CHUYỆN ÍT BIẾT 41/c (Những hạt giống đỏ)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang chuẩn bị một danh sách lãnh đạo mới để thay thế đội ngũ cũ sẽ về hưu sau Đại hội toàn quốc lần thứ 12 vào năm 2016. Sự chú ý của công luận đang bị thu hút bởi sự nổi lên của các ‘thái tử đảng’ trẻ tuổi – là con cháu của những nhà lãnh đạo hiện tại và trước đây trong chế độ độc tài cộng sản như Việt Nam và Trung Quốc – vào các chức vụ lãnh đạo cơ sở ở địa phương.
Khả năng của các thái tử đảng để đảm nhiệm một loạt các vấn đề quản trị rộng lớn, không chỉ giới hạn trong vấn đề tăng trưởng kinh tế, sẽ xác định sự bền vững của chế độ hiện nay.
Nổi bật nhất trong số các thái tử đảng đang lên là ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nghị đã được bầu làm bí thư tỉnh nhà của gia đình ông ở Kiên Giang. Tin đồn trên mạng cho rằng Thủ tướng Dũng, một nhà cải cách và chính trị gia quyền lực nhất trong chế độ Việt Nam hiện nay, có khả năng trở thành tổng bí thư ĐCSVN vào năm 2016. Một thái tử đảng đáng chú ý khác là Nguyễn Xuân Anh, con trai của cựu thành viên Bộ Chính trị và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương của ĐCSVN, Nguyễn Văn Chi, người đã được chọn làm Bí thư Đà Nẵng – thành phố ven biển phát triển nhanh nhất ở miền Trung Việt Nam.
Cả hai ông, Nghị và Anh, đều 39 tuổi và dự kiến sẽ trở thành ủy viên chính thức trung ương đảng cộng sản tại Đại hội lần thứ 12. Hai ông là những người nổi tiếng nhất trong danh sách dài các thái tử đảng đã được xếp vào hàng lãnh đạo ĐCSVN và hy vọng sẽ nắm giữ các chức vụ then chốt tại các cấp địa phương và toàn quốc.
Dưới sự cai trị của đảng cộng sản, sự khôn ngoan thông thường trong chính trị Việt Nam là vấn đề thăng tiến dựa trên hiệu suất phải nhường chỗ cho gia thế, bảo trợ và hối lộ. Đây là do ảnh hưởng của những quy định không chính thức (được tạo ra từ thời kỳ cách mạng do Hồ Chí Minh, người sáng lập ĐCSVN, lãnh đạo) cho rằng ưu tiên nên dành cho con cháu của giới tinh hoa của đảng. Sự khôn ngoan thông thường này được đảng củng cố hơn nữa để trở thành một sự thật hiển nhiên trong thời kỳ đổi mới. Đảng CSVN chính thức hóa lề thói này, thông qua các thủ tục đề cử và bầu cử không cạnh tranh do đảng kiểm soát.
Một điểm nổi bật của con cháu các nhà lãnh đạo Việt Nam là, so sánh với cha mẹ của họ, họ có trình độ học vấn cao hơn. Hầu hết được đào tạo tại các nước phát triển có nền kinh tế thị trường tự do, với các giá trị dân chủ và tự do phổ quát, cũng như một xã hội dân sự không bị nhà nước kiểm soát. Điển hình là họ có tư duy thực dụng, cải cách và kinh doanh hơn, cũng như thái độ thiên phương Tây hơn.
Chẳng hạn như, ông Nghị có bằng tiến sĩ về kỹ thuật công chánh từ một trường đại học của Mỹ và hiện đang đứng đầu kế hoạch phát triển đảo Phú Quốc, một huyện của tỉnh Kiên Giang, để trở thành một Đặc khu Hành chính Kinh tế. Một khi được phê duyệt, kế hoạch này sẽ biến hòn đảo ngoài khơi thành một trung tâm giải trí và tài chính khu vực, như Singapore, Phuket hay Bali. Một thái tử đảng du học phương Tây khác, ông Anh, thật kinh ngạc, đã đề xuất mại dâm du lịch cho Đà Nẵng trước khi được đề cử làm bí thư thành phố, là điều bị chính quyền cộng sản cấm. Ông cũng đặt ra mục tiêu thu hút các dự án đầu tư hàng tỷ đô la cho thành phố trong nhiệm kỳ của ông.
Bằng cách chọn ra các thái tử đảng được đào tạo kỹ lưỡng và có đầu óc kinh doanh như ông Nghị và ông Anh, và bỏ qua những lời chỉ trích của công chúng về các vụ tiến cử này, ĐCSVN đã chỉ ra rằng họ ủy thác cho con cháu của giới lãnh đạo nhiệm vụ tự do hóa kinh tế. Cùng lúc, sự ủy thác chỉ ra rằng ĐCSVN tin các thái tử đảng sẽ tiếp tục theo bước cha ông duy trì hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và hệ thống độc đảng của Việt Nam.
Rất có khả năng các thái tử đảng sẽ tiếp tục thúc đẩy tự do hóa kinh tế, [là điều] đã dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế cao liên tục của Việt Nam trong ba thập niên qua. Mức tăng trưởng kinh tế cao đã cho phép ĐCSVN lấy lại lòng tin của người dân và gia tăng tính hợp pháp trong thời kỳ hậu xã hội chủ nghĩa. Điều này rất quan trọng vì sự tin tưởng vào đảng đã giảm đáng kể do cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội của thập niên 1980.
Sự thành công của ĐCSVN chứng tỏ rằng, hiệu suất kinh tế có thể là một cơ sở vững chắc cho sự vững bền và tính hợp pháp của các chế độ độc tài. Như Samuel Huntington nhấn mạnh, chế độ chuyên chế cần phải đạt được tăng trưởng kinh tế cao và cải thiện mức sống của người dân để được hưởng tính hợp pháp. Tuy nhiên, chỉ với hiệu suất kinh tế tốt là chưa đủ, và các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng mối liên hệ giữa hiệu suất kinh tế và sự tồn vong của chế độ không luôn luôn gắn kết. Hiệu suất của một chế độ không chỉ giới hạn trong sự tăng trưởng kinh tế cao, nhưng phải được phụ trợ bởi các yếu tố khác như cải cách thể chế và quản trị hiệu quả để đáp ứng các đòi hỏi của công chúng. Do đó, quản trị kém sẽ gây rủi ro cho sự ổn định chế độ.
Một báo cáo của chính phủ trình Quốc hội hiện tại, cơ chế làm luật của Việt Nam, đã liệt kê 9 điểm yếu và hạn chế về hoạt động của chính phủ trong 5 năm qua. Chúng bao gồm nền kinh tế vĩ mô không ổn định, mức chi tiêu công quỹ cao gây áp lực lớn lên ngân sách nhà nước, nợ nước ngoài tăng nhanh, khoảng cách giàu – nghèo lớn, tham nhũng tràn lan trong khu vực công và các khiếu nại không ngừng của công dân liên quan đến việc thu mua đất đai. Kinh nghiệm của khu vực Âu – Á hậu cộng sản, và sự bất ổn chính trị gần đây ở Trung Đông, chứng tỏ đây là những yếu tố có thể làm cho chế độ độc tài trở nên mong manh.
Những vấn đề này trong xã hội Việt Nam có nghĩa là “thay đổi thể chế”, một thuật ngữ nhẹ nhàng được ĐCSVN sử dụng để ám chỉ cải cách chính trị, cần thiết để theo kịp sự tự do hóa kinh tế và hội nhập đang ăn sâu của đất nước. Sự bền vững của chế độ độc tài đảng cộng sản không còn phụ thuộc vào gia thế, hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tăng trưởng kinh tế đơn thuần, nhưng còn vào hiệu suất của chế độ trong một loạt các vấn đề quản trị nhà nước. Chế độ do các thái tử đảng lãnh đạo sẽ điều hành giỏi thế nào vẫn còn phải chờ xem sau Đại hội lần thứ 12.
East Asia Forum
Tác giả: Hai Hong Nguyen, ĐH Queensland
Dịch giả: Trần Văn Minh
Nguyễn Hồng Hải là một nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương về Trách nhiệm Bảo vệ, Khoa Chính trị học và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Queensland.
(Basàm)
Những "Thái Tử Đảng" không may
Thái tử đảng cộng sản của Việt Nam có làm nên chuyện?
Đăng bởi Ha Tran on Sunday, November 15, 2015 | 15.11.15
Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang chuẩn bị một danh sách lãnh đạo mới để thay thế đội ngũ cũ sẽ về hưu sau Đại hội toàn quốc lần thứ 12 vào năm 2016. Sự chú ý của công luận đang bị thu hút bởi sự nổi lên của các ‘thái tử đảng’ trẻ tuổi – là con cháu của những nhà lãnh đạo hiện tại và trước đây trong chế độ độc tài cộng sản như Việt Nam và Trung Quốc – vào các chức vụ lãnh đạo cơ sở ở địa phương.
Khả năng của các thái tử đảng để đảm nhiệm một loạt các vấn đề quản trị rộng lớn, không chỉ giới hạn trong vấn đề tăng trưởng kinh tế, sẽ xác định sự bền vững của chế độ hiện nay.
Nổi bật nhất trong số các thái tử đảng đang lên là ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nghị đã được bầu làm bí thư tỉnh nhà của gia đình ông ở Kiên Giang. Tin đồn trên mạng cho rằng Thủ tướng Dũng, một nhà cải cách và chính trị gia quyền lực nhất trong chế độ Việt Nam hiện nay, có khả năng trở thành tổng bí thư ĐCSVN vào năm 2016. Một thái tử đảng đáng chú ý khác là Nguyễn Xuân Anh, con trai của cựu thành viên Bộ Chính trị và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương của ĐCSVN, Nguyễn Văn Chi, người đã được chọn làm Bí thư Đà Nẵng – thành phố ven biển phát triển nhanh nhất ở miền Trung Việt Nam.
Cả hai ông, Nghị và Anh, đều 39 tuổi và dự kiến sẽ trở thành ủy viên chính thức trung ương đảng cộng sản tại Đại hội lần thứ 12. Hai ông là những người nổi tiếng nhất trong danh sách dài các thái tử đảng đã được xếp vào hàng lãnh đạo ĐCSVN và hy vọng sẽ nắm giữ các chức vụ then chốt tại các cấp địa phương và toàn quốc.
Dưới sự cai trị của đảng cộng sản, sự khôn ngoan thông thường trong chính trị Việt Nam là vấn đề thăng tiến dựa trên hiệu suất phải nhường chỗ cho gia thế, bảo trợ và hối lộ. Đây là do ảnh hưởng của những quy định không chính thức (được tạo ra từ thời kỳ cách mạng do Hồ Chí Minh, người sáng lập ĐCSVN, lãnh đạo) cho rằng ưu tiên nên dành cho con cháu của giới tinh hoa của đảng. Sự khôn ngoan thông thường này được đảng củng cố hơn nữa để trở thành một sự thật hiển nhiên trong thời kỳ đổi mới. Đảng CSVN chính thức hóa lề thói này, thông qua các thủ tục đề cử và bầu cử không cạnh tranh do đảng kiểm soát.
Một điểm nổi bật của con cháu các nhà lãnh đạo Việt Nam là, so sánh với cha mẹ của họ, họ có trình độ học vấn cao hơn. Hầu hết được đào tạo tại các nước phát triển có nền kinh tế thị trường tự do, với các giá trị dân chủ và tự do phổ quát, cũng như một xã hội dân sự không bị nhà nước kiểm soát. Điển hình là họ có tư duy thực dụng, cải cách và kinh doanh hơn, cũng như thái độ thiên phương Tây hơn.
Chẳng hạn như, ông Nghị có bằng tiến sĩ về kỹ thuật công chánh từ một trường đại học của Mỹ và hiện đang đứng đầu kế hoạch phát triển đảo Phú Quốc, một huyện của tỉnh Kiên Giang, để trở thành một Đặc khu Hành chính Kinh tế. Một khi được phê duyệt, kế hoạch này sẽ biến hòn đảo ngoài khơi thành một trung tâm giải trí và tài chính khu vực, như Singapore, Phuket hay Bali. Một thái tử đảng du học phương Tây khác, ông Anh, thật kinh ngạc, đã đề xuất mại dâm du lịch cho Đà Nẵng trước khi được đề cử làm bí thư thành phố, là điều bị chính quyền cộng sản cấm. Ông cũng đặt ra mục tiêu thu hút các dự án đầu tư hàng tỷ đô la cho thành phố trong nhiệm kỳ của ông.
Bằng cách chọn ra các thái tử đảng được đào tạo kỹ lưỡng và có đầu óc kinh doanh như ông Nghị và ông Anh, và bỏ qua những lời chỉ trích của công chúng về các vụ tiến cử này, ĐCSVN đã chỉ ra rằng họ ủy thác cho con cháu của giới lãnh đạo nhiệm vụ tự do hóa kinh tế. Cùng lúc, sự ủy thác chỉ ra rằng ĐCSVN tin các thái tử đảng sẽ tiếp tục theo bước cha ông duy trì hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và hệ thống độc đảng của Việt Nam.
Rất có khả năng các thái tử đảng sẽ tiếp tục thúc đẩy tự do hóa kinh tế, [là điều] đã dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế cao liên tục của Việt Nam trong ba thập niên qua. Mức tăng trưởng kinh tế cao đã cho phép ĐCSVN lấy lại lòng tin của người dân và gia tăng tính hợp pháp trong thời kỳ hậu xã hội chủ nghĩa. Điều này rất quan trọng vì sự tin tưởng vào đảng đã giảm đáng kể do cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội của thập niên 1980.
Sự thành công của ĐCSVN chứng tỏ rằng, hiệu suất kinh tế có thể là một cơ sở vững chắc cho sự vững bền và tính hợp pháp của các chế độ độc tài. Như Samuel Huntington nhấn mạnh, chế độ chuyên chế cần phải đạt được tăng trưởng kinh tế cao và cải thiện mức sống của người dân để được hưởng tính hợp pháp. Tuy nhiên, chỉ với hiệu suất kinh tế tốt là chưa đủ, và các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng mối liên hệ giữa hiệu suất kinh tế và sự tồn vong của chế độ không luôn luôn gắn kết. Hiệu suất của một chế độ không chỉ giới hạn trong sự tăng trưởng kinh tế cao, nhưng phải được phụ trợ bởi các yếu tố khác như cải cách thể chế và quản trị hiệu quả để đáp ứng các đòi hỏi của công chúng. Do đó, quản trị kém sẽ gây rủi ro cho sự ổn định chế độ.
Một báo cáo của chính phủ trình Quốc hội hiện tại, cơ chế làm luật của Việt Nam, đã liệt kê 9 điểm yếu và hạn chế về hoạt động của chính phủ trong 5 năm qua. Chúng bao gồm nền kinh tế vĩ mô không ổn định, mức chi tiêu công quỹ cao gây áp lực lớn lên ngân sách nhà nước, nợ nước ngoài tăng nhanh, khoảng cách giàu – nghèo lớn, tham nhũng tràn lan trong khu vực công và các khiếu nại không ngừng của công dân liên quan đến việc thu mua đất đai. Kinh nghiệm của khu vực Âu – Á hậu cộng sản, và sự bất ổn chính trị gần đây ở Trung Đông, chứng tỏ đây là những yếu tố có thể làm cho chế độ độc tài trở nên mong manh.
Những vấn đề này trong xã hội Việt Nam có nghĩa là “thay đổi thể chế”, một thuật ngữ nhẹ nhàng được ĐCSVN sử dụng để ám chỉ cải cách chính trị, cần thiết để theo kịp sự tự do hóa kinh tế và hội nhập đang ăn sâu của đất nước. Sự bền vững của chế độ độc tài đảng cộng sản không còn phụ thuộc vào gia thế, hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tăng trưởng kinh tế đơn thuần, nhưng còn vào hiệu suất của chế độ trong một loạt các vấn đề quản trị nhà nước. Chế độ do các thái tử đảng lãnh đạo sẽ điều hành giỏi thế nào vẫn còn phải chờ xem sau Đại hội lần thứ 12.
East Asia Forum
Tác giả: Hai Hong Nguyen, ĐH Queensland
Dịch giả: Trần Văn Minh
Nguyễn Hồng Hải là một nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương về Trách nhiệm Bảo vệ, Khoa Chính trị học và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Queensland.
(Basàm)
CÓ PHẢI TẤT CẢ LÃNH ĐẠO ĐỀU LÀ "THÁI TỬ ĐẢNG"?
20/10/2015
Ông Nguyễn Xuân Anh-Bí thư Đà nẵng |
Viễn
Đại hội Đảng bộ các tỉnh thành vừa qua diễn ra một số kiện đáng ghi
nhận. Có khá nhiều gương mặt cán bộ trẻ được tin tưởng bầu vào Ban chấp
hành Đảng bộ các tỉnh thành, thậm chí có người được giao nhiệm vụ, trọng
trách chèo lái Đảng bộ tỉnh, thành khi tuổi chưa đầy 40.
Đây là điều đáng mừng, thể hiện có một sự thay đổi về tư duy bổ nhiệm
cán bộ rất rõ rệt tại nhiệm kì Đại hội này. Đại hội đã tin tưởng hơn vào
cán bộ trẻ, đã cố gắng trẻ hóa đội ngũ, đã giao cho các cán bộ trẻ nắm
giữ nhiều hơn các cương vị quan trọng để đào tạo từ sớm, tạo nguồn cán
bộ cho Trung ương Đảng, khắc phục dần tình trạng vào Ban chấp hành Trung
ương và đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị khi tuổi đã quá nhiều, thậm
chí là cạn nguồn để bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, quan sát những ngày gần đây, thấy nổi lên một hiện tượng
rằng: Có một số tổ chức, cá nhân thù địch Nhà nước Việt Nam đã cố tình
xuyên tạc câu chuyện về bổ nhiệm, bầu cán bộ trẻ. Họ cho rằng trong số
các cán bộ lãnh đạo trẻ vừa rồi có nhiều người là con của lãnh đạo Đảng,
Nhà nước hoặc từng là lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Họ gọi đó là các “thái
tử Đảng” và quy kết rằng, vì là thái tử Đảng cho nên những người này mới
được bầu vào ban chấp hành Đảng bộ các cấp. Từ đó, họ dấn tới xuyên
tạc, phủ nhận chế độ chính trị tại Việt Nam, hạ uy tín của Đảng, cho
rằng Đảng đang lãnh đạo đất nước quay lại thời kì phong kiến với việc bổ
nhiệm cán bộ theo kiểu “hậu duệ”, “con ông cháu cha”, không thực sự tìm
kiếm nhân tài cho đất nước.
Khẳng định rằng, đây là những luận điệu tuyên truyền phá hoại tư tưởng,
chiến tranh tâm lý nằm trong chuỗi hoạt động phá hoại Đại hội Đảng các
cấp và Đại hội 12 của Đảng.
Cần thấy rằng, trong số rất nhiều các gương mặt trẻ được bầu vào Ban
chấp hành Đảng bộ các tỉnh thành, số người là con của các lãnh đạo,
nguyên lãnh đạo chỉ là thiểu số so với nhiều gương mặt trẻ khác. Nhiều
cán bộ được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ không phải là con lãnh đạo mà
là con “nông dân” xịn. Họ có trí tuệ, tài năng, tâm huyết và họ được Đại
hội tin tưởng giao phó trong trách.Vậy cớ sao lại xuyên tạc rằng,
chuyện cán bộ của Đảng là cơ cấu, hậu duệ, con ông cháu cha, các lãnh
đạo trẻ là Thái tử Đảng.
Mặt khác, lại phải thấy rằng, không phải cứ ai là con của lãnh đạo,
nguyên lãnh đạo cũng được bầu vào ban chấp hành Đảng bộ các tỉnh thành.
Đơn cử như ông Lê Trương Hải Hiếu, con ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ
chính trị, Bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh đâu có trúng vào Ban chấp hành
Đảng bộ thành phố. Con lãnh đạo, nhưng anh phải có thực tài thì Đại hội
mới tin tưởng giao phó trọng trách. Thế mới thấy, Đại hội rất công tâm,
khách quan.
Tất nhiên, có kẻ lại biện bạch rằng vì ông Lê Thanh Hải sắp nghỉ hưu nên
con ông không trúng Đảng bộ. Thế tại sao lại không liên hệ ông Nguyễn
Duy Anh, bí thư Đà Nẵng. Bố ông Nguyễn Duy Anh cũng nghỉ hưu từ lâu rồi
cơ mà, sao ông vẫn được tin tưởng giao phó giữ chức bí thư thành ủy. Đà
Nẵng là đô thị lớn thứ ba cả nước. Nếu ông không có thực tài, ai dám
giao phó ông cầm trịch một đô thị như vậy.
Với lại, với những người là con của các đồng chí lãnh đạo được bầu vào
ban chấp hành đảng bộ các tỉnh thành, cũng không phải là vấn đề gì quá
bất ngờ và sai trái. Bởi một lẽ, cần thừa nhận rằng, với những người là
con của các đồng chí lãnh đạo thì họ có điều kiện được sinh ra, lớn lên
trong môi trường gia đình có truyền thống, họ có điều kiện học hành đàng
hoàng,họ có điều kiện tiếp cận với môi trường chính trị từ sớm… Nói
cách khác, họ có điều kiện rèn giũa sớm hơn, thậm chí họ được tạo điều
kiện thuận lợi hơn trong công tác. Người Phương Đông vốn duy tình. Vì lẽ
đó, nếu họ phát triển sớm, được tin tưởng giao cho các trọng trách từ
khi còn trẻ cũng là điều dễ hiểu. Với lại, họ thực sự có tài, có trình
độ thì tại sao chúng ta phải dị ứng với chuyện đó.
Tóm lại, câu chuyện về cái gọi là “Thái tử Đảng” chẳng qua chỉ là những
luận điệu xuyên tạc nhằm tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chiến tranh tâm
lý của các phần tử thù địch Nhà nước Việt nam mà thôi.
Nói một đằng, làm một nẻo!
Công bố sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh
UB Kiểm tra TƯ đề nghị kỷ luật Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh vì sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực.
UB Kiểm tra TƯ vừa có thông cáo báo chí kỳ họp thứ 17. Nội dung thông cáo nêu rõ:
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh
I- Về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và một số cá nhân
1- Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 có các vi phạm, khuyết điểm sau:
-
Chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê
bình; vi phạm Quy định số 42 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công
tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy và Quy chế làm việc của Thành ủy,
đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Ban Thường vụ
Thành ủy.
- Việc xem xét, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm một số cán bộ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng.
-
Không nghiêm túc thực hiện Thông báo kết luận số 156-TB/TW của Bộ Chính
trị và Thông báo số 558-TB/UBKTTW của UBKT Trung ương trong việc khắc
phục vi phạm về công tác quản lý, sử dụng đất đai. Đã ra một số quyết
định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp luật, có nội dung liên quan
đến việc cho doanh nghiệp sử dụng đất công sản, triển khai dự án…
-
Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát lĩnh vực quản lý
đất đai, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, để xảy ra nhiều vi
phạm, gây bức xúc trong nhân dân.
- Quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án xây dựng trụ sở các cơ quan, vi phạm Luật Đấu thầu.
- Đồng ý tiếp nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng sai quy định.
2-
Đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ
tịch HĐND thành phố Đà Nẵng có các vi phạm, khuyết điểm sau:
-
Với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, đồng chí chịu trách nhiệm
chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ
2015 - 2020.
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân
chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem
xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo
nhiều công việc cụ thể của chính quyền. Những việc làm của đồng chí đã
gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ
Thành ủy.
- Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng
quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định
những điều đảng viên không được làm.
- Thiếu
gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và
sử dụng 02 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
3-
Đồng chí Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng,
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 -2020.
-
Với trách nhiệm đứng đầu UBND Thành phố, đồng chí chịu trách nhiệm
chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và
trật tự đô thị.
- Chưa chủ động đề xuất với Ban
Thường vụ Thành ủy nhân sự ở một số cơ quan chính quyền Thành phố thuộc
diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định.
Những
vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng nhiệm kỳ
2015-2020, đồng chí Nguyễn Xuân Anh và đồng chí Huỳnh Đức Thơ là nghiêm
trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức
xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật.
II-
Về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng
UBND tỉnh và đồng chí Phạm Thế Dũng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên
Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
1- Đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011-2016
-
Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; vi phạm Quy chế làm việc của Tỉnh
ủy, của Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các quy định của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo một số hoạt động của UBND tỉnh.
-
Vi phạm quy định về công tác tổ chức cán bộ, đề nghị quy hoạch, bổ
nhiệm một số nhân sự không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không đúng quy
định.
- Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu trách nhiệm để UBND tỉnh có nhiều vi phạm, khuyết điểm như:
+ Giao đất, cho thuê đất khi chưa có quy hoạch, không tổ chức đấu giá, vi phạm Luật Đất đai, gây thất thu ngân sách nhà nước.
+ Quản lý đầu tư xây dựng một số dự án từ nguồn ngân sách nhà nước vi phạm Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng.
+ Quyết định mở 05 cửa khẩu phụ, lối mở biên giới vi phạm Nghị định của Chính phủ.
2- Đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2016-2021
Vi
phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc của Ban cán sự
đảng UBND tỉnh. Thiếu kiên quyết trong lãnh đạo, chỉ đạo, chấn chỉnh
những vi phạm, khuyết điểm của UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016; gia hạn
hoạt động cửa khẩu phụ, lối mở biên giới vi phạm quy định của Chính phủ.
3- Đối với đồng chí Phạm Thế Dũng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
- Chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011-2016.
-
Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc của Tỉnh ủy và
Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng UBND tỉnh trong thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm Quy định số 51 và Quy định số 231 của
Ban Bí thư về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy với các
đảng đoàn, ban cán sự đảng.
- Vi phạm trong chỉ
đạo, quyết định giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá và quyết định
đầu tư các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, khai thác mỏ; mở các cửa
khẩu phụ, lối mở biên giới không đúng quy định của Chính phủ.
- Thiếu gương mẫu trong việc đề nghị bổ nhiệm một số người thân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
Những
vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ
2011-2016 và đồng chí Phạm Thế Dũng là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy
tín của Đảng, Nhà nước, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân,
đến mức phải thi hành kỷ luật.
UBKT Trung ương
yêu cầu Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 và đồng chí Võ Ngọc
Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh
Gia Lai kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc.
III- Xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng uỷ và một số thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
UBKT
Trung ương đã xem xét các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng
uỷ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015 và một số cá
nhân như đã kết luận tại Kỳ họp thứ 16 của UBKT Trung ương, gồm: Đồng
chí Nguyễn Anh Dũng, Ủy viên BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương,
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; đồng chí Nguyễn
Quốc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty,
nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hoá chất Việt Nam; đồng chí Đỗ Quang
Chiêu, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty; đồng
chí Đỗ Duy Phi, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn
Hóa chất Việt Nam.
UBKT Trung ương nhận thấy
những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đoàn Hóa chất
Việt Nam các nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015 và các đồng chí nêu trên là
nghiêm trọng.
Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của
Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết
định thi hành kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng
chí Nguyễn Quốc Tuấn; kỷ luật cảnh cáo đối với đồng chí Đỗ Quang Chiêu
và đồng chí Đỗ Duy Phi.
Đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Anh Dũng.
Yêu
cầu Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương xem xét thi hành kỷ luật đối
với Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam các nhiệm kỳ
2005-2010, 2010-2015.
IV-Xem xét, thi hành kỷ luật một số cá nhân thuộc Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ
UBKT
Trung ương đã xem xét các vi phạm, khuyết điểm của một số cá nhân thuộc
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ như đã kết luận tại Kỳ họp
thứ 16 của UBKT Trung ương, gồm: Đồng chí Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy
viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Trưởng ban
Thường trực, nguyên Thủ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo; đồng chí
Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; đồng chí
Nguyễn Thanh Hải, nguyên Ủy viên chuyên trách, nguyên Chánh Văn phòng
Ban Chỉ đạo; đồng chí Nguyễn Văn Út, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo; đồng
chí Lê Thị Thu Hằng, nguyên kế toán trưởng; đồng chí Sơn Thị Quanh Ni,
thủ quỹ.
UBKT Trung ương nhận thấy những vi
phạm, khuyết điểm của các đồng chí nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm
trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, của Ban Chỉ đạo, gây dư luận
bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Căn
cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi
phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật khai trừ đối với các
đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Lê Thị Thu Hằng; kỷ luật cảnh cáo đối với các
đồng chí Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Văn Út; kỷ luật khiển trách đối với
đồng chí Sơn Thị Quanh Ni.
Đề nghị Ban Bí thư xem xét thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Phong Quang.
Tập Cận Bình: vị "Thái tử" giấu mình?
"Người đàn ông này là người thế nào?" - đó hẳn là câu hỏi rất nhiều
người đặt ra khi ông Tập Cận Bình được bầu làm Phó Chủ tịch Quân ủy
Trung ương Trung Quốc hôm 18/10.
Không dấu vết và không tỳ vết? Ngồi vào chiếc ghế
đó, Tập Cận Bình gần như chắc chắn sẽ trở thành người kế nhiệm Chủ tịch
Hồ Cẩm Đào vào năm 2012. Trong bối cảnh vị thế quốc tế của Trung Quốc
đang gia tăng hơn bao giờ hết, càng nhiều người băn khoăn về bậc "đế
vương" tương lai này. Mới đây, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để bước lên
vị trí cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới. Với vị thế như vậy, các động
thái của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến nội bộ đất nước mà còn ảnh
hưởng lớn đến quốc tế. Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với rất
nhiều vấn đề trong và ngoài nước. Ở trong nước đó là sự phân hóa giàu
nghèo sâu sắc, những bất bình về tình trạng giá cả tăng cao, nạn thất
nghiệp, tham nhũng... Bên cạnh đó, mặc dù có nền kinh tế phát triển rất
nhanh nhưng Trung Quốc cũng nhận được không ít lời phàn nàn từ các nhà
đầu tư nước ngoài về môi trường kinh doanh thiếu bình đẳng và còn nhiều
rào cản. Về mặt đối ngoại, hiện Trung Quốc đang căng thẳng với các cường
quốc hàng đầu thế giới (Mỹ, Nhật Bản...) về các vấn đề liên quan đến tỷ
giá đồng nhân dân tệ, việc ủng hộ Bắc Hàn, tranh cãi xung quanh vấn đề
biển Hoa Đông... Vì vậy, không khó hiểu khi cả thế giới đều đổ dồn con
mắt vào vị "Thái tử" mới. Tuy nhiên, giống như những bậc vương tôn trong
lịch sử Trung Hoa, xung quanh "người Trung Quốc trầm lặng này" vẫn che
phủ một tấm màn có phần bí ẩn. Năm 2007, tại Đại hội 17 đảng Cộng sản
Trung Quốc, ông bất ngờ lên chức Phó Chủ tịch nước sau khi mới làm bí
thư Thượng Hải hồi 2006. Trước đó, hầu như chưa mấy ai biết đến danh
tiếng của ông. Nhưng ngay cả giờ đây, khi người đàn ông đứng trong danh
sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất của Tạp chí Time đang sải bước tới đỉnh
cao quyền lực, chúng ta vẫn không biết gì nhiều về ông. Câu hỏi mà hầu
hết mọi người đặt ra là: người đàn ông này là người thế nào? Những gì mà
thế giới biết đến ông có vẻ khá ít ỏi: một chính trị gia của hành động
thực tế, "nói ít làm nhiều", tư tưởng cởi mở nhưng rất thận trọng. Con
đường tiến tới quyền lực của ông rất tuần tự, không scandal, "không tì
vết". Giống như những nhà lãnh đạo Trung Quốc khác cùng thế hệ, ông Tập
có hơn một thập niên làm việc ở các cương vị lãnh đạo đảng ở địa phương.
Từ những vị trí lãnh đạo các địa phương khác nhau, ông đã tiến tới vị
trí quyền lực Trung ương. Mọi bước đi của ông đều cho thấy một sự vững
chắc, tuần tự, và ở mọi cương vị ông đều đạt được những thành quả đáng
ghi nhận. Ngay cả cuộc sống riêng tư của ông cũng khiến nhiều người
ngưỡng mộ: tình yêu lãng mạn và cưới một người phụ nữ - một ca sĩ đẹp và
nổi tiếng. Dường như ông đã khôn khéo tránh né được mọi bước sai lầm có
thể cản trở sự thăng tiến của ông, mặc dù ông đã phải đảm trách nhiều
nhiệm vụ tế nhị. Cựu thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu, từng nói ông
cảm thấy ông Tập "là một người thận trọng đã từng nếm trải rất nhiều
gian nan, khổ cực". Ông Lý cũng bình luận: "Tôi xếp ông ấy vào mẫu người
như Nelson Mandela. Một người đàn ông với sự tiết chế cảm xúc đến kinh
ngạc, một con người không bao giờ để nỗi đau khổ và bất hạnh của mình
tác động đến các quyết định đưa ra". "Ấn tượng chung về Tập Cận Bình là,
ông là một người rất thận trọng", Cao Trí Khai, một nhà bình luận chính
trị tại Bắc Kinh nói. "Trước công chúng, ông ấy rất thận trọng, cẩn
thận. Ông ấy không phải là người dễ thể hiện cảm xúc, ít nhất là trước
công chúng". "Chúng ta hầu như không biết gì về ông Tập. Có thể ông ấy
quá thừa khôn ngoan chính trị để hiểu rằng đừng nên lộ diện quá nhiều
nếu muốn đạt tới quyền lực" - David Zweig, giám đốc Trung tâm Quan hệ
đối ngoại của Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông
nhận xét. Phó chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình Không những vậy, mọi
người cũng hầu như khó nắm bắt được quan điểm, tư tưởng của Tập Cận
Bình. Quan điểm chung của Tập Cận Bình về người làm "quan" là: "Mỗi cán
bộ chính quyền cần phải luôn luôn ghi nhớ: quyền lực của chính quyền
nhân dân bắt nguồn từ nhân dân, phải đại biểu cho lợi ích của nhân dân,
phải vì nhân dân mưu lợi ích". Ông định nghĩa "quan đức": "Cái gọi là
quan đức cũng là đạo đức cầm quyền, là sự phản ánh tổng hợp đức hạnh của
người làm quan cầm quyền, bao gồm sự tu dưỡng hàng ngày về các mặt tư
tưởng chính trị, đạo đức tác phong..." Tuy nhiên, theo giới phân tích,
có rất ít thông tin để biết rõ quan điểm chính trị của ông Tập Cận Bình,
chỉ biết ông dường như là người ủng hộ thị trường, nhưng khá thận trọng
về cải tổ chính trị, ông chia sẻ mối quan tâm với việc duy trì sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản và việc cần thiết duy trì ổn định xã hội. "Ông ấy
không tuyên bố gì nhiều về chương trình nghị sự của mình. Chúng ta chưa
thấy các dự định chính sách của ông Cận Bình", Victor Shih, giáo sư
chính trị học Trung Quốc tại Đại học Northwestern, bình luận. Những nhận
định trên cũng đúng khi xem xét quan điểm của ông Tập đối với vấn đề
quan hệ quốc tế. Câu hỏi lớn mà nhiều người đặt ra hiện nay là liệu
người đàn ông cẩn trọng này sẽ tiến hành những chính sách và thay đổi
nào trong đối ngoại. Dường như có rất ít manh mối cho chúng ta câu trả
lời. Sau khi nhậm chức phó chủ tịch, ông Cận Bình đã tiến hành chuyến
công du nước ngoài đầu tiên đến các nước có mối quan hệ thân thiết và
mang tính chiến lược với Trung Quốc là CHDCND Triều Tiên, Mông Cổ, Ả-rập
Xê-út, Qatar và Hạ Môn vào tháng 6/2008. Tháng 2 năm 2009, Tập Cận Bình
thực hiện chuyến công du sang Mexico, Jamaica, Colombia, Venezuela, và
Brazil nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Khi đang ở
thăm Mexico, ông đã có một phát biểu gây sốc khi trực tiếp buộc tội
những người "nước ngoài" đang cố gắng can thiệp vào công việc nội bộ
Trung Quốc - một chủ đề luôn rất nhạy cảm trong giới chính trị. Bằng
tiếng Trung, ông bình luận: "Có một số người nước ngoài buồn tẻ, với cái
bụng căng tròn, những người chẳng có gì hay ho hơn là chỉ ngón tay vào
chúng tôi [Trung Quốc]. Thứ nhất, Trung Quốc không xuất khẩu Cách mạng;
thứ 2 Trung Quốc cũng không xuất khẩu đói nghèo; và thứ 3, Trung Quốc
không đến để gây ra những cơn nhức đầu, có gì phải nói thêm hay không?".
Bình luận này của ông tạo nên một làn sóng tranh luận mạnh mẽ. Và cũng
từ "dấu vết" nhỏ bé của một lần thể hiện chính kiến từ chính trị gia
thận trọng này, một số người nhận định, nếu trở thành "tân vương", hẳn
ông cũng sẽ cứng rắn trong các vấn đề quan hệ quốc tế không kém gì người
tiền nhiệm. Nền tảng "Con ông cháu cha" Nếu được chọn làm chủ tịch vào
năm 2012, Tập Cận Bình sẽ trở thành lãnh đạo tối cao đầu tiên có nền
tảng "Thái tử đảng" (con cháu các lão thành cách mạng) trong lịch sử
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Trong bài diễn văn tại Hội nghị
Trung ương, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh lại các "thành quả" của cải
cách từ thời Đặng Tiểu Bình và đề cao vai trò của công tác "xây dựng
đảng". Cả trong hai điểm đó, ông Tập Cận Bình đều có thể tự hào nhắc đến
truyền thống gia đình. Cha ông, cựu Ủy viên Quốc vụ viện Tập Trọng
Huân, quê Thiểm Tây, từng làm bí thư Quảng Đông và đóng vai trò quan
trọng trong việc xây dựng đặc khu kinh tế Thâm Quyến khi cố lãnh tụ Đặng
mở ra hướng phát triển vùng duyên hải Trung Quốc. Không chỉ có thế, là
một công thần của chế độ, ông Tập Trọng Huân còn là một trong số ít
những người sống sót sau cuộc Vạn lý Trường Chinh cùng Mao Trạch Đông,
sự kiện mà chế độ ở Trung Quốc dựng thành huyền thoại cho Quân Giải
phóng. Với người cha như vậy, ông Tập Cận Bình có nguồn gốc xuất thân
"lý tưởng" để tạo dựng vị trí quyền lực - một thành viên của "Thái tử
đảng". Tuy nhiên trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa, cha ông bị thanh
trừng do đó ông đã từng phải sống ở vùng nông thôn trong một thời gian
và nếm trải không ít vất vả, "vị đắng". Khi Đặng Tiểu Bình nắm quyền và
mở cửa một số trường đại học, ông Tập Cận Bình theo học ngành kỹ thuật
tại đại học Thanh Hoa, sau đó lấy bằng tiến sĩ. Ông từng phục vụ trong
quân đội, nhưng chỉ một thời gian ngắn. Với nền tảng chính trị và giáo
dục, ông là người đúng như cách gọi của Trung Quốc là "vừa hồng vừa
chuyên". Cũng trong những năm 1980, khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền đã
gạt bỏ tầng lớp Thái tử đảng. Tuy nhiên rất nhiều thành viên của "Thái
tử đảng", trong đó có Tập Cận Bình, nuôi tham vọng chính trị. Họ đã từ
bỏ cơ hội để làm giàu và chấp nhận vị trí thấp trong nhiều tổ chức đảng
và chính quyền địa phương và tích lũy rất nhiều kinh nghiệm quản lý. Sau
khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền năm 1989, các thành viên Thái tử đang
bắt đầu xuất hiện trên sân khấu chính trị của Trung Quốc. Hiện nay, các
thành viên đó chiếm vị trí quan trọng trong các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, quân sự và các tổ chức xã hội. Họ có thể được xem như là "gia
đình hoàng gia" của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các thành viên của họ
được coi là trung thành với chế độ mà thế hệ cha chú của họ đã sáng lập.
Thái tử đảng cũng được hỗ trợ mạnh mẽ từ các lão thành cách mạng, hầu
hết là người từng giữ chức vụ trong Đảng và chính phủ Trung Quốc. Phu
nhân ông Tập Cận Bình là bà Bành Lệ Viện - danh ca nổi tiếng Trung Quốc.
Những bước tiến vững chắc trên nấc thang quyền lực Con đường "quan lộ"
của Tập Cận Bình bắt đầu từ khá sớm và vững chắc. Ông được bổ nhiệm làm
Phó Thị trưởng Hạ Môn từ năm 32 tuổi, 40 tuổi là Bí thư Thành ủy Phúc
Châu, 47 tuổi làm Tỉnh trưởng Phúc Kiến, 49 tuổi làm Bí thư tỉnh Chiết
Giang, 54 tuổi làm Bí thư Thượng Hải và hiện là Phó Chủ tịch nước kiêm
Trưởng Tiểu ban phụ trách công tác Hongkong - Macau. Ông Tập đã đảm nhận
những vị trí trong chính quyền và đảng tại bốn tỉnh: Thiểm Tây, Hà Bắc,
Phúc Kiến và Chiết Giang. Thời kỳ ở Phúc Kiến từ năm 2000, Tập đã thực
thi nhiều biện pháp thu hút giới đầu tư Đài Loan và theo đuổi chính sách
phát triển kinh tế thị trường. Ở Chiết Giang, Tập Cận Bình là một quan
chức đi đầu trong chiến dịch chống tham nhũng, nhờ đó, ông đã thu hút sự
chú ý của giới truyền thông quốc gia cũng như của những vị lãnh đạo
Trung Quốc hàng đầu hiện nay. Năm 1999, ông là Phó tỉnh trưởng Phúc Kiến
và được bổ nhiệm chức vụ tỉnh trưởng một năm sau đó. Năm 2002, ông trở
thành Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang - một trong những tỉnh giàu nhất
Trung Quốc, một trung tâm của sự thành công trong quá trình phát triển
kinh tế đại lục, với tốc độ tăng trưởng đạt 14% trong suốt hơn 20 năm
qua. Tháng 3/2007, Tập Cận Bình được bổ nhiệm chính thức làm Bí thư
Thành ủy Thượng Hải. Ông đã nỗ lực thay đổi hình ảnh của trung tâm tài
chính Trung Quốc này. Vào thời điểm trước lúc tới Thượng Hải tháng
3/2007, ông Tập cam kết trở thành "một học sinh tốt, một công chức tốt
và một lãnh đạo tốt", đồng thời thúc giục các quan chức địa phương
nghiêm khắc với bản thân. Ông còn kêu gọi người Thượng Hải cởi mở hơn,
tăng cường hợp tác và chia sẻ thành tựu với những khu vực khác trong
nước, thay vì chỉ tập trung vào phát triển thành phố của họ. Sau bảy
tháng đảm nhận công việc ở trung tâm tài chính của đại lục, Tập Cận Bình
đã thành công. Ông không chỉ duy trì sự ổn định ở Thượng Hải mà còn
thay đổi hình ảnh mới cho thành phố. Thượng Hải giờ đây trở nên cởi mở,
hòa hợp và năng động hơn. Năm 2007, tại Đại hội 17 đảng Cộng sản Trung
Quốc, ông bất ngờ lên chức Phó Chủ tịch nước. Tập Cận Bình được coi là
một nhân vật nổi bật trong hàng ngũ lãnh đạo mới ở Trung Quốc với nhiều
đối thoại mở liên quan đến cải tổ kinh tế thị trường và thậm chí là cải
tổ chính trị. Theo giới phân tích, Tập Cận Bình được bổ nhiệm làm Bí thư
Thành ủy Thượng Hải một phần là do những kinh nghiệm của ông trong lĩnh
vực cải cách kinh tế. Giáo sư Hà Hồ Thương thuộc Trường Đại học Nhân
dân ở Bắc Kinh đánh giá: "Đây là một động thái tốt. Nó hứa hẹn đem lại
sự ổn định cho Thượng Hải''. Còn Dương Kiến Văn, Phó Giám đốc Học viện
Kinh tế Quốc gia tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội Thượng Hải thì nhận
xét. "Tập Cận Bình có cảm nhận chiến lược rất tốt, đặt khu vực trong cả
một tổng thể và có những quan hệ chắc chắn, tất cả đều có lợi cho Thượng
Hải trong giai đoạn phát triển". Tập Cận Bình Sinh năm 1953 tại Phú
Bình tỉnh Thiểm Tây, tham gia Tổ chức Đảng vào tháng 1 năm 1974, tham
gia công tác vào tháng 1 năm 1969, tốt nghiệp chuyên ngành lý luận chủ
nghĩa Mác và giáo dục tư tưởng chính trị Học viên Nhân văn Xã hội Trường
Đại học Thanh Hoa, với học lực nghiên cứu sinh tại chức, tiến sĩ Luật
học Nay là phó chủ tịch nước và phó chủ tịch Quân ủy TW Từ năm
1969-1975: là thanh niên trí thức, Bí Thư chi bộ Đảng Đại đội Lương Gia
Hà Công xã Văn An Dịch huyện Diên Xuyên tỉnh Thiểm Tây Từ năm 1975-1979:
theo học chuyên ngành tổng hợp hữu cơ cơ bản Khoa hóa chất Trường Đại
học Thanh Hoa Từ năm 1979-1982: thư ký Văn phòng Quốc vụ viện và Văn
phòng Quân ủy Trung Ương (quân nhân tại ngũ) Từ năm 1982-1983: Phó Bí
thư Huyện ủy Chính Định tỉnh Hà Bắc Từ năm 1983-1985: Bí Thư Huyện ủy
Chính Định tỉnh Hà Bắc Từ năm 1985-1988: Ủy viên thường vụ Thành ủy, Phó
Thị trưởng thành phố Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến Từ năm 1988-1990: Bí thư Địa
ủy Địa khu Ninh Đức tỉnh Phúc Kiến Từ năm 1990-1993: Bí thư Thành Ủy
Phúc Châu, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Hội đồng Nhân dân thành phố Phúc
Châu tỉnh Phúc Kiến Từ năm 1993-1995: Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy tỉnh
Phúc Kiến, Bí Thư Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Hội đồng Nhân dân thành phố
Phúc Châu Từ năm 1995-1996: Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Bí thư
Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Hội đồng Nhân dân thành phố Phúc
Châu Từ năm 1996-1999: Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến Từ năm
1999-2000: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Quyền Tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến Từ năm
2000-2002: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến Từ năm
2002-2003: Bí Thư tỉnh ủy, Quyền tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang Từ năm
2003-2007: Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm ủy ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân
tỉnh Chiết Giang Năm 2007-: Bí thư Thành ủy thành phố Thượng Hải (đến
tháng 10-2007 thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Thượng Hả) Năm 2007-: Ủy
viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng. Ủy viên
dự khuyết Trung ương Đảng khóa 15, Ủy viên Trung ương Đảng các khóa 16
và 17; Ủy viên, Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương
Đảng khóa 17.
Quá trình chuyển biến tư tưởng của “Thái tử Đảng” đời thứ hai
Ông La Vũ, con của Đại tướng La
Thụy Khanh (tâm phúc của ông Mao Trạch Đông) từng làm quan tại Bộ Tổng
Tham mưu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và lên đến hàm Đại tá. Vì
không chấp nhận tình trạng hủ bại trong quân đội ĐCSTQ, sau sự kiện
Thiên An Môn ông đã bỏ ra nước ngoài sống và bị khai trừ Đảng tịch và
Quân tịch.
Gần đây ông đã lên tiếng kêu gọi ông Tập
Cận Bình từ bỏ chế độ chuyên chế một Đảng để đi về hướng dân chủ. Vừa
qua, báo Đại Kỷ Nguyên và Đài Truyền hình Tân Đường Nhân đã cùng phỏng
vấn ông La Vũ. Bài thứ tư trong loạt bài phỏng vấn này ông La Vũ cho
biết đã từ bỏ chức vụ trong Quân đội, cam chịu làm người bình dân vì
không muốn tiếp tục “khiêu vũ cùng bầy sói”. Là “thái tử Đảng” đời thứ hai, ông La Vũ khuyên các “thái tử Đảng” khác hãy từ bỏ ĐCSTQ theo đúng lương tâm của mình.
Phóng viên: Là “thái tử Đảng”
đời thứ hai, con một Đại tướng Cộng sản Trung Quốc và bỏ Trung Quốc Đại
Lục ra đi, khi đi ông đã là Trưởng ban Ban Trang thiết bị Hàng không
(hàm Đại tá). Nếu không ra đi có lẽ hiện nay ít nhất ông cũng phải lên
đến Thứ trưởng, Tư lệnh Quân khu. Giờ ông có ân hận không?
La Vũ: Tôi không có gì
phải ân hận! Chắc chắn thế! Ít nhất tôi đã không bị nó làm chết ngạt.
Tôi là người không thích làm việc gì mà mình cứ phải miễn cưỡng. Việc
bạn hỏi như làm đến vị trí này hay vị trí kia, đối với tôi thực ra những
chức vụ đó không quan trọng.
Phóng viên: Việc ông từ bỏ ĐCSTQ ảnh hưởng như thế nào với cá nhân cũng như gia đình ông?
La Vũ: Dĩ nhiên là đắc
tội với ông Đặng Tiểu Bình và ông Dương Thượng Côn, vì thế họ cắt toàn
bộ phúc lợi hưu trí của tôi. Hiện tôi phải sống dựa vào con cái, bạn bè
thân thiết. Nhưng dù sao tôi cũng không dựa vào ĐCSTQ.
Quá trình tư tưởng chia tay với ĐCSTQ
Phóng Viên: Ông có thể tiết lộ cho mọi người về quá trình chuyển biến tư tưởng của ông được không?
La Vũ: Dĩ nhiên là bắt
đầu từ sự kiện ông Đặng Tiểu Bình và Dương Thượng Côn điều xe tăng đến
Quảng trường Thiên An Môn, sự kiện này kết thúc toàn bộ hy vọng của tôi
vào ĐCSTQ.
Trong quá khứ, tôi cũng từng có bất đồng
với ông Đặng Tiểu Bình và ông Dương Thượng Côn, nhưng ở hai vấn đề, một
là tôi phản đối cho quân đội tham gia vào kinh tế, hai là vì biết bọn
chúng (con rể của Đặng và Dương) lấy tiền chiết khấu nên đã có ý kiến
với các ông ấy. Những vấn đề này không đáng kể gì so với chuyện tàn sát
sinh viên.
Xưa nay đạo lý là thanh quan xử tham quan, nhưng đến khi đó lại biến thành tham quan xử thanh quan. Chúng ta đều tham, tại sao anh lại không tham, anh muốn gì đây?
Phóng viên: Qua chuyện này khiến
ông nhận thức được mức độ tàn ác kinh khủng của họ: đến mức sẵn sàng
cầm súng bắn vào nhân dân, vào sinh viên?
La Vũ: Đúng thế, đây là
việc không thể chấp nhận được. Cũng có nhiều người khác phản đối việc
dùng vũ lực. Ví dụ có năm vị tướng viết cùng một bức thư, thế nhưng sau
khi dùng vũ lực xong thì họ lại im lặng. Ngoài ra còn có hai vị tướng
khác cũng phản đối là ông Từ Hướng Tiền (Xu Xiangqian) và ông Nhiếp Vinh
Trăn (Nie Rongzhen).
Phóng Viên: Từ đó ông ý thức rằng tuyệt đối không thể làm đồng chí với họ?
La Vũ: Đúng thế! Tôi cảm thấy mình không thể nào tiếp tục mặc bộ quân phục này nữa.
Không thể tin vào ĐCSTQ
Phóng viên: Vừa rồi ông có nói
ĐCSTQ toàn nói dối trá, trong sách ông cũng có viết rằng người dân Trung
Quốc phải sống trong lừa dối suốt hơn năm mươi năm qua, ông có thể bàn
sâu hơn vấn đề này được không?
La Vũ: Sự dối trá trong
xã hội Trung Quốc sau năm 1949 càng ngày càng phổ biến, mức độ dối trá
càng ngày càng nghiêm trọng, từ Chỉnh phong Phản hữu đến Đại nhảy vọt,
rồi đến Cách mạng Văn hóa…
Sau khi ông Đặng Tiểu Bình nắm quyền
cũng là lúc sự giả dối ngày càng lan rộng. Hiện nay ở Trung Quốc người
ta mỗi khi đi mua rau hay mua gạo, điều đầu tiên là xem hàng có thật hay
không. Bạn nghĩ xem tại sao lại đến nông nỗi như thế?
Theo tôi chính vì ĐCSTQ dùng bọn thống trị vô đạo và không có niềm tin vào giá trị gì nên người dân bị cuốn vào vòng hư hoại. Nếu bộ máy cầm đầu có đạo đức và giá trị theo đuổi thì sao người dân có thể như thế được? Vì hiện nay ĐCSTQ không điều hành đất nước đúng theo Hiến pháp nên nhân dân cũng bất cần theo Hiến pháp. Sống chung với giai cấp thống trị xấu xa như vậy thì những người tử tế liệu có đất sống không?
Theo Chủ nghĩa tư bản quan liêu là sai lầm
Phóng viên: Theo như cách ông
vừa nói thì chúng tôi nghĩ ĐCSTQ đang đi vào đường cùng. Con đường Chủ
nghĩa tư bản quan liêu mà ông Đặng Tiểu Bình thực hiện cũng mang tới sự
phát triển kinh tế nhất định, tại sao ông vẫn giữ quan điểm của mình?
La Vũ: Nếu Trung Quốc
đi theo con đường Chủ nghĩa tư bản quan liêu của ông Đặng Tiểu Bình thì
sẽ rơi vào bế tắc. Vì con đường Chủ nghĩa tư bản quan liêu không phải để
mưu lợi cho dân, nó chỉ làm lợi cho Đảng chuyên chính. Bạn có thấy nước
nào thực hiện Chủ nghĩa tư bản quan liêu mà thành công được không? Cho
đến nay chỉ thấy con đường duy nhất thành công là Chủ nghĩa tư bản tự
do.
Chủ nghĩa tư bản tự do được xây dựng
trên nền tảng dân chủ hóa, vì cái hồn của Chủ nghĩa tư bản là tự do. Ông
Đặng Tiểu Bình và ĐCSTQ lại giết chết cái hồn này của Chủ nghĩa tư bản,
dùng tiền của Chủ nghĩa tư bản nuôi một Đảng chuyên chính. Mục đích là
mở cửa để đón Chủ nghĩa tư bản, thế nhưng khi thực hiện lại áp dụng
chính sách một Đảng chuyên chính.
Tôi xin lấy ví dụ: Khi vừa cải cách mở
cửa ở tỉnh Quảng Đông thì các nhà đầu tư tràn vào xây dựng nhà máy, theo
đó số sự cố tai nạn lao động trong một năm đã ngốn đến 50 ngàn ngón
tay. Có nhà văn đã viết bài “Bốn mươi ngàn ngón tay”. Ông ta đã
so sánh số sự cố tai nạn lao động trong hệ thống công xưởng của Chủ
nghĩa tư bản dưới thể chế dân chủ và của Chủ nghĩa tư bản dưới thể chế
chuyên chính một Đảng. Ông nhận xét, dưới quốc gia dân chủ, đừng nói 10
ngàn đầu ngón tay, chỉ cần mất một đầu ngón tay thôi thì nhà máy của bạn
cũng gặp rắc rối to.
Vì thế, có thể nhiều người cảm thấy Chủ
nghĩa tư bản tự do khiến con người có gì đó vô cảm, nhưng dù sao nó cũng
bị pháp luật theo dõi chặt chẽ nên hạn chế được rất nhiều hành vi trái
lương tâm. Tương tự, nếu Trung Quốc có dân chủ, có pháp luật thì quan
tham sẽ hạn chế rất nhiều.
Đừng nghĩ dân chủ làm nước bị loạn
Phóng viên: Trong bài viết ông
từng đề cập, những nguy cơ phổ biến trên khắp nơi ở Trung Quốc Đại Lục
đều bắt nguồn từ thể chế một Đảng chuyên chính. Trung Quốc phải làm thế
nào để kết thúc một Đảng chuyên chính?
La Vũ: Dĩ diên phải
thực hiện dân chủ hóa. Không phải dân chủ là giải quyết được mọi vấn đề,
nhưng nếu không có dân chủ thì không vấn đề gì giải quyết được.
Phóng viên: Nhưng có một bộ phận người cho rằng, nếu đa nguyên đa đảng thì Trung Quốc sẽ loạn. Ông nghĩ thế nào?
La Vũ: Đây là nói nhảm
nhí. Hãy xem bao nhiêu quốc gia theo chế độ dân chủ họ có loạn không?
Vấn đề quan trọng bây giờ là phải thực hiện từng bước xóa bỏ tình trạng
một đảng chuyên chính sao cho ổn thỏa. Hãy nhìn vào ông Tưởng Kinh Quốc
(1910 – 1988) đã bước đi thành công như thế nào? Vì thế hiện nay Trung
Quốc không cần phát minh sáng tạo gì, chỉ cần làm theo con đường thành
công của các nước tiên tiến trên thế giới là những vấn đề của Trung Quốc
có thể giải quyết ổn được.
Phóng viên: Ông nghĩ sao khi
ĐCSTQ tuyên truyền rằng, hiện dân trí của người dân Trung Quốc chưa đủ,
vì thế cần phải đạt được một trình độ văn minh nhất định mới có thể thực
hiện dân chủ đa đảng?
La Vũ: Đây cũng là nói
bậy. Vậy Hồng Kông thì sao? Tại sao không cho họ tổng tuyển cử? Trong
ĐCSTQ có nhóm phần tử hàng ngày chỉ nghĩ những lời biện bạch hoang
đường.
Các thái tử Đảng đời thứ hai hãy thoái Đảng
Phóng viên: Thưa La tiên sinh,
ông đã từ bỏ ĐCSTQ, ông Giang Trạch Dân cũng đã khai trừ Đảng tịch của
ông. Với vai trò là thái tử Đảng đời thứ hai nhưng còn giữ vững đầu óc
tỉnh táo, ông có lời chia sẻ gì với những người bạn cùng thế hệ với mình
không?
La Vũ: Những người cùng
thế hệ tôi hiện nay cũng không phải ai cũng giống nhau. Dù quan niệm
của một bộ phận người về Chủ nghĩa tư bản quan liêu của ông Đặng Tiểu
Bình có gần gũi với tôi, nhưng trình độ không hoàn toàn giống nhau.
Mức độ sa ngã của ĐCSTQ hiện thế nào? Đó
là nó không còn bất cứ giá trị niềm tin nào theo đuổi ngoài lợi ích vật
chất. Bạn nói xem những kẻ như Chu Vĩnh Khang hay Từ Tài Hậu tin vào
gì?
ĐCSTQ hiện nay có thể nói là đang “treo
đầu dê bán thịt chó”. Những lời của nó nói đến chính nó còn không tin
thì làm gì có người tin. Bạn thử cầm tờ Nhân dân Nhật báo rồi tùy ý hỏi
một người qua đường xem họ có tin không (người có thể xem và hiểu được)?
Tôi nghĩ bạn khó mà tìm được, dù chỉ một người.
Có thể nói, trên thực tế thì Đảng đã tan
rã. Chuyện một ai đó có phải Đảng viên hay không hiện không ai thèm
hỏi, không ai quan tâm nữa.
Tôi có nghe một người bạn học của tôi kể câu chuyện thế này: “Một
bữa nọ khi mọi người đang ngồi ăn cùng nhau thì bất ngờ có một người
lên tiếng: Ai là Đảng viên? Sau câu hỏi, lác đác có vài tiếng nói phản
hồi, đại ý là: Thời đó chúng tôi còn trẻ nên không hiểu gì, không thể
không vào Đảng.”
Tôi biết rằng, hiện rất nhiều người là
con cháu đời thứ hai của các lão thành cách mạng đều đang rất chán nản
với Đảng, trạng thái của họ mỗi người mỗi vẻ, nhưng muốn họ công khai
đứng lên tuyên bố bỏ Đảng là rất khó. Tuy nhiên nếu họ không muốn trông
thấy ĐCSTQ làm những việc xấu, ví như chuyện mổ cướp nội tạng, thì tốt nhất là họ nên thoái Đảng… Tóm lại là làm sao để mình không trở thành người tiếp tay cho ĐCSTQ.
Xem thêm Phần 1, Phần 2, Phần 3 và Phần 4
Người dân đang nghĩ gì về những 'Thái tử Đảng'
Câu chuyện cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm con trai
về Sabeco đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua.
Thuật ngữ "Thái tử Đảng" đã xuất hiện ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ 20
nhưng được dùng nhiều hơn trong vài chục năm gần đây. Đó là những từ ám
chỉ các trường hợp "con ông cháu cha" được nâng đỡ, bồi dưỡng và thăng
chức nhanh đến chóng mặt vào bộ máy lãnh đạo các cơ quan công quyền hoặc
những doanh nghiệp "khủng", "béo bở", "ngon ăn" của đất nước họ.
Còn ở Việt Nam, cho đến lúc
này, hiện tượng trên cũng đã xuất hiện. Thực tế đã cho thấy cái hay thì
cũng có nhưng rất ít, cái dở thì nhiều và để lại điều tiếng không hay
cho chính cha, anh, người thân của họ, cho công tác tổ chức, nhân sự của
bộ máy Đảng, chính quyền các cấp.
Trước hết, cũng phải nói rõ quan
niệm của người viết bài về câu chuyện "Thái tử Đảng" ở Việt Nam: tôi
không hề quá khắt khe trong cách nhìn về chuyện đào tạo, bồi dưỡng con
em lãnh đạo kế thừa sự nghiệp của cha, anh mình. Để duy trì và bảo vệ
chế độ, điều đó theo tôi không có gì bằng. Có điều, một khi cái gì quá
mức, bất bình thường và có tính "gia đình chủ nghĩa" nặng thì có lẽ cũng
nên xem lại mình và nên tự điều chỉnh. Như vậy sẽ tránh được điều tiếng
không tốt trong dư luận về bộ máy Đảng và chính quyền hiện hành ở nước
ta.
Trước đây, khi thông tin mạng chưa phát
triển, chúng ta có thể dễ dàng ngăn chặn việc phản ánh chuyện này trên
mặt báo chính thống. Khi ấy, người dân đâu có biết những chuyện "thâm
cung bí sử" chốn hậu trường chính trị? Nay, mạng xã hội lan nhanh khủng
khiếp, giấu sao nổi!
Một "công chúa" nọ mới ngoài đôi
mươi, vừa ra trường và là con của một vị lãnh đạo Đảng. Cô vốn thiếu
kinh nghiệm nghề nghiệp do chuyên môn đào tạo hoàn toàn xa lạ với công
việc. Nhưng cô lại được bổ nhiệm phó giám đốc một doanh nghiệp không hề
nhỏ. Cô đã bị những người không ưa tại ngay nhiệm sở đưa hình lên mạng
rồi bình phẩm. Chỉ sau vài giờ, nó đã trở thành tin "hot" chóng mặt với
những hình ảnh phản cảm của cô "công chúa" nọ khi ra công trường mà đi
guốc cao gót, mặc jupe, không hề mặc đồ bảo hộ lao động...
Tôi biết, chỉ vài bữa sau "sự kiện"
tai hại từ bức hình đó, chính nhân vật này và cha cô đã chủ động xin rút
lui khỏi vị trí mà cô vừa được bổ nhiệm trong sự đàm tiếu của xã hội.
Song, tôi thấy vẫn còn mừng là ở chỗ dù sao thì người thân của cô gái
rất xinh đẹp nọ cũng đã nhận ngay ra sai lầm và sửa chữa kịp thời. Nếu
không thì không biết sẽ ra sao?
Cũng có trường hợp "Thái tử Đảng"
khác mà tôi biết, năng lực thì cũng thường thường bậc trung nhưng được
cái khiêm tốn, giản dị và mọi người quý mến. Anh được cất nhắc vào Trung
ương. Nhưng rất tiếc, "chiếc áo" anh mặc nó quá rộng so với năng lực
của mình. Anh đã nhạt nhoà trong cái cương vị quá cao ấy và chính môi
trường công tác đã khiến anh không hoàn thành xuất sắc công việc được
trao. Khi cha anh rời khỏi chính trường một nhiệm kỳ thì anh cũng không
trụ được khoá tiếp theo nữa. Kể ra thì cũng khó trách ai được nếu không
tự trách ta.
Chuyện mới đây về con trai của cựu
Bộ trưởng Công thương cũng khiến mạng xã hội "dậy sóng" khi người ta
được biết anh này khi mới có 25 tuổi đã làm tới chức Tổng giám đốc PVFI,
chỉ sau 1 năm trúng tuyển công chức. Rồi mới 28 tuổi, sau mấy năm làm
ăn bết bát, anh được phiên ngang "hàm vụ phó" để được cử tham gia HĐQT
và bầu làm Phó tổng giám đốc TCT Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn
(Sabeco) theo một “quy trình” rất hoàn hảo. Một vị trí mà biết bao người
tài năng, giỏi giang, có nhiều cống hiến trong bộ cũng không dám mơ đến
ngay cả trong giấc ngủ.
Những ví dụ này rất nên xem là bài
học sống động cần lưu ý, rút kinh nghiệm xương máu cho công tác cán bộ
và cho chính các “thái tử" khác và gia đình họ hầu tránh tiếng để đời.
Song, cũng có những trường hợp Đảng
chọn được cán bộ trẻ khá ổn. Tuy cũng thuộc diện "con ông cháu cha" và
đương nhiên cũng có phần ưu ái nào đó nhưng thực tế đã cho thấy việc
chọn lựa không sai.
Tôi biết một người trẻ, vốn là
Trưởng ban Quốc tế của một tờ báo (khi tôi còn làm Phó tổng biên tập tờ
báo này), một nhà báo trẻ, có năng lực chuyên môn, được đào tạo bài bản.
Thế rồi anh chuyển hướng, chọn con đường chính trị và lên dần từng nấc
một. Có lúc tôi cũng hồi hộp dõi theo từng bước đi của một đồng nghiệp
vốn cùng nhau sát cánh vì tờ báo mình yêu mến. Một người bạn ở thành phố
ấy cho tôi biết, khi anh ấy về làm chủ tịch quận, cũng có nhiều ý kiến
lắm và nghĩ cậu ta sẽ khó có thể làm tốt, nhất là thế hệ lãnh đạo cũ
cùng chiến đấu với người cha của anh thời kháng chiến thì còn hoài nghi.
Nhưng thực tế, anh đã làm tốt phần việc theo cái cách làm mới của lớp
cán bộ trẻ được đào tạo căn cơ.
Nay, anh lại ở cương vị đứng đầu một
thành phố lớn, chắc sẽ khó khăn bội phần, nhất là ở nơi từng có cái
bóng quá lớn của người tiền nhiệm được nhân dân ghi nhận. Nhưng tôi vẫn
kỳ vọng ở anh, một người trẻ có kiến thức và quan trọng là có khát vọng
cống hiến. Và, nếu lớp trẻ ấy được tập thể lãnh đạo địa phương ủng hộ,
sẻ chia, tôi nghĩ anh sẽ làm được...
Từ những suy nghĩ này, tôi cho rằng,
bên cạnh việc tổ chức thi tuyển nghiêm túc, việc minh bạch trong tuyển
dụng để có thể thu hút mọi người tài thì việc Đảng lựa chọn cán bộ nguồn
từ lớp con em các nhà lãnh đạo cũng vẫn nên làm nếu như họ có thực tài,
có khát vọng và nhiệt huyết. Họ chính là lớp người mới, họ sẽ có trách
nhiệm bảo vệ thành quả mà cha ông họ đã bao năm gầy dựng từ xương máu mà
nên sự nghiệp. Họ chính là lớp người mà Đảng có thể yên tâm giao phó.
Tuy nhiên, nếu lớp con cháu này của các nhà lãnh đạo không giỏi thì
không nên "nhồi... chức" cho họ nhanh như thế! Cha anh họ mà "dàn xếp"
đặt chỗ, chỉ việc kiểu như thế thì khác gì làm hại họ cả đời bởi thế hệ
cha anh họ đâu có thể lãnh đạo mãi mãi? Và đó là điều mà tôi muốn nêu
trong bài viết này để cùng nhau thảo luận cho sáng tỏ.
Quốc Phong
Nhận xét
Đăng nhận xét