James Clerk Maxwell (13 tháng 6 năm 1831 tại Edinburgh, Scotland – 5 tháng 11 năm 1879) là một nhà toán học,
một nhà vật lý học người Scot. Ông đã đưa ra hệ phương trình miêu tả
những định luật cơ bản về điện trường và từ trường được biết đến với tên
gọi phương trình Maxwell. Đây là hệ phương trình chứng minh rằng điện
trường và từ trường là thành phần một trường thống nhất, điện từ trường. Ông cũng đã chứng minh rằng trường điện từ có thể truyền đi trong không gian dưới dạng sóng với tốc độ không đổi là 300 000 km/s, và đưa ra giả thuyết rằng ánh sáng là sóng điện từ.
Có thể nói Maxwell là nhà vật lý học thế kỉ 19 có ảnh hưởng nhất tới nền vật lý của thế kỉ 20,
người đã đóng góp vào công cuộc xây dựng mô hình toán học mới của nền
khoa học hiện đại. Vào năm 1931, nhân kỉ niệm 100 ngày sinh của Maxwell,
Albert Einstein đã ví công trình của Maxwell là "sâu sắc nhất và hiệu
quả nhất mà vật lý học có được từ thời của Isaac Newton".
Tuổi trẻ
Ngay
từ khi 15 tuổi, cậu đã tự nghĩ ra được phương pháp vẽ những hình elip
rất chuẩn mà vào thời điểm đó chính các nhà khoa học của Hội hoàng gia
Anh còn đang mải tìm cách vẽ.
Năm 18 tuổi, Maxwell đã công bố một tác
phẩm nghiên cứu lý thuyết cân bằng của các vật đàn hồi, chứng minh một
định luật rất quan trọng trong lý thuyết đàn hồi và cơ học xây dựng. Về
sau được gọi là Maxwell.
Công trình tiếp theo của Maxwell thuộc
các lĩnh vực nhiệt, thiên văn, vật lý thống kê v.v. Chỉ bấy nhiêu công
trình cũng đủ làm cho tên tuổi của Maxwell được mọi người kính nể.
Trong sự nghiệp khoa học của ông gắn bó nhiều nhất với lý thuyết trường
điện từ mà ông đã xây dựng, mang tên là điện động lực học Maxwell.
Eisntein đã so sánh tên tuổi của Galilée và Newton trong cơ học với tên
tuổi của Faraday và Maxwell điện học:
Trong cơ học Galilée là người đã đặt những cơ sở đầu tiên của cơ học và Newton là người đã hoàn chỉnh nó.
Trong điện học Faraday là người đã có một quan niệm mới về điện và
từ, đã nêu lên vai trò của môi trường, gợi ra khái niệm trường và mô tả
nó bằng những đường sức. Còn Maxwell là người đã hoàn chỉnh tư tưởng của
Faraday về mặt toán học, đã đưa ra thuật ngữ "trường điện từ" và xây
dựng những quy luật toán học của trường đó.
Nghiên cứu chuyên sâu về điện học - Lý thuyết trường điện từ
Những nghiên cứu của Maxwell trong lĩnh vực điện động lực học có thể được tóm tắt như sau:
Từ năm 1854 đến năm 1857, sau khi đọc kỹ công trình "Những khảo sát
thực nghiệm trong lĩnh vực điện học" của Faraday, Mawell đã tìm thấy
trong đó những ý tưởng sâu sắc. Ông hiểu rằng, muốn cho những tư tưởng
đó thắng lợi phải xây dựng cho chúng một ngôn ngữ toán học chính xác. Do
đó trong 3 năm trên, ông đã hoàn thành công trình "Về những đường sức
của Faraday", trong đó ông xây dựng ngôn ngữ toán học chính xác cho lý
thuyết điện từ của Faraday bằng các định luật toán học. Ông đã gửi công
trình này tới Faraday, khiến Faraday rất cảm động và đánh giá đó chính
là sự ủng hộ lớn lao của Maxwell đối với mình.
Từ 1861 đến 1862, Maxwell tiếp tục phát triển lý thuyết của mình về
trường điện từ và ông đã công bố một loạt bài báo dưới tiêu đề chung "Về
các đường sức vật lý". Trong công trình này, Maxwell đã xây dựng mô
hình phức tạp hơn cho trường điện từ và đi đến hệ phương trình nổi
tiếng, mang tên là hệ phương trình Maxwell, trong đó thể hiện chính xác
mối quan hệ giữa sự biến đổi từ trường và suất điện động do nó gây ra.
Ông cũng đã đưa vào điện học một khái niệm rất quan trọng là khái niệm
dòng điện dịch: tuy không phải là dòng điện thực sự, nhưng nó cũng tạo
ra từ trường như dòng điện dẫn. Maxwell cho rằng trường điện từ cũng
mang năng lượng và ông đã tính được mật độ năng lượng tại từng điểm. Ông
cũng tìm ra rằng, trong môi trường đàn hồi của trường điện từ, có những
sóng ngang truyền đi với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng. Do đó, theo ông
khó mà không kết luận rằng ánh sáng cũng là một dao động gang của cùng
một môi trường sinh ra các hiện tượng điện từ.
Từ 1864 đến 1865, ông công bố công trình "Lý thuyết động lực học của
trường điện từ". Trong công trình này ông đã nêu rõ: "Lý thuyết mà tôi
đề nghị có thể được gọi là lý thuyết trường điện từ, vì rằng nó nghiên
cứu không gian bao quanh các vật điện và từ. Nó cũng có thể được gọi là
lý thuyết động lực học vì nó thừa nhận rằng trong không gian đó có vật
chất đang chuyển động, nhờ nó mà diễn ra các hiện tượng điện từ quan sát
được."Trong tác phẩm này, khái niệm "trường điện từ" đã được ông định
nghĩa một cách cụ thể. Ông cho rằng: "Trường điện từ là một bộ phận của
không gian chứa đựng và bao bọc các vật ở trạng thái điện hoặc trạng
thái từ." Cũng công trình này, Maxwell đã khẳng định rằng trường điện từ
là có thật và mang năng lượng. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sự vật
lý học, khái niệm "trường" đã được Maxwell xây dựng một cách trọn vẹn.
Năm 1873, ông công bố "Giáo trình điện học và từ học". Đó là một
giáo trình rất cơ bản, trong đó ông tổng kết và hệ thống toàn bộ lý
thuyết của mình, thể hiện rõ hai luận điểm cơ bản:
Luận điểm thứ nhất:Tại
một điểm bất kỳ trong vùng không gian, nếu có từ trường biến thiên theo
thời gian thì vùng không gian đó sẽ xuất hiện điện trường xoáy.
Luận điểm thứ hai:Bất kỳ một điện trường nào biến thiên theo thời gian cũng sinh ra một từ trường xoáy.
Như vậy lý thuyết của Maxwell
cho ta thấy rằng tại điểm trong không gian, có từ trường biến thiên theo
thời gian thì vùng khôn gian đó sẽ xuất hiện điện trường xoáy và ngược
lại. Cứ như vậy, điện từ trường luôn tồn tại đồng thời, chuyển hóa lẫn
nhau và lan truyền trong không gian dưới dạng sóng, gọi là sóng điện từ. Trong
công trình này, Maxwell đã so sánh hai phương hướng trong lý thuyết và
các hiện tượng điện và từ: phương hướng dựa trên nguyên lý tác dụng xa
của Newton và phương hướng dựa trên nguyên lý tác dụng gần, tức là
phương pháp của Faraday. Ông tự nhận mình là luật sư biện hộ cho phương
pháp Faraday, theo quan điểm thuyết tác dụng gần và lấy khái niệm trường
làm cơ sở. Cũng trong công trình này, ông đã trình bày tỉ mỉ hơn lý thuyết điện từ về ánh sáng. Ông đã rút ra kết luận rằng ánh sáng là một loại sóng điện từ, do sự kết hợp của vector điện trường và vector từ trường vuông góc với nhau, biến thiên hình sin theo thời gian.
Chính kết luận này đã góp phần vào sự thắng lợi của lý thuyết sóng ánh sáng ở thế kỷ XIX. Ông
còn chỉ ra rằng ánh sáng sẽ gây ra áp suất trên bề mặt các vật thể khi
nó truyền qua. Ông lưu ý rằng, có thể kiểm tra kết luận đó bằng thực
nghiệm.
Lý thuyết trường điện từ Maxwell đã đi
trước khá xa so với thực nghiệm lúc bấy giờ. Vì vậy sau khi nó ra đời,
phải đợi một phần tư thế kỷ nữa nó mới được thực nghiệm khẳng định một
cách trọn vẹn.
Các phương trình Maxwell bao gồm bốn phương trình, đề ra bởi James Clerk Maxwell, dùng để mô tả trường điện từ cũng như những tương tác của chúng đối với vật chất. Bốn phương trình Maxwell mô tả lần lượt :
Điện tích tạo ra điện trường như thế nào (định luật Gauss).
Sự không tồn tại của vật chất từ tích.
Dòng điện tạo ra từ trường như thế nào (định luật Ampere).
Và từ trường tạo ra điện trường như thế nào (định luật cảm ứng Faraday)
Đây cũng chính là nội dung của thuyết điện từ học Maxwell.
Các công thức của Maxwell vào năm 1865 bao gồm 20 phương trình với 20 ẩn số, nhiều phương trình trong đó được coi là nguồn gốc của hệ phương trình Maxwell ngày nay. Các phương trình của Maxwell đã tổng quát hóa các định luậtthực nghiệm được những người đi trước phát hiện ra: chỉnh sửa định luật Ampère (ba phương trình cho ba chiều (x, y, z)), định luật Gauss cho điện tích (một phương trình), mối quan hệ giữa dòng điện tổng và dòng điện dịch (ba phương trình (x, y, z)), mối quan hệ giữa từ trường và thế năng vectơ (ba phương trình (x, y, z), chỉ ra sự không tồn tại của từ tích), mối quan hệ giữa điện trường và thế năng vô hướng cũng như thế năng vectơ
(ba phương trình (x, y, z), định luật Faraday), mối quan hệ giữa điện
trường và trường dịch chuyển (ba phương trình (x, y, z)), định luật Ohm
về mật độ dòng điện và điện trường (ba phương trình (x, y, z)), và phương trình cho tính liên tục (một phương trình). Các phương trình nguyên bản của Maxwell được viết lại bởi Oliver Heaviside và Willard Gibbs vào năm 1884 dưới dạng các phương trình vectơ. Sự thay đổi này diễn tả được tính đối xứng của các trường trong cách biểu diễn toán học. Những công thức có tính đối xứng này là nguồn gốc hai bước nhảy lớn trong vật lý hiện đại đó là thuyết tương đối hẹp và vật lý lượng tử.
Thật vậy, các phương trình của Maxwell cho phép đoán trước được sự tồn tại của sóng điện từ, có nghĩa là khi có sự thay đổi của một trong các yếu tố như cường độ dòng điện, mật độ điện tích... sẽ sinh ra sóng điện từ truyền đi được trong không gian. Vận tốc của sóng điện từ là c, được tính bởi phương trình Maxwell, bằng với vận tốc ánh sáng được đo trước đó bằng thực nghiệm. Điều này cho phép kết luận rằng ánh sáng là sóng điện từ. Các nghiên cứu về ánh sáng và sóng điện từ, tiêu biểu là các nghiên cứu của Max Planck về vật đen và của Heinrich Hertz về hiện tượng quang điện đã cho ra đời lý thuyết lượng tử.
Sự không phụ thuộc của vận tốc ánh sáng vào chiều
và hệ quy chiếu - những kết luận được rút ra từ phương trình Maxwell -
là nền tảng của thuyết tương đối. Chú ý rằng khi ta thay đổi hệ quy
chiếu, những biến đổi Galileo cổ điển không áp dụng được vào các phương trình Maxwell mà phải sử dụng một biến đổi mới, đó là biến đổi Lorentz. Einstein đã áp dụng biến đổi Lorentz vào cơ học cổ điển và cho ra đời thuyết tương đối hẹp.
Bảng sau đây tóm tắt các phương trình và khái niệm cho trường hợp tổng quát. Kí hiệu bằng chữ đậm là vectơ, trong khi đó những kí hiệu in nghiêng là vô hướng.
Tên
Dạng phương trình vi phân
Dạng tích phân
Định luật Gauss:
Đinh luật Gauss cho từ trường
(sự không tồn tại của từ tích):
Định luật Faraday cho từ trường:
Định luật Ampere
(với sự bổ sung của Maxwell):
Bảng sau đây liệt kê khái niệm của các đại lượng trong hệ đo lường SI:
Kí hiệu
Ý nghĩa
Đơn vị trong hệ SI
Cường độ điện trường
volt / mét
Cường độ từ trường
ampere / mét
Độ điện thẩm
coulomb / mét vuông
Vectơ cảm ứng từ
tesla, weber / mét vuông
Mật độ điện tích,
coulomb / mét khối
Mật độ dòng điện,
ampere / mét vuông
Vectơ vi phân diện tích A, có hướng vuông góc với mặt S
mét vuông
Vi phân của thể tích V được bao bọc bởi diện tích S
mét khối
Vectơ vi phân của đường cong, tiếp tuyến với đường kính C bao quanh diện tích S
mét
(còn gọi là div)
toán tử tính suất tiêu tán:
trên mét
(còn gọi là rot)
toán tử tính độ xoáy cuộn của trường vectơ.
trên mét
Các đại lượng D và B liên hệ với E và H bởi :
trong đó :
Χe là hệ số cảm ứng điện của môi trường,
χm là hệ số cảm ứng từ của môi trường, ε là hằng số điện môi của môi trường, và μ là hằng số từ môi của môi trường.
Khi hai hằng số ε and μ phụ thuộc vào cường độ điện trường và từ trường, ta có hiện tượng phi tuyến; xem thêm trong các bài hiệu ứng Kerr và hiệu ứng Pockels.)
Trong môi trường tuyến tính
Trong môi trường tuyến tính, vectơ phân cực điện P (coulomb / mét vuông) và vectơ phân cực từ M (ampere / mét) cho bởi :
Trong môi trường không tán sắc (các hằng số không phụ thuộc vào tần
số của sóng điện từ), và đẳng hướng (không biến đổi đối với phép quay), ε
và μ không phụ thuộc vào thời gian, phương trình Maxwell trở thành :
Trong môi trường đồng đều (không biến đổi đối với phép tịnh tiến), ε
và μ không đổi theo không gian, và có thể được đưa ra ngoài các phép
đạo hàm theo không gian.
Trong trường hợp tổng quát, ε và μ có thể là tensor
hạng 2 mô tả môi trường lưỡng chiết. Và trong các môi trường tán sắc ε
và/hoặc μ phụ thuộc vào tần số ánh sáng (sóng điện từ), những sự phụ
thuộc này tuân theo mối liên hệ Kramers-Kronig.
Trong chân không
Chân không là môi trường tuyến tính, đồng đẳng (không biến đổi theo phép quay và phép tịnh tiến), không tán sắc, với các hằng số ε0 và μ0
(hiện tượng phi tuyến trong chân không vẫn tồn tại nhưng chỉ quan sát
được khi cường độ ánh sáng vượt qua một ngưỡng rất lớn so với giới hạn
tuyến tính trong môi trường vật chất).
Đồng thời trong chân không không tồn tại điện tích cũng như dòng điện, phương trình Maxwell trở thành :
Những phương trình này có nghiệm đơn giản là các hàm sin và cos mô tả
sự truyền sóng điện từ trong chân không, vận tốc truyền sóng là :
Nếu
như hỏi người dân Anh và phần đông nhân loại rằng ai là nhà vật lý
người Anh vĩ đại nhất thì chắc hẳn phần đông sẽ trả lời là Isaac Newton.
Nếu hỏi tiếp rằng sau Newton là ai? Có thể sẽ là Stephen Hawking,
Michael Faraday,… Vương quốc Anh là một cái nôi khoa học kỹ thuật của
nhân loại, nơi đã sản sinh ra nhiều nhà vật lý học vĩ đại mà tên tuổi
của họ được ghi vào sách giáo khoa và được số đông nhân loại biết đến,
mà điển hình như Isaac Newton, Michael Faraday, hay Stephen Hawking được
nhắc ở trên. Nhưng cũng có những nhà vật lý vĩ đại với những đóng góp
có thể sánh ngang với Newton, Einstein nhưng tên tuổi của họ lại không
được nhiều công chúng biết đến. James Clerk Maxwell là một nhà khoa học
như thế. Công trình của ông về lý thuyết trường điện từ ra đời cách đây
hơn 150 năm có tầm vóc sánh ngang với Lý thuyết Tương đối của Albert
Einstein, hay các định luật cơ học của Newton và đến nay vẫn là một trụ
cột của vật lý học hiện đại. Nhưng Maxwell không được nhiều công chúng
nhắc tới như Einstein, Newton. 1. Tuổi thơ đầy sóng gió
James Clerk Maxwell chào đời cách đây đúng 185 năm, vào ngày 13 tháng
6 năm 1831 trong căn nhà số 14, phố India ở thành phố Edinburgh, thủ
phủ xứ Scotland trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen. Cha của
ông, là John Clerk, đã thêm họ Maxwell để đáp ứng một số điều kiện pháp
lý cho phép ông được thừa hưởng một mảnh đất ở vùng nông thôn Middlebie,
Galloway (Tây nam Scotland). John Clerk Maxwell là một người nhạy cảm,
và thận trọng. Ông kết hôn với bà Frances Cay, người mà tính cách cũng
như ông, nhưng kiên quyết và thẳng thắn hơn. Tính cách của họ là bổ sung
cho nhau, và James, người con trai duy nhất của họ đã may mắn được thừa
hưởng một số điểm tốt của cả cha lẫn mẹ. Họ xây dựng một trang trại
nhỏ ở Middlebie và gọi tên là Glenlair (trong tiếng địa phương Scotland
có nghĩa là “thung lũng Lair”). Maxwell thực sự yêu mến căn nhà này vì nó là nơi ông giành toàn bộ tuổi thơ cũng như cuộc sống “ẩn dật tự do”
sau này. Khi Maxwell lên 8 tuổi, cuộc sống bình dị của gia đình ông tại
Glenlair bị phá vỡ bởi cái chết đau đớn của mẹ ông ở tuổi 48 do ung thư
dạ dày mà sau này chính Maxell cũng mắc phải khiến ông cũng mất ở khi
còn trẻ ở độ tuổi tương tự. Thái độ của ông trước nỗi đau này khác hẳn
với những mất mát to lớn trong lòng của ông “ Tôi vui vì giờ đây mẹ tôi sẽ không còn phải chịu thêm cơn đau nào nữa”.[1]
Glenlair, nơi gia đình James Clerk Maxwell từng sinh sống (ảnh chụp từ Wikipedia.org).
John Clerk Maxwell là một người cha yêu con, nhưng cái chết của người
vợ dường như khiến ông đau buồn đến độ quên hết những việc cần làm để
dạy con trai mình. Ông giao hết việc dạy dỗ cậu bé James cho một gia sư
có lối giáo dục cứng rắn và tẻ nhạt. Lewis Campbell, người viết tiểu sử
của Maxwell từng mô tả là lối giáo dục khắc nghiệt của vị gia sư này
cũng có một phần tích cực đối với Maxwell khi nó rèn luyện cho ông một
tâm lý “không ngại đắng cay”. Cuộc đời của cậu bé James chỉ
thay đổi khi dì ruột của ông, bà Jan Cay chứng kiến việc dạy dỗ của vị
gia sư khắc nghiệt, và thuyết phục được ông bố thay đổi ý định, gửi
James tới sống cùng gia đình bà ở Edinburgh, và theo học Học viện
Edinburgh.[2]
2. Học viện Edinburgh và công trình toán học đầu tiên
Những trải nghiệm đầu tiên của Jame ở học viện không mấy vui vẻ đối
với James. Cậu bé James luôn xuất hiện với một bộ đồ cũ có dáng dấp thôn
quê kèm với giọng nói vùng Gallovidian đã làm ông trở thành tầm ngắm
cho những nhóm bạn hay trêu trọc ở trường học. Những cậu bạn tinh nghịch
hay chọc phá ông đã đặt cho ông một biệt danh mới là “Drafty” có nghĩa là “kì quặc đến mức ngớ ngẩn” hay là “kẻ lập dị’’
theo ngôn ngữ hiện đại ngày nay. Học viện đã làm chút ít cho việc chinh
phục tâm hồn và cỗ vũ cho những việc làm sáng tạo của ông. Ông đã kết
thân với một số người trong đó có Lewis Campbell người sau này viết tiểu
sử của ông và Peter Guthrie Tait người sau này là giáo sư triết học tự
nhiên của Viện Đại học Edinburgh.
Học viện Edinburgh, ngôi trường Maxwell theo học khi còn nhỏ (ảnh từ Wikipedia.org).
Vào thời đại của Maxwell, Scotland có một thần đồng là William
Thomson, người được biết đến sau này là Huân tước Kelvin nhờ nhứng đóng
góp vĩ đại cho vật lý học và phát triển kỹ thuật ở Scotland. Khác với
Thomson, Maxwell không phải là một thần đồng, cũng không có dấu hiệu sớm
nào của một thiên tài toán học. Nhưng người ta tin rằng Maxwell có một
người cha nhạy bén là John Clerk Maxwell, người luôn nhiệt tình khuyến
khích con mình các vấn đề của khoa học và kỹ thuật là điểm tốt cho sự
phát triển tài năng của con trai mình. Hai cha con Maxwell thường tham
dự các cuộc họp của Hiệp hội Nghệ thuật Edinburgh và Hội Hoàng gia
Edinburgh.[3]
Ở tuổi 14, với những ý tưởng hình học xuất hiện trong đầu, Maxwell đã
viết một bài báo mô tả phương pháp để xây dựng hình ellipse. John Cleck
Maxwell đã nhìn thấy công trình của con trai mình giống với chủ đề mà
Jame Forbes – một giáo sư triết học tự nhiên ở Edinburgh đang theo đuổi
và đã nói chuyện với Forbes. Forber cho rằng phương pháp “rất đáng chú ý trong nhiều năm qua”
và thông báo bài báo cho Hội Hoàng gia Edinburgh. Và đây là chìa khóa
khai mở sự nghiệp khoa học của cậu bé James. Jame Forbes đã mời Maxwell
cùng tham gia nghiên cứu với mình ở Đại học Edinburgh, cùng với cả một
giáo sư khác là William Hamilton. Hamilton và Forbes là hai đối thủ
trong các cuộc tranh luận khoa học nảy lửa, nhưng đều có chung một quan
điểm rằng rằng James là một đứa trẻ xứng đáng đặc biệt quan tâm. Forbes
đã giúp ông trong phòng thí nghiệm còn Hamilton giúp về toán học và ảnh
hưởng của họ đối với Maxwell là rất lớn cho đến mãi sau này.
3. Sinh viên xuất sắc và lập dị ở Cambridge
Năm 1850, Maxwell tới Cambridge và theo học ở Trinity College dưới sự
hướng dẫn của William Hopkins. Ở Cambridge, Maxwell vẫn bị coi là người
có tính cách lập dị, nhưng dường như đó lại là một lợi thế cho ông.
Campbell viết:
“Ông đã thử một số thí nghiệm kỳ quặc trong việc sắp xếp thời
gian làm việc và ngủ. Từ 2 giờ đến 2 rưỡi sáng, ông dậy tập thể dục bằng
cách chạy dọc hành làng, xuống cầu thang, đi dọc hành lang dưới, đi lên
thang và tiếp tục như vậy cho đến khi những người sống cùng dãy hành
lang tỉnh dậy, nấp sau cánh cửa để ném cho ông một loạt nào giày, bàn
chải tóc,… mỗi khi ông chạy qua”.
James Clerk Maxwell khi theo học ở Trinity College, Cambridge (ảnh từ Wikipedia.org).
Tais thì viết về những trò hài hước khác của Maxwell: “Ông ta từng đứng trên những giá gỗ trong nhà tắm chung, buông
người rơi sấp trong bồn nước, lặn ngang bể để sang giá gỗ bên kia, đổ
ngửa cả người xuống nước. Ông nói rằng nó kích thích tuần hoàn máu”.
Với nỗ lực tuyệt vời và tài năng toán học, James đã vị trí Wrangler
hạng hai trong kỳ tốt nghiệp truyền thống ở Cambridge vào năm 1854.[4] Hopkins nói về cậu học trò Maxwell của mình rằng “anh ta là một người đàn ông phi thường chẳng có gì phải nghi ngờ, trong suốt cuộc đời dạy học của tôi”.
4. Nhà nghiên cứu xuất sắc và một giáo viên tồi
Thành tích xuất sắc của Maxwell ở kỳ thi tốt nghiệp đã đem lại cho
ông học bổng và một vị trí nghiên cứu tại Trinity College. Trong suốt
thời gian thanh bình này, ông bắt đầu các nghiên cứu về điện từ và yêu
cô em họ tuổi teen Elizabeth Cay, “một thiếu nữ xinh đẹp và thông minh tuyệt vời” như theo lời mô tả của Everitt. Tuy nhiên sự lãng mạn không kéo dài bởi vì những quan ngại của gia đình về việc “những hiểm họa của quan hệ cận huyết trong một dòng họ thuần chủng”.
Trong hai năm đó, Maxwell đã xây dựng phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên
bằng cách sử dụng các màu sắc cơ bản. Hai năm sau, ông nhận vị trí giáo
sư triết học tự nhiên ở Marischal College,[5]
Aberdeen, Scotland vì mong muốn được sống gần cha ông khi mà sức khỏe
của ông John Clerk Maxwell ngày càng tệ. Nhưng khi James nhận được thông
báo bổ nhiệm vị trí giáo sư (năm 1856) cũng là lúc cha ông, ngài John
Clerk Maxwell qua đời.
Trái ngược với phong cách của một nhà khoa học xuất chúng, Maxwell
lại không phải là một thầy giáo giỏi. Dù chuẩn bị bài giảng một cách cực
kỳ tỉ mỉ, nhưng giờ học của Maxwell lại luôn vô cùng tẻ nhạt và không
mấy thu hút sinh viên vì lối giảng vòng vo, rối rắm và khó hiểu. David
Gill, một nhà thiên văn học tài năng của Scotland, người từng là sinh
viên của Maxwell ở Marischal College, vẫn luôn ấn tượng về Maxwell:
“Các bài giảng của Maxwell, như thường lệ, hầu hết được viết và
sắp xếp một cách rất cẩn thận và tỉ mỉ trong một mẫu vừa với các bản in
và thường được phép sao chép thoải mái. Trong khi giảng bài ông lại
thường bắt đầu bằng việc đọc bản thảo, nhưng sau đó năm phút thì hết
hoặc là dừng lại và chú thích: “Có lẽ tôi nên giải thích chỗ này”, và
sau đó ông lòng vòng với những ý tưởng vừa hiện lên trong đầu, hay vừa
nghĩ ra khi mà ông vừa viết kín cả bảng với những hình vẽ, biểu tượng,
hay những nội dung vượt qua khả năng hiểu biết của chúng tôi. Rồi ông
lại trở lại với bản thảo, thì lúc này giờ giảng cũng gần như hết và
người nhắc giờ xuất hiện, hoặc là phải tiếp tục vào ngày hôm khác. Thỉnh
thoảng cũng có một số minh họa thí nghiệm, nhưng chúng thường thất bại,
cho thấy rằng Clerk Maxwell không phải là một giáo sư giỏi. Nhưng
Maxwell cực kỳ cao hứng với những người chỉ cần nắm bắt được một vài ý
tưởng mà ông vạch ra trên bảng trong các bài giảng, hoặc khi chuyện
phiếm với ông sau bài giảng.”
Ảnh mầu đầu tiên trên thế giới được tạo ra bởi Maxwell (ảnh Wikipedia.org).
Có lẽ vì lý do này mà Marischal College không mấy mặn mà trong việc
tiếp tục hợp đồng với Maxwell mặc dù ông từng được trao giải thưởng Adam
Prize năm 1859 cho công trình nghiên cứu về vành đai của sao Thổ.
Maxwell đã chứng minh bằng lý thuyết vành đai tuyệt đẹp bao quanh sao
Thổ là các thiên thạch và phải rất lâu sau nhân loại với chứng minh được
dự đoán này của ông. Nhưng có lé những nghiên cứu xuất sắc của ông
không thuyết phục được lãnh đạo Marischal College tiếp tục hợp đồng với
ông, và hợp đồng của ông với Marischal College chấm dứt khi trường này
sáp nhập với King College để trở thành Viện Đại học Aberdeen vào năm
1860.
5. London và lý thuyết trường điện từ
Thế nhưng lãnh đại của King College London lại có cách nhìn khác đối
với Maxwell. Họ đã mời Maxwell một vị trí giáo sư mà không đặt gánh nặng
giảng dạy cho Maxwell và đây có lẽ là quyết định tuyệt vời nhất của
lãnh đạo nhà trường. Năm năm ở London của Maxwell là những năm tuyệt vời
và sáng tạo nhất trong suốt cuộc đời ông Tại đây, Maxwell tiếp tục các
nghiên cứu về điện từ, và năm 1861 đã lần đầu tiên trình diễn phương
pháp tạo ảnh màu ngay trong bài giảng “On the Theory of Colour Vision” trước công chúng của Royal Institution.[6] Công trình này của ông được ghi nhận bằng Huy chương Rumford được trao bởi Hiệp hội Hoàng gia London,[7]
và ông được chính thức bầu làm Viện sĩ của Hiệp hội này. Tuyệt vời hơn,
chỉ trong vòng năm năm làm việc tại đây, Maxwell đã hoàn thành lý
thuyết về trường điện từ, đóng góp vĩ đại nhất của ông cho nhân loại.
Công trình này của Maxwell được truyền cảm hứng từ những nghiên cứu
thực nghiệm về các hiện tượng điện từ của Michael Faraday, William
Thomson, John Kerr. Năm 1855, ông xuất bản công trình đầu tiên về lý
thuyết các đường sức từ trên tạp chí khoa học của Viện Đại học Cambridge
khi còn làm việc ở Trinity College. Khi tới London, ông đã tiếp tục
hoàn thiện công trình này và xuất bản công trình hoàn thiện mang tên “On physical lines of forces” (Về các đường sức vật lý) xuất bản trên tạp chí Philosophical Magazine vào năm 1861.[8]
Công trình này nêu lên mối quan hệ giữa từ trường xoáy và dòng điện
dịch xuất hiện, giúp cho việc giải thích các hiện tượng cảm ứng điện từ
một cách bản chất nhất. Bài báo nổi tiếng nhất của Maxwell được xuất bản
vào năm 1865,[9] mang tên “A dynamical theory of electromagnetic field” (Lý thuyết động học của trường điện từ)
mô tả toàn bộ quan hệ giữa các thành phần từ trường, điện trường của
trường điện từ, cũng như sự hình thành các sóng điện từ và đưa ra cách
tính tốc độ truyền sóng điện từ mà sau này thực nghiệm đã chứng minh
tính đúng đắn của nó. Có thể nói rằng các công trình của Maxwell, mà
ngày nay nhân loại tổng kết thành 4 phương trình Maxwell mô tả toàn bộ
mối quan hệ giữa điện từ trường, trường điện từ, sóng điện tử và là nền
tảng cho vật lý học ngày nay. Lý thuyết của Maxwell lần đầu tiên được
kiểm chứng hơn 20 năm sau khi Maxwell công bố (1887) bởi nhà vật lý học
trẻ yểu mệnh người Đức, Heinrich Hertz,[10]
bằng thí nghiệm mô tả sự hình thành và ghi nhận sóng điện từ. Các
phương trình của Maxwell được Albert Einstein sử dụng như những nền tảng
cho lý thuyết tương đối của ông. Nhà vật lý học Richard Feynman đã nói
về Maxwell rằng: “Nhìn vào lịch sử loài người thì có lẽ 10 ngàn năm
nữa cũng không có gì phải nghi ngờ rằng phát hiện của Maxwell về lý
thuyết điện từ là sự kiện quan trọng nhất thế kỷ 19”. Các nhà vật
lý đều nhìn nhận tầm quan trọng của công trình của Maxwell có thể sánh
ngang với lý thuyết tương đối của Einstein hay các công trình cơ học của
Newton. Nó không chỉ làm nền tảng cho công nghệ truyền thông bằng sóng
điện từ mà còn là một trụ cột không thể thiếu của vật lý hiện đại.
6. Một nhà bác học tự do và ẩn dật
Maxwell là một con người có tâm hồn tự do và thích cuộc sống bình dị.
Sau khi công bố lý thuyết trường điện từ, ông cho rằng để tiếp tục công
việc nghiên cứu của mình (vốn dựa nhiều vào tính toán lý thuyết), ông
cũng chẳng cần đến một vị trí khoa bảng nào như những công việc chẳng
hợp với ông chút nào mà ông vẫn phải làm. Ông có những suy nghĩ hết sức
độc lập một cách thoải mái và có tất cả những mối liên hệ trong giới học
thuật mà ông cần đến để có thể trao đổi những phát kiến mà ông tìm được
trong thế giới khoa học. Tất cả những gì ông cần đến là thời gian và sự
tự do như ở Glenlair, “để được đi dạo trên những cánh đồng và kết bạn với những chú ếch nhỏ hay những con chuột nước già”
như ông đã làm trước đây. Vì thế, năm 1865, ông đã xin từ chức vụ giáo
sư ở King College và trở về sống là Glenlair. Campell đã mô tả những
tháng ngày vui vẻ của Maxwell ở Glenlair:
“Kể từ lúc đó và về sau, bài thể dục mà ông và vợ ông yêu thích
nhất là cưỡi ngựa bởi ông có khả năng nhất trong môn này. Một người hàng
xóm có nhớ lại là vào năm 1874, trên lưng một chú ngựa đen tên là
Dizzy, nỗi thất vọng lớn của những người chủ trước, ông đã điều khiển
chú chạy vòng tròn trong sự thích thú của bọn trẻ ở Kilquhanity, ném qua
và bắt lại cái roi da, nhảy qua các rào,.. Phần đáng kể của những buổi tối là giành cho Chaucer, Spenser,
Milton hay một vở kịch của Shakespears mà ông đọc to cho vợ mình nghe.
Vào ngày chủ nhật, sau khi ở nhà thờ về, ông sẽ giam mình trong công
việc của một con chiên già. Đối với thần học, sự đồng cảm của ông phần
lớn đã đi qua trong quá khứ giống như văn học. Ông có quan hệ rất tốt
với láng giềng và đặc biệt là bọn trẻ. Ông giành nhiều thời gian thăm
hỏi những người bệnh trong làng, đọc kinh và cầu nguyện cùng với họ
trong những lúc họ cần sự cứu giúp. Những người tới thăm Glenlair giữa
thời gian từ 1865 tới 1869 đặc biệt quen thuộc với những lời cầu nguyện
được tiến hành bởi người chủ nhà. Lời cầu nguyện dường như ngay lập tức
gây ấn tượng mạnh bởi ý nghĩa của chúng. Maxwell giờ là một điền chủ,
vai trò mà ông rất thích.”
James Clerk Maxwell và vợ, bà Katherine Maxwell khi ở Glenlair năm 1869 (ảnh từ Wikipedia.org).
7. Những năm cuối đời ở Cambridge
Nhưng rồi cuộc sống ẩn dật của Maxwell cũng không kéo dài được lâu
khi Viện Đại học Cambridge thành lập Phòng thí nghiệm Cavendish và sẽ bổ
nhiệm một vị trí giáo sư thực nghiệm mang tên “Giáo sư Cavendish”.[11]
Cambridge đã nhận ra khá chậm rằng họ đã đi sau các trường đại học ở
Scotland và Đức, và thậm chí cả Oxford, trong đào tạo khoa học nên cần
khẩn cấp xây dựng các phòng thí nghiệm cho sinh viên và các nhà nghiên
cứu. Hiệu trưởng danh dự của trường, công tước vùng Devonshire, William
Cavendish, đã hào phóng hiến tặng cho trường một khoản để mở một phòng
thí nghiệm mới. William Cavendish, chính là hậu duệ của nhà vật lý, hóa
học quý tộc ẩn dật ở thế kỷ 18, Henry Cavendish, người đã tiến hành
những thí nghiệm tiên phong về điện và lực hấp dẫn. Ban đầu người ta mời
William Thomson vào vị trí này, nhưng Thomson đã giành tâm huyết ở Đại
học Glasgow và không nghĩ đến chuyện rời khỏi đó. Thomson liền được nhờ
đánh tiếng với Helmholtz nhưng cũng thất bại, Helmholtz vừa được bổ
nhiệm làm giáo sư vật lý ở Berlin và giám đốc viện vật lý mới thành lập.
Và sự lựa chọn thứ 3 là Maxwell, một nhà nghiên cứu tự do và ẩn dật ở
Glenlair. Maxwell không thể từ chối nổi trách nhiệm này nhưng chấp nhận
ngồi vào ghế giáo sư Cavendish với điều kiện ông có thể đổi ý vào cuối
năm đầu tiên, và ông bắt đầu công việc ở Cambridge từ năm 1871.
Lúc này Maxwell lại chứng tỏ vai trò của một nhà vật lý thực nghiệm
xuất sắc khi ông đặt những viên gạch đầu tiên để Cavendish trở thành một
trung tâm nghiên cứu vật lý đứng đầu thế giới với việc thiết lập các
phòng thí nghiệm, hoàn thiện các nghiên cứu về chất khí, về phép đo
trọng lực, và phát triển nghiên cứu về thống kê phân tử khí. Maxwell giờ
đây đã có các nghiên cứu sinh và nhóm nghiên cứu, nhưng phong cách của
ông không phải là cố ép họ vào một nhóm bình thường. Một trong những
sinh viên đầu tiên của Cavendish, Arthur Schuster, đã mô tả lại quan
điểm của Maxwell là: “tốt nhất cho cả sự phát triển của khoa học và
đào tạo những bộ óc của sinh viên, là mỗi người nên theo đuổi con đường
riêng của mình…Tôi chẳng bao giờ cố gắng ngăn một chàng trai thử làm một
thí nghiệm nếu như anh ta chưa tìm thấy những gì mà anh ấy muốn, và anh
ấy có thể tìm thấy một thứ gì trong đó”. Tuy nhiên, Maxwell vẫn
chẳng có chút cải thiện về khả năng giảng dạy khi các bài giảng của ông
vẫn không thu hút được mấy sinh viên theo học. Cùng với Newton và một số
nhà khoa học vĩ đại khác ở Cambridge, Maxwell được xếp vào nhóm “giáo sư của bốn bức tường” vì lớp học của họ vắng tanh.
Nhưng số phận không quá ưu ái với nhà vật lý vĩ đại. Mới 48 tuổi,
Maxwell cũng mắc căn bệnh ung thư dạ dày giống mẹ ông và qua đời vào năm
1879 (ngày 5 tháng 11) khi vẫn đang nỗ lực đặt những viên gạch đầu tiên
phát triển Phòng thí nghiệm Cavendish ở Cambridge. Maxwell ra đi một
cách thanh thản với một lời để lại cho các đồng nghiệp Cambridge: “Tôi
đã suy nghĩ một cách nhẹ nhàng về những gì tôi luôn gặp phải. Tôi cũng
chưa từng làm điều gì mãnh liệt trong cả cuộc đời. Mong muốn duy nhất
của tôi là có thể được như David để phục vụ mọi người theo ý nguyện của
Thiên Chúa và rồi yên nghỉ.” Maxwell được chôn cất ở Parton Kirk,
gần với Glenlair nơi ông đã lớn nên. Ra đi khi còn trẻ cộng với bản tính
tự do, khiêm tốn, không thích ồn ào khiến những đóng góp vĩ đại của ông
ít được công chúng ngoài ngành biết đến. Nhưng điều đó không hề giảm đi
sự vĩ đại của James Clerk Maxwell, người được mệnh danh là Einstein của
Scotland. [1] Bài viết này sử dụng tư liệu được trích từ cuốn “Great Physicists, The Life and Times of leading physicists from Galieo to Hawking” của tác giả William H. Gropper (NXB Viện Đại học Oxford, 2001) [2] Edinburgh Academy, một học viện tư thục dạy trẻ từ 2 đến 18 tuổi được thành lập năm 1824 ở thành phố Edinburgh [3] Royal Society of Edinburgh, Hàn lâm Viện Quốc gia Scotland, được thành lập từ năm 1783. [4]
Wrangler là danh hiệu giành cho những sinh viên tốt nghiệp đại học
(First class Honour) xuất sắc nhất về toán học ở Viện Đại học Cambridge.
Đây là một truyền thống có từ năm 1740, người đứng đầu gọi là Senior
Wrangler, thứ hai là Second Wrangler. Ví dụ như Thủ tướng Singapore, ông
Lý Hiển Long từng giành danh hiệu này năm 1973. [5] Ngôi trường này sau này được sáp nhập vào Viện Đại học Aberdeen. [6]
Royal Institution of Great Britain, một học viện phát triển khoa học và
giáo dục ở London, được thành lập năm 1799, là nơi nổi tiếng với các
bài giảng khoa học đại chúng và các phòng thí nghiệm hóa học. [7]
Royal Society (thành lập năm 1660), Hiệp hội tương đương với Viện Hàn
lâm Khoa học Quốc gia của Vương quốc Anh, và là viện hàn lâm khoa học
đầu tiên trên thế giới. [8] J. C. Maxwell, “On physical lines of force”, Philosophical Magazine (Taylor & Francis) 90, 11–23 (1861). [9]
J. C. Maxwell, “A dynamical theory of the electromagnetic field”,
Philosophical Transactions of the Royal Society of London 155, 459–512
(1865). [10]
Heinrich Herzt, một giáo sư vật lý ở Đại học Karlsruhe (nay là Học viện
Công nghệ Karlsruhe, Đức), sinh năm 1857, mất khi mới chỉ 36 tuổi do bị
ung thư máu. Ông chứng minh lý thuyết Maxwell năm 1887 bằng thí nghiệm
tạo và ghi nhận sóng điện từ. Cuộc đời của Hertz là một cuộc đời ngắn
ngủi nhưng đầy oanh liệt trong khoa học. [11]
Xem bài viết “Joseph John Thomson và những di sản khoa học ở Phòng thí
nghiệm Cavendish” của cùng tác giả đăng trên Tia sáng, số ra ngày
27/1/2014 http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&CategoryID=2&News=719
29- Alan Turing 1912-1954 Vương Quốc Toán Học, Khoa Học Máy Tính
Sự thực về cái chết của nhà khoa học thiên tài Alan Turing
Cuối
cùng, sau nhiều nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu, các chuyên gia bước đầu
đã làm rõ được phần nào sự thật về cái chết của Alan Turing - nhà toán
học, logic học và mật mã học thiên tài người Anh, người được xem là cha
đẻ của ngành khoa học máy tính.
Alan Turing sinh ngày
23/6/1912. Ngay từ khi còn rất trẻ, ông đã chứng minh tài năng của mình
trong nhiều lĩnh vực toán học, vật lý,… Tuy nhiên, năm 1954, ông qua đời
khi đang ở thời kỳ đỉnh cao của trí tuệ với rất nhiều thành tựu chưa
kịp cống hiến cho nhân loại. Cái chết ấy được giới chức trách thời điểm
đó xác định là do tự tử với chất độc xyanua.
100 năm sau, trong 1 hội nghị diễn ra ở
Oxford (Anh) vào thứ 7 tuần trước (23/6/2012), dựa trên những bằng chứng
thu thập được trong nhiều năm qua, Giáo sư Jack Copeland đồng ý với kết
luận Turing chết vì ngộ độc xyanua nhưng lại tin rằng đó là một tai
nạn.
Alan Turing - cha đẻ của ngành khoa học máy tính.
Vào một ngày tháng 6/1954, người quản
gia của Alan Turing bàng hoàng phát hiện ra ông đã chết trên giường ngủ ở
độ tuổi 41, cạnh quả táo mới ăn hết 1 nửa. Từ đây, người ta thi nhau “đoán già đoán non”
về lý do khiến ông chọn cách tự kết liễu đời mình. Trong đó, nguyên
nhân xuất phát từ sự đau khổ, tuyệt vọng, từ những áp lực khủng khiếp mà
Turing phải chịu đựng sau khi thừa nhận có quan hệ đồng tính được xem
là câu trả lời hợp lý nhất.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Copeland, Turing
vốn có thói quen dùng một chút táo trước khi đi ngủ và việc quả táo mới
chỉ được ăn 1 nửa là điều hết sức bình thường nhưng đã không được phân
tích như là 1 dấu hiệu của hành động có chủ ý. Hơn nữa, báo cáo từ các
nhân viên điều tra đều cho thấy tâm trạng Turing trong những ngày cuối
đời rất vui vẻ, thoải mái, không có dù chỉ một chút bất thường nào.
Do vậy, lời giải thích của mẹ Turing vào
thời điểm đó cho rằng cái chết này là một vụ tai nạn mặc dù trái với
kết luận điều tra nhưng lại nhận được sự đánh giá cao từ phía Giáo sư
Copeland. Không phải ai cũng biết rằng Turing dùng phòng riêng của mình
dành cho các thí nghiệm hóa học trong đó có chất xyanua. Ông thường
xuyên tiến hành điện phân dung dịch độc hại này và dùng phương pháp kết
tủa bằng điện để phủ lớp kim loại mỏng bằng vàng lên những chiếc thìa -
công việc đòi hỏi sử dụng hợp chất kali xyanua.
Tuy nhiên, sự bất cẩn trong quá trình
thực hiện đã khiến Turing phải trả một cái giá quá đắt bằng chính tính
mạng của mình, Copeland lập luận. Có những thí nghiệm mà đích thân ông
phải nếm các loại hóa chất để xác định chúng; cũng có những thí nghiệm
dẫn đến các cú sốc điện nghiêm trọng… Và lần này, nhiều khả năng Turing
đã vô tình đặt quả táo của mình vào “vũng độc” xyanua hoặc hít phải hơi xyanua tỏa ra từ chất độc ở dạng lỏng đang sủi bong bóng này.
“Những chi tiết không rõ ràng xung
quanh cái chết của Turing có thể vẫn sẽ tiếp tục là đề tài tranh luận
trong nhiều năm tiếp theo”, Giáo sư Copeland nhận định.
Cập nhật: 07/07/2017Theo Đất Việt
Tấn bi kịch cuộc đời Alan Turing – cha đẻ của ngành khoa học máy tính
Nếu bạn là một người đam mê công nghệ, bạn có từng
biết đến Alan Turing – cha đẻ của ngành khoa học máy tính và trí tuệ
nhân tạo cũng như cuộc đời đầy rẫy những bi kịch của ông?
Ngày 19/08/2014, cả thế giới chứng kiến một bước ngoặt trong lịch sử
toán học. Cuối cùng, sau một khoảng thời gian dài đằng đẵng mà Chính phủ
Vương quốc Anh phải xin lỗi một trong những nhà toán học vĩ đại nhất
của thế kỷ 20, Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị đã ban bố lệnh ân xá đối với
Alan Turing (1912-1954) – Người từng bị buộc tội có hành vi đồng tính
luyến ái năm 1952 – sau khi ông mất.
Nhắc đến Alan Turing, chúng ta không thể không nhắc đến những đóng
góp mang tính lịch sử của ông trong Chiến tranh thế giới thứ hai khi
giúp đỡ phe Đồng minh giải mã các thông tin mật của Phát xít Đức. Và
trước đó là ý tưởng biến những chiếc máy tính thuần túy thành những cỗ
máy mạnh mẽ và đa năng như siêu máy tính ngày nay.
Bức tượng nhà toán học vĩ
đại Alan Turing tại viện bảo tang Bletchley Park, vốn từng là trung tâm
nghiên cứu giải mã của Anh trong Thế chiến thứ hai.
Và ngày nay, máy tính không chỉ dùng để tính toán. "Computer" vốn
là từ chỉ những người cá nhân có kỹ năng giải các phép tính số học. Cho
đến thế kỷ 19, người ta bắt đầu dùng thuật ngữ này để chỉ những cỗ máy
thay thế con người giải toán. Ưu điểm của những chiếc máy tính này là
tốc độ tính toán siêu nhanh, đặc biệt là sau thế kỷ 20, khi linh kiện
điện tử thế chỗ những chiếc bánh răng trở thành bộ phận cốt lõi của máy
tính.
Tuy nhiên, nhược điểm của những chiếc máy tính sơ khai này chính là
khả năng xây dựng phương án để giải quyết một bài toán cụ thể. Để sử
dụng máy tính vào một mục đích khác, người ta phải thay đổi mạch điện
của chúng. Những chiếc máy tính vẫn duy trì phương thức hoạt động này
cho đến năm 1936, khi cậu sinh viên chuyên ngành toán học người Anh,
Alan Turing, nảy ra ý tưởng một chiếc máy tính có thể giải quyết bất cứ
bài toán nào chứ không chỉ là chỉ tính toán thuần túy.
Theo đó, giả sử bài toán được chuyển thành các biểu thức toán học,
sau đó mã hóa chúng thành một chuỗi các biểu thức lôgic của các chữ số
nhị phân và chỉ dẫn đến một trong hai kết quả: Đúng hoặc Sai.
Ý tưởng này đơn giản hóa mọi thứ (từ chữ số, ký tự đến hình ảnh và âm
thanh) thành các dãy số chỉ gồm hai chữ số 0 và 1 rồi áp dụng một công
thức – hay một chương trình – để giải bài toán theo cách đơn giản nhất.
Từ đây, chiếc máy tính kỹ thuật số ra đời, mặc dù vào thời điểm đó vẫn
chỉ là một cỗ máy ảo.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ giúp quân Đồng minh giải mã
những thông điệp của Phát xít Đức được mã hóa bằng cỗ máy bất khả chiến
bại Enigma, nhà toán học Alan Turing đã phát minh ra một trong những
chiếc máy tính hiện đại đầu tiên. Theo đó, ngoài khả năng lập trình,
chiếc máy tính kỹ thuật số này còn thực hiện được nhiều chức năng khác
chỉ bằng cách chuyển kênh.
Nếu đặt chiếc máy tính của ông vào kỷ nguyên mà sức mạnh của những
chiếc máy tính tăng gấp 2,5 lần mỗi năm như ngày nay (theo dự đoán của
Gordon Moore năm 1965) thì nó sẽ chỉ là một cỗ máy lỗi thời. Vậy mới
nói, thành công của chính chiếc máy tính lỗi thời này đến từ chính danh
hiệu “bộ não điện tử đầu tiên”.
Alan Turing có niềm tin bất diệt rằng máy tính cũng có thể suy nghĩ
như con người, và với một phần mềm thích hợp, chúng có thể trò chuyện mà
chúng ta không thể phân biệt được người nói là con người hay chỉ là một
cỗ máy vô tri. Phép thử Turing – Bài kiểm tra khả năng trí tuệ của máy tính được đề cập đến lần đầu tiên năm 1950 trong bài viết “Máy tính và trí tuệ”
– ra đời từ đây. Phép thử được tiến hành khi một người chơi thảo luận
với một con người và một chiếc máy tính. Một chiếc máy tính vượt qua
phép thử và được coi là có khả năng suy nghĩ khi người chơi không thể
nhận ra ai là máy tính và ai là con người. Thế nhưng, thật đáng tiếc là
tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có chiếc máy tính nào vượt qua bài
kiểm tra này.
Năm 1952, Turing, khi đó mới 40 tuổi, đã là người đầu tiên khởi xướng
lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, chính tại thời kỳ đỉnh cao của sự
nghiệp, cuộc đời của nhà toán học thiên tài bỗng chốc biến thành địa
ngục khi ông bị bắt giữ và buộc tội có quan hệ đồng tính không đứng đắn.
Sau khi bị buộc tội, ông không được phép sử dụng các cơ sở vật chất kỹ
thuật của Trung tâm mật mã Bletchley Park, Vương quốc Anh, nơi ông và
các cộng sự từng làm việc trong Thế chiến thứ hai.
Không chấp nhận án tù, ông đã lựa chọn bị quản thúc tại gia với điều
kiện phải tham gia điều trị hoocmon nội tiết tố nữ nhằm hạn chế nhu cầu
tình dục cho dù biết phương pháp này phản khoa học. Hai năm sau khi bắt
đầu nhận điều trị “thiến hóa học”, ngày 07/06/1954, người ta phát hiện
Alan Turing tự sát tại nhà riêng.
Báo cáo điều tra và khám nghiệm tử thi của cảnh sát cho hay, nguyên
nhân gây tử vong là ngộ độc xyanua. Bên cạnh đó, khi tiến hành khám
nghiệm hiện trường, người ta tìm thấy một quả táo cắn dở bên cạnh thi
thể. Căn cứ vào các bằng chứng tìm thấy ở hiện trường, các chuyên gia
kết luận Alan Turing đã tiêm xyanua vào quả táo rồi mới ăn. Tuy nhiên,
do không khám nghiệm quả táo nên có nhiều giả thuyết khác về cái chết
của nhà toán học thiên tài nảy sinh như: Đột ngột hít phải khí xyanua,
một loại chất hóa học cực độc mà ông đã sử dụng để tiến hành thí nghiệm
trong phòng mình.
Chân dung nhà toán học Alan Turing (1912-1954)
Mặc dù còn nhiều nghi vấn về vụ tự tử của Alan Turing nhưng một điều
chắc chắn là ông đã quyết định kết thúc cuộc đời mình bởi không chịu
đựng được những lời định tội và sự hà khắc của nhà cầm quyền và xã hội
đối với người đồng tính cũng như những đau đớn trong quá trình điều trị
bằng liệu pháp “thiến hóa học” đã sớm kết thúc một năm trước khi ông qua
đời.
Đồng thời, cũng không có bất kỳ bằng
chứng nào khẳng định lôgô hình quả táo cắn dở của hãng Apple – Vốn được
coi là nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu đã làm nên cuộc cách
mạng trong lĩnh vực khoa học máy tính vào những năm 1970 – là vòng hoa
tưởng nhớ Alan Turing. Bất chấp giả thuyết về sự trùng hợp giữa các dải
màu cầu vồng trong lôgô gốc của Apple với lá cờ biểu tượng của người
đồng tính, Steve Jobs – nhà sáng lập của Apple vẫn phủ nhận đó không
phải là nguồn gốc lôgô của hãng. Ông chia sẻ với nhà văn, diễn viên
Stephen Fry: “Chúng tôi rất mong muốn biểu tượng của hãng sẽ xuất phát từ tầng ý nghĩa này nhưng thật đáng tiếc là không phải.”
Người đặt vòng hoa tưởng nhớ thật sự là một người cộng sự của Turing
với giải thưởng Turing Award được khởi xướng từ năm 1966, có giá trị
tương đương với giải Nobel dành cho khoa học máy tính. Cho đến cuối thế
kỷ 20, giải thưởng này đã được công nhận trên toàn thế giới. Và đến năm
2009, thủ tướng Anh, ông Gordon Brown đã chính thức gửi lời xin lỗi đến
Alan Turing vì sai sót trong liệu pháp điều trị thay cho câu trả lời
trước bản kiến nghị trực tuyến yêu cầu lệnh ân xá hoàng gia dành cho nhà
toán học vĩ đại của nước Anh.
Tuy vậy, danh dự của Alan Turing đã không được khôi phục đúng vào dịp
kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông vào năm 2012 do bị trì hoãn bởi sự dè
dặt trong chính trị cũng như thủ tục ân xá phức tạp. Cho đến tận tháng
8/2014, lệnh ân xá hoàng gia được ban bố nhằm “tưởng nhớ nhà toán học Alan Turing vì những đóng góp của ông trong thời kỳ chiến tranh chứ không phải vì lời buộc tội sau này".
Đây là một biện pháp đặc biệt mang tính tượng trưng bởi lệnh ân xá chỉ
được ban bố khi người phạm tội được chứng minh là vô tội.
Đồng thời, sắc lệnh hoàng gia Anh của nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị đã mở
đường cho một cuộc cách mạng khác. Vào tháng 2/2015, gia đình toán học
gia đã yêu cầu lệnh ân xá sau khi qua đời cho gần 50,000 người khác bị
kết án tại Anh vì hành vi đồng tính luyến ái vốn được coi là vi phạm
pháp luật ở vương quốc này từ năm 1885 đến 1967.
Tham khảo: OpenMind
Alan Turing - Nhà giải mã thiên tài đồng tính
Cái chết vào năm 1954 của Alan Turing có phải là một cú
sốc đối với người Anh? Riêng đối với bạn bè ông, đó là một vết thương mà
ngay cả sau nhiều thập kỷ vẫn còn khó lành.
Tuy nhiên, với công chúng thì hầu như không biết nhiều về cái chết
của ông. Ông không phải là biểu tượng trong buổi đầu của thời đại công
nghiệp máy tính.
Nhưng trong toán học thuần túy, tên ông không bao giờ bị lãng quên.
Bức tranh tổng thể về ông là một hình mẫu về lý thuyết thuần túy.
Tiếp cận khiêm tốn
Hầu hết các câu chuyện viết về bản thân, Turing chỉ cho phép được viết một cách khiêm tốn.
Không có nhiều thông tin về Turing ngoài những thông tin được ghi lại
ngắn gọn trên một số tờ báo đầu tiên về máy tính của Anh và hai lần
phát biểu trên đài phát thanh BBC. Ông cũng không bao giờ tự đặt mình ở
vị trí tiên phong như là người đã khai sinh ra máy tính phổ quát trong
năm 1936 và làm cho nó trở nên thực tiễn 10 năm sau đó.
Và, dường như chưa có bất kỳ ai hỏi ông vấn đề này trừ một phóng viên đã phỏng vấn ông vào ngày 26/12/1946.
Turing đã được ghi nhận là người "quá khiêm tốn" về năng lực của mình và được đặt cho biệt danh là người "chỉ có công việc".
Nhưng trên tất cả, có một điều mà không ai muốn biết. Đó là Turing đã
bị bắt ngày 7/2/1952 vì quan hệ với một người đàn ông trẻ ở Manchester.
Ông bị buộc tiêm kích thích tố nữ để giảm nhu cầu tình dục.
Cho đến những năm 1970, thông tin này hoàn toàn chưa được xác nhận và
chỉ lưu hành như tin đồn. Điều này có nghĩa là có một đám mây đen lơ
lửng trên uy tín khoa học của ông.
Năm 1973, Mặt trận giải phóng người đồng tính đã phá vỡ sự im lặng
này khi xuất bản một báo cáo ngắn gọn về chuyện đã xảy ra như một minh
họa cho những gì ông phải chịu đựng từ pháp luật và y học. Tuy nhiên,
điều này ít nhận được quan tâm. Không xấu hổ vì là người đồng tính
Turing bị tiêm stilboestrol - một dạng estrogen tổng hợp
Trong thời gian này, hầu hết những ai đã nghe tin đồn về cái chết của
ông đều giả định đây là vụ tự tử khi bị phát hiện là người đồng tính và
cảm thấy xấu hổ.
Thực ra, cái chết của ông xảy ra hơn hai năm sau khi ông bị bắt. Và
ông đã cho thấy sự thách thức chứ không phải xấu hổ. Ông đã từng nói với
cảnh sát rằng "Ủy ban Hoàng gia cần ngồi lại để hợp pháp hóa vấn đề
này."
Tuy nhiên, giống như những người đàn ông đồng tính khác, Turing đặc
biệt không may mắn. Khoảng năm 1948, ông quyết định sống tích cực hơn
khi thừ nhận người đồng tính thì cũng là lúc xã hội thay đổi phản ứng từ
im lặng chuyển sang đàn áp người đồng tính.
Điều mà không bạn bè nào của ông biết là vào năm 1954 ông được xem là
hình mẫu khoa học cho hoạt động "bẻ khóa mật mã" trong suốt Chiến tranh
Thế giới thứ hai.
Sau năm 1952, Turing đã phải ngưng làm việc cho Cơ quan tình báo
thông tin Anh (GCHQ), và những gì ông gọi là một "cuộc khủng hoảng" vào
năm 1953 dường như có liên quan đến việc ông bị giám sát chặt chẽ. Đó là
lý do rất đặc biệt và bí mật khiến cho cuộc sống của ông vào năm 1954
có vẻ như không thể chịu đựng hơn được nữa. Từ những năm 1970, tất cả mọi thứ đã thay đổi
Đồng tính luyến ái bị coi là phạm pháp cho đến năm 1967. Câu chuyện
về ông đã được công khai sau năm 1974 và Alan Turing trở nên nổi tiếng
vì ông không chỉ là một thiên tài của lý thuyết mật mã mà còn là người
có trách nhiệm cho cuộc chiến tàu U-boat.
Ngày nay, máy tính không còn là một thứ xa vời mà đã trở thành trung
tâm của liên lạc cá nhân. Như vậy, nó rất gần với khái niệm máy Turing
phổ quát - giải quyết mọi nhiệm vụ và luôn liên quan đến khả năng của
trí óc con người. Sau khi chết, Turing đã trở thành một biểu tượng hiện đại
Alan Turing uống cyanide, nhưng lại để một quả táo bên giường của
mình. Turing biết quả táo là biểu tượng của cái chết trong câu chuyện
Bạch Tuyết. Câu chuyện về cuộc đời ông là một bi kịch, nhưng phần cuối
lại như một phần của phim hài mà ông đã cố gắng tận hưởng.
Sơn Ca
Theo www.bbc.com
Ảnh: Internet
Nhà toán học Alan Turing được đặc xá
05 Tháng Giêng 20158:02 SA(Xem: 3717)
Ngày
24.12,2013, nhà toán học người Anh Alan Turing được Nữ hoàng Elizabeth
II đặc xá sau hơn 60 năm bị kết án vì đồng tính, theo AFP.
Từng được xem là 'Einstein của toán học', ông Turing bị kết tội “lăng
nhục thuần phong mỹ tục” vào năm 1952 và bị hoạn bằng chất hóa học. Hai
năm sau, ông qua đời khi mới 41 tuổi vì nhiễm chất độc cyanure. Nhiều
giả thuyết cho rằng ông tự sát nhưng đến nay sự thật vẫn chưa được làm
sáng tỏ.
Trong cuộc đời ngắn ngủi, nhà toán học tài năng này đã đặt nền tảng
cho tin học hiện đại và đưa ra những lý thuyết đầu tiên về trí thông
minh nhân tạo. Ông Turing cũng chính là người “bẻ khóa” thành công mật
mã Enigma trong các tàu ngầm của phát xít Đức ở Bắc Đại Tây Dương vào
Thế chiến 2. Nhiều sử gia đánh giá đây là đòn chí tử góp phần khiến
Hitler bại trận sớm. Năm 2012, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của
Turing, 11 nhà khoa học Anh đã cùng yêu cầu hủy bản án của ông. Trước
đó, năm 2009, Thủ tướng Anh khi ấy là Gordon Brown cũng chính thức xin
lỗi vì “cách hành xử khủng khiếp” đối với nhà toán học này.
Bộ phim “The Imitation Game”
kể lại cuộc đời của nhà toán học Alan Turing do tài tử Benedict
Cumberbatch thủ vai, một nhân vật có công lớn trong Thế chiến thứ II của
nước Anh.
Trong tác phẩm thuộc thể loại tiểu sử, “chàng thám tử Sherlock Holmes
thời hiện đại” sẽ hóa thân thành nhà thiên tài toán học Alan Turing.
Đây là người từng giải được mật mã Enigma trong Thế chiến thứ II của
quân đội Đức Quốc xã, góp công lớn trong việc cứu mạng hàng ngàn sinh
mạng vô tội.
Tạo hình Alan Turing của Benedict Cumberbatch trong The Imitation Game.
Tuy nhiên, tới năm 1952, Alan Turing bị kết tội là có “hành vi không
đúng đắn” bởi ông là một người đồng tính trong thời kỳ pháp luật vẫn
chưa chịu công nhận chuyện đồng tính luyến ái. Người hùng thời chiến
chấp nhận hình phạt thiến hóa học, buộc phải điều trị bằng hormone nhằm
ức chế các khát khao tình dục để tránh việc ngồi tù. Tuy nhiên, ông qua
đời sau đó hai năm trong một cái chết còn chứa đựng nhiều bí ẩn và tranh
cãi. Cũng phải mãi tới năm 2009, nhờ có một chiến dịch kêu gọi trên
Internet mà thủ tướng Anh đã thay mặt chính phủ chính thức lên tiếng xin
lỗi về cách đối xử với Alan Turing sau chiến tranh. The Imitation Game là bộ phim tiếp theo Benedict Cumberbatch
vào vai một nhân vật có thật gây tranh cãi. Hồi năm ngoái, anh hóa thân
thành Julian Assange, người đứng đầu tổ chức WikiLeaks, trong bộ phim The Fifth Estate. Tuy nhiên, bộ phim này lại bị giới phê bình hết sức thờ ơ và không giành được nhiều đánh giá tích cực.
Video Trailer bộ phim 'The Imitation Game' Tác phẩm tiểu sử kể lại cuộc
đời của thiên tài toán học Alan Turing do Benedict Cumberbatch thủ vai.
Dẫu vậy, tình thế rất có thể sẽ thay đổi sau The Imitation Game
bởi các bộ phim lấy bối cảnh Thế chiến thứ II vốn rất hay được lòng
giới phê bình và Viện hàn lâm Hoa Kỳ. Nhiều website điện ảnh hiện đánh
giá The Imitation Game và Benedict Cumberbatch là những ứng viên tiềm tàng cho mùa giải thưởng điện ảnh diễn ra vào cuối năm nay.
Hiện tài tử đang thực hiện bộ phim hình sự Black Mass bên
cạnh siêu sao Johnny Depp. Hai nam diễn viên hàng đầu sẽ vào vai hai anh
em tội phạm Bulger khét tiếng trong lịch sử. Đây cũng là một tác phẩm
hết sức đáng chờ đợi khác của Benedict Cumberbatch, dự kiến sẽ trình
làng khán giả trong mùa thu 2015.
Bộ phim quy tụ nhiều ngôi sao điện ảnh và truyền hình của xứ sở sương mù.
Trở lại với The Imitation Game, bên cạnh Benedict
Cumberbatch, phim còn có sự tham gia của rất nhiều diễn viên nổi tiếng
khác của đảo quốc sương mù, bao gồm kiều nữ Keira Knightley (trong vai
Joan Clarke - người bạn thân của Alan Turing), Matthew Goode, Mark
Strong, Rory Kinnear, Charles Dance, và Allen Leech. The Imitation Game vừa được chọn làm tác phẩm khai mạc cho
LHP London diễn ra từ ngày 8/10 tới đây. Sau đó, bộ phim sẽ được công
chiếu rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới từ ngày 14/11.
Johannes Kepler (1571-1630),
nhà Thiên văn học Ðức lừng danh, một
trong những nhà sáng lập ngành Thiên văn
Ngày nay các nhà khoa học thường nói tới việc phóng các phi thuyền lên không
gian để thám hiểm vũ trụ. Ý tưởng này đã được một nhà thiên văn đề cập tới
hơn 300 năm trước. Nhưng vào thời bấy giờ, không ai để ý đến ý tưởng táo bạo
này. Không ai giúp đỡ bậc thiên tài bất hủ này. Johannes Kepler, một vì sao
sáng của Khoa Thiên Văn, đã sống trong cảnh nghèo túng và đã chết trong cảnh
u buồn.
1/ Thuở trẻ của Kepler.
Johannes Kepler sinh ngày 27/12/1571 tại Weil der Stadt (gần Stuttgart),
miền Württemberg nước Đức. Cậu bé này chào đời thiếu tháng giống như Isaac
Newton vì vậy ngay từ thuở nhỏ, Kepler thường đau yếu. Cha của Kepler làm
lính đánh thuê và mẹ là một người đàn bà tầm thường. Khi Kepler được 2 tuổi,
người Hòa Lan nổi lên chống lại quân Tây Ban Nha và cha Kepler sang dự chiến
trận tại Hòa Lan. Mẹ cậu cũng sang theo, vì thế cậu Kepler được giao cho ông
bà nội coi sóc. Năm lên 4 tuổi, Kepler bị bệnh đậu mùa và sau khi khỏi, căn
bệnh đã để lại trên mặt cậu những đốm rỗ và khiến cho mắt của cậu kém đi.
Thuở thiếu thời của Kepler thật là bất hạnh. Trong khi những đứa trẻ khác
được đi học, được ăn no mặc ấm, được sống đầy đủ trong tình thương yêu của
cha mẹ thì Kepler kéo dài những ngày khốn khổ trong một quán rượu nghèo, cả
ngày cậu phải rót rượu, bưng nước, chạy việc vặt. Năm 13 tuổi, Kepler làm
việc trong một nông trại nhỏ. Cuộc sống mới này tuy đỡ vất vả nhưng cũng
chẳng dễ chịu. Cảnh cực khổ dày vò mãi con người mảnh khảnh này và sắp sửa
đưa cậu tới gặp tử thần thì Kepler được người chị gái giúp đỡ. Bà này xin
chồng khi đó làm mục sư Tin Lành, để dẫn em về nuôi. Nhờ vậy Kepler được
người anh rể dạy cho biết đọc, biết viết, rồi ít lâu sau, cậu được vào học
trong một tu viện Tin Lành tại Maulbronn.
Lúc mới theo học, Kepler rất kém về Toán, ngoài ra môn Thần Học đã là một
trở ngại đối với cậu. Nhưng bản chất thông minh của cậu đã được các thầy
giáo chú ý và quý mến. Nhờ học hành tiến bộ, Kepler được theo học tại trường
đại học Tübingen. Kepler quyết định trở thành một mục sư sau này nên cậu chỉ
coi khoa Thiên Văn như một môn học thỏa mãn trí tò mò. Nhưng ông Möstlin,
giáo sư Toán và Thiên Văn, ngay từ đầu đã nhận thấy ở Kepler một thiên tài.
Ông không quản ngại chỉ dạy cặn kẽ cho cậu học trò này và cũng vì vậy trong
suốt cuộc đời, Kepler bao giờ cũng nhớ ơn vị ân nhân kể trên đã mở đường
khai lối cho mình tới bến vinh quang.
2/ Nghiên cứu Thiên Văn.
Ptolemy
Aristarchus
Copernicus
Nhờ sự tận tâm của Giáo Sư Möstlin, Kepler làm quen dần các lý thuyết của
các nhà thiên văn danh tiếng như Ptolemy, Aristarchus, Copernicus... Chẳng
bao lâu, Kepler say mê khoa Thiên Văn. Kepler đã có ý tưởng táo bạo như sau:
Mục đích của tôi là làm thế nào chứng tỏ rằng cách xoay vần của các thiên
thể giống như sự vận chuyển của một bộ máy đồng hồ, và tôi muốn chứng minh
rằng tất cả chuyển động phức tạp của các thiên thể đều do một thứ lực độc
nhất chi phối. Nhưng các giáo sư trường Đại Học Tübingen lại coi ý tưởng
trên như một tà thuyết. Tuy bị cho là vô lý, Kepler vẫn được thầy yêu, bạn
mến vì ông giỏi Toán và tiếng La Tinh, tính tình lại vui vẻ, cởi mở.
Vào năm 1593, trường Tin Lành tại Graz, nước Áo, thiếu chân giáo sư Toán.
Kepler được thu nhận vào chức vụ này. Đây là thời kỳ sung sướng nhất của
ông. Ông sống trong cảnh sung túc về tiền bạc và sự quý mến của học trò.
Kepler lập gia đình với một người đàn bà đẹp và giầu có. Ông có đủ thời giờ
nghiên cứu Thiên Văn và lập cho mình một lý thuyết vững chắc. Kepler cho
xuất bản cuốn sách Vũ Trụ Huyền Bí (Mysterium Cosmographicum). Cuốn sách này
tới tay Galileo và nhà bác học lỗi lạc người Ý đã hết sức thán phục những lý
lẽ vững chắc của Kepler về Thiên Văn Học.
Vào thời kỳ này, có một nhà thiên văn rất danh tiếng: ông Tycho Brahe (1546-
1601), người gốc Đan Mạch. Tycho Brahe thời bấy giờ là nhà toán học của Vua
Rudolf II xứ Bohemia. Ông ta lại là một nhà thiên văn có tài. Vào giai đoạn
này kính thiên văn chưa được phát minh. Trong 20 năm trường tại đài thiên
văn ở Prague, ông Brahe đã quan sát bầu trời bằng mắt thường một cách rất
chính xác và xác định vị trí của hàng trăm vì sao.
Tycho Brahe đã ngạc nhiên trước thiên tài của Kepler và tuy nhiều tuổi hơn,
cũng không ngần ngại kết bạn với ngôi sao sáng mới này. Brahe gửi giấy mời
Kepler sang giúp mình nhưng Kepler từ chối, biết đâu rằng một định mệnh khắc
nghiệt đang chờ đón ông.
Thời kỳ sung sướng của Kepler rất ngắn ngủi. Một cuộc chia rẽ tôn giáo đã
xẩy ra tại Graz. Người ta đã chém giết nhau vì lòng cuồng tín. Vào năm 1600,
những người theo đạo Tin Lành bị trục xuất khỏi Graz. Kepler, một nhà thiên
văn đúng hơn là một giáo sĩ, cũng bị lôi cuốn vào nghịch cảnh này. Vợ ông
phải bán vội tất cả gia sản để lẩn trốn cùng chồng. Cuộc đời của Kepler bắt
đầu đen tối đi. Trước tình trạng phá sản, Kepler đành mang gia đình đến gõ
cửa nhà Tycho Brahe. Khi Kepler sang sống tại Prague, Brahe đã đối xử với
người thất thế một cách tẻ nhạt và coi Kepler như là một người hạ cấp, hơn
là một người cộng sự. Phải chăng lòng ghen tị vẫn là thói thường của người
đời.
Kepler lãnh một chân giúp việc tại đài thiên văn. Công việc mới tuy không
mang lại cho ông nhiều bổng lộc nhưng chính nhờ cơ hội này, ông đã được biết
tới những bảng liệt kê vị trí các vì sao (các bảng Rudolphine) của Brahe.
Ý tưởng của Ptolemy cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ không còn ngự
trị trong đầu óc của những bậc trí thức vào thời đại này nữa. Nhưng không ai
dám đả phá lý thuyết của Ptolemy vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người
trong suốt 14 thế kỷ. Cũng vì thế khi Giordano Bruno xác nhận rằng trong vũ
trụ còn có hàng trăm ngàn vì sao khác lớn hơn mặt trời, người ta đã mang ông
ta ra thiêu sống tại Rome!
Từ trước, sở dĩ các điều hiểu biết của nhân loại bị sai lầm vì các nhà thiên
văn cổ xưa tưởng rằng trái đất đứng yên, và khi quan sát thì những điều mắt
thấy phải là đúng, biết đâu rằng họ đã đứng trên một nền móng chuyển động để
quan sát mà không hay biết. Muốn vượt qua các trở ngại, Kepler đặt mình tại
một vị trí cố định trong không gian rồi mới quan sát sự vật. Với điều kiện
cốt yếu này, Kepler nghiên cứu rất tỉ mỉ vị trí của từng vì sao một. Vì quá
đam mê các con số thiên văn và không muốn giòng tư tưởng bị gián đoạn bởi
cuộc mưu sinh, Kepler đã không để tâm tới cảnh sống nghèo nàn của mình. Vợ
ông thường phải vay nợ và lò sưởi trong nhà không có than đốt.
Năm 1601, Tycho Brahe từ trần. Kepler được bổ nhiệm làm nhà thiên văn của
Hoàng Đế Đức Rudolf II với lương tháng 1.500 florins. Đây là thời kỳ nghiên
cứu chuyên tâm nhất của ông. Kepler tỉ mỉ làm đi kiểm lại các bài toán thiên
văn trong suốt 5 năm trường. Ông khám phá ra 2 định luật lừng danh về Khoa
Thiên Văn và cho xuất bản cuốn Thiên Văn Mới (Astronomia Nova) vào năm 1609.
Tác phẩm này là một trong các cuốn sách lừng danh nhất của Khoa Học, được
xếp ngang hàng với cuốn Nguyên Lý (Principia) của Newton và cuốn Khảo Sát
Quỹ Đạo của các Thiên Thể (De Revolutionibus Orbium Coelestium) của
Copernicus.
Kepler đã đề tặng cuốn sách bất hủ kể trên cho Hoàng Đế Rudolf II trong khi
vị vua này lại không hiểu được giá trị của nó. Nhà vua coi Kepler như một
nhà chiêm tinh có nhiệm vụ lập ra các lá số tử vi và chuyên đoán điềm giải
mộng cho mình.
Năm 1612, sự bất hạnh đến với gia đình Kepler: người con trai thứ hai của
ông qua đời rồi sau đó vài tuần lễ, người vợ yêu quý cũng sang bên kia thế
giới. Nhưng chưa phải là hết. Vua Rudolf II là người cấp dưỡng cho ông cũng
băng hà ít lâu sau. Vị vua mới không trọng dụng nhà thiên văn nghèo nàn nữa
và Kepler phải nhận một chân giáo sư toán tầm thường tại Linz. Kepler ra đi,
lòng đầy sầu bi.
Kính viễn vọng (telescope) được nhà bác học Galileo phát minh vào năm 1608
và đã được dùng khắp châu Âu. Tại Linz, Kepler mượn được một kính viễn vọng,
đã quan sát các vì sao mà mắt thường không nhìn tới được. Ông đã nghiên cứu
Quang Học rồi phát minh ra một loại kính thiên văn mới. Tác phẩm viết về
Quang Học của ông có tên là Khúc Xạ Học (Dioptrice) xuất bản vào năm 1611 đã
là cuốn sách đầu tiên khảo sát về ánh sáng và các thấu kính.
Tại Linz, Kepler lập lại gia đình với một người đàn bà nghèo. Cuộc sống càng
trở nên chật vật. Kepler phải nuôi ăn 7 người con trong một hoàn cảnh eo
hẹp! Ông đành phải viết ra các cuốn lịch tử vi để bán lấy tiền. Đây là công
việc của các nhà chiêm tinh tức là những người sống nhờ vào lòng mê tín của
người khác. Đã có lần Kepler than thở một cách cay đắng: Môn chiêm tinh là
con đẻ của Khoa Thiên Văn, vì vậy việc người con đứng ra nuôi sống bà mẹ sắp
chết đói chẳng là hợp lý hay sao? Thật là đau khổ khi một nhà bác học chân
chính phải làm một công việc phản khoa học để sống còn.
Nhà thiên văn Đức Johannes Kepler (27 tháng 12 năm 1571 – 15 tháng 11
năm 1630) đã công bố phát hiện của mình tại Praha vào năm 1609 rằng các
hành tinh bay quanh mặt trời không phải theo những vòng tròn hoàn hảo,
mà theo những quỹ đạo hình trái xoan (ellip).
Trước đó, nhà thiên văn Ba Lan Nicolaus Copernicus đã đơn giản hoá và
sửa chữa lại cấu trúc của hệ thống mặt trời (Thái dương hệ) khi phát
hiện ra rằng mặt trời, chứ không phải trái đất, mới nằm ở trung tâm
của hệ này. Ngay cả khi ấy ông ta cũng giống như tất cả các nhà thiên
văn học khác vẫn giả định rằng các hành tinh quay xung quanh mặt trời
theo những vòng tròn hoàn hảo. Kết quả là vẫn có các sai lệch về vị trí
dự đoán của các hành tinh so với quan sát thực tế.
Kepler đã phát minh quan niệm về hình ellip và đã chứng minh rằng các
hành tinh của mặt trời thực sự bay theo quỹ đạo hình ellip trong không
gian vũ trụ. Với phát hiện này, khoa học cuối cùng đã trình bày một hình
ảnh chính xác về vị trí và cơ chế vận hành của hệ thống mặt trời.
400 năm qua đi với những thành quả của công nghệ được cải thiện rất
nhiều, nhưng hình ảnh của chúng ta về sự di chuyển của các hành tinh như
thế nào vẫn là do Kepler tạo ra. Chúng ta đã không thay đổi hoặc sửa
chữa nó một chút nào, và có thể sẽ không bao giờ cần sửa đổi. Vui bên lề: Sao Diêm Vương (Pluto) từng được gọi là
hành tinh thứ chín trong suốt 75 năm, kể từ khi phát hiện ra nó vào năm
1930. Sao Diêm Vương có quỹ đạo ít tròn trịa nhất (hình xoan dài nhất)
so với tất cả các hành tinh. Điểm xa nhất của nó là 7,4 tỷ km tính từ
mặt trời. Điểm gần nhất của nó chỉ có 4,34 tỷ km. Khi sao Diêm Vương đến
điểm gần nhất thì quỹ đạo của nó thực sự sát với quỹ đạo của sao Hải
Vương (Neptune). Trong khoảng 20 năm của mỗi chu kỳ dài 248 năm, sao
Diêm Vương thậm chí còn ở gần mặt trời hơn là sao Hải Vương. Điều này đã
xảy ra từ năm 1979 đến 1999. Trong khoảng 20 năm đó, sao Diêm Vương đã
thực sự là hành tinh thứ tám trong hệ thống mặt trời của chúng ta và sao
Hải vương thì trở thành hành tinh thứ chín!
Johannes Kepler
Người đăng: Lê Quốc Trung
26/04/2007
Xuyên suốt cuộc đời nghề nghiệp của mình, Kepler là một giáo viên toán ở trường dòng Graz (sau này là trường đại học Graz), là người trợ lý cho Tycho Brahe, là nhà toán học ở triều đình Hoàng đế Rudolf II, giáo viên toán ở Linz, và là nhà thiên văn học của Tướng Wallenstein. Ông cũng thực hiện một công việc mang tính nền tảng về thị giác và giúp đưa vào thực hiện những phát hiện kính thiên văn của người cùng thời với ông là Galileo Galilei.
Xuyên suốt cuộc đời nghề nghiệp của mình, Kepler là một giáo viên toán ở trường dòng Graz (sau này là trường đại học Graz), là người trợ lý cho Tycho Brahe, là nhà toán học ở triều đình Hoàng đế Rudolf II, giáo viên toán ở Linz, và là nhà thiên văn học của Tướng Wallenstein. Ông cũng thực hiện một công việc mang tính nền tảng về thị giác và giúp đưa vào thực hiện những phát hiện kính thiên văn của người cùng thời với ông là Galileo Galilei.
Kepler sinh ngày 27 tháng 121571 tại Thành phố tự do của Đế quốcWeil der Stadt (hiện là một phần của vùng Stuttgart ở thành bang thuộc nước Đức là Baden-Württemberg,
cách trung tâm Stuttgart 30 km về phía tây). Ông nội ông từng là Thị
trưởng thị trấn đó, nhưng lúc Johannes ra đời, tài sản của gia đình
Kepler đã gần cạn kiệt. Cha ông sống bấp bênh với nghề lính đánh thuê, và ông đã rời bỏ gia đình khi Johannes mới năm tuổi. Ông được cho rằng đã chết trong chiến tranh ở Hà Lan. Mẹ ông, con gái một chủ quán trọ, là một người chữa bệnh bằng các loại cỏ cây sau này muốn trở thành phù thuỷ.
Sinh sớm, Johannes là một đứa trẻ ốm yếu. Dù sức khỏe kém, ông rất
thông minh. Khi còn nhỏ, ông thường làm những khách hàng tới quán trọ
của ông ngoại ngạc nhiên vì khả năng toán học kỳ lạ của mình.
Ông làm quen với thiên văn học từ rất sớm và gắn bó nó trong cả cuộc đời. Năm 1577, khi mới 5 tuổi, ông đã quan sát Sao chổi. Ông viết rằng ông "được mẹ đưa lên một chỗ cao để nhìn nó". Năm 1580, ông quan sát một hiện tượng thiên văn khác - Nguyệt thực, Ông nhớ là đã "được gọi ra ngoài" để nhìn nó và rằng mặt trăng "có vẻ khá đỏ". Tuy nhiên bệnh đậu mùa thời trẻ đã giảm thị lực của ông, khiến ông phải chú tâm tới toán học nhiều hơn là quan sát các khía cạnh thiên văn học.
Dù khi đi học ông là một học
trò xuất sắc, Kepler thường bị bắt nạt. Ông bị một đức tin ám ảnh rằng
ông có thân thể ghê tởm, hoàn toàn đáng ghét, và (so với những học sinh
khác) là một kẻ bị hắt hủi.
Năm 1587,
sau khi học qua trường văn phạm, trường tiếng Latin, và trường dòng
thấp và cao cấp theo hệ giáo dục Lutheran, Kepler bắt đầu theo học tại Trường đại học Tübingen với tư cách là sinh viên thần học, nơi ông đã chứng tỏ khả năng siêu việt về toán học và nổi tiếng là một nhà chiêm tinh tài giỏi. Dưới sự dạy dỗ của Michael Maestlin, ông học cả hệ thống Ptolemy và hệ Nhật tâm của Copernicus; Ông đã trở thành một người ủng hộ Copernicus từ lúc đó, bảo vệ thuyết nhật tâm
về cả lý thuyết và mặt thần học trong những cuộc tranh luận của sinh
viên. Dù ông muốn trở thành một trợ lý, gần cuối tời gian học, Kepler
được tiến cử vào vị trí giáo viên toán và thiên văn học tại Trường Tin
lành ở Graz, Áo. Ông nhận vị trí đó vào tháng 4, 1594, ở tuổi 23.
Nghề nghiệp ban đầu (1594–1601)
Tại Graz, Kepler bắt đầu phát triển một lý thuyết đầu tiên về vũ trụ học dựa trên hệ Copernicus, nó được xuất bản năm 1596 với tên Mysterium Cosmographicum—Bí ẩn thần thánh của vũ trụ.
Tháng 4, 1597, Kepler lấy Barbara Müller. Bà chết năm 1611 sau hai đứa con của Johannes và một đứa từ cuộc hôn nhân trước.
Tháng 12, 1599, Tycho Brahe viết thư cho Kepler, mời Kepler tới giúp ông ở Benátky nad Jizerou bên ngoài Prague. Bị áp lực phải rời Graz vì những chính sách Phản đối cải đạo ngày càng chặt chẽ, ngăn cản quyền thực thi tín ngưỡng và chính trị của những người Tin lành, Kepler đến với Tycho năm 1600. Sau khi Tycho chết năm 1601, Kepler được chỉ định làm Nhà toán học hoàng gia, một vị trí mà ông vẫn giữ được qua ba triều Hoàng đế ở Habsburg (từ tháng 11, 1601 đến 1630).
Nhà toán học triều đình ở Prague (1601–1612)
Với tư cách nhà toán học triều đình, Kepler được thừa hưởng trách nhiệm của Tycho về việc lập các lá số tử vi cũng như nhiệm vụ thành lập Các bảng Rudolphine.
Làm việc với những dữ liệu thông tin quan sát bao quát và chính xác của
Tycho, Kepler cũng bắt đầu chỉnh lại các lý thuyết trước đây của mình
nhưng đã bắt buộc phải từ bỏ chúng. Thay vào đó, ông bắt đầu phát triển
hệ thống thiên văn học đầu tiên sử dụng các quỹ đạo không tròn; nó được
hoàn thành năm 1606 và được xuất bản năm 1609 dưới tên Astronomia Nova—Thiên văn học mới. Astronomia Nova có chứa những điều sau này sẽ trở thành những định luật về chuyển động thiên thể thứ nhất và thứ hai.
Tháng 10, 1604, Kepler quan sát supernova sau này được gọi là Ngôi sau của Kepler (một thuật ngữ cũng dùng để chỉ hình sao bát giác). Năm 1611, Kepler xuất bản (dưới hình thức một bức thư gửi cho bạn) một chuyên khảo về nguồn gốc của bông tuyết,
tác phẩm đầu tiên từng được biết về chủ đề này. Ông phát triển lý
thuyết chính xác rằng hình sáu cạnh tự nhiên của nó có nguyên nhân từ
cái lạnh, nhưng không xác định chắc chắn nguyên nhân vật lý của điều đó.
Tháng 1, 1612, Hoàng đế qua đời. Để tranh khỏi căng thẳng tôn giáo đang gia tăng ở Prague, Kepler nhận chức nhà toán học ở tỉnh Linz.
Dạy học ở Linz và những năm cuối cùng (1612–1630)
Năm 1615, Kepler cưới Susanna Ruettinger, và có nhiều con với bà này.
Năm 1617, mẹ của Kepler là Katharina bị cáo buộc là phù thuỷ. Bắt đầu từ tháng 8, 1620 bà bị bỏ ngục trong mười bốn tháng. Nhờ những nỗ lực bảo vệ pháp lý của Kepler, và được thả ra vào tháng 10, 1621 sau khi những nỗ lực kết án bà thất bại. Tuy nhiên bà bị territio verbalis, một kiểu thực thi khác của hình thức tra tấn
đang chờ đợi bà vì bà là phù thuỷ, trong nỗ lực cuối cùng để buộc bà
phải thú nhận. Suốt phiên toà, Kepler trì hoãn các công việc khác của
ông (về Các bảng Rudolphine và cuốn sách giáo khoa thiên văn học nhiều tập) để chú tâm vào "lý thuyết hài hoà" của ông. Kết quả, được xuất bản năm 1619 gọi là Harmonices Mundi ("Sự hài hòa của các thế giới") có chứa định luật thứ ba về chuyển động thiên thể.
Kepler đã hoàn thành bảy tập cuối cùng của cuốn sách giáo khoa Bản tóm tắt thiên văn học Copernicus năm 1621,
nó được hợp vào và phát triển thêm những nghiên cứu trước kia của ông
và đóng phần ảnh hưởng quan trọng trong việc chấp nhận hệ thống
Copernicus vào thế kỷ sau đó. Năm 1627 ông hoàn thành Các bảng Rudolphine, cung cấp bảng tính chính xác các vị trí hành tinh trong tương lai và cho phép dự đoán các hiện tượng thiên văn học hiếm gặp.
Kepler sống trong một thời đại khi mà không có sự phân biệt rõ ràng giữa thiên văn học và chiêm tinh học, trong khi lại có sự phân biệt rõ ràng giữa thiên văn học (một nhánh của toán học bên trong các nghệ thuật tự do) và vật lý (một nhánh của môn học có nhiều ảnh hưởng hơn của triết học).
Ông cũng kết hợp những tranh luận tôn giáo và các lý lẽ vào trong tác
phẩm của mình, nhờ vậy nền tảng của những cống hiến có tầm quan trọng
nhất của ông đặc biệt mang tính thần học (Barker & Goldstein, 2001).
Kepler là một người theo trường phái bí ẩn của Pythagore.
Ông coi các mối quan hệ toán học là cơ sở của mọi tự nhiên, và mọi
thành tạo đều tích hợp với nhau trọng một tổng thể. Đây là điều đối lập
với yư kiến Plato và Aristote
cho rằng Trái đất khác biệt về căn bản với mọi thứ còn lại của vũ trụ,
được tạo thành từ những vật chất khác biệt với những định luật tự nhiên
áp dụng cho nó cũng khác biệt. Trong nỗ lực khám phá vũ trụ của mình,
Kepler đã áp dụng vật lý trái đất cho các thiên thể; nổi tiếng nhất là
nỗ lực của ông nhằm đưa ra ba Định luật về chuyển động thiên thể. Kepler
cũng tin rằng các thiên thể ảnh hưởng tới các sự kiện trên mặt đất. Một
kết quả của lòng tin đó là ông ước tính thêm về vai trò của mặt trăng
trong việc tạo ra thủy triều, nhiều năm trước bảng tính không chính xác của Galileo. Một đức tin khác của ông là một ngày nào đó
sẽ có thể phát triển một "khoa học chiêm tinh", dù ông có thái độ khinh
thị đối với mọi thứ thuộc chiêm tinh học trong thời của mình.
Kepler được thừa kế từ Tycho Brahe một gia sản những dữ liệu thô chính xác nhất từng thu thập được về vị trí của các hành tinh. Điều khó khăn là phải phán đoán được từ đó.
Các chuyển động quỹ đạo của các hành tinh khác được quan sát từ điểm
lợi thế của Trái đất, chính nó cũng đang quay quanh Mặt trời. Như được
chỉ ra trong ví dụ bên dưới đây, điều này có thể gây nên việc các hành
tinh có vẻ di chuyển theo những đường kỳ lạ. Kepler tập trung vào việc
tìm hiểu quỹ đạo của Sao hoả,
nhưng đầu tiên ông phải biết chính xác quỹ đạo của Trái đất. Để làm
được điều này, ông cần một vạch ranh giới quan sát. Với một linh cảm
thiên tài, ông đã sử dụng Sao hỏa và Mặt trời làm đường ranh giới, vì
không biết quỹ đạo thực của Sao hoả, ông biết rằng nó sẽ ở cũng
chỗ trong quỹ đạo của nó ở những khoảng cách riêng biệt theo những giai
đoạn quỹ đạo của nó. Vì vậy các vị trí quỹ đạo của Trái đất có thể được
tính toán, và từ đó lại tính toán ra quỹ đạo Sao hoả. Ông đã có thể suy
luận ra các định luật thiên thể của mình mà không cần biết khoảng cách
chính xác của các hành tinh từ Mặt trời, bởi vì phân tích hình học của
ông chỉ cần có các tỷ lệ khoảng cách tới Mặt trời của chúng.
Không như Brahe, Kepler giẽ hệ thống nhật tâm với
Mặt trời ở trung tâm. Từ cái khung đó, Kepler đã mất hai mươi năm làm
việc chăm chỉ để thử và sửa chữa các nỗ lực nhằm tạo ra dữ liệu đúng.
Cuối cùng ông đã đạt tới Ba định luật về chuyển động thiên thể:
Định luật quỹ đạo elíp của
Kepler: Các hành tinh chuyển động quanh Mặt trời theo các quỹ đạo hình
elíp với Mặt trời năm ở một tiêu điểm.
Định luật đồng đều về diện
tích của Kepler: Đường nối một hành tinh với Mặt trời quét qua những
diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
Định luật về các khoảng thời
gian của Kepler: Thời gian cần thiết để một hành tinh bay quanh Mặt
trời, được gọi là chu kỳ của nó, chu kỳ này tỷ lệ với trục dài của hình elíp phóng to với tỷ lệ 3/2. Hằng số của tính cân xứng là giống nhau đối với mọi hành tinh.
Sử dụng các định luật này, ông là nhà thiên văn học đầu tiên thành công trong việc dự đoán sự vận động của Sao kim (trong năm 1631).
Các định luật của Kepler đầu tiên là minh chứng rõ ràng cho kiểu nhật
tâm của hệ mặt trời, bởi vì chúng đã trở nên rất đơn giản khi đưa Mặt
trời vào tâm. Tuy nhiên, Kepler không bao giờ khám phá ra những lý lẽ
sâu sắc hơn của định luật, dù hiện nay nhiều năm trong cuộc đời của ông
có thể coi là dành cho việc nghiên cứu những bí ẩn không khoa học. Isaac Newton cuối cùng đã cho thấy rằng các định luật là một hệ của của những định luật chuyển động và luật hấp dẫn vũ trụ của ông. (Với ưu thế thời hiện đại, các vùng đồng đều diện tích có thể hiểu đơn giản hơn khi sử dụng sự bảo toàn góc động lượng.)
Lần đầu tiên Kepler khám phá ra
distance-cubed-over-time-squared (hay 'định luật thứ ba') của ông về
chuyển động thiên thể vào ngày 8 tháng 3, 1618 nhưng từ bỏ ý tưởng này
cho tới tận 15 tháng 5, 1618, khi ông kiểm tra lại kết quả của mình. Kết
quả này đã được công bố trong cuốn Harmonices Mundi (1619) của ông.
Ngày 17 tháng 10, 1604, Kepler quan sát thấy một ngôi sao đặc biệt sáng bất chợt xuất hiện trong chòm sao Ophiuchus. (Nó lần đầu tiên được quan sát thấy bởi nhiều người khác ngày 9 tháng 10.) Sự xuất hiện của ngôi sao, mà Kepler miêu tả trong cuốn sách De Stella nova in pede Serpentarii
("Về Ngôi sao mới ở chân Ophiuchus"), đã cung cấp bằng chứng thêm nữa
rằng vũ trụ không phải là bất biến; điều này đã ảnh hưởng tới Galileo
trong tranh luận của ông. Từ đó nó được xác định là một siêu tân tinh. Đây là lần thứ hai một sao như vậy đã được quan sát. Sau này nó được gọi là sao Kepler hay siêu tân tinh 1604. Không có siêu tân tinh nào khác được quan sát thấy trong Ngân Hà, mặc dù có nhiều siêu tân tinh khác ngoài Ngân Hà đã được phát hiện.
Các công trình khoa học và toán học khác
Kepler cũng thực hiện những nghiên cứu có tính nền tảng về tổ hợp, lạc quan hóa hình học, và các hiện tượng thiên nhiên như các bông tuyết, luôn nhấn mạnh vào hình thức và cách bố trí. Ông cũng là một trong những nhà sáng lập quang học hiện đại, ví dụ định nghĩa antiprism và kính viễn vọng của Kepler (xem cuốn sách của Kepler Astronomiae Pars Optica—i.a. giải thích lý thuyết về camera obscura—và Khúc xạ).
Hơn nữa, bởi ông là người đầu tiên xác nhận về non-convex regular
solids (như là khối mười hai mặt hình sao), chúng được gọi là những hình ba chiều Kepler để vinh danh ông.
Chủ nghĩa thần bí và chiêm tinh học
Chủ nghĩa thần bí
Kepler đã khám phá ra các định
luật chuyển động của các thiên thể khi gắng hoàn thành mục tiêu của
Pythagore nhằm tìm ra sự hòa điệu của các thiên thể. Trong khái niệm vũ trụ của ông, không phải tự nhiên mà số lượng các khối đa diện hoàn hảo lại ít hơn số lượng các hành tinh
đã được biết. Vì đã nắm được hệ thống của Copernicus, ông bắt đầu chứng
minh rằng các khoảng cách từ các hành tinh tới mặt trời được tạo ra bởi
các mặt cầu bên trong các khối đa diện hoàn hảo, tất cả chúng bị đặt
vào bên trong của nhau. Quỹ đạo nhỏ nhất, là của Sao thuỷ, là mặt cầu ở
trong cùng. Bằng cách ấy ông xác định năm khoảng không Platonic với năm khoảng cách giữa sáu hành tinh đã được phát hiện (Sao thuỷ, sao Kim, Trái đất, Sao hoả, Sao mộc, Sao hải vương) và năm nguyên tố cổ điển.
Năm 1596 Kepler xuất bản Mysterium Cosmographicum, or Bí ẩn thần thánh của vũ trụ. Đây là một tuyển chọn giải thích mối quan hệ giữa các hành tinh và các khoảng không Platonic:
Trước khi vũ trụ được tạo ra,
không có các nhịp điệu (numbers) ngoại trừ Ba ngôi nhất thể (Cha, Con,
Thánh Thần), đó chính là Chúa. Để, the line and the plane imply no
numbers: ngự trị tính vô tận của nó. Vì vậy, chúng ta hãy coi là khoảng
không. Đầu tiên chúng ta phải loại trừ các khoảng không không đều, bởi
vì chúng ta chỉ quan tâm tới những vật thể sáng tạo ngăn nắp. Chỉ còn
lại sáu vật thể, mặt cầu và năm khối đa diện đều. Với mỗi mặt cầu có
những thiên đường tương xứng. Mặt khác, thế giới chuyển động được thể
hiện bởi những khoảng không có mặt phẳng. Có sáu khoảng không như vậy:
khi coi chúng là những biên giới, tuy nhiên, năm khoảng không đó xác
định ra sáu vật thể riêng: vì thế sáu hành tinh quay quanh mặt trời. Đây
cũng là lý do giải thích tại sao chỉ có sáu hành tinh.
Tôi đã chỉ ra thêm rằng các
khoảng không đều nhau tụ thành các nhóm: ba khoảng không thành một nhóm,
và hai khoảng không tạo thành nhóm kia. Nhóm lớn hơn, đầu tiên, thuộc
về Lập phương, sau đó Hình chóp, và cuối cùng là Khối mười hai mặt. Nhóm thứ hai, đầu tiên là thuộc về tám mặt, và thứ hai, khối hai mươi mặt.
Điều đó giải thích tại sao, phần quan trọng nhất của vũ trụ, Trái
đất—nơi hình ảnh của Chúa phản ánh ở con người—được phân chia thành hai
nhóm. Như tôi đã chứng minh tiếp theo, đối với những khoảng không của
nhóm thứ nhất phải nằm về hướng quỹ đạo Trái đất, và những khoảng không
của nhóm thứ hai ở bên trong… Vì vậy tôi đã ấn định Lập phương cho Sao
thổ, khối tứ diện cho Sao mộc, khối mười hai mặt cho Sao hoả, khối hai
mươi mặt cho sau Kim và khối tám mặt cho Sao thuỷ…
Để nhấn mạnh lý thuyết này,
Kepler vạch ra một kiểu khá ấn tượng về vũ trụ thể hiện một lập phương,
bên trong một mặt cầu, với một khối tứ diện ở bên trong nó; một mặt cầu
khác bên trong với một khối mười hai mặt bên trong; một mặt cầu với một
khối hai mươi mặt bên trong; và cuối cùng một mặt cầu với một khối tám
mặt bên trong. Mỗi mặt cầu thiên đàng đó có một hành tinh được gắn với
chúng, và vì thế xác định ra quỹ đạo của hành tinh.
Trong cuốn sách viết năm 1619 của ông, Harmonice Mundi hay Sự hòa điệu của các thế giới, cũng như cuốn đã được nói tới ở trên Mysterium Cosmographicum, ông cũng kết hợp giữa các khoảng không Platonic với nhận thức từ trước về các yếu tố: khối tứ diện là hình thức của lửa, khối tám mặt là hình thức của không khí, lập phương là trái đất, khối hai mươi mặt là nước, và khối mười hai mặt là vũ trụ và là tổng thể hay ether. Có một số bằng chứng sự kết hợp này có nguồn gốc cổ xưa, vì Plato
nói một trong những Timaeus của Locri người nghĩ Vũ trụ đang được phát
triển bởi một khối mười hai mặt trong khi bốn khoảng không khác đại diên
cho các "yếu tố" lửa, không khí, đất và nước. Điều làm ông chán ngán,
cố gắng của Kepler nhằm gắn các quỹ đạo của các hành tinh vào bên trong
một bộ các hình khối nhiều mặt không bao giờ hoạt động tốt, nhưng nó là
một sự chứng thực cho tính toàn bộ của ông như một nhà khoa học rằng khi
bằng chứng cho thấy không thích hợp với lý thuyết mà mình đã nỗ lực làm
việc để chứng minh, ông đã từ bỏ nó.
Những thành tựu đáng chú ý nhất
của ông có được từ sự thừa nhận rằng các hành tinh chuyển động theo quỹ
đạo hình elíp, chứ không phải hình tròn.Nhật thức này là hiệu quả trực
tiếp của nỗ lực không thành công của ông nhằm gắn các quỹ đạo hành tinh
vào bên trong các khối đa diện. Sự bằng lòng của Kepler để từ bỏ một
trong những lý thuyết mà ông ấp ủ nhiều nhất khi so sánh nó với những
bằng chứng quan sát thực tế cũng chỉ ra rằng ông có một thái độ nghiêm
túc với nghiên cứu khoa học. Kepler cũng có tiến bộ vĩ đại trong việc
thử miêu tả chuyển động của các hành tinh bằng đưa vào một lực giống với
lực từ tính, mà ông tin rằng tỏa ra từ mặt trời. Mặc dù ông không khám
phá ra lực hấp dẫn, ông dường như đã cố gắng áp dụng kinh nghiệm về một định luật vũ trụ để giải thích cách hành xử của cả trái đất và các vật thể trên trời.
Chiêm tinh học
Kepler khinh bỉ những nhà chiêm tinh học thỏa mãn tính tò mò của người bình thường mà không có kiến thức về sự trừu tượng
và những quy luật chung, nhưng ông coi việc biên soạn các điềm báo là
một công cụ chính sách để biết trước những tai họa sẽ đến. Vì vậy, sẽ là
một sai lầm nếu cho rằng sự chú tâm của Kepler vào chiêm tinh học chỉ
đơn giản là để kiếm tiền. Một trong những nhà sử học nghiên cứu về ông,
John North, cho rằng, "nếu ông không phải là một nhà chiêm tinh thì có
lẽ ông đã không lập ra được một thiên văn học hành tinh theo các thức mà
chúng ta có hiện nay."
Kepler tin ở thuật chiêm tinh theo nghĩa mà ông đã bị thuyết phục rằng những khía cạnh chiêm tinh thực sự có ảnh hưởng về thể chất đối với con người và thời tiết
trên Trái đất. Ông cố gắng tách làm thế nào và tại sao lại như vậy và
cố gắng đưa nó vào trong chiêm tinh học với một cơ sở chắc chắn hơn,
điều này mang lại kết quả là cuốn Về những nền tảng chắc chắn hơn của chiêm tinh học năm (1601), trong đó, ở giữa những khám phá kỹ thuật, ông là người đầu tiên quincunx aspect. Trong cuốn Sự can thiệp của người thứ ba, hay một sự cảnh báo đối với các nhà thần học, bác sỹ và các nhà triết học (1610), đặt ra một người thứ ba giữa hai vị trí rất ủng hộ và phản đối chiêm tinh học, Kepler biện hộ rằng một sự xác định mối quan hệ giữa các hiện tượng trên trời và các hiện tượng giới đất có thể được lập ra.
Ít nhất 800 lá số tử vi và biểu đồ sinh
do Kepler làm ra vẫn còn tồn tại, nhiều cái cho chính ông và gia đình,
có nhiều chỗ đánh dấu là xấu. Như một phần trong trách nhiệm của ông khi
làm nhà toán học ở Graz, Kepler đã đưa ra lời báo trước cho năm 1595 trong đó có lời dự đoán về một cuộc nổi dậy của nông dân, sự xâm chiếm của người Thổ Nhĩ Kỳ
và trời lạnh, tất cả những điều đó đều xảy ra và làm ông nổi tiếng.
Kepler cũng được biết là đã biên soạn những lời dự đoán cho những năm từ
1595 đến 1606, và từ 1617 đến 1624. Khi là nhà toán học triều đình, Kepler giải thích cho Rudolf II những lá số tử vi của Hoàng đế Augustus và Muhammad, và Kepler cũng đưa ra những dự đoán về sự nảy sinh cuộc chiến giữa Cộng hòa Venice và Paul V. Trong cuốn Về ngôi sao mới (1606) Kepler giải thích ý nghĩa của ngôi sao mới 1604 coi đó là sự chuyển biến của Châu Mỹ, sự sụp đổ của Đạo Hồi và sự trở lại của Thiên Chúa. Cuốn De cometis libelli tres (1619) cũng chứa nhiều tiên đoán chiêm tinh học.
Kepler nói về Chúa
"Tôi chỉ đơn giản nghĩ thêm về
những điều Chúa nghĩ. Bởi vì những nhà thiên văn học chúng tôi là những
thầy tu của đức Chúa cao nhất của cuốn sách của tự nhiên," Kepler đã
viết, "nó rất có ích cho chúng tôi để suy ngẫm, không phải về vinh quang
của trí tuệ của chúng tôi, mà là về mọi điều khác, về sự vinh quang của
Chúa."
Illustration of SN 1604 by Johannes Kepler from his book De Stella Nova in Pede Serpentarii
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở WikipediaNgười sưu tầm: Lê Quốc Trung
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét