Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

SUY NGẪM VỀ "TƯ SẢN ĐỎ" 5

-Vì sao đất nước ta có cuộc chiến tranh chống Mỹ? Đó là câu hỏi cần có một câu trả lời dãi bày dài. Nhưng nếu chỉ cho phép trả lời ngắn gọn nhất thì là thế này: tại Đế Quốc Mỹ! Tại Đế Quốc Mỹ hồi đó quá sợ Chủ nghĩa Cộng sản, hoang tưởng đến sự bành trướng ra khắp thế giới của nó, nên đã dùng mưu mô xảo quyệt, huy động sức người sức của của cả Mỹ và Việt Nam để ngăn chặn.
-Chiến công hiển hách của Đảng cộng sản Việt Nam là dẫn dắt dân tộc Việt Nam giành lại chủ quyền tổ quốc từ tay Thực Dân Pháp, hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc một cách oanh liệt, rồi lập nên chiến công lẫy lừng có một không hai là đuổi Mỹ diệt ngụy, thu giang sơn về một mối, hoàn thành nghĩa vụ nặng nề với tổ tiên.
-Sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, đảng cs Việt Nam lại lập tức dẫn dắt dân tộc tiếp tục làm cuộc cách mạng thứ hai đã thực hiện dang dở và ít nhiều thu được thành tựu ở miền Bắc: cách mạng vô sản.
-Như đã nêu, mục đích của cuộc cách mạng vô sản là xóa bỏ bóc lột, đem cơm áo, tự do, hạnh phúc đến cho quảng đại quần chúng cần lao.
-Phải nói rằng, mục đích cơ bản của cách mạng vô sản cũng là mục đích cơ bản xưa nay của mọi cuộc cách mạng tiến bộ quần chúng. Do có sự chiếm đoạt nguồn sống, đe dọa đến sự sống còn, nên quần chúng mới nổi dậy đấu tranh, làm cách mạng để đòi lại quyền sống cơ bản của mình. Nó cũng chính là cuộc sống lý tưởng phản ánh trong các chuyện thần tiên, là ước mơ ngàn đời của toàn nhân loại. Đó là ước mơ giản dị, chính đáng và cũng là trạng thái xã hội cuối cùng của một xã hội văn minh.
-Mục đích của đảng cs Việt Nam cũng đại khái như vậy. Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 ghi: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới". 
-Đó là một sự tiến bộ vượt bậc của nhận thức từ thực tiễn cách mạng. Vì năm 1935, điều lệ đảng ghi: "Đảng Cộng sản Đông Dương, đội tiền phong duy nhất của vô sản giai cấp, tranh đấu để thu phục đa số quần chúng vô sản, lãnh đạo nông dân lao động và tất thảy quần chúng lao động khác, chỉ huy họ làm cách mạng phản đế và điền địa (mưu cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập, dân cày được ruộng đất, các dân tộc thiểu số được giải phóng), lập chính quyền Xô viết công nông binh, đặng dự bị điều kiện tranh đấu thực hiện vô sản chuyên chính, kiến thiết xã hội chủ nghĩa là thời kỳ đầu của cộng sản chủ nghĩa theo chương trình của Quốc tế Cộng sản". Sau đó, Điều lệ Đảng năm 1951 xác định: "Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam(...)Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Marx - Engels - Lenin - Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng".
-Nhưng cho dù nhận thức đã hợp lý hơn và cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể thì cũng như thông thường một nước sau chiến tranh xây dựng lại kinh tế, không có gì nổi bật gọi là đặc trưng về tính ưu việt của chủ nghĩa cộng sản mang lại. Thậm chí còn  bộc lộ ra nhiều suy đồi đi ngược lại mong muốn của đảng cs. Chẳng hạn như nạn suy đồi đạo đức xã hội, nạn tham nhũng, nạn nhũng nhiễu-hối lộ, nạn chạy chức chạy quyền, nạn tham quyền cố vị,..., và nhất là vấn nạn thao túng lợi ích nhóm đang hàng ngày hàng giờ hình thành một tầng lớp có đủ tính chất của một giai cấp thường gọi là "tư sản đỏ". Vì sao vậy? Phải chăng điều 4 của Hiến pháp Việt Nam: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Marx - Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội", là những lời sáo rỗng.
-Rõ ràng, sự lạc hậu và bảo thủ về nhận thức đã làm cho việc xác định mục đích chưa đích đáng, và là nguyên nhân chủ yếu làm trì trệ sự phát triển kinh tế theo định hướng XHCN.
------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cận cảnh núi tài sản khủng thu giữ được khi cảnh sát lục soát tư gia của Đinh La Thăng
 Là người tôn sùng “địa phương chủ nghĩa” nên hầu hết dân Nam Định đều được Thăng nâng đỡ. Đã có thời Tập Đoàn Dầu Khí là bãi chiến trường của dân Nam Định và dân Nghệ An vì khi về Tập Đoàn Dầu Khí, Đinh La Thăng đã mang theo nửa tỉnh Nam Định về, cơ cấu lung tung. Đặc biệt Thăng rất thích thể hiện vai trò bảo kê các đàn em, nên xung quanh Thăng luôn luôn có mấy chục đệ tử theo hầu, nào là bạn chính trị như Đinh Thế Huynh, Đinh Quốc Thái (Chủ Tịch Đồng Nai – người đã được Thăng lobby với anh 3D chi 30 tỷ để làm Chủ tịch) nào là bạn học như Khắc, Thái, em ruột như Thắng “cận”... nào là các đàn em như Thuận, Lãm, Phong…
                                        Sự giàu lên của các đại gia làm “nghèo đi” đất nước
Tư dinh 10,000 mét vuông của ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công An tỉnh Yên Bái, tại phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. (Hình: Báo Giáo Dục Việt Nam)
Toàn cảnh biệt phủ hơn 13,000 mét vuông của ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Yên Bái, em ruột bà Phạm Thị Thanh Trà, bí thư tỉnh này, thuộc phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. (Hình: Báo điện tử Zing)

Thu phí BOT: Khác gì ép 'mãi lộ'?

  • 4 giờ trước

Bản quyền hình ảnh Other
Image caption
Luật sư Trần Quốc Thuận Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng cách làm xây dựng và thu phí như BOT ở Cai Lậy, Tiền Giang về mặt chủ trương là 'sai lè lè'.

Xây dựng và triển khai thu phí BOT giao thông đường bộ hiện nay là 'sai lè lè' về mặt chủ trương ở nhiều nơi và cách thu phí chẳng khác gì ép người tham gia giao thông phải 'trả tiền mãi lộ', theo một cựu quan chức ban lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam và luật sư từ Sài Gòn.
Bình luận với Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm 07/12/2017 về các dự án BOT đang gây tranh cãi ở trong nước, trong đó có BOT thu phí giao thông đường bộ ở Cai Lậy, Tiền Giang, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
Bàn tròn thứ Năm: phí BOT hay 'tiền mãi lộ'?
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói về BOT
Quốc hội VN giám sát BOT tới đâu?






Tài xế đòi quyền lợi ở BOT Cai Lậy
BOT Cai Lậy: Cơ hội cho 'Chính phủ kiến tạo'?
"Đây là một vụ mà cách bức xúc của người dân cũng hao hao như vụ Đồng Tâm ở Hà Nội trước đây về đất đai mà hiện bây giờ vẫn chưa giải quyết được. Tại vì, người dân, đẩy họ vào con đường cùng mà trong khi đó chủ trương của mình [Việt Nam] nói thế nào đó là sai lè lè.



"Mà cái sai điển hình nhất là vụ xảy ra người ta đã phản ánh từ tháng 8/2017 thì đình, thì Thường vụ Quốc hội vào ngày 21/10 vừa qua đã ra Nghị quyết 437 nêu rõ hình thức hợp đồng BOT áp dụng với các tuyến đường mới để đảm bảo quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện nay.
"Như vậy thì làm BOT để người ta chọn lựa để người ta muốn đi BOT thì người ta trả tiền, còn đi trên độc đạo quốc lộ thì không phải trả tiền, vì cái đó người ta đã đóng thuế bảo dưỡng đường bộ này, kia rồi.
"Ví dụ bây giờ như Đèo Cả giữa Khánh Hòa với Phú Yên có đường hầm, ai muốn đi đường hầm phải trả tiền, còn ai muốn đi đường đèo thì không phải trả tiền, đó có một sự chọn lựa."

'Thỏa hiệp không đúng nguyên tắc'




Bản quyền hình ảnh Other
Image caption
bot Bản đồ đánh dấu các trạm BOT ở Việt Nam
Thủ tướng Phúc tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy
BOT Cai Lậy tạm ngừng, sau một ngày 'hỗn loạn'
Tại cuộc tọa đàm, một khách mời khác của BBC, ông Huỳnh Bảo Long, doanh nhân và là người tham gia giao thông trả phí tại trạm BOT đường bộ Cai Lậy đề nghị về việc cho phép lập hai trạm thu phí BOT, về vấn đề này, Luật sư Trần Quốc Thuận nêu quan điểm:
"Ông Huỳnh Bảo Long nói đặt hai trạm, một trạm ở Quốc lộ, một trạm ở bên đường tránh để mà tính giá, chẳng hạn bảy nghìn [đồng] rồi mấy nghìn đó, tôi cho rằng đó cũng là cách thỏa hiệp không đúng nguyên tắc.



"Bởi vì trên quốc lộ không được đặt, khi nào mở rộng quốc lộ đó, gấp hai, gấp ba bề rộng ra, thì lúc đó mới tính đến phải thu phí bù lại tiền mở rộng.
"Nếu trong quốc lộ mà nâng cấp, đó là tiền đường người dân đã đóng rồi, thì không phải trả tiền gì cả," Luật sư Trần Quốc Thuận nêu quan điểm.
Phản hồi ý kiến của Luật sư Trần Quốc Thuận, ông Huỳnh Bửu Long, nhân vật chính trong một video clip sử dụng tiền lẻ trả phí BOT giao thông gần đây ở Cai Lậy, Tiền Giang, nói với BBC:
"Việc xảy ra vừa qua giữa cánh tài xế với nhà đầu tư gần như là chúng tôi đang đối đầu với nhau, khi xảy ra tình trạng như vậy, cả hai bên đều thiệt hại và nó sẽ xảy ra những hệ lụy bất ổn về kinh tế, bất ổn xã hội và chính trị.



Bản quyền hình ảnh BBC Tiếng Việt
Image caption
Tài xế Huỳnh Bửu Long Tài xế Huỳnh Bửu Long, người được mạng xã hội gọi là 'Hot boy tiền lẻ', tham gia Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 07/12/2017
"Ý của tôi muốn đề nghị hai trạm thu phí như vậy [là] chúng tôi muốn san sẻ với nhà đầu tư để mình kết thúc đi sự việc đối đầu với nhau như thế này để nhà đầu tư có thể thu hồi được vốn, anh em tài xế có thời gian chăm lo cho cuộc sống gia đình.
"Điều đó mình nhịn một bước để mình tiến đến một sự hài hòa, thì tại sao lại không thể?" ông Huỳnh Bửu Long nói với Bàn Tròn thứ Năm. 
Quí vị có thể bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn tròn thứ Năm hôm 07/12/2017về chủ đề BOT và một số vấn đề khác
THỦ TƯỚNG QUYẾT ĐỊNH TẠM DỪNG TRẠM THU PHÍ CAI LẬY!
Tối 4/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan cùng với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đề tìm giải pháp cho Trạm thu phí BOT Cai Lậy.
Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, tuyến tránh Cai Lậy là một trong 88 tuyến giao thông được xây dựng theo hình thức BOT. Đây là các dự án được xây dựng theo Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị.quyết 108 của Chính phủ về huy động nguồn lực ngoài xã hội để hiện đại hóa hạ tầng giao thông. Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước đã vào kiểm tra dự án này và hiện Thanh tra Bộ Giao thông vận tải đang kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ tướng. Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định nếu phát hiện ai có sai phạm, kể cả Bộ trưởng, đều sẽ kỷ luật nghiêm khắc.
Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cho biết, cảnh sát giao thông đã ghi hình cũng như thống kê được danh sách 14 xe ở những tỉnh khác, không phải ở các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên chạy đi chạy lại qua trạm BOT Cai Lậy để gây rối.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo 3 phương án đối với tuyến tránh Cai Lậy. Sau khi lắng nghe các ý kiến đối với các phương án này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định tạm dừng thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy từ 1-2 tháng để Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan tiếp tục làm rõ mọi vấn đề, đồng thời đề xuất phương án trên cơ sở khoa học và phù hợp thực tiễn.
Thủ tướng nhấn mạnh có những vấn đề đúng pháp luật, đúng quy trình nhưng không phù hợp thực tiễn, không hợp lòng dân thì chúng ta vẫn phải nghiêm túc lắng nghe, cầu thị tiếp thu để sửa chữa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định chủ trương xây dựng hạ tầng giao thông theo hình thức BOT là đúng đắn và cần tiếp tục hình thức này để xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại.
Trên tinh thần đó, trong khi Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện phương án cuối cùng trình Thường trực Chính phủ quyết định, các cơ quan liên quan cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm như khai tăng khối lượng, cũng như xem lại mức phí và vị trí đặt trạm thu phí để vừa bảo đảm quyền lợi của người dân vừa góp phần thúc đẩy các dự án BOT giao thông. Kiên quyết không được để vấn đề kinh tế phát sinh thành các bất ổn xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải đánh giá tổng thể cơ chế chính sách đầu tư đối với các dự án BOT, đẩy mạnh triển khai việc thu phí không dừng ở những tuyến có điều kiện.
Sau khi Thường trực Chính phủ quyết định phương án cuối cùng đối với dự án tuyến tránh Cai Lậy, Bộ Giao thông vận tải cùng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức họp báo để công bố công khai, minh bạch phương án này.

Chuyên gia: 'Đặt trạm thu phí ở Cai Lậy là sai hoàn toàn'

Theo các chuyên gia, về nguyên tắc dự án ở đâu phải đặt trạm thu phí ở đó, không thể làm đường mới một nơi lại thu phí nơi khác.

Để tránh kẹt xe, ùn tắc qua thị trấn Cai Lậy, năm 2009 Bộ Giao thông Vận tải cho khảo sát, lập đề cương làm tuyến đường tránh với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Năm 2013, nhà đầu tư xin sửa chữa Quốc lộ 1 với kinh phí 300 tỷ đồng và bổ sung luôn vào dự án đường tránh.
Hiện trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1, thu phí cả xe qua quốc lộ và tuyến tránh. Điều này khiến tài xế bức xúc đòi di dời trạm vào tuyến tránh, vì đây mới là đường được đầu tư mới. Còn quốc lộ sửa chữa, họ bảo đã đóng phí bão trì đường bộ hàng năm. Mới đây, Bộ GTVT đã cho giảm mức phí tại trạm Cai Lậy, tuy nhiên tài xế cho biết sẽ tiếp tục phản đối.
Liên quan đến vấn đề này, TS. KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng việc đặt trạm thu phí Cai Lậy hiện nay để thu phí toàn bộ xe đi trên Quốc lộ 1 và tuyến đường tránh là không hợp lý. Chủ đầu tư trạm cho rằng có đóng góp xây dựng, làm mới đường tránh, sửa quốc lộ nên có quyền được thụ hưởng, đặt trạm thu phí cả hai con đường là không thuyết phục.
chuyen-gia-dat-tram-thu-phi-o-cai-lay-la-sai-hoan-toan
Tài xế dùng tiền lẻ trả phí để phản đối trạm BOT Cai Lậy. Ảnh: Hoàng Nam.
"Việc sửa chữa đường sá đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân là trách nhiệm của chính quyền. Ngân sách đường bộ người dân vẫn đóng tại sao không sử dụng để sửa mà phải nhờ đến nguồn vốn tư nhân?", ông Sơn đặt vấn đề.
Ông Sơn cho rằng, Nhà nước luôn luôn phải đảm bảo hạ tầng giao thông tối thiểu cho người dân đi lại. Còn những dự án đường tránh, đường cao tốc làm thêm cần kêu gọi nhà đầu tư tư nhân thì phải rõ ràng, minh bạch. Chính quyền có trách nhiệm cung cấp cho người dân được biết số vốn như thế nào và thu phí trong thời gian bao lâu để họ đóng góp ý kiến.
"Trong trường hợp này, quốc lộ phải được sửa chữa bằng nguồn vốn ngân sách, cho nên không thu thêm bất kỳ chi phí nào nữa. Đường tránh do tư nhân xây dựng thì trạm thu phí phải dời vào đó mới hợp tình, hợp lý", ông Sơn nói và cho rằng, phần chi phí cải tạo quốc lộ mà tư nhân đã bỏ ra, Nhà nước phải hoàn trả cho nhà đầu tư, làm được như vậy thì toàn dân sẽ đồng thuận và hết lòng ủng hộ.
Đồng quan điểm, TS Phạm Sanh (giảng viên ĐH Giao thông Vận tải) cho rằng về nguyên tắc đối với dự án BOT là làm ở đâu thì đặt trạm thu phí ở đó, không có văn bản nào của Nhà nước cho làm đường một chỗ lại đặt trạm thu phí ở chỗ khác. Nếu đặt trạm thu phí ở một nơi khác thì không công bằng, quá ưu ái cho nhà đầu tư mà không để ý đến quyền lợi của doanh nghiệp và người dân.
"Trạm Cai Lậy cũng lặp lại tình trạng này như ở một số dự án ngoài Bắc nhưng với cách đối phó hay hơn. Đó là người ta giả vờ kết hợp làm đường tránh dài 12,5 km với việc sửa một số chỗ trên 26 km quốc lộ để rồi cuối cùng dự án này có tên 'vừa làm đường tránh Cai Lậy vừa nâng cấp quốc lộ'. Điều này khiến dư luận thấy có một cái gì đó lắt léo, không minh bạch", ông Sanh nói.
Theo TS Sanh, Quốc lộ 1 là một con đường có sẵn lâu, Nhà nước phải lấy phí bảo trì đường bộ, hoặc nguồn ngân sách nào đó để sửa chữa. Không thể có chuyện đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng làm một con đường mới, sau đó bỏ thêm 300 tỷ đồng vá víu một đoạn đường khác rồi lại đặt trạm để thu cả hai đường. Việc này rõ ràng là sai hoàn toàn và lỗi này thuộc về Bộ Giao thông Vận tải.
Đánh giá về tình hình đầu tư các công trình giao thông theo hình thức BOT, ông Sanh cho rằng lợi ích nhóm đang thể hiện trong một số dự án. Ngay từ đầu thay vì phải đấu thầu, thì họ đưa ra các lý do này nọ để chỉ định, rồi sau đó chia nhỏ ra, cắt khúc dự án ra. Tuyến đường 100 km được cắt ra giao cho 3-4 nhà đầu tư (vì nếu giao cho một nhà đầu tư sẽ bị kiện).
"Ngay từ đầu không đấu thầu rộng rãi mà chỉ định là đã tạo ra tiêu cực rồi vì tổng mức đầu tư sẽ không được xác định chính xác. Rồi rất nhiều dự án BOT không làm công tác nghiệm thu quyết toán - cơ sở để cho thu phí - lại là một sự nhập nhằng", ông Sanh phân tích.
Theo TS Sanh, đầu tư theo hình thức BOT ở Việt Nam những năm qua bị lổ hỏng này rất nhiều, rất trầm trọng, nhưng chưa được xử lý đến nơi đến chốn, khiến người dân rất bức xúc. Trách nhiệm của các cơ quan đại diện Nhà nước, các cá nhân cho thực hiện các dự án cần phải được mổ xẻ, xử lý.
"BOT ở nước ngoài người ta làm rất nhiều, nhưng cơ quan đại diện cho Nhà nước phải có tính độc lập, khách quan để làm sao vừa bảo đảm quyền lợi cho người dân, vừa cho doanh nghiệp", ông Sanh nói.
Theo TS Nguyễn Hữu Nguyên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Quốc gia (ĐH KHXH&NV TP HCM), việc giảm phí ở trạm Cai Lậy chỉ mới giải quyết được một nửa vấn đề bức xúc của người dân. Có rất nhiều dự án đường cao tốc, đường mới người dân đều đóng phí vì mức phí cũng như vị trí đặt trạm hợp lý. Vì sao riêng chỗ trạm Cai Lậy lại bị người dân phản ứng. Đây chính là vấn đề cơ quan chức năng phải giải quyết.
"Chính quyền địa phương và Bộ GTVT phải có trách nhiệm trả lời công khai với người dân, đưa ra lý lẽ vì sao đặt trạm thu phí ở đây mà không đặt ở đường tránh? Nếu cơ quan chức năng đưa ra được lý do xác đáng thì người dân sẽ chấp nhận thôi", ông Nguyên nói.
TS Nguyên cũng cho rằng nguyên tắc của đấu thầu BOT phải là công khai, lựa chọn nhiều đơn vị tham gia. Cho nên đã gọi là đấu thầu thì không thể có chuyện chỉ định, chỉ định là đặt hàng chứ không gọi là đấu thầu nữa. Điều này là sai nguyên tắc đấu thầu.
"Phải đấu thầu công khai để nhiều nhà đầu tư tham gia thì mới có tổng mức đầu tư chính xác; có mức kiểm toán, kiểm soát bao nhiêu năm thu hồi vốn; chia ra được thu phí với mức bao nhiêu. Nếu nhìn tổng thể, BOT người dân có lợi chứ không có hại, vấn đề là cách triển khai hình thức này ở Việt Nam chưa được công khai, minh bạch", ông Nguyên đánh giá.
Trong kết luận của Thanh tra Chính phủ hôm qua cũng chỉ ra hai vi phạm chính trong việc đầu tư, quản lý dự án BOT, đó là Bộ Giao thông không thực hiện đầy đủ quy trình đấu thầu và một số dự án ghép việc cải tạo với xây dựng mới rồi đặt trạm thu phí không hợp lý.
Phản hồi kết luận này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông lý giải, 100% dự án chỉ định thầu do có tính cấp bách hoặc ít nhà đầu tư tham gia. "Đúng là chúng tôi chưa có quy trình đánh giá, xác định thế nào là dự án cấp bách, song mỗi dự án đều tính toán sự cần thiết đầu tư dựa trên hiện trạng, lấy ý kiến địa phương và các bộ ngành, rồi báo cáo Thủ tướng", ông Đông nói.

Trạm BOT Cai Lậy nằm trong dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt quốc lộ 1, hoạt động từ ngày 1/8, thời gian thu phí 6 năm 5 tháng, mức phí mỗi lượt từ 35.000 đến 180.000 đồng.
Sau một tuần hoạt động, nhiều tài xế dùng tiền lẻ 200, 500, 1.000 đồng khi qua trạm nhằm phản đối cách đặt trạm bất hợp lý. Họ yêu cầu dời trạm thu phí vào tuyến đường tránh, vì đây mới là đường được đầu tư.
Đại diện chủ đầu tư, Công ty TNHH BOT đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang lý giải, phí bảo trì mỗi năm đóng trên đầu xe chỉ đủ để "dặm vá ổ gà". Còn dự án tăng cường mặt đường trên quốc lộ do đơn vị thực hiện, bốc dỡ toàn bộ mặt đường để thảm lại nên chi phí cao hơn. Mức phí ở trạm thu cao hơn cao tốc Trung Lương vì thời gian thu ngắn hơn, chỉ hơn 6 năm so với trên 20 năm.
Ngày 16/8, Bộ Giao thông đã quyết định giảm mức phí lượt của các phương tiện qua trạm thấp nhất là 25.000 đồng, cao nhất là 160.000 đồng và miễn phí cho các xã nằm gần trạm thu phí, thực hiện từ 21/8.
Hữu Công

Chống nạn thu phí ở BOT Cai Lậy – mẫu mực về phản kháng dân sự phi bạo lực

6 điều chúng ta học được từ các tài xế ở Cai Lậy.
Cảnh thu tiền lẻ ở BOT Cai Lậy. Ảnh: Người Lao Động.
Hàng triệu độc giả của báo chí và cộng đồng mạng đang theo dõi vụ “tài xế dùng tiền lẻ khi qua trạm thu phí Cai Lậy”, với cả sự hồi hộp lẫn thích thú. Vụ Cai Lậy sau này chắc sẽ còn được kể lại nhiều lần như một chuyện vui. Nhưng còn hơn thế nữa: Những người lái xe dùng tiền lẻ đóng phí đã mang đến cho chúng ta một ví dụ tuyệt vời về phản kháng dân sự phi bạo lực, “hay lắm, đẹp lắm, có thể viết thành sách”.
Bản chất của vụ dựng chốt thu phí ở BOT Cai Lậy là Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (Giám đốc: Nguyễn Phú Hiệp) lập một trạm thu phí trên Quốc lộ 1. Trước đây, họ đã đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao) tuyến đường tránh 12 km thuộc thị xã Cai Lậy. Tuy nhiên, thay vì đặt trạm thu phí ở đường tránh thì công ty lại “xếp nhầm” nó vào Quốc lộ 1, khiến cho ngay cả những người không sử dụng đường tránh mà đi qua Quốc lộ 1 cũng phải nộp tiền. Và vì Quốc lộ 1 là đường giao thông huyết mạch với hàng chục nghìn lượt xe qua lại mỗi ngày, việc chặn đường thu phí như vậy bảo đảm nhà đầu tư không để lọt “con mồi”, ngược lại, thu được số tiền vô cùng lớn: Mỗi xe đi qua, tối thiểu cũng phải nộp 35.000 đồng/lượt (xe bốn chỗ), tối đa lên tới 180.000 đồng/lượt (xe container).  
Hai điều khiến các lái xe phẫn nộ là trạm bị đặt sai chỗ và mức phí quá cao. Thứ nhất là trạm nằm trên quốc lộ nên kể cả người không sử dụng đường tránh cũng phải đóng tiền. Thứ hai là mức phí bất hợp lý. Anh Vũ Huy Hoàng, một tài xế 45 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh, cho biết: “Một tuyến đường tránh chỉ dài 12 km mà áp phí gần bằng đường cao tốc Trung Lương 50 km. Tôi lái xe bốn chỗ vào đường cao tốc Trung Lương, mất 40.000 đồng, mà qua Cai Lậy mất 35.000 đồng”.
“Bên công ty đầu tư lý giải là ngoài làm đường tránh, họ còn “tăng cường mặt đường” 26 km trên Quốc lộ 1 nữa. Thật ra họ chỉ phủ nhựa một số chỗ, dặm vá lại một số ổ gà và sơn phết lại vài cây cầu. Trong khi đó, đúng ra, Quốc lộ 1 phải được tu sửa bằng tiền ngân sách nhà nước, trong đó có khoản phí cầu đường mà các xe hàng năm đều đóng. Trong giá xăng cũng đã tính cả phí cầu đường rồi” – anh Hoàng nói rõ.
Lâu nay, tình trạng lập trạm bừa bãi (đường một nơi, trạm một nẻo) để thu phí BOT và nạn phí chồng phí đã xảy ra ở nhiều nơi trên khắp đất nước. Nhưng chỉ đến khi các lái xe nhìn ra được những điều bất hợp lý đó, phản kháng dân sự mới bắt đầu.
Tháng 4/2017, hàng trăm tài xế điều khiển xe di chuyển với tốc độ rùa bò qua trạm thu phí cầu Bến Thủy 1 (Nghệ An), gây ách tắc giao thông. Còn “chiến dịch tiền lẻ” ở Cai Lậy mở màn vào khoảng ngày 1/8/2017.
Bài học đầu tiên: phải hiểu biết
Trả lời câu hỏi, “vì sao các trạm BOT khác không có vấn đề gì mà Cai Lậy mới lập được hơn một tuần đã có chuyện”, anh Vũ Huy Hoàng nhận định: “Quan trọng là bây giờ tài xế bắt đầu nhìn nhận được những bất công, bất hợp lý trong chính sách rồi. Người ta có nhận thức hơn rồi. Vụ Cai Lậy này, tôi nghĩ là có “học tập kinh nghiệm” từ vụ cầu Bến Thủy”.
Kinh nghiệm đó đã từng được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội, trong những nhóm Facebook của các tài xế.
Ba ngày đầu tiên (1-3/8), theo phản ánh của nhà đầu tư, có bảy xe “dùng tiền lẻ mệnh giá 200, 500, 1.000 đồng vo tròn để trong chai nhựa, túi nhựa hoặc đưa từng tờ tiền lẻ rồi buộc nhân viên kiểm đếm lại nhiều lần” (Thanh Niên, 5/8/2017).
Những tờ tiền lẻ tưởng như chẳng có mấy giá trị nhưng nay đã trở thành trung tâm của câu chuyện. Ảnh: Người Lao Động.
Trạm thu phí phản ứng ngay: Hễ xe nào đi qua mà có hiện tượng trả tiền lẻ thì nhân viên thu phí nhấn nút, còi hụ ầm ĩ lên và lập tức có người của trạm vác máy ra quay phim, chụp hình xe đó, ghi biển số lại. Ngày 7/8, trả lời phỏng vấn báo Infonet, luật sư Nguyễn Doãn Hùng – Công ty Luật IPIC – nhận định rằng hành vi bỏ tiền lẻ vào chai nhựa, gây ùn tắc giao thông, là có dấu hiệu của tội gây rối trật tự công cộng và có thể bị phạt tù 2-7 năm.
“Thật ra lúc ấy anh em cũng hoang mang” – anh Hoàng kể. “Nhưng rồi có người có ý kiến là việc gì pháp luật không cấm thì ta có quyền làm, mà chưa có văn bản nào cấm sử dụng tiền lẻ cả, đừng nghe hù dọa. Thế là anh em vững dạ làm tới thôi”.
“Hôm đầu tiên còn ít xe dùng tiền lẻ thì trạm đối phó bằng cách cho các xe trả tiền lẻ đi vào len (lane – làn đường) dự phòng, đứng ở đó chờ nhân viên trạm ra đếm tiền. Qua ngày thứ hai, thứ ba, nhiều người hưởng ứng hơn, rồi đông quá, không đủ len dự phòng nữa, trạm đành chịu. Thế rồi nghẽn hết cả, nhiều lúc trạm phải xả cửa, không thu tiền, cho xe qua miễn phí để giải tỏa ách tắc”.
Các tài xế cũng không nhét tiền vào chai nhựa nữa mà đưa cả bó. VnExpress ghi lại, chiều 9/8, có khoảng 10 xe trả tiền lẻ mệnh giá 200, 500 đồng khi qua trạm BOT Cai Lậy, gây ùn tắc kéo dài tới 4km.
Có thể thấy ngay bài học đầu tiên mà các “tài xế tiền lẻ” ở Cai Lậy đem đến, là phải hiểu biết: nhận ra những điều bất hợp lý, hiểu quyền của mình, hiểu mình không sai, hiểu cái nguyên tắc cao nhất của pháp luật là người dân được làm mọi thứ pháp luật không cấm.
Bài học thứ hai: Bắt đầu từ việc nhỏ
Phong trào Otpor! (có nghĩa là “phản kháng”) ở Serbia để lại một nguyên tắc đấu tranh quan trọng: Bắt đầu từ những công việc nhỏ, có vẻ ít tính chính trị, ít nhạy cảm, ít nguy hiểm nhất, sao cho ai cũng có thể làm được. Và đó nên là những việc vẫn nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc gia.
Tuần hành đến Bộ Giao thông – Vận tải, ủy ban nhân dân địa phương để phản đối các trạm thu phí “nằm sai chỗ”, hoặc quyết liệt từ chối nộp phí, thì không phải ai cũng dám làm ngay vì rất dễ bị quy chụp là chống phá nhà nước. Nhưng giảm tốc độ, đi xe thật chậm, nộp tiền lẻ khi qua trạm thu phí, như các tài xế đi qua trạm cầu Bến Thủy, Cai Lậy đã làm, gây tắc nghẽn hay là “ùn ứ” theo cách gọi lâu nay của ngành cảnh sát giao thông, thì là việc đúng luật và không có gì nguy hiểm, theo nghĩa là chẳng có lý do gì để bị đàn áp. Tài xế nào cũng có thể tham gia.
Nói cách khác, hành động nộp tiền lẻ là một cách gây khó khăn cho những kẻ bóc lột, nhưng nó lại vẫn là việc chấp hành luật pháp. Vì thế, nó đặt kẻ bóc lột vào tình cảnh “tức tối nhưng không làm gì được”. Cùng lắm thì nhà đầu tư chỉ có thể làm đơn cầu cứu công an. Nhưng công an cũng bị đặt vào thế lưỡng nan: Trấn áp cũng dở (vì không có cớ, và dễ đổ thêm dầu vào lửa phẫn nộ của cư dân mạng), mà không trấn áp cũng dở (các lái xe cứ tiếp tục làm tới).
Bài học thứ ba: Thu hút dư luận ủng hộ
Mặc dù là hành động phản kháng (vốn dĩ bị gắn nhãn là chống đối ở Việt Nam), nhưng “chiến dịch tiền lẻ” của những người lái xe lại tạo được một hình ảnh hoàn toàn khác với những gì người dân thường hình dung. Đó là sự thông minh, hài hước, gây cười.
Trong các nhóm Facebook, cánh lái xe tán chuyện rôm rả, vui vẻ về “chiến dịch”. Họ đăng tải và phát tán những hình ảnh đẹp hoặc gây cười, những clip nhạc chế xung quanh vụ “tiền lẻ qua trạm Cai Lậy”.
Họ cũng có ý thức giữ gìn hình ảnh khi bị quay phim: Hình một anh lái xe trẻ (Phạm Việt) cười rạng rỡ đưa tập tiền 200 đồng cho nhân viên thu phí, do phóng viên Thanh Niên chụp, lan truyền trên mạng Internet và còn được chế lại như một tấm áp phích của thời “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”; ai nhìn thấy cũng phải phì cười và chắc chắn là sẽ không dễ quên.
Ảnh trên là ảnh thật, ảnh dưới là ảnh chế.
Giống như hiệu ứng mà quảng cáo tạo ra ở người tiêu dùng, hình ảnh này của “chiến dịch tiền lẻ” khiến cho ai chưa quan tâm, chẳng biết gì đến vụ việc, thì sẽ quan tâm; ai biết rồi thì sẽ thấy thích thú và ủng hộ những người lái xe; mà ai chống họ thì cũng khó mà dám công khai chửi bới (trừ một số ít có tư duy như dư luận viên).
Nói về “chiến dịch tiền lẻ”, người ta không thấy ở việc phản kháng đó một hành vi cực đoan, thù hận nào cụ thể, mà chỉ nhớ đến nụ cười rạng rỡ, khuôn mặt dễ mến của anh chàng lái xe, và gương mặt kiên nhẫn của cô nhân viên thu phí cầm xấp tiền lẻ. Phạm Việt được mệnh danh là “hot boy Cai Lậy”.
Bên cạnh việc chấp hành pháp luật, trong việc tạo một hình ảnh đáng mến, các lái xe cũng nhắc nhau giữ thái độ ôn hòa, tránh mọi điều tiếng rằng họ thô tục hay bạo lực. Tất nhiên, vẫn có một vài bài báo trong đó có những câu, từ mang tính chụp mũ, như: “Không chỉ vậy, một vài tài xế còn có lời lẽ không đúng mực gây ức chế tâm lý cho nhân viên” (Thanh Niên, 5/8), “Trạm thu phí dịch vụ đường bộ Cai Lậy đã tạm ngưng thu phí sau khi một số đối tượng xuất hiện cản trở, không cho thu phí” (Tuổi Trẻ, 15/8). Song, tất cả đều bị cộng đồng mạng chỉ trích, cũng như mọi phản ứng tiêu cực của nhà đầu tư hay quan chức đều bị bêu lên mạng, đặc biệt nhờ vai trò của một số Facebooker có ảnh hưởng. Và đó là bài học thứ tư, thứ năm.
Bài học thứ tư: Có người nổi tiếng góp sức
Trong mọi chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội về một vấn đề nào đó, không thể thiếu các Facebooker nổi tiếng. Vụ “tiền lẻ qua trạm Cai Lậy” của các lái xe cũng vậy, ngay từ đầu, nó đã được nhiều Facebooker chính trị có tiếng như Hoàng Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Chí Tuyến, các nhà báo Trung Bảo, Trương Hữu Danh hưởng ứng.
Nói cách khác, chọn lựa những người có ảnh hưởng và tranh thủ sự ủng hộ của họ là việc khôn ngoan mà các phong trào phản kháng dân sự nên thực hiện.
Bài học thứ năm: Vạch trần mọi hành vi xấu
Mọi phát ngôn, hành động tiêu cực của nhà đầu tư hoặc quan chức đều bị bêu lên mạng để dư luận chỉ trích và chê cười.
Ví dụ như chuyện ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH BOT đầu tư QL1 Tiền Giang, gửi đơn cầu cứu công an tỉnh; chuyện nhà đầu tư quay phim, ghi hình các tài xế, ghi biển số xe họ, nộp cho công an; chuyện ông Trần Văn Bon – Giám đốc Sở Giao thông – gửi công văn đến UBND tỉnh Tiền Giang, quy chụp hành động trả tiền lẻ qua trạm là chống đối nhà đầu tư; chuyện ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, gọi hành vi bỏ tiền lẻ vào chai nộp phí là “văn hóa ứng xử có vấn đề”.
Trên thực tế, chính công an địa phương, nơi đặt trạm BOT, còn bị buộc tội là có hành động gây rối, tấn công người dân. Nhân chứng (dân địa phương) khẳng định ông Huỳnh Văn Tài, Trưởng công an xã Phú An, mặc thường phục, đã ném đá bươu đầu phóng viên báo Thanh Niên tác nghiệp ở trạm Cai Lậy. Đoạn clip ghi lại cảnh này cũng đã được tung lên mạng.
Từ quan chức, nhà đầu tư, đến công an, ai làm sai đều bị cộng đồng mạng phát hiện, lên án và chế nhạo. Trạm BOT Cai Lậy bị gọi là “trạm hút máu Cai Lậy”.
Điều đó đẩy tất cả bọn họ vào tình trạng phải thủ thế hoặc yếu thế, khó mà công khai ra tay mạnh hơn nữa. Nói cách khác, vạch trần, công bố rộng rãi, chỉ trích cái xấu, cái tiêu cực chính là một cách tự bảo vệ.
Bài học thứ sáu: Can đảm, đi đến cùng
Đây không phải là bài học cuối cùng. Đấu tranh thay đổi xã hội, phản kháng dân sự là những công việc khó khăn và đòi hỏi nhiều phẩm chất, kỹ năng, kiến thức, và có thể rút ra từ đó rất nhiều bài học. Song, can đảm, không sợ hãi để đi đến cùng là một phẩm chất nổi bật.
Anh Vũ Huy Hoàng cho biết: “Anh em tài xế lạc quan. Rất tin là đấu tranh sẽ đạt kết quả mong muốn. Tất nhiên có những người vẫn đóng tiền bình thường khi đi qua trạm, nhưng những ai đã tham gia “chiến dịch tiền lẻ” này rồi thì đều vững vàng lắm.”
“Anh em cũng vẫn bàn bạc với nhau, dự đoán trước các khả năng đối phó của phía nhà đầu tư để nghĩ ra cách hóa giải mới. Cái chúng tôi muốn đạt được là phải dẹp cái trạm BOT đó về đúng vị trí của nó và thu đúng giá trị mà nhà đầu tư đã bỏ ra để làm đường tránh. Cứ công ty nào làm đường tránh lại dựng trạm bừa phứa, đè cổ dân ra thu tiền, thì loạn”, anh nói.

Bình luận

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét