CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 54

(ĐC sưu tầm rên NET)
 
Hồ sơ chiến tranh Nhân dân: Phóng viên chiến trường trong chiến tranh Việt Nam
Eddie Adams (1933 – 2004) là nhiếp ảnh gia người Mỹ được biết đến qua các bức chân dung của nhân vật nổi tiếng, chính trị gia, đồng thời là phóng viên chiến trường, nhà báo ảnh xuất sắc. Ông đã có mặt tại 13 cuộc chiến, từ chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. 


Henri Huet (1927 –1971, quốc tịch Pháp, có mẹ là người Việt) là một phóng viên ảnh nổi tiếng của AP trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Đến Việt Nam từ năm 1965, ông đã bị thương nặng vào năm 1967 và đã được AP chuyển về văn phòng tại Tokyo. Nhưng ngay sau đó ông lại yêu cầu được chuyển trở lại chiến trường Việt Nam. Henri Huet mất do tai nạn máy bay trực thăng tại Lào cùng 3 phóng viên khác năm 1971. 

Horst Faas (người Đức, 1933-2012) là một phóng viên ảnh huyền thoại của hãng thông tấn AP và thế giới nói chung. Ông đến Việt Nam năm 1962 và là người đứng đầu bộ phận ảnh của AP tại Sài Gòn suốt cho đến 1970. Trực tiếp cầm máy trên chiến trường, ông từng bị thương nặng ở chân năm 1967 do bom đạn. Không chỉ chụp ảnh về chiến sự, Faas còn tuyển dụng và đào tạo nhiều tay máy, trong đó có Huỳnh Công Út, nổi tiếng với cái tên Nick Út.  


Larry Burrows (người Anh, 1926 - 1971) là phóng viên ảnh của tạp chí Life. Đến Việt nam từ năm 1962, ông một trong những nhiếp ảnh gia có mặt sớm và xây dựng được sự nổi tiếng của mình tại Việt Nam. Ông mất năm 1971 cùng Henri Huet và hai phóng viên khác trong vụ rơi trực thăng ở Lào.

Malcolm W. Browne (người Mỹ, 1933 - 2012) vốn là một nhà hóa học nhưng tham gia quân dịch vào cuối cuộc Chiến tranh Triều Tiên, sau đó gia nhập hãng thông tấn AP và làm trưởng đại diện AP ở Đông Dương từ 1961 - 1968. Ông là một trong những nhà báo đầu tiên thường trú đưa tin về Chiến tranh Việt Nam. 



Philip Jones Griffiths (bên trái ảnh, người xứ Wales, 1936 - 2008) là một trong những phóng viên ảnh chiến trường nổi bật trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đến miền Nam Việt Nam để đưa tin cho hãng thông tấn Magnum (Anh) vào năm 1965, ông đã thực hiện nhiều bức ảnh gây sốc, phơi bày sự thật trần trụi về cuộc chiến phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt Nam.  

Wilfred Graham Burchett (người Australia, 1911- 1983) là một phóng viên cánh tả nổi tiếng, là phóng viên phương Tây đầu tiên có mặt và đưa tin tại Hiroshima, Nhật Bản sau khi Mỹ thả bom nguyên tử. Ông cũng là phóng viên phương Tây hiếm hoi từng sống cùng với bộ đội Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc và chiến trường miền Nam trong hai cuộc chiến tranh của người Việt Nam chống lại quân đội Pháp và Mỹ. 

Khoảnh khắc chiếc camera cứu mạng phóng viên chiến trường khi bị lính IS bắn tỉa

Dân trí Một phóng viên chiến trường người Iraq đã thoát chết một cách may mắn khi chiếc camera GoPro người này mang trên người đã đỡ giúp viên đạn bắn ra từ một tay súng bắn tỉa của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) khi ông này đang ghi lại cảnh chiến sự đang diễn ra.

Phóng viên chiến trường người Iraq Ammar Alwaely cùng các đồng nghiệp của mình đã có mặt tại thành phố Mosul (Iraq) để ghi lại hình ảnh chiến sự giữa lực lượng quân đội và Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thì bất ngờ Ammar trở thành mục tiêu của một tay súng bắn tỉa.
Phát đạn từ tay súng bắn tỉa này đã nhắm thẳng vào cổ của Ammar, tuy nhiên may mắn đó cũng là vị trí mà Ammar đang mang chiếc camera GoPro của mình để tự động ghi lại hình ảnh những nơi mà phóng viên này đi qua. Sự hiện diện của chiếc camera đã đỡ giúp và làm chệch hướng viên đạn nhằm vào Ammar.

Khoảnh khắc chiếc camera phát nổ ngay trước cổ Ammar khi trúng đạn bắn tỉa
Khoảnh khắc chiếc camera phát nổ ngay trước cổ Ammar khi trúng đạn bắn tỉa

Chiếc camera, là món quà từ một đồng nghiệp tặng Ammar cách đây ít ngày, đã hư hỏng hoàn toàn sau phát bắn, tuy nhiên các nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết nếu không có chiếc camera này, rất có thể Ammar đã tử vong do viên đạn găm thẳng vào cổ.
“Nếu không có chiếc camera hay viên đạn chỉ đi lệch vài cm, tính mạng của Ammar đã khó có thể bảo toàn”, Owen Holdaway, một phóng viên chiến trường người có mặt cùng Ammar khi sự việc xảy ra, cho biết.
Ammar và các đồng nghiệp đã lập tức ẩn nấp để tránh những tay súng bắn tỉa, sau đó ông đã được điều trị với một vài vết thương nhỏ không nghiêm trọng trên cơ thể vì phát bắn, tuy nhiên chủ yếu do những mảnh vỡ của chiếc camera gây ra do bị nổ sau khi trúng đạn.
Theo những báo cáo của Tổ chức Phóng viên không biên giới, 74 nhà báo đã bị tử vong trong năm 2016 khi đưa tin về các vụ chiến tranh, trong số đó có 7 nhà báo tử vong tại Iraq.
Khoảnh khắc chiếc camera cứu mạng phóng viên chiến trường khi bị lính IS bắn tỉa

T.Thủy
Theo FN

Phóng viên chiến trường thoát chết nhờ máy quay đỡ đạn

Một phóng viên chiến trường đã may mắn thoát chết khi viên đạn của một tay súng bắn tỉa thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bắn trúng chiếc máy quay của anh.
 >> Mỹ bị tấn công vũ khí hóa học ở Mosul
 >> Đặc nhiệm Iraq tiến sâu vào Tây Mosul, IS bắt đầu sụp đổ

Anh Ammar Alwaely đã bị một trong những tay súng IS nhắm mục tiêu trong lúc đang quay phim tại khu vực tây Mosul, Iraq, nơi đang diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt, Daily Mail đưa tin.
Viên đạn suýt chút nữa đã xuyên thẳng vào tim anh, nếu như anh không cầm trên tay chiếc máy quay. Chiếc máy quay này là món quà của một người bạn tặng cho Alwaely. Nhóm của anh đã lập tức khom người xuống, nấp sau một chiếc xe để tránh làn đạn từ các tay súng.
Alwaely sau đó đã được điều trị với những vết xước nhỏ và không nguy hiểm.
Vụ việc trên xảy ra khi các lực lượng Iraq tuyên bố đã giành lại gần 90% tây Mosul từ tay IS và đẩy những phiến quân trong thành phố tời "bờ vực bại trận hoàn toàn".
Theo Sầm Hoa
Vietnamnet

Phóng viên chiến trường - mục tiêu của khủng bố

Cho đến chiều 27/7, Hiệp hội Báo chí Tây Ban Nha vẫn chưa nhận được bất kỳ một thông tin nào của 3 nhà báo bị mất tích tại Syria là Antonio Pampliega, Jose Manuel Lopez và Angel Sastre...
 >> Bi kịch của nhà báo tố cáo CIA-Kỳ I
 >> Ukraine: Ba vụ giết hại nhà báo và chính trị gia trong một ngày

...Trong khi đó, số phận của phóng viên người Nhật Bản Jumpei Yasuda cũng mập mờ không kém. Nhiều người lo ngại, 4 nhà báo này đã trở thành mục tiêu bắt cóc, thậm chí thủ tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Syria - tử địa kinh hoàng
Phát biểu trên Đài Phát thanh Cadena SER, Bộ trưởng Tư pháp Tây Ban Nha Rafael Catala cho biết, chính phủ nước này đã yêu cầu nhà chức trách Syria giúp đỡ tìm kiếm 3 nhà báo tự do Antonio Pampliega, Jose Manuel Lopez và Angel Sastre. Những người này bị mất tích sau khi di chuyển từ phía nam Thổ Nhĩ Kỳ tới thành phố Aleppo ở phía bắc Syria hôm 13/7.
Ông Rafael Catala nhấn mạnh, căng thẳng leo thang trong khu vực này khiến nhà chức trách Tây Ban Nha đặc biệt lo ngại và phải huy động một đội đặc nhiệm tìm kiếm ở khu vực phía bắc Syria.
3 phóng viên Tây Ban Nha (từ trái sang phải): Jose Manuel Lopez, Angel Sastre và Antonio Pampliega.
Nhưng hơn 10 ngày trôi qua mà 3 nhà báo vẫn bặt vô âm tín. Thông tin mà đội đặc  nhiệm có được đến nay chỉ là lời kể của một người dân về việc thấy các nhà báo này cùng ngồi lên một chiếc xe tải màu trắng của lực lượng chống đối ở quận Maadi, thành phố Aleppo. Dù chưa dám công bố cụ thể đây là một vụ bắt cóc, song Tây Ban Nha vẫn không loại trừ khả năng này và nghi ngờ rằng nhóm Al-Nusra, một tổ chức khủng bố có quan hệ với mạng lưới Al-Qaeda hoặc IS đứng đằng sau vụ việc.
Chủ tịch Hội Nhà báo Tây Ban Nha Elsa Gonzalez cho hay, vào ngày 10/7, phóng viên truyền hình Angel Sastre vẫn tải tin trên tài khoản Twitter của mình bằng tiếng Anh, tiếng Arập và tiếng Tây Ban Nha. Anh này còn tiết lộ là đang cùng 2 đồng nghiệp thực hiện một phóng sự điều tra ở thành phố Aleppo. Bà Elsa Gonzalez cũng khẳng định, khó có khả năng là 3 nhà báo này lạc đường bởi họ đi cùng nhau và Antonio Pampliega là người rất thông thạo địa hình ở Syria. Anh đã ở quốc gia vùng Trung Đông này vài tháng hồi đầu năm để viết câu chuyện về những người Tây Ban Nha sát cánh cùng lực lượng dân quân người Kurd ở Kobani chống IS. Jose Manuel Lopez là phóng viên từng tham gia đưa tin ở một số chiến trường như Afghanistan, Iraq và Palestine.
Trong khi đó, Ủy ban Bảo vệ các nhà báo (CPJ) thì cho hay, phóng viên Jumpei Yasuda của Nhật Bản không còn liên lạc về nhà từ ngày 20/6. Anh này là bạn thân và đồng nghiệp của phóng viên Kenji Goto, người đã bị IS chặt đầu hồi tháng 1/2015…
Có thể nói rằng, vụ mất tích một cách bí ẩn của 4 nhà báo nói trên đang dấy lên một mối lo ngại lớn về sự an toàn cho các nhà báo tại các điểm nóng trên thế giới. Thực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua, tấm thẻ nhà báo không còn là "lá bùa hộ mệnh" cho các nhà báo mà ngược lại, nó trở thành mối nguy hiểm khó lường. Có quá nhiều cuộc xung đột diễn ra gần đây không chỉ giữa hai hay nhiều quốc gia. Các bên tham chiến là những nhóm cuồng tín, chẳng đoái hoài gì đến Công ước Geneva. Khi nghi ngờ về việc làm của nhà báo, các nhóm này sẽ không xem nhà báo là bạn.
Còn những kẻ khủng bố thì phát hiện ra rằng bắt giữ con tin thực sự là một chiến lược kinh doanh rất hấp dẫn. Năm ngoái, tờ The New York Times cho biết mạng lưới khủng bố Al-Qaeda và các nhánh của tổ chức này đã thu về hơn 125 triệu USD từ cách làm này. Hiện nay, IS cũng đang tranh thủ tối đa thủ đoạn man rợ này. Báo cáo của Chiến dịch bảo vệ báo chí công bố hôm 2/7 cho hay, nửa đầu năm 2015, 71 phóng viên đã thiệt mạng tại 24 quốc gia, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo cũng khẳng định, ít nhất 24 phóng viên đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố hầu hết ở Pháp, Libya và Iraq, khoảng 17 phóng viên thiệt mạng khi đưa tin về xung đột ở Yemen, Libya, Iraq, Syria, Nam Sudan và Ukraine. Ngoài các khu vực đang có chiến sự, 30 nhà báo khác bị tội phạm sát hại đặc biệt ở Mỹ Latinh, Philippines và Ấn Độ.
Cũng theo báo cáo này, Trung Đông và Bắc Phi là những khu vực nguy hiểm nhất đối với truyền thông với 23 nhà báo bị sát hại. Riêng Syria được coi là nơi đặc biệt nguy hiểm và được mệnh danh là "tử địa" của các nhà báo. Năm ngoái, báo cáo của Tổ chức Nhà báo không biên giới (RWB) khẳng định có tới 15 nhà báo bị sát hại ở quốc gia Bắc Phi này và mức độ nghiêm trọng của các hành động bạo lực chống lại nhà báo cũng xảy ra tại Syria với những vụ tra tấn, cắt đầu... như vụ phiến quân IS hành quyết hai nhà báo Mỹ James Foley và Steven Sotloff.
Những con chữ viết bằng máu
Francesca Borri, nữ phóng viên chiến trường người Italia từng bị bắn vào đầu gối khi tác nghiệp ở Syria cho biết, cô đến Syria vì "có gì đó bóp nghẹt lương tâm tôi". Và tại căn cứ của lực lượng nổi dậy ở Aleppo, Francesca Borri đã chứng kiến đầy đủ những "hỷ, nộ, ái, ố".
Francesca Borri, nữ phóng viên chiến trường người Italia từng bị bắn vào đầu gối khi tác nghiệp ở Syria.
Cô kể: "Không phải vì sợ hiểm nguy mà báo chí bỏ mặc thông tin nơi chiến sự. Ngược lại, ở đâu có áp bức, có bóc lột, có đổ máu, phóng viên chiến trường đã có mặt kịp thời để phản ánh. Và việc trang bị cho bản thân một kỹ năng sinh tồn khi bước vào "đạn lửa" là điều cực kỳ quan trọng.
Tôi đã phải ngủ ở căn cứ phe nổi dậy, dưới làn đạn pháo và trên cái chiếu trải ở sàn với giá thuê 50 USD/đêm, thuê một chiếc xe tốn 250 USD/ngày, rất khó kiếm được một người hỗ trợ ở địa phương hay phiên dịch, nỗi lo sợ hằng đêm bị cưỡng hiếp hay phân biệt giới tính, và đặc biệt là nếu bạn bị thương nặng thì thà chết quách đi còn hơn vì bạn sẽ không đủ tiền trả cho việc cứu chữa".
Được biết, trước khi tới Syria, Francesca Borri đã phải đóng tiền bảo hiểm nhân mạng khoảng 1.000 USD/tháng. Vậy mà khi tới nơi khắc nghiệt này, cô chỉ được trả có 70 USD cho mỗi bài báo gửi về từ chiến trận.
Đồng nghiệp của Francesca Borri, một phóng viên ảnh đến từ Mỹ thì chẳng thể nào quên những cảnh hành quyết ở Syria khi mà "một người có thể bị giết một cách không thương tiếc trước ánh mắt theo dõi đầy thích thú của hàng trăm người khác".
Phóng viên này từng tâm sự: "Dường như chiến tranh đã làm cho con người ta dần mất đi nhân tính. Trong ngày hôm đó, những người chứng kiến cuộc hành quyết đều không kiểm soát cảm xúc và sự tức giận của mình. Tôi không biết tuổi của nạn nhân, nhưng cậu ta còn trẻ. Quân nổi đậy đã cắt cổ cậu ta. Cảnh tượng này ở Syria lúc đó giống như ở thời Trung cổ. Tôi không bao giờ muốn chứng kiến thêm một cảnh tượng kiểu này nữa. Tôi muốn khép lại quá khứ, muốn quên đi những ám ảnh chết chóc để trở lại cuộc sống bình thường, để đấu tranh cho hòa bình, công lý và sự yên bình trên thế giới này".
Còn đối với Deborah Amos, phóng viên Hãng tin NPR, hàng thập niên qua, cô thường xuyên xuất hiện tại các trại tị nạn, các lễ tang, các điểm nóng ở Trung Đông, vùng Balkan và Afghanistan. Lần đầu cô tới Beirut là vào năm 1982, khi ấy vẫn chưa nguy hiểm. Deborah Amos nói: "Vấn đề của các vùng chiến sự là anh sẽ chẳng bao giờ biết một nơi nào đó đột nhiên trở nên nguy hiểm với mình". Anthony Loyd, một phóng viên chiến trường kỳ cựu của tờ Times of London, đã tiến vào Syria lần cuối năm 2013. Khi rời khỏi đất nước này, anh bị bắt cóc bởi những kẻ có quan hệ với một chỉ huy phiến quân mà anh đã làm bạn trong suốt 2 năm. Anh chỉ được trả tự do sau khi một thủ lĩnh phiến quân khác can thiệp…
Nguy hiểm luôn rình rập các phóng viên chiến trường.
Nhà báo Bunyamin Aygun đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, người vừa hoàn thành cuốn sách về những ngày tháng bị giam giữ kinh hoàng có tên "40 ngày trong tay IS" cho biết, các phóng viên ở vùng chiến sự luôn gặp phải thương vong do cả 2 phe gây ra và chính họ cũng trở thành mục tiêu bị tấn công. Bunyamin Aygun khẳng định: "Các nhà báo khi tác nghiệp ở nhiều điểm nóng giao tranh đều biết rõ những rủi ro và nguy hiểm đối với mình nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục vì đam mê. James Foley (phóng viên Mỹ bị IS hành quyết hồi năm ngoái) biết tất cả. Anh từng đưa tin về chiến tranh ở Afghanistan và mô tả chiến sự ở Libya là điều tồi tệ nhất anh từng trải qua.
Đến khi bị các tay súng Hồi giáo bắt giữ ở khu vực chiến sự nằm giữa lực lượng nổi dậy người Sunni và quân đội chính phủ, gần ngôi làng Taftanaz rồi bị phiến quân IS chặt đầu, anh chẳng mảy may sợ hãi. James Foley đã hy sinh tính mạng mình để thế giới thấy sự tàn khốc mà những người dân Syria đang phải gánh chịu". Kể về những ngày tháng bị giam cầm trong nhà tù của IS, Bunyamin Aygun nói: "40 ngày đó như thể 40 năm ròng rã. Sự im lặng và nỗi cô đơn đủ để khiến tôi phát điên, nhưng một sức mạnh siêu nhiên đã giúp tôi giữ được sự tỉnh táo. Chờ đợi cái chết là cách tra tấn khủng khiếp nhất. Viết cuốn sách này, tôi cảm thấy đau đớn khi những cảm giác lúc đó ùa về. Khi hoàn thành nó, tôi thấy nhẹ nhõm".
Thống kê của Career Cast, một trong những trang thông tin nghề nghiệp và việc làm lớn của Mỹ cho hay, báo chí bị đánh giá là nghề nghiệp tệ nhất nước Mỹ trong năm 2015. Cụ thể, trong bảng danh sách nghề nghiệp năm 2015, nghề phóng viên tin tức xếp hạng 200/200, phóng viên ảnh hạng 195/200 và phát thanh viên truyền hình hạng 196/200. Trước đó vào năm 2014, phóng viên tin tức cũng bị xếp hạng 199/200, năm 2013 hạng 188/200.
Trong khi đó, để khuyến khích các nhà báo tiếp tục cống hiến vì sự nghiệp, đầu tháng 6 vừa qua, tại Hội nghị Báo chí thế giới lần thứ 67 (World News Media Congress), Diễn đàn các nhà biên tập thế giới lần thứ 22 và Diễn đàn quảng cáo thế giới lần thứ 25 tại Washington, DC (Mỹ), đại diện các nước đã thống nhất trao giải "Cây bút Vàng" (Golden Pen), giải thưởng thường niên của Hiệp hội Báo chí và các nhà xuất bản tin tức thế giới (WAN-IFRA) năm 2015 cho tất cả các nhà báo thiệt mạng khi đang tác nghiệp.
Giải thưởng nhằm ghi nhận những hoạt động xuất sắc trong cả bài viết lẫn hành động của cá nhân hay tổ chức nhằm đóng góp cho sự nghiệp báo chí; đồng thời gửi một thông điệp mạnh mẽ tới những kẻ đã gây ra những tội ác chống lại báo chí, cũng như tới các nhà lập pháp và những người có quyền lực ban hành những điều luật hiệu quả hơn và tăng cường những sự bảo vệ mạnh mẽ hơn cho các nhà báo trên toàn thế giới.
Theo Huyền Chi (tổng hợp)
An ninh Thế giới

Bức ảnh về cuộc chiến Syria đoạt giải ảnh báo chí quốc tế Fujairah

Baraa al Halabi (23 tuổi) là một trong bốn phóng viên chiến trường vừa đoạt giải tại cuộc thi ảnh báo chí quốc tế do Cơ quan Văn hóa và Báo chí Fujairah (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) tổ chức với sự hỗ trợ của kênh truyền hình FRANCE24 và đài RFI.


Bức ảnh đoạt giải của Baraa al Halabi. (Ảnh: AFP).
Bức ảnh đoạt giải của Baraa al Halabi. (Ảnh: AFP).

Tấm ảnh đoạt giải của anh ghi lại cảnh tượng kinh hoàng sau vụ ném bom một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Aleppo, Syria, với tâm điểm là một chàng trai trẻ bế cô em gái bị thương nặng trên tay.
Halabi mô tả: “Ban đầu tôi chẳng nhìn thấy gì, do đầy khói và bụi, sau đó mọi thứ trở nên rõ ràng hơn, rồi tôi nhìn thấy chàng trai trẻ này, vừa bế em gái vừa gào lên kêu cứu. Tôi đã muốn ghi lại cảm xúc trên gương mặt của anh, khi phải bế cô em gái đang hấp hối.”
Halabi từng theo học ngành khoa học máy tại Đại học Aleppo và không có ý định trở thành một phóng viên ảnh chiến trường.
Tuy nhiên, khi nội chiến nổ ra, Halabi đã cầm máy ảnh để ghi lại những gì đang xảy ra ở đất nước mình.
Halabi đã tự học chụp ảnh và trau dồi kinh nghiệm nhờ tiếp xúc với nhiều phóng viên ảnh nước ngoài hoạt động tại Syria.
Anh cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu các bức ảnh được xuất bản trên những tờ báo lớn như The New York Times và The Independent.
Halabi thường tải các bức ảnh của mình lên YouTube và chúng đã nhận được sự chú ý của Hãng thông tấn AFP.
Hãng tin này không chỉ mua ảnh của Halabi mà còn khuyến khích anh tham gia cuộc thi kể trên./.
Theo TTXVN
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH