ĂN VÀNG TRẢ KHẾ!
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tại sao họ không trả nhà cho gia đình cụ TRỊNH VĂN BÔ người hiến hơn 5000 lượng vàng
Cánh cửa căn hộ ở đường Láng mở ra... Tiếp tôi là chủ nhà,
ông Nguyễn Hanh năm ấy ( 2013) tròn 90 và vợ Phạm Thị Cúc 86 tuổi. Bà
Cúc ngó còn minh mẫn. Ông Hanh đi lại đã phải có người dìu. Sự tháo vát
hiếu thảo của 3 người con của ông bà đã vượt thoát cho cả nhà bà cùng bố
mẹ ra khỏi căn hộ chật chội tù túng ẩm ướt kế ngay nhà vệ sinh công
cộng ở 117 Hàng Bạc.
Uẩn khúc biệt thự 34 Hoàng Diệu qua lời kể của Trịnh Cần Chính
Năm 1954, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, chính phủ từ Việt Bắc trở về Hà
Nội, Bộ Quốc phòng yêu cầu mượn tạm căn biệt thự của ông bà tại 34 Hoàng
Diệu, Hà Nội có khuôn viên rộng 3.000 m2, phố Hoàng Diệu gần Cột Cờ,
sát khu vực quân sự của Bộ Quốc phòng. Bản giao kèo cho mượn trong 2 năm
(từ 1954 đến 1956) có chữ ký cam kết của đại tướng Hoàng Văn Thái, Tổng
Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân lúc bấy giờ. Theo như lời hứa của
tướng Thái (sau này là đại tướng) thì "khi nào Bắc Nam thống nhất, quân
đội sẽ trả anh chị"...
Hơn 20 năm sau ngày Thống nhất (và Đại tướng Hoàng Văn Thái cũng đã qua
đời), ông bà có yêu cầu trả lại nhà để làm nơi cư trú cho gia đình, bấy
giờ gần 40 người. Lúc này, gia đình ông bà Trịnh Văn Bô đã có 7 người
con, đều lập gia đình, có đúng 30 cháu và chắt, tất cả 40 người ở tại
ngôi nhà cũ chật chội 24 phố Nguyễn Gia Thiều, gần hồ Thiền Quang.
Dù có xác nhận của các lãnh đạo cấp cao như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng,
Lê Đức Thọ, và gia đình tướng Hoàng Văn Thái cũng đã chuyển chỗ ở nhưng
mãi sau khi ông qua đời năm 1988, căn nhà vẫn chưa được hoàn trả cho
gia đình ông.[2]
Trong những năm sau đó, bà Hoàng Thị Minh Hồ nhiều lần kiến nghị đến các
cấp khác nhau, thậm chí có những quyết định, chỉ đạo của các lãnh đạo
cấp cao đương nhiệm như Đỗ Mười, Lê Quang Đạo, Võ Văn Kiệt, Phan Văn
Khải, nhưng sự việc vẫn không được giải quyết[2]. Mãi đến năm 2003, bà
mới trở về được ngôi nhà mà gia đình bà đã cho mượn gần 50 năm trước
nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà tính đến hiện
nay.
Biệt Thự Cổ số 34 Sát Nhà Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Ly kì chuyện 'đòi' nhà cho mượn của người hiến tặng hơn 5 nghìn lượng vàng
Những thương gia yêu nước nổi tiếng trong lịch sử
Giai đoạn lịch sử đầu thế kỷ 20 đã sinh ra nhiều thương gia Việt giàu
có, trong đó không ít người hiến tặng cả cuộc đời và sản nghiệp cho sự
nghiệp cách mạng của dân tộc.
Gia đình ông Trịnh Văn Bô hiến 5.000 lượng vàng cho Cách mạng
Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là con út trong gia đình 3 anh chị em, cha
là cụ Trịnh Phúc Lợi, một doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20.Năm
1932, ông lập gia đình với bà Hoàng Thị Minh Hồ, con gái của cụ Hoàng
Đạo Phương, một nhà nho và cũng là thương gia giàu có. Bà Minh Hồ đóng
vai trò quan trọng trong sự nghiệp kinh doanh của chồng.
Ông Bô cùng vợ đặt cửa hiệu buôn vải sợi Phúc Lợi tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang. Tầng hai của hiệu buôn sầm uất này từng là nơi ở của nhiều cán bộ lãnh đạo cách mạng cấp cao của Việt Nam khi chuyển hoạt động từ chiến khu về Hà Nội, trong đó có cả Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính nơi đây, Bác Hồ đã khởi thảo và hoàn thành bản Tuyên Ngôn độc lập.
Thời điểm 1940, ông Bô được xem là một trong những người giàu có bậc nhất đất Hà Thành, giao thương với cả các bạn hàng ở Đông Dương, sở hữu một nhà máy dệt và kinh doanh bất động sản.
Là thương nhân giàu có, gia đình ông kinh doanh với triết lý "Buôn bán 10 đồng thì giữ lại 7, còn lại giúp đỡ người nghèo và làm việc phúc đức".
Mùa thu năm 1945, sau khi giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, Chính phủ lâm thời mới thành lập gặp nhiều khó khăn về tài chính. Kho bạc Trung ương đối mặt với khoản nợ ngắn hạn phải thanh toán lên đến 564 triệu đồng, trong khi ngân khố chỉ còn hơn 1,2 triệu đồng Đông Dương, mà gần một nửa là tiền rách chờ thu đổi.
Trước tình thế quá khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng kiến thành lập Quỹ Độc Lập và “Tuần lễ vàng” nhằm thu nhận tài chính và hiện vật nhân dân quyên góp cho Chính phủ. "Tuần lễ vàng" được phát động, gia đình ông đã ủng hộ tới 5.147 lượng vàng, tương đương 2 triệu đồng Đông Dương cho Chính phủ. Không những thế, vợ chồng ông Trịnh Văn Bô còn là thành viên cốt cán trong Ban vận động "Tuần lễ vàng", khích lệ giới công thương và các tầng lớp nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370 kg vàng.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ 100 tuổi của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (1914 - 2014), Bộ Tài chính đang biên soạn cuốn sách “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam” nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình ông, đồng thờiđề xuất UBND thành phố Hà Nội lấy tên cụ Trịnh Văn Bô đặt cho một con đường tại thủ đô.
Bạch Thái Bưởi - ông trùm tàu thuỷ đối đầu Thống soái Bắc Kỳ
Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874, trong một gia đình nông dân nghèo, họ Đỗ
tại làng An Phúc, tỉnh Hà Đông. Cha mất sớm, ông phải giúp mẹ sinh nhai
bằng nghề bán hàng rong.Khi đó, một nhà phú hào họ Bạch thấy ông
thông minh, lanh lợi, nên nhận làm con nuôi và đổi lại họ Bạch. Nhờ đó,
ông có cơ hội được đi học chữ quốc ngữ, chữ Pháp.
Ban đầu, công việc của ông là làm chân ký lục (nhân viên thư ký) cho một hãng buôn người Pháp ở phố Tràng Tiền (Hà Nội), sau đó sang làm với một hãng thầu công chánh. Nhờ đó, Bạch Thái Bưởi đã học được cách tổ chức, quản lý sản xuất và tiếp xúc với thiết bị, máy móc.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi người Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa, mở mang đường sá, xây dựng cầu cống. Bạch Thái Bưởi tìm cơ hội trở thành đối tác cung cấp nguyên liệu cho dự án xây dựng tuyến đường sắt lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ, bắt đầu bằng việc xây cây cầu dài 3.500 m nối Hà Nội với Gia Lâm.
Sau đó, ông bỏ vốn mua lại một hãng cầm đồ ở Nam Định, rồi mở hiệu cơm Tây ở Thanh Hóa, hãng rượu ở Thái Bình và làm cả cai thầu thuế chợ từ miền Bắc đến miền Trung. Nghiệp kinh doanh lẫy lừng nhất cho Bạch Thái Bưởi bắt đầu vào năm 1909, khi ông thuê lại ba chiếc tàu của một doanh nghiệp Pháp và mở tuyến giao thông đường biển Nam Định - Hà Nội - Bên Thủy.
Tháng 4/1916, Bạch Thái Bưởi tuyên bố thành lập Giang hải luân thuyền Bạch Thái công ty, điều hành 17 tuyến đường thủy từ Hà Nội đến Tuyên Quang, vươn ra đến tận các nước như Hong Kong, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, Singapore...
Năm 1917, Hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, Bạch Thái Bưởi mua lại 6 chiếc tàu khác của hãng này. Ngày 7/9/1919, công ty của Bạch Thái Bưởi gây tiếng vang lớn khi cho hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Cũng chính nhờ con tàu lớn đầu tiên của Việt Nam này mà Bạch Thái Bưởi được xưng tụng là “Vua tàu thủy Việt Nam".
Làm ăn với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của phương Tây, nhưng khi đặt tên các con tàu, ông đều lấy từ nguồn lịch sử của dân tộc như: Lạc Long, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi…Có lần lên tiếng bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, trong Hội nghị Kinh tế lý tài, ông bị René Robin-Thống soái Bắc kỳ lúc đó - đe dọa: “Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi”, ông đáp lại: “Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin”.
Bạch Thái Bưởi được người đương thời và các thế hệ đi sau đánh giá là một nhà tư sản dân tộc, một doanh nhân giàu ý chí tự cường, một thương gia lớn, có tinh thần tự tôn dân tộc, một tâm hồn Việt… Cũng vì thế mà ông trở thành khuôn mặt nổi tiếng của 30 năm đầu thế kỷ XX.
Nguyễn Sơn Hà - người khước từ mọi quyền lợi để theo cách mạng
Ông Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980) được biết đến như là người khai sinh
nghề sản xuất sơn dầu ở Việt Nam và là một trong những doanh nhân hàng
đầu của Việt Nam thời Pháp thuộc.
Ông sinh ra tại huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây trong một gia đình 7 anh chị em. Cha mất khi ông mới 14 tuổi, ông phải bỏ học xin làm phụ bàn giấy cho một hãng buôn của Pháp, rồi sang làm cho hãng sơn dầu Sauvage Cottu ở Hải Phòng. Tại đây, ôngkhông ngừng nung nấu ý chí tạo dựng một hãng sơn dầu của người Việt Nam.
Để giấc mơ thành hiện thực, ông ý thức trước hết phải học, phải hiểu kỹ thuật làm sơn của người phương Tây. Nhưng lúc đó tất cả các tài liệu kỹ thuật này đều viết bằng tiếng Pháp. Để đọc được tủ sách của chủ, ban ngày ông làm việc chăm chỉ, buổi tối tìm thầy học thêm tiếng Pháp, đọc hết tủ sách của ông chủ.
Khi đã nắm bắt kiến thức, để lập nghiệp, ông bán đi chiếc xe đạp lấy tiền làm vốn ban đầu, mở một cửa hàng nhỏ, bên ngoài chuyên nhận việc quét sơn, kẻ biển, quét vôi ve nhà cửa, bên trong âm thầm chế tạo thử sơn dầu.
Sản phẩm đầu tiên mà gia đình ông Nguyễn Sơn Hà tung ra thị trường là thương hiệu “Resistanco”, tiếng Pháp có nghĩa là “bền chặt”, nhưng lại không được người Pháp đánh giá cao. Không bỏ cuộc, ông tiếp tục miệt mài nghiên cứu và cuối cùng, mẫu sơn hoàn hảo ra đời.
Chất lượng sơn của ông đã chinh phục cả người tiêu dùng Pháp và Việt. Hơn nữa, giá thành sơn Resistanco rẻ hơn rất nhiều so với các loại sơn khác. Hãng Descous et Cabaud thấy sơn Résistanco đã có chỗ đứng trên thị trường nên nhận làm đại lý. Từ đó, sơn Résistanco bắt đầu được tiêu thụ khắp nơi trong nước.
Năm 1920, khi vừa tròn 26 tuổi, ông mở được xưởng sơn Gecko tại Hải Phòng, rộng 7.000m2. Không lâu sau đó, sơn Resistanco bắt đầu xuất khẩu sang các nước Đông Dương và tiêu thụ nhanh chóng. Thấy một công ty Việt phát triển quá mạnh, người Pháp khi đó tìm nhiều cách chèn ép việc kinh doanh của gia đình, nhưng Nguyễn Sơn Hà vẫn trụ vững.
Năm 1939, trong một lần vào miền Nam, ông cùng vợ tới thăm Phan Bội Châu đang bị Pháp quản thúc tại Huế. Lần gặp gỡ nhà yêu nước ở Huế đã tác động sâu sắc đến doanh nhân Nguyễn Sơn Hà. Ông quyết định ratranh cử hội đồng thành phố, tham gia tích cực các hoạt động của Hội Trí tri, Hội ánh sáng, thành lập Ban Cứu tế, Chi hội Truyền Bá quốc ngữ.Ông từng đấu tranh với Pháp, Nhật đòi mở kho tấm cám để cứu đói, đứng ra lập trường Dục Anh tại số nhà 46, phố Lạch Tray để nuôi dạy các em bé mồ côi. Trong "Tuần lễ vàng”, ông và gia đình đã hiến toàn bộ nữ trang với khoảng 10,5 kg cho cách mạng.
Sau khi người con trai cả tên Nguyễn Sơn Lâm - Đội trưởng Tự vệ Hải Phòng hy sinh trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến tại mặt trận Đông Khê (Hải Phòng), Nguyễn Sơn Hà đã quyết định đi theo con đường giải phóng dân tộc: bỏ lại toàn bộ tài sản như nhà xưởng, đồn điền, tiền của... đưa toàn bộ gia đình đi theo kháng chiến, mặc dù nhận được nhiều đề nghị từ phía thực dân Pháp sẽ trả lại hoặc đền bù tài sản bị thiệt hại nếu như ông từ bỏ kháng chiến.
Sau Cách mạnh tháng Tám, Nguyễn Sơn Hà trúng cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hải Phòng. Từ đây, ông có nhiều đóng góp cho cách mạng thông qua những sáng kiến của mình, như làm vải nhựa cách điện, sản xuất giấy than, mực in, vải che mưa, chế tạo lương khô, thuốc ho.
Sau kháng chiến chống Pháp, ông trở về Hà Nội và tiếp tục trúng cử vào Quốc hội Việt Nam khóa II, III, IV, V.
Đỗ Đình Thiện - bỏ thủ đô đưa cả gia đình lên Việt Bắc
Ông Đỗ Đình Thiện sinh năm 1904 tại làng Noi (nay thuộc Cổ Nhuế, Từ
Liêm, Hà Nội) trong một gia đình 4 anh chị em, có bố là thư ký cho một
chủ đồn điền Pháp nhưng mất sớm. Ông Thiện được mẹ nuôi dưỡng cho học chữ Nho và chữ Quốc ngữ rồi sang Pháp du học.
Tại Pháp ông học trường Đại học Canh Nông (Toulouse), vừa học vừa tham gia hoạt động cách mạng, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, rồi vào Đảng Cộng sản Pháp năm 1928.
Ông bị cảnh sát Pháp bắt giữ khi trao truyền đơn cách mạng cho những binh sĩ người Việt Nam đang trên đường hồi hương, bị kết án 4 tháng tù và bị trục xuất về nước. Trước khi sang Pháp học, gia đình đã làm lễ đính hôn cho ông với bà Trịnh Thị Điền (sinh năm 1912). Trong khi ông Thiện đang du học ở Pháp thì bà Điền ở trong nước cũng tham gia hoạt động cách mạng, bị bắt và bị kết án tù.Từ khi ông Thiện bị trục xuất về nước và bà Điền ra khỏi tù, ông bà làm đám cưới.
Bị kiểm soát gắt gao, nhà cửa thường xuyên bị khám xét, không thể trực tiếp hoạt động cách mạng được, ông bà Thiện chuyển sang làm kinh tế, mở hiệu buôn bán tơ lụa rồi tậu đất, dựng nhà máy, lập đồn điền… để khi có điều kiện sẽ ủng hộ cách mạng, giúp đỡ các đồng chí mình hoạt động. Đến đầu những năm 40 của thế kỷ trước, ông bà Thiện đã được giới tư sản Hà Nội biết tiếng. Ông tẩy chay Pháp bằng cả việc không đi xe ô tô của Pháp, mà tậu xe Ford của Mỹ.
Năm 1943, ông Thiện mua đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình) rộng 7.331 ha, được xây dựng cuối thế kỷ XIX của một chủ đồn điền người Pháp giá 2.000 lượng vàng.
Năm 1946, trước khó khăn của Đảng không có nhà in riêng để in tiền, ông Đỗ Đình Thiện đã đứng tên và bỏ tiền ra mua lại nhà in của Pháp và hiến cho Chính phủ để lập nhà in tiền.Tháng 3/1946, nhà máy in tiền Tô-panh được chuyển về đồn điền Chi Nê của gia đình ông Thiện.
Chỉ hai ngày sau khi tuyên bố độc lập, ngày 4/9/1945 Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh đặt ra Quỹ Độc lập để thu nhận các món tiền và đồ vật mà nhân dân tự nguyện đóng góp.Thời kỳ này, ông Đỗ ĐìnhThiện được cử phụ trách Quỹ Độc lập Trung ương ở Hà Nội, đóng góp nhiều tiền, vàng cho chính quyền cách mạng.Không những vậy, ông còn mua đấu giá bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do hoạ sĩ Nguyễn Sáng vẽ với giá một triệu đồng Đông Dương (khoảng gần 2.000 lạng vàng), sau đó tặng ngay cho Uỷ ban kháng chiến hành chính Thành phố Hà Nội.
Việc làm trên của ông Đỗ Đình Thiện được đánh giá là để nhằm biểu thị lòng tin tưởng của nhân dân đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, chống lại những âm mưu xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch, đồng thời để tăng ngân sách cho chính quyền cách mạng.
Lúc mới giành được chính quyền, Nhà nước chưa có bộ phận lễ tân chuyên trách do vậy việc tiếp các vị khách đặc biệt được giao cho một số gia đình có điều kiện ở Hà Nội. Ngôi nhà ở 54 Hàng Gai của gia đình ông bà Thiện trở thành "nhà khách" của Chính phủ.
Đồn điền Chi Nê không những trở thành nơi dưỡng quân cho các đơn vị trước khi lên đường vào Nam chiến đấu, điểm dừng chân của nhiều lãnh đạo Đảng. Từ cuối năm 1945 đầu năm 1946, nơi đây còn là cơ sở cung cấp lương thực, thực phẩm, trú quân cho các đơn vị lực lượng vũ trang Chiến khu 2.
Trong chuyến đi Pháp năm 1946, ông còn trở thành thư ký riêng của Hồ Chủ tịch. Năm1947, ông bà Đỗ Đình Thiện đưa cả gia đình gồm mẹ già và 4 con (nhỏ nhất 4 tuổi, lớn nhất 12 tuổi) lên Việt Bắc theo đuổi cuộc kháng chiến 9 năm.
Ông bà đã giao lại đồn điền Chi Nê cho Ban Kinh tài của Đảng quản lý, đồng thờiđóng góp gần nửa cổ phần để xây dựng Việt Nam công thương Ngân hàng (tiền thân của Ngân hàng quốc gia Việt Nam). Khi kháng chiến thắng lợi, gia đình trở về Thủ đô, sống tại nhà riêng ở 76 Nguyễn Du, Hà Nội.
Ngô Tử Hạ - ông chủ nhà in ghét thực dân Pháp
Trước cách mạng, nhà in nổi tiếng Ngô Tử Hạ là mạnh thường quân của các trí thức yêu nước muốn in ấn sách báo. Ông sinh(1882-1973),
quê ở Qui Hậu, Kim Sơn, Ninh Bình, rời quê hương nghèo đói lên Hà Nội
lập nghiệp, làm thợ cho nhà in IDEO của Pháp từ năm 17 tuổi.
Công việc nặng nhọc, vất vả mà đồng lương chẳng được là bao song Ngô Tử Hạ vẫn kiên nhẫn ở lại làm. Sau vài năm dè sẻn chi tiêu, Ngô Tử Hạ đã dành dụm đủ tiền mua được một chiếc máy in thẻ hương. Ông bèn thôi làm thuê, mà tự mình in thuê vỏ bao thẻ hương. Cứ cần mẫn, dè sẻn, rồi Ngô Tử Hạ cũng có tiền mua thêm một vài chiếc máy gỗ in vỏ bao hương nữa, mượn thêm thợ làm.
Từ bỏ lối làm nghề cò con với những chiếc máy in làm bằng gỗ đơn giản chỉ in được vỏ bao thẻ hương, Ngô Tử Hạ quyết hiện đại hoá dần việc kinh doanh nghề in của mình. Ông mua những chiếc máy in được xem là hiện đại thời bấy giờ, chưa đủ tiền mua nhiều máy, thì ban đầu mua ít, tích luỹ vốn được kha khá nhờ quản lý tốt và tiết kiệm trong chi phí kinh doanh cũng như trong tiêu dùng hàng ngày của gia đình, ông lại bỏ tiền ra mua thêm máy in mới.
Cơ sở đặt máy, lập nhà in, trước ông đi thuê, sau ông mua hẳn một khu đất rộng bên đường phố Lý Quốc Sư, gần đền thờ Lý Triều Quốc sư, lại cũng gần Nhà thờ lớn Hà Nội để xây dựng nhà in. Vị trí nhà in đắc địa, máy in nhiều và hiện đại, thợ in đông, giải quyết chóng vánh, chất lượng các hợp đồng in, uy tín của nhà in Ngô Tử Hạ ngày một được khẳng định. Khách hàng của ông bao gồm cả trong nước, lẫn từ nước ngoài, nhất là nước Pháp.
Tuy nhiên, Ngô Tử Hạ rất căm ghét thực dân Pháp và thường giao hảo với những chí sĩ có lòng yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Bùi Bằng Đoàn...
Cách mạng tháng Tám thành công, Ngô Tử Hạ là chí sĩ yêu nước được bầu làm đại biểu Quốc hội, rồi ủy viên Ban thường trực của Quốc hội khóa I và là đại biểu cao tuổi nhất.
Khi đó Ngô Tử Hạ là người đứng đầu Hội cứu tế, cứu đói của Chính phủ đã hoạt động tích cực, tận tụy vào cuộc đấu tranh chống giặc đói của Nhà nước cách mạng, góp phần vào việc giữ nước trong những ngày đầu gian nan.
Theo bản kê khai nhà đất xin hiến cho Nhà nước của gia đình cụ Ngô Tử Hạ được lập vào ngày 29/7/1960, ông đã hiến tặng Nhà số 24-48 Lý Quốc Sư và 2/12 Ngõ Huyện (diện tích 2.251 m2), nhà số 60 Nguyễn Du (diện tích 1.095 m2), nhà số 8 Lý Quốc Sư (diện tích 84 m2), nhà số 4 ngõ 339 Thịnh Yên (diện tích 2.210 m2), nhà số 31 Hàng Bông (diện tích 182 m2). Gia đình cụ Ngô chỉ giữ lại 200 m2 ở số nhà 24-48 Lý Quốc Sư và 2/12 Ngõ Huyện để ở và sau này làm nơi thờ tự.
Vợ chồng ông bà Trịnh Văn Bô đã đóng góp hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng. |
Ông Bô cùng vợ đặt cửa hiệu buôn vải sợi Phúc Lợi tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang. Tầng hai của hiệu buôn sầm uất này từng là nơi ở của nhiều cán bộ lãnh đạo cách mạng cấp cao của Việt Nam khi chuyển hoạt động từ chiến khu về Hà Nội, trong đó có cả Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính nơi đây, Bác Hồ đã khởi thảo và hoàn thành bản Tuyên Ngôn độc lập.
Thời điểm 1940, ông Bô được xem là một trong những người giàu có bậc nhất đất Hà Thành, giao thương với cả các bạn hàng ở Đông Dương, sở hữu một nhà máy dệt và kinh doanh bất động sản.
Là thương nhân giàu có, gia đình ông kinh doanh với triết lý "Buôn bán 10 đồng thì giữ lại 7, còn lại giúp đỡ người nghèo và làm việc phúc đức".
Mùa thu năm 1945, sau khi giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, Chính phủ lâm thời mới thành lập gặp nhiều khó khăn về tài chính. Kho bạc Trung ương đối mặt với khoản nợ ngắn hạn phải thanh toán lên đến 564 triệu đồng, trong khi ngân khố chỉ còn hơn 1,2 triệu đồng Đông Dương, mà gần một nửa là tiền rách chờ thu đổi.
Trước tình thế quá khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng kiến thành lập Quỹ Độc Lập và “Tuần lễ vàng” nhằm thu nhận tài chính và hiện vật nhân dân quyên góp cho Chính phủ. "Tuần lễ vàng" được phát động, gia đình ông đã ủng hộ tới 5.147 lượng vàng, tương đương 2 triệu đồng Đông Dương cho Chính phủ. Không những thế, vợ chồng ông Trịnh Văn Bô còn là thành viên cốt cán trong Ban vận động "Tuần lễ vàng", khích lệ giới công thương và các tầng lớp nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370 kg vàng.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ 100 tuổi của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (1914 - 2014), Bộ Tài chính đang biên soạn cuốn sách “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam” nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình ông, đồng thờiđề xuất UBND thành phố Hà Nội lấy tên cụ Trịnh Văn Bô đặt cho một con đường tại thủ đô.
Bạch Thái Bưởi - ông trùm tàu thuỷ đối đầu Thống soái Bắc Kỳ
Làm ăn với người Pháp, nhưng Bạch Thái Bưởi luôn bênh vực cho người dân bị trị. |
Ban đầu, công việc của ông là làm chân ký lục (nhân viên thư ký) cho một hãng buôn người Pháp ở phố Tràng Tiền (Hà Nội), sau đó sang làm với một hãng thầu công chánh. Nhờ đó, Bạch Thái Bưởi đã học được cách tổ chức, quản lý sản xuất và tiếp xúc với thiết bị, máy móc.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi người Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa, mở mang đường sá, xây dựng cầu cống. Bạch Thái Bưởi tìm cơ hội trở thành đối tác cung cấp nguyên liệu cho dự án xây dựng tuyến đường sắt lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ, bắt đầu bằng việc xây cây cầu dài 3.500 m nối Hà Nội với Gia Lâm.
Sau đó, ông bỏ vốn mua lại một hãng cầm đồ ở Nam Định, rồi mở hiệu cơm Tây ở Thanh Hóa, hãng rượu ở Thái Bình và làm cả cai thầu thuế chợ từ miền Bắc đến miền Trung. Nghiệp kinh doanh lẫy lừng nhất cho Bạch Thái Bưởi bắt đầu vào năm 1909, khi ông thuê lại ba chiếc tàu của một doanh nghiệp Pháp và mở tuyến giao thông đường biển Nam Định - Hà Nội - Bên Thủy.
Tháng 4/1916, Bạch Thái Bưởi tuyên bố thành lập Giang hải luân thuyền Bạch Thái công ty, điều hành 17 tuyến đường thủy từ Hà Nội đến Tuyên Quang, vươn ra đến tận các nước như Hong Kong, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, Singapore...
Năm 1917, Hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, Bạch Thái Bưởi mua lại 6 chiếc tàu khác của hãng này. Ngày 7/9/1919, công ty của Bạch Thái Bưởi gây tiếng vang lớn khi cho hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Cũng chính nhờ con tàu lớn đầu tiên của Việt Nam này mà Bạch Thái Bưởi được xưng tụng là “Vua tàu thủy Việt Nam".
Làm ăn với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của phương Tây, nhưng khi đặt tên các con tàu, ông đều lấy từ nguồn lịch sử của dân tộc như: Lạc Long, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi…Có lần lên tiếng bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, trong Hội nghị Kinh tế lý tài, ông bị René Robin-Thống soái Bắc kỳ lúc đó - đe dọa: “Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi”, ông đáp lại: “Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin”.
Bạch Thái Bưởi được người đương thời và các thế hệ đi sau đánh giá là một nhà tư sản dân tộc, một doanh nhân giàu ý chí tự cường, một thương gia lớn, có tinh thần tự tôn dân tộc, một tâm hồn Việt… Cũng vì thế mà ông trở thành khuôn mặt nổi tiếng của 30 năm đầu thế kỷ XX.
Nguyễn Sơn Hà - người khước từ mọi quyền lợi để theo cách mạng
Nguyễn Sơn Hà, "ông tổ" của ngành sơn Việt Nam. |
Ông sinh ra tại huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây trong một gia đình 7 anh chị em. Cha mất khi ông mới 14 tuổi, ông phải bỏ học xin làm phụ bàn giấy cho một hãng buôn của Pháp, rồi sang làm cho hãng sơn dầu Sauvage Cottu ở Hải Phòng. Tại đây, ôngkhông ngừng nung nấu ý chí tạo dựng một hãng sơn dầu của người Việt Nam.
Để giấc mơ thành hiện thực, ông ý thức trước hết phải học, phải hiểu kỹ thuật làm sơn của người phương Tây. Nhưng lúc đó tất cả các tài liệu kỹ thuật này đều viết bằng tiếng Pháp. Để đọc được tủ sách của chủ, ban ngày ông làm việc chăm chỉ, buổi tối tìm thầy học thêm tiếng Pháp, đọc hết tủ sách của ông chủ.
Khi đã nắm bắt kiến thức, để lập nghiệp, ông bán đi chiếc xe đạp lấy tiền làm vốn ban đầu, mở một cửa hàng nhỏ, bên ngoài chuyên nhận việc quét sơn, kẻ biển, quét vôi ve nhà cửa, bên trong âm thầm chế tạo thử sơn dầu.
Sản phẩm đầu tiên mà gia đình ông Nguyễn Sơn Hà tung ra thị trường là thương hiệu “Resistanco”, tiếng Pháp có nghĩa là “bền chặt”, nhưng lại không được người Pháp đánh giá cao. Không bỏ cuộc, ông tiếp tục miệt mài nghiên cứu và cuối cùng, mẫu sơn hoàn hảo ra đời.
Chất lượng sơn của ông đã chinh phục cả người tiêu dùng Pháp và Việt. Hơn nữa, giá thành sơn Resistanco rẻ hơn rất nhiều so với các loại sơn khác. Hãng Descous et Cabaud thấy sơn Résistanco đã có chỗ đứng trên thị trường nên nhận làm đại lý. Từ đó, sơn Résistanco bắt đầu được tiêu thụ khắp nơi trong nước.
Năm 1920, khi vừa tròn 26 tuổi, ông mở được xưởng sơn Gecko tại Hải Phòng, rộng 7.000m2. Không lâu sau đó, sơn Resistanco bắt đầu xuất khẩu sang các nước Đông Dương và tiêu thụ nhanh chóng. Thấy một công ty Việt phát triển quá mạnh, người Pháp khi đó tìm nhiều cách chèn ép việc kinh doanh của gia đình, nhưng Nguyễn Sơn Hà vẫn trụ vững.
Năm 1939, trong một lần vào miền Nam, ông cùng vợ tới thăm Phan Bội Châu đang bị Pháp quản thúc tại Huế. Lần gặp gỡ nhà yêu nước ở Huế đã tác động sâu sắc đến doanh nhân Nguyễn Sơn Hà. Ông quyết định ratranh cử hội đồng thành phố, tham gia tích cực các hoạt động của Hội Trí tri, Hội ánh sáng, thành lập Ban Cứu tế, Chi hội Truyền Bá quốc ngữ.Ông từng đấu tranh với Pháp, Nhật đòi mở kho tấm cám để cứu đói, đứng ra lập trường Dục Anh tại số nhà 46, phố Lạch Tray để nuôi dạy các em bé mồ côi. Trong "Tuần lễ vàng”, ông và gia đình đã hiến toàn bộ nữ trang với khoảng 10,5 kg cho cách mạng.
Sau khi người con trai cả tên Nguyễn Sơn Lâm - Đội trưởng Tự vệ Hải Phòng hy sinh trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến tại mặt trận Đông Khê (Hải Phòng), Nguyễn Sơn Hà đã quyết định đi theo con đường giải phóng dân tộc: bỏ lại toàn bộ tài sản như nhà xưởng, đồn điền, tiền của... đưa toàn bộ gia đình đi theo kháng chiến, mặc dù nhận được nhiều đề nghị từ phía thực dân Pháp sẽ trả lại hoặc đền bù tài sản bị thiệt hại nếu như ông từ bỏ kháng chiến.
Sau Cách mạnh tháng Tám, Nguyễn Sơn Hà trúng cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hải Phòng. Từ đây, ông có nhiều đóng góp cho cách mạng thông qua những sáng kiến của mình, như làm vải nhựa cách điện, sản xuất giấy than, mực in, vải che mưa, chế tạo lương khô, thuốc ho.
Sau kháng chiến chống Pháp, ông trở về Hà Nội và tiếp tục trúng cử vào Quốc hội Việt Nam khóa II, III, IV, V.
Đỗ Đình Thiện - bỏ thủ đô đưa cả gia đình lên Việt Bắc
Ông Đỗ Đình Thiện cùng gia đình tại chiến khu Việt Bắc |
Tại Pháp ông học trường Đại học Canh Nông (Toulouse), vừa học vừa tham gia hoạt động cách mạng, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, rồi vào Đảng Cộng sản Pháp năm 1928.
Ông bị cảnh sát Pháp bắt giữ khi trao truyền đơn cách mạng cho những binh sĩ người Việt Nam đang trên đường hồi hương, bị kết án 4 tháng tù và bị trục xuất về nước. Trước khi sang Pháp học, gia đình đã làm lễ đính hôn cho ông với bà Trịnh Thị Điền (sinh năm 1912). Trong khi ông Thiện đang du học ở Pháp thì bà Điền ở trong nước cũng tham gia hoạt động cách mạng, bị bắt và bị kết án tù.Từ khi ông Thiện bị trục xuất về nước và bà Điền ra khỏi tù, ông bà làm đám cưới.
Bị kiểm soát gắt gao, nhà cửa thường xuyên bị khám xét, không thể trực tiếp hoạt động cách mạng được, ông bà Thiện chuyển sang làm kinh tế, mở hiệu buôn bán tơ lụa rồi tậu đất, dựng nhà máy, lập đồn điền… để khi có điều kiện sẽ ủng hộ cách mạng, giúp đỡ các đồng chí mình hoạt động. Đến đầu những năm 40 của thế kỷ trước, ông bà Thiện đã được giới tư sản Hà Nội biết tiếng. Ông tẩy chay Pháp bằng cả việc không đi xe ô tô của Pháp, mà tậu xe Ford của Mỹ.
Năm 1943, ông Thiện mua đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình) rộng 7.331 ha, được xây dựng cuối thế kỷ XIX của một chủ đồn điền người Pháp giá 2.000 lượng vàng.
Năm 1946, trước khó khăn của Đảng không có nhà in riêng để in tiền, ông Đỗ Đình Thiện đã đứng tên và bỏ tiền ra mua lại nhà in của Pháp và hiến cho Chính phủ để lập nhà in tiền.Tháng 3/1946, nhà máy in tiền Tô-panh được chuyển về đồn điền Chi Nê của gia đình ông Thiện.
Chỉ hai ngày sau khi tuyên bố độc lập, ngày 4/9/1945 Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh đặt ra Quỹ Độc lập để thu nhận các món tiền và đồ vật mà nhân dân tự nguyện đóng góp.Thời kỳ này, ông Đỗ ĐìnhThiện được cử phụ trách Quỹ Độc lập Trung ương ở Hà Nội, đóng góp nhiều tiền, vàng cho chính quyền cách mạng.Không những vậy, ông còn mua đấu giá bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do hoạ sĩ Nguyễn Sáng vẽ với giá một triệu đồng Đông Dương (khoảng gần 2.000 lạng vàng), sau đó tặng ngay cho Uỷ ban kháng chiến hành chính Thành phố Hà Nội.
Việc làm trên của ông Đỗ Đình Thiện được đánh giá là để nhằm biểu thị lòng tin tưởng của nhân dân đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, chống lại những âm mưu xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch, đồng thời để tăng ngân sách cho chính quyền cách mạng.
Lúc mới giành được chính quyền, Nhà nước chưa có bộ phận lễ tân chuyên trách do vậy việc tiếp các vị khách đặc biệt được giao cho một số gia đình có điều kiện ở Hà Nội. Ngôi nhà ở 54 Hàng Gai của gia đình ông bà Thiện trở thành "nhà khách" của Chính phủ.
Đồn điền Chi Nê không những trở thành nơi dưỡng quân cho các đơn vị trước khi lên đường vào Nam chiến đấu, điểm dừng chân của nhiều lãnh đạo Đảng. Từ cuối năm 1945 đầu năm 1946, nơi đây còn là cơ sở cung cấp lương thực, thực phẩm, trú quân cho các đơn vị lực lượng vũ trang Chiến khu 2.
Trong chuyến đi Pháp năm 1946, ông còn trở thành thư ký riêng của Hồ Chủ tịch. Năm1947, ông bà Đỗ Đình Thiện đưa cả gia đình gồm mẹ già và 4 con (nhỏ nhất 4 tuổi, lớn nhất 12 tuổi) lên Việt Bắc theo đuổi cuộc kháng chiến 9 năm.
Ông bà đã giao lại đồn điền Chi Nê cho Ban Kinh tài của Đảng quản lý, đồng thờiđóng góp gần nửa cổ phần để xây dựng Việt Nam công thương Ngân hàng (tiền thân của Ngân hàng quốc gia Việt Nam). Khi kháng chiến thắng lợi, gia đình trở về Thủ đô, sống tại nhà riêng ở 76 Nguyễn Du, Hà Nội.
Ngô Tử Hạ - ông chủ nhà in ghét thực dân Pháp
Ông Ngô Tử Hạ ngoài cùng bên trái. |
Công việc nặng nhọc, vất vả mà đồng lương chẳng được là bao song Ngô Tử Hạ vẫn kiên nhẫn ở lại làm. Sau vài năm dè sẻn chi tiêu, Ngô Tử Hạ đã dành dụm đủ tiền mua được một chiếc máy in thẻ hương. Ông bèn thôi làm thuê, mà tự mình in thuê vỏ bao thẻ hương. Cứ cần mẫn, dè sẻn, rồi Ngô Tử Hạ cũng có tiền mua thêm một vài chiếc máy gỗ in vỏ bao hương nữa, mượn thêm thợ làm.
Từ bỏ lối làm nghề cò con với những chiếc máy in làm bằng gỗ đơn giản chỉ in được vỏ bao thẻ hương, Ngô Tử Hạ quyết hiện đại hoá dần việc kinh doanh nghề in của mình. Ông mua những chiếc máy in được xem là hiện đại thời bấy giờ, chưa đủ tiền mua nhiều máy, thì ban đầu mua ít, tích luỹ vốn được kha khá nhờ quản lý tốt và tiết kiệm trong chi phí kinh doanh cũng như trong tiêu dùng hàng ngày của gia đình, ông lại bỏ tiền ra mua thêm máy in mới.
Cơ sở đặt máy, lập nhà in, trước ông đi thuê, sau ông mua hẳn một khu đất rộng bên đường phố Lý Quốc Sư, gần đền thờ Lý Triều Quốc sư, lại cũng gần Nhà thờ lớn Hà Nội để xây dựng nhà in. Vị trí nhà in đắc địa, máy in nhiều và hiện đại, thợ in đông, giải quyết chóng vánh, chất lượng các hợp đồng in, uy tín của nhà in Ngô Tử Hạ ngày một được khẳng định. Khách hàng của ông bao gồm cả trong nước, lẫn từ nước ngoài, nhất là nước Pháp.
Tuy nhiên, Ngô Tử Hạ rất căm ghét thực dân Pháp và thường giao hảo với những chí sĩ có lòng yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Bùi Bằng Đoàn...
Cách mạng tháng Tám thành công, Ngô Tử Hạ là chí sĩ yêu nước được bầu làm đại biểu Quốc hội, rồi ủy viên Ban thường trực của Quốc hội khóa I và là đại biểu cao tuổi nhất.
Khi đó Ngô Tử Hạ là người đứng đầu Hội cứu tế, cứu đói của Chính phủ đã hoạt động tích cực, tận tụy vào cuộc đấu tranh chống giặc đói của Nhà nước cách mạng, góp phần vào việc giữ nước trong những ngày đầu gian nan.
Theo bản kê khai nhà đất xin hiến cho Nhà nước của gia đình cụ Ngô Tử Hạ được lập vào ngày 29/7/1960, ông đã hiến tặng Nhà số 24-48 Lý Quốc Sư và 2/12 Ngõ Huyện (diện tích 2.251 m2), nhà số 60 Nguyễn Du (diện tích 1.095 m2), nhà số 8 Lý Quốc Sư (diện tích 84 m2), nhà số 4 ngõ 339 Thịnh Yên (diện tích 2.210 m2), nhà số 31 Hàng Bông (diện tích 182 m2). Gia đình cụ Ngô chỉ giữ lại 200 m2 ở số nhà 24-48 Lý Quốc Sư và 2/12 Ngõ Huyện để ở và sau này làm nơi thờ tự.
Về ngôi biệt thự số 34 Hoàng Diệu, cạnh nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thế lực bí ẩn nào đứng sau việc ngăn cản trả nhà cho gia đình cụ Trịnh Văn Bô
Vị doanh nhân hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng
Huyền ThưVnexpress
04:33' CH - Thứ năm, 20/08/2015
Số
vàng gia đình thương nhân Hà thành Trịnh Văn Bô quyên góp tương đương 2
triệu đồng Đông Dương, nguồn lực quý báu trong bối cảnh tài chính đất
nước kiệt quệ sau Cách mạng tháng Tám...
Mùa thu năm 1945, bên cạnh niềm hân hoan giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, Chính phủ lâm thời mới thành lập gặp nhiều khó khăn về tài chính. Kho bạc Trung ương lúc đó đối mặt với khoản nợ ngắn hạn phải thanh toán lên đến 564 triệu đồng, trong khi ngân khố chỉ còn hơn 1,2 triệu đồng Đông Dương mà gần một nửa là tiền rách chờ thu đổi.
Trong thế "ngàn cân treo sợi tóc", mọi công việc từ tổ chức bộ máy Nhà nước, xây dựng lực lượng vũ trang, giải quyết nạn đói, thiên tai… đều cần có tiền, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng kiến thành lập Quỹ Độc Lập, thu nhận tài chính và hiện vật nhân dân quyên góp cho Chính phủ. Trong khuôn khổ của Quỹ, Tuần lễ vàng được phát động từ ngày 17/9/1945 trên khắp mọi miền đất nước.
Hưởng
ứng lời kêu gọi trên, ngay tại Hà Nội, từ những người lao động nghèo
đến những nhà tư sản, điền chủ... đều hết lòng đóng góp. Trong số này,
nổi bật là gia đình thương nhân Trịnh Văn Bô, chủ tiệm vải Trịnh Phúc
Lợi số 48 Hàng Ngang, nổi tiếng Hà thành thời đó. Theo tổng hợp của Bộ
Tài chính, lúc khốn khó nhất, gia đình đã ủng hộ tới 5.147 lượng vàng
(193,012 kg), tương đương 2 triệu đồng Đông Dương cho Chính phủ. Ngoài
ra, vợ chồng ông Trịnh Văn Bô còn là thành viên cốt cán trong Ban vận
động Tuần lễ vàng, khích lệ giới công thương và các tầng lớp nhân dân
quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370 kg vàng.
"So với chỉ 1,2 triệu đồng Đông Dương, đa phần rách nát, chờ tiêu hủy trong ngân khố lúc đó, vai trò của những doanh nhân yêu nước như cụ Trịnh Văn Bô lại có ý nghĩa hơn bao giờ hết", Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp bày tỏ trong một cuộc tọa đàm khoa học Bộ Tài chính tổ chức cuối tháng 7 về chủ đề "Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng".
Hay theo nhận xét của nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế: "Đây là một gia đình tiêu biểu, có công lớn với dân tộc, với cách mạng, tạo nguồn tài chính cho những ngày đầu của chính quyền cách mạng non trẻ".
Ông
Trịnh Văn Bô sinh năm 1914, là con út trong gia đình 3 anh chị em. Thân
sinh là cụ Trịnh Phúc Lợi, một doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20. Mẹ
ông họ Phan, người gốc Hoa, về sau cùng chồng quản lý thành công hiệu
buôn Phúc Lợi. Cậu ruột cũng là chủ một hiệu buôn. Không chỉ là một
doanh nhân thành đạt, cha ông còn là thầy của nhiều doanh nhân nổi danh
như Nguyễn Đức Mậu (hiệu Phát Đạt), Mai Bá Lân (hiệu Lợi Quyền), Vương
Xuân Tọa (hiệu Lợi Hòa)...
Năm 1932, ông lập gia đình với bà Hoàng Thị Minh Hồ, ái nữ của cụ Hoàng Đạo Phương, một nhà nho và cũng là thương gia giàu có đất Hà Nội xưa. Trong sự nghiệp kinh doanh của chồng, bà Minh Hồ đóng một vai trò quan trọng. Theo lời kể của bà, toàn bộ tài sản gia đình có được đều nhờ tiệm vải Phúc Lợi. Tiệm không chỉ phục vụ người Việt mà còn giao thương khắp khu vực Đông Dương, Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Ấn Độ...
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ năm nay đã gần 100 tuổi, vẫn còn minh mẫn. Tiếp phóng viên VnExpress tại nhà riêng, cụ tự tay rót trà mà không hề run. Khi hỏi đến chuyện kinh doanh của gia đình, cụ kể lại từng chi tiết, từng con số, thi thoảng pha chút dí dỏm của một bà chủ tháo vát đất Hà thành một thời.
"Ngày xưa cụ nội của tôi tham gia phong trào Đông kinh Nghĩa thục. 11 tuổi tôi mới được đi học chữ phổ thông. Được bố dạy chữ nho, học tam tự kinh, nhưng đến 15 tuổi thì thôi, vì con gái ngày xưa không cần học nhiều. Nhưng thêu thùa, cỗ bàn phải biết", cụ nhớ lại thời son rỗi của thiếu nữ phố Hàng Đào, nổi tiếng giàu về cái chữ, nhiều người làm quan. "Các cụ nhà tôi chỉ kinh doanh, làm từ thiện thôi", cụ nói thêm.
Gia đình cụ hiện sống trong căn biệt thự cổ xưa, vẫn giữ nguyên nếp thanh lịch, hiếu khách của người Hà Nội xưa. Biết có khách đến chơi, người con dâu của chuẩn bị một ấm trà quý để cụ tự tay rót. Chiếc bàn nước bằng đá hàng ngày được trải thêm khăn trắng tinh, người con dâu cụ giải thích đây là ý của cụ, khách đến nhà phải thật chu đáo thì cụ mới vừa lòng.
Nhớ lại thời kỳ huy hoàng, làm ăn không biết mệt mỏi của gia đình, vị phu nhân của ông Trịnh Văn Bô nói: “Lúc đó tôi mới 20 tuổi nhưng say sưa với công việc để chiếm lĩnh thị trường. Gia đình buôn bán có uy tín, hàng hóa nhiều, đồng tiền vững giá và không có chuyện khách nợ nần. Do vậy, chỉ từ 30.000 đồng Đông Dương khởi nghiệp, khối tài sản gia đình đã tăng lên hàng trăm lần, giàu có nhất nhì thủ đô”.
Khi cách mạng diễn ra tại thủ đô, vợ chồng ông gác chuyện kinh doanh tất bật để dốc sức lo cho cách mạng. Tham gia Việt Minh từ cuối năm 1944, hay tin cả nước chuẩn bị cho sự kiện lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vợ chồng ông tạo điều kiện nuôi giấu cán bộ Việt Minh ngay tại nhà mình, dù biết sẽ mạo hiểm cơ nghiệp và tính mạng cả gia đình.
Toàn bộ tầng 2 căn nhà 48 Hàng Ngang được bố trí làm nơi làm việc của Bác Hồ và 15 người trong Thường vụ Trung ương Đảng. Cũng chính tại đây, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời. Gia đình ông Trịnh Văn Bô còn sẵn lòng cung cấp tài chính thiết yếu cho Đảng.
Sau 2/9/1945, trong những sự kiện như “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ Vàng”, cụ Trịnh Văn Bô và gia đình lại là trụ cột, tấm gương tiêu biểu cho giới công thương cả nước ủng hộ chính quyền nhân dân, ủng hộ nền tài chính cách mạng non trẻ vô điều kiện.
Dốc gần 90% tài sản quyên góp cho Chính phủ, bà Minh Hồ tâm sự gia đình chỉ suy nghĩ giản đơn rằng chính quyền non trẻ có giữ được, thì mình mới mong tiếp tục buôn bán. Nhiều xấp vải trong nhà được bán phá giá để có tiền đài thọ cho mọi chi tiêu, ăn mặc, tiếp khách của Nhà nước. “Vợ chồng tôi có 4 bàn tay, 2 khối óc, chúng tôi có đóng góp hết, chúng tôi lại sẽ làm ra. Nhưng độc lập của dân tộc Việt Nam thì không thể nào để mất, vì mất rồi thì bao giờ thế hệ sau mới lấy lại được”, câu nói bất hủ của bà Hồ được ông Trịnh Đình Hưng - Chủ tịch Hội đồng Họ Trịnh Việt Nam dẫn lại với niềm tự hào.
Sau
Quốc Khánh, gia đình ông bà được đón Bác Hồ tới chơi và ở lại. Cộng với
sự khuyến khích của đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Trưởng Ban Tài chính
của Đảng bấy giờ, ông Trịnh Văn Bô đã cùng với một số nhà tư sản yêu
nước khác xây dựng Việt Nam Công thương ngân hàng nhằm điều phối công
tác tín dụng, thay thế cho Ngân hàng Đông Dương của Pháp. Chức Chủ tịch
được giao cho chính ông Trịnh Văn Bô.
Hòa bình không lâu, thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương, bà Minh Hồ dẫn hơn chục hành viên trong gia đình tản cư lên Cao Bằng, còn ông Trịnh Văn Bô công tác trong chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc. Hoàn cảnh trăm bề nguy hiểm, bà Minh Hồ lo liệu cho cả gia đình đủ ăn, đủ mặc dù rất thiếu thốn. Từ một bà chủ đài các nơi phố phường đô hội, bà sẵn sàng nuôi lợn, trồng rau muống, bán chè… kiếm tiền.
“Tưởng như có lúc rơi vào đường cùng nhưng với niềm tin và sự liều lĩnh của một thương nhân, gia đình vẫn vượt qua những lúc khốn cùng nhất”, cụ chia sẻ hồi ức với phóng viên VnExpress.
Sau thời kỳ khốn khó, năm 1955, gia đình ông bà trở về Hà Nội. Ông Trịnh Văn Bô sau đó giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội cho đến ngày nghỉ hưu. Anh trai Trịnh Văn Bính, một trí thức yêu nước được đào tạo về tài chính và thương mại ở Anh, đi theo cách mạng từ những ngày đầu của Cách mạng tháng Tám được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính, phụ tá Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Việt Nam - ông Phạm Văn Đồng.
Hơn một nửa thế kỷ đã qua đi, tới thăm ngôi nhà gia đình đang sống tại số 34 Hoàng Diệu, cụ ông Trịnh Văn Bô đã tạ thế 25 năm, bàn thờ cụ và các vị thân sinh vẫn được đặt trang trọng trong ngôi biệt thự cổ để các thế hệ sau hương khói. Tiệm vải Phúc Lợi số 48 Hàng Ngang nổi tiếng xưa kia nay trở thành di tích lịch sử đón khách đến thăm quan. Bảy người con của hai cụ không một ai theo nghiệp kinh doanh trước kia mà đều trở thành các kỹ sư, giáo viên làm việc tại các cơ quan Nhà nước.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ 100 tuổi của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (1914 - 2014), Bộ Tài chính đang biên soạn cuốn sách “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam” nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình với Đảng, Chính phủ và ngành Tài chính. Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất UBND thành phố Hà Nội lấy tên cụ Trịnh Văn Bô đặt cho một con đường tại thủ đô để nhiều thế hệ sau vẫn còn nhớ tới nhà tư sản yêu nước.
Mùa thu năm 1945, bên cạnh niềm hân hoan giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, Chính phủ lâm thời mới thành lập gặp nhiều khó khăn về tài chính. Kho bạc Trung ương lúc đó đối mặt với khoản nợ ngắn hạn phải thanh toán lên đến 564 triệu đồng, trong khi ngân khố chỉ còn hơn 1,2 triệu đồng Đông Dương mà gần một nửa là tiền rách chờ thu đổi.
Trong thế "ngàn cân treo sợi tóc", mọi công việc từ tổ chức bộ máy Nhà nước, xây dựng lực lượng vũ trang, giải quyết nạn đói, thiên tai… đều cần có tiền, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng kiến thành lập Quỹ Độc Lập, thu nhận tài chính và hiện vật nhân dân quyên góp cho Chính phủ. Trong khuôn khổ của Quỹ, Tuần lễ vàng được phát động từ ngày 17/9/1945 trên khắp mọi miền đất nước.
Quang cảnh các gia đình tư sản Hà Nội quyên góp trong Tuần lễ Vàng. Ảnh do gia đình cung cấp |
"So với chỉ 1,2 triệu đồng Đông Dương, đa phần rách nát, chờ tiêu hủy trong ngân khố lúc đó, vai trò của những doanh nhân yêu nước như cụ Trịnh Văn Bô lại có ý nghĩa hơn bao giờ hết", Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp bày tỏ trong một cuộc tọa đàm khoa học Bộ Tài chính tổ chức cuối tháng 7 về chủ đề "Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng".
Hay theo nhận xét của nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế: "Đây là một gia đình tiêu biểu, có công lớn với dân tộc, với cách mạng, tạo nguồn tài chính cho những ngày đầu của chính quyền cách mạng non trẻ".
Vợ chồng ông Trịnh Văn Bô, bà Hoàng Thị Minh Hồ. Ảnh do gia đình cung cấp |
Năm 1932, ông lập gia đình với bà Hoàng Thị Minh Hồ, ái nữ của cụ Hoàng Đạo Phương, một nhà nho và cũng là thương gia giàu có đất Hà Nội xưa. Trong sự nghiệp kinh doanh của chồng, bà Minh Hồ đóng một vai trò quan trọng. Theo lời kể của bà, toàn bộ tài sản gia đình có được đều nhờ tiệm vải Phúc Lợi. Tiệm không chỉ phục vụ người Việt mà còn giao thương khắp khu vực Đông Dương, Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Ấn Độ...
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ năm nay đã gần 100 tuổi, vẫn còn minh mẫn. Tiếp phóng viên VnExpress tại nhà riêng, cụ tự tay rót trà mà không hề run. Khi hỏi đến chuyện kinh doanh của gia đình, cụ kể lại từng chi tiết, từng con số, thi thoảng pha chút dí dỏm của một bà chủ tháo vát đất Hà thành một thời.
"Ngày xưa cụ nội của tôi tham gia phong trào Đông kinh Nghĩa thục. 11 tuổi tôi mới được đi học chữ phổ thông. Được bố dạy chữ nho, học tam tự kinh, nhưng đến 15 tuổi thì thôi, vì con gái ngày xưa không cần học nhiều. Nhưng thêu thùa, cỗ bàn phải biết", cụ nhớ lại thời son rỗi của thiếu nữ phố Hàng Đào, nổi tiếng giàu về cái chữ, nhiều người làm quan. "Các cụ nhà tôi chỉ kinh doanh, làm từ thiện thôi", cụ nói thêm.
Gia đình cụ hiện sống trong căn biệt thự cổ xưa, vẫn giữ nguyên nếp thanh lịch, hiếu khách của người Hà Nội xưa. Biết có khách đến chơi, người con dâu của chuẩn bị một ấm trà quý để cụ tự tay rót. Chiếc bàn nước bằng đá hàng ngày được trải thêm khăn trắng tinh, người con dâu cụ giải thích đây là ý của cụ, khách đến nhà phải thật chu đáo thì cụ mới vừa lòng.
Nhớ lại thời kỳ huy hoàng, làm ăn không biết mệt mỏi của gia đình, vị phu nhân của ông Trịnh Văn Bô nói: “Lúc đó tôi mới 20 tuổi nhưng say sưa với công việc để chiếm lĩnh thị trường. Gia đình buôn bán có uy tín, hàng hóa nhiều, đồng tiền vững giá và không có chuyện khách nợ nần. Do vậy, chỉ từ 30.000 đồng Đông Dương khởi nghiệp, khối tài sản gia đình đã tăng lên hàng trăm lần, giàu có nhất nhì thủ đô”.
Khi cách mạng diễn ra tại thủ đô, vợ chồng ông gác chuyện kinh doanh tất bật để dốc sức lo cho cách mạng. Tham gia Việt Minh từ cuối năm 1944, hay tin cả nước chuẩn bị cho sự kiện lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vợ chồng ông tạo điều kiện nuôi giấu cán bộ Việt Minh ngay tại nhà mình, dù biết sẽ mạo hiểm cơ nghiệp và tính mạng cả gia đình.
Toàn bộ tầng 2 căn nhà 48 Hàng Ngang được bố trí làm nơi làm việc của Bác Hồ và 15 người trong Thường vụ Trung ương Đảng. Cũng chính tại đây, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời. Gia đình ông Trịnh Văn Bô còn sẵn lòng cung cấp tài chính thiết yếu cho Đảng.
Sau 2/9/1945, trong những sự kiện như “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ Vàng”, cụ Trịnh Văn Bô và gia đình lại là trụ cột, tấm gương tiêu biểu cho giới công thương cả nước ủng hộ chính quyền nhân dân, ủng hộ nền tài chính cách mạng non trẻ vô điều kiện.
Dốc gần 90% tài sản quyên góp cho Chính phủ, bà Minh Hồ tâm sự gia đình chỉ suy nghĩ giản đơn rằng chính quyền non trẻ có giữ được, thì mình mới mong tiếp tục buôn bán. Nhiều xấp vải trong nhà được bán phá giá để có tiền đài thọ cho mọi chi tiêu, ăn mặc, tiếp khách của Nhà nước. “Vợ chồng tôi có 4 bàn tay, 2 khối óc, chúng tôi có đóng góp hết, chúng tôi lại sẽ làm ra. Nhưng độc lập của dân tộc Việt Nam thì không thể nào để mất, vì mất rồi thì bao giờ thế hệ sau mới lấy lại được”, câu nói bất hủ của bà Hồ được ông Trịnh Đình Hưng - Chủ tịch Hội đồng Họ Trịnh Việt Nam dẫn lại với niềm tự hào.
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ tiếp Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp tại nhà riêng. Ảnh: MOF |
Hòa bình không lâu, thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương, bà Minh Hồ dẫn hơn chục hành viên trong gia đình tản cư lên Cao Bằng, còn ông Trịnh Văn Bô công tác trong chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc. Hoàn cảnh trăm bề nguy hiểm, bà Minh Hồ lo liệu cho cả gia đình đủ ăn, đủ mặc dù rất thiếu thốn. Từ một bà chủ đài các nơi phố phường đô hội, bà sẵn sàng nuôi lợn, trồng rau muống, bán chè… kiếm tiền.
“Tưởng như có lúc rơi vào đường cùng nhưng với niềm tin và sự liều lĩnh của một thương nhân, gia đình vẫn vượt qua những lúc khốn cùng nhất”, cụ chia sẻ hồi ức với phóng viên VnExpress.
Sau thời kỳ khốn khó, năm 1955, gia đình ông bà trở về Hà Nội. Ông Trịnh Văn Bô sau đó giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội cho đến ngày nghỉ hưu. Anh trai Trịnh Văn Bính, một trí thức yêu nước được đào tạo về tài chính và thương mại ở Anh, đi theo cách mạng từ những ngày đầu của Cách mạng tháng Tám được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính, phụ tá Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Việt Nam - ông Phạm Văn Đồng.
Hơn một nửa thế kỷ đã qua đi, tới thăm ngôi nhà gia đình đang sống tại số 34 Hoàng Diệu, cụ ông Trịnh Văn Bô đã tạ thế 25 năm, bàn thờ cụ và các vị thân sinh vẫn được đặt trang trọng trong ngôi biệt thự cổ để các thế hệ sau hương khói. Tiệm vải Phúc Lợi số 48 Hàng Ngang nổi tiếng xưa kia nay trở thành di tích lịch sử đón khách đến thăm quan. Bảy người con của hai cụ không một ai theo nghiệp kinh doanh trước kia mà đều trở thành các kỹ sư, giáo viên làm việc tại các cơ quan Nhà nước.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ 100 tuổi của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (1914 - 2014), Bộ Tài chính đang biên soạn cuốn sách “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam” nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình với Đảng, Chính phủ và ngành Tài chính. Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất UBND thành phố Hà Nội lấy tên cụ Trịnh Văn Bô đặt cho một con đường tại thủ đô để nhiều thế hệ sau vẫn còn nhớ tới nhà tư sản yêu nước.
Chuyện về người phụ nữ từng bị xử lý oan: Tìm mộ bà Cát Hanh Long
16:55 08/03/2014
Cánh cửa căn hộ ở đường Láng mở ra... Tiếp tôi là chủ nhà,
ông Nguyễn Hanh năm ấy ( 2013) tròn 90 và vợ Phạm Thị Cúc 86 tuổi. Bà
Cúc ngó còn minh mẫn. Ông Hanh đi lại đã phải có người dìu. Sự tháo vát
hiếu thảo của 3 người con của ông bà đã vượt thoát cho cả nhà bà cùng bố
mẹ ra khỏi căn hộ chật chội tù túng ẩm ướt kế ngay nhà vệ sinh công
cộng ở 117 Hàng Bạc.
>> Chuyện về người phụ nữ từng bị xử lý oan: Dấu chấm hết thành dấu chấm lửng...
Trên tay tôi là một xấp đơn.
Hà Nội ngày 27/4/1998. Kính gửi ông Chủ tịch Quốc hội. Chúng tôi là con trai, con dâu của bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long tên là Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát tức Hoàng Công. (Ông Hoàng Công đã mất do tai nạn năm 1989) và vợ ông Công là Đỗ Ngọc Diệp xin gửi đến ông Chủ tịch Quốc hội một việc khẩn. Trong nhiều năm qua gia đình chúng tôi đã có nhiều đơn thư gửi đến các cơ quan có trách nhiệm các cấp chính quyền từ xã trở lên đến Trung ương cùng Tổng Bí thư xin xem xét việc khen thưởng cho mẹ chúng tôi theo Nghị quyết 28 CP ngày 29/4/1995. Nhưng cho đến nay chưa được cấp nào trả lời...
Ngoài lá đơn gửi ông Chủ tịch Quốc hội là Nông Đức Mạnh năm 1998 ấy còn hơn 20 lá đơn khác gửi cùng nội dung đến các đời Thủ tướng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội từ năm 1995 đến nay vẫn chưa được cấp nào trả lời!
Tôi xin phép được lên gác thắp hương cho cụ Nguyễn Thị Năm.
Nghiêm ngắn trên bàn thờ là bức chân dung hiếm hoi của cụ bà Nguyễn Thị Năm còn sót lại. Khăn vấn, tóc đen nhưng nhức chải ngôi giữa. Nét mày và miệng thanh tú. Ảnh cụ bà chụp khi hơn 40 tuổi. Tướng những người phụ nữ có cung mệnh ích phu vượng tử. Cụ ông không may bạo bệnh mất sớm trước năm 1945. Một mình cụ bà những đảm lược thông minh tháo vát chèo chống đưa con thuyền Cát Hanh Long qua bão tố thác ghềnh. Qua bao tao loạn đổi thay của thời cuộc, trên trang thờ kia bà vẫn mãi mãi trẻ trung, vẫn mãi mãi tỏa cái ánh nhìn sắc sảo bao dung xuống hậu thế!
Tuổi tác tật bệnh, có thể một lúc nào đó hơi lẫn như cụ bà phàn nàn nhưng khi nhắc đến những ngày tháng Tám năm 1945 là trí nhớ cụ ông thoắt như được ánh sáng diệu kỳ nào đó của quá khứ rọi soi? Cụ vanh vách từng chi tiết buổi sáng ngày 25/8/1945 đoàn xe của ông Trần Huy Liệu thay mặt cho Chính phủ lâm thời cùng đoàn xe của ông Nguyễn Lương Bằng đại diện cho Mặt trận Việt Minh cùng xuất phát từ Hà Nội có sứ mệnh vào Huế tiếp nhận sự đầu hàng của Bảo Đại. Chả là chàng trai Nguyễn Hanh khi đó mới 22 tuổi, được chọn trong đội hình Thanh niên thành Hoàng Diệu có vinh dự được tháp tùng đoàn.
Thời điểm đấu tố giông gió ấy, Nguyễn Hanh đang ở Nam Ninh,
Trung Quốc. Tin tức về một cuộc cải cách trời long đất lở cũng sang được
bên đó nhưng tuyền một thông tin dân phấn khởi đang vùng lên đánh đổ
địa chủ ác bá, người cày có ruộng. Nguyễn Hanh không một chút mơ hồ nghi
ngại... Một ngày tháng 6/1953, Nguyễn Hanh được chỉ thị về nước có lệnh
gấp. Nguyễn Hanh được dẫn ngay vào một trại cải tạo.
Cái điều Nguyễn Hanh không ngờ không biết khi đó mẹ mình đã bị bắn. Cho mãi sau này, trong một đợt tiếp tế thăm nuôi, vợ anh mới hé cho tin ấy.
Cho mãi đến mùa đông năm 1956, trong căn lều tuềnh toàng dành cho con cái cường hào ác bá ở Đồng Bẩm, cách cái nền khu biệt thự từng đập vụn thời điểm tiêu thổ kháng chiến không xa. Nguyễn Hanh thân hình còm nhom tật bệnh, qua câu chuyện ngập trong nước mắt của vợ, ông dần dà tường hết mọi việc xảy ra trong những ngày khốn khổ ấy.
Tinh mơ hôm sau, ông lựa lúc vắng người, theo hướng chỉ của vợ ông ra gục khóc trên mộ mẹ lúc này cỏ dại đã mọc dày nhưng không dám xới xáo gì.
Những năm cuối thập niên 50, khi những cuồng phong của những đợt cải cách ruộng đất đã bớt thôi gào thét, cả nhà ông Hanh được bạn bè người quen giúp cho xin được một chân trong Văn phòng Ty Kiến trúc Thái Nguyên. Rồi dạt về Hà Nội lại cũng được người quen xin vào làm ở một xí nghiệp dược phẩm. Bà vợ may xin được một chỗ làm dạy ở một trường tiểu học. Mất hơn 3 năm lúc ở nhờ lúc thuê cả nhà ông Hanh mới dạt vào một góc ở 117 Hàng Bạc.
Bên tôi là chị Phương con gái cả ông Hanh.
Tốt nghiệp Đại học Bách khoa, cô được phân về Tổng cục Thống kê. Ông cán bộ tổ chức ân cần trả lại hồ sơ cho cô và nói thẳng bên này hơi ngại cái lý lịch cháu ạ.
Rồi may mắn, chị Phương cũng được nhận vào làm ở Bộ Vật tư.
Chuyện của Nguyễn Tấn, em trai cô Phương cũng gian nan. Anh Tấn thi vào Đại học Quân sự nhưng không được gọi. Năm 1968, anh Tấn xung phong đi bộ đội. Tích cực phấn đấu mãi cũng không được kết nạp Đảng vì thành phần gia đình. Và phấn đấu mãi cũng không trở thành sĩ quan chuyên nghiệp. Nguyễn Tấn xin về hưu ở tuổi 50.
Còn Nguyễn Cát, người con trai thứ thời điểm bà Năm bị thụ hình, đang ở đâu?
Cũng như ông anh, ông Cát khi đó đang được học tập chỉnh huấn bên Trung Quốc có điều không cùng nơi. Cũng phải, ông em hình như có chí tiến thủ hơn người anh. Năm 1953 đã là Trung đoàn trưởng của Sư 308.
Hoàng Công là tên hồi Nguyễn Cát hoạt động bí mật.
Trong tay tôi có nhiều bản chứng của nhiều cán bộ cao cấp. Trong đó có ông Đào An Thái, nguyên Cục trưởng Cục Lưu trữ. Ông Hoàng Thế Thiện, nguyên Bí thư Đảng ủy chuyên gia giúp bạn K trực thuộc Trung ương. Ông Nhi Quý nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Xin biên ra một đoạn.
Anh Nguyễn Cát (tức Công) đã được chúng tôi tổ chức vào một trong những nhóm Thanh niên cứu quốc hoạt động bí mật ở thị xã Thái Nguyên trước Tổng khởi nghĩa.
Tháng 5/1945 anh Cát đưa lên chiến khu 20 ngàn bạc Đông Dương (thời giá khi đó tương đương 700 lạng vàng) tiền của gia đình anh ủng hộ đoàn thể. Tôi đã nhận tiền và giao lại cho Ban cán sự Võ Nhai.
Anh Cát thường xuyên cung cấp cho chiến khu thuốc chữa bệnh, máy đánh chữ, giấy mực và nhiều thứ khác khi chiến khu yêu cầu. Anh Cát tích cực thực hiện những chỉ thị của Ban cán sự. Sau Cách mạng anh Cát được giao công tác ở Ty Tuyên truyền tỉnh. Sau đó được rèn luyện thử thách trong bộ đội. Tham gia nhiều trận đánh và đã bị thương. Qua nhiều gian khó thử thách vẫn trung thành tận tụy với cách mạng.
Cũng như ông anh, từ Trung Quốc, Trung đoàn trưởng Nguyễn Cát bị dẫn ngay về nước và vào thẳng một trại cải tạo ở Thái Nguyên.
Mãi cuối năm 1956, ông mới được tha. Sau sửa sai, ông được chuyển ngành sang Ty Thương nghiệp rồi sau đó gia đình ông về Hà Nội.
Trong thời gian Nguyễn Cát bị giam, vợ ông Cát, bà Đỗ Ngọc Diệp
vốn là cán bộ bí mật hoạt động từ năm 1944 khi ấy may mà đang hoạt động
trong vòng địch hậu Bắc Ninh nên vô tình bà thoát không bị bắt và đấu
tố. Nhưng không thoát được sự động viên của tổ chức rằng cô còn trẻ đang
có tương lai nên cắt đứt với con cái địa chủ cường hào ác bá.
Cán bộ địch hậu Đỗ Ngọc Diệp không chịu. Lần hồi cũng đến thời điểm sửa sai. Hai vợ chồng lại đoàn tụ. Họ cưới nhau năm 1952. Mãi năm 1958 mới sinh con gái đầu lòng. Mẹ Ngọc Diệp con là Kim Chi. Lá ngọc cành vàng.
Năm 1989, ông Nguyễn Cát đương khỏe mạnh ở tuổi 64 đi xe máy, bất đồ bị một thằng vô lại quành xe trước mũi xe ông Cát. Ông bị ngã đập đầu xuống và qua đời luôn tại bệnh viện.
Trước đó, ông Cát cùng vợ, gia đình ông anh đã lao tâm khổ tứ trong việc tìm mộ bà Năm.
Thời gian cùng thiên nhiên nhiệt đới như cũng hợp sức với sự vô tình vô tâm của con người trong việc làm nên sự quên lãng? Những bấn bíu nhọc nhằn trong sinh kế cùng bao thứ vụn vặt lo toan nhoáng cái đã nhiều năm qua đi. Cả nhà ông Hanh ông Cát lần ấy lên Đồng Bẩm thăm mộ mẹ đã hoảng hốt nhận ra khu vực ngày trước nơi chôn cất bà Năm địa hình địa vật đã thay đổi không còn nhận ra. Cây cối mọc đầy um tùm...
Không bó tay, ông Cát cùng người nhà ra sức cày nát đám đất hoang nhưng vẫn không thấy dấu hiệu gì.
Không nản, lần khác họ lại lên Đồng Bẩm. Tha thẩn dọc khu vực rìa sân bay Đồng Bẩm (trước Cách mạng, Pháp cho xây dựng một sân bay dã chiến bị bỏ hoang nhiều năm) nơi được xác định chôn cất bà Năm. Lần này lòng tin của đám người tìm mộ dường như được củng cố thêm vì có một ông tự vệ hồi năm 1953 đã tham gia chôn cất bà Năm trong đêm. Nhưng lại nhiều lần đào xới mà vẫn không có kết quả.
Gần đó có một đơn vị bộ đội đóng quân. Thấy người nhà ông Hanh xuất hiện ở đây mấy lần, một chú bộ đội chuyện nhỏ với các bà các cô rằng, nếu đi tìm mộ thì chắc cũng quanh đây thôi. Ngày trước đơn vị của chú đã dựng ở khu vực này một căn nhà ở. Nhưng kỳ lạ là tiểu đội nào đến ở một thời gian cũng tìm cách thoái thác. Họ viện cớ khó ngủ cứ sờ sợ thế nào? Có người còn quả quyết đương đêm giường cứ như bị dựng dậy?!
Rồi căn nhà dựng tranh tre nứa lá ấy cũng được tháo ra, dựng ở một nơi khác! Sự lạ ấy đã không xảy ra nữa.
Nghe vậy thì biết vậy, trên nền nhà cũ nhìn vầng khói hương vút thẳng, ông Hanh thầm khấn nếu mẹ có linh thiêng xin chỉ chỗ cho chúng con. Nhược bằng chúng con xin lấy một nắm đất ở khu Đồng Bẩm này đem về quê bố dựng tạm một ngôi mộ vậy...
Chiều người anh. Nhưng vợ chồng ông Cát vẫn quyết tìm mộ mẹ. Ông bà đã đến tìm gặp một số nhà ngoại cảm.
Một điều lạ đã xảy ra. Khi ông bà dứt khoát khẳng định với một số nhà ngoại cảm được coi là nổi tiếng khi ấy rằng đặc điểm dễ nhận ra là bà Năm có đeo một chiếc vòng cẩm thạch và một cái răng bịt vàng thì họ đều từ chối là không thể tìm được?!
Chắc họ ngại nhỡ đào lên mà không tìm thấy hai thứ ấy thì ...
Nghiên cứu sơ đồ của một nhà ngoại cảm L. vẽ, ông Cát thấy rất đúng cứ như nhà ngoại cảm ấy đang đứng ở chính ở khu vực này mà họa lại. Nhưng tìm vẫn không thấy?
Rồi đột ngột tai nạn thương tâm với ông Cát diễn ra.
Một thời gian sau nguôi ngoai, bà Diệp lại cùng gia đình người anh chồng tiếp tục việc tìm mộ.
Lần này nhà ngoại cảm ở một thành phố phía Nam có một sơ đồ trùng khít với nhà ngoại cảm L. dạo nọ. Còn nói thêm nên tiếp tục cộng tác với ông L.
Thêm một chi tiết nữa, trong khu vực ấy nên để ý đến một loại cây lá nhỏ nhất...
Mùa đông năm 1990, bà Diệp cùng các con và gia đình ông Hanh lại lên Đồng Bẩm theo hướng dẫn bằng điện thoại của nhà ngoại cảm.
Quan sát thật kỹ, tốp người tìm mộ thấy thứ cây lá nhỏ cả khu vực này chỉ có một cây phượng? Lại nữa, vị trí cây phượng lại rất gần cái nhà ở của đơn vị bộ đội đã tháo dỡ.
Đêm xuống, những lát cuốc xẻng lại cần mẫn hối hả trong ánh sáng điện câu nhờ được dong từ xa...
Thời gian đã âm thầm bồi lắng lên lớp đất cũ bằng lớp đất màu. Hết lớp đất mượn ấy bất đồ một cậu giúp việc đang đào, chân bỗng như hút xuống. Cậu kêu lên thảng thốt Cụ ơi cụ đừng rút chân cháu xuống...
Một cảnh tượng cảm động lộ dần trong âm thanh thút thít nức nở của con cháu bà Năm....
Từng ấy năm rồi còn gì. Không còn ván chỉ còn lại mấy cái đinh đóng quan tài.
Xương cốt hao đi nhiều quá. May mà hộp sọ vẫn còn. Và chiếc vòng ngọc thạch vẫn còn kia. Sau gần nửa thế kỷ chôn vùi vẫn ánh lên lấp lánh.
Bà Cúc vợ ông Hanh cho hay sở dĩ chiếc vòng ấy còn vì bà Năm đeo từ hồi trẻ nó thít chặt vào cườm tay. Khi đấu tố có người đã cố rút ra nhưng không được!
Cả chiếc răng bịt vàng.
Sau thủ tục lễ tạ và cảm ơn chính quyền địa phương cùng mấy nhà quanh đó, chiếc xe chở bà Cát Hanh Long quay về Hà Nội khi trời chưa sáng tỏ.
Cụ bà được nằm bên cạnh mộ cụ ông ở quê chồng là làng Đại Kim, Thanh Trì. Sau hơn nửa thế kỷ, hai người mới được gần nhau sau bao nhiêu tao loạn.
Tôi theo người cháu gái bà Năm tiếp thêm tuần hương. Ngước lên làn khói hương trên bàn thờ Người Mẹ chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn Ân nhân của Cách mạng, ánh mắt bà Năm vẫn ánh lên cái nhìn ấm áp bao dung...
Không biết anh linh của bà phù hộ hay chỉ thị của ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ linh mà sau 6 năm, năm 1998 ông Nguyễn Hanh và ông Nguyễn Cát hai con trai của bà Năm đã được công nhận là cán bộ hoạt động lâu năm, cán bộ tiền khởi nghĩa. Còn người con dâu Đỗ Thị Diệp, sớm hơn năm 1980 đã được xác nhận danh hiệu cán bộ hoạt động lâu năm.
Riêng cụ Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long thì vẫn... đợi ?
Trên cao xanh kia, cụ bà đã mỉm cười nơi chín suối được chưa khi mới có động thái duy nhất của chính thể là hạ thành phần cho cụ từ tư sản địa chủ cường hào gian ác xuống tư sản địa chủ kháng chiến!
Chính vì thế hằng bao năm nay, ông Nguyễn Hanh cùng bà Diệp vẫn đứng đơn đề nghị các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm thực hiện cho trọn vẹn Nghị định số 28/CP của Chính phủ ban hành ngày 29/4/1995. Đó là một nghị định nhân văn như tên gọi của nó:
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.
Mà vận dụng cụ thể vào trường hợp cụ Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm theo đề nghị của gia đình ông Hanh nhiều năm nay là nên xét thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp và truy tặng danh hiệu Liệt sĩ!
Người con trai còn lại duy nhất của cụ bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long năm nay tròn 90 có lẽ vẫn tiếp tục đợi?
Sắp tiết Thanh minh năm Ngọ
Xuân Ba
Hà Nội ngày 27/4/1998. Kính gửi ông Chủ tịch Quốc hội. Chúng tôi là con trai, con dâu của bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long tên là Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát tức Hoàng Công. (Ông Hoàng Công đã mất do tai nạn năm 1989) và vợ ông Công là Đỗ Ngọc Diệp xin gửi đến ông Chủ tịch Quốc hội một việc khẩn. Trong nhiều năm qua gia đình chúng tôi đã có nhiều đơn thư gửi đến các cơ quan có trách nhiệm các cấp chính quyền từ xã trở lên đến Trung ương cùng Tổng Bí thư xin xem xét việc khen thưởng cho mẹ chúng tôi theo Nghị quyết 28 CP ngày 29/4/1995. Nhưng cho đến nay chưa được cấp nào trả lời...
Ngoài lá đơn gửi ông Chủ tịch Quốc hội là Nông Đức Mạnh năm 1998 ấy còn hơn 20 lá đơn khác gửi cùng nội dung đến các đời Thủ tướng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội từ năm 1995 đến nay vẫn chưa được cấp nào trả lời!
Tôi xin phép được lên gác thắp hương cho cụ Nguyễn Thị Năm.
Nghiêm ngắn trên bàn thờ là bức chân dung hiếm hoi của cụ bà Nguyễn Thị Năm còn sót lại. Khăn vấn, tóc đen nhưng nhức chải ngôi giữa. Nét mày và miệng thanh tú. Ảnh cụ bà chụp khi hơn 40 tuổi. Tướng những người phụ nữ có cung mệnh ích phu vượng tử. Cụ ông không may bạo bệnh mất sớm trước năm 1945. Một mình cụ bà những đảm lược thông minh tháo vát chèo chống đưa con thuyền Cát Hanh Long qua bão tố thác ghềnh. Qua bao tao loạn đổi thay của thời cuộc, trên trang thờ kia bà vẫn mãi mãi trẻ trung, vẫn mãi mãi tỏa cái ánh nhìn sắc sảo bao dung xuống hậu thế!
Tuổi tác tật bệnh, có thể một lúc nào đó hơi lẫn như cụ bà phàn nàn nhưng khi nhắc đến những ngày tháng Tám năm 1945 là trí nhớ cụ ông thoắt như được ánh sáng diệu kỳ nào đó của quá khứ rọi soi? Cụ vanh vách từng chi tiết buổi sáng ngày 25/8/1945 đoàn xe của ông Trần Huy Liệu thay mặt cho Chính phủ lâm thời cùng đoàn xe của ông Nguyễn Lương Bằng đại diện cho Mặt trận Việt Minh cùng xuất phát từ Hà Nội có sứ mệnh vào Huế tiếp nhận sự đầu hàng của Bảo Đại. Chả là chàng trai Nguyễn Hanh khi đó mới 22 tuổi, được chọn trong đội hình Thanh niên thành Hoàng Diệu có vinh dự được tháp tùng đoàn.
Công văn số 213 ngày 4/3/1987 của Ban TCTW gửi thường vụ tỉnh ủy tỉnh bắc thái và quyết định số 123 của UBND tỉnh bắc thái sửa lại thành phần cho bà Nguyễn Thị Năm. |
Cái điều Nguyễn Hanh không ngờ không biết khi đó mẹ mình đã bị bắn. Cho mãi sau này, trong một đợt tiếp tế thăm nuôi, vợ anh mới hé cho tin ấy.
Cho mãi đến mùa đông năm 1956, trong căn lều tuềnh toàng dành cho con cái cường hào ác bá ở Đồng Bẩm, cách cái nền khu biệt thự từng đập vụn thời điểm tiêu thổ kháng chiến không xa. Nguyễn Hanh thân hình còm nhom tật bệnh, qua câu chuyện ngập trong nước mắt của vợ, ông dần dà tường hết mọi việc xảy ra trong những ngày khốn khổ ấy.
Tinh mơ hôm sau, ông lựa lúc vắng người, theo hướng chỉ của vợ ông ra gục khóc trên mộ mẹ lúc này cỏ dại đã mọc dày nhưng không dám xới xáo gì.
Những năm cuối thập niên 50, khi những cuồng phong của những đợt cải cách ruộng đất đã bớt thôi gào thét, cả nhà ông Hanh được bạn bè người quen giúp cho xin được một chân trong Văn phòng Ty Kiến trúc Thái Nguyên. Rồi dạt về Hà Nội lại cũng được người quen xin vào làm ở một xí nghiệp dược phẩm. Bà vợ may xin được một chỗ làm dạy ở một trường tiểu học. Mất hơn 3 năm lúc ở nhờ lúc thuê cả nhà ông Hanh mới dạt vào một góc ở 117 Hàng Bạc.
Bên tôi là chị Phương con gái cả ông Hanh.
Tốt nghiệp Đại học Bách khoa, cô được phân về Tổng cục Thống kê. Ông cán bộ tổ chức ân cần trả lại hồ sơ cho cô và nói thẳng bên này hơi ngại cái lý lịch cháu ạ.
Rồi may mắn, chị Phương cũng được nhận vào làm ở Bộ Vật tư.
Chuyện của Nguyễn Tấn, em trai cô Phương cũng gian nan. Anh Tấn thi vào Đại học Quân sự nhưng không được gọi. Năm 1968, anh Tấn xung phong đi bộ đội. Tích cực phấn đấu mãi cũng không được kết nạp Đảng vì thành phần gia đình. Và phấn đấu mãi cũng không trở thành sĩ quan chuyên nghiệp. Nguyễn Tấn xin về hưu ở tuổi 50.
Còn Nguyễn Cát, người con trai thứ thời điểm bà Năm bị thụ hình, đang ở đâu?
Cũng như ông anh, ông Cát khi đó đang được học tập chỉnh huấn bên Trung Quốc có điều không cùng nơi. Cũng phải, ông em hình như có chí tiến thủ hơn người anh. Năm 1953 đã là Trung đoàn trưởng của Sư 308.
Hoàng Công là tên hồi Nguyễn Cát hoạt động bí mật.
Trong tay tôi có nhiều bản chứng của nhiều cán bộ cao cấp. Trong đó có ông Đào An Thái, nguyên Cục trưởng Cục Lưu trữ. Ông Hoàng Thế Thiện, nguyên Bí thư Đảng ủy chuyên gia giúp bạn K trực thuộc Trung ương. Ông Nhi Quý nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Xin biên ra một đoạn.
Anh Nguyễn Cát (tức Công) đã được chúng tôi tổ chức vào một trong những nhóm Thanh niên cứu quốc hoạt động bí mật ở thị xã Thái Nguyên trước Tổng khởi nghĩa.
Tháng 5/1945 anh Cát đưa lên chiến khu 20 ngàn bạc Đông Dương (thời giá khi đó tương đương 700 lạng vàng) tiền của gia đình anh ủng hộ đoàn thể. Tôi đã nhận tiền và giao lại cho Ban cán sự Võ Nhai.
Anh Cát thường xuyên cung cấp cho chiến khu thuốc chữa bệnh, máy đánh chữ, giấy mực và nhiều thứ khác khi chiến khu yêu cầu. Anh Cát tích cực thực hiện những chỉ thị của Ban cán sự. Sau Cách mạng anh Cát được giao công tác ở Ty Tuyên truyền tỉnh. Sau đó được rèn luyện thử thách trong bộ đội. Tham gia nhiều trận đánh và đã bị thương. Qua nhiều gian khó thử thách vẫn trung thành tận tụy với cách mạng.
Cũng như ông anh, từ Trung Quốc, Trung đoàn trưởng Nguyễn Cát bị dẫn ngay về nước và vào thẳng một trại cải tạo ở Thái Nguyên.
Mãi cuối năm 1956, ông mới được tha. Sau sửa sai, ông được chuyển ngành sang Ty Thương nghiệp rồi sau đó gia đình ông về Hà Nội.
Ông bà Nguyễn Hanh. |
Cán bộ địch hậu Đỗ Ngọc Diệp không chịu. Lần hồi cũng đến thời điểm sửa sai. Hai vợ chồng lại đoàn tụ. Họ cưới nhau năm 1952. Mãi năm 1958 mới sinh con gái đầu lòng. Mẹ Ngọc Diệp con là Kim Chi. Lá ngọc cành vàng.
Năm 1989, ông Nguyễn Cát đương khỏe mạnh ở tuổi 64 đi xe máy, bất đồ bị một thằng vô lại quành xe trước mũi xe ông Cát. Ông bị ngã đập đầu xuống và qua đời luôn tại bệnh viện.
Trước đó, ông Cát cùng vợ, gia đình ông anh đã lao tâm khổ tứ trong việc tìm mộ bà Năm.
Thời gian cùng thiên nhiên nhiệt đới như cũng hợp sức với sự vô tình vô tâm của con người trong việc làm nên sự quên lãng? Những bấn bíu nhọc nhằn trong sinh kế cùng bao thứ vụn vặt lo toan nhoáng cái đã nhiều năm qua đi. Cả nhà ông Hanh ông Cát lần ấy lên Đồng Bẩm thăm mộ mẹ đã hoảng hốt nhận ra khu vực ngày trước nơi chôn cất bà Năm địa hình địa vật đã thay đổi không còn nhận ra. Cây cối mọc đầy um tùm...
Không bó tay, ông Cát cùng người nhà ra sức cày nát đám đất hoang nhưng vẫn không thấy dấu hiệu gì.
Không nản, lần khác họ lại lên Đồng Bẩm. Tha thẩn dọc khu vực rìa sân bay Đồng Bẩm (trước Cách mạng, Pháp cho xây dựng một sân bay dã chiến bị bỏ hoang nhiều năm) nơi được xác định chôn cất bà Năm. Lần này lòng tin của đám người tìm mộ dường như được củng cố thêm vì có một ông tự vệ hồi năm 1953 đã tham gia chôn cất bà Năm trong đêm. Nhưng lại nhiều lần đào xới mà vẫn không có kết quả.
Gần đó có một đơn vị bộ đội đóng quân. Thấy người nhà ông Hanh xuất hiện ở đây mấy lần, một chú bộ đội chuyện nhỏ với các bà các cô rằng, nếu đi tìm mộ thì chắc cũng quanh đây thôi. Ngày trước đơn vị của chú đã dựng ở khu vực này một căn nhà ở. Nhưng kỳ lạ là tiểu đội nào đến ở một thời gian cũng tìm cách thoái thác. Họ viện cớ khó ngủ cứ sờ sợ thế nào? Có người còn quả quyết đương đêm giường cứ như bị dựng dậy?!
Rồi căn nhà dựng tranh tre nứa lá ấy cũng được tháo ra, dựng ở một nơi khác! Sự lạ ấy đã không xảy ra nữa.
Nghe vậy thì biết vậy, trên nền nhà cũ nhìn vầng khói hương vút thẳng, ông Hanh thầm khấn nếu mẹ có linh thiêng xin chỉ chỗ cho chúng con. Nhược bằng chúng con xin lấy một nắm đất ở khu Đồng Bẩm này đem về quê bố dựng tạm một ngôi mộ vậy...
Chiều người anh. Nhưng vợ chồng ông Cát vẫn quyết tìm mộ mẹ. Ông bà đã đến tìm gặp một số nhà ngoại cảm.
Một điều lạ đã xảy ra. Khi ông bà dứt khoát khẳng định với một số nhà ngoại cảm được coi là nổi tiếng khi ấy rằng đặc điểm dễ nhận ra là bà Năm có đeo một chiếc vòng cẩm thạch và một cái răng bịt vàng thì họ đều từ chối là không thể tìm được?!
Chắc họ ngại nhỡ đào lên mà không tìm thấy hai thứ ấy thì ...
Nghiên cứu sơ đồ của một nhà ngoại cảm L. vẽ, ông Cát thấy rất đúng cứ như nhà ngoại cảm ấy đang đứng ở chính ở khu vực này mà họa lại. Nhưng tìm vẫn không thấy?
Rồi đột ngột tai nạn thương tâm với ông Cát diễn ra.
Một thời gian sau nguôi ngoai, bà Diệp lại cùng gia đình người anh chồng tiếp tục việc tìm mộ.
Lần này nhà ngoại cảm ở một thành phố phía Nam có một sơ đồ trùng khít với nhà ngoại cảm L. dạo nọ. Còn nói thêm nên tiếp tục cộng tác với ông L.
Thêm một chi tiết nữa, trong khu vực ấy nên để ý đến một loại cây lá nhỏ nhất...
Mùa đông năm 1990, bà Diệp cùng các con và gia đình ông Hanh lại lên Đồng Bẩm theo hướng dẫn bằng điện thoại của nhà ngoại cảm.
Quan sát thật kỹ, tốp người tìm mộ thấy thứ cây lá nhỏ cả khu vực này chỉ có một cây phượng? Lại nữa, vị trí cây phượng lại rất gần cái nhà ở của đơn vị bộ đội đã tháo dỡ.
Đêm xuống, những lát cuốc xẻng lại cần mẫn hối hả trong ánh sáng điện câu nhờ được dong từ xa...
Thời gian đã âm thầm bồi lắng lên lớp đất cũ bằng lớp đất màu. Hết lớp đất mượn ấy bất đồ một cậu giúp việc đang đào, chân bỗng như hút xuống. Cậu kêu lên thảng thốt Cụ ơi cụ đừng rút chân cháu xuống...
Một cảnh tượng cảm động lộ dần trong âm thanh thút thít nức nở của con cháu bà Năm....
Từng ấy năm rồi còn gì. Không còn ván chỉ còn lại mấy cái đinh đóng quan tài.
Xương cốt hao đi nhiều quá. May mà hộp sọ vẫn còn. Và chiếc vòng ngọc thạch vẫn còn kia. Sau gần nửa thế kỷ chôn vùi vẫn ánh lên lấp lánh.
Bà Cúc vợ ông Hanh cho hay sở dĩ chiếc vòng ấy còn vì bà Năm đeo từ hồi trẻ nó thít chặt vào cườm tay. Khi đấu tố có người đã cố rút ra nhưng không được!
Cả chiếc răng bịt vàng.
Sau thủ tục lễ tạ và cảm ơn chính quyền địa phương cùng mấy nhà quanh đó, chiếc xe chở bà Cát Hanh Long quay về Hà Nội khi trời chưa sáng tỏ.
Cụ bà được nằm bên cạnh mộ cụ ông ở quê chồng là làng Đại Kim, Thanh Trì. Sau hơn nửa thế kỷ, hai người mới được gần nhau sau bao nhiêu tao loạn.
Tôi theo người cháu gái bà Năm tiếp thêm tuần hương. Ngước lên làn khói hương trên bàn thờ Người Mẹ chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn Ân nhân của Cách mạng, ánh mắt bà Năm vẫn ánh lên cái nhìn ấm áp bao dung...
Không biết anh linh của bà phù hộ hay chỉ thị của ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ linh mà sau 6 năm, năm 1998 ông Nguyễn Hanh và ông Nguyễn Cát hai con trai của bà Năm đã được công nhận là cán bộ hoạt động lâu năm, cán bộ tiền khởi nghĩa. Còn người con dâu Đỗ Thị Diệp, sớm hơn năm 1980 đã được xác nhận danh hiệu cán bộ hoạt động lâu năm.
Riêng cụ Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long thì vẫn... đợi ?
Trên cao xanh kia, cụ bà đã mỉm cười nơi chín suối được chưa khi mới có động thái duy nhất của chính thể là hạ thành phần cho cụ từ tư sản địa chủ cường hào gian ác xuống tư sản địa chủ kháng chiến!
Chính vì thế hằng bao năm nay, ông Nguyễn Hanh cùng bà Diệp vẫn đứng đơn đề nghị các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm thực hiện cho trọn vẹn Nghị định số 28/CP của Chính phủ ban hành ngày 29/4/1995. Đó là một nghị định nhân văn như tên gọi của nó:
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.
Mà vận dụng cụ thể vào trường hợp cụ Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm theo đề nghị của gia đình ông Hanh nhiều năm nay là nên xét thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp và truy tặng danh hiệu Liệt sĩ!
Người con trai còn lại duy nhất của cụ bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long năm nay tròn 90 có lẽ vẫn tiếp tục đợi?
Sắp tiết Thanh minh năm Ngọ
Xuân Ba
Nhận xét
Đăng nhận xét