Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

CHUYỆN ÍT BIẾT 41/b (Những hạt giống đỏ)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                      Những Thế Tử Đảng Lên Ngôi



Hơn 100 "hạt giống đỏ Trung Hoa" tề tựu về Trung Nam Hải

Hồng Thủy
(GDVN) - Theo bà Hồ Mộc Anh, đảng Cộng sản Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề "hỗn loạn hình thái ý thức" và tham nhũng hủ bại.

South China Morning Post ngày 23/2 đưa tin, cuối tuần trước hơn 100 "hạt giống đỏ Trung Hoa", những người là con cháu, hậu duệ của các quan chức khai quốc công thần Trung Quốc, thành viên Câu lạc bộ Con cháu Diên An đã tề tựu về nhà khách Điếu Ngư Đài, Trung Nam Hải để gặp gỡ đầu xuân. Ông Tập Cận Bình, một "hậu duệ Diên An" tiêu biểu tham dự gặp mặt.
Chiều ngày 21/2, các thành viên Câu lạc bộ Con cháu Diên An tập trung dự tiệc năm mới ở Trung Nam Hải, một hoạt động được tổ chức hàng năm. Ngoài việc cùng nhau hát các ca khúc kinh điển ca ngợi đảng Cộng sản Trung Quốc, còn có các bài phát biểu ủng hộ nhà lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình, con trai ông Tập Trọng Huân, một trong "bát lão" - 8 nhà lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn thời Đặng Tiểu Bình.
Ông Tập Cận Bình, ảnh: SCMP.
Hồ Mộc Anh, người sáng lập Câu lạc bộ Con cháu Diên An và là con gái Hồ Kiều Mộc, một phụ tá thân cận của Mao Trạch Đông, đã kêu gọi các thành viên, trong 3 năm tới tình hình Trung Quốc sẽ rất phức tạp và nhiều biến động, cần trung thành tuyệt đối với đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo bà Hồ Mộc Anh, đảng Cộng sản Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề "hỗn loạn hình thái ý thức" và tham nhũng hủ bại, cần thêm thời gian mới có thể xử lý. "Đồng thời các thế lực thù địch phương Tây đang bao vây, bôi nhọ và làm suy yếu Trung Quốc, hòng lật đổ đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền xã hội chủ nghĩa", bà Anh nói.
Ngoài Câu lạc bộ Con cháu Diên An ra còn một số tổ chức, đoàn hội khác của các "hạt giống đỏ Trung Hoa". Những đoàn hội này nghiễm nhiên coi ông Tập Cận Bình là thành viên vì ông là con trai cố Phó Thủ tướng Tập Trọng Huân.
Từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2012, năm nào tổ chức tiệc gặp mặt đầu xuân Câu lạc bộ Con cháu Diên An, bà Hồ Mộc Anh cũng kêu gọi thành viên ủng hộ Tập Cận Bình. "Đừng nóng vội, đừng bi quan, nhất định sẵn sàng quyết tâm đánh thắng trận chiến trường kỳ này", bà Anh nói.
Hồng Thủy


'Hạt giống đỏ' của quân đội Trung Quốc thất sủng vì quan hệ với Bạc Hy Lai

Chí Quân |
'Hạt giống đỏ' của quân đội Trung Quốc thất sủng vì quan hệ với Bạc Hy Lai

(Soha.vn) - Một bài báo trên trang Duowei News của Hoa kiều tại hải ngoại mới đây cho biết, tướng Chu Tiểu Chu, nhân vật từng được coi là hạt giống đỏ đầy triển vọng của quân đội Trung Quốc đã bị thất sủng vì mối quan hệ thân thiết với Bạc Hy Lai.

Bài báo cho biết, mới đây, Tổng bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình vừa thực hiện một đợt đại chấn chỉnh nhân sự trong quân đội, với 20 tướng lĩnh cấp cao được bổ nhiệm nắm giữ những chức vụ quan trọng ở các quân khu, tập đoàn quân chủ lực.
 Chu Tiểu Chu (trái)
Chu Tiểu Chu (trái)
Trước đó, nhiều nguồn tin cho rằng trong đợt bổ nhiệm này, Chu Tiểu Chu, Tổng tham mưu trưởng Quân khu Thành Đô sẽ được điều chuyển về phụ trách Quân khu Bắc Kinh thay tướng Vương Ninh. Nhưng cuối cùng, chức vụ này lại thuộc về tướng Bạch Kiến Quân, nguyên cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Nguồn tin của Duowei News cho rằng, nguyên nhân của sự thất sủng này là mối quan hệ khá thân thiết giữa tướng Chu và Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, người đang đợi hầu tòa vì các tội danh hối lộ, tham nhũng, lạm dụng quyền lực. Trước đó, bà Cốc Khai Lai, vợ Bạc Hy Lai đã nhận án tử hình (được hoãn thi hành 2 năm) vì tội danh thủ tiêu doanh nhân người Anh Neil Heywood.
Sinh năm 1956 tại An Huy, Chu Tiểu Chu cũng như Bạc Hy Lai từng được coi là những hạt giống đỏ đầy hứa hẹn của quân đội và chính quyền Trung Quốc. Năm 2007, Chu được bổ nhiệm là Tư lệnh Tập đoàn quân 14 đóng ở Côn Minh tỉnh Vân Nam. Tập đoàn quân này vốn do cha của Bạc Hy Lai là Bạc Nhất Ba, một trong “Bát đại nguyên lão” của cách mạng Trung Quốc, sáng lập.
Tháng 2 năm ngoái, sau khi xảy ra việc Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an, phó thị trưởng Trùng Khánh chạy vào lãnh sự quán Mỹ dẫn đến một loạt các vụ việc khiến Bạc Hy Lai ngã ngựa, dư luận Trung Quốc bắt đầu rộ lên những lời đồn đoán rằng Chu Tiểu Chu rất thân với họ Bạc, đã từng đón tiếp ông này như thượng khách ở Côn Minh, thậm chí còn đích thân đưa Bạc Hy Lai đi thăm nhiều nơi, trong đó có bảo tàng Tập đoàn quân 14.
Liền đó, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng và một số báo Trung Quốc đưa tin Quân ủy Trung ương Trung Quốc cử một đoàn thanh tra đến điều tra về mối quan hệ giữa một số sĩ quan  cấp cao ở Quân khu Thành Đô với Bạc Hy Lai.
Đến tháng 7/2012, Chu Tiểu Chu được điều chuyển khỏi Tập đoàn quân 14 và bổ nhiệm vào chức vụ hiện nay tại Quân khu Thành Đô. Khi đó, nhiều nguồn tin cho rằng ông ta đã thoát hiểm ngoạn mục và phủi sạch được các mối quan hệ với Bạc Hy Lai. Tuy nhiên, với việc trượt đợt bổ nhiệm quan trọng vừa qua, Chu Tiểu Chu lại một lần nữa phải đối mặt với “bóng ma quá khứ” vì những thông tin liên quan đến chính trị gia thất sủng họ Bạc.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: thegioi@soha.vn. Trân trọng!
theo Trí Thức Trẻ

Đăng bởi Hoàng Điệp on Saturday, November 21, 2015 | 21.11.15




Dạo gần đây dư luận trong nước một phen xôn xao về việc bổ nhiệm vị trí các cấp từ trung ương đến địa phương. Các gương mặt mới đều có tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn được đi học tập hoặc đào tạo ở nước ngoài về. Nhiều ý kiến thất vọng phản đối vì cho rằng đây là cuộc chơi chính trị chỉ dành cho những đối tượng con ông cháu cha, đất nước VN rõ ràng bị thao túng bởi các nhóm lợi ích, hoàn toàn không có tự do dân chủ minh bạch trong các cuộc bầu cử. Người dân vẫn ở bên lề của các cuộc sắp xếp ban bệ trong chính quyền. Nhưng cũng có ý kiến ủng hộ khắp khởi hi vọng rằng việc thay máu này sẽ dấy lên làn sóng cải cách sâu rộng trong đảng cộng sản và cả bộ máy chính quyền đang rệu rã già cỗi. Thật tế ra sao?
Chúng ta cùng nhìn ra thế giới một chút. Tháng 12 năm 2011 Kim Jong Un bắt đầu tiếp quản quân đội nước CHDCND Triều Tiên (gọi tắt là Triều Tiên), cả thế giới đã từng hi vọng có chút khởi sắc hay một luồng gió mới của sự thay đổi tại đất nước nghèo đói nhất nhì thế giới này vì vị tân lãnh đạo tối cao cũng khá trẻ, y sinh năm 1983, là cháu nội của người sáng lập ra nước Triều Tiên Kim Il Sung và là con trai út của người lãnh đạo tối cao thứ nhì của Triều Tiên Kim Jong Il. Có thể nói Kim chính là hạt giống đỏ thế hệ thứ ba trong đế chế cộng sản Triều Tiên. Được đưa sang Thụy Sĩ học tập, được tiếp cận với nền văn hóa Tây phương, được hít thở bầu không khí tự do dân chủ.
Nhưng không bao lâu sau khi Kim tiếp quản quyền lực, y đã cho nhân dân Triều Tiên và cả thế giới sáng mắt sáng lòng. Y vẫn giữ nguyên mọi thứ mà ông cha tạo ra, thậm chí chế độ hiện tại của y còn hà khắc và tàn bạo hơn.
Nhận định Kim ngu dốt là nhận xét không chính xác. Chính vì đã có cơ hội được sống và học tập ở Tây phương, được tiếp xúc với văn hóa chính trị kinh tế ở nơi tự do dân chủ hàng đầu thế giới, nơi xã hội thượng tôn pháp luật không tây vị ai, nơi quyền con người được tôn trọng; y càng nhận thức rõ hơn "gót chân Asin" của chế độ cha ông mình đang cai trị, mà y là người được thừa hưởng các đặt quyền đặc lợi tiền hô hậu ủng hệt như chân mệnh thiên tử từ khi mới lọt lòng. Với tâm lý "Đang ăn ngon, sao phải nhả?" nên khi nắm được quyền lực tuyệt đối trong tay, dường như ngay lập tức y xiết chặt hơn chính sách đối nội lẫn đối ngoại.
Người dân Triều Tiên vẫn đói khát, chính phủ vẫn tự "cào mặt ăn vạ" bằng các chương trình hạt nhân buộc các nước lớn phải nhượng bộ đàm phán, cứu trợ. Nhưng oái oăm thay đồ tiếp tế không đến được người cần được cứu, chỉ thấy Kim ngày càng to béo hồng hào. Thế giới chửi Kim như điên, còn người dân Triều Tiên thì không dám hó hé nửa lời, tiếp tục giả ngây giả ngơ sống với lũ để tránh những đòn thù của cộng sản Triều Tiên.
Mô-típ ở VN có khác chăng? Các hạt giống đỏ đều được gửi đi nước ngoài học tập. Nhưng tiếc thay cái họ tiếp thu không phải là tinh hoa của xứ sở tự do, những công nghệ, kỹ thuật hay mới để về đóng góp xây dựng đổi mới đất nước. Họ đi chủ yếu để nghiên cứu những bài học về sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, những yếu tố góp phần tạo nên sức mạnh của người dân, tâm lý đám đông, cách chia để trị, chính sách ngu dân... Để từ đó họ có kế hoạch cụ thể hơn để duy trì vai trò độc tôn của đảng cộng sản VN hòng giữ vững được ghế ngồi trong chế độ hiện tại, để tiếp tục vơ vét bòn rút của công tức là tiền thu từ trong dân thành của riêng mình. Vì họ biết bất kỳ sự thay đổi tích cực nào cũng có thể vượt khỏi tầm kiểm soát gây nguy hại cho chế độ hiện tại, vốn đang tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội. Giống như một cánh rừng đang khô hạn, chỉ cần một mồi lửa vô tình hay hữu ý cũng sẽ bừng cháy thiêu rụi mọi thứ.
Vậy nên hỡi những con người ngây thơ còn trông đợi sự thay đổi, cụ thể là hi vọng ở thế hệ con ông cháu cha-những hạt giống đỏ của đảng cộng sản hãy tỉnh dậy khỏi cơn mơ hoang giữa ban ngày đi!
Muốn có sự thay đổi thật sự thì chính mỗi người phải tự vượt qua được sự sợ hãi của bản thân, đứng lại cùng nhau bảo vệ lẽ phải, bảo vệ nhau, giải độc thông tin cho những người khác nữa. Sự thay đổi chỉ có thể hi vọng lúc này là đến từ lòng dân.
Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận sự cộng hưởng của tác động từ bên ngoài cụ thể là dư luận quốc tế. Tranh thủ tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong các chiến dịch đấu tranh. Bởi VN đã gia nhập nhiều tổ chức quốc tế và mới nhất là TPP. VN buộc phải tuân thủ các quy định quy ước quốc tế, không thể cư xử tùy tiện như trước đây.
Ngan Pham

Từ hạt giống đỏ đến gia đình trị?

Thảo luận trong 'Tin Nhanh' bắt đầu bởi Chu.Dan, Thg 1 27, 2011.
Chu.Dan

Chu.Dan New Member

Tham gia ngày:
Thg 1 22, 2011
Bài viết:
14
Đã được thích:
23
Điểm thành tích:
0
Quê quán:
Việt Nam


Cái lạnh giá chết trâu chết bò từ Phương Bắc tràn về không làm cho câu chuyện về Đại Hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng CSVN bớt nóng.

Từ Đại Hội tới Đại Hội, thành công lại tiếp tục thành công. Những cụm từ mà khi chưa tổ chức người ta đã sử dụng và biết chắc chắn rằng nó sẽ được nói ra khi Đại Hội kết thúc.

Trong cuộc họp báo đầu tiên ngay sau khi kết thúc Đại Hội (ngày 19/1), tân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nói với các phóng viên trong nước và quốc tế rằng Đại Hội đã thành công rực rỡ. Có một vài trục trặc nhỏ nhưng không đáng kể.

Ông Trọng không nhắc đến cụ thể sự trục trặc đó là cái gì nhưng có thể hiểu một trong số đó là danh sách đề cử mà Trung Ương Đảng CSVN khóa X trình Đại Hội đã có 7 trường hợp không được bầu.

Trong đó đáng chú ý nhất là trường hợp của Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm cùng với một số vị bộ trưởng khác.

Bí mật thông tin
Người dân không được biết các thông tin và câu chuyện nội bộ của Đại Hội. Các nhà báo theo dõi cũng vô cùng ít thông tin về các cuộc họp bên trong.

Vì thế thông tin ông Trọng đưa ra về việc danh sách Trung Ương trình đã bị Đại Hội thay đổi làm cho người nghe cảm thấy vui vui và có những ý nghĩ lạc quan về không khí dân chủ của Đại Hội.

Nhiều người còn nghĩ đến một tương lai dân chủ hơn ngoài xã hội. Nhiều đại biểu có học thức, có chính kiến riêng và việc họ làm không phải hoàn toàn theo ý kiến chỉ đạo trước.

Tuy nhiên, chuyện những người không trúng cử rồi sẽ qua đi. Nhiều vị sẽ nghỉ hưu và sẽ không còn ảnh hưởng gì đến nền chính trị Việt Nam trong tương lai.

Nhưng điều sẽ còn lại và quyết định việc đưa con thuyền Việt Nam đến bến bờ nào là danh sách của những người tái cử và những người trúng cử.

Đại Hội đã bầu được 200 người vào Ban Chấp Hành Trung Ương.

200 con người được gọi là hiền tài của đất nước ấy là những ai? Già trẻ ra sao? Họ đến từ những nơi nào? Đại diện cho thành phần xã hội nào?

Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thì đại diện của họ trong Trung Ương là những ai? Có bao nhiêu người xuất thân từ lao động?...

Và nhiều câu hỏi nữa mà người dân Việt Nam với dân số gần 90 triệu người rất muốn biết nhưng sẽ chẳng bao giờ có cơ hội để biết.

Câu hỏi không có trả lời
Ngay như Bộ Trưởng Xây Dựng Nguyễn Hồng Quân cũng không hề biết được người vừa trúng cử ủy viên dự khuyết ngồi cạnh mình, ông Trần Sỹ Thanh, Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Đắk Lắk là ai thì nói gì đến các đại biểu khác hay dân thường ngoài xã hội?

Ông Trần Sỹ Thanh, sinh năm 1972, là Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Đắk Lắk.


Ông Nông Quốc Tuấn năm nay 48 tuổi
Trước khi được bầu giữ chức Phó Bí Thư cuối năm 2010 vừa rồi, ông làm Phó Tổng Giám Đốc Kho Bạc Nhà Nước Việt Nam và luân chuyển vào giữ chức Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đắk Lắk, một địa bàn kinh tế chính trị giàu có quan trọng ở Tây Nguyên.

Ông là cháu ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng Chính Phủ, người vừa tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa và nghe đồn sẽ thay thế ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ Tịch Quốc Hội vào tháng 7 tới.

Trường hợp ông Trần Sỹ Thanh có thể ít người biết đến nhưng ba trường hợp nổi bật khác cũng trúng vào Trung ương lần này, hay ba ‘hoàng tử đỏ” khác, thì khá là nổi tiếng.

Đó là ông Nông Quốc Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, con trai Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá IX và X Nông Đức Mạnh.

Trường hợp thứ hai là ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh, con trai đương kim Ủy Viên Bộ Chính Trị, Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Trường hợp thứ ba là ông Nguyễn Xuân Anh, Bí Thư Quận Ủy Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, con trai Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kiểm tra Trung Ương khoá 10 Nguyễn Văn Chi.

Không thể phủ nhận là trong số các ủy viên trung ương lần này cũng có nhiều người là con cái cán bộ lão thành -- những người được coi như khai quốc công thần, hy sinh cả cuộc đời mình cho cách mạng Việt Nam; nhưng dường như sự thành đạt của họ trên chính trường khó có thể nhận thấy sự can thiệp dìu dắt của cha họ.

Thậm chí nhiều người yêu mến còn cho rằng họ phải rất vất vả để vượt qua cái bóng của cha mình như Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, con trai cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Tướng Thanh đã hy sinh vài chục năm nay, khi ông Vịnh còn là trẻ con.

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh là con trai cố Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch nhưng nhiều người thậm chí còn không biết họ là cha con.

Đứng sau Phạm Bình Minh trong danh sách trung ương có Trần Bình Minh, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền Hình Việt Nam.


Ông Minh nổi tiếng là một nhà báo tài năng, hoạt ngôn và rất thông minh chứ ít được biết đến như con trai nguyên Tổng Giám Đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Lâm, người đã treo cờ tổ quốc ở Nhà Hát Lớn Hà Nội trong ngày 19/8/1945.

Hay một trường hợp khác là bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y Tế.

Bà Tiến bắt đầu nổi tiếng khi được nhắc đến là Viện Trưởng Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh khi dịch cúm gia cầm xảy ra ở Việt Nam cách đây vài năm chứ ít được biết đến với tư cách cháu ngoại cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập.

Chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa gia đình trị?
Còn bao nhiêu ‘hạt giống đỏ’ trong Trung Ương lần này? Bao nhiêu người là con cán bố lão thành, những người sẽ tiếp nối sự nghiệp cách mạng của cha ông mình ở Việt Nam?

Và bao nhiêu người là con cán bộ đương chức?

Nếu như trường hợp của ông Vịnh, bà Tiến và hai ông Minh không có gì để bàn luận nhiều thì trường hợp của ông Tuấn, ông Nghị và ông Xuân Anh đã được dân chúng râm ran bàn luận trước khi đại hội diễn ra.

Trước đó vài tháng ở Bắc Hàn, con trai út của nhà lãnh đạo Kim Yong-il là Kim Jong-un, 27 tuổi, được phong hàm đại tướng, mở đường cho một sự nối ngôi của gia đình độc tài họ Kim này.


Ông Trần Bình Minh gắn bó nhiều năm với ngành truyền hình
Liệu có sự liên tưởng nào giữa hai đất nước có cùng hệ tư tưởng cộng sản Marxism - Leninism này không?

Ông Nông Quốc Tuấn thuộc thế hệ 6X.

Về tuổi tác ông không hẳn là trẻ nhưng chưa chứng minh được bản thân trong khi bị chỉ trích là bất tài, năng lực thuộc loại yếu.

Ông không có học hành đến nơi đến chốn mà bắt đầu bằng việc đi xuất khẩu lao động ở Đức.

Sau khi cha của ông chuyển công tác từ tỉnh miền núi Bắc Thái về Hà Nội và thăng tiến nhanh ở thủ đô, ông Tuấn gia nhập cơ quan Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, nơi cung cấp cán bộ cho Đảng.

Ông nhanh chóng được đề bạt đến chức bí thư trung ương Đoàn, một cấp hàm tương đương thứ trưởng.

Sau một hồi luân chuyển lòng vòng, nay ông là người đứng đầu một tỉnh phía bắc và có tên trong Trung Ương Ủy Viên.

Khác với ông Tuấn, hai ông Xuân Anh và ông Nghị thuộc thế hệ 7X. Họ còn rất trẻ và được học hành tử tế.

Họ được chuẩn bị để tiếp tục có vị trí cao hơn trong Đảng Cộng Sản vào nhiệm kỳ tới.

Điều này đã được nhiều doanh nhân ở Sài Gòn nhận định rằng, về mặt hình thức, Việt Nam vẫn tuyên bố đi theo chủ nghĩa cộng sản để tiến tới chủ nghĩa xã hội, một xã hội công hữu về tư liệu sản xuất.

Nhưng thực tế thì một số nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đang hành động theo cách ngược lại, là tư hữu hoá mọi thứ có thể cho gia đình mình.

Họ sẽ đưa đất nước theo hướng được điều hành bởi một nhóm gia đình quyền lực về kinh tế và chính trị, trong đó việc đưa con trai mình vào trung ương lần này càng khẳng đình rõ quan điểm cho rằng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa đất nước theo hướng đó và gia đình ông là một trong những gia đình điều hành đất nước Đông Nam Á này.

Nếu như ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, Phó Chủ Tịch Trung Quốc cho rằng đất nước nên được điều hành bởi con cái của những nhà cách mạng tiền bối thì ở Việt Nam, quan điểm này đang bắt đầu có cơ sở.

Trước khi đại hội 11 diễn ra, Tổng Biên Tập Báo Nhân Dân Đinh Thế Huynh cho rằng chỉ Đảng Cộng Sản là người lãnh đạo thành công nhiều cuộc chiến tranh cho nên chỉ có Đảng Cộng Sản mới có quyền lãnh đạo đất nước.

Nhưng việc con cái các nhà lãnh đạo được chuẩn bị để tiến tới điều hành đất nước sẽ đưa đất nước này đi về đâu? 

Sunday, November 15, 2015


Những ''thái tử đảng'' không may

"...sự diễn giải cho rằng con cái lãnh đạo kế nghiệp là hạnh phúc dân tộc như kiểu đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm hay Thích Thanh Quyết cho rằng con cái lãnh đạo có ghen, có kinh nghiệm làm thì tốt ...là những diễn giải mang tính nịnh bợ phù thịnh nhất thời..."

thaitu_dang01
Thái tử đảng đã an vị tốt đẹp
Trong năm 2015, một loạt các con cái của lãnh đạo CSVN được thăng tiến một cách vượt bậc, gây nên những sóng gió về truyền thông. Dư luận trong nhân dân gọi đó là cuộc kế vị của những ''thái tử đảng''. Báo chí CSVN cũng đưa những bài viết về sự bố trí nhân sự kiểu con ông, cháu cha này. Có tờ báo ngầm lên án việc bổ nhiệm con cháu lãnh đạo vào chức vụ cao cấp, có tờ ngược lại thì bênh.

Dư luận ồn ào đến nóng bỏng, từ vỉa hè đến nghị trường những cái tên như Lê Trương Hải Hiếu, Lê Phước Hoài Bảo, Lê Trương Hải Hiếu đến Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Thanh Nghị được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.  Hoặc em trai của bộ trưởng công an Trần Đại Quang được bầu làm bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên, một chức danh hàm tương đương với bộ trưởng một bộ.

Một thế tử đảng khác âm thầm tiến chậm và chắc hơn và không gây xôn xao dư luận là thế tử Nguyễn Sinh Nhật Tân, con trai của uỷ viên BCT, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Trong đại hội đảng bộ của Bộ Công Thương hồi tháng 8 vừa qua, Nguyễn Sinh Nhật Tân đã lẻn một cách êm ái vào được vào ban thường vụ đảng uỷ bộ này, có tên trong 9 người đứng đầu Bộ Công Thương. Khả năng không xa Nguyễn Sinh Nhật Tân sẽ được bổ nhiệm làm thứ trưởng bộ Công Thương.

Nhưng không phải cứ thái tử đảng nào cũng được phần thăng tiến vượt bậc như vậy.

Thái tử Nông Quốc Tuấn con của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh sau khi loé sáng ngời ngời làm đến chức bí thư tỉnh uỷ Băc Giang. Vào một ngày khi ông Mạnh đã về hưu bên người vợ trẻ mới cưới, Tuấn bị điều sang làm phó ban dân tộc và mất hút khỏi chính trường từ đó đến nay.

Con rể của Phạm Quang Nghị là Bạch Ngọc Chiến nằm trong số cán bộ nòng cốt, xếp vào diện luân chuyển để thăng tiến.  Chiến được điều từ Hà Nội về Nam Định làm phó chủ tịch tỉnh Nam Định vào năm năm 2014, nhằm tiếp cập chức chủ tịch tỉnh Nam Định trong đợt bầu nhân sự mới. Nhưng Bạch Ngọc Chiến không được bầu vào danh sách uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ Nam Định trong đại hội đảng bộ họp cuối tháng 9 vừa qua.

Trước đại hội đảng bộ Nam Định hai tháng, tờ báo Vietnamnet có đưa bài viết về hiện tượng có một số tỉnh tẩy chay các cán bộ do trên luân chuyển về. Hàm ý của cách giât tiêu đề bài báo có ý muốn nói sự bất công cho Bạch Ngọc Chiến ở Nam Định, tuy không cụ thể nêu tên. Tờ báo này hiện nay do Phạm Anh Tuấn làm tổng biên tập, Tuấn vốn là đàn em của Hồ Quang Lợi, và Lợi là đàn em của Phạm Quang Nghị bí thư thành uỷ Hà Nội.

Không lọt vào thường vụ tỉnh uỷ, Bạch Ngọc Chiến chỉ còn chức danh phó chủ tịch có tiếng mà không có miếng. Cơ hội đi lên của Chiến, một thái tử Đảng đã bị ngừng lại tai đây.

Con trai của Phạm Quang Nghị là Phạm Quang Thanh, từ khi mới là sinh viên ra trường, Thanh nhờ thế bố đã thăng tiến nhanh chóng đến chức phó tổng giám đốc công ty trách hữu hạn quỹ Bảo Việt. Nhưng trong cuộc thay đổi nhân sự mới đây, một người trẻ tuổi cùng trang với Phạm Quang Thanh đã được chọn là tổng giám đốc quỹ Bảo Việt. Phạm Quang Thanh con trai của Phạm Quang Nghị không có tên trong hội đồng quản trị. Tương tư như anh rể của mình, Thanh chỉ còn chức danh phó chủ tịch không quyền lực.

Không có tên trong thường vụ, không có tên trong hội đồng quản trị. Con rể và con trai của Phạm Quang Nghị không những chẳng đi lên tiếp được, có khi còn có thể thụt lùi trong tương lai như dạng Nông Quốc Tuấn con của Nông Đức Mạnh.

Em đỡ đầu, cánh tay mặt của Phạm Quang Nghị là Hồ Quang Lợi vốn là trưởng ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội còn thê thảm hơn, Lợi không có được một chức danh đảng nào trong ban chấp hành đảng bộ Hà Nội khoá mới.

Nhưng đâu phải chỉ có thái tử Đảng nhà họ Phạm. Quận chúa  của Uỷ viên bộ chính trị, trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa là Tô Linh Hương sau 2 tháng nắm quyền chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần xây dưng Vinaconex cũng vội vã rời khỏi chức vụ này ở tuổi 24.

Thế tử nhà Phùng Quang Thanh là Phùng Quang Hải số phận có vẻ bí hiểm hơn những thế tử đảng khác. Phùng Quang Hải là bí thư đảng uỷ,  chủ tịch hội đồng quản trị công ty 319, một công ty xây dựng quân đội có doanh thu khủng khiếp gần 7 nghìn tỷ vào năm ngoái. Cuối tháng 8 vừa rồi, đại hội đảng bộ của công ty 319 tổ chức nhưng không thấy thông báo kết quả danh sách thường vụ đảng uỷ tổng công ty mới. Phùng Quang Hải có còn làm bí thư đảng uỷ của tổng công ty 319 này hay không đến nay vẫn chưa rõ. Có lẽ số phận của Phùng Quang Hải còn phải chờ đợi vào số phận của cha mình là ông Phó bi thư quân uỷ Trung Ương, bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh trong hai hội nghị trung ương tới đây.

Như vậy không phải thái tử đảng nào cũng có số phận hanh thông như thái tử đảng nhà Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Hùng hay cựu uỷ viên BCT Nguyễn Văn Chi. Có nhiều thái tử đã phải âm thầm dừng bước quan lộ, có những thái tử phải nín thở chờ đợi phụ thuộc vào số phận của cha anh mình như Phùng Quang Thanh.

Sau khi một loạt thái tử khác đã yên vị, còn những thái tử của nhà Phạm Quang Nghị thất thế. Báo Vietnamnet tung ra nhiều bài ngầm chỉ trích hiện tượng con cái lãnh đạo được thăng tiến để ám chỉ các con nhà Nguyễn Tấn Dũng. Lúc này vị thế của Phạm Quang Nghị chưa được quyết định, nhưng sau thấy có vẻ Nghị sẽ thất thế. Tờ báo này quay sang ca ngợi sự đúng đắn, đổi mới, cải cách trong việc lựa chọn cán bộ trẻ hết lời.

Dư luận rối mù cảm xúc chạy theo những bài định hướng của những tờ báo trở mặt như bàn tay này. Lúc lên án việc cán bộ trẻ luân chuyển không được vận động bầu, lúc lại lên án việc bầu cán bộ quá trẻ rồi có lúc lại hoanh nghênh việc bầu cán bộ trẻ. Khiến thiên hạ không biết đâu là đúng, đâu là sai. Đến giờ cũng không ai rõ việc lựa chọn cán bộ trẻ như thế là do năng lực, do kinh nghiệm truyền thống cha anh để lại sẽ tốt hơn. Hay việc lựa chọn con ông cháu cha như thế sẽ thiếu công bằng, hạn chế những người tài.

Chẳng có sự công bằng nào hết, chẳng có cán bộ trẻ nào được chọn vì năng lực hay truyền thống gia đình một cách khách quan cả. Vì nếu thế thì con trai, con rể của Phạm Quang Nghị, Phùng Quang Thanh tất phải có vị trí tương xứng như con của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng. So bề dày công tác, hoạt động thì Bạch Ngọc Chiến, Phạm Quang Thanh, Phùng Quang Hải không hề thua kém Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Sinh Nhật Tân ...thế nên sự diễn giải cho rằng con cái lãnh đạo kế nghiệp là hạnh phúc dân tộc như kiểu đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm hay Thích Thanh Quyết cho rằng con cái lãnh đạo có ghen, có kinh nghiệm làm thì tốt ...là những diễn giải mang tính nịnh bợ phù thịnh nhất thời. Nó không phải là những lý thuyết chân chính để chọn lựa những người lãnh đạo một cách công bằng, dân chủ.

Tuy nhiên thì chẳng có gì là khó hiểu trong sự nhập nhằng này, từ lâu nay chế độ cộng sản vẫn luôn có những cách sắp đặt nhân sự theo kiểu của họ, không giống ai, không giống quy luật nào. Nên việc con ông này lên, con ông kia xuống cũng không có gì mới mẻ cả. Từ bao nhiêu năm nay cách lựa chọn vẫn thế, có điều người ta chỉ thấy những người đi lên mà chẳng thấy những thái tử đi xuống mà thôi.
Người Buôn Gió
Nguồn: nguoibuongio1972.blogspot.com

Thái tử Đảng và chức vụ cùng dòng họ

  • 16 tháng 10 2015




Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Trung Nam Hải: khu vực đầu não của chế độ tại Trung Quốc luôn được canh phòng cẩn mật

BBC Tiếng Việt giới thiệu các quan điểm từ báo chí quốc tế về hiện tượng Thái tử Đảng và quá trình truyền ngôi tại Trung Quốc, vấn đề 'con cháu giới thượng lưu' ở Anh, chủ nghĩa thân quyến tại Philippines và Nam Phi:
Trung Quốc với Thái tử Đảng
GS Kerry Brown trên The Diplomat:
"Vấn đề quan trọng cho Đảng Cộng sản với 80 triệu đảng viên hiện nay là tin cậy được ai. Trong cuốn sách (The New Emperors: Power and the Princelings in China - Các Hoàng đế mới: Quyền lực và giới Thái tử Đảng ở Trung Quốc), tôi đã dùng các số liệu của chuyên gia Đan Mạch Kjeld Eric Borgsard nói rằng tầng lớp trên ở Trung Quốc - quan chức cấp thứ trưởng trở lên - chỉ là con số không quá 3000 người.
"Nhưng ngay cả trong một số người như thế cũng có các mạng lưới quan hệ khác nhau, các nhóm trung thành với những người khác nhau, và các xung lực khác nhau. Vì thế, cách dễ làm nhất là Đảng này chỉ chọn những người canh giữ quyền lực qua cách đưa lên những con em 'sáng chói' của họ. Có thể là qua quan hệ máu mủ, hoặc qua hôn nhân, và cũng có chấp nhận thành tích công việc.
Tuy thế thành tích công việc không thì không đủ trong môi trường cạnh tranh như thế. Để lên được thì còn cần phải có niềm tin sâu sắc hơn vào Đảng như một thế lực siêu quốc gia, cả về văn hóa và lịch sử. Chính thế nên lạ thay, việc chọn nhân sự này hóa ra không khác bao nhiêu với quá trình xem xét thành phần giai cấp thời Cách mạng Văn hóa từ năm 1967: chọn theo dòng máu.
Và thật là trớ trêu khi một thế hệ bị đày ải, mang trong mình vết sẹo sợ hãi thời đó nay lại phục hồi dù vô ý thức mẫu totem ý thức hệ cũ kỹ đó..."
... và các tài khoản Thiên đường
James Balland trên báo The Guardian (01/2014):


Bản quyền hình ảnh
Image caption ICIJ nêu ra 21 nghìn chủ tài khoản từ Trung Quốc và Hong Kong ở thiên đường thuế
Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption TQ lại thanh lọc nhân sự theo thành phần 'giai cấp' như thời Cách mạng Văn hóa
"Hơn 10 thành viên của các gia tộc chính trị và quân sự cao cấp nhất của Trung Quốc đã dùng tài khoản hải ngoại gửi tiền tại vùng đảo British Virgin Islands, theo các tài liệu ngân hàng vừa tiết lộ.
Anh em rể của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng như con trai và con rể của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo đều có tên trong danh sách các chủ tài khoản ở những thiên đường thuế.
Số liệu của ICIJ ( đường dẫn tại đây) cho thấy hơn 21 nghìn chủ tài khoản từ Trung Quốc và Hong Kong đã dùng thiên đường thuế vùng Caribbean, đặt ra câu hỏi về việc kiểm soát tài sản và quyền lực của các gia đình thuộc tầng lớp cao nhất ở Trung Quốc.
Từ 1000 đến 4000 tỷ USD đã bị đưa ra khỏi Trung Quốc tính từ năm 2000...
Đây cũng là vấn đề mất cân bằng thu nhập tại Trung Quốc. Một nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh cho hay thu nhậư của 5% người giàu nhất Trung Quốc lớn hơn 5% dưới đáy tới 34 lần."
Anh Quốc: phân biệt ngay từ giáo dục
Judith Burns, phóng viên giáo dục viết trên BBC News:


Bản quyền hình ảnh Getty
Image caption 71% thẩm phán cao cấp Anh xuất thân từ tầng lớp trên
"Anh Quốc bị cho là bị bệnh 'thượng lưu' theo một phân tích gốc gác của hơn 4000 nhân vật lãnh đạo trong các doanh nghiệp, giới truyền thông và bộ máy công quyền.


Bản quyền hình ảnh Getty
Image caption Nhiều chính trị gia Anh xuất thân từ trường tư Eton
Một nhóm thượng lưu nhỏ, học các trường tư ra và lên đại học ở Oxford, Cambridge, vẫn đang thống trị các ngành nghề, theo nghiên cứu của Ủy ban về Thăng tiến xã hội và Trẻ đói nghèo (Social Mobility and Child Poverty Commission).
Gọi là 'Nước Anh của tầng lớp trên' (Elitist Britain), đây là số liệu về phần trăm số người học từ các trường tư ra:
71% thẩm phán cao cấp
62% sỹ quan cao cấp trong quân đội
55% công chức dân sự cao cấp
36% thành viên Nội các
43% cây viết chính của các báo."
...và vấn đề bất bình đẳng
Helena Horton trên The Mirror phê phán "các con cháu giới học trường tư và Oxbridge" như một vấn đề gây ra bất bình đẳng tại Anh:
"Anh Quốc thiếu hẳn tính đa dạng hơn chúng ta vẫn tưởng, như số liệu mới của Ủy ban về Thăng tiến xã hội và Trẻ đói nghèo cho thấy.
Chỉ có 7% dân Anh học trường tư và 0.06% dân số học các trường Oxford hay Cambridge, nhưng những người này vẫn tiếp tục thống trị sinh hoạt công quyền cả nước Anh."
Nam Phi và cuộc chạy đua con cháu
Peter Church viết trên thesouthafrican.com (07/2015):
"Thứ trưởng Cảnh sát Nam Phi, Maggie Sotyu vừa có con gái vào làm tại Cục Điều tra Cảnh sát dù có các ứng viên giỏi hơn cô ta.
Boniwe Sotyu không có bằng cấp gì, đã vượt trên 89 ứng cử viên khác gồm nhiều người có trình độ tốt hơn, để nhậm chức.
Phe đối lập kêu gọi điều tra vụ chia chức này và chúng ta cần nhìn rộng hơn trên cả Nam Phi, xem các cáo buộc về chủ nghĩa thân quyến ra sao.


Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Tổng thống Zuma bổ nhiệm con gái út 25 tuổi vào làm chánh văn phòng một bộ
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma bị cáo buộc như thế vào năm ngoái khi ông bổ nhiệm con gái út 25 tuổi Thuthukile Zuma vào chức chánh văn phòng của Bộ Truyền thông và Bưu điện. Cô ta thành chánh văn phòng trẻ nhất của một bộ trong lịch sử Nam Phi. Cô ta lên chức chỉ hai tháng sau khi vào làm việc tại văn phòng.


Bản quyền hình ảnh BBC World Service
Image caption Lãnh tụ ANC Jacob Zuma có bốn vợ và 20 con
Năm 2013, Bộ trưởng Truyền thông Dina Pule bị điều tra vì lấy tiền công làm quà cho bạn trai Phosane Mngqibisa và nói dối về quan hệ của họ cũng như bắt Bộ của bà ta thanh toán tiền chi tiêu các chuyến ăn chơi quốc tế cho Mngqibisa dù ông ta không có tư cách hưởng các đặc quyền đó.
Đầu năm nay, quan chức Cục Phát triển cộng đồng Nancy Sihlwayi bị tố cáo là ra lệnh cho người dưới quyền đưa em gái vào danh sách 'giới trẻ khốn khó' để nhận học bổng do cơ quan của bà ta trao để vào một đại học hàng đầu Nam Phi."
Làm gì với nạn 'chia quyền trong một nhà'?
Yen Makabenta trên Manila Times (6/2014) nhắc lại trường hợp Bộ trưởng Ngân sách Florencio Abad trong chính phủ Aquino khi đó đã bổ nhiệm 11 thành viên gia đình vào các vị trí quyền lực để nói về chủ nghĩa thân hữu:
"Chủ nghĩa thân hữu hay thân quyến (nepotism) gọi một cách đơn giản nhất là chia chác quyền lợi, chức vụ trong chính quyền cho người thân.


Bản quyền hình ảnh BBC World Service
Image caption Giàu và nghèo tại Manila: chủ nghĩa thân thuộc bị cho là gây tổn hại cho xã hội Philippines
Đây là vấn nạn gần gũi với chủ nghĩa bảo kê: ban phát bổng lộc, tình cảm để đổi lấy sự ủng hộ về chính trị cho cá nhân hoặc nhóm được nâng đỡ.


Bản quyền hình ảnh AP
Image caption Philippines ra luật cấm bổ nhiệm thân nhân nhưng vẫn có vi phạm
Luật hiện hành ở Philippines về chủ nghĩa thân hữu được ghi trong Điều 9, Khoản XIII, Thông tư 40/1998 của Ủy ban Công chức.
"Không có quyết định bổ nhiệm nào trong cấp chính quyền toàn quốc, tỉnh, thành phố, địa phương trong bất cứ ngành nào, gồm cả các ban ngành của nhà nước và các tổ chức, tập đoàn do chính quyền góp vốn, làm chủ sở hữu, hoặc kiểm soát, lại được trao cho thân nhân, thành viên gia đình của thủ tưởng cơ quan, văn phòng hoặc người trực tiếp điều hành cơ quan, hoặc nhờ thân nhân người đó giới thiệu, ủy thác khiến cho người được bổ nhiệm trở thành thuộc cấp của thủ trưởng cơ quan."
Thông tư này cũng ghi rằng "trừ trường hợp được quy định khác ở cấp luật, định nghĩa 'thân nhân' và thành viên gia đình' gồm tất cả những ai có quan hệ thân bằng quyến thuộc tới hàng thứ ba (third degree) thông qua huyết thống hoặc do thân thiết (affinity)."
"Chủ nghĩa thân hữu rất ích kỷ: nó tìm cách làm lợi chỉ cho một gia đình, làm yếu đi nền dân chủ, giảm tính hiệu năng và làm tổn hại cho quốc gia rất lớn."
Xem thêm:Việt Nam và chủ nghĩa tư bản thân hữu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét