CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 124

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

Bố chồng “trả oán” con dâu loạn luân em chồng
Sự việc đau buồn bắt nguồn từ mối tình vụng trộm của Thủy và gã em họ kế bên nhà, Trần Tuấn Thanh. Đôi gian phu dâm phụ bị anh Trần Văn Nhân (chồng của Thủy) phát hiện. Sợ sự việc bại lộ sẽ mất mặt với xóm giềng, Thanh xúi Thủy giết chồng. Nghĩ sao làm vậy, cô vợ ngoại tình sát hại nạn nhân rồi “ân ái” với bồ ngay trên chiếc giường vừa giết chồng. 


Trinh sát kể chuyện phá án vụ công tử bệnh hoạn

Thứ Năm, 16/6/2016 13:33 GMT+7

(PLO) -Chỉ trong 4 ngày, gã công tử bệnh hoạn đã liên tiếp hiếp dâm 3 cô gái ngay từ lần đầu gặp mặt. Đây là một vụ án khá khó khăn đối với các trinh sát phá án.
    Lâm nạn vì tin bạn trên Zalo
    Ngày 11/5, chị Phạm Thị Thanh (SN 1993, ngụ quận Ngũ Hành Sơn) đến Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng trình báo về việc chị bị một nam thanh niên hiếp dâm trước đó một tuần. Căn cứ vào thông tin nạn nhân cung cấp, nhận thấy vụ án có tính chất nghiêm trọng, các điều tra viên nhanh chóng vào cuộc điều tra

    Theo Thanh trình bày, chị thường xuyên lên mạng Zalo để tìm bạn làm quen. Khoảng 1 tháng trước, chị được một thanh niên có nickname “Muontain” vào kết bạn. Thanh đồng ý và thường xuyên trò chuyện trên điện thoại với người này. “Muontain” giới thiệu tên là Sơn.

    Sơn cho biết đang làm hướng dẫn viên du lịch, thường xuyên đi nhiều nơi. Giới thiệu đến đâu, Sơn đều gửi kèm hình ảnh chứng minh. Ngoài ra, Sơn còn khoe những nhà hàng sang trọng đã đặt chân đến và không quên nhắc đến nhiều chiếc ô tô gia đình đang sở hữu. Đặc biệt, Sơn luôn biết thu hút “con mồi” bằng cách “chém gió”, tỏ ra mình có kiến thức sâu rộng đối với mọi lĩnh vực.

    Là một cô gái mới lớn, Thanh nhanh chóng có cảm tình với người bạn quen trên mạng internet này. Theo lời nhận định của bị hại, Sơn cũng luôn thể hiện là một người lịch lãm, hiểu biết… Sau một khoảng thời gian trò chuyện, Sơn ngỏ ý muốn được gặp gỡ ngoài đời thực. Thanh cũng muốn biết chàng thanh niên như thế nào nên đồng ý.

    Tối ngày 5/5, cả hai hẹn gặp nhau để đi chơi. Đúng ngày, Sơn lái xe ô tô đến chở Thanh trước sự ngưỡng mộ của bạn bè. Cả hai đi ăn trứng vịt lộn và trò chuyện một cách vui vẻ. Sơn ngỏ ý muốn được chở cô gái đi tham quan thêm một số thắng cảnh nữa của Đà Nẵng, tất nhiên Thanh không có cớ gì để từ chối.

    Ban đầu, Sơn chở Thanh dạo quanh một số con đường trong thành phố. Địa điểm nào, Sơn cũng giới thiệu khá chi tiết và cặn kẽ. Chính bị hại lúc trình báo với CQĐT cũng không ngần ngại bày tỏ rằng, bản thân cảm thấy bất ngờ, thú vị khi Sơn khá am hiểu cả tính lịch sử cũng như nhiều giai thoại ở nơi Thanh cảm thấy bình thường nhất.

    Biết Thanh đã “ưng”, Sơn ngỏ ý muốn chở cô gái lên đỉnh Sơn Trà ngắm phố đêm. Sơn “quảng bá”, buổi tối, nhìn từ trên cao xuống, Đà Nẵng khá quyến rũ. Thanh tuy có chút ngần ngại nhưng trước sự lịch lãm của người bạn khác giới đã gật đầu.
    Đối tượng Sơn
    Đường lên đỉnh Sơn Trà xung quanh chủ yếu đồi núi, không có nhà ở. Ban đêm, quang cảnh nơi đây càng trở nên vắng lặng. Khi đi được nửa đường, tới một khu vực vắng vẻ, Sơn đột ngột cho xe dừng lại, bấm hết chốt các cửa ô tô rồi chồm qua người Thanh.

    Bị bất ngờ, Thanh chống cự quyết liệt và van xin nhưng Sơn không tha. Sơn còn dùng một chiếc đèn pin có những tiếng kêu giống như roi điện để uy hiếp, hù dọa để kéo nạn nhân ra hàng ghế sau. Tại đây, Sơn cởi quần áo của cô gái và dùng điện thoại di động chụp hình, sau đó thực hiện hành vi hiếp dâm.

    Sau khi đã thỏa mãn thú tính, Sơn lấy điện thoại của nạn nhân xóa hết các nội dung cuộc gọi, tin nhắn, tài khoản Zalo rồi yêu cầu cô gái mặc quần áo, chở về lại chỗ cũ.

    Lộ diện kẻ thú tính

    Theo các điều tra viên, ngay từ lúc tiếp nhận thông tin, vụ án này cho thấy khá khó khăn. Lý do, tất cả nội dung các cuộc hội thoại của chị Thanh với đối tượng Sơn đã bị xóa bỏ. Tuy nhiên, với quyết tâm đưa hung thủ ra ánh sáng, các trinh sát tiếp tục lần mò các nick name zalo tương tự để truy tìm.

    Đáng nói, theo chia sẻ của Công an quận Sơn Trà, chỉ vài ngày vào cuộc, bằng nghiệp vụ sắc bén, các trinh sát đã đặt nghi vấn về đối tượng Ông Hùng Sơn (SN 1989, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ). Tuy nhiên, lúc đó, nhân thân Sơn lại khiến mọi người hoài nghi.

    Sơn sinh ra trong gia đình có điều kiện, cha mẹ đều làm cán bộ. Bản thân Sơn được ăn học đàng hoàng, đã tốt nghiệp ngành tài chính, nhưng vẫn chưa xin được việc làm. Tuy vậy, với gia cảnh giàu có, Sơn hoàn toàn có tiền rủng rẻng chi tiêu, mỗi ngày, Sơn thay nhau cỡi nhiều chiếc ô tô của gia đình đi chơi. Rảnh rỗi, Sơn thường lên mạng xã hội, săn tìm các cô gái để làm quen.

    Trong lúc chưa có được nhiều chứng cứ, mạng xã hội lại đăng tải một số ảnh “nóng” của các cô gái, trong đó nghi của nạn nhân Thanh. Áp dụng biện pháp công nghệ, CQĐT đã xác định, nguồn gốc ảnh xuất phát từ nick Zalo của Sơn phát tán. Sơn được mời lên cơ quan công an làm việc. Lúc đầu, Sơn cho rằng mình không liên quan đến vụ việc của chị Thanh. Thế nhưng, qua nhận dạng, kết hợp một số bằng chứng quan trọng từ tư liệu cá nhân, Sơn đã phải cúi đầu thừa nhận hành vi.

    “Gã công tử” cho biết, vì “nhàn cư vi bất thiện”, trong thời gian nói chuyện nhau qua mạng, Sơn quen với một số bạn bè có thú vui bệnh hoạn. Nhóm bạn Sơn còn thách nhau đi hiếp dâm các cô gái mới quen. Vì thế, trong quá trình điều tra, Sơn còn thừa nhận, trước đó 3 ngày, bằng thủ đoạn làm quen tương tự, luôn khoe của, tỏ ra lịch lãm, hiểu biết… Sơn còn đưa hai nạn nhân đến chỗ vắng người thực hiện hành vi đồi bại ngay trong ngày hẹn đầu tiên.

    Tất cả các nạn nhân đều bị Sơn bắt khỏa thân, nằm trên xe để chụp ảnh. Đồng thời, Sơn không quên xóa các dữ liệu liên quan đến tung tích của mình. Vì sợ hãi và xấu hổ, cả 2 cô gái này không dám trình báo vụ việc. Sơn nghĩ, đa phần nạn nhân sẽ giấu việc mình bị hiếp dâm, nên mới tiếp tục gây án với “con mồi” thứ 3 là chị Thanh

    Khi về nhà, Sơn dùng công nghệ photoshop, xóa hết hình ảnh có mặt Sơn, chỉ để lại những cảnh nạn nhân khỏa thân. Tưởng không ai nhận ra, Sơn gửi ảnh khoe “chiến tích” với hai người bạn. Điều này khiến chân tướng của Sơn thực sự bị bại lộ.

    Hiện tại, theo Công an quận Sơn Trà, ngoài 3 vụ đã nêu, đã có thêm một nạn nhân lên tố cáo hành vi của Sơn. Ngày 27/5, Công an quận Sơn Trà tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam Sơn về hành vi Hiếp dâm. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đang làm rõ mức độ liên quan để có cách xử lý đối với Hân và Phương.

    Bên cạnh đó, thông qua báo Câu chuyện Pháp luật, Công an quận Sơn Trà đề nghị, những ai là nạn nhân của Sơn có thể liên hệ qua số điện thoại 05113.844.529 để trình báo sự việc./.

    Câu chuyện về một vụ án hình sự

    (Một vụ án hình sự diễn ra như thế nào : từ khi xảy ra sự việc, đến khởi tố, truy tố và xét xử ? Người bị kết tội (bị cáo) có nên mời luật sư, vai trò và ảnh hưởng của luật sư đến kết quả xét xử như thế nào ? Thế nào là cáo trạng ? thủ tục bắt tạm giam ? kháng cáo … – đây đều là những vấn đề cơ bản về pháp lý mà mọi người nên biết. Loạt bài viết “Câu chuyện về một vụ án hình sự” dưới đây là một vụ án nhỏ, nhưng đã thể hiện đầy đủ những vấn đề mang tính điển hình của một vụ án hình sự.
    Công ty luật hợp danh Ecolaw đã tham gia vào vụ án này với tư cách là người bào chữa cho bị cáo. Ecolaw.vn “kể lại” câu chuyện này một cách trung thực, khách quan, sau khi đã mã hóa tên thật những nhân vật trong vụ án này.
    Bài 1 :
    Vụ cướp điện thoại và quá trình điều tra vụ án hình sự

    Huỳnh Kiều giới thiệu
    Ngày 25-2-2010, tại trụ sở TAND quận Bình Thạnh (TP.HCM) đã tiến hành xét xử sơ thẩm một vụ án hình sự. Bị cáo Lê X. đã bị tuyên phạm tội “cướp giật tài sản” và chịu mức án 3 năm tù.
    Trước đó, tối ngày 23-05-2009, chị T. (22 tuổi) đang đi bộ trong hẻm 36 Điện Biên Phủ, phường 15, Quận Bình Thạnh, vừa đi vừa nói chuyện bằng điện thoại di động thì bất ngờ một chiếc xe gắn máy chở hai thanh niên chạy ào qua. Người thanh niên ngồi phía sau đã dùng tay giật chiếc máy điện thoại trên tay chị T.
    Sau khi bị cướp, chị T. truy hô và đuổi theo tên cướp. Chiếc xe chở hai thanh niên bị ngã, cả hai bỏ chạy. Sau đó, lực lượng Dân phòng và chị T. đã bắt giữ được kẻ cướp giật (tên là Lê X.).
    Sau đó, Lê X. đã bị bắt tạm giam (cho đến ngày xét xử), và sau đó bị Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) quận Bình Thạnh ra quyết định khởi tố bị can, điều tra Lê X. về hành vi cướp giật tài sản.
    Sau một quá trình điều tra khá lâu (hơn 6 tháng), ngày 18 -12-2009, Cơ quan điều tra Công an quận Bình Thạnh có bản Kết luận điều tra vụ án. Nội dung như sau:
    • Bản kết luận điều tra
    (Tóm tắt nội dung – giữ nguyên câu chữ):
    “Khoảng 20 giờ 50 ngày 23-05-2009, chị Nguyễn Thị T. (sinh 1988), đang đi bộ trong hẻm 36 đường Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, trên tay đang cầm điện thoại di động hiệu Samsum X520 để nghe thì bị tên V. (sinh 1990), điều khiển xe máy biển số 50M – XXXX chở tên Lê X. ngồi sau dùng tay phải cướp giật điện thoại của chị T. Sau khi bị cướp giật chị T. truy hô và đuổi theo cùng quần chúng hỗ trợ bắt giữ được tên X. và V. thu hồi tang vật và phương tiện gây án.

    Tại cơ quan điều tra, Lê X. khai nhận tội và khai chỉ thực hiện cướp giật ĐTDĐ có một mình không bàn bạc với V., do đó Cơ quan điều tra Công an Q. Bình Thạnh khởi tố tạm giam đối với Lê X.
    Đây là vụ án “Cướp giật tài sản” do bị can Lê X. thực hiện. Hành vi của bị can lợi dụng sơ hở của người đi đường để cướp giật tài sản nhằm mục đích kiếm tiền tiêu xài. Hành vi trên của X đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và có thể gây ra nguy hại tính mạng sức khỏe của người khác, đồng thời làm ảnh hưởng đến hoạt động điều tra và công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Do đó, cơ quan điều tra đề nghị Tòa án cần có bản án nghiêm khắc đối với Lê X. mới có tác dụng giáo dục, răn đe và phòng ngừa.
    Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được cùng lời khai nhận của bị can có đủ cơ sở kết luận: Hành vi của bị can Lê X. đã phạm vào tội cướp giật tài sản được quy định tại điều 136 Bộ luật hình sự.

    Đối với V., tại cơ quan điều tra y khai việc cướp giật ĐTDĐ ngày 23-5-2009 y không có tham gia cướp giật hay bàn bạc giúp sức cho X. Xét thấy chưa đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cướp giật đối với V., nên cơ quan điều tra công an ra quyết định thông báo địa phương quản lý giáo dục đối với V. từ ngày 12- 12-2009”.
    Theo đó, cơ quan điều tra công an quận Bình Thạnh đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang VKSND quận Bình Thạnh đề nghị truy tố bị can Lê X. ra trước pháp luật.
    5 giai đoạn của một vụ án hình sự
    Một vụ án hình sự điển hình bao gồm và trải qua 5 giai đoạn sau :
    – Khởi tố : khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.
    – Điều tra : điều tra, làm rõ các tình tiết trong vụ án.
    – Truy tố : hoàn tất bản luận tội (cáo trạng) chuẩn bị đưa ra xét xử.
    – Xét xử (gồm xét xử sơ thẩm và phúc thẩm).
    – Thụ hình : thi hành án – đối với người bị kết án (có tội).

    Như vậy, quá trình điều tra và ra Kết luận điều tra trong vụ án kể trên thuộc giai đoạn đầu của một vụ án hành sự : khởi tố, điều tra.
    Theo qui định, khi có ai đó (trong trường hợp này là Lê X.) có hành vi nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu tài sản, tính mạng sức khỏe của người khác (trong trường hợp này là chị T.) có dấu hiệu phạm vào các qui định trong Bộ luật hình sự – thì bị xem là có dấu hiệu phạm tội.
    Khi đó, người có dấu hiệu phạm tội sẽ bị cơ quan tiến hành tố tụng (trong trường hợp này là Công an Quận Bình Thạnh) ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can. ( Quyết định này phải được VKSND cùng cấp ( ở đây là quận Bình Thạnh) – là nơi sẽ nắm quyền công tố (kết tội) Lê X. tại phiên tòa xét xử sau này phê chuẩn (chấp thuận).
    Lúc này (sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự), vụ việc sẽ chính thức được cơ quan công an tiến hành điều tra. Mục đích là nhằm làm rõ xem hành vi của Lê X. có đúng là hành vi phạm tội – theo qui định tại Bộ luật hình sự hay không. Những người trực tiếp và có thẩm quyền, nghiệp vụ điều tra là các ‘điều tra viên”.
    Xét về mặt thủ tục tố tụng, lúc này Lê X. trở thành “bị can” – tức là người đang bị điều tra về hành vi phạm tội.
    Trong sự việc này, có một tình tiết cần lưu ý là Lê X. đã bị bắt tạm giam ngay sau khi gây án (sau khi có hành vi cướp giật). Theo qui định, khi bị can đang bị điều tra về các tội bị đánh giá là nghiêm trọng hoặc có cơ sở cho rằng bị can có thể bỏ trốn – thì cơ quan tiến hành tố tụng có quyền bắt tạm giam, để phục vụ cho việc điều tra, xét xử. Biện pháp “bắt tạm giam” thuộc nhóm các “biện pháp ngăn chặn” – qui định trong Bộ luật tố tụng hình sự.
    Sau khi điều tra, Cơ quan điều tra sẽ thể hiện kết quả điều tra của mình trong một văn bản tố tụng có tên gọi là “Kết luận điều tra”. Thông thường, kết luận điều tra sẽ thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
    – Đình chỉ vụ án. Tức là “dẹp bỏ” không tiến hành các bước tiếp theo. Đây có thể là các trường hợp như : không chứng minh được bị can phạm tội hoặc không tìm ra người phạm tội … Ví dụ như trong vụ chó cắn chết người trong rẫy cà phê ở Buôn Mê Thuột gần đây, cơ quan điều tra công an tỉnh Daklak (qua điều tra sơ bộ) cho rằng không có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự vì không có dấu hiệu tội phạm (không có người thực hiện hành vi cố tình xua chó cắn người, mà do chó “tự do” cắn).
    – Đề nghị truy tố. Đây là trường hợp cơ quan điều tra đã có đầy đủ chứng cứ để xác định bị can có hành vi phạm tội. Do vậy đề nghị đưa ra truy tố, xét xử và chuyển hồ sơ qua VKS để đưa ra truy tố.
    Trong trường hợp này, cơ quan điều tra quận Bình Thạnh sau quá trình điều tra đã cho rằng cho có đủ căn cứ để đưa ra truy tố Lê X. về tội cướp giật tài sản theo qui định tại Điều 136 Bộ luật hình sự.
    Như vậy, tới đây xem như vụ án hình sự này đã đi qua hai giai đoạn đầu tiên là khởi tố – điều tra và bước qua các giai đoạn tiếp theo là truy tố và xét xử.
    Chúng ta sẽ cùng “theo bước” vụ án này trong bài viết tiếp theo.

    —————————————————-

    Qui định của pháp luật :
    Bắt tạm giam
    Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND các cấp, Chánh án, Phó Chánh án TAND các cấp, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp có quyền ra lệnh bắt tạm giam bị can, bị cáo để tạm giam.
    Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu. Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
    Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
    Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

    Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang
    Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
    Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

    Quyết định khởi tố vụ án hình sự
    Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
    Hội đồng xét xử (Tòa án) ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.
    Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và họ tên, chức vụ người ra quyết định.

    Khởi tố bị can
    Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
    Quyết định khởi tố bị can ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
    Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.

    ( Theo các điều 80, 82, 104 và 126 Bộ luật tố tụng hình sự)
    (Theo: Ecolaw.vn)

    Câu chuyện phá án: Tội ác đằng sau xác chết nữ không đầu trôi sông

    24 năm về trước, người dân ấp Mỹ An (xã Mỹ Hòa- Bình Minh- Cửu Long) phát hiện một xác chết nữ không đầu nổi lềnh bềnh trên sông. 



    Sau 6 tháng trời ròng rã điều tra với bao gian khổ trên vùng sông nước miền Tây, lực lượng Công an tỉnh Cửu Long và Cần Thơ đã khám phá hàng loạt băng cướp có vũ trang khét tiếng mà băng cướp do Sơn “lụi” cầm đầu là một trong những băng có số má nhất, là thủ phạm của vụ án xác chết nữ không đầu.

    Kể lại vụ án trong những ngày tháng 8 lịch sử này, Đại tá Phan Vĩnh Lạc- Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long (nguyên là Đội trưởng Đội Trọng án Phòng Cảnh sát hình sự- Công an tỉnh Cửu Long) cho đây là vụ án mà công tác điều tra vô cùng gian khổ, là một trong những chiến công xuất sắc của lực lượng Công an Vĩnh Long trong cuộc chiến chống tội phạm trên sông nước miền Tây.

     Ảnh minh họa

    Xác chết nữ không đầu trôi sông


    Xuân Kỷ Tỵ 1989, sáng mùng 3 tết, trời trong xanh gió mát. Những ngôi nhà ven sông Hậu (thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa- Bình Minh) rộn rã tiếng cười ngày xuân với những lời chúc tốt lành đầu năm. Vừa bước từ chiếc “cầu tỏm”chỏi ra sông, ông Bảy Hoàng hốt hoảng khi phát hiện một xác chết nữ không đầu nổi lềnh bềnh trên sông.

    Thất kinh hồn vía, ông Bảy Hoàng đi như chạy vào nhà loan tin dữ. Trong phút chốc tin tức lan nhanh, mọi người kéo đến bàn tán xôn xao. Vì nơi xảy ra vụ việc khá xa cơ quan công an xã, huyện nên trong khi công an chưa hay tin thì bỗng từ đâu một chiếc xuồng ba lá gắn máy chạy xồng xộc đến bên xác chết.

    Một trong bốn thanh niên trên xuồng cho biết cô gái xấu số là người yêu của mình rồi hối hả cột xác kéo sau chiếc xuồng chạy đi. Người yêu sao không đưa xác lên xuồng đàng hoàng, người yêu sao anh chàng này không hề tỏ ra chút thương cảm?

    Ông Bảy Hoàng cất tiếng hoài nghi. Đồng tình với ý kiến ông Hoàng, nhiều người định ngăn cản hành động của những thanh niên trên thì họ đã cùng chiếc xuồng lập tức vọt bay trên sông nước khuất bóng.

    Tin tức về cái chết của cô gái và những nghi vấn trên được báo về Công an huyện Bình Minh và Phòng Cảnh sát hình sự- Công an tỉnh Cửu Long ngay trong buổi sáng hôm ấy.

    Trinh sát có mặt tại hiện trường, những người chứng kiến kể lại, cô gái xấu số khoảng 24-25 tuổi, tay chân và phần bụng cô có 3 sợi dây, mỗi sợi đều có dấu khoanh tròn, chứng tỏ là dấu cột một vật gì đó. Còn 4 thanh niên trên đều nói giọng miền Tây, một tên to con có vẽ dữ tợn.

    Trong khi lực lượng trinh sát hình sự tỉnh Cửu Long và Công an huyện Bình Minh đang khẩn trương mở cuộc điều tra, truy lùng dấu vết tội phạm thì tại một quán nhậu ven sông ở bến Ninh Kiều (Cần Thơ), một đám người đang ăn nhậu nói cười ngả ngớn.

    Gã trông có vẻ dữ tợn cất tiếng với một gã đứng tuổi: “Đại ca yên tâm, bọn em đã cho xác nó “lặn” sâu rồi”. “Vậy tụi bây đi kiếm người đẹp Tây Đô “làm thịt” đi, anh chi đẹp luôn”. Tên đại ca đó chính là Sơn “lụi”.

    Tái hiện tội ác

    Đêm tháng Chạp dần trôi, Sơn “lụi” cùng đồng bọn rong xuồng trên sông Hậu tìm con mồi. Phát hiện chiếc xuồng của cô gái hối hả lướt nhanh trên sông, Sơn “lụi” lệnh cho xuồng đuổi theo ép sát. “Em buôn bán nhỏ chẳng có gì đáng giá, mấy anh tha cho em đi”- cô gái nói.

    Cô gái vừa dứt lời thì hai tên đàn em nhảy qua xuồng của cô. Thấy bọn chúng vừa cướp tài sản vừa muốn sàm sỡ, cô gái lập tức quất tên đứng gần một cây dầm làm hắn té nhào xuống sông. Cú đá hiểm của cô làm tên thứ hai bay lộn xuống nước.

    Thấy đồng bọn bị “nốc ao”, Sơn “lụi” đứng dậy rút cây phảng “phất” đầu cô gái rớt xuống sông. Hai tên bị “nốc ao” láp ngáp bấu thành xuồng trèo lên.

    Cả bọn cướp lấy đầu máy dầu đưa sang xuồng mình tẩu thoát. Cô gái xấu số ấy là Trịnh Diệu Xuân- dân chài và buôn bán nhiều năm trên sông Hậu… Cái xác không đầu mà người dân Mỹ Hòa phát hiện chính là cô. 4 thanh niên đến kéo xác đi chính là đồng bọn của tên cướp khét tiếng Sơn “lụi”.

    Sơn “lụi” là ai?

    Do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án này và các vụ cướp đã xảy ra chưa khám phá được, lãnh đạo Ty Công an Cửu Long chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự tăng cường lực lượng phối hợp cùng công an các địa phương lật lại hồ sơ các vụ án trước đó. Lúc này “tổng hành dinh” của Ban chuyên án được cắm ở Công an huyện Bình Minh.

    Khoảng gần một tháng sau, từ các tài liệu lưu trữ, các biện pháp nghiệp vụ hữu hiệu cũng như công tác trinh sát nắm tình hình xác định Sơn “lụi” tên thật là Nguyễn Văn Sơn (quê Vĩnh Châu, tỉnh Cửu Long) là bộ đội đặc công thời chống Mỹ, làm trưởng công an xã sau ngày giải phóng.

    Sau vụ một mình diệt 6 tên phản động nổi loạn, tiếng tăm Sơn “lụi” nổi như cồn. Nhưng thái độ công thần, tự đại khiến hắn rẽ lối bất lương ăn chơi sa đọa, bị kỷ luật. Sau khi rời khỏi lực lượng công an, Sơn “lụi” xuống Kiên Giang tập hợp đàn em lập băng cướp.

    2 lần cướp ở Kiên Giang hắn sa lưới nhưng đều trốn thoát. Năm 1982, lại sa lưới Công an Hậu Giang, một lần nữa hắn cũng “bùng” khỏi nơi giam giữ. Đầu tháng 5/1989, Sơn “lụi” quyết định quay về Bình Minh “làm ăn”.

    Hoàng hôn buông dần trên sông Hậu, chị Lê Thị Thanh cùng hai đứa em nhỏ đang trên đường từ Trà Ôn về xã Tân Quới (Bình Minh). Chị Thanh cho ghe máy chạy chậm và khi vừa qua khỏi đầu cồn Lục Sĩ, bỗng từ trong đám bần, một chiếc ghe máy Kohler 7 phóng ra, trên ghe có 4 gã đàn ông lực lưỡng. Đó chính là bọn cướp Sơn “lụi”.

    Nhiều tháng nay nghe đồn đại chuyện cướp bóc trên sông, chị Thanh càng cảnh giác hơn khi thấy chiếc ghe lạ đang chạy nhanh về phía mình. Chị bình tĩnh bảo cô em gái kéo hết ga để thoát khỏi sự đeo bám của chiếc ghe phía sau.

    Chưa đầy 10 phút sau, chiếc ghe của chị Thanh đã mờ dần trong mắt Sơn “lụi” và đồng bọn. Biết không đuổi kịp ghe người phụ nữ nhưng vì nghĩ đây là miếng mồi ngon nên chúng cố chạy hết tốc lực.

    Cuộc đua ghe bất đắc dĩ diễn ra vô cùng quyết liệt, gay cấn nhưng khoảng cách giữa hai ghe càng xa dần. Đến gần bến phà Bình Minh thì chiếc ghe người phụ nữ đã mất hút, Sơn “lụi” và đồng bọn đành bỏ cuộc trong ấm ức.

    Trong khi lực lượng công an đang ráo riết truy lùng thì một chiều tối đầu tháng 6/1989, Sơn “lụi” cùng hai tên đàn em tiếp tục rảo xuồng trên sông Hậu tìm con mồi. Qua ngã ba phà Bình Minh, phát hiện một chiếc xuồng đang chạy tới, Sơn “lụi” ra lệnh cho đàn em quay đầu ghe rượt theo.

    Phải mất gần 10 phút sau, ghe của chúng mới áp sát chiếc ghe của vợ chồng thương hồ đường xa. Với kinh nghiệm trên sông nước và được nghe lực lượng công an thông báo nhiều về thủ đoạn của bọn cướp trên sông, cặp vợ chồng thương hồ này đã sớm nhận ra bọn cướp và chủ động đối phó. Khi một tên vừa bước chân qua xuồng, người vợ lập tức vung dầm đánh thẳng vào hông làm hắn “á” lên một tiếng rồi bay xuống sông.

    Tên thứ hai định ra đòn với người phụ nữ thì bị người chồng đạp văng xuống nước. Và kẻ thứ ba xuất hiện đó chính là Sơn “lụi”. Hắn điên tiết lên giọng: “Đ. M! Gặp đối thủ rồi. Nhưng ông bà tận số rồi, dám giỡn mặt với Sơn “lụi” này thì chỉ có đi lặn sông thôi”.


    “Được, lão già này sẽ cho mày lặn tìm 2 thằng đồng bọn mày luôn”. Nói rồi người đàn ông tuổi 50 vạm vỡ dồn hết công lực vào cú vụt nhanh cây dầm làm Sơn “lụi” bay xuống sông luôn.

    Trong vòng chưa đầy 5 phút, tên cướp khét tiếng Sơn “lụi” và 2 tên đồng bọn đã bị vợ chồng thương hồ cho đi “mò tôm” dưới sông Hậu.

    Nuốt hận vào lòng, liên tiếp những ngày sau đó, Sơn “lụi” cho người dò la tung tích vợ chồng thương hồ ấy để phục hận nhưng hắn không tài nào tìm ra. Uy danh của hắn cũng từ đó bắt đầu “giảm số” trong giới giang hồ sông nước Cửu Long.

    Trong cuộc họp chuyên án tối 14/6/1989, nhiều biện pháp nghiệp vụ, nhiều phương án truy xét đã được bàn thảo. Trưởng Ban chuyên án Nguyễn Văn Ban phổ biến phương án “thả mồi bắt bóng” để sớm kết thúc số phận Sơn “lụi” và đồng bọn”.

    Song, do nóng vội, chủ quan của lực lượng phá án, phương án “thả mồi bắt bóng” không thành công. Sơn “lụi” và Trần Văn Huệ đã phóng tủm xuống sông lặn mất. Một cuộc vây ráp khu vực này diễn ra suốt đêm nhưng không tìm ra dấu vết Sơn “lụi” và đồng bọn.

    Và sáng sớm, khi mặt trời vừa ló dạng trên sông thì tên Huệ từ dưới sông lóp ngóp bò lên rồi lê bước về phía cuối chợ, bị 2 anh dân phòng nghi ngờ bắt giải về Công an phường Cái Khế. Ngay sau đó hắn được giải giao cho Ban chuyên án tại Công an huyện Bình Minh.

    Tại đây, sau một buổi sáng đấu tranh với nhiều biện pháp xét hỏi và các tài liệu chứng cứ, Ban chuyên án đã “cạy miệng” được tên Huệ và có những chứng cứ quan trọng về kẻ cầm đầu Sơn “lụi”.

    Từ những lời khai tương đối chính xác của Trần Văn Huệ kết hợp với các tài liệu trinh sát có được, Ban chuyên án hạ lệnh bắt giữ các đối tượng liên quan, còn Sơn “lụi” thì vẫn bóng chim tăm cá.

    Điều bất ngờ là trong những ngày truy lùng băng cướp Sơn “lụi”, trinh sát lại tóm được một băng cướp khác do Nguyễn Văn Hơn cầm đầu. Hơn cũng có một thời dưới trướng Sơn “lụi”.

    Còn tiếp...

    Nguồn: Báo Vĩnh Long (Tiêu đề do Infonet đặt)

    Phạm nhân 'đăng đàn' kể nguồn cơn của tội ác

    Một bác sĩ say rượu giết người không thành, một kỹ sư khiến tiền làm mờ mắt, nữ nông dân chân lấm tay bùn thành bà chủ chứa gái mại dâm với tham vọng làm giàu,… có muôn vàn lí do khiến họ phải vào tù.


    Tội ác đến từ đâu?
    Đó là chủ đề buổi tọa đàm do Đoàn TNCS HCM, Tổng cục VIII – Bộ công an và Trại giam Thanh Xuân, báo Tiền Phong tổ chức. Buổi tọa đàm này thu hút hàng trăm trại viên đang thụ án tham gia, chia sẻ.
    Đội văn nghệ tiếng hát tình đời của các phạm nhân trại Thanh Xuân biểu diễn rất chuyên nghiệp.
    “Dư luận lên án nhiều vụ án có tính chất nghiêm trọng, dã man mà thủ phạm là những người trẻ tuổi, thậm chí chưa tới tuổi thành niên. Có những người gây tội ác là đại ca khé tiếng giang hồ từng ham chơi, bỏ học, bùi đời, nhưng cũng có không ít người phạm tội có học thức, gia đình gia giáo.
    Chúng tôi mong rằng qua buổi tọa đàm, chính câu hỏi tội ác đến từ đâu sẽ khiến mọi người cảnh tỉnh với những cám dỗ, những tệ nạn luôn rình rập con người, đăc biệt là các bạn trẻ, trước khi làm gì đó, hãy nghĩ xem đó có là việc phạm luật hay không” – ông Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập báo Tiền Phong nói. Dưới khán phòng, nhiều gương mặt phạm nhân trẻ tuổi, xinh xắn, trang điểm, buộc tóc cầu kì cúi nhìn khi nghe ông Sơn nói.
    “Em sinh năm 1991, tội cướp tài sản, giết người” – một phạm nhân nữ trắng trẻo, tóc buộc cao kể. Theo phạm nhân này, lúc phạm tội chẳng nghĩ gì cả, chì là vì đua đòi theo chúng bạn, muốn có nhiều tiền để ăn chơi.
    Ngồi cạnh Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Kim Quý, phạm nhân Phạm Quang Hưng rưng rưng khi kể về lý do mình phạm tội: “Tôi sinh ra trong gia đình viên chức. Bố mẹ không giàu nhưng cho tôi đủ thứ. Tôi được học hành, làm trong ngành dầu khí. Ở tuổi 27 – 28, công việc, địa vị của tôi khiến nhiều bạn trẻ mơ ước. Nhưng không tự bằng lòng với cuộc sống của mình, muốn làm giàu thật nhanh nên đã phạm tội và ở đây, mặc bộ quần áo kẻ sọc như các bạn”. Anh Hưng đã lạc giọng khi nói rằng mình phạm pháp thì phải trả giá nhưng án tù không nặng nề bằng việc anh đã đánh mất niềm tin ở bạn bè, đồng nghiệp và làm cha mẹ đau lòng.
    Phạm nhân Phạm Quang Hưng và TS Quý cùng đối thoại về nguyên nhân gây tội.
    Cũng là dân trí thức, làm việc ở một ngân hàng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), chị Nguyễn Thị M. đã bị xử phạt 2 năm tù về tội tàng trữ ma túy. “Vì chồng bị nghiện, em đã tiếp tay cho anh ấy. Khi em bị bắt thì anh ấy bỏ đi đâu mất luôn. Mong sẽ không ai vấp như em nữa” – M. không giấu nổi nước mắt khi nói chuyện về mình. Ở tù, chị M. chăm chỉ lao động, cải tạo để được “thưởng” những cuốn sách mượn tại thư viện về đọc.
    “Trại giam rèn luyện tôi”
    Buồng giam của các phạm nhân được xây khép kín, sáng sủa, sạch sẽ. Quần áo, chăn màn gấp gọn gàng khiến cô ca sĩ Thủy Đặng (tham gia Giọng hát Việt) còn phải thốt lên “rất ngạc nhiên và khâm phục”.
    Nhìn cuốn lịch treo tường xé trước 1 ngày, chúng tôi thắc mắc thì một nữ quản giáo cho biết: “Ở phòng nào cuốn lịch treo tường cũng luôn xé trước 1 ngày bởi họ mong ngày về lắm” – một nữ cán bộ quản giáo nói.
    Phạm nhân được đọc báo, sách truyện khi học tập, lao động tốt.
    Anh Phan Anh Huy, một phạm nhân từng thụ án 13 năm về tội giết người ở trại Thanh Xuân và năm 2005 ra trại, anh về làm bác sĩ như trước khi gây án và xây dựng gia đình. Nay anh Huy đã có gia đình êm ấm, 4 thành viên ở trong một ngôi nhà 5 tầng khang trang. “Tôi bộc trực, nóng tính nên rượu vào rồi đánh người ta. Quá khứ ấy cho tôi nhiều bài học lắm. Khi ở trại giam cải tạo, tôi là tỷ phú thời gian nên học và đọc sách rất nhiều. Trại giam rèn luyện tôi hơn khi ở ngoài.
    Tôi đi tù thì cha mẹ mất, nỗi đau ấy phải trải qua mới hiểu. Nhưng may mắn khi tôi trở về, anh em, họ hàng, khu phố, đoàn thể đón nhận. Tôi chủ động hòa nhập và lao động thực sự để trở thành người tốt” – anh Huy chia sẻ.

    Đội văn nghệ tiếng hát tình đời của các phạm nhân trại Thanh Xuân biểu diễn rất chuyên nghiệp.
    “Dư luận lên án nhiều vụ án có tính chất nghiêm trọng, dã man mà thủ phạm là những người trẻ tuổi, thậm chí chưa tới tuổi thành niên. Có những người gây tội ác là đại ca khé tiếng giang hồ từng ham chơi, bỏ học, bùi đời, nhưng cũng có không ít người phạm tội có học thức, gia đình gia giáo.
    Chúng tôi mong rằng qua buổi tọa đàm, chính câu hỏi tội ác đến từ đâu sẽ khiến mọi người cảnh tỉnh với những cám dỗ, những tệ nạn luôn rình rập con người, đăc biệt là các bạn trẻ, trước khi làm gì đó, hãy nghĩ xem đó có là việc phạm luật hay không” – ông Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập báo Tiền Phong nói. Dưới khán phòng, nhiều gương mặt phạm nhân trẻ tuổi, xinh xắn, trang điểm, buộc tóc cầu kì cúi nhìn khi nghe ông Sơn nói.
    “Em sinh năm 1991, tội cướp tài sản, giết người” – một phạm nhân nữ trắng trẻo, tóc buộc cao kể. Theo phạm nhân này, lúc phạm tội chẳng nghĩ gì cả, chì là vì đua đòi theo chúng bạn, muốn có nhiều tiền để ăn chơi.
    Ngồi cạnh Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Kim Quý, phạm nhân Phạm Quang Hưng rưng rưng khi kể về lý do mình phạm tội: “Tôi sinh ra trong gia đình viên chức. Bố mẹ không giàu nhưng cho tôi đủ thứ. Tôi được học hành, làm trong ngành dầu khí. Ở tuổi 27 – 28, công việc, địa vị của tôi khiến nhiều bạn trẻ mơ ước. Nhưng không tự bằng lòng với cuộc sống của mình, muốn làm giàu thật nhanh nên đã phạm tội và ở đây, mặc bộ quần áo kẻ sọc như các bạn”. Anh Hưng đã lạc giọng khi nói rằng mình phạm pháp thì phải trả giá nhưng án tù không nặng nề bằng việc anh đã đánh mất niềm tin ở bạn bè, đồng nghiệp và làm cha mẹ đau lòng.
    Phạm nhân Phạm Quang Hưng và TS Quý cùng đối thoại về nguyên nhân gây tội.
    Cũng là dân trí thức, làm việc ở một ngân hàng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), chị Nguyễn Thị M. đã bị xử phạt 2 năm tù về tội tàng trữ ma túy. “Vì chồng bị nghiện, em đã tiếp tay cho anh ấy. Khi em bị bắt thì anh ấy bỏ đi đâu mất luôn. Mong sẽ không ai vấp như em nữa” – M. không giấu nổi nước mắt khi nói chuyện về mình. Ở tù, chị M. chăm chỉ lao động, cải tạo để được “thưởng” những cuốn sách mượn tại thư viện về đọc.
    “Trại giam rèn luyện tôi”
    Buồng giam của các phạm nhân được xây khép kín, sáng sủa, sạch sẽ. Quần áo, chăn màn gấp gọn gàng khiến cô ca sĩ Thủy Đặng (tham gia Giọng hát Việt) còn phải thốt lên “rất ngạc nhiên và khâm phục”.
    Nhìn cuốn lịch treo tường xé trước 1 ngày, chúng tôi thắc mắc thì một nữ quản giáo cho biết: “Ở phòng nào cuốn lịch treo tường cũng luôn xé trước 1 ngày bởi họ mong ngày về lắm” – một nữ cán bộ quản giáo nói.
    Phạm nhân được đọc báo, sách truyện khi học tập, lao động tốt.
    Anh Phan Anh Huy, một phạm nhân từng thụ án 13 năm về tội giết người ở trại Thanh Xuân và năm 2005 ra trại, anh về làm bác sĩ như trước khi gây án và xây dựng gia đình. Nay anh Huy đã có gia đình êm ấm, 4 thành viên ở trong một ngôi nhà 5 tầng khang trang. “Tôi bộc trực, nóng tính nên rượu vào rồi đánh người ta. Quá khứ ấy cho tôi nhiều bài học lắm. Khi ở trại giam cải tạo, tôi là tỷ phú thời gian nên học và đọc sách rất nhiều. Trại giam rèn luyện tôi hơn khi ở ngoài.
    Tôi đi tù thì cha mẹ mất, nỗi đau ấy phải trải qua mới hiểu. Nhưng may mắn khi tôi trở về, anh em, họ hàng, khu phố, đoàn thể đón nhận. Tôi chủ động hòa nhập và lao động thực sự để trở thành người tốt” – anh Huy chia sẻ.
    Bác sĩ Huy - người thời trẻ đã có phút lỗi lầm và phải trả giá bằng hơn chục năm tù.
    Đại tá Phan Trọng Hà, Phó giám thị trại giam Thanh Xuân, cho biết, phạm nhân vào trại đều được giáo dục, rèn luyện và học nghề để họ nhận thức rõ việc phạm tội, ăn năn trước sai lầm và yên tâm cải tạo, sớm trở về.
    "Trước khi ra trại từ 2 năm tới 2 tháng, phạm nhân đều được học, bổ túc văn hóa và cập nhật mọi thay đổi ngoài xã hội bằng các lớp học “tiễn chân”. Như vậy, phạm nhân dù thụ án lâu năm thì khi ra đời, họ cũng không bỡ ngỡ. Tuy nhiên, việc xã hội kì thị với người từng có tiền án vẫn còn và đây là một rào cản không nhỏ với họ khi trở lại cộng đồng".
    Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Kim Quý cho rằng đã là xã hội thì không có chuyện mất hết mọi sự kì thị. “Nhiều lần tiếp xúc với các cháu nhỏ ở trung tâm giáo dưỡng, nhìn các em mà thấy nao lòng. Các em ngây thơ, không thể tưởng tượng chúng phạm tội, thậm chí là tội giết người. Chúng vẫn cười nói vô tư, kêu nhớ mẹ, đòi về với mẹ. Điều cốt yếu với các em thiếu niên là gia đình”.
    Bà Quý chia sẻ, qua tiếp xúc, nghiên cứu tâm lý tội phạm vị thành niên, bà thấy các bạn trẻ phạm tội do chưa hiểu hết bản thân mình. Các em không chịu thay đổi cho phù hợp với xã hội mà muốn mọi người phải theo mình. Các em không kiềm chế được bản năng hung tính và không xác định được lý tưởng sống, thích thể hiện mình. Tất cả những tâm lý ở tuổi mới lớn lẽ ra phải được gia đình hướng dẫn, rèn rũa.
    “Gia đình quá nuông chiều hay bỏ bê con cái đều có thể dẫn tới việc đứa trẻ không được rèn rũa, dễ sa ngã. Đối với con em có phút lầm lỡ, khi trở về, họ chỉ có gia đình là nơi chia sẻ, cảm thông đầu tiên. Từ gia đình rồi tới láng giềng, khu phố, hãy coi người từng phạm tội như con em mình bị vấp ngã để giúp đỡ họ sớm hòa nhập cộng đồng” – lời TS Kim Quý.
    Anh Huy, người bác sĩ trẻ, chưa lập gia đình phải thụ án 13 năm chia sẻ: "Tôi ra tù, đi qua nhà mình mà không biết. Khi đó, cha mẹ tôi mất. Tôi đã được các cô, các bác, hàng xóm láng giềng quan tâm. Việc họ để cho đứa trẻ chơi đùa với mình cũng động viên tôi lắm. Mong rằng, các bạn trẻ nhìn gương tôi để học tập. “Hãy sống chân thành, tránh xa mọi tệ nạn xấu và sự cám dỗ của tội ác. Mình sống tốt vì những người thân yêu thì sẽ không phải đối mặt với song sắt nhà giam” – anh Huy chia sẻ.

    “Hãy cởi mở, chia sẻ về tội mình đã phải trả”
    Đó là ý kiến của anh Dương Văn An, Bí thư TW Đoàn. “Các bạn không may vi phạm pháp luật, phải vào trại giam, khi ra tù nếu dũng cảm, tâm sự với người xung quanh về lỗi lầm của mình thì đó sẽ là bài học cho họ. Những người nghe câu chuyện của các bạn lại giáo dục con cái, anh em họ thì sẽ bớt nhiều người vi phạm pháp luật” – anh An nói.
    Như vậy, chính những người được cải tạo sẽ là một người mang thông điệp “giáo dục” cho những ai chưa hiểu biết pháp luật mà phạm tội hoặc có ý định phạm tội biết “dừng đúng lúc”.
    Nhật mai

    Những tội ác ghê rợn của hoàng thân ‘ma cà rồng’

    Bá tước Dracula là ma cà rồng hư cấu trong tiểu thuyết kinh dị nổi tiếng của nhà văn Bram Stoker. Song nhiều người tin, nguyên mẫu của Dracula là một hoàng thân có thực trong lịch sử, nghiện giết và uống máu người tên là Vlad III, hoàng thân Wallachia (nay là Romania).


    Giết chóc, tra tấn là thú tiêu khiển hàng ngày
    Cuộc sống hàng ngày của Hoàng thân Vlad III không thể thiếu đi sự giết chóc. Ông ta nghiện giết người, xem đó là trò tiêu khiển và chỉ cười sảng khoái nhất vào lúc thấy nạn nhân chết dần chết mòn trong sự đau đớn tột cùng. Hình thức tra tấn mà hoàng thân ma cà rồng thích thú nhất không chỉ là đóng cọc xuyên người mà còn lột da và luộc sống nạn nhân.
    Một lần khác, một vị khách đến thăm dinh thự của ông và nôn nao khi ngửi thấy mùi tử thi thối rữa nồng nặc ở đây, Vlad III liền hỏi: “Có phải có mùi rất khó chịu?”. Vị khách trả lời: “Đúng thật, thưa hoàng thân”. Lập tức, Vlad kết liễu cuộc đời người này và treo lên trần nhà, nơi mùi hôi thối bớt nặng hơn.
    Hành hình từ ăn trộm vặt đến kẻ giết người
    Để thỏa mãn cơn nghiện giết người của mình, ông ta dùng cái chết để trừng phạt cho mọi lỗi lầm. Từ kẻ cắp vặt trót “thó” một ổ bánh mì cho tới những kẻ giết người, Vlad III đều trừng phạt bằng hình thức tử hình.
    Cốc vàng kiểm chứng nỗi sợ hãi
    Cuộc sống hàng ngày của Hoàng thân Vlad III không thể thiếu đi sự giết chóc. Ông ta nghiện giết người, xem đó là trò tiêu khiển và chỉ cười sảng khoái nhất vào lúc thấy nạn nhân chết dần chết mòn trong sự đau đớn tột cùng. Hình thức tra tấn mà hoàng thân ma cà rồng thích thú nhất không chỉ là đóng cọc xuyên người mà còn lột da và luộc sống nạn nhân.
    Một lần khác, một vị khách đến thăm dinh thự của ông và nôn nao khi ngửi thấy mùi tử thi thối rữa nồng nặc ở đây, Vlad III liền hỏi: “Có phải có mùi rất khó chịu?”. Vị khách trả lời: “Đúng thật, thưa hoàng thân”. Lập tức, Vlad kết liễu cuộc đời người này và treo lên trần nhà, nơi mùi hôi thối bớt nặng hơn.
    Hành hình từ ăn trộm vặt đến kẻ giết người
    Để thỏa mãn cơn nghiện giết người của mình, ông ta dùng cái chết để trừng phạt cho mọi lỗi lầm. Từ kẻ cắp vặt trót “thó” một ổ bánh mì cho tới những kẻ giết người, Vlad III đều trừng phạt bằng hình thức tử hình.
    Cốc vàng kiểm chứng nỗi sợ hãi
    Nổi tiếng khát máu, giết người vô độ, không có gì ngạc nhiên khi Hoàng thân Vlad III là nỗi kinh hoàng lớn nhất của toàn bộ người dân xứ Wallachia. Hoàng thân biết điều đó. Tuy nhiên, vẫn muốn xem mức độ phục tùng của toàn bộ thần dân tới đâu, Vlad III liền cho đặt một chiếc cốc làm bằng vàng ngay giữa quảng trường thành Tirgoviste và ban quy định, mọi người đều có thể sử dụng cái cốc ấy nhưng không được mang nó ra khỏi nơi ông đặt nó.
    Kết quả là, trong suốt thời gian Hoàng thân Vlad III trị vì, không một người nào trong khoảng 60.000 dân sống trong thành Tirgoviste dám lại gần, chạm vào cốc vàng. Thậm chí, những tên trộm liều lĩnh nhất cũng không dám màng đến chiếc cốc quý.
    Các nhà sử học cho rằng, tổng số các nạn nhân của hoàng thân ma cà rồng có thể lên đến hàng nghìn người. Khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được Tirgoviste, họ phát hiện một “rừng cọc xiên người” ghê rợn với 20.000 người bị đóng cọc với đủ loại, già trẻ, trai gái.
    Phương Đăng

    Vụ quan tài diễu phố: Em họ nạn nhân che giấu tội ác

    Em họ nạn nhân từ nhân chứng quan trọng làm sáng tỏ vụ án đã trở thành đối tượng bị khởi tố về hành vi "không tố giác tội phạm".



    Qua một thời gian điều tra, thu thập căn cứ, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định khởi tố 2 bị can tiếp theo liên quan đến vụ án mạng chấn động TP Vĩnh Yên. Cả 2 đối tượng bị khởi tố tội danh “Không tố giác tội phạm”. Điều bất ngờ là “nhân chứng” quan trọng của vụ án, đồng thời là em họ của nạn nhân là Nguyễn Văn Hiệp đã bị khởi tố.
    Đối tượng thứ 2 bị khởi tố là Nguyễn Anh Tuấn (SN 1992), trú tại Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Tuấn được giao trông coi ngôi nhà 4 tầng nơi các đối tượng lưu trú tại phường Hội Hợp. Sau khi gây án, nhóm hung thủ về nhà đã kể cho Tuấn nghe nhưng Tuấn đã không tố cáo sự việc lên cơ quan công an.
    Hiệp bị khởi tố tội "không tố giác tội phạm"
    Liên quan đến việc xác định tội danh của Nguyễn Văn Hiệp, trước đó, tại gia đình anh Tuấn Anh, người thân nạn nhân cho biết buổi trưa ngày 15/3, sau đêm xảy ra án mạng anh Nam cùng người chú đi tìm anh Tuấn Anh đã thấy Hiệp ngồi uống bia với một nhóm thanh niên ở gần nhà. Sau này khi cơ quan công an bắt các hung thủ gây án, anh Nam và gia đình mới “ngã ngửa” khi trong đó có đến 4 đối tượng ngồi uống bia với Hiệp trước đó.
    Anh Nguyễn Văn Nam, em ruột nạn nhân kể lại: “Khoảng 12h30 ngày 15/3, khi tôi cùng với chú họ đi tìm anh Tuấn Anh qua một quán bia gần nhà thì thấy Hiệp và một nhóm thanh niên khoảng 7 người đang ngồi uống bia. Thấy Hiệp, tôi có vào hỏi thông tin anh Tuấn Anh.
    Vừa bước vào quán, một người trong nhóm thanh niên đã hỏi Hiệp luôn: “Đây có phải em trai Tuấn Anh không?”. Hiệp xác nhận thì người đó vội nói luôn: “Đêm qua bọn anh chưa làm gì Tuấn Anh đâu. Em về cứ bảo cả nhà yên tâm”. Sau đó, em tiếp tục đi tìm. Nhóm này cũng giải tán ngay sau đó”.
    Anh Nam khẳng định đây cũng là lần đầu tiên anh gặp các đối tượng này nhưng anh nhớ rất rõ. Khi chúng tôi đưa ảnh các bị can sát hại nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh bị cơ quan công an bắt giữ, Nam lập tức nhận ra ngay 4 đối tượng. Nam còn khẳng định người nói chuyện với mình tại quán bia trưa ngày 15/3 chính là Đặng Quốc Tú (ở Phú Thọ).
    Trước đó, khoảng 9h sáng ngày 17/3, người dân TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện một thi thể nam giới ở dưới cống nước tại phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên trong tình trạng đang phân hủy. Sự việc được báo cáo lên cơ quan công an tỉnh Vĩnh Phúc.
    Sau khi vào cuộc điều tra, CQĐT đã xác định tên tuổi nạn nhân là Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên).
    Thi thể nạn nhân tử vong trong tình trạng có nhiều vết bầm tím ở ngực và đầu. Từ thông tin đồn thổi việc cơ quan công an kết luận nạn nhân tử vong do bị chét đuối, ngạt nước, người nhà nạn nhân cùng một số người dân đã mang quan tài nạn nhân đi "diễu hành" gây náo loạn thành phố.
    Tú Ngọc

    Vụ bê quan tài diễu phố: 'Dấu vết giết người quá rõ ràng'

    Anh rể nạn nhân có mặt tại hiện trường khẳng định: “Trên mặt em tôi bầm tím, cả bụng và mạng sườn cũng bị thâm, dưới chân trái còn có vết chém dài và sâu. Đặc biệt não còn bị vỡ, lún, nhìn là biết bị đánh chứ không phải tự ngã”.


    Đi chơi với bạn thân rồi mất tích
    Những ngày này, dư luận đang hết sức quan tâm về cái chết của Nguyễn Tuấn Anh (SN 1986, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc). Người nhà của nạn nhân cho rằng Tuấn Anh đã bị giết hại và hung thủ có quan hệ gia đình đến một vị quan chức trong tỉnh.
    Trong nỗi đau đớn, em gái nạn nhân là Nguyễn Thị D (SN 1987) kể lại: “Khoảng 20h ngày 14/3, Tuấn Anh đi ra ngoài ăn nhậu cùng một người bạn thân tên Hiệp cũng là chỗ họ hàng xa. Do hai người thường xuyên đi chơi khuya nên việc Tuấn Anh về muộn gia đình cũng không để ý. Tuy nhiên, đến khoảng 3h ngày 15/3 không thấy chồng về, vợ của anh trai tôi là chị Nguyễn Hữu Thương đã đi tìm và đến tận nhà Hiệp hỏi xem chồng mình đâu thì Hiệp nói không biết”.
    Nguyễn Thị D kể lại sự việc mất tích của nạn nhân
    Thất vọng không tìm được chồng, chị Thương về báo cho cả gia đình đổ xô đi tìm kiếm nhưng cũng vô ích. Tới 8h ngày 15/3, mẹ của nạn nhân thấy chiếc xe máy của con mình dựng ở nhà mẹ đẻ của Hiệp mới tới nhà Hiệp hỏi lần nữa thì người này mới nhận rằng Tuấn Anh khi đi chơi tối đã bị một nhóm đánh nhưng không nói nặng nhẹ ra sao.
    Ngay khi nghe tin như vậy, gia đình của Nguyễn Tuấn Anh đã báo cáo lên cơ quan công an và đến 9h30 ngày 17/3 mới hay tin Tuấn Anh đã chết dưới cống nước. Hiện tại phía cơ quan điều tra đang làm rõ Hiệp có liên quan đến cái chết của nạn nhân hay không và liệu có phải Hiệp đã chứng kiến Tuấn Anh bị đánh chết nhưng không dám nói vì sợ bị trả thù.
    Chủ quán ăn cho biết trước khi mất tích Tuấn Anh có đến ăn ở quán cùng Hiệp
    Trong một diễn biến khác, trao đổi với PV, anh Nguyễn Kim Soạn (SN 1971) chủ quán ăn nơi Tuấn Anh và Hiệp ăn đêm trước khi Tuấn Anh mất tích cho biết : “Khoảng 0h30 ngày 14/3, Tuấn anh và Hiệp có tới quán của nhà tôi ăn khuya cùng một số người bạn khác. Trong quán lúc này cũng có một nhóm thanh niên khác ngồi bàn kế bên. Vừa ngồi xuống được một lát thì tôi bỗng thấy hai nhóm có lời qua tiếng lại nhưng không cãi vã, sau đó thấy Tuấn Anh và Hiệp đứng dậy đi về trước. Sau đó chừng vài phút nhóm thanh niên bàn bên cạnh cũng đứng dậy trả tiền và nhanh chóng đi ra ngoài. Mấy hôm sau thấy người dân nói Tuấn Anh đã chết, tôi cũng hết sức bất ngờ”.
    Khám nghiệm thi thể lần thứ 2
    Quay trở lại với vụ việc, sau khi phát hiện thi thể Tuấn Anh dưới cống nước. Ban đầu, cơ quan khám nghiệm xác định dấu hiệu chết là do ngạt nước và đưa trả cho gia đình nạn nhân để tiến hành mai táng theo phong tục địa phương.
    Tuy nhiên, mấu chốt của vụ việc bắt đầu từ đây khi người nhà nạn nhân cũng như hàng trăm người dân chứng kiến vụ việc bằng mắt thường cũng nhận ra rằng trên thi thể của Nguyễn Tuấn Anh còn lưu lại quá nhiều dấu vết thể hiện bị người khác đánh đập, giết hại. Anh Thanh, anh rể nạn nhân, người có mặt tại hiện trường khẳng định: “Trên mặt em tôi bầm tím hết cả, cả bụng và mạng sườn cũng bị thâm, dưới chân trái còn có vết chém dài và sâu. Đặc biệt não còn bị vỡ, lún nhìn là biết bị đánh chứ không thể tự ngã mà có vết thương đó được”.
    Nguyễn Thị D kể lại sự việc mất tích của nạn nhân
    Thất vọng không tìm được chồng, chị Thương về báo cho cả gia đình đổ xô đi tìm kiếm nhưng cũng vô ích. Tới 8h ngày 15/3, mẹ của nạn nhân thấy chiếc xe máy của con mình dựng ở nhà mẹ đẻ của Hiệp mới tới nhà Hiệp hỏi lần nữa thì người này mới nhận rằng Tuấn Anh khi đi chơi tối đã bị một nhóm đánh nhưng không nói nặng nhẹ ra sao.
    Ngay khi nghe tin như vậy, gia đình của Nguyễn Tuấn Anh đã báo cáo lên cơ quan công an và đến 9h30 ngày 17/3 mới hay tin Tuấn Anh đã chết dưới cống nước. Hiện tại phía cơ quan điều tra đang làm rõ Hiệp có liên quan đến cái chết của nạn nhân hay không và liệu có phải Hiệp đã chứng kiến Tuấn Anh bị đánh chết nhưng không dám nói vì sợ bị trả thù.
    Chủ quán ăn cho biết trước khi mất tích Tuấn Anh có đến ăn ở quán cùng Hiệp
    Trong một diễn biến khác, trao đổi với PV, anh Nguyễn Kim Soạn (SN 1971) chủ quán ăn nơi Tuấn Anh và Hiệp ăn đêm trước khi Tuấn Anh mất tích cho biết : “Khoảng 0h30 ngày 14/3, Tuấn anh và Hiệp có tới quán của nhà tôi ăn khuya cùng một số người bạn khác. Trong quán lúc này cũng có một nhóm thanh niên khác ngồi bàn kế bên. Vừa ngồi xuống được một lát thì tôi bỗng thấy hai nhóm có lời qua tiếng lại nhưng không cãi vã, sau đó thấy Tuấn Anh và Hiệp đứng dậy đi về trước. Sau đó chừng vài phút nhóm thanh niên bàn bên cạnh cũng đứng dậy trả tiền và nhanh chóng đi ra ngoài. Mấy hôm sau thấy người dân nói Tuấn Anh đã chết, tôi cũng hết sức bất ngờ”.
    Khám nghiệm thi thể lần thứ 2
    Quay trở lại với vụ việc, sau khi phát hiện thi thể Tuấn Anh dưới cống nước. Ban đầu, cơ quan khám nghiệm xác định dấu hiệu chết là do ngạt nước và đưa trả cho gia đình nạn nhân để tiến hành mai táng theo phong tục địa phương.
    Tuy nhiên, mấu chốt của vụ việc bắt đầu từ đây khi người nhà nạn nhân cũng như hàng trăm người dân chứng kiến vụ việc bằng mắt thường cũng nhận ra rằng trên thi thể của Nguyễn Tuấn Anh còn lưu lại quá nhiều dấu vết thể hiện bị người khác đánh đập, giết hại. Anh Thanh, anh rể nạn nhân, người có mặt tại hiện trường khẳng định: “Trên mặt em tôi bầm tím hết cả, cả bụng và mạng sườn cũng bị thâm, dưới chân trái còn có vết chém dài và sâu. Đặc biệt não còn bị vỡ, lún nhìn là biết bị đánh chứ không thể tự ngã mà có vết thương đó được”.
    Các dấu vết trên thi thể chứng minh Tuấn Anh đã bị giết dã man
    Bác T., một người dân ở gần cống nước cũng có ý kiến tương tự: “Tôi có ra hiện trường và được nhìn thi thể nạn nhân, rõ ràng trên người có rất nhiều vết thương nhất là vết lún sọ như bị người khác cầm gạch đập vào đầu”.
    Chính vì nhận ra sự oan ức trong cái chết của Nguyễn Tuấn Anh, cộng thêm sự kích bác của một số đối tượng quá khích, phía người nhà nạn nhân đã tiến hành bê quan tài diễu phố khiến cả thành phố Vĩnh Phúc được một phen hỗn loạn.
    Trước diễn biến đó, trong ngày 18/3, phía cơ quan điều tra đã tiến hành khám nghiệm lần 2 thi thể của Nguyễn Tuấn Anh và ngay trong buổi chiều cùng ngày, phát biểu với báo chí, ông Đỗ Tiến Hoành – Phó giám đốc công an tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã khẳng định nạn nhân chết do tác động của ngoại lực.
    Nguyên nhân dẫn tới cái chết của nạn nhân là do mâu thuẫn với một nhóm thanh niên khác, nạn nhân bị giết trước khi ném xuống nước. Hiện tại, phía cơ quan điều tra cũng đã ra lệnh bắt giam 4 tháng với 5 đối tượng liên quan và khởi tố hành vi giết người.
    Sau khi nạn nhân được khẳng định là đã “chết oan”, phía người nhà nạn nhân đã chấp nhận đưa thi thể về chôn cất. Tuy nhiên, nỗi đau đớn vẫn chưa thể dứt khi người nhà chưa biết hung thủ nào đã ra tay sát hại Nguyễn Tuấn Anh.
    Lê Tú

    Vụ mang quan tài diễu phố: 5 người bị khởi tố

    Đến sáng 18/3, sự việc người nhà nạn nhân mang xác đi ở đường vẫn gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại TP Vĩnh Yên. Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phải huy động rất đông lực lượng để đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.



    Theo nguồn tin từ công an tỉnh Vĩnh Phúc, hiện 5 đối tượng nghi can trong vụ án Nguyễn Anh Tuấn (SN 1986, trú tại phố Cả, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên) tử vong dưới cống nước đã bị bắt giữ.
    Các đối tượng bị bắt là Nguyễn Văn Tình (SN 1988), Nguyễn Văn Định (SN 1983, cùng ở xã Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Phùng Đắc Tú (SN 1994), Phùng Mạnh Tuấn (SN 1992, cùng Hợp Thịnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc) và Đặng Quốc Tú (đăng ký thường trú tại tỉnh Phú Thọ).
    Cũng theo phía công an Vĩnh Phúc, sự việc người nhà của nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh mang xác của nạn nhân ra đường như vậy đã gây khó khăn trong công tác điều tra.
    Các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc cũng mong muốn gia đình nạn nhân bình tĩnh và hợp tác với các cơ quan chức năng để tiến hành điều tra, xác minh vụ việc.
    Cùng liên quan đến sự việc, trao đổi với PV, ông Bùi Minh Hồng, Chánh văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng đinh: "Cơ quan công an đang vào cuộc xác minh để xử lý đúng người, đúng pháp luật bất kể liên quan tới ai.
    Lê Tú


    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    NGẬM SẦU (ĐL)

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH