Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 66

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
CÁ KÈO KHO TỘ - MÓN NGON MIỀN TÂY

Cách làm món cá kèo kho tộ kiểu miền Nam thơm ngon đúng điệu

Với vị đắng của mật hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá và một chút  béo của gan cá kèo chính là hương vị đặc trưng của món ăn chế biến từ cá kèo. Cũng như các loại cá khác, cá kèo có rất nhiều cách chế biến như  cá kèo kho tiêu, kho nghệ hay kho cùng dưa cải chua cũng đều thơm ngon vô cùng. Trong chuyên mục nấu ăn lần này, sẽ giới thiệu tới các bạn món cá kèo kho tộ theo kiểu miền Nam cực kỳ thơm ngon nhé
Mách bạn: đặc sản cá kho làng Vũ Đại nổi tiếng
Cá kèo kho tộ thơm ngon đậm đà
Cá kèo kho tộ thơm ngon đậm đà
Nguyên liệu cần chuẩn bị
+ 200gr cá kèo
+ Hành tím khô, ớt, hành lá, tỏi
+ Nước mắm, muối, đường, dầu ăn
+ Hạt tiêu
  • Có thể bạn quan tâm: Cá là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sực khỏe nên thỉnh thoảng bạn hãy thêm món cá kho vào thực đơn gia đình mình nhé bởi vào những ngày trời lạnh thì món cá kho sẽ giúp các thành viên nhà bạn ngon cơm hơn. Một số món cá kho bạn có thể xem thêm: cá mè kho nghệ, cá quả kho, cá rô đồng kho khế
Cá kèo kho tộ theo kiểu miền Nam
Cá kèo kho tộ theo kiểu miền Nam
Hướng dẫn thực hiện
– Cá kèo rửa sạch bằng nước rồi cho chanh, muối vào để khoảng 15 phút cho cá sạch hết nhớt và xả sạch với nước sạch. Tiếp đến, chỉ cần cắt bỏ vây, mang rồi cho vào ướp cá với cùng với 2 thìa nước mắm, 1 thìa nhỏ tiêu, 1 ít hành lá trong khoảng 30 phút để cho cá ngấm gia vị và thịt cá săn chắc.
– Hành tím, tỏi bóc vỏ.  Hành lá thái nhỏ, đầu hành trắng chẻ nhỏ.
– Cho dầu vào chảo đun sôi lên rồi cho tép tỏi vào phi thơm và vớt ra để riêng
– Sau đó, cho 2  muỗng nhỏ đường vào chảo đảo đều đến khi đường tan chảy và có màu vàng thì cho cá vào chiên qua. Đảo nhẹ để cá và đường quyện vào nhau
– Cuối cùng, cho cá vào niêu đất rồi cho thêm mắm, tỏi, ớt và hành tím đã chuẩn bị vào kho đến khi nước cạn gần hết thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp
Chúc bạn có bữa ăn ngon miệng !
Thông tin thêm: Cá kho làng Vũ Đại là món cá kho thơm ngon và được nhiều gia đình lựa chọn thêm vào thực đơn hoặc làm quà biếu tặng trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, đặc biệt là dịp Tết này có rất nhiều cơ sở làm nhái cá kho làng Vũ Đại khiến người tiêu dùng rất dễ mua phải hàng nhái. Để tránh mua phải hàng giả hàng nhái bạn hãy tìm hiểu thêm những đặc điểm nhận biết tại đây http://cakholangvudai.com/mua-va-thanh-toan/canh-bao-ca-kho-lang-vu-dai-hang-nhai-hang-gia-kem-chat-luong/

Cá kèo kho tộ siêu ngon

Thịt cá kèo săn chắc, béo ngậy quyện với vị cay nồng của tiêu, của ớt, thêm vị thơm của hành khi kết hợp cùng cơm nóng sẽ rất tuyệt.

Cá kèo kho tộ được xem là món ăn đặc trưng của Nam Bộ. Thịt cá săn chắc, béo ngậy quyện với vị cay nồng của tiêu, của ớt, thêm vị thơm của hành khi kết hợp cùng cơm nóng sẽ càng thích hơn.
Nguyên liệu:
- 200gr cá kèo
- Hành tím khô, ớt, hành lá, tỏi
- Gia vị nước mắm, hạt tiêu, đường, dầu ăn
ca keo kho to sieu ngon - 1
Cách làm:
Bước 1:  Cá kèo mua về cho vào chậu, cho chanh và muối vô. Để 15 phút  cho cá ra hết nhớt và xả sạch với nước. Làm như vậy thêm 2 lần nữa đến khi cá trắng là được. Cắt bỏ vây, mang  nhưng giữ lại ruột cá, đây mới là phần béo và ngon nhất của cá kèo. Ướp cá với nước mắm, tiêu, hành lá trong 30 phút để cho thịt cá ngấm gia vị và săn chắc.
ca keo kho to sieu ngon - 2
Bước 2: Hành tím, tỏi bóc vỏ, hành lá xắt nhỏ, đầu hành chẻ nhỏ.
Bước 3: Cho dầu vào chảo, cho tỏi (để nguyên tép) vào phi thơm rồi vớt ra để riêng.
ca keo kho to sieu ngon - 3
ca keo kho to sieu ngon - 4
Sau đó cho 1.5 muỗng cà phê đường vào chảo đảo đến khi đường vàng thì cho cá vào chiên qua. Lắc chảo để đường và cá quyện vào nhau.
ca keo kho to sieu ngon - 5
Bước 4: Cho cá vào thố đất rồi cho thêm mắm, tỏi, ớt và hành tím.
ca keo kho to sieu ngon - 6
Bắc nồi lên bếp và để lửa lớn, khi cá sôi thì vặn lửa riu riu và kho đến khi nước sệt lại là được.
ca keo kho to sieu ngon - 7
Trong lúc kho bạn có thể trở cá để chín đều, chú ý trở nhẹ tay để cá không bị nát. Món cá kèo kho tộ đúng vị miền Nam thì các bạn chỉ đun cá với mắm thôi nhé. Không cho gia vị khác vào sẽ làm mất hương vị của món ăn.
ca keo kho to sieu ngon - 8
Cá kèo kho tộ ăn với cơm trắng rất được ưa thích vì hương vị đậm đà của nó. Vị đắng của mật, vị béo của ruột gan cá và vị ngọt của thịt cá làm nên hương vị đặc trưng của món ăn mà không lẫn vào đâu được.
ca keo kho to sieu ngon - 9
ca keo kho to sieu ngon - 10
ca keo kho to sieu ngon - 11
Chúc các ngon miệng với cá kèo kho tộ nhé!
(Khampha.vn)

Lợi ích tuyệt vời của quả đậu rồng đối với sức khỏe

Suckhoedoisong.vn -Đậu rồng giàu chất dinh dưỡng và tất cả các bộ phận của cây đều có thể ăn được. Lá có thể được ăn như rau bina, hoa được trộn làm món salad, củ có thể được ăn sống hoặc nấu chín, hạt đậu rồng được sử dụng theo cách tương tự như đậu tương.
Đậu rồng có tên khoa học tetragonolobus - còn được gọi là đậu Goa, đậu bốn cạnh, đậu bốn góc, đậu Manila, đậu Mauritius - là một loại cây họ đậu nhiệt đới New Guinea.
Đậu rồng phát triển nhiều ở các nước vùng xích đạo nóng ẩm, từ Philippines, Indonesia đến Ấn Độ, Miến Điện, Malaysia, Thái Lan và Sri Lanka. Nó được trồng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á và Papua New Guinea do khả năng chịu bệnh tốt. Đậu rồng giàu chất dinh dưỡng và tất cả các bộ phận của cây đều có thể ăn được.
Lá Đậu rồng có thể được ăn như rau bina, hoa được trộn làm món salad, củ có thể được ăn sống hoặc nấu chín, hạt đậu rồng được sử dụng theo cách tương tự như đậu tương.
Lá đậu rồng, được sử dụng như rau xanh, là một nguồn tuyệt vời của chất xơ, vitamin C, vitamin A và khoáng chất. 100 g lá tươi cung cấp 45 mg vitamin C (75% giá trị khuyến cáo hàng ngày) và 8090 IU vitamin A (270% RDA).
Quả đậu rồng cung cấp đủ lượng khoáng chất cho nhu cầu cơ thể: sắt, đồng, mangan, canxi, phốt pho, magiê
Quả đậu rồng non là một trong những loại rau có lượng calo rất thấp; 100g đậu rồng chỉ chứa 49 calo. Hạt đậu rồng có 409 calo mỗi 100g và chứa hàm lượng protein tương đối cao (tương đương với protein có trong đậu nành). Cũng giống như các loại đậu khác, lượng Thiamin, pyridoxine (vitamin B-6), niacin, riboflavin và một số các vitamin B phức trong đậu rồng cũng rất nhiều.
Ngoài ra, đậu rồng cung cấp đủ lượng khoáng chất cho nhu cầu cơ thể. Một số khoáng chất quan trọng như sắt, đồng, mangan, canxi, phốt pho, magiê được tập trung trong đó. Mangan khi vào bên trong cơ thể con người là yếu tố giúp cho các enzym chống oxy hóa phát triển mạnh mẽ.
Đậu rồng lúc tươi là một trong những nguồn tốt nhất của folate. 100 g đậu rồng cung cấp 66 mg hoặc 16,5% nhu cầu folate hàng ngày. Folate, cùng với vitamin B-12, là một trong những thành phần thiết yếu giúp tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Cung cấp folate đầy đủ trong chế độ ăn uống trong thời gian thụ thai và trong khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Cây đậu rồng
Củ của cây đậu rồng là nguồn tinh bột, protein và vitamin B-complex dồi dào. 100g củ cung cấp 11,6g protein so với 2,02g / 100g và 1,36g / 100g hàm lượng protein trong khoai và sắn.
Đậu rồng tươi chứa một số lượng khá cao vitamin C. 100g đậu rồng cung cấp 18,3mg hoặc 31% vitamin C - là một chất chống oxy hóa tan mạnh trong nước và khi được cung cấp đầy đủ trong chế độ ăn uống, nó giúp xây dựng khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm vào cơ thể, duy trì độ đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa bệnh ung thư.
Mai Hương - Học Viện Quân Y
(Theo Nikkie Garcia)

5 cách chế biến đậu rồng thành món ăn ngon chữa bệnh dạ dày

Đậu rồng già được chồng phổ biến tại khu vực miền trung miền nam, ngoài bắc còn có tên gọi khác là đậu khế. Đậu rồng cung cấp những chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, có thể ăn sống hay chín đều được. Sau đây là một số cách chế biến đậu rồng giúp bạn chữa bênh dạ dày và có một cơ thể khỏe mạnh.
Xem thêm:
daurong1
Trong đậu rồng có nguồn khoáng sản tự nhiên, cung cấp dồi dào vitamin A và C, giúp tăng sức đề kháng, chống lão hóa tế bào. Đậu rồng có nhiều chất sắt, rất cần thiết với bà mẹ mang thai, cho con bú, người thiếu máu, chúng đặc biệt tốt cho dạ dày vì có nhiều men tiêu hóa tự nhiên, phòng và chữa viêm nhiễm đường ruột. Ngoài ra, đậu rồng cũng rất giàu protein thay thế thức ăn từ động vật, tốt cho người ăn chay, phòng bệnh suy dinh dưỡng ở người lớn và trẻ nhỏ.
1- Ăn sống
Rửa sạch ăn sống đặc biệt là chấm với mắm tôm chà là món ăn khóai khẩu của người dân Nam bộ (nhất là ở Tiền giang, Gò công là nơi sản xuất mắm tôm chà đặc biệt), hoặc chấm với nước mắm kho quẹt, nước tôm rim.
gỏi đậu rồng
Ngoài ra bạn có thể thái mỏng, trộn chung với xà lách, hành tây, tỏi, thêm sốt chanh chua ngọt để làm món rau ghém, tạo vị giòn chua đặc biệt. Khi làm món này đậu rồng sẽ được ngâm với nước muối nhạt, sau đó thái vát và ngâm ngay vào nước lạnh để giữ màu xanh.
2- Rang khô
Nếu răng bạn còn khỏe, hãy lấy hạt Đậu Rồng già, rang với muối cho vàng thơm hong để cháy. Sáng sớm bụng đói, nhai , ăn khoảng 10 – 12 Hột.
Untitled
Ngoài ra, bạn có thể lấy hạt đậu rồng già rang với chút muối cho vàng rộm, tỏa mùi thơm nức (tránh để bị cháy). Sau đó, các bạn đem nghiền nhuyễn chỗ hạt đậu vừa rang. Mỗi sáng, khi vừa ngủ dậy, các bạn ăn khoảng 3 thìa cafe bột đậu rồng, nhớ nuốt từ từ từng chút một (dễ ăn lắm nên đừng lo). Nếu khô quá, các bạn nhấp vài ngụm nước ấm cho dễ nuốt nha.
3- Đậu rồng luộc 
Vào mùa mưa, khi mâm cơm có đĩa đậu rồng luộc chấm với nước mắm nguyên chất hay với nước cá kho, thịt kho thì rất nhanh hết cơm!
monngontudaurong3
4- Đậu rồng xào
– Đậu rồng xào với gì cũng ngon. Đơn giản, gọn nhẹ nhất là xào với tỏi. Đậu rồng ngon là trái vừa phải, không lớn quá, tươi, xanh nõn (màu đọt chuối non), trái chỉ mới tượng hạt bên trong. Đậu rồng mua về được tước bỏ các cọng xơ, rửa sạch. Để món xào được ngon, nên chần qua nước sôi (cho thêm ít muối vào nước), để ráo nước sao cho trái đậu vẫn còn giữ được màu xanh ban đầu.
monngontudaurong2
– Đậu rồng tất nhiên có thể xào với thịt bò, thịt ba chỉ hay thịt heo bằm vê viên hay với tôm đều ngon. Cao cấp hơn, ở các nhà hàng có món khai vị rất ngon chế biến từ đậu rồng. Thịt heo băm nhuyễn được xào chín, nêm nếm vừa ăn, sau đó đậu rồng cắt miếng vừa phải được sắp trên xà lách. Hòa tan giấm, đường, hành tím xắt mỏng gia vị rưới lên trên xà lách rồi rải thịt xào ở trên cùng. Món này vừa giống món dầu giấm, vừa giống món gỏi mà chỉ có đậu rồng mới là nguyên liệu phù hợp nhất.
Ngoài ra, đậu rồng xào với nấm rơm cũng là món xào chay rất ngon và bổ.
5- Đậu rồng nấu canh chua
Khi chán ngấy với những món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm từ thịt cá. Mọi người thường có xu hướng tìm đến các món muối chua. Đậu rồng có thể thay thế bạc hà trong món canh chua thông thường. Miếng đậu rồng giòn giòn, ngọt ngọt tạo cho tô canh chua có vị ngon rất riêng.
400-425-cach-nau-canh-chua-dau-rong-tom-c4ca
Có thể nấu bằng cá đồng như cá lóc, cá trê, cũng có thể nấu với cá biển như cá mú. Chỉ cần bắc nước cho me vào, khi nước sôi thì múc me dầm lược lấy nước chua (có thể nấu với khế), rồi cho cá vào nấu sôi, cuối cùng cho đậu rồng đã xắt miếng vào đảo đều. Món canh chua này ngon nhờ vị chua của nước lẫn với vị ngọt của đậu rồng.

Các loại rau sống ăn ngon, tốt cho sức khỏe

19/04/2015 01:21 PM
5,156

Rau sống là tên gọi chỉ chung cho các loại rau và lá được dùng làm món ăn kèm theo trong các bữa ăn, bữa tiệc ở Việt Nam, thường là các loại rau có lá. Thông thường đây là các loại rau có thể ăn sống hoặc ăn thông qua việc trần qua nước sôi.
Kết quả hình ảnh cho Các loại rau ăn sống


Các loại rau sống và rau gia vị
Một số cách gọi tên các loại rau sống và rau gia vị ở Hà Nội hay dùng:

Rau xà lách: lá tròn, mềm, vào mùa xà lách thường cuộn tròn lại nhưng rau trái mùa thì lá hơi thuôn dài nhưng lá mềm dễ bị dập nát.
Rau diếp: Lá dài, sống lá cứng, thân lá thì xoăn xếp nếp nhiều và cứng hơn hẳn xà lách, vị của rau cũng hơi đắng hơn 1 chút xíu.
Kết quả hình ảnh cho Các loại rau ăn sống


Húng quế hay húng chó (basil): Thường ăn kèm với thịt chó, thịt vịt, tiết canh, lòng lợn, ... vị hơi có mùi quế, rất thơm. Lá dài, nhọn, thân màu tím và hoa tím. Húng bạc hà/ húng lủi (menthe): Loại này hơi giống rau bạc hà (mint) nên rất khó phân biệt Vị bạc hà, the mát, lá hơi tròn, xoăn lăn tăn.

Tía tô: Lá cứng, mặt lưng màu đỏ tía, mặt trên xanh. Hay dùng trong nấu chuối đậu ốc, nấu cháo.

Kinh giới:

Lá lốt: Để gói chả thịt lợn hoặc bò, chả ốc. Ngon!

Xương xông: Chủ yếu để gói chả nhưng mùi lá xương xông hơi khó ăn nên nhiều người kêu là giống mùi dầu hỏa

Rau ngổ: Thân mềm, xốp, dài, màu hơi trắng xanh. Hay cho vào canh cá.

Mùi ta:

Mùi tàu/ Ngò gai:

Rau thì là: Thích hợp với các món cá, đồ tanh, ...

Hành: Được dùng rất phổ biến trong các món ăn, các món canh,...
Hẹ: Hẹ trông hơi giống hành nhưng lá hẹ bẹp không thành ống như hành và lá ngắn hơn hành. Hay dùng trong mì vằn thắn, canh hẹ trứng, ...

Rau răm Ăn cùng trứng vịt lộn, miến lươn, lươn xào, ...


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Ăn rau sống thế nào cho đúng?
Rau sống thường là các loại rau thơm gia vị, có tác dụng làm ngon mịệng, chống ngán khi ăn các món thịt, cá nhiều dầu, mỡ, hay các món chiên, xào, nướng, quay….Rau sống thường ăn theo các kẹp, cuốn với các món mặn, trụng trong các món lẩu, hoặc thái nhỏ rồi bỏ vào các món mì nước. Một số loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất như xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau tần ô (cải cúc), rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế…)
Kết quả hình ảnh cho Các loại rau ăn sống
  Rau sống là món ăn rất tốt cho sức khoẻ vì rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.
Nguy cơ khi ăn rau sống
Rau sống là một món rất thông dụng trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên có nhiều khuyến cáo cho rằng ăn rau sống có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm ký sinh trùng. Nhất là rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định…) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính.
Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là: giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ. Thậm chí rau sống ở một số nơi còn có phẩy khuẩn tả và có thể dẫn đến tiêu chảy. Chưa kể đến việc không chỉ có các loại bào nang amip, trùng lông, trùng roi… các loại rau sống trên thị trường hiện nay còn chứa một lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như: giun móc, giun đũa, giun đũa chó mèo, sán lá gan..
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3-100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%. Có những loại rau bị nhiễm ký sinh trùng 100% như rau xà lách xoong, cải bẹ xanh, rau đắng, rau tần ô, rau má. Số còn lại như xà lách, rau muống, rau gia vị cũng bị nhiễm ký sinh trùng 92,3%. Các rau trên được rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách rửa thông thường rồi được làm xét nghiệm lại. Kết quả cho thấy, mức độ nhiễm ký sinh trùng nói chung vẫn còn cao, không giảm được bao nhiêu. Sau lần rửa thứ nhất, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn tới 97%, sau lần rửa thứ hai còn 77,9% và sau lần rửa thứ ba còn 51,9%.
Các loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim có trên tất cả các loại rau với tỷ lệ rất cao, nhiều nhất là trên xà lách xoong (100%), thấp nhất trên rau muống (46,1%). Ký sinh trùng amip, dạng bào nang, có trong hầu hết các loại rau, nhiều nhất là trên xà lách xoong và rau má với tỷ lệ 76,5%, trứng giun đũa chó trên 7 loại rau (chỉ trừ rau muống) với tỷ lệ trung bình 11,5%. 
Ăn rau sống thế nào cho đúng?
Theo các bác sĩ của Viện dinh dưỡng, để đảm bảo rau sạch cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hoá chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Nhiều người thường ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh.
Qua một số thí nghiệm cho thấy, trong môi trường nước muối loãng, thuốc tím không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, lượng hoá chất bảo vệ thực vật bám trên rau giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần. Như vậy nên áp dụng cách rửa rau sống bằng nước sạch nhiều lần rồi vớt rau, vẩy ráo trước khi ăn.
Ngoài ra, trong việc chế biến và cất trữ cần lưu ý không trữ rau trong tủ lạnh quá lâu vì cứ sau 1 ngày, rau xanh mất đi 1 lượng lớn chất dinh dưỡng. Chế biến rau không đúng cách cũng làm mất chất dinh dưỡng trong rau, xào rau nhỏ lửa không xanh rau nhưng ở nhiệt độ cao, vitamin C, B1 rất dễ hòa tan và bay hơi hết. Có 1 số loại rau dùng tốt nhất khi ăn sống như dưa chuột, cà …
Làm đẹp da hiệu quả với các loại rau sống
Rau má làm mờ sẹo
Hình ảnh có liên quan
Trong rau má có chứa rất nhiều tritepenoids giúp ức chế việc sản xuất quá mức collagen trong các mô sẹo. Từ đó nâng cao chất oxy hóa và thúc đẩy sự tái tạo da mới cho những vết sẹo đã cũ. Chính vì vậy, rất nhiều loại thuốc trị sẹo đã được chiết xuất từ chính loại rau phổ biến này. Tuy nhiên, để hiệu quả và dễ dàng nhất, bạn chỉ việc giã nát rau má rồi dùng để đắp lên vết sẹo 1 lần/ngày, vết sẹo của bạn sẽ mờ đi nhanh chóng.

Rau má dưỡng ẩm cho da
Không chỉ dừng lại ở công dụng trên, loại rau bổ rẻ này còn có tác dụng tuyệt vời trong việc dưỡng ẩm cho làn da cháy nắng ngày hè. Hằng ngày, đặc biệt đối với người có làn da khô, hãy xay nhuyễn rau má lấy nước thoa lên mặt hoặc dùng làm nước rửa mặt mỗi sáng. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, làn da của bạn sẽ lấy lại vẻ mềm mịm đến bất ngờ.

Rau diếp cá trị mụn
Diếp cá là 1 loại thảo dược lành tính và khá phổ biến. Bên cạnh là loại rau sống trong mỗi bữa ăn của gia đình, các quý cô có làn da sần sùi còn có thể "hưởng lợi" từ loại rau này với công dụng trị mụn bọc và mụn đầu đen hiệu quả.
Cách đơn giản nhất là dùng 10 lá rau diếp rửa sạch rồi xay nhuyễn lấy nước. Dùng bông gòn thấm nước này thoa đều lên mặt và cổ. Để 15 phút cho mặt nạ khô đi rồi tiếp tục thấm thêm 1 lớp khác. Chờ khô rồi rửa sạch bằng nước mát. Thực hiện 2-3 lần/tuần, bạn sẽ thấy những đốm mụn giảm dần.
Rau diếp xóa nếp nhăn

Bạn lấy 20 lá rau diếp, giã nát lấy nước cốt. Trộn đều cùng 3 giọt dầu oliu và 1 thìa cafe bột mì để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp lên mặt rồi nằm thư giãn trong khoảng 15 - 20 phút chờ cho mặt nạ khô đi. Cuối cùng là rửa sạch mặt bằng nước mát. Nếu bạn thực hiện cách này 2 lần/tuần, chỉ trong 1 tháng, những nếp nhăn nơi đuôi mắt hay khóe miệng sẽ nhanh chóng được cải thiện rõ rệt.

Giá đỗ trị tàn nhang
Trong giá đỗ chứa rất nhiều vitamin A, C giúp chống oxy hóa, giảm sự hình thành melannin và ngăn chặn các sắc tố da hiệu quả. Chính vì vậy, nó được rất nhiều chị em sử dụng thành công trong việc làm mờ vết nám chỉ trong thời gian ngắn.
Để làm được điều này, bạn chỉ việc chọn giá đỗ loại thân mập mọng nước. Xay nhuyễn lấy nước rồi thoa lên vùng da bị nám, để trong 15 phút rồi rửa sạch bằng nước mát. Đây là loại rau khá lành tính nên bạn có thể thực hiện hằng ngày.
 
Rau mùi tây cho da khô
Đối với các quý cô sở hữu làn da khô và mụn bọc, thì đây chính là 1 loại "mỹ phẩm" vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ việc lấy 1 nắm rau mùi tây giã nát lấy nước cốt rồi trộn cùng 1/3 thìa cafe bột nghệ. Dùng hỗn hợp này đắp lên da trong 15 phút rồi rửa sạch bằng nước mát. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, bạn sẽ thấy da mịn màng và những vết mụn cũng biến mất hiệu quả.

(ST)

Có thể bạn chưa biết: những lợi ích từ việc ăn rau sống

Rau sống là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng của người Việt. Ngoài việc không mất quá nhiều thời gian và công đoạn chế biến thì hàm lượng dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng trong rau sống cũng rất cao.  
co the ban chua biet nhung loi ich tu viec an rau song Các bài thuốc chữa bệnh từ rau diếp cá
co the ban chua biet nhung loi ich tu viec an rau song ‘Choáng’ với thực đơn sau sinh không kiêng cữ gì của mẹ Việt ở Pháp
co the ban chua biet nhung loi ich tu viec an rau song
Rau sống được dùng phổ biến trong các bữa ăn của người Việt Nam. (Ảnh: timdeal)
Rau sống là tên gọi chung cho những loại rau và lá được dùng ăn kèm trong các bữa ăn của người Việt Nam. Một số loại rau sống phổ biến ở hiện nay là rau xà lách, diếp cá, rau mùi, tía tô, mầm cải, rau húng, bạc hà, lá mơ… Ngoài ra còn có các loại quả ăn sống có hương vị thơm ngon như: cà chua, cà rốt, quả khế, chuối hột...
Những lợi ích từ việc ăn rau sống
1. Giữ được hương vị tự nhiên
Trong quá trình nấu ăn, bắt buộc chúng ta phải nêm nếm các loại gia vị như muối, đường, tiêu để tạo hương vị và giúp món ăn vừa miệng. Lúc này, các loại rau sẽ không còn giữ được hương vị tự nhiên vốn có. Đồng thời, việc thêm gia vị vào rau xanh còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của con người. Thay vì nấu chín, một số loại rau nếu được ăn sống thì vừa đảm bảo thành phần dinh dưỡng, lại vừa giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn.
co the ban chua biet nhung loi ich tu viec an rau song
Rau sống rất giàu dinh dưỡng và vitamin vì không trải qua quá trình chế biến. (Ảnh: triip)
2. Giàu dinh dưỡng
Các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng cho biết: rau sống cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin A, C, E, chất khoáng và các yếu tố vi lượng rất dồi dào. Do không phải trải qua các bước chế biến như xào, nấu cho nên các vitamin trong rau sống luôn được bảo toàn, gần như là không bị hao hụt. Vì thế, những loại rau này sẽ cung cấp một lượng kháng sinh thực vật đáng kể, giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch.
3. Phòng ngừa nhiều bệnh
Thường xuyên ăn rau sống sẽ giúp bạn tránh được các bệnh như ợ nóng, khó tiêu và táo bón. Đồng thời còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, mỡ trong máu. Bởi vì hầu hết các loại rau sống phổ biến như rau mùi, rau má, mầm cải… đều có chứa chất miễn dịch interferon inducer, một loại chất có thể ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u.
co the ban chua biet nhung loi ich tu viec an rau song
Trong rau sống có chứa chất miễn dịch interferon inducer, một loại chất có thể ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u. (Ảnh: bepvang)
4. Tốt cho tim mạch
So với thịt và cá, rau sống chứa rất ít cholesterol cũng như natri, từ đó sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ngoài ra thường xuyên ăn rau sống còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và hoạt động bơm máu của tim diễn ra hiệu quả hơn. Một nghiên cứu y học tại Mỹ cho thấy những người thường xuyên ăn rau diếp cá và xà lách sẽ giảm được nguy cơ bị bệnh tim đến 11%. Bởi vì 2 loại rau này không có chất béo, ít calo và dồi dào chất xơ.
5. Hỗ trợ tiêu hóa
Nếu bạn ăn các loại chất béo, protein, đường có nguồn gốc từ động vật thì cơ thể cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa và chuyển đổi thành năng lượng. Còn khi bạn sử dụng rau sống, củ quả tươi thì chúng sẽ chứa nhiều carbonhydrate hơn, do đó hệ tiêu hóa sẽ làm việc rất thuận lợi. Bên cạnh đó, những loại rau sống có màu xanh như mầm cải, diếp cá, rau mùi… có hàm lượng diệp lục cao sẽ góp phần làm dịu và chữa lành các mô bị hư hại trong ruột và dạ dày.
co the ban chua biet nhung loi ich tu viec an rau song
Rau sống vừa tốt cho tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa và giúp giảm cân, giữ dáng hiệu quả. (Ảnh Joyalife)
6. Giảm cân, giữ dáng
Với những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng hay muốn cơ thể duy trì cân nặng ổn định thì hãy thường xuyên ăn rau sống hoặc salad từ rau sống. Tuy giàu vitamin nhưng các loại rau sống rất ít calo, giúp bạn luôn giữ được tinh thần thoải mái. Chất xơ trong rau sống thúc đẩy quá trình tiêu hóa và kiểm soát rất tốt sự thèm ăn của cơ thể.
7. Tiết kiệm thời gian
Khi ăn rau sống, ngoài việc phải ngâm, rửa rau kĩ càng thì bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian cho việc chế biến cũng như dọn dẹp sau khi xào nấu. Số thời gian còn lại, bạn có thể làm được rất nhiều việc như thư giãn, nghỉ ngơi hay dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái.
co the ban chua biet nhung loi ich tu viec an rau song
Các món ăn từ rau sống chế biến đơn giản và không làm mất quá nhiều thời gian của bạn. (Ảnh: vicare)
Lựa chọn đúng rau sạch
co the ban chua biet nhung loi ich tu viec an rau song
Ảnh: longthinhphat
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội: Tuy tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn rau sống không đúng cách, lựa chọn nguồn rau không đảm bảo thì rất dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, ký sinh trùng hay ngộ độc vì thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Để có thể lựa chọn được rau sống đảm bảo, mọi người cần mua tại các cửa hàng rau sạch, siêu thị uy tín và có sự kiểm dịch của các cơ quan chức năng.
- Không nên mua rau có màu sắc quá xanh, quá non, mỡ màng vì có thể được sử dụng nhiều phân, đạm.
- Không chọn mua rau đã úa vàng hay bị nhũn vì chúng đã bắt đầu có dấu hiệu phân hủy.
- Không dự trữ rau quá lâu trong tủ lạnh vì cứ sau một ngày thì rau sống sẽ mất đi một lượng dinh dưỡng lớn.
- Nếu có điều kiện thì nên tự trồng và chăm bón rau trong vườn nhà, sân thượng, thùng xốp.
Chú ý khi rửa và chế biến rau
- Với các loại rau lá như xà lách, rau má, diếp cá… thì cần rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước sạch để loại bỏ vi trùng, trứng giun, sán, thuốc trừ sâu một cách tốt nhất. Sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút.
co the ban chua biet nhung loi ich tu viec an rau song
(Ảnh: baomoi)
- Với các loại quả như cà chua, dưa leo… thì mới mua về không nên ăn ngay. Bởi vì các loại quả này tuy leo trên giàn, ít bị dính phân nhưng thường được phun thuốc bảo vệ thực vật. Vì thế nên cho vào túi ni lông, bỏ ngăn mát tủ lạnh 2 ngày rồi sau đó mới ngâm nước muối, rửa sạch và sử dụng.
- Theo Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, hiện công tác tại Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam, việc chần rau sống qua nước sôi là không cần thiết. Vì làm cách này vừa không thể loại bỏ được vi khuẩn, thuốc trừ sâu mà lại vừa làm giảm lượng vitamin và độ ngon của rau trong quá trình sử dụng.
Trần Hiếu
Theo Đời sống & Pháp lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét