CHUYỆN ÍT BIẾT 41 /a (Những hạt giống đỏ)

(ĐC sưu tầm trên NET)
Một khi chúng ta định gieo "hạt giống Đỏ" thì cần phải "Đỏ" thật, chỉ có vậy thì cây mới bền, rễ mới chắc và mới có thể trường tồn cùng năm tháng.


Con cháu 10 nguyên soái Trung Quốc đảm nhiệm những công việc gì?


QĐND – Chu Mẫn, con gái nguyên soái Chu Đức, công tác ở Khoa Tiếng Nga, Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Chị đã từng làm Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu giáo dục. Nghỉ hưu năm 1986, chị đã sáng lập Học viện Huấn luyện nhân tài lưỡng dụng quân dân Bắc Kinh (hiện nay đổi tên thành Học viện Chuyên tu quân dân Bắc Kinh), đảm nhiệm chức Viện trưởng. Các con trai Chu Mẫn là Lưu Kiến làm Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phòng hóa Quân Giải phóng Trung Quốc; Lưu Khang làm công tác giao lưu thương vụ giữa Trung Quốc và nước Đức; Lưu Mẫn phiên dịch viên tiếng Pháp; Lưu Võ, Đại đội trưởng Sở Nghiên cứu X Quân Giải phóng Trung Quốc).
Bành Cương, cháu gái nguyên soái Bành Đức Hoài, quân hàm Thiếu tướng, Ủy viên thường vụ Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương, Phó bí thư Ủy ban Kỷ luật Quân ủy Trung ương.
Con trai nguyên soái Lâm Bưu là Lâm Lập Quả, tốt nghiệp Khoa Vật lý, Trường Đại học Bắc Kinh. Tháng 3-1967, đảm nhiệm Chánh Văn phòng Đảng ủy Quân chủng Không quân. Ngày 17-10-1969, được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm kiêm Phó trưởng ban Tác chiến Văn phòng Bộ tư lệnh Không quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Sáng sớm ngày 13-9-1971, theo cha mẹ đi máy bay vội vàng trốn chạy ra nước ngoài, dọc đường máy bay bị rơi ở Ôn-đô-nhan (Mông Cổ) và bị chết.
Lâm Lập Hằng con gái Lâm Bưu.
Con gái nguyên soái Lâm Bưu là Lâm Lập Hằng, đã từng đảm nhiệm Phó tổng biên tập Báo “Không quân”. Ngày 31-7-1974, Mao Trạch Đông trực tiếp phê chuẩn bãi bỏ thẩm tra cách ly đối với Lâm Lập Hằng. Tiếp theo, chị kết hôn với Trương Thanh Lâm, đồng thời được sắp xếp công tác trong một nhà máy sản xuất xe hơi tại Trịnh Châu. Sau Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vấn đề của Lâm Lập Hằng được sự quan tâm của Trung ương Đảng, công tác và hộ khẩu tại Bắc Kinh của chị đã được giải quyết, đồng thời được phân công đến Viện Khoa học xã hội Trung Quốc công tác, chồng chị cũng được sắp xếp công tác tại ngành y tế thành phố Bắc Kinh. Từ đó, cả nhà Lâm Lập Hằng đã có cuộc sống bình yên. Ngày 18-5-2001, nhận lời mời của một công ty ở quê hương, chị ra làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Đại tửu lầu Hoàng Hạc.
Con trai trưởng của nguyên soái Lưu Bá Thừa là Lưu Thái Hành, đã từng làm Phó giám đốc Sở Nghiên cứu X Quân chủng Không quân, sau đó làm Phó trưởng ban Ban Tác chiến Bộ đội Tăng thiết giáp. Con trai thứ hai là Lưu Mông đã từng làm Cán sự tham mưu ở Bộ Tổng tham mưu, yêu thích văn học, đã tham gia công tác biên soạn cuốn sách “Truyện ký Lưu Bá Thừa”, sáng tác kịch bản văn học điện ảnh “Tuổi trẻ Lưu Bá Thừa”. Con trai thứ ba Lưu Thái Trì, quân hàm Thiếu tướng, Phó trưởng ban Ban Trang bị Bộ tư lệnh Không quân. Con gái Lưu Hoa Bắc, tháng 6-1945, bị quân địch ám sát khi ở Viện Bảo vệ giáo dục Diên An; Lưu Di Quần, quân hàm Thiếu tướng, Phó viện trưởng Học viện Chỉ huy Không quân; Lưu Giải Tiên, Bác sĩ Ban Chẩn trị số 1 Bệnh viện Tổng bộ Hậu cần tại Bắc Kinh; Lưu Nhạn Vũ, Chuyên viên Khoa học Y học hạt nhân Bệnh viện Trung ương Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Ủy viên Hội đồng chuyên môn Y học hạt nhân Hội Y học Bắc Kinh.
Con trai nguyên soái Hạ Long là Hạ Bằng Phi, quân hàm Trung tướng, Phó tư lệnh Hải quân, đã từ trần. Con gái Hạ Tiệp Sinh, quân hàm Thiếu tướng, Phó trưởng ban Ban Nghiên cứu Bách khoa quân sự Viện Khoa học quân sự (chồng là Lý Chấn Quân, cựu Chính ủy Bộ tổng Cảnh sát vũ trang).
Con trai trưởng nguyên soái Trần Nghị là Trần Hạo Tô, đã từng làm Phó thị trưởng thành phố Bắc Kinh, hiện làm Hội trưởng Hội Hữu hảo đối ngoại nhân dân Trung Quốc kiêm Hội trưởng Hội Hữu hảo Trung – Nga. Con trai thứ hai Trần Đan Hoài, quân hàm thiếu tướng, Ủy viên Hội đồng khoa học kỹ thuật Tổng bộ Trang bị, Quân giải phóng. Con trai thứ ba Trần Hiểu Lỗ, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Quản lý đầu tư quốc tế đại lý nhân sự Trung tâm khai thác nhân tài quốc tế Trung Quốc. Con gái Trần San San (chồng là Vương Quang Á, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc.)
Con trai nguyên soái La Vĩnh Hằng là La Đông Tiến, quân hàm Trung tướng, nguyên Phó chính ủy Bộ tư lệnh Pháo binh 2 Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Con trai của nguyên soái Từ Hướng Tiền là Từ Tiểu Nham, quân hàm Trung tướng, đã từng làm Trưởng ban Ban Thông tin Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Con gái nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn là Nhiếp Lực, quân hàm Trung tướng, đã từng làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng, hiện nay đảm nhiệm Phó chủ tịch thường trực Hội Phát minh Trung Quốc, Ủy viên thường vụ Quốc hội Trung Quốc (chồng là Đinh Hằng Cao, quân hàm Thượng tướng, Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc, đã từng làm Chuyên viên nghiên cứu, Phó chủ nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học Quốc phòng. Hiện nay làm Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật quán tính Trung Quốc).
Con trai trưởng của nguyên soái Diệp Kiếm Anh là Diệp Tuyển Bình, Phó chủ tịch Ủy ban mặt trận dân tộc Trung ương (vợ là Ngô Tiểu Lan, cháu gái của Ngô Ngọc Chương, làm Phó chủ nhiệm Hội đồng nhân dân thành phố Thâm Quyến. Con gái Diệp Tân, Tổng giám đốc Công ty Vạn Tín Hồng Công). Con trai Diệp Tuyển Ninh (Nhạc Phong), từng làm Trưởng ban Liên lạc Tổng bộ Chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, quân hàm Trung tướng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Con trai Diệp Tuyển Liêm, Ủy viên Ủy ban mặt trân dân tộc trung ương (Chính hiệp toàn quốc), Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Khải Lợi, một trong những người phụ trách Công ty Bảo Lợi Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng. Con gái Diệp Sở Mai, nguyên Phó cục trưởng Cục Máy cái Bộ Công nghiệp Cơ giới (Chồng là Trâu Gia Hoa, Phó thủ tướng Quốc vụ viện). Con gái Diệp Hướng Chân (chồng là La Đan, cháu ngoại của Tiền Tráng Phi). Con gái Diệp Văn San, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Đầu tư Hoa kiều Hải Nam, đã từng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Bôn Đức Châu Á-Thái Bình Dương Hồng Công (chồng là Dư Phương con trai của Dư Thu Lý).
VŨ PHONG TẠO biên dịch
qdnd.vn
(Theo Báo mạng Trung Hoa)

