HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 38/2
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đây là món ăn khá phổ biến ở các vỉa hè, đường phố lúc về đêm, tuy nhiên các chị em cũng có thể trổ tài lấy lòng chồng bằng món ăn này ngay tại nhà chỉ bằng những nguyên liệu cực kì đơn giản và rẻ tiền dưới đây.
Nguyên liệu
_ 1 đoạn ruột non của lợn
_ 1 nhánh sả băm
_ 1 trái ớt sừng băm
_ 3 tép tỏi băm
_ 1 muỗng canh dầu hào
_ 1 muỗng canh nước mắm
_ 1/2 muỗng canh đường
_ 1/2 muỗng cà phê tiêu
_1 miếng gừng (1/2 băm nhỏ còn 1/2 thái lát)
_ 1 nhánh hành lá thái nhỏ và 1 muỗng cà phê nghệ cùng 1 vài lá chanh
Cách chế biến
Bước 1: ruột non chà muối và dùng lưỡi dao cạo hết phần nhớt bên trong, sau đó rửa lại bằng nước sạch, bóp với giấm để khử hết mùi hôi và rửa lại bằng rượu.
Bước 2: Nấu nước sôi có vài lá chanh cùng sả đập dập, vài hạt tiêu, 1 muỗng canh rượu, gừng lát và một chút muối. Sau đó cho ruột non vào luộc 7 phút rồi vớt ra, rửa qua nước lạnh cho sạch, rồi thái miếng vừa ăn. Ướp lòng non với dầu hào, đường, nước mắm, tiêu, nghệ… đảo đều cho thấm gia vị.
Bước 3: Tiếp đến, bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu. Chờ dầu nóng, cho hết tỏi, ớt, hành, gừng băm nhỏ vào xào thơm. Sau đó cho lòng non vào xào chín, nêm nếm lại cho vừa ăn trước khi tắt bếp.Lòng non xào sả ớt cho ra đĩa, trang trí hoa dưa leo và xà lách cho đẹp, ăn nóng với cơm.
Hôm trước đi theo ông xã nhậu được thưởng thức món lòng heo chiên giòn tuyệt ngon cả nhà ạ. Em quyết chí phải học món này cho bằng được nên nhờ cô bé phục vụ dắt đi gặp bác đầu bếp để hỏi. Bác đầu bếp này cũng hay, chả giấu nghề gì cả, hướng dẫn em luôn. Em chia sẻ ở đây để các mẹ tham khảo làm món nhậu giữ chân chồng, đừng cho các ổng cà rà quán xá nữa nha.
Nguyên liệu
Lòng heo: 1,5 kg
Giấm: 2 muỗng
Muối: 1 muỗng
Gừng: 1 củ
Chanh: 1 quả
Rượu trắng: 5 muỗng canh
Mạch nha: 1 muỗng
Quế, hồi.
Chế biến
Lòng heo lộn trái cạo sạch mỡ, xát muối, rượu trắng bóp kỹ rửa sạch trong nước lã nhiều lần rồi luộc sơ vớt ra.
Đặt nồi nước khác cho rượu trắng, quế, hồ,i gừng giã nhỏ, bột ngọt đun sôi rồi thả lòng heo vào luộc khoảng 10 phút, vớt ra để ráo.
Làm ruột giòn
Hòa chung: 1 chén nước, mạch nha, nước chanh vắt, rượu, giấm trộn đều rồi bóp kẽ lòng ruột heo, rồi cắt khúc 30 cm, phơi gió 2 giờ cho khô, ráo.
Chiên ruột và làm nước sốt: phi tỏi trong chảo mỡ cho thơm, thả ruột heo chiên vàng, vớt ra cắt khúc 5 cm rồi chẻ 4 theo chiều dọc. Xếp ra đĩa.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- 500 g lòng non
- 1 thìa cà phê bột nghệ
- 1 thìa cà phê dầu hào
- 2 thìa cà phê sa tế
- Dầu chiên
- 3 thìa cà phê giấm
- 1 thìa bột nêm
- 1 thìa tiêu
PHẦN 2: CÁCH LÀM LÒNG HEO CHIÊN CAY
Bước 1: Lòng heo dùng giấm rửa sạch, khử mùi hôi rồi để ráo.
Bước 2: Ướp lòng heo với 2 thìa sa tế, 1 thìa dầu
hào, 1 thìa bột nêm, 1 thìa hạt tiêu, trộn đều, bọc màng bọc và để ngăn
mát khoảng 30 phút.
Bước 3: Đặt chảo lên bếp đổ dầu vào chảo đợi nóng già rồi cho lòng vào chiên vàng giòn.
Bước 4: Gắp lòng heo ra đĩa qua lớp giấy thấm dầu.
Bước 5: Trước khi ăn cắt lòng heo chiên cay thành miếng vừa ăn. Lòng heo chiên cay rất hợp cho xã nhâm nhi ngày cuối tuần nha bạn.
Hoặc nước mắm thêm vài lát ớt tươi cho vị đậm đà.
Kim Giang, nguồn ảnh aFamily.vn / Theo Mask Online
Cháo lòng ngon nhờ bí quyết gia truyền
Cháo lòng, tuy dễ nhưng lại khó. Dễ là ai cũng có thể nấu được, khó là
không phải ai cũng nấu ngon, đậm đà. Sau khi xem clip này, bảo đảm ai
cũng sẽ luộc được thịt ngon, luộc lòng ngon và nấu nồi cháo lòng ngon
tuyệt đối.
Lạ miệng cùng món lòng non xào sả ớt hấp dẫn để “lai rai”
Thường thì những món ăn được kết hợp chung với sả ớt thường đem đến cho người ăn sự hấp dẫn khó cưỡng bởi vị cay nồng của ớt cùng hơi the mát đặc biệt từ sả. Không nằm ngoài “xu thế” này, lòng lợn khi được kết hợp cùng sả ớt cũng đem lại vị ngon lạ miệng và độc đáo rất dễ “say”. Hãy cùng longheo.com tìm hiểu về món ăn dân dã tuyệt vời này nhé.Đây là món ăn khá phổ biến ở các vỉa hè, đường phố lúc về đêm, tuy nhiên các chị em cũng có thể trổ tài lấy lòng chồng bằng món ăn này ngay tại nhà chỉ bằng những nguyên liệu cực kì đơn giản và rẻ tiền dưới đây.
Nguyên liệu
_ 1 đoạn ruột non của lợn
_ 1 nhánh sả băm
_ 1 trái ớt sừng băm
_ 3 tép tỏi băm
_ 1 muỗng canh dầu hào
_ 1 muỗng canh nước mắm
_ 1/2 muỗng canh đường
_ 1/2 muỗng cà phê tiêu
_1 miếng gừng (1/2 băm nhỏ còn 1/2 thái lát)
_ 1 nhánh hành lá thái nhỏ và 1 muỗng cà phê nghệ cùng 1 vài lá chanh
Cách chế biến
Bước 1: ruột non chà muối và dùng lưỡi dao cạo hết phần nhớt bên trong, sau đó rửa lại bằng nước sạch, bóp với giấm để khử hết mùi hôi và rửa lại bằng rượu.
Bước 2: Nấu nước sôi có vài lá chanh cùng sả đập dập, vài hạt tiêu, 1 muỗng canh rượu, gừng lát và một chút muối. Sau đó cho ruột non vào luộc 7 phút rồi vớt ra, rửa qua nước lạnh cho sạch, rồi thái miếng vừa ăn. Ướp lòng non với dầu hào, đường, nước mắm, tiêu, nghệ… đảo đều cho thấm gia vị.
Bước 3: Tiếp đến, bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu. Chờ dầu nóng, cho hết tỏi, ớt, hành, gừng băm nhỏ vào xào thơm. Sau đó cho lòng non vào xào chín, nêm nếm lại cho vừa ăn trước khi tắt bếp.Lòng non xào sả ớt cho ra đĩa, trang trí hoa dưa leo và xà lách cho đẹp, ăn nóng với cơm.
Lạ miệng lòng heo chiên giòn - ăn ngon nhức nhối
Chia sẻ công thức nấu ăn, mẹo vặt trong nhà, cùng nhiều thông tin thường thức khác, giúp cuộc sống bạn thêm nhẹ nhàng.
03:58 PM
22/12/2015
#1
Hôm trước đi theo ông xã nhậu được thưởng thức món lòng heo chiên giòn tuyệt ngon cả nhà ạ. Em quyết chí phải học món này cho bằng được nên nhờ cô bé phục vụ dắt đi gặp bác đầu bếp để hỏi. Bác đầu bếp này cũng hay, chả giấu nghề gì cả, hướng dẫn em luôn. Em chia sẻ ở đây để các mẹ tham khảo làm món nhậu giữ chân chồng, đừng cho các ổng cà rà quán xá nữa nha.
Nguyên liệu
Lòng heo: 1,5 kg
Giấm: 2 muỗng
Muối: 1 muỗng
Gừng: 1 củ
Chanh: 1 quả
Rượu trắng: 5 muỗng canh
Mạch nha: 1 muỗng
Quế, hồi.
Chế biến
Lòng heo lộn trái cạo sạch mỡ, xát muối, rượu trắng bóp kỹ rửa sạch trong nước lã nhiều lần rồi luộc sơ vớt ra.
Đặt nồi nước khác cho rượu trắng, quế, hồ,i gừng giã nhỏ, bột ngọt đun sôi rồi thả lòng heo vào luộc khoảng 10 phút, vớt ra để ráo.
Làm ruột giòn
Hòa chung: 1 chén nước, mạch nha, nước chanh vắt, rượu, giấm trộn đều rồi bóp kẽ lòng ruột heo, rồi cắt khúc 30 cm, phơi gió 2 giờ cho khô, ráo.
Chiên ruột và làm nước sốt: phi tỏi trong chảo mỡ cho thơm, thả ruột heo chiên vàng, vớt ra cắt khúc 5 cm rồi chẻ 4 theo chiều dọc. Xếp ra đĩa.
Lòng heo chiên cay làm món nhậu lai rai cho chồng
Ngày 11/06/2017 10:40 AM (GMT+7)
Lòng heo chiên cay giòn giòn sật sật đúng sở thích của cánh đàn ông
- 500 g lòng non
- 1 thìa cà phê bột nghệ
- 1 thìa cà phê dầu hào
- 2 thìa cà phê sa tế
- Dầu chiên
- 3 thìa cà phê giấm
- 1 thìa bột nêm
- 1 thìa tiêu
PHẦN 2: CÁCH LÀM LÒNG HEO CHIÊN CAY
Bước 1: Lòng heo dùng giấm rửa sạch, khử mùi hôi rồi để ráo.
Chúc bạn và gia đình ngon miệng với lòng heo chiên cay dai dai, hấp dẫn này nhé!
Hàng cháo lòng trong ngõ Hà Nội 30 năm vẫn đắt khách
Cháo lòng nấu lẫn đậu xanh, ăn kèm lòng rán, lòng luộc mà lòng còn nhiều hơn cháo nhưng giá chỉ 20.000 đồng/bát. Chính vì giá cả hợp lý nên 30 năm qua, hàng cháo lòng trên phố Lò Sũ của gia đình bà Tiền vẫn luôn đắt khách.
Bí kíp 30 năm của món cháo lòng đậu xanh nơi phố cổ
"Hà Nội không vội được đâu" có lẽ là một câu nói rất hay về mảnh đất này. Riêng về ẩm thực, người dân kinh kỳ xưa này vẫn nổi tiếng sành ăn. Nếm được một món ngon, bao lâu sau họ cũng không quên được. Thế nên, dẫu có phải xếp hàng chờ đợi hay len vào tận sâu trong những ngõ hẻm, người ta vẫn sẵn sàng chấp nhận.
Có lẽ, đó cũng chính là lý do khiến quán cháo lòng của gia đình bà Phạm Thị Tiền (84 tuổi, phố Lõ Sũ) đắt khách suốt hơn 30 năm qua. Quán ăn bình dân, nằm sâu trong ngõ nhỏ hun hút, trước cửa chỉ vỏn vẹn có một cái biển nhỏ xíu. Ấy vậy mà lâu nay, thực khách vẫn lũ lượt kéo đến. Khoảng từ 11h30 đến 12h30 là lúc quán đông đúc nhất, người ăn tại chỗ, người mua mang về tấp nập.
Bà
Tiền năm nay tuổi đã cao nhưng vẫn còn rất minh mẫn. Riêng về chuyện
bán cháo lòng thì bà kể ra vanh vách. Theo lời bà, món ăn này vốn không
phải ai và lúc nào, người ta cũng thích. Thế nhưng, nhiều khi chỉ bởi thèm một thức đồ giản dị, không nặng nề thịt cá, thực khách lại nghĩ đến cháo lòng.
Theo bà, một bát cháo ngon thì phải đặc, sánh mượt và thơm mùi lòng, rau và gia vị đi kèm. Ở quán ăn này có một điểm đặc biệt là cháo lòng có nấu lẫn đậu xanh nên ăn rất mát, thích hợp cho mùa hè. Hơn nữa, ngoài lòng luộc còn kèm lòng rán dai, giòn, ăn rất khoái khẩu.
"Cháo ngon thì gan phải ngòn ngọt, ăn vào với rau mùi lại thấy thơm thơm; miếng tim nhai vào trong miệng mềm cứ lừ đi; cổ hũ giòn tanh tách; lòng tràng sậm sựt", bà Tiền đọc lại một câu văn tả cái sự ngon tinh tế của cháo lòng do nhà văn Vũ Bằng viết trong cuốn "Món ngon Hà Nội". Đọc xong, bà cười và tự hào khoe rằng đồ ăn do mình làm ra, cũng gần đạt đến độ tinh xảo như thế.
Một gánh cháo lòng, truyền qua 3 thế hệ
Bà Tiền bây giờ không trực tiếp làm cháo bán nữa. Việc kinh doanh hàng cháo nhỏ đã truyền lại cho con gái rồi đến cháu ngoại, cháu nội. Tính ra, cũng đã 3 đời mưu sinh nhờ hàng cháo nhỏ.
Theo lời bà Tiền, món cháo lòng là thức ăn bình dân. Vì thế, dù mở quán nằm sâu trong ngõ nhỏ, nhìn ngoài có phần xô bồ cũng không lo mất khách.
Và
quả thực, giá đồ ăn ở đây rất phải chăng, một bát cháo đầy đặn, giá chỉ
20.000 đồng. Nhưng ngay cả khi thực khách chỉ hỏi mua 5.000 hay 10.000
đồng, gia đình bà Tiền vẫn chiều ý, múc riêng thành những bát cháo nhỏ.
Nếu không thích ăn cháo, khách có thể lựa chọn ăn lòng chấm mắm tôm. Một đĩa thập cẩm, gồm cả lòng luộc lẫn rán dành cho một người ăn có giá 50.000 đồng.
"Trước đây cháo lòng rẻ lắm, tôi chỉ bán 1 hào một bát to đầy ú. Sau bao nhiêu năm, bây giờ nó mới lên mức giá 20.000 đồng", bà Tiền kể.
Bà kể mình vốn người vùng gần Ứng Hòa (Hà Nội), ở đó, món cháo lòng rất được ưa chuộng. "Nhưng khi lấy chồng về Hà Nội, tôi mới thấy món ăn này ít người bán quá. Ngày xưa lúc đói kém, miếng lòng lợn cũng quý lắm, không như bây giờ. Thế nên món cháo lòng cũng là thức ăn đặc sản, được nhiều người ưa chuộng".
Bán hàng lâu năm, nghề nấu cháo, làm lòng như ăn vào máu thịt người bà Tiền. "Tôi còn rất hay truyền nghề cho người khác. Nhiều người ở quê xa, đến đây xin học làm cháo, tôi sẵn sàng dành nguyên cả ngày để dạy. Có người sau này làm ăn phát đạt còn quay lại cám ơn, duy trì liên lạc qua nhiều năm", bà Tiền nói thêm.
"Hà Nội không vội được đâu" có lẽ là một câu nói rất hay về mảnh đất này. Riêng về ẩm thực, người dân kinh kỳ xưa này vẫn nổi tiếng sành ăn. Nếm được một món ngon, bao lâu sau họ cũng không quên được. Thế nên, dẫu có phải xếp hàng chờ đợi hay len vào tận sâu trong những ngõ hẻm, người ta vẫn sẵn sàng chấp nhận.
Có lẽ, đó cũng chính là lý do khiến quán cháo lòng của gia đình bà Phạm Thị Tiền (84 tuổi, phố Lõ Sũ) đắt khách suốt hơn 30 năm qua. Quán ăn bình dân, nằm sâu trong ngõ nhỏ hun hút, trước cửa chỉ vỏn vẹn có một cái biển nhỏ xíu. Ấy vậy mà lâu nay, thực khách vẫn lũ lượt kéo đến. Khoảng từ 11h30 đến 12h30 là lúc quán đông đúc nhất, người ăn tại chỗ, người mua mang về tấp nập.
Để giúp thực khách nhận biết và phục vụ khách mua mang đi, chủ quán mang một ít đồ ăn bày ở vỉa hè ngay mặt đường.
Theo bà, một bát cháo ngon thì phải đặc, sánh mượt và thơm mùi lòng, rau và gia vị đi kèm. Ở quán ăn này có một điểm đặc biệt là cháo lòng có nấu lẫn đậu xanh nên ăn rất mát, thích hợp cho mùa hè. Hơn nữa, ngoài lòng luộc còn kèm lòng rán dai, giòn, ăn rất khoái khẩu.
"Cháo ngon thì gan phải ngòn ngọt, ăn vào với rau mùi lại thấy thơm thơm; miếng tim nhai vào trong miệng mềm cứ lừ đi; cổ hũ giòn tanh tách; lòng tràng sậm sựt", bà Tiền đọc lại một câu văn tả cái sự ngon tinh tế của cháo lòng do nhà văn Vũ Bằng viết trong cuốn "Món ngon Hà Nội". Đọc xong, bà cười và tự hào khoe rằng đồ ăn do mình làm ra, cũng gần đạt đến độ tinh xảo như thế.
Một gánh cháo lòng, truyền qua 3 thế hệ
Bà Tiền bây giờ không trực tiếp làm cháo bán nữa. Việc kinh doanh hàng cháo nhỏ đã truyền lại cho con gái rồi đến cháu ngoại, cháu nội. Tính ra, cũng đã 3 đời mưu sinh nhờ hàng cháo nhỏ.
Theo lời bà Tiền, món cháo lòng là thức ăn bình dân. Vì thế, dù mở quán nằm sâu trong ngõ nhỏ, nhìn ngoài có phần xô bồ cũng không lo mất khách.
Đĩa lòng thập cẩm, ngon nhất là chấm với mắm tôm hoặc có thể dùng nước mắm trộn cùng các gia vị khác như ớt, quất, tỏi...
Bát
cháo lòng có giá 20.000 đồng sẽ rất đầy đặn nhưng nếu ăn ít, khách có
thể gọi theo số tiền và chủ quán sẽ lựa tay múc sao cho phù hợp.
Nếu không thích ăn cháo, khách có thể lựa chọn ăn lòng chấm mắm tôm. Một đĩa thập cẩm, gồm cả lòng luộc lẫn rán dành cho một người ăn có giá 50.000 đồng.
"Trước đây cháo lòng rẻ lắm, tôi chỉ bán 1 hào một bát to đầy ú. Sau bao nhiêu năm, bây giờ nó mới lên mức giá 20.000 đồng", bà Tiền kể.
Bà kể mình vốn người vùng gần Ứng Hòa (Hà Nội), ở đó, món cháo lòng rất được ưa chuộng. "Nhưng khi lấy chồng về Hà Nội, tôi mới thấy món ăn này ít người bán quá. Ngày xưa lúc đói kém, miếng lòng lợn cũng quý lắm, không như bây giờ. Thế nên món cháo lòng cũng là thức ăn đặc sản, được nhiều người ưa chuộng".
Bán hàng lâu năm, nghề nấu cháo, làm lòng như ăn vào máu thịt người bà Tiền. "Tôi còn rất hay truyền nghề cho người khác. Nhiều người ở quê xa, đến đây xin học làm cháo, tôi sẵn sàng dành nguyên cả ngày để dạy. Có người sau này làm ăn phát đạt còn quay lại cám ơn, duy trì liên lạc qua nhiều năm", bà Tiền nói thêm.
Bún lòng mắm tôm - điểm hẹn ăn trưa "cực hot" ở phố Đoàn Trần Nghiệp
10-10-2011
15:00:00
Đĩa bún lá đầy ắp, cùng với món lòng lợn rán thơm phức và đĩa đậu chao mỡ béo ngậy. Món bún lòng này đang "hút hồn" dân công sở trong bữa trưa.
Nếu bạn chán cơm, chán cả phở thì món bún
lòng cho một bữa trưa cần no nhưng không bị nặng bụng là sự lựa chọn hợp
lý. Quán bún lòng này nằm kẹp giữa hai cửa hàng bán cafe và bún chả ở
số 42 phố Đoàn Trần Nghiệp. Nó tuềnh toàng y như bao cái quán dùng vỉa
hè làm "đại bản doanh" ở Hà Nội. Có một "tips" rất thú vị mà ngay cả
khách nước ngoài cũng ghi nhớ: ở Hà Nội, muốn ăn ngon cứ phải tìm quán
xấu xí, hơi bẩn bẩn một chút và đặc biệt dễ dàng nhận ra là nằm ở trên
vỉa hè, túm ba tụm năm người ăn.
Quán bún lòng phố Đoàn Trần Nghiệp này cũng chẳng
phải ngoại lệ, quán không có địa chỉ cụ thể, người ta nhận biết bằng sự
đông đúc, bằng sự xinh xắn của cô chủ quán và tất nhiên là bằng sự thơm
ngon và rất đặc biệt của món bún lòng mắm tôm.
Bún để ăn với món lòng lợn ở đây rất đúng kiểu, đó
là thứ bún lá được người làm bún khéo léo xoáy lại thành hình tròn mỏng,
nhỏ bằng miệng chén, mỗi lát bún lá được đặt trên một miếng lá chuối
cắt tròn để các lá bún không dính vào nhau. Món bún này sinh ra để ban
đầu đơn giản chỉ để chấm với thứ mắm tôm hương vị đặc trưng. Từng ấy
thôi cũng đã đủ cho cái vị ngon của món bún.
Bún đậu, bún lòng ăn với rau húng chó rất hợp và thơm.
Ấy nhưng, như thế thì lại quá đơn giản, quá tẻ nhạt
cho một bữa trưa cần năng lượng và sự mới lạ. Vậy là quán này "sáng
tạo" thêm với món đậu rán, nem tai rán và đặc biệt nhất là món lòng lợn
rán. Những miếng dồi lợn sau khi được luộc chín, muốn đậm đà và có màu
đẹp, thơm, người ta cho qua chảo mỡ sôi sùng sục để chiên sơ qua. Dưới
bàn tay khéo léo của cô bán hàng cùng với chiếc dao sắc lẻm, từng lát
dồi cỡ 1 cm được cắt đều tăm tắp mà còn nguyên hình, nguyên dạng bên
trong là tiết trộn với đủ thứ rau thơm, miếng mỡ lợn trắng phau mà chẳng
ngấy.
Cùng với món dồi là món lòng non. Món này cũng được
chao qua mỡ để thêm phần "bóng bẩy", loại bớt vị đắng vốn có và tăng
thêm độ giòn cho miếng lòng.
Bún đậu, mắm tôm chỉ với 4 từ thôi nhưng tạo nên
một món ngon và đặc trưng rất riêng ở hàng quán vỉa hè, lề đường Hà Nội.
Chẳng hiểu sao, tới quán này, nó thành ra hơi "kiêu sa" so với món lòng
chiên. Ấy bởi vì nó được để cùng với món nem tai, nem giò nhỏ bằng đầu
ngón tay cái, rán vàng ươm bên ngoài nhưng bên trong vẫn có vị mềm của
miếng đậu sống. Tự dưng giữa cái màu trắng trong của đĩa bún, màu xanh
của rổ rau sống và màu nâu nâu của món dồi lòng thì cái màu vàng của đĩa
đậu nổi bật nhất, thu hút nhất.
Không thể thiếu trong những sắc màu và mùi vị của
món bún đậu là bát nước chấm. Mắm tôm - tất nhiên là món chấm sinh ra
cho món này. Thứ mắm này hòa thêm ít mỡ nóng vắt thêm chanh hoặc quất,
kẻ ăn cay thêm vài lát ớt ra đúng kiểu nhất. Nhưng vì bữa trưa, nhiều
khi dân công sở phải giữ ý cho buổi chiều hoặc vài người chưa quen với
vị và mùi của mắm tôm thì nước mắm chanh cũng là lựa chọn khôn ngoan.
Bạn có thể chấm với mắm tôm...
Hoặc nước mắm thêm vài lát ớt tươi cho vị đậm đà.
Vào
ngày thu Hà Nội, tiết trời se se lạnh, mời bạn nếu có dịp ghé qua phố
Đoàn Trần Nghiệp vào buổi trưa, hay có bạn bè quanh nơi đó rủ đi ăn món
bún lòng mắm tôm, đừng từ chối, bạn sẽ rất thích và luôn muốn quay lại.
Tips:
Quán mở từ khoảng 10h sáng tới 2h chiều, lúc đông nhất là giờ tan tầm
buổi trưa, nếu không nhanh bạn sẽ không có chỗ ngồi. "Bí kíp" là bạn đi
sớm 1 chút hoặc muộn 1 chút qua cái thời điểm đông đúc tầm 11h30 đến
12h. Hoặc hãy gọi 1 tách cafe, sinh tố ở quán bên cạnh và "order" thêm
món bún lòng tuyệt ngon này.
Giá của 1 suất bún lòng đầy đủ cho 1 người khoảng 30.000-35.000 đồng.
Nguyên liệu
Gà
Mục đích
Ăn trưa
Cách làm lòng gà xào sa tế
Món này dành cho người ăn được cay, rất hợp cho bữa tối của những ngày
trời lạnh. Bữa tối biến tấu món này cũng hay đấy chứ nhỉ. Bạn cũng có
thể làm cho anh xã nhâm nhi cùng bạn bè nhé!
-
Nguyên liệu 11
-
Thực hiện m
-
Phần 02 người
-
Độ khó Dễ
Cách thực hiện lòng gà xào sa tế
chuẩn bị
10m
Thực hiện
15m
Chuẩn bị
Thực hiện
0 thành viên đã nấu nón này
Những chia sẻ của bạn sẽ là cảm hứng vào bếp thực hiện món này
Nhận xét
Đăng nhận xét