MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 887
(ĐC sưu tầm trên NET)
Dân trí Dù là ngôi sao truyền hình thực tế nổi tiếng
tại Nga với mối quan hệ gần gũi với Tổng thống Vladimir Putin, Ksenia
Sobchak vẫn quyết tâm xây dựng cho mình một hướng đi riêng trên con
đường trở thành nữ chủ nhân đầu tiên của Điện Kremlin.
Khi Ksenia Sobchak xuất hiện ở Quảng trường Đỏ tại thủ đô Moscow, đám
đông người hâm mộ đã tiến tới chụp ảnh “tự sướng” và vây quanh cô - một
ngôi sao truyền hình thực tế nuôi tham vọng trở thành nữ tổng thống đầu
tiên của nước Nga. Khi 3 thiếu niên gọi tên Ksenia Sobchak, nữ nhà báo
xinh đẹp đã hướng dẫn họ cách bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Nga diễn ra vào
tháng 3 năm sau.
“Chúng ta cần sự thay đổi thực sự tại đất nước này và cùng với nhau, chúng ta có thể đạt được điều đó”, Sobchak nói với các thiếu niên Nga tại Quảng trường Đỏ hôm 13/12.
Tên tuổi của ngôi sao Sobchak gắn liền với một loạt chương trình truyền hình ăn khách ở Nga. Trong những chương trình này, Sobchak xuất hiện với hình ảnh của một cô gái thường xuyên chửi thề, say xỉn và ăn mặc “thiếu vải”. Nổi tiếng là vậy, nhưng Sobchak cũng là cái tên gây nhiều tranh cãi ở Nga. Hình ảnh nữ chính trị gia nghiêm túc do Sobchak xây dựng gần đây hoàn toàn trái ngược với những gì người dân Nga nhận thấy ở cô trong suốt những năm qua.
Kết quả một cuộc khảo sát dư luận gần đây cho thấy 24% số người được hỏi nói rằng họ có những liên tưởng tiêu cực khi nhắc tới cái tên Sobchak. Trong khi đó, 70% nhận định những nỗ lực tranh cử tổng thống của Sobchak không mấy khả quan và chỉ 5% cho biết sẽ xem xét đến việc bỏ phiếu cho cô vào tháng 3 tới.
Tuy nhiên, Sobchak tuyên bố khoảng thời gian tham gia truyền hình thực tế của cô chỉ là một phần của quá khứ đã qua.
“Họ có thể nói, và họ sẽ nói, những gì họ muốn. Nhưng họ nên phán xét qua hành động”, Sobchak cho biết.
Hình ảnh chính trị gia
Trong 6 năm trở lại đây, Sobchak ngày càng dấn thân nhiều hơn vào
chính trường Nga, thách thức chính phủ của Tổng thống Putin và trở thành
một người dẫn chương trình, một nhà báo cho một kênh truyền hình độc
lập.
Kế hoạch đầu tiên trong chương trình nghị sự của Sobchak khi cô tuyên bố tranh cử tổng thống Nga là yêu cầu thả các tù nhân chính trị. Theo tổ chức nhân quyền Memorial, hiện có 117 tù nhân chính trị tại Nga năm 2017.
Tiếp đó, Sobchak tuyên bố Crimea thuộc về Ukraine dù Nga đã sáp nhập bán đảo này từ năm 2014 trong nhiệm kỳ của Tổng thống Putin. Đây là lập trường nhận được ít sự ủng hộ và cũng không được xem là biểu hiện của tinh thần yêu nước tại Nga.
Sobchak cũng lên tiếng phản đối các vấn đề tham nhũng, gian lận bầu cử và đặc biệt là không ủng hộ bất kỳ cá nhân nào nắm quyền quá 18 năm. Trong khi đó ông Putin, người liên tục giữ chức tổng thống và thủ tướng từ năm 2000 đến nay, nhận được tới 80% tỷ lệ ủng hộ và nhiều khả năng sẽ tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Nếu đắc cử tổng thống lần thứ 4, ông Putin sẽ kéo dài thời gian nắm quyền lên 24 năm - lâu hơn tất cả các nhà lãnh đạo Nga kể từ thời Stalin.
Khi Sobchak đi bộ tại Quảng trường Đỏ, cô đã chỉ tay lên các bức tường của Điện Kremlin - một biểu tượng của sức mạnh Nga và là nơi đặt bộ máy chính quyền Nga.
“Những người quản lý đất nước của chúng ta đang ngồi phía sau những bức tường rất cao này, với camera và lính gác ở khắp mọi nơi. Tôi không cho rằng đó là điều bình thường. Tôi muốn chính phủ của tôi phải minh bạch”, Sobchak nói với những người đứng xung quanh cô.
“Người dân Nga không hề ngốc. Họ biết hệ thống mà chúng ta đang sống cùng không hề dân chủ. Giấc mơ của tôi là nhìn thấy những bức tường Kremlin luôn mở cửa cho tất cả mọi người”, Sobchak nhấn mạnh.
Ngôi sao truyền hình thực tế của Nga tuyên bố nếu đắc cử, chính phủ của cô sẽ giảm thiểu vai trò của tổng thống trong hệ thống chính trị.
“Bất kỳ tổng thống nào mà chúng ta lựa chọn đều trở thành một ông vua ở Nga. Tôi không muốn có thêm ông vua nào nữa. Tôi không muốn trở thành vua của chính mình. Tôi muốn trở thành một nhà lãnh đạo dân chủ”, Sobchak cho biết.
Mối quan hệ với tổng thống
Đối với nhiều người ủng hộ Sobchak, mối quan hệ gần gũi của gia đình
cô với Tổng thống Putin cũng đặt ra cho họ nhiều nghi vấn. Cha của
Sobchak từng là cựu thị trưởng thành phố St. Petersburg và là người thầy
chính trị của ông Putin từ những năm 1990. Trong suốt nhiều năm,
Sobchak từng bị đồn đoán là con gái đỡ đầu của Tổng thống Putin, song cô
đã lên tiếng phủ nhận điều này trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Các mối quan hệ đặc biệt này khiến nhiều người hoài nghi rằng liệu Điện Kremlin có tác động phần nào tới quyết định tranh cử của Sobchak hay không và liệu sự tham gia của Sobchak có phải là cách để ông Putin tăng thêm tính hợp pháp cho chính phủ của ông hay không.
Về phần mình, Sobchak tuyên bố không có bất kỳ mối quan hệ nào với Điện Kremlin. Cô cũng lên tiếng bảo vệ chiến dịch tranh cử của mình và khẳng định cô chưa bao giờ chờ ông Putin cho phép để tham gia vào cuộc đua này.
“Tôi không cần bất kỳ sự cho phép nào. Tôi là một người độc lập”, Sobchak khẳng định.
“Tôi nghĩ một lợi thế lớn của tôi đó là tôi biết cá nhân ông Putin… rằng ông ấy có thể tin tưởng tôi và ông ấy có thể xem tôi như một thế hệ mới. Tôi muốn là người có thể thực sự khiến ông ấy nhận ra rằng, còn có bao nhiêu người ngoài kia đang phản đối hệ thống này”, Sobchak nhấn mạnh.
“Tôi đang cạnh tranh với tất cả mọi người, bao gồm cả ông Putin. Nhưng tôi sẽ không công kích cá nhân ông ấy. Đối với tôi, ông Putin là người đã giúp cha tôi trong những hoàn cảnh khó khăn và có thể nói ông ấy đã cứu cuộc đời của cha tôi”, Ksenia Sobchak nói trong cuộc họp báo công bố đội ngũ tranh cử ngày 24/10.
Kí ức kinh hoàng
Tiếng nồi sành rơi xuống nền gạch vỡ toang phá tan không gian tĩnh mịch của buổi sớm mùa đông lạnh lẽo. Zhang Xiantu choàng tỉnh giấc. Quân Nhật tràn vào nhà cô, đập vỡ xoong nồi để tìm đồ ăn. Zhang, 16 tuổi chạy trốn khi thấy quân Nhật ập vào. Cô vừa lấy chồng được ít hôm. Tuy nhiên cô chạy không đủ nhanh do chân bị bó lúc còn nhỏ và từng bị gãy một lần.
Giờ đây ngồi trong căn nhà của mình ở huyện Uất, tỉnh Thiểm Tây, cô gái trẻ ngày nào mái tóc đã điểm bạc, hơi thở khò khè do căn bệnh phổi thường xuyên hành hạ. “Khi tôi gặp ác mộng, lúc nào tôi cũng mơ thấy mình bị chúng tóm. Tôi rất sợ hãi”.
20 ngày sau, Zhang bị giam trong ngục. Sau đó, cô bị giam lỏng trong một ngôi nhà hàng xóm và phải “hầu hạ” lính Nhật suốt thời gian đó. “Tôi chết ngất vì sợ hãi”, Zhang nói.
Lập “trại thỏa mãn”
Quân đội đế quốc Nhật Bản ban đầu chỉ thuê gái mại dâm ở các gia đình nghèo Nhật Bản làm dịch vụ giải khuây. Sau cuộc tàn sát và hãm hiếp kinh hoàng ở Nam Kinh, Trung Quốc năm 1937, chỉ huy quân Nhật quyết định cần lập ra những nhà thổ quân sự để ổn định quân số. Quân Nhật tràn sang châu Á khiến nguồn cung gái mại dâm trong nước không đủ.
Những “trại thỏa mãn” được dựng lên tạm bợ ở huyện Uất, tỉnh Sơn Tây không nằm trong hệ thống nhà thổ quân đội như ở Thượng Hải. Sau khi quân Nhật đầu hàng, nội chiến Trung Quốc xảy ra và nhiều biến cố diễn ra liên miên. Tài liệu chiến tranh bị xóa bỏ. Nô lệ tình dục che giấu quá khứ, lấy chồng và đổi tên họ, khiến những câu chuyện về họ bị che đậy trong một thời gian dài.
Zhang Xiantu nói rằng thức ăn thời điểm đó rất khan hiếm, ruộng đất nhà cô sau đó cũng bị chính quyền tịch thu. “Tôi chẳng có gì để ăn và không có gì để mặc. Bố mẹ tôi cũng đói khát mỗi ngày. Cuộc sống kiểu gì không biết. Tôi chẳng biết phải làm gì”. Cái giá của tự do khiến gia đình cô tiêu tán cơ nghiệp. Zhang chỉ muốn quân Nhật đền bù.
Ngày 26.8.2016, Nhật tuyên bố sẽ đền bù mỗi cô gái Hàn Quốc từng bị bắt làm nô lệ tình dục số tiền 100 triệu won (khoảng 2 tỉ đồng) nhưng không thấy chính quyền Tokyo đề cập đền bù cho những nạn nhân Trung Quốc. Zhang Xiantu qua đời năm ngoái do tuổi cao sức yếu.
“Địa ngục lò mổ”
“Tôi cảm thấy mình bị lừa gạt và lợi dụng ở độ tuổi nhỏ như vậy”, Yi nói. “Ở đó chẳng khác gì cái lò mổ, không phải dành cho súc vật mà là con người. Những điều ghê tởm nhất xảy ra tại đó”.
Ở những khu trại tạm bợ, các em gái tuổi đời chủ yếu từ 13 đến 16 bị bắt làm nô lệ. Họ phải “phục vụ” từ 30 tới 40 lính Nhật một ngày.
Niyem, người bị bắt cóc tới một khu trại quân sự ở Tây Java, Indonesia năm 10 tuổi kể lại câu chuyện kinh hoàng của mình với nhiếp ảnh gia Banning và nhà báo Hilde Janssen.
Niyem ở chung lều với hai cô gái khác và binh sĩ Nhật sẽ tới và hãm hiếp các cô trước mặt 2 người còn lại. Các cô phải uống nước từ mương và luôn thiếu thốn thức ăn. “Tôi vẫn còn trẻ và chỉ trong 2 tháng, người tôi bị hủy hoại hoàn toàn. Tôi chẳng khác gì đồ chơi và hoàn toàn vô giá trị trong mắt bọn chúng”.
Tất cả các cô gái được đặt tên Nhật và phải trang điểm trước khi gặp lính Nhật. Những người xinh đẹp nhất bị bắt làm thê thiếp và bị “chuyền từ người nọ sang người kia”. Điều này không có nghĩa các phụ nữ xinh đẹp được đối xử tốt đẹp hơn. Emah, sinh năm 1926 nói rằng những binh sĩ Nhật được chọn nô lệ tình dục từ một tập ảnh.
Một số nô lệ tình dục được cho tiền nhưng rất hãn hữu. Thay vào đó, họ được nhận chút ít đồ ăn hay mỹ phẩm. Nhiều cô gái ngoài phục vụ lính Nhật còn phải tham gia sản xuất ở những nhà máy trong vùng. Họ không phải ở lại “trại thỏa mãn” nhưng vẫn bị hãm hiếp.
Chính vì cách đối xử tàn tệ này mà rất nhiều phụ nữ trẻ đã chết. Nhiều thông tin cho biết những căn bệnh truyền nhiễm như giang mai thường xuyên xảy ra với các cô gái trẻ. Một số người bị bắt phá thai. Có người kể rằng bác sĩ Nhật từng tách bỏ tử cung của cô.
Theo Quang Minh – Tổng hợp (Dân Việt)
Trưa
15-12, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện video với nội dung ghi lại
cảnh một số tài xế ôtô đi vào làn xe máy theo hướng Hà Nội - quốc lộ 5
trên cầu Thanh Trì ở Hà Nội.
Khi phát hiện có cảnh sát giao thông phía trước, các tài xế đã xuống xe, dùng tay tháo dải phân cách rồi cho xe di chuyển sang làn ôtô nhằm tránh bị xử phạt.
Sự việc đã khiến cho làn đường này ùn ứ, tê liệt.
Đại diện đội cảnh sát giao thông số 14 - Công an Hà Nội cho biết đơn vị này đã tiếp nhận phản ảnh vụ việc và đang kiểm tra, xác định chủ các phương tiện trong đoạn clip trên để xử phạt theo quy định của pháp luật.
Ngay sau khi đăng tải, đoạn clip
nhận được nhiều bình luận cũng như chia sẻ của mọi người. Đa số ý kiến
đều tỏ ra bức xúc trước hành động của những tài xế trên.
Theo nghị định 46/2016, hành vi tự ý tháo dỡ, di chuyển, treo, đặt, làm sai mục đích sử dụng hoặc làm sai lệch biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông, rào chắn, cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường, tường bảo vệ, mốc chỉ giới; cấu kiện, phụ kiện của công trình đường bộ, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Với hành vi đi sai làn, các tài xế có thể bị phạt từ 800.000-1,2 triệu đồng.
Mẹ anh Thủy đau đớn khi nghe tin con gặp nạn
Từ
ngoài ngõ, rất đông bà con lối xóm đến động viên, ai ủi gia đình. Trong
căn nhà cấp bốn đang sửa dang dở, bà Hương nấc lên từng tiếng nghẹn
ngào “Con ơi… con ở đâu… về đi con ơi… đừng bỏ mẹ mà đi…". Tiếng nấc
nghẹn ngào của bà Hương khiến cho những ai có mặt cũng phải khóc theo.
Ông Trần Đắc Hường (48 tuổi) là dượng của nạn nhân cho biết, gia đình nhận được tin xấu lúc vào 5h ngày 14/12, từ đó tới giờ, "mẹ nó" (bà Hương - PV) cứ ngất lên ngất xuống, gia đình phải cử người ở bên chăm sóc liên tục.
Theo tìm hiểu, anh Thủy là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em trai, học xong THPT, anh Thủy đi bộ đội. Sau khi xuất ngũ, do điều kiện gia đình khó khăn, tháng 2/2016, anh sang Đài Loan làm việc đến nay chưa về thăm nhà một lần nào.
Nuốt những giọt nước mắt nghẹn ngào, xếp mấy bộ quần áo và giấy tờ vào va li để đi Hà Nội, anh Trần Hồng Thắng (anh trai nạn nhân) kể: "cách thời điểm chú ấy gặp nạn vài giờ, hai anh em còn nói chuyện. Chú ấy kêu giờ này bên ấy rất lạnh.
Thương chú vất vả nơi xứ người, tôi nhắn, 18/12 này có người sang, anh mua đồ rồi gửi cho. Thế nhưng....", Nói đến đó, anh Thắng nghẹn lại, quay lưng vào trong lấy tay áo lau dòng nước mắt trào ra.
Ngồi
thất thần bên căn nhà cấp 4, ông Tần kể lại: khoảng 11h trưa ngày
14/12, con út cũng đang làm việc bên Đài Loan gọi điện về báo là anh
Tuẩn bị mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra lúc rạng sáng, hiện chưa tìm thấy
xác. Nghe đến đó, tôi bủn rủn cả người, để rơi cả điện thoại trên tay.
Trong nhà, mấy người hàng xóm cũng đang xoa bóp, động viên bà Nguyễn Thị Hường (53 tuổi, mẹ anh Tuẩn) vì từ khi nghe tin con gặp nạn, bà ngất lên ngất xuống. Nhìn 2 cháu nhỏ (con anh Tuẩn), bà nức nở: “Cháu tôi còn nhỏ quá trời ơi! Tuẩn ơi! răng con bỏ mẹ, bỏ con mà đi.
Lớn lên cháu tôi sẽ như thế nào khi thiếu tình cha đây… trời ơi!”. Trong vòng tay của ông bà, hai đứa nhỏ (7 tuổi và 2 tuổi) ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Khác với anh Thủy, anh Tuẩn là con trai đầu trong gia đình có 4 anh em. Năm 2014, sau khi cưới vợ được 4 năm, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Tuẩn phải bỏ lại vợ con để đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan.
Ở quê nghèo khó khăn, đầu tháng 12/2017, chị Nguyễn Thị Hương (28 tuổi, vợ anh Tuẩn) gửi lại 2 đứa con cho ông bà nội chăm sóc để sang Đài Loan làm việc với chồng.
“Con Hương nó vừa qua bên đó được khoảng 2 ngày, hôm trước nó gọi điện nói hiện tại hai vợ chồng chưa gặp được mặt nhau thì hắn gặp nạn…", ông Tần nấc từng từ một.
Theo thông tin từ chính quyền địa phương, gia đình 2 nạn nhân rất khó khăn. Vợ chồng anh Tuẩn thuộc diện hộ cận nghèo của xã, gia cảnh của bố mẹ cũng rất khó khăn.
Theo một báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế
(CSIS, trụ sở ở Mỹ), kết quả phân tích hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy
những cơ sở mới được xây dựng gồm kho đạn, hệ thống radar, nhà chứa tên
lửa… và có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Cụ thể, trong vài tháng gần đây, Trung Quốc đã ngang nhiên triển khai một vật thể được cho là hệ thống radar tần số cao mới trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong khi đó, tại đá Xu Bi, cũng thuộc Trường Sa, một hệ thống đường hầm dường như đã được hoàn tất và có thể được sử dụng để chứa đạn dược, bên cạnh sự hiện diện của một hệ thống ăng-ten radar và các vòm radar.
Những cơ sở phi pháp được xây trên đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa, gồm hầm ngầm lưu trữ đạn dược, nhà chứa máy bay, nhà chứa tên lửa và dàn radar. Bắc Kinh cũng ngang ngược tiến hành hoạt động xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép), như đường băng lên thẳng, tua-bin gió trên đảo Cây và hai tháp radar lớn trên đảo Tri Tôn.
Đáng
chú ý, những hoạt động trên của Bắc Kinh vẫn ngang nhiên diễn ra bất
chấp sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. "Việc quân sự hóa hơn
nữa các tiền đồn sẽ chỉ làm tăng căng thẳng và sự không tin tưởng giữa
các bên liên quan (đến vấn đề biển Đông)" - ông Christopher Logan, người
phát ngôn Lầu Năm Góc, nói với tờ The Guardian.
Quân đội Mỹ đã tiến hành vài cuộc tuần tra ở biển Đông năm nay ngay cả khi Washington tìm kiếm sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong việc xử lý cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 12-12 đã lặp lại lời kêu gọi Trung Quốc ngưng xây đảo nhân tạo, trong lúc gọi hành vi quân sự hóa của nước này ở biển Đông là không thể chấp nhận. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng chính quyền ông Donald Trump vẫn chưa có chiến lược chặt chẽ đối với điểm nóng này.
Úc cũng là quốc gia phản ứng mạnh những hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông, thể hiện qua các chuyến bay giám sát cũng như ủng hộ Mỹ đưa tàu tuần tra gần các đảo nhân tạo nêu trên. Sách trắng ngoại giao gần đây của Úc đã bày tỏ quan ngại về "tốc độ và quy mô chưa từng thấy" của các hoạt động bồi đắp, xây dựng mà Trung Quốc tiến hành tại biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức phản ứng khi gọi những nội dung này là "vô trách nhiệm". Chưa hết, tại cuộc gặp Phó Đô đốc Úc Tim Barrett ở Bắc Kinh hôm 14-12, Tư lệnh hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long chỉ trích những hành động của Canberra ở biển Đông đi ngược lại xu hướng hòa bình và ổn định chung tại một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.
Nguyễn Hải
Dân trí “Nghị quyết T.Ư 8 khóa 2 năm 1996 đã có câu
“lương giáo viên phải cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự
nghiệp”. Nhưng trên 20 năm vẫn chưa thực hiện được. Do đó theo tôi,
ngoài đề xuất lương cao nhất, cần có thang bảng lương riêng cho giáo
viên bởi đây là ngành đặc thù”.
Đó là ý kiến mà GS. VS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn
hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề xuất
tại buổi góp ý sửa đổi một số điều Dự thảo Luật giáo dục, do Ủy ban này
tổ chức ngày 15/12.
Miễn học phí là một cuộc “cách mạng”
Theo GS Đào Trọng Thi, trước hết cần thiết là rõ ràng nhưng hiện nay đang trong quá trình lấy ý kiến nên chưa phải lúc đánh giá mang tính chất xác định. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề dư luận đang nói nhiều.
Thứ nhất, việc miễn học phí cho học sinh THCS. Ông cho rằng, nếu nhà nước có khả năng đầu tư trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục thì việc miễn học phí là chủ trương mang tính "cách mạng" bởi phổ cập ngoài việc mang tính chất bắt buộc, còn là nghĩa vụ của gia đình. Tuy nhiên, nếu thu học phí thì gia đình có thể nói không có tiền để đi học.
“Ở các nước, nếu không đi học là vi phạm pháp luật. Muốn thưc hiện điều đó, Nhà nước phải miễn học phí. Tôi nghĩ nếu đã phổ cập, nên gắn với miễn học phí”, GS Thi nói.
Phụ cấp chỉ là “hỗ trợ”
Vấn đề thứ hai là tăng lương cho giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp, GS Thi cho biết, mình nhớ rất rõ ở Nghị quyết T.Ư 8 khóa 2 năm 1996 đã có câu này. Nhưng trên 20 năm vẫn chưa thực hiện được. Hiện đang có phụ cấp giảng dạy, tuy nhiên phụ cấp không như lương bởi lương đảm bảo tính cố định cho mọi đối tượng và tạo cho giáo viên niềm tự hào còn phụ cấp chỉ là một cách “cứu trợ, hỗ trợ”...
Ông cho hay: “Bên cạnh việc lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp thì tôi nghĩ thang bảng lương giáo viên phải là thang bảng lương đặc thù. Nhà giáo là nghề đặc thù nên thang bảng lương phải đặc thù.
Nếu các ngành khác chỉ cần một trình độ thì điểm khác của giáo viên là có nhiều trình độ, từ việc chuyển cấp dạy học phải có trình độ khác nhau. Chẳng hạn tiểu học trình độ khác, dạy ĐH phải trình độ khác. Do đó, nếu áp dụng thang bảng lương của một chuyên viên đơn thuần hành chính để áp vào đây thì không thành thang bảng lương đặc thù của nhà giáo.
Tôi nghĩ việc tăng lương cho nhà giáo có thể trở thành hiện thực bởi Nghị quyết của Đảng vẫn chưa có giá trị pháp lý vì chưa nói lúc nào thực hiện nên cần thể chế hóa và phải thực hiện bởi đây là ý chí của Đảng, của nhân dân nhưng chưa thực hiện được. Tôi kinh nghiệm nhiều cuộc vận động vừa qua, một khi Quốc hội đã đưa vào luật, Chính phủ cứ thế mà thực hiện. Do đó, tôi cho rằng đây là cuộc “cách mạng” là vì thế”.
Trả lời câu hỏi, nếu nói nhà giáo là ngành đặc thù, nhiều ngành nghề khác cũng cho như thế? GS Thi cho hay, đặc thù ở đây mang tính tự giác và lao động này không thể đo đếm bằng số lượng vì không có sự tự giác của giáo viên thì không có chất lượng. Sản phẩm trong giáo dục không phải đào tạo một loạt học sinh như dây chuyền máy móc mà đào tạo học sinh có chất lượng. Thứ hai, mỗi cấp học gắn với trình độ khác nhau. Ngoài ra, còn nhiều điều khác nữa để quyết định vì sao phải có thang bảng lương riêng cho giáo viên.
Không nên miễn học phí cho sinh viên sư phạm
Trả lời phóng viên tại buổi đóng góp ý kiến, GS Thi cho hay, có một điều ông đồng ý là không nên miễn học phí cho sinh viên sư phạm. Việc này đã bàn nhiều nhưng chưa thực hiện.
Ông đề xuất: “Thực ra, chúng ta không thay đổi việc miễn giảm mà mà thay vào đó bằng hình thức vay tín dụng ưu đãi. Nếu em nào hoạt động trong ngành giáo dục thời gian bao nhiêu năm thì không trả lại còn nếu không thì phả trả lại”.
Công an phong toả hiện trường. Ảnh : M.T
Theo Kim Chi (Dân Việt)
SMS Cap Trafalgar trước khi hoán cải thành tàu tuần dương. Ảnh: Wikipedia.
Năm 1914, không
lâu sau khi Thế chiến I nổ ra, tàu tuần dương SMS Cap Trafalgar của Đức
cải trang thành tàu buôn HMS Carmania của Anh, nhằm đánh lừa các tàu đối
phương trước khi áp sát và bắn phá dữ dội. Tuy nhiên, định mệnh khiến
đối thủ đầu tiên của nó lại chính là chiếc HMS Carmania thật, biến đây
trở thành trận hải chiến ác liệt giữa hai tàu chở khách vũ trang, theo WATM.
Cả Cap Trafalgar và HMS Carmania đều là tàu chở khách được hoán cải thành chiến hạm để tấn công tuyến vận tải của đối phương. Cap Trafalgar được hạ thủy ngày 31/7/1913, dài 187 m, rộng 22 m, có lượng giãn nước 23.640 tấn và chở được 1.600 hành khách. Tới tháng 8/1914, con tàu tới Nam Mỹ để lắp đặt vũ khí và nhận thêm sĩ quan hải quân.
Sau quá trình hoán cải, Cap Trafalgar được trang bị hai pháo hạm 104 mm và 6 pháo tự động 37 mm, tất cả đều được điều khiển bởi những sĩ quan giàu kinh nghiệm của hải quân Đức. Con tàu mang mật danh Hilfskreuzer B (tàu tuần dương phụ trợ B), do Julius Wirth chỉ huy.
Tàu chở khách hạng sang Carmania được hạ thủy ngày 21/2/1905 với chiều dài 198 m và rộng 22 m. Khi Thế chiến I nổ ra, con tàu được hoán cải thành tàu buôn vũ trang, mang theo 8 hải pháo cỡ nòng 120 mm và do đại tá hải quân Noel Grant chỉ huy.
Sau hành trình trên biển săn tàu buôn của Anh không có kết quả, ngày 13/9/1914, tàu Cap Trafalgar quay về căn cứ hậu cần ở đảo Trindade phía nam Đại Tây Dương để tiếp nhiên liệu.
Hôm sau, tàu Carmania trong chuyến tuần tra săn tìm tàu và căn cứ hậu cần Đức phát hiện cột khói bốc lên tại cảng ở đảo Trindade. Vài giờ sau, tàu Carmania tiếp cận Trindade và khiến lính Đức trên đảo sửng sốt khi nhìn thấy hai con tàu giống hệt nhau.
Thuyền trưởng hai tàu nhanh chóng ra lệnh chiến đấu và cho tàu di chuyển tới vùng biển rộng ngoài khơi Trindade, nhằm tăng khoảng không gian cơ động và giành vị trí thuận lợi cho việc tấn công đối phương.
Tàu chiến Anh và Đức bắt đầu giao chiến từ khoảng cách 6,5 km. Carmania khai hỏa quá sớm và trượt mục tiêu, trong khi Cap Trafalgar liên tiếp bắn trúng mục tiêu. Trong hai giờ tiếp theo, tàu Carmania bị trúng 79 phát đạn, xuất hiện 304 lỗ thủng trên thân, trong đó nhiều vết ở dưới mực nước, tháp chỉ huy cũng bị đạn pháo của Đức phá hủy hoàn toàn.
Trận đánh giữa hai tàu chở khách hạng sang được hoán cải. Ảnh: Wikipedia.
Tuy nhiên, khi khoảng cách được rút ngắn, các khẩu pháo 120 mm trên chiến hạm Anh bắt đầu gây thiệt hại cho Cap Trafalgar. Chiếc tàu Đức bị trúng tổng cộng 73 phát đạn, gây ra 380 lỗ thủng. Cả hai tàu đều bốc cháy, trong khi thủy thủ sử dụng súng trường và súng máy để nã vào đối phương từ khoảng cách vài trăm mét. Một nhân chứng mô tả cuộc hải chiến giống các trận đánh đầu thế kỷ 19 hơn là Thế chiến I.
Dù trúng ít đạn hơn, chiếc tàu Đức lại chịu thiệt hại nặng do một quả đạn pháo phát nổ trong thân, phá hủy nhiều khoang dưới mực nước biển. Tàu Cap Trafalgar nghiêng mạnh về mạn phải và chìm trong vòng 10 phút sau khi thuyền trưởng ra lệnh bỏ tàu. Tổng cộng có 16 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng, bao gồm cả thuyền trưởng Wirth, cùng 279 người kịp thoát hiểm và bị quân Anh bắt làm tù binh.
Tàu Carmania cũng chịu thiệt hại nặng không kém với 9 người thiệt mạng, 26 người bị thương, mũi tàu bốc cháy và toàn bộ các khẩu pháo đều bị vô hiệu hóa. Con tàu của Anh phải trở về cảng tại Brazil dưới sự hộ tống của một tàu tuần dương khác.
đăng bởi: v.n.e.x.p.r.e.s.s...n.e.t.
Ngày 15/12, hãng thông tấn Interfax dẫn thông báo của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết cơ quan này đã bắt giữ bảy đối tượng là thành viên thuộc một nhánh của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng âm mưu tiến hành tấn công tại các địa điểm công cộng.
Theo Interfax, các đối tượng trên đã bị bắt giữ tại thành phố Saint Petersburg trong hai ngày 13-14/12 vừa qua.
Các vụ bắt giữ trên được tiến hành trong bối cảnh thời gian gần đây Nga đang phải đối mặt với làn sóng điện thoại nặc danh khủng bố kể từ tháng Chín vừa qua.
[Nga: Sơ tán trên diện rộng do dọa đánh bom tại Saint Petersburg]
Trong hơn hai tháng qua, các cuộc gọi khủng bố xuất hiện ở 186 thành phố, cho dù không một cuộc điện thoại nào được xác thực sau khi kiểm tra, song hơn 2,3 triệu người dân đã phải sơ tán khỏi các cơ quan, trụ sở, trường học, trong đó riêng tại thủ đô Moskva đã có hơn 250.000 người phải sơ tán.
Đầu tháng 11 vừa qua, nhà hát Bolshoi ở thủ đô Moskva, các cửa hàng bách hóa cao cấp GUM và TsUM đã phải sơ tán sau khi bị đe dọa đánh bom.
Cùng chung hoàn cảnh này là hai khách sạn hàng đầu gần Quảng trường Đỏ, ngay giữa trung tâm thủ đô Moskva.
Theo FSB, các cuộc gọi này do công dân Nga ở nước ngoài thực hiện, ảnh hưởng tới 75 trong tổng số 85 khu vực trên cả nước.
Thủ đô Moskva nhận 600 cuộc, thiệt hại ước tính 150 triệu ruble (tương đương 2,5 triệu USD)./.
Tin Tức 24h | Tin Tức Mới Nhất Hôm Nay 16/12/2017
60 Giây Chiều - Ngày 15/12/2017 - Tin Tức Mới Nhất
An ninh ngày mới ngày 15.12.2017 - Tin cập nhật
Thời sự quô'c tế sáng 16/12/2017
Bản tin tối ngày 15/12/2017 | VTC1
Bất ngờ kho “đồ nghề” của điệp viên tại HSE Hà Nội
Bị Bỏ Rơi Ở Nước Nhà 2 Cha Con Sang Campuchia Chế Xe Bọc Thép Được Phong Đại Tướng Quân
Đối thủ xinh đẹp của ông Putin nuôi giấc mơ chinh phục Điện Kremlin
Video tạm dừng
Dân trí Dù là ngôi sao truyền hình thực tế nổi tiếng
tại Nga với mối quan hệ gần gũi với Tổng thống Vladimir Putin, Ksenia
Sobchak vẫn quyết tâm xây dựng cho mình một hướng đi riêng trên con
đường trở thành nữ chủ nhân đầu tiên của Điện Kremlin.
>> Tuyên bố tranh cử Tổng thống 2018: 'Nước cờ' khôn ngoan của ông Putin
>> Vì sao Tổng thống Putin tuyên bố tái tranh cử vào lúc này?
>> Tổng thống Putin tuyên bố tái tranh cử nhiệm kỳ 4
Ksenia Sobchak từng là ngôi sao truyền hình thực tế với phong cách phóng khoáng tại Nga (Ảnh: Getty)
“Chúng ta cần sự thay đổi thực sự tại đất nước này và cùng với nhau, chúng ta có thể đạt được điều đó”, Sobchak nói với các thiếu niên Nga tại Quảng trường Đỏ hôm 13/12.
“Tôi đang cạnh tranh với tất cả mọi người, bao gồm cả ông Putin.
Nhưng tôi sẽ không công kích cá nhân ông ấy. Đối với tôi, ông Putin là
người đã giúp cha tôi trong những hoàn cảnh khó khăn và có thể nói ông
ấy đã cứu cuộc đời của cha tôi”, Ksenia Sobchak nói trong cuộc họp báo
công bố đội ngũ tranh cử ngày 24/10.
Đối thủ 36 tuổi của đương kim Tổng thống Vladimir Putin hy vọng lợi
thế “người của công chúng” sẽ giúp cô giành được nhiều sự ủng hộ trong
cuộc đua vào Điện Kremlin sắp tới. Là người nổi tiếng trong nhiều năm,
đa phần người dân Nga đều biết Ksenia Sobchak là ai.Tên tuổi của ngôi sao Sobchak gắn liền với một loạt chương trình truyền hình ăn khách ở Nga. Trong những chương trình này, Sobchak xuất hiện với hình ảnh của một cô gái thường xuyên chửi thề, say xỉn và ăn mặc “thiếu vải”. Nổi tiếng là vậy, nhưng Sobchak cũng là cái tên gây nhiều tranh cãi ở Nga. Hình ảnh nữ chính trị gia nghiêm túc do Sobchak xây dựng gần đây hoàn toàn trái ngược với những gì người dân Nga nhận thấy ở cô trong suốt những năm qua.
Kết quả một cuộc khảo sát dư luận gần đây cho thấy 24% số người được hỏi nói rằng họ có những liên tưởng tiêu cực khi nhắc tới cái tên Sobchak. Trong khi đó, 70% nhận định những nỗ lực tranh cử tổng thống của Sobchak không mấy khả quan và chỉ 5% cho biết sẽ xem xét đến việc bỏ phiếu cho cô vào tháng 3 tới.
Tuy nhiên, Sobchak tuyên bố khoảng thời gian tham gia truyền hình thực tế của cô chỉ là một phần của quá khứ đã qua.
“Họ có thể nói, và họ sẽ nói, những gì họ muốn. Nhưng họ nên phán xét qua hành động”, Sobchak cho biết.
Hình ảnh chính trị gia
Thoát khỏi hình ảnh của ngôi sao truyền
hình thực tế, Ksenia Sobchak xây dựng phong cách của một chính trị gia
thực thụ (Ảnh: EPA)
Kế hoạch đầu tiên trong chương trình nghị sự của Sobchak khi cô tuyên bố tranh cử tổng thống Nga là yêu cầu thả các tù nhân chính trị. Theo tổ chức nhân quyền Memorial, hiện có 117 tù nhân chính trị tại Nga năm 2017.
Tiếp đó, Sobchak tuyên bố Crimea thuộc về Ukraine dù Nga đã sáp nhập bán đảo này từ năm 2014 trong nhiệm kỳ của Tổng thống Putin. Đây là lập trường nhận được ít sự ủng hộ và cũng không được xem là biểu hiện của tinh thần yêu nước tại Nga.
Sobchak cũng lên tiếng phản đối các vấn đề tham nhũng, gian lận bầu cử và đặc biệt là không ủng hộ bất kỳ cá nhân nào nắm quyền quá 18 năm. Trong khi đó ông Putin, người liên tục giữ chức tổng thống và thủ tướng từ năm 2000 đến nay, nhận được tới 80% tỷ lệ ủng hộ và nhiều khả năng sẽ tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Nếu đắc cử tổng thống lần thứ 4, ông Putin sẽ kéo dài thời gian nắm quyền lên 24 năm - lâu hơn tất cả các nhà lãnh đạo Nga kể từ thời Stalin.
Khi Sobchak đi bộ tại Quảng trường Đỏ, cô đã chỉ tay lên các bức tường của Điện Kremlin - một biểu tượng của sức mạnh Nga và là nơi đặt bộ máy chính quyền Nga.
“Những người quản lý đất nước của chúng ta đang ngồi phía sau những bức tường rất cao này, với camera và lính gác ở khắp mọi nơi. Tôi không cho rằng đó là điều bình thường. Tôi muốn chính phủ của tôi phải minh bạch”, Sobchak nói với những người đứng xung quanh cô.
“Người dân Nga không hề ngốc. Họ biết hệ thống mà chúng ta đang sống cùng không hề dân chủ. Giấc mơ của tôi là nhìn thấy những bức tường Kremlin luôn mở cửa cho tất cả mọi người”, Sobchak nhấn mạnh.
Ngôi sao truyền hình thực tế của Nga tuyên bố nếu đắc cử, chính phủ của cô sẽ giảm thiểu vai trò của tổng thống trong hệ thống chính trị.
“Bất kỳ tổng thống nào mà chúng ta lựa chọn đều trở thành một ông vua ở Nga. Tôi không muốn có thêm ông vua nào nữa. Tôi không muốn trở thành vua của chính mình. Tôi muốn trở thành một nhà lãnh đạo dân chủ”, Sobchak cho biết.
Mối quan hệ với tổng thống
Tổng thống Putin đi cùng Ksenia Sobchak
(phải) và mẹ cô tới nghĩa trang Nikolskoye tại St Petersburg để đặt vòng
hoa cho ông Anatoly Sobchak - cha của Sobchak vào ngày 20/2/2010. (Ảnh:
Reuters)
Các mối quan hệ đặc biệt này khiến nhiều người hoài nghi rằng liệu Điện Kremlin có tác động phần nào tới quyết định tranh cử của Sobchak hay không và liệu sự tham gia của Sobchak có phải là cách để ông Putin tăng thêm tính hợp pháp cho chính phủ của ông hay không.
Về phần mình, Sobchak tuyên bố không có bất kỳ mối quan hệ nào với Điện Kremlin. Cô cũng lên tiếng bảo vệ chiến dịch tranh cử của mình và khẳng định cô chưa bao giờ chờ ông Putin cho phép để tham gia vào cuộc đua này.
“Tôi không cần bất kỳ sự cho phép nào. Tôi là một người độc lập”, Sobchak khẳng định.
“Tôi nghĩ một lợi thế lớn của tôi đó là tôi biết cá nhân ông Putin… rằng ông ấy có thể tin tưởng tôi và ông ấy có thể xem tôi như một thế hệ mới. Tôi muốn là người có thể thực sự khiến ông ấy nhận ra rằng, còn có bao nhiêu người ngoài kia đang phản đối hệ thống này”, Sobchak nhấn mạnh.
“Tôi đang cạnh tranh với tất cả mọi người, bao gồm cả ông Putin. Nhưng tôi sẽ không công kích cá nhân ông ấy. Đối với tôi, ông Putin là người đã giúp cha tôi trong những hoàn cảnh khó khăn và có thể nói ông ấy đã cứu cuộc đời của cha tôi”, Ksenia Sobchak nói trong cuộc họp báo công bố đội ngũ tranh cử ngày 24/10.
Thành Đạt
Theo NBC
Chuyện đau lòng về những nô lệ tình dục cho lính Nhật
Thứ Sáu, ngày 15/12/2017 19:00 PM (GMT+7)
Sự kiện:
Thời sự thế giới
Ám ảnh quá khứ sau 70 năm vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai với những nô lệ
tình dục còn sống khi họ bị lính Nhật bắt giam, hãm hiếp và đánh đập
tàn bạo.
Nô lệ tình dục thời thế chiến cuối cùng ở TQ qua đời
Nô lệ tình dục IS “thân tàn ma dại” sau khi trốn thoát
Đoạn phim hiếm về nô lệ tình dục Hàn Quốc thời thế chiến
Nô lệ tình dục IS “thân tàn ma dại” sau khi trốn thoát
Đoạn phim hiếm về nô lệ tình dục Hàn Quốc thời thế chiến
Những cô gái Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ tình dục cho lính Nhật.
Ngày 13.12 vừa qua, người Trung Quốc đã tổ chức kỉ niệm tròn 80 năm vụ thảm sát Nam Kinh. Sự kiện này không chỉ mang tính bước ngoặt trên chiến trường, mà còn để lại rất nhiều nỗi đau dai dẳng mà người Trung Quốc phải hứng chịu dưới tay phát xít Nhật Bản. Mời bạn đọc cùng nhìn lại những sự kiện chấn động diễn ra trong giai đoạn quân phát xít Nhật đánh chiếm Trung Quốc qua loạt bài này. |
Tiếng nồi sành rơi xuống nền gạch vỡ toang phá tan không gian tĩnh mịch của buổi sớm mùa đông lạnh lẽo. Zhang Xiantu choàng tỉnh giấc. Quân Nhật tràn vào nhà cô, đập vỡ xoong nồi để tìm đồ ăn. Zhang, 16 tuổi chạy trốn khi thấy quân Nhật ập vào. Cô vừa lấy chồng được ít hôm. Tuy nhiên cô chạy không đủ nhanh do chân bị bó lúc còn nhỏ và từng bị gãy một lần.
Giờ đây ngồi trong căn nhà của mình ở huyện Uất, tỉnh Thiểm Tây, cô gái trẻ ngày nào mái tóc đã điểm bạc, hơi thở khò khè do căn bệnh phổi thường xuyên hành hạ. “Khi tôi gặp ác mộng, lúc nào tôi cũng mơ thấy mình bị chúng tóm. Tôi rất sợ hãi”.
Bà Zhang lúc còn sống.
“Chúng tới và tìm thấy chúng tôi. Đường tràn ngập người chạy đi khắp
ngả”. Hơi thở Zhang chậm dần rồi đột ngột mạnh trở lại. “Ôi tôi quên hết
mọi thứ rồi”.20 ngày sau, Zhang bị giam trong ngục. Sau đó, cô bị giam lỏng trong một ngôi nhà hàng xóm và phải “hầu hạ” lính Nhật suốt thời gian đó. “Tôi chết ngất vì sợ hãi”, Zhang nói.
Lập “trại thỏa mãn”
Chưa kịp đòi lại công lý cho mình, bà Zhang đã qua đời vì tuổi cao.
Hầu hết những phụ nữ bị lính Nhật hãm hiếp ở miền nam Trung Quốc thời
điểm đó đều chết vì bệnh tật hoặc lạm dụng tình dục. Ít nhất 200.000
phụ nữ châu Á bị bắt ép trở thành nô lệ tình dục cho lính Nhật trong
những “trại thỏa mãn” thời Thế chiến II. Chính sách này được Nhật thực
hiện nhằm tránh tình trạng quân lính hiếp dâm, cướp bóc tràn lan khi
chiếm được lãnh thổ.Quân đội đế quốc Nhật Bản ban đầu chỉ thuê gái mại dâm ở các gia đình nghèo Nhật Bản làm dịch vụ giải khuây. Sau cuộc tàn sát và hãm hiếp kinh hoàng ở Nam Kinh, Trung Quốc năm 1937, chỉ huy quân Nhật quyết định cần lập ra những nhà thổ quân sự để ổn định quân số. Quân Nhật tràn sang châu Á khiến nguồn cung gái mại dâm trong nước không đủ.
Cuộc sống của những nô lệ này được mô tả là "địa ngục trần gian".
Theo Daily Mail, các cô gái từ Hàn Quốc, Trung Quốc, các quốc gia
Đông Nam Á và thậm chí là cả châu Âu được tuyển mộ, lừa gạt hoặc ép buộc
vào các nhà thổ quân sự do Nhật quản lý. Hầu hết trong số này đều đã
qua đời. Các học giả Hàn Quốc cho rằng con số phụ nữ giải khuây tổng
cộng lên tới 200.000 người. Các sử gia Trung Quốc thì cho rằng con
số 200.000 là chỉ tính riêng người Trung Quốc bị bắt cóc ở các thành phố
mà Nhật chiếm đóng, chưa kể các phụ nữ bắt từ các quốc gia khác.Những “trại thỏa mãn” được dựng lên tạm bợ ở huyện Uất, tỉnh Sơn Tây không nằm trong hệ thống nhà thổ quân đội như ở Thượng Hải. Sau khi quân Nhật đầu hàng, nội chiến Trung Quốc xảy ra và nhiều biến cố diễn ra liên miên. Tài liệu chiến tranh bị xóa bỏ. Nô lệ tình dục che giấu quá khứ, lấy chồng và đổi tên họ, khiến những câu chuyện về họ bị che đậy trong một thời gian dài.
Những cô gái trẻ bị bắt vào "trại thỏa mãn".
Khi Zhang Xiantu bị bắt làm nô lệ tình dục cho lính Nhật, cha cô bán
hết dê trong nhà để gửi tiền chuộc. Trong hai năm sau đó, cô thường
xuyên phải tới viện để chữa trị những vết thương do lính Nhật gây ra.Zhang Xiantu nói rằng thức ăn thời điểm đó rất khan hiếm, ruộng đất nhà cô sau đó cũng bị chính quyền tịch thu. “Tôi chẳng có gì để ăn và không có gì để mặc. Bố mẹ tôi cũng đói khát mỗi ngày. Cuộc sống kiểu gì không biết. Tôi chẳng biết phải làm gì”. Cái giá của tự do khiến gia đình cô tiêu tán cơ nghiệp. Zhang chỉ muốn quân Nhật đền bù.
Ngày 26.8.2016, Nhật tuyên bố sẽ đền bù mỗi cô gái Hàn Quốc từng bị bắt làm nô lệ tình dục số tiền 100 triệu won (khoảng 2 tỉ đồng) nhưng không thấy chính quyền Tokyo đề cập đền bù cho những nạn nhân Trung Quốc. Zhang Xiantu qua đời năm ngoái do tuổi cao sức yếu.
“Địa ngục lò mổ”
Một lính Nhật ngồi cạnh 2 cô gái là nô lệ tình dục.
Yi Ok-seon, một người Hàn Quốc trả lời BBC rằng khi cô 15 tuổi, 2
người đàn ông bản địa và lính Nhật Bản buộc cô tới một vùng hẻo lánh ở
vùng tây bắc Trung Quốc, nơi quân Nhật chiếm đóng. Ở đó, cô trở thành nô
lệ tình dục trong 3 năm.“Tôi cảm thấy mình bị lừa gạt và lợi dụng ở độ tuổi nhỏ như vậy”, Yi nói. “Ở đó chẳng khác gì cái lò mổ, không phải dành cho súc vật mà là con người. Những điều ghê tởm nhất xảy ra tại đó”.
Ở những khu trại tạm bợ, các em gái tuổi đời chủ yếu từ 13 đến 16 bị bắt làm nô lệ. Họ phải “phục vụ” từ 30 tới 40 lính Nhật một ngày.
Niyem, người bị bắt cóc tới một khu trại quân sự ở Tây Java, Indonesia năm 10 tuổi kể lại câu chuyện kinh hoàng của mình với nhiếp ảnh gia Banning và nhà báo Hilde Janssen.
Niyem ở chung lều với hai cô gái khác và binh sĩ Nhật sẽ tới và hãm hiếp các cô trước mặt 2 người còn lại. Các cô phải uống nước từ mương và luôn thiếu thốn thức ăn. “Tôi vẫn còn trẻ và chỉ trong 2 tháng, người tôi bị hủy hoại hoàn toàn. Tôi chẳng khác gì đồ chơi và hoàn toàn vô giá trị trong mắt bọn chúng”.
Tất cả các cô gái được đặt tên Nhật và phải trang điểm trước khi gặp lính Nhật. Những người xinh đẹp nhất bị bắt làm thê thiếp và bị “chuyền từ người nọ sang người kia”. Điều này không có nghĩa các phụ nữ xinh đẹp được đối xử tốt đẹp hơn. Emah, sinh năm 1926 nói rằng những binh sĩ Nhật được chọn nô lệ tình dục từ một tập ảnh.
Một "trại thỏa mãn" điển hình với các cô gái ngồi đợi tới lượt tiếp khách.
“Nhiều kẻ thèm khát tôi”, Emah nói. “Bọn họ đến như thác lũ, tên nọ
nối tiếp tên kia. Tôi chỉ ước mình thật xấu để được trả về nhà sớm.
Những người xinh đẹp bị giữ ở lại”.Một số nô lệ tình dục được cho tiền nhưng rất hãn hữu. Thay vào đó, họ được nhận chút ít đồ ăn hay mỹ phẩm. Nhiều cô gái ngoài phục vụ lính Nhật còn phải tham gia sản xuất ở những nhà máy trong vùng. Họ không phải ở lại “trại thỏa mãn” nhưng vẫn bị hãm hiếp.
Chính vì cách đối xử tàn tệ này mà rất nhiều phụ nữ trẻ đã chết. Nhiều thông tin cho biết những căn bệnh truyền nhiễm như giang mai thường xuyên xảy ra với các cô gái trẻ. Một số người bị bắt phá thai. Có người kể rằng bác sĩ Nhật từng tách bỏ tử cung của cô.
__________
Quân đội
Quan Đông nổi tiếng tàn bạo và trực tiếp gây ra cái chết của hàng chục
vạn người dân Trung Quốc ở thành phố Nam Kinh. Mời bạn đón đọc kì tới
xuất bản tối 16.12.
Một trong những vụ thảm sát và hãm hiếp tàn bạo nhất lịch sử đã diễn ra khi đế quốc Nhật kiểm soát vùng đất Nam...
Chuyện khó tin: tài xế hè nhau tháo chắn cầu Thanh Trì để tránh bị phạt
TTO - Đi vào làn xe máy và thấy có cảnh sát giao thông, nhiều tài xế ôtô tháo rào chắn trên cầu Thanh Trì ở Hà Nội, để sang đúng làn gây ra ùn tắc kéo dài.
Video tạm dừng
Clip
một số tài xế xuống xe, dùng tay tháo dải phân cách cho xe di chuyển
vào làn ôtô, tránh sự kiểm tra của CSGT - Clip do bạn đọc cung cấp
Khi phát hiện có cảnh sát giao thông phía trước, các tài xế đã xuống xe, dùng tay tháo dải phân cách rồi cho xe di chuyển sang làn ôtô nhằm tránh bị xử phạt.
Sự việc đã khiến cho làn đường này ùn ứ, tê liệt.
Đại diện đội cảnh sát giao thông số 14 - Công an Hà Nội cho biết đơn vị này đã tiếp nhận phản ảnh vụ việc và đang kiểm tra, xác định chủ các phương tiện trong đoạn clip trên để xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo nghị định 46/2016, hành vi tự ý tháo dỡ, di chuyển, treo, đặt, làm sai mục đích sử dụng hoặc làm sai lệch biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông, rào chắn, cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường, tường bảo vệ, mốc chỉ giới; cấu kiện, phụ kiện của công trình đường bộ, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Với hành vi đi sai làn, các tài xế có thể bị phạt từ 800.000-1,2 triệu đồng.
Nữ sinh 18 tuổi bị xe bồn cán chết thương tâm
(VTC News) - Xe máy chở hai nữ
sinh đang chạy trên đường thì va chạm với xe bồn khiến một người bị cán
chết tại chỗ, một người bị thương.
Chiều 14/12, một nam tài xế lái
xe bồn chở xăng dầu mang biển kiểm soát TP.HCM chạy trên đường Hai Bà
Trưng, hướng từ công viên Lê Văn Tám đi Tôn Đức Thắng (TP.HCM).
Đến giao lộ Lý Tự Trọng - Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé, quận 1), xe bồn va chạm với xe máy chạy cùng chiều do một nữ sinh điều khiển chở theo em Lê Nguyễn Hồng Nhung (18 tuổi).
Vụ
va chạm khiến cả hai nữ sinh ngã ra đường, Nhung không may bị bánh xe
cán qua người, tử vong tại chỗ. Nữ sinh còn lại bị thương, phải nhập
viện.
Được
biết, cả hai nạn nhân đều là sinh viên của một trường đại học trên địa
bàn, trên đường đi học về thì xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc. Thi thể nạn
nhân sau đó được đưa về bệnh viện để phục vụ công tác điều tra.
Nhận tin báo, lực lượng chức năng quận 1 có mặt xử lý hiện trường và làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
>>> Đọc thêm: Tai nạn thảm khốc ở Bình Định: 'Người nằm bất động trên vũng máu, người treo lơ lửng trên xe'
Siêu chiến cơ tàng hình Su-57 của Nga có nguy cơ 'chết yểu'
(VTC News) - Siêu chiến cơ tàng
hình thế hệ 5 Sukhoi Su-57 của Nga nhiều khả năng sẽ không được đưa vào
phục vụ trước năm 2027 như những đồn đoán trước đó, các chuyên gia quân
sự phương Tây nhận định.
Sự trì hoãn, chi phi đội lên quá
cao cũng như các vấn đề liên quan tới quá trình nghiên cứu và phát
triển chương trình được cho là các lý do khiến tiêm kích được kỳ vọng
của Nga không thể lăn bánh ra khỏi dây chuyền sản xuất như thời gian dự
kiến.
Chuyên san National Interest của
Mỹ nhận định đây không phải là điều đáng ngạc nhiên bởi chương trình
phát triển Su-57 chưa bao giờ khả thi dù được Nga đặt rất nhiều kỳ
vọng.
Trở
lại đầu năm 2006, Tổng thống Putin thông qua quyết định hợp nhất tất cả
các công ty và cục thiết kế, chế tạo máy bay nổi tiếng nhất của Nga
được thành lập từ thời Liên Xô thành một tập đoàn chế tạo máy bay duy
nhất với cái tên Tập đoàn máy bay thống nhất (UAC).
Rất
nhiều các doanh nghiệp nhà nước đã rót vốn để trở thành cổ đông của UAC
nhưng chính phủ vẫn là cổ đông lớn nhất với 90% cổ phần.
UAC
từng được coi là một “đế chế hùng mạnh” ở Nga khi góp mặt trên hầu hết
trong mọi lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp hàng không từ phát triển, sản
xuất, xuất khẩu, hiện đại hóa, cho đến bảo trì sửa chữa mọi loại máy
bay dân dự lẫn quân sự.
Tập đoàn
này cách đây hơn 10 năm cũng từng khiến các chuyên gia quân sự bất ngờ
khi tuyên bố khôi phục lại các mẫu máy bay từ thâp niên 80, 90. Tuy
nhiên, UAC mới đây khẳng định kế hoạch này không khả thi và khó có thể
hoàn thành.
National Interest nói
rằng nguyên nhân một phần là do hàng ngũ lãnh đạo của UAC, những người
rất mạnh miệng khi thảo luận kế hoạch nhưng lại thiếu khả năng đưa ra
quyết định vào thời điểm khó khăn.
Video: Máy bay Nga dội bão lửa thiêu súng IS
Su-57,
một sản phẩm do UAC chịu trách nhiệm phát triển có lẽ vì vậy cũng chịu
chung số phận. National Interest cho rằng thất bại của UAC trong kế
hoạch phát triển Su-57 nằm ở quyết định không cho các nhà đầu tư nước
ngoài rót tiền vào phân khúc máy bay chiến đấu. Giám đốc đầu tiên của
UAC, cựu Thứ trưởng quốc phòng và sau đó là Thủ tướng Nga năm 2006 từng
khẳng định Nga sẽ tự phát triển phân khúc này mà không cần tới sự trợ
giúp từ bên ngoài.
Nhưng quyết
định đã gặp phải trở ngại lớn sau khi nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nặng
nề bởi các đòn trừng phạt kinh tế của phương Tây. Cùng với đó, các hoạt
động quân sự của Nga ở Syria cũng ảnh hưởng tới chi tiêu quốc phòng của
Matxcơva.
Hy vọng cuối cùng của dự án này đặt vào Ấn Độ khi New Delhi đang cùng Nga nghiên cứu, phát triển mẫu tiêm kích thế hệ 5.
Nhưng
xuất hiện những tin đồn gần đây cho rằng New Delhi đang muốn rút khỏi
dự án đầy tham vọng trị giá 10 tỷ USD vì cho rằng phía Nga không đáp ứng
được các yêu cầu đặt ra về tính năng kỹ chiến thuật tương đương với mẫu
F-35 của Mỹ.
(Nguồn: National Interest)
Tang thương xóm nghèo có con tử nạn ở Đài Loan
Sỹ Hòa |
Không khí tang thương, đau xót đang bao trùm lên gia đình những nạn nhân tử vong trong vụ cháy ở Đài Loan.
Trưa 15/12, PV Báo Giao thông có mặt tại gia đình bà Mai Thị Hương ở thôn Qúy Hòa, xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Bà là mẹ ruột của anh Trần Hồng Thủy (24 tuổi – 1 trong 6 lao động Việt Nam tử nạn trong đám cháy ở Đài Loan sáng 14/12). |
Ông Trần Đắc Hường (48 tuổi) là dượng của nạn nhân cho biết, gia đình nhận được tin xấu lúc vào 5h ngày 14/12, từ đó tới giờ, "mẹ nó" (bà Hương - PV) cứ ngất lên ngất xuống, gia đình phải cử người ở bên chăm sóc liên tục.
Theo tìm hiểu, anh Thủy là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em trai, học xong THPT, anh Thủy đi bộ đội. Sau khi xuất ngũ, do điều kiện gia đình khó khăn, tháng 2/2016, anh sang Đài Loan làm việc đến nay chưa về thăm nhà một lần nào.
Nuốt những giọt nước mắt nghẹn ngào, xếp mấy bộ quần áo và giấy tờ vào va li để đi Hà Nội, anh Trần Hồng Thắng (anh trai nạn nhân) kể: "cách thời điểm chú ấy gặp nạn vài giờ, hai anh em còn nói chuyện. Chú ấy kêu giờ này bên ấy rất lạnh.
Thương chú vất vả nơi xứ người, tôi nhắn, 18/12 này có người sang, anh mua đồ rồi gửi cho. Thế nhưng....", Nói đến đó, anh Thắng nghẹn lại, quay lưng vào trong lấy tay áo lau dòng nước mắt trào ra.
Cách Cẩm Xuyên không xa - ở thôn Lạc Thanh, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, không khí tang thương cũng bao trùm lên gia đình ông Phùng Nam Tần (59 tuổi, bố nạn nhân Phùng Nam Tuẩn - 32 tuổi). |
Trong nhà, mấy người hàng xóm cũng đang xoa bóp, động viên bà Nguyễn Thị Hường (53 tuổi, mẹ anh Tuẩn) vì từ khi nghe tin con gặp nạn, bà ngất lên ngất xuống. Nhìn 2 cháu nhỏ (con anh Tuẩn), bà nức nở: “Cháu tôi còn nhỏ quá trời ơi! Tuẩn ơi! răng con bỏ mẹ, bỏ con mà đi.
Lớn lên cháu tôi sẽ như thế nào khi thiếu tình cha đây… trời ơi!”. Trong vòng tay của ông bà, hai đứa nhỏ (7 tuổi và 2 tuổi) ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Khác với anh Thủy, anh Tuẩn là con trai đầu trong gia đình có 4 anh em. Năm 2014, sau khi cưới vợ được 4 năm, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Tuẩn phải bỏ lại vợ con để đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan.
Ở quê nghèo khó khăn, đầu tháng 12/2017, chị Nguyễn Thị Hương (28 tuổi, vợ anh Tuẩn) gửi lại 2 đứa con cho ông bà nội chăm sóc để sang Đài Loan làm việc với chồng.
“Con Hương nó vừa qua bên đó được khoảng 2 ngày, hôm trước nó gọi điện nói hiện tại hai vợ chồng chưa gặp được mặt nhau thì hắn gặp nạn…", ông Tần nấc từng từ một.
Theo thông tin từ chính quyền địa phương, gia đình 2 nạn nhân rất khó khăn. Vợ chồng anh Tuẩn thuộc diện hộ cận nghèo của xã, gia cảnh của bố mẹ cũng rất khó khăn.
theo Báo Giao thông
Trung Quốc gia tăng quân sự hóa biển Đông
15/12/2017 22:01
Lợi dụng cộng đồng quốc tế bị sao nhãng bởi cuộc khủng hoảng hạt nhân của Triều Tiên, Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở quân sự mới tại những khu vực có tổng diện tích 29 ha trên các đảo nhân tạo phi pháp ở biển Đông từ đầu năm 2017 đến giờ.
Cụ thể, trong vài tháng gần đây, Trung Quốc đã ngang nhiên triển khai một vật thể được cho là hệ thống radar tần số cao mới trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong khi đó, tại đá Xu Bi, cũng thuộc Trường Sa, một hệ thống đường hầm dường như đã được hoàn tất và có thể được sử dụng để chứa đạn dược, bên cạnh sự hiện diện của một hệ thống ăng-ten radar và các vòm radar.
Những cơ sở phi pháp được xây trên đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa, gồm hầm ngầm lưu trữ đạn dược, nhà chứa máy bay, nhà chứa tên lửa và dàn radar. Bắc Kinh cũng ngang ngược tiến hành hoạt động xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép), như đường băng lên thẳng, tua-bin gió trên đảo Cây và hai tháp radar lớn trên đảo Tri Tôn.
Ảnh
vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên đá đá
Xu Bi chụp hôm 6-7-2017 (trái) và 7-12-2017 Ảnh: AMTI.CSIS.ORG
Quân đội Mỹ đã tiến hành vài cuộc tuần tra ở biển Đông năm nay ngay cả khi Washington tìm kiếm sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong việc xử lý cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 12-12 đã lặp lại lời kêu gọi Trung Quốc ngưng xây đảo nhân tạo, trong lúc gọi hành vi quân sự hóa của nước này ở biển Đông là không thể chấp nhận. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng chính quyền ông Donald Trump vẫn chưa có chiến lược chặt chẽ đối với điểm nóng này.
Úc cũng là quốc gia phản ứng mạnh những hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông, thể hiện qua các chuyến bay giám sát cũng như ủng hộ Mỹ đưa tàu tuần tra gần các đảo nhân tạo nêu trên. Sách trắng ngoại giao gần đây của Úc đã bày tỏ quan ngại về "tốc độ và quy mô chưa từng thấy" của các hoạt động bồi đắp, xây dựng mà Trung Quốc tiến hành tại biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức phản ứng khi gọi những nội dung này là "vô trách nhiệm". Chưa hết, tại cuộc gặp Phó Đô đốc Úc Tim Barrett ở Bắc Kinh hôm 14-12, Tư lệnh hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long chỉ trích những hành động của Canberra ở biển Đông đi ngược lại xu hướng hòa bình và ổn định chung tại một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.
Hoàng Phương
Hai cán bộ bảo vệ rừng ở Nghệ An bị bắt
Để lâm tặc đốn hạ hàng trăm cây pơ mu, hai cán bộ bảo vệ rừng ở Nghệ An bị khởi tố và tạm giam.
Chiều 15/12, Công an tỉnh Nghệ An khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Văn
Trung (47 tuổi) và Lê Đình Quyết (39 tuổi), đều là trạm trưởng trạm quản
lý bảo vệ rừng tại huyện Tương Dương về tội thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng.
Theo tài liệu điều tra, tháng 2/2017 đoàn liên ngành của huyện Tương
Dương phát hiện lâm tặc chặt phá rừng ở hai xã Tam Hợp và Lưu Kiền. Cảnh
sát xác định gần 190 cây pơ mu bị chặt với tổng khối lượng gần 300 m3.
Tháng 3, cơ quan điều tra khởi tố vụ án vi phạm các quy định về khai
thác bảo vệ rừng. Xác định vụ án vượt thẩm quyền nên công an huyện
chuyển hồ sơ cho Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh thụ lý.
Hiện trường một trong số nhiều cây pơ mu trong vụ án.
|
Nhà chức trách cáo buộc, thời điểm lâm tặc tàn phá rừng thì ông Trung là trạm
trưởng trạm quản lý bảo vệ rừng phòng hộ xã Tam Hợp; ông Quyết là trạm
trưởng quản lý bảo vệ rừng bản Ang (phụ trách bảo vệ rừng xã Lưu Kiền và
xã Xá Lượng). Cả hai đã buông lỏng công tác quản lý bảo vệ rừng.
GS.VS Đào Trọng Thi: Nên có thang bảng lương riêng cho giáo viên
Dân trí “Nghị quyết T.Ư 8 khóa 2 năm 1996 đã có câu
“lương giáo viên phải cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự
nghiệp”. Nhưng trên 20 năm vẫn chưa thực hiện được. Do đó theo tôi,
ngoài đề xuất lương cao nhất, cần có thang bảng lương riêng cho giáo
viên bởi đây là ngành đặc thù”.
>> Tăng lương giáo viên: Tiêu cực bên ngoài sẽ hạn chế!
Đó là ý kiến mà GS. VS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn
hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề xuất
tại buổi góp ý sửa đổi một số điều Dự thảo Luật giáo dục, do Ủy ban này
tổ chức ngày 15/12.Miễn học phí là một cuộc “cách mạng”
Theo GS Đào Trọng Thi, trước hết cần thiết là rõ ràng nhưng hiện nay đang trong quá trình lấy ý kiến nên chưa phải lúc đánh giá mang tính chất xác định. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề dư luận đang nói nhiều.
Thứ nhất, việc miễn học phí cho học sinh THCS. Ông cho rằng, nếu nhà nước có khả năng đầu tư trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục thì việc miễn học phí là chủ trương mang tính "cách mạng" bởi phổ cập ngoài việc mang tính chất bắt buộc, còn là nghĩa vụ của gia đình. Tuy nhiên, nếu thu học phí thì gia đình có thể nói không có tiền để đi học.
“Ở các nước, nếu không đi học là vi phạm pháp luật. Muốn thưc hiện điều đó, Nhà nước phải miễn học phí. Tôi nghĩ nếu đã phổ cập, nên gắn với miễn học phí”, GS Thi nói.
GS.VS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Vấn đề thứ hai là tăng lương cho giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp, GS Thi cho biết, mình nhớ rất rõ ở Nghị quyết T.Ư 8 khóa 2 năm 1996 đã có câu này. Nhưng trên 20 năm vẫn chưa thực hiện được. Hiện đang có phụ cấp giảng dạy, tuy nhiên phụ cấp không như lương bởi lương đảm bảo tính cố định cho mọi đối tượng và tạo cho giáo viên niềm tự hào còn phụ cấp chỉ là một cách “cứu trợ, hỗ trợ”...
Ông cho hay: “Bên cạnh việc lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp thì tôi nghĩ thang bảng lương giáo viên phải là thang bảng lương đặc thù. Nhà giáo là nghề đặc thù nên thang bảng lương phải đặc thù.
Nếu các ngành khác chỉ cần một trình độ thì điểm khác của giáo viên là có nhiều trình độ, từ việc chuyển cấp dạy học phải có trình độ khác nhau. Chẳng hạn tiểu học trình độ khác, dạy ĐH phải trình độ khác. Do đó, nếu áp dụng thang bảng lương của một chuyên viên đơn thuần hành chính để áp vào đây thì không thành thang bảng lương đặc thù của nhà giáo.
Tôi nghĩ việc tăng lương cho nhà giáo có thể trở thành hiện thực bởi Nghị quyết của Đảng vẫn chưa có giá trị pháp lý vì chưa nói lúc nào thực hiện nên cần thể chế hóa và phải thực hiện bởi đây là ý chí của Đảng, của nhân dân nhưng chưa thực hiện được. Tôi kinh nghiệm nhiều cuộc vận động vừa qua, một khi Quốc hội đã đưa vào luật, Chính phủ cứ thế mà thực hiện. Do đó, tôi cho rằng đây là cuộc “cách mạng” là vì thế”.
Trả lời câu hỏi, nếu nói nhà giáo là ngành đặc thù, nhiều ngành nghề khác cũng cho như thế? GS Thi cho hay, đặc thù ở đây mang tính tự giác và lao động này không thể đo đếm bằng số lượng vì không có sự tự giác của giáo viên thì không có chất lượng. Sản phẩm trong giáo dục không phải đào tạo một loạt học sinh như dây chuyền máy móc mà đào tạo học sinh có chất lượng. Thứ hai, mỗi cấp học gắn với trình độ khác nhau. Ngoài ra, còn nhiều điều khác nữa để quyết định vì sao phải có thang bảng lương riêng cho giáo viên.
Không nên miễn học phí cho sinh viên sư phạm
Trả lời phóng viên tại buổi đóng góp ý kiến, GS Thi cho hay, có một điều ông đồng ý là không nên miễn học phí cho sinh viên sư phạm. Việc này đã bàn nhiều nhưng chưa thực hiện.
Ông đề xuất: “Thực ra, chúng ta không thay đổi việc miễn giảm mà mà thay vào đó bằng hình thức vay tín dụng ưu đãi. Nếu em nào hoạt động trong ngành giáo dục thời gian bao nhiêu năm thì không trả lại còn nếu không thì phả trả lại”.
Mỹ Hà
Lời khai của kẻ sát hại tài xế xe ôm, cướp tài sản
Minh Toàn |
Do không có tiền tiêu nên Phi đã mua dao, đi xe ôm tới khu vực vắng rồi giết hại nạn nhân, giấu xác vào bụi cỏ.
Ngày 15/12, Công an TX.Dĩ An phối hợp với các đơn
vị Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Trần
Văn Phi (21 tuổi, ngụ tỉnh An Giang) để điều tra về hành vi "Giết
người" và "Cướp tài sản". Nạn nhân là ông Nguyễn Văn Đông (60 tuổi, quê
Đồng Nai, hành nghề xe ôm).
Tại cơ quan Công an, Phi khai nhận do không có tiền tiêu xài nên Phi đã lên kế hoạch đi cướp tài sản. Phi chuẩn bị dao để thực hiện hành vi. Tối 26/11, Phi đi lang thang ở khu vực ngã 3 Vũng Tàu, TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai thấy ông Đông đang đứng đợi khách.
Lúc này, Phi đến gần nói chuyện và yêu cầu chở mình về phía phường Bình Thắng, TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Trong quá trình lưu thông, Phi nảy sinh ý định cướp tài sản nên yêu cầu ông chở vào khu vực phía sau khu công nghiệp dệt may Bình An ở đường DT 743, phường Bình Thắng, TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Thấy vắng vẻ, Phi đã dùng rút dao thủ trong người đâm nhiều nhát vào phần hông và tim của ông Phi khiến nạn nhân gục tại chỗ. Sau đó, thấy ông Phi đã tử vong nên hung thủ giấu xác vào bãi cỏ bên đường. Phi lục lọi lấy toàn bộ tài sản cùng chiếc xe máy của ông Phi tẩu thoát.
Tới sáng 27/11, một số người dân đi qua khu vực khu công nghiệp thì phát hiện thi thể một người đàn ông với nhiều vết đâm nên đã báo công an.
Nhận tin báo, Công an thị xã Dĩ An cùng các đơn vị nghiệp vụ công an tỉnh Bình Dương có mặt phong tỏa hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng, điều tra vụ việc. Qua công tác khám nghiệm, công an xác định người đàn ông có nhiều vết thương trên người do bị đâm dẫn tới tử vong. Dưới lòng đường cách thi thể nạn khoảng 5m có một vũng máu khô.
Danh tính nạn nhân được xác định là ông Đông.
Tại cơ quan Công an, Phi khai nhận do không có tiền tiêu xài nên Phi đã lên kế hoạch đi cướp tài sản. Phi chuẩn bị dao để thực hiện hành vi. Tối 26/11, Phi đi lang thang ở khu vực ngã 3 Vũng Tàu, TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai thấy ông Đông đang đứng đợi khách.
Lúc này, Phi đến gần nói chuyện và yêu cầu chở mình về phía phường Bình Thắng, TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Trong quá trình lưu thông, Phi nảy sinh ý định cướp tài sản nên yêu cầu ông chở vào khu vực phía sau khu công nghiệp dệt may Bình An ở đường DT 743, phường Bình Thắng, TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Thấy vắng vẻ, Phi đã dùng rút dao thủ trong người đâm nhiều nhát vào phần hông và tim của ông Phi khiến nạn nhân gục tại chỗ. Sau đó, thấy ông Phi đã tử vong nên hung thủ giấu xác vào bãi cỏ bên đường. Phi lục lọi lấy toàn bộ tài sản cùng chiếc xe máy của ông Phi tẩu thoát.
Tới sáng 27/11, một số người dân đi qua khu vực khu công nghiệp thì phát hiện thi thể một người đàn ông với nhiều vết đâm nên đã báo công an.
Nhận tin báo, Công an thị xã Dĩ An cùng các đơn vị nghiệp vụ công an tỉnh Bình Dương có mặt phong tỏa hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng, điều tra vụ việc. Qua công tác khám nghiệm, công an xác định người đàn ông có nhiều vết thương trên người do bị đâm dẫn tới tử vong. Dưới lòng đường cách thi thể nạn khoảng 5m có một vũng máu khô.
Danh tính nạn nhân được xác định là ông Đông.
theo Thời đại
Ngành logistics kỳ vọng đóng góp 10% vào GDP năm 2025
Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2017.
Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8-10%...
Lãnh đạo các hiệp hội, Ngân hàng
Thế giới, các chuyên gia chỉ ra thách thức và tiềm năng phát triển cho
ngành logistics Việt Nam tại Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2017. Sự
kiện do Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Ngân hàng Thế giới tại
Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) phối
hợp cùng Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 15/12 tại Hà Nội.
Chi phí logistics Việt Nam cao hơn các quốc gia trong khu vực
Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho hay, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang phát triển mạnh với tốc độ từ 15-16%/năm. Theo chỉ số hoạt động LPI của Ngân hàng Thế giới 2014, Việt Nam xếp hạng 53 và 2016 xếp hạng 64/160 nước, đứng thứ 4 trong các nước ASEAN, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Số lượng doanh nghiệp logistics ước tính khoảng trên 3.000 doanh nghiệp. Quy mô vốn, đa số trên 70% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, 7% là vốn trên 1.000 tỷ đồng.
Ông Hiệp cho rằng, ngành logistics Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức như quy mô và hoạt động còn yếu và thiếu, đặc biệt trong lĩnh vực quốc tế. Quản lý hoạt động chủ yếu trên đất nước Việt Nam, ít công ty mạnh dạn đầu tư mở văn phòng nước ngoài, nếu có thì số lượng đếm trên đầu ngón tay như Myanmar, Campuchia. Còn tại các quốc gia phát triển loigstics như Singapore, Thái Lan thì hiếm có doanh nghiệp Việt Nam.
Loại hình dịch vụ cung cấp, qua hơn 10 năm phát triển, các doanh nghiệp phát triển tương đối tốt như kho bãi, kiểm hàng, các dịch vụ thuộc contaner. Nhưng còn yếu về vận tải như đường biển, hàng không.
Thách thức nữa là chi phí logistics cao, chiếm 20,8% GDP, tương đương 41,26 tỷ USD. "Có thể là cao nhất khu vực, cao hơn Campuchia, Myanmar, đặc biệt, cao hơn Thái Lan 16%. Trong khi đó, ở các nước phát triển từ 9-14%" - vị này nói.
Mỗi năm, ngành này cần 20.000 nhân lực và đến năm 2020 dự kiến cần 200.000 nhân lực. "Đây là thách thức với ngành logistics Việt Nam", ông Hiệp nói và cho biết thêm, kết cấu hạ tầng logistics chưa đồng bộ, vẫn bị tình trạng tắc nghẽn, phụ phí thuộc vận tải hàng không, đường biển đều cao.
Rào cản do con người tạo ra, có quyết tâm là làm được
Ông Phạm Minh Đức, Chuyên gia kinh tế của World Bank nhận định, thành công trước đây của Việt Nam chủ yếu dựa vào giảm chi phí, cắt giảm thuế quan tuy nhiên đến nay đã đạt giới hạn. Để duy trì thành công cần tập trung vào giảm chi phí thuế quan, gồm chi phí tuân thủ hành chính trước và tại cửa khẩu và chi phí logistics.
Chi phí thuế quan của Việt Nam hiện đang cao so với trung bình của ASEAN, bằng các thực hiện một chương trình 4 trụ cột bao gồm: Thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại bằng cách đơn giản quy định hải quan, quản lý chuyên ngành; Nâng cao hiệu quả cơ sở hạ tầng thương mại và chất lượng kết nối; Xây dựng ngành logistics có tính cạnh tranh; Tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác với khu vực tư nhân.
Ông Đức khẳng định WorldBank sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, đưa các vấn đề tạo thuận lợi thương mại, logistics và năng lực cạnh tranh thương mại thành trọng tâm, chiến lược phát triển quốc gia.
"Thuế quan trung bình của Việt Nam đã giảm rất nhiều từ 1994 đến 2015. Tuy nhiên, chi phí thuế quan vẫn cao hơn rất nhiều so với mức trung bình ASEAN, do đó còn rất nhiều dư địa để cải cách, tăng trưởng kinh tế.
Có làm được không, tôi tin là làm được, tất cả rào cản do con người tạo ra thì quyết tâm có thể phá bỏ được", ông Đức nói.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, có một loại chi phí không rõ ràng, liên quan đến các thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu.
"Phần mềm của chi phí thương mại phi thuế quan - thời gian tuân thủ thủ tục hành chính trước và tại cửa khẩu - chiếm 76% thời gian nhập khẩu do hải quan và các cơ quan kiểm tra chuyên ngành chịu trách nhiệm.
Việt Nam có quá nhiều quy tắc dẫn đến chi phí thương mại cao, gấp đôi so với nhiều nước khác", ông Đức nói và cho tằng để giảm chi phí phải cắt giảm các thủ tục hành chính, thiết lập một cơ chế hữu hiệu để đảm bảo trách nhiệm giải trình của hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành. Đưa vào sử dụng công thông tin điện tử minh bạch, áp dụng cơ chế một cửa quốc gia….
Thông tin thêm tại Diễn đàn, ông Lê Duy Hiệp cho hay, để phát triển logistics Việt Nam, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 thông qua Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
"Đây là lần đầu tiên nước ta có một kế hoạch hành động logistics quốc gia toàn diện và là nội dung, động lực cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam phát triển", ông Hiệp nhấn mạnh.
Theo đó, Quyết định 200 đã đề ra 60 nhiệm vụ cụ thể trên 4 nội dung của hệ thống logistics Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt từ 50 trở lên.
Chi phí logistics Việt Nam cao hơn các quốc gia trong khu vực
Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho hay, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang phát triển mạnh với tốc độ từ 15-16%/năm. Theo chỉ số hoạt động LPI của Ngân hàng Thế giới 2014, Việt Nam xếp hạng 53 và 2016 xếp hạng 64/160 nước, đứng thứ 4 trong các nước ASEAN, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Số lượng doanh nghiệp logistics ước tính khoảng trên 3.000 doanh nghiệp. Quy mô vốn, đa số trên 70% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, 7% là vốn trên 1.000 tỷ đồng.
Ông Hiệp cho rằng, ngành logistics Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức như quy mô và hoạt động còn yếu và thiếu, đặc biệt trong lĩnh vực quốc tế. Quản lý hoạt động chủ yếu trên đất nước Việt Nam, ít công ty mạnh dạn đầu tư mở văn phòng nước ngoài, nếu có thì số lượng đếm trên đầu ngón tay như Myanmar, Campuchia. Còn tại các quốc gia phát triển loigstics như Singapore, Thái Lan thì hiếm có doanh nghiệp Việt Nam.
Loại hình dịch vụ cung cấp, qua hơn 10 năm phát triển, các doanh nghiệp phát triển tương đối tốt như kho bãi, kiểm hàng, các dịch vụ thuộc contaner. Nhưng còn yếu về vận tải như đường biển, hàng không.
Thách thức nữa là chi phí logistics cao, chiếm 20,8% GDP, tương đương 41,26 tỷ USD. "Có thể là cao nhất khu vực, cao hơn Campuchia, Myanmar, đặc biệt, cao hơn Thái Lan 16%. Trong khi đó, ở các nước phát triển từ 9-14%" - vị này nói.
Mỗi năm, ngành này cần 20.000 nhân lực và đến năm 2020 dự kiến cần 200.000 nhân lực. "Đây là thách thức với ngành logistics Việt Nam", ông Hiệp nói và cho biết thêm, kết cấu hạ tầng logistics chưa đồng bộ, vẫn bị tình trạng tắc nghẽn, phụ phí thuộc vận tải hàng không, đường biển đều cao.
Rào cản do con người tạo ra, có quyết tâm là làm được
Ông Phạm Minh Đức, Chuyên gia kinh tế của World Bank nhận định, thành công trước đây của Việt Nam chủ yếu dựa vào giảm chi phí, cắt giảm thuế quan tuy nhiên đến nay đã đạt giới hạn. Để duy trì thành công cần tập trung vào giảm chi phí thuế quan, gồm chi phí tuân thủ hành chính trước và tại cửa khẩu và chi phí logistics.
Chi phí thuế quan của Việt Nam hiện đang cao so với trung bình của ASEAN, bằng các thực hiện một chương trình 4 trụ cột bao gồm: Thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại bằng cách đơn giản quy định hải quan, quản lý chuyên ngành; Nâng cao hiệu quả cơ sở hạ tầng thương mại và chất lượng kết nối; Xây dựng ngành logistics có tính cạnh tranh; Tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác với khu vực tư nhân.
Ông Đức khẳng định WorldBank sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, đưa các vấn đề tạo thuận lợi thương mại, logistics và năng lực cạnh tranh thương mại thành trọng tâm, chiến lược phát triển quốc gia.
"Thuế quan trung bình của Việt Nam đã giảm rất nhiều từ 1994 đến 2015. Tuy nhiên, chi phí thuế quan vẫn cao hơn rất nhiều so với mức trung bình ASEAN, do đó còn rất nhiều dư địa để cải cách, tăng trưởng kinh tế.
Có làm được không, tôi tin là làm được, tất cả rào cản do con người tạo ra thì quyết tâm có thể phá bỏ được", ông Đức nói.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, có một loại chi phí không rõ ràng, liên quan đến các thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu.
"Phần mềm của chi phí thương mại phi thuế quan - thời gian tuân thủ thủ tục hành chính trước và tại cửa khẩu - chiếm 76% thời gian nhập khẩu do hải quan và các cơ quan kiểm tra chuyên ngành chịu trách nhiệm.
Việt Nam có quá nhiều quy tắc dẫn đến chi phí thương mại cao, gấp đôi so với nhiều nước khác", ông Đức nói và cho tằng để giảm chi phí phải cắt giảm các thủ tục hành chính, thiết lập một cơ chế hữu hiệu để đảm bảo trách nhiệm giải trình của hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành. Đưa vào sử dụng công thông tin điện tử minh bạch, áp dụng cơ chế một cửa quốc gia….
Thông tin thêm tại Diễn đàn, ông Lê Duy Hiệp cho hay, để phát triển logistics Việt Nam, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 thông qua Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
"Đây là lần đầu tiên nước ta có một kế hoạch hành động logistics quốc gia toàn diện và là nội dung, động lực cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam phát triển", ông Hiệp nhấn mạnh.
Theo đó, Quyết định 200 đã đề ra 60 nhiệm vụ cụ thể trên 4 nội dung của hệ thống logistics Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt từ 50 trở lên.
Vneconomy
Trường Giang thản nhiên ôm ấp hot girl Sam dù khẳng định vẫn còn yêu Nhã Phương
Thứ Bảy, ngày 16/12/2017 00:06 AM (GMT+7)
Mặc dù đã phủ nhận tin đồn chia tay Nhã Phương để yêu hot girl Sam,
nhưng Trường Giang vẫn thản nhiên ôm ấp người đẹp gốc miền Tây.
Hoài Linh khen Hùng Thuận thông minh, xuất sắc ẵm giải tại Ơn giời, cậu đây rồi
Người đẹp hoảng hốt vì bị ôm hôn bất ngờ ở Ơn giời, cậu đây rồi!
Hoài Linh xót xa vì Mai Hồ bị "ép" quá đáng ở Ơn giời, cậu đây rồi
Người đẹp hoảng hốt vì bị ôm hôn bất ngờ ở Ơn giời, cậu đây rồi!
Hoài Linh xót xa vì Mai Hồ bị "ép" quá đáng ở Ơn giời, cậu đây rồi
Tập 3
Ơn giời, cậu đây rồi sẽ được phát sóng tối 16.12 trên VTV3. Đây là cuộc
đụng độ giữa các nghệ sĩ Hạnh Thúy, diễn viên Quốc Trường, diễn viên -
ca sĩ Anh Tú và hot girl Sam. Các trưởng phòng sẽ làm khó khách mời bằng
các tình huống oái oăm.
Trường Giang thân mật với Sam.
Sam sẽ
chạm mặt Trường Giang - người đang bị đặt vào nhiều nghi vấn tình cảm
cùng cô. Thời gian vừa qua, "Mười Khó" khiến nhiều người thắc mắc khi ít
đồng hành cùng người yêu - diễn viên Nhã Phương mà bị bắt gặp thân
thiết cùng hot girl Sam khi quay một phim điện ảnh ở vùng biển Ninh
Thuận.
Sam
cũng không ngại chia sẻ hình ảnh tình cảm với Trường Giang trên trang
cá nhân. Tuy nhiên, phía Trường Giang đã phủ nhận tin đồn cặp đôi hẹn
hò, đồng thời khẳng định nam diễn viên vẫn còn yêu Nhã Phương.
Nổi tiếng
thích ôm các người đẹp, nên Trường Giang tiếp tục thể hiện sự thân mật
với Sam. Bước vào căn phòng của mình, Trường Giang lập tức gọi Sam là
“vợ yêu” dù cô nàng một mực cho rằng vị trưởng phòng là cha mình. Yêu vợ
nhưng máu ghen chính là nguồn cơn khiến Trường Giang mất mọi lý trí dẫn
đến hóa điên.
Chưa kịp
say men hạnh phúc, Sam sẽ phải đối mặt với hoàn cảnh dở khóc dở cười khi
Hoàng Sơn và Trương Thế Vinh xuất hiện, thông báo đã "hại đời con gái"
của Sam.
Trong hậu trường, cặp đôi tiếp tục thể hiện sự thân mật khi trò chuyện với nhau.
Mở cửa phòng đầu tiên, Anh Tú đã gặp ngay vị trưởng phòng “nói nhiều, lắm chiêu” Trấn Thành.
Tại đây, nam khách mời vào vai một chàng trai lên thành thị làm ca sĩ
và vướng phải nghi vấn “tham phú phụ bần”, bỏ bê người thân của mình
đang sống cơ cực ở quê nhà.
Bị Trấn
Thành nghi ngờ khả năng, Anh Tú liền khoe giọng trong ca khúc “Cò lả”
theo giọng miền Nam. Thế nhưng, nam diễn viên sượng đơ khi giọng hát bị
chê bể như cách Chi Pu hát live.
Bất ngờ,
Anh Tú bị tố lừa dối và ngoại tình. Trước sự truy hỏi của Trấn Thành,
Anh Tú dõng dạc hô lớn: “Tôi không yêu Diệu Nhi”. Thậm chí, anh còn thú
nhận mình quen Diệu Nhi vì “bà ấy hay móc show cho mình”.
Lần đầu
đến với chương trình nhưng Hạnh Thúy là cái tên mà giám khảo Hoài Linh
nhận định sẽ khiến các trưởng phòng đau đầu vì khả năng diễn xuất - đạo
diễn của cô. Bước vào tình huống, chị liền vướng ngay vào lưới tình của
hai người đàn ông Tự Long và Mạc Văn Khoa.
Dạn dày
kinh nghiệm, Hạnh Thúy sẽ làm khó ngược lại trưởng phòng Tự Long khi bắt
nam nghệ sĩ hát vọng cổ cùng mình. Những tưởng sẽ hạnh phúc, nào ngờ
tình yêu của Hạnh Thúy bị ném ra rìa vực thẳm khi người thứ 3 xuất hiện
cùng sự ngăn biệt của thế giới âm dương.
Liên tục lộ ảnh thân mật với Sam, nhiều người thậm chí cho rằng nam diễn viên hài đã chia tay bạn gái Nhã Phương để...
Công thức toán học từ 270 năm trước này sẽ dạy cho bạn nhiều điều về sự sáng tạo
Các kế toán viên thường bảo rằng “các con số luôn nói thật”. Các nhà toán học lại nhìn nhận sự việc hơi khác một chút. Họ coi các con số là đại diện cho thực tế mà khi kết hợp với các số khác lại có khả năng tiềm ẩn là tạo ra các mô thức làm hé lộ những sự thật bị ẩn giấu.
Chẳng hạn, sự phát triển của hình học phi Euclid vào đầu những năm
1800 đã tạo điều kiện cho thuyết tương đối của Einstein ra đời một thế
kỷ sau đó.
Tương tự, cuốn sách mới “A Most Elegant Equation” (Phương trình đẹp nhất) của David Stipp đã mô tả làm thế nào mà những liên hệ sâu kín giữa các con số có thể giúp chúng ta kết nối những khoảng trống giữa trực giác và ứng dụng trong thế giới thực.
Công thức Euler
Tâm điểm của cuốn sách là một phương trình do Leonhard Euler nghĩ ra vào năm 1748 nhưng đến nay vẫn gây ngạc nhiên. Trông nó khá đơn giản, với chỉ 5 hệ số, nhưng bằng cách nào đó lại kết hợp được chuỗi vô hạn với hình học và các “số ảo” lạ lùng.
Ở dạng phổ biến nhất, công thức này như sau:
eiΠ + 1 = 0
Trông thế thôi, nhưng phương trình này lại có ý nghĩa cực kỳ ảo diệu trong thế giới toán học. Trên thực tế, khi các nhà nghiên cứu scan não của các nhà toán học, họ thấy rằng chỉ cần nhìn vào công thức này cũng đủ tạo nên những phản ứng tương tự như khi chúng ta nghe nhạc hoặc nhìn thấy một bức tranh đẹp.
Nhà vật lý học Richard Feynman đã gọi nó là “công thức nổi bật nhất trong toán học”. Những ứng dụng thực tế của công thức này trong kỹ thuật điện và vật lý khiến ta dễ dàng biến đổi các ý tưởng giữa nhiều nhánh khác nhau của toán học.
Câu hỏi đặt ra là: Làm sao một nhà toán học đơn độc, chỉ có bút lông và giấy, lại có thể nghĩ ra một thứ có thể ứng dụng được tới hàng trăm năm sau? Như kiểu Beethoven hay Mozart đã viết một bản giao hưởng cho đàn guitar điện vậy.
Mổ xẻ và phân tích một linh cảm
Vào đầu những năm 1990, các nhà nghiên cứu tại đại học Iowa đã thực hiện một thử nghiệm khác thường. Các đối tượng tham gia được đưa 4 cỗ bài ảo trên một màn hình máy tính, mỗi cỗ bài đều chứa những lá bài sẽ khiến họ thua hoặc thắng trong một trò chơi ăn tiền. Sau khoảng 40 đến 50 lần chơi, người chơi tỏ ra khá thành thạo trong việc chọn những cỗ bài tốt nhất, mặc dù họ không giải thích được tại sao.
Trong cuốn sách “Lỗi của Descartes”, một nhà nghiên cứu tên là Antonio Damasio đã giải thích rằng họ ghi lại một phần các trải nghiệm như một yếu tố kích thích cảm xúc và sau đó sử dụng những chỉ dấu thể chất này để ra quyết định. Nói cách khác, Damasio cho rằng “linh cảm” là những phản xạ với kích thích thực tế và vật chất có khả năng gợi lại những trải nghiệm trước đây, kể cả khi chúng ta không ý thức về điều đó.
Stipp ghi lại trong cuốn sách của mình về công thức Euler là về mặt tiến hóa, các trung khu liên quan đến toán học trong bộ não của chúng ta già cỗi hơn nhiều so với các trung khu ngôn ngữ. Ông cũng chỉ ra nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh thể hiện cảm giác về các con số rất sớm, trước khi chúng có khả năng thể hiện bằng lời.
Làm việc với 2 bộ não
Rất ít người trên thế giới có khả năng như của Euler. Trên thực tế, không mấy người đọ được thiên tài của ông (ông giỏi toán, có thể nói 5 thứ tiếng và dẫn ra chính xác những công trình lớn từ trong trí nhớ). Nhưng chúng ta đều tạo dựng một cơ sở dữ liệu các trải nghiệm và nhiều người có chuyên môn rất đáng nể ở một vài lĩnh vực.
Vậy làm thế nào để ta phân biệt được một “linh cảm” đáng giá với một cú nhói trong dạ dày vì ăn linh tinh trong bữa trưa?
Trong cuốn sách “Thinking, Fast and Slow” (Nghĩ nhanh và chậm), người từng giành giải Nobel là Daniel Kahneman nhắc đến 2 chế độ suy nghĩ mà ta sử dụng để ra quyết định. Ông gọi chúng là “Hệ thống 1” (thiên về bản năng và tự động) và “Hệ thống 2” (thiên về lý trí và suy xét).
Điều khiến cho công thức của Euler trở nên lớn lao hơn chứ không chỉ là một ước đoán nằm ở chỗ ông đã dành vô số thời gian để chứng minh những phỏng đoán trực giác của mình. Theo đó ông có thể sử dụng “Hệ thống 2” để giữ cho “Hệ thống 1” của mình luôn trung thực. Trong quá trình đó ông bắt gặp thêm nhiều thông tin được mã hóa trong tiềm thức của mình, và điều đó dẫn đến thêm nhiều linh cảm chính xác hơn.
Sức mạnh của sự thật
Như đã nói ở trên, Euler không biết được rằng công thức của mình lại có giá trị thực tiễn lớn đến thế. Có thể lúc đó ông chỉ đi tìm sự thật vì chính nó mà thôi. Tương tự là trường hợp của Einstein. Những nỗ lực của họ kết hợp lại đã dẫn đến những thứ như năng lượng hạt nhân và vệ tinh GPS ta thấy ngày nay.
Vấn đề mà hầu hết chúng ta gặp phải là quá vội vã loại bỏ những ý tưởng mà ta không thể chắc chắn ngay được. Vì thế, ta thường không thể giải thích được sự thật là những thứ hữu dụng nhất ban đầu lại chỉ là những thứ tưởng chừng vô ích. Chúng ta thần tượng hóa những người tìm ra thị trường cho các thiết bị và vật dụng, nhưng lại rất ít chú ý tới những khám phá để tạo ra những thứ ấy.
Chính quá trình tìm kiếm sự thật đã dẫn con người đến được những kỳ tích lớn lao. Sự khám phá cần phải tập trung vào địa hạt của những điều chưa biết và nếu muốn tạo ra những thứ tốt hơn cho thế giới này, thì đó là nơi ta cần khám phá.
Tương tự, cuốn sách mới “A Most Elegant Equation” (Phương trình đẹp nhất) của David Stipp đã mô tả làm thế nào mà những liên hệ sâu kín giữa các con số có thể giúp chúng ta kết nối những khoảng trống giữa trực giác và ứng dụng trong thế giới thực.
Công thức Euler
Tâm điểm của cuốn sách là một phương trình do Leonhard Euler nghĩ ra vào năm 1748 nhưng đến nay vẫn gây ngạc nhiên. Trông nó khá đơn giản, với chỉ 5 hệ số, nhưng bằng cách nào đó lại kết hợp được chuỗi vô hạn với hình học và các “số ảo” lạ lùng.
Ở dạng phổ biến nhất, công thức này như sau:
eiΠ + 1 = 0
Trông thế thôi, nhưng phương trình này lại có ý nghĩa cực kỳ ảo diệu trong thế giới toán học. Trên thực tế, khi các nhà nghiên cứu scan não của các nhà toán học, họ thấy rằng chỉ cần nhìn vào công thức này cũng đủ tạo nên những phản ứng tương tự như khi chúng ta nghe nhạc hoặc nhìn thấy một bức tranh đẹp.
Nhà vật lý học Richard Feynman đã gọi nó là “công thức nổi bật nhất trong toán học”. Những ứng dụng thực tế của công thức này trong kỹ thuật điện và vật lý khiến ta dễ dàng biến đổi các ý tưởng giữa nhiều nhánh khác nhau của toán học.
Câu hỏi đặt ra là: Làm sao một nhà toán học đơn độc, chỉ có bút lông và giấy, lại có thể nghĩ ra một thứ có thể ứng dụng được tới hàng trăm năm sau? Như kiểu Beethoven hay Mozart đã viết một bản giao hưởng cho đàn guitar điện vậy.
Mổ xẻ và phân tích một linh cảm
Vào đầu những năm 1990, các nhà nghiên cứu tại đại học Iowa đã thực hiện một thử nghiệm khác thường. Các đối tượng tham gia được đưa 4 cỗ bài ảo trên một màn hình máy tính, mỗi cỗ bài đều chứa những lá bài sẽ khiến họ thua hoặc thắng trong một trò chơi ăn tiền. Sau khoảng 40 đến 50 lần chơi, người chơi tỏ ra khá thành thạo trong việc chọn những cỗ bài tốt nhất, mặc dù họ không giải thích được tại sao.
Trong cuốn sách “Lỗi của Descartes”, một nhà nghiên cứu tên là Antonio Damasio đã giải thích rằng họ ghi lại một phần các trải nghiệm như một yếu tố kích thích cảm xúc và sau đó sử dụng những chỉ dấu thể chất này để ra quyết định. Nói cách khác, Damasio cho rằng “linh cảm” là những phản xạ với kích thích thực tế và vật chất có khả năng gợi lại những trải nghiệm trước đây, kể cả khi chúng ta không ý thức về điều đó.
Stipp ghi lại trong cuốn sách của mình về công thức Euler là về mặt tiến hóa, các trung khu liên quan đến toán học trong bộ não của chúng ta già cỗi hơn nhiều so với các trung khu ngôn ngữ. Ông cũng chỉ ra nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh thể hiện cảm giác về các con số rất sớm, trước khi chúng có khả năng thể hiện bằng lời.
Làm việc với 2 bộ não
Rất ít người trên thế giới có khả năng như của Euler. Trên thực tế, không mấy người đọ được thiên tài của ông (ông giỏi toán, có thể nói 5 thứ tiếng và dẫn ra chính xác những công trình lớn từ trong trí nhớ). Nhưng chúng ta đều tạo dựng một cơ sở dữ liệu các trải nghiệm và nhiều người có chuyên môn rất đáng nể ở một vài lĩnh vực.
Vậy làm thế nào để ta phân biệt được một “linh cảm” đáng giá với một cú nhói trong dạ dày vì ăn linh tinh trong bữa trưa?
Trong cuốn sách “Thinking, Fast and Slow” (Nghĩ nhanh và chậm), người từng giành giải Nobel là Daniel Kahneman nhắc đến 2 chế độ suy nghĩ mà ta sử dụng để ra quyết định. Ông gọi chúng là “Hệ thống 1” (thiên về bản năng và tự động) và “Hệ thống 2” (thiên về lý trí và suy xét).
Điều khiến cho công thức của Euler trở nên lớn lao hơn chứ không chỉ là một ước đoán nằm ở chỗ ông đã dành vô số thời gian để chứng minh những phỏng đoán trực giác của mình. Theo đó ông có thể sử dụng “Hệ thống 2” để giữ cho “Hệ thống 1” của mình luôn trung thực. Trong quá trình đó ông bắt gặp thêm nhiều thông tin được mã hóa trong tiềm thức của mình, và điều đó dẫn đến thêm nhiều linh cảm chính xác hơn.
Sức mạnh của sự thật
Như đã nói ở trên, Euler không biết được rằng công thức của mình lại có giá trị thực tiễn lớn đến thế. Có thể lúc đó ông chỉ đi tìm sự thật vì chính nó mà thôi. Tương tự là trường hợp của Einstein. Những nỗ lực của họ kết hợp lại đã dẫn đến những thứ như năng lượng hạt nhân và vệ tinh GPS ta thấy ngày nay.
Vấn đề mà hầu hết chúng ta gặp phải là quá vội vã loại bỏ những ý tưởng mà ta không thể chắc chắn ngay được. Vì thế, ta thường không thể giải thích được sự thật là những thứ hữu dụng nhất ban đầu lại chỉ là những thứ tưởng chừng vô ích. Chúng ta thần tượng hóa những người tìm ra thị trường cho các thiết bị và vật dụng, nhưng lại rất ít chú ý tới những khám phá để tạo ra những thứ ấy.
Chính quá trình tìm kiếm sự thật đã dẫn con người đến được những kỳ tích lớn lao. Sự khám phá cần phải tập trung vào địa hạt của những điều chưa biết và nếu muốn tạo ra những thứ tốt hơn cho thế giới này, thì đó là nơi ta cần khám phá.
EU kêu gọi trừng phạt Campuchia
Quốc hội châu Âu bỏ phiếu để cứu xét đình chỉ quy chế ưu đãi thương
mại "Tất cả trừ vũ khí" dành cho Campuchia để tiếp cận thị trường Liên
minh Châu Âu (EU). Đây là một động thái để đáp trả việc Campuchia quay
trở lại với chế độ độc tài.
Quyết định này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho Campuchia. Phân nửa lượng hàng hóa mà nước này sản xuất được xuất khẩu sang thị trường EU, chủ yếu là các mặt hàng may mặc và giày dép.
Hơn nửa triệu người Campuchia đang làm việc trong hai ngành công nghiệp này.
Trong buổi họp hôm thứ Năm, một đề nghị được chấp thuận để lên án quyết định của Phnom Penh, giải tán đảng đối lập trong nước. Các nghị sĩ EU kêu gọi Ủy viên thương mại Cecilia Malmström hãy "xem xét ngay" đặc quyền miễn thuế quan và không hạn ngạch của Campuchia đối với thị trường chung châu Âu thông qua cơ chế “Tất cả trừ vũ khí” (EAB)
Kiến nghị có đoạn viết: "... Nếu Campuchia có hành động không đúng với nghĩa vụ của mình theo quy định của EBA, thì những ưu đãi về thuế quan mà Campuchia đang được hưởng sẽ tạm thời bị thu hồi."
Các nghị sĩ kêu gọi cơ quan hành động đối ngoại của EU lập ra một danh sách các cá nhân chịu trách nhiệm về quyết định giải tán đảng đối lập Campuchia và các vụ vi phạm nhân quyền khác, để trong tương lai có thể trừng phạt những người này, như hạn chế cấp thị thực và đóng băng tài sản.
Nhà lập pháp của EU Charles Tannock nói với quốc hội rằng việc giải tán Đảng Cứu Quốc Campuchia và tống giam ông Kem Sokha, thủ lãnh đảng này, là một "đòn giáng" lên nền dân chủ và là "động thái tiêu biểu của một bạo chúa".
Ông Tannock nói: "Người dân Campuchia, sau chế độ diệt chủng Khmer Đỏ trong thế kỷ qua, xứng đáng được hưởng dân chủ, họ xứng đáng được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn."
Hoa Kỳ và EU đều ngưng tài trợ cho cuộc bầu cử của Campuchia vào năm tới, trong khi Washington ghi tên hàng chục quan chức chính phủ nước này vào danh sách hạn chế thị thực như một phản ứng chống chiến dịch đàn áp phe đối lập, xã hội dân sự và truyền thông của chính phủ Campuchia hiện nay.
Thụy Điển đã đình tất cả các chương trình viện trợ mới cấp chính phủ cho Campuchia trừ giáo dục hoặc nghiên cứu.
Hôm thứ Tư (13/12), trong chuyến thăm không được thông báo tới Phnom Penh, Phó Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Nam Á Patrick Murphy nói với các phóng viên rằng Washington đang xem xét các biện pháp khác chống lại chế độ đương quyền ở Campuchia.
Tại phiên điều trần của Quốc hội để thảo luận các biện pháp chế tài hôm thứ Ba 12/12 tại Washington, nhà lập pháp Brad Sherman của đảng Dân chủ, đại diện tiểu bang California, nói Hoa Kỳ và Nhật Bản cần phối hợp hành động chống lại chế độ Hun Sen.
Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen đã gạt sang một bên những lời đe dọa của các chính phủ phương Tây sẽ trừng phạt nước ông, cho rằng các chính phủ phương Tây không còn có ảnh hưởng gì nhờ sức mạnh kinh tế đang lên và sự hào phóng của Trung Quốc.
Trong một bài phát biểu hôm thứ Sáu (15/12), ông Hun Sen một lần nữa lên tiếng thách thức EU và Mỹ phong tỏa tài sản của các quan chức đảng ông và tuyên bố ông không có tiền ở ngoài nước.
“[Anh] không cần phải đe dọa. Hãy thực hiện đi. Nếu anh giỏi thì hãy làm điều đó đi. Hãy (xem) anh làm điều đó, " ông Hun Sen nói.
Đề cập đến một bài viết trên tờ Bưu Điện Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen nêu ra một sự thiếu hành động cụ thể từ năm nghị quyết trước đây của EU cho thấy động thái như vậy có ít tác động.
"Mặt khác, EU cần có sự nhất trí," ông Hun Sen nói, ám chỉ đến yêu cầu phải có một sự thống nhất của 28 quốc gia thành viên để EU thông qua các quyết định liên quan đến các vấn đề ngoại giao.
Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmström đã không trả lời yêu cầu bình luận của VOA. Đại sứ EU tại Cambodia George Edgar cho biết trong một trả lời bằng email rằng Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu và Cao ủy châu Âu sẽ xem xét nghiêm túc các khuyến nghị trong Nghị quyết nhưng từ chối bình luận thêm.
Thủ tướng Hun Sen cũng cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ phớt lờ luật pháp của các chính phủ của họ nếu các biện pháp trừng phạt thương mại áp đặt lên Campuchia.
"Không phải tất cả mọi người chỉ theo những gì anh muốn làm - biện pháp chế tài của anh, yêu cầu của anh," ông nói.
Mỹ và EU chiếm phần lớn lượng xuất khẩu của Campuchia – trị giá hàng tỷ đô la – trong khi Trung Quốc đang có thặng dư thương mại lớn với vương quốc nhỏ bé này.
Đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia gần đạt mức 1 tỷ USD vào năm ngoái – vượt qua tất cả các quốc gia khác – trong khi Bắc Kinh cũng cung cấp hàng trăm triệu đô la tiền viện trợ và các khoản vay giành cho cơ sở hạ tầng trị giá nhiều tỷ đô la. Hơn 60% các nhà máy may mặc của Campuchia thuộc sở hữu của Trung Quốc.
Chiến dịch đàn áp kéo dài của ông Hun Sen đối với các lãnh đạo đối lập được hậu thuẫn bằng những cáo buộc rằng họ đã âm mưu với Mỹ để lật đổ ông ta trong một cuộc cách mạng màu.
Thủ tướng Campuchia đã không đưa ra được bằng chứng đáng tin cậy nào để củng cố thuyết âm mưu này và các nhà quan sát nói chế độ của ông đã tiêu diệt đối thủ trước kỳ bầu cửa vì họ hoảng sợ trước các kết quả thăm dò tốt của đảng đối lập CNPR trong 2 cuộc trưng cầu trước đây.
Quyết định này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho Campuchia. Phân nửa lượng hàng hóa mà nước này sản xuất được xuất khẩu sang thị trường EU, chủ yếu là các mặt hàng may mặc và giày dép.
Hơn nửa triệu người Campuchia đang làm việc trong hai ngành công nghiệp này.
Trong buổi họp hôm thứ Năm, một đề nghị được chấp thuận để lên án quyết định của Phnom Penh, giải tán đảng đối lập trong nước. Các nghị sĩ EU kêu gọi Ủy viên thương mại Cecilia Malmström hãy "xem xét ngay" đặc quyền miễn thuế quan và không hạn ngạch của Campuchia đối với thị trường chung châu Âu thông qua cơ chế “Tất cả trừ vũ khí” (EAB)
Kiến nghị có đoạn viết: "... Nếu Campuchia có hành động không đúng với nghĩa vụ của mình theo quy định của EBA, thì những ưu đãi về thuế quan mà Campuchia đang được hưởng sẽ tạm thời bị thu hồi."
Các nghị sĩ kêu gọi cơ quan hành động đối ngoại của EU lập ra một danh sách các cá nhân chịu trách nhiệm về quyết định giải tán đảng đối lập Campuchia và các vụ vi phạm nhân quyền khác, để trong tương lai có thể trừng phạt những người này, như hạn chế cấp thị thực và đóng băng tài sản.
Nhà lập pháp của EU Charles Tannock nói với quốc hội rằng việc giải tán Đảng Cứu Quốc Campuchia và tống giam ông Kem Sokha, thủ lãnh đảng này, là một "đòn giáng" lên nền dân chủ và là "động thái tiêu biểu của một bạo chúa".
Ông Tannock nói: "Người dân Campuchia, sau chế độ diệt chủng Khmer Đỏ trong thế kỷ qua, xứng đáng được hưởng dân chủ, họ xứng đáng được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn."
Hoa Kỳ và EU đều ngưng tài trợ cho cuộc bầu cử của Campuchia vào năm tới, trong khi Washington ghi tên hàng chục quan chức chính phủ nước này vào danh sách hạn chế thị thực như một phản ứng chống chiến dịch đàn áp phe đối lập, xã hội dân sự và truyền thông của chính phủ Campuchia hiện nay.
Thụy Điển đã đình tất cả các chương trình viện trợ mới cấp chính phủ cho Campuchia trừ giáo dục hoặc nghiên cứu.
Hôm thứ Tư (13/12), trong chuyến thăm không được thông báo tới Phnom Penh, Phó Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Nam Á Patrick Murphy nói với các phóng viên rằng Washington đang xem xét các biện pháp khác chống lại chế độ đương quyền ở Campuchia.
Tại phiên điều trần của Quốc hội để thảo luận các biện pháp chế tài hôm thứ Ba 12/12 tại Washington, nhà lập pháp Brad Sherman của đảng Dân chủ, đại diện tiểu bang California, nói Hoa Kỳ và Nhật Bản cần phối hợp hành động chống lại chế độ Hun Sen.
Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen đã gạt sang một bên những lời đe dọa của các chính phủ phương Tây sẽ trừng phạt nước ông, cho rằng các chính phủ phương Tây không còn có ảnh hưởng gì nhờ sức mạnh kinh tế đang lên và sự hào phóng của Trung Quốc.
Trong một bài phát biểu hôm thứ Sáu (15/12), ông Hun Sen một lần nữa lên tiếng thách thức EU và Mỹ phong tỏa tài sản của các quan chức đảng ông và tuyên bố ông không có tiền ở ngoài nước.
“[Anh] không cần phải đe dọa. Hãy thực hiện đi. Nếu anh giỏi thì hãy làm điều đó đi. Hãy (xem) anh làm điều đó, " ông Hun Sen nói.
Đề cập đến một bài viết trên tờ Bưu Điện Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen nêu ra một sự thiếu hành động cụ thể từ năm nghị quyết trước đây của EU cho thấy động thái như vậy có ít tác động.
"Mặt khác, EU cần có sự nhất trí," ông Hun Sen nói, ám chỉ đến yêu cầu phải có một sự thống nhất của 28 quốc gia thành viên để EU thông qua các quyết định liên quan đến các vấn đề ngoại giao.
Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmström đã không trả lời yêu cầu bình luận của VOA. Đại sứ EU tại Cambodia George Edgar cho biết trong một trả lời bằng email rằng Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu và Cao ủy châu Âu sẽ xem xét nghiêm túc các khuyến nghị trong Nghị quyết nhưng từ chối bình luận thêm.
Thủ tướng Hun Sen cũng cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ phớt lờ luật pháp của các chính phủ của họ nếu các biện pháp trừng phạt thương mại áp đặt lên Campuchia.
"Không phải tất cả mọi người chỉ theo những gì anh muốn làm - biện pháp chế tài của anh, yêu cầu của anh," ông nói.
Mỹ và EU chiếm phần lớn lượng xuất khẩu của Campuchia – trị giá hàng tỷ đô la – trong khi Trung Quốc đang có thặng dư thương mại lớn với vương quốc nhỏ bé này.
Đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia gần đạt mức 1 tỷ USD vào năm ngoái – vượt qua tất cả các quốc gia khác – trong khi Bắc Kinh cũng cung cấp hàng trăm triệu đô la tiền viện trợ và các khoản vay giành cho cơ sở hạ tầng trị giá nhiều tỷ đô la. Hơn 60% các nhà máy may mặc của Campuchia thuộc sở hữu của Trung Quốc.
Chiến dịch đàn áp kéo dài của ông Hun Sen đối với các lãnh đạo đối lập được hậu thuẫn bằng những cáo buộc rằng họ đã âm mưu với Mỹ để lật đổ ông ta trong một cuộc cách mạng màu.
Thủ tướng Campuchia đã không đưa ra được bằng chứng đáng tin cậy nào để củng cố thuyết âm mưu này và các nhà quan sát nói chế độ của ông đã tiêu diệt đối thủ trước kỳ bầu cửa vì họ hoảng sợ trước các kết quả thăm dò tốt của đảng đối lập CNPR trong 2 cuộc trưng cầu trước đây.
Chiến hạm Đức trả giá khi đóng giả tàu khách Anh trong Thế chiến I
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Tàu chiến Đức cải trang thành tàu chở khách vũ trang của Anh để đánh úp và bị chính con tàu mà nó đóng giả bắn chìm.
SMS Cap Trafalgar trước khi hoán cải thành tàu tuần dương. Ảnh: Wikipedia.
Cả Cap Trafalgar và HMS Carmania đều là tàu chở khách được hoán cải thành chiến hạm để tấn công tuyến vận tải của đối phương. Cap Trafalgar được hạ thủy ngày 31/7/1913, dài 187 m, rộng 22 m, có lượng giãn nước 23.640 tấn và chở được 1.600 hành khách. Tới tháng 8/1914, con tàu tới Nam Mỹ để lắp đặt vũ khí và nhận thêm sĩ quan hải quân.
Sau quá trình hoán cải, Cap Trafalgar được trang bị hai pháo hạm 104 mm và 6 pháo tự động 37 mm, tất cả đều được điều khiển bởi những sĩ quan giàu kinh nghiệm của hải quân Đức. Con tàu mang mật danh Hilfskreuzer B (tàu tuần dương phụ trợ B), do Julius Wirth chỉ huy.
Tàu chở khách hạng sang Carmania được hạ thủy ngày 21/2/1905 với chiều dài 198 m và rộng 22 m. Khi Thế chiến I nổ ra, con tàu được hoán cải thành tàu buôn vũ trang, mang theo 8 hải pháo cỡ nòng 120 mm và do đại tá hải quân Noel Grant chỉ huy.
Sau hành trình trên biển săn tàu buôn của Anh không có kết quả, ngày 13/9/1914, tàu Cap Trafalgar quay về căn cứ hậu cần ở đảo Trindade phía nam Đại Tây Dương để tiếp nhiên liệu.
Hôm sau, tàu Carmania trong chuyến tuần tra săn tìm tàu và căn cứ hậu cần Đức phát hiện cột khói bốc lên tại cảng ở đảo Trindade. Vài giờ sau, tàu Carmania tiếp cận Trindade và khiến lính Đức trên đảo sửng sốt khi nhìn thấy hai con tàu giống hệt nhau.
Thuyền trưởng hai tàu nhanh chóng ra lệnh chiến đấu và cho tàu di chuyển tới vùng biển rộng ngoài khơi Trindade, nhằm tăng khoảng không gian cơ động và giành vị trí thuận lợi cho việc tấn công đối phương.
Tàu chiến Anh và Đức bắt đầu giao chiến từ khoảng cách 6,5 km. Carmania khai hỏa quá sớm và trượt mục tiêu, trong khi Cap Trafalgar liên tiếp bắn trúng mục tiêu. Trong hai giờ tiếp theo, tàu Carmania bị trúng 79 phát đạn, xuất hiện 304 lỗ thủng trên thân, trong đó nhiều vết ở dưới mực nước, tháp chỉ huy cũng bị đạn pháo của Đức phá hủy hoàn toàn.
Trận đánh giữa hai tàu chở khách hạng sang được hoán cải. Ảnh: Wikipedia.
Tuy nhiên, khi khoảng cách được rút ngắn, các khẩu pháo 120 mm trên chiến hạm Anh bắt đầu gây thiệt hại cho Cap Trafalgar. Chiếc tàu Đức bị trúng tổng cộng 73 phát đạn, gây ra 380 lỗ thủng. Cả hai tàu đều bốc cháy, trong khi thủy thủ sử dụng súng trường và súng máy để nã vào đối phương từ khoảng cách vài trăm mét. Một nhân chứng mô tả cuộc hải chiến giống các trận đánh đầu thế kỷ 19 hơn là Thế chiến I.
Dù trúng ít đạn hơn, chiếc tàu Đức lại chịu thiệt hại nặng do một quả đạn pháo phát nổ trong thân, phá hủy nhiều khoang dưới mực nước biển. Tàu Cap Trafalgar nghiêng mạnh về mạn phải và chìm trong vòng 10 phút sau khi thuyền trưởng ra lệnh bỏ tàu. Tổng cộng có 16 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng, bao gồm cả thuyền trưởng Wirth, cùng 279 người kịp thoát hiểm và bị quân Anh bắt làm tù binh.
Tàu Carmania cũng chịu thiệt hại nặng không kém với 9 người thiệt mạng, 26 người bị thương, mũi tàu bốc cháy và toàn bộ các khẩu pháo đều bị vô hiệu hóa. Con tàu của Anh phải trở về cảng tại Brazil dưới sự hộ tống của một tàu tuần dương khác.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga ngăn chặn âm mưu khủng bố
Lực
lượng đặc nhiệm an ninh liên bang Nga gác tại một điểm công cộng sau vụ
bắt giữ các nghi can khủng bố ở Saint Petersburg. (Ảnh: RT/TTXVN)
Ads by AdAsia
Ngày 15/12, hãng thông tấn Interfax dẫn thông báo của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết cơ quan này đã bắt giữ bảy đối tượng là thành viên thuộc một nhánh của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng âm mưu tiến hành tấn công tại các địa điểm công cộng.
Theo Interfax, các đối tượng trên đã bị bắt giữ tại thành phố Saint Petersburg trong hai ngày 13-14/12 vừa qua.
Các vụ bắt giữ trên được tiến hành trong bối cảnh thời gian gần đây Nga đang phải đối mặt với làn sóng điện thoại nặc danh khủng bố kể từ tháng Chín vừa qua.
[Nga: Sơ tán trên diện rộng do dọa đánh bom tại Saint Petersburg]
Trong hơn hai tháng qua, các cuộc gọi khủng bố xuất hiện ở 186 thành phố, cho dù không một cuộc điện thoại nào được xác thực sau khi kiểm tra, song hơn 2,3 triệu người dân đã phải sơ tán khỏi các cơ quan, trụ sở, trường học, trong đó riêng tại thủ đô Moskva đã có hơn 250.000 người phải sơ tán.
Đầu tháng 11 vừa qua, nhà hát Bolshoi ở thủ đô Moskva, các cửa hàng bách hóa cao cấp GUM và TsUM đã phải sơ tán sau khi bị đe dọa đánh bom.
Cùng chung hoàn cảnh này là hai khách sạn hàng đầu gần Quảng trường Đỏ, ngay giữa trung tâm thủ đô Moskva.
Theo FSB, các cuộc gọi này do công dân Nga ở nước ngoài thực hiện, ảnh hưởng tới 75 trong tổng số 85 khu vực trên cả nước.
Thủ đô Moskva nhận 600 cuộc, thiệt hại ước tính 150 triệu ruble (tương đương 2,5 triệu USD)./.
Tàu lửa tông xe buýt gãy đôi, hàng chục người thương vong
Một chiếc tàu lửa tông xe buýt chở học sinh gần TP Perpignan, phía Nam nước Pháp, khiến ít nhất 4 trẻ thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Khoảng 20 người bị thương, trong đó có 11 người trong tình trạng nguy
kịch sau khi vụ va chạm xảy ra khoảng 16 giờ (giờ địa phương) hôm 14-12
ở đoạn giao nhau giữa Millas và Saint-Feliu-dAmont.
Chiếc xe buýt gặp nạn đã đón học sinh, từ 13-17 tuổi, từ trường College Christian Bourquin gần đó.
Hình ảnh tại hiện trường cho thấy xe buýt gãy làm đôi vì cú va chạm mạnh của tàu lửa trong khi những nạn nhân nằm trên đường và trong xe buýt.
Vào thời điểm xảy ra tai nạn, chiếc tàu lửa đang đi với vận tốc 80km/giờ từ Perpignan và tầm nhìn được cho là khá tốt.
Một nhân chứng trên tàu cho biết đó là một vụ tông xe rất mạnh, có vẻ như con tàu trật bánh. Có khoảng 30 người trên tàu vào thời điểm đó.
Cả hai tài xế xe buýt và tàu hỏa may mắn không bị thương nặng. Bà Carole Delga, chủ tịch hội đồng khu vực Occitanie, cho biết đoạn giao nhau trong tình trạng tốt và gần đây đã được nâng cấp.
Công ty đường sắt quốc gia Pháp (SNCF) cho rằng rào cản tự động có đèn tín hiệu đạt chuẩn và không bị xem là có dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, bà nội của một bé gái 11 tuổi bị thương, người có mặt trên xe buýt vào thời điểm xảy ra tai nạn, kể lại lời cháu mình rằng thanh chắn không hạ xuống và đèn đỏ cảnh báo không nhấp nháy. Trái lại, SNCF khẳng định thanh chắn đã được hạ xuống vào lúc xảy ra tai nạn.
Khoảng 70 nhân viên cấp cứu và 4 trực thăng đã được triển khai thực hiện nỗ lực cấp cứu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gửi lời chia buồn đến các gia đình nạn nhân và cho biết chính phủ sẽ hỗ trợ họ. Giới chức tranh điều tra vụ việc.
SNCF đã hiện đại hóa các nút giao thông giữa đường sắt và đường bộ trên khắp nước Pháp trong những năm gần đây sau nhiều vụ tai nạn va chạm.
Chiếc xe buýt gặp nạn đã đón học sinh, từ 13-17 tuổi, từ trường College Christian Bourquin gần đó.
Hình ảnh tại hiện trường cho thấy xe buýt gãy làm đôi vì cú va chạm mạnh của tàu lửa trong khi những nạn nhân nằm trên đường và trong xe buýt.
Vào thời điểm xảy ra tai nạn, chiếc tàu lửa đang đi với vận tốc 80km/giờ từ Perpignan và tầm nhìn được cho là khá tốt.
Một nhân chứng trên tàu cho biết đó là một vụ tông xe rất mạnh, có vẻ như con tàu trật bánh. Có khoảng 30 người trên tàu vào thời điểm đó.
Cả hai tài xế xe buýt và tàu hỏa may mắn không bị thương nặng. Bà Carole Delga, chủ tịch hội đồng khu vực Occitanie, cho biết đoạn giao nhau trong tình trạng tốt và gần đây đã được nâng cấp.
Công ty đường sắt quốc gia Pháp (SNCF) cho rằng rào cản tự động có đèn tín hiệu đạt chuẩn và không bị xem là có dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, bà nội của một bé gái 11 tuổi bị thương, người có mặt trên xe buýt vào thời điểm xảy ra tai nạn, kể lại lời cháu mình rằng thanh chắn không hạ xuống và đèn đỏ cảnh báo không nhấp nháy. Trái lại, SNCF khẳng định thanh chắn đã được hạ xuống vào lúc xảy ra tai nạn.
Khoảng 70 nhân viên cấp cứu và 4 trực thăng đã được triển khai thực hiện nỗ lực cấp cứu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gửi lời chia buồn đến các gia đình nạn nhân và cho biết chính phủ sẽ hỗ trợ họ. Giới chức tranh điều tra vụ việc.
SNCF đã hiện đại hóa các nút giao thông giữa đường sắt và đường bộ trên khắp nước Pháp trong những năm gần đây sau nhiều vụ tai nạn va chạm.
(Theo BBC)
Giải mã cú nhảy dù vượt vận tốc âm thanh của vận động viên Áo
Các nhà khoa học Đức phát hiện yếu tố giúp vận động viên nhảy dù người Áo đạt tốc độ rơi gần 1.400 km/h là nhờ trang phục.
Cú nhảy từ độ cao 39 km của Felix Baumgartner. Video: YouTube.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học công nghệ Munich, Đức, kết luận
Vận động viên nhảy dù người Áo Felix Baumgartner phá vỡ bức tường âm
thanh trong màn biểu diễn rơi tự do từ độ cao 39 km hôm 14/10/2012 và
tiếp đất an toàn gần Roswell, New Mexico, Mỹ, sau 9 phút. Trong cú nhảy này, Baumgartner đạt tốc độ rơi lên đến 1.357,6 km/h, nhanh hơn tốc độ âm thanh (1.235 km/h), trở thành người đầu tiên phá vỡ vận tốc âm thanh sau 34 giây rơi tự do.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học công nghệ Munich, Đức (TUM) đã phân
tích đặc điểm thủy động lực học từ cú nhảy của ông. Họ phát hiện hình dạng kém trơn nhẵn của bộ trang phục Baumgartner mặc lúc nhảy giúp
giảm lực cản khí động học để tăng tốc độ rơi. Thông thường, lực cản này
tăng lên khi vật thể gần đạt tới hàng rào âm thanh, theo Science Daily.
Nhờ trang phục bảo vệ và balô tạo hình dạng không đều, Baumgartner
đạt tốc độ rơi lên đến 1.357,6 km/h, cao hơn dự đoán của các nhà khoa
học ngay cả với vật thể nhẵn rơi tự do.
Felix Baumgartner chuẩn bị nhảy. Ảnh: Wordpress.
|
Giáo sư Ulrich Walter, trưởng khoa Du hành vũ trụ của của TUM, coi kỷ
lục nhảy dù của Baumgartner như một cơ hội độc đáo để nghiên cứu cách
rơi của vật thể có hình dạng kém trơn nhẵn. "Trước đây, không ai biết
những bề mặt gồ ghề như nếp gấp trên trang phục bảo vệ và balô
Baumgartner đeo sẽ ảnh hưởng tới thủy động lực học", giáo sư Walter nói.
Theo giáo sư Walter, cố vấn khoa học của đội nhảy dù, bất ngờ đầu tiên
xảy đến gần như ngay sau lúc tiếp đất. "Những tính toán của chúng tôi,
dựa trên thủy động lực học của vật thể trơn nhẵn, chỉ ra Baumgartner cần
nhảy từ độ cao khoảng 37 km để vượt qua rào cản âm thanh, tức đạt tốc
độ nhanh 1.200 km/h hay Mach 1. Nhưng trong thực tế, Baumgartner đã đạt
tốc độ cao hơn hẳn là Mach 1.25", giáo sư Walter cho biết.
Sử dụng dữ liệu thu thập về áp suất khí quyển, nhiệt độ, vận tốc rơi và
tư thế của Baumgartner trong không trung ở mỗi mốc thời gian, lần đầu
tiên các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu khí động học của các vật thể
hình dáng kém trơn nhẵn ở tốc độ cực cao.
Tính toán thủy động lực ở gần tốc độ âm thanh không phải công việc dễ
dàng do có nhiều hiện tượng vật lý chồng chéo. Ở tốc độ từ Mach 0,7 đến
Mach 1,3 (864 - 1.605 km/h), luồng không khí quanh một vật thể đang di
chuyển không còn co giãn mà phản ứng một cách kém linh hoạt. Sóng xung
kích hình thành, dẫn đến nhiễu loạn. Khối nhiễu loạn này hấp thụ năng
lượng, làm tăng lực cản khí động ở tốc độ gần với vận tốc âm thanh.
Trong một số điều kiện, bề mặt kém trơn nhẵn có thể giảm lực cản khí
động, tương tự một quả bóng golf sẽ bay nhanh hơn nếu có những vệt lõm
nhỏ trên mặt bóng.
Trong phân tích, giáo sư Walter lúc đầu xây dựng cơ sở toán học để trực
tiếp tính toán lực cản không khí của những vật thể có hình dáng tùy ý từ
dữ liệu đo được, từ đó ông xác định hệ số cản và khí động học tương
ứng.
"Chúng tôi thực sự bất ngờ trước kết quả. Trong khi hệ số cản của
một hình lập phương trơn tăng liên tục từ Mach 0,6 đến Mach 1,1 (740 -
1.358 km/h), hệ số cản gần như không thay đổi trong suốt quá trình rơi
của Baumgartner. Điều đó có nghĩa rào cản âm thanh gần như không sản
sinh thêm lực cản. Nghiên cứu chỉ ra các loại vệt lõm, nếp nhăn và bề
mặt gồ ghề làm giảm đáng kể lực cản khí động ở tốc độ cận âm", Markus
Gürster, một thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích.
Phương HoaLỗ đen khổng lồ, xa nhất vũ trụ có gì đặc biệt?
(Kiến Thức) - Một lỗ đen khổng lồ, kỳ quái, được cho là ở khu vực xa nhất trên vũ trụ gây kinh ngạc.
Robert Simcoe, Giáo sư vật lý học
Francis L. Friedman của Viện Kavli thuộc Viện nghiên cứu Vật lý và Vật
lý học thiên thể vừa công bố phát hiện một lỗ đen khổng lồ, nằm sâu thẳm trong vũ trụ, cách Trái đất chúng ta khoảng 690 triệu năm ánh sáng.
Siêu lỗ đen có kích thước gấp
800 triệu lần so với Mặt trời chúng ta, đã và đang tồn tại ngay trung
tâm một hệ thống hành tinh trẻ siêu nhẹ nào đó, ở sâu thẳm trong vũ trụ.
Không những thế, các chuyên gia còn
cho rằng siêu lỗ đen này hình thành khi vũ trụ trải qua một sự thay
đổi cơ bản, từ một môi trường mờ đục do hydro trung tính tạo ra, với sự
bắt đầu của những ngôi sao đầu tiên nhấp nháy.
Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.
Tin tài trợ
- Annieunu.vn
- Gianghoasinhtan.vn
Khi các ngôi sao và các thiên hà được
hình thành, chúng tạo ra đủ bức xạ để đẩy hydro khỏi môi trường trung
tính, một trạng thái mà các electron của hydrogen gắn với hạt nhân của
chúng bị ion hóa, trong đó các electron được tự do tái kết hợp một cách
ngẫu nhiên.
Sự chuyển đổi từ môi trường trung tính
sang hydro ion hóa đã dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong vũ trụ. Sự thay
đổi khi đó tồn tại cho đến ngày nay và siêu lỗ đen này có thể là một
“nhân chứng lịch sử” quan trọng về thời kỳ này.
Nhận xét
Đăng nhận xét