III: Conan Doyle (1859 - 1930) / ĐỌC TRUYỆN

(ĐC sưu tầm trên NET)

Sách là ngọn đuốc soi rọi chân lý, là chiếc khăn thấm đẫm máu, nước mắt và lòng nhân ái của loài người!
--------------------------------------------------------------------
Conan Doyle (22 tháng 5 năm 1859 – 7 tháng 7 năm 1930) và Sherlock Holmes thì quá nổi tiếng rồi. Mặc dù Doyle không phải là người đầu tiên viết truyện trinh thám nhưng đến Sherlock Holmes thì truyện trinh thám đã thực sự tách ra khỏi truyện tâm lý xã hội. Không còn những tình tiết dài dòng lê thê, với lối suy luận nhanh gọn và đầy logic, Sherlock holmes là 'sách nhập môn'' cần phải đọc với bất kì ai yêu thích truyện trinh thám. Truyện Sherlock Holmes tuy hay nhưng còn nhược điểm chưa đi sâu vào khắc họa tâm lý nhân vật, nhất là thủ phạm.
Conan Doyle cho biết" Emile Gaboriau (Nhà văn trinh thám Pháp, cha đẻ của nhân vật thanh tra Lecoq) đã cuốn hút tôi bằng những cốt truyện rõ ràng, ngắn gọn và nhân vật thám tử bậc thầy Auguste Dupin do Edgar Allen Poe tạo ra là một trong những người hùng của tôi từ khi còn bé...

 

Conan Doyle

Conan Doyle – nhà văn trinh thám vĩ đại nhất

Conan Doyle (1859 – 1930) nổi tiếng trên toàn thế giới không chỉ với hình tượng nhân vật thám tử lừng danh Sherlock Holmes, mà còn bởi ông là người mở đường cho văn học trinh thám hiện đại. Là một người đa tài, một bác sĩ được học hành bài bản, một vận động viên hạng cừ, nhưng người đời sẽ mãi nhớ về ông với những tiểu thuyết, những truyện ngắn trinh thám ly kỳ hấp dẫn làm nổi bật lên trí tuệ siêu phàm của vị thám tử tài ba Sherlock Holmes.
Nhìn vào khối lượng tác phẩm đồ sộ được viết rất dày công, ít ai biết ban đầu Conan Doyle tạo ra Sherlock Holmes chẳng qua bởi ông quá… rảnh rỗi. Vốn đươc đào tạo để trở thành một bác sĩ, thế nhưng phòng khám của ông lại chẳng mấy khi có khách ghé thăm, trong khi chờ bệnh nhân, ông đành viết truyện. Từ đó, nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn đặc sắc lần lượt ra đời in sâu bóng hình Sherlock Holmes vào tâm trí độc giả. Với lối kể chuyện lôi cuốn, cách sắp đặt tình huồng bất ngờ, cách khắc họa nhân vật sống động đầy sức hút, truyện của ông mang đến cho người đọc nhiều tình tiết bí ẩn, những màn đấu trí căng thẳng, lối suy luận logic chính xác, những pha phá án tài tình… tất cả khiến độc giả như bị bỏ bùa mê. Khi thấy Sherlock Holmes đọc được sơ lược nửa thế kỷ lịch sử gia đình của người khác chỉ qua quan sát chiếc đồng hồ, hay nhận ra thân thế nghề nghiệp của một người chỉ qua một cái liếc nhìn, người ta thán phục một trí tuệ vượt quá giới hạn tưởng tượng. Không quá khi nói rằng những năm ấy, cả thời đại đã say mê Sherlock Holmes. Người ta ngóng chờ Sherlock Holmes, dõi theo từng vụ án, cố gắng suy đoán, bắt chước và soi chiếu tư duy của mình trước vị thám tử huyền thoại này…
Holmes không chỉ là một nhân vật tưởng tượng gây ấn tượng mạnh với độc giả, ông còn làm thay đổi cách các thám tử phá án, mở rộng hướng tư duy trong lĩnh vực điều tra. Thời điểm Sherlock Holmes xuất hiện là cuối thế kỷ XIX khi tư duy khoa học dần được coi trọng, cách quan sát tập trung vào chi tiết nhỏ và lối suy diễn logic sắc lạnh của ông trở thành mẫu hình kinh điển mà mọi thám tử hướng đến. Thậm chí, hơn một thế kỷ sau khi ra đời, phương pháp suy luận được trình bày trong những câu chuyện tưởng tượng của Conan Doyle vẫn là bài giảng cho nhân viên trong các tổ chức an ninh MI5 và tình báo MI6 của Anh.
Sẽ làm phật lòng Conan Doyle nếu chúng ta cứ nói mãi về Sherlock Holmes. Holmes mang đến cho ông thành công, nhưng cũng gây cho ông không ít phiền toái khó chịu. Áp lực sáng tác liên tục để phục vụ độc giả hâm mộ khiến ông thấy mệt mỏi. Thậm chí có lần uất ức, ông nói: “Tôi không giết hắn thì hắn sẽ giết tôi mất”. Và ông đã làm thế thật, trong một truyện ngắn, ông đã cho Sherlock Holmes rơi khỏi vách đá. Sau khi viết những dòng ngậm ngùi và lâm li trong truyện để vĩnh biệt nhân vật này, kẻ thủ ác Conan Doyle hí hửng ghi vào nhật kỹ: “Đã giết Holmes”. Không may cho ông, độc giả nhất quyết không chịu chấp nhận kết cục ấy, họ liên hợp với nhau để đòi quyền sống cho Holmes, bắt tác giả phải sửa lại cái kết để Sherlock Holmes được tiếp tục phá án. Trước sức ép ấy, ông vẫn phải tiếp tục quay lại con đường sáng tác của mình với nhân vật này.
Sau khi những tác phẩm của ông ra đời và được chào đón nồng nhiệt, văn học trinh thám hiện đại phát triển nở rộ với nhiều tác giả, tác phẩm khác, nhưng hầu như chưa ai vượt ra khỏi cái bóng quá lớn của người tiên phong. Ông cùng nhân vật Sherlock Holmes vẫn là mẫu mực của văn học trinh thám cho đến ngày nay.
Các tác phẩm lớn:
Về Sherlock Holmes:
A Study in Scarlet (1887)
The Sign of the Four (1890)
The Adventures of Sherlock Holmes (1892)
The Memoirs of Sherlock Holmes (1894)
The Hound of the Baskervilles (1902)
The Return of Sherlock Holmes (1904)
The Valley of Fear (1914)
His Last Bow (1917)
The Case-Book of Sherlock Holmes (1927)
Về giáo sư Challenger:
The Lost World (1912)
The Poison Belt (1913)
The Land of Mist (1926)
“When the World Screamed” (1928)
“The Disintegration Machine” (1929)
Các tiểu thuyết lịch sử:
The White Company (1891)
Micah Clarke (1888)
The Great Shadow (1892)
The Refugees (publ. 1893, written 1892)
Rodney Stone (1896)
Uncle Bernac (1897)
Sir Nigel (1906)

'Cha đẻ' của thám tử lừng danh Sherlock Holmes

Bạn đọc yêu thích truyện trinh thám trên thế giới có lẽ không ai là không biết đến tên tuổi của nhà văn Anh Conan Doyle, cha đẻ của nhân vật thám tử lừng danh Sherlock Holmes. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng lúc sinh thời Conan Doyle có không ít điểm tương đồng với nhân vật mà mình sáng tạo nên, và cách xử lý tình huống của nhà văn cũng ly kỳ không kém những gì mà thám tử Holmes từng phô diễn. Conan Doyle sinh ngày 22/5/1859, mất ngày 7/7/1930.

Chào đời tại Edinburgh, Scotland (nay thuộc nước Anh), Conan Doyle đã phải trải qua một thời thơ ấu khó khăn. Bố ông vốn là một kẻ nát rượu. Conan Doyle được ăn học chu đáo là nhờ những nỗ lực của người mẹ. Bà là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho tới khi ông đã lập gia đình và theo đuổi nghiệp văn.

Theo học ngành y tại Trường Đại học Edinburgh từ năm 1876 đến năm 1881, sau khi ra trường, Conan Doyle trở thành bác sĩ trên một con tàu biển tới Tây Phi. Một năm sau, ông mở phòng khám tư tại Plymouth. Trong những lúc chờ bệnh nhân, ông bắt đầu viết truyện.

Năm 1887, “Chiếc nhẫn tình cờ”, tiểu thuyết đầu tiên về Sherlock Holmes của Conan Doyle ra mắt và được đông đảo độc giả đón nhận. Nhưng thành công của cuốn sách vẫn chưa giúp gì nhiều cho Conan Doyle trong cuộc mưu sinh.



Năm 1890, Conan Doyle tới London mở phòng khám mắt. Lúc này, Doyle quyết định viết truyện ngắn và nhân vật chính vẫn là Sherlock Holmes. Doyle tin rằng, Holmes và những vụ án của nhân vật này phù hợp với hình thức truyện ngắn. Đúng như Doyle tin tưởng, những truyện ngắn về Holmes đã tạo nên cơn sốt đối với các độc giả yêu thích truyện trinh thám lúc bấy giờ.

Đối với độc giả, hình tượng chàng thám tử thông minh, tài giỏi với chiếc kính lúp, cái tẩu trên môi và chiếc mũ lưỡi trai đặc trưng đã trở thành biểu tượng duy nhất, không thể nhầm lẫn với bất kỳ nhân vật nào. Conan Doyle từng cho biết, nhân vật Sherlock Holmes của ông được lấy cảm hứng từ bác sĩ Josep Bell, giáo sư chuyên khoa giải phẫu của Trường Đại học Edinburgh, nơi Conan Doyle từng theo học.

Cũng giống như Holmes, giáo sư Joseph Bell nổi tiếng với những kết luận lớn được rút ra từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Chính từ tính cách này mà Conan Doyle đã tạo ra tuyên ngôn nghề nghiệp cho Holmes - một câu nói đã trở thành một trong những câu nói nổi tiếng nhất mọi thời đại, thậm chí cho đến nay các cơ quan tình báo và an ninh của Anh vẫn sử dụng phương pháp suy luận này để huấn luyện các nhân viên của họ: “Sau khi đã loại trừ tất cả những trường hợp không thể nào xảy ra được, giả thiết còn lại cuối cùng, dù chưa chắc chắn, thiếu cơ sở đến đâu cũng là sự thật”.

Tình cảm của Doyle dành cho Holmes diễn ra khá phức tạp. Doyle vừa yêu vừa ghét đứa con tinh thần đã đưa ông trở thành một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nhân loại. Suốt 2 năm, Doyle cống hiến hết mình cho nhân vật thám tử thông minh kiệt xuất. Nhưng càng đắt khách, áp lực với Doyle càng lớn. Thời hạn hoàn thành tác phẩm do các tạp chí đặt ra ngày càng trở thành gánh nặng với nhà văn. Cuối cùng, Doyle đã quyết định phải "kết liễu" cuộc đời Sherlock Holmes. Trong truyện ngắn "Vấn đề cuối cùng", Conan Doyle đã để Holmes bất cẩn tiến đến mép một tảng đá và rơi xuống thác nước Reeichenbach.

Quyết định của nhà văn vấp phải sự phản ứng đầu tiên rất quyết liệt của độc giả. Nhưng Doyle kiên định: "Tôi sẽ bị chỉ trích nhiều lắm nếu “xuống tay” với quý ông lịch lãm này. Nhưng đó không phải là một vụ giết người, đó là hành động tự vệ. Bởi nếu tôi không giết hắn ta. Hắn ta trước sau gì cũng giết tôi".

Thám tử Holmes và bác sĩ Watson.


Nhưng trước tình yêu mến quá nồng nhiệt của độc giả, gần 10 năm sau, Doyle đã buộc phải mang Holmes trở lại. Nhà văn để vị thám tử "tái sinh" trong cuốn tiểu thuyết ra mắt năm 1902 - “Con chó săn của dòng họ Baskervilles”.Doyle giải thích, câu chuyện này xảy ra trước khi Holmes đối mặt với cái ngày định mệnh. Năm sau, nhà văn tiếp tục ra mắt “Bí mật ngôi nhà trống”, trong đó Conan Doyle lý giải rằng chỉ có Moriarty rơi khỏi vách đá còn Holmes thì chỉ giả chết để tiếp tục điều tra về tổ chức của Moriarty.

Có lẽ, trong lịch sử văn học, cũng hiếm có cặp “cha - con” có mối quan hệ khăng khít đến vậy. Và không phải cặp“cha - con” nào cũng được ngưỡng mộ đến mức: người ta đã dựng tượng Conan Doye và thành lập cả “Bảo tàng Sherlock Holmes” cũng như thành lập các đội đặc nhiệm mang tên nhân vật thám tử tài ba nói trên.

Hơn 100 năm kể từ khi ra đời, Sherlock Holmes với chiếc mũ phớt và làn khói thuốc bay ra từ chiếc tẩu, với lối tư duy lạnh lùng đã trở thành hình tượng bất tử về thám tử tài trí, lừng danh trong tiểu thuyết trinh thám và được coi như mẫu nhân vật xuất sắc nhất từng có trong thể loại văn học này.

Sinh thời, Conan Doyle chỉ viết hơn 50 truyện ngắn và bốn truyện dài về Sherlock Holmes, nhưng đến nay, hình tượng Sherlock Holmes luôn là nguồn cảm hứng cho hàng trăm, hàng  nghìn tác phẩm ở nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau: từ âm nhạc, ca kịch đến điện ảnh. Qua diễn xuất của hơn 75 nam diễn viên trong 254 bộ phim, nhân vật thám tử lừng danh Sherlock Holmes đã được tổ chức kỷ lục Guinness thế giới công bố là nhân vật điện ảnh xuất hiện nhiều nhất, đánh bại nhân vật Hamlet của đại văn hào Shakespeare, được mô tả trong 206 bộ phim.

Bà Claire Burgess, Giám khảo của tổ chức Guinness, cho biết: “Sherlock Holmes là một nhân vật văn học kinh điển. Danh hiệu kỷ lục Guinness này đã phản ánh sức hấp dẫn lâu dài của nhân vật”.

Hiện nay, không ai có thể tính được số lượng sách của nhà văn Conan Doyle được tái bản bao nhiêu lần trên khắp thế giới. Nếu nói nhà văn tồn tại bằng tác phẩm, thì có nghĩa là Conan Doyle còn tồn tại mãi mãi.


Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN


Bí mật về cái chết và 9 câu nói nổi tiếng của Sherlock Holmes

Trang Ly |
Bí mật về cái chết và 9 câu nói nổi tiếng của Sherlock Holmes
Nam diễn viên Jeremy Brett trong vai Sherlock Holmes.

Cuộc đời của Conan Doyle, cha đẻ của nhân vật thám tử lừng danh Sherlock Holmes, có khá nhiều nét tương đồng với nhân vật của mình mà không phải độc giả nào dù yêu mến Holmes cũng được biết.




Sherlock Holmes là nhân vật thám tử hư cấu nổi danh nhất mọi thời đại. Vị thám tử tài ba xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm trinh thám hay kinh điển “Sherlock Holmes” của nhà văn Arthur Conan Doyle năm 1887.

Hơn 100 năm kể từ khi ra đời, Sherlock Holmes với chiếc mũ phớt và làn khói thuốc bay ra từ chiếc tẩu, với lối tư duy lạnh lùng đã trở thành hình tượng bất tử về thám tử tài trí, lừng danh trong tiểu thuyết trinh thám và được coi như mẫu nhân vật xuất sắc nhất từng có trong thể loại văn học này.

Sách Kỷ lục Guinness đã thống kê Holmes là nhân vật điện ảnh xuất hiện nhiều nhất, với sự diễn xuất của 70 nam diễn viên khác nhau trong trên 200 bộ phim.

Cuộc đời khốn khó của Arthur Conan Doyle

Chào đời ngày 22/5/1859 tại Edinburgh, Scotland (nay thuộc nước Anh), Conan Doyle đã phải trải qua một thời thơ ấu khó khăn.


Sir Arthur Conan Doyle (1859 - 1930). Ảnh: Wikipedia
Sir Arthur Conan Doyle (1859 - 1930). Ảnh: Wikipedia

Bố ông vốn là một kẻ nát rượu. Conan Doyle được ăn học chu đáo là nhờ những nỗ lực của người mẹ. Bà là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho tới khi ông đã lập gia đình và theo đuổi nghiệp văn.

Theo học ngành y tại Trường Đại học Edinburgh từ năm 1876 đến năm 1881, sau khi ra trường, Conan Doyle trở thành bác sĩ trên một con tàu biển tới Tây Phi. Một năm sau, ông mở phòng khám tư tại Plymouth. Trong những lúc chờ bệnh nhân, ông bắt đầu viết truyện.

Năm 1890, Conan Doyle tới London mở phòng khám mắt. Lúc này, Doyle quyết định viết truyện ngắn và nhân vật chính vẫn là Sherlock Holmes.

Doyle tin rằng, Holmes và những vụ án của nhân vật này phù hợp với hình thức truyện ngắn. Đúng như Doyle tin tưởng, những truyện ngắn về Holmes đã tạo nên cơn sốt đối với các độc giả yêu thích truyện trinh thám lúc bấy giờ.

Năm 1887, “Chiếc nhẫn tình cờ”, tiểu thuyết đầu tiên về Sherlock Holmes của Conan Doyle ra mắt và được đông đảo độc giả đón nhận. Nhưng thành công của cuốn sách vẫn chưa giúp gì nhiều cho Conan Doyle trong cuộc mưu sinh.

Conan Doyle được tìm thấy đang ôm chặt ngực trong vườn nhà ngày 7 tháng 7 năm 1930. Ông mất một thời gian ngắn sau đó vì nhồi máu cơ tim ở tuổi 71, và được chôn trong Vườn Nhà thờ tại Minstead ở New Forest, Hampshire, Anh.

Sherlock Holmes - "Đứa con tinh thần" mang tình yêu đầy mâu thuẫn của Sir Conan Doyle

Trong truyện, Sherlock Holmes sinh năm 1854. Ông bắt đầu sống ở 221B phố Baker, London, Anh cùng bác sĩ Watson, bạn thân và người viết tiểu sử cho Holmes trong và sau các vụ án.

Sherlock Holmes của thành sương mù London (ảnh minh họa)
Sherlock Holmes của thành sương mù London (ảnh minh họa)

Tình cảm của Doyle dành cho Holmes diễn ra khá phức tạp. Doyle vừa yêu vừa ghét "đứa con tinh thần" đã đưa ông trở thành một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nhân loại.

Suốt 2 năm, Doyle cống hiến hết mình cho nhân vật thám tử thông minh kiệt xuất.

Nhưng càng đắt khách, áp lực với Doyle càng lớn. Thời hạn hoàn thành tác phẩm do các tạp chí đặt ra ngày càng trở thành gánh nặng với nhà văn. Cuối cùng, Doyle đã quyết định phải "kết liễu" cuộc đời Sherlock Holmes.

Trong truyện ngắn "Vấn đề cuối cùng", Conan Doyle đã để Holmes bất cẩn tiến đến mép một tảng đá và rơi xuống thác nước Reeichenbach.

Quyết định của nhà văn vấp phải sự phản ứng đầu tiên rất quyết liệt của độc giả. Nhưng Doyle kiên định: "Tôi sẽ bị chỉ trích nhiều lắm nếu “xuống tay” với quý ông lịch lãm này. Nhưng đó không phải là một vụ giết người, đó là hành động tự vệ. Bởi nếu tôi không giết hắn ta. Hắn ta trước sau gì cũng giết tôi".

Nhưng trước tình yêu mến quá nồng nhiệt của độc giả, gần 10 năm sau, Doyle đã buộc phải mang Holmes trở lại. Nhà văn để vị thám tử "tái sinh" trong cuốn tiểu thuyết ra mắt năm 1902 - “Con chó săn của dòng họ Baskervilles”.

Doyle giải thích, câu chuyện này xảy ra trước khi Holmes đối mặt với cái ngày định mệnh. Năm sau, nhà văn tiếp tục ra mắt “Bí mật ngôi nhà trống”, trong đó Conan Doyle lý giải rằng chỉ có Moriarty rơi khỏi vách đá còn Holmes thì chỉ giả chết để tiếp tục điều tra về tổ chức của Moriarty.

Hiện nay, nhiều người phải công nhận rằng Sherlock Holmes là nhân vật thám tử hư cấu nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học và là một trong những nhân vật văn học được biết đến nhiều nhất trên toàn thế giới.

Những câu nói nổi tiếng của Sherlock Holmes

Câu nói trong Sherlock Holmes
Câu nói trong Sherlock Holmes

1. Tên tôi là Sherlock Holmes. Công việc của tôi là để biết những gì mà người khác không biết.

2. Bộ óc con người ban đầu như một gian phòng rỗng, ta sẽ phải xếp vào đấy những đồ đạc ta thích. Kẻ ngu ngốc chồng chất vào đó đủ mọi thứ linh tinh đến nỗi các tri thức có thể giúp ích cho hắn bị đè bẹp dưới một đống tri thức khác, đến nỗi khi cần, hắn khó mà lôi ra sử dụng được.

Trái lại, người thợ lành nghề chọn lọc hết sức cẩn thận những thứ xếp vào trong gian phòng ấy. Anh ta chỉ muốn chứa trong đó những dụng cụ có ích cho mình trong công việc; cái nào cái nấy dắp đặt một cách thật ngăn nắp.

Thật là sai lầm nếu cho rằng gian buồng nhỏ bé ấy có những bức tường co dãn và nó có thể phình ra vô cùng tận. Anh (chú ấy đang nói vs bác sĩ Watson) hãy tin rằng rồi sẽ đến lúc mà mỗi khi ta thu nhận đc một hiểu biết mới ta sẽ quên mất cái kiến thức gì đó đã có trong óc.

Vì vậy, chớ có thu nạp những khái niệm vô ích, chúng sẽ đẩy đi mất những điều có ích.

3. Một sai lầm cơ bản là cứ đặt trước các giả thiết khi chưa có trong tay các sự việc thực tế. Làm như vậy khiến cho nhận định của chúng ta dễ bị đi chệch lắm.

4. Tư tưởng của chúng ta phải ngang tầm vĩ đại với tự nhiên khi ta muốn tìm hiểu tự nhiên.

5. Đối với một bộ óc lớn không có gì là nhỏ.

6. Vấn đề không phải là bạn đã làm được gì trong thế giới này mà câu hỏi đặt ra là, những gì bạn có thể làm để khiến mọi người tin rằng bạn đã làm?

7. Khi bạn đã loại bỏ những điều không thể thì điều cuối cùng, dù khó tin đến đâu, cũng chính là sự thật.

8. Chỉ từ một giọt nước, người giỏi suy luận có thể suy ra khả năng của một đại dương hoặc một thác nước, tuy chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy chúng.

Như vậy, toàn bộ cuộc sống là một chuỗi mắt xích rộng lớn mà ta có thể biết bản chất của nó, nếu ta biết được một mắt xích.

Như tất cả mọi khoa học khác, “suy đoán và phân tích” là một khoa học mà ta chỉ có thể làm chủ sau một quá trình nghiên cứu lâu dài, bền bỉ.

Người mới đi vào lĩnh vực này nên bắt đầu bằng những vấn đề sơ đẳng: gặp bất kì ai, chỉ bằng vào sự quan sát, ta hãy cố tìm hiểu tiểu sử, nghề nghiệp của người ấy.

Tuy có vẻ ấu trĩ, nhưng thực ra sự tập luyện này rèn giũa các khả năng quan sát của ta và nó dạy cho ta biết cần phải nhìn vào đâu và phải tìm kiếm cái gì.

Móng tay, những vết chai ở ngón trỏ và ngón cái, ống tay áo, đầu gối quần, dáng đi, cách đứng đều là những thứ nói lên nghề nghiệp của một con người…

9. Con người ta, khi được nghe trình bày một chuỗi sự việc hầu hết sẽ tiên đoán kết cục của những sự việc đó.

Họ có thể tập hợp những sự kiện đó trong óc rồi suy ra điều sẽ phải xảy ra. Nhưng không có mấy người, sau khi nghe nó đến cuối cùng, có khả năng suy ra những sự việc nào đã dẫn đến kết cục ấy.

Tổng hợp

12 điều chưa biết về tác giả Conan Doyle

Thứ hai - 17/03/2014 10:43

VNQĐ online - Sự nổi tiếng của Arthur Conan Doyle cùng tiểu thuyết Sherlock Holmes đã khiến không ít độc giả trên thế giới tò mò tìm hiểu về ông. Là tiến sĩ ngành y và không thành công lắm với phòng khám tư của mình, ông bắt đầu viết truyện và thực sự được biết đến trên toàn thế giới qua Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes (xuất bản đầu tiên năm 1887). Dưới dây là 12 điều về Conan Doyle mà không phải ai cũng biết:

1. Doyle là một trong những người chơi xe hơi đầu tiên ở Anh

Conan Doyle hồi trẻ

Doyle đã mua xe hơi trước khi ông có bằng lái. Năm 1911, ông tham gia Tour Hoàng tử Henry - một cuộc đua quốc tế được tổ chức bởi Hoàng tử Henry của Prussia nhằm giúp các hãng xe của Anh cạnh tranh với các hãng xe của Đức. Doyle cùng với với người vợ thứ hai của ông là Jean là một đội trong những đội xe đua của nước Anh.
2. Conan không phải là một phần của họ của ông
Thực tế Conan là một từ trong tên đệm có hai từ của ông. Tên đầy đủ của ông là Arthur Ignatius
Conan Doyle. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông bắt đầu sử dụng Conan như một phần của họ của ông.

3. Ông không được phong tước cho tác phẩm Sherlock Holmes
Năm 1902, nhà văn đã được phong tước bởi Vua Edward VII. Ông cũng đồng thời được bổ nhiệm Phó Thiếu Úy của Hội Văn học Surrey. Tuy nhiên, Ông không hề được phong tước vì đã sáng tác ra tác phẩm Sherlock Holmes như mọi người lầm tưởng mà là dành cho tiểu thuyết mang tựa đề Boer War.
4. Doyle cùng đội tuyển cricket với tác giả của tác phẩm Peter Pan: JM Barrie
Doyle và Barrie cũng đã từng làm việc với nhau trong một vở opera truyện tranh khi Barrie nhờ Doyle chỉnh sửa và hoàn thành hộ ông.
5. Doyle đã giúp môn trượt tuyết trở nên phổ biến
Doyle không chỉ thích môn cricket và bóng đá mà góp phần quan trọng trong việc phổ biến môn thể thao mùa đông: trượt tuyết. Sau khi đến Davros, Thụy Sĩ vào năm 1893 bởi bầu khí quyển của ngọn núi này được xem là tốt cho sức khỏe của vợ ông, ông làm chủ được các động tác cơ bản của môn trượt tuyết với sự giúp đỡ của anh em nhà Brangger, Doyle đã phải luyện tập môn trượt tuyết vào buổi tối để tránh sự trêu chọc bởi dân làng. Doyle và anh em nhà Brangger chính là những người đầu tiên vượt qua 8.000 dặm của núi Maienfelder Furka.

Doyle cũng là người Anh đầu tiên viết về nỗi sợ hãi của môn trượt tuyết: "Gần như đang bay giống như những người đàn ông ngoài vụ trũ. Cái cảm giác vẻ vang đó là một trải nghiệm thú vị. Và Doyle đã dự đoán chính xác khi cho rằng, trong tương lai, hàng trăm người Anh sẽ đến Thụy Sĩ để trượt tuyết.

Bìa cuốn sách Những cuộc phiêu lưu của S.H

6. Doyle đã từng là một thủ môn
Dưới cái tên AC Smith, nhà văn đã chơi bóng trong vị trí thủ môn cho đội bóng nghiệp dư cho Câu lạc bộ bóng đá của Liên đoàn Portsmouth, tiền thân của đội bóng Portsmouth FC hiện tại
7. Doyle ứng cử vào quốc hội ... hai lần!
Lần đầu tiên, Doyle ứng cử tham gia vào quốc hội là tại Edinburgh năm 1990 và lần thứ hai là trong chiến dịch biên giới Burghs năm 1906. Mặc dù ông cũng nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng tại cả hai cuộc bỏ phiếu ông đều thất bại. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1900, Doyle đã bị đánh bại bởi CM Brown của Đảng Tự do, người đã nhận được 3,028 phiếu
8. Doyle quá béo để làm lính chiến đấu
Lý do tại sao ông không thể trở thành một người lính trong cuộc chiến tranh Boer là vì ông bị thừa cân.Tuy nhiên thay vào đó, ông đã tình nguyện làm bác sĩ của tàu đến Châu Phi.
9. Tại sao ông giết chết sự sáng tạo nổi tiếng nhất của ông?
Sherlock Holmes là nhân vật được yêu thích nhất của Doyle và bị tác giả giết chết vào năm 1893. Sherlock Holmes chỉ được sống lại 10 năm sau đó sau khi nhu cầu của công chúng dâng cao cùng với những sự hấp dẫn của đồng tiền. Trước đó ông đã nói với một người bạn: "Tôi không thể hồi sinh anh ta nếu tôi muốn, ít nhất là trong vài năm, bởi vì tôi cảm thấy quá liều lĩnh khi đồng hành cùng anh ta. Cảm giác giống như khi tôi làm món pate, khi tôi ăn quá nhiều thì chỉ nghe thấy cái tên đó đã khiến tôi có cảm giác ốm yếu". Tuy nhiên, có một lý do khác lý giải cho việc tại sao ông lại giết chết nhân vật Sherlock Holmes bởi nó xảy ra cùng năm mà người cha nghiện rượu Doyle qua đời trong bệnh viện tâm thần.
10. Có một quảng trường ở Thụy Sĩ mang tên ông
Thị trấn Meiringen ở Thụy Sĩ là địa điểm mà tác giả đã giết chết thám tử Sherlock Holmes trong cuốn tiểu thuyết The Adventure of the Final Problem. Năm 1988, bức tượng của Sherlock Holmes được đặt tại quảng trường, và nay quảng trường đó có tên là Conan Doyle Place.
11 . Doyle qua đời cầm một bông hoa
Doyle qua đời vào ngày 07 tháng bảy năm 1930. Ông bị ngã quỵ trong khu vườn của mình, một tay ông đặt lên tim và tay kia đang cầm một bông hoa. Những lời nói cuối cùng của ông thì thầm với vợ của mình "Em thật tuyệt vời".
12. Lễ chiêu hồn đã được tổ chức để mong Doyle xuất hiện sau đám tang
Sau cái chết của ông, lễ chiêu hồn được tiến hành tại Royal Albert Hall. Hàng ngàn người tham dự, trong đó có vợ con ông. Một hàng ghế trên sân khấu được sắp xếp để dành riêng cho các thành viên của gia đình ông với một ghế trống để dành riêng cho Conan Doyle. Mặc dù ông không xuất hiện, nhưng có nhiều khán giả tuyên bố rằng họ đã cảm thấy sự hiện diện của ông trong đó.


Conan Doyle trong đám cưới với người vợ thứ 2 năm 1907 sau khi vợ cả qua đời
THU GIANG theo Telegraph

Conan Doyle coi Sherlock Holmes là gánh nặng

Năm 1893, Doyle viết trong tự truyện của mình, ông quyết tâm "giết" Holmes dù việc này đồng nghĩa với việc ông sẽ phải "đóng tài khoản ngân hàng của mình lại".



H.T. - 
Với Sherlock Holmes, ngày quan trọng nhất trên tờ lịch chính là ngày Giáng sinh. Không chỉ vì bộ phim mới nhất tái hiện hình ảnh nhân vật này được ra mắt vào 25/12.
Ở một nghĩa nào đó, vị thám tử nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học này được ra đời chính vào ngày Giáng sinh. Câu chuyện đầu tiên Arthur Conan Doyle viết về Holmes - A Study in Scarlet (Chiếc nhẫn tình cờ - 1887) xuất hiện trên tạp chí Beeton's Christmas Annual - tạp chí ấn hành vào các dịp Giáng sinh. Cuối cùng, khi Doyle đã quá mệt mỏi với Holmes, ông đã "giết" nhân vật của mình trong kỳ nghỉ Noel. Trong The Final Problem (Vụ án cuối cùng), cuộc đối đầu định mệnh của Holmes và kẻ thù Moriarty diễn ra vào mùa xuân. Nhưng câu chuyện được đăng tải trên tạp chí Strand vào dịp Giáng sinh tháng 12/1893.
Nhà văn Conan Doyle.
Nhà văn Conan Doyle.
Tình cảm của Doyle dành cho Holmes diễn ra khá phức tạp. Ông vừa yêu vừa ghét đứa con tinh thần đã che mờ cả tên tuổi của chính mình. Vốn là một nhà văn giỏi tính toán, Doyle biết rõ mục đích của việc đưa Holmes tới với đông đảo độc giả. Nhưng đến một lúc nào đó, ông bực bội với chính sự thành công đã đưa ông trở thành một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nhân loại.
Doyle sinh năm 1859 ở Scotland. Ông giành được chứng chỉ nghề Y tại Edinburgh và trở thành bác sĩ hành nghề tại nhiều vùng ở châu Phi. Cuối cùng, ông định cư ở Anh. Tiền bạc với Doyle lúc bấy giờ rất thiếu thốn. Ông viết tiểu thuyết để kiếm thêm thu nhập.
Dần dà, Doyle cân bằng được cả hai công việc mà ông yêu thích. Hai tiểu thuyết đầu tiên của ông về Holmes - A Study in Scarlet (Chiếc nhẫn tình cờ) và The Sign of Four (Dấu bộ tứ) - được đông đảo độc giả đón nhận. Nhưng thu nhập từ hai cuốn sách vẫn chưa đủ để ông bỏ nghề bác sĩ. Thực tế, nhà văn còn cảm thấy viết truyện trinh thám là một công việc không mấy thú vị. Ông thích viết tiểu thuyết lịch sử hơn. Doyle coi The White Company - lấy bối cảnh thế kỷ 14 - là một trong những thành tựu lớn của ông.
Theo Wall Street Journal, đầu những năm 1890, Doyle chuyển Holmes khỏi tiểu thuyết để đưa vào truyện ngắn. Đây là một quyết định mang tính thương mại. Ở London lúc bấy giờ, các tạp chí đang mọc lên như nấm. Doyle tin rằng, sự trở lại của nhân vật đã xuất hiện hàng loạt trong tiểu thuyết sẽ thu hút độc giả. Hơn nữa, Holmes và những vụ án của nhân vật này cũng phù hợp với hình thức truyện ngắn. Trong tiểu sử về Doyle, tác giả Daniel Stashower nhận xét: "Sherlock Holmes là nhân vật chạy nước rút, không phải kẻ chạy đường dài".
a
Sherlock Holmes và bác sĩ John Watson trong bộ phim mới nhất.
Những truyện ngắn về Holmes lập tức đạt được thành công đáng ngạc nhiên. Độc giả xếp hàng mua tạp chí chỉ để đón đọc truyện của Doyle. Suốt 2 năm, Doyle cống hiến hết mình cho nhân vật thám tử thông minh kiệt xuất. Ông được bù đắp bằng những khoản thu nhập kếch xù. Nhưng càng đắt khách, áp lực với Doyle càng lớn. Thời hạn hoàn thành tác phẩm do các tạp chí đặt ra ngày càng trở thành gánh nặng với nhà văn. Cuối cùng, Doyle đã quyết định phải "kết liễu" cuộc đời Sherlock Holmes.
Năm 1893, Doyle viết trong tự truyện của mình, ông quyết tâm "giết" Holmes dù việc này đồng nghĩa với việc ông sẽ phải "đóng tài khoản ngân hàng của mình lại". Quyết định của nhà văn vấp phải sự phản ứng đầu tiên rất quyết liệt của các biên tập viên. Nhưng nhà văn kiên định: "Tôi sẽ bị chỉ trích nhiều lắm nếu 'xuống tay' với quý ông lịch lãm này. Nhưng đó không phải là một vụ giết người, đó là hành động tự vệ. Bởi nếu tôi không giết hắn ta. Hắn ta trước sau gì cũng giết tôi".
Nhưng trước tình yêu mến quá nồng nhiệt của độc giả, Doyle đã buộc phải mang Holmes trở lại. Nhà văn để vị thám tử "tái sinh" trong cuốn tiểu thuyết ra mắt năm 1902 - The Hound of the Baskervilles (Con chó săn của dòng họ Baskervilles). Doyle giải thích, câu chuyện này xảy ra trước khi Holmes đối mặt với cái ngày định mệnh. Năm sau, nhà văn tiếp tục ra mắt The Adventure of the Empty House (Bí mật ngôi nhà trống), trong đó Conan Doyle lý giải rằng chỉ có Moriarty rơi khỏi vách đá còn Holmes thì chỉ giả chết để tiếp tục điều tra về tổ chức của Moriarty. Tổng cộng, có 56 truyện ngắn và 4 tiểu thuyết về Holmes được Doyle ra mắt. Ông viết cuốn cuối cùng năm 1926, trước khi qua đời vào 1930.

Cuốn sách hé lộ nguyên nhân Conan Doyle viết Sherlock Holmes

Trước khi thành công với loạt truyện trinh thám về Sherlock Holmes, Arthur Conan Doyle từng có khoảng thời gian dài chật vật kiếm sống và xoay xở với văn chương.
> Conan Doyle coi Sherlock Holmes là gánh nặng



Hà Linh 
Những chuyện này được tiết lộ trong bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông  bị thất lạc suốt hơn trăm năm.
Cuốn tiểu thuyết đầu tay bị thất lạc của Arthur Conan Doyle - tác giả Sherlock Holmes - được xuất bản lần đầu tiên vào hôm nay (26/9) – 128 năm sau khi nó được viết ra. The Narrative of John Smith mang đến những hiểu biết thú vị về trạng thái tâm lý của nhà văn trẻ. Nó cũng tiết lộ rằng, khi còn là một chàng trai trẻ, Conan Doyle nhận ra rằng, với ông, viết được một cuốn tiểu thuyết hay vào loại bậc nhất dường như là điều không tưởng.
Những trang bản thảo cuốn sách từng được đưa ra đấu giá trong một bộ sưu tập về Conan Doyle vào năm 2004. Lúc đó, Thư viện Anh đã bỏ ra gần 1 triệu bảng (31,7 tỷ đồng) để mua lại. Bản thảo được viết trên 4 cuốn sổ giấy đen, dày 130 trang. Nay nó được đánh máy lại và sắp phát hành rộng rãi trên cả thế giới.
Nhà văn Conan Doyle.
Nhà văn Conan Doyle.
Nhiều năm sau khi viết The Narrative, Conan Doyle từng nói, ông sẽ rất lấy làm kinh ngạc nếu bản thảo này được xuất bản. Tuy nhiên, các học giả cho rằng, cuốn sách cần được ấn hành, bởi nó có ý nghĩa lớn trong việc tìm hiểu những tác phẩm sau này của nhà văn. "The Narrative giúp ta có cái nhìn quan trọng vào sự phát triển nhận thức của nhà văn”, Rachel Foss, một trong các biên tập viên của cuốn sách, cho biết. “Đây là nỗ lực đầu tiên để Conan Doyle từ một tác giả truyện ngắn trở thành tiểu thuyết gia”.
Cuốn sách kể về một người đàn ông 50 tuổi bị bệnh gout phải nằm yên trên giường suốt một tuần liền. Vì vậy, ông ta định viết một cuốn sách và rất lấy làm băn khoăn về các chủ đề của tác phẩm, như: y học, tôn giáo, văn học và nội thất.
Khi mới bắt đầu sự nghiệp viết lách vào năm 1883, Conan Doyle cũng sống và làm việc như một bác sĩ ở Portsmouth, Anh. Bố ông bệnh tật đầy mình do nghiện rượu. Chàng trai trẻ 23 tuổi phải nuôi mẹ và lo việc học hành cho cậu em trai mới 10 tuổi. Doyle buộc phải viết truyện ngắn gửi cho các tạp chí để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Nhà văn cũng từng rất băn khoăn về đề tài như nhân vật 50 tuổi kia.
Tuy nhiên, với truyện ngắn, Conan Doyle thường xuyên phải thất vọng vì thói quen không quan tâm đến tên tác giả của người đọc cũng như các biên tập viên lúc bấy giờ. Đỉnh điểm của sự thất vọng là khi một truyện ngắn của ông đăng trên The Cornhill lại bị ký nhầm là của Robert Louis Stevenson. Vì vậy, Doyle quyết định viết tiểu thuyết, để có thể in tên mình ngay trên trang bìa. Đó cũng là động lực cho sự ra đời sau này của các tập truyện về Sherlock Holmes.
Nhưng nỗ lực đầu tiên đến với tiểu thuyết của ông bị dội một gáo nước lạnh khi bản thảo The Narrative mất trên đường từ bưu điện đến nhà xuất bản. Doyle không tìm lại được nó, vì vậy, ông phải viết lại bằng trí nhớ của mình - công việc chán nhất với một nhà văn. Bản thảo mà Doyle không bao giờ tìm thấy đó nay chính là bản được bán lại cho Thư viện Anh, do một người khác tìm ra.
Dù cuốn tiểu thuyết thiếu đi cốt truyện chặt chẽ, nhưng nó vẽ ra những bối cảnh rất gần gũi với các bối cảnh sau này của Sherlock Holmes.
Trong lời giới thiệu cuốn tiểu thuyết, NXB cho biết: "The Narrative không phải là cuốn tiểu thuyết thành công nhưng nó mang đến cái nhìn quan trọng về cuộc sống và suy nghĩ của một nhà văn lớn - người đã tạo ra hình tượng Sherlock Holmes bất tử cho dòng văn học trinh thám" . 

Văn hào Anh Arthur Conan Doyle: Nhiều bí mật tiếp tục được giải mã

Ngày 26/9 vừa qua, sau 128 năm lẩn khuất trong thiên hạ, bản thảo tiểu thuyết đầu tay của văn hào Anh Arthur Conan Doyle (có tên gọi "Chuyện kể của John Smith") đã chính thức ra mắt bạn đọc...

Mặc dù sinh thời, Conan Doyle từng thổ lộ ông sẽ "rất hãi hùng" nếu cuốn sách được in ra, và theo nhận xét của các nhà chuyên môn thì đây chưa phải là tác phẩm thành công, song ít nhiều cuốn sách cũng cung cấp cho bạn đọc thấy các trạng thái tâm lý của Conan Doyle khi còn trẻ. Nhân dịp này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu số phận trôi dạt của cuốn sách nói trên cũng như cùng ôn lại một số kỷ niệm liên quan tới cuộc đời của cha đẻ nhân vật thám tử Sherlock Holmes uy danh lừng lẫy...
Một kết thúc "có hậu" cho cuốn tiểu thuyết đầu tay
"Chuyện kể của John Smith" được Conan Doyle viết trong khoảng thời gian từ 1883 tới 1884, khi ông mới ngoài hai mươi tuổi. Bản thảo là bốn cuốn sổ giấy đen, dày cả thảy 130 trang.
Sách kể về một người đàn ông 50 tuổi phải giam mình trên giường bệnh suốt cả tuần vì bệnh gout. Từ đó, ông ta nảy ý định viết một cuốn sách nhưng không biết nên tập trung vào chủ đề nào: y học, văn học hay tôn giáo? Đây cũng chính là nỗi băn khoăn của Conan Doyle thời kỳ đầu cầm bút. Hồi ấy, với tư cách một bác sĩ, Conan Doyle mở phòng khám tư ở Portsmouth , Anh. Vì bố ông là một kẻ nát rượu, không những không giúp mà còn là gánh nặng cho gia đình nên chàng trai Conan Doyle bấy giờ mới 23 tuổi phải lao vào cuộc mưu sinh nhọc nhằn, vừa để nuôi mẹ vừa lo việc học hành cho cậu em trai mới lên 10 tuổi. Phòng khám của Doyle luôn trong tình trạng vắng khách. Tranh thủ những lúc chờ bệnh nhân, Doyle bắt đầu viết truyện ngắn gửi đăng trên các báo lấy tiền trang trải cuộc sống. Sự lúng túng trong tìm kiếm đề tài phần nào đã thể hiện qua tâm lý của nhân vật người đàn ông bị bệnh gout trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông.
Lý do dẫn tới việc Conan Doyle sáng tác nên tiểu thuyết "Chuyện kể của John Smith" nghe khá… lạ tai: Nhận thấy độc giả khi đọc truyện ngắn thường ít chú ý tới tên tác giả, Doyle cảm thấy thất vọng. Đặc biệt, một lần, do sự cẩu thả của biên tập viên, một truyện ngắn của Doyle được đăng trên tờ The Cornhill đã bị in nhầm tên tác giả ra thành Robert Louis Stevenson (tác giả "Đảo giấu vàng"). Quá phẫn nộ về việc này, nhà văn trẻ quyết tâm phải viết tiểu thuyết, ít nhất cũng là để tên mình được in ngay trên trang bìa 1.
Văn hào Arthur Conan Doyle.
Bản thảo "Chuyện kể của John Smith" được hoàn thành. Qua bưu điện, Doyle sốt sắng gửi nó tới một nhà xuất bản. Nhưng rồi, một sự cố khiến niềm đam mê của ông như bị giội gáo nước lạnh: Bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tay đã bị thất lạc một cách bí ẩn. Không còn cách nào khác, Doyle đành phải viết lại tác phẩm theo trí nhớ. Đây là một công việc quá ư nhàm chán, nhất là khi những cảm hứng nhất thời đã qua. Sau khi đặt dòng chữ cuối cùng cho cuốn tiểu thuyết, tác giả bất ngờ quyết định không gửi in sách ở bất cứ đâu.
Cuốn tiểu thuyết vừa được xuất bản hôm 26/9 vừa qua là dựa theo bản thảo bị thất lạc của Conan Doyle (được Thư viện Anh mua lại từ một cuộc đấu giá năm 2004 với giá gần 1 triệu bảng), chứ không phải từ bản thảo ông viết lại sau đó.
Mặc dù cuốn tiểu thuyết bị cho là "khá lỏng lẻo về cốt truyện và nhân vật", song, theo nhận định của biên tập viên Rachel Foss thì việc cho xuất bản cuốn sách rất có ý nghĩa trong việc cung cấp một cái nhìn có tính hệ thống về cách suy nghĩ một thời của người tạo ra hình tượng Sherlock Holmes. "Cuốn sách giúp ta có cái nhìn đầy đủ hơn về quá trình phát triển nhận thức của Conan Doyle. Nó cho thấy nhà văn trẻ đã nỗ lực như thế nào từ một cây viết truyện ngắn sang một nhà tiểu thuyết" - Rachel Foss cho biết.
Conan Doyle từng rất "mệt mỏi" với Sherlock Holmes
Theo thống kê thì thám tử Sherlock Holmes đã xuất hiện cả thảy trong 4 tiểu thuyết và 56 truyện ngắn của Conan Doyle. Nhờ những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn của nhân vật thám tử tài trí mà nhà văn đã có được một nguồn thu nhập dồi dào giúp ông nuôi sống được gia đình và hơn thế, còn trở nên một nhà văn giàu có. Tuy nhiên, bởi mất quá nhiều thời gian và công sức với loại truyện trinh thám này, mệt mỏi căng thẳng vì phải theo đuổi những pha truy bắt đầy kịch tính của nhân vật, đã có lúc Conan Doyle nghĩ đến việc "thủ tiêu" nhân vật, để Sherlock Holmes chết và kết thúc câu chuyện phải ngày đêm nặn bóp theo yêu cầu của báo chí. Ý đồ của ông đã bị mẹ ông phản đối: "Con có thể làm điều con cho là đúng, nhưng độc giả không dễ dàng đồng ý đâu".
Trong truyện ngắn "Vấn đề cuối cùng", Conan Doyle đã để Holmes bất cẩn tiến đến mép một tảng đá (cùng với anh ta còn có Moriarty) rơi xuống thác nước Reeichenbach. Ngay lập tức công chúng Anh quốc đã gửi thư bày tỏ sự phẫn nộ với tác giả. Áp lực của dư luận đối với nhà văn là hết sức nặng nề.
Đến năm 1902, gần 10 năm sau kể từ ngày Sherlock Holmes bị "chết mất xác", đột nhiên Conan Doyle cho xuất hiện trở lại nhân vật thám tử này. Chỉ có điều câu chuyện tác giả để xảy ra vào thời gian trước khi Sherlock Holmes chết. Công chúng lấy làm tiếc và tới tấp gửi thư đề nghị tác giả hãy làm cách nào cho Sherlock Holmes "sống lại". Chủ một tờ báo cũng đề nghị trả nhà văn 5 nghìn đôla với yêu cầu ông nghĩ ra cách để Sherlock Holmes "sống lại". Thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc, Connan Doyle đã đặt bút viết tiếp truyện "Ngày trở về của Sherlock Holmes" và một loạt truyện nữa. Ông đã mở đầu câu chuyện: "Mọi chuyện đã xảy ra đúng như chúng ta nghĩ. Sherlock Holmes đâu có chết khi rơi xuống vực. Thật ra anh ta không rơi xuống vực, mà đã tìm cách bò dọc theo tảng đá để thoát khỏi tay kẻ thù". Ông còn giải thích với độc giả rằng, chỉ có Moriarty rơi xuống thác, còn Holmes "vì có nhiều kẻ thù nên chưa thể chết ngay được".
Cuộc tình tay ba và sự trả giá
Từ năm 2004 trở về trước, các tư liệu liên quan tới đời tư của Conan Doyle ít nhiều còn được giữ kín bởi những người thân của ông đang "bận" tranh chấp quyền thừa kế. Nhưng sau khi chúng bị "phơi mở" tại nhà đấu giá Christie thì nhiều tình tiết bí mật về Conan Doyle cũng theo đà đó được "giải mã" với công chúng…
Hóa ra, Conan Doyle không hẳn là người hiền lành, mực thước như người ta tưởng. Thậm chí, có lúc ông khá hung bạo. Như trên đã nói, bố ông là một người nát rượu. Nát rượu chứ không hẳn mất trí. Vậy mà ông từng cùng với mẹ mình tìm cách đưa được ông này vào viện tâm thần. Nếu như thuở nhỏ, Doyle là đứa trẻ thường xuyên bắt nạt bạn bè thì sau này, khi ở vị thế làm cha, ông đã khiến con cái phải khiếp đảm. Mary - con gái chung của ông với người vợ đầu từng có lúc phải thổ lộ với cậu em trai: "Chị không hề nhận được một lời yêu thương, một cử chỉ ân cần, âu yếm nào của bố suốt hai năm kể từ ngày mẹ mất".
Báo chí từng tốn nhiều giấy mực để ca ngợi tình cảm dành cho vợ của Conan Doyle, nhất là đối với Louisa Hawkins - người vợ đầu mà ông kết hôn năm 1885. Bà nhiều năm liền bị hành hạ bởi bệnh lao và đã mất năm 1906. Sự thực, Doyle rất chịu khó đưa vợ đi chạy chữa, song không vì thế mà ông không duy trì cho mình một "bóng hồng" bên ngoài người vợ bệnh tật này. Sau khi phát hiện Louisa mắc phải căn bệnh thuộc loại "tứ chứng nan y" thời bấy giờ, Doyle đã gặp gỡ và phải lòng Jean Leckie, một phụ nữ tài năng, biết đàn hát và một số môn thể thao. Hai người duy trì mối quan hệ nửa công khai nửa bí mật (công khai với mọi người nhưng bí mật với Louisa). Bản thân Louisa cũng không ít lần trò chuyện với Jean ngay tại nhà mình, song cho đến khi bước sang thế giới bên kia, bà cũng chưa một lần biết rằng chồng bà đã từng sẻ chia tình cảm với người phụ nữ đó. Quan điểm của Doyle là không được để người vợ bệnh tật bị thương tổn về tình cảm.
Hai tháng sau khi Louisa Hawkins qua đời, Conan Doyle đã làm lễ cưới Jean Leckie. Doyle có cả thảy 5 người con, hai người với bà vợ đầu và ba người với bà vợ sau. Vì những năm tháng còn lại Doyle dường như dồn hết tình cảm cho người vợ hai nên cả Mary và Kingsley - con của ông với bà vợ đầu đã căm phẫn gạt bỏ ông ra ngoài cuộc sống của họ. Nếu như trước khi trút hơi thở giã biệt thế giới (ngày 7/7/1930), câu nói cuối cùng của Conan Doyle là dành cho vợ: "Em thật tuyệt vời!" thì thay vì tình thương yêu ấy, tất cả những bức thư tình hai người gửi cho nhau đã bị con trai họ nhẫn tâm đốt hết sau khi Jean Leckie qua đời vào năm 1940

Nghi án Conan Doyle đầu độc bạn thân để chiếm đoạt Sherlock Holmes

23:46 27/12/2012

Sau thời gian dài lặng lẽ thu thập chứng cứ, mới đây, văn sĩ người Anh Rodger GarrickSteel đã công bố một thông tin chấn động thế giới. Theo ông này, thiên tài Conan Doyle đã xuống tay đầu độc bạn thân để chiếm đoạt tác quyền cuốn Sherlock Holmes.

Cũng theo lời cáo buộc này, "cha đẻ" của phần năm thiên tiểu thuyết trinh thám xuất sắc nhất thế giới Sherlock Holmes chính là một chủ bút xấu số của tờ Daily Express. Conan Doyle thậm chí còn gian díu với vợ người bạn này. Rồi người này dùng chính tay bà ta để kết liễu chồng mình nhằm vĩnh viễn chôn giấu sự thật.erlock Holmes chính là một chủ bút xấu số của tờ Daily Express. Conan Doyle thậm chí còn gian díu với vợ người bạn này. Rồi người này dùng chính tay bà ta để kết liễu chồng mình nhằm vĩnh viễn chôn giấu sự thật.

Chân dung Conan Doyle.
Mượn vợ bạn để giết bạn
Theo những tài liệu còn ghi chép lại, Sherlock Holmes được "khai sinh" trên giấy năm 1887. Ông là một thám tử tư ở Luân Đôn nổi tiếng nhờ trí thông minh tuyệt đỉnh. Thám tử này luôn chinh phục các vụ án bằng khả năng suy diễn logic và quan sát tinh tường. Nhiều khi cảnh sát đã bất lực nhưng ông lại tìm ra chân tướng. Nhiều người cho rằng, Sherlock Holmes là nhân vật thám tử hư cấu nổi tiếng nhất trong lịch sử tiểu thuyết trinh thám và là một trong những nhân vật văn học được biết đến nhiều nhất trên toàn thế giới. Dù tác giả Conan Doyle chỉ sáng tác đúng 9 tập sách về vị thám tử này nhưng Sherlock Holmes đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho hàng trăm, hàng ngàn tác phẩm ở nhiều loại hình nghệ thuật khác. Từ âm nhạc, ca kịch đến điện ảnh...
Sẽ không có gì phải nghi ngờ đối với tài năng của Conan Doyle khi bốn tập sách đầu trôi qua trong vang dội. Chính điều này đã thôi thúc ông viết tiếp phần năm mang tên "Con chó săn của dòng họ Baskervilles". Chính "đứa con tinh thần" này là đốm lửa châm ngòi cho nghi án: Nhà văn Conan Doyle hãm hại tác giả đích thực của cuốn sách để chiếm đoạt tác quyền. Hàng triệu câu hỏi đổ dồn về phía thiên tài Conan Doyle trong bối cảnh "đứa con" Sherlock Holmes của ông đang "làm mưa làm gió" trên toàn cầu.
Văn sĩ Rodger Garrick-Steel, người tự nhận mình là "kẻ đi tìm công lý" cáo buộc, chính Conan Doyle đã đầu độc người bạn tên là Fletcher Robinson hòng che giấu một sự thật khủng khiếp. Phần lớn nội dung của tác phẩm bất hủ này được viết bởi Robinson. "Kẻ đi tìm công lý" khẳng định, mục đích của Conan là chiếm đoạt tác quyền cuốn tiểu thuyết Sherlock Holmes, biến nó thành "cỗ máy" kiếm tiền của mình. Ông này cũng tiết lộ, nhân vật xấu số bị Conan đầu độc chính là chủ bút của tờ Daily Express.
Theo văn sĩ Rodger, chính F. Robinson đã kể cho Conan Doyle câu chuyện hấp dẫn về dòng họ Baskervilles. Sau này, dưới sức ảnh hưởng của bốn tập sách đầu, một nhà xuất bản ở Mỹ đã đặt hàng Conan Doyle sáng tác tiếp phần năm của Sherlock Holmes với số tiền thù lao 44.000 USD. Nhà văn người Anh đã quyết định dựa vào lời kể của Robinson để cho ra đời truyện ngắn "Con chó săn của dòng họ Baskervilles". Tuy nhiên, bản thảo đầu tiên chưa được ưng ý, bị nhà xuất bản trả lại, Conan đã phải thuê Robinson viết lại trước khi ra lò. Sau này, khi xuất bản phần năm, nhà văn người Anh đã ngỏ ý muốn ghi đồng tác giả nhưng nhà xuất bản đã gạt phắt đi. Họ cho rằng, cái tên "Conan Doyle" mới giúp cuốn sách bán chạy.
Nói có sách mách có chứng, Rodger Garrick-Steel cũng dẫn chứng không ít căn cứ để khẳng định cho nghi vấn của mình. Theo nhà văn này, các nhà khoa học hoàn toàn có thể tìm thấy chất độc dược trong hài cốt của nguyên chủ bút tờ Daily Express. Và người đàn ông 34 tuổi này chết hoàn toàn không phải do bệnh thương hàn như vợ ông ta tuyên bố mà bị đầu độc bằng Laudanum. Không những thế, đồng phạm với Conan Doyle trong vụ ám sát này chính là Gladys vợ của Robinson. Conan đã gian díu với Gladys, mượn bàn tay của cô ta để đầu độc bạn mình nhằm che giấu chuyện ngoại tình và muốn chiếm đoạt tác quyền phần 5 của tiểu thuyết lừng danh.
Tuy nhiên, sự việc lùm xùm chỉ gióng lên một thời gian rồi chìm xuống do không mấy độc giả tin tưởng vào lời cáo buộc vô căn cứ của nhà văn "khùng" này. Những cuộc điều tra mà Rodger tiến hành bị coi là "trò lố bịch", thậm chí nhạo báng thiên tài Conan Doyle mà cả thế giới kính phục. Chuyện Conan có mối quan hệ mờ ám với vợ Robinson là "hết sức hoang tưởng và vô căn cứ", một thành viên của hội Sherlock Holmes tuyên bố.

Tiểu thuyết về nhân vật Sherlock Holmes được các đạo diễn dựng nên rất nhiều phiên bản phim ăn khách.
Cái chết bí ẩn của Conan Doyle
Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn không thể thống kê được hết lượng fan hâm mộ khổng lồ của Sherlock Holmes bởi dường như, kể từ khi xuất hiện, loạt sách của Conan Doyle đã chinh phục được mọi thế hệ độc giả toàn cầu. Bản thân những câu chuyện bí ẩn xung quanh việc làm thế nào tác giả Conan Doyle xây dựng hình tượng Sherlock Holmes hay cái chết nhiều nghi vấn của nhà văn này vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của hàng triệu độc giả toàn thế giới. Theo như công bố của gia đình Doyle, nhà văn thiên tài bị đột quỵ do nhồi máu cơ tim, tuy nhiên người hâm mộ cho rằng, chính ma túy và sức ép của Sherlock Holmes đã "giết chết" ông.
Theo lời kể của gia đình Doyle, khi còn trẻ nhà văn này từng nhiều lần thử ma túy. Tuy không đến mức nghiện cocaine như Sherlock Holmes nhưng Doyle bị mê hoặc bởi chất Alkaloids có chứa thuốc phiện. Khi thực tập tại Birmingham, nhà văn tương lai đã thử dùng chất gây hại này. Mỗi lần ông tăng liều lượng lên một chút. Vợ của bác sĩ chủ phòng khám phát hiện ra việc làm của Doyle. Bà dọa sẽ đi mách mẹ nhà văn nếu ông còn tiếp tục thử như thế. Nhưng Doyle vẫn chứng nào tật ấy, dần dần thành quen, sau này mỗi khi căng thẳng ông thường dùng ma túy để giảm stress. Các bác sĩ cho rằng, chính chất kích thích khiến tính tình của nhà văn Anh thay đổi thất thường. Ông nhiều lần rơi vào trạng thái điên loạn, khi trầm cảm, khi bị kích động mạnh. Cái chết của ông một phần liên quan đến loại "độc dược" này.
Không phủ nhận, nhờ những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn của nhân vật thám tử tài trí Sherlock Holmes mà Conan Doyle đã kiếm được một nguồn thu nhập dồi dào giúp ông nuôi sống được gia đình và hơn thế, đưa ông vào tốp những nhà văn giàu có. Tuy nhiên, bởi mất quá nhiều thời gian và công sức với loại truyện trinh thám này, mệt mỏi căng thẳng vì phải theo đuổi những pha truy bắt đầy kịch tính của nhân vật, Conan Doyle đã rơi vào trạng thái trầm cảm nặng. Thậm chí, ông có phải nắn ngòi bút theo sự "chỉ đạo" của báo chí và thị hiếu của người hâm mộ. Không ít lần ông nghĩ đến việc "thủ tiêu" nhân vật, để Sherlock Holmes chết và kết thúc câu chuyện để "giải thoát" cho mình. Tuy nhiên, ý đồ của ông đã bị mẹ phản đối: "Con có thể làm điều con cho là đúng, nhưng độc giả không dễ dàng đồng ý đâu".
Trong truyện ngắn "Vấn đề cuối cùng", Conan Doyle đã để Holmes bất cẩn tiến đến mép một tảng đá (cùng với anh ta còn có Moriarty) rơi xuống thác nước Reeichenbach. Tưởng rằng, mọi chuyện sẽ chấm dứt, nhà văn được nhẹ gánh khi không phải chịu sức ép đến nghẹt thở của việc "đẻ" tiếp truyện. Nhưng ngay lập tức, công chúng Anh quốc đã gửi thư bày tỏ sự phẫn nộ với tác giả. Họ phàn nàn rằng, nhà văn coi thường những độc giả trung thành. Không còn cách nào khác, Conan Doyle đành cho ra đời tiếp phần sau kèm lời tựa: "Mọi chuyện đã xảy ra đúng như chúng ta nghĩ. Sherlock Holmes đâu có chết khi rơi xuống vực. Thật ra anh ta không rơi xuống vực, mà đã tìm cách bò dọc theo tảng đá để thoát khỏi tay kẻ thù".
Ông còn giải thích với độc giả rằng, chỉ có Moriarty rơi xuống thác, còn Holmes "vì có nhiều kẻ thù nên chưa thể chết ngay được". Rõ ràng, áp lực của dư luận đã khiến nhà văn phát cuồng. Không ít lần nhà văn người Anh nghĩ đến chuyện tự kết liễu đời mình để được rảnh rang.

Đời thực của Conan Doyle
Người nhà gia đình Doyle cũng cho biết, nhiều lúc ông khá hung bạo. Ông thậm chí còn cùng mẹ "ép" cha vào viện tâm thần khi ông này hoàn toàn minh mẫn. Nếu như thuở nhỏ, Doyle là đứa trẻ thường xuyên bắt nạt bạn bè thì sau này, khi ở vị thế làm cha, ông đã khiến con cái phải khiếp đảm. Mary - con gái chung của ông với người vợ đầu từng có lúc phải thổ lộ với cậu em trai: "Chị không hề nhận được một lời yêu thương, một cử chỉ ân cần, âu yếm nào của bố suốt hai năm kể từ ngày mẹ mất".
Anh Văn
-------------------------------------------------------------
 ĐỌC TRUYỆN Conan Doyle

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH