DƯ LUẬN XÃ HỘI 52
(ĐC sưu tầm trên NET)
Để bạn đọc tìm hiểu vấn đề QUÀ TẶNG XỨ MƯA xin phép nhà văn Xuân Đức nhà báo Lý Nam Bình và nhà văn Trần Nhương tải về đây Thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của nhà văn Xuân Đức ( giải thưởng Nhà nước về VHNT) nhan đề CHÚNG TÔI CẦN THÔNG TIN in trên WWW.TRANNHUONG.COM và bài viết S.O.S: Ký sự Thị Trấn Bô-Xít Tại Lâm Đồng in trên WWW.TRANNHUONG.COM. Rất mong bạn đọc với tư cách là một công dân một nước độc lập hãy cùng chia sẻ việc nước trên tinh thần chủ trương của Đảng ta " Dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra".
THƯ NGÕ GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỦA NHÀ VĂN XUÂN ĐỨC CHÚNG TÔI CẦN THÔNG TIN
Trong bài trước, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ
đã đưa ra nhìn nhận của về con người và công trạng của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, sau đây mời quý vị theo dõi tiếp ý kiến của hai nhân vật
vừa nói về điều học được từ chữ nhẫn trong cuộc sống của vị Đại tướng
huyền thoại Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong những người khởi xướng mạng Bauxite Vietnam, nơi lên tiếng mạnh mẽ về những bất cập của dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nói về những bài học mà người trí thức như ông học được từ phần đời sau này của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho đến lúc chết:
Con người ấy như là chỉ báo, là thước đo cho tình hình đất nước.
Mỗi khi con người ấy cất tiếng nói lên là đất nước có vấn đề. Dân có thể
không hiểu hết tất cả những ý kiến của Đại tướng nhưng mà khi nghe Đại
tướng cất lên tiếng nói thì biết đất nước đang có vấn đề nan giải mà
phải giải quyết theo hướng nào đấy mới có chiều hướng tốt được. Đại
tướng còn và lên tiếng thì lòng dân thấy còn tin tưởng và thấy có ánh
sáng dẫn đường để mình có thể yên tâm sống và làm việc trong một xã hội
tuy rằng hiện nay có nhiều chuyện nhưng mà vẫn còn có lối ra một cách
tích cực.
Thế còn bài học về chữ nhẫn là bài học cho trí thức Việt Nam vì trí thức Việt Nam lâu nay học Đại tướng về chữ nhẫn đó. Tuy nhiên theo tôi chữ nhẫn đó cũng có hai mặt của nó. Mặt tích cực cũng thấy rất rõ, nhưng không phải không có những mặt mà bản thân chữ nhẫn không giải thích được, cho nên phải có những chữ thay thế và bổ sung vào đó. Tôi nghĩ bài học về chữ nhẫn của Đại tướng cũng là một bài học lớn, nhưng phải nhìn trong sự phát triển, có chuyển dịch theo tình thế lịch sử thì bài học ấy mới thực sự phát huy được tác dụng.”
“Tôi cho rằng cũng như trong xã hội thôi, tâm của một số hay đông đảo người có tâm rất tốt, nhưng chính quyền bất chấp những tâm đó; thì để giải quyết vấn đề chiến lược đó và điều tôi học được từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp là suy nghĩ chiến lược chứ không suy nghĩ manh mún, trước mắt có thể người ta phá mình, nhưng về lâu dài nếu ta kiên trì thì sự phá hoại ngày hôm nay sẽ bị lật ngược lại, bị làm cho phá sản trong một tương lai không phải xa. Và những người phá những nỗ lực để bảo vệ đất nước, phá những nỗ lực xây dựng một xã hội vì con người sẽ bị trừng trị trong tương lai.
Điều mà Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ sẽ nói với những bạn trẻ sau này về nhân vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà ông từng được gặp gỡ được chia sẻ như sau:
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp xét cho đến cùng là sản phẩm của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, cho nên bất cứ ai có lòng yêu nước, yêu tổ quốc Việt Nam, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam do ông cha ta tạo lập cả hàng đời, hàng nghìn năm nay đều có thể tiếp cận và phát huy tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bởi vì tư tưởng lớn nhất là yêu nước. Nếu yêu nước thì sẽ nghĩ ra những tư tưởng, hành động để giúp nước.”
Ngay sau khi có tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, những ý kiến khác nhau về nhân vật này lại được nêu lên; tuy nhiên hầu như nhiều người đều cho rằng nhân vô thập toàn, tôn vinh hay phê phán tất cả cũng để rút ra những bài học thiết thực nhằm có thể xây dựng và phát triển đất nước làm sao cho người dân Việt Nam ở mọi niềm không còn khổ, không có sự cách biệt quá lớn giữa những thành phần trong xã hội, những giá trị phổ quát về quyền con người được thực thi, mọi bất công được luật pháp phân xử một cách công bằng …
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vo-nguyen-giap-passed-away-part-2-gm-10052013094253.html
Tờ ĐĐK của Tại
hạ sáng nay có một bài của GS Nguyễn Lân Dũng, đặt tên là “Đại tướng Võ
Nguyên Giáp chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức” nhân kỷ niệm sinh nhật
lần thứ 100 của ông. Ngồi ở cuộc họp giao ban, Tại hạ ngứa mồm định nói
rằng bài này thực không hiểu là viết về “bác Giáp”, về GS Nguyễn Lân “bố
tôi”, hay viết về chính “tôi”- GS Nguyễn Lân Dũng. Nhưng nghĩ đi nghĩ
lại ngậm miệng, nhẫn đi một tí có lẽ là hơn nhất. Chẳng phải là sự trí
nhẫn, mà biểu hiện bên ngoài là sự bình thản, đã giúp Đại tướng Võ
Nguyên thượng thọ trăm tuổi, vượt qua bao cơn “bạo bệnh” đó sao.
100 tuổi. Chỉ có sự bình thản đến ghê gớm của một một bản lĩnh phi thường, hoặc một sự nhẫn nhịn hơn người mới giúp người ta có thể chiến thắng cả thời gian đến như thế. Tác giả Lê Mai viết: Giữa những ngày chiến tranh cực kỳ khốc liệt, ông vẫn chơi đàn piano. Hình như, âm nhạc làm cân bằng con người ông. Ông đã ngồi đệm đàn đàn piano để Nghệ sỹ Nhân dân Tường Vi hát. Giữa mặt trận,, một ông Tổng tư lệnh đệm đàn cho người nghệ sỹ nhân dân hát bài hát ngợi ca người lính của mình, thật là một hình ảnh xúc động, hiếm có.
Nhưng có nhiều cuộc chiến không ác liệt bởi súng nổ và máu đổ. Có những điều còn đáng sợ hơn cái chết. Có những kẻ thù còn nguy hiểm hơn kẻ thù ngoài mặt trận. Tại hạ rất muốn được hỏi ông rằng: Ông phải ngồi thiền nhiều nhất là khi nào? thời chiến hay thời bình?
Đến nay, vẫn còn tồn tại trong dân gian câu chuyện về “bài thơ chữ Nhẫn” mà cứ 10 người thì 9 cho rằng đó là bài thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người còn lại chắc không biết là của ai). Có những câu thế này:
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để liệu đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để chớ tàn sát nhau.
(Bản phổ thông dùng chữ “tàn hại”- Tại hạ để chữ tàn sát)
Cách đây ít lâu, có người khẳng định đây là bài thơ của Cụ cử Tử An Trần Lê Nhân (1888-1975) người làng Bát tràng đồng soạn giả Cổ học tinh hoa, từng làm quan đốc học tỉnh Hưng Yên. Và bài thơ này sau đó được Giáo sư Trần Văn Hà đọc tặng cho Đại tướng. Trên tạp chí “Thế giới trong ta”, giáo sư Trần Văn Hà (người cháu, gọi giáo sư Trần Lê Nhân là bác ruột) đã kể lại trong một dịp đến chúc tết “thầy Võ” , giáo sư đã đọc để Đại tướng nghe bài thơ “Nhẫn” này. Còn Đại tướng khi nghe xong thì vẩn vơ, dáng vẻ trầm ngâm. Nhưng thôi, dù là thơ của ai thì Nhẫn vẫn là một chữ cả đời phải học, dùng trăm năm không cũ, không hết.
Thế đâu là hình ảnh về sự bình thản của ông?
Đoạn dưới đây trích từ bài viết của nhà báo Huy Đức
Tiếng vỗ tay như vỡ tung Cung Hữu Nghị Việt Xô khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn giọng: “Xin chào mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời đó là Tổng Tư lệnh Chiến dịch Điện Biên Phủ, người đã chấp hành triệt để và sáng tạo quyết định của Chủ tịch HCM và Bộ Chính Trị, cùng Bộ Chỉ huy Chiến dịch, chỉ đạo trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ giành toàn thắng”. Thật khó biết điều gì đang diễn ra trong lòng Tướng Giáp, từ lâu ông đã có 1 gương mặt rất ít biểu lộ. Nhưng, những giọt nước mắt của những người có mặt hôm ấy thì không thể kềm chế, chúng lăn rất nhanh trên má họ; lăn khi, tiếng vỗ tay vẫn cứ kéo dài. Hôm ấy là ngày 6-5-1994, tại HN, Nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bài diễn văn dài của Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ vỏn vẹn có 59 từ nói về Tướng Giáp, lại được viết rất công thức, “rào đón” bằng cả “Bộ Chính Trị” và “Bác Hồ”. Sở dĩ, chúng có thể tạo ra sự rung động đặc biệt đến vậy, là vì đó là lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ, cái tên Võ Nguyên Giáp lại được nhắc đến trong 1 buổi lễ chính thức. Điện Biên Phủ là 1 chiến thắng “chấn động”, 1 chiến thắng đưa Võ Nguyễn Giáp trở thành 1 bậc tướng huyền thoại. Nhưng, năm 1984, khi chuẩn bị số đặc biệt mừng 30 năm Điện Biên, vào giờ chót, 1 tờ báo lớn đã phải “bóc” hình Tướng Giáp.
Tác giả Lê Mai viết: Năm 1984, giữa lúc thế giới và Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ thì người ta giao cho ông Giáp kiêm thêm chức phụ trách Uỷ ban sinh đẻ có kế hoạch. Việc đó, dù quan trọng, nhưng ai làm cũng được. “Họ” ghen tỵ với tài năng của ông, với hào quang của ông, với sự yêu mến của nhân dân dành cho ông? “Họ” muốn viết lại lịch sử, muốn phủ định vai trò của ông? “Họ” bảo, thôi cất cái mũ phớt đi được rồi (ám chỉ hình ảnh Võ Nguyên Giáp đội mũ phớt, đứng trước hàng quân). “Họ” tâng bốc, đồng chí (….) là Tổng công trình sư của đường lối đánh Mỹ và là Tổng tư lệnh trên thực tế. Chỉ một câu đó thôi, đã phủ nhận hai nhân vật lịch sử là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.
Nhà sử học Dương Trung Quốc thì nhớ lại: Năm 2004, vào dịp kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi đã có dịp hỏi Đại tướng về một trong những nhiệm vụ dân sự mà ông đã đảm nhiệm là Chủ tịch Ủy Ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Tôi tưởng đấy là câu hỏi “nhạy cảm” nhưng ông cười và trả lời: Chắc có nhiều điều thêu dệt lắm phải không? Thực ra, khi đó, chính anh Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) trực tiếp “nhờ” tôi gánh vác vì theo tập quán Quốc tế, với vấn đề quan trọng này thì phải cấp Thủ tướng phụ trách mà anh Tô quá bận. Đối với tôi, đấy là một nhiệm vụ, mà đã là nhiệm vụ thì phải hoàn thành…
Tại hạ tin là sử gia họ Dương đã nói thật, tin cả câu trả lời của tướng Giáp cũng thật. Nhẫn đã đến độ “Mưa to (coi) như mưa nhỏ. Mưa nhỏ như không mưa” thì quả là đã đạt đến hai chữ trí nhẫn.
Liên quan đến quan điểm về chữ nhẫn của tướng Giáp, trong một cuộc giao lưu gần đây một bạn đọc đã đặt câu hỏi: “Tôi có cảm giác chữ NHẪN xuyên suốt trong bác Giáp. Nghe nói, bác Văn luôn khuyên cán bộ dưới quyền phải biết nhẫn, biết kiềm chế? Bà Võ Hòa Bình, con gái của tướng Giáp đã trả lời như sau: Những khi bạn bè, đồng chí, người thân hoặc chính bản thân ông gặp lúc khó khăn, bao giờ chúng tôi cũng thấy ở Ba một thái độ bình thản. Ông điềm tĩnh nhưng kiên quyết làm rõ đúng – sai với niềm tin rằng sự thật và cái đúng sẽ sáng tỏ. Và ông đã truyền cho chúng tôi niềm tin như vậy. Còn Đại tá Trịnh Nguyên Huân, người mấy chục năm theo tướng Giáp thì đáp: Hiểu chữ Nhẫn có rất nhiều cách hiểu. Để mọi người hiểu quan điểm của mình, cần phải thuyết phục và có thời gian. Đấy cũng là Nhẫn. Để thực hiện việc nào đó, cần thuyết phục mọi người để họ hiểu và đi vào hành động, cũng cần thời gian. Đấy cũng là Nhẫn. Trong khoa học, để ra một chính sách một chiến lược về khoa học, có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng để đi tới thống nhất, Đại tướng cũng phải thuyết phục. Đấy cũng là chữ Nhẫn. (Trích đến đây thì Tại hạ hết kiên nhẫn trước sự kiên nhẫn của Đại tá Huân trong việc giải thích chữ nhẫn). Viết đến đây, Tại hạ chợt nhớ là mình đã điện hỏi chị Lương Thị Bích Ngọc, đồng hương Quảng Bình và cũng là người tổ chức buổi giao lưu bên Bee. Chị Ngọc rối lên rằng tế nhị lắm, phải bỏ nhiều câu hỏi lắm, lại than: Giờ tao còn đang run đây. Vì sao, đến giờ làm một cái giao lưu trực tuyến tôn vinh người anh hùng dân tộc vẫn còn phải ngó trước ngó sau, bỏ cái này thêm cái kia vì “tế nhị” thì quả thực Tại hạ không hiểu được.
Năm 1986, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý…Trong đấu tranh tư tưởng, có khi một người nào đó bị đánh giá là sai, rồi với thời gian, ý kiến của người đó chịu được thử thách, là đúng thì chúng ta thẳng thắn công nhận cho đúng mức, bằng không sẽ có trường hợp kỳ quặc sau đây: Người đúng luôn luôn phải sai và người sai luôn luôn phải đúng! Một thứ số mệnh rất khó hiểu”. Bình luận về chuyện này, tác giả Lê Mai viết: Bản lĩnh lớn của ông là ở chỗ, không bao giờ ông thanh minh cho cá nhân mình bất cứ việc gì. Kể cả với những người “xấu chơi”, ông vẫn giữ thái độ hoà nhã, cư xử nhã nhặn. Bởi, tầm văn hoá của ông cao hơn hẳn họ. Cũng có người không đồng ý với ông điểm này, điểm khác, song đặt mình vào hoàn cảnh của ông để mà hành động, thật không đơn giản chút nào. Hành động bao giờ cũng cao hơn mọi lời nói!
Bài học lịch sử là người nào định xoá bỏ lịch sử, người đó sẽ bị lịch sử xoá bỏ! Đó là quy luật!
Năm nay vị tướng của nhân dân đã tròn trăm tuổi nhưng vẫn còn rất nhiều dấu hỏi xung quanh cuộc đời ông. Chẳng hạn, về hồi Mậu thân, (Nói như nhà sử học Dương Trung Quốc, Mậu thân là một khoảng trống trong sử liệu), cái hồi mà Hữu Thỉnh viết:
Có trận đánh trở về
Nhìn đống súng thừa như nhìn thừa đũa bát
Thừa đến nỗi những người sống sót
Cũng không nỡ nhận mình là may
Hay câu chuyện Thành cổ, nơi mà vị tướng “tiếc đến từng giọt máu của lính” có lẽ đã khóc khi nghe những câu thơ Lê Bá Dương “Đò lên Thạch Hãn xin khua nhẹ/Đáy sông còn đó bạn tôi nằm”.
Vì sao hồi Mậu Thân tướng Giáp được đưa sang Bungari “nghỉ ngơi”. Vì sao hồi đánh Thành cổ ông lại không được quyết định chiến thuật. Tất cả đều là những khoảng trống. Bản thân những gì viết về tướng Giáp cũng có những “khoảng trống” đến nỗi Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết: Thực sự vị danh tướng ấy thế nào, số phận ra sao thì cho đến nay, vẫn chẳng có mấy ai biết.
Đoạn kết dưới đây lấy lại của nhà báo Huy Đức: Năm 1975, kết thúc chiến tranh. Năm 1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cho thôi chức Bí thư Quân ủy trung ương, thôi bộ trưởng Bộ Quốc phòng, những chức vụ mà ông được giao kể từ năm 1946. Năm 1982, ông không còn là ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1983, ông được giao kiêm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1983, dân gian làm thơ: “Nhà thơ làm kinh tế/Thống chế đi đặt vòng”. Cũng trong năm 1983 ấy, ông về quê, thảnh thơi đi bộ ra chợ Tréo (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình). Chợt hỏi: “Bún chợ Tréo chấm ruốc, giờ có còn ngon không?”. Mấy người dân quê nghe “bún chấm ruốc” từ miệng vị tướng lẫy lừng, không hiểu sao, òa khóc
http://daotuanddk.wordpress.com/2010/08/24/d%E1%BB%99c-l%E1%BA%ADp-d%E1%BA%A7y-v%C6%A1i-ba-chen-r%C6%B0%E1%BB%A3u/
Nguyễn Trung
Thế là người cuối cùng của thế hệ làm nên Cách Mạng Tháng Tám – Đại tướng Võ Nguyên Giáp – đã ra đi! Một chiến sỹ bất khuất, một vị tướng tài ba như một huyền thoại của một dân tộc mất nước quyết hy sinh tất cả để giành lại đất nước, một người yêu nước nhất mực trung thành với lợi ích quốc gia đã cống hiến đến giờ phút cuối cùng tất cả ý chí và nghị lực của mình cho sự nghiệp cứu nước và dựng nước! Tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ mãi mãi gắn liền với những cột mốc, những sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ của các chặng đường dân tộc ta đã đi qua suốt bốn cuộc kháng chiến cứu nước chống xâm lược cũng như 38 năm đầu tiên đầy gian truân của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ai biết được Đại tướng mang đi theo mình về cõi vĩnh hằng những suy nghĩ gì trong tâm thế của Người về thực trạng đất nước hôm nay? Ai biết được!? Ai?…
… Nhất thiết phải triệt để cải cách giáo dục để xây dựng nên cho tổ quốc chúng ta con người tự do của một đất nước tự do!
… Không sáp nhập Hà Tây vào thủ đô Hà Nội!..
… Không được làm bô-xít ở Tây Nguyên!
…
…
Chúng ta còn được nghe những gì nữa trong những năm Đại tướng đã nằm trên giường bệnh?
Đảng Cộng Sản Việt Nam với tính cách là người nắm trọn vẹn quyền cai trị đất nước là người duy nhất chịu trách nhiệm về thực trạng đất nước hôm nay, đồng thời cũng là người có trách nhiệm ràng buộc phải chủ động thôi thúc nhân dân cả nước đứng lên làm cuộc cải cách thể chế chính trị bằng con đường hòa bình không thể thoái thác này.
38 năm độc lập rồi, nhưng đến hôm nay vẫn chưa trả lời được câu hỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đất nước được độc lập, nhưng nhân dân chưa được tự do, thì độc lập để làm gì?
38 năm độc lập rồi, nhưng đến hôm nay cả nước vẫn chưa bước vào cuộc đấu tranh giành lấy độc lập tự do về tư duy, để vĩnh viễn bước ra khỏi quá khứ của nghèo hèn và lạc hậu, sớm khắc phục tình trạng tụt hậu và lạc lõng với thế giới, để trở thành một dân tộc tự do. Hiển nhiên nhiệm vụ này còn nguyên vẹn ở phía trước. Tự nhận về mình vai trò đội ngũ tiên phong của dân tộc với sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, nhưng ĐCSVN hôm nay chưa một lần đặt cuộc đấu tranh giành độc lập tự do về tư duy nhất thiết phải có này lên bàn nghị sự của dân tộc. Trong khi đó cả nước đang chịu sự trấn áp tự do tư duy chưa từng thấy. Điều này cũng có nghĩa tinh thần cốt lõi của Cách Mạng Tháng Tám đang bị chà đạp.
Việc sửa đổi Hiến pháp đang tạo ra cơ hội đưa đất nước đi vào con đường hòa bình cải cách thể chế chính trị. Vận mệnh sống còn và lợi ích thiêng liêng của quốc gia đòi hỏi cả nước – trước hết là ĐCSVN – nhất thiết phải nắm lấy cơ hội này. Nếu dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 như hiện nay sẽ được thông qua, sẽ đồng nghĩa tiếp tục đảo ngược sự nghiệp của Cách Mạng Tháng Tám…
Xin hãy để cho tâm trí lắng xuống, để cùng nhau thấu hiểu những nỗi đau, lĩnh hội những điều trăn trở của Đại tướng, để thúc giục chính mình phải suy nghĩ, phải hành động!
Xin kính cẩn vĩnh biệt Đại tướng!
Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước.
Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng.
Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài Gòn. Sau ngày 30.4.1975, có một thời gian ông là Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ba ông “họ Trần”: Trần Văn Giàu, Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng là ba nhân vật lừng danh một thời vang bóng tại Sài Gòn cũng như miền đất Nam Bộ.
Tác phẩm nổi tiếng của Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng, mới xuất bản được Tập 1: Hòa hay chiến và Tập 5: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nghe nói, Lê Đức Thọ phán, cuốn sách ấy sai từ đầu đến cuối, sách bị thu hồi nhưng nay đã được in lại.
Tháng 3.1992, tướng Trà đồng ý trả lời phỏng vấn của Nhật Hoa Khanh – tác giả Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, về nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp. Nhật Hoa Khanh – nhà nghiên cứu lịch sử VN hiện đại rất đặc sắc, đã công bố nhiều bài nghiên cứu rất có giá trị, hấp dẫn.
Bài trả lời phỏng vấn của Trần Văn Trà về Võ Nguyên Giáp có nhiều luận điểm cực kỳ sâu sắc, gợi lên cho giới nghiên cứu nhiều suy nghĩ. Võ Nguyên Giáp hiện lên trong mắt Trần Văn Trà đầy tài năng và nhân cách.
Nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cho rằng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” – bốn chữ “thật” rất đắt giá trong cách diễn đạt. Đã nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp là phải “thật công khai”: công khai tư liệu, công khai quan điểm, công khai sự kiện; công khai trong nước, ngoài nước. “Thật công phu” vì với một trí tuệ bậc thầy, siêu việt như Võ Nguyên Giáp, nếu nghiên cứu một cách hời hợt, bề ngoài, không đi sâu vào bản chất, vào quy luật, không hiểu được những nước cờ quân sự thiên tài của ông, không rút ra được các bài học thì làm sao thuyết phục?
“Thật công bằng” nghe qua tưởng đơn giản nhưng khó làm sao! Ông Trần Bạch Đằng từng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý”. Rằng Điện Biên Phủ thắng lợi là nhờ cố vấn TQ. “Họ” không biết rằng, nếu nghe lời cố vấn TQ tấn công theo kiểu “biển người”, thất bại là chắc chắn và cuộc kháng chiến đã phải lùi lại mười năm. “Họ” còn nói, tổng tấn công năm 1975, Lê Duẩn là Bí thư Quân ủy Trung ương chứ không phải ông Giáp. Rồi Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng phải sửa tới 30 chỗ, vì bị phản ứng quá…Lịch sử rất công bằng. Cho nên, “thật công bằng” đi liền với “thật công tâm”.
Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó phải chăng là sự tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng đối với Võ Nguyên Giáp.
Trần Văn Trà chỉ rõ, Võ Nguyên Giáp “là một Tổng tư lệnh biết đau với từng viết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu mỗi chiến binh”.
Đó cũng là quan điểm cốt tử trong tư tưởng quân sự Võ Nguyên Giáp: giành thắng lợi cao nhất đi đôi với tổn thất thấp nhất. Ông nói, phải sử dụng cái đầu của người lính chứ không phải thân thể họ. Nếu ông Giáp không ra lệnh hoãn cuộc tấn công, hàng loạt tướng lĩnh, chỉ huy ưu tú và bộ đội đã hy sinh ở Điện Biên. Cho nên, những tướng lĩnh và người lính coi ơn ấy là ơn cứu mạng vậy. Nếu để ông toàn quyền trong các chiến dịch Mậu Thân 68, Xuân hè 72 thì tình hình chắc đã khác. Trần Văn Trà nêu rõ: “nếu thực hiện cách đánh thận trọng hơn theo quan điểm của Anh Văn thì chắc chắn số lượng thương binh và tử sỹ sẽ ít hơn, số lượng chiến sỹ còn sống và còn khỏe sẽ nhiều hơn, chẳng những thế, chiến thắng sẽ lớn hơn nữa”.
Trần Văn Trà cũng nhận xét rất chính xác, rằng Võ Nguyên Giáp là con người bao dung, độ lượng. Đối với những người hiểu lầm hoặc cố tình hiểu lầm, ghen ghét, đố kỵ tài năng…Võ Nguyên Giáp vẫn tiếp tục cư xử một cách nhã nhặn và bình thản. Ông chỉ nói về cái tốt, cái đúng của đồng đội, chưa bao giờ thanh minh cho bản thân mình một vấn đề gì.
Một vấn đề rất lý thú nữa mà Trần Văn Trà nêu lên, đó là cách gọi Võ Nguyên Giáp như thế nào cho đúng nhất. Gọi “Đại tướng” không có gì sai nhưng không biểu hiện được vai trò đứng đầu toàn quân của Võ Nguyên Giáp và mối quan hệ rất khăng khít của ông đối với toàn quân. Nên gọi “Tổng tư lệnh” hoặc “Anh Văn”.
Gọi “Tổng tư lệnh” là cách gọi một cách trang trọng. Võ Nguyên Giáp là tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy. Ông đứng vững trên vị trí Tổng tư lệnh liên tục 30 năm, hạ đo ván 7 tướng lĩnh của Pháp và 3 tướng lĩnh Hoa Kỳ, tài năng ấy thật phi thường, khó ai có thể so sánh. Cho nên, muốn gọi Võ Nguyên Giáp theo chức vị một cách trang trọng, “tôi cho rằng gọi Tổng tư lệnh đúng hơn cả” – tướng Trà kết luận.
Điều này hoàn toàn đúng. Càng đúng hơn vì bây giờ chúng ta thấy, VN có không ít Đại tướng, lại có cả Đại tướng chưa qua quân đội một ngày nào, nói chi đến chiến công. Ngày trước, ngay như Trần Văn Trà được phong Trung tướng năm 1959 và tới 15 năm sau ông mới được phong Thượng tướng.
Còn gọi Anh Văn là gọi một cách thân mật. Tất nhiên, không phải ai cũng có thể gọi Anh Văn, vì điều đó còn phụ thuộc vào tuổi tác, mối quan hệ công tác, quan hệ thân thuộc nữa. Gọi Anh Văn vừa nói lên vai trò Anh Cả của Võ Nguyên Giáp trong quân đội, vừa nói lên quan hệ vô cùng mật thiết của ông đối với toàn quân. Và chúng ta biết, Hồ Chí Minh thường gọi Võ Nguyên Giáp một cách trìu mến mà thâm thúy: chú Văn.
Chính vì tất cả những điều đó mà trong mắt Trần Văn Trà, Võ Nguyên Giáp giành được sự yêu mến gần như tuyệt đối của toàn quân, toàn dân. Đây là điều mà hẳn chúng ta ai cũng đồng ý và lấy làm tự hào.
(Ngày 7.10.2013 – những ngày tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
http://lemaiblog.wordpress.com/2013/10/07/vo-nguyen-giap-trong-mat-tran-van-tra/
Bức ảnh “cựu chiến binh Phàng Sao Vàng” được nhiều báo (VTC News, Kiến Thức…) đăng tải và được Ngoisao.net bình chọn là một trong 10 “ảnh hot trong ngày trên Facebook” (7/10).
Còn bức ảnh “dân oan Phàng Sao Vàng” là do một số blogger “phản động” ở Hà Nội ghi lại cách đây ít lâu, trong một lần đi tiếp tế cho dân oan.
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Hé lộ 3 bức thư tuyệt mật Đại tướng Võ Nguyên Giáp can ngăn không cho TQ khai thác BoXít Tây Nguyên
Bí mật động trời hé lộ về những Trăn Trở cuối đời của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và cái kết khó tin
LO LẮNG VỀ DỰ ÁN BÔ-XÍT TÂY NGUYÊN
Bạn đọc kinh mến. Dự án khai thác Bo-xit ở Tây Nguyên ( Lâm Đồng Đăknông...) đã được Chính phủ phê duyệt và Tổng công ty Than-khoáng sản VN thực hiện. Nhưng dư luận các nhà khoa học trí thức văn nghệ sĩ cả nước vẫn rất băn khoăn lo lắng . Nhiều nhà khoa học đã lên tiếng phản biện rất xác đáng Nhiều vị tứớng lĩnh lo ngại vì dự án tạo điều kiện cho người Trung Quốc đứng chân ở Tây Nguyên một địa bàn chiến lược nhạy cảm nhất - " Nếu ai chiếm Tây Nguyên người ấy chiếm Đông Dương"- các nhà quân sự đã nói như vậy. Báo Điên tử Vietnamnet cũng đã đăng thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.. Nhưng dự án đã và đang được triển khai. Báo chí lại không được thông tin nhiều chiều về dự án này. Và người Trung Quốc đã có mặt ở Tây Nguyên.Điều lạ lùng là từ khi có dự án đầu tư nước ngoài ( FDI) vào nước ta đến nay chưa từng có dự án nào mà chủ nước ngoài đưa công nhân từ nước mình vào một cách đông đảo đến vậy ?. Và lương công nhân phổ thông của họ lại gần gấp đôi lương kỹ sư Việt Nam ? ...Để bạn đọc tìm hiểu vấn đề QUÀ TẶNG XỨ MƯA xin phép nhà văn Xuân Đức nhà báo Lý Nam Bình và nhà văn Trần Nhương tải về đây Thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của nhà văn Xuân Đức ( giải thưởng Nhà nước về VHNT) nhan đề CHÚNG TÔI CẦN THÔNG TIN in trên WWW.TRANNHUONG.COM và bài viết S.O.S: Ký sự Thị Trấn Bô-Xít Tại Lâm Đồng in trên WWW.TRANNHUONG.COM. Rất mong bạn đọc với tư cách là một công dân một nước độc lập hãy cùng chia sẻ việc nước trên tinh thần chủ trương của Đảng ta " Dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra".
THƯ NGÕ GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỦA NHÀ VĂN XUÂN ĐỨC CHÚNG TÔI CẦN THÔNG TIN
Kính gửi: - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Bộ trưởng các bộ Kế hoạch đầu tư Khoa học công nghệ Bộ Thông tin truyền thông các nhà khoa học cấp ủy và chính quyền các tỉnh Tây nguyên và tất cả các cơ quan liên quan.
Tôi là một nhà văn nhưng trước hết tôi là một công dân một người dân của đất nước dân chủ và đã được giáo dục là phải biết làm chủ đất nước mình.
Tôi xin được bày tỏ với Thủ tướng và các quý lãnh đạo tâm trạng lo âu vô cùng trước một dự án kinh tế đang làm xôn xao dư luận: dự án khai thác bô-xít tại các tỉnh Tây Nguyên.
Vì sao lại lo âu ? Bởi vì cho đến nay thông tin có được đến với chúng tôi hầu hết là những phản biện sắc bén đầy tính thuyết phục vì những hệ lụy khôn lường của nó. Trong lúc ấy trên các phương tiện truyền thông không hề đăng một ý kiến bảo vệ dự án nói rõ cái lợi hơn hẳn những cái hại mà các nhà phản biện đã nêu lên. Như vậy hỏi làm sao chúng tôi tránh được sự lo lắng ?
Báo điện tử Vietnamnet có đăng ý kiến của Văn phòng Thủ tướng cho biết kết luận mới nhất của Thủ tướng trong buổi làm việc với các bộ ngành liên quan đến việc triển khai dự án này bên cạnh việc Thủ tướng giao cho phó thủ tướng Hoàng Trung Hải phải tổ chức ngay hội thảo khoa học về dự án này thì cũng cho biết Thủ tướng đã nói dự án khai thác bô-xít ở Tây nguyên là nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt và đúng với chỉ đạo của Bộ chính trị..nên vẫn tiếp tục triển khai ?! Lại đọc lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng trong đó nói rõ mặc dù dự án khai thác bô-xít đang sôi sục vì quá nhiều ý kiến phản biện quyết liệt của các nhà khoa học nhưng hiện đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đang triển khai công việc ở Tây Nguyên. Những thông tin như vậy không thể không khiến chúng tôi cảm thấy có vẻ như mọi sự đã an bài gạo đã nấu thành cơm..
Thưa Thủ tướng kính mến ! Gần đây trên các phương tiện thông tin nhất là trên mạng internet khi chúng tôi bày tỏ suy nghĩ của mình đến một vấn để hệ trọng của đất nước mà không thuận chiều với ý chỉ đạo của trên thường chúng tôi nhận được 2 lời khuyên có tính răn đe như sau. Một các anh làm văn chương thì cứ hãy biết đến văn chương tại sao lại cứ thích bàn vào những chuyện không thuộc lĩnh vực các anh ? Hai các anh không nên bàn vào các lĩnh vực mà các anh không có hoặc không đủ thông tin.
Về điều thứ nhất những lời khuyên như vậy là trái với luật pháp và trái cả đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng. Bởi một nhà văn trước hêt là một công dân. Luật pháp cho chúng tôi quyền được tham gia vào tất cả các vấn đề lớn nhỏ của đời sống xã hội ( trừ những vấn đề tuyệt mật của quốc gia). Trong sự chỉ đạo của đảng về văn học nghệ thuật đội ngũ nhà văn thường được khuyên bảo là phải vươn tầm suy nghĩ của mình lên ngang tầm của sự phát triển phải dành cảm xúc sáng tạo của mình vào những vấn đề trọng đại của đất nước không nên chỉ co lại trong cái tôi nhỏ bé...Vậy thì tại sao lại can ngăn chúng tôi khi bày tỏ ý kiến trước những vấn đề trọng đại ?
Về điều thứ hai nói rằng chúng tôi không nên bàn vào những chuyện mà không đủ thông tin. Nhưng vì sao chúng tôi lại không được thông tin đầy đủ khi mà những vấn đề rất lớn đó lại không thuộc tuyệt mật quốc gia? Chẳng phải chúng ta đang thực hiện cơ chế dân chủ theo Pháp lệnh dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra đó sao ? Một dự án như dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên nếu thắng lợi thì trước hêt người dân Tây Nguyên được hưởng nếu có hệ lụy nghiêm trọng thì người gánh chịu trước hết cũng là người dân TN sau nữa là nhân dân cả nước. Vì vậy dân phải biết và dân phải bàn là đúng với chủ trương thực hiện dân chủ của đảng.
Cho đến giờ phút này tôi không thể bày tỏ được chính kiến của mình là ủng hộ hay phản đối đối với dự án vì...không đủ thông tin hai chiều. Tôi lúc nào cũng tin vào sự sáng suốt của Chính phủ. Nhưng đó là một niềm tin khoa học chứ không phải cuồng tín. Vì vậy chúng tôi yêu cầu có đủ thông tin nhất là những lí lẽ của những ai bảo vệ việc triển khai dự án. Dứt khoát không thể chỉ nói việc này đã được các ngành thẩm định đã theo đúng quy hoạch và sự chỉ đạo của BCT..
Tôi linh cảm rằng vấn đề triển khai dự án Bô-xít ở Tây nguyên cùng với những hệ lụy của nó sẽ trở thành một vấn đề rất lớn của Quốc gia vượt qua khuôn khổ kinh tế thậm chí trên cả vấn đề môi trường mà đã chạm tới địa hạt của sự nhạy cảm nhất của đất nước- vấn đề an ninh Quôc gia ! Vì vậy chúng tôi cần thông tin cả hai chiều một cách thấu đáo và kính mong Thủ tướng cùng các cấp lãnh đạo hết sức bình tĩnh lắng nghe tiếng nói của nhân dân.
Kính chúc Thủ tướng cùng quý cấp mạnh khỏe hạnh phúc !
- Bộ trưởng các bộ Kế hoạch đầu tư Khoa học công nghệ Bộ Thông tin truyền thông các nhà khoa học cấp ủy và chính quyền các tỉnh Tây nguyên và tất cả các cơ quan liên quan.
Tôi là một nhà văn nhưng trước hết tôi là một công dân một người dân của đất nước dân chủ và đã được giáo dục là phải biết làm chủ đất nước mình.
Tôi xin được bày tỏ với Thủ tướng và các quý lãnh đạo tâm trạng lo âu vô cùng trước một dự án kinh tế đang làm xôn xao dư luận: dự án khai thác bô-xít tại các tỉnh Tây Nguyên.
Vì sao lại lo âu ? Bởi vì cho đến nay thông tin có được đến với chúng tôi hầu hết là những phản biện sắc bén đầy tính thuyết phục vì những hệ lụy khôn lường của nó. Trong lúc ấy trên các phương tiện truyền thông không hề đăng một ý kiến bảo vệ dự án nói rõ cái lợi hơn hẳn những cái hại mà các nhà phản biện đã nêu lên. Như vậy hỏi làm sao chúng tôi tránh được sự lo lắng ?
Báo điện tử Vietnamnet có đăng ý kiến của Văn phòng Thủ tướng cho biết kết luận mới nhất của Thủ tướng trong buổi làm việc với các bộ ngành liên quan đến việc triển khai dự án này bên cạnh việc Thủ tướng giao cho phó thủ tướng Hoàng Trung Hải phải tổ chức ngay hội thảo khoa học về dự án này thì cũng cho biết Thủ tướng đã nói dự án khai thác bô-xít ở Tây nguyên là nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt và đúng với chỉ đạo của Bộ chính trị..nên vẫn tiếp tục triển khai ?! Lại đọc lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng trong đó nói rõ mặc dù dự án khai thác bô-xít đang sôi sục vì quá nhiều ý kiến phản biện quyết liệt của các nhà khoa học nhưng hiện đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đang triển khai công việc ở Tây Nguyên. Những thông tin như vậy không thể không khiến chúng tôi cảm thấy có vẻ như mọi sự đã an bài gạo đã nấu thành cơm..
Thưa Thủ tướng kính mến ! Gần đây trên các phương tiện thông tin nhất là trên mạng internet khi chúng tôi bày tỏ suy nghĩ của mình đến một vấn để hệ trọng của đất nước mà không thuận chiều với ý chỉ đạo của trên thường chúng tôi nhận được 2 lời khuyên có tính răn đe như sau. Một các anh làm văn chương thì cứ hãy biết đến văn chương tại sao lại cứ thích bàn vào những chuyện không thuộc lĩnh vực các anh ? Hai các anh không nên bàn vào các lĩnh vực mà các anh không có hoặc không đủ thông tin.
Về điều thứ nhất những lời khuyên như vậy là trái với luật pháp và trái cả đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng. Bởi một nhà văn trước hêt là một công dân. Luật pháp cho chúng tôi quyền được tham gia vào tất cả các vấn đề lớn nhỏ của đời sống xã hội ( trừ những vấn đề tuyệt mật của quốc gia). Trong sự chỉ đạo của đảng về văn học nghệ thuật đội ngũ nhà văn thường được khuyên bảo là phải vươn tầm suy nghĩ của mình lên ngang tầm của sự phát triển phải dành cảm xúc sáng tạo của mình vào những vấn đề trọng đại của đất nước không nên chỉ co lại trong cái tôi nhỏ bé...Vậy thì tại sao lại can ngăn chúng tôi khi bày tỏ ý kiến trước những vấn đề trọng đại ?
Về điều thứ hai nói rằng chúng tôi không nên bàn vào những chuyện mà không đủ thông tin. Nhưng vì sao chúng tôi lại không được thông tin đầy đủ khi mà những vấn đề rất lớn đó lại không thuộc tuyệt mật quốc gia? Chẳng phải chúng ta đang thực hiện cơ chế dân chủ theo Pháp lệnh dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra đó sao ? Một dự án như dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên nếu thắng lợi thì trước hêt người dân Tây Nguyên được hưởng nếu có hệ lụy nghiêm trọng thì người gánh chịu trước hết cũng là người dân TN sau nữa là nhân dân cả nước. Vì vậy dân phải biết và dân phải bàn là đúng với chủ trương thực hiện dân chủ của đảng.
Cho đến giờ phút này tôi không thể bày tỏ được chính kiến của mình là ủng hộ hay phản đối đối với dự án vì...không đủ thông tin hai chiều. Tôi lúc nào cũng tin vào sự sáng suốt của Chính phủ. Nhưng đó là một niềm tin khoa học chứ không phải cuồng tín. Vì vậy chúng tôi yêu cầu có đủ thông tin nhất là những lí lẽ của những ai bảo vệ việc triển khai dự án. Dứt khoát không thể chỉ nói việc này đã được các ngành thẩm định đã theo đúng quy hoạch và sự chỉ đạo của BCT..
Tôi linh cảm rằng vấn đề triển khai dự án Bô-xít ở Tây nguyên cùng với những hệ lụy của nó sẽ trở thành một vấn đề rất lớn của Quốc gia vượt qua khuôn khổ kinh tế thậm chí trên cả vấn đề môi trường mà đã chạm tới địa hạt của sự nhạy cảm nhất của đất nước- vấn đề an ninh Quôc gia ! Vì vậy chúng tôi cần thông tin cả hai chiều một cách thấu đáo và kính mong Thủ tướng cùng các cấp lãnh đạo hết sức bình tĩnh lắng nghe tiếng nói của nhân dân.
Kính chúc Thủ tướng cùng quý cấp mạnh khỏe hạnh phúc !
Thứ 4 ngày 4/3/2009
(Nguồn:http://www.trannhuong.com/ TrầnNhươngcoptừ http://www.xuanduc.vn/
(Nguồn:http://www.trannhuong.com/ TrầnNhươngcoptừ http://www.xuanduc.vn/
S.O.S: Ký sự Thị Trấn Bô-Xít Tại Lâm Đồng | |||
Lý Nam Bình
| |||
Theo
quốc lộ 20 từ Sài Gòn về Đà Lạt đến Bảo Lộc ngay tại ngã 3 Lộc Sơn
quẹo trái 15 cây số nữa sẽ đến thị trấn Bảo Lâm. Nơi đây là tổng hành
dinh điều hành khai thác Bô Xít ở Lâm Đồng. Đến trung tâm thị trấn ngay
chỗ chợ Bảo Lâm theo mũi tên chỉ dẫn quẹo trái vào 200m sẽ đến khu
điều hành khai thác Bô Xít. Nơi đây bao gồm nhà ở của các chuyên gia
Trung Quốc và các quan chức của tập Đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam. Còn
mỏ Bô Xít thì cách đó chừng 5 km. Cả một vùng trên 100 mẫu đã được san
bằng nằm giữa 3 khu vực: Thị trấn Lộc Thắng- xã Lộc Phú và xã B Lá. Hai
xã này đều thuộc huyện Bảo Lâm
Khác
với sự dè dặt trên ĐăkNông tại Bảo Lâm người ta thoải mái nói về Bô
Xít hơn. Từ quốc lộ 20 có bảng chỉ dẫn đường vào vùng khai thác mỏ và
nơi điều hành khai thác. Và an ninh cũng có phần lỏng lẻo hơn ĐăkNông
nhiều.
Người
Trung Quốc bao gồm các chuyên gia và công nhân tràn ngập thị trấn Lộc
Thắng. Các hàng quán phục vụ người Trung Quốc mọc lên rất nhiều bằng các
bảng hiệu song ngữ Việt - Tàu. Theo một cán bộ phòng Lao Động thương
binh tại thị xã Bảo Lộc thì hiện nay có khoảng 500 người Trung Quốc gồm
các chuyên gia và công nhân đang phục vụ mỏ và cho biết khi nhà máy đi
vào hoạt động sẽ có hơn 6000 người Trung Quốc phục vụ tại đây.
Các
chuyên gia Trung Quốc thì ở ngoài thị trấn Lộc Thắng trong khu cao cấp
biệt lập nằm ven thị trấn trên một hồ nước thơ mộng. Cuối tuần khu này
vắng vẻ do họ về Sài Gòn hay lên Đà Lạt ăn chơi. Họ đi lại bằng xe biển
số xanh 49B do tỉnh Lâm Đồng cung cấp. Còn công nhân Trung Quốc thì ở
ngay tại khu mỏ. Từ thị trấn Lộc Thắng đi 5 Cây số về hướng ĐăkNông đến
ngã 3 Cát Quế họ sống trong những ngôi nhà thấp lè tè lợp tôn màu xanh.
Hiện có khoảng 8 dãy nhà dành cho công nhân ở. Chúng tôi gặp chị Hương
đang lo nấu ăn cho 1 dãy nhà gồm 45 công nhân Trung Quốc cho biết: "
Hiện có khoảng 300 công nhân Trung Quốc ở đây mỗi dãy nhà họ thuê 2
người nấu ăn lương mỗi người là 150 000 VND. Theo chị Hương thì cách ăn
uống của công nhân Trung Quốc khác lạ buổi sáng ăn cháo trắng với cá
khô kho mặn và họ sống rất hà tiện. Họ giao 700 ngàn đồng (cỡ 40 Mỹ Kim)
cho chị Hương bảo phải đi chợ nấu ăn cho 45 người. Không riêng gì nhóm
chị Hương mà người nấu cho các nhóm khác đều kêu ca. Người dân thị trấn
Lộc Thắng cho hay mỗi sáng sớm và chiều tối hàng tốp công nhân Trung
Quốc kéo nhau đi dạo và vào các hàng quán. Một điều dễ nhận là họ mua
cái gì cũng trả giá từ cục xà phòng hộp kem dù giá bán lẻ in ngay ngoài
vỏ hộp nhưng họ cũng trả thấp hơn một phân nữa.
Anh
Hoàng Văn Xướng một công nhân lao động phổ thông 20 tuổi ở ngay thị
trấn Lộc Thắng cho hay hiện có rất nhiều người dân địa phương và người
miền Bắc vào làm công nhân tại mỏ. Giá tiền công là 90 ngàn cho một ngày
làm việc. Đó là công giá sau khi qua các tay cò trung gian nếu làm
trực tiếp cho các người thầu Trung Quốc thì giá được trả là 150 ngàn VND
. Công việc chính của các công nhân Việt Nam là đào móng và các việc
lặt vặt khác. Mỗi ngày có khoảng 300 người Việt nam làm việc nơi đây.
Anh
Nguyễn Văn Quốc 25 tuổi người Đà Nẵng kỹ sư tốt nghiệp Đại Học Bách
Khoa Đà Nẵng làm việc tại đây được 3 tháng cho biết anh đang làm việc
chung với nhóm chuyên gia Trung Quốc và có 4 5 thông dịch viên. Công
việc của anh là hướng dẫn công nhân Việt nam đào các móng. Mỗi trụ móng
1mét vuông nhưng chiều sâu đến 13 5 mét. Khu nhà máy rộng đến 60 hecta
chỉ làm đúng kích cỡ do các chuyên gia Trung Quốc chỉ dẫn sau đó họ đem
nhà máy của họ qua đây lắp vào các trụ móng đào sẵn. Anh Quốc cũng cho
biết lương kỹ sư của anh là 6 triệu đồng 1 tháng thấp hơn lương công
nhân Trung Quốc là 10 triệu đồng. Công nhân Trung Quốc họ đến từ các
vùng miền núi nông thôn không có học hành gì. Anh Quốc dẫn chúng tôi
vào sâu trong vùng mỏ. Đi đâu cũng thấy bảng chỉ dẫn bằng 2 thứ tiếng:
Việt- Hoa.
Một
cán bộ làm việc tại văn phòng UBND huyện Bảo Lâm cho biết nhà máy đã
khởi công gần 1 năm nay rồi nhưng công tác đào tạo đã chuẩn bị trước
đây 4 năm. Học Đại Học 4 năm thì học ở Trung Quốc các sinh viên là con
em địa phương thi đại học Bách Khoa Sài Gòn hay Bách Khoa Đà Nẵng bị
rớt mà trên 10 điểm cho 3 môn thì được gởi đi học 4 năm ở Trung Quốc.
Toàn bộ chi phí do phía Trung Quốc đài thọ. Khóa đầu tiên hơn 50 em đã
học được 3 năm rồi. Còn học hệ Cao Đẳng thì học tại Hải Phòng công nhân
học hệ Trung cấp thì học ở Bảo Lộc
Anh
Nguyễn Tín người dân thị trấn Lộc Thắng cho biết thêm toàn bộ đợt đầu
đi học là con của cán bộ huyện Bảo Lâm và thị xã Bảo Lộc còn dân
thường muốn gởi con đi học thì phải tốn 25 triệu đồng lo lót. Các đợt
sau thì rẻ hơn chỉ 20 triệu thôi anh cũng muốn gởi con anh đi học xuất
ngoại cho biết nhưng con anh không chịu do sợ tốn kém gia đình.
Người
dân Lộc Thắng thì đi đâu cũng bàn tán xôn xao về mỏ Bô Xít. Họ kể về
những gia đình được nhận đền bù tiền giải tỏa để giao mặt bằng nhận trên
1 tỷ đồng nhưng ra thị trấn hay xuống thị xã mua nhà vẫn không đủ. Có
người không chịu đi bị cưỡng chế sau đó tiền đền bù mất hơn 400 triệu
trừ vào chi phí cưỡng chế. Có người tiếc vườn cà phê vườn chè quyết ôm
cột nhà không đi bị xe múc vào múc bể đầu chết ngay tại chỗ mà còn bị
kết tội là chống người thi hành công vụ. Cũng có nhiều người nhận ra là
Bô Xít rất độc hại. Họ biết rõ là Trung Quốc đóng cửa các nhà máy Bô Xít
của họ và qua đây khai thác Bô Xít của mình nhằm tránh độc hại cho dân
họ còn dân mình thì lãnh hết hậu quả.
Từ
ngã 3 Cát Quế ngay tâm điểm vùng mỏ tại Bảo Lâm đi khoảng 40 cây số nữa
sẽ đến mỏ Bô Xít ở ĐăkNông . Dọc đường chúng tôi bắt gặp nhiều người
dân tộc Châu Mạ sống đói khổ trong những căn nhà sàn xập xệ rách nát. Họ
vẫn hồn nhiên trên những nương chè ngút màu xanh. Mùa này chè tươi được
mua với giá 1000 đồng cho 1 kí lô. Những thung lũng mát màu xanh của
thông chè cà phê có nguy cơ bị hủy diệt lần này không phải bởi chất
độc màu da cam mà bởi những bụi đỏ và bùn đỏ của Bô Xít.
Rồi
đây 20 năm nữa vùng hạ lưu sông Đồng Nai sông Sài Gòn và Hồ Trị An sẽ
nhiễm độc và các cháu bé bại liệt què quặt ngây ngô chắc sẽ được công
kênh qua Tàu để kiện Bắc Kinh chăng? Những người đang nhẫn tâm đặt bút
ký đủ loại quyết định cho Trung Quốc vào khai thác Bô Xít tại Trung
Nguyên liệu lúc đó có còn sống để thấy hậu quả việc họ làm không?
Những trăn trở Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi lại chúng ta(Chính trị Việt Nam) - Lo vấn đề đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho ngành năng lượng nguyên tử; đổi mới giáo dục để tránh tụt hậu xa và cả câu chuyện về bauxite… là những điều mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp trăn trở trong những năm cuối đời.
Cả khi nằm trên giường bệnh ông vẫn dặn dò các
thành viên Chính phủ: “Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai
thác bô-xít Tây Nguyên”. Những điều mà Đại tướng trăn trở đến bây giờ
vẫn đậm tính thời sự.
Bauxite mong Quốc hội và Trung ương quyết định đúng đắn
Với
chủ trương phát triển bauxite Tây Nguyên, Đại tướng đã nhiều lần gửi
thư cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, đề nghị dừng các dự án
bauxite.
Theo Đại tướng, chủ trương khai thác chế
biến bauxite ở Tây Nguyên là một vấn đề hết sức hệ trọng.Theo ông, nó
"sẽ có tác động lớn đến môi trường sinh thái, kinh tế, văn hoá, xã hội,
an ninh, quốc phòng và đến phát triển ổn định, bền vững của đất nước".
Đại tướng cho rằng nhiều vấn đề mà Bộ Chính trị nêu lên cho đến nay chưa được nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện đầy đủ.
Trong
dịp kỷ niệm ông tròn 100 tuổi, khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
và các thành viên Chính phủ đến chúc thọ. Ai cũng mong đại tướng giữ gìn
sức khỏe, trí tuệ minh mẫn, trường thọ để tiếp tục có những ý kiến đóng
góp quý giá cho Đảng và nhà nước.
Thủ tướng nói:
“Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi gắn liền với tên tuổi đại tướng Võ
Nguyên Giáp. Đảng và nhà nước mãi ghi nhớ công lao đóng góp to lớn này
cho sự nghiệp phát triển của dân tộc”.
Đáp lại lời
chúc, đại tướng Võ Nguyên Giáp vui vẻ nói: “Tôi sống ngày nào cũng là vì
đất nước ngày đó. Mong Đảng, Chính phủ luôn ghi nhớ công lao của những
chiến sĩ cách mạng. Có được đất nước như ngày hôm nay cũng là nhờ xương
máu hy sinh của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa”.
Khi
đó, dù cũng rất yếu song vị tướng già lần lượt bắt tay từng thành viên
Chính phủ và dặn dò: “Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai thác
bô-xít Tây Nguyên. Đây là địa điểm chiến lược quan trọng của đất nước,
có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh không chỉ với Việt Nam mà cả
với Đông Dương”.
Năm điều nhắc ngành năng lượng hạt nhân
Vào
dịp lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được khánh thành, Đại tướng Võ Nguyên
Giáp đã có bài nói chuyện về việc "Tiến lên chủ nghĩa khoa học và kỹ
thuật năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình".
Theo đó bài phát biểu của Đại tướng đánh giá cao thành tựu xây dựng công trình lò phản ứng hạt nhân.
Đại
tướng nói: “Trong thời gian 2 năm chúng ta đã hoàn thành việc khôi phục
và mở rộng, về thực chất là xây dựng lại lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
với trình độ hiện đại, công suất được tăng thêm, với hệ thống bảo đảm kỹ
thuật hiện đại, đáp ứng những tiêu chuẩn rất cao về bảo vệ phóng xạ đối
với con người và môi trường.
Đây là một thành công
lớn của sự hợp tác Việt Nam - Liên Xô, của cả một quá trình lao động
sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề
Việt Nam với sự giúp đỡ hết lòng của các chuyên gia Liên Xô và sự hỗ trợ
của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế.
Thay mặt
hội đồng bộ trưởng, tôi khen ngợi Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công
nhân viên và nhân viên, các đảng viên và đoàn viên phân viện nghiên cứu
hạt nhân Đà Lạt, khen ngợi toàn thể cán bộ và công nhân xí nghiệp số 1
và xí nghiệp thi công cơ giới thuộc Cty xây dựng số 14 Bộ xây dựng, đã
nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, đoàn kết phối hợp vượt qua mọi khó
khăn ban đầu, hoàn thành đúng thời hạn một công trình trọng điểm đòi hỏi
kỹ thuật cao, đảm bảo về cơ bản các yêu cầu đề ra về chất lượng".…
Đại
tướng cho rằng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt tuy quy mô còn nhỏ nhưng có ý
nghĩa và triển vọng lớn, không những nó tạo điều kiện ứng dụng rộng rãi
năng lượng nguyên tử phục vụ những yêu cầu trước mắt của một số ngành
kinh tế mà quan trọng hơn là cơ sở đầu tiên không thể thiếu cho phép đội
ngũ khoa học và kỹ thuật của ta tiến lên từng bức làm chủ khoa học và
kỹ thuật nguyên tử, đưa những khả năng to lớn của năng lượng nguyên tử
phục vụ mục tiêu hòa bình xây dựng nền kinh tế quốc dân của chúng ta.
Tuy
nhiên Đại tướng cũng nhận định lĩnh vực này Việt Nam đã đi chậm khá
nhiều, vì vậy không thể thỏa mãn với những thành tựu đã đạt được mà phải
nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, nghiên cứu hăng say, lao động sáng
tạo, khắc phục mọi khó khăn, tranh thủ thời gian tiến lên những bước
mới.
Nhân đây, Đại tướng đưa ra 5 điều nhắn nhủ:
Một là: Lò
phản ứng hạt nhân là một thiết bị hiện đại và phức tạp, cho nên cần
theo dõi chặt chẽ những vấn đề khoa học và kỹ thuật của lò để kịp thời
giải quyết.
Chúng ta lại vừa học vừa làm nên cần
nghiêm túc học tập các chuyên gia Liên Xô, tiến lên nắm vững và làm chủ
kỹ thuật vận hành và điều khiển lò phản ứng. Coi trọng việc đào tạo đội
ngũ cán bộ vận hành theo lò, chuẩn bị tiềm lực cho các bước phát triển
tiếp theo.
Một yêu cầu bức thiết là phải tuân thủ
nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm, cộng tác chặt chẽ với các chuyên
gia Liên Xô để tổ chức vận hành tốt, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Hai là: Cần có một kế hoạch khai thác và sử dụng lò phản ứng đạt hiệu quả cao.
Kinh nghiệm của các nước là sau khi lò phản ứng hoạt động một số năm người ta mới có thể khai thác hết công suất của lò.
Tuy
nhiên, nếu chúng ta có kế hoạch cụ thể, nếu mỗi phòng thí nghiệm của
Viện đều có phương hướng triển khai việc ứng dụng vào các ngành kinh tế
quốc dân, vào các địa phương thì thời gian có thể rút ngắn.
Hiện
nay, trong khuôn khổ chương trình ứng dụng năng lượng nguyên tử (chương
trình 50- 01) các đồng chí đã đạt được một số kết quả.
Cần
xây dựng và mở rộng sự hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học, các
cơ sở sản xuất cùng nhau giải quyết các điều kiện cần thiết nhằm đưa
năng lượng nguyên tử ứng dụng rộng rãi vào các ngành y tế, nông nghiệp,
công nghiệp, địa chất... Viện cần có các hình thức thích hợp như phổ
biến những khả năng ứng dụng năng lượng nguyên tử vào các ngành kinh tế
quốc dân, mở các hội nghị chuyên đề, giúp đào tạo cán bộ... để các
ngành, các địa phương có thể tự mình tổ chức việc ứng dụng.
Ba là: Tiếp
tục và nhanh chóng hoàn thiện công trình, tích cực chuẩn bị một kế
hoạch mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết. Chúng ta đã có lò
phản ứng hiện đại nhưng các cơ sở thí nghiệm còn nghèo nàn và chưa phải
là đã có trình độ hiện đại; thư viện và thông tin khoa học kỹ thuật cũng
chưa đáp ứng yêu cầu của một trung tâm khoa học hiện đại.
Cần
khẩn trương chuẩn bị kế hoạch xây dựng cơ bản cho kế hoạch 5 năm
1986-1990 nhằm tạo cho viện một cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn chỉnh với
quy mô thích hợp và có đủ trình độ và năng lực để nghiên cứu và triển
khai ứng dụng khoa học kỹ thuật nguyên tử một cách có hiệu quả, đáp ứng
yêu cầu của các ngành kinh tế quốc gia.
Nhà nước sẽ tiếp tục coi công trình Đà Lạt là một công trình trọng điểm cả về xây dựng cơ bản cũng như về các mặt bảo đảm khác.
Bốn là:
Phải hết sức chăm lo đào tạo và xậy dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật cho Viện nói riêng và cho ngành năng lượng nguyên tử nói chung.
Điều kiện thuận lợi của Đà Lạt là bên cạnh viện nghiên cứu hạt nhân, một
cơ sở nghiên cứu hiện đại, có trường đại học với các chuyên ngành phù
hợp. Viện nghiên cứu hạt nhân và Trường đại học Đà Lạt cần kết hợp chặt
chẽ với nhau trong công tác đào tạo cán bộ khoa học và kỹ thuật, xây
dựng một mô hình tốt về kết hợp giữ nghiên cứu khoa học và đào tạo cán
bộ, giữa viện và trường.
Vấn đề đào tạo cán bộ là
một vấn đề lớn có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật nguyên tử và là nhiệm vụ quan trọng của Bộ đại học và trung học
chuyên nghiệp và của các viện nghiên cứu có liên quan. Cần có sự kết
hợp chặt chẽ giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu khoa học có
liên quan trong cả nước, kết hợp chặt việc đào tạo ở trong nước với việc
đào tạo ở nước ngoài nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ cân đối và đồng
bộ.
Năm là: Phải hết sức đến công
tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Nhờ sự giúp đỡ
và hợp tác của Liên Xô chúng ta đã cải tạo lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
và đưa vào hoạt động.
Giáo dục đang tụt hậu xa hơn nhiều so với nhiều nước
Ngày
6/9/2007, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có bài viết: "Đổi mới có tính
cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà". Trong bài viết hơn
4.000 từ này, có nhiều vấn đề đã từng đặt ra từ trước tới nay; đồng thời
nêu 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm "triển khai có kết quả công cuộc
đổi mới nền giáo dục và đào tạo đã được đề cập.
Đại
tướng khẳng định, Đảng ta đã xác định rất đúng đắn: Giáo dục và đào tạo
cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Tuy nhiên, cho
đến nay, nền giáo dục và đào tạo của nước nhà vẫn tồn tại nhiều yếu kém,
bất cập, từ việc xác định quan điểm và mục tiêu giáo dục đào tạo, xây
dựng chương trình, nội dung, phương pháp, đội ngũ thầy giáo, hệ thống tổ
chức cho đến công tác quản lý.
Chất lượng giáo dục
và đào tạo ở cả phổ thông và đại học đều thấp. Nội dung chương trình
quá tải, sách giáo khoa có nhiều mặt lạc hậu; cách dạy và học nặng về
nhồi nhét kiến thức một cách thụ động, thiếu kết hợp học với hành, giáo
dục và đào tạo với thực tiễn kinh tế, sản xuất và đời sống.
Học
sinh, sinh viên kém năng lực chủ động, sáng tạo, kém khả năng thực
hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước trong tình
hình mới. Hiện tượng mua bằng cấp, gian lận trong thi cử, bệnh chạy theo
thành tích còn phổ biến.
Đại tướng cũng nói thẳng,
khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sáng kiến tiến hành cuộc vận động “hai
không”, kết quả bước đầu cho thấy, sự yếu kém về chất lượng giáo dục và
đào tạo đã bộc lộ một cách rất đáng lo ngại. Sự bất cập thể hiện ở cả
ba phương diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng
nhân tài.
“Nhìn chung, hệ thống giáo dục và đào
tạo của nước ta đang tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới. Thực trạng này đã sớm được phát hiện. Đảng và Nhà nước đã
có nhiều nghị quyết và chủ trương đúng đắn mà chưa được thực hiện
nghiêm túc. Mấy năm qua, chúng ta đã trăn trở tìm tòi cách giải quyết,
nhưng tình hình chuyển biến rất chậm.
Cho đến nay,
vẫn còn những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau chưa được
đưa ra trao đổi, bàn bạc để tìm ra phương sách chấn chỉnh có hiệu quả.
Sự yếu kém, bất cập kéo dài của hệ thống giáo dục và đào tạo đã có ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội”, Đại tướng
viết.
Đại tướng nhắc: Cần đổi mới tư duy về quan
điểm và mục tiêu giáo dục và đào tạo, từ đó mà đổi mới chương trình, nội
dung, phương châm, phương pháp giáo dục, đổi mới hệ thống tổ chức, công
tác quản lý và hệ thống chính sách nhằm hiện đại hóa nền giáo dục của
nước ta phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và xu hướng phát triển
chung của thời đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển và hiện đại hóa
đất nước ta trong tình hình mới.
Ngành giáo dục và
đào tạo phải đổi mới tư duy và có quyết tâm cao đối với công cuộc đổi
mới nền giáo dục. Trước mắt, cần rà soát lại các chủ trương, chính sách
về giáo dục và đào tạo được đề ra trong các nghị quyết của Đảng, trong
luật và chiến lược giáo dục của Nhà nước để xác định một kế hoạch, một
lộ trình đổi mới nền giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2020 với yêu cầu
nâng cao một bước rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo.
Để
triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo, Đại
tướng nhấn mạnh 6 điểm mà ngành giáo dục cần phải thực hiện ngay.
Một là:
cần tổ chức lại và kiện toàn Hội đồng giáo dục quốc gia cho ngang tầm
với nhiệm vụ. Đây là hội đồng khoa học, chủ yếu làm nhiệm vụ tư vấn cho
Trung ương, Quốc hội và Chính phủ trong việc hoạch định chính sách và
chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo ở tầm vĩ mô.
Hội
đồng phải tập hợp được các nhà giáo dục và khoa học có tâm huyết, những
chuyên gia giỏi, am hiểu hình hình giáo dục trong nước và thế giới, có
uy tín, phần lớn không phụ trách chức vụ quản lý, kể cả những người đã
nghỉ hưu nhưng có năng lực, có kinh nghiệm và còn sức làm việc. Chủ tịch
Hội đồng nên là một nhà khoa học giáo dục có uy tín phụ trách.
Hội
đồng có quy chế làm việc chặt chẽ, bảo đảm thực sự dân chủ, tôn trọng
những ý kiến khác nhau, cùng nhau thảo luận đi đến kết luận và đưa ra
kiến nghị với Đảng và Nhà nước.
Hai là, tổ chức nghiên cứu rà soát lại hệ thống chương trình giáo dục và sách giáo khoa.
Ba là, cần nghiên cứu tổ chức hệ thống giáo dục quốc dân cho hợp lý. Sớm chấm dứt tình trạng “vừa thừa vừa thiếu cả thầy lẫn thợ”.
Bốn là, cần
triển khai tích cực công tác phát hiện, tuyển chọn nhân tài, tổ chức
đào tạo trong nước và ngoài nước để sớm có một đội ngũ cán bộ khoa học
có trình độ cao, bồi dưỡng thành đội ngũ giảng viên đại học, đáp ứng yêu
cầu bảo đảm chất lượng của cấp đại học. Nâng cao chất lượng cấp đại học
là cơ sở để nâng cao chất lượng cấp trung học phổ thông và dạy nghề.
Năm là, cần
tăng thích đáng đầu tư, và quan trọng hơn, cần quản lý và sử dụng có
hiệu quả ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Mức đầu tư phải tạo
điều kiện cho giáo dục và đào tạo đi trước, phục vụ đắc lực cho phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mấy năm qua, mức đầu tư cho giáo dục và
đào tạo (tính theo % GDP và % ngân sách nhà nước) đã tăng đáng kể.
Sáu, nền
giáo dục của ta là nền giáo dục của dân, vì dân, do dân. Dân chủ và
công bằng là tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, trước hết phải
được thể hiện trong giáo dục và y tế, hai lĩnh vực trực tiếp bồi dưỡng
con người. Bác Hồ mong muốn “ai cũng được học hành”. Vì vậy, xu hướng
đúng đắn là phải tiến tới bỏ học phí. Nhiều nước tư bản cũng đã bỏ học
phí ở cấp phổ thông, có nước bỏ học phí ở cấp đại học.
Nên nghiên cứu vận dụng cơ chế khuyến khích cạnh tranh dạy tốt, học
tốt, nhưng không nên phát triển tư nhân hóa trường công, phát triển xu
hướng thương mại hóa giáo dục, coi nhà trường là tổ chức kinh doanh để
thu lợi nhuận dưới danh nghĩa “xã hội hóa giáo dục”, không đúng với tinh
thần chủ trương của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng nền giáo
dục của nhân dân, vì nhân dân.
Bích Ngọc
Lý Nam Bình
tường trình từ Bảo Lâm- Lâm Đồng.Ngày 8 tháng 3 năm 2009
|
Quãng đời nhẫn nhục của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
08
Thứ Ba
Th10 2013
in Độc lập đầy vơi ba chén rượu-Đào Tuấn
“Bài học lịch sử là người nào định xoá bỏ lịch sử, người đó sẽ bị lịch sử xoá bỏ! Đó là quy luật!”-Chùm thơ viếng Võ Đại TướngHai tấm hình, hai cách ứng xử, một con người Nguyễn Trung–Kính cẩn vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà-Lê Mai
“Nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cho rằng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” – bốn chữ “thật” rất đắt giá trong cách diễn đạt”
ĐẠI TƯỚNG SẼ ĐƯỢC CHÔN CẤT TRÊN MỘT HÒN ĐẢO NGOÀI BIỂN ?(tễu)-Đôi lời với bác Quý Doãn“Hỏi nhỏ bác Quý Doãn:-” nếu cha bác là”mênh mông vũ trụ rồi, là người của nhân loại rồi” thì bác có cam tâm an táng cha bác nơi hoang sơ lạnh lẽo đó hay không?“(quechoa)
Quãng đời nhẫn nhục của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Không được lắng nghe
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không được trọng dụng như trước mà phải chuyển sang làm những công tác khác. Điều đó được nhiều ý kiến cho rằng ông bị thất sủng cho đến cuối đời. Thậm chí những đóng góp tâm huyết của ông cũng không được lắng nghe như ba lần viết thư gửi trực tiếp đến cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu nên dừng lại dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên vì những nguy hại cho quốc phòng và môi trường.Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong những người khởi xướng mạng Bauxite Vietnam, nơi lên tiếng mạnh mẽ về những bất cập của dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nói về những bài học mà người trí thức như ông học được từ phần đời sau này của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho đến lúc chết:
Bài học về chữ nhẫn của Đại tướng cũng là một bài học lớn, nhưng phải nhìn trong sự phát triển, có chuyển dịch theo tình thế lịch sử thì bài học ấy mới thực sự phát huy được tác dụng.“Bài học lớn của Đại tướng mà tôi thấy rất rõ trong khi đến thăm nhà Đại tướng nhân dịp sinh nhật vào năm ngoái, tôi thấy con người ấy nhất quán giữa nói và làm; một con người khiêm cung, liêm chính từ việc giữ ngôi nhà của mình đúng nguyên trạng như thế, chứ không lo bồi đắp, xây dựng, tô vẽ như bất kỳ một vị lãnh đạo hay một vị quyền chức nào. Tôi thấy đó là một con người có học, một người xuất thân từ nhà Nho và giữ phong cách thanh liêm của một ông quan Việt Nam vốn có từ xưa cho đến nay là thanh, thận, cần: thanh liêm, thận trọng, cần mẫn. Những điều đó toát lên từ ngôi nhà của Đại tướng mà tôi được xem.
-GS Nguyễn Huệ Chi
Báo chí Việt Nam đăng tải hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ảnh chụp ngày 05 tháng 10 năm 2013 tại Hà Nội. AFP PHOTO.
Thế còn bài học về chữ nhẫn là bài học cho trí thức Việt Nam vì trí thức Việt Nam lâu nay học Đại tướng về chữ nhẫn đó. Tuy nhiên theo tôi chữ nhẫn đó cũng có hai mặt của nó. Mặt tích cực cũng thấy rất rõ, nhưng không phải không có những mặt mà bản thân chữ nhẫn không giải thích được, cho nên phải có những chữ thay thế và bổ sung vào đó. Tôi nghĩ bài học về chữ nhẫn của Đại tướng cũng là một bài học lớn, nhưng phải nhìn trong sự phát triển, có chuyển dịch theo tình thế lịch sử thì bài học ấy mới thực sự phát huy được tác dụng.”
Bị ‘vô hiệu hóa’
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, vào thời điểm trước khi bị bắt, khi được hỏi về nhận xét đối với việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị ‘vô hiệu hóa’ trong quãng đời còn lại ra sao. Ông cho biết:“Tôi cho rằng cũng như trong xã hội thôi, tâm của một số hay đông đảo người có tâm rất tốt, nhưng chính quyền bất chấp những tâm đó; thì để giải quyết vấn đề chiến lược đó và điều tôi học được từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp là suy nghĩ chiến lược chứ không suy nghĩ manh mún, trước mắt có thể người ta phá mình, nhưng về lâu dài nếu ta kiên trì thì sự phá hoại ngày hôm nay sẽ bị lật ngược lại, bị làm cho phá sản trong một tương lai không phải xa. Và những người phá những nỗ lực để bảo vệ đất nước, phá những nỗ lực xây dựng một xã hội vì con người sẽ bị trừng trị trong tương lai.
Tôi cho rằng cũng như trong xã hội thôi, tâm của một số hay đông đảo người có tâm rất tốt, nhưng chính quyền bất chấp những tâm đó.Bởi vì đất nước Việt Nam là trường tồn, con người Việt Nam là trường tồn, những âm mưu hay những hành vi phá hoại không thể nào vượt qua lịch sử được; nhất là trong thời đại ngày nay với Internet, với những kiến thức có thể rất nhiều tràn ngập Việt Nam, thì những người dân yêu nước từ người dân thường cho đến những vị như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng tướng khác như Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh… kết nối với nước ngoài, tạo thành một sức mạnh tổng hợp mà trước đây chúng tôi ở trong nước thường hay gọi là sức mạnh thời đại; sức mạnh Việt Nam là luôn phải gắn kết với sự hiểu biết, chia xẻ, úng hộ của thế giới mà trước hết là của những người Việt Nam sống ở nước ngoài, thì những kết hợp ấy tạo nên sức mạnh vô biên để bảo vệ vững chắc quê hương Việt Nam không phải tại thời điểm này, ngay tại chỗ trong phạm vi Việt Nam, mà bảo vệ trên phạm vi toàn thế giới.”
-TS Cù Huy Hà Vũ
Điều mà Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ sẽ nói với những bạn trẻ sau này về nhân vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà ông từng được gặp gỡ được chia sẻ như sau:
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp xét cho đến cùng là sản phẩm của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, cho nên bất cứ ai có lòng yêu nước, yêu tổ quốc Việt Nam, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam do ông cha ta tạo lập cả hàng đời, hàng nghìn năm nay đều có thể tiếp cận và phát huy tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bởi vì tư tưởng lớn nhất là yêu nước. Nếu yêu nước thì sẽ nghĩ ra những tư tưởng, hành động để giúp nước.”
Ngay sau khi có tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, những ý kiến khác nhau về nhân vật này lại được nêu lên; tuy nhiên hầu như nhiều người đều cho rằng nhân vô thập toàn, tôn vinh hay phê phán tất cả cũng để rút ra những bài học thiết thực nhằm có thể xây dựng và phát triển đất nước làm sao cho người dân Việt Nam ở mọi niềm không còn khổ, không có sự cách biệt quá lớn giữa những thành phần trong xã hội, những giá trị phổ quát về quyền con người được thực thi, mọi bất công được luật pháp phân xử một cách công bằng …
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vo-nguyen-giap-passed-away-part-2-gm-10052013094253.html
Độc lập đầy vơi ba chén rượu
100 tuổi. Chỉ có sự bình thản đến ghê gớm của một một bản lĩnh phi thường, hoặc một sự nhẫn nhịn hơn người mới giúp người ta có thể chiến thắng cả thời gian đến như thế. Tác giả Lê Mai viết: Giữa những ngày chiến tranh cực kỳ khốc liệt, ông vẫn chơi đàn piano. Hình như, âm nhạc làm cân bằng con người ông. Ông đã ngồi đệm đàn đàn piano để Nghệ sỹ Nhân dân Tường Vi hát. Giữa mặt trận,, một ông Tổng tư lệnh đệm đàn cho người nghệ sỹ nhân dân hát bài hát ngợi ca người lính của mình, thật là một hình ảnh xúc động, hiếm có.
Nhưng có nhiều cuộc chiến không ác liệt bởi súng nổ và máu đổ. Có những điều còn đáng sợ hơn cái chết. Có những kẻ thù còn nguy hiểm hơn kẻ thù ngoài mặt trận. Tại hạ rất muốn được hỏi ông rằng: Ông phải ngồi thiền nhiều nhất là khi nào? thời chiến hay thời bình?
Đến nay, vẫn còn tồn tại trong dân gian câu chuyện về “bài thơ chữ Nhẫn” mà cứ 10 người thì 9 cho rằng đó là bài thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người còn lại chắc không biết là của ai). Có những câu thế này:
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để liệu đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để chớ tàn sát nhau.
(Bản phổ thông dùng chữ “tàn hại”- Tại hạ để chữ tàn sát)
Cách đây ít lâu, có người khẳng định đây là bài thơ của Cụ cử Tử An Trần Lê Nhân (1888-1975) người làng Bát tràng đồng soạn giả Cổ học tinh hoa, từng làm quan đốc học tỉnh Hưng Yên. Và bài thơ này sau đó được Giáo sư Trần Văn Hà đọc tặng cho Đại tướng. Trên tạp chí “Thế giới trong ta”, giáo sư Trần Văn Hà (người cháu, gọi giáo sư Trần Lê Nhân là bác ruột) đã kể lại trong một dịp đến chúc tết “thầy Võ” , giáo sư đã đọc để Đại tướng nghe bài thơ “Nhẫn” này. Còn Đại tướng khi nghe xong thì vẩn vơ, dáng vẻ trầm ngâm. Nhưng thôi, dù là thơ của ai thì Nhẫn vẫn là một chữ cả đời phải học, dùng trăm năm không cũ, không hết.
Thế đâu là hình ảnh về sự bình thản của ông?
Đoạn dưới đây trích từ bài viết của nhà báo Huy Đức
Tiếng vỗ tay như vỡ tung Cung Hữu Nghị Việt Xô khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn giọng: “Xin chào mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời đó là Tổng Tư lệnh Chiến dịch Điện Biên Phủ, người đã chấp hành triệt để và sáng tạo quyết định của Chủ tịch HCM và Bộ Chính Trị, cùng Bộ Chỉ huy Chiến dịch, chỉ đạo trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ giành toàn thắng”. Thật khó biết điều gì đang diễn ra trong lòng Tướng Giáp, từ lâu ông đã có 1 gương mặt rất ít biểu lộ. Nhưng, những giọt nước mắt của những người có mặt hôm ấy thì không thể kềm chế, chúng lăn rất nhanh trên má họ; lăn khi, tiếng vỗ tay vẫn cứ kéo dài. Hôm ấy là ngày 6-5-1994, tại HN, Nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bài diễn văn dài của Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ vỏn vẹn có 59 từ nói về Tướng Giáp, lại được viết rất công thức, “rào đón” bằng cả “Bộ Chính Trị” và “Bác Hồ”. Sở dĩ, chúng có thể tạo ra sự rung động đặc biệt đến vậy, là vì đó là lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ, cái tên Võ Nguyên Giáp lại được nhắc đến trong 1 buổi lễ chính thức. Điện Biên Phủ là 1 chiến thắng “chấn động”, 1 chiến thắng đưa Võ Nguyễn Giáp trở thành 1 bậc tướng huyền thoại. Nhưng, năm 1984, khi chuẩn bị số đặc biệt mừng 30 năm Điện Biên, vào giờ chót, 1 tờ báo lớn đã phải “bóc” hình Tướng Giáp.
Tác giả Lê Mai viết: Năm 1984, giữa lúc thế giới và Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ thì người ta giao cho ông Giáp kiêm thêm chức phụ trách Uỷ ban sinh đẻ có kế hoạch. Việc đó, dù quan trọng, nhưng ai làm cũng được. “Họ” ghen tỵ với tài năng của ông, với hào quang của ông, với sự yêu mến của nhân dân dành cho ông? “Họ” muốn viết lại lịch sử, muốn phủ định vai trò của ông? “Họ” bảo, thôi cất cái mũ phớt đi được rồi (ám chỉ hình ảnh Võ Nguyên Giáp đội mũ phớt, đứng trước hàng quân). “Họ” tâng bốc, đồng chí (….) là Tổng công trình sư của đường lối đánh Mỹ và là Tổng tư lệnh trên thực tế. Chỉ một câu đó thôi, đã phủ nhận hai nhân vật lịch sử là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.
Nhà sử học Dương Trung Quốc thì nhớ lại: Năm 2004, vào dịp kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi đã có dịp hỏi Đại tướng về một trong những nhiệm vụ dân sự mà ông đã đảm nhiệm là Chủ tịch Ủy Ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Tôi tưởng đấy là câu hỏi “nhạy cảm” nhưng ông cười và trả lời: Chắc có nhiều điều thêu dệt lắm phải không? Thực ra, khi đó, chính anh Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) trực tiếp “nhờ” tôi gánh vác vì theo tập quán Quốc tế, với vấn đề quan trọng này thì phải cấp Thủ tướng phụ trách mà anh Tô quá bận. Đối với tôi, đấy là một nhiệm vụ, mà đã là nhiệm vụ thì phải hoàn thành…
Tại hạ tin là sử gia họ Dương đã nói thật, tin cả câu trả lời của tướng Giáp cũng thật. Nhẫn đã đến độ “Mưa to (coi) như mưa nhỏ. Mưa nhỏ như không mưa” thì quả là đã đạt đến hai chữ trí nhẫn.
Liên quan đến quan điểm về chữ nhẫn của tướng Giáp, trong một cuộc giao lưu gần đây một bạn đọc đã đặt câu hỏi: “Tôi có cảm giác chữ NHẪN xuyên suốt trong bác Giáp. Nghe nói, bác Văn luôn khuyên cán bộ dưới quyền phải biết nhẫn, biết kiềm chế? Bà Võ Hòa Bình, con gái của tướng Giáp đã trả lời như sau: Những khi bạn bè, đồng chí, người thân hoặc chính bản thân ông gặp lúc khó khăn, bao giờ chúng tôi cũng thấy ở Ba một thái độ bình thản. Ông điềm tĩnh nhưng kiên quyết làm rõ đúng – sai với niềm tin rằng sự thật và cái đúng sẽ sáng tỏ. Và ông đã truyền cho chúng tôi niềm tin như vậy. Còn Đại tá Trịnh Nguyên Huân, người mấy chục năm theo tướng Giáp thì đáp: Hiểu chữ Nhẫn có rất nhiều cách hiểu. Để mọi người hiểu quan điểm của mình, cần phải thuyết phục và có thời gian. Đấy cũng là Nhẫn. Để thực hiện việc nào đó, cần thuyết phục mọi người để họ hiểu và đi vào hành động, cũng cần thời gian. Đấy cũng là Nhẫn. Trong khoa học, để ra một chính sách một chiến lược về khoa học, có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng để đi tới thống nhất, Đại tướng cũng phải thuyết phục. Đấy cũng là chữ Nhẫn. (Trích đến đây thì Tại hạ hết kiên nhẫn trước sự kiên nhẫn của Đại tá Huân trong việc giải thích chữ nhẫn). Viết đến đây, Tại hạ chợt nhớ là mình đã điện hỏi chị Lương Thị Bích Ngọc, đồng hương Quảng Bình và cũng là người tổ chức buổi giao lưu bên Bee. Chị Ngọc rối lên rằng tế nhị lắm, phải bỏ nhiều câu hỏi lắm, lại than: Giờ tao còn đang run đây. Vì sao, đến giờ làm một cái giao lưu trực tuyến tôn vinh người anh hùng dân tộc vẫn còn phải ngó trước ngó sau, bỏ cái này thêm cái kia vì “tế nhị” thì quả thực Tại hạ không hiểu được.
Năm 1986, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý…Trong đấu tranh tư tưởng, có khi một người nào đó bị đánh giá là sai, rồi với thời gian, ý kiến của người đó chịu được thử thách, là đúng thì chúng ta thẳng thắn công nhận cho đúng mức, bằng không sẽ có trường hợp kỳ quặc sau đây: Người đúng luôn luôn phải sai và người sai luôn luôn phải đúng! Một thứ số mệnh rất khó hiểu”. Bình luận về chuyện này, tác giả Lê Mai viết: Bản lĩnh lớn của ông là ở chỗ, không bao giờ ông thanh minh cho cá nhân mình bất cứ việc gì. Kể cả với những người “xấu chơi”, ông vẫn giữ thái độ hoà nhã, cư xử nhã nhặn. Bởi, tầm văn hoá của ông cao hơn hẳn họ. Cũng có người không đồng ý với ông điểm này, điểm khác, song đặt mình vào hoàn cảnh của ông để mà hành động, thật không đơn giản chút nào. Hành động bao giờ cũng cao hơn mọi lời nói!
Bài học lịch sử là người nào định xoá bỏ lịch sử, người đó sẽ bị lịch sử xoá bỏ! Đó là quy luật!
Năm nay vị tướng của nhân dân đã tròn trăm tuổi nhưng vẫn còn rất nhiều dấu hỏi xung quanh cuộc đời ông. Chẳng hạn, về hồi Mậu thân, (Nói như nhà sử học Dương Trung Quốc, Mậu thân là một khoảng trống trong sử liệu), cái hồi mà Hữu Thỉnh viết:
Có trận đánh trở về
Nhìn đống súng thừa như nhìn thừa đũa bát
Thừa đến nỗi những người sống sót
Cũng không nỡ nhận mình là may
Hay câu chuyện Thành cổ, nơi mà vị tướng “tiếc đến từng giọt máu của lính” có lẽ đã khóc khi nghe những câu thơ Lê Bá Dương “Đò lên Thạch Hãn xin khua nhẹ/Đáy sông còn đó bạn tôi nằm”.
Vì sao hồi Mậu Thân tướng Giáp được đưa sang Bungari “nghỉ ngơi”. Vì sao hồi đánh Thành cổ ông lại không được quyết định chiến thuật. Tất cả đều là những khoảng trống. Bản thân những gì viết về tướng Giáp cũng có những “khoảng trống” đến nỗi Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết: Thực sự vị danh tướng ấy thế nào, số phận ra sao thì cho đến nay, vẫn chẳng có mấy ai biết.
Đoạn kết dưới đây lấy lại của nhà báo Huy Đức: Năm 1975, kết thúc chiến tranh. Năm 1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cho thôi chức Bí thư Quân ủy trung ương, thôi bộ trưởng Bộ Quốc phòng, những chức vụ mà ông được giao kể từ năm 1946. Năm 1982, ông không còn là ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1983, ông được giao kiêm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1983, dân gian làm thơ: “Nhà thơ làm kinh tế/Thống chế đi đặt vòng”. Cũng trong năm 1983 ấy, ông về quê, thảnh thơi đi bộ ra chợ Tréo (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình). Chợt hỏi: “Bún chợ Tréo chấm ruốc, giờ có còn ngon không?”. Mấy người dân quê nghe “bún chấm ruốc” từ miệng vị tướng lẫy lừng, không hiểu sao, òa khóc
http://daotuanddk.wordpress.com/2010/08/24/d%E1%BB%99c-l%E1%BA%ADp-d%E1%BA%A7y-v%C6%A1i-ba-chen-r%C6%B0%E1%BB%A3u/
Kính cẩn vĩnh biệt
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thế là người cuối cùng của thế hệ làm nên Cách Mạng Tháng Tám – Đại tướng Võ Nguyên Giáp – đã ra đi! Một chiến sỹ bất khuất, một vị tướng tài ba như một huyền thoại của một dân tộc mất nước quyết hy sinh tất cả để giành lại đất nước, một người yêu nước nhất mực trung thành với lợi ích quốc gia đã cống hiến đến giờ phút cuối cùng tất cả ý chí và nghị lực của mình cho sự nghiệp cứu nước và dựng nước! Tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ mãi mãi gắn liền với những cột mốc, những sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ của các chặng đường dân tộc ta đã đi qua suốt bốn cuộc kháng chiến cứu nước chống xâm lược cũng như 38 năm đầu tiên đầy gian truân của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ai biết được Đại tướng mang đi theo mình về cõi vĩnh hằng những suy nghĩ gì trong tâm thế của Người về thực trạng đất nước hôm nay? Ai biết được!? Ai?…
… Nhất thiết phải triệt để cải cách giáo dục để xây dựng nên cho tổ quốc chúng ta con người tự do của một đất nước tự do!
… Không sáp nhập Hà Tây vào thủ đô Hà Nội!..
… Không được làm bô-xít ở Tây Nguyên!
…
…
Chúng ta còn được nghe những gì nữa trong những năm Đại tướng đã nằm trên giường bệnh?
… Mất đoàn kết trong đảng hiện nay (ĐCSVN) là tự mình gây nên!..
Ai còn nghe được gì nữa? Ai hiểu được nỗi lòng của Đại tướng trong những ngày tháng chuẩn bị cho mình về với tổ tiên?!..
Ai?
Ai nghe được gì, hiểu được gì nỗi lòng của Đại tướng xin nói ra cho cả nước biết đi!
Nếu lấy Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp 1946 làm tiêu chí, thì sự nghiệp Cách Mạng Tháng Tám đến hôm nay vẫn còn dang dở.
Đất nước độc lập thống nhất đến nay
đã được 38 năm. Nhưng hôm nay độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ
quốc gia một lần nước lại đang bị uy hiếp nghiêm trọng. Đã 38 năm,
nhưng sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vẫn chưa kết
thúc được chặng đường phát triển đầu tiên, càng chưa làm được bao nhiêu
cho việc bước vào chặng đường phát triển tiếp theo, cái mốc năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nhiệp theo hướng hiện đại
hầu như chắc chắn là không tưởng. Trong khi đó đất nước hiện nay lâm
vào một cuộc khủng hoảng toàn diện sâu sắc nhất trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội kể từ ngày lịch sử 30 Tháng Tư
1975. Hơn bao giờ hết cải cách thể chế chính trị bằng con đường hòa bình
là lối thoát, là con đường sống duy nhất! Nhưng cũng hơn bao giờ hết
tham nhũng tiêu cực đang tận dụng mọi quyền lực của nó, đang động viên
mọi đội quân ăn bám, đang sử dụng mọi vũ khí “chống diễn biến hòa bình”
để ngăn chặn bằng được cuộc cải cách này. Đảng Cộng Sản Việt Nam với tính cách là người nắm trọn vẹn quyền cai trị đất nước là người duy nhất chịu trách nhiệm về thực trạng đất nước hôm nay, đồng thời cũng là người có trách nhiệm ràng buộc phải chủ động thôi thúc nhân dân cả nước đứng lên làm cuộc cải cách thể chế chính trị bằng con đường hòa bình không thể thoái thác này.
38 năm độc lập rồi, nhưng đến hôm nay vẫn chưa trả lời được câu hỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đất nước được độc lập, nhưng nhân dân chưa được tự do, thì độc lập để làm gì?
38 năm độc lập rồi, nhưng đến hôm nay cả nước vẫn chưa bước vào cuộc đấu tranh giành lấy độc lập tự do về tư duy, để vĩnh viễn bước ra khỏi quá khứ của nghèo hèn và lạc hậu, sớm khắc phục tình trạng tụt hậu và lạc lõng với thế giới, để trở thành một dân tộc tự do. Hiển nhiên nhiệm vụ này còn nguyên vẹn ở phía trước. Tự nhận về mình vai trò đội ngũ tiên phong của dân tộc với sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, nhưng ĐCSVN hôm nay chưa một lần đặt cuộc đấu tranh giành độc lập tự do về tư duy nhất thiết phải có này lên bàn nghị sự của dân tộc. Trong khi đó cả nước đang chịu sự trấn áp tự do tư duy chưa từng thấy. Điều này cũng có nghĩa tinh thần cốt lõi của Cách Mạng Tháng Tám đang bị chà đạp.
Việc sửa đổi Hiến pháp đang tạo ra cơ hội đưa đất nước đi vào con đường hòa bình cải cách thể chế chính trị. Vận mệnh sống còn và lợi ích thiêng liêng của quốc gia đòi hỏi cả nước – trước hết là ĐCSVN – nhất thiết phải nắm lấy cơ hội này. Nếu dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 như hiện nay sẽ được thông qua, sẽ đồng nghĩa tiếp tục đảo ngược sự nghiệp của Cách Mạng Tháng Tám…
Xin hãy để cho tâm trí lắng xuống, để cùng nhau thấu hiểu những nỗi đau, lĩnh hội những điều trăn trở của Đại tướng, để thúc giục chính mình phải suy nghĩ, phải hành động!
Xin kính cẩn vĩnh biệt Đại tướng!
Hà nội – Võng Thị, ngày 05-10-2013
Nguyễn Trung
Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà
Tháng Mười 7, 2013 — Lê Mai
Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn
sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có
một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử
của VN lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn,
đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết
ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên).Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước.
Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng.
Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài Gòn. Sau ngày 30.4.1975, có một thời gian ông là Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ba ông “họ Trần”: Trần Văn Giàu, Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng là ba nhân vật lừng danh một thời vang bóng tại Sài Gòn cũng như miền đất Nam Bộ.
Tác phẩm nổi tiếng của Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng, mới xuất bản được Tập 1: Hòa hay chiến và Tập 5: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nghe nói, Lê Đức Thọ phán, cuốn sách ấy sai từ đầu đến cuối, sách bị thu hồi nhưng nay đã được in lại.
Tháng 3.1992, tướng Trà đồng ý trả lời phỏng vấn của Nhật Hoa Khanh – tác giả Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, về nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp. Nhật Hoa Khanh – nhà nghiên cứu lịch sử VN hiện đại rất đặc sắc, đã công bố nhiều bài nghiên cứu rất có giá trị, hấp dẫn.
Bài trả lời phỏng vấn của Trần Văn Trà về Võ Nguyên Giáp có nhiều luận điểm cực kỳ sâu sắc, gợi lên cho giới nghiên cứu nhiều suy nghĩ. Võ Nguyên Giáp hiện lên trong mắt Trần Văn Trà đầy tài năng và nhân cách.
Nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cho rằng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” – bốn chữ “thật” rất đắt giá trong cách diễn đạt. Đã nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp là phải “thật công khai”: công khai tư liệu, công khai quan điểm, công khai sự kiện; công khai trong nước, ngoài nước. “Thật công phu” vì với một trí tuệ bậc thầy, siêu việt như Võ Nguyên Giáp, nếu nghiên cứu một cách hời hợt, bề ngoài, không đi sâu vào bản chất, vào quy luật, không hiểu được những nước cờ quân sự thiên tài của ông, không rút ra được các bài học thì làm sao thuyết phục?
“Thật công bằng” nghe qua tưởng đơn giản nhưng khó làm sao! Ông Trần Bạch Đằng từng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý”. Rằng Điện Biên Phủ thắng lợi là nhờ cố vấn TQ. “Họ” không biết rằng, nếu nghe lời cố vấn TQ tấn công theo kiểu “biển người”, thất bại là chắc chắn và cuộc kháng chiến đã phải lùi lại mười năm. “Họ” còn nói, tổng tấn công năm 1975, Lê Duẩn là Bí thư Quân ủy Trung ương chứ không phải ông Giáp. Rồi Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng phải sửa tới 30 chỗ, vì bị phản ứng quá…Lịch sử rất công bằng. Cho nên, “thật công bằng” đi liền với “thật công tâm”.
Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó phải chăng là sự tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng đối với Võ Nguyên Giáp.
Trần Văn Trà chỉ rõ, Võ Nguyên Giáp “là một Tổng tư lệnh biết đau với từng viết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu mỗi chiến binh”.
Đó cũng là quan điểm cốt tử trong tư tưởng quân sự Võ Nguyên Giáp: giành thắng lợi cao nhất đi đôi với tổn thất thấp nhất. Ông nói, phải sử dụng cái đầu của người lính chứ không phải thân thể họ. Nếu ông Giáp không ra lệnh hoãn cuộc tấn công, hàng loạt tướng lĩnh, chỉ huy ưu tú và bộ đội đã hy sinh ở Điện Biên. Cho nên, những tướng lĩnh và người lính coi ơn ấy là ơn cứu mạng vậy. Nếu để ông toàn quyền trong các chiến dịch Mậu Thân 68, Xuân hè 72 thì tình hình chắc đã khác. Trần Văn Trà nêu rõ: “nếu thực hiện cách đánh thận trọng hơn theo quan điểm của Anh Văn thì chắc chắn số lượng thương binh và tử sỹ sẽ ít hơn, số lượng chiến sỹ còn sống và còn khỏe sẽ nhiều hơn, chẳng những thế, chiến thắng sẽ lớn hơn nữa”.
Trần Văn Trà cũng nhận xét rất chính xác, rằng Võ Nguyên Giáp là con người bao dung, độ lượng. Đối với những người hiểu lầm hoặc cố tình hiểu lầm, ghen ghét, đố kỵ tài năng…Võ Nguyên Giáp vẫn tiếp tục cư xử một cách nhã nhặn và bình thản. Ông chỉ nói về cái tốt, cái đúng của đồng đội, chưa bao giờ thanh minh cho bản thân mình một vấn đề gì.
Một vấn đề rất lý thú nữa mà Trần Văn Trà nêu lên, đó là cách gọi Võ Nguyên Giáp như thế nào cho đúng nhất. Gọi “Đại tướng” không có gì sai nhưng không biểu hiện được vai trò đứng đầu toàn quân của Võ Nguyên Giáp và mối quan hệ rất khăng khít của ông đối với toàn quân. Nên gọi “Tổng tư lệnh” hoặc “Anh Văn”.
Gọi “Tổng tư lệnh” là cách gọi một cách trang trọng. Võ Nguyên Giáp là tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy. Ông đứng vững trên vị trí Tổng tư lệnh liên tục 30 năm, hạ đo ván 7 tướng lĩnh của Pháp và 3 tướng lĩnh Hoa Kỳ, tài năng ấy thật phi thường, khó ai có thể so sánh. Cho nên, muốn gọi Võ Nguyên Giáp theo chức vị một cách trang trọng, “tôi cho rằng gọi Tổng tư lệnh đúng hơn cả” – tướng Trà kết luận.
Điều này hoàn toàn đúng. Càng đúng hơn vì bây giờ chúng ta thấy, VN có không ít Đại tướng, lại có cả Đại tướng chưa qua quân đội một ngày nào, nói chi đến chiến công. Ngày trước, ngay như Trần Văn Trà được phong Trung tướng năm 1959 và tới 15 năm sau ông mới được phong Thượng tướng.
Còn gọi Anh Văn là gọi một cách thân mật. Tất nhiên, không phải ai cũng có thể gọi Anh Văn, vì điều đó còn phụ thuộc vào tuổi tác, mối quan hệ công tác, quan hệ thân thuộc nữa. Gọi Anh Văn vừa nói lên vai trò Anh Cả của Võ Nguyên Giáp trong quân đội, vừa nói lên quan hệ vô cùng mật thiết của ông đối với toàn quân. Và chúng ta biết, Hồ Chí Minh thường gọi Võ Nguyên Giáp một cách trìu mến mà thâm thúy: chú Văn.
Chính vì tất cả những điều đó mà trong mắt Trần Văn Trà, Võ Nguyên Giáp giành được sự yêu mến gần như tuyệt đối của toàn quân, toàn dân. Đây là điều mà hẳn chúng ta ai cũng đồng ý và lấy làm tự hào.
(Ngày 7.10.2013 – những ngày tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
http://lemaiblog.wordpress.com/2013/10/07/vo-nguyen-giap-trong-mat-tran-van-tra/
Hai tấm hình, hai cách ứng xử, một con người
Anh Chí
Trên mạng và báo chí nhà nước đang phát sốt với hình ảnh người lính
dân tộc Mông, Phàng Sao Vàng đi hàng trăm km để xuống viếng Đại tướng
Võ Nguyên Giáp. Bức ảnh được hàng trăm tờ báo, hàng nghìn trang mạng lan
truyền làm cho biết bao nhiêu người rơi nước mắt về tình cảm của ông.
Vâng, cũng con người ấy ở một góc chụp khác trong một hoàn cảnh
khác thì KHÔNG một tờ báo nào của nhà nước đưa lên cho bạn đọc biết.
Nó chỉ được lan truyền trên những trang blog cá
nhân của những blogger “dở hơi” chuyên lo “chuyện bao đồng” và được
chính quyền coi là “những kẻ phản động”.
Xin được hỏi 2 câu hỏi, một dành cho giới truyền thông nhà nước, một dành cho các cấp cầm quyền Việt Nam:
1) Dành cho giới truyền thông: Khi người lính già ấy giương khẩu hiệu kêu oan ở Vườn hoa Dân Oan (tức vườn hoa Lý Tự Trọng) ngay bên Hồ Tây lộng gió thì các bạn ở đâu, sao không đưa tin và ảnh lên?
2) Dành cho giới chức cầm quyền Việt Nam: Thế lực nào đã đẩy ông ra nông nỗi như vậy: Người Pháp, người Mỹ hay bọn “phản động”?
Nào các bạn đọc, các bạn đã rơi nước mắt khi thấy hình ảnh cảm động của người lính già đi viếng vị tướng, xin các bạn một lời bình cho bức ảnh thứ hai. Có tiếc gì nước mắt mà hà tiện chứ, phải không các bạn. Còn tôi, nước mắt đã khô, đởn giản vì tôi đã khóc cho những người dân oan như thế này đã quá nhiều rồi.
Lòng dân (oan) với Đại tướng
1) Dành cho giới truyền thông: Khi người lính già ấy giương khẩu hiệu kêu oan ở Vườn hoa Dân Oan (tức vườn hoa Lý Tự Trọng) ngay bên Hồ Tây lộng gió thì các bạn ở đâu, sao không đưa tin và ảnh lên?
2) Dành cho giới chức cầm quyền Việt Nam: Thế lực nào đã đẩy ông ra nông nỗi như vậy: Người Pháp, người Mỹ hay bọn “phản động”?
Nào các bạn đọc, các bạn đã rơi nước mắt khi thấy hình ảnh cảm động của người lính già đi viếng vị tướng, xin các bạn một lời bình cho bức ảnh thứ hai. Có tiếc gì nước mắt mà hà tiện chứ, phải không các bạn. Còn tôi, nước mắt đã khô, đởn giản vì tôi đã khóc cho những người dân oan như thế này đã quá nhiều rồi.
Lòng dân (oan) với Đại tướng
Đoan Trang
Ông tên Phàng Sao Vàng, 79 tuổi, quê ở Sơn La. Ông từng tham gia
chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ông đã đi xe máy hằng trăm km để về
Hà Nội viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bức ảnh chụp hình ông đứng nghiêm
trang trước cổng nhà Tướng Giáp đã thu hút sự chú ý của báo chí và nhận
được hàng nghìn comment trên mạng xã hội.
Nhưng cũng con người ấy là một dân oan đã giương khẩu hiệu đòi công
lý ở những vỉa hè thủ đô và “kêu oan 24 năm chưa được bồi thường”. Hình
ảnh này của ông không được giới truyền thông để mắt đến. Cảnh hàng chục
dân oan chầu chực ở cổng cơ quan nhà nước, vạ vật nơi vườn hoa, công
viên, đã thành “chuyện thường ngày ở Hà Nội” nhiều năm nay.Bức ảnh “cựu chiến binh Phàng Sao Vàng” được nhiều báo (VTC News, Kiến Thức…) đăng tải và được Ngoisao.net bình chọn là một trong 10 “ảnh hot trong ngày trên Facebook” (7/10).
Còn bức ảnh “dân oan Phàng Sao Vàng” là do một số blogger “phản động” ở Hà Nội ghi lại cách đây ít lâu, trong một lần đi tiếp tế cho dân oan.
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Nhận xét
Đăng nhận xét