CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 89 (Tên lửa đạn đạo)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

Khả năng hủy diệt của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng tấn công phủ đầu hàng loạt quốc gia, đồng thời ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Hwasong-14 là ICBM đầu tiên của Bình Nhưỡng.
Với vụ phóng thử thành công tên lửa Hwasong-14 hôm 4/7, Triều Tiên trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), một trong những loại vũ khí uy lực và khó đánh chặn nhất thế giới, theo Quartz.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho biết thiết kế cơ bản của ICBM là hai đến ba quả tên lửa xếp chồng lên nhau, được gọi là các "tầng đẩy", cho phép đầu đạn bay xa hơn so với tên lửa chỉ có một tầng đẩy. Bất kỳ tên lửa đạn đạo nào có tầm bắn trên 5.500 km đều được xếp vào nhóm ICBM.
Đến nay, mới chỉ có 7 quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Liên Xô/Nga, Trung Quốc, Pháp, Israel, Ấn Độ và Triều Tiên từng phát triển thành công ICBM. Lý do ICBM không phổ biến là việc chế tạo chúng rất khó khăn, phức tạp, trong khi chúng chỉ cần thiết trong những điều kiện chiến lược và chính trị nhất định.
Một quốc gia chỉ cần tới ICBM khi đã sở hữu công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân, cũng như có lý do chiến lược để sử dụng nó. Việc trang bị đầu đạn thông thường cho ICBM sẽ không mang lại hiệu quả trong tác chiến.
ICBM là một trong những vũ khí khó chế tạo nhất trong lịch sử. Tên lửa cần có lực đẩy rất lớn để thắng trọng lực, từ đó phóng vật thể nặng như đầu đạn hạt nhân vào quỹ đạo và tới mục tiêu cách hàng nghìn km. Quá trình kiểm soát lực đẩy này cũng rất tinh vi, nếu không nó sẽ khiến tên lửa phát nổ.
Khối lượng lớn của đầu đạn hạt nhân và khoảng cách bay xa của ICBM gây ra nhiều vấn đề hơn so với các hệ thống tên lửa tầm ngắn. David Wright, đồng giám đốc Chương trình An ninh Toàn cầu thuộc Hiệp hội Các nhà khoa học Có quan tâm (UCS) ở Mỹ, cho rằng điều này buộc các nước phải chế tạo tên lửa lớn và đắt đỏ hơn nhiều lần. "Một tên lửa ba tầng có khả năng mang một tấn chất nổ đi xa 10.000 km thường có khối lượng khoảng 80-90 tấn", ông Wright nói.
ICBM được phát triển trong Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô chạy đua vũ trang. Sự phổ biến của loại vũ khí đáng sợ này đã tạo nên cách tiếp cận hoàn toàn mới về xung đột giữa các siêu cường.
Việc sở hữu ICBM mang đầu đạn hạt nhân sẽ duy trì học thuyết "đảm bảo hủy diệt lẫn nhau" (MAD) cho mỗi quốc gia. Theo đó, chỉ cần một nước phóng ICBM, những nước còn lại sẽ phóng toàn bộ kho tên lửa hạt nhân vào các mục tiêu của đối phương. Khi đó, ICBM sẽ trở thành vũ khí hủy diệt thế giới. Điều này khiến không một quốc gia nào dám khơi mào chiến tranh hạt nhân, góp phần tạo ra sự ổn định chiến lược trên toàn thế giới.
kha-nang-huy-diet-cua-ten-lua-dan-dao-xuyen-luc-dia
Số ICBM sẽ được phóng trên toàn thế giới theo học thuyết MAD. Đồ họa: Mod DB.
Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các quốc gia vẫn duy trì học thuyết MAD bằng ICBM. Năm 2011, Mỹ và Nga ký kết hiệp ước nhằm hạn chế kho ICBM của mình. Nhưng cũng có những nước như Israel, Ấn Độ hay Triều Tiên, luôn sử dụng khả năng răn đe hạt nhân để ngăn chặn xung đột với các đối thủ trong khu vực.
Khả năng phát triển và sản xuất ICBM của Bình Nhưỡng không hề kém cỏi, dù vẫn còn sơ khai và thường gặp thất bại trong các thử nghiệm. Jeffrey Lewis, giám đốc chương trình Đông Á tại Trung tâm nghiên cứu chống phổ biến vũ khí James Martin (JMCNS), cho biết mẫu tên lửa đạn đạo đầu tiên của Mỹ mang tên Redstone từng thất bại 9 trong 10 lần thử nghiệm đầu tiên.
Ông Lewis khẳng định chương trình tên lửa Triều Tiên đã chứng kiến cả thành công và thất bại, nhưng thành tựu của họ là đáng tôn trọng. Hồi năm 2000, tình báo Mỹ dự đoán Triều Tiên có thể sở hữu ICBM trước năm 2015, nhưng nước này đã hoãn tổ chức bắn thử tên lửa trong nhiều năm để giành lợi thế ngoại giao. "Mọi người thường nghĩ công nghệ Triều Tiên rất kém cỏi, nhưng thống kê cho thấy họ có tỷ lệ phóng thử thành công tới 50%", ông Lewis cho biết.
kha-nang-huy-diet-cua-ten-lua-dan-dao-xuyen-luc-dia-1
Tính năng của tên lửa Hwasong-14. Bấm vào ảnh để xem bản đầy đủ.
Một thách thức lớn với ICBM là đảm bảo đầu đạn không bị hư hại trong quá trình hồi quyển, vốn tạo ra ma sát rất lớn với nhiệt độ hơn 1.000 độ C, trước khi được kích nổ bên trên mục tiêu. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo cho rằng những lần phóng thử gần đây chưa chứng minh việc Triều Tiên đã làm chủ được công nghệ vận hành ICBM.
Tuy nhiên, với vụ phóng thử thành công tên lửa Hwasong-14, Triều Tiên đã bước đầu sở hữu khả năng đe dọa trực tiếp tới lãnh thổ Mỹ. Nó sẽ gây nhiều khó khăn cho chính sách duy trì ảnh hưởng tại châu Á của Washington, đồng thời mang lại cho Bình Nhưỡng lợi thế ngoại giao không nhỏ, đúng với mục đích ra đời ban đầu của ICBM, chuyên gia Mizokami kết luận.
Việt Hòa

Nga không từ bỏ ‘đoàn tàu tử thần’ Barguzin

Các công việc liên quan tới phát triển tổ hợp tên lửa đạn đạo trên tàu hỏa Barguzin đã không được liệt vào danh mục Chương trình vũ khí quốc gia mới 2018 – 2027 do thiếu tài chính.
 >> “Đoàn tàu ma” của Nga tái xuất
 >> Công bố clip lần đầu thử đoàn tàu tên lửa Barguzin

Trên đây là tuyên bố của đại diện cao cấp Bộ Quốc phòng trên hãng Sputnik.
Hồi giữa tuần trước, hãng Tass dẫn nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, thay vào việc phát triển tổ hợp tên lửa trên tàu hỏa Barguzin , Nga quyết định tập trung vào các dự án tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat và Rubezh.
Theo thông tin từ hãng Rg.ru, vấn đề xây dựng đoàn tàu tên lửa thế hệ mới đã kết thúc, ít nhất là trong tương lai gần.
Nguồn tin của Tass nhấn mạnh, việc chế tạo tên lửa này đã bị đóng băng từ mùa thu năm ngoái, còn các công việc gần đây nhất về vấn đề này đó là việc thử nghiệm tên lửa Yars tại sân bay vũ trụ Plesetsk.

Ảnh: Sputnik
Ảnh: Sputnik
Trước đó, các phương tiện Nga đồng loạt đưa tin đoàn tàu hạt nhân Barguzin đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm đầu tiên trong năm 2016, và các cuộc thử nghiệm tên lửa sẽ được tổ chức vào năm 2019.
Đoàn tàu Barguzin không khác biệt so với một đoàn tàu vận tải thông thường. Trong những chiếc toa tàu là ba tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với 30 đầu đạn hạt nhân công suất 550 kiloton được lắp đặt.
Ngoài ra còn có các trạm chỉ huy, các hệ thống công nghệ và kỹ thuật, các phương tiện truyền thông, và thành viên đoàn tàu.
Trong trường hợp xảy ra mối đe doạ chiến tranh hạt nhân, những đoàn tàu đó sẽ vào tuyến trực chiến và lẫn vào những đoàn tàu hỏa thông thường khác.
Theo Tùng Dương
Tiền Phong

Vì sao thế giới khiếp sợ tên lửa liên lục địa?

Sau nhiều năm nỗ lực bất thành, ngày 4/7, Triều Tiên thử thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Sự kiện này đã khuấy đảo căng thẳng trên toàn cầu và làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột hạt nhân, đặc biệt là giữa Mỹ và Triều Tiên.
Triều Tiên, tình hình Triều Tiên, tên lửa Triều Tiên, ICBM

Viết tắt là ICBM, tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể thực hiện "nhiệm vụ được giao" một cách chuẩn xác: Đưa một vũ khí - chẳng hạn đầu đạn hạt nhân hoặc chất độc thần kinh - tới một lục địa khác.
Không giống như các loại tên lửa quân sự khác, ICBM "thị uy" bằng tầm bắn xa của mình. Chúng có thể bay xa trên 5.500km, theo chuyên gia John Pike về an ninh quốc gia Mỹ trong bài ông viết cho Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ.
"Các ICBM tạo ra vấn đề bởi vì chúng cho phép một nước phá vỡ phạm vi khu vực và hướng tới tác động toàn cầu tiềm ẩn", ông Pike giải thích. "Bất kể căn nguyên xung đột là gì, một đất nước có thể kéo dính cả thế giới chỉ đơn giản bằng cách dọa mở một cuộc chiến tranh dùng ICBM".
Tất cả các ICBM đều là loại tên lửa lớn có khoảng trống để chứa một lượng chất nổ trên đầu. Chúng nhỏ hơn loại tên lửa phóng vệ tinh và đưa người lên không gian, nhưng về cấu trúc, chúng không quá khác biệt. Đó là lý do các nước phát triển chương trình bay không gian đều bị chú ý sát sao.
Hầu hết các ICBM không tiến vào quỹ đạo trái đất. Thay vào đó, chúng di chuyển hình cung giống như bóng đá. ICBM có thể bắn trúng mục tiêu ở cách xa hàng nghìn cây số, và có thể phá hủy hoàn toàn nhiều thành phố.
Triều Tiên, tình hình Triều Tiên, tên lửa Triều Tiên, ICBM
Ảnh: Reuters
Ngày 4/7, Triều Tiên phóng tên lửa Hwasong-14 ra Biển Nhật Bản để tránh không chạm phải thứ gì. Nhưng nếu tên lửa này được định hướng về phía trước thì nó có thể bay xa hơn nhiều.
Các chuyên gia tin rằng ICBM mới của Triều Tiên có thể bay hơn 6.600km – có thể tới tây Canada và gần như toàn bộ Alaska.
ICBM hoạt động thế nào?
Một số ICBM dùng nhiên liệu rắn, một số khác dùng nhiên liệu lỏng hoặc kết hợp cả hai. Nhưng mục tiêu chung vẫn là tạo đủ lực nâng và đẩy để đưa một quả bom tới mục tiêu nhanh nhất có thể.
Quân đội Mỹ hiện đang duy trì một kho Minuteman III, loại tên lửa có thể bay với tốc độ tối đa khoảng 24.000 km/h. Tốc độ này cho phép Minuteman III đáp vào mục tiêu chỉ trong vòng 30 phút từ khoảng cách tầm 10.000km với biên độ chính xác vài trăm bước chân.
Để đạt được tốc độ bay và tấn công chính xác như vậy, ICBM phải có 3 mô-tơ tên lửa tách biệt, được gọi là giai đoạn. Điều này là bởi các mô-tơ tên lửa nhỏ dễ chế tạo hơn là một động cơ lớn, theo chuyên gia Pike.
Giai đoạn 1 thấp hơn thường được gọi là bộ tăng tốc. Các bộ tăng tốc là phần lớn nhất của tên lửa, đảm nhiệm chủ yếu công việc nâng trọng tải. (ICBM nặng bằng vài chiếc xe buýt cộng lại, bởi lượng nhiên liệu lớn mà chúng mang theo).
Khi bộ tăng tốc này làm xong nhiệm vụ đã định, nó tách ra và động cơ giai đoạn 2 sẽ kích hoạt. Tiến trình tương tự xảy ra với bất kỳ giai đoạn nào sau đó.
Ông Pike cho biết, trong khi bay, ICBM dùng một số thủ thuật để giữ đúng hành trình. Các máy tính có thể giám sát đường đạn và sử dụng con quay hồi chuyển để giúp điều khiển, điều chỉnh hướng của tên lửa.
Ở mỗi giai đoạn bay, tên lửa và đầu đạn nó mang theo tăng tốc dần. Trong khi đó, trọng lực trái đất luôn kéo nó trở về phía mặt đất theo một đường "đạn đạo". Nhưng khi giai đoạn cuối cháy hết, chỉ còn lại đầu đạn - tức vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học - được triển khai.
Minuteman III có thể mang 3 đầu đạn hạt nhân cùng lúc. Nhưng ngày nay, tên lửa chỉ mang một đầu đạn theo các thỏa thuận kiểm soát vũ khí quốc tế. Các ICBM tân tiến hơn có thể mang thậm chí nhiều đầu đạn hạt nhân với mỗi đầu đạn có thể đánh một mục tiêu khác nhau.
Theo chuyên gia Pike, sau khi đầu đạn kết thúc hành trình xuyên qua bầu khí quyển, nó rơi cho đến khi tới mục tiêu. Một số đầu đạn triển khai dù, với mục đích giảm tốc để từ đó phóng chất hoa học hoặc sinh học chính xác vào mục tiêu.
Đầu đạn hạt nhân tự động nổ khi chạm mục tiêu, hoặc trên mặt đất (để phá hủy một thành phố hay tổ hợp quân sự lớn), hoặc trong khi tiếp đất (để phá hủy các boongke hoặc hầm tên lửa ngầm). Có loại nổ trên cao hàng chục cây số, để khuyếch đại tác động điện từ, còn được gọi là bom xung điện từ (EMP).
Triều Tiên, tình hình Triều Tiên, tên lửa Triều Tiên, ICBM
Đầu đạn hạt nhân cao ngang chiều cao của người. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)
Có thể chặn ICBM không?
ICBM đặc biệt đáng sợ bởi rất khó chặn được chúng. Loại vũ khí này di chuyển nhanh nên bắn hạ chúng giống như kiểu dùng đạn bắn đạn ở tốc độ cao.
Hơn nữa, nhiều nước trong đó có Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân mà không thể chặn được sau khi phóng, ngay cả khi chúng "cất cánh" do sơ suất.
Mỹ đã chi hàng tỷ đôla để phát triển các công nghệ mà có thể chặn và phá hủy ICBM. Nhưng kể từ sau Chiến tranh Lạnh, tiến trình này chậm lại và rất tốn kém.
Hồi tháng 5, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ đã thử thành công một hệ thống như vậy, được gọi là Ground-based Midcourse Defense. Nó đã phá hủy thành công một ICBM giả ở giữa hành trình trên bầu trời Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin vụ thử không chứng minh được Mỹ có thể ngăn được một vụ tấn công hạt nhân của Triều Tiên.
Thanh Hảo

Nga thử thành công 4 tên lửa đạn đạo liên lục địa


Nga thông báo đã phóng thử thành công tên lửa Topol-M  /// Reuters

Nga thông báo đã phóng thử thành công tên lửa Topol-M Reuters
Bộ Quốc phòng Nga ngày 27.10 thông báo nước này đã tiến hành thành công nhiều vụ thử tên lửa đạn đạo từ mặt đất, trên không và trên biển.
AFP dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay 1 tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M đã được phóng từ bãi thử Plesetsk ở miền tây bắc nước này và 3 tên lửa đạn đạo cũng được phóng từ hai tàu ngầm hạt nhân tại biển Okhotsk và biển Barents.
Các oanh tạc cơ chiến lược Tu-160, Tu-95MC và Tu-22M3 cũng đã cất cánh từ nhiều căn cứ không quân của Nga và phóng tên lửa hành trình nhằm vào các mục tiêu ở bãi thử tên lửa Kura thuộc vùng Kamchatka, bãi thử Pemboi ở vùng Komi và tại căn cứ quân sự Nga ở Kazakhstan, theo hãng tin Tass.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga ghi rõ mọi tên lửa trên đều bắn trúng mục tiêu.
Ngoài tên lửa Topol-M, Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ loại tên lửa được phóng thử từ trên không và trên biển, cũng như không nêu chi tiết lớp tàu ngầm hạt nhân tham gia diễn tập.
Tên lửa Topol-M có tầm bắn tối đa 11.000 km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên đến 550 kiloton.

Huỳnh Thiềm

Cảnh báo: Triều Tiên có thể đang chế tạo tàu ngầm tên lửa đạn đạo ‘lớn chưa từng có’


Triều Tiên bị nghi đóng tàu ngầm tên lửa đạn đạo 'lớn chưa từng có'. (Ảnh: Yonhap)
Triều Tiên bị nghi đóng tàu ngầm tên lửa đạn đạo 'lớn chưa từng có'. (Ảnh: Yonhap)

38 North, chuyên trang theo dõi tình hình Triều Tiên của Viện Nghiên cứu Mỹ – Triều, Đại học Johns Hopkins, Mỹ, hôm 16/11 đã đăng các hình ảnh vệ tinh chụp xưởng đóng tàu Nam Sinpo ngày 5/11, cho thấy Bình Nhưỡng đang “gấp rút” chuẩn bị kế hoạch đóng một tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo cực lớn. 
“Sự xuất hiện của các bộ phận dường như là một phần của vỏ áp suất tàu ngầm tại xưởng này cho thấy Triều Tiên đang đóng một tàu ngầm mới”, 38 North nêu trong bản tin. “Có thể là tàu ngầm tên lửa đạn đạo SINPO-C, thế hệ tiếp theo của tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo thử nghiệm lớp SINPO hiện nay”.
Trang 38 North chuyên đưa tin về tình hình Triều Tiên trích dẫn những hình ảnh thu được hôm 5/11 cho thấy nhiều hoạt động đang diễn ra tại xưởng đóng tàu Nam Sinpo của Triều Tiên. Kích thước của những bộ phận này cho thấy tàu ngầm mới của Triều Tiên sẽ lớn hơn lớp tàu ngầm ROMEO mà Bình Nhưỡng đang vận hành.
Báo cáo cho biết trong năm 2017, hoạt động di chuyển các bộ phận tàu tới khu vực chế tạo ở trung tâm xưởng liên tục diễn ra.
Triều Tiên được cho là đang tìm cách phát triển tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vươn tới lục địa Mỹ cũng như tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn phóng từ tàu ngầm. Việc đóng mới chiếc Sinpo-C cho thấy Triều Tiên đang tăng cường khả năng răn đe trên biển bằng lực lượng tàu ngầm chiến lược.

Vật thể được cho là bộ phận của vỏ áp suất tàu ngầm (Ảnh: 38 North)

Trước đó, Japan Times dẫn nguồn chuyên trang mạng 38 North đã phân tích các hình ảnh chụp từ vệ tinh mới được công bố ngày 6/11 và chỉ ra những điểm bất thường tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy “các hoạt động đáng kể với sự di chuyển của các trang thiết bị, xe khai thác mỏ, vật liệu và lưới ở phía trong” khu vực cổng Tây (West Portal) ở bãi thử hạt nhân Punggye-ri, nơi có tổ hợp đường hầm chưa từng được sử dụng từ trước đến nay.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các hoạt động tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên (ảnh: 39 North)
Triều Tiên đang tăng hoạt động tại một khu vực mới ở bãi thử hạt nhân Punggye-ri (ảnh: 38 North)

Triều Tiên đã “im hơi lặng tiếng” trong suốt 2 tháng qua kể từ khi lần phóng tên lửa đạn đạo gần đây nhất của nước này diễn ra, một quả tên lửa tầm trung KN-17 bay qua đảo Hokkaido của Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương.
Theo thống kê của kênh ABC News, trong năm nay, Triều Tiên phóng thử quả tên lửa đầu tiên chỉ 22 ngày sau khi ông Trump chính thức nhậm chức vào ngày 20/1. Sau đó, từ tháng 3 tới tháng 5, cứ cách 1-2 tuần quốc gia Đông Bắc Á này lại tiến hành phóng thử tên lửa và thiết bị hạt nhân một lần.
Động thái “bất thường” này của Bình Nhưỡng được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhận định rằng đây không phải là dấu hiệu cho thấy nước này đã dừng các chương trình phát triển vũ khí.
“Tôi tin rằng Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển vũ khí. Các cuộc đàm phán là vô ích”, Reuters dẫn lời Thủ tướng Shinzo Abe nói trong cuộc họp báo sau một loạt phiên họp với các nhà lãnh đạo châu Á tại Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á tại Manila, Philippines ngày 14/11.
Những động thái “bất thường” liên tiếp của Bình Nhưỡng dường như củng cố thêm cho nhận định rằng Triều Tiên đang gấp rút chuẩn bị tiến hành một kế hoạch tham vọng đáng sợ và hiện tại chỉ là sự bình lặng trước thềm một cơn sóng dữ.
Thùy Linh

600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ?

Thứ Hai, ngày 25/09/2017 00:30 AM (GMT+7)

Hai cường quốc thế giới luôn có cách để kìm hãm lẫn nhau trong cuộc đua làm bá chủ thế giới.

600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 1
Bộ 3 hạt nhân chiến lược của mỗi cường quốc.
Trong 3 trụ cột hạt nhân của một cường quốc gồm máy bay ném bom hạt nhân, tàu ngầm tấn công hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Loại vũ khí hủy diệt này là trọng tâm phát triển của nhiều quốc gia do sức mạnh ưu việt của mình trong mọi trận chiến. Loạt bài này điểm lại những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển tên lửa đạn đạo thế giới.
Kịch bản chiến tranh hạt nhân Nga-Mỹ
Dù Nga và Mỹ đã kí kết các hiệp định cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc nhưng hai nước đều sở hữu tới hàng ngàn đầu đạn sẵn sàng sử dụng. Theo một báo cáo năm 2015 của tổ chức RAND, Mỹ có kho tên lửa đạn đạo với 448 quả tên lửa nhắm vào Nga. Trong khi đó, Nga cũng chĩa khoảng 600 quả tên lửa về phía Mỹ.
Hiện nay, căng thẳng Nga-Mỹ vẫn tiếp diễn vì hai quốc gia có nhiều vấn đề bất đồng, đặc biệt là về sự mở rộng của khối NATO, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và xung đột ở Syria. Dù sự đối đầu không đến mức nghiêm trọng như thời Chiến tranh Lạnh, nhưng chỉ cần một bên thiếu kiềm chế hoặc hiểu nhầm là hoàn toàn có nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân.
600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 2
Tên lửa đạn đạo Sarmat 28 của Nga.
Theo Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, nước này có khoảng 7.700 đầu đạn hạt nhân. Trong số này, 1.950 đầu đạn có thể lắp lên tên lửa đạn đạo liên lục địa, tàu ngầm và máy bay ném bom. Ngoài ra, Mỹ vẫn còn hàng ngàn đầu đạn khác chưa được giải giáp hạt nhân.
Số lượng đầu đạn hạt nhân của Nga nhiều hơn với khoảng 8.500 nhưng chỉ 1.800 đầu đạn trong số này là gắn được lên tên lửa. Nếu chiến tranh Nga-Mỹ xảy ra và sử dụng vũ khí hạt nhân, chắc chắn thế giới sẽ diệt vong. Greg Mello, chuyên gia nghiên cứu từ tổ chức Los Alamos Group, chuyên về giải trừ quân bị, nói: “Chiến tranh hạt nhân sẽ khiến rất nhiều người thiệt mạng. Rất ít người ở bán cầu nam có thể sống sót. Toàn bộ nền kinh tế Mỹ và thị trường tài chính, Internet sẽ bị sụp đổ”.

600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 3
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 diễu binh ở Quảng trường Đỏ.
Ông Greg nói rằng chiến tranh hạt nhân sẽ không chỉ là một hoặc hai quả bom như Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản hồi Thế chiến 2. “Chiến tranh hạt nhân sẽ vượt quá sức tưởng tượng của mọi người. Nhân loại sẽ bị hủy diệt hoàn toàn chứ không chỉ là Nga và Mỹ”, Greg nói.
Chuyên gia Greg cảnh báo, nếu tầng ozone bị phá hủy, mọi thực thể sẽ bị mù vĩnh viễn do ảnh hưởng của mặt trời. Tất cả các loài động vật có vú và thực vật sẽ tuyệt chủng hoàn toàn vì bụi phóng xạ. Tổng thống Nga Putin cũng từng nói trong bộ phim tài liệu của đạo diễn Mỹ Oliver Stone: "Tôi không nghĩ rằng có người còn sống trong một cuộc chiến tranh hạt nhân như vậy”.
Để thực hiện được chiến tranh hạt nhân, Mỹ sở hữu trong tay tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III trong khi Nga có trong tay siêu tên lửa RS-24.
Cuộc đua không khoan nhượng
600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 4
Kho phóng tên lửa đạn đạo của Mỹ.
Ít tháng sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Trump tuyên bố hùng hồn: “Chúng ta sẽ không bao giờ tụt lại sau bất kỳ nước nào, thậm chí kể cả đó là một nước bạn bè. Chúng ta sẽ không bao giờ tụt lại phía sau về sức mạnh hạt nhân”. Tuyên bố này của ông Trump khiến Nga “toát mồ hôi hột” vì cho thấy quyết tâm của Mỹ tăng cường hơn nữa sức mạnh kho tên lửa hủy diệt.
Ngày 2.8.2017, Mỹ bất ngờ bắn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III từ căn cứ Vandenberg, bang California. Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định đây là sự răn đe trực diện nhằm vào Triều Tiên sau khi quốc gia này thường xuyên thử tên lửa và hạt nhân trong thời gian qua. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định đây cũng là lời cảnh báo Mỹ nhắm tới Nga trong bối cảnh quan hệ hai bên xuống thấp kỷ lục.
Minuteman III của Mỹ được đánh giá là tên lửa đạn đạo liên lục địa mạnh nhất thế giới. Theo thông số quân đội Mỹ cung cấp, Minuteman III là loại tên lửa 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26 mét, tầm bay 1.120km, tầm bắn 13.000km, tốc độ tối đa 28.000 km/giờ (khoảng 7km/giây).
600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 5
Lính Nga bên dàn tên lửa phòng không S-300.
Với tốc độ vượt trội, Minuteman III cũng là tên lửa đạn đạo liên lục địa nhanh nhất thế giới, vượt qua mọi hệ thống đánh chặn tên lửa của đối phương. Nếu khai hỏa từ căn cứ không quân ở California, siêu tên lửa hạt nhân này cần khoảng 30 phút để đánh trúng mọi mục tiêu trên lãnh thổ Triều Tiên.
Không hề chịu kém cạnh, ngày 13.9 vừa qua, quân đội Nga diễn tập bắn thử tên lửa đạn đạo RS-24 và tiêu diệt thành công mục tiêu từ khoảng cách 6.000 km. Tên lửa RS-24 Yars được trang bị từ 3 tới 10 đầu đạn, có thể bắn mục tiêu xa nhất lên tới 12.000 km. Lần đầu tiên tên lửa Yar-24 thử nghiệm là cách đây 10 năm và được lực lượng chiến lược nước này sử dụng cách đây 7 năm.
Trước đó hồi tháng 6.2015, Tổng thống Nga Putin tuyên bố bổ sung thêm 40 đầu đạn hạt nhân cho kho tên lửa ở phía đông nước này. Ông Putin nói: “40 đầu đạn mới có thể khoan thủng bất kì lưới lửa phòng không nào”. Đây được xem là động thái trực diện của ông Putin nhắm vào hệ thống phòng thủ tên lửa được xem là tối ưu nhất hiện nay của Mỹ BMD và THAAD.
600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 6
Hệ thống phòng không ưu việt của quân đội Nga.
Tên lửa RS-24 dẫn đường quán tính kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu GLONASS. Mỗi tên lửa có thể mang được 10 đầu đạn hạt nhân tự dẫn với sức công phá từ 150-250 kiloton, độ chính xác từ 150-250m.Tên lửa này là phiên bản nâng cấp của Topol-M, sử dụng nhiên liệu rắn và có thể phóng từ mặt đất.
Khởi nguồn cuộc đua
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Nga và Liên Xô bắt đầu nghiên cứu tên lửa dựa trên mẫu chế tạo tên lửa V-2 của Đức Quốc xã. Đây là động cơ tên lửa tiền thân do nhà khoa học lừng danh von Braun thiết kế.
Tại Mỹ, quy trình thiết kế tên lửa bị phân tán do không quân hay lục quân đều muốn tự sản xuất tên lửa. Trái lại ở Liên Xô chỉ có một nơi duy nhất nghiên cứu, chế tạo tên lửa. Thiết kế ban đầu của hai quốc gia là tên lửa tầm ngắn nhưng sau đó được cải tiến rất nhanh.
Thiết kế ban đầu của Liên Xô tập trung vào các mục tiêu ở châu Âu. Điều này thay đổi vào năm 1953 khi kĩ sư trưởng Sergei Korrolyov hướng sự phát triển sang tên lửa đạn đạo liên lục địa thực thụ có thể mang được bom nhiệt hạch. Nhờ đó, động cơ tên lửa R-7 của Nga ra đời và phóng thành công vào ngày 21.8.1957. Quả tên lửa bay xa hơn 6.000 km và được coi là tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới.
Mỹ khởi động dự án tên lửa đạn đạo liên lục địa với tên gọi RTV-A-2 vào năm 1946. Tuy nhiên, dự án này chỉ thực sự được cấp vốn đầy đủ khi Mỹ thử nghiệm 3 lần phóng tên lửa 2 tầng thành công trong năm 1948. Lí do là bởi sức mạnh của máy bay ném bom hạt nhân và ưu thế của không quân nên Mỹ không coi trọng phát triển tên lửa chiến lược.
600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 7
Mỹ diễn tập bắn tên lửa tầm ngắn.
Mọi chuyện thay đổi vào năm 1953 sau khi Liên Xô thử thành công vũ khí nhiệt hạch và sau đó một năm, chương trình tên lửa Atlas của Mỹ mới được đặt ưu tiên hàng đầu. Tên lửa Atlas A bay lên bầu trời vào tháng 6.1957 nhưng nổ tung chỉ sau 24 giây rời bệ phóng. Sau đó hai năm, quả tên lửa thử thành công mới được phép gia nhập biên chế quân đội Mỹ.
Tên lửa R-7 của Nga Atlas của Mỹ có nhược điểm là cần bãi phóng lớn nên dễ bị tấn công. Giai đoạn đầu phát triển, tỉ lệ thất bại là rất cao. Các chương trình thám hiểm vũ trụ của Mỹ như Vostok, Mercury, Voskhod... được cho là cách thức để giúp dân chúng tin tưởng hơn vào con đường phát triển tên lửa. Cho đến thời điểm đó, Mỹ luôn đi sau Liên Xô trong cuộc đua lên vũ trụ nên cố Tổng thống John Kennedy quyết định mạo hiểm bằng chương trình Apollo thám hiểm Mặt trăng.
Rút ra bài học từ các lần thử nghiệm thất bại, tên lửa đạn đạo liên lục địa mới ngày càng nhỏ hơn, chính xác hơn và nhẹ hơn. Chúng sử dụng nhiên liệu rắn, có hiệu quả đốt cháy nhiên liệu cao hơn nhiên liệu lỏng..
Tên lửa đạn đạo ngày nay
600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 8
Tên lửa đạn đạo ngày càng hiện đại và có sức hủy diệt kinh hoàng.
Hiện tại, tên lửa đạn đạo liên lục địa đời mới có thể mang theo nhiều “thiết bị quay trở về lại khí quyển độc lập – MIRV”, cho phép chở theo những đầu đạn hạt nhân riêng biệt. Nhờ đó, một quả tên lửa đạn đạo có thể hủy diệt nhiều mục tiêu cùng lúc.
MIRV được xem là cách “lách luật” với các cường quốc thế giới như Nga và Mỹ khi phải kí Hiệp ước Hạn chế Vũ khí Chiến lược, trong đó quy định số lượng nhất dịnh các phương tiện phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nhờ cách này, hai quốc gia hàng đầu thế giới vẫn đảm bảo không chạy đua vũ trang nhưng vẫn đủ duy trì lực lượng tên lửa hiện đại trong kho.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể phóng từ rất nhiều thiết bị khác nhau, trong đó phổ biến nhất là từ kho chứa (silo), tàu ngầm, xe tải hạng nặng, tàu hỏa. Các thiết bị phóng có khả năng di chuyển khiến việc đánh chặn gặp rất nhiều khó khăn và tăng tính bất ngờ của thiết bị phóng. Nga hiện nay được cho là đang phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa trang bị “thiết bị trượt siêu âm” trên tên lửa RS-28 Sarmat.
_______
Giữa Trung Quốc và Ấn Độ luôn tồn tại cuộc đối đầu tên lửa đạn đạo khốc liệt. Đón đọc kì 3 xuất bản sáng 26.9.
Bất ngờ “cụ tổ” của mọi loại tên lửa đạn đạo liên lục địa
Cha đẻ của tên lửa đạn đạo rất choáng váng khi thứ vũ khí uy lực của mình được dùng để giết hại hàng nghìn dân...
Theo Quang Minh – Tổng hợp (Dân Việt)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH