Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 53 (Tàu USS Oklahoma)
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Câu chuyện cuối cùng về tàu USS Oklahoma
Câu chuyện cuối cùng về tàu USS Oklahoma
Hồ sơ mật |
4
Ngày 7/12/1941 mãi khắc sâu trong lịch sử nhân loại khi máy bay Nhật
ồ ạt xuất kích từ tàu sân bay để tấn công hạm đội Thái Bình Dương của
Mỹ đóng tại Trân Châu Cảng.
Cuộc tấn công bất ngờ gây thiệt hại nặng cho Hải
quân Mỹ và trở thành bước ngoặt buộc Washington tuyên chiến và bước vào
thế chiến thứ 2.
Từ cuộc chiến đó, nhân loại chìm sâu
trong cuộc chiến lửa khói chỉ kết thúc khi Berlin thất thủ ở Châu Âu,
Tokyo đầu hàng ở Châu Á sau khi hứng hai quả bom nguyên tử xuống
Hiroshima và Nagasaki.
Rất nhiều năm đã trôi qua nhưng có một câu
hỏi vẫn khiến nhiều người quan tâm rằng tại sao Tokyo biết rõ cuộc tấn
công vào Trân Châu Cảng sẽ khiến người khổng lồ ở bên kia đại dương tỉnh
giấc, vậy mà họ vẫn quyết định tấn công? Và còn rất nhiều điều cần giải
mã về cuộc chiến này.
Dù bị tàn phá nặng nề, chỉ có ba trong số 16 tàu vĩnh
viễn không được khôi phục, 13 tàu được cứu sống và phục vụ trong Thế
chiến thứ II.
Sự kiện Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
thăm Trân Châu Cảng ngày 27-12 được xem như một động thái hòa giải sau
75 năm trận Trân Châu Cảng (7-12-1941). Đây là ngày đã khiến nước Mỹ
chịu ô nhục - như lời Tổng thống Franklin Delano Roosevelt nói và chính
thức bước vào Thế chiến thứ II.
Cùng với hàng
ngàn binh sĩ, thủy thủ thiệt mạng và bị thương, hàng trăm máy bay bị phá
hủy, đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cũng bị tàn phá khủng
khiếp.
Trong số 16 tàu bị tàn phá nặng nề có thiết giáp hạm USS Arizona.
Thiết giáp hạm USS Arizona phát nổ và chìm trong trận Trân Châu Cảng. Ảnh: WIKIPEDIA
Thiết
giáp hạm USS Arizona đã trở thành một biểu tượng bi thảm của trận đánh,
sau khi bị trúng bom từ máy bay Nhật thì kho vũ khí của tàu đã nổ tung.
Con tàu chìm sâu cùng với 1.117 sĩ quan và thủy thủ - gần một nửa số
thương vong của Mỹ trong trận đánh. Xác tàu USS Arizona đã không được
vớt lên. Mỹ cho xây một đài tưởng niệm trên vị trí tàu chìm để tưởng
niệm sự kiện này.
Ảnh chụp từ trên không. Chiếc thiết giáp hạm USS Arizona vẫn chìm dưới biển vào thập niên 1950. Ảnh: WIKIPEDIA
Dù
bị tàn phá nặng nhưng chỉ có 3 trong số 16 tàu chiến Mỹ chết vĩnh viễn.
13 tàu chiến còn lại, từng chiếc, từng chiếc đã dần được “cứu sống” và
được đưa vào phục vụ Thế chiến thứ II. Có chiếc được sửa chữa và khôi
phục nhiệm vụ chỉ sau vài tháng, có chiếc sau vài năm.
Ghi
nhớ động thái hòa giải của Thủ tướng Nhật Abe và tưởng niệm 75 năm trận
Trân Châu Cảng, hãy cùng The Drive đã điểm lại 13 tàu chiến này.
Thiết giáp hạm USSWest Virginia
(BB-48) lớp Colorado là một trong những tàu bị tàn phá nặng nhất trong
trận đánh khi trúng tới bảy quả ngư lôi và hai quả bom của Nhật, chưa kể
bắt lửa từ chiếc thiết giáp hạm USS Arizona, sau đó chìm xuống đáy
biển.
Tàu USS West Virginia bị tấn công trong trận Trân Châu Cảng. Ảnh: IBIBLO
Sau
trận đánh, USS West Virginia được vớt lên, được bơm nước ra, được hàn
gắn lại các khoảng thân vỡ, sau đó được đưa về sửa chữa và tân trang tại
xưởng đóng tàu hải quân Puget Sound và trở lại phục vụ hải quân Mỹ vào
tháng 7-1944.
Tàu USS West Virginia sau khi được “cứu sống”. Ảnh: THE DRIVE
Thiết giáp hạm USS Tennessee (BB-43) trúng hai quả bom của Nhật.
Từ trái sang: Tàu USS Tennessee, USS West Virginia, USS Arizona trong trận Trân Châu Cảng. Ảnh: WORLDWAR PHOTOS
USSTennessee
được cứu sống và trở lại phục vụ trong hải quân Mỹ chỉ sau hai tháng
rưỡi sửa chữa. USSTennessee trở thành một thiết giáp hạm hoạt động bền
vững của Hạm đội Thái Bình Dương trong suốt cuộc chiến.
USSTennessee sau khi được sửa chữa. Ảnh: THE DRIVE
Thiết giáp hạm USS Nevada
(BB-36) là tàu chiến duy nhất không thả neo khi trận tấn công xảy ra,
vì thế có thể điều khiển được. Dù không bị trúng trực tiếp nhưng chịu
tác động mạnh từ sáu quả bom và một quả ngư lôi của Nhật. USS Nevada
cuối cùng cũng lèo lái được vào bờ.
USS Nevada bị hư hại tại Trân Châu Cảng. Ảnh: DENVER POST
USS Nevada sau đó được đưa về xưởng Puget Sound sửa chữa, trở lại hoạt động tháng 10-1942.
USS Nevada trở lại hoạt động chỉ sau 10 tháng sửa chữa. Ảnh: THE DRIVE
Chiến hạm USSCalifornia (BB-44)
lớp Tennessee vốn đã có 20 năm tuổi đời trước trận Trân Châu Cảng. USS
California trúng hai quả bom và chịu ảnh hưởng hai quả ngư lôi và vẫn
chìm xuống đáy biển ba ngày sau.
USS California bị tấn công tại Trân Châu Cảng. Ảnh: WWII
Ba tháng sau, USS California được vớt lên đưa đi sửa chữa toàn diện, trở lại hoạt động tháng 1-1944.
USSCalifornia hoạt động trở lại sau hơn hai năm nỗ lực cứu sống. Ảnh: THE DRIVE
Chiến hạm USS Maryland (BB-46) lớp Colorado được tàu USS Oklahoma che chắn từ các ngư lôi Nhật, tuy nhiên vẫn trúng hai quả bom.
USSMaryland (trái) trong trận Trân Châu Cảng. Tàu USS Oklahoma (phải) chìm sau khi hứng ngư lôi Nhật. Ảnh: BROOSTER’BLOG
USS Maryland được đưa đến xưởng Puget Sound cuối tháng 12 và hoạt động trở lại chỉ hai tháng sau.
USS Maryland hoạt động lại chỉ sau hai tháng sửa chữa. Ảnh: THE DRIVE
Tàu khu trục USS Downes
lớp Mahan (DD-372) đậu tại vũng cạn lúc máy bay Nhật tấn công, hứng một
quả bom cháy gần thùng nhiên liệu và phát cháy. Thân tàu hư hại nặng.
USS Downes sau trận Trân Châu Cảng. Ảnh: PACIFIC WARBIRDS
Sau
trận đánh, tàu USS Downes được chuyển sang California. Sau thời gian
hoàn tất sửa chữa, tàu khu trục này được đổi sang tên USS Theseus.
Tàu USS Downes sau khi được "cứu sống". Ảnh: THE DRIVE
Tàu khu trục USS Cassin lớp Mahan (DD-372) cũng đang đậu ở vũng cạn khi bị Nhật tấn công và cũng chịu chung số phận.
Tàu USS Cassin hư hại nặng nề sau trận Trân Châu Cảng. Ảnh: PACIFIC WARBIRDS
Sau thời gian sửa chữa, tàu USS Cassin trở lại phục vụ vào tháng 2-1944.
Tàu USS Cassin sau khi được sửa chữa. Ảnh: THE DRIVE
Tàu khu trục USS Shaw lớp Mahan (DD-373) hứng ba quả bom, đám cháy lan đến kho đạn gây ra vụ nổ khủng khiếp.
Tàu USS Shaw hứng ba quả bom trong trận Trân Châu Cảng. Ảnh: THE DRIVE
Sau trận đánh, tàu USS Shaw được đưa về San Francisco sửa chữa và trở lại phục vụ tháng 6-1942.
Tàu USS Shaw sau khi được sửa chữa. Ảnh: WIKIPEDIA
Tàu tuần dương USS Raleigh lớp Omaha (CL-7) hứng một quả ngư lôi bên thân phải, tuy nhiên vẫn nổi được.
Tàu USS Raleigh bị nghiêng sau khi trúng ngư lôi của Nhật. Ảnh: WIKIPEDIA
Tàu USS Raleigh được sửa chữa ngay tại Trân Châu Cảng và hồi sinh vào tháng 2-1942, tức hai tháng sau trận đánh.
Tàu USS Raleigh hồi sinh chỉ hai tháng sau trận đánh. Ảnh: THE DRIVE
Tàu tuần dương USS Helena lớp St.Louis (CL-50) sau khi hứng một quả ngư lôi vẫn cố gắng chạy thêm 10 hải lý nữa.
Tàu USS Helena bốc cháy bên phải. Tàu chìm ở giữa là USS Oglala. Ảnh: WIKIPEDIA
Sau trận đánh, tàu USS Helena được chuyển về California sửa chữa và phục vụ trở lại vào tháng 6-1942.
Tàu USS Helena hồi sinh sau sáu tháng sửa chữa. Ảnh: THE DRIVE
Tàu sửa chữa USS Vestal (AR-4) hứng hai quả bom và bị lửa từ chiến hạm USS Arizona tràn sang.
Tàu USS Vestal hứng hai quả bom trong trận Trân Châu Cảng. Ảnh: THE DRIVE
Trong
nhiều tuần sau đó phải tự sửa chữa tàu vì thiếu nhân lực, vật lực. Tàu
được đưa vào sử dụng sau gần chín tháng (tháng 9-1942).
Tàu USS Vestal (trái) cùng tàu USS Pensacola tái hoạt động năm 1942, sau khi được sửa chữa. Ảnh: WIKIPEDIA
Tàu thả thủy lôi USS Oglala (CM-4) bị hư hại nặng ở thân, sau đó bị chìm vì ảnh hưởng từ quả ngư lôi đâm vào tàu tuần dương USS Helena bên cạnh.
Tàu USS Oglala bị chìm trong trận Trân Châu Cảng. Ảnh: WIKIPEDIA
Tàu USS Oglala sau khi được vớt lên năm 1942. Ảnh: THE DRIVE
Sau hơn hai năm sửa chữa, tàu USS Oglala được đưa vào phục vụ vào tháng 2-1944.
Tàu USS Oglala hồi sinh sau hơn hai năm sửa chữa. Ảnh: WIKIPEDIA
Tàu thủy phi cơ USS Curtis (AV-4) hứng một quả bom và một máy bay chiến đấu của Nhật rơi xuống, cháy nhiều nơi.
Tàu USS Curtis hứng một quả bom và một xác máy bay Nhật. Ảnh: THE DRIVE
Tàu USS Curtis có thời gian sửa chữa ngắn nhất, trở lại phục vụ vào cuối tháng 1-1942, chỉ sau một tháng sửa chữa.
Tàu USS Curtis có thời gian sửa chữa ngắn nhất. Ảnh: IBIBLIO
Hài cốt của gần 400 thủy thủ trên tàu USS Oklahoma sắp được khai quật
Tàu USS Oklahoma được kéo lên tại Trân Châu cảng năm 1943.
WASHINGTON, D.C. – Các hài cốt của gần 400 quân nhân mất tích, mắc
kẹt trên chiến hạm USS Oklahoma tại Trân Châu Cảng, sẽ được khai quật
trong năm nay. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ loan báo như vậy hôm thứ Ba. Người
ta hy vọng rằng hầu hết các thủy thủ và các lính thủy quân lục chiến của
chiếc tàu này đều có thể được xác định căn cước.
Trong một văn bản, Thứ Trưởng Quốc Phòng Robert Work nói: “Bộ trưởng
quốc phòng và tôi sẽ làm việc không mệt mỏi, để bảo đảm rằng hài cốt của
những người thân yêu của quý vị sẽ được thu hồi, xác định danh tánh, và
trả lại cho quý vị nhanh nhất theo khả năng. Chúng tôi sẽ làm như vậy
với phẩm giá, lòng tôn trọng và quan tâm. Mặc dù không phải mọi gia đình
đều sẽ nhận được một sự xác định căn cước cá nhân, chúng tôi sẽ cố gắng
giải quyết cho càng nhiều gia đình càng tốt”.
“Những tiến bộ mới đây trong khoa học tư pháp và công nghệ, cũng như
sự hỗ trợ của các thành viên gia đình trong việc cung cấp thông tin gia
phả, hiện nay tạo điều kiện để có thể nhận dạng cá nhân cho nhiều quân
nhân hiện dịch đã được mai táng từ lâu, trong những ngôi mộ được đánh
dấu vô danh.
Bản ghi nhớ nói rằng Bộ Quốc Phòng “đã liên lạc với các gia đình, thu
thập và phân tích DNA từ 84 phần trăm trong số các thành viên gia đình
USS Oklahoma có thể áp dụng đượcBộ cũng đã thu thập được 90 phần trăm
trong tổng số các hồ sơ y khoa và nha khoa trước khi chết, từ thủy thủ
đoàn của chiếc tàu ấy”. Cuộc phân tích bằng chứng cho thấy rằng hầu hết
các thành viên thủy thủ đoàn của chiến hạm Oklahoma đều có thể được nhận
dạng, nếu 61 quan tài được khai quật.
Theo bản ghi nhớ cho biết, tiến trình này phải được hoàn tất trong
vòng 5 năm.Nói rộng hơn, ông Work lập ra một chính sách rộng lớn hơn, áp
dụng cho tất cả các hài cốt người không được xác định căn cước, từ các
nghĩa trang quân đội Hoa Kỳ. Đối với những hài cốt trộn lẫn với nhau,
phải có một xác suất nhận dạng 60 phần trăm. Đối với các hài cốt cá
nhân, phải có một xác suất nhận dạng 50 phần trăm.Chiến hạm USS Oklahoma
bị chìm khi nó trúng ngư lôi, vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, trong cuộc
tấn công của Nhật đánh vào Trân Châu Cảng.
Tổng cộng có 429 thủy thủ và thủy quân lục chiến trên tàu thiệt
mạng.Ba mươi lăm thành viên thủy thủ đoàn đã được xác định và được chôn
trong những năm ngay sau cuộc tấn công, theo Bộ Quốc Phòng cho biết. Đến
năm 1950, tất cả những hài cốt nào không được xác định đều được chôn
như là vô danh, tại nghĩa trang quốc gia National Memorial Cemetery of
the Pacific
:VD:
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét