CHUYỆN ÍT BIẾT 41/d (Những hạt giống đỏ)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hạt giống "THÁI TỬ ĐẢNG" Nguyễn Xuân Anh hết 'đỏ'

"Hạt Giống Đỏ" Ngày ấy - Bây giờ!

Lịch sử
Ngày 10/9/1954, có một đoàn tàu chở 30 thiếu nhi Việt Nam, xuất phát từ Nam Ninh, qua Quế Lâm đón 70 em nữa, rồi chạy thẳng đến Bắc Kinh, sau đấy đến Moskva.  Trong số này có hai người Lào mang tên Việt. Người thứ nhất là Nguyễn Văn Quang, con Hoàng thân Xuvanuvong, sau này là Chủ tịch nước Lào. (Nguyễn Văn Quang đã hy sinh tại Sầm Nưa năm 1967, khi đang giữ cương vị Bí thư Trung ương Đoàn cách mạng Lào). Người thứ hai là Lê Văn Lợi, con một chiến sỹ cách mạng Lào, (sau khi tốt nghiệp đại học ở Liên Xô về, đã trải qua nhiều công việc. Năm 1990, là Vụ trưởng Vụ Ngân sách Quốc hội Lào; nay vẫn giữ chức vụ quan trọng ở đó). Như vậy là chỉ có 98 người Việt, nhưng năm 1958, 2 người Việt nữa được bổ sung, như vậy vẫn chẵn 100 người Việt (62 nam, 38 nữ) thuộc nhóm “hạt giống đỏ”!

100 người này là những thiếu niên ưu tú của Việt Nam. Họ là con của những người cộng sản đầu tiên, con của những chiến sỹ cách mạng và chỉ huy quân đội đã hy sinh, con của những nhà chỉ huy quân sự, những lãnh đạo đang nắm vận mệnh đất nước lúc bấy giờ và sau này như Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Đặng Việt Châu,Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Trần Huy Liệu, Nguyễn Xiển, Trần Duy Hưng, Lê Khắc… Điều quan trọng nhất ở đây: họ không chỉ là con của những người cách mạng, mà phải có những phẩm chất tốt về trí tuệ và nhân cách. Vào thời điểm đó, tuy là đất nước còn bộn bề sau chiến tranh, nhưng Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã chỉ đạo trực tiếp sự lựa chọn này.

Trước đó, Bác Hồ đã đặt vấn đề với Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô về việc đào tạo cán bộ lãnh đạo tương lai cho Việt Nam. Sau khi trao đổi kỹ lưỡng, Liên Xô đã dành một tòa biệt thự ngay trung tâm Moskva, số nhà 28, phố Kachalov để làm chỗ ăn (học ở chỗ khác, cùng với con em Liên Xô) ở cho 100 thiếu nhi Việt Nam. Nhìn bề ngoài, ngôi biệt thự này khá giản dị, nhưng nó có tầng ngầm và khuôn viên rộng tới 4000 m2 (trước đây là chỗ ở của Beria – nhân vật đầy quyền uy một thời ở Liên Xô). Trong những năm sống và học ở đây, 100 người này được hưởng chế độ tạm gọi là “chủ nghĩa cộng sản”. Tuy không được giữ tiền, tiêu tiền nhưng hầu như họ muốn gì được nấy. 50 người Liên Xô phục vụ 100 trẻ em Việt Nam ăn ở, sinh hoạt, từ nấu nướng đến giặt giũ quần áo. Chi phí cho mỗi em một tháng là 100 rúp (trong khi lương tối thiểu của cán bộ, công nhân Liên Xô lúc đó chỉ 30 rúp/tháng).
Bù lại, những thiếu niên này đã học tập, rèn luyện với tinh thần cao nhất, vượt qua khó khăn xa nhà, xa Tổ quốc, học tiếng Nga không có từ điển. Trên thực tế, họ đã phát huy hết mọi khả năng của mình, từ những đứa trẻ từ 9 đến 14 tuổi, họ đã trở thành những thanh niên, hiểu biết nhiều thứ, làm được nhiều việc, yêu thương nhau như con một nhà.

Ngôi nhà số 28 phố Kachalov - nơi ở của "hạt giống đỏ"


"hạt giống đỏ" giữa bạn bè quốc tế

Những đóng góp

Mặc dù được đào tạo bài bản như vậy, vừa “hồng”, lại vừa “chuyên”, tuy nhiên khi hỏi có bao nhiêu người thành đạt trên con đường quan lộ thì họ chỉ đưa ra được vài cái tên như: Hoàng Đức Nghi, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề dân tộc; Hồ Anh Dũng, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam.

Còn khi được hỏi về những đóng góp cho văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật thì họ có thể đưa ra một danh sách dài. Thật vậy, họ chỉ có 100 người, nhưng hầu như đều có những đại diện ưu tú của mình trong nhiều lĩnh vực. Trong âm nhạc: Cao Việt Bách, Đỗ Dũng; kiến trúc: Hoàng Đạo Kính, Đặng Việt Nga; văn học: Phạm Vĩnh Cư; toán học: Vương Quốc Cường, Phạm Phu; vật lý: Võ Hồng Anh, Ngô Quốc Bưu; hóa học: Lê Đông Hải, Nguyễn Quang Huỳnh; địa lý - địa chất: Phạm Khoản; sinh học – y học: Lê Thị Muội, Tạ Thúy Lan; tin học: Trịnh Đông A; kinh tế: Đỗ Trọng Thiều… Có thể kể nhiều thêm nữa vì trong số 100 người, có tới 38 người trở thành tiến sỹ, công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đều thuộc loại cán bộ khoa học đầu ngành.


Bác Hồ giữa "vòng vây" của "hạt giống đỏ" và bạn bè quốc tế

Họ còn có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực quân sự nữa. Tuy họ là “những hạt giống đỏ”, “lá ngọc, cành vàng” nhưng không ai ngại gian khổ hy sinh. Vào thời điểm chiến tranh ác liệt nhất, gần hai mươi người trong số họ gia nhập quân đội, tham gia chiến đấu và có những đóng góp quan trọng. Được biết, trong số họ có người tham gia vào việc cải tiến tên lửa SAM của Liên Xô để bắn máy bay B.52 của Mỹ. Trong nhóm những người đưa ra sáng kiến tháo rời xe tăng T.54 ra từng bộ phận, đưa vào mặt trận trận rồi mới lắp lại để tạo sự bất ngờ, cũng có sự đóng góp của người thuộc nhóm “hạt giống đỏ”. Có ba “hạt giống đỏ” gia nhập binh chủng hải quân ngay sau “sự kiện vịnh Bắc bộ”. Sau đó có Phạm Quang Đẩu tham gia vào Đoàn tàu không số, tạo nên “Đường mòn Hồ Chí Minh” trên biển.

Trong số họ có người được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về “cụm vũ khí đặc biệt trong chiến tranh chống Mỹ”. Ngày ấy vì bí mật quân sự nên không nói cụ thể, còn bây giờ, có thể nói rõ hơn. Đó là chị Trịnh Tô Hợp (con ông Trịnh Đình Cửu, 1 trong 7 người cộng sản đầu tiên), nghiên cứu tên lửa, có cấp bậc Đại tá, trưởng phòng tại phân viện tên lửa.
Nhưng theo Tiến sỹ Phạm Phu, cái mà nhóm “hạt giống đỏ” để lại cho đất nước là hàng trăm công trình khoa học, đã, đang và sẽ phát huy hiệu quả.

Họ không là những nhà lãnh đạo - Tại sao?

Tài năng, đức độ, sức khỏe của những người trong nhóm “hạt giống đỏ” không có gì phải bàn cãi nữa. Chỉ có câu hỏi: Tại sao họ không trở thành những nhà quản lý, lãnh đạo có tầm ảnh hưởng rộng lớn, nắm giữ những chức vụ quan trọng?

Nếu chúng ta trả lời thỏa đáng được câu hỏi này, sẽ có những bài học có ý nghĩa cho ngành giáo dục – đào tạo (mà hiện nay chúng ta đang loay hoay tìm phương hướng), cũng như công tác tổ chức cán bộ - lĩnh vực có ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

Có thể có ý kiến cho rằng, họ chỉ giỏi chuyên môn đơn thuần…

Không phải vậy. Họ có khả năng quản lý, lãnh đạo; thậm chí một số người trong họ có thiên hướng về chính trị, đã có sự chuẩn bị cho việc này. Theo như nhận xét của nhiều người, trong số họ có một số người như Trần Tam Ngạn (con ông Trần Văn Cung), Vương Minh Tường (con Trung tướng Vương Thừa Vũ), Hoàng Đạo Kính (con ông Hoàng Đạo Thúy), Nguyễn Bích Hà (con Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên), Trần Nguyệt Hồng (con Nhà sử học Trần Huy Liệu), Võ Hồng Anh (con Đại tướng Võ Nguyên Giáp) và nhiều người khác đã tỏ ra có tư chất làm lãnh đạo ngay từ thời còn đi học. Họ đã được chuẩn bị khá kỹ càng, sẵn sàng đảm trách cương vị lớn, nhiệm vụ quan trọng. Nhưng trên thực tế, họ đã không được làm như vậy. Ví dụ, Trần Tam Ngạn chỉ làm Thư ký cho Giáo sư – Viện sỹ Trần Đại Nghĩa, và nghỉ hưu vào năm 1995, khi mới 51 tuổi.

Trong lĩnh vực quân sự, chúng ta có thể thấy rõ hơn. Trong số những ông bố của 100 này có 4 đại tướng (Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn), 2 thượng tướng, 4 trung tướng… Nhưng tất cả những “hạt giống đỏ” công tác trong quân đội, cấp bậc cao nhất chỉ là đại tá. Có những trường hợp đáng tiếc và hơi khó hiểu. Văn Tiến Tình (con Đại tướng Văn Tiến Dũng), học tên lửa ở Liên Xô, chiến đấu bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, giữ cương vị tham mưu trưởng trung đoàn khi còn rất trẻ, nhưng năm 1990 đã về hưu với quân hàm đại tá khi mới 47 tuổi. Lê Đông Hải (con Đại tướng Lê Trọng Tấn) là Giáo sư – Tiến sỹ, được nhiều huân chương, trong đó có Huân chương Chiến công hạng nhất, giải thưởng quốc gia, phục vụ trong quân đội cho đến khi về hưu, nhưng cũng chỉ là đại tá.

Rõ ràng, “con đã thua cha”. Thậm chí, cố GS-TS Võ Hồng Anh còn cho rằng, họ không làm nên “trò trống gì” theo cách hiểu chung của xã hội hiện thời.

Thử tìm cách lý giải

Có một loại ý kiến cho rằng, khi họ trưởng thành, có học vị và tri thức thì Bác Hồ - Người chủ trương gửi họ đi và có kế hoạch sử dụng họ, đã không còn nữa. Do vậy, họ không còn được quan tâm đúng mực nữa, họ không là trung tâm của sự chú ý nữa.

Quan điểm này ít có sức thuyết phục, vì tuy Bác Hồ không còn nữa, nhưng những cộng sự của Bác, những học trò xuất sắc của Bác vẫn tiếp tục sự nghiệp của Người. Mà họ lại là những người cha ruột của những “hạt giống đỏ”. Đó là các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Văn Huyên, Trần Duy Hưng… Uy tín và quyền lực của những con người này sau năm 1975 là rất lớn. Và hơn ai hết, họ hiểu năng lực của các con mình. Vậy tại sao họ không đưa ra kế hoạch bố trí những người ruột thịt, tin cậy, xứng đáng cả về đức và tài vào những vị trí quan trọng của đất nước?

Trả lời câu hỏi này, chỉ có thể đoán rằng, cụm từ “con ông, cháu cha” (COCC)  được xã hội chủ yếu tiếp nhận nó với nghĩa tiêu cực đã phần nào tác động đến họ. Người ta ghét cái câu “con vua nối nghiệp làm vua”, vì vậy, vào thời điểm đó những ông bố có chức, có quyền, nhưng luôn luôn chí công, vô tư, không muốn, và cũng có thể là không dám dùng ảnh hưởng của mình để buộc tập thể, tổ chức sắp xếp có lợi cho con của mình. Thậm chí họ còn hy sinh quyền lợi của con để bảo vệ uy tín của mình. Điều này cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa mới kết luận được, nhưng rõ ràng một phần tư thế kỷ về trước, con cái của những cán bộ chủ chốt hầu như không được nối nghiệp cha. Có thể đây là điều thiệt thòi cho đất nước.


Nhưng thực ra, điều quyết định để những người của nhóm “hạt giống đỏ” không thể trở thành những nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn nằm ngay trong chính con người họ, quá trình họ được giáo dục, đào tạo. Có người nhận xét, họ gần như được đào tạo và giáo dục trong “môi trường chân không” - ở đó không có cái xấu, không có sự dối lừa, không có cách sống “hai mặt”, không có “cửa sau”. Chính GS-TS-KTS Hoàng Đạo Kính nói: Cha mẹ cho chúng ta cuộc đời. Tổ quốc cho chúng ta mảnh đất để yêu, để thương, để phấn đấu và chịu đựng. Nước Nga cho chúng ta sự sung túc của tâm hồn, cái cơ bản để làm người, để ta thực thi bổn phận của con người.

Nói tóm lại, họ tốt quá, trung thực quá, trong sáng quá và cũng …ngờ nghệch quá! Họ là những con người tốt, nhưng thiếu phẩm chất gì đó…Họ không thể trở thành người lãnh đạo, quản lý vì khái niệm “chạy chức, chạy quyền” với họ hoàn toàn xa lạ. Thậm chí, họ tỏ ra khó chịu, nếu ai đó tự quảng bá về mình. (Họ được đào tạo khá toàn diện, nhưng chắc là họ chưa biết đến bộ môn khoa học tương đối mới là Publish Relation, mà nay người Việt thường nói tắt là PR!?)

Như vậy, quá trình đào tạo và tự đào tạo của họ cũng có những chỗ xa rời thực tế, không đáp ứng được sự thay đổi của cuộc sống. Có thể, họ là những người hơi cứng nhắc và bảo thủ. Hoặc là xã hội ta có một điều gì đấy không phù hợp với họ? Họ đã lý tưởng hóa một xã hội còn lâu mới đạt đến mức lý tưởng.

Cuộc đời, sự nghiệp và số phận của 100 “hạt giống đỏ” là một phần trong lịch của nước Việt Nam hiện đại. Ở đây có nhiều điều để nêu gương, để học hỏi, để làm theo, để suy ngẫm. Sau khi suy ngẫm kỹ càng mới có thể rút ra bài học kinh nghiệm.


Và Họ đấy, bây giờ! 

ST

HẠT GIỐNG ĐỎ VÀ NHỮNG KỲ VỌNG

Hạt giống đỏ và những kỳ vọng


Những ngày qua, khi Đại hội Đảng bộ một số tỉnh thành bế mạc, công bố Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới, dư luận đặc biệt quan tâm đến những gương mặt mới trong cơ cấu lãnh đạo, đặc biệt những người trẻ tuổi được bầu vào những vị trí quan trọng.

Bởi trước đó, một trong những nhân vật gây ra bão dư luận. Đó là ông Lê Phước Hoài Bảo,(sinh năm 1985), Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Quảng nam trúng vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, nhiệm kỳ 2015-2020. dư luận xôn xao vì đường quan lộ của ông này quá thênh thang, trên con đường danh vọng lúc ông tròn 30 tuổi, lại là con trai của Bí thư Tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh. Rồi kết quả đại hội đảng ở các tỉnh thành lần lượt được thông báo. Một dàn danh sách cán bộ trẻ được công bố.

Theo thông tin Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng ngày 16.10 đã bầu ông Nguyễn Xuân Anh, Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng giữ chức Bí thư, thay ông Trần Thọ. Đến thời điểm này, có thể nói ông Nguyễn Xuân Anh là Bí thư Thành ủy trẻ nhất nước. Điều mà người ta quan tâm ông Cảnh lại là con ông Nguyễn văn Chi nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Cũng ở Đà nẵng người cũng được nhắc nhiều là ông Nguyễn Bá Cảnh. Sinh năm 1983, ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai của cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh, đã được Đại hội bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020.

Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, những thông tin từ các Đại hội Đảng bộ tỉnh thành được người dân hết sức chú ý. Sự quan tâm ấy, chỉ vì họ muốn biết ai sẽ là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo ở địa phương mình có những gì khác biệt. Chính vì vậy, khi Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang công bố danh sách Ban Chấp hành mới, người ta lại thấy một nhân vật trẻ nữa là ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Sở Công Thương Hậu Giang, đạt 226/320 phiếu, xếp thứ 49/52 ứng viên được bầu. Nhiều người còn biết ông là con trai ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh này

Người được chú ý tiếp theo là ông Nguyễn Thanh Nghị, 39 tuổi lại cũng là con trai của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng. Tiến sĩ khoa học xây dựng, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện là Phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Ông Nghị vừa được bầu vào cương vị mới quan trọng hơn, là Bí thư Tỉnh ủy tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang

Một nhân vật khác từng thu hút sự chú ý của dư luận đó là ông Nguyễn Minh Triết sinh năm 1990, là con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã từng tốt nghiệp Thạc sĩ tại Anh quốc. Ông Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bình Định, được coi là Tỉnh ủy viên trẻ nhất nước khi mới 25 tuổi

Trước tiên phải ghi nhận tinh thần trách nhiệm và sự sáng suốt của các Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở. Họ đã hết sức công tâm, thay mặt người dân, tín nhiệm chọn ra những người đủ sức, đủ tài, đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại địa phương.

Tuy nhiên bên cạnh đó, không ít ý kiến ì xèo cho rằng, cán bộ trẻ mới được đề bạt, bổ nhiệm là do mối quan hệ. Dư luận xã hội không phải không có lý, nhưng đôi khi cũng làm vấn đề trở nên phức tạp, có những suy diễn lệch lạc. Bởi một số người được bổ nhiệm là những gương mặt mới, họ có tuổi đời còn rất trẻ và điều nhạy cảm nhất họ là con của các cán bộ cao cấp ở một số địa phương và cả Trung ương

Họ là ai? họ là con của những người CS đã từng hoạt động CM.thế nên các đại biểu muốn gửi gắm niềm tin vào họ để hy vọng “Bố nào con ấy, hay nòi nào giống ấy”. thế nên “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Họ là những người con, em của những cán bộ cách mạng được (nếu được cho là chân chính), bởi họ được sống, rèn luyện trong môi trường CM, một gia đình có truyền thống CM họ có kỳ vọng tiếp tục phấn đấu để noi gương bố, mẹ, cha, anh và cả các thế hệ đi trước, để trở thành những người con “hiền tài” có ích cho tổ quốc, cho Nhân dân, cống hiến tài năng cho đất nước đó là điều đáng mừng. Do đó, khách quan mà nói, cần có cái nhìn công bằng hơn, đừng vì cảm tính mà cần công tâm hơn, trong công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ được bổ nhiệm giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt là con em cán bộ CM.

Nghĩ đến điều này có nhiều người nghĩ đến cách đây 61 năm(1954) của thế kỷ trước đảng và Bác Hồ đã nhìn xa trông rộng, Có tầm nhìn chiến lược về công tác đào tạo CB, quan tâm đến thế hệ trẻ là con em các đồng chí CM, để phụng sự đất nước sau này. Họ được ví như các hạt giống đỏ, được gieo trên nền tảng của truyền thống CM đỏ, vì thế lần đầu tiên sau kháng chiến, Ngày 10/9/1954 có 100(62 nam,38 nữ)họ đều là những Thiếu niên ưu tú, con em của những người cộng sản đầu tiên, con của các Liệt sỹ, các chỉ huy quân đội, những người đang nắm vận mệnh quốc gia lúc bấy giờ như: Các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân, Đặng Việt Châu, Lê Trọng Tấn, Trần Huy Liệu……..được đưa sang Liên xô để học tập, tiếp sau đó hàng nghìn cán bộ trẻ tiếp theo được đưa sang Trung quốc, Liên xô và đặc biệt cũng năm 1954 hàng vạn con em cán bộ CM người miền Nam được tập kết ra Bắc để học tập, đào tạo nguồn là những hạt giống đỏ cho CM miền Nam sau này. Rồi các trường Thiếu Sinh Quân được mở ra, đào tạo hàng nghìn hạt giống đỏ nay đã là những Sỹ quan chủ chốt trong Quân đội Nhân dân VN.

Những hạt giống đỏ kể trên họ được đào tạo, học tập, rèn luyện cơ bản trong một môi trường cách mạng vì thế hầu hết họ mang trong người phẩm chất, nghĩa khí và truyền thống của “con nhà nòi CM”, dòng máu “vừa hồng, vừa chuyên” của người chiến sỹ CS, họ đã đi khắp chiến trường, mọi nẻo đường của tổ quốc, mọi lĩnh vực công tác để cống hiến tài năng, bảo vệ thành quả cách mạng mà cha ông họ đã để lại, đó là một điều đáng quý, rất đáng được ghi nhận vì thế không nên phải quá lăn tăn, lo ngại thái quá, để phản bác, để bôi bác “con quan rồi lại làm quan……..” rồi đưa ra những phê phán thiếu tính chất xây dựng.

Tuy nhiên cần phải nói rõ điều này, sẽ hoàn toàn ngược lại, nếu đưa vào những cán bộ là con em những cán bộ cao cấp không có ý thức chính trị, không được học hành tới nơi, tới chốn, không có tâm, không có tầm, thiếu cả đức, không đủ tài đó là thảm họa khôn lường cho đất nước.

Vì thế cần khẳng định. Nếu để lọt vào bộ máy lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương những người không đủ đức, không đủ tài, thì cơ quan tổ chức, những người làm công tác nhân sự từ dưới lên trên, cũng phải suy nghĩ lại việc làm vô trách nhiệm của mình với đất nước. Có người nói “Chúng ta có thể chết đi, nhưng lịch sử không bao giờ chết. Lịch sử sẽ xem xét một cách nghiêm túc, khách quan, công bằng, công khai tất cả những ai hiền tài thật sự hết lòng vì nước vì dân” thời gian qua đã trả lời và chúng ta cũng đã đều biết.

Vì thế các cán bộ trẻ vừa được được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng lần này, họ cần phải xác định. Đây là một điều vinh dự, niềm tự hào của bản thân và gia đình vì thế đây cũng là áp lực nặng nề, vừa là hồi chuông cảnh tỉnh để nhắc nhở những người cán bộ trẻ, con của các nhà lãnh đạo cao cấp vừa được bầu, bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo cao, họ phải tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hết sức, để phụng sự tổ quốc và nhân dân. Thời gian sẽ chứng minh cho chúng ta thấy, cán bộ tốt, xấu sẽ được thể hiện như thế nào? Và người dân có quyền kỳ vọng ở những cán bộ trẻ, với truyền thống CM của gia đình, “nòi nào giống ấy” sẽ được phát huy, chứ không phải (con quan rồi lại làm quan). Để hiền tài của đất nước là các hạt giống đỏ được thể hiện, để không phụ lòng tin của người dân, gia đình và người thân đã gửi gắm niềm tin vào họ, trong niềm tự hào chứ không phải là nỗi thất vọng?

Tuy nhiên một điều cần đáng nói nữa, thời gian(xưa và nay) đã quá xa và cách nhìn nhận CM của từng thời kỳ đã khác, nên cách đánh giá cũng có nhiều thay đổi, quan niệm hạt giống đỏ hình như chưa được khách quan cho lắm, nên cần có sự điều chỉnh cho phù hợp vì vậy vấn đề đề bạt, bổ nhiệm cần phải làm nghiêm túc, làm công tác cán bộ phải dân chủ thực sự, chứ không được hình thức.

Để chọn được người tài, người lãnh đạo, các tổ chức Đảng, chính quyền phải hết sức công tâm, vô tư, công khai minh bạch. Bên cạnh hình thức bầu cử, nên thực hiện thi tuyển lãnh đạo và cần nhân rộng hình thức này. Hai hình thức tuyển chọn cán bộ này phải được tiến hành song song. Mặt khác, đối với công tác cán bộ, quan tâm đến hạt giống đỏ đó cũng là nguyện vọng chính đáng mang tầm chiến lược. Song theo thời gian cũng cần hạn chế dần những phân biệt bất công trong đối xử là con cán bộ, hay con nông dân. Đã là hiền tài, nhân tài của đất nước, thì đó cũng là tài sản chung của quốc gia, đó cũng là nguyên khí quốc gia, sức mạnh trường tồn của một dân tộc khi lắm hiền tài được trọng dụng. Vì thế hiền, tài dù họ là ai cũng phải được đối xử công bằng. Đồng thời cần kiên quyết, mạnh tay loại bỏ nhóm lợi ích tác động vào việc thi cử, bầu cử, với mục đích xấu xa, nhằm thu vén, mưu lợi cá nhân làm hại cho đất nước, có tội với lịch sử, có tội với non sông đất nước.

Vì thế những người được bầu, bổ nhiệm không cứ ở nhiệm kỳ này mà tất cả các nhiệm kỳ tiếp theo phải thực sự là những cán bộ chân chính, có ý thức chính trị, trước vận mệnh của non sông, đất nước, họ có đủ tài, đủ đức, đủ sức để gánh vác trọng trách nặng nề mà Nhân dân, tổ quốc giao phó và người dân có quyền đặt rất nhiều kỳ vọng, mong muốn họ thật sự là một công dân tốt, một cán bộ tốt, lúc nào, ở đâu cũng vì Tổ quốc, Nhân dân trên hết, hội tụ đủ đức tính “Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công vô tư’. Như Bác Hồ lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã từng nói.

Khi những ‘hạt giống Đỏ’ không… đỏ

Một khi chúng ta định gieo "hạt giống Đỏ" thì cần phải "Đỏ" thật, chỉ có vậy thì cây mới bền, rễ mới chắc và mới có thể trường tồn cùng năm tháng.
Chuyện "con ông cháu cha" tham gia chính trường để nối nghiệp cha ông mình thực ra không chỉ có ở Việt Nam hay các nước châu Á khác, mà ngay cả ở các nước phương Tây cũng khá phổ biến. Hãy cứ nhìn vào nước Mỹ chẳng hạn, các gia tộc" hoành tráng" như Kennedy, Bush... nhiều đời nổi tiếng, có khá nhiều chính trị gia đã ghi dấu ấn trên đỉnh cao quyền lực.
Nhưng nên nhớ, những "con ông cháu cha" nói trên, ngoài tài năng, họ còn biết kế thừa truyền thống gia phong trong môi trường hoạt động chính trị rất chuyên nghiệp của gia đình. Hơn thế, họ đều được chọn lựa ra thông qua việc bầu cử dân chủ, công khai, minh bạch...
Nếu nhìn lại lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, kể từ khi thành lập cho đến Đại hội toàn quốc lần thứ 6, hầu như con cháu các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước không được cơ cấu vào bộ máy quyền lực cấp cao nhất của đất nước. Trường hợp hy hữu và đầu tiên có lẽ là GS. Đặng Xuân Kỳ, trở thành ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI khi đã ở tuổi 56 và chính thức khoá VII khi đã sang tuổi 60.
Ông Kỳ nguyên là phó Viện trưởng Viện Triết học, từng được huy động tham gia nhóm nghiên cứu đắc lực trợ giúp cho cha mình là Tổng bí thư Trường Chinh, hình thành lên nền tảng lý luận của công cuộc Đổi mới đất nước trước khi tổ chức Đại hội VI. Rồi ông làm Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, làm Viện trưởng Viện KHXH kiêm Viện trưởng Viện Mác Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh...
Ông là một trường hợp điển hình của câu chuyện "hổ phụ sinh hổ tử" trong đời sống chính trị nước nhà và có thể khẳng định ông hoàn toàn xứng đáng với cương vị đã đảm nhận.
Ông Đặng Xuân Kỳ sau này cũng từng là một trong ba người được Tổng bí thư Đỗ Mười đưa vào" tầm ngắm" kế tục ông ở cương vị cao nhất trong Đảng. Thế nhưng ông Kỳ đã cám ơn và từ chối chỉ vì đơn giản một điều, tự thấy mình tuổi đã cao, quỹ thời gian không còn nhiều nữa... (theo thông báo nhanh của Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương Hữu Thọ sau khi kết thúc Đại hội).
Đảng ta sau này cũng đã luôn lưu ý chuyện bồi dưỡng đào tạo người kế tục sự nghiệp từ con em các nhà lãnh đạo hoặc các chí sĩ cách mạng yêu nước, rồi họ trở thành uỷ viên Bộ Chính trị của Đảng cũng rất xứng đáng. Chưa từng có trường hợp nào "nhảy cóc" như kể từ Đại hội lần thứ XI.
Tôi nghĩ, chắc Đảng cũng đã thấy trách nhiệm của mình và quyết tâm khắc phục, ngăn chặn. Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng, chống lại mọi biểu hiện suy thoái trong Đảng chính là một cảnh báo rất quý báu cho công tác cán bộ.
Nguyễn Xuân Anh, Đà Nẵng, Huỳnh Đức Thơ, Bằng giả, Bổ nhiệm cán bộ, Hạt giống đỏ, Cán bộ trẻ
Ông Nguyễn Xuân Anh (trái) và ông Vũ Quang Hải
Trường hợp một số “hạt giống Đỏ” được đưa vào các cơ quan Đảng, nhà nước và doanh nghiệp lớn rồi dần dần lộ sáng bởi năng lực, đạo đức, lý tưởng chưa được tự trui rèn đã để lại những bài học đắt giá. Họ đi lên nhanh chóng là nhờ cái bóng cha anh mình, sau đó lại có phần chủ quan, tự cao tự đại, thiếu tu dưỡng bản thân nên phải trả giá.
Câu chuyện vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng của ông Nguyễn Xuân Anh, uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng trước cán bộ đảng viên và nhân dân chính là một ví dụ khá đủ. Ông Xuân Anh tham gia dự khuyết Trung ương khoá XI khi mới 35 tuổi, trẻ nhất trong Trung ương khoá đó. Tại kỳ họp 18 vừa qua (ngày 29/9), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng theo thẩm quyền.
Trước đó là chuyện ông Vũ Huy Hoàng, lợi dụng cương vị bộ trưởng Bộ Công Thương, Bí thư Ban cán sự Đảng của Bộ, đã đưa con trai Vũ Quang Hải lên đảm nhiệm cương vị Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), với tham vọng sẽ là người đại diện phần vốn nhà nước của một doanh nghiệp có giá 4 tỷ đô la. Đây là một doanh nghiệp có nguồn doanh số khủng của ngành ông phụ trách. Biết bao sai sót về quy trình và sự trục lợi của gia đình ông trong đó đều đã rõ ràng.
Hôm 19/9 mới đây, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đã bày tỏ quan điểm của Uỷ ban mình trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xung quanh công tác phòng chống tham nhũng năm 2017. Uỷ ban đề nghị Chính phủ một vấn đề trong đó có cả công tác cán bộ hiện nay ở khía cạnh bổ nhiệm, đề bạt: "Chính phủ cần chỉ đạo tổng kiểm tra về công tác bổ nhiệm cán bộ trong phạm vi cả nước để trả lời cử tri về tình trạng bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không đúng quy định, bổ nhiệm lãnh đạo nhiều hơn công chức, bố trí người thân vào những vị trí dễ phát sinh tham nhũng".
Tôi cho rằng việc làm trên là rất cần thiết, nhất là vào thời điểm hiện nay, khi các địa phương, các bộ, ngành trên cả nước cũng đang làm công tác quy hoạch, bỏ phiếu thăm dò nguồn cán bộ cho nhiệm kỳ 2020-2025 và 2021-2026. Nếu chúng ta làm nghiêm túc, triệt để, công tâm, tôi tin rằng sẽ là rào cản ngăn chặn từ xa những sai phạm chưa diễn ra nhưng rất có thể tiếp tục tái diễn.
Các cụ dạy rằng, "đạo đức và uy tín của người cha là tài sản lớn nhất của người con". Tiếc thay có những bậc cha mẹ lại "quên" không dạy con mình điều chí lý đó, để rồi đến khi con vấp váp mới thấm thía thì đã quá muộn. Một khi chúng ta định gieo "hạt giống Đỏ" thì cần phải "Đỏ" thật, chỉ có vậy thì cây mới bền, rễ mới chắc và mới có thể trường tồn cùng năm tháng.
Quốc Phong

Những 'hạt giống đỏ' cũng bị xử lý, thể hiện quyết tâm rất lớn của Bộ Chính trị

Quyết định cách chức Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Xuân Anh của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được nhiều chuyên gia, ĐBQH đánh giá cao.
Những 'hạt giống đỏ' cũng bị xử lý, thể hiện quyết tâm rất lớn của Bộ Chính trị - Ảnh 1
Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa quyết định thi hành kỷ luật Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức: Cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền
PGS. TS Ngô Thành Can (Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng: Có một số thứ, một số điều hình như chúng ta bị lơi lỏng trong công tác quản lý cán bộ. Một loạt vụ việc bổ nhiệm cán bộ, bổ nhiệm ào ào (bổ nhiệm con, bổ nhiệm cháu, bổ nhiệm anh, bổ nhiệm em…) là di chứng của một quá trình, của một thời gian dài gây hậu quả. Và nguyên Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cũng là hậu quả của quá trình ấy.
“Chúng ta không thể nói đây là một vấn đề nhỏ được. Hiện giờ chúng ta đã giải quyết dứt điểm, Trung ương cũng đã xử lý và nhiều người có ý hơi nặng so với một số người trước đây hay một số người ở tỉnh nọ tỉnh kia cũng mắc sai phạm nhưng hình thức kỷ luật nhẹ hơn. Ta không bàn đến cái đó. Đây không phải là vấn đề lấy điểm, mà điều này thể hiện không có vùng cấm, ai vi phạm thì đều phải xử lý. Anh mắc khuyết điểm đến đâu tôi xử lý đến đó và xử lý để dân tin”- PGS. Ngô Thành Can nói.
Những 'hạt giống đỏ' cũng bị xử lý, thể hiện quyết tâm rất lớn của Bộ Chính trị - Ảnh 2
PGS. TS Ngô Thành Can
Ông Can cũng “rất chia sẻ” và ủng hộ quan điểm mà Tổng Bí thư đã nêu “nếu người cán bộ Đảng viên lãnh đạo đặc biệt cao cấp mà không gương mẫu, không trung thực, không làm ăn đàng hoàng thì sẽ gây mất niềm tin của nhân dân. Do đó, chúng ta phải kỷ luật đúng người vi phạm nhằm lấy lại niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền”.
Theo PGS Ngô Thành Can việc kỷ luật cán bộ cao cấp nói chung, đặc biệt việc kỷ luật 2 Ủy viên Trung ương Đảng mà Trung ương mới công bố gần đây đã ủng cố niềm tin của dân chúng vào nền công vụ. Người dân ủng hộ rất cao đối với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng hay việc xử lý sai phạm của lãnh đạo cao cấp mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư đang thực hiện trong thời gian qua.
“Trước đến nay nhân dân nghĩ rằng thường cán bộ bao che cho nhau, thường là lấp liếm, che giấu cho nhau, bảo vệ cho nhau…còn chỉ dân là thiệt. Sau này nữa rất nhiều vụ việc họ nhận thấy tham ô là từ cán bộ, dân làm sao tham ô được, nhưng không thấy kỷ luật ai. Nhất là khi tham nhũng trở thành “phong trào”, lợi ích nhóm điều hành cả chính sách… Khi Trung ương thể hiện quyết liệt của mình đối với công cuộc chống tham nhũng thì mới thấy rằng từ việc nhỏ ra nhiều việc lớn. Từ việc nọ ra việc kia, từ đầu mối Trịnh Xuân Thanh thôi ra không biết bao nhiêu thứ liên quan đến nhau.
Bây giờ không chỉ với cán bộ đã nghỉ hưu mà ngay cả cán bộ đang đương chức, thậm chí còn rất trẻ được coi như những “hạt giống đỏ" cũng bị xử lý, thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Bộ Chính trị trong công tác phòng chống tham nhũng. Đúng như cách mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra xử một người để cứu muôn người”- ông Ngô Thành Can nói.
Công việc thường xuyên nhằm chỉnh đốn Đảng
Trong khi đó, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng đánh giá, việc kỷ luật cán bộ cao cấp trong đó có nguyên Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh có thể coi là một trong những tuyên bố rõ ràng về việc thực hiện chủ trương và quyết tâm trong công tác kiện toàn bộ máy, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo giữ vị trí cao, người đứng đầu cơ quan của Đảng, Nhà nước.
Những 'hạt giống đỏ' cũng bị xử lý, thể hiện quyết tâm rất lớn của Bộ Chính trị - Ảnh 3
ĐBQH, Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng
Theo ông Nhưỡng, việc xử lý đối với cán bộ cao cấp nếu trước đây như “vùng cấm”, chỉ mang tính “nội bộ” thì nay đã là công việc thường xuyên nhằm chỉnh đốn Đảng, phòng chống vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và vi phạm đạo đức của người lãnh đạo, quản lý.
Ủy viên thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội cũng nhấn mạnh, muốn có lãnh đạo trẻ, tài năng, có độ “chín”, đủ sức gánh vác công việc của Đảng, Nhà nước thì phải thực hiện tốt hai quá trình: Một là, Đảng, Nhà nước cần phát hiện, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, những người vừa “hồng” vừa “chuyên”; Hai là, bản thân người cán bộ đó phải tự rèn luyện, tự học hỏi, tự đào tạo mình thành người có ích, có kiến thức, hiểu biết, đặc biệt phải là người tốt, có lòng nhân, có liêm sỉ, biết phấn đấu vì lợi ích, sự sống còn của Đất nước và Nhân dân.
“Trong hai quá trình đó, cần hết sức lưu ý tạo điều kiện, cơ hội cho cán bộ thể hiện khả năng, bản lĩnh, bộc lộ các phẩm chất tốt đẹp, tức là phải trải nghiệm thực sự. Vì người ta thường nói, “kinh nghiệm là ông thầy của mọi ông thầy”, muốn có kinh nghiệm đôi khi phải trả giá. Nếu chỉ nhìn vào quan hệ, bằng cấp mà lại là bằng “rởm” để bổ nhiệm, đề bạt thì sẽ vô cùng tai hại” – ông Nhưỡng nói.
N. Huyền

Vụ Xuân Anh: "Chấm dứt thể chế Thái tử Đảng"

Cát Linh, RFA
2017-09-20
Báo Tuổi Trẻ đăng tin về bằng cấp của ông Nguyễn Xuân Anh.
Báo Tuổi Trẻ đăng tin về bằng cấp của ông Nguyễn Xuân Anh.
Photo courtesy of Báo Tuổi Trẻ
Việc kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy kiêm chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng làm cho dư luận một lần nữa xôn xao về quá trình bổ nhiệm, cân nhắc những gương mặt được gọi là “Thái tử Đảng” hay ‘Hạt giống Đỏ”.

Đảng cử nhưng dân không bầu!

Xuôi theo những đồn đoán của dư luận trong những ngày qua, là câu hỏi, liệu Nguyễn Xuân Anh, con trai ông Nguyễn Văn Chi vốn là một cựu thành viên Bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam, có phải là “một Thái tử Đảng nằm trong tiến trình nung lò đốt củi, diệt trừ tham nhũng của Tổng Tư lệnh Nguyễn Phú Trọng hay không?”
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Việt nam đã tuyên bố từ bỏ đảng, có nhận định:
“Nó chỉ nói lên 1 điều thôi, là cái gì rồi cũng đến lúc mục vỡ thì nó mục vỡ tất cả. Đấy là chứng hoại thư của thể chế do chế độ toàn trị phản dân chủ. Trong bổ nhiệm cán bộ thì điều đó càng rõ nét hơn nữa. Bí thư tỉnh uỷ thì phải là Bộ chính trị thông qua, mà trước hết phải là ông trưởng ban tổ chức đề nghị, rồi ông Tổng bí thư thông qua. Đâu phải tự nhiên là có.”
Nó chỉ nói lên 1 điều thôi, là cái gì rồi cũng đến lúc mục vỡ thì nó mục vỡ tất cả. Đấy là chứng hoại thư của thể chế do chế độ toàn trị phản dân chủ. - GS Tương Lai
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng nếu có ý kiến cho rằng biện pháp kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh là chuyện ‘đấu đá nội bộ’ thì cũng được, nhưng trên tất cả, ông nghĩ rằng những người sai phải chịu trách nhiệm.
“Đấu đá nội bộ thì ở đâu cũng có cả. Ở đâu cũng có phe có cánh cả. Các nước phương Tây là đa đảng, còn ở đây có 1 Đảng thì thế nào trong Đảng cũng có phe. Nó gắn bó với những nhận thức khác nhau hoặc lợi ích chính trị khác nhau. Việt Nam bây giờ chủ yếu là lợi ích khác nhau.
Khi người ta nói rất nhiều đến yếu tố lợi ích nhóm thì đó chính là phản ảnh thực tế nhất ở Việt Nam hiện nay.”
Theo ông Dương Trung Quốc thì đến nay vụ việc ông Nguyễn Xuân Anh mới ở mức kỷ luật trong đảng thôi vì bị cho là vi phạm nguyên tắc làm mất uy tín của Đảng. Và vị đại biểu quốc hội này cho rằng không ít trường hợp sau khi kỷ luật Đảng thì người đó vẫn ở lại và không bao giờ bị ra cơ quan pháp luật cả; mà không ra cơ quan pháp luật thì không có tội.
Khi người ta nói rất nhiều đến yếu tố lợi ích nhóm thì đó chính là phản ảnh thực tế nhất ở Việt Nam hiện nay. Ông Dương Trung Quốc
Giáo sư Tương Lai có nhận định hoàn toàn mang tính phản biện với ý kiến của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
“Tuy rằng nói là kỷ luật trong Đảng, thuộc nội bộ Đảng nhưng làm sao có thuộc nội bộ được? Vì Bí thư tỉnh uỷ điều hành cả 1 tỉnh, đứng trên tất cả. Chủ tịch tỉnh hay Hội đồng nhân dân tỉnh đều đứng dưới ổng.
Khi tất cả mọi sự bổ nhiệm đều không thông qua 1 qui trình của luật pháp, hiến pháp, quyền của dân, dân uỷ nhiệm, dân uỷ quyền mà đều là do Đảng chỉ định thì chuyện mục vỡ là chuyện bình thường.”
Ngược lại, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhấn mạnh vấn đề bổ nhiệm chức vụ trong các cơ quan điều hành của nhà nước “về qui trình thì cái gì cũng đầy đủ”.
“Từ cơ sở trở lên, lấy phiếu bầu, rồi quần chúng góp ý, lý lịch…
Quan sát ở Việt Nam chúng ta thấy các quan chức cao cấp đều là Đảng viên Đảng Cộng sản.
Quần chúng chúng tôi quan tâm là đứng trước pháp luật có vấn đề gì không? Ví dụ vấn đề liên quan đến tham nhũng, sai phạm ảnh hưởng đến xã hội…”

Thái tử Đảng: Một qui trình không mới

Không khẳng định qui trình bổ nhiệm chức vụ trong bộ máy lãnh đạo nhà nước đúng hay sai, nhưng nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh kể ra hàng loạt những gương mặt được gọi là “người kế thừa” như ông Nông Quốc Tuấn,  từng là Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, là con trai nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, con của Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương…
Và ông cho biết “chuyện kế thừa đã trở thành một qui định bất thành văn của Đảng Cộng sản”.
“Chuyện Thái tử Đảng có từ lâu rồi nhưng nó rộ lên nhất là thời ông Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng cầm quyền đã rộ lên 1 cách công khai.
Chuyện ông Xuân Anh, ông Nghị, ông Tuấn Anh, ông Nguyễn Chí Vịnh thì đó là những chọn lựa đương nhiên. Họ nhắm trước hết là vào trong gia tộc của họ.”
Năm 2011, ông Nguyễn Xuân Anh được bầu vào vị trí ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng cùng với ông Nguyễn Thanh Nghị, là con trai thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cả hai đều sinh năm 1976. Kể từ đó, dư luận truyền nhau cách gọi những gương mặt trẻ đó là “Thái tử Đảng” và đang chờ để được truyền ngôi.

Chưa thể chấm dứt “Thái tử Đảng”

Cho đến ngày 18 tháng 9 vừa qua, sau khi ông Nguyễn Xuân Anh bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam ra thông cáo báo chí cho biết ông bị kỷ luật, dư luận cho là việc này có liên quan Hội nghị Trung ương lần thứ 6 của đảng Cộng sản Việt Nam sắp diễn ra, có ý kiến nêu ra là đã đến lúc chuyện “Con vua thì lại làm vua. Con sải ở chùa lại lá đa” cần kết thúc.
Giáo sư Tương Lai đưa ra nhận định quan niệm “con vua thì lại làm vua” nên được nhìn nhận theo đúng với ý nghĩa từng có trong một thể chế của lịch sử.
“Ví dụ như Trần Thánh Tông lui, nhường cho Trần Nhân Tông. Trần Nhân Tông lui, nhường cho Trần Anh Tông, Trần Anh Tông lui, nhường cho Trần Minh Tông.
Quá trình đó là 1 quá trình tuỳ theo thời điểm lịch sử chúng ta đánh giá.
Thế giới có Lý Quang Diệu mất đi. Sau ông ấy là Goh Chok Tong (Ngô Tác Đống). Rồi đến Lý Hiển Long là con ông Lý Quang Diệu. Có phải đó là ‘con vua thì lại làm vua’?
Nhưng thể chế dân chủ cũng qua bầu cử. Ông Lý Hiển Long vẫn được tín nhiệm trong nhân dân Singapore”
Thế giới có Lý Quang Diệu mất đi. Sau ông ấy là Goh Chok Tong (Ngô Tác Đống). Rồi đến Lý Hiển Long là con ông Lý Quang Diệu. Có phải đó là ‘con vua thì lại làm vua’? Nhưng thể chế dân chủ cũng qua bầu cử. Ông Lý Hiển Long vẫn được tín nhiệm trong nhân dân Singapore - GS Tương Lai
Liên đới đến cá nhân ông Nguyễn Xuân Anh trong vụ việc mới nhất, Giáo sư Tương Lai cho rằng nếu ông Nguyễn Xuân Anh có tài, thì “không ai nói gì cả”.
Theo ông, ông không đánh giá diễn tiến vụ Đà Nẵng là kết thúc trào lưu này hay trào lưu kia. Mà thay vào đó, ông nhấn mạnh “cần phải thay đổi thể chế, cải cách chính trị đi liền với cải cách kinh tế, thay bằng một quá trình dân chủ hoá và thượng tôn pháp luật.

Cũng là thái tử đảng, hạt giống đỏ cả đấy chứ

XUÂN BA (nhà báo)

Cụm từ "thái tử đảng" hay là "hạt giống đỏ", sắc thái tu từ của cụm từ ấy vốn hiền khô, một thời thậm chí còn gợi lắm thứ lấp lánh này khác? Nhưng bây chừ, nhân vụ xuân anh xuân em, cha truyền con nối, nhắc đến mấy từ này chỉ tổ cho dân người ta… chửi!

Lẩn mẩn lật giở, sắp xếp lại mấy file ảnh cũ. Có vài cái đi vùng Bắc Sơn mấy năm trước. Tòi ra một tấm.

Ngó kỹ 4 người trong bức ảnh. Hình như cũng là thái tử hạt giống đỏ cả đấy chứ?




Cũng phải làm cái việc chú thích một chút.

Từ trái sang phải của tấm ảnh. Người đầu tiên là thương nhân Võ Hoài Nam (sinh 1956) con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Kế là đại tá Trần Tuấn Quảng (sinh 1954) từng làm việc ở Trung tâm Kỹ thuật Cục Tác chiến điện tử Bộ Quốc phòng, con trai ông Trần Đăng Ninh, Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ được Trung ương cử về chiến khu Bắc Sơn lãnh đạo phong trào cách mạng. Sau này ông Ninh có thời gian phụ trách Nha Công an Trung ương và Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần. Người thứ ba là Chu Thành sinh năm 1947, thương gia, con trai thượng tướng Chu Văn Tấn chỉ huy cuộc khởi nghĩa danh tiếng Bắc Sơn năm 1940. Sau này cụ Tấn là Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Phó chủ tịch Quốc hội. Và người cuối là chị Hạ Chí Nhân, con gái cụ Hoàng Quốc Việt (tức Hạ Bá Cang) một trong những yếu nhân của cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng Bắc Sơn, nguyên Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chủ tịch Tổng công đoàn VN.

Mà lạ, con giai, con gái các cụ chả có anh chị nào làm nhớn.


Xuân Ba

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH