HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 36
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bánh xèo - nem lụi bà Dưỡng là địa chỉ ẩm thực mà bất cứ du khách nào khi đến Đà Nẵng đều được khuyên rằng nên ghé ăn thử, còn người đã biết thì cứ thế thẳng tiến bởi nếu không ăn thì chuyến đi Đà Nẵng sao có thể gọi là trọn vẹn. Quán bánh xèo, nem lụi này tính ra đã hơn 32 năm tuổi, mặc dù nằm khuất trong ngõ nhưng luôn tấp nập cả dân địa phương lẫn khách du lịch tìm đến thưởng thức.
Công
thức làm bánh xèo ở đây thoạt nhìn không có gì đặc biệt nhưng ở mỗi
công đoạn lại có những cầu kỳ riêng để cho ra những chiếc bánh ăn một
lần là nhớ mãi. Bột bánh xèo được làm từ gạo ngon của Quảng Nam, ngâm
chừng 4 tiếng, xay thành bột, pha lõng với bột nghệ để tạo màu. Bánh
phải đổ bằng lửa than, rau ăn kèm có đủ rau sống, đồ chua, nem lụi phải
làm từ thịt tươi ngon.
Vỏ
bánh giòn tan, nhân bánh ngọt thơm vị tôm và thịt bò cùng vị tươi mát
của các loại rau, thêm chút chua của rau củ thấu chua được cuốn lại rồi
chấm nước chấm, khiến các thực khách phải trầm trồ.
Điều
làm nên nét riêng biệt của quán bánh xèo bà Dưỡng chính là nước chấm.
Nước chấm gồm có gan heo, đậu phụng, mè, gia vị tạo thành hỗn hợp sền
sệt, béo ngậy, thơm phức.
Ngoài bánh xèo, nem lụi cũng là món được mọi người thưởng thức khi đến quán. Nem lụi làm từ thịt heo và giò sống được tẩm ướp cùng các loại gia vị thấm đều trong xiên thịt. Nem lụi có thể ăn không hoặc ăn kèm với bánh xèo đều rất ngon.
Bánh
xèo ở đây giá 9 ngàn đồng, nem lụi 5 ngàn, nhìn chung dù sức ăn có khoẻ
thì 2 người cũng chỉ tốn khoảng 100 ngàn đồng mà thôi. Để tìm được
quán, bạn cứ đi thẳng Hoàng Diệu theo hướng từ tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai
đến Chợ Mới, đến kiệt 280 sẽ thấy có tấm biển chỉ dẫn vào một con hẻm
nhỏ, quán bánh xèo bà Dưỡng nằm ngay cuối hẻm.Mặc dù quán nằm trong hẻm
nhưng không vì thế mà làm giảm sự thu hút thực khách. Bạn sẽ để xe ở
ngoài rồi đi bộ chừng 20m để vào quán.
0
0
Lâm Ký là một quán lẩu dê nổi tiếng nhất nhì ở Sài Thành, quán đông khách cực kỳ tầm nhất là vào những ngày cuối tuần nên nếu bạn nào có ý định tới đây thì nên đi sớm hoặc liên hệ đặt bàn trước nha.
Tất tần tật nguyên liệu làm nên món lẩu dê ngon có tiếng đây! Nhìn thôi là muốn “húp trọn” rồi.
Lẩu dê chỗ này phải nói cực chất bên trong nồi lẩu có khoai môn ăn cực kì ngon đậu hũ chiên, củ sen, thịt dê và có luôn cả xương dê nếu bạn yêu cầu. Nước lẩu siêu đậm đà được xử lý được mùi hôi của dê, vị ngọt thanh nhẹ, thịt dê cũng thuộc “size khủng” chứ hổng bé tí đâu nha, giá cả cũng khá dễ chịu 150k/lẩu nhỏ và 175k/lẩu lớn.
****Xem địa chỉ và review****
http://diadiemanuong.com/tp-ho-chi-minh/lau-de-lam-ky
2. Lẩu xương dê Tài Ký II
Lẩu này khá là lạ nha! Lạ từ món ăn đến cách ăn luôn, có ai ăn lẩu mà dùng ống hút không? Chưa có thì món này sẽ là trải nghiệm thú vị cho các bạn đây
Lẩu xương dê 150k/phần ăn cỡ 4 người mới hết nồi lẩu đó rẻ quá xá rẻ luôn! Cả nồi toàn xương ống, sau khi “gặm” hết thịt bên ngoài thì sẽ cắm ống hút vào để hút tủy bên trong đã chưa nè?
Nước lẩu vừa ăn, mùi thịt dê khá đậm nhưng không bị hôi ăn có mùi thuốc bắc nhẹ, cực kì nhẹ, nên không phải lo lắng vụ này ăn kèm với lẩu còn có măng, đậu hủ ky và khoai môn cho đỡ ngán nữa.
****Xem địa chỉ và review****
http://diadiemanuong.com/tp-ho-chi-minh/tai-ky-ii-hoang-quoc-viet/treo-dau-de-ban-dung-thit-de-chat-tu-vu-toi-xuong
3. Lẩu dê Mỹ Vị
Điểm ấn tượng nhất ở quán là nguyên nồi lẩu dê thế kia chỉ có 160k gồm cả rau và bánh phở, thịt dê thì khỏi nói nhiều “quá trời quá đất”.
Nước lẩu ở đây hương vị đậm đà thơm ngon không có giống như hương vị của lẩu dê nấu chao đâu nha vị chao vừa phải không béo nên ăn rất tuyệt, đảm bảo ai khó tính thử một lần là nghiền luôn.
****Xem địa chỉ và review****
http://forum.diadiemanuong.com/home/f11/la%CC%89u-de-my%CC%83-vi%CC%A3-huong-vi%CC%A3-de-du%CC%81ng-chua%CC%89n-gia%CC%81-ca%CC%89-ha%CC%A3t-de%CC%89-na%CC%80m-ngay-qua%CC%A3n-5-a-89301/
4. Lẩu dê Nguyên Ký
Bạn nào fan của món lẩu dê thì nhất định phải thử chỗ này nhé! Lẩu dê lớn 120k khá nhiều thịt, thích nhất nồi nước lẩu có thêm táo tàu và kỷ tử tuyệt chiêu làm nên món lẩu dê “chính hiệu”.
****Xem địa chỉ và review****
http://forum.diadiemanuong.com/home/f11/quan-de-nguyen-ky-muon-ngon-phai-sieng-di-tim-va-lui-hem-roi-doi-cho-77083/
5. Lẩu dê Ngọc Phát
Tuy khá xa trung tâm Thành phố nhưng đây lại là địa điểm quen thuộc của những ai “cuồng” món lẩu dê, không gian quán rộng rãi thoáng mát cuối tuần “tập kết” bạn bè ở đây là hết ý nha.
Nồi lẩu chất lừ với thịt dê nhiều “ứ hự” đun cùng nước lẩu thì thịt dê càng mềm, càng thấm chấm chao thêm tý sa tế ăn “siêu đã”. Chưa hết đâu nha nước lẩu ngọt thanh vị dê húp hoài không chán luôn í. Giá cho “em” này là 160k/lẩu nghen mí bợn.
****Xem địa chỉ và review****
http://forum.diadiemanuong.com/home/f11/lau-de-ngoc-phat-phat-hien-nhieu-mon-de-doc-dao-88514/
6. Lẩu dê 45 Ngô Thời Nhiệm
Nếu bạn muốn thưởng thức lẩu dê ở một quán nhậu ồn ào sôi nổi thì đây là nơi dành cực kỳ thích hợp. Tuy phần lẩu ở đây có giá hơi cao từ 220k nhưng bù lại chất lượng “đáng đồng tiền bát gạo”.
****Xem địa chỉ và review****
http://diadiemanuong.com/tp-ho-chi-minh/lau-de-45
7. Lẩu dê Tư Trì
Nói đến Tư Trì thì mình nghĩ chắc đại đa số ai cũng đã biết đến danh tiếng, đặc biệt là món lẩu dê được lòng khá nhiều bạn trẻ Sài Gòn.
“Vơ – đét” của quán đấy nhé chứ hổng phải “dạng vừa” đâu. Nước dùng với gia vị rất đặc trưng, không chỉ có mùi thơm của thịt dê mà còn lại những nguyên liệu được nấu chung bên trong từ táo đỏ cho đến khoai, tàu hũ ky và những gia vị khác nhau tạo nên một mùi thơm rất đặc trưng của nồi lẩu mà rất hiếm có nơi nào giống được.
Ẩm thực Cần Thơ cuốn hút
Cần Thơ: Ngon, lạ “Pizza” hủ tiếu
(Dân trí) - Cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 4 km (theo hướng đi Cái Răng), đến dưới chân cầu Rau Răm rồi rẽ phải dọc theo con đường nhựa dài khoảng 500 m sẽ đến lò hủ tiếu Sáu Hoài nổi tiếng với món ngon có tên rất lạ “Pizza” hủ tiếu.
Món "Pizza" hủ tiếu ngon, lạ đang hấp dẫn đối với nhiều thực khách
Lò
hủ tiếu truyền thống Sáu Hoài tọa lạc trên diện tích rộng 5.000 m2, gồm
khu sản xuất với các công đoạn thủ công: vo gạo, ngâm, gút, xay, bòng,
đánh, cho vào lu nước quậy lấy tinh bột, tráng, phơi, cắt... Khách
đến quán, sẽ được chủ nhà cho tham quan cơ sở làm hủ tiếu truyền thống,
thăm vườn cây ăn trái và được thưởng thức những món ăn được chế biến từ
sản phẩm hủ tiếu của lò như: hủ tiếu nước thịt heo xương, hủ tiếu chiên
giòn, hủ tiếu chiên giòn thịt khìa, sữa nước cốt dừa…
Trong
đó, 2 món được mọi người ưa chuộng nhất khi đến đây vì ngon và lạ, đó
là: hủ tiếu chiên giòn và hủ tíu chiên giòn thịt khìa, sữa nước cốt dừa,
món này còn có tên rất tây “Pizza” hủ tiếu.
Ông Huỳnh Hữu Hoài (57 tuổi)– Chủ quán hủ tiếu Sáu hoài cho biết nhà ông đầu
làm hủ tiếu từ năm 1976, đến nay đã có ba đời làm nghề hủ tiếu.
“Con trai lớn của tôi là Huỳnh Hữu Diệp sau khi tốt nghiệp đại
học lên TPHCM vừa đi làm vừa đi học nấu bếp ban đêm về đã chế
biến mấy món từ hủ tiếu. Món hủ tiếu giòn được khách nước
ngoài thích thú đặt tên là “Pizza” hủ tiếu.
Ông Hoài cho biết thêm, cách làm món “Pizza” rất đơn giản,
chiên giòn hủ tiếu (chỉ hủ tiếu lạt, không ướp gia vị). Thịt khìa phải
chọn loại thịt thăn và khìa với nước dừa xiêm cho có hương vị đậm đà,
xắt miếng nhỏ. Nước cốt dừa pha với sữa tươi theo một tỷ lệ nhất định
cho nước cốt có độ sệt, vị béo thơm rồi ốp
trứng lên bên ngoài sau cùng là rưới nước cốt dừa sữa, rắc một ít đậu
phộng rang giã giập lên. Món này ăn kèm với nước mắm chua cay hoặc tương
cay tùy thích.
Còn
món hủ tiếu chiên sẵn để mọi người mang về cũng rất đơn giản hủ tiếu
khô có sẵn ướp thêm chút bột nêm, ít tiêu vào rồi bốc thành
bánh, chiên giòn, rưới ít hành lá và tương ớt là xong. Miếng
bánh hủ tíu giòn rụm, mằn mặn, ăn rất vừa miệng. Ở đây, thực
khách đến ăn sáng còn có hủ tiếu nấu bằng nước dừa với xương
ống, thịt nạc thăn hay hủ tiếu xào thập cẩm rất ngon.
Ông
Sáu Hoài nói “Nhiều khách nước ngoài đến đây rồi về quảng
bá trên mạng hoặc quay hình giới thiệu. Trung bình mỗi ngày quán
đón khoảng 300 - 400 khách, trong đó có tới 2/3 số khách ăn món “Pizza”
hủ tiếu”- ông Hoài cho biết.
Bánh tráng được phơi khô để cắt làm hủ tiếu
Du khách đến ăn hủ tiếu và xem công đoạn cắt bánh tráng ra thành từng sợi hủ tiếu
Hủ tiếu vừa được cắt ra từ bánh
Một khách nước ngoài đang tham gia chiên hủ tiếu cùng bà chủ Sáu Hoài
Ông Sáu Hoài giới thiệu sản phẩm hủ tiếu chiên
Món "pizza" hủ tiếu ngon, lạ hấp dẫn
Món hủ tiếu xương được nấu bằng nước dừa
Trung bình mỗi ngày quán hủ tiếu Sáu Hoài có đến 300 đến 400 khách
Du khách nước ngoài đang thưởng món hủ tiếu chiên
Khách hàng đến thưởng thức các món hủ tiếu của quán
Phạm Tâm
HỦ TÍU NGON XƯƠNG NGỌT NƯỚC Ở SÀI THÀNH
Nằm
ngay gần khu vực Lotte Mart Quận 7, nếu chọn một địa điểm ăn ngon lành
thì tôi gợi ý sang Hủ Tíu Nam Vang Tài Anh để có dịp thưởng thử món hủ
tíu có nước lèo ngọt nhất Sài Gòn.
Khu vực Nguyễn Thị Thập ở quận 7 được xem như một trong những tuyến
đường ẩm thực đang phát triển ở khu vực gần trung tâm thành phố này. Ở
Sài Gòn nếu đã có nhiều thương hiệu hủ tíu Nam Vang với chất lượng rất
khác nhau, thì ở Tài Anh, tôi luôn đánh giá khá cao bởi nước dùng ngon
và độ tươi của món ăn.
Không gian quán nằm ở hai mặt tiền đường, trong đó có mặt đường
Nguyễn Thị Thập, nên sẽ không khó để tìm ra quán. Như lời anh chủ chia
sẻ, quán có hôm mở tới tận 1g khuya, để có thể phục vụ cho các khách
muốn ăn đêm. Quá thích nếu như đi đâu đó về, ghé vào hì hụp tô hủ tíu
thơm lừng vào buổi tối, vừa chắc bụng, vừa ngon nhỉ ?
Có người nói Hủ Tíu Nam Vang là món ăn "đa sắc
tộc" cũng là không sai. Bởi nó có nguồn gốc từ Campuchia, do người Hoa
chế biến cho người... Việt thưởng thức.
Nguyên liệu ở đây là hủ tíu, thịt, gan, tim, tôm tươi, đặc biệt là
thịt bằm nhỏ, còn nước dùng được hầm từ xương heo ( xương ống ) nấu cùng
khô mực. Sợi hủ tíu được cho vào cùng các nguyên liệu vào như tôm, thịt
bằm cùng thịt, gan, tim heo... nhìn rất đầy đặn. Chỉ cần nhìn qua tô hủ
tiếu thật hấp dẫn cũng đủ thèm thuồng rồi. Tùy theo khẩu vị của từng
người mà thực khách có thể thay thế lòng heo bằng tôm,cá v.v. nhưng nhất
thiết phải có thịt bằm nha các bạn. Hủ tíu Nam Vang có vị ngọt của nước
lèo chính là thịt bằm nhỏ khá đặc biệt.
Nói về phần hủ tíu Nam Vang trước nhé, với tôi, món ăn ở đây ngon
nhất là phần nước dùng. Vì hiện giờ, nếu nói về đồ ăn tươi thì bất kì
quán nào cũng chuẩn bị để món ăn thơm ngon cả. Hủ tíu ngon hay không là
nhờ phần nước dùng phải đậm đà trước đã. Nước dùng của quán khi nếm có
thể cảm nhận được độ ngọt thanh đậm, ai sành ăn chắc chắn sẽ biết được
loại nước dùng nấu từ xương ống, mà phải nấu với số lượng nhiều mới thật
ngon. Ban đầu, khi nếm thử, tôi cũng nghi ngại vì sợ nước dùng có bỏ
đường cho thêm phần ngọt, nhưng đến khi thấy nồi nước dùng đầy đặn với
xương ống nấu kèm mới an tâm. Độ thanh của nước lèo khác hẳn loại nấu
chung với các phụ vị khác, ăn có cảm giác khá mát nhiệt.
Ngoài phần hủ tíu Nam Vang thông thường, quán Tài Anh có loại hủ tíu xí quách
được nhiều khách ưa thích lựa chọn. Phần này ngoài những nguyên liệu
như hủ tíu Nam Vang, thì phần hủ tíu này có thêm phần xí quách khá to để
dùng kèm.
Tôi gọi một phần hủ tíu khô thì gồm có một tô hủ tíu cùng một chén
nước dùng. Sợi hủ tíu được trộn chung với loại hắc xì dầu nên có mùi khá
thơm, vừa miệng. Lại dùng kèm với các nguyên liệu như tôm, lòng, gan,
trứng cút, thịt bằm… thì không thua gì những thương hiệu nổi tiếng khác
trong Sài Gòn đâu nhé. Mà sợi hủ tíu này được chủ quán giới thiệu là đặt
hàng ngay tận lò xa tận miền tây, đặc biệt ở chỗ là nếu khách dùng loại
hủ tíu nước mà để lâu, cũng không bị bở và vẫn giữ được độ dai khi ăn.
Còn phần xí quách – một trong những món đắc khách
của quán - đi kèm thì phải dùng chung với nước chấm đặc trưng của quán
pha chế mới đảm bảo hương vị hoàn hảo. Nước chấm ở đây là sự pha trộn
của dấm Tiều – đúng chất của người Hoa gốc Tiều – cùng với loại hắc xì
dầu và nước tương. Khi ăn, vị thơm hăng của hắc xì dầu, vị chua của dấm
cùng mặn mà vừa phải của nước tương thấm vào phần thịt xí quách ăn khá
thích miệng. Gọi là xí quách nhưng thịt cũng khá đầy đặn và khi nhâm nhi
xong có thể hút phần tủy béo ngọt.
Với các thực khách có sức ăn trung bình, thì một phần hủ tíu Nam
Vang xí quách đã đủ cho một buổi ăn. Còn không, với các bạn nam hay đi
từ hai người thì nên kêu thử một phần xí quách dùng riêng. Phần xí quách
dùng riêng chỉ có khoảng 3 – 4 khúc tùy theo độ lớn nhỏ của miếng xí
quách, có độ béo ngọt mà rất ít người ăn được hai miếng cùng lúc.
Nếu so với mức giá 40k/tô hủ tíu Nam Vang và 28k/phần xí quách
dùng riêng, có thể nói hủ tíu Nam Vang Tài Anh xứng đáng là một trong
những quán hủ tíu nên ghé khi bạn thèm món ăn này, với mức giá trung
bình như này. Nước dùng của quán đến hiện giờ được tôi đánh giá là ngon
nhất do độ ngọt thanh của nó. Mà đặc biệt hơn là quán phục vụ liên tục
từ 5g30 sáng đến tận khuya, nên bất kì lúc nào cũng có thể thưởng thức
được. Cũng rất đáng để thử, đúng không các bạn?
HỮU NGÂN – FOODY.VN
Quán bánh xèo trong "truyền thuyết" ai đến Đà Nẵng cũng phải ăn thử
18/03/2016 08:50 GMT+7
Bánh xèo, nem lụi Bà Dưỡng là luôn nằm trong danh sách các món phải nếm khi đến thăm Đà Nẵng của nhiều du khách.Bánh xèo - nem lụi bà Dưỡng là địa chỉ ẩm thực mà bất cứ du khách nào khi đến Đà Nẵng đều được khuyên rằng nên ghé ăn thử, còn người đã biết thì cứ thế thẳng tiến bởi nếu không ăn thì chuyến đi Đà Nẵng sao có thể gọi là trọn vẹn. Quán bánh xèo, nem lụi này tính ra đã hơn 32 năm tuổi, mặc dù nằm khuất trong ngõ nhưng luôn tấp nập cả dân địa phương lẫn khách du lịch tìm đến thưởng thức.
Ngoài bánh xèo, nem lụi cũng là món được mọi người thưởng thức khi đến quán. Nem lụi làm từ thịt heo và giò sống được tẩm ướp cùng các loại gia vị thấm đều trong xiên thịt. Nem lụi có thể ăn không hoặc ăn kèm với bánh xèo đều rất ngon.
(Theo Trí thức trẻ)
4 hàng bánh xèo ngon nức tiếng Hà Nội: Ăn đi chứ đợi gì!
Ở Hà Nội bây giờ không thiếu quán bánh xèo, nhưng để ăn được cái bánh ngon, nước chấm vừa miệng, đúng vị, lại sạch sẽ, thì không thể bỏ qua 4 địa chỉ sau đây.
Vốn là một món đặc trưng của Nam Bộ, thế nhưng đối với dân
Hà Thành mà nói, bánh xèo từ lâu đã đi vào nếp suy nghĩ rằng đây là món
ăn quen, thậm chí cách làm còn rất nhiều người biết. Có thể là rất thích
hợp với tầm đói bụng 3-4-5 giờ chiều, cũng có thể là do bánh xèo dễ ăn,
được kết hợp giữa nhiều thành phần, lại đủ vị. Đã ăn bánh xèo thì kiểu
gì cũng phải triển thêm nem lụi nữa. Mà nem lụi cũng là món ngon vô vàn.
Ở
Hà Nội bây giờ không thiếu quán bánh xèo, nhưng để ăn được cái bánh
ngon, nước chấm vừa miệng, đúng vị, lại sạch sẽ, thì không thể bỏ qua 4
địa chỉ sau đây:
Bánh xèo 172 Đội Cấn
Vừa
rồi, "Đói chưa nhỉ?" của chúng tôi đã quyết định tới cửa hàng 172 Đội
Cấn này để review. Đây cũng chính là địa điểm được nhiều người Hà Nội
nhớ tới đầu tiên khi nhắc tới nem lụi, bánh xèo.
Bánh
xèo ở đây mỏng vỏ, lại vàng ươm, thơm, giòn, tuyệt nhiên không bị ngán.
Phía trong là nhân thịt, tôm, giá... như truyền thống. Ăn bánh xèo đúng
cách nhất vẫn là cuốn miếng bánh được chủ quán cắt sẵn vào lớp bánh
tráng, thêm ít rau sống, xoài xanh, rồi cho tất cả vào ngập bát nước
chấm chua ngọt có đu đủ sợi. Cái cảm giác khi đó thật sướng khó tả nổi.
Nhân
bánh đang nóng, vỏ bánh thì thơm, nước chấm cứ nhất định quyến luyến
ngay đầu lưỡi... Vị chua của xoài, vị thanh của rau sống khiến miếng
bánh xèo không còn ngán mùi dầu mỡ. Quả là một sự kết hợp khéo léo và
tuyệt vời cho 1 món bánh bình dân, dễ ăn như thế này.
Bánh xèo Tạ Quang Bửu
Bánh
xèo Tạ Quang Bửu, hay còn gọi bánh xèo Nam Bộ, bánh xèo Bách Khoa. Vì
gần khu vực Bách Khoa, Kinh tế nên khách ở đây chiếm phần lớn là sinh
viên cả. Món bánh xèo Nam Bộ ở đây được biến tấu đi để phù hợp với khẩu
vị của người miền Bắc.
Vẫn là chiếc bánh với vỏ vàng ngon
mắt, giòn rụm, nhân thịt, tôm... đấy thôi, chỉ là cách chế biến của nó
có chút khác. Song gì thì gì, chiều tối nào đi qua đây cũng chỉ thấy
nườm nượp khách ra vào, chứng tỏ dân Hà Thành cũng thích và ăn được,
đúng không?
Bánh xèo Nguyễn Công Trứ
Bánh
xèo Nguyễn Công Trứ cũng là một địa điểm bạn cần note vào ngay bây giờ
nếu muốn được thưởng thức bánh xèo ngon. Nói là quán, chứ thực tế đây là
một sạp hàng nhỏ ở chợ Nguyễn Công Trứ. Thế nhưng từ bao lâu nay, người
ta vẫn tìm đến đây ăn mãi rồi lại xuýt xoa khi đã ra về.
Bánh
ở đây bán theo suất 5 cái (giá khoảng 40k), gọi thêm trà đá, rồi tiền
gửi xe, tính ra để no nê cho một bữa ngon thì cũng không quá đắt. Nếu 1
người ăn thì có thể gọi nửa suất, là 3 cái. Vỏ bánh ở đây tuy dày, nhưng
vẫn giữ được độ giòn, không bị quá mềm, hay ướt. Nhân bánh nhiều thịt,
tôm to, nên ăn rất đã cơn thèm.
Bánh xèo 22 Hàng Bồ
Cũng
một hàng bán bánh xèo kiểu Nam Bộ nữa nằm ở số 22 Hàng Bồ. So với nhiều
hàng quán khác thì vỏ bánh ở đây được nhận xét là mỏng tang, ăn giòn
rụm. Bánh xèo Hàng Bồ cũng ít dầu mỡ nữa, nên ăn cùng rau sống, chấm
nước chấm lại càng vừa, càng ngon. Còn gì sướng hơn khi được cắn miếng
bánh vỏ thì mỏng, nhân lại đầy những thịt và tôm?
Vì quán ở đây hơi bé nên để thưởng thức món bánh xèo được thoải mái hơn thì bạn nên mua về, nhé!
"Đói chưa nhỉ?" - Series khám phá các món ăn đường phố Việt Nam sẽ được livestream tại Fanpage Kenh14.vn ở địa chỉ:https://www.facebook.com/K14vn/?fref=ts vào lúc 16h Thứ 4 hàng tuần.
Trong mỗi số, VJ Tuấn Hải với vai trò host sẽ cùng các khách mời "sành ăn" đi khắp các phố phường và thưởng thức những món ăn ngon nhất, đặc sắc nhất, hot nhất... Từ đó khán giả cũng sẽ được gợi ý những địa điểm ăn uống ngon nhất và hấp dẫn nhất ở khắp mọi nơi!
Trong mỗi số, VJ Tuấn Hải với vai trò host sẽ cùng các khách mời "sành ăn" đi khắp các phố phường và thưởng thức những món ăn ngon nhất, đặc sắc nhất, hot nhất... Từ đó khán giả cũng sẽ được gợi ý những địa điểm ăn uống ngon nhất và hấp dẫn nhất ở khắp mọi nơi!
BÁNH XÈO MIỀN TÂY - MÓN ĂN NGON DÂN DÃ VÙNG SÔNG NƯỚC
Không
biết ra đời tự bao giờ, chỉ biết rằng từ rất lâu bánh xèo đã đi vào ẩm
thực miền Tây với hình ảnh là một món ăn ngon dân dã, chứa đầy “hồn” quê
miền Tây mộc mạc và bình dị. Với chủ đề món ngon Tây Nam Bộ hôm nay,
Viet Fun Travel xin giới thiệu đến quý khách bánh xèo miền Tây - Món ăn ngon dân dã vùng sông nước.
Tuy nhiên dần dần theo thời gian, bánh xèo tại miền Tây đã có những cải tiến và thay đổi, tạo nên nét đặc sắc riêng, đậm chất miền Tây. Khác với bánh xèo miền Trung thường đổ trong khuôn gang, bánh khi ra chỉ to hơn bàn tay, bánh xèo miền Tây được đổ trong chảo gang lớn nên có kích thước to hơn và có phần mỏng hơn.
Bánh xèo miền Tây - lôi cuốn và hấp dẫn ngay từ tiếng “xèo xèo”
Sở dĩ có tên là bánh xèo vì âm thanh “xèo xèo” vui tai phát ra lúc đổ bánh. Bột khi cho vào khuôn hay chảo gang dầu nóng sẽ phát ra tiếng “xèo” rất lớn. Có thể nói ngay từ âm thanh “xèo xèo”, bánh xèo đã có một sức lôi cuốn và hấp dẫn lớn. Hiện nay, bánh xèo là một trong những món ăn ngon nhất ở miền Tây được rất nhiều người yêu thích, nhất là khách du lịch.
Một số người nhận xét, ngay từ tiếng “xèo xèo” khi đổ bánh đã cảm thấy kích thích vị giác, đến khi mùi thơm của bánh lan tỏa thì khó thể cưỡng lại. Nhưng dường như điểm thích thú nhất ở món bánh xèo miền Tây đó là nét dân dã, thưởng thức bánh xèo như được thưởng thức một phần “hồn” của ẩm thực Tây Nam Bộ.
Vỏ bánh được đổ từ hỗn hợp bột gạo và ít bột mì. Trước đây, để đổ bánh xèo, người miền Tây thường tự xay bột từ loại gạo thơm dẻo thượng hạng được trồng chính trên vùng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ngày nay để tiện lợi, người ta thường sử dụng các sản phẩm bột bánh xèo được trộn đóng gói sẵn. Ngoài hỗn hợp bột gạo và bột mì, bột đổ vỏ bánh xèo còn có cả bột nghệ nhằm tạo màu sắc vàng đẹp mắt, nước cốt dừa để tăng vị béo cho vỏ bánh.
Bên cạnh đó, còn thêm chút muối, trứng và hành lá thái nhuyễn. Về phần nhân, nhân bánh xèo miền Tây thường gồm tôm tép, thịt heo và giá đỗ. Tôm tép và thịt heo được làm chín trước khi đổ bánh.
Bánh xèo miền Tây vàng ươm, chín giòn, thơm ngon
Để đổ bánh xèo miền Tây, người ta sẽ chuẩn bị một chảo lớn, thường thì đổ bánh bằng chảo gang bánh sẽ giòn và ngon hơn. Khi chảo nóng, cho ít dầu hay mỡ heo. Đến khi dầu hay mỡ sôi thì chan một lớp bột bánh xèo vào bề mặt chảo. Người đổ sẽ xoay chảo để bột lan đều khắp trong chảo. Lớp bột càng mỏng, bánh xèo sẽ càng giòn. Tiếp đến cho tôm tép, thịt, giá đỗ vào và đậy nắp chảo. Đợi khoảng 1, 2 phút là bánh sẽ chín, dùng xẻng để gấp đôi bánh lại và cho ra dĩa.
Bánh xèo miền Tây sẽ mất ngon nếu thiếu đi hai yếu tố quan trọng nữa là rau và nước chấm. Rau ăn bánh xèo cũng chủ yếu là các loại rau dân dã miền Tây như rau diếp ca, cải xanh, xà lách, húng quế, thơm, dưa leo… Nước chấm thường là nước mắm được pha từ nước mắm mặn thêm ít ớt và đồ ngâm chua. Bánh xèo có thể ăn trực tiếp hoặc cuốn cùng bánh tráng.
Sự có mặt của bánh xèo đã góp phần quan trọng giúp ẩm thực miền Tây thêm đa dạng và đặc sắc. Bên cạnh bánh xèo, miền Tây còn rất nhiều loại bánh đặc sản thơm ngon, để biết thêm, quý khách có thể xem bài viết "Điểm danh các loại bánh nổi tiếng nhất ở miền Tây".
Cần Thơ rất nổi tiếng với quán Bánh xèo Mười Xiêm
Hiện nay, có rất nhiều tour du lịch khám phá ẩm thực miền Tây, tham gia các tour này quý khách không chỉ được thăm thú cảnh đẹp Tây Nam Bộ mà còn được thưởng thức nhiều món ngon đặc sản nơi đây, trong đó không thể thiếu bánh xèo miền Tây – Món ăn ngon dân dã vùng sông nước. Để được hỗ trợ và tư vấn về các tour du lịch miền Tây, xin quý khách vui lòng liên hệ đến hotline 1900 6749.
Lôi cuốn và hấp dẫn ngay từ tiếng “xèo xèo”
Bánh xèo vốn là một món đặc sản trong ẩm thực Việt Nam. Mỗi vùng miền lại có cách chế biến bánh xèo riêng, mang đến hương vị độc đáo riêng. Theo một số thông tin, nguồn gốc món bánh xèo miền Tây là từ miền Trung. Trong quá trình người miền Trung di dân, khai phá và định cư ở miền Nam, nhất là Tây Nam Bộ đã mang theo cách chế biến món bánh độc đáo này.Tuy nhiên dần dần theo thời gian, bánh xèo tại miền Tây đã có những cải tiến và thay đổi, tạo nên nét đặc sắc riêng, đậm chất miền Tây. Khác với bánh xèo miền Trung thường đổ trong khuôn gang, bánh khi ra chỉ to hơn bàn tay, bánh xèo miền Tây được đổ trong chảo gang lớn nên có kích thước to hơn và có phần mỏng hơn.
Bánh xèo miền Tây - lôi cuốn và hấp dẫn ngay từ tiếng “xèo xèo”
Sở dĩ có tên là bánh xèo vì âm thanh “xèo xèo” vui tai phát ra lúc đổ bánh. Bột khi cho vào khuôn hay chảo gang dầu nóng sẽ phát ra tiếng “xèo” rất lớn. Có thể nói ngay từ âm thanh “xèo xèo”, bánh xèo đã có một sức lôi cuốn và hấp dẫn lớn. Hiện nay, bánh xèo là một trong những món ăn ngon nhất ở miền Tây được rất nhiều người yêu thích, nhất là khách du lịch.
Một số người nhận xét, ngay từ tiếng “xèo xèo” khi đổ bánh đã cảm thấy kích thích vị giác, đến khi mùi thơm của bánh lan tỏa thì khó thể cưỡng lại. Nhưng dường như điểm thích thú nhất ở món bánh xèo miền Tây đó là nét dân dã, thưởng thức bánh xèo như được thưởng thức một phần “hồn” của ẩm thực Tây Nam Bộ.
Món ăn ngon dân dã vùng sông nước
Vì sao lại nói rằng bánh xèo là món dân dã độc đáo của vùng sông nước? Có lẽ bởi đa phần những nguyên liệu để làm bánh xèo đều dễ tìm, dễ thấy và gắn liền với mảnh đất miền Tây trù phú. Bánh xèo gồm có hai phần chính là vỏ bánh và nhân bánh.Vỏ bánh được đổ từ hỗn hợp bột gạo và ít bột mì. Trước đây, để đổ bánh xèo, người miền Tây thường tự xay bột từ loại gạo thơm dẻo thượng hạng được trồng chính trên vùng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ngày nay để tiện lợi, người ta thường sử dụng các sản phẩm bột bánh xèo được trộn đóng gói sẵn. Ngoài hỗn hợp bột gạo và bột mì, bột đổ vỏ bánh xèo còn có cả bột nghệ nhằm tạo màu sắc vàng đẹp mắt, nước cốt dừa để tăng vị béo cho vỏ bánh.
Bên cạnh đó, còn thêm chút muối, trứng và hành lá thái nhuyễn. Về phần nhân, nhân bánh xèo miền Tây thường gồm tôm tép, thịt heo và giá đỗ. Tôm tép và thịt heo được làm chín trước khi đổ bánh.
Bánh xèo miền Tây vàng ươm, chín giòn, thơm ngon
Để đổ bánh xèo miền Tây, người ta sẽ chuẩn bị một chảo lớn, thường thì đổ bánh bằng chảo gang bánh sẽ giòn và ngon hơn. Khi chảo nóng, cho ít dầu hay mỡ heo. Đến khi dầu hay mỡ sôi thì chan một lớp bột bánh xèo vào bề mặt chảo. Người đổ sẽ xoay chảo để bột lan đều khắp trong chảo. Lớp bột càng mỏng, bánh xèo sẽ càng giòn. Tiếp đến cho tôm tép, thịt, giá đỗ vào và đậy nắp chảo. Đợi khoảng 1, 2 phút là bánh sẽ chín, dùng xẻng để gấp đôi bánh lại và cho ra dĩa.
Bánh xèo miền Tây sẽ mất ngon nếu thiếu đi hai yếu tố quan trọng nữa là rau và nước chấm. Rau ăn bánh xèo cũng chủ yếu là các loại rau dân dã miền Tây như rau diếp ca, cải xanh, xà lách, húng quế, thơm, dưa leo… Nước chấm thường là nước mắm được pha từ nước mắm mặn thêm ít ớt và đồ ngâm chua. Bánh xèo có thể ăn trực tiếp hoặc cuốn cùng bánh tráng.
Sự có mặt của bánh xèo đã góp phần quan trọng giúp ẩm thực miền Tây thêm đa dạng và đặc sắc. Bên cạnh bánh xèo, miền Tây còn rất nhiều loại bánh đặc sản thơm ngon, để biết thêm, quý khách có thể xem bài viết "Điểm danh các loại bánh nổi tiếng nhất ở miền Tây".
Một số nơi làm bánh xèo ngon ở miền Tây
Tuy là món ngon đặc sản của miền Tây nói chung nhưng bánh xèo lại nổi tiếng riêng ở một số tỉnh thành khu vực Tây Nam Bộ. Nếu có dịp tham gia tour miền Tây đến với những tỉnh thành này, quý khách nhất đừng quên bỏ qua món bánh xèo miền Tây, gồm có Sa Đéc (Đồng Tháp), Cần Thơ, Bến Tre, Châu Đốc…Cần Thơ rất nổi tiếng với quán Bánh xèo Mười Xiêm
Hiện nay, có rất nhiều tour du lịch khám phá ẩm thực miền Tây, tham gia các tour này quý khách không chỉ được thăm thú cảnh đẹp Tây Nam Bộ mà còn được thưởng thức nhiều món ngon đặc sản nơi đây, trong đó không thể thiếu bánh xèo miền Tây – Món ăn ngon dân dã vùng sông nước. Để được hỗ trợ và tư vấn về các tour du lịch miền Tây, xin quý khách vui lòng liên hệ đến hotline 1900 6749.
Đã ghé Quy Nhơn nhất định phải thử món bánh xèo tôm nhảy
24/07/2015 11:24 GMT+7
Khách
xa tới Quy Nhơn đều muốn thưởng thức bánh xèo tôm nhảy cho biết. Bánh
xèo ở đâu cũng có, nhưng bánh xèo tôm nhảy ở Quy Nhơn ngon bởi tinh bột
gạo nguyên chất, ngọt nhờ con tôm đất còn nhảy đành đạch.
Cách
Quy Nhơn 25km, có quán bánh xèo tôm nhảy của bà Năm ở thôn Mỹ Cang, xã
Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định) được ví von là bánh xèo “chảnh”.
Muốn ăn bánh xèo bà Năm, khách phải đi từ 5 giờ sáng, ra tới nơi vẫn
phải xếp đợi tới lượt. Có lần, đợi mỏi mệt mới tới phiên mình ăn bánh
xèo, có lúc hết tôm chẳng có bánh lại trở về không, ấy thế mà người ta
gọi đùa với nhau đi ăn bánh xèo “chảnh”.
Đó
là cái dạo cách đây 5, 7 năm, muốn ăn bánh xèo tôm nhảy phải đi xa vài
chục cây số. Giờ khắp Quy Nhơn, quán bánh xèo tôm nhảy đã nhiều, tập
trung nhiều nhất là ở con đường Diên Hồng. Chiều về, con đường này nhộn
nhịp khách qua lại thưởng thức bánh xèo. Âm thanh xèo xèo của bột, tôm
trên bếp lửa, người thợ tráng bánh luôn tay đảo bánh. Những khuôn bánh
xèo chín phủ tròn một lớp tôm đỏ, thơm nức mũi, lôi cuốn thực khách.
Bánh
xèo tôm nhảy ở Bình Định khác gì không? Khác chứ, bột bánh, tôm và gia
vị nêm nếm của người Bình Định đã khác so với vùng miền khác. Bột làm
bánh xèo truyền thống được lựa chọn là gạo ngon của mùa cũ, loại gạo nở
vừa, đem ngâm với một ít muối qua đêm. Muối làm cho bột không bị chua,
sáng sớm khi những bếp lò đã nhóm, các mẹ dậy sớm xay bột. Bột xay trên
những cối đá, bột mịn, nhuyễn. Xong công đoạn xay bột, nhóm lò là mặt
trời ló rạng.
Bột xay xong quậy đều với bột nghệ, có thêm chút gia vị. Những con tôm vừa dính lưới còn búng nhảy được lựa chọn kỹ càng, đem rửa sach, bỏ râu xếp vào rổ nhỏ. Giá, hành tây, hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Nguyên liệu đúc bánh xèo sẵn sàng.
Bếp
đỏ lửa, những khuôn bánh được phủ dần cho lên bếp. Những chú tôm nhảy
đành đạch cho lên lớp dầu nóng, đảo cho tôm chín hồng, phủ lên lớp bột,
cho thêm giá, hành… đậy vung lại. Bánh chín, chắt bỏ phần dầu thừa, để
bánh ra dĩa cho nóng hổi. Lớp bánh có màu vàng nhạt, màu hồng của tôm
đất, màu trắng của giá xen lẫn màu xanh của hành, nom thật bắt mắt.
Khi
đúc bánh, những chú tôm vẫn còn búng nhảy, vì thế người ta mới gọi
“bánh xèo tôm nhảy”. Món bánh xèo tôm nhảy ngon, yếu tố quan trọng là
tôm. Phải chọn tôm đất tươi, to đều, không sơ chế hương vị. Khi đúc
bánh, tôm giữ nguyên vị ngọt, ngon vốn có. Ngày nay, khâu xay bột không
còn quá cầu kỳ. Gạo ngâm chừng 3 tiếng là đem xay, bột xay máy ngon
nhưng không được mịn, thơm như bột xay cối đá truyền thống.
Khâu
chế biến không phải giản đơn, khâu thưởng thức cầu kỳ chẳng kém. Ăn
bánh xèo tôm nhảy ngon phải chọn đúng quán, ăn đúng cách như những người
sành ăn vẫn nói. Bánh xèo tôm nhảy phải cuốn cùng bánh tráng cuốn, rau
ăn kèm phải có xoài xanh, dưa leo, rau cải và đặc biệt không thể thiếu
món cải mầm. Nước chấm là nước mắm cay, nhưng mỗi quán đều có cách pha
chế riêng. Khách vừa miệng hay không còn phụ thuộc vào khâu nước chấm.
Có quán pha nước chấm với dứa (thơm), có quán lại dùng xoài xanh… tạo vị
chua thanh, giúp người ăn ngon miệng hơn.
Bánh
xèo tôm nhảy có giá 15.000đ đến 20.000đ/bánh, ngoài món bánh xèo tôm
nhảy, chủ quán bổ sung thêm bánh xèo thịt bò, bánh xèo thịt, trứng… đa
dạng món ăn.
(Theo Phunuonline)
Đã ghé Quy Nhơn thì nhất định phải thưởng thức bánh xèo tôm nhảy. |
Chiều về, trên những lò than rực lửa là khuôn bánh xèo xếp sẵn đợi thực khách. |
Tôm đất còn búng nhảy thả xèo trên khuôn dầu nóng. |
Rưới đều một lớp bột và cho thêm giá, hành lên. |
Bột xay xong quậy đều với bột nghệ, có thêm chút gia vị. Những con tôm vừa dính lưới còn búng nhảy được lựa chọn kỹ càng, đem rửa sach, bỏ râu xếp vào rổ nhỏ. Giá, hành tây, hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Nguyên liệu đúc bánh xèo sẵn sàng.
Bánh ngon nhờ nguyên liệu và cái khéo của người đúc. |
Rau ăn bánh xèo là những loại rau có sẵn ở quê, xoài xanh, dưa leo, rau cải và rau mầm. |
Để tăng thêm vị ngon, ngoài món chính là bánh xèo tôm nhày, chủ quán bày thêm bánh xèo thịt bò. |
Cuốn bánh xèo tôm nhảy. |
(Theo Phunuonline)
Bật mí list những quán lẩu dê ngon “nức vách đổ tường” ở Sài Gòn
Từ
lâu, lẩu dê đã trở thành một món ăn quen thuộc của người dân Sài Gòn
nhất là vào những dịp họp mặt bạn bè thì “chiến” món lẩu “thần thánh”
này là tuyệt vời. Không khó để cho các bạn tìm thấy quán lẩu dê nhưng
tìm được quán lẩu ngon thì không phải dễ, bạn nào chưa biết ăn ở đâu thì
tham khảo list những quán lẩu dê dưới đây của Địa Điểm Ăn Uống nhé!
1. Lẩu dê Lâm KýLâm Ký là một quán lẩu dê nổi tiếng nhất nhì ở Sài Thành, quán đông khách cực kỳ tầm nhất là vào những ngày cuối tuần nên nếu bạn nào có ý định tới đây thì nên đi sớm hoặc liên hệ đặt bàn trước nha.
Tất tần tật nguyên liệu làm nên món lẩu dê ngon có tiếng đây! Nhìn thôi là muốn “húp trọn” rồi.
Lẩu dê chỗ này phải nói cực chất bên trong nồi lẩu có khoai môn ăn cực kì ngon đậu hũ chiên, củ sen, thịt dê và có luôn cả xương dê nếu bạn yêu cầu. Nước lẩu siêu đậm đà được xử lý được mùi hôi của dê, vị ngọt thanh nhẹ, thịt dê cũng thuộc “size khủng” chứ hổng bé tí đâu nha, giá cả cũng khá dễ chịu 150k/lẩu nhỏ và 175k/lẩu lớn.
****Xem địa chỉ và review****
http://diadiemanuong.com/tp-ho-chi-minh/lau-de-lam-ky
2. Lẩu xương dê Tài Ký II
Lẩu này khá là lạ nha! Lạ từ món ăn đến cách ăn luôn, có ai ăn lẩu mà dùng ống hút không? Chưa có thì món này sẽ là trải nghiệm thú vị cho các bạn đây
Lẩu xương dê 150k/phần ăn cỡ 4 người mới hết nồi lẩu đó rẻ quá xá rẻ luôn! Cả nồi toàn xương ống, sau khi “gặm” hết thịt bên ngoài thì sẽ cắm ống hút vào để hút tủy bên trong đã chưa nè?
Nước lẩu vừa ăn, mùi thịt dê khá đậm nhưng không bị hôi ăn có mùi thuốc bắc nhẹ, cực kì nhẹ, nên không phải lo lắng vụ này ăn kèm với lẩu còn có măng, đậu hủ ky và khoai môn cho đỡ ngán nữa.
****Xem địa chỉ và review****
http://diadiemanuong.com/tp-ho-chi-minh/tai-ky-ii-hoang-quoc-viet/treo-dau-de-ban-dung-thit-de-chat-tu-vu-toi-xuong
3. Lẩu dê Mỹ Vị
Điểm ấn tượng nhất ở quán là nguyên nồi lẩu dê thế kia chỉ có 160k gồm cả rau và bánh phở, thịt dê thì khỏi nói nhiều “quá trời quá đất”.
Nước lẩu ở đây hương vị đậm đà thơm ngon không có giống như hương vị của lẩu dê nấu chao đâu nha vị chao vừa phải không béo nên ăn rất tuyệt, đảm bảo ai khó tính thử một lần là nghiền luôn.
****Xem địa chỉ và review****
http://forum.diadiemanuong.com/home/f11/la%CC%89u-de-my%CC%83-vi%CC%A3-huong-vi%CC%A3-de-du%CC%81ng-chua%CC%89n-gia%CC%81-ca%CC%89-ha%CC%A3t-de%CC%89-na%CC%80m-ngay-qua%CC%A3n-5-a-89301/
4. Lẩu dê Nguyên Ký
Bạn nào fan của món lẩu dê thì nhất định phải thử chỗ này nhé! Lẩu dê lớn 120k khá nhiều thịt, thích nhất nồi nước lẩu có thêm táo tàu và kỷ tử tuyệt chiêu làm nên món lẩu dê “chính hiệu”.
****Xem địa chỉ và review****
http://forum.diadiemanuong.com/home/f11/quan-de-nguyen-ky-muon-ngon-phai-sieng-di-tim-va-lui-hem-roi-doi-cho-77083/
5. Lẩu dê Ngọc Phát
Tuy khá xa trung tâm Thành phố nhưng đây lại là địa điểm quen thuộc của những ai “cuồng” món lẩu dê, không gian quán rộng rãi thoáng mát cuối tuần “tập kết” bạn bè ở đây là hết ý nha.
Nồi lẩu chất lừ với thịt dê nhiều “ứ hự” đun cùng nước lẩu thì thịt dê càng mềm, càng thấm chấm chao thêm tý sa tế ăn “siêu đã”. Chưa hết đâu nha nước lẩu ngọt thanh vị dê húp hoài không chán luôn í. Giá cho “em” này là 160k/lẩu nghen mí bợn.
****Xem địa chỉ và review****
http://forum.diadiemanuong.com/home/f11/lau-de-ngoc-phat-phat-hien-nhieu-mon-de-doc-dao-88514/
6. Lẩu dê 45 Ngô Thời Nhiệm
Nếu bạn muốn thưởng thức lẩu dê ở một quán nhậu ồn ào sôi nổi thì đây là nơi dành cực kỳ thích hợp. Tuy phần lẩu ở đây có giá hơi cao từ 220k nhưng bù lại chất lượng “đáng đồng tiền bát gạo”.
****Xem địa chỉ và review****
http://diadiemanuong.com/tp-ho-chi-minh/lau-de-45
7. Lẩu dê Tư Trì
Nói đến Tư Trì thì mình nghĩ chắc đại đa số ai cũng đã biết đến danh tiếng, đặc biệt là món lẩu dê được lòng khá nhiều bạn trẻ Sài Gòn.
“Vơ – đét” của quán đấy nhé chứ hổng phải “dạng vừa” đâu. Nước dùng với gia vị rất đặc trưng, không chỉ có mùi thơm của thịt dê mà còn lại những nguyên liệu được nấu chung bên trong từ táo đỏ cho đến khoai, tàu hũ ky và những gia vị khác nhau tạo nên một mùi thơm rất đặc trưng của nồi lẩu mà rất hiếm có nơi nào giống được.
Nhận xét
Đăng nhận xét