Những đứa con ngỗ ngược của lãnh đạo Trung Quốc

17-01-2014 | 08:38
Cha mẹ là những người có vị trí quan trọng trong bộ máy chính trị của nhà nước, thậm chí có những người đảm nhận vị trí cao trong quân đội, thế nhưng các cậu ấm cô chiêu của một số bậc lãnh đạo Trung Quốc lại sống hưởng lạc, ăn chơi sa đọa.
Không những vậy, có những “công tử” còn mắc trọng tội khi chưa đủ tuổi vị thành niên chỉ vì thói ngông cuồng, thích cậy quyền, cậy thế của mình…

Lâm Lập Hành - đứa con gái phản bội cha

Lâm Lập Hành (còn được gọi là Lâm Đậu Đậu) chính là con gái cả của Lâm Bưu - người đã lên kế hoạch ám sát Mao Trạch Đông nhưng bị thất bại. Sau thất bại ấy, Lâm Bưu và những người thân tín của mình đã lên kế hoạch để chạy trốn nhưng không thành công vì người con gái cả của vị tướng này đã phản bội chính cha mình.

Theo đó, Lâm Lập Hành đã nghe cậu em Lâm Lập Quả nói về kế hoạch đào tẩu để thoát khỏi sự hành hạ và thẩm cung của an ninh dành cho những người bị thanh trừng. Thế nhưng Lâm Đậu Đậu không tán thành việc chạy trốn. Khi nghe Diệp Quần thông báo, Lâm Đậu Đậu liền chạy ra báo cho an ninh cơ sở và yêu cầu binh sĩ vào bảo vệ cho cha cô.

Tuy nhiên, đến nửa đêm, Diệp Quần yêu cầu mọi người thu xếp hành lý và phải đi ngay lập tức. Người tài xế của Diệp Quần sau này có kể cho Trương Ninh hay là y có thấy hai mẹ con Diệp Quần và Lâm Lập Quả dìu Lâm Bưu lên chiếc Hồng kỳ bọc thép để lên đường đi sân bay Sơn Hải Quan cách đó 25 dặm.

Lúc này, Lâm Đậu Đậu lại chạy ra gặp cảnh vệ yêu cầu chặn các ngả đường từ cư xá ra sân bay. Vệ binh vẫn không phản ứng gì, cho hay là họ nhận được lệnh từ cấp lãnh đạo tối cao của đảng ở Bắc Kinh và Đảng cũng ra lệnh cho Lâm Đậu Đậu và vị hôn phu là Trương Thanh Lâm cùng lên máy bay với những người khác, song hai người từ chối.

Lính gác trên đường để cho xe đi qua mà không ngăn trở gì. Theo lời của người tài xế, khi Lâm Bưu và vợ con đến sân bay Sơn Hải Quan, họ không có thì giờ dùng thang máy nên phi hành đoàn đã phải bỏ thang dây xuống cho họ lên.

Lâm Bưu yếu quá nên người tài xế phải đứng làm thang đưa ông ta lên. Những người trong khu nhà của Lâm Bưu, kể cả Trương Ninh, đều nhìn thấy chiếc máy bay của gia đình họ Lâm cất cánh. Máy bay bay về hướng Đông Nam nhưng độ 20 phút sau thì quay lại, bay vòng vòng trên phi trường mấy lần rồi đổi hướng bay về phía Bắc.

Theo tài liệu chính thức được công bố thì ngày 13/9,khi chiếc máy bay bay qua Mông Cổ, tới gần biên giới Nga - Mông thì bốc cháy và rơi xuống. Toàn bộ những người trên máy bay, bao gồm cả Lâm Bưu, Diệp Quân và Lâm Lập Quả, đều tử nạn. Người Trung Quốc gọi đây là sự kiện 13/9.

Sau sự kiện 13/9, những nhân viên làm việc trong Mao Gia Loan của Lâm Bưu, Trương Ninh,… đều bị bắt tới Viện Điều dưỡng Thanh niên Á châu để tiến hành xét hỏi. Trong khi đó, Lâm Lập Hành nhờ thái độ chống lại cuộc đào tẩu của cha mẹ và em trai mình nên đã được chính quyền Trung Quốc khoan hồng.

Tuy nhiên, tới tháng 8 năm 1973, khi Mao Trạch Đông triển khai cuộc vận động “phê Lâm phê Khổng” (phê phán Lâm Bưu và Khổng Tử), Lâm Lập Hành bị đả kích rất mạnh. Nữ Phó Tổng biên tập báo Không quân đình đám một thời khi đó đã nhiều lần định tự sát nhưng không thành.

“Song Hùng”- bản án tử hình cho hai người con sinh đôi ngông cuồng

Song Hùng chính là Hùng Bắc Bình, Hùng Tử Bình - hai con trai song sinh của thiếu tướng Hùng Ứng Đường, một trong những thiếu tướng đầu tiên của Trung Quốc. Mang danh là con của một trong những thiếu tướng đầu tiên của Trung Quốc nhưng hai người con trai ngỗ nghịch này lại mượn danh cha để làm những điều càn rỡ.

Con gái cả của Lâm Bưu và người phụ nữ Trương Mai.

Hai con trai của Hùng Ứng Đường sinh ra và lớn lên khi ông này sinh sống ở Thượng Hải. Do công việc bận rộn, lại thêm bản thân Hùng Ứng Đường trình độ văn hóa cũng không cao, do vậy không có thời gian chăm sóc, giáo dục hai đứa con trai của mình. Mọi công việc trong gia đình do một tay vợ của Hùng đảm nhiệm.

Do được mẹ chiều chuộng, hai anh em họ Hùng dần dần hình thành tính ích kỷ, ương bướng khó bảo của thiếu gia con nhà giàu. Ở trường, hai anh em họ Hùng thường xuyên đánh chửi bạn học, thậm chí cả thầy cô giáo. Tuy nhiên, cả trường đều sợ thế lực nhà họ Hùng nên không dám phản ứng.

Mặc dù ngỗ ngược, du côn nhưng sau khi tốt nghiệp, giống như rất nhiều con cháu cán bộ khác, “song Hùng” được cha sắp xếp đưa vào lực lượng quân đội chính quy của Trung Quốc. Trong thời kỳ lúc bấy giờ, việc gia nhập quân đội được cho là giai đoạn “thử vàng” để tiến thân trên con đường chính trị.

Do là con trai của Hùng Tư lệnh, “song Hùng” trong suốt thời gian ở trong bộ đội gần như không có ai quản chế, tha hồ uống rượu, gây sự, vi phạm kỷ luật. Người anh Hùng Bắc Bình thậm chí còn cưỡng bức một nữ chiến sĩ trong thời gian còn đang tại ngũ.

Sau khi giải ngũ, do thế lực của cha đã mất, “song Hùng” được đưa về làm công nhân tại nhà máy cơ giới nặng thành phố Hàng Châu và nhà máy luyện gang thành phố Hàng Châu. Theo lời kể của một công nhân từng làm việc cùng với Hùng Tử Bình thì trong nhà máy, Hùng Tử Bình không coi ai ra gì.

Kể từ khi vào nhà máy làm việc, gần như không có ngày nào Hùng không đến trễ, về sớm. Hùng đến nhà máy chỉ để làm bốn việc: ăn cơm, ngủ, trêu gái và phá hoại. Nhiều lần, Hùng còn gây ra những sự vụ nghiêm trọng, ảnh hưởng cả tới hoạt động sản xuất của nhà máy.

Sau đó, cơ quan điều tra phát hiện ra rằng, trong khoảng 3 tháng, từ tháng 5 cho tới tháng 8 năm 1978, anh em Hùng Bắc Bình và Hùng Tử Bình đã cấu kết với Mã Thiếu Hao, Tiền Vĩnh Minh,… tổng cộng 14 người đã lừa hơn 140 thiếu nữ tới nhà họ Hùng để thực hiện hành vi cưỡng bức, làm nhục. Trong số này có 66 người bị bọn Hùng Tử Bình và Hùng Bắc Bình cưỡng hiếp tập thể, 20 người bị chúng giở trò làm nhục.

Hầu hết những người phụ nữ này đều là nữ sinh, nữ công nhân, cô giáo, thậm chí là nữ quân nhân. Chỉ riêng hai anh em họ Hùng đã cưỡng hiếp và cưỡng hiếp tập thể tổng cộng 47 người, bắt các nạn nhân khỏa thân, thực hiện hành vi khiêu dâm. Trong số 14 kẻ đồi bại này, ngoài hai anh em họ Hùng là con cháu cán bộ, còn có một người là con trai Phó Giám đốc Công an tỉnh Chiết Giang, còn lại hầu hết là những thanh niên lêu lổng, không nghề nghiệp.

Do ngôi nhà họ Hùng ở là một căn biệt thự, lại nằm ngay bên cạnh trụ sở Quân khu tỉnh, bên ngoài có tường cao và có lính canh, vì thế, những người bên ngoài có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng được bên trong lại là cả một ổ dâm loạn.

Bọn Hùng Tử Bình và Hùng Bắc Bình thường xuyên hoạt động ở đường Nam Sơn hoặc công viên Thanh Ba, thuộc thành phố Hàng Châu, lấy cớ tìm bạn gái, giới thiệu việc làm, mời đi xem phim, tổ chức nhạc hội,… để lừa phỉnh các cô gái nhẹ dạ tới căn biệt thự nhà họ Hùng rồi giở trò đồi bại.

Hành động phạm tội của anh em họ Hùng ở Hàng Châu, Hùng Ứng Đường và vợ ở Tứ Xuyên không hề hay biết. Tuy nhiên, vợ Hùng sau khi nghe những tin đồn về chuyện phạm tội động trời của hai con mình thì đã nhiều lần mượn danh nghĩa của Hùng Ứng Đường để nhờ vả giúp đỡ.

Tuy nhiên, hai anh em họ Hùng ngoài tội cưỡng bức, làm nhục hơn một trăm phụ nữ còn nhiều lần gây chuyện, lừa đảo quần chúng sống chung quanh. Chính vì vậy, nhân dân Hàng Châu từ lâu đã vô cùng căm giận anh em họ Hùng.

Tới tháng 10/1978, nhận được nhiều đơn từ tố cáo của nhân dân, Công an Hàng Châu, sau khi thu thập được các chứng cứ phạm tội của anh em họ Hùng và đồng bọn đã quyết định tiến hành bắt giữ “songHùng”.

Khi thông tin này được Bí thư tỉnh Chiết Giang Thiết Anh gọi điện thông báo cho Hùng Ứng Đường - người một đời làm quân nhân, trải qua không ít chiến tranh, trận mạc đã sững người đi như mất hồn vì không thể tin rằng hai đứa con trai của mình lại phạm phải tội tày đình như vậy.

Ngày 14/11/1979, hơn 6 ngàn dân chúng thành phố Hàng Châu tới tham dự phiên tòa xét xử vụ án hiếp dâm tập thể do hai anh em song sinh Hùng Tử Bình và Hùng Bắc Bình chủ mưu diễn ra tại Tòa án trung cấp thành phố Hàng Châu.

Tại phiên tòa, sau khi tuyên bố các tội danh trong cáo trạng dành cho hai bị cáo là sự thực, thẩm phán phiên tòa đã tuyên án Hùng Tử Bình mức án tử hình thi hành ngay; Hùng Bắc Bình cũng bị tuyên tử hình nhưng chậm thi hành 2 năm (thường sẽ được chuyển xuống thành chung thân). Khi bản án được tuyên bố, toàn bộ hội trường hơn 6 ngàn người vỗ tay rầm trời. Ngay sau đó, Hùng Tử Bình bị dẫn ra pháp trường thi hành án tử. Năm đó, cả hai anh em nhà họ Hùng mới chỉ 27 tuổi.

Sau vụ án của hai con trai, Hùng Ứng Đường gần như mai danh ẩn tích, không xuất hiện trước công chúng bất cứ lần nào nữa. Nhiều người nói rằng, Hùng Ứng Đường quay về Thượng Hải dưỡng già. Tới năm 1988, khi Trung Quốc công bố thưởng huân chương Hồng tinh cấp 1 cho hơn 100 tướng quân Trung Quốc thì Hùng Ứng Đường cũng có tên trong danh sách đó.

Tháng 2/1996, Hùng Ứng Đường mắc bệnh và qua đời ở Thượng Hải, thọ 85 tuổi. Khi Nhân dân Nhật báo đăng thông tin về cái chết của Hùng Ứng Đường, không hề nhắc đến những sai lầm của Hùng trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, cũng không hề nhắc đến vụ án hiếp dâm tập thể của hai con trai nhà họ Hùng.

Lý Thiên Nhất - quý tử được cưng chiều mắc tội hiếp dâm


Lý Thiên Nhất là con trai duy nhất của Lý Song Giang - một giọng ca nổi tiếng trong quân đội Trung Quốc, là Chủ nhiệm Khoa Âm nhạc, Học viện Nghệ thuật Quân đội Trung Quốc, đã được phong hàm cấp tướng. Mẹ của Lý Thiên Nhất là Mộng Các, cũng là một nữ ca sĩ nổi tiếng trong làng âm nhạc chính thống Trung Quốc.

Theo tài liệu chính thức được tòa án công bố, Lý Thiên Nhất sinh tháng 4/1996, từng theo học ở trường Tiểu học số 3, Trung Quan Thôn, quận Hải Điện, Bắc Kinh, trường Trung học trực thuộc Đại học Nhân dân, sau đó vào học tại trường Shattuck-St. Mary của Mỹ.

Lý Thiên Nhất và cha mẹ

Được sinh ra trong một gia đình cả bố lẫn mẹ đều là “người nổi tiếng” cũng như “có chức có quyền”, ngay từ nhỏ, Lý Thiên Nhất đã được bố mẹ chăm chút từng li từng tí. Năm lên 4 tuổi, Lý Thiên Nhất đã được bố mẹ mời giáo sư chuyên về piano của Trung Quốc là Hàn Kiếm Minh về dạy.

Cũng trong năm đó, Lý Thiên Nhất là một trong số ít những người được chọn vào đội đại sứ hình ảnh trong cuộc vận động quyền đăng cai Olympic 2008. Đến năm lên 8 tuổi, Lý Thiên Nhất bắt đầu được học thư pháp và thầy dạy của Lý Phương Chí Văn, một thầy giáo nổi tiếng ở Đại học Thanh Hoa. Năm lên 10, Lý Thiên Nhất gia nhập đội khúc côn cầu thiếu niên Trung Quốc và tham gia nhiều giải đấu trong nước cũng như ở nước ngoài.

Được đào tạo một cách bài bản và có nhờ có mối quan hệ của cha mẹ, ngay từ nhỏ, Lý Thiên Nhất đã giành được rất giải thưởng lớn nhỏ khác nhau. Hai năm liên tiếp, Lý Thiên Nhất giành giải nhì trong cuộc thi piano dành cho thanh thiếu niên toàn quốc. Ba năm liên tiếp giành các giải vàng, bạc, đồng trong các cuộc thi thư pháp thanh thiếu niên toàn quốc.

Năm 2009, Lý Thiên Nhất còn được chọn làm hội viên trẻ nhất của Hiệp hội Thư pháp quận Hải Điện. Đến tháng 8 năm 2011, Lý Thiên Nhất cùng bạn của mình là Trương Quang Ức đã tổ chức một đêm nhạc hoành tráng với sự xuất hiện hậu thuẫn của cả Lý Song Giang lẫn Mộng Các.

Vào thời điểm ấy, gần như tất cả mọi người đều nghĩ con đường phía trước của Lý Thiên Nhất chắc chắn trải đầy hoa hồng. Ấy thế nhưng, chỉ chưa đầy 1 tháng sau đêm nhạc hội thu hút cả vạn người xem cùng những lời tung hô không mệt mỏi của giới truyền thông, bản chất của một cậu ấm ngỗ ngược và ỷ lại vào cha mẹ bắt đầu bộc lộ.

Chuyện xảy ra vào đêm ngày 6/9/2011, Lý Thiên Nhất cùng bạn của mình đang lái hai chiếc xe đắt tiền hiệu BMW và Audi chạy trên đường với tốc độ nhanh thì chiếc xe phía trước đột ngột rẽ vào ngõ mà không báo hiệu khiến xe của Lý Thiên Nhất và bạn phải phanh gấp. Cho rằng người lái xe phía trước cố tình chọc tức mình, Lý Thiên Nhất và bạn xuống xe, chạy tới chiếc xe phía trước để “tính sổ”.

Trên xe là hai vợ chồng một người họ Bành, là chủ một doanh nghiệp nhỏ Hải Điện. Sau khi lời qua tiếng lại, Lý Thiên Nhất và bạn đã xông vào đánh trọng thương hai vợ chồng họ Bành và cả hai chỉ chịu dừng lại khi người dân chạy ra ngăn cản. Sau đó, khi công an khu vực tới, Lý Thiên Nhất và bạn đã bị bắt về đồn công an và bị giam 15 tiếng.

Sự việc trở nên ầm ĩ khi báo chí tiết lộ rằng cậu thanh niên ngỗ ngược mới 15 tuổi đã lái xe trên đường, còn đánh trọng thương người dân chính là Lý Thiên Nhất, con trai của ca sĩ nổi tiếng mang quân hàm cấp tướng Lý Song Giang. Vợ chồng Lý Song Giang sau đó đã phải tới bệnh viện thăm vợ chồng họ Bành và gửi lời xin lỗi chính thức tới họ.

Nhiều người khi đó đã cho rằng Lý Song Giang còn quá trẻ và trẻ con nóng tính, nông nổi là chuyện thường. Tuy nhiên, không lâu sau đó, cậu con trai ngỗ ngược nhà họ Lý lại một lần nữa khiến cha mẹ bẽ mặt. Nhưng lần này, lời xin lỗi của vị tướng họ Lý không còn giải quyết được vấn đề nữa.

Chiều ngày 22/3/2013, thông tin Lý Thiết Nhất đã bị Công an quận Hải Điện bắt giữ do liên quan tới vụ án cưỡng dâm được lan truyền trên mạng. Theo thông tin từ phía cảnh sát, cách đó 3 hôm, vào ngày 19/2, một người phụ nữ đã tới Sở Cảnh sát Hải Điện tố cáo Lý Thiên Nhất cùng 4 người khác đã cưỡng bức mình.

Theo lời kể của nạn nhân, hôm 17/2, nạn nhân cùng với 5 người Lý Thiên Nhất cùng nhau tới quán bar uống rượu. Sau khi uống rượu xong, Lý Thiên Nhất và đồng bọn đã đưa người phụ nữ này tới một khách sạn và thay nhau cưỡng bức cô.

Lý Thiên Nhất là người cầm đầu nhóm cưỡng bức cô gái và cũng là người cưỡng bức cô đầu tiên. Theo lời kể của nạn nhân, Lý đã đánh cô rất dã man khi cô có ý định chống cự. Sau khi xác thực lời khai của nạn nhân, Công an Hải Điện đã triển khai điều tra và tới ngày 20/2 thì cho bắt giữ Lý Thiên Nhất cùng đồng bọn.

Tháng 9/2013, Tòa án quận Hải Điện đã chính thức mở phiên tòa xét xử vụ án hiếp dâm tập thể của Lý Thiên Nhất cùng 4 người khác. Tại phiên tòa, Lý Thiên Nhất ngoan cố phủ nhận tất cả mọi tội danh, nói rằng mình không hề cưỡng bức nạn nhân vì cô ta là gái bán dâm. Lý Thiên Nhất cũng phủ nhận việc mình đã đánh cô gái, buộc cô phải quan hệ với mình.

Trong khi đó, cả 4 người còn lại trong nhóm của Lý đều nhận tội tại ngay tại phiên tòa để mong được khoan hồng. Theo thông tin từ báo chí Trung Quốc, khi xảy ra vụ án, Lý Thiên Nhất chỉ mới 17 tuổi, 3 người khác trong nhóm cũng ở độ tuổi từ 15 tới 17, chỉ duy nhất một người 18 tuổi.

Tại phiên xét xử, tòa án cho rằng Lý Thiên Nhất và đồng bọn đã dùng bạo lực để ép buộc nạn nhân quan hệ tình dục, rồi thay phiên nhau cưỡng bức nạn nhân, do vậy có thể khép vào tội cưỡng hiếp tập thể. Cuối cùng, tòa đã tuyên án Lý Thiên Nhất 10 năm tù về tội cầm đầu tổ chức hiếp dâm tập thể. Những người khác chịu án tù từ 3 đến 5 năm. Riêng đối tượng18 tuổi chịu mức án 12 năm tù giam.
Theo Hôn Nhân & Pháp Luật


Cả quân đội TQ rầm rộ lao vào cuộc kén vợ "tuyệt mật" cho con trai Lâm Bưu như thế nào?

Kiều Tỉnh |
Cả quân đội TQ rầm rộ lao vào cuộc kén vợ "tuyệt mật" cho con trai Lâm Bưu như thế nào?
Xử lý ảnh: Thi Anh

Diệp Quần, vợ Lâm Bưu, đã huy động lực lượng lớn các đơn vị quân đội để phục vụ cuộc thi kén vợ "tuyệt mật" cho con trai.

Lâm Bưu từng là nhân vật số 2 trong đảng Cộng sản Trung Quốc, sau lãnh tụ Mao Trạch Đông, trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa (1966 – 1976). Nhưng một sự kiện được coi là "tuyệt mật" mà ít người biết tới là vợ chồng Lâm Bưu kén vợ cho Lâm Lập Quả.
Vừa qua ở Trung Quốc xuất bản cuốn "Một số sự kiện bí ẩn về Lâm Lập Quả" của tác giả Trương Tân Ôn, trong đó viết về sự kiện vợ chồng Lâm Bưu kén vợ cho con Lâm Lập Quả như thế nào.
Ban tuyển chọn
Tết Âm lịch năm Đinh Mùi – 1967, lãnh đạo ba cơ quan Bộ tổng, Tư lệnh các quân binh chủng và Tư lệnh các Đại quân khu tới chúc tết Phó Chủ tịch Lâm Bưu.
Tối mùng 1 tết (9/2/1967), Diệp Quần - vợ Lâm Bưu - thay mặt mở tiệc chiêu đãi các tướng lĩnh và phu nhân.
Sau ba tuần nâng cốc, Diệp Quần bày tỏ rằng mong muốn nhờ các vị khách giúp đỡ, "chọn vợ" cho con trai bà là Lâm Lập Quả.
"Ông nhà tôi là thủ trưởng có thân phận đặc biệt nên không thể trực tiếp ra mặt làm việc này mà phải nhờ tới các vị giúp đỡ kén vợ cho cháu.", Diệp nói.
Tất cả mọi người đều nhao nhao lên tiếng khẳng định nhất đây là việc hệ trọng nên sẽ chung tay giúp đỡ. Sau đó Diệp Quần và các vị khách đều nhất trí phải thành lập “Ban tuyển chọn cô dâu” cho gia đình Lâm Bưu.
Mấy ngày sau, các đơn vị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đều thành lập “Ban tuyển chọn” và nhận được công văn có đóng dấu “Tuyệt mật” của Văn phòng Quân ủy trung ương đưa tới.
Văn bản "Tuyệt mật" này chính là 12 tiêu chuẩn chọn vợ cho Lâm Lập Quả mà Diệp Quần soạn thảo. 12 tiêu chuẩn này bao gồm một số tiêu chí về tuổi tác, nhan sắc, chính trị.
Kể từ đó công tác tuyển chọn được tiến hành trên phạm vi cả nước và kéo dài trong ba năm rưỡi mới hoàn thành.
Quân ủy trung ương Trung Quốc sau còn gửi “Giấy giới thiệu” đi các địa phương và các đơn vị với danh nghĩa: “Tuyển chọn các nữ quân nhân chiêu đãi viên cho các cơ quan quân đội”, “Lựa chọn thiếu nữ vào các đoàn văn công quân đội” hoặc “Lựa chọn các nữ thư ký cho các cơ quan” …
Cả quân đội TQ rầm rộ lao vào cuộc kén vợ tuyệt mật cho con trai Lâm Bưu như thế nào? - Ảnh 1.
Gia đình Lâm Bưu (Ảnh tư liệu Trung Quốc)
Hành trình tuyển chọn
Trong số các đơn vị và quân binh chủng thì Không quân Trung Quốc thời kỳ đó do, Ngô Pháp Hiến, thân tín của Lâm Bưu, làm Tư lệnh là lực lượng "hăng hái" nhất.
“Ban tuyển chọn” của quân chủng này bao gồm hơn 100 thành viên, được cử đi tới tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước kể cả lên Tân Cương, Tây Tạng với quán triệt "việc lựa chọn con dâu cho Lâm Bưu là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và phải trung thành vô hạn với Tư lệnh".
Bên cạnh đó, cán bộ trong Cục chính trị không quân Tập Trứ Hiển được cử làm Trưởng ban yêu cầu các thành viên “Phải lập danh sách tất cả các nữ thành niên trong độ tuổi này ở Thượng Hải, không để sót người nào”.
Sau đó Ban tuyển chọn lên danh sách dài tới hơn 10.000 người nằm trong diện tuyển chọn, tiếp đó đưa về sàng lọc còn lại hơn 200 người.
Hoàng Vĩnh Thắng, một trong số "khai quốc công thần" Trung Quốc được phong hàm thượng tướng, khi ấy giữ chức Tổng tham mưu trưởng PLA, cũng rất hăng hái, ủy nhiệm cho vợ là Hạng Huy Phương thành lập Ban tuyển chọn.
Dù bà Hạng là người giàu kinh nghiệm và sành sỏi trong lựa chọn người, nhưng cũng phải thốt lên: "Chọn được người theo 12 tiêu chuẩn còn khó hơn cả bắc thang lên trời!"
Vợ chồng Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần PLA Khưu Hội Tác do mang ơn Lâm nên cũng tích cực cử người đi tuyển chọn khắp khu vực trong và ngoài ngành mà các cơ quan hậu cần quân đội đóng quân.
Cả quân đội TQ rầm rộ lao vào cuộc kén vợ tuyệt mật cho con trai Lâm Bưu như thế nào? - Ảnh 2.
Diệp Quần rất sốt sắng trong việc kén vợ cho con. (Ảnh tư liệu Trung Quốc)
Lâm Bưu tuy không nắm rõ về các chi tiết của chương trình rầm rộ, nhưng bản thân biết rõ Diệp Quần đang kén vợ cho con như thế nào.
Tuy vậy, một điều bất ngờ là Lâm cũng lật hồ sơ, nhất là ảnh chụp các cô gái trong danh sách tuyển chọn để xem xét, thậm chí cũng ngồi sau hậu trường theo dõi công tác tuyển chọn, có lúc Lâm cũng hỏi chuyện trực tiếp với một số "ứng viên".
Bản thân Lâm Lập Quả cũng rất hứng thú, tự xem ảnh và gặp gỡ riêng với hơn 110 "ứng viên", sau cùng chọn ra 12 hồ sơ cho là đủ tiêu chuẩn để đưa về Ban tuyển chọn xem xét.
Cái kết bất ngờ
Theo phân tích, sở dĩ Diệp Quần dấy lên cuộc tuyển chọn kén vợ cho con rầm rộ như vậy nhằm hai mục đích.
Một là, để đánh giá xem sự trung thành của cấp dưới đối với Lâm Bưu như thế nào. Hai là, nếu sau này Lâm Lập Quả kế tục sự nghiệp thì Diệp Quần có điều kiện để chỉ đạo, kiểm soát con trai và con dâu.
Bởi vậy, Diệp ra mặt chỉ đạo cho tất cả cơ quan ba bộ tổng, các quân binh chủng và các quân khu Trung Quốc.
Vợ Lâm Bưu từng chỉ thị cho Ngô Pháp Hiến rằng, bất kỳ hội nghị nào đông người tổ chức họp ở Bắc Kinh, thì cũng phải cử người tới xem xét và tuyển chọn.
Bản thân Diệp nhiều lần cải trang bí mật tham gia các cuộc tuyển chọn để đánh giá tình hình thực tế.
Chi phí cho cuộc tuyển chọn này cũng rất tốn kém. Việc đi lại của các nhân viên tuyển chọn bằng tất cả các phương tiện đều được miễn phí. Chỉ tính chi phí vé máy bay và tàu hỏa tới các tỉnh do không quân đài thọ đã lên tới trên 22.000 nhân dân tệ, số tiền này khi đó là khoản rất lớn.
Khi bị phàn nàn về việc chi phí tốn kém, Diệp Quần nổi giận gọi điện thoại cho Ngô Pháp Hiến nói sẽ trả cho Ngô hơn 6.000 nhân dân tệ. Vụ việc đã khiến Ngô vô cùng sợ hãi.
Cả quân đội TQ rầm rộ lao vào cuộc kén vợ tuyệt mật cho con trai Lâm Bưu như thế nào? - Ảnh 3.
Trương Ninh, người "được lựa chọn" làm con dâu Lâm Bưu (Ảnh tư liệu Ngân dân Nhật báo, Trung Quốc)
Sau 3 năm rưỡi, cuối cùng Ban tuyển chọn cũng lựa chọn được một người ưng ý và đáp ứng được tương đối đầy đủ theo 12 tiêu chuẩn. Đó là Trương Ninh, do vợ chồng Khưu Hội Tác giới thiệu.
Trương Ninh là diễn viên của Đoàn văn công Đại quân khu Nam Kinh, khi đó Trương Ninh đã có người yêu sắp kết hôn nhưng vẫn bị ép bỏ.
Sau khi "trúng tuyển", Trương Ninh có quyết định điều chuyển về Bắc Kinh với danh nghĩa lên công tác trong Đoàn văn công. Tháng 5/1970 gia đình Lâm Bưu làm lễ cưới cho Lâm Lập Quả.
Ngay sau đó thì xảy ra sự kiện cha con Lâm Bưu lên kế hoạch mưu sát Mao Trạch Đông bất thành. Gia đình Lâm đã bỏ lại cô con dâu mới cưới để bỏ trốn bằng máy bay và gặp nạn trên đất Mông Cổ ngày 13/9/1971.
Ngay sau đó, Trương Ninh bị bắt và bị giam trong nhà tù hơn 1 năm, tiếp đó bị đưa đi cải tạo ở nông trường ngoại thành Bắc Kinh. Sau 4 năm cải tạo, tháng 8/1975 Trương Ninh được trả tự do vì chỉ là “nạn nhân bị lừa”. Trương trở về đơn vị cũ ở Nam Kinh. Cuối năm 1978 cô xin chuyển ngành và vào làm việc trong một Viện bảo tàng ở Nam Kinh.
theo Trí Thức Trẻ


Thuở "hàn vi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Hải Võ |
Thuở "hàn vi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc tại sân bay Nội Bài, Hà Nội trưa 5/11, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam cấp Nhà nước. Ảnh: AP

Là lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, những trải nghiệm thuở "hàn vi" của ông Tập Cận Bình cũng trở thành mối quan tâm lớn đối với truyền thông Trung Quốc và quốc tế.

Chưa đầy 16 tuổi, Tập Cận Bình về nông thôn lao động suốt 7 năm
Trong một tư liệu được đăng tải trên trang Nhân Dân Nhật Báo (Trung Quốc) năm 2012 có nhắc đến chỉ thị của Mao Trạch Đông tháng 12/1968 rằng - “Thanh niên trí thức rất cần phải về nông thôn, nếm trải cuộc sống canh nông khó khăn, rồi mới tiếp tục học tập”.
Khi đó, hàng chục triệu thanh niên Trung Quốc đã “ùn ùn” đổ về các vùng nông thôn của nước này để “trải nghiệm cuộc sống”.

Ông Tập Cận Bình (thứ 2 từ trái qua) năm 1973, thời kỳ ông về nông thôn và làm việc tại thôn Lương Gia Hà, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Ông Tập Cận Bình (thứ 2 từ trái qua) năm 1973, thời kỳ ông về nông thôn và làm việc tại thôn Lương Gia Hà, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Tháng 1/1969, thôn Lương Gia Hà thuộc tỉnh Thiểm Tây “đón” một tốp thanh niên đến từ Bắc Kinh. Những người trẻ tuổi này cùng sống, cùng ăn và làm việc với người dân tại đây. Một trong số họ là ông Tập Cận Bình, người sau này trở thành Chủ tịch Trung Quốc - Nhân Dân Nhật Báo cho hay.
Ngoài ông Tập Cận Bình, các lãnh đạo cao cấp thuộc Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc hiện tại như Thủ tướng Lý Khắc Cường, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn cũng có trải nghiệm tương tự ở nông thôn.

23/12/1972, ông Tập Cận Bình về Bắc Kinh thăm người thân, lúc này ông vẫn trong thời kỳ về công tác tại nông thôn. Ảnh: Xinhua
23/12/1972, ông Tập Cận Bình về Bắc Kinh thăm người thân, lúc này ông vẫn trong thời kỳ về công tác tại nông thôn. Ảnh: Xinhua
Cha bị bức hại khi ông Tập mới 9 tuổi
Thời điểm năm 1969, nhóm “thanh niên về làng” tại thôn Lương Gia Hà đều khoảng 17 tuổi, trong đó ông Tập chưa đầy 16 tuổi được cho là người nhỏ tuổi nhất. Trong nhóm của ông có đến 10 người – bao gồm bản thân ông Tập – có cha mẹ bị “đấu tố” trong cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc lúc bấy giờ.
Cho đến nay, truyền thông Trung Quốc vẫn không tiết lộ về thời thơ ấu của ông Tập Cận Bình, thời gian trước khi ông chính thức về nông thôn tham gia công tác.
Theo Tân Hoa Xã, tháng 9/1962, trong Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc, cha của ông Tập Cận Bình là ông Tập Trọng Huân - khi đó là Phó thủ tướng Trung Quốc - đã bị đưa ra "đấu tố" tại Hội nghị toàn đảng và bị quy kết là "phần tử tập đoàn phản đảng".
Ông Tập cha bị cách chức để điều tra và đến năm 1965 thì bị "đày" về làm cấp phó ở một... công xưởng cơ khí.
Việc cha mình bị "bức hại" là một nỗi đau trong tuổi thơ của anh em ông Tập (năm 1962, ông Tập Cận Bình mới 9 tuổi). Bài viết trên Tân Hoa Xã dẫn lời em trai ông Tập Cận Bình là Tập Viễn Bình tiết lộ, ông Tập cha đã bị hành hạ và chịu oan ức tới 10 năm.
Thậm chí, Tập Viễn Bình kể lại, gặp lại cha sau 7 năm, ông Tập Trọng Huân còn không thể phân biệt được các con của mình và phải hỏi - "Con là Cận Bình hay Viễn Bình?".

Ông Tập (phải) năm 1977, khi ông theo học tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua
Ông Tập (phải) năm 1977, khi ông theo học tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua
Trải qua tuổi thơ đầy sóng gió và bí ẩn, cùng với 7 năm "cày cuốc" ở một trong những vùng quê nghèo hẻo lánh nhất Trung Quốc thời đó, ông Tập Cận Bình được người dân Lương Gia Hà đánh giá là “thích đọc sách” và “hiếu học”.
Đến năm 1975, sau thời kỳ “đồng cam cộng khổ” trong vai trò Bí thư chi bộ đảng ở thôn Lương Gia Hà, ông Tập Cận Bình được giới thiệu vào học tại Đại học Thanh Hoa nổi tiếng Trung Quốc.
Từ đây, ông Tập chính thức bước lên con đường sự nghiệp truyền thống như một nhân vật “Hồng nhị đại” – hậu duệ của tầng lớp lão thành cách mạng Trung Quốc.
theo Trí Thức Trẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH