CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 215
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tên tuổi của Penkovsky đã một lần nữa xuất hiện trên các trang báo
năm 1993 nhân một sự kiện xảy ra đã 30 năm là cuộc khủng hoảng Caribê -
sự kiện tưởng chừng như đã kết thúc bằng một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Người ta đã viết nhiều và khác nhau về viên đại tá ấy. Tuy nhiên, báo
chí Liên Xô/Nga đã không hề nhắc đến một điệp vụ động trời xét theo quy
mô của nó của các cơ quan tình báo Xôviết, trong đó viên đại tá đã đóng
một vai trò không kém phần quan trọng và vẫn không hoàn toàn rõ ràng cho
đến nay.
Rõ ràng, người Anh đã kịp tiến hành các thao tác điều tra, dò hỏi nào đó - bây giờ thì điệp viên mới của họ đã khiến cho cả người Mỹ cũng quan tâm. Việc thẩm tra hắn được bắt đầu tại khách sạn ngay hôm đó.
Viên sĩ quan tình báo 43 tuổi tuyên bố hoàn toàn thất vọng với hệ thống cộng sản và sẵn sàng cộng tác, giúp đỡ để huỷ diệt nó bằng cách chuyển cho phương Tây các bí mật của Liên Xô. Để làm lễ ra mắt, phó trưởng nhóm phối hợp GRU-KGB về thu thập và phân tích thông tin khoa học-kỹ thuật Penkovsky đã bán đứng vài trăm sĩ quan GRU hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới. Hơn nữa, phần lớn họ đã bị các cơ quan tình báo phương Tây biết rõ. Điều chủ yếu là cái khác: đó là các tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng tên lửa Liên Xô và bản copy các bài giảng về chủ đề này.
Cũng cần phải nói rằng, vào giữa những năm 50, trên cơ sở các tin tức tình báo, giới quân sự Mỹ đã đi đến kết luận: người Nga đã vượt trội khá nhiều so với Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển các tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM). Chính phủ Mỹ đã chi cho Lầu Năm góc một khoản tiền lớn và 3 năm sau, đã xuất hiện các tên lửa mới Thor. Vào năm 1958, chúng được triển khai trên bờ biển phía Đông nước Anh nhằm bắn vào Moskva. Trong những chuyến đi sau đó tới London và Paris, viên đại tá đã trao cho Winn những phim âm bản chụp các tài liệu do hắn chụp. Hắn còn chuyển giao phim cả ở Moskva. Liên lạc viên là Rory Cheasholm - vợ của một nhân viên MI-6, thuộc biên chế đại sứ quán Anh. Việc giao tài liệu thường diễn ra khi cô ta cùng các con đi dạo ở công viên.
Vào đầu năm 1962, Cheasholm nghi ngờ có người theo dõi, vậy mà viên đại tá thì không chút đề phòng, thậm chí lại bắt đầu giao tài liệu cho cô ta ngay trong các buổi tiếp tân ngoại giao nơi dễ có nguy cơ bị phản gián phát giác. Kết quả là Penkovsky bị bắt vào ngày 22 tháng 10. Sau đó, tại Budapest, Winn cũng bị tóm. Trong khi hỏi cung tên này, người ta đã cho hắn xem băng ghi âm các cuộc nói chuyện với Penkovsky tại khách sạn Ucraina. Điều đó cho thấy bọn chúng đã bị theo dõi từ rất lâu. Tưởng chừng câu chuyện đã kết thúc. Trên thực tế, câu chuyện mà trong đó viên đại tá chỉ là quả chanh vắt hết nước, mới chỉ bắt đầu.
Như vậy, hắn đã trao cho người Mỹ tài liệu về loại vũ khí đối kháng chủ yếu của chúng ta (Liên Xô) - tên lửa tầm trung R-12 (Mỹ và phương Tây gọi là SS-4). Vào năm 1962, người Mỹ phát hiện các tên lửa này được triển khai ở Cuba và họ nghiêng về ý kiến cho rằng Liên Xô không có khả năng chế tạo các tên lửa đường đạn xuyên lục địa mạnh. Liên Xô chỉ dựa vào các tên lửa tầm trung.
Các cơ quan của FBI (Federal Bureau of Investigation (FBI) - Cục Điều tra Liên bang Mỹ, cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm về phản gián và an ninh nội địa của Mỹ - ND) đến nay vẫn còn nhớ đến vụ mà họ gọi là “cuộc săn đuổi vui vẻ bọn buôn bán vũ khí”.
Vào đầu những năm 60, nhà ngoại giao Liên Xô Isakov đã lôi họ theo đi khắp nơi, đến với hết nhà buôn vũ khí này đến nhà buôn vũ khí khác. Khi biết bị theo dõi, Isakov liền liên hệ với một nhà buôn vũ khí trong số đó, ông này đã đồng ý bán các linh kiện bí mật cho Isakov. Các nhân viên FBI lập tức ra tay ngăn chặn vụ làm ăn vì Isakov muốn mua các máy gia tốc.
Nhà phản gián sừng sỏ của Mỹ, xếp của FBI khi đó Edgar Hoover rất hài lòng với cú bắt quả tang này. Chắc chắn là các nhà ngoại giao mà ông ta tuyển mộ đã báo tin rằng, giới lãnh đạo ở Moskva đang yêu cầu khẩn cấp thu thập càng nhiều càng tốt thông tin về các máy gia tốc của Mỹ.
Việc phân tích các băng nghe lén thu được đã cho thấy sự không thống nhất đến khó tin của các tham số khi đo cùng một đại lượng. Một kết luận được rút ra - các tên lửa SS-7 và SS-9 hiện đại nhất của Liên Xô không có khả năng diệt các mục tiêu nhỏ như các giếng phóng tên lửa trên đất liền của Mỹ.
Và cuối cùng, người Mỹ đã có được chứng cứ mắt thấy - các vệ tinh của họ đã bắt đầu chụp ảnh một trường thử ở Siberia ngay hôm sau khi các vụ thử tên lửa được tiến hành ở đây. Trên các ảnh chụp thấy rất rõ các hố và các cột đánh dấu mục tiêu. Độ chính xác điểm chạm tồi hết chỗ nói!
Về việc tín hiệu đo từ xa của các tên lửa Liên Xô bị chặn thu thì giới quân sự Liên Xô đã biết từ lâu. Ngay vào năm 1957, Quân đội Xôviết đã bắn rơi trên lãnh thổ Liên Xô một chiếc máy bay vận tải của Mỹ, trên đó họ đã tìm thấy những băng ghi chứng tỏ điều đó. Thêm vào đó là ba năm sau, hai nhà toán học trẻ của Cục An ninh Quốc gia Mỹ NSA chịu trách nhiệm phân tích những tín hiệu đo từ xa này, đã chạy trốn sang Moskva theo tiếng gọi của lý tưởng Cộng sản. Hiển nhiên là họ đã khai báo về cách thức Mỹ tiến hành chặn thu. Có lẽ cũng chính vào lúc đó đã nảy sinh ý đồ làm cho đối phương tin vào sự bất lực của các tên lửa đưòng đạn xuyên lục địa Xôviết. Tội gì mà lại đi khuyến khích đối phương nghiên cứu chế tạo các vũ khí đối kháng hiệu quả hơn?
Điều chỉnh vụ đánh lừa đại quy mô, biết cái gì người Mỹ tin, cái gì không, cần phải có những “chuột trũi” - những nhân viên các cơ quan tình báo nước ngoài làm việc cho Liên Xô. Ví dụ, khi điệp viên Liên Xô trong cơ quan tình báo Tây Đức Hans Felfe đã mấy lần chuyển sang phương Tây tin tức phóng đại số lượng bom hạt nhân của Liên Xô, các “chuột trũi” đã báo cáo lại rằng, Lầu Năm góc nghiêng về ý kiến cho là Liên Xô dựa vào không quân chiến lược nhiều hơn là vào tên lửa đường đạn xuyên lục địa. Điều đó rất hợp ý Liên Xô và có vẻ như là một chứng cứ ủng hộ cho nhận định của Mỹ, trong một buổi duyệt binh tháng 5 ở Moskva, bay ào ào trên đầu các tuỳ viên quân sự có mặt trên Quảng trưởng Đỏ là cả đoàn máy bay ném bom đông đảo (thực ra đó chỉ là một số máy bay bay vòng đi vòng lại).
Các tên lửa cũng tham gia diễu hành trong buổi lễ này để ra vẻ như là các tên lửa cấu thành nền tảng của lực lượng tên lửa Xôviết, nhưng trên thực tế là chúng vẫn chưa được triển khai rộng rãi vì ta phải biết rằng, các tên lửa đường đạn xuyên lục địa RS-13 (SS-13), theo đánh giá của phương Tây, có sai số vòng tròn xác suất khá lớn, phải đến cả dặm.
Lọt vào tay kẻ thù tiềm tàng một cách rất tự nhiên là những bài báo khoa học của Liên Xô mô tả “phương pháp bầu cử”, theo đó giá trị đo khác biệt nhất của một trong 3 máy gia tốc bị loại bỏ đi, còn từ giá trị đo của hai máy gia tốc còn lại, người ta thu được giá trị trung bình.
Các chuyên gia tung tin giả chỉ còn mỗi việc là lắp thêm cho mỗi tên lửa thử nghiệm 6 máy gia tốc được điều chỉnh linh tinh từ trước. Người Mỹ chặn thu được tín hiệu của cả 9 máy gia tốc và chắc mẩm là các tên lửa Nga còn rất lạc hậu. Còn các chuyên gia Liên Xô thử nghiệm tên lửa thì chỉ cần không tính đến các giá trị đo giả.
Nhân đây, cũng phải nói rằng, Penkovsky đã chuyển cho người Mỹ rất ít tin tức về tên lửa đường đạn xuyên lục địa mặc dù với cương vị của mình hắn có thể biết được nhiều hơn nhiều. Còn liên quan đến tên lửa R-12, hắn báo cáo sai số vòng tròn của nó đúng bằng 2 km - của đáng tội nghe nói các tên lửa này đúng là không chính xác thật.
Vậy là vụ lừa bịp đại quy mô đã bắt đầu có tác dụng. Trong gần như một thập kỷ, các giếng phóng tên lửa Mỹ thực tế nằm đấy mà chẳng có gì bảo vệ cả và trong tình huống các sự kiện tiến triển theo chiều hướng xấu thì Liên Xô có thể tiêu diệt được chúng.
Sự lú lẫn của Lầu Năm góc bắt đầu tan biến vào năm 1968 khi Liên Xô thử nghiệm các tên lửa mới cực kỳ tối tân, kể cả những tên lửa mang nhiều đầu đạn tự tách. Hoá ra là cả loại tên lửa đã được nhận vào trang bị (nghĩa là đã được thử thách nhiều lần) dài 30 m SS-9 có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 25 megaton đến một mục tiêu ở xa gần 13.000 km với độ chính xác chỉ một phần tư dặm.
Người Mỹ vẫn còn ấp ủ nuôi hy vọng người Nga sẽ không thể dẫn chính xác các đầu đạn tự tách - những đầu đạn này, trước khi diệt mục tiêu, sẽ tách các đầu đạn khi cách mục tiêu nhiều kilômet, - nhưng cả ở đây chờ đợi người Mỹ cũng lại là một sự thất vọng tràn trề - Liên Xô đã thử nghiệm cật lực các tên lửa đường đạn xuyên lục địa RS-16 (SS-17), RS-18 (SS-19), RS-20 (SS-18). Sai số dẫn cho các đầu đạn riêng biệt của chúng không quá 200 m.
Cuối cùng thì mây cũng tan vào đầu những năm 70 khi mà trên một trường thử của Liên Xô, do nhận nhầm một vệ tinh vệ tinh chụp ảnh do thám của Mỹ là vệ tinh trinh sát điện tử nên Liên Xô chẳng thèm che giấu các tên lửa. Chiếc vệ tinh Mỹ đã chụp lia lịa cảnh các máy ủi và máy xúc đang lấp mấy các hố này và đào mấy cái hố khác, còn các công nhân thì đang di chuyển các cột tiêu để chuẩn bị cho sự ghé qua đang được chờ đợi của chiếc vệ tinh Mỹ kia.
Và tất nhiên là sau khi đã biết vụ tung tin giả đã bị Mỹ khám phá, người Liên Xô cũng đã ngừng lấp các hố, tín hiệu đo từ xa thì được mã hoá, còn các điệp viên bơm tin giả cùng thôi không đưa tin về sự không chính xác của các tên lửa Xôviết nữa.
Cả chiến dịch nhằm làm cho người Mỹ ngộ nhận tin vào sự an toàn không thể tổn thương của các tên lửa của họ (và do đó làm cho chúng bị bỏ chỏng trơ mà chẳng được bảo vệ khỏi đòn đánh đầu tiên), sau này được phương Tây gọi là “Quả lừa vĩ đại về tên lửa”. Vậy thì đại tá Penkovsky, dù vô tình hay cố ý, đã đóng vai trò gì trong điệp vụ này khi cung cấp cho cơ quan tình báo ở bên kia bờ đại dương những tin tức miêu tả “sự không chính xác của các tên lửa Xôviết”? Và nếu như là cố ý thì liệu Penkovsky có phải đã thực sự bị xử tử vào ngày 16 tháng 5 năm 1963 sau một phiên toà được đưa tin rùm beng hay không? Ai mà biết được. Chỉ có GRU biết mà thôi.
Căn cứ vào các tài liệu báo cáo mật thì trong thời gian chiến tranh
thế giới lần thứ hai, Moskva có tới 200 điệp viên hoạt động ở Anh và Mỹ,
trong đó có cả những nhân vật chủ chốt của lưới tình báo Cambridge.
Gần 2.500 bức điện mật mã được công khai hoá mặc dù có sự phản đối mạnh mẽ từ phía tình báo Anh đã cho thấy mức độ thành công của các điệp viên Xôviết trong việc thu thập những bí mật quan trọng nhất của Mỹ.
Các bức điện chứng thực Theodore Hall, nhà vật lý Mỹ, hiện đang sống ở Cambridge, đã chuyển cho người Nga những thông tin về dự án Manhattan chế tạo bom nguyên tử. Tiến sĩ Hall đã được tuyển năm 1944 khi mới 19 tuổi và có bí danh “Chàng trai trẻ”.
Sau này, ông đã thừa nhận ông căm thù cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Các tài liệu còn viết là Piere Caut, nguyên bộ trưởng trong chính phủ của mặt trận bình dân thời trước chiến tranh, được người Nga tuyển dụng khi ông ở Mỹ trong thời gian chiến tranh. Ông có bí danh “Dedalos”.
Các tài liệu còn nêu tên John Little được người Nga nhắc đến với tư cách một viên chức của bộ lao động. Có tin, năm 1940, ông đã cung cấp thông tin chi tiết về tình hình sản xuất máy bay và tình trạng ngành công nghiệp, kể cả sự kiện thiếu thép. Nhân viên mật mã viết trong mẩu giấy đính kèm: “Có lẽ, đây là John Karrouters Little, người sau này phụ tránh ngành công nghiệp ở bộ của mình”.
Klaus Fuch, nhà bác học sinh ra ở Đức, mang quốc tịch Anh, bị bắt giữ vào năm 1950, đã cung cấp cho Moskva “các tin tức về bom nguyên tử”. Moskva đã thông báo cho các thành viên phái bộ Liên Xô ở New York rằng, Fuch - bí danh “Charles” - đã cung cấp các thông tin chi tiết về các cuộc thử nghiệm trong lĩnh vực phân rã hạt nhân ở Mỹ.
Các bức điện chặn thu được đã chứng minh Donald Maclean, bí danh “Homer”, đã sử dụng vị trí của mình trong sứ quán Anh tại Washington để chuyển cho người Nga bản sao những bức điện mới nhất ghi nội dung trao đổi giữa Churchill (“Borov”) và Roosevelt (“Đại uý”), liên quan đến các kế hoạch đổ bộ quân đồng minh, đến tương lai của các quốc gia Đông Âu, và các cuộc đàm phán về phân chia khu vực chiếm đóng ở nước Đức sau chiến tranh.
Trong bức điện gửi từ Mỹ về Trung ương tình báo ở Moskva và bị chặn thu năm 1944 có viết: Về các cuộc đàm phán kinh tế Mỹ-Anh, Homer nêu ra: “Theo ý kiến của đa số trong Chính phủ Anh, số phận của Anh quốc hoàn toàn phụ thuộc vào nước Mỹ”.
Các tài liệu có những đoạn trích dẫn khêu gợi tò mò, trong đó có nhắc đến “Bá tước”, một điệp viên Xôviết hoạt động ở London, người mà dường như vào năm 1941 đã có quyền tiếp cận các tài liệu được giải mã bằng máy Enigma - loại máy giải mã tuyệt mật của Anh dùng để giải mã các bức điện quân sự và ngoại giao của Đức.
Việc giải mã các tài liệu này được thực hiện thông qua việc tiến hành chiến dịch “Venona”. Washington đã mô tả nó là “công việc phân tích nhọc nhằn” do các nhân viên mã thám của Cục An ninh Quốc gia Mỹ NSA và cơ quan thông tin liên lạc chính phủ Anh tiến hành. Việc giải mã này được tiến hành mà không có sự trợ giúp của máy tính điện tử và kết thúc vào năm 1980, còn nhiều bức điện chặn thu được vẫn chưa được giải mã.
Quyết định công khai hoá các tài liệu này đã được Washington đưa ra mà đã buộc Whitehall công bố chúng.
Ghi chú: Trong hoạt động nghiệp vụ vào thời gian chiến tranh, Trung ương tình báo ở Moskva đã sử dụng các tên gọi quy ước sau: “Bọn bán giò” - người Đức; “thuộc địa” - Anh quốc; “bọn thực dân” - người Anh; “dân đảo” - người Anh; “Karfagen” - Washington; “đất nước” - Mỹ; “liên đoàn” - chính phủ Mỹ; “đại uý” - Roosevelt.
Khá lâu trước khi nhà văn Anh Ian Fleming xây dựng nên nhân vật “điệp viên 007” James Bond trứ danh của mình thì trên bờ sông Thames, trong những năm 40 của thế kỷ 20, người trùng tên của anh ta, cũng là Bond, vẫn còn đang dạo chơi. Điểm khác biệt duy nhất giữa Bond trong đời thực với siêu người hùng trong sách vở là ở chỗ anh ta tên là Vladimir và làm việc cho “quân thù”, cho tình báo Liên Xô.
Có lẽ không ai ở Anh và trên thế giới biết đến sự tồn tại của điệp viên KGB này nếu như Chính phủ Anh không quyết định công bố 2.500 bức điện thời Thế chiến II trong kho lưu trữ của các cơ quan tình báo Anh mặc cho sự phản đối quyết liệt từ phía các hiệp sĩ của áo choàng và dao găm Anh quốc. Theo như nội dung các hồ sơ là bản giải mã các bức điện vô tuyến gửi từ Lubyanka cho các điệp viên Xôviết ở Anh và Mỹ và được các nhà phân tích mã Mỹ, Anh giải mã thì Moskva không quá cưng chiều Vova Bond vì anh ta làm việc cực kỳ tồi.
Chẳng hạn, trong một trong số các bức điện, Moskva yêu cầu trạm trưởng tình báo KGB ở London cử Bond “một lần nữa đi làm nhiệm vụ và nó phải được thực hiện một cách cẩn thận hơn”. “Trong túi tài liệu gần đây nhất, chúng tôi đã nhận được từ Bond tài liệu gồm phim chụp các sơ đồ radar và sổ ghi mã liên lạc, - bức điện vô tuyến mà ngưòi Anh chặn thu được viết. - Các bức ảnh chụp không được nét, còn bản thân sổ ghi mật mã thì bị nhoè và được chụp mà không điều chỉnh tiêu cự. Hãy cử Bond thực hiện nhiệm vụ này và yêu cầu anh ta chụp lại toàn bộ” .
Theo 2.500 hồ sơ lưu trữ bị giải mật, ngoài anh chàng Vladimir vụng về thì ở Anh và Mỹ còn có hơn 200 điệp viên làm việc cho Moskva trong thời gian Thế chiến II. Họ đã cung cấp cho Moskva những thông tin siêu mật, kể cả về hoạt động chế tạo bom nguyên tử. Các cơ quan phản gián Anh và Mỹ đã khám phá được phần lớn các điệp viên KGB hoạt động ở nước họ sau khi tiến hành chiến dịch chống tình báo Liên Xô vào cuối những năm 40, đầu những năm 50 mật danh Venona, trong quá trình chiến dịch, những cái đầu thông minh nhất của tình báo Anh và Mỹ mò được khoá mã cho phép họ giải mã các bức điện từ Lubyanka.
Như các tài liệu độc nhất vô nhị này cho thấy, “Nhóm Cambridge” lừng danh, trong đó có Donald Maclean và Kim Philby, còn gồm cả một người nữa là nhà vật lý Mỹ Theodore Hall hiện đang sinh sống ở thành phố đại học Cambridge. Trên cơ sở các hồ sơ được công khai hoá, có thể đưa ra kết luận: chính Hall, người có bí danh “Chàng trai trẻ” trong các bức điện, là một trong số các nhà bác học đã cung cấp cho Liên Xô tin tức và phim về hoạt động bí mật chế tạo vũ khí nguyên tử của phương Tây. Ngoài ra, thông qua điệp viên “Bá tước” của mình, từ năm 1941, Moskva đã tiếp cận được với dự án Enigma của Anh - dự án có mục đích tìm khoá giải mã các bức điện quân sự và ngoại giao của Đức.
Xét về tổng thể, những người tham gia chiến dịch Venona đã không bực tức gì đối với các đối thủ Liên Xô của mình và thậm chí họ còn muốn tổ chức một hội nghị đặc biệt về chiến dịch tình báo này, dự định mời các nhân viên hồi hưu của CIA, KGB và các cơ quan tình báo Anh tham dự. Thực ra, các James Bond của Anh sẽ chỉ có thể lắng nghe các đồng nghiệp phát biểu bởi vì Whitewall đã nghiêm cấm các cựu nhân viên tình báo của mình không được trao đổi những hồi ức với các đại biểu tại diễn đàn chưa từng có này.
Các cơ quan mật vụ không ưa quảng cáo. Nhưng thỉnh thoảng, người ta
vẫn biết được những “chiến công” của họ. Và chúng ta đã có cơ hội để kể
về những điệp vụ của một điệp viên quan trọng của tình báo Anh. Chuyện
kể về con người có bí danh Robin.
Vào thời của mình, ông khá nổi tiếng trong giới “làm ăn lớn” ở Âu châu. Tại nước Pháp đang bị quân phát xít chiếm đóng, ông thực hiện nhiệm vụ của cơ quan tình báo Anh, đồng thời tích cực tham gia phong trào kháng chiến, điều đã khiến London không hài lòng.
Khi những dòng này được viết nên, Robin đã xấp xỉ 70 tuổi. Chiến tranh dã kết thúc từ lâu, cái gì là bí mật của nó thì người ta cũng đã biết, nhưng ông vẫn yêu cầu phải giấu tên và có lẽ ông còn phản đối nếu người ta gọi ông là gián điệp vĩ đại. Theo ông, các gián điệp hoạt động với mục đích vụ lợi, còn Robin không như thế, ông là nhà tình báo chân chính vĩ đại. Trong suốt thời gian làm việc cho nước Anh và các nước đồng minh, ông không nhận của họ một xu, mà trái lại, ông đã chi cho các điệp vụ số tiền khá lớn trong gia tài không nhỏ của mình và không bao giờ đòi hoàn trả những chi phí ấy. Ông cho rằng, làm việc cho đồng minh nghĩa là ông đã thực hiện những nghĩa vụ công dân và nghĩa vụ quốc gia của mình.
Con người chính nhân quân tử này sinh ra ở Bern (thủ đô Thuỵ Sĩ). Ông là con trai của một người Thuỵ Sĩ gốc Do Thái và người mẹ là một phụ nữ quê ở vùng Alsace. Ông học hành ở Montre, nhưng vào tuổi thanh niên đã cùng cha mẹ chuyển tới Paris, thành phố đã trở thành ngôi nhà thứ hai trong phần lớn cuộc đời ông. Đến năm 1940, khi Robin 47 tuổi, ông đã là một doanh nhân tầm cỡ quốc tế.
Vào cuối tháng 6 năm 1940, chính phủ Pháp đầu hàng và quân đội Đức đã chiếm đóng nước này. Robin hiểu rằng, điều đó báo trước những thay đổi lớn lao và nguy hiểm trong cuộc sống của tất cả những người Do Thái ở Pháp. Và điều đó đã đặt ra cho ông một loạt vấn đề gia đình và cá nhân cấp bách. Ông đã có một lựa chọn: một là trở về nhà ở Thuỵ Sĩ, nơi mà bằng những quan hệ của mình trải dài từ Berlin tới New York, ông có thể tạo nên một gia tài lớn nữa, hai là chuyển sang Anh - ông có nhiều bè bạn làm ăn ở London. Và cuối cùng, ông có thể ở lại Paris và bắt đầu cuộc chiến đấu.
Robin lựa chọn phương án cuối cùng. Đúng một hoặc hai ngày sau, thông qua người bạn cũ của mình, một đại tá Phòng Nhì Pháp (Deuxième Bureaux, cơ quan tình báo quân đội Pháp - ND), ông đã liên hệ với cơ quan tình báo Anh. Liên lạc viên của ông là một người đứng tuổi có một bình phong là hiệu thực phẩm tạp hoá ở một thị trấn ở Tây Bắc Paris. Một hoặc hai tuần sau khi quân Anh di tản khỏi đất Pháp, người ta để lại cho ông một điện đài. Khi biết điều này, Robin nói thẳng với anh ta: “Tôi sẽ làm việc cùng với các anh, chứ không phải cho các anh”.
Sau nhiều chuyến phiêu lưu mạo hiểm, kể cả việc gặp gỡ các sĩ quan tình báo Anh trên các tàu của Hải quân Hoàng gia Anh, cho đến giữa năm 1942, Robin đã trở thành một những điệp viên trọng yếu nhất của cơ quan mật vụ Anh tại nước Pháp bị chiếm. Cao ráo và hào hoa phong nhã, ông vào vai một người dân Alsace có quan điểm thân phát xít lộ liễu và có thể gia nhập bất kỳ nhóm người Đức nào ở Paris bị chiếm đóng. Một trong các sĩ quan Đức có ấn tượng bởi mái tóc sáng và đôi mắt đầy biểu cảm của Robin đã nói với ông rằng ông gần như là một “người Aria chân chính” hoàn hảo theo các chuẩn mực của quốc trưởng.
Đầu mùa hè năm 1942, Robin đã làm quen với đại uý Danneker, đại diện của Adolf Eichmann ((Karl) Adolf Eichmann (1906-62), tên quốc xã phụ trách thực hiện cái gọi là "giải pháp cuối cùng cho vấn đề người Do Thái" sát hại hàng triệu người Do Thái trong Thế chiến II. Tên tội phạm chiến tranh này chạy trốn sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1962 bị các điệp viên Israel bắt giữ ở Argentina và đưa về Israel. Bị xử ở Jerusalem, bị kết án vì tội ác chống loài người tội và bị treo cổ năm 1962 - ND) tại Paris.
Trước đó mấy tuần, Reinhard Heydrich (Reinhard Tristan Eugen Heydrich (1904-1942), chỉ huy Cục An ninh SD (Sicherheitsdienst) và là phó của Heinrich Himmler, kẻ cầm đầu cảnh sát quốc xã; hắn đã chỉ huy cuộc tấn công vào đài phát thanh ở Gleitwitz (nay là Gliwice) tạo cớ cho quân Đức xâm lược Ba Lan. Hắn là kẻ tổ chức thực hiện giải pháp cuối cùng diệt chủng người Do Thái trong những năm 30-40, bị các du kích Tiệp Khắc phục kích giết chết năm 1942 - ND) đã ra lệnh cho Adolf Eichmann tổ chức thảm sát người Do Thái trên toàn châu Âu. Chính là với Danneker, Robin dưới tên giả là Jack Walther đến từ Strasbourg đã bắt đầu một công việc tối nguy hiểm nhằm cứu thoát cộng đồng Do Thái Sephardi (Do Thái gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) ở Pháp khỏi bị thảm sát.
Những thành viên có học vấn cao, theo chủ nghĩa thế giới và thường là rất giàu của cộng đồng này là con cháu của những người Do Thái Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha di cư đến Pháp từ thời có toà án dị giáo ở Tây Ban Nha. Nhiều người trong số họ đã mất đi những đường nét của người Do Thái, họ không chỉ không theo tín ngưỡng của cha ông mà xét ở mọi mặt khác họ hoàn toàn không giống người Do Thái. Cũng vì vậy mà các lãnh tụ của họ đã khẩn cầu Robin, người mà theo họ biết là có quan hệ tốt với người Đức, dàn xếp các cuộc thương lượng để loại những người Do Thái Sephardi ra khỏi danh sách lưu đày và tiêu diệt của bọn quốc xã. Mặc dù cho đến khi đó thì Robin dã giảm bớt ít nhiều liên hệ với chính quyền chiếm đóng Đức, nhưng ông vẫn duy trì những quan hệ không chính thức với chúng. Chẳng hạn, thông qua cộng đồng lưu vong Nga trắng (“Nga trắng” - cộng đồng Nga kiều lưu vong sau Cách mạng tháng Mười và Nội chiến ở Liên Xô - ND) ở Paris mà ông vốn có quan hệ hữu hảo với nhiều người trong đó, ông đã báo cho bọn Đức biết rằng, “những tên Do Thái đáng nguyền rủa” này có rất nhiều tiền và ám chỉ đến khả năng dễ dàng “xẻo được một miếng” trong đống tài sản khổng lồ này của họ chỉ bằng cái gạch bút đơn giản. Ông cũng trấn an chúng là sẽ không ai ở Berlin có thể biết được điều này.
Bọn Đức hiểu mọi ám chỉ ấy và cắn câu, nhưng trước khi đồng ý, chúng đã thực hiện những cuộc mặc cả dai dẳng bằng những lập luận triết học giả hiệu với những trích dẫn Kant và Goethe và những chai Cognac trên bàn.
Cuối cùng, chúng đã quyết định, để đổi lấy 1 triệu đô la gửi vào tài khoản bí mật trong một nhà băng Thuỵ Sĩ, các quan chức chiếm đóng Đức sẽ kiềm chế tình cảm bài Do Thái của mình và làm mọi việc để tất cả những người Do Thái Sephardi ở Pháp sẽ được coi như người Pháp và sẽ nhận được giấy tờ tuỳ thân thông thường của Pháp, trong đó không có những ghi chú về nguồn gốc Do Thái của họ.
Nhưng sau đó, có kẻ nào đó đã để lộ chuyện. SD đã đánh hơi thấy vụ áp phe này và các cuộc thương lượng đột ngột bị đứt đoạn. Nhưng đến lúc đó, “mein lieber ger Walther von Straßburg” (nghĩa là ông bạn Walther quý mến đến từ Strasbourg) đã trở thành nhân vật đáng kính trọng trong các giới quyền thế Đức, kể cả trong lực lượng SS, và được coi là con người rất có lợi khi được làm quen.
Ông tiếp tục nhận được những lời mời đến những ngôi nhà uy thế nhất trong cộng đồng Nga trắng. Tại những cuộc gặp ấy thường có những khách danh dự là những quan chức cao cấp nhất của chính quyền chiếm đóng Đức. Tại một trong những buổi tiếp đó, Robin đã mở được một “quan hệ chiếm đóng” quan trọng. Khi đi từ nhóm khách này sang nhóm khách khác, ông tình cờ bắt chuyện với một người Đức đậm người, trung tuổi trong bộ thường phục may rất khéo. Người ta giới thiệu ông khách đó là “đại diện cao cấp của Bộ trưởng đế chế Đức Schpeer”. Không nói một lời về vị thế cao cả của mình, vị khách Đức kể rằng, hắn chỉ mới sang Pháp và vẫn còn chưa được nếm mùi vị mê ly ở đất Paris bị chiếm đóng.
Khi biết Robin đã sống lâu ở thủ đô Pháp, vị khách Đức bắt đầu hỏi han về những địa điểm có thể giải trí. Hắn cười và thú nhận là rất khoái “giành thời gian để được uống rượu ngon và có nhiều gái đẹp”. Robin hiểu ngay đây chính là người Đức mà ông cần nên ông đề nghị ngay: “Thế tại sao ta không bắt đầu ngay từ hôm nay? Tôi thì hiện đang rảnh rỗi, nên ta hãy lượn xe làm quen với Paris ngay sau bữa tiệc này”.
Vị khách Đức khoái quá. Một lúc sau, hai người đàn ông tách khỏi bạn bè và rút khỏi buổi tiệc của cộng đồng Nga trắng để làm một vòng qua các tửu điếm và quán bar ở khu Elisée. Khi họ đã ngồi vào quán thứ ba, vị khách Đức bí mật cho Robin biết: “Đây đúng là cái tôi muốn. Tôi thật sự cảm ơn anh, Walther thân mến của tôi. Tôi nghĩ anh sẽ làm cho thời gian sống ở Paris của tôi trở nên rất mê ly”.
Mặc dầu vị khách Đức tỏ ra rất thận trọng trước mặt người mới quen biết, Robin vẫn nhận thấy người bạn đường của mình tay cầm không vững ly rượu mùi. Gã người Đức đã hỏi ngay xem Robin có thể tiễn ông ta về nhà không. Trên chiếc Mercedes sang trọng với tên tài xế của đơn vị SS thuộc bộ tham mưu Đức đã đưa họ đi khắp các quán bar, họ đã về tới khách sạn Royal Monceau nơi tên Đức trú ngụ. Khi chia tay, hắn nói: “Walther thân mến, buổi tối hôm nay thật tuyệt vời. Lần sau, anh có thể bớt chút thời gian cho tôi không?”
Hiểu rằng gã này có thể có lợi cho mình, Robin đã đồng ý. Họ hẹn gặp nhau tại khách sạn sau hai ngày nữa. Tên Đức bảo Robin dùng xe ôtô của hắn nhưng Robin cũng khá tinh ranh, ông chẳng muốn người Đức nào biết thực sự mình là ai và sống ở đâu. Ông nói ông thích đi dạo để hít thở không khí trong lành trước khi đi ngủ. Dọc đường về nhà, ông đã nghĩ cách để tận dụng mối quen biết mới này.
Robin biết rằng, tên bộ trưởng đế chế Schpeer là một kiến trúc sư trẻ tài năng đã thu hút được sự chú ý của Hitler khi thiết kế toà nhà đế chế mới và sau đó đã trở thành bộ trưởng công nghiệp và đạn dược. Một giáo sư cao cấp của bộ này hiển nhiên là một chuyên gia quan trọng có quyền tiếp cận tới những thông tin mà Robin có thể quan tâm với tư cách một điệp viên Anh và một người tham gia phong trào kháng chiến.
Ban đầu, ông suy nghĩ rất lâu về vấn đề có nên tìm cho tên Đức một cô “bạn gái” hay là chỉ đơn độc hành động trong mạo hiểm và sợ hãi? Robin tin chắc sẽ tìm được một cô gái Pháp quyến rũ và có tinh thần yêu nước, người sẽ sẵn sàng hy sinh bản thân, trở thành người tình của tên giáo sư kia để phục vụ cho lợi ích của tổ chức kháng chiến bí mật. Nhưng trong trường hợp này, phải hiểu rằng, sử dụng cô gái cũng có nghĩa là sẽ nhận được những thông tin rối rắm qua một “bộ lọc” không tin cậy lắm. Hơn nữa, giống như nhiều điệp viên tình báo lỗi lạc khác, Robin dù sao cũng không hoàn toàn tin tưởng ở các nữ gián điệp.
Mặt khác, nếu bản thân ông giành được sự tín nhiệm của tên Đức đó thì thành quả có thể là rất to lớn.
Ngay chiều tối hôm sau, Walther với dáng dấp một kẻ du đãng lịch sự thân phát xít bước vào khách sạn Royal Monceau nơi ông ta được vị giáo sư Đức vui mừng chào đón và điều làm Robin sửng sốt là hắn lại mặc bộ quân phục sĩ quan SS may rất đẹp. Nhận thấy sự kinh ngạc của Robin, tên Đức giải thích: “Bạn Walther thân mến, tôi thực ra là một quan chức dân sự, một giáo sư, chuyên gia về xây dựng công trình dân sự. Nhưng với cương vị cao trong bộ, theo chức trách của mình, tôi phải mặc quân phục mặc dù tôi căm ghét nó. Nếu anh tha lỗi, tôi muốn được thay sang thường phục vì tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều”.
“Tất nhiên rồi, mein führer (thủ lĩnh của tôi, tiếng Đức). Vì anh là standartenführer (một cấp quân hàm sĩ quan SS) nên từ giây phút này trở đi anh là mein führer đối với tôi” - Robin châm chọc đùa hắn. Và cũng từ đó trở đi, Robin gọi suồng sã người bạn Đức đó đúng như thế.
Mấy phút sau, tên Đức trở lại trong bộ thường phục và đôi bạn nhỏ lên đường du hý. Đêm ấy thật là sôi động. Ba giờ đêm, Robin lặng lẽ né tránh để khỏi phải nốc rượu và hài lòng nhận thấy tên Đức uống đã đến độ say. Ông kéo tên standartenführer khỏi đám gái đang chèo kéo hai vị khách sộp ở lại tới sáng, và đưa hắn ra chiếc xe của bộ tham mưu Đức mà trên đó gã tài xế đã ngủ ngon được mấy giờ. Mấy phút sau, họ đã có mặt ở khách sạn.
Đến lúc đó, tên Đức đã gần như bất tỉnh và Robin nói với gã tài xế: “Đừng lo, cậu bé, tôi sẽ đưa ông ấy về phòng và đặt lên giường cho”. Ôm ngang hông ông bạn lực lưỡng của mình, với sự trợ giúp của người trực đêm, Robin lôi được gã người Đức đến thang máy, sau đó là lôi hắn vào phòng trọ trên tầng bốn.
Sau khi nói với người trực: “Tôi sẽ tự lo cho ông ta”, Robin lôi gã người Đức trong trạng thái mê man vào phòng và quẳng hắn lên giường. Sau đó, ông nhanh chóng lục soát căn phòng và bắt gặp một chiếc xà cột dã chiến dày cộp nằm trên bàn viết. Trong khi “ông bạn” của ông đang ngáy pho pho và lảm nhảm cái gì đó trong mơ thì Robin xem xét kỹ lưỡng những thứ chứa trong chiếc túi.
Qua các tài liệu mà nhiều trong số đó có đóng dấu “Mật”, Robin hiểu rằng, người bạn mới của mình đúng là phái viên đặc biệt của bộ trưởng đế chế Schpeer ở Pháp. Và mặc dầu thông tin trong những tài liệu này không quá giật gân nhưng Robin cũng đã phát hiện ra một số chi tiết của những hợp đồng đặt hàng quan trọng ký với các nhà máy ở Pháp, những hợp đồng mà ông tin chắc là Không quân Hoàng gia Anh rất quan tâm.
Sau khi ghi nhớ tất cả những gì có thể, Robin hiểu rằng mình đã không lãng phí thời gian vô ích. Ông đã vớ được một nguồn tin cực kỳ có giá trị. Robin chỉnh lại tư thế nằm của tên Đức cho thoải mái hơn rồi ra về sau khi đã để lại mẩu giấy nhắn hẹn hai ngày sau gặp lại. Sáng hôm sau, Robin đã mã hoá tất cả những tin tức thu được và gửi về London.
Theo lời hẹn với tên Đức ghi trong mẩu giấy, Jack Walther lại nhanh chóng xuất hiện trước mặt hắn trong căn phòng khách sạn Royal Monceau và một lần nữa nhận được sự tiếp đón ân cần nhất.
“Cảm ơn anh, cảm ơn anh, bạn Walther thân thiết của tôi, - xiết chặt tay Robin, gã người Đức thốt lên - anh là người bạn chân chính của tôi. Anh không chỉ giới thiệu thành phố với tôi mà cả khi tôi đã quá say xỉn, anh đã chở tôi về nhà và đưa lên giường ngủ. Đây là tình bạn thực sự”. Sau đó, hắn ranh mãnh nhìn Robin và nói tiếp: “Anh biết không, thực ra anh giống người Đức hơn là người Pháp. Với đôi mắt xanh, mái tóc sáng, chiều cao và thể hình cân đối ấy của anh, anh đã chứng minh cái mà quốc trưởng luôn nói với chúng tôi: Người Alsace, cũng như chúng ta, đều là những người Đức chân chính”.
Robin gật gù nghĩ bụng không hiểu “ông bạn” SS của mình sẽ nói gì nếu gã biết anh bạn Aria chân chính đến từ Strasbourg của hắn thực ra lại là một người Do Thái. Và một lần nữa họ lại kéo nhau đi một vòng quanh các tửu điếm, quán bar của Paris.
Tại một quán bar, gã người Đức bỗng kể về mình. Robin đã biết gã người Đức này xuất thân từ vùng Đông Phổ. Hắn là một giáo sư, có bằng kỹ sư. Vừa cười, gã người Đức vừa đọc cho Robin nghe chức danh đầy đủ của hắn: Standartenführer SS, giáo sư, tiến sĩ”. Hắn được tuyển vào Bộ công nghiệp và đạn dược làm kỹ sư cao cấp. Bộ trưởng đế chế Schpeer cử hắn tới Paris với tư cách là phái viên đặc biệt.
Sau đó thì mọi chuyện lại diễn ra theo kịch bản quen thuộc. Rượu Cognac và sâmpanh đã làm công việc của mình và cũng như lần trước, Robin dẫn gã người Đức say khướt về nhà và lại chăm chú đọc những giấy tờ của hắn.
Từ đó, Robin và “anh bạn chí thân” của mình trở thành đôi bạn luôn cặp kè với nhau. Hai hoặc ba lần một tuần, họ tổ chức các chè chén lu bù mà kết quả của chúng luôn làm vui lòng cả tổ chức kháng chiến bí mật ở Paris lẫn chỉ huy tình báo Anh ở London. Và kết quả trực tiếp của nó là sự gia tăng đột biến trong những tháng tiếp sau đó những vụ phá hoại ngầm tại những nhà máy, công xưởng quan trọng nhất ở Pháp đang làm việc cho bọn Đức.
Đến giữa tháng 10, Robin đã cảm thấy mình hoàn toàn thoải mái trong căn phòng khách sạn của gã bạn Đức. Hơn nữa, nhân viên khách sạn Royal Monceau đã xem ông như là một nhân viên của quý ngài giáo sư. Một lần, vào buổi chiều, Robin nhận thấy gã bạn có vẻ hơi lo lắng và trái với lệ thường, hắn lại nói chuyện về chiến tranh. Khi họ ngồi trong câu lạc bộ ban đêm ở Montparnas cùng một đám gái, gã người Đức bắt đầu nói về Rommel (Erwin Rommel (1891-1944), Thống chế Đức phát xít, Tư lệnh Quân đoàn châu Phi (Afrika Korps), có biệt danh "Cáo sa mạc", nổi danh với những chiến thắng trên sa mạc Phi châu trong Thế chiến II. Bị buộc tội đồng loã trong vụ mưu sát Hitler vào tháng 7/1944, Rommel đã uống thuốc độc tự sát để khỏi phải ra toà - ND) và Quân đoàn châu Phi, cũng như về các chiến dịch sắp tới trên Địa Trung Hải.
Bề ngoài, Robin tỏ ra chẳng hề quan tâm đến chuyện này, nhưng ngay trong đêm đó, sau khi đưa tên Đức vẫn say mềm như mọi khi vào giường ngủ, ông cực kỳ chăm chú xem hết tài liệu để trên bàn của tên schtandartenführer. Và ở đó, trong một cặp tài liệu, ông phát hiện được một lá thư gửi từ Berlin. Bức thư này, không còn nghi ngờ gì nữa, đã được một quan chức cao cấp trong bộ của Schpeer gửi đến, mà không chừng có thể chính là Schpeer. Nội dung bức thư liên quan đến những chiến dịch ở Bắc Phi. Trong thư viết rằng, các phụ tùng cho xe tăng Đức chế tạo tại các nhà máy Pháp hiện có tầm quan trọng hàng đầu đối với mặt trận Bắc Phi. Sau mấy ngày nữa, chúng phải được gửi từ Nam Italia đi cùng với một đoàn hộ tống Italia. Robin không nghi ngờ gì về tầm quan trọng của tin tức mà ông đọc được. Ngay sáng hôm đó, ông gửi một bức điện mật mã về London: “Tối khẩn. Đoàn hộ tống xuất phát từ Brindizi ở Bengazi khoảng gần ngày 20 tháng 10”.
Ngày 23 tháng 10, Trung tướng, Sir Bernard Montgomery (Bernard Law Montgomery, Đệ nhất tử tước, Thống chế Montgomery Al 'Alamayn (1887-1976), danh tướng Anh kiệt xuất trong Thế chiến II, nguyên tư lệnh quân Anh ở châu Phi đối địch và chiến thắng Thống chế Erwin Rommel và Quân đoàn châu Phi của Đức; nguyên tư lệnh quân Anh ở mặt trận phía Tây, dưới quyền Tư lệnh tối cao quân đồng minh là tướng Dwight D. Eisenhower - ND), người mới được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 8 của Anh, đã có mặt ở El 'Alamein. Rommel đang nằm viện ở gần Viena, theo lệnh trực tiếp từ Hitler, đã bay trở lại mặt trận sau khi chỉ huy phó của hắn là von Thomas bị quân Anh bắt làm tù binh. Chiến sự diễn ra ở thế giằng co khi Montgomery cố chọc thủng phòng tuyến Đức.
Đối với Rommel thì bây giờ mọi sự đều phụ thuộc vào sự tiếp tế vũ khí, đạn dược và nhiên liệu. Trong khoảng ngày 26 và 28 tháng 10 khi kết cục chiến sự vẫn còn chưa rõ ràng, Không quân Anh đóng ở Malta đã oanh kích đoàn côngvoa của bọn phát xít, chính “đoàn côngvoa của Robin”. Các tàu biển chở đạn dược và 3 tàu chở dầu đã bị đánh đắm. Rommel chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu cuộc rút lui mà cuối cùng đã dẫn hắn đến mũi Bon và sự đầu hàng của Quân đoàn châu Phi.
Tuy nhiên, Robin vẫn tiếp tục mải mê dẫn ông bạn Đức của mình đi khắp các quán bar và câu lạc bộ ban đêm của Paris và chả hề hay biết gì về việc đánh đắm những con tàu và tàu chở dầu đó. Phải nhiều năm sau, sau khi chiến tranh đã kết thúc, ông mới biết thành quả của công việc đọc lén tài liệu để trong túi, trong xà cột, trên bàn của ông bạn standartenführer Đức của mình.
Tuy tức giận vì những tổn thất nặng nề nhưng bọn Đức không thể ngờ rằng, những thông tin cực kỳ quý giá đối với tình báo Anh lại được lấy từ một sĩ quan SS cao cấp, kẻ luôn vui vẻ giết thời gian cùng với người bạn chí thân, tốt bụng Walther đến từ Strasbourg.
Những đêm dài ăn chơi hào hứng, miệt mài cứ tiếp diễn như vậy cho đến cuối năm 1942. Đến lúc đó, Robin đã giống như một bóng ma vì luôn thiếu ngủ và uống rượu, thứ mà dù áp dụng đủ mánh khoé, ông vẫn phải uống để khỏi thua kém ông bạn của mình.
Cuộc tiến công của đồng minh ở Bắc Phi mở màn vào ngày 8 tháng 11, và quân đội của Eisenhower (Dwight David Eisenhower (1890-1969), nguyên Tư lệnh tối cao quân đồng minh ở châu Âu trong Thế chiến II và Tư lệnh tối cao đầu tiên của quân đội NATO; Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ - ND) đang tiến tới Tunis (thủ đô Tunisia). Một lần vào buổi chiều khi Robin đang ở chỗ gã bạn Đức thì nghe hắn nói: “Đừng lo, anh bạn của tôi... đừng buồn vì tình thế của chúng ta ở Bắc Phi. Những thắng lợi tạm thời của bọn Anh, Mỹ đáng nguyền rủa không đáng sợ lắm đâu. Chúng ta, những người Đức, thừa thông minh đối phó với bọn khoác lác ấy. Anh hãy chờ một chút nữa và anh sẽ thấy... Chúng ta vẫn có cái để chống lại chúng”. Ngay lúc đó, tên Đức vỗ vào túi trong chiếc áo cổ đứng kitel của hắn rồi nói tiếp: “Ở đây, tôi có một cái gì đó. Tôi không thể nói rõ hơn, nhưng đó là cái do thiên tài siêu đẳng Đức sáng tạo ra. Anh hãy chờ vài tháng và lúc đó anh sẽ tự hiểu điều tôi vừa nói”.
Tên Đức còn ám chỉ rằng, tài liệu của hắn quan trọng đến nỗi hắn luôn phải giữ trong người. Chính vì thế mà hắn sẽ mặc quân phục khi ghé chơi các tửu điếm và quán bar. Như mọi khi, Robin chỉ cười và chẳng nói gì. Ông quyết định đêm đó không được uống nhiều. Ông cần phải đưa gã người Đức lên giường như mọi khi và tìm hiểu cái nằm trong túi hắn. Bởi vậy, khi đi cùng gã người Đức đi khắp các quán bar, ông phải luôn khăng khăng nói là hôm nay ông có vấn đề với dạ dày nên không thể uống như mọi khi. “Chà, bực quá đi mất, anh bạn đáng thương của tôi ơi, vậy mà tôi thì lại muốn ăn mừng với anh về tầm quan trọng của cái nằm trong túi tôi, - tên sĩ quan SS nói. - Thôi được, tôi sẽ uống cái mà anh không uống được...”. Robin tỉnh táo quan sát để làm sao chiếc ly của tên Đức trong buổi tối đó phải luôn đầy. Nhưng tên Đức rất lâu bị say. Phải đến 6 giờ sáng của buổi sáng tháng 12 lạnh lẽo, mù sương ấy thì cuối cùng Robin mới cảm thấy tên Đức đã uống đủ say và có thể đưa hắn về nhà.
Như mọi khi, chiếc Mercedes với gã tài xế mệt mỏi ngái ngủ đã đợi họ ở cửa. Còn tại khách sạn, các nhân viên bình thản xem vở kịch quen thuộc. Robin cẩn thận đưa bạn mình lên giường. Nhưng tên Đức lại có vẻ bồn chồn. Thay vì ngáy khò khò như mọi lần, lần này hắn lại không thể chợp mắt được.
Lúc Robin cởi chiếc áo cổ đứng ra khỏi người tên Đức, hắn gần như đã ngủ mà miệng còn lảm nhẩm: “Hãy cứ để nguyên, cứ để nguyên, tôi sẽ ngủ để nguyên quần áo”.
Dường như là dù đã uống xỉn đến mức không biết trời đất gì nữa thì tên Đức vẫn có cảm giác mang tính bản năng là Robin đang thò tay vào túi áo trong của hắn. Nhưng cuối cùng thì hắn cũng chìm vào giấc ngủ say sưa và Robin nín thở một lần nữa thọc tay vào túi chiếc cổ đứng đã mở cúc dở. Tên Đức cựa quậy. Xem chừng hắn tỉnh dậy ngay bây giờ. Hắn thởi phì và nặng nề trở mình đè người lên tay Robin nhưng ông vẫn kịp dùng mấy ngón tay móc ra chiếc phong bì và từ từ rút tay ra khỏi túi và khỏi thân mình tên Đức.
Gã người Đức đã ngủ. Robin bước sang phòng bên, mở phong bì lấy ra mấy tờ giấy. Ngay trên đầu mấy tờ giấy, Robin nhìn thấy có dấu độ mật cao nhất của bọn Đức: “Tuyệt mật.... Bí mật quốc gia của đế chế”. Dấu mật này có nghĩa là chỉ Hitler và đám người thân cận nhất của hắn được quyền đọc tài liệu này. Tài liệu do chính Schpeer ký. Tên bộ trưởng đế chế này thông báo cho tên standartenführer này biết rằng, sau các cuộc thử nghiệm thành công ở Peremünd trong khuôn khổ hai dự án tuyệt mật, quốc trưởng ra lệnh chuẩn bị tiến hành xây dựng các công trình tại các vùng duyên hải ở miền Bắc nước Pháp.
Các công trình được đề cập trong thư giống như các hầm trú ẩn cho tàu ngầm với mái bê tông rất dày.
Toàn bộ công tác chuẩn bị sơ bộ cho công trình mới mà tên standartenführer này đã biết trước, phải được hoàn thành cấp tốc để việc xây dựng tuyệt mật này có thể được bắt đầu vào bất kỳ lúc nào khi có lệnh của quốc trưởng.
Trong thư không có một chữ nói cho biết hai dự án thử nghiệm là gì và phải xây dựng các công trình bê tông dọc bờ biển Bắc Pháp là để làm gì. Đến lúc đó, Robin vẫn chưa hề nghe thấy ai nói gì về Peremünd. Nhưng rõ ràng ông đang gặp phải cái gì đó đặc biệt quan trọng. Ông cố ghi nhớ nội dung bức thư và trở lại phòng ngủ.
Tên Đức cứ trở mình hết bên nọ sang bên kia. Nhưng Robin cũng vẫn nhét được bức thư trở lại vào túi hắn. Sau khi làm xong, xúc động và hồi hộp, ông ra khỏi căn phòng khách sạn.
Vậy thì ông đã phát hiện ra cái gì? Có lẽ chỉ bản thân Hitler và những tay chân thân tín nhất của hắn mới biết bức thư nói về cái gì. “Các vùng duyên hải ở miền Bắc nước Pháp” - điều đó có thể có nghĩa là bọn Đức đang chuẩn bị một cuộc tiến công bí mật cực kỳ bất ngờ vào nước Anh... mà có thể là một đòn đánh mới vào thành phố London. Xem trong cuốn sổ tay địa lý nước Đức, Robin mới biết Peremünd nằm hơi chếch phía Tây Schtettin trên bờ biển Meklenburg, nơi có con sông nhỏ Pene đổ vào biển Baltic. Bọn Hitler đang thực hiện dự án gì ở đó mà lại cần đến những công trình xây dựng lớn dọc eo biển Măngsơ nhỉ?
Quay lại thời gian trước, chúng ta nhớ lại vào tháng 10 năm 1948 khi xuất hiện bản báo cáo chính thức của Thống chế không quân Anh Sir Roderick Hill về các chiến dịch không quân nhằm bảo vệ nước Anh. Trong đó có viết:
“Việc bọn Đức chuẩn bị sử dụng tên lửa tầm xa vào mục đích quân sự lần đầu tiên đã được đề cập đến trong một báo cáo mà chúng ta nhận được ngay đầu chiến tranh. Sau đó, vào cuối năm 1942, trong các báo cáo của các điệp viên có nói rằng, trên bờ biển Baltic, các tên lửa đó đã được phóng thử. Vào đầu năm 1943, việc liên lạc với trạm thử nghiệm Đức ở Peremünd đã được thiết lập”.
Trên thực tế, chính quyền Anh lần đầu tiên được biết về hoạt động nghiên cứu phát triển tên lửa qua bản báo cáo được gọi là báo cáo Oslo mà cơ quan tình báo Anh nhận được vào năm 1939. Tháng 5 năm 1942, trong một chuyến bay do thám các tàu chiến đậu ở Kiel và căn cứ hải quân ở Swinemünd, một máy bay trinh sát của Không quân Anh đã bay qua bờ biển Meklenburg. Viên phi công đã chụp được những mục tiêu được mô tả là “những vòng tròn lớn” ở Peremünd. Và mặc dù bản báo cáo của viên phi công đã được đưa qua tất cả các phòng hữu quan nhưng họ không xác định được điều gì và chẳng có biện pháp đối phó nào được áp dụng.
Quả tên lửa Faw-2 (còn gọi là V-2 - tên lửa đường đạn đầu tiên thế giới, cùng với Faw-1 (V-1) - tên lửa hành trình đầu tiên trên thế giới là những “Vũ khí phục thù” (Vergeltungswaffe) của phát xít Đức, được sử dụng lần đầu tiên để chống nước Anh trong những năm 1944-1945 - ND) đầu tiên, trước đó Hitler đã gọi là “Vũ khí phục thù” (Vergeltungswaffe) đã được tướng Dornbeger và Werner von Braun (Wernher von Braun (1912-1977), công trình sư tên lửa nổi tiếng của Đức và Mỹ, nguyên Giám đốc chương trình nghiên cứu tên lửa của Đức và phụ trách thiết kế tên lửa tầm xa nhiên liệu lỏng V-2, cũng như đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành kỹ thuật tên lửa-vũ trụ của Mỹ sau này - ND) cho phóng vào tháng 10 năm 1942. Cũng khoảng thời gian đó, ở Peremünd, bọn Đức đã hoàn thành việc thiết kế mẫu tên lửa F-103. Đến cuối mùa Thu năm 1942, các điệp viên Anh ở hai bờ biển Baltic đã gửi những báo cáo thường xuyên về hoạt động chế tạo vũ khí tầm xa của bọn Đức.
Các chuyên gia tình báo chuyên về các vấn đề kỹ thuật ở Bộ Chiến tranh Anh ở London từ lâu đã biết những nghiên cứu mà bọn Đức tiến hành trên bờ biển Baltic. Ban đầu, họ cho rằng, ở đó bọn Đức đang phát triển đạn pháo hạng nặng. Và chỉ nhờ vào bản báo cáo về những công trình bê tông dọc theo bờ biển Măngsơ trong đó cũng đề cập đến những nghiên cứu ở Peremünd, Robin đã trao cho người Anh chiếc chìa khoá để khám phá ý đồ oanh tạc London của bọn Đức.
Điều đó đã thúc đẩy người Anh nghiên cứu kỹ lưỡng các báo cáo của cả các điệp viên khác trong thời gian mấy tháng gần nhất và việc đó lại dẫn đến những bức ảnh chụp tháng 5 năm trước. Tiếp ngay sau đó là mệnh lệnh cho các phi công trinh sát của Anh chuyển trọng tâm chú ý sang địa danh Peremünd.
Những bức ảnh được chụp ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác đều được phân tích kỹ lưỡng. Một thời gian sau, trong một chuyến bay trinh sát như vậy, viên phi công đã phát hiện được một đường băng cất-hạ cánh, còn trên đó là một quả tên lửa Faw-1. Cũng trong khoảng thời gian đó, các thành viên của tổ chức bí mật của lực lượng kháng chiến Pháp tại vùng bờ biển Măngsơ đã phát hiện được một cấu trúc bê tông khổng lồ do quân Đức xây dựng ở gần Batten.
Bản thân Robin, vào đầu năm 1943, cũng tiếp tục điều tra theo hướng tin được mở lại. Ông đã hạ lệnh cho tất cả các nhóm kháng chiến bí mật Pháp thuộc quyền tìm hiểu toàn diện về hoạt động xây dựng bí mật. Từ miền Đông Pháp, ông nhận được một báo cáo của một điệp viên mới sinh sống trên biên giới Đức-Bỉ. Là một người Đức, anh ta đang tại ngũ trong Wehrmacht (Quân đội Đức phát xít) và năm 1942 đang cùng đơn vị đóng tại khu vực bờ biển Baltic và cũng ở đó anh ta đã trông thấy một vụ phóng tên lửa. Không lâu sau đó, anh ta bị điều sang Pháp, ở đó anh ta lập tức đào ngũ và gia nhập hàng ngũ các chiến sĩ chống phát xít hoạt động bí mật.
Một thời gian sau lần ông lục lọi túi của viên kỹ sư Đức, Robin lại xuất hiện ở khách sạn Royal Monceau. Lần này, chào đón ông là những “tin buồn”.
“Bạn thân mến, - gã người Đức nói - tôi nói để anh biết tôi đang làm một nhiệm vụ rất quan trọng. Sẽ có lệnh từ Berlin và tôi phải tới miền Bắc Pháp công tác. Có lẽ tôi sẽ vắng mặt ở Paris trong vòng một hoặc hai tuần. Nhưng ngay khi tôi trở về, chúng ta nhất định sẽ gặp nhau”.
Từ hôm đó, Robin không còn bao giờ gặp lại tên schtandartenführer ấy nữa. Đến đầu năm 1943, khi mà theo tính toán của ông, tên Đức kia đã phải có mặt ở Paris thì Robin bỗng nghi là bọn phản gián quốc xã đóng trên đại lộ Foch đã bắt đầu quan tâm đến quý ngài Walther đến từ Strasbourg.
Đến lúc đó, ngoài “tình bạn” với phái viên của Schpeer, Robin còn hợp tác với nhóm kháng chiến do đại tá Moris Bookmaster chỉ đạo từ London. Các chiến sĩ của nhóm này đã mở két sắt của ban quân quản vận tải quân sự ở Salonsur-marne. Trong két sắt này, họ đã tìm thấy và chụp lại lịch trình chạy tàu trên đường sắt của Bỉ và Bắc Pháp.
Đối với các đơn vị du kích kháng chiến và các cơ quan tình báo Anh được họ cung cấp tin, lịch trình chạy tàu này cũng là lịch trình phá hoại và đánh bom các đoàn tàu hoả chở hàng của quân Đức. Robin tiếp tục thu thập tin tức về lịch trình chuyên chở các đơn vị quân Đức cho đến khi bọn phản gián Đức lần ra (cho đến nay vẫn chưa rõ điều này đã xảy ra như thế nào) dấu vết của ông. Đến mùa Hè năm 1943, ông đã phát hiện mình bị “bám đuôi” và Robin buộc phải chạy về tổ quốc Thuỵ Sĩ. Ở đó, ông vào làm cho phái bộ ngoại giao Anh ở Bern và kết thúc chiến tranh với quân hàm trung tá, chỉ huy một nhóm kháng chiến Pháp, thường xuyên di chuyển từ nhà mình ở Lozanne về Pháp băng qua biên giới Pháp.
Vào cuối năm 1944, cảnh sát Thuỵ Sĩ bắt giữ ông và đưa ra lời cáo buộc ông vi phạm quy chế trung lập của Thuỵ Sĩ. Sau khi bị thẩm vấn, ông đã được tạm thả có bảo lãnh và ông tiếp tục phục vụ với tư cách một sĩ quan của quân đội đồng minh. Nước Thuỵ sĩ trung lập về hình thức, nhưng thực chất là thân đồng minh, liên tục trì hoãn phiên toà xử Robin và trùng trình mãi cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ông bị tuyên là phạm tội có “những vi phạm mang tính kỹ thuật” đối với quy chế trung lập của Thuỵ Sĩ, nhưng ông được miễn tội gây tổn hại những lợi ích của nước này.
Để biểu lộ thái độ thực sự của mình đối với Robin, cả 5 thẩm phán quân sự Thuỵ Sĩ đều mang cấp bậc đại tá, những người xét xử vụ án của ông (còn ông thì đòi việc xử ông phải là do những sĩ quan cùng cấp với ông tiến hành), khi kết thúc phiên toà đã rời khỏi chỗ ngồi và đứng xếp hàng tại chỗ thường giành cho các luật sư bào chữa ở ngay trước mặt Robin và vui mừng bắt tay ông. Một trong số họ thì thào: “Ngài hiểu cho, thưa monsieur (ông), chúng tôi chỉ thực hiện bổn phận của những sĩ quan Thuỵ Sĩ, nhưng với tư cách những người Thuỵ Sĩ tự do, chúng tôi tự hào về ngài”.
Trong những năm 50, Robin lại trở thành lãnh đạo của một hãng thương mại ở ngay tại trung tâm Paris. Vào năm 1957, khi Nữ hoàng Elizabeth II đến thăm Paris, ông đã là một trong số ít những người lãnh đạo phong trào kháng chiến cũ được giới thiệu với bà.
Lần đề cập đến Robin cuối cùng, chúng ta còn gặp ở một vị anh hùng kháng chiến khác - đại uý Peter Churchill. Ông đã viết:
“Chẳng có mấy người hy vọng có thể cạnh tranh với Robin về những công việc tuyệt vời mà ông đã làm. Ông chính là một David của thế kỷ này, người đã dùng trí thông minh và sự cương quyết của mình chống lại Goliath là tên khổng lồ Đức quốc xã. Một lần, tướng Eisenhower đã nói rằng, hoạt động của lực lượng kháng chiến Pháp đã giúp rút ngắn nửa năm chiến tranh ở châu Âu. Theo tôi, Robin có quyền nói rằng, sự thừa nhận ấy đối với những công lao của phong trào kháng chiến Pháp mà trước hết cũng là giành cho chính ông và những người mà ông đã lãnh đạo”.
Điệp viên thế kỷ XX: Quả lừa tên lửa vĩ đại
VietnamDefence -
Cả chiến dịch nhằm làm cho người
Mỹ ngộ nhận tin vào sự an toàn không thể tổn thương của các tên lửa của
họ sau này được phương Tây gọi là “Quả lừa tên lửa vĩ đại”.
Viên đại tá GRU
(GRU - tên viết tắt của Tổng cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu các lực lượng
vũ trang Liên Xô (Nga hiện nay) - ND) công tác tại Moskva chẳng cần
vòng vo đã đề nghị được làm việc cho các cơ quan tình báo phương Tây.
Tuy vậy, không có ai vội vã tuyển mộ anh ta. Người Mỹ không thích những
kẻ tới thẳng sứ quán tự hiến mình. Người Canada coi hắn là mồi câu. Chỉ
có người Anh quan tâm... Và vào tháng 4 năm 1961, khi đại tá Oleg
Vladimirovich Penkovsky đến London dưới vỏ bọc thành viên của phái đoàn
thương mại Liên Xô, thương gia Gravily Winn, người làm việc cho cơ quan
tình báo Anh MI-6 đã chờ hắn tại sân bay...Oleg Penkovsky tại tòa |
Rõ ràng, người Anh đã kịp tiến hành các thao tác điều tra, dò hỏi nào đó - bây giờ thì điệp viên mới của họ đã khiến cho cả người Mỹ cũng quan tâm. Việc thẩm tra hắn được bắt đầu tại khách sạn ngay hôm đó.
Viên sĩ quan tình báo 43 tuổi tuyên bố hoàn toàn thất vọng với hệ thống cộng sản và sẵn sàng cộng tác, giúp đỡ để huỷ diệt nó bằng cách chuyển cho phương Tây các bí mật của Liên Xô. Để làm lễ ra mắt, phó trưởng nhóm phối hợp GRU-KGB về thu thập và phân tích thông tin khoa học-kỹ thuật Penkovsky đã bán đứng vài trăm sĩ quan GRU hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới. Hơn nữa, phần lớn họ đã bị các cơ quan tình báo phương Tây biết rõ. Điều chủ yếu là cái khác: đó là các tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng tên lửa Liên Xô và bản copy các bài giảng về chủ đề này.
Cũng cần phải nói rằng, vào giữa những năm 50, trên cơ sở các tin tức tình báo, giới quân sự Mỹ đã đi đến kết luận: người Nga đã vượt trội khá nhiều so với Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển các tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM). Chính phủ Mỹ đã chi cho Lầu Năm góc một khoản tiền lớn và 3 năm sau, đã xuất hiện các tên lửa mới Thor. Vào năm 1958, chúng được triển khai trên bờ biển phía Đông nước Anh nhằm bắn vào Moskva. Trong những chuyến đi sau đó tới London và Paris, viên đại tá đã trao cho Winn những phim âm bản chụp các tài liệu do hắn chụp. Hắn còn chuyển giao phim cả ở Moskva. Liên lạc viên là Rory Cheasholm - vợ của một nhân viên MI-6, thuộc biên chế đại sứ quán Anh. Việc giao tài liệu thường diễn ra khi cô ta cùng các con đi dạo ở công viên.
Vào đầu năm 1962, Cheasholm nghi ngờ có người theo dõi, vậy mà viên đại tá thì không chút đề phòng, thậm chí lại bắt đầu giao tài liệu cho cô ta ngay trong các buổi tiếp tân ngoại giao nơi dễ có nguy cơ bị phản gián phát giác. Kết quả là Penkovsky bị bắt vào ngày 22 tháng 10. Sau đó, tại Budapest, Winn cũng bị tóm. Trong khi hỏi cung tên này, người ta đã cho hắn xem băng ghi âm các cuộc nói chuyện với Penkovsky tại khách sạn Ucraina. Điều đó cho thấy bọn chúng đã bị theo dõi từ rất lâu. Tưởng chừng câu chuyện đã kết thúc. Trên thực tế, câu chuyện mà trong đó viên đại tá chỉ là quả chanh vắt hết nước, mới chỉ bắt đầu.
Như vậy, hắn đã trao cho người Mỹ tài liệu về loại vũ khí đối kháng chủ yếu của chúng ta (Liên Xô) - tên lửa tầm trung R-12 (Mỹ và phương Tây gọi là SS-4). Vào năm 1962, người Mỹ phát hiện các tên lửa này được triển khai ở Cuba và họ nghiêng về ý kiến cho rằng Liên Xô không có khả năng chế tạo các tên lửa đường đạn xuyên lục địa mạnh. Liên Xô chỉ dựa vào các tên lửa tầm trung.
Các cơ quan của FBI (Federal Bureau of Investigation (FBI) - Cục Điều tra Liên bang Mỹ, cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm về phản gián và an ninh nội địa của Mỹ - ND) đến nay vẫn còn nhớ đến vụ mà họ gọi là “cuộc săn đuổi vui vẻ bọn buôn bán vũ khí”.
Vào đầu những năm 60, nhà ngoại giao Liên Xô Isakov đã lôi họ theo đi khắp nơi, đến với hết nhà buôn vũ khí này đến nhà buôn vũ khí khác. Khi biết bị theo dõi, Isakov liền liên hệ với một nhà buôn vũ khí trong số đó, ông này đã đồng ý bán các linh kiện bí mật cho Isakov. Các nhân viên FBI lập tức ra tay ngăn chặn vụ làm ăn vì Isakov muốn mua các máy gia tốc.
Nhà phản gián sừng sỏ của Mỹ, xếp của FBI khi đó Edgar Hoover rất hài lòng với cú bắt quả tang này. Chắc chắn là các nhà ngoại giao mà ông ta tuyển mộ đã báo tin rằng, giới lãnh đạo ở Moskva đang yêu cầu khẩn cấp thu thập càng nhiều càng tốt thông tin về các máy gia tốc của Mỹ.
Việc phân tích các băng nghe lén thu được đã cho thấy sự không thống nhất đến khó tin của các tham số khi đo cùng một đại lượng. Một kết luận được rút ra - các tên lửa SS-7 và SS-9 hiện đại nhất của Liên Xô không có khả năng diệt các mục tiêu nhỏ như các giếng phóng tên lửa trên đất liền của Mỹ.
Và cuối cùng, người Mỹ đã có được chứng cứ mắt thấy - các vệ tinh của họ đã bắt đầu chụp ảnh một trường thử ở Siberia ngay hôm sau khi các vụ thử tên lửa được tiến hành ở đây. Trên các ảnh chụp thấy rất rõ các hố và các cột đánh dấu mục tiêu. Độ chính xác điểm chạm tồi hết chỗ nói!
Về việc tín hiệu đo từ xa của các tên lửa Liên Xô bị chặn thu thì giới quân sự Liên Xô đã biết từ lâu. Ngay vào năm 1957, Quân đội Xôviết đã bắn rơi trên lãnh thổ Liên Xô một chiếc máy bay vận tải của Mỹ, trên đó họ đã tìm thấy những băng ghi chứng tỏ điều đó. Thêm vào đó là ba năm sau, hai nhà toán học trẻ của Cục An ninh Quốc gia Mỹ NSA chịu trách nhiệm phân tích những tín hiệu đo từ xa này, đã chạy trốn sang Moskva theo tiếng gọi của lý tưởng Cộng sản. Hiển nhiên là họ đã khai báo về cách thức Mỹ tiến hành chặn thu. Có lẽ cũng chính vào lúc đó đã nảy sinh ý đồ làm cho đối phương tin vào sự bất lực của các tên lửa đưòng đạn xuyên lục địa Xôviết. Tội gì mà lại đi khuyến khích đối phương nghiên cứu chế tạo các vũ khí đối kháng hiệu quả hơn?
Điều chỉnh vụ đánh lừa đại quy mô, biết cái gì người Mỹ tin, cái gì không, cần phải có những “chuột trũi” - những nhân viên các cơ quan tình báo nước ngoài làm việc cho Liên Xô. Ví dụ, khi điệp viên Liên Xô trong cơ quan tình báo Tây Đức Hans Felfe đã mấy lần chuyển sang phương Tây tin tức phóng đại số lượng bom hạt nhân của Liên Xô, các “chuột trũi” đã báo cáo lại rằng, Lầu Năm góc nghiêng về ý kiến cho là Liên Xô dựa vào không quân chiến lược nhiều hơn là vào tên lửa đường đạn xuyên lục địa. Điều đó rất hợp ý Liên Xô và có vẻ như là một chứng cứ ủng hộ cho nhận định của Mỹ, trong một buổi duyệt binh tháng 5 ở Moskva, bay ào ào trên đầu các tuỳ viên quân sự có mặt trên Quảng trưởng Đỏ là cả đoàn máy bay ném bom đông đảo (thực ra đó chỉ là một số máy bay bay vòng đi vòng lại).
Các tên lửa cũng tham gia diễu hành trong buổi lễ này để ra vẻ như là các tên lửa cấu thành nền tảng của lực lượng tên lửa Xôviết, nhưng trên thực tế là chúng vẫn chưa được triển khai rộng rãi vì ta phải biết rằng, các tên lửa đường đạn xuyên lục địa RS-13 (SS-13), theo đánh giá của phương Tây, có sai số vòng tròn xác suất khá lớn, phải đến cả dặm.
Lọt vào tay kẻ thù tiềm tàng một cách rất tự nhiên là những bài báo khoa học của Liên Xô mô tả “phương pháp bầu cử”, theo đó giá trị đo khác biệt nhất của một trong 3 máy gia tốc bị loại bỏ đi, còn từ giá trị đo của hai máy gia tốc còn lại, người ta thu được giá trị trung bình.
Các chuyên gia tung tin giả chỉ còn mỗi việc là lắp thêm cho mỗi tên lửa thử nghiệm 6 máy gia tốc được điều chỉnh linh tinh từ trước. Người Mỹ chặn thu được tín hiệu của cả 9 máy gia tốc và chắc mẩm là các tên lửa Nga còn rất lạc hậu. Còn các chuyên gia Liên Xô thử nghiệm tên lửa thì chỉ cần không tính đến các giá trị đo giả.
Nhân đây, cũng phải nói rằng, Penkovsky đã chuyển cho người Mỹ rất ít tin tức về tên lửa đường đạn xuyên lục địa mặc dù với cương vị của mình hắn có thể biết được nhiều hơn nhiều. Còn liên quan đến tên lửa R-12, hắn báo cáo sai số vòng tròn của nó đúng bằng 2 km - của đáng tội nghe nói các tên lửa này đúng là không chính xác thật.
Vậy là vụ lừa bịp đại quy mô đã bắt đầu có tác dụng. Trong gần như một thập kỷ, các giếng phóng tên lửa Mỹ thực tế nằm đấy mà chẳng có gì bảo vệ cả và trong tình huống các sự kiện tiến triển theo chiều hướng xấu thì Liên Xô có thể tiêu diệt được chúng.
Sự lú lẫn của Lầu Năm góc bắt đầu tan biến vào năm 1968 khi Liên Xô thử nghiệm các tên lửa mới cực kỳ tối tân, kể cả những tên lửa mang nhiều đầu đạn tự tách. Hoá ra là cả loại tên lửa đã được nhận vào trang bị (nghĩa là đã được thử thách nhiều lần) dài 30 m SS-9 có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 25 megaton đến một mục tiêu ở xa gần 13.000 km với độ chính xác chỉ một phần tư dặm.
Người Mỹ vẫn còn ấp ủ nuôi hy vọng người Nga sẽ không thể dẫn chính xác các đầu đạn tự tách - những đầu đạn này, trước khi diệt mục tiêu, sẽ tách các đầu đạn khi cách mục tiêu nhiều kilômet, - nhưng cả ở đây chờ đợi người Mỹ cũng lại là một sự thất vọng tràn trề - Liên Xô đã thử nghiệm cật lực các tên lửa đường đạn xuyên lục địa RS-16 (SS-17), RS-18 (SS-19), RS-20 (SS-18). Sai số dẫn cho các đầu đạn riêng biệt của chúng không quá 200 m.
Cuối cùng thì mây cũng tan vào đầu những năm 70 khi mà trên một trường thử của Liên Xô, do nhận nhầm một vệ tinh vệ tinh chụp ảnh do thám của Mỹ là vệ tinh trinh sát điện tử nên Liên Xô chẳng thèm che giấu các tên lửa. Chiếc vệ tinh Mỹ đã chụp lia lịa cảnh các máy ủi và máy xúc đang lấp mấy các hố này và đào mấy cái hố khác, còn các công nhân thì đang di chuyển các cột tiêu để chuẩn bị cho sự ghé qua đang được chờ đợi của chiếc vệ tinh Mỹ kia.
Và tất nhiên là sau khi đã biết vụ tung tin giả đã bị Mỹ khám phá, người Liên Xô cũng đã ngừng lấp các hố, tín hiệu đo từ xa thì được mã hoá, còn các điệp viên bơm tin giả cùng thôi không đưa tin về sự không chính xác của các tên lửa Xôviết nữa.
Cả chiến dịch nhằm làm cho người Mỹ ngộ nhận tin vào sự an toàn không thể tổn thương của các tên lửa của họ (và do đó làm cho chúng bị bỏ chỏng trơ mà chẳng được bảo vệ khỏi đòn đánh đầu tiên), sau này được phương Tây gọi là “Quả lừa vĩ đại về tên lửa”. Vậy thì đại tá Penkovsky, dù vô tình hay cố ý, đã đóng vai trò gì trong điệp vụ này khi cung cấp cho cơ quan tình báo ở bên kia bờ đại dương những tin tức miêu tả “sự không chính xác của các tên lửa Xôviết”? Và nếu như là cố ý thì liệu Penkovsky có phải đã thực sự bị xử tử vào ngày 16 tháng 5 năm 1963 sau một phiên toà được đưa tin rùm beng hay không? Ai mà biết được. Chỉ có GRU biết mà thôi.
Điệp viên thế kỷ XX: “Bàn tay” của Moskva
VietnamDefence -
Căn cứ vào các tài liệu báo cáo
mật thì trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai, Moskva có tới
200 điệp viên hoạt động ở Anh và Mỹ, trong đó có cả những nhân vật chủ
chốt của lưới tình báo Cambridge.
Gần 2.500 bức điện mật mã được công khai hoá mặc dù có sự phản đối mạnh mẽ từ phía tình báo Anh đã cho thấy mức độ thành công của các điệp viên Xôviết trong việc thu thập những bí mật quan trọng nhất của Mỹ.
Các bức điện chứng thực Theodore Hall, nhà vật lý Mỹ, hiện đang sống ở Cambridge, đã chuyển cho người Nga những thông tin về dự án Manhattan chế tạo bom nguyên tử. Tiến sĩ Hall đã được tuyển năm 1944 khi mới 19 tuổi và có bí danh “Chàng trai trẻ”.
Sau này, ông đã thừa nhận ông căm thù cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Các tài liệu còn viết là Piere Caut, nguyên bộ trưởng trong chính phủ của mặt trận bình dân thời trước chiến tranh, được người Nga tuyển dụng khi ông ở Mỹ trong thời gian chiến tranh. Ông có bí danh “Dedalos”.
Các tài liệu còn nêu tên John Little được người Nga nhắc đến với tư cách một viên chức của bộ lao động. Có tin, năm 1940, ông đã cung cấp thông tin chi tiết về tình hình sản xuất máy bay và tình trạng ngành công nghiệp, kể cả sự kiện thiếu thép. Nhân viên mật mã viết trong mẩu giấy đính kèm: “Có lẽ, đây là John Karrouters Little, người sau này phụ tránh ngành công nghiệp ở bộ của mình”.
Klaus Fuch, nhà bác học sinh ra ở Đức, mang quốc tịch Anh, bị bắt giữ vào năm 1950, đã cung cấp cho Moskva “các tin tức về bom nguyên tử”. Moskva đã thông báo cho các thành viên phái bộ Liên Xô ở New York rằng, Fuch - bí danh “Charles” - đã cung cấp các thông tin chi tiết về các cuộc thử nghiệm trong lĩnh vực phân rã hạt nhân ở Mỹ.
Các bức điện chặn thu được đã chứng minh Donald Maclean, bí danh “Homer”, đã sử dụng vị trí của mình trong sứ quán Anh tại Washington để chuyển cho người Nga bản sao những bức điện mới nhất ghi nội dung trao đổi giữa Churchill (“Borov”) và Roosevelt (“Đại uý”), liên quan đến các kế hoạch đổ bộ quân đồng minh, đến tương lai của các quốc gia Đông Âu, và các cuộc đàm phán về phân chia khu vực chiếm đóng ở nước Đức sau chiến tranh.
Trong bức điện gửi từ Mỹ về Trung ương tình báo ở Moskva và bị chặn thu năm 1944 có viết: Về các cuộc đàm phán kinh tế Mỹ-Anh, Homer nêu ra: “Theo ý kiến của đa số trong Chính phủ Anh, số phận của Anh quốc hoàn toàn phụ thuộc vào nước Mỹ”.
Các tài liệu có những đoạn trích dẫn khêu gợi tò mò, trong đó có nhắc đến “Bá tước”, một điệp viên Xôviết hoạt động ở London, người mà dường như vào năm 1941 đã có quyền tiếp cận các tài liệu được giải mã bằng máy Enigma - loại máy giải mã tuyệt mật của Anh dùng để giải mã các bức điện quân sự và ngoại giao của Đức.
Việc giải mã các tài liệu này được thực hiện thông qua việc tiến hành chiến dịch “Venona”. Washington đã mô tả nó là “công việc phân tích nhọc nhằn” do các nhân viên mã thám của Cục An ninh Quốc gia Mỹ NSA và cơ quan thông tin liên lạc chính phủ Anh tiến hành. Việc giải mã này được tiến hành mà không có sự trợ giúp của máy tính điện tử và kết thúc vào năm 1980, còn nhiều bức điện chặn thu được vẫn chưa được giải mã.
Quyết định công khai hoá các tài liệu này đã được Washington đưa ra mà đã buộc Whitehall công bố chúng.
Ghi chú: Trong hoạt động nghiệp vụ vào thời gian chiến tranh, Trung ương tình báo ở Moskva đã sử dụng các tên gọi quy ước sau: “Bọn bán giò” - người Đức; “thuộc địa” - Anh quốc; “bọn thực dân” - người Anh; “dân đảo” - người Anh; “Karfagen” - Washington; “đất nước” - Mỹ; “liên đoàn” - chính phủ Mỹ; “đại uý” - Roosevelt.
***
Khá lâu trước khi nhà văn Anh Ian Fleming xây dựng nên nhân vật “điệp viên 007” James Bond trứ danh của mình thì trên bờ sông Thames, trong những năm 40 của thế kỷ 20, người trùng tên của anh ta, cũng là Bond, vẫn còn đang dạo chơi. Điểm khác biệt duy nhất giữa Bond trong đời thực với siêu người hùng trong sách vở là ở chỗ anh ta tên là Vladimir và làm việc cho “quân thù”, cho tình báo Liên Xô.
Có lẽ không ai ở Anh và trên thế giới biết đến sự tồn tại của điệp viên KGB này nếu như Chính phủ Anh không quyết định công bố 2.500 bức điện thời Thế chiến II trong kho lưu trữ của các cơ quan tình báo Anh mặc cho sự phản đối quyết liệt từ phía các hiệp sĩ của áo choàng và dao găm Anh quốc. Theo như nội dung các hồ sơ là bản giải mã các bức điện vô tuyến gửi từ Lubyanka cho các điệp viên Xôviết ở Anh và Mỹ và được các nhà phân tích mã Mỹ, Anh giải mã thì Moskva không quá cưng chiều Vova Bond vì anh ta làm việc cực kỳ tồi.
Chẳng hạn, trong một trong số các bức điện, Moskva yêu cầu trạm trưởng tình báo KGB ở London cử Bond “một lần nữa đi làm nhiệm vụ và nó phải được thực hiện một cách cẩn thận hơn”. “Trong túi tài liệu gần đây nhất, chúng tôi đã nhận được từ Bond tài liệu gồm phim chụp các sơ đồ radar và sổ ghi mã liên lạc, - bức điện vô tuyến mà ngưòi Anh chặn thu được viết. - Các bức ảnh chụp không được nét, còn bản thân sổ ghi mật mã thì bị nhoè và được chụp mà không điều chỉnh tiêu cự. Hãy cử Bond thực hiện nhiệm vụ này và yêu cầu anh ta chụp lại toàn bộ” .
Theo 2.500 hồ sơ lưu trữ bị giải mật, ngoài anh chàng Vladimir vụng về thì ở Anh và Mỹ còn có hơn 200 điệp viên làm việc cho Moskva trong thời gian Thế chiến II. Họ đã cung cấp cho Moskva những thông tin siêu mật, kể cả về hoạt động chế tạo bom nguyên tử. Các cơ quan phản gián Anh và Mỹ đã khám phá được phần lớn các điệp viên KGB hoạt động ở nước họ sau khi tiến hành chiến dịch chống tình báo Liên Xô vào cuối những năm 40, đầu những năm 50 mật danh Venona, trong quá trình chiến dịch, những cái đầu thông minh nhất của tình báo Anh và Mỹ mò được khoá mã cho phép họ giải mã các bức điện từ Lubyanka.
Như các tài liệu độc nhất vô nhị này cho thấy, “Nhóm Cambridge” lừng danh, trong đó có Donald Maclean và Kim Philby, còn gồm cả một người nữa là nhà vật lý Mỹ Theodore Hall hiện đang sinh sống ở thành phố đại học Cambridge. Trên cơ sở các hồ sơ được công khai hoá, có thể đưa ra kết luận: chính Hall, người có bí danh “Chàng trai trẻ” trong các bức điện, là một trong số các nhà bác học đã cung cấp cho Liên Xô tin tức và phim về hoạt động bí mật chế tạo vũ khí nguyên tử của phương Tây. Ngoài ra, thông qua điệp viên “Bá tước” của mình, từ năm 1941, Moskva đã tiếp cận được với dự án Enigma của Anh - dự án có mục đích tìm khoá giải mã các bức điện quân sự và ngoại giao của Đức.
Xét về tổng thể, những người tham gia chiến dịch Venona đã không bực tức gì đối với các đối thủ Liên Xô của mình và thậm chí họ còn muốn tổ chức một hội nghị đặc biệt về chiến dịch tình báo này, dự định mời các nhân viên hồi hưu của CIA, KGB và các cơ quan tình báo Anh tham dự. Thực ra, các James Bond của Anh sẽ chỉ có thể lắng nghe các đồng nghiệp phát biểu bởi vì Whitewall đã nghiêm cấm các cựu nhân viên tình báo của mình không được trao đổi những hồi ức với các đại biểu tại diễn đàn chưa từng có này.
Điệp viên thế kỷ XX: Người Aria chân chính
VietnamDefence -
Ông chính là một David của thế
kỷ này, người đã dùng trí thông minh và sự cương quyết của mình chống
lại Goliath là tên khổng lồ Đức quốc xã
V-2 là tên lửa đường đạn đầu tiên thế giới cùng với Faw-1 (V-1) - tên lửa hành trình đầu tiên trên thế giới là những “Vũ khí phục thù” (Vergeltungswaffe) của phát xít Đức, được sử dụng lần đầu tiên để chống nước Anh trong những năm 1944-1945. Quả tên lửa V-2 đầu tiên được phóng đi vào ngày 3.10.1942. Đây là tên lửa chiến đấu tầm xa đầu tiên trên thế giới (DailyMail) |
Vào thời của mình, ông khá nổi tiếng trong giới “làm ăn lớn” ở Âu châu. Tại nước Pháp đang bị quân phát xít chiếm đóng, ông thực hiện nhiệm vụ của cơ quan tình báo Anh, đồng thời tích cực tham gia phong trào kháng chiến, điều đã khiến London không hài lòng.
Khi những dòng này được viết nên, Robin đã xấp xỉ 70 tuổi. Chiến tranh dã kết thúc từ lâu, cái gì là bí mật của nó thì người ta cũng đã biết, nhưng ông vẫn yêu cầu phải giấu tên và có lẽ ông còn phản đối nếu người ta gọi ông là gián điệp vĩ đại. Theo ông, các gián điệp hoạt động với mục đích vụ lợi, còn Robin không như thế, ông là nhà tình báo chân chính vĩ đại. Trong suốt thời gian làm việc cho nước Anh và các nước đồng minh, ông không nhận của họ một xu, mà trái lại, ông đã chi cho các điệp vụ số tiền khá lớn trong gia tài không nhỏ của mình và không bao giờ đòi hoàn trả những chi phí ấy. Ông cho rằng, làm việc cho đồng minh nghĩa là ông đã thực hiện những nghĩa vụ công dân và nghĩa vụ quốc gia của mình.
Con người chính nhân quân tử này sinh ra ở Bern (thủ đô Thuỵ Sĩ). Ông là con trai của một người Thuỵ Sĩ gốc Do Thái và người mẹ là một phụ nữ quê ở vùng Alsace. Ông học hành ở Montre, nhưng vào tuổi thanh niên đã cùng cha mẹ chuyển tới Paris, thành phố đã trở thành ngôi nhà thứ hai trong phần lớn cuộc đời ông. Đến năm 1940, khi Robin 47 tuổi, ông đã là một doanh nhân tầm cỡ quốc tế.
Vào cuối tháng 6 năm 1940, chính phủ Pháp đầu hàng và quân đội Đức đã chiếm đóng nước này. Robin hiểu rằng, điều đó báo trước những thay đổi lớn lao và nguy hiểm trong cuộc sống của tất cả những người Do Thái ở Pháp. Và điều đó đã đặt ra cho ông một loạt vấn đề gia đình và cá nhân cấp bách. Ông đã có một lựa chọn: một là trở về nhà ở Thuỵ Sĩ, nơi mà bằng những quan hệ của mình trải dài từ Berlin tới New York, ông có thể tạo nên một gia tài lớn nữa, hai là chuyển sang Anh - ông có nhiều bè bạn làm ăn ở London. Và cuối cùng, ông có thể ở lại Paris và bắt đầu cuộc chiến đấu.
Robin lựa chọn phương án cuối cùng. Đúng một hoặc hai ngày sau, thông qua người bạn cũ của mình, một đại tá Phòng Nhì Pháp (Deuxième Bureaux, cơ quan tình báo quân đội Pháp - ND), ông đã liên hệ với cơ quan tình báo Anh. Liên lạc viên của ông là một người đứng tuổi có một bình phong là hiệu thực phẩm tạp hoá ở một thị trấn ở Tây Bắc Paris. Một hoặc hai tuần sau khi quân Anh di tản khỏi đất Pháp, người ta để lại cho ông một điện đài. Khi biết điều này, Robin nói thẳng với anh ta: “Tôi sẽ làm việc cùng với các anh, chứ không phải cho các anh”.
Sau nhiều chuyến phiêu lưu mạo hiểm, kể cả việc gặp gỡ các sĩ quan tình báo Anh trên các tàu của Hải quân Hoàng gia Anh, cho đến giữa năm 1942, Robin đã trở thành một những điệp viên trọng yếu nhất của cơ quan mật vụ Anh tại nước Pháp bị chiếm. Cao ráo và hào hoa phong nhã, ông vào vai một người dân Alsace có quan điểm thân phát xít lộ liễu và có thể gia nhập bất kỳ nhóm người Đức nào ở Paris bị chiếm đóng. Một trong các sĩ quan Đức có ấn tượng bởi mái tóc sáng và đôi mắt đầy biểu cảm của Robin đã nói với ông rằng ông gần như là một “người Aria chân chính” hoàn hảo theo các chuẩn mực của quốc trưởng.
Đầu mùa hè năm 1942, Robin đã làm quen với đại uý Danneker, đại diện của Adolf Eichmann ((Karl) Adolf Eichmann (1906-62), tên quốc xã phụ trách thực hiện cái gọi là "giải pháp cuối cùng cho vấn đề người Do Thái" sát hại hàng triệu người Do Thái trong Thế chiến II. Tên tội phạm chiến tranh này chạy trốn sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1962 bị các điệp viên Israel bắt giữ ở Argentina và đưa về Israel. Bị xử ở Jerusalem, bị kết án vì tội ác chống loài người tội và bị treo cổ năm 1962 - ND) tại Paris.
Trước đó mấy tuần, Reinhard Heydrich (Reinhard Tristan Eugen Heydrich (1904-1942), chỉ huy Cục An ninh SD (Sicherheitsdienst) và là phó của Heinrich Himmler, kẻ cầm đầu cảnh sát quốc xã; hắn đã chỉ huy cuộc tấn công vào đài phát thanh ở Gleitwitz (nay là Gliwice) tạo cớ cho quân Đức xâm lược Ba Lan. Hắn là kẻ tổ chức thực hiện giải pháp cuối cùng diệt chủng người Do Thái trong những năm 30-40, bị các du kích Tiệp Khắc phục kích giết chết năm 1942 - ND) đã ra lệnh cho Adolf Eichmann tổ chức thảm sát người Do Thái trên toàn châu Âu. Chính là với Danneker, Robin dưới tên giả là Jack Walther đến từ Strasbourg đã bắt đầu một công việc tối nguy hiểm nhằm cứu thoát cộng đồng Do Thái Sephardi (Do Thái gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) ở Pháp khỏi bị thảm sát.
Những thành viên có học vấn cao, theo chủ nghĩa thế giới và thường là rất giàu của cộng đồng này là con cháu của những người Do Thái Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha di cư đến Pháp từ thời có toà án dị giáo ở Tây Ban Nha. Nhiều người trong số họ đã mất đi những đường nét của người Do Thái, họ không chỉ không theo tín ngưỡng của cha ông mà xét ở mọi mặt khác họ hoàn toàn không giống người Do Thái. Cũng vì vậy mà các lãnh tụ của họ đã khẩn cầu Robin, người mà theo họ biết là có quan hệ tốt với người Đức, dàn xếp các cuộc thương lượng để loại những người Do Thái Sephardi ra khỏi danh sách lưu đày và tiêu diệt của bọn quốc xã. Mặc dù cho đến khi đó thì Robin dã giảm bớt ít nhiều liên hệ với chính quyền chiếm đóng Đức, nhưng ông vẫn duy trì những quan hệ không chính thức với chúng. Chẳng hạn, thông qua cộng đồng lưu vong Nga trắng (“Nga trắng” - cộng đồng Nga kiều lưu vong sau Cách mạng tháng Mười và Nội chiến ở Liên Xô - ND) ở Paris mà ông vốn có quan hệ hữu hảo với nhiều người trong đó, ông đã báo cho bọn Đức biết rằng, “những tên Do Thái đáng nguyền rủa” này có rất nhiều tiền và ám chỉ đến khả năng dễ dàng “xẻo được một miếng” trong đống tài sản khổng lồ này của họ chỉ bằng cái gạch bút đơn giản. Ông cũng trấn an chúng là sẽ không ai ở Berlin có thể biết được điều này.
Bọn Đức hiểu mọi ám chỉ ấy và cắn câu, nhưng trước khi đồng ý, chúng đã thực hiện những cuộc mặc cả dai dẳng bằng những lập luận triết học giả hiệu với những trích dẫn Kant và Goethe và những chai Cognac trên bàn.
Cuối cùng, chúng đã quyết định, để đổi lấy 1 triệu đô la gửi vào tài khoản bí mật trong một nhà băng Thuỵ Sĩ, các quan chức chiếm đóng Đức sẽ kiềm chế tình cảm bài Do Thái của mình và làm mọi việc để tất cả những người Do Thái Sephardi ở Pháp sẽ được coi như người Pháp và sẽ nhận được giấy tờ tuỳ thân thông thường của Pháp, trong đó không có những ghi chú về nguồn gốc Do Thái của họ.
Nhưng sau đó, có kẻ nào đó đã để lộ chuyện. SD đã đánh hơi thấy vụ áp phe này và các cuộc thương lượng đột ngột bị đứt đoạn. Nhưng đến lúc đó, “mein lieber ger Walther von Straßburg” (nghĩa là ông bạn Walther quý mến đến từ Strasbourg) đã trở thành nhân vật đáng kính trọng trong các giới quyền thế Đức, kể cả trong lực lượng SS, và được coi là con người rất có lợi khi được làm quen.
Ông tiếp tục nhận được những lời mời đến những ngôi nhà uy thế nhất trong cộng đồng Nga trắng. Tại những cuộc gặp ấy thường có những khách danh dự là những quan chức cao cấp nhất của chính quyền chiếm đóng Đức. Tại một trong những buổi tiếp đó, Robin đã mở được một “quan hệ chiếm đóng” quan trọng. Khi đi từ nhóm khách này sang nhóm khách khác, ông tình cờ bắt chuyện với một người Đức đậm người, trung tuổi trong bộ thường phục may rất khéo. Người ta giới thiệu ông khách đó là “đại diện cao cấp của Bộ trưởng đế chế Đức Schpeer”. Không nói một lời về vị thế cao cả của mình, vị khách Đức kể rằng, hắn chỉ mới sang Pháp và vẫn còn chưa được nếm mùi vị mê ly ở đất Paris bị chiếm đóng.
Khi biết Robin đã sống lâu ở thủ đô Pháp, vị khách Đức bắt đầu hỏi han về những địa điểm có thể giải trí. Hắn cười và thú nhận là rất khoái “giành thời gian để được uống rượu ngon và có nhiều gái đẹp”. Robin hiểu ngay đây chính là người Đức mà ông cần nên ông đề nghị ngay: “Thế tại sao ta không bắt đầu ngay từ hôm nay? Tôi thì hiện đang rảnh rỗi, nên ta hãy lượn xe làm quen với Paris ngay sau bữa tiệc này”.
Vị khách Đức khoái quá. Một lúc sau, hai người đàn ông tách khỏi bạn bè và rút khỏi buổi tiệc của cộng đồng Nga trắng để làm một vòng qua các tửu điếm và quán bar ở khu Elisée. Khi họ đã ngồi vào quán thứ ba, vị khách Đức bí mật cho Robin biết: “Đây đúng là cái tôi muốn. Tôi thật sự cảm ơn anh, Walther thân mến của tôi. Tôi nghĩ anh sẽ làm cho thời gian sống ở Paris của tôi trở nên rất mê ly”.
Mặc dầu vị khách Đức tỏ ra rất thận trọng trước mặt người mới quen biết, Robin vẫn nhận thấy người bạn đường của mình tay cầm không vững ly rượu mùi. Gã người Đức đã hỏi ngay xem Robin có thể tiễn ông ta về nhà không. Trên chiếc Mercedes sang trọng với tên tài xế của đơn vị SS thuộc bộ tham mưu Đức đã đưa họ đi khắp các quán bar, họ đã về tới khách sạn Royal Monceau nơi tên Đức trú ngụ. Khi chia tay, hắn nói: “Walther thân mến, buổi tối hôm nay thật tuyệt vời. Lần sau, anh có thể bớt chút thời gian cho tôi không?”
Hiểu rằng gã này có thể có lợi cho mình, Robin đã đồng ý. Họ hẹn gặp nhau tại khách sạn sau hai ngày nữa. Tên Đức bảo Robin dùng xe ôtô của hắn nhưng Robin cũng khá tinh ranh, ông chẳng muốn người Đức nào biết thực sự mình là ai và sống ở đâu. Ông nói ông thích đi dạo để hít thở không khí trong lành trước khi đi ngủ. Dọc đường về nhà, ông đã nghĩ cách để tận dụng mối quen biết mới này.
Robin biết rằng, tên bộ trưởng đế chế Schpeer là một kiến trúc sư trẻ tài năng đã thu hút được sự chú ý của Hitler khi thiết kế toà nhà đế chế mới và sau đó đã trở thành bộ trưởng công nghiệp và đạn dược. Một giáo sư cao cấp của bộ này hiển nhiên là một chuyên gia quan trọng có quyền tiếp cận tới những thông tin mà Robin có thể quan tâm với tư cách một điệp viên Anh và một người tham gia phong trào kháng chiến.
Ban đầu, ông suy nghĩ rất lâu về vấn đề có nên tìm cho tên Đức một cô “bạn gái” hay là chỉ đơn độc hành động trong mạo hiểm và sợ hãi? Robin tin chắc sẽ tìm được một cô gái Pháp quyến rũ và có tinh thần yêu nước, người sẽ sẵn sàng hy sinh bản thân, trở thành người tình của tên giáo sư kia để phục vụ cho lợi ích của tổ chức kháng chiến bí mật. Nhưng trong trường hợp này, phải hiểu rằng, sử dụng cô gái cũng có nghĩa là sẽ nhận được những thông tin rối rắm qua một “bộ lọc” không tin cậy lắm. Hơn nữa, giống như nhiều điệp viên tình báo lỗi lạc khác, Robin dù sao cũng không hoàn toàn tin tưởng ở các nữ gián điệp.
Mặt khác, nếu bản thân ông giành được sự tín nhiệm của tên Đức đó thì thành quả có thể là rất to lớn.
Ngay chiều tối hôm sau, Walther với dáng dấp một kẻ du đãng lịch sự thân phát xít bước vào khách sạn Royal Monceau nơi ông ta được vị giáo sư Đức vui mừng chào đón và điều làm Robin sửng sốt là hắn lại mặc bộ quân phục sĩ quan SS may rất đẹp. Nhận thấy sự kinh ngạc của Robin, tên Đức giải thích: “Bạn Walther thân mến, tôi thực ra là một quan chức dân sự, một giáo sư, chuyên gia về xây dựng công trình dân sự. Nhưng với cương vị cao trong bộ, theo chức trách của mình, tôi phải mặc quân phục mặc dù tôi căm ghét nó. Nếu anh tha lỗi, tôi muốn được thay sang thường phục vì tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều”.
“Tất nhiên rồi, mein führer (thủ lĩnh của tôi, tiếng Đức). Vì anh là standartenführer (một cấp quân hàm sĩ quan SS) nên từ giây phút này trở đi anh là mein führer đối với tôi” - Robin châm chọc đùa hắn. Và cũng từ đó trở đi, Robin gọi suồng sã người bạn Đức đó đúng như thế.
Mấy phút sau, tên Đức trở lại trong bộ thường phục và đôi bạn nhỏ lên đường du hý. Đêm ấy thật là sôi động. Ba giờ đêm, Robin lặng lẽ né tránh để khỏi phải nốc rượu và hài lòng nhận thấy tên Đức uống đã đến độ say. Ông kéo tên standartenführer khỏi đám gái đang chèo kéo hai vị khách sộp ở lại tới sáng, và đưa hắn ra chiếc xe của bộ tham mưu Đức mà trên đó gã tài xế đã ngủ ngon được mấy giờ. Mấy phút sau, họ đã có mặt ở khách sạn.
Đến lúc đó, tên Đức đã gần như bất tỉnh và Robin nói với gã tài xế: “Đừng lo, cậu bé, tôi sẽ đưa ông ấy về phòng và đặt lên giường cho”. Ôm ngang hông ông bạn lực lưỡng của mình, với sự trợ giúp của người trực đêm, Robin lôi được gã người Đức đến thang máy, sau đó là lôi hắn vào phòng trọ trên tầng bốn.
Sau khi nói với người trực: “Tôi sẽ tự lo cho ông ta”, Robin lôi gã người Đức trong trạng thái mê man vào phòng và quẳng hắn lên giường. Sau đó, ông nhanh chóng lục soát căn phòng và bắt gặp một chiếc xà cột dã chiến dày cộp nằm trên bàn viết. Trong khi “ông bạn” của ông đang ngáy pho pho và lảm nhảm cái gì đó trong mơ thì Robin xem xét kỹ lưỡng những thứ chứa trong chiếc túi.
Qua các tài liệu mà nhiều trong số đó có đóng dấu “Mật”, Robin hiểu rằng, người bạn mới của mình đúng là phái viên đặc biệt của bộ trưởng đế chế Schpeer ở Pháp. Và mặc dầu thông tin trong những tài liệu này không quá giật gân nhưng Robin cũng đã phát hiện ra một số chi tiết của những hợp đồng đặt hàng quan trọng ký với các nhà máy ở Pháp, những hợp đồng mà ông tin chắc là Không quân Hoàng gia Anh rất quan tâm.
Sau khi ghi nhớ tất cả những gì có thể, Robin hiểu rằng mình đã không lãng phí thời gian vô ích. Ông đã vớ được một nguồn tin cực kỳ có giá trị. Robin chỉnh lại tư thế nằm của tên Đức cho thoải mái hơn rồi ra về sau khi đã để lại mẩu giấy nhắn hẹn hai ngày sau gặp lại. Sáng hôm sau, Robin đã mã hoá tất cả những tin tức thu được và gửi về London.
Theo lời hẹn với tên Đức ghi trong mẩu giấy, Jack Walther lại nhanh chóng xuất hiện trước mặt hắn trong căn phòng khách sạn Royal Monceau và một lần nữa nhận được sự tiếp đón ân cần nhất.
“Cảm ơn anh, cảm ơn anh, bạn Walther thân thiết của tôi, - xiết chặt tay Robin, gã người Đức thốt lên - anh là người bạn chân chính của tôi. Anh không chỉ giới thiệu thành phố với tôi mà cả khi tôi đã quá say xỉn, anh đã chở tôi về nhà và đưa lên giường ngủ. Đây là tình bạn thực sự”. Sau đó, hắn ranh mãnh nhìn Robin và nói tiếp: “Anh biết không, thực ra anh giống người Đức hơn là người Pháp. Với đôi mắt xanh, mái tóc sáng, chiều cao và thể hình cân đối ấy của anh, anh đã chứng minh cái mà quốc trưởng luôn nói với chúng tôi: Người Alsace, cũng như chúng ta, đều là những người Đức chân chính”.
Robin gật gù nghĩ bụng không hiểu “ông bạn” SS của mình sẽ nói gì nếu gã biết anh bạn Aria chân chính đến từ Strasbourg của hắn thực ra lại là một người Do Thái. Và một lần nữa họ lại kéo nhau đi một vòng quanh các tửu điếm, quán bar của Paris.
Tại một quán bar, gã người Đức bỗng kể về mình. Robin đã biết gã người Đức này xuất thân từ vùng Đông Phổ. Hắn là một giáo sư, có bằng kỹ sư. Vừa cười, gã người Đức vừa đọc cho Robin nghe chức danh đầy đủ của hắn: Standartenführer SS, giáo sư, tiến sĩ”. Hắn được tuyển vào Bộ công nghiệp và đạn dược làm kỹ sư cao cấp. Bộ trưởng đế chế Schpeer cử hắn tới Paris với tư cách là phái viên đặc biệt.
Sau đó thì mọi chuyện lại diễn ra theo kịch bản quen thuộc. Rượu Cognac và sâmpanh đã làm công việc của mình và cũng như lần trước, Robin dẫn gã người Đức say khướt về nhà và lại chăm chú đọc những giấy tờ của hắn.
Từ đó, Robin và “anh bạn chí thân” của mình trở thành đôi bạn luôn cặp kè với nhau. Hai hoặc ba lần một tuần, họ tổ chức các chè chén lu bù mà kết quả của chúng luôn làm vui lòng cả tổ chức kháng chiến bí mật ở Paris lẫn chỉ huy tình báo Anh ở London. Và kết quả trực tiếp của nó là sự gia tăng đột biến trong những tháng tiếp sau đó những vụ phá hoại ngầm tại những nhà máy, công xưởng quan trọng nhất ở Pháp đang làm việc cho bọn Đức.
Đến giữa tháng 10, Robin đã cảm thấy mình hoàn toàn thoải mái trong căn phòng khách sạn của gã bạn Đức. Hơn nữa, nhân viên khách sạn Royal Monceau đã xem ông như là một nhân viên của quý ngài giáo sư. Một lần, vào buổi chiều, Robin nhận thấy gã bạn có vẻ hơi lo lắng và trái với lệ thường, hắn lại nói chuyện về chiến tranh. Khi họ ngồi trong câu lạc bộ ban đêm ở Montparnas cùng một đám gái, gã người Đức bắt đầu nói về Rommel (Erwin Rommel (1891-1944), Thống chế Đức phát xít, Tư lệnh Quân đoàn châu Phi (Afrika Korps), có biệt danh "Cáo sa mạc", nổi danh với những chiến thắng trên sa mạc Phi châu trong Thế chiến II. Bị buộc tội đồng loã trong vụ mưu sát Hitler vào tháng 7/1944, Rommel đã uống thuốc độc tự sát để khỏi phải ra toà - ND) và Quân đoàn châu Phi, cũng như về các chiến dịch sắp tới trên Địa Trung Hải.
Bề ngoài, Robin tỏ ra chẳng hề quan tâm đến chuyện này, nhưng ngay trong đêm đó, sau khi đưa tên Đức vẫn say mềm như mọi khi vào giường ngủ, ông cực kỳ chăm chú xem hết tài liệu để trên bàn của tên schtandartenführer. Và ở đó, trong một cặp tài liệu, ông phát hiện được một lá thư gửi từ Berlin. Bức thư này, không còn nghi ngờ gì nữa, đã được một quan chức cao cấp trong bộ của Schpeer gửi đến, mà không chừng có thể chính là Schpeer. Nội dung bức thư liên quan đến những chiến dịch ở Bắc Phi. Trong thư viết rằng, các phụ tùng cho xe tăng Đức chế tạo tại các nhà máy Pháp hiện có tầm quan trọng hàng đầu đối với mặt trận Bắc Phi. Sau mấy ngày nữa, chúng phải được gửi từ Nam Italia đi cùng với một đoàn hộ tống Italia. Robin không nghi ngờ gì về tầm quan trọng của tin tức mà ông đọc được. Ngay sáng hôm đó, ông gửi một bức điện mật mã về London: “Tối khẩn. Đoàn hộ tống xuất phát từ Brindizi ở Bengazi khoảng gần ngày 20 tháng 10”.
Ngày 23 tháng 10, Trung tướng, Sir Bernard Montgomery (Bernard Law Montgomery, Đệ nhất tử tước, Thống chế Montgomery Al 'Alamayn (1887-1976), danh tướng Anh kiệt xuất trong Thế chiến II, nguyên tư lệnh quân Anh ở châu Phi đối địch và chiến thắng Thống chế Erwin Rommel và Quân đoàn châu Phi của Đức; nguyên tư lệnh quân Anh ở mặt trận phía Tây, dưới quyền Tư lệnh tối cao quân đồng minh là tướng Dwight D. Eisenhower - ND), người mới được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 8 của Anh, đã có mặt ở El 'Alamein. Rommel đang nằm viện ở gần Viena, theo lệnh trực tiếp từ Hitler, đã bay trở lại mặt trận sau khi chỉ huy phó của hắn là von Thomas bị quân Anh bắt làm tù binh. Chiến sự diễn ra ở thế giằng co khi Montgomery cố chọc thủng phòng tuyến Đức.
Đối với Rommel thì bây giờ mọi sự đều phụ thuộc vào sự tiếp tế vũ khí, đạn dược và nhiên liệu. Trong khoảng ngày 26 và 28 tháng 10 khi kết cục chiến sự vẫn còn chưa rõ ràng, Không quân Anh đóng ở Malta đã oanh kích đoàn côngvoa của bọn phát xít, chính “đoàn côngvoa của Robin”. Các tàu biển chở đạn dược và 3 tàu chở dầu đã bị đánh đắm. Rommel chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu cuộc rút lui mà cuối cùng đã dẫn hắn đến mũi Bon và sự đầu hàng của Quân đoàn châu Phi.
Tuy nhiên, Robin vẫn tiếp tục mải mê dẫn ông bạn Đức của mình đi khắp các quán bar và câu lạc bộ ban đêm của Paris và chả hề hay biết gì về việc đánh đắm những con tàu và tàu chở dầu đó. Phải nhiều năm sau, sau khi chiến tranh đã kết thúc, ông mới biết thành quả của công việc đọc lén tài liệu để trong túi, trong xà cột, trên bàn của ông bạn standartenführer Đức của mình.
Tuy tức giận vì những tổn thất nặng nề nhưng bọn Đức không thể ngờ rằng, những thông tin cực kỳ quý giá đối với tình báo Anh lại được lấy từ một sĩ quan SS cao cấp, kẻ luôn vui vẻ giết thời gian cùng với người bạn chí thân, tốt bụng Walther đến từ Strasbourg.
Những đêm dài ăn chơi hào hứng, miệt mài cứ tiếp diễn như vậy cho đến cuối năm 1942. Đến lúc đó, Robin đã giống như một bóng ma vì luôn thiếu ngủ và uống rượu, thứ mà dù áp dụng đủ mánh khoé, ông vẫn phải uống để khỏi thua kém ông bạn của mình.
Cuộc tiến công của đồng minh ở Bắc Phi mở màn vào ngày 8 tháng 11, và quân đội của Eisenhower (Dwight David Eisenhower (1890-1969), nguyên Tư lệnh tối cao quân đồng minh ở châu Âu trong Thế chiến II và Tư lệnh tối cao đầu tiên của quân đội NATO; Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ - ND) đang tiến tới Tunis (thủ đô Tunisia). Một lần vào buổi chiều khi Robin đang ở chỗ gã bạn Đức thì nghe hắn nói: “Đừng lo, anh bạn của tôi... đừng buồn vì tình thế của chúng ta ở Bắc Phi. Những thắng lợi tạm thời của bọn Anh, Mỹ đáng nguyền rủa không đáng sợ lắm đâu. Chúng ta, những người Đức, thừa thông minh đối phó với bọn khoác lác ấy. Anh hãy chờ một chút nữa và anh sẽ thấy... Chúng ta vẫn có cái để chống lại chúng”. Ngay lúc đó, tên Đức vỗ vào túi trong chiếc áo cổ đứng kitel của hắn rồi nói tiếp: “Ở đây, tôi có một cái gì đó. Tôi không thể nói rõ hơn, nhưng đó là cái do thiên tài siêu đẳng Đức sáng tạo ra. Anh hãy chờ vài tháng và lúc đó anh sẽ tự hiểu điều tôi vừa nói”.
Tên Đức còn ám chỉ rằng, tài liệu của hắn quan trọng đến nỗi hắn luôn phải giữ trong người. Chính vì thế mà hắn sẽ mặc quân phục khi ghé chơi các tửu điếm và quán bar. Như mọi khi, Robin chỉ cười và chẳng nói gì. Ông quyết định đêm đó không được uống nhiều. Ông cần phải đưa gã người Đức lên giường như mọi khi và tìm hiểu cái nằm trong túi hắn. Bởi vậy, khi đi cùng gã người Đức đi khắp các quán bar, ông phải luôn khăng khăng nói là hôm nay ông có vấn đề với dạ dày nên không thể uống như mọi khi. “Chà, bực quá đi mất, anh bạn đáng thương của tôi ơi, vậy mà tôi thì lại muốn ăn mừng với anh về tầm quan trọng của cái nằm trong túi tôi, - tên sĩ quan SS nói. - Thôi được, tôi sẽ uống cái mà anh không uống được...”. Robin tỉnh táo quan sát để làm sao chiếc ly của tên Đức trong buổi tối đó phải luôn đầy. Nhưng tên Đức rất lâu bị say. Phải đến 6 giờ sáng của buổi sáng tháng 12 lạnh lẽo, mù sương ấy thì cuối cùng Robin mới cảm thấy tên Đức đã uống đủ say và có thể đưa hắn về nhà.
Như mọi khi, chiếc Mercedes với gã tài xế mệt mỏi ngái ngủ đã đợi họ ở cửa. Còn tại khách sạn, các nhân viên bình thản xem vở kịch quen thuộc. Robin cẩn thận đưa bạn mình lên giường. Nhưng tên Đức lại có vẻ bồn chồn. Thay vì ngáy khò khò như mọi lần, lần này hắn lại không thể chợp mắt được.
Lúc Robin cởi chiếc áo cổ đứng ra khỏi người tên Đức, hắn gần như đã ngủ mà miệng còn lảm nhẩm: “Hãy cứ để nguyên, cứ để nguyên, tôi sẽ ngủ để nguyên quần áo”.
Dường như là dù đã uống xỉn đến mức không biết trời đất gì nữa thì tên Đức vẫn có cảm giác mang tính bản năng là Robin đang thò tay vào túi áo trong của hắn. Nhưng cuối cùng thì hắn cũng chìm vào giấc ngủ say sưa và Robin nín thở một lần nữa thọc tay vào túi chiếc cổ đứng đã mở cúc dở. Tên Đức cựa quậy. Xem chừng hắn tỉnh dậy ngay bây giờ. Hắn thởi phì và nặng nề trở mình đè người lên tay Robin nhưng ông vẫn kịp dùng mấy ngón tay móc ra chiếc phong bì và từ từ rút tay ra khỏi túi và khỏi thân mình tên Đức.
Gã người Đức đã ngủ. Robin bước sang phòng bên, mở phong bì lấy ra mấy tờ giấy. Ngay trên đầu mấy tờ giấy, Robin nhìn thấy có dấu độ mật cao nhất của bọn Đức: “Tuyệt mật.... Bí mật quốc gia của đế chế”. Dấu mật này có nghĩa là chỉ Hitler và đám người thân cận nhất của hắn được quyền đọc tài liệu này. Tài liệu do chính Schpeer ký. Tên bộ trưởng đế chế này thông báo cho tên standartenführer này biết rằng, sau các cuộc thử nghiệm thành công ở Peremünd trong khuôn khổ hai dự án tuyệt mật, quốc trưởng ra lệnh chuẩn bị tiến hành xây dựng các công trình tại các vùng duyên hải ở miền Bắc nước Pháp.
Các công trình được đề cập trong thư giống như các hầm trú ẩn cho tàu ngầm với mái bê tông rất dày.
Toàn bộ công tác chuẩn bị sơ bộ cho công trình mới mà tên standartenführer này đã biết trước, phải được hoàn thành cấp tốc để việc xây dựng tuyệt mật này có thể được bắt đầu vào bất kỳ lúc nào khi có lệnh của quốc trưởng.
Trong thư không có một chữ nói cho biết hai dự án thử nghiệm là gì và phải xây dựng các công trình bê tông dọc bờ biển Bắc Pháp là để làm gì. Đến lúc đó, Robin vẫn chưa hề nghe thấy ai nói gì về Peremünd. Nhưng rõ ràng ông đang gặp phải cái gì đó đặc biệt quan trọng. Ông cố ghi nhớ nội dung bức thư và trở lại phòng ngủ.
Tên Đức cứ trở mình hết bên nọ sang bên kia. Nhưng Robin cũng vẫn nhét được bức thư trở lại vào túi hắn. Sau khi làm xong, xúc động và hồi hộp, ông ra khỏi căn phòng khách sạn.
Vậy thì ông đã phát hiện ra cái gì? Có lẽ chỉ bản thân Hitler và những tay chân thân tín nhất của hắn mới biết bức thư nói về cái gì. “Các vùng duyên hải ở miền Bắc nước Pháp” - điều đó có thể có nghĩa là bọn Đức đang chuẩn bị một cuộc tiến công bí mật cực kỳ bất ngờ vào nước Anh... mà có thể là một đòn đánh mới vào thành phố London. Xem trong cuốn sổ tay địa lý nước Đức, Robin mới biết Peremünd nằm hơi chếch phía Tây Schtettin trên bờ biển Meklenburg, nơi có con sông nhỏ Pene đổ vào biển Baltic. Bọn Hitler đang thực hiện dự án gì ở đó mà lại cần đến những công trình xây dựng lớn dọc eo biển Măngsơ nhỉ?
Quay lại thời gian trước, chúng ta nhớ lại vào tháng 10 năm 1948 khi xuất hiện bản báo cáo chính thức của Thống chế không quân Anh Sir Roderick Hill về các chiến dịch không quân nhằm bảo vệ nước Anh. Trong đó có viết:
“Việc bọn Đức chuẩn bị sử dụng tên lửa tầm xa vào mục đích quân sự lần đầu tiên đã được đề cập đến trong một báo cáo mà chúng ta nhận được ngay đầu chiến tranh. Sau đó, vào cuối năm 1942, trong các báo cáo của các điệp viên có nói rằng, trên bờ biển Baltic, các tên lửa đó đã được phóng thử. Vào đầu năm 1943, việc liên lạc với trạm thử nghiệm Đức ở Peremünd đã được thiết lập”.
Trên thực tế, chính quyền Anh lần đầu tiên được biết về hoạt động nghiên cứu phát triển tên lửa qua bản báo cáo được gọi là báo cáo Oslo mà cơ quan tình báo Anh nhận được vào năm 1939. Tháng 5 năm 1942, trong một chuyến bay do thám các tàu chiến đậu ở Kiel và căn cứ hải quân ở Swinemünd, một máy bay trinh sát của Không quân Anh đã bay qua bờ biển Meklenburg. Viên phi công đã chụp được những mục tiêu được mô tả là “những vòng tròn lớn” ở Peremünd. Và mặc dù bản báo cáo của viên phi công đã được đưa qua tất cả các phòng hữu quan nhưng họ không xác định được điều gì và chẳng có biện pháp đối phó nào được áp dụng.
Quả tên lửa Faw-2 (còn gọi là V-2 - tên lửa đường đạn đầu tiên thế giới, cùng với Faw-1 (V-1) - tên lửa hành trình đầu tiên trên thế giới là những “Vũ khí phục thù” (Vergeltungswaffe) của phát xít Đức, được sử dụng lần đầu tiên để chống nước Anh trong những năm 1944-1945 - ND) đầu tiên, trước đó Hitler đã gọi là “Vũ khí phục thù” (Vergeltungswaffe) đã được tướng Dornbeger và Werner von Braun (Wernher von Braun (1912-1977), công trình sư tên lửa nổi tiếng của Đức và Mỹ, nguyên Giám đốc chương trình nghiên cứu tên lửa của Đức và phụ trách thiết kế tên lửa tầm xa nhiên liệu lỏng V-2, cũng như đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành kỹ thuật tên lửa-vũ trụ của Mỹ sau này - ND) cho phóng vào tháng 10 năm 1942. Cũng khoảng thời gian đó, ở Peremünd, bọn Đức đã hoàn thành việc thiết kế mẫu tên lửa F-103. Đến cuối mùa Thu năm 1942, các điệp viên Anh ở hai bờ biển Baltic đã gửi những báo cáo thường xuyên về hoạt động chế tạo vũ khí tầm xa của bọn Đức.
Các chuyên gia tình báo chuyên về các vấn đề kỹ thuật ở Bộ Chiến tranh Anh ở London từ lâu đã biết những nghiên cứu mà bọn Đức tiến hành trên bờ biển Baltic. Ban đầu, họ cho rằng, ở đó bọn Đức đang phát triển đạn pháo hạng nặng. Và chỉ nhờ vào bản báo cáo về những công trình bê tông dọc theo bờ biển Măngsơ trong đó cũng đề cập đến những nghiên cứu ở Peremünd, Robin đã trao cho người Anh chiếc chìa khoá để khám phá ý đồ oanh tạc London của bọn Đức.
Điều đó đã thúc đẩy người Anh nghiên cứu kỹ lưỡng các báo cáo của cả các điệp viên khác trong thời gian mấy tháng gần nhất và việc đó lại dẫn đến những bức ảnh chụp tháng 5 năm trước. Tiếp ngay sau đó là mệnh lệnh cho các phi công trinh sát của Anh chuyển trọng tâm chú ý sang địa danh Peremünd.
Những bức ảnh được chụp ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác đều được phân tích kỹ lưỡng. Một thời gian sau, trong một chuyến bay trinh sát như vậy, viên phi công đã phát hiện được một đường băng cất-hạ cánh, còn trên đó là một quả tên lửa Faw-1. Cũng trong khoảng thời gian đó, các thành viên của tổ chức bí mật của lực lượng kháng chiến Pháp tại vùng bờ biển Măngsơ đã phát hiện được một cấu trúc bê tông khổng lồ do quân Đức xây dựng ở gần Batten.
Bản thân Robin, vào đầu năm 1943, cũng tiếp tục điều tra theo hướng tin được mở lại. Ông đã hạ lệnh cho tất cả các nhóm kháng chiến bí mật Pháp thuộc quyền tìm hiểu toàn diện về hoạt động xây dựng bí mật. Từ miền Đông Pháp, ông nhận được một báo cáo của một điệp viên mới sinh sống trên biên giới Đức-Bỉ. Là một người Đức, anh ta đang tại ngũ trong Wehrmacht (Quân đội Đức phát xít) và năm 1942 đang cùng đơn vị đóng tại khu vực bờ biển Baltic và cũng ở đó anh ta đã trông thấy một vụ phóng tên lửa. Không lâu sau đó, anh ta bị điều sang Pháp, ở đó anh ta lập tức đào ngũ và gia nhập hàng ngũ các chiến sĩ chống phát xít hoạt động bí mật.
Một thời gian sau lần ông lục lọi túi của viên kỹ sư Đức, Robin lại xuất hiện ở khách sạn Royal Monceau. Lần này, chào đón ông là những “tin buồn”.
“Bạn thân mến, - gã người Đức nói - tôi nói để anh biết tôi đang làm một nhiệm vụ rất quan trọng. Sẽ có lệnh từ Berlin và tôi phải tới miền Bắc Pháp công tác. Có lẽ tôi sẽ vắng mặt ở Paris trong vòng một hoặc hai tuần. Nhưng ngay khi tôi trở về, chúng ta nhất định sẽ gặp nhau”.
Từ hôm đó, Robin không còn bao giờ gặp lại tên schtandartenführer ấy nữa. Đến đầu năm 1943, khi mà theo tính toán của ông, tên Đức kia đã phải có mặt ở Paris thì Robin bỗng nghi là bọn phản gián quốc xã đóng trên đại lộ Foch đã bắt đầu quan tâm đến quý ngài Walther đến từ Strasbourg.
Đến lúc đó, ngoài “tình bạn” với phái viên của Schpeer, Robin còn hợp tác với nhóm kháng chiến do đại tá Moris Bookmaster chỉ đạo từ London. Các chiến sĩ của nhóm này đã mở két sắt của ban quân quản vận tải quân sự ở Salonsur-marne. Trong két sắt này, họ đã tìm thấy và chụp lại lịch trình chạy tàu trên đường sắt của Bỉ và Bắc Pháp.
Đối với các đơn vị du kích kháng chiến và các cơ quan tình báo Anh được họ cung cấp tin, lịch trình chạy tàu này cũng là lịch trình phá hoại và đánh bom các đoàn tàu hoả chở hàng của quân Đức. Robin tiếp tục thu thập tin tức về lịch trình chuyên chở các đơn vị quân Đức cho đến khi bọn phản gián Đức lần ra (cho đến nay vẫn chưa rõ điều này đã xảy ra như thế nào) dấu vết của ông. Đến mùa Hè năm 1943, ông đã phát hiện mình bị “bám đuôi” và Robin buộc phải chạy về tổ quốc Thuỵ Sĩ. Ở đó, ông vào làm cho phái bộ ngoại giao Anh ở Bern và kết thúc chiến tranh với quân hàm trung tá, chỉ huy một nhóm kháng chiến Pháp, thường xuyên di chuyển từ nhà mình ở Lozanne về Pháp băng qua biên giới Pháp.
Vào cuối năm 1944, cảnh sát Thuỵ Sĩ bắt giữ ông và đưa ra lời cáo buộc ông vi phạm quy chế trung lập của Thuỵ Sĩ. Sau khi bị thẩm vấn, ông đã được tạm thả có bảo lãnh và ông tiếp tục phục vụ với tư cách một sĩ quan của quân đội đồng minh. Nước Thuỵ sĩ trung lập về hình thức, nhưng thực chất là thân đồng minh, liên tục trì hoãn phiên toà xử Robin và trùng trình mãi cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ông bị tuyên là phạm tội có “những vi phạm mang tính kỹ thuật” đối với quy chế trung lập của Thuỵ Sĩ, nhưng ông được miễn tội gây tổn hại những lợi ích của nước này.
Để biểu lộ thái độ thực sự của mình đối với Robin, cả 5 thẩm phán quân sự Thuỵ Sĩ đều mang cấp bậc đại tá, những người xét xử vụ án của ông (còn ông thì đòi việc xử ông phải là do những sĩ quan cùng cấp với ông tiến hành), khi kết thúc phiên toà đã rời khỏi chỗ ngồi và đứng xếp hàng tại chỗ thường giành cho các luật sư bào chữa ở ngay trước mặt Robin và vui mừng bắt tay ông. Một trong số họ thì thào: “Ngài hiểu cho, thưa monsieur (ông), chúng tôi chỉ thực hiện bổn phận của những sĩ quan Thuỵ Sĩ, nhưng với tư cách những người Thuỵ Sĩ tự do, chúng tôi tự hào về ngài”.
Trong những năm 50, Robin lại trở thành lãnh đạo của một hãng thương mại ở ngay tại trung tâm Paris. Vào năm 1957, khi Nữ hoàng Elizabeth II đến thăm Paris, ông đã là một trong số ít những người lãnh đạo phong trào kháng chiến cũ được giới thiệu với bà.
Lần đề cập đến Robin cuối cùng, chúng ta còn gặp ở một vị anh hùng kháng chiến khác - đại uý Peter Churchill. Ông đã viết:
“Chẳng có mấy người hy vọng có thể cạnh tranh với Robin về những công việc tuyệt vời mà ông đã làm. Ông chính là một David của thế kỷ này, người đã dùng trí thông minh và sự cương quyết của mình chống lại Goliath là tên khổng lồ Đức quốc xã. Một lần, tướng Eisenhower đã nói rằng, hoạt động của lực lượng kháng chiến Pháp đã giúp rút ngắn nửa năm chiến tranh ở châu Âu. Theo tôi, Robin có quyền nói rằng, sự thừa nhận ấy đối với những công lao của phong trào kháng chiến Pháp mà trước hết cũng là giành cho chính ông và những người mà ông đã lãnh đạo”.
Nhận xét
Đăng nhận xét