SUY NGẪM VỀ "TƯ SẢN ĐỎ" 4

-Phản biện lại nhà nước Cộng sản Việt Nam không có nghĩa là bênh chế độ VNCH. VNCH đã từng là công cụ tay sai cho kẻ xâm lược, đã là ngụy, là đứa con bị bỏ rơi của Thực dân Pháp rồi đến Đế quốc Mỹ và vĩnh viễn đã chết. Ngày nay nó chỉ còn là thây ma vất vưởng với hồn ma ấm ức, đầy hận thù dân tộc.

-Chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các xã hội trước đó về các đặc trưng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhằm giải phóng con người khỏi mọi tình trạng áp bức, bóc lột, bất công.
-Qua đó, mục đích nhãn tiền của đảng cộng sản là xây dựng chính phủ cộng sản và thông qua chính phủ cs mà xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Tình hình nước ta hiện nay, về mặt hình thức không thể không thừa nhận là chính quyền tư sản đã bị đánh đổ, nạn bóc lột về cơ bản đã được giải quyết. Do đó, nếu đã xây dựng được chính quyền vô sản đủ mạnh, có chung mục đích với đảng cộng sản, thì không cần thiết phải tồn tại đảng cộng sản nữa.Trên con đường đấu tranh xóa bỏ bóc lột vì hạnh phúc con người, đảng cs nhất thiết tồn tại khi chưa thành lập được chính quyền cộng sản. Khi đã có chính quyền cs đủ mạnh và vững vàng, thì đảng cs không còn lý do tồn tại, không còn đóng vai trò lãnh đạo nữa. Đó là lẽ tự nhiên. Nhà nước cs và đảng cs, hai thực thể trùng mục đích hoạt động xây dựng và điều hành xã hội là phi tự nhiên, là trái đạo lý, là phản khoa học, là quái thai, là lãng phí sức người sức của. Hơn thế nữa, vì tồn tại phi tự nhiên, vô nghĩa lý và theo ý chí bảo thủ của con người như thế nên đảng cs lúc đó mặc nhiên trở thành nơi dung túng quyền lực, nơi dễ "kiếm chác" quyền lực nhất của những kẻ bất tài, cơ hội, nơi xảy ra mọi sự tranh quyền đoạt lợi và là cội nguồn của mọi tham nhũng lớn. Từ đó dễ hiểu vì sao khởi nghiệp của con ông cháu cha thường là chức danh "bí thư đảng ủy", vì sao chạy chọt, phấn đấu vào đảng là bước đi đầu tiên của mọi con người trên con đường hoạn lộ, công danh.
-Nhưng nếu (theo quan niệm cũ) cho rằng, đảng cs ra đời để thực hiện hai cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN (xây dựng xã hội phi bóc lột, công bằng, dân chủ, văn minh), thì vì nhiệm vụ thứ hai của đảng cs chưa xong, cần phải "chuyên chính", nên nó vẫn còn duyên cớ tồn tại.
-Ngày 30-4-1975, đảng cs đã dẫn dắt dân tộc thực hiện thành công một cách ngoạn mục cuộc cách mạng thứ nhất và cả nước hồ hởi tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng thứ hai đã tiến hành đở dang ở miền Bắc.
-Có thể coi cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc là cuộc cách mạng thứ hai mà tên gọi của nó là cách mạng vô sản hoặc cách mạng XHCN
-Theo wikipedia; "Cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng xã hội hoặc/và chính trị mà theo đó giai cấp công nhân tiến hành lật đổ tư bản. Cách mạng vô sản thường được những người theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ủng hộ. Chủ nghĩa Marx cho rằng là bước đầu tiên tiến đến loại bỏ ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Lenin cho rằng để chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản, đảm bảo cho các dân tộc giành lại được độc lập, thì phải thực hiện sự liên minh, thống nhất của giai cấp vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ông khẳng định rằng, không có sự cố gắng tự nguyện tiến tới sự liên minh và sự thống nhất của giai cấp vô sản, rồi sau nữa, của toàn thể quần chúng cần lao thuộc tất cả các nước và các dân tộc trên toàn thế giới, thì không thể chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản được. Ở Việt Nam,Nguyễn Ái Quốc cho rằng: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, mặc dù hai thứ có vẻ không liên quan gì với nhau".
-Chung qui lại, mục đích của cách mạng vô sản (theo học thuyết Mác - Lê!) là lật đổ giai cấp tư sản, tiêu trừ bóc lột, xây dựng một xã hội công hữu về tư liệu sản xuất, xây dựng một xã hội công bằng,dân chủ, văn minh, "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu".
-Nhưng làm sao lật đổ giai cấp tư sản được và tiêu trừ bóc lột được, khi mà nền sản xuất hàng hóa với thị trường tự do, dựa trên chế độ lao động thặng dư (là phương thức kinh tế phát triển tất yếu của xã hội loài người)  lại là nguyên nhân hàng ngày hàng giờ sinh ra giai cấp tư sản và sự bóc lột? Cộng với đam mê quyền lực (cũng có nguồn gốc từ đấu tranh sinh tồn trong xã hội loài người), đó là nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến sự nhận thức cực đoan, sai lầm về chuyên chính vô sản, về đấu tranh giai cấp ở những người cộng sản (mà điển hình là Stalin, Mao Trạch Đông, Pôn Pốt...), gây ra biết bao cuộc thanh trừng sắt máu, biết bao nhiêu cái chết oan ức.
-Qua đó mà thấy, cuộc cách mạng thứ hai ở miền Bắc, về mục đích là hoàn toàn đẹp đẽ nhưng được tiến hành theo một nền tảng lý thuyết hoàn toàn sai lầm. Do đó, nó không "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH" được như người ta mong đợi. Ngày đó trong dân gian đã có câu: "Mỗi người làm việc bằng hai/ Để cho cán bộ mua đài, mua xe" có phải là biểu hiện sự bất mãn của một bộ phận quần chúng? Mà không có lửa làm sao có khói?.
- Chắc chắn nó cũng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh nhưng không thể đổ vấy tất cả cho chiến tranh được. Trái lại, do nhiệt tình cách mạng buổi ban đầu, do não trạng được kích thích bởi tuyên truyền, vận động cách mạng về tương lai tươi đẹp của CNCS đối với quần chúng, cũng như do chiến tranh và viện trợ lấp liếm những điểm yếu "gót chân asin" của nó mà các nhà cộng sản cứ tưởng rằng mình vẫn đi đúng hướng.
-Sau ngày thống nhất 30 - 4 - 1975, coi như hoàn thành cuộc cách mạng thứ nhất, đảng cs Việt Nam đã đủ điều kiện toàn tâm toàn ý hô hào dân chúng làm cuộc cách mạng thứ hai. Lúc này, sai lầm của cuộc cách mạnh ấy mới bộc lộ rõ: nền kinh tế lụn bại, tham nhũng, của quyền tràn lan, không những không phát triển nổi mà còn đứng trước nguy cơ đổ vỡ, suy sụp. Nếu không có cuộc "đổi mới" ngoạn mục thì không biết sự thể sẽ ra sao?
-"Đổi mới", thực chất là rời bỏ con đường xây dựng kinh tế theo sự chỉ bảo đầy khiên cưỡng của học thuyết Mác - Lê, trở lại con đường phát triển kinh tế chủ yếu mang bản chất tư bản chủ nghĩa, được chi phối hồn nhiên bởi thị trường tự do, lấy cạnh tranh tự do làm nòng cốt cho sự phát triển. Từ đó, kinh tế nước ta mới có được sự phát triển ngoạn mục như ngày nay. Đó là con đường thỏa hiệp, chấp nhận sống chung, thậm chí dung túng, nuôi dưỡng giai cấp tư sản.
-Nhưng đừng thấy thế mà cho rằng chúng ta đã thực hiện cuộc cách mạng thứ 2 đúng hướng. Nếu đúng hướng, đã không có nạn tham quan lại nhũng tràn lan, những tranh chấp đất đai không đáng có giữa nhà nước và dân chúng, những hiện tượng chạy chức chạy quyền thường thấy thời phong kiến suy tàn và những hiện tượng thâu tóm, độc quyền quyền lực một cách phổ biến làm bải hoải nền kinh tế, làm suy đồi đạo đức xã hội xuất hiện trong thời tiền tích lũy tư bản châu Âu trước kia. Cũng may, bản chất cộng sản của cuộc cách mạng vẫn còn nếu không, xã hội Việt Nam ngày nay là xã hội tư bản chính hiệu.
-Nếu Việt Nam, sau cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, ngay lập tức tiến hành xây dựng kinh tế không giáo điều, tức không theo sự chỉ bảo đầy khiên cưỡng của học thuyết Mác - Lê, thì đến nay rất có thể mức độ phát triển của nền kinh tế cao hơn hiện trạng nhiều, vì không tốn một khoảng thời gian mày mò gọi là "đêm trước đổi mới".
-Phải nói rằng, cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam có ước muốn và mục đích như mọi cuộc cách mạng vô sản khác, là  xóa đói nghèo, vì một xã hội công bằng, bác ái, cho nên một cách hình thức, nó không cho phép sự làm giàu bất chính. Lý thuyết là thế, nhưng vì chưa đi đúng hướng, nên trong thực tế, nó vẫn dung túng sự làm giàu bất chính (nạn tham nhũng, hối lộ) và làm lơ đi sự bị nghèo bất minh ( chính sách thuế khóa, các loại phí phi lý, chế độ đãi ngộ bạc bẽo), giãn cách giàu bất chính - nghèo bất minh ngày một mở rộng (hiện tượng vơ vét đất đai, tài nguyên đất nước).
-Theo chúng ta quan niệm, trong xã hội sự cách biệt giàu nghèo chưa phải là sự phân tầng giai cấp. Sự phân tầng giai cấp thành hai giai cấp đối kháng thống trị và bị trị, xuất hiện trên nền tảng giàu - nghèo bất chính là do nhà nước thao túng (tự giác hay không tự giác). Xưa nay chúng ta vẫn quan niệm rằng mâu thuẫn chủ yếu gây ra nỗi thống khổ cho con người là mâu thuẫn giữa hai giai cấp vô sản và tư sản. Đó là quan niệm sai lầm nghiêm trọng. Tầng lớp hữu sản, có từ thời phong kiến, và thời hình thành tư bản, chỉ khi nó thâu tóm quyền lực (được nhà nước dung túng) để trở thành tầng lớp tư sản hoang dại thì nó mới trở thành giai cấp thống trị. Ngược với nó là giai cấp bị trị.
-Nét khác biệt giữa hai giai cấp đó là:
      +Giai cấp thống trị: Số ít, giàu nhờ bất minh, có quyền lực, đạo đức thấp, "vốn bản ác",hiểm độc, được nhà nước thao túng...
      +Giai cấp bị trị: quần chúng cần lao, nghèo do bất minh, không có quyền lực, đạo đức cao, "vốn bản thiện", chất phác, bị nhà nước bỏ rơi...
-Như vậy, sự phân tầng giai cấp bóc lột - bị bóc lột đã có từ xa xưa, muộn nhất cũng từ thời chiếm hữu nô lệ. Đấu tranh giải phóng nạn bóc lột, và ước mơ xây dựng một xã hội bình đẳng, không còn nạn bóc lột cũng có từ đó. Nhưng vì sao tất cả mọi cuộc cách mạng từ trước đến nay, kể cả cách mạng vô sản, đều không xây dựng được cái xã hội bình đẳng, bác ái đó một cách lâu dài, để nó vẫn chỉ là giấc mơ ngàn đời của nhân loại?
-Phải chăng là vì con người chưa nhận thức được chính xác và cặn kẽ nguyên nhân đích thực dẫn đến bóc lột?
------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
37 năm cống hiến, cô giáo nhận lương hưu 1,3 triệu/tháng
  
Trạm thu phí BOT: “Tiền đè chết người” | VTC1
Một tình trạng đáng báo động hiện nay đó là việc ngày một nhiều những trạm thu phí BOT mọc lên như nấm cùng với đó là những mức giá trên trời khiến người điều khiển phương tiện bất an.

                                              ‘Núi vàng’ của một số lãnh đạo từ đâu ra?

 
Dư Luận Xôn Xao thêm một Biệt phủ khủng của lãnh đạo chẳng kém gì Biệt Phủ Yên Bái

Cô giáo nhận lương hưu 1,3 triệu đồng sau 37 năm cống hiến: Vì sao thấp?

Dân trí Sự việc cô giáo mầm non Trương Thị Lan (Hà Tĩnh), tham gia BHXH được 22 năm 8 tháng nhưng chỉ nhận được lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng, đang thu hút quan tâm của bạn đọc. Cũng về chủ đề lương hưu giáo viên mầm non, cách đây hơn 2 năm, PV Dân trí đã trao đổi với Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) để làm rõ thêm nhiều thông tin liên quan.
 >> Nhận lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng sau 37 năm cống hiến, cô giáo ngã khuỵu
 >> Gỡ khó về chính sách BHXH cho giáo viên mầm non công tác trước năm 1995
 >> Bộ LĐ-TB&XH trả lời về điều chỉnh lương hưu giáo viên mầm non



Ảnh: TL
Ảnh: TL
Trong lúc chờ giải thích cụ thể của cơ quan chức năng về trường hợp của cô giáo Trương Thị Lan, Dân trí xin trích đăng lại một phần nội dung bài phỏng vấn: “Lương hưu giáo viên mầm non: Vì sao thấp hơn lương cơ sở?”, được thực hiện với đại diện Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) từ tháng 8/2015.
Bên cạnh những nội dung về 1 tình huống cụ thể, thông tin bài viết đã phần nào lý giải tình vì sao giáo viên mầm non công tác trước năm 1995 đều có lương hưu thấp, những nguyên nhân khách quan và chủ quan…
Theo Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), căn nguyên sâu xa của việc quy định lương hưu của giáo viên mầm non, như sau:
Căn cứ theo quy định của pháp luật, trước năm 1999, giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập không thuộc diện tham gia BHXH.
Từ năm 1999 trở lại đây, Nhà nước có chính sách quy định giáo viên mầm non ngoài công lập có ký hợp đồng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, trong thực tế, phải vài năm sau đó, giáo viên mầm non ngoài công lập mới chính thức đăng ký tham gia và đóng BHXH cho cơ quan BHXH.
Tới thời điểm hiện nay, có 2 điều đã thay đổi so với thời điểm lần đầu xuất bản bài viết “Lương hưu giáo viên mầm non: Vì sao thấp hơn lương cơ sở?”, đó là: Giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 1/1/1995 có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở đã được điều chỉnh lên bằng mức lương cơ sở (theo Điều 4 Thông tư 23/2016/TT- BLĐTBXH) và mức lương cơ sở hiện tại là 1.300.000 đồng.
Để tạo điều kiện cho những giáo viên mầm non nói trên có đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, năm 2004, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bảo hiểm xã hội VN đã có văn bản hướng dẫn giáo viên mầm non được truy đóng BHXH trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến khi họ thực sự tham gia BHXH.
Do đó, những giáo viên mầm non hết tuổi lao động vào giai đoạn 2011-2014 thực tế chỉ từ 10-15 năm đóng BHXH. Lúc này, họ chỉ đủ điều kiện hưởng BHXH một lần chứ không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.
Với những giáo viên nghỉ hưu vào giai đoạn 2011-2014, họ sẽ có từ 16-20 năm đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ vẫn không đủ điều kiện để hưởng lương hưu hàng tháng.
Đến năm 2011, Nhà nước tiếp tục có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí đóng BHXH tự nguyện cho giáo viên mầm non chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu háng tháng.
Trên cơ sở đó, giáo viên mầm non tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện từ năm 2011; đến hết năm 2014, họ có vừa đủ 20 năm đóng BHXH, đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.
Như vậy, với các chính sách và việc tạo nguồn hỗ trợ của Nhà nước cũng như quá trình tham gia đóng góp của bản thân người lao động, giáo viên mầm non ngoài công lập từ chỗ không thuộc đối tượng tham gia BHXH đã thuộc diện tham gia BHXH, từ chỗ chỉ đủ điều kiện hưởng BHXH một lần đã tích lũy đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.
Vậy, nguyên nhân nào khiến mức lương hưu của nhóm giáo viên mầm non lại thấp? Theo Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐ-TB&XH):
- Nguyên nhân đầu tiên là do tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của giáo viên mầm non thấp, dẫn đến lương hưu được tính trên nền tiền lương này cũng bị kéo theo ở mức không cao.
Thứ hai, do thời gian đóng BHXH của giáo viên mầm non ngắn, khiến tỷ lệ hưởng lương hưu thấp. Theo quy định, đối với nữ giới thì sau 20 năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu là 60% tiền lương đóng BHXH…
Xin được nói thêm, theo quy định, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với giáo viên mầm non là tiền lương ghi trên hợp đồng lao động, do người lao động và người sử dụng lao động chủ động thỏa thuận.
Trên thực tế, điều kiện về kinh tế của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở nông thôn chỉ bảo đảm trả lương cho giáo viên ở mức ngang hoặc trên một chút so với mức lương tối thiểu.
Đối với thời gian truy đóng BHXH thì theo hướng dẫn, mức truy đóng là 15% mức lương tối thiểu tại thời điểm truy đóng. Ví dụ, một giáo viên mầm non truy đóng BHXH 10 năm từ năm 1995 đến năm 2004, thì mức lương làm căn cứ đóng là mức lương tối thiểu chung năm 2004: 290.000 đồng/tháng…
Theo Vụ Bảo hiểm xã hội, nguyên nhân mấu chốt dẫn đến lương hưu của giáo viên mầm non thấp là tiền lương làm căn cứ đóng thấp và thời gian đóng BHXH ngắn. Xét trên tổng thể chung thì số tiền mà giáo viên mầm non đóng vào quỹ BHXH trong vòng 20 năm chỉ đủ chi trả lương hưu cho họ trong vòng chưa đầy 6 năm (Do tỷ lệ đóng góp hàng tháng chỉ là từ 15% đến 22% tiền lương, còn tỷ lệ hưởng lương hưu là 60% tiền lương).
Hoàng Mạnh tổng hợp

Hàng loạt người nguy cơ bị giảm 10% lương hưu

Mất 10% lương hưu chỉ sau 1 đêm, quá bất công với những lao động nữ đã phải vừa làm việc nước, việc nhà, vừa phải đảm đương thiên chức làm mẹ như chúng tôi.
Tôi sinh ngày 1-1-1963, tính theo năm dương lịch, năm nay tôi 54 tuổi. 6 tháng trước khi nghỉ hưu, cơ quan đã gửi thông báo về việc nghỉ hưởng chế độ hưu trí cho tôi. Cầm thông báo trên tay, tôi bần thần hồi lâu rồi không cầm được nước mắt. Giá như tôi sinh ra trước 1 ngày, tức ngày 31-12-1962 thì đã không thiệt thòi quyền lợi nhiều như thế.
lương hưu,lao động nữ,bảo hiểm xã hội,cách tính lương hưu,nghỉ hưu
Lao động nữ nghỉ hưu từ 1-1-2018 mất quá nhiều quyền lợi
Tính đến thời điểm này, tôi đã đóng BHXH được gần 25 năm. Nếu nghỉ hưu vào ngày 31-12-2017, tôi sẽ được lãnh lương hưu với mức tối đa là 75%. Thế nhưng chỉ vì sinh sau thời điểm ấy mấy tiếng đồng hồ mà lương hưu của tôi chỉ còn 65%. Mất 10% lương hưu chỉ sau 1 đêm, quá bất công với những lao động nữ đã phải vừa làm việc nước, việc nhà, vừa phải đảm đương thiên chức làm mẹ như chúng tôi.
lương hưu,lao động nữ,bảo hiểm xã hội,cách tính lương hưu,nghỉ hưu
Lao động nữ phải vừa làm việc nước, việc nhà, vừa phải đảm đương thiên chức làm mẹ
Nhiều chị em ở cơ quan tôi nghỉ hưu sau thời điểm 1-1-2018 cũng chung cảnh thiệt thòi như thế. So với nam giới được tăng dần số năm hưởng mức lương hưu tối thiểu (45%) từ 15 năm lên 16 năm, 17 năm, 18 năm… thì việc đột ngột giảm tỉ lệ lương hưu kể từ năm đóng BHXH thứ 16 trở đi từ 3% xuống 2% của lao động nữ là quá bất công, thiệt thòi. Tại sao Bộ Luật Lao động chưa tăng tuổi hưu mà Luật BHXH lại quy định mang tính chất chèn ép, bóp chẹt quyền lợi của lao động nữ như vậy? Điều này phần nào giải thích cho tình trạng số người nhận trợ cấp BHXH một lần ngày càng tăng, thậm chí còn cao hơn số người tham gia BHXH.
Qua báo chí, chúng tôi biết TP HCM đã có kiến nghị gửi Chính phủ, Quốc hội xem xét việc này. Nghĩa là cần có lộ trình tăng dần từng năm đóng BHXH để hưởng mức lương hưu tối thiểu như nam giới nhưng vẫn giữ nguyên tỉ lệ hưởng lương hưu là 3% cho mỗi năm đóng BHXH tăng thêm của lao động nữ. Chính lãnh đạo cơ quan BHXH TP HCM cũng đồng thuận với ý kiến này trong cuộc tiếp xúc với báo chí nhân ngày 21-6 vừa qua.
Vậy nên tôi tha thiết mong bà hãy có việc làm thiết thực để giảm bớt thiệt thòi cho lao động nữ trong chính sách BHXH, bà hãy cùng Quốc hội sửa ngay quy định chưa phù hợp này để chúng tôi yên tâm làm việc, cống hiến.
Đó cũng chính là thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho hàng chục triệu lao động nữ cả nước.
(Theo Người lao động)

Thu phí BOT và những "vết dơ" do thiếu minh bạch

© Ảnh: Tiếp Thị Thế Giới
Việt Nam
URL rút ngắn
0 73 0 0
Những vấn đề xung quanh câu chuyện thu phí BOT lại tiếp tục nóng lên trong thời gian vừa qua. Tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, từ khi trạm thu phí BOT tại địa bàn này bắt đầu hoạt động từ đầu tháng 8 tới nay, hành động người dân phản đối việc thu phí đã diễn ra khiến tình hình an ninh trật tự tại khu vực này gặp không ít ảnh hưởng.
Điều đáng nói là không chỉ tại Tiền Giang, việc người dân tụ tập để phản đối trạm thu phí BOT đã diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước từ đầu năm, hình thức sử dụng tiền lẻ để kéo dài thời gian kiểm đếm gây ách tắc giao thông cũng được người dân áp dụng nhiều lần. Vấn đề đặt ra là từ một hình thức đầu tư hạ tầng giao thông mang lại lợi ích cho người dân nhưng cách triển khai không minh bạch đã gây ra biết bao hệ lụy và có tính hệ thống. Mặc dù từ đầu năm nay Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã vào cuộc, nhiều cơ quan chức năng khác như Kiểm toán Nhà nước, Tổng cục đường bộ đã và đang triển khải cuộc tổng rà soát về những dự án này, tuy nhiên tại sao những bức xúc từ phía người dân vẫn chưa thể được giải tỏa ngay?
Thu phí BOT — Làm sao cho minh bạch?
Có thể thấy là không phải ngẫu nhiên mà tình trạng người dân phản ứng với các trạm BOT lại đang diễn ra ngày một nhiều. Điều này cho thấy những bất cập trong công tác quản lý và thực hiện các dự án BOT của chúng ta và giải quyết triệt để vấn đề này là điều mà các cơ quan quản lý cần phải được thực hiện ngay từ bây giờ.
Nguồn: ANTV

Phải chấn chỉnh trạm thu phí BOT phi lý!

30/09/2017 05:33

Bộ Giao thông Vận tải cần sớm có phương án xử lý các trạm thu phí BOT đang gây bức xúc cho người dân chứ không thể mãi vòng vo đưa ra các giải pháp thiếu thực tế

Trong cuộc họp báo gần đây nhất, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đã thừa nhận trách nhiệm của Bộ GTVT đối với một số dự án BOT giao thông. Trách nhiệm này liên quan đến việc đề xuất, phê duyệt dự án và quyết định vị trí đặt trạm thu phí BOT.
Hãy đặt mình vào vị trí người dân
Sự thừa nhận trên xem như động thái mang tính tiếp thu và cầu thị của Bộ GTVT sau bao lùm xùm xoay quanh các trạm thu phí BOT thời gian gần đây. Thế nhưng, người dân vẫn chưa thỏa mãn vì Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông vẫn chỉ nhận trách nhiệm một cách chung chung.
Phải chấn chỉnh trạm thu phí BOT phi lý! - Ảnh 1.
Trạm thu phí Cai Lậy đầy tai tiếng nhưng đến nay lãnh đạo Bộ GTVT vẫn bảo lưu quan điểm không dời trạm Ảnh: MINH SƠN
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết sắp tới bộ có chủ trương sẽ không thực hiện dự án đối với các tuyến đường hiện hữu, mà chỉ làm những dự án BOT mới. Nếu dự án đặc biệt có ảnh hưởng lớn sẽ lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của cộng đồng. Và ông Đông băn khoăn khi chưa có luật quy định cụ thể về tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng.
Về vấn đề này, không cần phải đợi có luật quy định. Nếu như lãnh đạo Bộ GTVT chịu đặt mình vào vị trí của người dân sẽ có câu trả lời ngay. Khi đặt mình vào vị trí người dân, là người phải trả phí khi lưu thông trên đường, không khó để nhận ra nó đúng hay sai? Nên hay không nên làm? Bởi người dân không tẩy chay hay lên án các dự án BOT giao thông. Ngược lại nữa là khác, họ mong xuất hiện nhiều dự án BOT giao thông đúng nghĩa, góp phần thiết thực thay đổi bộ mặt giao thông quốc gia, rút ngắn thời gian đi lại, tạo điều kiện thông thương, từ đó sẽ thúc đẩy kinh tế chung phát triển. Đó là lý do tại sao hiện nay có tới 88 dự án BOT giao thông đang thu phí nhưng chỉ có hơn 10 dự án đang bị lên án, vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía người tham gia giao thông lẫn các cơ quan chức năng từ địa phương tới trung ương.
Sai thì phải sửa
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có di dời các trạm thu phí đang gây tranh cãi hiện nay không? Cụ thể như trạm thu phí tuyến tránh Cai Lậy, Biên Hòa thì theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư - Bộ GTVT, hiện nay không thể dời các trạm thu phí vì nếu di dời thì nhà nước phải mua lại dự án. Mà ngân sách hiện không đủ để mua lại các dự án này.
Như vậy là đã thừa nhận sai sót? Mà đã sai thì phải sửa. Đúng ra, nếu Thanh tra Chính phủ vào cuộc và có kết luận rõ ràng thì các cá nhân liên quan đến khuất tất ở một số trạm thu phí BOT còn phải bị xử lý trách nhiệm hình sự nữa mới đúng. Lúc này đây, Bộ GTVT cần phải nghiêm túc thực hiện sửa sai, chứ không thể cứ đặt vào chuyện đã rồi hoặc vòng vo tìm cách chữa cháy theo kiểu miễn, giảm mức phí nhưng lại tăng thời gian thu. Phải dẹp bỏ hoặc di dời, không thể cứ để các trạm thu phí BOT phi lý tồn tại.
Ngân sách tuy đang khó khăn nhưng cũng không thể nói là không đủ khả năng để mua lại một phần hay toàn bộ các dự án đang gây tranh cãi hiện nay. Phí bảo trì đường bộ, ngân sách trung ương rót cho Bộ GTVT hằng năm cũng lên tới con số hàng chục ngàn tỉ đồng. Chưa kể hiện nay, còn rất nhiều đề nghị giải ngân cho các dự án, công trình chưa cần thiết của các ban, ngành từ địa phương tới trung ương. Tại sao Bộ GTVT không chịu đề xuất, kiến nghị với Chính phủ tạm hoãn lại, dồn tiền ngân sách để giải quyết. Ngày nào các trạm thu phí BOT vô lý còn tồn tại, ngày đó vẫn vấp phải sự bức xúc của người dân, ảnh hưởng rất xấu tới niềm tin của người dân vào hình thức đầu tư BOT.
Xử lý nghiêm sai phạm
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho rằng hiệu quả của các dự án BOT giao thông đem lại là không thể bàn cãi. Tuy nhiên thời gian qua, bên cạnh các mặt tích cực, nhiều bất cập, tồn tại đã nảy sinh trong quá trình triển khai nhưng cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này là Bộ GTVT vẫn né tránh trách nhiệm.
Trước yêu cầu của Chính phủ, tiếng nói của dư luận, nhiều chuyên gia cũng như đại biểu Quốc hội đã đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình triển khai để xảy ra những sai sót, bất cập, những "méo mó" trong đầu tư các trạm thu phí BOT khiến dư luận và nhân dân, doanh nghiệp vận tải ở nhiều nơi phản ứng tạo ra làn sóng không hay, mà báo chí đã phản ánh rất nhiều.
Trước mắt, nhiệm vụ quan trọng là Bộ GTVT cùng các bên liên quan phải rà soát toàn bộ các trạm thu phí BOT để tiến hành miễn, giảm phí qua trạm cho người dân một cách hợp lý nhất. Sau đó, tiếp tục rà soát những bất cập khác như vị trí đặt trạm, suất đầu tư, phí chồng phí; nghiêm túc làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân, nếu có vi phạm phải xử lý nghiêm và công khai thông tin.
V.DUẨN
ĐOÀN QUANG HUY

Dân phản đối BOT: “Không có lửa sao có khói?”

Lan Hương
2017-08-14
Tài xế dùng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm phí Cai Lậy
Tài xế dùng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm phí Cai Lậy
thanhnien

Nhiều vụ việc người dân đồng lòng phản đối các trạm thu phí BOT xảy ra trên khắp cả nước, bất chấp những yếu tố vi phạm pháp luật.

Đụng đến quyền lợi của dân

Vụ việc xảy ra gần đây nhất gây xôn xao dư luận là vụ tài xế gom góp tiền lẻ để mua vé khi đi qua trạm thu phí Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Giải thích lý do “làm khó” trạm thu phí, nhiều chủ xe và tài xế cho rằng trạm thu phí đã đặt sai chỗ. Thay vì chỉ thu phí đối với các phương tiện đi qua đường tránh Cai Lậy (vừa mới xây dựng xong), trạm thu phí lại đặt trên QL1.
Không chỉ đặt sai chỗ, một lý do nữa khiến giới chủ xe và tài xế phản đối Trạm thu phí Cai Lậy là vì mức giá thu quá cao, cho dù họ không sử dụng đường tránh. Giới tài xế nói rằng tuyến đường tránh dài chỉ 12 km với 2 làn xe nhưng mức thu phí thấp nhất là 35.000 đồng/lượt là quá cao, bởi tuyến cao tốc Trung Lương - TP.HCM dài 40 km với 6 làn xe mà mức thu phí tương ứng chỉ là 40.000 đồng/lượt.
Đỉnh điểm của vụ việc cho đến thời điểm hiện tại là vào chiều ngày 13/8, quanh trạm thu phí xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài vài km, nguyên nhân là do nhiều tài xế đồng lòng rủ nhau đi qua trạm và dùng tiền lẻ để mua vé khiến thời gian thanh toán kéo dài. Tình trạng ùn tắc nghiêm trọng tới mức trạm này phải hai lần xả cho xe chạy mà không thu phí đến 0h ngày 14/8.
"Chả nhẽ người ta bị đối xử bất công lại bảo người ta im à? Cho nên tôi nghĩ chuyện đó là bình thường trong xã hội".
- Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm.
Việc người dân nổi dậy phản đối trạm thu phí BOT từ trước đến nay không phải là chuyện hiếm thấy. Đầu năm nay, người dân Nghệ An nhiều tháng ròng rã căng băng rôn, dùng tiền lẻ, hay diễu hành để phản đối trạm thu phí hai đầu cầu Bến Thủy tỉnh Nghệ An vì cho rằng họ không đi trên đường BOT mà vẫn phải trả phí.
Tháng 5 vừa qua, người dân xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh cũng lái xe ô tô đi chậm qua trạm thu phí Cầu Rác và trả tiền mệnh giá nhỏ để phản đối việc thu phí nơi đây. Đây là trạm thu phí cho tuyến đường BOT được xây trên QL1, tránh đi qua thành phố Hà Tĩnh mà những người sử dụng ô tô nói họ không chạy qua QL1 nhưng vẫn phải đóng phí là một sự bắt buộc vô lý.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại trạm thu phí BOT Tam Nông, Phú Thọ, trạm Quán Hàu tại Quảng Bình, trạm Bờ Đậu ở Thái Nguyên,… người dân mang băng rôn, kéo xe dàn hàng ngang trước cửa trạm để phản đối giá phí quá cao.
Nhận định về tình trạng hàng loạt vụ việc người dân phản đối trạm thu phí BOT xảy ra, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng đây là chuyện phản ứng bình thường khi người dân bị đối xử bất công:
Những việc trái ý dân thì bị người ta phản đối cũng là chuyện thông thường. Mình là chế độ dân chủ thì nên khuyến khích chuyện đó. Chứ chả nhẽ người ta bị đối xử bất công lại bảo người ta im à? Cho nên tôi nghĩ chuyện đó là bình thường trong xã hội.
Nói riêng về vụ việc ở trạm thu phí Cai Lậy, Tiền Giang, vị nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng này nhận xét như sau:
Theo tôi hiểu con đường này người ta vẫn đi bình thường, không mất tiền. Bây giờ có một ông bỏ tiền ra làm con đường tránh ở bên cạnh và được Bộ giao thông cho làm theo kiểu đầu tư rồi thu phí. Nếu anh thu phí con đường ấy thì người ta chả nói. Anh lại thu phí trên con đường chính người ta mới không bằng lòng vì anh không đầu tư trên con đường ấy thì thu phí cái gì?
Từ Đà Nẵng, Kỹ Sư Nguyễn Văn Thạnh, một nhà hoạt động dân sự nói với chúng tôi rằng những cuộc nổi dậy phản đối trạm thu phí BOT này là do quyền lợi của người dân bị đụng chạm tới:
Đa số những vụ như vậy người ta phản đối là do nó xâm phạm đến quyền lợi của họ. Trước khi có những hành vi trả tiền lẻ hay viết những biểu ngữ phản đối lên xe của mình ở trạm Cai Lậy, Tiền Giang thì ở Quảng Bình hay ở phía Bắc tài xế cũng làm như vậy. Cuối cùng nhà chức trách họ lắng nghe và điều chỉnh lại để tài xế thấy hài lòng hơn, không phản đối nữa.
cailay2
Cảnh ách tắc giao thông tại trạm Cai Lậy hôm 13/8 24h
Việc người dân phản đối thu phí BOT cũng mang lại một số kết quả đáng mừng, chẳng hạn như tháng 4 vừa qua UBND tỉnh Nghệ An và Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định miễn phí vé cho người dân sống hai bên Trạm Bến Thủy 1, Nghệ An và các loại xe buýt lưu thông qua trạm này cũng được miễn giá vé hoàn toàn.
Một trong những nhà hoạt động dân sự nổi bật ở Hà Nôi, Tiến sĩ Nguyễn Quang A khẳng định rằng hành động của người dân là hoàn toàn hợp pháp, vì người dân vẫn trả phí và chỉ phản đối một cách ôn hòa chứ không có những hành động đập phá hay đánh lộn. Ông cũng đồng tình với quan điểm rằng nhiều trạm thu phí BOT đã đụng đến quyền lợi của người dân. Ông phân tích thêm:
Đại bộ phận người dân nếu thu phí một cách hợp lý thì người ta cũng sẵn sàng trả thôi chả ai mè nheo gì chuyện thu phí cả. Đằng này làm thì qua quýt, thu phí thì thu tràn lan, lấn sang cả chỗ người ta không đi qua, cũng thu của người ta. Tức là một sự bất công rành rành thì hiển nhiên người ta phải phản ứng.
Ngày 11/8 vừa qua, khi trả lời báo chí liên quan đến vụ việc ở trạm thu phí Cai Lậy, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật nói rằng bộ này sẽ không di dời trạm, không giảm phí và sẽ tiếp tục thu phí theo đúng quy định.
Ngay sau khi được biết tin tài xế bỏ tiền lẻ vào chai để mua vé BOT qua trạm Cai Lây, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nói rằng việc bỏ tiền lẻ vào chai khi qua trạm thu phí cho thấy văn hoá ứng xử đang có vấn đề.
Cả ba người chúng tôi được tiếp xúc đều bày tỏ sự không bằng lòng với nhận định này của ông Kiên. Họ nói rằng trước khi đánh giá cách hành xử của người dân cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao họ phản ứng như vậy, bởi lẽ “không có lửa làm sao có khói!”
"Làm thì qua quýt, thu phí thì thu tràn lan, lấn sang cả chỗ người ta không đi qua, cũng thu của người ta."
-Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Lợi ích nhóm?

Hàng loạt các vụ người dân nổi dậy phản đối phí BOT khắp mọi nơi trên đất nước làm dấy lên câu hỏi về trách nhiệm của các của Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng. Trả lời thắc mắc này của chúng tôi, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm cho rằng cần giải quyết vấn đề “lợi ích nhóm” trong các dự án BOT:
Tôi có thể nói, chứ không khẳng định, là có lợi ích nhóm ở trong đó. Người cho phép người ta thu phí trên con đường không đáng thu thì không phải cho miễn phí đâu. Phải có lợi gì thì mới cho phép. Muốn ngăn chặn việc này thì phải minh bạch ra. Và các dự án phải hỏi ý kiến dân, phải điều tra xã hội học. Đằng này các ông lại tự quyết với nhau, Đây là chuyện không đếm xỉa gì đến ý của dân cả, quan có ý kiến quan cứ làm. Dân mà phản đối thì nói dân ngu, dân hỗn,…
Còn Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh lại bày tỏ lo ngại rằng trong tương lai Nhà nước sẽ thấy việc phản đối BOT trở thành một tiền lệ gây khó khăn cho các dự án kinh tế của họ. Để ngăn chặn tình trạng này, ông đưa ra ý kiến rằng phải minh bạch tài chính ở tất cả các dự án để người dân hiểu và cảm thấy họ không đang bị lợi dụng cho lợi ích của bất cứ ai:
Theo tôi, Nhà nước một mặt phải khắc phục những chỗ mà người dân có ý kiến. Mặt khác phải có một quy trình chặt chẽ, thỏa mãn các quyền lợi ngay từ đầu. Người dân không phải thể hiện ý kiến như vậy nữa, dẫn đến báo chí và cả xã hội lên tiếng. Nếu khắp nơi đều như vậy thì xã hội bất bình thường. Cho nên tất cả các dự án BOT Nhà nước nên thực hiện công khai cho dân biết đây người ta có làm từng đây tiền, đấu thầu như thế này và cần thu hồi ngần đây tiền để hồi vốn.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A bổ sung thêm rằng người dân không ai “rỗi hơi” mà đứng lên phản đối. Họ chỉ làm như vậy khi không còn sự lựa chọn nào khác. Vì vậy ông mong Nhà nước hãy lắng nghe ý dân và thay đổi cho phù hợp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH