BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 134/a (Pablo Escobar)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trùm ma túy Pablo Escobar - Phần 1/3

Ai là người kết liễu cuộc đời trùm ma túy Pablo Escobar?


Đến nay, nhiều người vẫn tự hỏi ai là người đã thực hiện phát súng cuối cùng kết liễu ông trùm ma túy Pablo Escobar. Bên cạnh đó cũng có nhiều lời đồn đoán về sự việc.
Năm 1989, tạp chí Forbes ước tính Pablo Escobar là một trong 227 tỷ phú trên thế giới có tài sản cá nhân trên 3 tỷ đô la với việc điều hành băng đảng Medellin và quản lý khoảng 80% thị trường ma túy thế giới.
Ông ta thường xuyên quyên góp tiền cho các dự án nhà ở và các công trình dân sinh nên rất được lòng người nghèo.

Pablo rất được lòng người nghèo

Là một người hâm mộ thể thao cuồng nhiệt, Pablo Escobar xây dựng nhiều sân bóng đá và các công trình thể thao. Ông cũng cho xây dựng nhiều bệnh viện, trường học và các nhà thờ ở miền Tây Colombia, nhận được sự trọng vọng và ngưỡng mộ của người dân địa phương.
Bên cạnh đó, Pablo còn chăm chỉ làm việc để nuôi dưỡng hình ảnh như "người hùng Robin Hood" trong mắt người dân. Ông ta thường xuyên quyên góp tiền cho các dự án nhà ở và các công trình dân sinh khác. Do vậy, Pablo rất được lòng người nghèo.
Chính vì điều này, người dân ở Medellin đã gián tiếp giúp sức cho Pablo để hắn ta thực hiện những hành vi phi pháp. Họ thường xuyên thông báo, cảnh giới cho Pablo nhằm giúp hắn thoát khỏi sự theo dõi của cảnh sát, che giấu các hoạt động của Pablo với chính quyền sở tại hay thậm chí làm bất kỳ điều gì để bảo vệ Pablo.
Ai la nguoi ket lieu cuoc doi trum ma tuy Pablo Escobar? hinh anh 1
Con trai của Pablo Escobar giơ chiếc áo in hình ảnh cha mình. Ảnh: Wall Street Journal.

Cuộc sống xa xỉ trong nhà tù ở La Catedral

Ngày 18/8/1989, trong cuộc diễu hành ở tỉnh Cundinamarca, phía nam Colombia, một sát thủ của Pablo Escobar đã bắn chết Luis Carlos Galán Sarmiento. Nạn nhân là nhà báo, chính trị gia tự do, người đã tham gia ứng cử Tổng thống Colombia 2 lần.
Sarmiento luôn là cái gai trong mắt của Pablo Escobar bởi ông này từng tuyên bố đấu tranh chống lại các hoạt động phi pháp của các băng nhóm ma túy ở Colombia và ủng hộ các chính sách tương trợ tư pháp nhằm dẫn độ các tội phạm ma túy từ Colombia về Mỹ. Cho đến nay, cuộc điều tra về cái chết của Sarmiento vẫn chưa đi đến hồi kết.
Sau vụ ám sát, Tổng thống César Augusto Gaviria Trujillo đã tuyên bố chống lại sự lộng quyền của các băng đảng ma túy. Tuy nhiên, với sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn quốc và quốc tế, chính phủ đã dần dần thỏa hiệp với Pablo Escobar và thuyết phục hắn ta đầu hàng, chấm dứt tất cả các hoạt động tội phạm để đổi lấy một mức án hợp lý và những ưu ái trong suốt quá trình thụ án.
Năm 1991, Pablo đã chấm dứt tất cả các hoạt động phi pháp trước đó, để Chính phủ Colombia có thể trấn an công chúng và giảm sức ép của dư luận.
Trước khi “gác kiếm giang hồ”, Pablo bị nghi ngờ đã dùng ảnh hưởng của mình để mua chuộc các thành viên quốc hội nhằm thông qua hiến pháp của Colombia năm 1991, trong đó quy định cấm dẫn độ tội phạm người Colombia sang Mỹ để điều tra xét xử. Điều đó có nghĩa rằng Pablo Escobar sẽ thoát khỏi sự trừng phạt của luật pháp quốc tế, cụ thể là Mỹ.
Ngay sau đó, Pablo có cuộc sống vương giả khi thụ án trong nhà tù hạng sang La Catedral. Tại đây, Pablo được hưởng thụ thú vui thể thao với một sân bóng đá, căn nhà khổng lồ với đầy đủ quầy bar, bể sục và vòi sen. Điều này đã khiến dư luận bức xúc, gây sức ép mạnh mẽ lên chính phủ nhằm tìm kiếm một hình phạt đích đáng hơn cho Pablo.
Tháng 7/1992, chính phủ buộc phải chuyển Pablo ra một nhà tù nghiêm ngặt hơn. Nhưng lúc này, Pablo lại đang nung nấu kế hoạch đào tẩu kỹ lưỡng, nhằm tìm kiếm cuộc sống tự do cho phần đời còn lại của mình.
Ai la nguoi ket lieu cuoc doi trum ma tuy Pablo Escobar? hinh anh 2
Trùm ma tuý Pablo Escobar cùng người vợ Maria Victoria
vào năm 1983. Ảnh: Freshdive.

Cuộc truy tìm Pablo Escobar

Lực lượng đặc nhiệm của Chính phủ Mỹ nhanh chóng được thành lập, tư vấn và huấn luyện cho Search Bloc - lực lượng cảnh sát đặc biệt của Colombia, tìm ra dấu vết của Pablo. Bên cạnh mâu thuẫn kéo dài giữa Pablo Escobar với Chính phủ Mỹ và Colombia, số lượng kẻ thù của Pablo cũng tăng lên nhanh chóng.
Do vậy, nhóm liên minh Los Pepes được thành lập dưới sự bảo trợ về tài chính bởi các đối thủ của Pablo bao gồm băng đảng Cali và lực lượng bán quân sự cánh hữu dưới sự chỉ đạo của Carlos Castaño, người đứng đầu lực lượng nông dân tự vệ. Liên minh Los Pepes đã tiến hành chiến dịch đẫm máu, trong đó có hơn 300 đồng minh và người thân của Pablo Escobar đã bị thảm sát, ngoài ra một phần lớn tài sản của băng đảng Medellin cũng bị phá hủy.
Với cùng mục đích là truy tìm Pablo Escobar, các thành viên của nhóm Search Bloc đã bắt tay với lực lượng tình báo Colombia và Mỹ, cũng như đồng thời thông đồng với liên minh Los Pepes. Sự phối hợp này chủ yếu thông qua việc chia sẻ thông tin tình báo, cho phép liên minh Los Pepes trừ khử Pablo Escobar cùng đồng minh của hắn ta.
Tuy nhiên, một số báo cáo mật cho rằng ngay cả các thành viên của lực lượng cảnh sát đặc biệt Search Bloc cũng trực tiếp tham gia vào các cuộc tập kích của liên minh Los Pepes. Một trong những thủ lĩnh của Los Pepes là Diego Murillo Bejarano, cũng chính là Phó thủ lĩnh của băng Medellin, là người tích cực tham gia công cuộc trừ khử Pablo Escobar để trở thành một trong những kẻ quyền lực nhất trong lực lượng tự vệ của Colombia.
Ai la nguoi ket lieu cuoc doi trum ma tuy Pablo Escobar? hinh anh 3
Chính phủ và các băng nhóm mafia phải bắt tay để truy bắt Pablo. Ảnh: Onedio.

Dùng sóng ba chiều để theo dấu Pablo Escobar 

Cuối cùng thì cuộc truy sát nhằm vào Pablo Escobar cũng kết thúc vào ngày 2/12/1993, khi trùm ma túy một thời vẫn đang loay hoay trong nỗ lực cuối cùng, nhằm trốn tránh lực lượng cảnh sát.
Biệt đội tình báo điện tử, đứng đầu bởi Brigadier Hugo Martínez đã sử dụng công nghệ sóng ba chiều để theo dấu đường truyền từ điện thoại di động của Pablo và phát hiện trùm ma túy đang ẩn mình đâu đó khu vực Los Olivos, nằm giữa trung tâm Medellin.
Ông trùm ma tuý Pablo cùng vệ sỹ của mình đã cố gắng trốn chạy trên những mái nhà lụp xụp của khu ổ chuột, nhằm thoát thân và trà trộn vào đám đông ở những con phố nhỏ. Thế nhưng cả hai thầy trò Pablo đã bị lực lượng cảnh sát Quốc gia Colombia tiêu diệt.
Cho đến nay, nhiều người vẫn tự hỏi ai là người đã thực hiện phát súng cuối cùng kết liễu ông trùm. Bên cạnh đó cũng có nhiều lời đồn đoán về sự việc này.
Hai anh trai của Pablo là Roberto Escobar và Fernando Sánchez Arellano nói rằng em trai họ đã từng khẳng định sẽ tự tử nếu bị dồn vào đường cùng. Và họ tin rằng Pablo là người đã thực hiện phát đạn cuối cùng để giải thoát cho bản thân sau nhiều năm lẩn trốn.

Vinh Nguyen

Pablo Escobar: Trùm ma túy giàu nhất trong lịch sử


Với tài sản ước tính khoảng 30 tỷ USD vào đầu những năm 1990 của thế kỷ trước, Pablo Emilio Escobar Gaviria là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới thời bấy giờ.
Pablo Escobar rời ghế nhà trường khi việc học còn dang dở. Chàng trai nhanh chóng dấn thân vào các hoạt động phạm pháp như kinh doanh thuốc lá lậu hay vé số giả, trộm cắp xe hơi.
Ngoài buôn lậu, Pablo Escobar còn thực hiện nhiều vụ bắt cóc nhằm tống tiền trước khi thành lập đường dây mua bán và vận chuyển ma túy vào thị trường Mỹ từ năm 1975. Cái tên Pablo Escobar nhanh chóng được gắn với mác “ông hoàng ma túy”.

Tài khoản có 3 triệu USD ở tuổi 26

Lớn lên ở vùng ngoại ô Medellin, Colombia trong một gia đình làm nghề nông, Pablo Escobar sớm bộc lộ tính ngỗ ngược ngay từ khi còn đi học. Anh ta bị cáo buộc đã ăn cắp những tấm bia mộ rồi mài nhám chữ khắc trên bia, bán lại cho những kẻ buôn lậu trong vùng.
Pablo Escobar: Trum ma tuy giau nhat trong lich su hinh anh 1
"Ông hoàng ma tuý" Pablo Escobar là một trong những người giàu nhất thế giới vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước
. Ảnh: AP.
Sau này, Sebastián Marroquín, con trai của Pablo, tuyên bố rằng cha mình đã có bước chân đầu tiên vào con đường phi pháp khi bắt đầu kinh doanh bán bằng tốt nghiệp giả, thường là bằng của trường Đại học tư nhân Mỹ Latinh ở Medellin. Mặc dù kinh doanh bằng giả nhưng Pablo lại không tự làm cho mình 1 tấm bằng khi rời ghế nhà trường với hai bàn tay trắng.
Pablo bắt đầu việc kinh doanh tự do trên phố như bán thuốc lá lậu, vé số giả và trộm cắp xe hơi. Đầu thập niên 70, trước khi kinh doanh ma túy, Pablo đã tham gia trộm cắp và cả làm vệ sỹ, hắn đã kiếm được cỡ 100.000 USD từ việc bắt cóc tống tiền ở khu vực Medellin, Colombia.
Bên cạnh đó, Pablo Escobar còn thực hiện nhiều vụ bắt cóc nhằm tống tiền trước khi thành lập đường dây mua bán và vận chuyển ma túy vào thị trường Mỹ từ năm 1975. Pablo nhanh chóng bắt tay với Alvaro Prieto, một tay buôn lậu có tiếng trong vùng Medellin. Không lâu sau đó, vào sinh nhật lần thứ 26 tuổi của mình, tài khoản ngân hàng của Pablo Escobar đã ghi nhận con số 3 triệu USD.

Khởi nghiệp kinh doanh ma tuý

Trong cuốn sách The Accountant’s Story (Tạm dịch: Lời kể của thủ quỹ), Roberto Escobar, anh trai của Pablo Escobar, đã viết nhiều về những cách thức mà Pablo đi lên từ một tên tội phạm nhỏ để trở thành một trong những tên tội phạm khét tiếng với khối tài sản kếch xù, thậm chí được mệnh danh là người đàn ông giàu nhất thế giới.
Từ năm 1975, Pablo bắt đầu công việc buôn bán ma túy, ban đầu vận chuyển ma túy bằng đường hàng không, chủ yếu là tuyến Colombia – Panama – Mỹ. Sau đó Pablo tự mình mua 15 chiếc máy bay cỡ lớn, trong đó có một chuyên cơ và 6 máy bay trực thăng.
Trong cuốn sách “Escobar”, Roberto khẳng định loại máy bay lớn nhất của băng Medellin vận chuyển được tối đa 23 tấn ma túy một chuyến. Ngoài máy bay, anh em nhà Escobar còn sử dụng tàu ngầm để vận chuyển các chuyến hàng lớn nhằm qua mặt lực lượng chức năng.
Vào tháng 5/1976, Pablo cùng vài đàn em bị bắt cùng 18 kg bột trắng khi đang vận chuyển ma túy từ Ecuador về Medellin. Ban đầu, Pablo đã tìm mọi cách mua chuộc các thẩm phán ở Medellin để thoát tội nhưng không thành.
Sau nhiều tháng không có đủ căn cứ pháp luật để xử lý, trùm ma túy đã ra lệnh bắt giữ và thủ tiêu các thẩm phán này, vụ việc sau đó bị chìm vào quên lãng. Điều này được mô tả là sự khởi đầu của việc cấu kết giữa trùm ma túy và chính quyền địa phương, thông qua hối lộ và giết người thủ tiêu.
Sở dĩ Pablo Escobar lao mình vào các thương vụ kinh doanh ma túy chỉ vì các loại hình kinh doanh hàng lậu khác đã quá nguy hiểm và khó khăn trong khâu vận chuyển. Không những vậy, Pablo có một lợi thế rất lớn vì thời điểm đó chỉ có một vài băng đảng ma túy với quy mô hoạt động nhỏ lẻ.
Với đầu óc kinh doanh từ nhỏ, Pablo đã nhận ra rằng buôn bán ma túy là một mảnh đất màu mỡ mà hắn có thể thống trị và khai thác độc quyền.
Pablo Escobar: Trum ma tuy giau nhat trong lich su hinh anh 2
Pablo Escobar chụp ảnh cùng cậu con trai Juan Pablo Escobar. Ảnh: Shutterstock.
Tại Peru, Pablo mua bột ma túy sau đó đem về chiết xuất trong phòng thí nghiệm ở căn nhà 2 tầng của mình tại Medellin. Chuyến vận chuyển ma túy đầu tiên trong sự nghiệp lừng lẫy nhằm xây dựng đế chế của mình, Pablo chỉ mua vỏn vẹn có 14 kg bột ma túy và giấu trong lốp máy bay. Mỗi chuyến như vậy đem về cho hắn 500.000 USD.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của ông trùm

Ngay sau những chuyến hàng đầu tiên trót lọt, nhu cầu sử dụng ma túy trong nội địa Mỹ tăng vọt. Pablo đã mở rộng phạm vi phân phối ma túy ra các khu vực South Florida, California và nhiều tiểu bang khác ở Mỹ.
Pablo và đồng bang chủ Carlos Lehder đã cùng nhau làm việc cật lực để phát triển và khai thác một điểm trung chuyển ma túy mới đặt ở đảo Norman’s Cay ở Bahamas, cách bờ biển Florida khoảng 350 km về hướng đông nam.
Theo Robert Escobar, Pablo đã không bỏ tiền ra mua đảo Norman’s Cay mà chỉ mình Lehder bỏ vốn. Tuy nhiên, Pablo và Robert Vesco, tên tội phạm tài chính khét tiếng ở Mỹ, đã mua hầu hết quyền sử dụng đất trên hòn đảo này với hơn 1 km vuông đất sử dụng bao gồm đường băng, bến cảng, khách sạn, tàu thuyền và máy bay. Hơn nữa, hắn còn  cho xây dựng các kho lạnh để chứa ma túy.
Vào thời kỳ đỉnh cao quyền lực, mỗi tháng Pablo vận chuyển khoảng 80 tấn ma túy từ Colombia vào lãnh thổ Mỹ. Vào những năm giữa thập niên 80, mỗi chuyến hàng bằng máy bay phản lực, băng đảng Medellin cho vận chuyển cỡ 11 tấn ma túy.

* Mời độc giả đọc kỳ 2 lúc 7h ngày 31/1.
Vinh Nguyen

Ông hoàng ma tuý Pablo Escobar và cuộc đối đầu với pháp luật


Trong thời kỳ đỉnh cao, mỗi ngày, băng đảng Medellin giao dịch hơn 15 tấn ma tuý vào đất Mỹ. Chỉ tính riêng tiền mua dây thun cao su để buộc tiền mặt là hơn 1.000 USD mỗi tuần.

Vào những năm thập niên 80, do nhu cầu sử dụng ma túy tăng cao nên trung bình mỗi tháng, tổ chức của Pablo Escobar vận chuyển từ 70 đến 80 tấn ma túy từ Colombia vào lãnh thổ nước Mỹ.
Tổ chức tội phạm ma túy của Pablo Escobar đã trở thành một trong những tổ chức tội phạm đáng gờm nhất với cái tên băng đảng Medellin.

Mở rộng mạng lưới phân phối ma tuý

Năm 1982, Pablo Escobar được bầu làm Ủy viên dự khuyết của Hạ viện Colombia, một phần của đảng Tự do Colombia. Sự việc này đã nâng cao hình ảnh của trùm ma túy lên một tầm cao mới, tạo ra tiếng vang lớn với chính trị gia Pablo Escobar cả trong và ngoài nước.
Dịp này, Pablo đã lợi dụng ảnh hưởng để xây dựng mạng lưới mua bán ma túy của băng Medellin vươn tầm quốc tế và nắm giữ thị phần lớn của những thị trường béo bở như Mỹ, Mexico, Puerto Rico, Cộng hòa Dominica, Venezuela và Tây Ban Nha.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất ma túy của Pablo cũng được điều chỉnh bắt đầu từ việc sử dụng nguyên liệu đầu vào có chất lượng tốt hơn. Lá coca được nhập từ Boliva và Peru, thay vì từ Colombia như trước đây.
Do nhu cầu về số lượng và chất lượng ma túy tăng cao, Pablo đã móc nối với "bố già Bolivia" Roberto Suárez Gomez. Dưới sự giúp đỡ của Gomez, băng Medellin mở rộng thị trường kinh doanh ma túy sang các nước khác trong khu vực châu Mỹ và cả châu Âu, thậm chí vươn đến cả thị trường châu Á.
Ong hoang ma tuy Pablo Escobar va cuoc doi dau voi phap luat hinh anh 1
Ít ai ngờ, một ông trùm ma tuý khét tiếng lại được gán mác "chính trị gia Pablo Escobar". Ảnh: Thefamouspeople.

Chiến dịch "Bạc hay chì" - "Plata o plomo"

Hối lộ và hăm dọa là hai đặc trưng nổi bật của băng đảng Medellin khi đối đầu với hệ thống Chính phủ Colombia thời bấy giờ. Pablo đã thực hiện phương pháp hiệu quả và gần như bất bại khi đối đầu với lực lượng hành pháp và Chính phủ Colombia. Đó chính là chiến dịch “Bạc hay chì” – Plata o plomo, ám chỉ đến việc nhận tiền hối lộ từ băng đảng này, chấp nhận yêu sách hoặc chống đối hoặc sẽ chết.
Chính sách này của băng Medellin đã gieo rắc cái chết cho hàng trăm thường dân, cảnh sát, thẩm phán và cả những chính trị gia dám chống lại lợi ích của chúng. Đồng thời, Pablo Escobar cũng tiến hành mua chuộc vô số các quan chức chính phủ, thẩm phán và chính trị gia để tạo vỏ bọc che chắn cho việc kinh doanh phi pháp của mình.
Pablo Escobar bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm về vụ giết người năm 1989. Nạn nhân là Luis Carlos Galán, một trong những ứng cử viên nặng ký cho cuộc bầu cử tổng thống Colombia 1990. Bên cạnh đó, Pablo cũng bị cáo buộc có liên quan đến vụ án đánh bom chuyến bay số hiệu 203 của hãng hàng không Avianca và vụ đánh bom tòa nhà DAS ở Bogotá.
Ngoài ra, Medellin còn tham gia vào cuộc chiến đẫm máu với băng đảng Cali, đối thủ truyền kiếp đến từ phía Nam Colombia của anh em nhà Gilberto Rodríguez và Miguel Rodríguez.
Cali được mệnh danh là “băng đảng hùng mạnh nhất trong lịch sử”, với mối quan hệ thân thiết với đội quân lính đánh thuê của Anh và quân đồng minh, các mật vụ và điệp viên chuyên cung cấp thông tin từ chính phủ nằm rải rác trên toàn thành phố.
Sự hùng mạnh của băng đảng Cali phần nào phản chiếu sức mạnh của băng Medillin của Pablo Escobar, một đối thủ truyền kiếp nợ máu của băng Cali.

Pablo Escobar là một trong 227 tỷ phú trên thế giới 

Vào năm 1985, Pablo Escobar bị cáo buộc ủng hộ một nhóm phiến quân Bolivia có tên M -19 trong cuộc tấn công vào tòa án tối cao. Hành vi này nhằm phá hủy những tài liệu, chứng cứ liên quan đến nhóm tội phạm ma túy Los Extraditables đang nằm trong tầm ngắm của lực lượng chức năng, nhằm dẫn độ nhóm này từ Colombia về Mỹ để xử lý theo thẩm quyền. Pablo được cho là một phần tử tích cực trong nhóm Los Extraditables.
Ong hoang ma tuy Pablo Escobar va cuoc doi dau voi phap luat hinh anh 2
Theo lời kể của con trai, Pablo Escobar còn có niềm đam mê với xe cộ. Ảnh: Channel 9.
Không biết ngẫu nhiên hay cố tình, một nửa số thẩm phán chịu trách nhiệm về việc dẫn độ các thành viên nhóm Los Extraditables về Mỹ đã bị sát hại. Sau đó, các thành viên của nhóm này còn tiến hành bắt cóc hàng loạt con tin nhằm giải cứu đồng bọn. Vụ việc nhanh chóng chìm vào quên lãng.
Trong thời kỳ đỉnh cao của mình, băng đảng Medellin kiếm được hơn 70 triệu USD mỗi ngày, ước tính khoảng 22 tỷ USD mỗi năm. Để kiếm được số tiền khổng lồ này, mỗi ngày băng Medellin giao dịch mua bán 15 tấn ma túy vào đất Mỹ, trị giá mỗi chuyến hàng hơn nửa tỷ USD, chỉ tính riêng tiền mua dây thun cao su để buộc tiền mặt là hơn 1.000 USD mỗi tuần. Do lưu trữ số tiền khổng lồ trong kho, mỗi năm có khoảng 10% lượng tiền bị vứt đi vì bị chuột cắn và ẩm mốc.
Khi được hỏi về bản chất việc kinh doanh ma túy, Pablo Escobar trả lời rằng: “Rất đơn giản, đó chỉ là việc bạn mua chuộc một người ở đây, mua chuộc thêm một người ở chỗ khác, thêm vào đó trả thật hậu hĩnh cho nhân viên ngân hàng để họ giúp đem tiền về cho mình”.
Năm 1989, tạp chí Forbes ước tính Pablo Escobar là một trong 227 tỷ phú trên thế giới có tài sản cá nhân trên 3 tỷ USD với việc điều hành băng đảng Medellin và quản lý khoảng 80% thị trường ma túy thế giới. Tuy nhiên, vỏ bọc bên ngoài của Pablo lại cho thấy hắn ta là một nhà tài phiệt đứng sau sự thành công của đội bóng Medellín's Atlético Nacional với chức vô địch giải đấu Copa Libertadores năm 1989, giải đấu bóng đá danh giá nhất Nam Mỹ.

Vinh Nguyen

Chân dung 'bà trùm' cầm đầu đường dây ma tuý Mexico

Trong thế giới ngầm ở châu Mỹ Latinh, Beltran được mệnh danh là “Nữ hoàng ma tuý Thái Bình Dương”.
Chưa chính thức cầm đầu một băng nhóm nào nhưng Sandra Avila Beltran - người được mệnh danh là “Nữ hoàng ma tuý Thái Bình Dương” - đã thiết lập và duy trì con đường vận chuyển ma tuý từ Columbia đi qua Mexico rồi đổ vào Mỹ.

Trùm ma túy dưới vỏ bọc chủ tiệm thẩm mỹ

Beltran từng nhận bản án 7 năm tù giam vì tội rửa tiền. Sau nhiều lần bị dẫn độ sang Mỹ và được trao trả về Mexico, năm 2015, Tòa thượng thẩm bang Jalisco, miền tây Mexico ra lệnh trả tự do cho “bà trùm” này với lý do không thể bỏ tù 2 lần với cùng một tội danh, theo Reuters.
Chan dung 'ba trum' cam dau duong day ma tuy Mexico hinh anh 1
Sandra Avila Beltran
trở thành huyền thoại của làng ma tuý Mexico. Ảnh: Star Media.

Dưới vỏ bọc là chủ tiệm phẫu thuật thẩm mỹ, Beltran đã tung hoành, buôn bán ma tuý bất hợp pháp ngoài tầm ngắm của cảnh sát Mexico.
Trong buổi phỏng vấn độc quyền với tờ The Guardian sau khi được trả tự do, người phụ nữ này đã để lộ những bí mật về cuộc đấu súng tại các buổi tiệc VIP hay những vụ làm ăn, hối lộ cho quan chức Mexico.
“Tôi từng nghe có những khoản đút lót 100 triệu USD cho lãnh đạo cao cấp ở Mexico. Số tiền ấy chưa là gì cả. Tôi từng chứng kiến một chính trị gia kiểm tra vali xem có đủ có tiền như thoả thuận không, ông ta biết mọi thứ đấy”, Beltran kể.
Theo  “Nữ hoàng ma tuý Thái Bình Dương”, trong thế giới ngầm, ma tuý ở khắp mọi nơi. Beltran từ chối trả lời về vai trò của mình trong ngành buôn bán cocaine ở Mexico.
Thống kê ước tính hơn 100.000 sinh mạng bị cướp đi vì cuộc chiến ma tuý ở đất nước này trong hơn một thập kỷ qua, nhưng Beltran khẳng định: “Tôi không cảm thấy tội lỗi chút nào”.

"Tre già măng mọc"

Beltran xuất thân từ một gia tộc tội phạm lớn ở Mexico. Cha của bà là Alfonso Avila Quintero, có mối quan hệ thân thiết với người sáng lập ra băng đảng ma tuý Guadalajara cartel.
"Nữ hoàng Thái Bình Dương" còn là cháu gái của Miguel Angel Felix Gallardo, kẻ mang biệt danh "Bố già của giới buôn ma túy tại Mexico". Hiện tại ông ta đang chấp hành án phạt 40 năm tù trong một nhà tù Mexico vì tội sát hại một thành viên của lực lượng chống ma túy của Mỹ.
Năm 13 tuổi, Beltran đã được chứng kiến một cảnh do “xã hội đen” gây ra. “Đó là khi tôi thấy một đoàn người đi trên phố, cùng khẩu súng ngắn gài ở thắt lưng, đoàn chơi nhạc đi phía sau họ. Đột nhiên, tiếng súng vang lên hoà cùng tiếng nhạc, cuộc đấu súng nổ ra, nhiều người bị giết”, Beltran nhớ lại.
Chan dung 'ba trum' cam dau duong day ma tuy Mexico hinh anh 2
Vẻ đẹp của thiếu nữ 19 tuổi Sandra Avila Beltran
. Ảnh: Guardian.

Trong khi bạn bè cùng trang lứa muốn lãnh đạo mạng lưới buôn bán ma tuý khét tiếng Sinaloa, cô gái Beltran lại rẽ hướng khác, ước mơ trở thành phóng viên. Sau 3 năm học ngành truyền thông ở Đại học Autónoma de Guadalajara, nữ sinh bị chính người bạn trai hay ghen tuông bắt cóc.
Anh ta là người có sức ảnh hưởng với các băng đảng. Vài tháng sau, cô rời khỏi thành phố để chạy trốn khỏi sự kìm kẹp của người yêu.
Dập tắt hy vọng trở thành phóng viên điều tra, Beltran dấn thân vào thế giới ngầm buôn bán ma tuý. Mọi thứ không quá khó khăn khi Beltran lợi dụng tất cả những thế mạnh của mình như: sắc đẹp quyến rũ, trình độ bắn súng điêu luyện và “khả năng tán tỉnh” để xây dựng những mối quan hệ tình - tiền với những tên đầu sỏ ma tuý.
* Độc giả đón đọc kỳ 2 lúc 7h ngày 30/12.

Thiếu nữ tham gia đường dây ma túy xuyên quốc gia

Khi lên xe ông trùm ma túy để đưa hàng về Vinh tiêu thụ, Hương đã bị công an mật phục bắt quả tang, thu giữ 3 bánh heroin, USD cùng nhiều tang vật khác.
Trà My

'Nữ hoàng ma tuý' Mexico trải lòng về quá khứ tội lỗi

Ở tuổi 21, Beltran đã hẹn hò với nhiều tên trùm ma tuý, tội phạm cộm cán và trở thành "cầu nối" quan trọng trong đường dây buôn bán ma tuý ở châu Mỹ Latinh.

Theo Los Angeles Times, Beltran là "bông hồng gai" trong thế giới ma tuý khốc liệt ở khu vực Mỹ Latinh.
Ở tuổi 21, người phụ nữ này đã hẹn hò với nhiều tên trùm ma túy, tội phạm cộm cán. Beltran 2 lần kết hôn với 2 sĩ quan cảnh sát biến chất.
“Có người từng cầu hôn tôi bằng hoa và một chiếc xe ôtô. Anh ta còn cho tôi 100.000 USD để đi du lịch”, bà kể.

Trở thành "trùm ma tuý" vì muốn được tôn trọng

Là một “trùm ma tuý” nhưng Beltran không bao giờ sử dụng các loại chất kích thích. “Nếu dùng, cánh đàn ông sẽ nghĩ tôi chỉ là thứ phụ nữ cặn bã và không tôn trọng tôi nữa”, Beltran nói.
'Nu hoang ma tuy' Mexico trai long ve qua khu toi loi hinh anh 1
Sandra Avila Beltran và trùm ma túy Juan Diego Espinosa Ramirez.
Ảnh: Borderland Beat.
"Bà trùm ma túy" kể rằng phụ nữ trong thế giới ngầm, bị lạm dụng, ngược đãi. Họ như món đồ chơi, có thể bị ruồng bỏ không thương tiếc.
Theo Beltran, những kẻ cầm đầu băng đảng thường gây dựng “hậu cung” gồm khoảng 10 phụ nữ để thoả cơn khát tình dục của chúng. Mặc dù có những công lao hay thành tựu mang lại nhưng những người phụ nữ này không được coi trọng.
Với Beltran, cô ta không muốn chỉ được mời đến các buổi tiệc như một “món hàng đính kèm” với các ông trùm, mà còn muốn có được những quyền lực nhất định. Do đó, trong vòng chưa đầy 10 năm, Beltran đã được phong thành “Nữ hoàng ma tuý Thái Bình Dương” trên “bản đồ ma tuý thế giới”.
Trong những năm 90, do quan hệ mật thiết với trùm ma túy Juan Diego Espinosa Ramirez, Beltran đã trở thành một mắt xích quan trọng trong đường dây ma tuý ở châu Mỹ Latinh. Nhân vật này trở thành "cầu nối" băng đảng Sinaloa của Mexico với tổ chức ma túy Norte del Valle của Colombia dể vận chuyển khối lượng lớn cocain từ Colombia đến Mexico bằng đường biển.
Sau khi 2 đời chồng lần lượt bị thanh toán, Beltran sống chung với Joaquín Guzmán Loera, bố già băng Sinaloa Cartel và từng là “trùm ma tuý quyền lực nhất thế giới”.

Số phận lụi tàn của “Nữ hoàng ma tuý Thái Bình Dương”

Tuy nhiên, sau một thời gian số phận của “Nữ hoàng ma tuý Thái Bình Dương” cũng bắt đầu lụi tàn.
Theo đó, năm 2002, khi con trai bị bắt cóc và phải trả 5 triệu USD để chuộc, Beltran bắt đầu rơi vào tầm ngắm của cảnh sát Mexico.  Người phụ nữ này phải sống chui lủi, ẩn náu ở nhiều nơi.
“Quãng thời gian đó thực sự rất mệt mỏi. Tôi cảm thấy thật khó khăn để cải trang thành người khác, từ nơi ở, màu tóc hay giọng nói”, bà kể.
Theo Beltran, Adrenaline (một loại hoocmon tiết ra khi sợ hãi, làm nhịp tim đập nhanh hơn) như một loại thuốc, chứng gây nghiện. Có người cảm thấy sợ hãi với độ cao, súng hay lo lắng khi lừa dối chồng, nhưng với bà, đó là có thể bị bắt bất kỳ lúc nào.
'Nu hoang ma tuy' Mexico trai long ve qua khu toi loi hinh anh 2
Sau khi bị bắt giữ, Beltran thuyết phục cảnh sát được cho trang điểm lại trước khi bị dẫn đi. Ảnh: Văn phòng Cảnh sát Mexico.
Beltran kể, bà cùng chồng thứ 2 tên Joel đang trên đường đi ăn sáng thì bị cảnh sát phục kích. Cả 2 cùng cố thủ trong ôtô.
“Tôi loé lên suy nghĩ rằng mình sẽ sống tốt hơn nếu chạy trốn nên quyết định mở cửa xe và tẩu thoát. Núp sau bụi cây nhỏ ở toà nhà chung cư, tôi thấy cảnh sát phong toả khu vực đó và lùng sục mình, còn Joel đã bị bắn chết”, “Nữ hoàng ma tuý Thái Bình Dương” nhớ lại.
Có lẽ, vận may lại mỉm cười với Beltran khi được nhận được sự giúp đỡ từ người phụ nữ lạ mặt.
“Đột nhiên, có người kéo lấy tay rồi ôm chầm lấy tôi và dặn rằng nếu có ai hỏi, thì nói tôi là cháu gái bà ấy. Tôi ẩn náu ở chỗ của bà ta, nhận 3 USD rồi trốn thoát trên một chiếc taxi”, Beltran thuật lại với phóng viên của The Guardian.
Trong 3 năm tiếp theo, "bà trùm ma tuý" gặp và có tình cảm với Juan Diego Espinosa Ramirez , người có biệt danh “Hổ dữ”. Đây là nhân vật cấp cao khét tiếng của tập đoàn ma túy Norte del Valle Cartel ở Colombia.
* Độc giả đón đọc kỳ cuối lúc 7h ngày 31/12.

Trà My

'Nữ hoàng ma tuý Thái Bình Dương' xin trang điểm khi bị bắt

 
Theo truyền thông Mexico, Sandra Avila Beltran tỏ ra hết sức bình tĩnh, thậm chí còn thuyết phục cảnh sát cho phép mình dặm lại son phấn trước khi bị dẫn đi.
Năm 2007, "Nữ hoàng ma tuý Thái Bình Dương" Sandra Avila Beltran và người tình Juan Diego Espinosa Ramirez bị cảnh sát vây bắt tại một quán cà phê ở thủ đô Mexico City. “Tôi không thể tin được mình đã bị bắt”, Beltran nói.
Theo truyền thông Mexico, lúc bị bắt, người phụ nữ này vẫn tỏ ra bình tĩnh. Bà ta thuyết phục cảnh sát cho phép mình dặm lại son phấn trước khi bị dẫn đi.

Cuộc sống xa hoa sau song sắt nhà tù

Trong nhiều năm, các công tố viên không thể buộc tội Beltran vì thiếu chứng cứ. Beltran che giấu các hoạt động phi pháp rất tinh vi và có mối quan hệ mật thiết với giới chức.
Sau đó, cơ quan chức năng Mexico dẫn độ Beltran sang Mỹ vào năm 2012. Toà án Mỹ chỉ kết án được bà ta tội rửa tiền, tòng phạm ma tuý. Sau một thỏa thuận ngầm, tháng 8/2013, Beltran được dẫn độ về Mexico và tháng 2/2015 đã tự do.
'Nu hoang ma tuy Thai Binh Duong' xin trang diem khi bi bat hinh anh 1
Sandra Avila Beltran. Ảnh: Labartolina.
Tuy nhiên, trong thời gian bị giam giữ tại Mexico, Beltran được cho là hưởng thụ cuộc sống xa hoa phía sau song sắt.
Trong khi các tù nhân khác đều bị giam giữ chung, thì Beltran ở căn phòng biệt lập và có tới 3 người phục vụ đồ ăn, rượu và thuốc lá. Những món ăn từ nhà hàng người phụ nữ này yêu thích còn được mang đến tận phòng giam. Thậm chí, bác sĩ riêng còn được phép định kỳ vào nhà tù để tiêm chống lão hóa cho Beltran.
Cây bút José Gerardo Mejía mô tả nữ tù nhân Beltran ăn mặc lộng lẫy, bước đi trên đôi giày cao gót cùng một dàn thuộc hạ khúm núm.
Để bao biện cho điều này, bà trùm ma tuý một mực khẳng định: “Tôi dùng giấy vệ sinh để làm xoăn tóc và dùng mascara, bút kẻ mắt để nhuộm tóc. Còn kem bôi bệnh trĩ là để dưỡng da mặt”.
Gần 2 năm trong phòng biệt giam, Beltran giết thời gian bằng việc tưởng tượng mình là phóng viên và viết các bài báo vào sổ ghi chép. “Tôi nghe các bản tin rồi dự đoán kết quả cuộc bầu cử ở Venezuela và cả 2 chiến dịch tranh cử của Obama”, Beltran nói.

'Dừng mọi cuộc chơi'

Được trả tự do vào tháng 2/2015, Beltran dần tái hoà nhập cộng đồng. Bà cùng các luật sư đấu tranh để giành lại tiền bồi thường từ 15 ngôi nhà, 30 siêu xe và nhiều đồ trang sức xa xỉ. “Mercedes, Audi, Bentley, tôi có đủ”, Beltran khẳng định.
'Nu hoang ma tuy Thai Binh Duong' xin trang diem khi bi bat hinh anh 2
Beltran

tại nhà riêng sau khi được mãn hạn tù. Ảnh: Guardian.
Nói về về vụ vượt ngục năm 2015 của người tình Joaquín Guzmán Loera - người được mệnh danh là bố già băng Sinaloa Cartel và từng là “trùm ma tuý quyền lực nhất thế giới” - Beltran khẳng định: “Tôi không ngạc nhiên, tiền có có thể mua được mọi thứ ở Mexico. Hệ thống nhà tù liên bang rất nghiêm ngặt. Làm sao để mua chuộc được hệ thống ấy? Phải nhờ sự chỉ đạo từ trên xuống chứ”.
Bên cạnh đó, Beltran cho rằng nghèo đói chính là nguyên nhân của tệ nạn ma tuý: “Trước tiên, phải xoá trừ nạn đói nghèo. Đó là nguồn cơn của bạo lực”.
Trong một bài phỏng vấn trước đây, Beltran cho rằng nạn tham nhũng rất phổ biến ở Mexico. Những lô hàng thuốc phiện có thể tự do ra vào cảng hoặc sân bay Mexico, qua mặt các lực lượng an ninh. Nó nghiễm nhiên được hợp pháp hoá. Chính phủ phải tham gia, mạnh tay để diệt trừ vấn nạn này.
"Nữ hoàng ma tuý Thái Bình Dương" khẳng định, ở tuổi 56, bà đã dừng mọi cuộc chơi trong thế giới ngầm buôn bán ma tuý ở châu Mỹ Latinh để tận hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, bà vẫn tự hào vì còn giữ liên lạc với những tên tuổi có "máu mặt".


Trà My

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH