Emile Gaboriau (1835-1873)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Sách là ngọn đuốc soi rọi chân lý, là chiếc khăn thấm đẫm máu, nước mắt và lòng nhân ái của loài người!
--------------------------------------------------------------------
Emile Gaboriau (1835-1873) được coi là ông tổ của trinh thám Pháp.Trong giai đoạn 1866-1869 ông đã viết 5 tiểu thuyết trinh thám với nhân vật chính là thanh tra Lecoq. Nhân vật này đã từng được Sherlock Holmes nhắc đến trong vụ án ''Chiếc nhẫn tình cờ''. Một số vụ của ông đã được dịch ra tiếng việt ''Hồ sơ số 113'' (Đứa con mạo danh);''Tội ác ở Orcival''...

 
Emile Gaboriau
Monsieur Lecoq là một nhân vật thám tử hư cấu làm việc với sở mật thám của Pháp, xuất hiện xuyên suốt trong các tác phẩm của Emile Gaboriau, một nhà văn và nhà báo Pháp thế kỉ 19. Nhân vật này đã từng được Sherlock Holmes nhắc đến trong vụ án “Chiếc nhẫn tình cờ”. Lecoq là nhân vật được miêu tả có nhiều nét tương đồng về trí tuệ và cách giải quyết các vụ án gần giống với Sherlock Holmes. Monsieur Lecoq dùng khả năng suy diễn logic, óc quan sát tinh tường cùng tính thực tế trực quan cũng như khoa học để phân tích tâm lý, hành vi phạm tội từ đó phá giải những vụ án chưa có hồi kết. 


Đứa con mạo danh (Hồ sơ 113)

Hồ sơ số 113: Tác phẩm trinh thám cổ điển sánh ngang Sherlok Holmes

Nhà xuất bản Văn học và Phúc Minh Books vừa ra mắt độc giả cuốn Hồ sơ số 113, đây được coi là tác phẩm trinh thám cổ điển sánh ngang siêu phẩm Sherlor Holmes.
Hồ sơ số 113 của Emile Gaboriau do dịch giả Nguyễn Văn Dân chuyển ngữ, còn có tên gọi khác Đứa con mạo danh thể hiện rõ nét độc đáo của dòng văn trinh thám cổ điển, sánh ngang với những siêu phẩm như Sherlock Holmes của Conan Doyle. Những suy luận phá án một cách tài tình tới bất ngờ cho đến khi chân tướng xuất hiện, và giải mã đằng sau đó là gì đã làm nên một câu chuyện hấp dẫn.
Hồ sơ số 113 có thể xem như là tác phẩm mở màn cho dòng tiểu thuyết trinh thám Pháp. Tác phẩm lấy bối cảnh Paris hoa lệ thế kỷ XIX xảy ra một vụ trộm bí ẩn, kẻ trộm đã lấy đi một khoản tiền lớn từ két sắt “bất khả xâm phạm” của nhà băng André Fauvel. Chiếc két vẫn còn nguyên vẹn, không hề có dấu hiệu bị kẻ gian đột nhập, cậy phá, không một manh mối điều tra ngoài một vết xước nhỏ…Mọi tình nghi tập trung vào hai người giữ chìa khóa của két sắt - Ông chủ ngân hàng André Fauvel và anh chàng thủ quỹ Prosper. Nhưng vụ việc liệu có thể đơn giản như vậy? Liệu còn có người thứ ba? Cho đến khi vị thanh tra “thiên tài” Lecoq vào cuộc. Bằng tài năng điều tra và suy luận siêu phàm, thanh tra Lecoq đã từng bước vén bức màn bí ẩn đằng sau vụ trộm, đưa người đọc vào những cung bậc cảm xúc khác nhau: lúc căng thẳng hồi hộp qua từng tình tiết được hé lộ; lúc thương xót, cảm thông, lúc lại phẫn nộ, căm giận trước sự lừa dối…
Hồ sơ số 113: Tác phẩm trinh thám cổ điển sánh ngang Sherlok Holmes - Ảnh 1
Bìa cuốn sách
Vụ án được phá giải là khi bức màn quá khứ được vén ra. Bạo lực, lừa dối, những trao đổi sai trái, những sinh mạng bị đánh cắp, những tội lỗi trong quá khứ dần được hé lộ. Một câu chuyện tình giống với Romeo và Juliet: tình yêu bị ngăn cản bởi gia đình và địa vị xã hội. Trong đó có cả những tình tiết xấu xa, có cả sự bí ẩn, cả yếu tố thơ mộng tình tứ của những mối tình mang đậm chất Pháp.
Valentine de La Verberie và André Fauvel có cuộc sống hôn nhân gia đình đáng ngưỡng mộ: Không một cuộc cãi vã nào và có 2 đứa con trai tài năng. Nhưng đằng sau cuộc hôn nhân tưởng chừng là mĩ mãn và hạnh phúc đó, bà bá tước Valentine lại mang trong mình một bí mật... để sau đó bà phạm phải liên tiếp những sai lầm, những âm mưu, tội ác.
Trong câu chuyện của Hồ sơ số 113, luôn có những kẻ lừa đảo, như Louis de Clameran, Raoul de Lagors - những kẻ cố gắng tận dụng kẻ hở để kiếm lợi. Louis de Clameran được miêu tả là một người không bao giờ yêu cha và anh trai mình. Anh ta là một người lính tồi, sống như một kẻ lừa đảo, biết tất cả những tệ nạn cũng như đã lãng phí tài sản của gia đình mình. Chính vì thế, Louis mới nghĩ ra cách để chiếm đoạt gia sản của nhà Fauvel và cả người anh trai Gaston de Clameran bằng cách để Raoul mạo danh đứa con ngoài giá thú của bà Valentine. Mặc dù đến cuối cùng Louis de Clameran không bị Pháp luật buộc tội do hành động sai trái của mình gây ra (trộm ngân hàng) nhưng lại bị trừng phạt bằng cách không thể lấy được người con gái duy nhất mà hắn yêu và hóa điên.
Tác giả Hồ sơ số 113 Gaboriau không quá đặt trọng tâm vào câu hỏi ''Hung thủ là ai?'' mà đi sâu vào bản chất vụ án và tái hiện lại quá trình dẫn đến tội ác của hung thủ. Như vụ án trộm két này, đến 3/4 truyện hung thủ đã lộ diện và đoạn cuối độc giả chủ yếu theo dõi Lecoq tìm cách vạch mặt hắn. Chính vì thế, mặc dù thuộc thể loại trinh thám cổ điển nhưng ở tác phẩm này vẫn thể hiện rõ sự logic trong quá trình phá án.
Mặc dù là truyện trinh thám nhưng
Hồ sơ số 113vẫn chịu ảnh hưởng bởi trào lưu văn học lãng mạn Pháp. Đằng sau thế giới hào nhoáng với những quý tộc luôn thể hiện sự tinh tế, khéo léo, đài các và sang trọng là những mặt tối của xã hội: định kiến giai cấp, xã hội kim tiền, những dối trá và lừa lọc… Nhưng trên hết, tác phẩm này đề cao tình yêu và sự bao dung.
Một điểm cộng nữa của tác phẩm này chính là nghiệp vụ điều tra trong truyện được Gaboriau miêu tả khá tỉ mỉ và chi tiết, từ việc lấy dấu vết ở hiện trường, thẩm vấn nghi can, điều tra vụ án… Tất cả như những thước phim quay chậm, dưới nhiều góc độ. Điều này khiến cho độc giả rất dễ theo dõi tình tiết phá án của truyện. Nhiều nhà nghiên cứu gọi kiểu truyện của Gaboriau là ''trinh thám tư pháp''. Đây cũng chính là nét khác biệt của tiểu thuyết trinh thám của ông với tiểu thuyết của Conan Doyle hay Agatha Chiristie, khi phá án chủ yếu dựa trên suy luận logic thuần túy.
Tác phẩm Hồ sơ số 113 sẽ có buổi ra mắt, giao lưu với độc giả vào lúc 19h ngày 22/9 tại Hội sách Hà Nội lần IV - 2017 (Hoàng Thành Thăng Long). Tại đây, độc giả sẽ được giao lưu, gặp gỡ với dịch giả PGS.TS Nguyễn Văn Dân, TS Văn học Đặng Thị Bích Hồng.
Nhị Xuân

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH