tráng Đập
Bánh tráng đập hay còn gọi là bánh tráng đập dập là món ăn dân dã, rẻ tiền mà người con xứ Quảng nào cũng biết và ưa thích.
Bánh đập gồm hai lớp: Lớp ngoài là bánh tráng giòn và phần trong là bánh ướt dẻo. Bánh tráng ngoài được nướng vàng đều hai mặt trên lửa than. Phần bánh ướt mềm và dẻo, được kẹp giữa hai lớp bánh tráng giòn. Khi ăn, bạn ép sao cho các lớp bánh dính vào nhau rồi ăn kèm với mắm nêm.
Tại sao có tên là bánh đập, đơn giản thôi, bởi vì bánh này trước khi ăn phải đập. Không phải đánh đập gì mà là dùng tay đập lên 2 thứ bánh tráng nướng và lá mì này. Phần bánh tráng nướng khi đập nhẹ lên sẽ vỡ ra và dính vào lá mì ướt… thế là bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai vừa dòn, vừa dẻo, vừa thơm. Mắm nêm ngon là phải kèm hành phi giòn cùng một ít dứa và dầu ăn. Vỏ bánh giòn tan, ăn kèm lớp bánh ướt mềm rồi chấm với mắm nêm. Vị thanh dân dã của bánh tráng và vị mặn đậm đà của mắm nêm rất hợp nhau.
Bánh Canh Hội An
Người Hội An có thể nấu bánh canh với giò heo, cá tràu đồng (cá lóc) hay với tôm cua, chả cá… nhưng tất cả đều bắt đầu từ sợi bánh. Những sợi bánh trong veo, chế biến từ hạt gạo dẻo thơm, châu ngọc của đời. Phải là gạo mới đúng là bánh canh truyền thống của người miền Trung, dù là Huế, Tam Kỳ, Hội An hay Quảng Ngãi.
Bánh canh là món ăn đậm chất nhà quê. Là bánh nên khi thưởng thức phải cảm nhận được cái béo bùi của sợi bánh. Là canh nên nếu thiếu cái đậm đà của nước canh thì không gọi là vừa miệng người sành điệu.
Bánh canh Hội An như một tấu khúc đa thanh ru đầu lưỡi với nhiều biến tấu dựa vào sự thay đổi, gia giảm các nguyên liệu, thêm bớt các loại gia vị cho phù hợp với từng mùa và khẩu vị của từng người ăn.
Ram tôm
Ram tôm cũng là một trong những món ngon xứ Quảng hấp dẫn thực khách. Gần giống với món nem của miền Bắc, tuy nhiên thực khách sẽ cảm nhận được hương vị đặc biệt, giòn tan của ram tôm với các nguyên liệu chính như: Thịt ba chỉ, tôm đồng, bánh đa nem và các loại gia vị khác.
Nguyên liệu để chế biến món ram tôm Quảng Nam rất đơn giản: thịt ba chỉ, tôm đồng, bánh đa nem cỡ vừa, 1 quả trứng gà, và các gia vị: muối, mì chính, hành tía băm, tỏi, hạt tiêu và hành lá. Khác với món nem của xứ Bắc, các nguyên liệu cần băm nhỏ hoặc xay nhuyễn, Ram tôm Quảng Nam có hương vị đặc biệt nhờ các nguyên liệu đều được để nguyên.
Thịt ba chỉ sau khi thái chỉ miếng vừa ăn, tôm đồng làm sạch, để nguyên vỏ, chỉ cắt bỏ râu và phần đầu, sẽ được ướp đều với gia vị, hành tía băm nhỏ, trứng và đặc biệt là hạt tiêu xay để tạo mùi thơm cho món ăn. Bánh đa nem tròn cắt làm đôi, vì mỗi chiếc ram sau khi cuộn lại chỉ nên xinh xinh, vừa ăn. Hành lá cắt khúc.
Tôm và thịt sau khi đã thấm gia vị, mỗi chiếc ram bạn cuốn một miếng thịt, 1 con tôm và một chút hành lá. Nên cuốn chặt tay vì khác với nem Bắc, các nguyên liệu có độ kết dính do được xay nhỏ, ram tôm để nguyên con, nên nếu cuộn lỏng tay, khi chiên, chiếc ram sẽ dễ tuột lá.
Cũng giống như chiên nem, để chiếc ram được giòn, chỉ nên chiên nhỏ lửa, khi chiếc ram vàng đều là đã chín. Món ăn này ngon nhất khi ăn nóng, bởi độ ngậy và thơm, béo của thịt, cùng với vị giòn của con tôm còn nguyên vỏ, hành lá kết hợp với nước chấm chua ngọt, thêm một chút ớt cay, hương vị sẽ không thể nào quên. Ram tôm cũng nên thưởng thức kết hợp với rau sống thái nhỏ, dù ăn với bún, hay cơm, đều thích hợp. Giữa rất nhiều món đặc sản của xứ Quảng, ram tôm là món ăn dễ hợp khẩu vị của mọi thực khách ở các miền khác nhau.
Nem nướng
Có một món ăn được biết đến như đặc sản của người Quảng Nam mà bất cứ ai có dịp thử qua một lần thì đều nhớ mãi đó là nem nướng. Có lẽ bạn không biết nhưng nem nướng là một món ăn vặt khá được ưa chuộng ở nhiều nơi, nhưng ở mỗi nơi thì cách chế biến lại khác nhau
Nguyên liệu làm món ăn này chỉ đơn giản là thịt heo quê tươi ngon, đa phần là nạc chỉ cho bám thêm một chút mỡ.
Từ lâu, món nem của người Quảng luôn níu chân thực khách phương xa bởi vị thơm ngon và đượm tình mến khách. Khách đến thăm nhà và chúc tết năm mới, gia chủ thường dọn món nem nướng, bên ly rượu nồng họ cùng nhau tâm tình và thưởng thức vị thơm ngon của món nem truyền thống này.
Cá Chuồn Xanh Nướng Núi Thành
Cá chuồn là món phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người dân xứ Quảng độ hè về. Và đã là người Núi Thành thì không ai không biết món cá chuồn xanh nướng, cuốn rau sống chấm nước mắm ớt, vừa ăn vừa hít hà trong chiều tà bãi Rạng.
Loài cá chuồn sống nhiều ở miền biển Nam Trung Bộ nhưng thơm ngon nhất phải kể tới khu vực Núi Thành. Cá chuồn cũng có nhiều loại, nào là chuồn lộng, chuồn gành, chuồn cồ, chuồn khơi, chuồn xanh,… Vào mùa cá, nếu có được cơ hội đi biển cùng những thuyền chài, bạn sẽ có thể chứng kiến cảnh những đàn cá chuồn với số lượng cá thể khổng lồ, bay là là mặt nước giữa muôn trùng sóng vỗ, vô cùng ấn tượng.
Gỏi Bòn Bon Tiên Phước
Từ thành phố phố Tam Kỳ đi về hướng Tây khoảng 25 km sẽ đến được trung tâm huyện Tiên Phước. Vào những ngày mùa đông này, trên khắp các con đường lành quanh co hay trong các chợ ở Tiên Phước đâu đâu cũng bán trái bòn bon.
Qua năm tháng, với bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, trái bòn bon được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, cả ngâm rượu để bồi bổ sức khỏe. Đặc biệt, có một món ăn dân giã, trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của huyện Tiên Phước đó là gỏi bòn bon.
Để làm gỏi bòn bon, người dân phải chọn loại quả to đều, chín mềm có màu vàng tươi, đó là lúc bòn bon chín cây thơm nức, cùi dày và giòn để làm gỏi.
Một số nguyên liệu đi kèm để làm nên món gỏi bòn bon là: thịt ba chỉ, tôm, ớt, tỏi, hành phi và một bắt nước mắm ngon.
Cách làm gỏi bòn bon tuy đơn giản nhưng cần rất nhiều sự khéo léo. Trước hết, cần tách riêng từng múi bòn bon khỏi vỏ. Kỹ thuật dó là dùng móng tay cái ấn mạnh vào đáy quả để vỏ bòn bon bung ra, khi đó dễ dàng tách múi, bỏ hạt. Lưu ý không nên lột vỏ bòn bon từ cuống quả, vỏ vừa bị xé rách lại vừa dính mủ lại có lớp lụa mỏng ngăn cách từng múi, ăn sẽ không ngon.
Tôm cần phải chọ đúng loại tôm tươi còn nhảy, bấm đầu, đuôi và rửa sạch rồi đem vào nồi rang với muối cho chín. Nếu ưa thích vị béo ngậy thì có thể cắt thêm vài lát thịt ba chỉ luộc chín đã cắt nhỏ sao cho miếng thịt nhỏ hơn với múi bòn bon.
Gỏi bòn bon đúng điệu Quảng Nam phải có vị chua chua, ngọt ngọt và vị cay ấm nồng. Làm bạn với món gỏi bòn bon này sẽ là bánh phồng tôm giòn tan hoặc bánh tráng nướng.
Phở Sắn Quảng Nam
Nhiều du khách du lịch đến xứ Quảng thường tìm đường đến Quế Sơn, thăm làng phở sắn lừng danh ở các xã Quế Thuận, Quế Châu, Quế Long, Quế Phong, thị trấn Đông Phú… . Sắn sau khi thu hoạch được bỏ vỏ, thái thành lát mỏng đem phơi khô sử dụng quanh năm.
Phở sắn Quế Sơn thơm ngon, rất khó lẫn với bất cứ thứ quà quê nào bởi nguyên liệu được chắt lọc từ sự tinh túy nhất của cây sắn và quá trình chế biến được tích tụ tất cả cái khéo léo, đức tính chịu thương chịu khó của con người ở nơi không nhận được nhiều sự ưu đãi của thiên nhiên.
Từ sợi phở sắn, người Quế Sơn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, trong đó độc chiêu là phở trộn. Món phở sắn trộn có nhiều cách chế biến khác nhau, khi thì phở sắn trộn cùng vài lát thịt nạc, tôm tươi và ít rau thơm; khi chỉ cần ngâm phở vừa mềm, chan cùng nước mắm ớt chanh thêm ít bắp chuối là đủ ngon.
Nhưng ngon nhất vẫn là món phở nước. Cái vị dai dai, bùi bùi của sợi phở; vị ngọt của cá lóc đồng; giòn giòn của rau chuối cây non; mùi thơm của rau húng, quế, tía tô; vị cay cay của ớt xanh và béo béo của đậu phụng… Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị khá đặc trưng.
Măng núi trộn Quảng Nam
Khắp cánh rừng thuộc huyện Đông Giang (Quảng Nam), có nhiều loại họ tre cho măng như: lồ ô (pa’oo), nứa (cr’đêê), tre (ơm), dang (ch’tang)… Mùa hái măng từ tháng 5 đến tháng 9 (âm lịch), các phụ nữ, cô gái Cơ tu ở đây vào rừng từ sáng sớm để hái măng. Nguyên liệu làm món ăn này đương nhiên là những búp măng to bằng cổ chân được hái ở những vùng đồi núi, sau đó bóc vỏ, chỉ còn lại lớp thân trắng ngần. Đặc điểm của măng núi là mùi rất thơm, không đắng và luộc qua nước sôi vẫn không ngả sang màu vàng
Điều đặc biệt ở món măng núi trộn này là không cần nước xốt, nước tương, tôm, thịt hay bất cứ thứ gì khác. Chỉ cần làm một bát nước mắm tỏi, ớt xiêm (loại ớt trái nhỏ, hạt nhiều, thường có ở vùng đồi núi Quảng Nam) thật cay nồng là đã đủ sức hấp dẫn. Để món ăn thêm mùi thơm và vị béo, lấy ít dầu phộng phi thơm với củ nén giã dập, đến khi nén ngả sang màu vàng là được.
Măng trộn là thực phẩm ưa thích của người dân Đông Giang. Bữa cơm dân dã cùng với đĩa măng trộn mang đầy hương vị quê nhà mà ai đã được thưởng thức một lần thì nhớ mãi không quên
Gà Đèo Le
Trong các loại gà được xếp vào bậc ngon có tiếng của Việt Nam, người sành ăn không thể không nhắc tới gà đèo Le. Muốn ăn gà đèo Le đúng chuẩn, chắc chắn bạn phải đến đèo Le (gần suối Nước Mát – huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) để thưởng thức, bởi như người bản địa nói, gà đèo Le ngon và có tiếng như vậy là do được chế biến cùng mạch nước ngọt mát của suối Nước Mát.
Gà đèo Le là giống gà tre, nuôi thả bộ tự nhiên hoàn toàn, mỗi con chỉ nặng khoảng 0,6 – 0,8 kg. Các món ăn từ gà khá đa dạng như nướng, hấp hành và rô ti… nhưng phổ biến nhất vẫn là luộc bởi món này nấu nhanh và đơn giản. Nhưng dù gọi món nào, gà ở đây cũng được phục vụ dưới dạng nguyên con với tạo hình cánh tiên rất hút mắt. Gà đeo Le được luộc cùng hành tím đập dập, khi đưa ra cho khách không thể thiếu rau răm, chút lá chanh xắt nhỏ cùng… kéo và bao tay nilon để khách tự cắt gà. Tuy không phục vụ đến tận… răng nhưng việc tự mình cắt hoặc xé gà thành miếng, trộn cùng rau răm rồi chấm muối tiêu và thưởng thức chắc chắn sẽ khiến món gà trở nên ngon hơn
Kết
Việc lên lịch trình đi chơi của các tín đồ “ xê dịch” tại Quảng Nam – Đà Nẵng chắc chắn sẽ là thăm thú những địa điểm rất thú vị. Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót lớn nếu bạn đến xứ Quảng mà không thưởng thức 15 đặc sản mà chúng tôi đã nêu trên. Hy vọng rằng với, bài viết này sẽ giúp các bạn thêm một “hành trang” để khám phá văn hóa ẩm thực Quảng Nam.
Cơm già Tam Kỳ
Bất cứ ai ghé qua Tam Kỳ đều không thể bỏ qua được món cơm gà. Món ăn được chế biến và trình bày từ cơm và thịt. Cơm có thể dùng là cơm trắng hoặc cơm chiên, cơm rang và thịt gà được trình bày thông thường là đùi gà hay cánh gà. Món cơm gà tương đối dễ làm và phổ biến. Tuy nhiên với sự khéo léo và nghệ thuật ẩm thực nơi đây đã chế biến ra món cơm gà mặn mà, đằm đặm, cay cay rất riêng của miền xứ Quảng mà du khách nào đã thử cũng đều tấm tắc khen ngon. Và để chế biến món cơm gà vùng Tam Kỳ, người làm phải đích thân chọn những con gà ta được chăn thả gà tại Tam Kỳ, chỉ loại gà này thịt mới mềm, thơm và béo.
Mì Quảng
Ở miền Trung có “ngũ Quảng” nhưng món mì lại định danh riêng cho xứ Quảng Nam. Món dân dã ấy đã “vinh dự” được xếp vào 12 món ăn Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực châu Á.
Xem thêm: 12 món ăn Việt Nam đạt kỷ lục ẩm thực châu Á năm 2012
Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được món ăn Mì Quảng rất dân dã và bình dị nhưng nay trở thành đặc sản Quảng Nam. Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thế tìm đuợc 1 quán mì quảng. Tuy vậy, mì Quảng ở đâu cũng giữ được những nét rất đặc trưng; ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi.
Được chế biến từ gạo tuy nhiên hương vị và sắc thái lại có nét riêng biệt. Mì được làm từ lá bánh tráng thái thành sợi. Nhân mì thì khá đa dạng thường được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau: thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm, cua, cá….
Ăn mì Quảng không thể thiếu rau sống. Mà rau sống để ăn cùng mì Quảng cũng phải được chuẩn bị cầu kì không kém. Nếu như với những món ăn bình thường khác chỉ cần một dĩa rau với ít cọng bạc hà, xà lách để ăn kèm thì rau sống cho món ăn này cần tới 9 loại: bắp chuối, rau muống chẻ, giá, cải cay…Cũng có lẽ vì thế mà mì Quảng ăn không bị ngán hay cảm giác khô dù ít nước dùng. Một đĩa rau sống đủ loại, tươi non mát mắt góp phần không nhỏ làm nên vị ngon cho bát mì.
Cao Lầu Hội An
Cái tên Cao Lầu thực chất là một món mì nổi tiếng tại Hội An. Món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế. Dù có một vài nét tương đồng với mì quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Một bát cao lầu đầy đủ gồm có sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và ít nước dùng. Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, nước dùng có vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon. Không như những món ăn của miền Trung khi ăn kèm với rất nhiều loại rau, đĩa rau sống của cao lầu đơn giản với cải non và rau đắng.
Xí Mà Hội An
Ở Hội An, người dân nơi đây không ai còn xa lạ với món “xí mà” (hay còn gọi là chè mè đen), một món ăn ngon của phố cổ bạn không nên bỏ qua. Loại chè sền sệt với mùi thơm nhẹ nhàng đặc trưng của mè đen hòa quyện với các loại lá cây dược liệu. Không những thế, xí mà còn được xem là bài thuốc tự nhiên, rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Xí mà được đựng trong những chiếc chén nhỏ xíu mà cũng chỉ múc lưng lưng để khi ăn đỡ ngán. Múc một thìa nhỏ trong chén xí mà nóng hổi rồi tận hưởng vị ngọt ngào thấm dần nơi đầu lưỡi là cảm giác không gì có thể tuyệt vời hơn.
Bánh đậu xanh mặn (nhân thịt)
Bánh đậu xanh nhân thịt là bánh đặc sản nổi tiếng của phố cổ Hội An, là loại bánh đậu xanh khô có nhân thịt. Cũng là đậu xanh, đường, mỡ heo nhưng chiếc bánh ở Hội An có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Những chiếc bánh đậu xanh ở Hội An có dáng tròn, lớn vừa phải để có thể vừa cầm vừa ăn. Bánh đậu xanh khô vừa cứng, vừa giòn. Nghề làm bánh đậu xanh ở Hội An có từ lâu đời, trước thế kỉ thứ 18. Loại bánh này đã từng được cư dân dùng để tiến vua. Nối tiếp truyền thống của cha ông để lại, bằng cái tâm với nghề các hộ gia đình đã biến những chiếc bánh đậu xanh bình dị trở thành đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước.
Bê thui Cầu Mống
Cầu Mống là tên một ngôi làng nhỏ nằm ở phía Bắc đầu cầu Câu Lâu, cây cầu bắt qua sông Thu Bồn, trên tuyến quốc lộ IA thuộc địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nổi tiếng khắp nơi nhờ món… bê thui trứ danh. Bê thui Cầu Mống là món ăn đặc sản của xứ Quảng đã nửa thế kỷ nay.
Bê đem thui ở Cầu Mống được thui từ bê 5 tháng và thui bởi loại cỏ dâu ở hai bên bờ sông Thu Bồn, nên miếng thịt càng thơm ngọt. Thịt bê thui ngon có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng rộm mà không khô, không dai và không bị ám khói. Đây là điều đặc biệt của món Bê Thui Cầu Mống.
Một điểm nữa là cho món đặc sản Bê Thui Cầu Móng tại Quảng Nam càng trở nên ngon, đậm đà và thu hút hơn đó là những thứ ăn kèm với thịt bê: Nước chấm, bánh tráng lề và rau sống. Nước chấm phải được pha từ loại mắm cái thượng hạng làm từ cá cơm, cá nục đánh bắt ven biển miền Trung. Mắm cái sau khi gạn ép xác, lọc lấy nước mới cho thêm tỏi ớt, gừng xay, mè rang, chanh… vào cho vừa miệng. Rau sống là tổng hợp của các loại: tía tô, ngò thơm, xà lách, cải con, khế chua, chuối chát xắt mỏng, rau húng, rau quế, giá, và cả xoài xanh…Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ trong các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Ngoài ra, một vài miếng bánh tráng nướng giòn điểm xuyến vào bữa ăn vốn là thói quen từ bao đời nay của người xứ Quảng.
Bánh Trang Thịt Heo
Đến Quảng Nam, bạn không nên bỏ lỡ món ăn nổi tiếng của vùng quê Đại Lộc – bánh tráng thịt heo. Thịt heo được luộc chín vừa phải, thái mỏng. Để cuốn thịt, bạn phải sử dụng bánh tráng có nguồn gốc từ Đại Lộc thì cuốn bánh mới dẻo ngon.
Thơm ngon của món ăn này phải nói đến sự góp phần của các loại rau sống. Nếu rau sống được ăn là của làng rau Trà Quế ở Hội An thì có lẽ ngon không gì bằng. Rau sống được chọn là cải xanh, xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá, dưa leo, chuối chát… thuộc loại tươi non và không thể thiếu bắp chuối sắc mỏng, rau muống chẻ.
Bánh dùng để cuốn thịt gồm hai loại bánh khô và bánh ướt. Bánh khô còn gọi bánh tráng lề có độ dai vừa đủ để cuốn, không mỏng như bánh đa nem của người Bắc nhưng cũng không dày như ở một số địa phương khác. Bánh ướt là loại mỳ được tráng ra nhưng ăn liền trong ngày, không phơi nắng. Và một bí quyết cuối cùng là bát mắm đậm đà của xứ Quảng. Đĩa bánh dù ngon đến mấy mà không có nước chấm hợp khẩu vị thì nhạt nhẽo vô cùng. Cũng như một số loại bánh khác, nước mắm bánh tráng cuốn thịt heo phải hội tụ ba vị chua, cay, ngọt đậm đà. Đặc biệt ớt dầm vào chén nước mắm phải là ớt xanh thì nước mắm mới thơm nồng và còn nguyên màu vàng sóng sánh. Bánh tráng cuốn thịt heo với mùi vị và cách ăn độc đáo, đặc trưng đã làm nên sự hấp dẫn riêng cho nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân xứ Quảng
Bánh Tráng Đập
Bánh tráng đập hay còn gọi là bánh tráng đập dập là món ăn dân dã, rẻ tiền mà người con xứ Quảng nào cũng biết và ưa thích.
Bánh đập gồm hai lớp: Lớp ngoài là bánh tráng giòn và phần trong là bánh ướt dẻo. Bánh tráng ngoài được nướng vàng đều hai mặt trên lửa than. Phần bánh ướt mềm và dẻo, được kẹp giữa hai lớp bánh tráng giòn. Khi ăn, bạn ép sao cho các lớp bánh dính vào nhau rồi ăn kèm với mắm nêm.
Tại sao có tên là bánh đập, đơn giản thôi, bởi vì bánh này trước khi ăn phải đập. Không phải đánh đập gì mà là dùng tay đập lên 2 thứ bánh tráng nướng và lá mì này. Phần bánh tráng nướng khi đập nhẹ lên sẽ vỡ ra và dính vào lá mì ướt… thế là bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai vừa dòn, vừa dẻo, vừa thơm. Mắm nêm ngon là phải kèm hành phi giòn cùng một ít dứa và dầu ăn. Vỏ bánh giòn tan, ăn kèm lớp bánh ướt mềm rồi chấm với mắm nêm. Vị thanh dân dã của bánh tráng và vị mặn đậm đà của mắm nêm rất hợp nhau.
Bánh Canh Hội An
Người Hội An có thể nấu bánh canh với giò heo, cá tràu đồng (cá lóc) hay với tôm cua, chả cá… nhưng tất cả đều bắt đầu từ sợi bánh. Những sợi bánh trong veo, chế biến từ hạt gạo dẻo thơm, châu ngọc của đời. Phải là gạo mới đúng là bánh canh truyền thống của người miền Trung, dù là Huế, Tam Kỳ, Hội An hay Quảng Ngãi.
Bánh canh là món ăn đậm chất nhà quê. Là bánh nên khi thưởng thức phải cảm nhận được cái béo bùi của sợi bánh. Là canh nên nếu thiếu cái đậm đà của nước canh thì không gọi là vừa miệng người sành điệu.
Bánh canh Hội An như một tấu khúc đa thanh ru đầu lưỡi với nhiều biến tấu dựa vào sự thay đổi, gia giảm các nguyên liệu, thêm bớt các loại gia vị cho phù hợp với từng mùa và khẩu vị của từng người ăn.
Ram tôm
Ram tôm cũng là một trong những món ngon xứ Quảng hấp dẫn thực khách. Gần giống với món nem của miền Bắc, tuy nhiên thực khách sẽ cảm nhận được hương vị đặc biệt, giòn tan của ram tôm với các nguyên liệu chính như: Thịt ba chỉ, tôm đồng, bánh đa nem và các loại gia vị khác.
Nguyên liệu để chế biến món ram tôm Quảng Nam rất đơn giản: thịt ba chỉ, tôm đồng, bánh đa nem cỡ vừa, 1 quả trứng gà, và các gia vị: muối, mì chính, hành tía băm, tỏi, hạt tiêu và hành lá. Khác với món nem của xứ Bắc, các nguyên liệu cần băm nhỏ hoặc xay nhuyễn, Ram tôm Quảng Nam có hương vị đặc biệt nhờ các nguyên liệu đều được để nguyên.
Thịt ba chỉ sau khi thái chỉ miếng vừa ăn, tôm đồng làm sạch, để nguyên vỏ, chỉ cắt bỏ râu và phần đầu, sẽ được ướp đều với gia vị, hành tía băm nhỏ, trứng và đặc biệt là hạt tiêu xay để tạo mùi thơm cho món ăn. Bánh đa nem tròn cắt làm đôi, vì mỗi chiếc ram sau khi cuộn lại chỉ nên xinh xinh, vừa ăn. Hành lá cắt khúc.
Tôm và thịt sau khi đã thấm gia vị, mỗi chiếc ram bạn cuốn một miếng thịt, 1 con tôm và một chút hành lá. Nên cuốn chặt tay vì khác với nem Bắc, các nguyên liệu có độ kết dính do được xay nhỏ, ram tôm để nguyên con, nên nếu cuộn lỏng tay, khi chiên, chiếc ram sẽ dễ tuột lá.
Cũng giống như chiên nem, để chiếc ram được giòn, chỉ nên chiên nhỏ lửa, khi chiếc ram vàng đều là đã chín. Món ăn này ngon nhất khi ăn nóng, bởi độ ngậy và thơm, béo của thịt, cùng với vị giòn của con tôm còn nguyên vỏ, hành lá kết hợp với nước chấm chua ngọt, thêm một chút ớt cay, hương vị sẽ không thể nào quên. Ram tôm cũng nên thưởng thức kết hợp với rau sống thái nhỏ, dù ăn với bún, hay cơm, đều thích hợp. Giữa rất nhiều món đặc sản của xứ Quảng, ram tôm là món ăn dễ hợp khẩu vị của mọi thực khách ở các miền khác nhau.
Nem nướng
Có một món ăn được biết đến như đặc sản của người Quảng Nam mà bất cứ ai có dịp thử qua một lần thì đều nhớ mãi đó là nem nướng. Có lẽ bạn không biết nhưng nem nướng là một món ăn vặt khá được ưa chuộng ở nhiều nơi, nhưng ở mỗi nơi thì cách chế biến lại khác nhau
Nguyên liệu làm món ăn này chỉ đơn giản là thịt heo quê tươi ngon, đa phần là nạc chỉ cho bám thêm một chút mỡ.
Từ lâu, món nem của người Quảng luôn níu chân thực khách phương xa bởi vị thơm ngon và đượm tình mến khách. Khách đến thăm nhà và chúc tết năm mới, gia chủ thường dọn món nem nướng, bên ly rượu nồng họ cùng nhau tâm tình và thưởng thức vị thơm ngon của món nem truyền thống này.
Cá Chuồn Xanh Nướng Núi Thành
Cá chuồn là món phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người dân xứ Quảng độ hè về. Và đã là người Núi Thành thì không ai không biết món cá chuồn xanh nướng, cuốn rau sống chấm nước mắm ớt, vừa ăn vừa hít hà trong chiều tà bãi Rạng.
Loài cá chuồn sống nhiều ở miền biển Nam Trung Bộ nhưng thơm ngon nhất phải kể tới khu vực Núi Thành. Cá chuồn cũng có nhiều loại, nào là chuồn lộng, chuồn gành, chuồn cồ, chuồn khơi, chuồn xanh,… Vào mùa cá, nếu có được cơ hội đi biển cùng những thuyền chài, bạn sẽ có thể chứng kiến cảnh những đàn cá chuồn với số lượng cá thể khổng lồ, bay là là mặt nước giữa muôn trùng sóng vỗ, vô cùng ấn tượng.
Gỏi Bòn Bon Tiên Phước
Từ thành phố phố Tam Kỳ đi về hướng Tây khoảng 25 km sẽ đến được trung tâm huyện Tiên Phước. Vào những ngày mùa đông này, trên khắp các con đường lành quanh co hay trong các chợ ở Tiên Phước đâu đâu cũng bán trái bòn bon.
Qua năm tháng, với bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, trái bòn bon được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, cả ngâm rượu để bồi bổ sức khỏe. Đặc biệt, có một món ăn dân giã, trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của huyện Tiên Phước đó là gỏi bòn bon.
Để làm gỏi bòn bon, người dân phải chọn loại quả to đều, chín mềm có màu vàng tươi, đó là lúc bòn bon chín cây thơm nức, cùi dày và giòn để làm gỏi.
Một số nguyên liệu đi kèm để làm nên món gỏi bòn bon là: thịt ba chỉ, tôm, ớt, tỏi, hành phi và một bắt nước mắm ngon.
Cách làm gỏi bòn bon tuy đơn giản nhưng cần rất nhiều sự khéo léo. Trước hết, cần tách riêng từng múi bòn bon khỏi vỏ. Kỹ thuật dó là dùng móng tay cái ấn mạnh vào đáy quả để vỏ bòn bon bung ra, khi đó dễ dàng tách múi, bỏ hạt. Lưu ý không nên lột vỏ bòn bon từ cuống quả, vỏ vừa bị xé rách lại vừa dính mủ lại có lớp lụa mỏng ngăn cách từng múi, ăn sẽ không ngon.
Tôm cần phải chọ đúng loại tôm tươi còn nhảy, bấm đầu, đuôi và rửa sạch rồi đem vào nồi rang với muối cho chín. Nếu ưa thích vị béo ngậy thì có thể cắt thêm vài lát thịt ba chỉ luộc chín đã cắt nhỏ sao cho miếng thịt nhỏ hơn với múi bòn bon.
Gỏi bòn bon đúng điệu Quảng Nam phải có vị chua chua, ngọt ngọt và vị cay ấm nồng. Làm bạn với món gỏi bòn bon này sẽ là bánh phồng tôm giòn tan hoặc bánh tráng nướng.
Phở Sắn Quảng Nam
Nhiều du khách du lịch đến xứ Quảng thường tìm đường đến Quế Sơn, thăm làng phở sắn lừng danh ở các xã Quế Thuận, Quế Châu, Quế Long, Quế Phong, thị trấn Đông Phú… . Sắn sau khi thu hoạch được bỏ vỏ, thái thành lát mỏng đem phơi khô sử dụng quanh năm.
Phở sắn Quế Sơn thơm ngon, rất khó lẫn với bất cứ thứ quà quê nào bởi nguyên liệu được chắt lọc từ sự tinh túy nhất của cây sắn và quá trình chế biến được tích tụ tất cả cái khéo léo, đức tính chịu thương chịu khó của con người ở nơi không nhận được nhiều sự ưu đãi của thiên nhiên.
Từ sợi phở sắn, người Quế Sơn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, trong đó độc chiêu là phở trộn. Món phở sắn trộn có nhiều cách chế biến khác nhau, khi thì phở sắn trộn cùng vài lát thịt nạc, tôm tươi và ít rau thơm; khi chỉ cần ngâm phở vừa mềm, chan cùng nước mắm ớt chanh thêm ít bắp chuối là đủ ngon.
Nhưng ngon nhất vẫn là món phở nước. Cái vị dai dai, bùi bùi của sợi phở; vị ngọt của cá lóc đồng; giòn giòn của rau chuối cây non; mùi thơm của rau húng, quế, tía tô; vị cay cay của ớt xanh và béo béo của đậu phụng… Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị khá đặc trưng.
Măng núi trộn Quảng Nam
Khắp cánh rừng thuộc huyện Đông Giang (Quảng Nam), có nhiều loại họ tre cho măng như: lồ ô (pa’oo), nứa (cr’đêê), tre (ơm), dang (ch’tang)… Mùa hái măng từ tháng 5 đến tháng 9 (âm lịch), các phụ nữ, cô gái Cơ tu ở đây vào rừng từ sáng sớm để hái măng. Nguyên liệu làm món ăn này đương nhiên là những búp măng to bằng cổ chân được hái ở những vùng đồi núi, sau đó bóc vỏ, chỉ còn lại lớp thân trắng ngần. Đặc điểm của măng núi là mùi rất thơm, không đắng và luộc qua nước sôi vẫn không ngả sang màu vàng
Điều đặc biệt ở món măng núi trộn này là không cần nước xốt, nước tương, tôm, thịt hay bất cứ thứ gì khác. Chỉ cần làm một bát nước mắm tỏi, ớt xiêm (loại ớt trái nhỏ, hạt nhiều, thường có ở vùng đồi núi Quảng Nam) thật cay nồng là đã đủ sức hấp dẫn. Để món ăn thêm mùi thơm và vị béo, lấy ít dầu phộng phi thơm với củ nén giã dập, đến khi nén ngả sang màu vàng là được.
Măng trộn là thực phẩm ưa thích của người dân Đông Giang. Bữa cơm dân dã cùng với đĩa măng trộn mang đầy hương vị quê nhà mà ai đã được thưởng thức một lần thì nhớ mãi không quên
Gà Đèo Le
Trong các loại gà được xếp vào bậc ngon có tiếng của Việt Nam, người sành ăn không thể không nhắc tới gà đèo Le. Muốn ăn gà đèo Le đúng chuẩn, chắc chắn bạn phải đến đèo Le (gần suối Nước Mát – huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) để thưởng thức, bởi như người bản địa nói, gà đèo Le ngon và có tiếng như vậy là do được chế biến cùng mạch nước ngọt mát của suối Nước Mát.
Gà đèo Le là giống gà tre, nuôi thả bộ tự nhiên hoàn toàn, mỗi con chỉ nặng khoảng 0,6 – 0,8 kg. Các món ăn từ gà khá đa dạng như nướng, hấp hành và rô ti… nhưng phổ biến nhất vẫn là luộc bởi món này nấu nhanh và đơn giản. Nhưng dù gọi món nào, gà ở đây cũng được phục vụ dưới dạng nguyên con với tạo hình cánh tiên rất hút mắt. Gà đeo Le được luộc cùng hành tím đập dập, khi đưa ra cho khách không thể thiếu rau răm, chút lá chanh xắt nhỏ cùng… kéo và bao tay nilon để khách tự cắt gà. Tuy không phục vụ đến tận… răng nhưng việc tự mình cắt hoặc xé gà thành miếng, trộn cùng rau răm rồi chấm muối tiêu và thưởng thức chắc chắn sẽ khiến món gà trở nên ngon hơn
Kết
Việc lên lịch trình đi chơi của các tín đồ “ xê dịch” tại Quảng Nam – Đà Nẵng chắc chắn sẽ là thăm thú những địa điểm rất thú vị. Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót lớn nếu bạn đến xứ Quảng mà không thưởng thức 15 đặc sản mà chúng tôi đã nêu trên. Hy vọng rằng với, bài viết này sẽ giúp các bạn thêm một “hành trang” để khám phá văn hóa ẩm thực Quảng Nam.
4 món ăn khiến người Quảng Nam - Đà Nẵng tự hào
Hoặc “tung hoành ngang dọc” mọi miền đất nước hoặc được thế giới công
nhận giá trị, các món ăn này đều khiến người dân hai tỉnh miền Trung tự
hào khi nhắc đến.
1. Bánh tráng thịt heo
Dù không là phải là quê hương của món ăn này, nhưng ở cả 2 thành phố
lớn nhất là Hà Nội và Sài Gòn, những tiệm bánh tráng thịt heo giờ đếm
không xuể.
Bánh tráng đặt tấm phở mỏng lên trên, cho thêm rau sống đồ ghém, thịt heo ba chỉ hoặc thịt chân giò vào, cuốn lại chấm cùng loại nước mắm nêm cay cay, đậm đà dậy mùi đặc trưng. Món ăn dân dã, đơn giản mà lôi cuốn không biết bao thực khách, nên chẳng nhà hàng nào treo biển ẩm thực Đà Nẵng mà thiếu món bánh tráng thịt heo.
Bánh tráng thịt heo thường được bán theo suất với giá dao động 60.000
– 100.000 đồng tùy nơi và thường được chọn làm món khai vị hoàn hảo cho
một bữa tiệc linh đình.
2. Thịt bò khô
Bò khô là món ngon quen thuộc của người Việt và mỗi một vùng miền, vị
bò khô được chế biến rất khác biệt. Tuy nhiên, món bò khô trứ danh nhất
có lẽ thuộc về Đà Nẵng. Bởi vậy đến đây, hiếm khách du lịch nào trong
vali lại thiếu đi cân thịt bò khô mua về làm quà cho người thân.
Bò khô Đà Nẵng khá cay và ngọt, thường có vị cam thảo đặc trưng, ăn
với chanh tạo nên hương thơm đậm đà khó cưỡng. Người Đà Nẵng thường dùng
bò khô để nhắm rượu. Ngoài ra món ăn còn được sử dụng như một nguyên
liệu chính, kết hợp với đu đủ xanh bào sợi, lạc rang để làm món nộm bò
khô.
Bò khô Đà Nẵng loại ngon thường được bán với mức giá trên 500.000 đồng/kg.
3. Mì Quảng
Mì Quảng là món ăn dân dã với người dân Hội An, còn với thế giới, mì
Quảng được được công nhận là 1 trong 12 món ăn Việt Nam được có giá trị
ẩm thực châu Á.
Mì Quảng tôm thịt là món cổ điển, giờ đã được chế biến thêm phần phong phú với các loại mì gà, mì cá, mì sứa, mì bò...
Sợi mì Quảng được làm từ gạo tráng bánh dẻo thơm, xay mịn mà không
thêm bất cứ nguyên liệu gì vào. Nước mì Quảng không đầy tràn như các món
bún phở khác mà chỉ xâm xấp nhưng thơm cay, đậm đà nhờ bí quyết pha chế
và gia giảm đặc biệt. Ăn mì Quảng nhất định phải có các loại rau sống
như cải con, búp chuối thái mỏng... ngoài ra không thể thiếu dĩa ớt
xanh, đậu phụng quê rang, bánh đa, miếng chanh và chén nước mắm nguyên
chất. Có lẽ những quán vỉa hè ở Hội An là nơi bạn sẽ tìm thấy những tô
mì Quảng đúng chất nhất.
4. Cao lầu
Có người nói tên cao lầu xuất phát từ việc khi xưa, những người giàu
thích đến các tiệm ăn, ngồi trên lầu ngắm phố phường và gọi món cao
lương mĩ vị này, lâu dần quen gọi rút gọn là "cao lầu". Cũng có người
cho rằng nguồn gốc món ăn liên quan đến người Hoa, nhưng thực tế, dân
Hoa kiều ở đây lại không công nhận nó. Khó để xác định, chỉ biết cao lầu
xuất hiện ở Hội An từ rất lâu và là món ăn không thể không thưởng thức
khi đến thăm thành phố nhỏ bé yên bình này.
Tinh túy của món cao lầu là sợi mì được chế biến rất công phu, làm từ
gạo thơm ngâm nước tro xay thành bột, sau đó xắt thành từng sợi đem hấp
nhiều lần rồi phơi khô. Cao lầu ăn kèm tép mỡ làm bằng da heo chiên
giòn, thịt xíu, cùng giá trụng và rau sống. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác
sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống
và tép mỡ vỡ tan trong miệng mới đạt yêu cầu...
Nhờ những điểm độc đáo trên, cao lầu cũng trở thành món ăn tiêu biểu của ẩm thực phố cổ Hội An và được công nhận là một trong 10 món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á.
Bánh tráng đặt tấm phở mỏng lên trên, cho thêm rau sống đồ ghém, thịt heo ba chỉ hoặc thịt chân giò vào, cuốn lại chấm cùng loại nước mắm nêm cay cay, đậm đà dậy mùi đặc trưng. Món ăn dân dã, đơn giản mà lôi cuốn không biết bao thực khách, nên chẳng nhà hàng nào treo biển ẩm thực Đà Nẵng mà thiếu món bánh tráng thịt heo.
2. Thịt bò khô
Bò khô Đà Nẵng loại ngon thường được bán với mức giá trên 500.000 đồng/kg.
3. Mì Quảng
Mì Quảng tôm thịt là món cổ điển, giờ đã được chế biến thêm phần phong phú với các loại mì gà, mì cá, mì sứa, mì bò...
4. Cao lầu
Sợi cao lầu được chế biến công phu nhất. Ảnh: Yeudulich. |
Nhờ những điểm độc đáo trên, cao lầu cũng trở thành món ăn tiêu biểu của ẩm thực phố cổ Hội An và được công nhận là một trong 10 món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á.
Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị, văn hoá, du lịch, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.Bạn có biết: Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của tiếng Chăm cổ daknan, nghĩa là vùng nước rộng lớn hay "sông lớn", "cửa sông cái".- Diện tích: 1.285km2
- Dân số: 1,347 triệu (2016)
- Phân chia hành chính: 6 quận, 2 huyện
- Vùng: Nam Trung Bộ
- Mã điện thoại: 236
- Biển số xe: 43
NHỮNG CA KHÚC HAY VỀ QUẢNG NAM
Nhận xét
Đăng nhận xét