Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
KÝ ỨC CHÓI LỌI 85
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Huyền thoại đặc công - Siêu anh hùng Nguyễn Thanh Khối
Anh hùng đặc công huyền thoại giữa đời thường
TP - Sau bao nhiêu năm vào sinh ra tử, lập những chiến công huyền thoại,
đại tá anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Ngô Văn Lủi trở về đời
thường trong một căn nhà ven thành phố, trước mặt có cánh đồng lúa. Mỗi
sáng, anh vác cần câu ra bờ sông thả mồi câu cá...
Anh hùng Ngô Văn Lủi giữa đời thường - Ảnh: L.Q.H
Xóm Hoài Hữu, xã Thái Sơn (Thái Thụy, Thái Bình) là quê
đại tá anh hùng đặc công Ngô Văn Lủi. Gia đình anh trước đây rất nghèo.
Nhà có ba anh em trai thì cả ba cùng đi bộ đội. Năm 1968, anh nhập ngũ
chiến sỹ của Trung đoàn 51.
Sau hai tháng huấn luyện, với sức vóc tráng kiện của
chàng trai vùng biển, Ngô Văn Lủi được chọn vào đơn vị đặc công. Một năm
luyện tập, Ngô Văn Lủi luôn là học viên xuất sắc trong tất cả các môn.
Anh Lủi từng được anh em đặc công Đoàn 367 tặng danh
hiệu “người chui rào, đi bộ nhanh nhất trung đoàn”. Một đêm đi bộ 50 cây
số là “chuyện nhỏ” với anh Ngô Văn Lủi.
Chuyện chiến đấu của Ngô Văn Lủi như là một huyền
thoại. Trong vòng 5 năm trên chiến trường giúp nước bạn Campuchia, anh
đã chiến đấu nhiều trận, trong đó những trận mà anh nhớ nhất là đánh sân
bay Pôchentông, Đài phát thanh, Trung tâm viễn thông, Nhà máy cao su,
Kho bom đạn Môngđuôn...
Đại tá, Anh hùng Ngô Văn Lủi
3 người tiêu diệt 16 máy bay
Sân bay Pôchentông được bố trí rất cẩn mật, có 5 hàng
rào trong đó 3 hàng rào chính. Đây là một sân bay tập trung tới 90% lực
lượng của không quân Ngụy Lon-lon. Đánh thắng được trận này sẽ giúp cho
chiến trường chính ở miền Nam đỡ đổ nhiều xương máu.
Anh Ngô Văn Lủi được phân công đánh nhà giặc lái. Tổ
của chiến sỹ Lủi có 3 người gồm: Ngô Văn Lủi mang bộc phá lệnh và 25
quả thủ pháo loại 1kg, Nguyễn Văn Thảo (quê Hà Bắc) mang B40, Nguyễn Văn
Hải (quê Hải Dương) mang súng tiểu liên AK.
Theo kế hoạch, quả bộc phá lệnh nặng 7 kg do anh Lủi
mang mở màn cho toàn trận đánh. Ba người vào được bên trong sân bay.
Những tốp lính nguỵ cùng chó béc-giê liên tục tuần tiễu. Mùa đông nằm
trên nền xi măng mà các chiến sỹ mồ hôi vã như tắm. Chờ cho tốp lính
tuần tra đi qua, ba chiến sỹ nhanh như cắt vượt đường băng.
Khi lội qua hồ sen, họ bị vướng hàng rào mắt cáo. Anh
Lủi cùng hai đồng đội trèo qua hàng rào. Đang nấp vào bánh chiếc máy bay
vận tải CH47, bỗng nhiên có hai tên lính vừa đi vừa nói chuyện, tay lăm
lăm súng tiến lại phía các anh.
Đúng lúc đó, thời gian nổ pháo lệnh đã tới. Anh Hải nổ
súng tiêu diệt lính gác. Anh Lủi lao lên ôm bộc phá chạy thẳng vào khu
nhà giặc lái cách đó khoảng 70m ném vào rồi chạy ra. Dây cháy chậm chỉ
có 9 cm. Anh Lủi chạy được khoảng 30m thì khối thuốc 7 kg phát nổ. Sức
ép của vụ nổ đập mạnh anh xuống đường.
Tỉnh dậy anh thấy máu ở ngực, từ 2 mang tai chảy ra.
Anh tự băng vết thương, nhỏm dậy ném tiếp 4 trái thủ pháo vào khu nhà
giặc lái. Tuy không được phân công nhiệm vụ chính là đánh máy bay nhưng
thấy mũi của bạn chưa hoàn thành, anh Lủi liền cùng anh Hải quay ra diệt
máy bay.
Anh giật nụ xòe, đặt thủ pháo vào gầm máy bay rồi chạy
sang nấp vào sau chiếc máy bay khác. Cứ thế, anh Lủi và anh Hải đánh
được 16 chiếc, trong đó anh đánh được 11 chiếc. Đánh hết máy bay, anh
lại đánh tiếp trung tâm sửa chữa máy bay của địch.
Anh cứ nhằm chỗ nào có nhiều dây điện thì nhét bộc phá
vào. Trận ấy, 76 chiến sỹ đặc công của Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 25 thuộc
Đoàn 367 đặc công miền Đông Nam Bộ, trong đó có tổ đặc công do anh Lủi
dẫn đầu, đã tiêu diệt 115 máy bay, 9 kho bom đạn, hơn 350 giặc lái và
nhân viên kỹ thuật, làm hỏng, tê liệt toàn bộ sân bay.
Theo đánh giá, một bộ phận nhỏ của đặc công quân giải phóng đã tiêu diệt tới 90% quân chủng không quân của Ngụy Lon-lon.
Ba trận đánh kho bom đạn Môngđuôn
Những trận đánh kho bom đạn Môngđuôn năm 1972 - 1973
cũng là những kỷ niệm không thể nào quên đối với người đại tá đặc công
này. Tuy nhỏ hơn, mỗi chiều khoảng 1km nhưng tính chất của kho bom đạn
giống như tổng kho Long Bình của Mỹ ngụy Sài Gòn.
Đại tá Lủi kể, anh đã 2 lần vào trinh sát, 3 lần vào
đánh kho bom này. Đến tận bây giờ anh vẫn thuộc đường như trong lòng bàn
tay. Kho đạn này được bọn địch canh gác rất nghiêm ngặt, 5 hàng rào
thép gai, 50 m có một lô cốt và có 5 tên lính gác.
Lần thứ nhất, anh vào trinh sát. Nằm nép mình vào gốc
cây thốt nốt kiến bám đầy trên má. Lính nguỵ ném pháo sáng hơn cả đốt
đèn măng xông. Cứ 10m một tên lính, súng lăm lăm trên tay không thể nào
vượt qua.
Chờ mãi, đúng lúc bọn bốt bên trái có đồ nhậu, bọn lính
bốt bên phải kéo sang. Chỉ cần chục giây thôi anh đã vụt qua được vòng
gác dày đặc lính. Vừa nép mình vào chân vách một căn nhà, chiến sỹ Lủi
chạm ngay vào chân một tên lính, hình như hắn đang ngủ. Anh Lủi đột nhập
vào kho bom, mỗi quả bom được đặt trong một hòm gỗ lớn. Cả kho mênh
mông toàn hòm gỗ.
Sau 2 tiếng ở trong kho bom điều tra xem xét kỹ lưỡng,
anh mới trở ra. Vào đã khó, ra còn khó hơn. Anh nghĩ: “Khi ném pháo sáng
mắt bọn lính hướng lên trời quan sát và khi pháo sáng tắt, mắt chúng sẽ
bị lóa”.
Chính mấy giây ngắn ngủi đó, anh vụt qua không một
tiếng động nhỏ. Sau đó phương án đánh địch được xây dựng. Khi trăng lên,
một chiến sỹ bị ho phải nằm lại, ba chiến sỹ khác không vào được, còn
lại có anh và chiến sỹ tên Ý, mỗi người mang 2 quả bộc phá 5 kg.
Bốn quả bộc phá được đặt giữa hai tầng những quả bom ở bốn vị trí trong bốn kho và hẹn giờ.
Khi rút ra, anh cùng anh Ý bị địch phát hiện, song hai
khẩu B40 của ta đã ém sẵn ở hàng rào kịp thời bắn về phía địch, buộc
chúng phải rút vào đồn và nhầm tưởng là bị tấn công từ bên ngoài. Hai
chiến sỹ rút được khoảng 3km thì bốn quả bộc phá nổ.
Mặt đất như lay nghiêng đi, sức ép làm lồng ngực các
anh như bung ra, không thở được nữa. Cả kho bom và một dây chuyền bom nổ
ròng rã suốt một ngày đêm. Trận đó, các chiến sỹ đặc công đã cho nổ
tung 500.000 tấn bom khiến hơn 1.000 lính địch thiệt mạng.
Sau khi kho bom Môngđuôn bị tấn công đánh phá tan tành,
bọn địch lại san ủi, xây dựng lại. Không thể để mấy trăm nghìn tấn bom
này dội xuống đầu người dân vô tội, đơn vị anh được lệnh đánh kho bom
lần thứ hai. Anh Lủi lại được giao nhiệm vụ cùng đồng đội phá hủy kho
bom.
Đầu tuần trăng, anh vào trinh sát và bị một tên lính
gác phát hiện đuổi bắt. Anh chạy ngoằn ngoèo trong kho để tìm cách
thoát. Thấy một dãy nhà như kiểu khu gia đình, anh liền vờ chạy vào
trong nhà nhưng lại vòng ra phía sau, vượt qua hào nước, thoát ra.
Rất tiếc lần này, công binh đặt hẹn giờ thuốc nổ quá
lâu, lên đến 7 tiếng đồng hồ nên bộc phá bị địch phát hiện. Trận đánh
thất hại, cả mặt trận tiếc. Cũng từ đó, anh Lủ càng quyết tâm phải đánh
bằng được kho bom này. Ngày cuối tuần trăng đó, anh Lủi cùng chiến sỹ
Nhâm trong nhóm cảm tử được phân công vào đánh.
Vào hàng rào đầu tiên, anh bảo anh Nhâm ở ngoài và dặn:
“Nếu tôi chết, nhớ ngày này là ngày giỗ”. Nói xong anh ôm bộc phá một
mình bò vào. Vì đã ra vào căn cứ này nhiều lần nên anh vào khá thuận
lợi.
Kho bom xếp theo hình chữ F, anh đặt khối thuốc nổ ở
điểm ngã ba chữ F kho chất nổ C4. Lần này kho bom nổ ròng rã 13 tiếng
đồng hồ, phá hủy 250.000 tấn bom đạn, khiến 350 tên địch thiệt mạng.
Có lẽ trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta ít có
trường hợp nào một người nhiều lần vào ra và hai lần trực tiếp đánh
thắng giòn giã một kho bom đạn lớn của địch như anh hùng đặc công Ngô
Văn Lủi.
Sau trận đánh, anh được điều về chiến trường miền Nam.
Khi đài phát thanh đọc danh sách tuyên dương anh hùng trong đó có Lủi là
lúc anh cùng đồng đội đang đào củ mài ở rừng vì hết gạo. Đó là ngày
21/12/1973. Hết chiến tranh, anh được cử đi học Trường sỹ quan lục quân,
Học viện Quân sự.
Anh hùng giữa đời thường
Trong phòng khách gia đình giản dị không có tranh ảnh
gì ngoài những hàng huân chương của anh kín trên một mảng tường lớn: 10
bằng khen, 6 huân chương liên hạng, 6 huân chương chiến công, 1 huân
chương quân công, 1 huân chương quân kỳ quyết thắng... cùng danh hiệu
“Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Những kỷ niệm chiến đấu được anh nâng niu gìn giữ. Đối với anh, chúng quý hơn bất cứ thứ vật chất nào trên cuộc đời này.
Về hưu, anh được giao đảm đương nhiều việc: Trưởng ban
liên lạc bộ đội đặc công tỉnh Thái Bình, Chi ủy viên xóm 5... Ngoài
những buổi họp hành, anh say nghề câu cá.
Hôm thì đi xe máy, hôm thì đi xe đạp, hôm thì đi bộ,
anh tới sông Trà Lý, sông Kiên Giang, những hồ lớn ngồi câu. Có ngày
xách về vài ba cân cá, cũng có hôm về tay trắng.
“Nghề đi câu mà, cái chính là được thư giãn, được sống
giữa mát lành của thiên nhiên quê hương, đất nước yên bình sau những
ngày chiến đấu vào sinh ra tử” - chiến sỹ đặc công Lủi huyền thoại ngày
nào cười hiền từ.
Lã Quý Hưng
ANH HÙNG ĐẶC CÔNG NGÔ VĂN LỦI
Wednesday, 27/11/2013, 08:49:00 AM
Có lẽ, trong lịch sử cách mạng Việt Nam,
ít có trường hợp nào mà một người lại có thể nhiều lần ra vào, trực
tiếp đánh thắng giòn giã một kho bom lớn của địch… Chúng tôi muốn nói
đến anh hùng Ngô Văn Lủi, người chiến sĩ thông minh, quả cảm, người đã
trở thành tấm gương tiêu biểu cho những người lính đặc công.
Anh hùng Ngô Văn Lủi sinh năm 1950, quê
ở xã Thái Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Anh nhập ngũ tháng 10 -
1968, đơn vị đầu tiên là tiểu đoàn 6, trung đoàn 51 chờ ở Lục Ngạn. Sau
2 tháng huấn luyện, với sức vóc tráng kiện của chàng trai vùng biển,
anh được lựa chọn vào tiểu đoàn 6, Bộ Tư lệnh đặc công, với khóa huấn
luyện 6 tháng ở đây, anh tiếp tục chuyển về tiểu đoàn 5. Trong khoảng
một năm luyện tập, anh luôn được đánh giá là học viên xuất sắc ở tất cả
các môn. Anh từng được tặng danh hiệu “người chui rào, đi bộ nhanh nhất
trung đoàn”, một đêm đi bộ 50 cây số đối với anh là chuyện rất bình
thường.
Đầu năm 1970,anh tham gia vào chiến trường B, cũng từ đây, quá trình
chiến đấu của anh chẳng khác nào một huyền thoại. Trong vòng ba năm
(1971 -1973), anh đã tham gia 10 trận đánh, trận nào cũng hoàn thành
nhiệm vụ một cách xuất sắc. Trong các trận đánh, anhluôn thể hiện tinh
thần chiến đấu quả cảm, gan dạ, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, bình
tĩnh, mưu trí, lợi dụng từng sơ hở nhỏ của địch để tiến công tiêu diệt
chúng. Có thể kể đến một số trận mà ở đó, anh đã lập được những chiến
công hiển hách.
Trận đánh ở sân bay Pôchentông
Năm 1971, khi đi làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia, Ngô Văn Lủi tham
gia đánh trận đầu tiên vào sân bay Pôchentông của quân ngụy Lon Non,
cách thủ đô Phnôm Pênh 8 kilômét. Sân bay Pôchentông được bố trí rất cẩn
mật, có 5 hàng rào, trong đó có 3 hàng rào chính. Đây là một sân bay
tập trung tới 90% lực lượng của không quân ngụy Lon Non. Đánh thắng được
trận này, sẽ giúp cho chiến trường chính ở miền Nam đỡ đổ nhiều xương
máu.
Anh Ngô Văn Lủi được phân công đánh nhà giặc lái. Theo kế hoạch, quả
bộc phá lệnh nặng 7 kg do anh Lủi mang sẽ mở màn cho toàn trận đánh. Ba
người vào được bên trong sân bay. Những tốp lính ngụy cùng chó béc-giê
liên tục tuần tiễu. Mùa đông nằm trên nền xi măng mà các chiến sỹ vã mồ
hôi như tắm. Chờ cho tốp lính tuần tra đi qua, ba chiến sỹ nhanh như cắt
vượt đường băng.
Khi lội qua hồ sen, họ bị vướng hàng rào mắt cáo. Anh Lủi cùng hai
đồng đội trèo qua hàng rào. Đang nấp vào bánh chiếc máy bay vận tải
CH47, bỗng nhiên có hai tên lính vừa đi vừa nói chuyện, tay lăm lăm súng
tiến lại phía các anh.
Đúng lúc đó, thời gian nổ pháo lệnh đã tới. Anh Hải nổ súng tiêu diệt
lính gác. Anh Lủi lao lên ôm bộc phá chạy thẳng vào khu nhà giặc lái
cách đó khoảng 70m, ném vào rồi chạy ra. Dây cháy chậm chỉ dài 9 cm. Anh
Lủi chạy được khoảng 30m thì khối thuốc 7 kg phát nổ. Sức ép của vụ nổ
đập mạnh anh xuống đường.
Tỉnh dậy, anh thấy máu ở ngực, ở 2 mang tai chảy ra. Anh tự băng vết
thương, nhỏm dậy ném tiếp 4 trái thủ pháo vào khu nhà giặc lái. Tuy
không được phân công nhiệm vụ chính là đánh máy bay nhưng thấy mũi tấn
công của bạn chưa hoàn thành, anh Lủi liền cùng anh Hải quay ra hỗ trợ.
Anh dật nụ xòe, đặt thủ pháo vào gầm máy bay rồi chạy sang nấp vào
sau chiếc máy bay khác. Cứ thế, anh Lủi và anh Hải đánh được 16 chiếc,
trong đó anh đánh được 11 chiếc. Đánh hết máy bay, anh lại đánh tiếp
trung tâm sửa chữa máy bay của địch. Anh cứ nhằm chỗ nào có nhiều dây
điện thì nhét bộc phá vào. Trận ấy, 76 chiến sỹ đặc công của Tiểu đoàn 7
và Tiểu đoàn 25 thuộc Đoàn 367 đặc công miền Đông Nam Bộ, trong đó có
tổ đặc công 3 người do anh Lủi dẫn đầu, đã tiêu diệt 115 máy bay, 9 kho
bom đạn, hơn 350 giặc lái và nhân viên kỹ thuật, làm hỏng và tê liệt
toàn bộ sân bay. Theo đánh giá, một bộ phận nhỏ của đặc công Quân Giải
phóng đã tiêu diệt tới 90% quân chủng không quân của ngụy Lon Non.
Ba trận đánh kho bom đạn Môngđuôn
Những trận đánh kho bom đạn Môngđuôn năm 1972 - 1973 có thể nói là ác
liệt nhất. Ở kho đạn này, anh đã 2 lần vào trinh sát, 3 lần vào trực
tiếp đánh. Kho bom đạn này được quân địch canh gác rất nghiêm ngặtvới 5
hàng rào thép gai, cứ 50 métlại có một lô cốt và 5 tên lính gác.
Lần thứ nhất, anh vào trinh sát, phải nằm nép mình vào gốc cây thốt
nốt, kiến bám đầy trên má. Lính ngụy ném pháo sáng hơn cả đốt đèn măng
xông. Cứ 10m một tên lính, súng lăm lăm trên tay không thể nào vượt qua.
Chờ mãi, đúng lúc bọn địch bốt bên trái có đồ nhậu, bọn lính bốt bên
phải kéo sang. Chỉ cần chục giây ngắn ngủi đó, anh đã vụt qua được vòng
gác dày đặc lính. Vừa nép mình vào chân vách một căn nhà, chiến sỹ Lủi
chạm ngay vào chân một tên lính, hình như hắn đang ngủ. Anh đột nhập vào
kho bom, mỗi quả bom được đặt trong một hòm gỗ lớn. Cả kho mênh mông
toàn hòm gỗ. Sau 2 tiếng ở trong kho bom điều tra xem xét kỹ lưỡng, anh
mới trở ra. Vào đã khó, ra còn khó hơn. Anh nghĩ: “Khi ném pháo sáng,
mắt bọn lính hướng lên trời quan sát, như vậy khi pháo sáng tắt, mắt
chúng sẽ bị lóa”. Chỉ chờ mấy giây đó thôi, là anh đã vụt qua không một
tiếng động nhỏ. Sau đó, phương án đánh địch được xây dựng. Khi trăng
lên, một chiến sỹ do bị ho nên phải nằm lại, ba chiến sỹ khác không vào
được, chỉ còn lại anh và chiến sỹ tên Ý, mỗi người mang 2 quả bộc phá 5
kg. Bốn quả bộc phá được đặt giữa hai tầng những quả bom ở bốn vị trí
trong bốn kho và hẹn giờ. Khi rút ra, anh cùng anh Ý bị địch phát hiện,
song hai khẩu B40 của ta đã ém sẵn ở hàng rào kịp thời bắn về phía địch,
buộc chúng phải rút vào đồn và nhầm tưởng là bị tấn công từ bên ngoài.
Hai chiến sỹ rút được khoảng 3km thì bốn quả bộc phá nổ. Mặt đất như lay
nghiêng đi, sức ép làm lồng ngực các anh như bung ra, không thở được.
Cả kho bom và một dây chuyền bom nổ ròng rã suốt một ngày đêm. Trận đó,
các chiến sỹ đặc công đã cho nổ tung 500.000 tấn bom, khiến hơn 1.000
tên địch thiệt mạng.
Sau khi kho bom Môngđuôn bị tấn công đánh phá tan tành, bọn địch lại
san ủi, xây dựng lại. Không thể để mấy trăm nghìn tấn bom này dội xuống
đầu người dân vô tội, đơn vị anh được lệnh đánh kho bom lần thứ hai. Anh
Lủi lại được giao nhiệm vụ cùng đồng đội phá hủy kho bom này. Đầu tuần
trăng, anh vào trinh sát và bị một tên lính gác phát hiện, đuổi bắt. Anh
chạy ngoằn ngoèo trong kho để tìm cách thoát. Thấy một dãy nhà như kiểu
khu gia đình, anh liền vờ chạy vào trong nhà nhưng lại vòng ra phía
sau, vượt qua hào nước, thoát ra. Rất tiếc lần này, công binh đặt hẹn
giờ thuốc nổ quá lâu, lên đến 7 tiếng đồng hồ, nên bộc phá bị địch phát
hiện. Trận đánh thất hại, cả mặt trận tiếc. Nhưng từ đó, anh Lũilại càng
quyết tâm phải đánh bằng được kho bom này. Ngày cuối tuần trăng đó, anh
cùng chiến sỹ Nhâm trong nhóm cảm tử được phân công vào đánh. Vào hàng
rào đầu tiên, anh bảo anh Nhâm ở ngoài và dặn: “Nếu tôi chết, nhớ ngày
này là ngày giỗ”. Nói xong, anh ôm bộc phá một mình bò vào. Vì đã ra vào
căn cứ này nhiều lần nên anh vào khá thuận lợi. Kho bom xếp theo hình
chữ F, anh đặt khối thuốc nổ ở điểm ngã ba chữ F kho chất nổ C4. Lần
này, kho bom nổ ròng rã 13 tiếng đồng hồ, phá hủy 250.000 tấn bom đạn,
khiến 350 tên địch thiệt mạng.
Dũng cảm trong chiến đấu, anh vinh dự được tặng thưởng 1 Huân chương
Chiến công giải phóng hạng Nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng
Ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 5 bằng khen và giấy
khen. Ngày 20 - 12 - 1973, Ngô Văn Lủi được tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân.
Năm nay, người anh hùng quả cảm này đã bước vào tuổi ngoài 60. Người
đại tá nghỉ hưu, trở lại với cuộc sống đời thường, vẫn tích cực đóng góp
công sức nhỏ bé của mình cho quê hương. Hiện, ông đang là Bí thư đảng
ủy phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình. Ông còn tham gia nhiều ban,
ngành, đoàn thể như Trưởng Ban liên lạc bộ đội đặc công tỉnh Thái Bình,
Chi ủy viên xóm 5 v.v…
Có lẽ, sẽ là một thiếu sót lớn khi tôi không viết vào đây lời tâm sự
của ông: “Vinh dự mà tôi được nhận cũng chính là vinh dự của anh em đồng
đội đã chiến đấu ở chiến trường. Tôi nghĩ rằng, đã là một người dân
Việt Nam yêu nước, thì ở đâu, vị trí nào cũng phải phát huy cho bằng
được chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không có một lí do gì để lãng quên.
Hồ Chủ tịch và các vị tiền bối cách mạng của ta thật giản dị nhưng anh
minh, đã dẫn dắt Đảng và nhân dân giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Còn chúng tôi, những người chiến sĩ, những “Bộ đội Cụ Hồ” chiến đấu cũng
vì độc lập, tự do của dân tộc, có hi sinh xương máu cũng là những đóng
góp nhỏ cho cách mạng. Chỉ mong thế hệ trẻ ngày hôm nay ghi nhận và phát
huy thành quả cha ông đã giành lại, để xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Nguyễn Minh Hải
Tác giả trận Utapao
(P1) Trận đánh huyền thoại: Đặc công VN hạ máy bay Mỹ trên đất Thái Lan
Trận đánh sân bay Udon đã gây thiệt hại nặng
cho không quân Mỹ: 4 máy bay F-5 trở thành đống sắt vụn, 24 sĩ quan và
nhân viên kỹ thuật Mỹ đền tội.
Thiếu tướng tình báo Vũ Thắng là Trưởng phòng điệp báo ngoài nước của
Cục Tình báo Bộ Quốc phòng (nay là Tổng cục 2) từ năm 1966 cho đến sau
ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Trong rất nhiều chiến công của những chiến sĩ tình báo ngoài nước,
Thiếu tướng Vũ Thắng đã kể lại với phóng viên trận đánh vào căn cứ không
quân Udon và U-Tapao, nơi xuất phát những máy bay ném bom của Mỹ đi gây
tội ác ở Việt Nam.
Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ thành lập khối quân sự Đông Nam Á
(SEATO) gồm 6 nước, biến một số quốc gia ở khu vực này thành căn cứ quân
sự của Mỹ.
Ở Thái Lan, ngoài quân cảng Sattahip, Mỹ xây dựng sân bay quân sự
chiến thuật và chiến lược cho máy bay F-4, F-5 ở Udon, Ubon, Korat,
Takhli, Chiangmai… đặc biệt là căn cứ không quân chiến lược B-52 ở
U-Tapao.
Từ những nơi này, máy bay Mỹ hằng ngày mang bom đạn gieo rắc đau thương cho đồng bào ta ở hai miền Nam, Bắc, Lào và Campuchia.
B-52 tại sân bay U-Tapao
Phải trừng trị kẻ gây tội ác, phải đánh thẳng vào nơi xuất phát của
những tên “giặc trời”. Đó là mệnh lệnh của Tổ quốc giao cho Phòng điệp
báo ngoài nước.
Một buổi sáng đầu năm 1968, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng gọi
Cục trưởng Cục tình báo quân sự Phan Bình và Trưởng phòng Vũ Thắng lên,
nói:
- Quân và dân ta đang Tổng tiến công và nổi dậy đánh Mỹ-ngụy ở khắp
miền Nam. Để phối hợp với chiến trường này, Bộ Tổng tham mưu giao cho
các đồng chí nghiên cứu đánh sân bay U-Tapao. Liệu các đồng chí có thực
hiện được không?
Cục trưởng Phan Bình trả lời:
- Báo cáo Tổng tham mưu trưởng, chúng tôi đã có các cơ sở ở các sân
bay, sơ đồ bố trí của địch chúng tôi nắm vững. Đề nghị cho Cục thời gian
để gọi các đồng chí ấy về huấn luyện cách đánh.
Đồng chí Văn Tiến Dũng căn dặn:
- Tôi đồng ý! Nhưng phải giải thích cho các đồng chí ấy hiểu rằng,
đánh U-Tapao là đánh đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam. Tuyệt đối bảo vệ tính
mạng và tài sản cho nhân dân Thái Lan.
Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng
Ngay lập tức, Cục trưởng Phan Bình cử thêm Thiếu tá Phó trưởng phòng
điệp báo ngoài nước Nguyễn Trọng Tể và Đại úy Bùi Nghi, cán bộ tham mưu
của phòng hỗ trợ cho Trưởng phòng Vũ Thắng lập phương án tác chiến. Được
sự chuẩn y của Tổng Tham mưu trưởng, Phòng điệp báo ngoài nước rút hai
tổ của hai đồng chí Phùng Hồng Lâm và Lê Văn Đình đang hoạt động ở Thái
Lan về nước, hình thành tổ đánh U-Tapao do Phùng Hồng Lâm chỉ huy.
Phùng Hồng Lâm vốn là nhân viên đường sắt, được ta đào tạo trở thành
tổ trưởng tổ tình báo ở Băng Cốc dưới bình phong một nhà buôn. Nhiệm vụ
của tổ anh là móc nối các cơ sở để nắm tình hình các căn cứ không quân
Mỹ trên đất Thái Lan.
Còn Lê Văn Đình cũng là tổ trưởng tình báo, giỏi sử dụng điện đài,
lại nguyên là sĩ quan lục quân nên có kiến thức quân sự. Đó là sự bổ
sung rất tốt cho Phùng Hồng Lâm.
Nhưng muốn đánh U-Tapao, trước hết phải đánh Udon. Căn cứ quân sự
Udon nằm ở đông bắc Thái Lan, giáp với nước Lào, nơi xuất phát những máy
bay F-4 đi oanh tạc ở thượng Lào và Bắc Việt Nam. Đây là đòn thử phản
ứng với Mỹ, đồng thời đánh lạc hướng chúng để tổ của Phùng Hồng Lâm đánh
U-Tapao được thuận lợi.
Tổ đánh sân bay Udon được thành lập gồm 5 người, do Đại úy Trần Viết
Tính, Tổ trưởng tình báo tại Udon làm chỉ huy. Các tổ viên gồm có:
Thượng úy Bùi Thế Sách, Trung úy Lê Đức Mục, Trung úy Võ Tá Kiều và
Thượng sĩ Nguyễn Văn Triêm. Ngoài ra, Phòng điệp báo nước ngoài còn chọn
một số đồng chí khác, vốn là cán bộ giao thông và điệp báo ta tại Lào
làm nhiệm vụ hỗ trợ khi cần thiết. 5 tình báo viên được triệu tập về
nước, nhờ Binh chủng Đặc công huấn luyện chiến thuật vượt rào, đặt mìn…
Phòng điệp báo ngoài nước cử Đại úy Lê Thoong, người thông thạo địa
hình hai nước Lào và Thái, làm nhiệm vụ đưa đón 2 tổ đánh sân bay Udon
và U-Tapao, đồng thời vận chuyển vũ khí, thuốc nổ đến nơi tập kết.
Tháng 5-1968, tổ đánh sân bay Udon lên đường.
Từ Hà Nội, các chiến sĩ tình báo đi ô tô vào Quảng Bình, lên đường 12
qua nước Lào, vượt qua vùng địch tạm chiếm, rồi đến trạm 12, một cơ sở
của Phòng điệp báo nước ngoài ở Thà Khẹc. Từ đây, có một con đường bí
mật để cả tổ vượt sông qua Thái Lan.
Trong tổ, có tình báo viên Bùi Thế Sách từng sống nhiều năm ở Thái
Lan, nên từ hình thức, cử chỉ đến giọng nói rất giống người Thái. Hằng
ngày, anh trà trộn vào toán lao công ở sân bay rồi sau đó về báo cáo với
chỉ huy sơ đồ sân bay và các quy luật hoạt động của địch.
Sau khi đã nghiên cứu kỹ, cả tổ quyết định tập kích…
Giờ đây ngồi kể chuyện với tôi, Thiếu tướng Vũ Thắng còn nhớ nội dung
bức điện của Tổ trưởng Trần Viết Tính gửi về trước giờ ra trận: “Mấy
ngày qua, chúng tôi theo dõi qua đài được biết đế quốc Mỹ đã cho máy bay
ném bom ác liệt, giết hại nhiều đồng bào vô tội ở miền Bắc nước ta.
Toàn tổ chúng tôi kiên quyết hành động để trả thù, dù có phải hy sinh
trên đường băng Udon”.
Một đêm cuối tháng 5-1968, sau khi dùng chiến thuật đặc công đột nhập
và đặt mìn vào 4 máy bay, trên đường rút ra, 5 chiến sĩ tình báo bị
địch phát hiện. Thượng úy Bùi Thế Sách và Trung úy Lê Đức Mục tình
nguyện ở lại kìm chân địch để 3 người còn lại rút lui an toàn. Sau một
hồi quần nhau với địch, chưa kịp rút cùng đồng đội thì 4 quả mìn phát
nổ, Bùi Thế Sách và Lê Đức Mục anh dũng hy sinh.
Trận đánh sân bay Udon đã gây thiệt hại nặng cho không quân Mỹ: 4 máy
bay F-5 trở thành đống sắt vụn, 24 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ đền
tội. Theo Quân đội nhân dân
Trận đánh huyền thoại: tình báo Việt Nam hạ B-52 trên đất Thái Lan (P2)
Cuộc tập kích sân bay U-Tapao đã tiêu diệt
hai chiếc B-52 và làm hư hỏng 2 chiếc khác, hơn 20 sĩ quan và nhân viên
kỹ thuật Mỹ thiệt mạng.
Trước khi trận đánh sân bay Udon diễn ra, đầu tháng 4-1968, Đại
úy Phùng Hồng Lâm và Đại úy Lê Văn Đình ở tổ đánh sân bay U-Tapao được
Đại úy Lê Thoong đưa đến trang trại của một gia đình người Thái Lan ở
Bangkok. Do thông thạo tiếng Thái Lan, lại làm việc chăm chỉ nên hai anh
được ông chủ tin tưởng. Từ nơi này, hai tình báo viên đi điều tra,
nghiên cứu sân bay U-Tapao.
B-52 của Mỹ bị đặc công Việt Nam đột kích phá tan tại căn cứ U-Tapao trên đất Thái Lan
U-Tapao là sân bay chiến lược B-52 của Mỹ, cách Bangkok khoảng 190
km. Với hệ thống hàng rào dây thép gai cài dày đặc các loại mìn, được bố
phòng cẩn mật, lại nằm xa biên giới Thái Lan-Lào, người Mỹ cho rằng đây
là căn cứ quân sự bất khả xâm phạm. Chính vì vậy, số lượng máy
bay B-52 có trong căn cứ thường xuyên là 20 chiếc, trong đó mỗi đêm
chúng sử dụng 3-5 chiếc đi rải bom ở Việt Nam.
B-52 cất cánh từ sân bay U-Tapao
Toàn cảnh căn cứ U-Tapao nhìn từ trên không
Mỗi lần đi nghiên cứu sân bay, Phùng Hồng Lâm và Lê Văn Đình lại lên
xe khách ở Bangkok lúc 3 giờ chiều. Đến cách sân bay vài cây số là lúc
trời tối, họ xuống xe, đi bộ rồi tạt vào bìa rừng cởi bỏ quần áo dài,
hóa trang rồi tiềm nhập vào sân bay. Hai anh thức suốt đêm để nghiên
cứu, tìm quy luật hoạt động của địch cho đến 4 giờ sáng trở ra tắm rửa,
mặc lại quần áo rồi hòa vào đám người buôn bán trở về Bangkok.
Mỗi tuần hai lần, và ròng rã trong 2 tháng, hai anh ra vào sân bay như vậy.
Nhiều lần, các anh đến tận từng chiếc B-52 để xem xét, đu người lên
càng máy bay để gài thử mìn. Khi đã thấy chắc ăn, họ lên kế hoạch tập
kích vào đầu tháng 6.
Thế nhưng lần cuối cùng đi trinh sát, hai anh thấy sân bay U-Tapao có
hiện tượng khác thường. Ô tô chở lính tuần tiễu chạy liên tục trên con
đường bao quanh sân bay, kiểm tra gắt gao tất cả sĩ quan, binh lính và
công nhân ra vào khu vực quân sự. Thì ra, bị đòn choáng váng ở Udon,
địch canh gác một cách nghiêm ngặt hơn. Tập kích vào lúc này sẽ rất mạo
hiểm, tổ trưởng Phùng Hồng Lâm cùng Đại úy Lê Thoong quyết định tạm hoãn
trận đánh và báo cáo về Trung ương.
Tháng 6, tháng 7, thời gian địch canh phòng cẩn mật cũng là lúc tổ
tình báo nắm thêm nhiều thông tin, bổ sung nhiều chi tiết cho kế hoạch
trận đánh của mình.
Đầu tháng 8, địch bắt đầu chủ quan, đi tuần thưa hơn, ít kiểm tra hơn. Đây là thời cơ để tổ quyết định tấn công.
Căn cứ U-Tapao là nơi không lực Mỹ sử dụng làm bàn
đạp xâm nhập thực hiện chiến tranh phá hoại trên miền Bắc Việt Nam những
năm 1972
Vào chiều tối 3-8-1968, Phùng Hồng Lâm và Lê Văn Đình như thường lệ,
xuống xe khách ở U-Tapao. Đến quãng vắng, hai anh tạt vào bìa rừng, nơi
cất giấu sẵn thuốc nổ. Quyết tâm phải phá hủy ít nhất hai chiếc B-52,
hai người chuẩn bị hai quả bộc phá, mỗi quả 5 kg, gài kíp định giờ, sau
đó dùng chiến thuật đặc công vượt qua những hàng rào dây thép gai rồi
lao thật nhanh đến 2 chiếc B-52 đỗ cạnh nhau. Gài xong bộc phá, đúng 4
giờ sáng ngày 4-8-1968, hai tình báo viên nhanh chóng rút khỏi sân bay,
đến chỗ tập kết tắm rửa, mặc quần áo rồi ung dung bắt xe khách trở về
Bangkok.
Xe chạy được một quãng thì từ phía sân bay U-Tapao phát ra hai tiếng
nổ lớn làm rung cả cửa kính xe. Một lát sau là tiếng còi hụ của xe cảnh
sát, xe cứu hỏa, cứu thương từ mọi hướng lao về sân bay. Mọi người trên
xe nhốn nháo, lo sợ, không hiểu điều gì xảy ra. Họ không để ý rằng, có
hai người đang mỉm cười sung sướng.
Hai ngày sau đó, báo chí Thái Lan đăng tin “Việt cộng” tập kích sân
bay U-Tapao, tiêu diệt hai chiếc B-52 và làm hư hỏng 2 chiếc khác, hơn
20 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ thiệt mạng. Do đài chỉ huy bị hư
hại, nên căn cứ không quân này phải đóng cửa 10 ngày để sửa chữa. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phùng Hồng Lâm
Sau chiến công đó, cả 8 tình báo viên đều được tặng thưởng huân
chương Chiến công (một hạng nhất và 7 hạng nhì). Đồng chí Phùng Hồng Lâm
được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, hai liệt sĩ Bùi Thế
Sách và Lê Đức Mục được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
46 năm đã trôi qua, 8 chiến sĩ tình báo ngày đó người còn, người mất.
Trung tá Lê Thoong, Trung tá Trần Viết Tính từ trần đã hơn 20 năm, Đại
tá Phùng Hồng Lâm qua đời từ năm 2007; Đại tá Lê Văn Đình hiện sống ở
Thành phố Hồ Chí Minh, Đại úy Võ Tá Kiều sống ở Thái Bình, Chuẩn úy
Nguyễn Văn Triêm ở Quảng Bình. Vì là nhiệm vụ bí mật nên chiến công của
họ chưa được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, còn các
cơ quan tình báo đối phương thì cho rằng tập kích vào hai sân bay trên
là lực lượng Đặc công Việt Nam. Họ không thể ngờ rằng, chiến sĩ tình báo
Việt Nam không những chỉ giỏi đấu trí, mà khi Tổ quốc cần, những con
người đó còn dám xả thân như những chiến sĩ ngoài mặt trận.
Bởi vì, trong suốt 30 năm chiến tranh, tình báo Việt Nam là một bộ phận không thể thiếu của QĐND Việt Nam. Theo Quân đội nhân dân
Những trận đánh huyền thoại.
Nga: “Đặc công Việt Nam thiện chiến “ngoài sức tưởng tượng“
VietTimes -- Khả năng bí mật đột nhập, luồn sâu đánh hiểm, sống còn trong môi trường
khốc liệt với sức chịu đựng ngoài sức tưởng tượng, đặc công Việt Nam
khiến cho các lực lượng quân sự thiện chiến nhất phải kinh hoàng.
Trịnh Thái Bằng - /
Lực lượng đặc công Việt Nam đặc biệt tinh nhuệ chuyên luồn sâu đánh hiểm
'Ngoài sức tưởng tượng'
Việt Nam trong thế kỷ 20 đã trải qua 4 cuộc chiến tranh lớn và ác
liệt để đấu tranh giành độc lập, bảo vệ tổ quốc với Pháp (1944-1954), Mỹ
(1967-1975), chống bè lũ diệt chủng Pol Pot (1975-1978) và chiến tranh
biên giới (1979-1980).
Với học thuyết quân sự mang tính cách mạng trong chiến tranh hiện
đại mà người xây dựng nên cơ sở căn bản là chủ tịch Hồ Chí Minh, người
đưa học thuyết quân sự Việt Nam lên tầm nghệ thuật là đại tướng Võ
Nguyên Giáp, đã hình thành một hệ thống lý thuyết của đấu tranh vũ trang
trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Địa hình đất nước Việt Nam dường
như rất thích hợp cho một cuộc chinh phục tổng lực của các siêu cường,
nhưng lại rất chông gai cho những thế lực hiếu chiến.
Học thuyết quân sự Việt Nam dựa trên sức mạnh của tinh thần yêu nước,
mục đích cuối cùng là toàn vẹn lãnh thổ, từ đó hình thành và phát triển
các lực lượng vũ trang nhằm đạt được mục đích đó, tư duy chiến lược và
tư tưởng chỉ đạo chiến dịch, chiến thuật định hướng theo nhiệm vụ trước
mắt và hướng phát triển tiếp theo cũng nhằm mục đích toàn vẹn lãnh thổ.
Từ đó nảy sinh những lực lượng đặc biệt đáp ứng yêu cầu thực tế của
chiến trường và đối tượng tác chiến. Hình thành nghệ thuật quân sự linh
động và sáng tạo qua mỗi thời kỳ.
Lực lượng Đặc công, trên một khía cạnh nào đó được hình thành và phát
triển từ học thuyết quân sự Việt Nam. Do phải đấu tranh chống lại kẻ
thù mạnh hơn rất nhiều lần, những lý luận ban đầu của tư duy quân sự
được hình thành từ chiến tranh du kích, sự phát triển biện chứng của các
quân binh chủng dựa trên cơ sở lực lượng chính quy và chiến tranh du
kích đã hình thành các đơn vị tác chiến đặc biệt – các lực lượng đặc
nhiệm (thực hiện công tác đặc biệt). Và hiệu quả của nó đã khiến cho các
lực lượng quân sự thiện chiến nhất phải kinh hoàng.
Từ những chương trình huấn luyện của Team Six, SFC Thụy sĩ, GSG-9
của Đức, SBS Hải quân của Anh, Seal của Hải quân Mỹ, lực lượng Denphil,
Vampel của Nga, có thể thấy được những dấu ấn rất đặc thù của Đặc công
Việt Nam, đó là khả năng bí mật đột nhập, khả năng luồn sâu, khả năng
phá hoại và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng, khả năng sống còn trong
môi trường đặc biệt khó khăn (rừng hoang nhiệt đới, đầm lầy, sông hồ,
trên biển, trên sa mạc) với sức chịu đựng vượt ngoài sự tưởng tượng của
con người.
Hình thành và phát triển trong cuộc chiến tranh dữ dội và khốc liệt
chống lại một siêu cường quân sự, hùng mạnh cả về binh lực và phương
tiện chiến tranh hiện đại, những phương thức và kỹ năng tác chiến của
Đặc công Việt Nam đã trở thành một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng luôn
thường trực cùng quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam.
Những đòn tấn công vào những nơi được canh giữ cẩn mật nhất, lực
lượng đặc công phá hủy các sân bay quân sự, kho tàng, bến cảng, tiêu
diệt các đoàn vận tải quân sự, ngăn chặn và gây tổn thất nặng nề các
cuộc hành quân, đánh phá các căn cứ quân sự và bắt hoặc tiêu diệt các sĩ
quan cao cấp trong quân đội Mỹ và Sài Gòn, thậm chí lực lượng Đặc công –
Biệt động còn tiến hành các trận tập kích hỏa lực ngay giữa nội đô
thành phố. Đặc công – biệt động đã biến miền Nam trở thành một chiến
trường không có hậu phương và không có bất cứ một nơi nào an toàn cho
quân đội Mỹ.
Đột nhập căn cứ địch.
Ngay từ cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, lực
lượng bộ đội “đặc biệt tinh nhuệ” đã thể hiện được bản lĩnh và năng lực
tác chiến hiệu quả trước một đội quân thường trực chiến đấu chuyên
nghiệp, vũ khí trang bị hiện đại của Pháp và lực lượng lính đánh thuê lê
dương.
Lực lượng lê dương thực tế là một đội quân chiến tranh chuyên nghiệp
có khả năng tác chiến tốt nhất và nguy hiểm nhất của quân đội Pháp. Nhận
xét về lính lê dương của cựu binh trung sĩ trung sĩ Claude-Yves
Solange: “Có thể sẽ là quá khoa trương khi nói về đội quân lê dương,
nhưng trong lực lượng này tham gia chiến đấu là những chiến binh thật
sự, không chỉ có người Pháp, có cả người Đức, Scandinavia, Nga, Nhật
Bản, thậm chí một số người Nam Phi, Đức và cả người Nga. Toàn những
chiến binh bẩm sinh ra dành cho chiến tranh”.
Quân đội Pháp cũng có những lực lượng đặc nhiệm, được tổ chức từ các
quân nhân SS cũ, đã chiến đấu trên chiến trường thành các lữ đoàn biệt
kích luồn sâu phá hoại và tấn công. Tuy bộ đội Việt Minh không có các
phương tiện chiến tranh hiện đại, nhưng họ có những vũ khí vô cùng lợi
hại khác. Những chiến sĩ Việt minh hiểu biết sâu sắc địa hình và các kỹ
thuật chiến đấu bí mật, bất ngờ.
Thời điểm đầu tiên, cuộc chiến vô cùng khó khăn gian khổ. Các trận
đánh thông thường đều có những tổn thất nặng về người, dưới sự chỉ đạo
tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bộ đội Việt Minh đã thay đổi cách
chiến đấu. Phải thừa nhận rằng, lực lượng đặc nhiệm là sự phát triển
cao độ của du kích quân, và người Việt Nam là những chiến sĩ du kích
giỏi nhất thế giới.
Các lực lượng bộ đội đặc biệt tiến hành các đợt trinh sát luồn sâu và
chiến đấu trong lòng địch, trong các đội quân đó, điển hình là các
chiến sĩ cảm tử với khẩu hiệu “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đó là
những chiến sĩ công kiên trên các tuyến phòng ngự dày đặc đồn bốt địch,
họ mang theo thuốc nổ (bộc phá) và mở con đường tấn công cho các lực
lượng công kích, cửa mở qua các tuyến hàng rào dây thép gai, chông mìn
và lưới đạn súng máy dày đặc luôn thấm đẫm máu và lòng dũng cảm của các
chiến sĩ cảm tử.
Phương thức tác chiến khởi điểm ban đầu là tác chiến Mật tập (bí mật
đột nhập hệ thống phòng ngự đồn bốt) kết hợp với tác chiến Cường tập (sử
dụng lực lượng tập trung công đồn).
Trong những giai đoạn này đã hình thành hai lữ đoàn đặc công bộ đầu
tiên là 112 và 113. Kết hợp với tác chiến trên bộ là sự phát triển của
đặc công nước nhằm tấn công các tuyến đường vận tải đường sông của đối
phương, đặc biệt là khu vực Miền Nam Việt Nam, nơi có nhiều sông rạch và
kênh vận tải, yểm trợ hỏa lực.
Các trận đánh khốc liệt trên sông nước miền Nam đã hình thành lực
lượng đặc công “Rừng Sác” đầu tiên. Những chiến công của họ đã bẻ gẫy
mọi ý đồ chiến trang và đưa Lực lượng vũ trang Việt Nam từ chiến thắng
này đến chiến thắng khác ngày một lớn hơn.
Những năm 1953 –1954 là những năm phát triển mạnh mẽ nhất của các lực
lượng đặc nhiệm Việt Minh khi những lực lượng nhỏ, được trang bị tốt và
có kỹ năng tác chiến hoàn hảo, từ các chiến khu Miền Nam tấn công mạnh
mẽ vào các đơn vị phòng ngự của quân đội Pháp.
Họ đã gây những tổn thất nặng nề về binh lực, đồng thời những đòn
tiến công liên tiếp vào sân bay, kho tàng quân sự, các đoàn congvoa quân
sự và các tuyến đường vận tải trên khắp đất nước đã phá hủy hoàn toàn
tham vọng xây dựng 18 binh đoàn cơ động mạnh của tướng Nava và đẩy quân
đội Pháp vào một trận đánh cuối cùng Điện Biên Phủ, chấm dứt cuộc chiến
tranh ở Việt Nam.
Đặc công Miền Nam với lời thề Quyết tử.
Đặc biệt tinh nhuệ, lẫy lừng chiến công
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, cùng với định hướng xây dựng
quân đội chính quy, các đơn vị trinh sát biệt động đã có những bước đi
ban đầu khá mạnh mẽ. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, đã có quyết định xây
dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không, lữ đoàn dù 305 đầu tiên của
Quân đội Nhân dân Việt Nam, có căn cứ tại Bắc Giang.
Lực lượng nhảy dù bao gồm các cán bộ đặc nhiệm cốt cán, được huấn
luyện tại Trung Quốc, sau đó, các sĩ quan đặc nhiệm đã biên chế thành lữ
đoàn dù và tiến hành các công tác huấn luyện, thực hành chiến đấu với
các huấn luyện viên Liên Xô (5 chuyên gia). Cuộc đấu tranh chính trị đòi
thực hiện hiệp định Genève ở Miền Nam đã chuyển thành khởi nghĩa vũ
trang và chiến tranh giải phóng.
Từ miền Bắc, các lực lượng đặc nhiệm đã hành quân theo tuyến đường
mòn Hồ Chí Minh lịch sử, tiếp cận chiến trường Miền Nam, xây dựng các
lực lượng đặc công, biệt động tại chỗ trên các chiến khu. Từ đó, hình
thành các đơn vị đặc nhiệm chính quy của Quân Giải phóng nhân dân Miền
Nam Việt Nam, những đơn vị bán chính quy (dân quân du kích) trên khắp
miền Nam.
Được huấn luyện trong các chiến khu, kỹ thuật tác chiến của đặc công
được phát triển và nhân rộng trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, từ đột nhập
các khu căn cứ địch dưới nhiều hình thức, vận chuyển vũ khí khí tài vào
hậu phương trong lòng địch đến các trận đánh bí mật bất ngờ, các lực
lượng đặc công hình thành ở tất cả các binh chủng trên chiến trường,
được phân chia thành hai ba mô hình chiến thuật tổ chức lực lượng –
trinh sát đặc công, đặc công và biệt động.
Các lực lượng trinh sát đặc công thường tác chiến trong đội hình của
một đơn vị binh chủng hợp thành, thực hiện nhiệm vụ trinh sát và khi
cần, sẵn sàng tiến hành các đòn tiến công mở đầu cho một trận đánh, các
lực lượng đặc công thủy và bộ có những trận đánh độc lập hoặc phối
thuộc, là một binh chủng riêng biệt, các lực lượng biệt động là những
lực lương bán chính quy, tập trung chủ yếu ở hậu phương của đối phương,
biệt động có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, từ tình báo chiến
dịch chiến thuật, tấn công các mục tiêu quan trọng hoặc có ý nghĩa chính
trị lớn (các nhân vật quan trọng của đối phương) đến các hoạt động phá
hoại, bắt tù binh và hỗ trợ các chiến dịch tuyên truyền.
Chỉ tính riêng trong tháng 2.1964 đã diễn ra 7 cuộc tấn công
tiêu diệt các đối tượng nguy hiểm của chính quyền Sài Gòn và của quân
đội Mỹ, các đòn tấn công của các chiến sĩ biệt động nhằm cả vào các nhân
vật quan trọng của Mỹ như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara,
tướng William C. Westmoreland-Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn Quân sự Mỹ tại
miền Nam Việt Nam ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Những đòn tấn công của đặc công Việt Nam diễn ra khắp mọi nơi, kể cả
những khu vực được coi là căn cứ quân sự được bảo vệ tốt nhất và chắc
chắn nhất trên thế giới như Tổng kho Long Bình, sân bay Tân Sơn Nhất,
các khách sạn dành riêng cho các sĩ quan cao cấp Mỹ và cuối cùng mục
tiêu là đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn bị tấn công ngày 30.3.1965.
Mục tiêu tác chiến của đặc công các binh chủng (đặc công, trinh sát
đặc công công binh, đặc công pháo binh – tên lửa) chủ yếu nhằm vào các
kho tàng bến cảng và căn cứ quân sự, đặc biệt nhất là sân bay – vốn là
chỗ dựa hỏa lực chính và cũng là ưu thế mạnh nhất của quân đội Mỹ trên
chiến trường Việt Nam, trận đánh đầu tiên vào sân bay Biên Hòa từ 31.10
đến ngày 1.11.1964 đã gây tổn thất nặng nề cho quân đội Mỹ, phá hủy 15
máy bay, tiêu diệt nhiều binh sĩ Mỹ, tiếp theo đó là trận tập kích và
trại Holloway gần Pleiky 7-8.02.1965 (8 quân nhân Mỹ chết, 106 bị
thương, 5 máy bay trực thăng bị phá hủy).
Lực lượng đặc công Miền Nam trong chiến tranh chống Mỹ
Trong các trận tấn công liên tiếp vào các căn cứ kho tàng hậu cần
kỹ thuật như trận tấn công vào kho xăng Esso ngày 5.8.1965 ở Đà Nẵng đã
đốt cháy 10 triệu lít xăng, mất 40% tổng dự trữ xăng dầu của Mỹ ở Việt
Nam.
Ngoài ra, các lực lượng đặc công còn tiến hành các trận pháo kích vào
các khu sân bay dã chiến, các sở chỉ huy và các địa điểm quan trọng của
thành phố Sài Gòn, như trận tập kích hỏa lực súng cối ngày 27.10.1965
kết hợp với mật tập đã tiêu diệt hàng chục máy bay trực thăng chiến đấu
tại căn cứ Mably Mauthen gần Phú Bài của lính thủy đánh bộ Mỹ.
Kho xăng nhà Bè bị đốt cháy năm 1968.
Tổng kết toàn bộ thành tích của Đặc công QĐNDVN trong chiến tranh đã phá
hủy 1.600 khẩu pháo, 30 giàn tên lửa, 9.000 xe quân sự, 2,7 triệu tấn
bom đạn, 600 triệu lít xăng dầu; đánh chìm, đánh hỏng 400 tàu xuồng
chiến đấu, hàng nghìn máy bay chiến đấu các loại.
Cắt hàng rào dây thép gai.
Trinh sát đặc công.
Máy bay F-4C bị đặc công tiêu diệt tại sân bay .
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đặc công trên bộ là đặc công nước
Việt Nam, số lượng và kỹ năng tác chiến của lực lượng này vượt xa tất cả
những hiểu biết về khả năng tác chiến ngầm của tất cả các lực lượng
trên thế giới.
Theo báo cáo của lực lượng tình báo hải quân Mỹ, đến năm 1969 trên
chiến trường Miền Nam có 3 tiểu đoàn, 4 đại đội và hai trường huấn luyện
đặc công nước ở ngay miền Nam. Ngoài ra còn có trung đoàn đặc công nước
số 126 hoạt động gần khu vực vĩ tuyến 17.
Lực lượng đặc công nước Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ đã
đánh chìm chiến hạm USS Card với nhiều máy bay trực thăng chiến đấu trên
boong tàu vào 02.05.1964, tàu USS Baton Rouge Victor 23.8.1966 cùng với
hàng ngàn tàu xuồng vận tải chiến đấu và kho tàng bến cảng. Có những
thời điểm đặc công nước đã phong tỏa cả quân cảng Cam Ranh, gây nhiều
tổn thất cho hoạt động cung cấp trang thiết bị, khí tài quân sự đường
biển cho quân đội Mỹ.
Chiến dịch chiến đấu tiến công lớn nhất và cũng là quan trọng nhất,
chưa từng có trong lịch sử quân sự thế giới về sử dụng lực lượng đặc
nhiệm là tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Lực lượng đặc
công, biệt động, trinh sát đặc công kết hợp với các lực lượng vũ trang
toàn miền Nam tiến hành một cuộc tấn công và nổi dậy trên toàn bộ chiến
trường, tập kích vào tất cả các cơ quan đầu não, căn cứ quân sự của Mỹ.
Điển hình nhất là cuộc tấn công vào tòa đại sứ Mỹ, một pháo đài thật
sự ở giữa Sài Gòn. Cuộc tập kích đã tiêu diệt và làm bị thương gần 190
quân nhân Mỹ, nhưng quan trọng hơn cả, nó đánh gãy tư tưởng chiến lược
chiến tranh của quân đội Mỹ ở Miền Nam Việt Nam, chiến dịch Tổng tấn
công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tiêu hủy mọi hy vọng giành thắng
lợi ở chiến trường và làm dấy lên cuộc đấu tranh đòi chấm dứt chiến
tranh Việt Nam ở Mỹ và khắp thế giới.
Đòn tấn công của đặc công biệt động vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong chiến tranh khốc liệt, lực lượng đặc công cũng được biên chế tổ
chức và xây dựng theo hướng hiện đại. Hình thành các đơn vị trinh sát,
các đơn vị đột kích luồn sâu. Trong đó có đoàn bộ đội đặc công 198 được
tổ chức biên chế theo hướng hiện đại đầu tiên. Tính đến năm 1975. lực
lượng vũ trang Việt Nam có khoảng 47 tiểu đoàn và 13 đại đội độc lập.
Một trong những lực lượng đặc công ít người biết đến là lực đặc nhiệm
tác chiến trên đường Trường Sơn với nhiệm vụ chống các toán biệt kích
phá hoại của quân đội Mỹ. lực lượng này có nguồn gốc từ Lữ đoàn 305 bộ
đội nhảy dù, theo các báo nước ngoài thì có khoảng 9 tiểu đoàn tác chiến
dọc tuyến đường Trường Sơn, được huấn luyện theo phương pháp biệt kích.
Các đơn vị này đã trực tiếp đối đầu với các lực lượng biệt kích của
sư đoàn đổ bộ đường không số 1 Mỹ trong khu vực A Sầu – A Lưới và đường 9
Nam Lào. Lực lượng đặc nhiệm đã chiến đấu rất quyết liệt, đánh thiệt
hại nặng nhiều đơn vị thám báo, biệt kích của đối phương.
Những binh sĩ Mỹ bị thương trên chiến trường mong chờ cứu hộ.
Các hoạt động tác chiến của bộ đội Đặc công Việt Nam không giới hạn ở
đường biên giới, khi chiến tranh mở rộng, các căn cứ quân sự của Mỹ ở
Campuchia và ở Thái Lan cũng bị tấn công bởi lực lượng đặc công. Trận
đánh khá nổi tiếng Lima Site 85 trên đỉnh Phathi thuộc biên giới Lào đã
tiêu diệt căn cứ radar trinh sát dẫn đường và chỉ huy tác chiến đường
không của Mỹ.
Đặc công Việt Nam cũng nhiều lần tập kích các căn cứ không quân Mỹ ở
Udon và Utapao. Đặc biệt, trận tập kích của lực lượng đoàn 1 Đặc công đã
đánh thiệt hại nặng 8 máy bay ném bom B-52 của Mỹ ở căn cứ Utapao.
Đặc công Hải quân giải phóng đảo Song Tử Tây
Trong chiến tranh biên giới, lực lượng Đặc công Việt Nam cũng là
những lực lượng chính quy đầu tiên tham chiến chống lại lực lượng đặc
nhiệm “Sơn cước”. Đồng thời tiến hành những hoạt động tập kích phục kích
tiêu diệt cả đoàn vận tải quân sự và cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật
xăng dầu của đối phương, đánh chặn những đợt đột nhập của các lực lượng
biệt kích đối phương trên các tuyến đường biên giới.
Thực tế cho thấy,
nếu so với các lực lượng đặc nhiệm trên thế giới, Đặc công Việt Nam là
lực lượng chuyên nghiệp nhất, có kỹ năng chiến đấu hoàn hảo nhất và cũng
có nhiều kinh nghiệm tác chiến tốt nhất trong môi trường chiến trường
phức tạp và lực lượng đối phương mạnh hơn gấp nhiều lần. Không có được
sức mạnh yểm trợ của hỏa lực đường không và các loại khí tài hiện đại,
với kỹ năng tác chiến và sức chịu đựng vượt ngoài giới hạn con người,
lực lượng Đặc công Việt Nam là một mô hình lực lượng mà hầu hết các lực
lượng đặc nhiệm, bao gồm cả Lực lượng Hải cẩu Mỹ, lực lượng Vampel của
Nga đều nghiên cứu và học tập.
(Còn tiếp)
T.T.B (Nguồn: Tạp chí lực lượng Đặc nhiệm Bratishka-Nga)
Đặc công Việt Nam hạ 300 lính Trung Quốc trong 20 phút
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét