(PL)- Ông Huỳnh Thanh Phong chỉ mất 7
năm từ khi vào làm nhân viên ngân hàng đến khi được bổ nhiệm giám đốc
Sở Công Thương ở tuổi 33. Tháng 7-2015, sau hơn bốn năm kể từ khi
đặt chân vào làm ở một phòng thuộc Ban quản lý Các khu công nghiệp tỉnh
Hậu Giang, ông Huỳnh Thanh Phong (sinh ngày 23-12-1982) được chủ tịch
UBND tỉnh Hậu Giang bổ nhiệm giữ chức giám đốc Sở Công Thương tỉnh này.
Khi ấy ông Phong (con trai cựu Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc)
chưa tròn 33 tuổi và chỉ hơn 3 năm tuổi Đảng. Giám đốc Sở Công Thương 33 tuổi Theo tìm hiểu của Pháp Luật TP.HCM, giai đoạn từ tháng 11-2008 đến tháng 12-2010 ông Phong làm nhân viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, rồi Ngân hàng Liên Việt. Đầu năm 2011, ông Phong vào làm tại Ban
quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang và đến tháng 5-2012, ông
Phong giữ chức phó trưởng Phòng Quản lý lao động. Giữa năm 2012, tỉnh Hậu Giang có chủ
trương chuyển đổi Quỹ Phát triển đất tỉnh Hậu Giang thành Quỹ Đầu tư và
phát triển Hậu Giang và ông Phong về làm việc ở đây. Chưa đầy 24 tháng
công tác tại đây (từ tháng 6-2012 đến tháng 5-2014), ông Phong lần lượt
giữ chức trưởng Phòng Tín dụng rồi được bổ nhiệm phó giám đốc Quỹ Đầu tư
và phát triển Hậu Giang vào tháng 5-2014. Hơn một năm sau (tháng 7-2015), ông
Phong được chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang điều động và bổ nhiệm giữ chức
giám đốc Sở Công Thương.
Ông Huỳnh Thanh Phong. Ảnh: TL. .
Thời điểm ông Phong được bổ nhiệm giám
đốc Sở Công Thương thì cha ruột ông Phong là ông Huỳnh Minh Chắc đang
giữ chức bí thư Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Hậu
Giang. Sau đó không lâu, ông Chắc có đơn gửi Bộ Chính trị xin thôi giữ
chức vụ trước nhiệm kỳ và đến đầu tháng 10-2015 được chấp thuận. Lúc
này, ông Chắc vẫn còn là ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ
Đảng bộ tỉnh Hậu Giang, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Hậu
Giang. Về phần ông Phong, tháng 10-2015, sau ba
tháng được bổ nhiệm giữ chức giám đốc Sở Công Thương, ông Phong trúng
cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020 với 226/320
phiếu thuận (tỉ lệ 70,63%, xếp thứ 49/52 đại biểu trúng cử). Đến năm
2016, ông Phong trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Hậu Giang khóa IX, nhiệm kỳ
2016-2021. Có thiếu chuẩn khi bổ nhiệm? Việc thăng tiến của ông Phong và việc
đưa ông Phong vào danh sách nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang
nhiệm kỳ 2015-2020 được dư luận rất quan tâm. Trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu
Giang vào tháng 10-2015, ông Đinh Văn Chung (khi ấy là phó bí thư thường
trực Tỉnh ủy) đã giải thích và khẳng định làm đúng quy trình theo quy
hoạch cán bộ, đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định của trung ương và
được trung ương phê duyệt. Vấn đề đặt ra là việc bổ nhiệm ông Phong
làm giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang vào thời điểm tháng 7-2015
thực sự có đảm bảo các tiêu chuẩn giám đốc sở theo quy định?
Theo Quyết định số 04/2008 của Bộ Công
Thương về việc ban hành tiêu chuẩn giám đốc Sở Công Thương thì người
được bổ nhiệm làm giám đốc Sở Công Thương phải đảm bảo các tiêu chuẩn,
điều kiện nhất định. Theo đó, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải có
trình độ đại học trở lên về các ngành kỹ thuật công nghiệp, kinh tế hoặc
quản lý kinh tế, thương mại; có thời gian công tác trong ngành công
nghiệp hoặc thương mại từ năm năm trở lên; có trình độ quản lý hành
chính nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên; có trình độ lý luận
chính trị cao cấp; biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ C trở lên và
sử dụng thành thạo vi tính văn phòng phục vụ công tác quản lý của mình. Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào thời
điểm được bổ nhiệm, ông Phong chưa tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị
và chưa giữ ngạch chuyên viên chính. Mãi tháng 8-2016, ông Phong mới có
tên trong danh sách do Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang lập chuyển Bộ Nội vụ để
đăng ký thi nâng ngạch chuyên viên chính năm 2016. Trình độ ngoại ngữ của ông Phong cũng
không đảm bảo, bởi trong tiểu sử tóm tắt mà ông Phong khai vào tháng
2-2016 để ứng cử đại biểu HĐND tỉnh Hậu Giang thì trình độ ngoại ngữ là
Anh văn B. .
Nhóm Phóng viên
_________
Điểm mặt các Thái Tử đảng
Truongduynhat.org
16-10-2015
Hàng loạt cán bộ trẻ con ông cháu cha
diện “Thái tử đảng” được cơ cấu vào cấp uỷ. Lịch sử, chưa thấy thời nào
đội ngũ “Thái tử đảng” được cài nhét vào đông đến vậy. Nguyễn Xuân Anh,
39 tuổi (con trai cựu Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra
trung ương Nguyễn Văn Chi) hôm nay chính thức ngồi ghế Bí thư Đà Nẵng. Nguyễn Bá Cảnh, 32 tuổi (con trai cố Trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh) cũng trúng Ban chấp hành thành uỷ Đà Nẵng. Con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, 25 tuổi, cũng vừa được bầu vào Ban chấp hành tỉnh uỷ Bình Định. Con trai trưởng của Thủ tướng là Nguyễn Thanh Nghị hiện đương Phó Bí thư Kiên Giang, dự kiến sẽ được bầu làm Bí thư trong một hai ngày tới. Trước đó, con trai cựu Bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh là Lê Phước Hoài Bảo,
30 tuổi cũng được cất nhắc vào ghế Giám đốc sở Kế hoạch đầu tư, dù tạo
nên một làn sóng phản đối đầy tai tiếng nhưng cũng vừa trúng Ban chấp
hành tỉnh uỷ. Tương tự “cậu ấm” Quảng Nam, con trai cựu Bí thư Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc là Huỳnh Thanh Phong, 30 tuổi, cũng đã được cất nhắc vào ghế Giám đốc sở Công thương và vừa trúng Ban chấp hành tỉnh uỷ. Tại thành phố Hồ Chí Minh, con trai Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Lê Thanh Hải là Lê Trương Hải Hiếu, 34 tuổi, cũng vừa được bầu vào Ban chấp hành thành uỷ. Tại Phú Yên, Đào Bảo Minh, 38 tuổi, con gái cựu Bí thư Đào Tuấn Lộc trúng Ban thường vụ tỉnh uỷ… Đấy mới là sơ bộ vài tỉnh thành đợt đầu
vừa đại hội xong. Các tỉnh thành, Bộ ngành tiếp theo đại hội sẽ bổ sung
tiếp hàng loạt, tôi tin là rất đông những con quan- quan con vào lớp
“Thái tử đảng” nhiệm kỳ này. Lớp trẻ này, cùng với dàn con ông cháu
cha đã được bố trí cơ cấu xong từ nhiệm kỳ trước, tạo nên một đội ngũ
“Thái tử đảng” hùng hậu và ken chặt trong hầu khắp các bộ máy từ Ban
chấp hành trung ương đảng đến cấp Bộ ngành và Bí thư, Chủ tịch, giám đốc
sở ban ngành địa phương.
_________
Trung tá 33 tuổi làm Phó giám đốc Công an Đồng Nai
Với việc bổ nhiệm thêm trung tá Ngân, Công an Đồng Nai hiện có 4 phó giám đốc, trong đó ông Ngân là người trẻ nhất.
Thiếu tướng Nguyễn Thành Nam trao quyết định bổ nhiệm cho tân Phó giám đốc Công an Đồng Nai. Ảnh: Báo Đồng Nai
Ngày 16/11, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Công an Trần
Đại Quang, thiếu tướng Nguyễn Thành Nam – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục
Chính trị Công an Nhân dân – trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó giám
đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho trung tá Lê Hoàng Ngân.
Trung tá Lê Hoàng Ngân, 33 tuổi, quê Bình Dương và là con của Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân.
Trước khi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an tỉnh
Đồng Nai, ông Ngân giữ chức Trưởng phòng Tổ chức cán bộ – Trường Đại học
An ninh Nhân dân.
Với việc bổ nhiệm thêm trung tá Ngân, Công an Đồng Nai
hiện có 4 phó giám đốc (tất cả đều là đại tá), trong đó ông Ngân là
người trẻ nhất.
Hai tháng trước, Bộ Công an đã trao quyết định bổ
nhiệm đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai
thay thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh.
Hoàng Trường
Lê Hoàng Quân đã từng là chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai trước khi về làm chủ tịch UBND tp HcM
THANH TRỪNG “THÁI TỬ ĐẢNG” Tước hàm cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
tống cổ hết những “Thái tử đảng” như Nông Quốc Tuấn, Nguyễn Thanh Nghị,
Nguyễn Minh Triết… ra khỏi bộ máy. Tôi mua chai rượu cực ngon, bưng mời
ông Nguyễn Phú Trọng!
Hàng loạt cán bộ trẻ, con ông cháu cha
diện “Thái tử đảng” được cơ cấu vào cấp uỷ. Lịch sử, chưa thấy thời nào
đội ngũ “Thái tử đảng” được cài nhét đông đến vậy.
Những đứa trẻ ranh mới hôm rồi chỉ
biết vọc tiền, chơi gái thoắt cái khoác áo vét cà vạt chễm chệ trên đỉnh
cao quyền lực cai trị, hoạch định chính sách kinh tài quốc gia.
Đất nước này, tổ quốc này, non sông này đâu phải cái chiếu giỗ để phân chia mâm bát cho vài gia đình dòng tộc.
Chưa giai thời nào đội ngũ con quan-
quan con được mệnh danh là lớp “Thái tử đảng” lại xuất hiện nhiều đến
thế, chướng tai gai mắt đến thế.
Đường quan dựa lưng bố, không chỉ hình
thành nên một thế hệ quan chức X tai hại, mà còn vô tình tiếp sức cho
các thế hệ X con cháu sau này tiếp tục coi sân quan như sân nhà, coi
việc nước như việc của… bố chúng nó!
THANH TRỪNG “THÁI TỬ ĐẢNG” Tước hàm cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
tống cổ hết những “Thái tử đảng” như Nông Quốc Tuấn, Nguyễn Thanh Nghị,
Nguyễn Minh Triết… ra khỏi bộ máy. Tôi mua chai rượu cực ngon, bưng mời
ông Nguyễn Phú Trọng!
Hàng loạt cán bộ trẻ, con ông cháu cha
diện “Thái tử đảng” được cơ cấu vào cấp uỷ. Lịch sử, chưa thấy thời nào
đội ngũ “Thái tử đảng” được cài nhét đông đến vậy.
Những đứa trẻ ranh mới hôm rồi chỉ
biết vọc tiền, chơi gái thoắt cái khoác áo vét cà vạt chễm chệ trên đỉnh
cao quyền lực cai trị, hoạch định chính sách kinh tài quốc gia.
Đất nước này, tổ quốc này, non sông này đâu phải cái chiếu giỗ để phân chia mâm bát cho vài gia đình dòng tộc.
Chưa giai thời nào đội ngũ con quan-
quan con được mệnh danh là lớp “Thái tử đảng” lại xuất hiện nhiều đến
thế, chướng tai gai mắt đến thế.
Đường quan dựa lưng bố, không chỉ hình
thành nên một thế hệ quan chức X tai hại, mà còn vô tình tiếp sức cho
các thế hệ X con cháu sau này tiếp tục coi sân quan như sân nhà, coi
việc nước như việc của… bố chúng nó!
HÀ NỘI(Reuters) – Việc
Việt Nam tấn công quan chức tham nhũng cao cấp đã dẫn tới việc bắt giữ
hàng chục viên chức của công ty dầu khí quốc doanh PetroVietnam và ngành
ngân hàng cung như ở Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Tứ trái, cờ
đảng Cộng sản Việt Nam, cờ nước CHXGCN Việt Nam và cờ Tổng Công ty Dầu
khí Việt Nam tung bay trước trụ sở tại Hà Nội ngày 11 tháng 1 năm 2016.
REUTERS / Kham
Đồng thời việc làm sáng tỏ tình trạng
hối lộ, quản lý kém và thói bao che dung túng người nhà trong các công
ty nhà nước trong giai đoạn cổ phần hóa những công ty đó đang gia
tăng, những vụ bắt giữ cho thấy sự ngự trị quyền lực của phe bảo thủ hơn
trong đảng Cộng sản đang cầm quyền. Có bao nhiêu người liên luỵ? Có ít nhất 51 người của Tập đoàn Dầu Khí
VN (PVN) và trong ngành ngân hàng đã bị bắt. Một số đã ra toà và đã bị
kết án. Nhân vật cao cấp nhất bị bắt giữ là cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam Đinh La Thăng. Thăng là cựu ủy viên Bộ Chính trị đầu
tiên bị truy tố trong mấy chục năm qua. Cả ông Thăng và luật sư của ông
đã không sẵn sàng bình luận. Đức cáo buộc Việt Nam đã bắt cóc một nghi
phạm, Trịnh Xuân Thanh, cựu nhân viên của Petro Vietnam. Hơn 100 viên
chức khác cũng đang bị đe dọa truy tố, hoặc đã bị chuyển công tác, hoặc
đã bị sa thải. PetroVietnam là gì? PetroVietnam là một doanh nghiệp phức
tạp gồm 15 đơn vị trực tiếp, 18 công ty con và 46 chi nhánh, có cổ phần
nhỏ hơn. Hàng trăm triệu đô la thua lỗ đã bị tồn đọng ở các đơn vị từ
ngân hàng cho đến các công ty xây dựng và các nhà máy điện cho các nhà
máy dệt. Các vụ tai tiếng tại PetroVietnam liên
hệ với ngành ngân hàng bằng một thỏa thuận, trong đó công ty dầu khí mất
35 triệu đô là trong một khoản đầu tư vào Ocean Bank. Cựu tổng giám
đốc ngân hàng Ocean– sau đó trở thành cựu chủ tịch PVN– đã bị kết án tử
hình. Cuộc dánh tham những này có nghĩa gì về mặt chính trị?
Nó cho thấy một nỗ lực phối hợp nhằm
kiềm chế tham nhũng quy mô lớn thông qua việc một số quan chức đã chiếm
đoạt tài sản rất lớn cho cá nhân họ và làm mờ đi hình ảnh của đảng cầm
quyền. Nhưng nó cũng cho phép lãnh đạo Đảng
Cộng sản hiện nay gia tăng sức mạnh của họ dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng sau khi thắng trong một cuộc đấu tranh quyền lực với cựu thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi năm ngoái (2016). Cho dù việc bắt giữ có lên tới cấp cao
hơn nữa hay không thì quyền lực tối cao của ông Trọng đã được đảm bảo
thông nhiệm kỳ kéo dài đến năm 2021, và phe của Trọng đã chiếm được vị
trí tốt hơn để duy trì sự thống trị của họ, thậm chí còn vượt xa hơn
nữa.
Những khác biệt giữa các nhóm khác nhau trong đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Mặc dù đảng cộng sản Việt Nam phô bày
cho công chúng thấy một hình ảnh đoàn kết, nhưng thực sự có nhiều quan
điểm khác nhau về mọi thứ từ tốc độ và sự cởi mở của việc đổi mới, đến
sự cân bằng ngoại giao có tính toán của Việt Nam giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ
và các cường quốc khác. Điều đặc biệt mô tả đúng nhất vai trò
lãnh đạo hiện nay là không thay đổi trong việc bảo vệ quyền lực tuyệt
đối của đảng cùng liên kết chặt chẽ với cơ quan an ninh (công an, quân
đội).
Nó đánh dấu sự thay đổi phong cách từ sự
lãnh đạo của ông Dũng và các đồng minh của ông, một số người này đã
xuất hiện theo cá tính và quyền lực của họ và cho thấy dấu hiệu sẵn sàng
cho sự cởi mở chính trị hơn. Cùng với vụ bắt giữ tham nhũng hiện nay,
Việt Nam cũng đã bắt giữ nhiều blogger, nhà hoạt động và những người
hay phê bình chỉ trích khác trong năm 2017 hơn bất cứ thời gian nào khác
kể từ cuộc đàn áp năm 2011 đối với các nhà hoạt động trẻ tuổi.
Sụ trừng phạt tham nhũng phổ biến như thế nào? Rất ít người buồn rầu khi giới chức tham
nhũng bị bắt giam, nhưng người dân cũng nghi ngờ động cơ thực sự của
đảng cộng sản Việt Nam. Sự tham nhũng hàng ngày của giới chức cấp thấp và cảnh sát vẫn là một chuyện bình thường trong đời sống ở Việt Nam. Cuộc thanh toán tham nhũng này đã tác động gì đối với PetroVietnam? Lợi nhuận thuần của PetroVietnam năm 2016 ở mức thấp nhất trong 7 năm qua, chỉ hơn 7% so với hơn 15% trong năm 2009. PetroVietnam nói với Reuters rằng giá
dầu là yếu tố lớn nhất, nhưng cũng cho biết vì có những dự án thất bại,
việc làm sai trái của các viên chức trong tập đoàn và cuộc điều tra của
chính công ty đều đã có ảnh hưởng tác động. Cổ phiếu của Petrolimex không được niêm
yết trên sàn chứng khoán, nhưng một số công ty của tập đoàn PetroVietnam
kém hiệu quả hơn so với cổ phần của PTT Thái Lan từ năm 2009. Điều này có nghĩa gì đối với việc đổi mới và tư nhân hoá? Mặc dù cuộc thanh lọc hàng ngũ chỉ cho
thấy sự tăng cường chính trị của đảng, giới lãnh đạo đã cho thấy ít dấu
hiệu trì hoãn cải cách kinh tế hơn so với chính quyền trước đây. Bị áp lực vì thâm hụt ngân sách, chính
quyền cộng sản Việt Nam đã đẩy nhanh kế hoạch bán cổ phần chính trong
những tài sản thu hút nhất – nhà máy bia Sabeco và Vinamilk. Họ cũng bán cổ phần tại ba đơn vị (công ty nhỏ) của tập đoàn PetroVietnam. Một số trong giới phân tích kinh tế và
kinh doanh tin rằng việc những viên chức của Petro Vietnam sợ bị dán
hiệu tham nhũng có thể làm đình lại các quyết định hành chánh trong các
công ty nhà nước và các bộ. ($1 USD =22,710 đồng VN)
Bản tin của Matthew Tostevin and Mai Nguyen; hiệu đính Clarence Fernandez. Nguồn:
(VNF) – Không như phần
lớn các bị can trong các vụ án kinh tế gần đây bị khởi tố khi đang đương
nhiệm hoặc đã chuyển sang lĩnh vực khác những vẫn đang giữ các chức
danh cụ thể, ông Lê Quang Thung là trường hợp đặc biệt vì đã có quyết
định nghỉ hưu 6 năm.
ỞNhư VietnamFinance đã đề cập, Bộ Công
an vừa thông báo về việc khởi tố đối với các bị can trong vụ án Cố ý làm
trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ
Công an đang điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao
su Việt Nam, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Phú Riềng và
các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số
68/C46-P11 ngày 06/12/2017.” Đáng chú ý là trong số 5 bị can bị khởi
tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật, có
ông Lê Quang Thung, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên Tập đoàn Cao su
Việt Nam. Không như phần lớn các bị can trong các
vụ án kinh tế gần đây bị khởi tố khi đang đương nhiệm hoặc đã chuyển
sang lĩnh vực khác những vẫn đang giữ các chức danh cụ thể, ông Lê Quang
Thung là trường hợp đặc biệt vì đã có quyết định nghỉ hưu cách đây 6
năm. Cụ thể, ông Thung đã nghỉ hưu theo Quyết định số 1885/QĐ-TTG do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký từ ngày 26/10/2011. Quyết định này được ban hành theo đề
nghị của Bộ Nội vụ tại Tờ trình số 81/TTr-BNV ngày 01/11/2010. Theo
quyết định, ông Lê Quang Thung, Quyền Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập
đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày
01/01/2012. Tuy nhiên sau khi không còn là lãnh đạo
doanh nghiệp Nhà nước, ông tiếp tục có tên trong Hội đồng quản trị của
một số doanh nghiệp tư nhân.
Yêu cầu xóa tên đảng viên, hủy quyết định bổ nhiệm giám đốc sở 30 tuổi
Ông Lê Phước
Hoài Bảo được cha là cựu Bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh ưu ái, vun vén
trong việc quy hoạch, luân chuyển, điều động và quyết định bổ nhiệm.
Trong hai ngày 12 và 13/12, tại Hà Nội,
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 20. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng
chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT)
Trung ương đã xem xét, kết luận việc kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi
phạm đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh và ông Lê Phước Thanh, nguyên Bí
thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh
Quảng Nam. Theo đó Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2011-2016 có các vi phạm, khuyết điểm sau:– Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ
và các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ trong
việc đề nghị bổ nhiệm, luân chuyển, điều động một số nhân sự không đúng
quy định.
– Buông lỏng lãnh đạo, để UBND tỉnh và
cơ quan chức năng tuyển dụng công chức, xét tuyển viên chức không qua
thi tuyển, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm một số trường hợp không đủ
điều kiện, tiêu chuẩn, vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, có sự ưu
ái đối với con của các Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Kỳ họp thứ 20 Ủy ban Kiểm tra Trung ương .
Ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2011-2016, vi phạm: – Với cương vị người đứng đầu, ông Thanh
chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2010-2015 và Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ
2011-2016. – Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ,
Quy chế làm việc và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ;
không gương mẫu, có biểu hiện ưu ái, vun vén cho gia đình trong việc quy
hoạch, luân chuyển, điều động và quyết định bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài
Bảo (là con trai của ông Thanh) giữ các chức vụ (Trưởng phòng của Ban
Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, Phó
giám đốc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư) không đủ tiêu chuẩn, điều
kiện, vi phạm quy trình, thủ tục; để UBND tỉnh quyết định cử ông Lê
Phước Hoài Bảo đi học thạc sĩ tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước
không đúng quy định.
Ông Lê Phước Thanh. Ảnh: Quochoi.vn.
Ông Đinh Văn Thu, Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh có các vi phạm: – Với cương vị là Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí
thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh và trước đó là Phó bí thư Ban
cán sự đảng, Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông có phần trách nhiệm về các vi
phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016,
2016-2021 và Ban Thường vụ Tỉnh ủy. – Chưa gương mẫu khi ký văn bản đề nghị
bổ nhiệm con trai khi chưa được phê duyệt quy hoạch; để UBND tỉnh tuyển
dụng công chức không qua thi tuyển, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo đối
với con trai chưa đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn. Ông Huỳnh Khánh Toàn, Ủy viên
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó bí thư Ban cán sự đảng, Phó chủ tịch Thường
trực UBND tỉnh, có các vi phạm: – Với cương vị Ủy viên Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, Phó bí thư Ban cán sự đảng, Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông cùng
chịu trách nhiệm về vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và
Ban cán sự đảng UBND tỉnh; ông đã ký báo cáo của UBND tỉnh trình Bộ Nội
vụ về công tác cán bộ và bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo giữ chức vụ Giám
đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư có một số nội dung không chính xác. – Trong thời gian là Bí thư Đảng ủy,
Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, ông đã vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; đề
nghị tuyển dụng công chức không qua thi tuyển, chỉ đạo quy hoạch, đề
nghị luân chuyển, bổ nhiệm đối với một số trường hợp không đủ điều kiện,
tiêu chuẩn, trong đó có con cán bộ chủ chốt của tỉnh.
Ông Lê Phước Hoài Bảo, con trai ông Lê Phước Thanh. Ảnh: Đắc Đức.
ÔngLê Phước Hoài Bảo, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư vi phạm: – Không trung thực trong việc kê khai
quá trình công tác của bản thân trong hồ sơ, lý lịch và hồ sơ nhân sự
ứng cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020. – Ý thức tổ chức kỷ luật kém; vi phạm
nguyên tắc tổ chức sinh hoạt của Đảng, bỏ sinh hoạt đảng nhiều tháng,
không chuyển sinh hoạt đảng theo quy định trong thời gian đi học thạc sĩ
tại nước ngoài. Để xảy ra vi phạm của các tổ chức, cá
nhân trên có trách nhiệm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam, đã buông
lỏng công tác lãnh đạo, kiểm tra, giám sát đối với Ban cán sự đảng UBND
tỉnh; chấp hành không nghiêm Quy chế làm việc, để Ban cán sự đảng UBND
tỉnh và một số lãnh đạo tỉnh có các vi phạm, khuyết điểm. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận
những vi phạm, khuyết điểm của ông Lê Phước Thanh là rất nghiêm trọng;
vi phạm, khuyết điểm của ông Đinh Văn Thu, ông Huỳnh Khánh Toàn và ông
Lê Phước Hoài Bảo là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ
chức đảng và cá nhân, gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và
nhân dân. Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định tiến hành quy trình xử
lý kỷ luật các ông Lê Phước Thanh, Đinh Văn Thu, Huỳnh Khánh Toàn. UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam: + Chỉ đạo tổ chức đảng và cơ quan có
thẩm quyền làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên, hủy bỏ các
quyết định về công tác cán bộ không đúng đối với ông Lê Phước Hoài Bảo. + Nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm
sâu sắc; tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với Ban cán sự đảng
UBND tỉnh Quảng Nam và các tập thể, cá nhân liên quan theo thẩm quyền.
Giám đốc sở 30 tuổi
Lê Phước Hoài Bảo, sinh năm 1985, được
Tỉnh ủy Quảng Nam điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Kế
hoạch và đầu tư ngày 9/4/2015. Đến ngày 23/9/2015 thì được bổ nhiệm
Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư, ông Bảo được cho là giám đốc sở trẻ nhất
ở Quảng Nam và của cả nước từ trước đến nay, khi mới 30 tuổi.
___________ Xin mời Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra TW Trần Quốc Vượng sờ gáy: Phó Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Thân Đức Nam 2015-2020
Tân Phó giám đốc Công an tỉnh 33 tuổi –
Zing.news
16-11-2015
Công an tỉnh Đồng Nai
vừa có tân Phó Giám đốc được xem là trẻ nhất hàng ngũ lãnh đạo Công an
tỉnh: Trung tá Lê Hoàng Ngân, sinh năm 1982.
Là con trai của Chủ tịch UBND TPHCM Lê
Hoàng Quân và từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ trường
Đại học An ninh Nhân dân, Trung tá Lê Hoàng Ngân (33 tuổi, quê quán
phường Tân Bình, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương) vừa được Bộ Công an (BCA)
luân chuyển, bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.
Thiếu
tướng Nguyễn Thanh Nam, Phó tổng cục trưởng Tổng cục chính trị Công an
nhân dân (người bên phải) trao quyết định của BCA bổ nhiệm Trung tá Lê
Hoàng Ngân làm PGĐ Công an tỉnh Đồng Nai. Ảnh Báo Đồng Nai
Như vậy, sau khi Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh
(50 tuổi, quê tỉnh Đồng Tháp) nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai
được BCA bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh này vào cuối tháng 9 vừa
qua, đến nay Công an tỉnh Đồng Nai đã có 5 Phó Giám đốc là Trung tá Ngân
(vừa được bổ nhiệm từ ngày 16/11), Đại tá Ngô Minh Đức, Đại tá Bùi Hữu
Danh, Đại tá Nguyễn Văn Kim và Đại tá Lý Quang Dũng. Vũ Lê
►Những đứa con của Lê Đức Anh (Lê Đức Anh’s Kids, 14-12-2017)
Posted by hoangtran204 trên 15/12/2017
(Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son)– Cao Duy Hải — Phạm Nhật Vũ– Phạm Nhật Vượng–Nguyễn Tấn Dũng — Lê Đức Anh Điều tra Cao Duy Hải vụ Mobifone lòi ra các nhân vật nói trên. Vụ này thất thoát 9000 tỷ vẫn còn quá nhỏ.
Ông Cao Duy Hải – Tổng GĐ MobiFone. Ảnh: MobiFone Nguyễn Bắc Son đưa Cao Duy Hải về làm
TGĐ MobiFone ngày 20-4-2015 khi Son bắt đầu triển khai một “thương vụ”mà
chỉ không lâu nữa ta sẽ biết… Hải cùng với Phạm Thị Phương Anh – được
đưa về làm phó TGĐ MobiFone đúng một tháng trước đó – là cặp đôi được
Son tin dùng để thực thi “thương vụ” này. Nguyễn Bắc Son vốn chỉ là một thư ký điếu đóm của Tướng Lê Đức Anh đoạn cuối, khi ông này làm Chủ tịch Nước. Năm 1997, khi Tướng Lê Đức Anh bị buộc lui về làm Cố vấn BCH TW, Son theo làm trợ lý nên được hưởng “hàm thứ trưởng”. Năm 2001 khi định chế cố vấn không còn, Son được đưa đi làm PBT Thái Nguyên, nấc thang quan trọng để trở thành Bộ trưởng. Cũng chỉ không
lâu nữa, ta sẽ tìm thấy câu trả lời tại sao Tướng Lê Đức Anh và Bắc Son
lại nỗ lực hậu thuẫn cho Nguyễn Tấn Dũng ở Đại hội XII như thế.
Trong vụ này còn có một mắt xích đặc biệt: Lê Mạnh Hà, con trai Tướng Lê Đức Anh. Lê Mạnh Hà chỉ ký một công văn truyền
đạt quyết định của Nguyễn Tấn Dũng: “đồng ý chủ trương”; chữ ký sẽ chỉ
như công việc thường nhật của một công chức văn phòng nhưng nó lại khai
thông một mưu mô mà đã từng có những người từ chối. Trước đó Lê Mạnh Hà đã từng được một số cán bộ tốt trong Bộ TT & TT cảnh báo và nhờ canh cửa đừng để lọt “thương vụ” này. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ Tướng Lê Đức Anh
chỉ là người nghiện quyền lực – dù ông và con cũng được chia không ít
“chiến lợi phẩm” (đất đai, nhà cửa). Việc hậu thuẫn cho những kẻ như Bắc
Son, Tấn Dũng… có thể cũng chỉ nhằm duy trì ảnh hưởng vào lúc sắp tàn
hơi, bất chấp bọn chúng đã làm gì với đất nước. Trong một nền kinh tế
còn duy trì những vùng tranh tối tranh sáng giữa khu vực kinh tế nhà
nước và tư nhân, quan lại tham như thế thì làm sao đẩy lùi tham nhũng.
Đừng đổ hết lỗi cho các doanh nghiệp, phải “chém” những kẻ chủ mưu “cướp
ngày” trước. PS: Trước Đại hội, Lê
Mạnh Hà được Nguyễn Tấn Dũng đưa ra VPCP, vị trí giúp ông ta giữ ghế cho
đến 2017; nếu còn ở Thành Phố thì ông Hà không còn đủ tuổi tái cử vào
2015. Nguồn: Báo Tiếng Dân
Ghi chú : Tác giả đã gỡ status với lý do : « Vì tôn trọng ‘quy trình’, tôi tạm thời ẩn ‘Lê Đức Anh’s Kids. Mong các bạn không quá sốt ruột ». ở đây.
>>>Không vượt qua được cửa khẩu xuất ngoại, Tổng giám đốc Mobifone đã đi làm trở lại. Có thể passport của Cao Duy Hải đã bị
công an tịch thu do đang bị điều tra việc Mobifone mua lại AVG trị giá
chỉ 700 tỷ (năm 2015), nhưng Mibifone mua gần 9000 tỷ, việc này đã làm
Mobifone thất thoát 9000 tỷ đồng.
Tổng giám đốc Mobifone vừa xin nghỉ chữa bệnh đã đi làm trở lại
Đơn xin nghỉ ốm chữa bệnh vừa được chấp nhận ngày 11.12, nhưng sau 2 hôm ông Cao Duy Hải – Tổng giám đốc Mobifone đã đi làm trở lại.
Trước đó, thông tin từ Bộ Thông tin – Truyền thông cho biết ngày
11.12, Ban Cán sự Đảng của Bộ đã họp và cho ý kiến về đơn xin nghỉ phép
đi khám bệnh của ông Cao Duy Hải, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng
Giám đốc MobiFone. Sau cuộc họp, nguyện vọng đi khám bệnh của ông Cao
Duy Hải đã được cơ quan có thẩm quyền đồng ý theo quy định hiện hành.
Ông Cao Duy Hải được chấp thuận cho nghỉ phép kể từ ngày đơn được xét duyệt là 11.12.2017.
Trong khi Mobifone còn đang chuẩn bị công tác nhân sự đảm nhiệm công
việc của Tổng giám đốc thì theo thông tin từ một lãnh đạo Bộ Thông tin –
Truyền thông ông Cao Duy Hải đã chính thức xin đi làm trở lại.
Ông Cao Duy Hải (56 tuổi), tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật quân sự, tu
nghiệp tại Đức. Ông Hải từng làm Giám đốc VinaPhone, sau đó được điều
động và bổ nhiệm vào cương vị Tổng giám đốc MobiFone kể từ ngày
20.4.2015.
TIN LIÊN QUAN
Tổng giám đốc Mobifone xin nghỉ đi chữa bệnh
Trước đó, ngày 20.6, ông Cao Duy Hải đã nhận bàn giao nhiệm vụ của
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty và các nội dung thuộc công tác
của Bí thư Đảng ủy, một số công việc đang triển khai, khi ông Lê Nam
Trà, nguyên Chủ tịch, được điều động về Bộ Thông tin – Truyền thông.
Đến tháng 7.2015, ông Nguyễn Mạnh Thắng, cựu lãnh đạo VNPT, chính thức được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên.
TTO – Tổng giám đốc Tổng
công ty viễn thông MobiFone Cao Duy Hải bất ngờ đi làm trở lại, sau hai
ngày được Bộ Thông tin – truyền thông cho phép nghỉ ốm đi khám bệnh kể
từ ngày 11-12.
Một lãnh đạo Bộ Thông tin – truyền thông xác nhận với Tuổi Trẻ chiều 14-12. Theo đó, tuy đã có đơn và được lãnh đạo
Bộ Thông tin – truyền thông chấp thuận cho phép nghỉ đi chữa bệnh, ông
Cao Duy Hải đã trở lại làm việc tại cơ quan và cho biết sức khỏe của
mình đã tốt.
Trước mắt, MobiFone không cần bổ sung người điều hành thay thế ông Hải theo yêu cầu của lãnh đạo bộ. Trước đó, ngày 11-12, Ban cán sự Đảng Bộ
Thông tin – truyền thông đã họp và cho ý kiến về đơn xin nghỉ phép đi
khám bệnh của ông Cao Duy Hải – thành viên hội đồng thành viên, tổng
giám đốc MobiFone. Sau cuộc họp, nguyện vọng đi khám bệnh
của ông Hải đã được cơ quan có thẩm quyền đồng ý theo quy định hiện
hành. Ông Hải được nghỉ từ ngày 11-12- 2017. Bộ Thông tin – truyền thông cũng đã yêu
cầu Tổng công ty viễn thông MobiFone bố trí nhân sự để thực hiện nhiệm
vụ tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ ngày 11-12-2017,
theo đúng các quy định hiện hành trong thời gian ông Hải nghỉ ốm để chữa
bệnh.
….trong phiên chất vấn sáng nay
(17.11) với Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn, đại
biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đã hỏi người đứng đầu ngành Thông tin truyền
thông 3 vấn đề liên quan đến vụ việc AVG:
“Từ yêu cầu nào và dựa trên cơ sở nào
mà Mobifone đã dùng vốn do nhà nước cấp để mua AVG? Hai là, giá đích
thực, chính xác khi mua AVG là bao nhiêu? Và ba là từ ngày được Mobifone
mua về đến nay, AVG hoạt động như thế nào, có tương xứng với giá trị đồng vốn bỏ ra mua hay không?”.
Trong phần điều hành buổi chiều, Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng do đây là vấn đề đang được
thanh tra nên khi có kết luận thì sẽ có cơ sở để báo cáo lại với đại
biểu.
Đầu tháng 8.2017, Phó thủ tướng thường
trực Trương Hòa Bình thay mặt Thủ tướng đã ký văn bản yêu cầu Thanh tra
Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thanh
tra toàn diện về dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG.
(Vụ mua AVG đã làm Mobifone thất
thoát 8900 tỷ. AVG chỉ đáng giá 700 tỷ, nhưng Mobifone dám mua 8900 tỷ.
Vụ này bị báo chí và các blogger phanh phui, dẫn đến việc quốc hội và
chính phủ vào cuộc để thanh tra việc Mobifone mua lại AVG. Cao Duy Hải
dính dáng vào việc mua AVG, và đang lo sợ…).
MobiFone chính thức công bố việc mua
lại AVG từ cuối năm 2015, nhằm phát triển tập trung vào 4 mảng chính,
gồm: di động, truyền hình, bán lẻ và đa phương tiện. Đơn vị này cũng đặt
mục tiêu phát triển 1 triệu khách hàng đăng ký mới dịch vụ truyền hình
trong năm 2016 và đến năm 2020 trở thành 1 trong 3 doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ truyền hình trả tiền chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam. Đến cuối
tháng 4.2016, MobiFone chính thức công bố đổi tên thương hiệu Truyền
hình An Viên thành MobiTV.
Chí Hiếu
______
“Giá trị công ty AVG không quá 800 tỷ đồng”.
Nhưng Mobifone đã mua AVG giá gần 9000 tỷ đồng chỉ sau 50 ngày thương lượng.
Mobifone chi gần 9.000 tỷ mua AVG: Những câu hỏi khó
Thứ Năm, 17/11/2016
(Doanh nghiệp) – ”8.890 tỷ đồng Mobifone bỏ ra để mua lại AVG có phải là một thương vụ phù hợp”.
Như vậy, sau gần một năm kể từ khi Mobifone hoàn tất
mua lại 95% cổ phần của CTCP Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), giá trị của
thương vụ này mới chính thức được công bố.
Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra toàn diện thương vụ MobiFone mua AVG trong vòng 50 ngày. Ảnh: Tuổi trẻ
Theo thông tin được đăng tải công khai trên nhiều tờ báo, Mobifone đã
chi ra 8.890 tỷ đồng (gần 400 triệu USD) để mua lại 344,66 triệu cổ
phiếu AVG, tương ứng mức giá xấp xỉ 25.800 đồng/cổ phần.
Đánh giá về vụ mua bán, sáp nhập trên, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ
tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng vụ mua
bán trên vẫn khiến dư luận và giới đầu tư nghi ngờ. Cụ thể ở đây, giới
đầu tư nghi ngờ tính công khai, minh bạch trong quá trình mua bán, sáp
nhập nhưng cũng đồng thời nghi ngờ có yếu tố lợi ích nhóm chi phối. Thứ nhất, những vụ mua bán sáp nhập trong
nước thường có những chiến lược quảng bá rầm rộ như một chiêu thức PR,
nhằm thông báo, cho biết, hoặc để đánh đấu thời điểm của một doanh
nghiệp khi quyết định dấn thân vào lĩnh vực mới. Tâm thế đó thể hiện rõ
sự hân hoan, tự hào thông qua các cuộc thương lượng, thỏa thuận công
khai, đàng hoàng.
Tuy nhiên, trường hợp của Mobifone thì khác. Họ thực hiện mua bán
trong lặng lẽ, âm thầm. Một thương vụ lớn như vậy nhưng lại mang đầy
tính chất bí hiểm, khác thường, thậm chí, có những thời điểm còn được
coi như là thông tin mật, không được chia sẻ, công bố.
Theo ông Hải, động thái trên của Mobifone đã gây nhiều nghi ngại.
Theo các quy định pháp luật, thông tin về thương vụ MobiFone mua 95% cổ
phần của AVG không thuộc diện bí mật quốc gia.
“Tại Điều 10 Nghị định 81 của Chính phủ quy định chế độ công bố thông
tin doanh nghiệp nhà nước, việc công bố thông tin của MobiFone còn sơ
sài, thiếu nhiều nội dung quan trọng mà Nhà nước quy định. Đó là không
minh bạch. Mobifone là tài sản của nhân dân, không phải tài sản của
riêng cá nhân lãnh đạo, tập đoàn, hay doanh nghiệp nào. Do đó, người dân
phải được quyền giám sát”, ông Hải nói. Thứ hai, tài sản cố định của AVG hầu như
không có gì. Vấn đề là tài sản vô hình, cụ thể ở đây là giá trị tài sản
vô hình. Nhưng trên thực tế, giá trị thương hiệu của AVG có đáng giá như
vậy không?
“Một thương vụ mua bán, sáp nhập giữa hai doanh nghiệp có giá trị
thương hiệu tốt thì việc thay tên đổi họ thương hiệu đó không khác nào
đang tự sát. Ví dụ, Habeco, Sabeco đang làm ăn rất tốt, lợi nhuận lớn
nếu một doanh nghiệp nào đó mua lại Habeco, Sabeco mà đổi sang thương
hiệu khác thì đó chính là hành động hủy hoại thương hiệu doanh nghiệp.
Trường hợp thay tên đổi họ thương hiệu doanh nghiệp sau khi mua bán
chỉ xảy ra nếu doanh nghiệp đó làm ăn không thuận lợi, thua lỗ, hoặc
đứng trước bờ vực phá sản.
Soi vào trường hợp của AVG, khi mua AVG, lập tức Mobifone đã đổi tên
thành Mobi TV. Điều này cho thấy Mobifone đã lấy thương hiệu của doanh
nghiệp mạnh hơn. Nếu vậy khi bỏ ra gần 400 triệu USD để mua AVG Mobifone
có bị hớ?”, ông Hải đặt câu hỏi. Thứ ba, về phía Mobifone, MobiFone là doanh
nghiệp có tài sản nhà nước rất lớn, được hình thành từ thời ngành viễn
thông còn là độc quyền của Nhà nước. Hiện MobiFone đang nằm trong danh
sách doanh nghiệp phải cổ phần hóa, chính vì thế, theo ông Nguyễn Hoàng
Hải, trước khi cổ phần hóa doanh nghiệp cần tiến hành thanh lọc nhân sự
để tăng giá trị tài sản nhà nước.
“Mobifone đã lỡ hẹn cổ phần hóa cả 10 năm nay rồi. Chuyện chưa cổ
phần hóa ở Mobifone đã khiến ngân sách thất thu cả trăm tỷ đồng. Vậy vì
sao Mobifone lại chần chừ mãi việc cổ phần hóa?”, ông Hải đặt câu hỏi.
Ông đặt tiếp vấn đề, Mobifone chưa sẵn sàng cổ phần hóa nhưng lại
sẵn sàng mang gần 400 triệu USD để thực hiện vụ mua bán chóng vánh,
nhanh gọn trên. Điều đó khiến dư luận có quyền nghi ngờ.
Vì vậy, Phó chủ tịch VAFI yêu cầu Mobifone phải làm rõ vấn đề này, bởi truyền hình trả tiền thực ra là lĩnh vực khá xương xẩu.
“MobiFone cần phải công bố tình hình hoạt động, báo cáo tài chính của
doanh nghiệp, giá trị, cách thức thẩm luận dự án… để các chuyên gia tài
chính đánh giá, từ đó có hướng thanh tra rõ ràng hơn, minh bạch hơn”,
ông Hải đề nghị. Hoài An
Nguyễn Văn Tung 11-12-2017 Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn
Sáu đã bị ngã ngựa vì quá chậm trễ trong việc công bố kết luận một số
vụ việc trọng điểm, gây bức xúc dư luận. Hai đại biểu Quốc hội đã trực tiếp yêu
cầu Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông báo cáo,
giải trình việc thanh tra AVG tại phiên chất vấn Quốc hội vào cuối tháng
11 (truyền hình trực tiếp cả nước). Tân Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh
Khái sẽ được nhân dân cả nước coi là Bao Công nếu công bố kết luận tranh
tra AVG trong tháng 12 này. 1. Định giá AVG theo phương pháp tài sản ròng (net asset): Định giá theo phương pháp tài sản ròng
là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách lấy tổng giá trị
tài sản (cố định và lưu động) trừ đi tổng số nợ. Vốn điều lệ của công ty AVG là 3.000 tỷ đồng. Công ty AVG chính thức tham gia kinh doanh truyền hình từ năm 2011. Trong số vốn 3.000 tỷ đồng này, Phạm Nhật Vũ
đã tinh ma rút số vốn 2.400 tỷ đồng của AVG qua việc mua cổ phần của
hai công ty Mai Lĩnh và An Viên BP ở mức cao chót vót, cao hơn 15 lần so
với mệnh giá.
Phạm Nhật Vũ là em của Phạm
Nhật Vượng, tỷ phú, là cánh tay tài chính của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng. Phạm Nhật Vượng giàu lên là do kết hợp làm ăn bất động sản với
Nguyễn Tấn Dũng. Một bên dùng quyền lực cướp đất công, đất của nông dân,
rồi giao cho Phạm Nhật Vượng xây cao ốc, khách sạn, văn phòng… vụ Cảng
Hải Phòng và Cảng Sài Gòn bán rẻ cho Phạm Nhật Vượng là các ví dụ kết
hợp của Vượng và Dũng. (1) (2) …Thứ bảy, 14/03/2015 Vingroup của Phạm Nhật Vượng “đánh bật” đối thủ trong cuộc chiến giành cảng biển
Cho đến tháng 12 năm 2015, thời điểm
Mobifone ký hợp đồng mua AVG, công ty AVG bị thua lỗ lũy kế là 1.500 tỷ
đồng. Như vậy, chúng ta có thể thấy là công ty AVG bị âm vốn chủ sở hữu
900 tỷ đồng vào thời điểm này. AVG đúng là một xác chết, “cho cũng không ai nhận” như Dương Vũ đã nói tại bài 13 của loạt bài“Ai đã làm khánh kiệt đất nước?”. Để có vốn lưu động để duy trì hoạt động,
công ty AVG đã phải đi vay số tiền 1.700 tỷ đồng. Trong đó, chính
Mobifone phải đứng ra bảo lãnh cho công ty AVG vay lại số tiền 800 tỷ
đồng từ Phạm Nhật Vũ vào tháng 5/2016, Phạm Nhật Vũ đã trích 800 tỷ này
từ số tiền 8.900 tỷ mà Mobifone đã trả cho Phạm Nhật Vũ. Việc Bộ Thông tin Truyền thông và
Mobifone đưa 4 băng tần 700 Mhz vào định giá tài sản vô hình của AVG là
rất bất hợp lý vì 4 băng tần này là tài nguyên quốc gia, bọn lợi ích
nhóm đã nhập nhằng ở điểm này để “tâng” giá trị vô hình của AVG lên đến
mức rất cao. Căn cứ theo bảng tổng kết tài sản vào
ngày 31/12/2015 của công ty AVG, tài sản cố định trong mảng truyền hình
có giá trị là 600 tỷ đồng và tài sản cố định trong mảng truyền dẫn
khoảng 200 tỷ đồng (AVG có mua lại mấy sợi cáp trên trục Bắc-Nam của TCT
Đường sắt). Khi Mobifone mua 95% cổ phần của công ty
AVG ở mức giá 8.900 tỷ (tức là giá trị doanh nghiệp của AVG tại thời
điểm mua bán là 9.400 tỷ) thì có nghĩa là Mobifone đã mua AVG ở mức
khoảng 12 lần so với giá trị tài sản thực. So sánh với việc công ty chứng khoán Bản Việtđịnh
giá Mobifone để cổ phần hóa vào năm 2015, vốn điều lệ của Mobifone là
15.000 tỷ, Bản Việt định giá Mobifone là 60.000 tỷ đồng (gấp 4 lần giá
trị tài sản).
Cty Bản Việt là của Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. (Trần hoàng chú thích)
Một con cóc ghẻ được tâng giá lên 12
chấm và một con sư tử bị dìm hàng xuống 4 chấm, thì chỉ có bọn tư bản
thân hữu luôn muốn “bán đắt cho Nhà nước và mua rẻ từ Nhà nước” mới làm
được những việc táo tợn như vậy! Do vậy, trong điều kiện công ty AVG bị
âm vốn chủ sở hữu và vay nợ quá nửa so với vốn điều lệ, tài sản cố định
rất ít ỏi, nếu định giá theo phương pháp tài sản ròng thì công ty AVG sẽ
trị giá âm 1.100 tỷ đồng (mất hết vốn điều lệ, tổng số nợ là 1.700
đồng, tài sản cố định truyền hình và truyền dẫn là 800 tỷ đồng). Nhóm Tài chính của Mobifone phải chịu
trách nhiệm chính khi xác định mức giá trị doanh nghiệp của AVG theo
phương pháp tài sản ròng lên đến 9.000 tỷ đồng! 2. Định giá AVG theo phương pháp chiết khấu dòng tiền (discounted cash flow): Phương pháp chiết khấu dòng tiền sẽ căn
cứ trên việc dự báo sản lượng, doanh thu, lợi nhuận trong tương lai của
doanh nghiệp. Khi sử dụng phương pháp này, các dự báo khác nhau (lạc
quan, thận trọng) sẽ cho ra các kết quả đầu ra rất khác nhau. Cần lưu ý, công ty AVG chỉ có 500 nghìn
thuê bao truyền hình thực, chỉ chiếm 5% thị phần, kênh nội dung hoàn
toàn không đặc sắc, giá đầu thu cao, phạm vi vùng phủ sóng hẹp, chất
lượng kênh phát phụ thuộc vào thời tiết do công nghệ AVG là kênh vệ
tinh, không phải truyền hình cáp… nên lợi thế cạnh tranh của công ty AVG
trong thị trường truyền hình trả tiền là rất thấp. Các công ty tài chính VCBS, MAX, ASC…
đưa ra mức giá của công ty AVG trong phạm vi từ 11.000 tỷ đến 15.000 tỷ
đồng là căn cứ trên số liệu đầu vào là kế hoạch kinh doanh giai đoạn
2016-2020 cho Nhóm Kế hoạch Kinh doanh của Mobifone lập ra. Việc Nhóm Kế hoạch kinh doanh của
Mobifone đưa ra số liệu dự báo tăng trưởng thuê bao, doanh thu, lợi
nhuận của công ty AVG ở mức rất lạc quan (tăng trưởng đột biến vào năm
2018, 2019) là hoàn toàn không có sở cứ và phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật. Lẽ ra, ở vai người đi mua và hoàn toàn
có thể đàm phán mua AVG ở mức giá thấp, Nhóm Kế hoạch kinh doanh
Mobifone phải đưa ra số liệu dự báo tăng trưởng thuê bao, doanh thu, lợi
nhuận của AVG ở mức thấp (căn cứ vào kết quả lỗ trung bình 300 tỷ/năm
của công ty AVG trong giai đoạn 2013 đến 2015 và trên giả định công ty
AVG tiếp tục kinh doanh truyền hình) thì họ lại đưa ra mức tăng trưởng
cao (trên giả định Mobifone mua và hỗ trợ toàn diện cho AVG). Đây là
điểm sai sót chết người của Nhóm Kế hoạch Kinh doanh Mobifone hay là
điểm lừa dối lớn nhất của nhóm lợi ích trong vụ đại án tham nhũng này? Nếu tính toán giá trị doanh nghiệp của
công ty AVG theo phương pháp chiết khấu dòng tiền (và với giả định công
ty AVG tiếp tục kinh doanh truyền hình và tiếp tục thua lỗ trong giai
đoạn 2016-2020 chứ không phải trong điều kiện Mobifone mua lại và bù
chéo lợi nhuận sang) thì giá trị công ty AVG cũng không quá 800 tỷ đồng. 3. Định giá công ty AVG theo phương pháp so sánh (benchmarking): Vào tháng 5 năm nay, khi định giá VTV
Cab để chuẩn bị cổ phần hóa, Kiểm toán Nhà nước đã xác định giá trị của
VTV Cab là 4.200 tỷ đồng. VTV Cab có tình hình tài chính lành
mạnh, luôn có lãi qua các năm, không bị mất vốn. VTV Cab có số thuê bao
khoảng 2.5 triệu (gấp 5 lần số thuê bao thật của AVG), VTV Cab có mạng
truyền dẫn quang trên toàn quốc (trong khi AVG chỉ có vài sợi trên trục
Bắc – Nam), VTV Cab có rất nhiều kênh nội dung đặc sắc (AVG có rất ít
kênh và không có kênh độc quyền), VTV Cab bán đầu thu với giá rất thấp
hoặc phát không cho khách hàng (đầu thu của AVG có giá rất cao: khoảng
hơn 1 triệu đồng/đầu thu), doanh thu năm 2016 là 2.030 tỷ (gấp hơn 4 lần
doanh thu thật của AVG), lợi nhuận trước thuế là 100 tỷ (năm 2016: AVG
thực lỗ 120 tỷ nhưng Mobifone bù chéo lợi nhuận nên AVG trở thành lãi
trước thuế 60 tỷ). Cần phải truy tố và bắt ngay các cá nhân
tại Mobifone liên quan đến việc chuyển lãi của Mobifone sang AVG vì gây
thiệt hại hàng trăm tỷ của Nhà nước. Như vậy, nếu so sánh AVG và VTV Cab theo
phương pháp so sánh thì giá trị công ty AVG chỉ bằng khoảng bằng 1/5
giá trị của công ty VTV Cab, tức là giá trị công ty AVG chỉ ở mức khoảng
800 tỷ. 4. Các sai phạm lớn trong vụ mua bán và hoàn cảnh của Mobifone hiện nay: Lê Nam Trà cấu kết với Phạm Nhật Vũ vẽ
lên việc công ty Hong Kong 8206 có ý định mua công ty AVG với giá 700
triệu USD. Trong thực tế, không có công ty Hong Kong nào đặt cọc 10
triệu USD cho Phạm Nhật Vũ. Công ty Hong Kong 8206 đóng vai trò “quân
xanh” và mức giá ảo 700 triệu USD được đưa ra với mục tiêu “neo” giá mua
AVG ở mức chót vót. Phạm Đình Trọng thống nhất với Lê Nam
Trà giấu nhẹm thông tin vụ mua bán AVG qua việc gắn mác “dự án bảo mật
do mang tính an ninh quốc gia”. Cho đến nay, Bộ Thông tin Truyền thông
hay Mobifone chưa bao giờ chính thức công bố giá trị mua AVG là 8.900 tỷ
đồng mặc dù dư luận rất bức xúc. Theo chỉ đạo của Nguyễn Bắc Son, Lê Nam
Trà cùng Phạm Đình Trọng, Cao Duy Hải, Phạm Phương Anh… đã phù phép để
các số liệu kinh doanh của AVG hết sức đẹp đẽ: lờ qua chuyện Phạm Nhật
Vũ rút ruột 2.400 tỷ đồng của công ty AVG qua việc đầu tư vào công ty An
Viên BP và công ty Hương Lĩnh với mức giá mua cổ phần“trên trời” 15
chấm, đưa ra số liệu tăng trưởng tương lai của AVG giai đoạn 2016-2020 ở
mức rất cao và không có sở cứ (cố tình áp kịch bản Mobifone mua và giải
cứu AVG), tính mập mờ giá trị 4 tần số 700 Mhz (vốn là tài nguyên quốc
gia) vào giá trị vô hình của AVG… Dưới bàn tay phù thủy của “đạo diễn
chính”, bốn công ty định giá VCBS, MAXX, ASC… chơi trò tung hứng để đưa
mức định giá công ty AVG lên mức trên 12.000 tỷ đồng rồi chiết khấu
xuống mức “hợp lý” 9.400 tỷ. Để rồi Mobifone (tức là Nhà nước) phải mua
95% cổ phần AVG với mức giá “trên trời” 8.900 tỷ đồng. C46 hay A92 cứ
bắt tạm giam mấy giám đốc 4 công ty định giá này thì chúng sẽ khai phụt
ra ai là người đứng sau giật giây làm việc này ngay! Sau khi công ty AVG về Mobifone, Lê Nam
Trà đã gấp rút chỉ đạo việc xóa sổ thương hiệu dịch vụ truyền hình AVG
bằng thương hiệu truyền hình MobiTV, việc này đã gây thiệt hại trong giá
trị vô hình của AVG. Bên cạnh đó, để có thể mạnh mồm tuyên bố “AVG có
hiệu quả” thì Lê Nam Trà, Cao Duy Hải đã bù chéo hàng trăm tỷ đồng lợi
nhuận của Mobifone (bản chất là gây thất thoát tiền của Nhà nước) sang
AVG trong năm 2016 và năm 2017. AVG hoạt động có hiệu quả trong năm 2017
hay không thì cứ so sánh kết quả kinh doanh năm 2017 của AVG (trong
phương án mua bán) và kết quả thực tế cuối năm nay. Lê Nam Trà và Cao Duy Hải còn gấp gáp ký
chuyển 8.400 tỷ đồng cho Phạm Nhật Vũ trong 5 tháng đầu năm 2016 để đưa
vụ việc vào “sự đã rồi” mặc dù Bộ Kế hoạch Đầu tư đã có văn bản cảnh
báo vào cuối tháng 1/2016. Hiện nay, AVG như hòn đá tảng đang buộc
vào cổ Mobifone. Mobifone đã rơi từ vị thế “đại gia” xuống vai “người
cùng khổ”. Với việc bỏ ra số tiền mặt cực lớn (tương đương 60% vốn điều
lệ) để Mobifone mua AVG, tình hình luồng tiền của Mobifone luôn căng như
dây đàn. Các trung tâm mạng lưới và các công ty kinh doanh khu vực của
Mobifone đang bị cắt giảm từ 15% đến 30% chi phí hoạt động. Hiện nay,
các công ty kinh doanh khu vực của Mobifone không còn khả năng bỏ tiền
túi để “ôm” hàng tồn đầu thu và thẻ dịch vụ AVG (như năm 2016). Như vậy, chúng ta có thể thấy, tội “cố ý
làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng” của Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phạm
Đình Trọng, Phạm Phương Anh và đồng bọn đã quá rõ ràng! 5. Các thiệt hại đối với Nhà nước: Mobifone mua AVG với mức giá 8.900 tỷ
đồng, trong khi mức giá được thẩm định là gần 800 tỷ đồng. Như vậy, Nhà
nước đã bị rút ruột 8.100 tỷ đồng từ vụ mua bán AVG này, Phạm Nhật Vũ
chỉ được giữ lại 3.000 tỷ đồng, phần còn lại thì Phạm Nhật Vũ chia cho
các cá nhân liên quan tại Mobifone và một vài bộ ngành (người ít thì vài
tỷ, người nhiều thì hàng trăm tỷ). Nghe nói Mobifone được giảm lợi nhuận từ
7.200 tỷ đồng xuống 5.200 tỷ đồng trong năm 2016 như cái giá Nhà nước
phải trả để Mobifone phải mua AVG. Ở thời điểm đó, Nguyễn Bắc Son đã rỉ
tai Lê Nam Trà và Cao Duy Hải “thích gì cũng được, miễn là mua AVG”.
Ngoài ra, Nhà nước còn bị thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp do lợi
nhuận của Mobifone giảm đi trong giai đoạn 2016-2020 (đáng lẽ lợi nhuận
năm 2016 của Mobifone phải ở mức trên 7.200 tỷ đồng – chứ không phải
5.200 tỷ đồng – và sẽ tăng tiếp trong các năm tiếp theo từ con số 7.200
tỷ đồng này). Chưa kể đến thiệt hại của Mobifone khi mất khoản lãi ngân hàng 150 tỷ/năm do phải dồn tiền mua AVG. Với việc Mobifone phải bỏ ra 8.900 tỷ
đồng để mua AVG, trong khi AVG chỉ mang lại doanh thu khoảng 1.000 tỷ
đồng/năm và mức lỗ thực khoảng 300 tỷ đồng/năm. Rõ ràng Nhà nước sẽ
thiệt hại rất lớn khi định giá Mobifone để cổ phần hóa (sau khi có công
bố kết luận thanh tra và xử lý các cá nhân sai phạm). Ước tính, giá trị
doanh nghiệp của Mobifone bị giảm tối thiểu 20.000 tỷ đồng do vụ mua bán
AVG. Hiện nay, không có nhà đầu tư nước ngoài nào lai vãng đến Mobifone
vì họ đang đợi kết luận thanh tra. 6. Tâm thư gửi đến bốn lãnh đạo cấp cao của Đảng và Chính phủ: Cùng với vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ AVG là một trong hai vụ án điểm đã được Tổng bí thư chỉ đạo vào tháng 7/2016. Thanh tra Chính phủ đã kết thúc thanh
tra gần 1 năm, họ đang vi phạm nghiêm trọng Luật thanh tra (quy định
phải công bố kết luận thanh tra trong vòng 75 ngày). Thông tin vụ tham
nhũng AVG luôn trong một bức màn bí ẩn. Cử tri cả nước đang rất bức xúc, Chủ
tịch Quốc hội và Bộ trưởng Bộ TTTT đã rất bối rối khi bị hai đại biểu
trực tiếp chất vấn tại kỳ họp Quốc hội tháng 11 năm nay. Liệu vụ AVG có đúng là “vùng cấm” trong
phòng chống tham nhũng không? Không thể để chậm hơn được nữa! Chúng tôi
kính đề nghị Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thường trực Ban Bí thư Trần
Quốc Vượng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình
quyết liệt chỉ đạo Tân Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái phải công
bố ngay kết luận thanh tra Mobifone mua AVG và chuyển hồ sơ sang Cơ quan
An ninh điều tra (A92) trong tháng 12 này! Chúng tôi hy vọng kỳ 27 này là kỳ cuối
cùng mà chúng tôi phải cầm bút. Chúng tôi đã phanh phui và chiến đấu
ròng rã gần 2 năm nay qua loạt phóng sự gồm 27 kỳ với quyết tâm đưa bọn
tham nhũng vụ AVG ra ánh sáng và thu hồi tòa bộ tiền tham nhũng về cho
Mobifone và Nhà nước. Mong đồng chí Tổng Bí thư, Thường trực
Ban Bí thư, Thủ tướng, Phó Thủ tướng quyết tâm xử lý đến cùng vụ AVG.
Nhân dân cả nước rất tin tưởng vào các đồng chí!
Mời đọc lại: kỳ 21 và các kỳ trước: Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG — Kỳ 22: Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG — Kỳ 23: Các lý do đằng sau việc Thanh tra Chính phủ tìm cách chậm trễ công bố kết luận thanh tra — Kỳ 24: Đề nghị Tổng bí thư, Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ phải công bố kết luận trước Hội nghị Trung ương 6 — Kỳ 25: Trả lời ba câu hỏi của đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân(TD).
Ông Trần Bắc Hà, người ‘chỉ dưới’ cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thoát án kỳ lạ
September 30, 2017 Ông Trần Bắc Hà vướng tin đồn bị bắt hồi Tháng Tám. (Hình: Báo điện tử VietNamNet) HÀ NỘI, Việt Nam (NV)–
Báo Tuổi Trẻ hôm 30 Tháng Chín cho biết “không đủ căn cứ để xử lý hình
sự” đối với ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng
Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), và những thành viên phân ban quản
lý rủi ro tín dụng của ngân hàng này. Vụ việc của ông Hà liên quan đến ông
Phạm Công Danh, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Xây Dựng
(VNCB), người bị tuyên án 30 năm tù vì tội gây thất thoát 2,550 tỷ đồng
($112.2 triệu). Theo báo Tuổi Trẻ, cơ quan điều tra xác
định ông Hà và các thành viên của phân ban quản lý rủi ro không cho ông
Danh vay, cũng không biết các công ty này do ông Danh thành lập. Bản
thân BIDV không bị thiệt hại từ việc cho vay vốn. Hiện chưa có tài liệu
nào chứng minh các cá nhân này được hưởng lợi từ việc cho vay trên. Ngay sau đó, bài viết trên báo điện tử VietNamNet cho biết ông Trần Bắc Hà “vẫn bình thường.” Báo này tường thuật: “Một lãnh đạo Tổng
Cục Cảnh Sát thuộc Bộ Công An bác thông tin đã bắt ông Trần Bắc Hà. Khi
phóng viên đặt câu hỏi về thông tin bắt giữ trên, vị này khẳng định ‘Làm
gì có, không có. Đây là tin đồn thôi.’ Làm tại BIDV từ năm 1981, ông Hà
được cho là ‘linh hồn’ của BIDV, từng đảm nhiệm vị trí chủ tịch Hội
Đồng Quản Trị của ngân hàng này trong suốt tám năm liền.” Facebooker Truong Huy San, tức nhà báo
Huy Đức, tác giả bộ sách “Bên Thắng Cuộc” và là người am hiểu tình hình
chính trị tại Việt Nam, viết: “Trong vụ án Phạm Công Danh, ngân hàng
BIDV bị thiệt hại 2,550 tỷ đồng. Ông Trần Bắc Hà ký 12 báo cáo đồng ý
chủ trương cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn. Trầm Bê cho Danh
vay 1,800 tỷ đồng ($79.2 triệu) cũng là để giảm ‘thiệt hại’ cho BIDV cho
nên khoản ‘thiệt hại’ của VNCB cũng có dấu vân tay Bắc Hà. Vậy mà,Trầm Bêđã ra đi trong khi Bắc Hà vẫn là người bất khả xâm phạm ngay cả khi không còn Nguyễn Tấn Dũng.”
Ông Trần Bắc Hà (áo xanh dương, bìa phải) ngồi niệm Phật cùng cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. (Hình: Facebook Truong Huy San) Hồi Tháng Tám, ông Huy Đức cũng gây xôn
xao khi đăng một tấm ảnh ông Hà ngồi niệm Phật cùng cựu Thủ Tướng Nguyễn
Tấn Dũng trên Facebook với nội dung: “Trong bức ảnh này (Bogaya, Ấn Độ), khi
xếp bằng dưới gốc bồ đề nơi được cho là phật tổ từng ngồi, Bắc Hà là
người duy nhất có dáng điệu rúm ró khác thường. Đây là giai đoạn mà ở
quốc gia này, Bắc Hà chỉ ‘dưới Ba Dũng;’ và hách dịch với phần còn lại,
vậy nhưng khi đối diện với thần linh nhìn ông ta vô cùng sợ hãi.” Đề cập đến ông Hà, nhà văn Trần Quốc Quân ở Ba Lan kể: “Năm 2011, Trần Bắc Hà, người từng vỗ
ngực tự xưng điều khiển được cả các quan quyền lực nhất Việt Nam, người
từng đánh phó chủ tịch tỉnh Bình Định giữa hội nghị và từng chửi mắng
các bộ, thứ trưởng, thống đốc ngân hàng, các bí thư tỉnh ủy, các chủ
tịch tỉnh như lùa lợn con, đã có cuộc thăm Warszawa để khảo sát việc mở
chi nhánh BIDV tại đây.” “Trong cuộc chiêu đãi Hội Doanh Nghiệp
Việt Nam tại Ba Lan, khi chủ tịch hội giới thiệu tôi và một số ủy viên
ban chấp hành, Hà ‘đầu đinh’ đứng dạng chân giữa dàn siêu mẫu, một tay
đút túi quần lần lượt bắt tay từng người. Để buổi lễ không thất bại và
mất vui, chúng tôi đành nuốt hận làm ngơ. Bây giờ tôi mới biết anh ta
không chỉ vô văn hóa, vô học mà còn là gương mặt rất điển hình của loại
cặn bã thể chế sống nhờ tiền thuế của dân,” ông kể trên Facebook. Nhà văn Nguyễn Quang Lập ở Hà Nội bình luận: “Bắc Hà vẫn vô can. Quá tài!” Trước đó, blogger Anh Pham ở Mỹ viết: “Ông Trần Bắc Hà, kế toán trưởng của một triều đại.” (T.K) Nguồn:
Ô hô! “Ngô Hồng Thắng, sinh năm 1971, là con trai của ủy viên BCT Ngô Văn Dụ…
Trung tướng Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội NDVN, kết hợp với Phó
Giám đốc Công an Tỉnh trở thành kẻ đón đường mãi lộ ông Chủ BOT Biên
Hòa. (Thượng tá CSGT tỉnh Đồng Nai Võ Đình Thường chỉ là em út).
___________
Phó Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Thân Đức Nam 2016-2021, cựu tổng GĐ Cienco 5.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét