Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 228

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tình Báo QĐND TRẦN VĂN LAI Trở Thành Tài Phiệt Giàu Nhất Sài Gòn Nhờ Thầu Khoán Trong Dinh Độc Lập
Đồng chí Trần Văn Lai, tức Mai Hồng Quế hay Năm Lai - Đại đội phó chỉ huy tấn công Dinh Độc lập, người làm nên căn hầm bí mật giữa lòng Sài Gòn.

Huyền thoại “Tỷ phú Mai Hồng Quế”

QĐND - Nhân vật “ông chủ Hãng sơn Đông Á” trong bộ phim nổi tiếng “Biệt động Sài Gòn” đã khá quen thuộc với khán giả. Nhưng nguyên mẫu ngoài đời của nhân vật này là ai thì ít người biết...

QĐND - Nhân vật “ông chủ Hãng sơn Đông Á” trong bộ phim nổi tiếng “Biệt động Sài Gòn” đã khá quen thuộc với khán giả. Nhưng nguyên mẫu ngoài đời của nhân vật này là ai thì ít người biết. Ông là Thượng úy Trần Văn Lai (tự Mai Hồng Quế, bí danh Năm U.S.O.M), thương binh hạng 1/4, cán bộ thuộc Đơn vị 159 Biệt động Quân khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, người mới được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân...

Bí ẩn "Nhà thầu Dinh Độc lập"
Người ta biết đến Trần Văn Lai (Năm Lai) với vai trò là một nhà thầu khoán thiết kế nội thất (năm 1963) trong dinh Độc Lập- trung tâm đầu não của chế độ tay sai của Mỹ. Thực hiện chiến lược phát động mạnh phong trào vũ trang đánh địch ngay trong lòng địch, Trần Văn Lai được chuyển sang Đơn vị 159 Biệt động thuộc Quân khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Được tổ chức cài vào hoạt động tại các cơ quan đầu não của địch như: Dinh Độc Lập, nhân viên cơ quan Viện trợ U.S.O.M (USOM) của Mỹ, Tòa Đại sứ Mỹ... Theo lệnh của Tư lệnh Trần Hải Phụng: “Đồng chí Năm Lai phải lo đủ 3 cái “hóa”, đó là: “Nghề nghiệp hóa, quần chúng hóa và hợp pháp hóa (có đầy đủ các giấy tờ của địch)” nhằm hoạt động trong lòng địch, trinh sát mục tiêu, báo cáo quân khu các tin tức, tài liệu, tình hình của địch và tạo điều kiện cho các cán bộ của ta ra vào kiểm tra, trú ém và hoạt động an toàn tại nội thành Sài Gòn. Từ các cơ quan đầu não của Mỹ-ngụy, các tin tức do Năm Lai báo cáo về quân khu đều có giá trị trong việc tác chiến, nhất là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trần Văn Lai đã xây dựng được các cơ sở quần chúng trong số bạn bè kháng chiến cũ, người đồng hương, người đồng nghề, đồng ngành, tạo chỗ ăn, chỗ ở cho các đồng chí lãnh đạo của ta từ căn cứ về Sài Gòn hoạt động an toàn với hơn 20 cơ sở bảo đảm có khả năng vừa cất giấu vũ khí, vừa giấu cán bộ để hoạt động bí mật, hơn 100 quần chúng nòng cốt có thể giao nhiệm vụ tác chiến. Ông đã bán 2 căn biệt thự số 6 và số 8 đường Tự Đức, Phú Nhuận của mình để thực hiện theo sự chỉ đạo của Quân khu Sài Gòn-Gia Định và trích 800.000 đồng vào ngân hàng Trung Quốc để cán bộ rút ra chi dùng phục vụ chiến đấu (với đầy đủ các giấy chứng từ của nhà băng Trung Quốc để tên Mai Hồng Quế).

Ông Trần Văn Lai (bên phải) và ông Ba Bảo trong một lần thực hiện nhiệm vụ.

Trong Báo cáo tổng kết công tác bảo đảm chiến đấu các Lực lượng vũ trang Biệt động nội thành Sài Gòn - Gia Định của Thiếu tướng Trần Hải Phụng, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh các LLVT nhân dân Thành phố ngày 29-9-1980, nêu rõ: “Để đáp ứng theo yêu cầu của Đảng, của cách mạng, đồng chí Trần Văn Lai đã sẵn sàng bán cả sự nghiệp còn lại của gia đình đồng chí để thực hiện theo ý đồ chỉ đạo của quân khu, đã cống hiến toàn bộ tài sản to lớn của đời mình cho sự nghiệp của Đảng. Đến khi Tổ quốc hoàn toàn giải phóng, từ trong nhà lao ngụy đi ra với đôi bàn tay trắng, đồng chí vẫn lạc quan tiếp tục chiến đấu dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng. Cả Bộ chỉ huy Quân khu đều xác nhận đây là sự hy sinh vô cùng to lớn. Một sự sẵn sàng hy sinh mà ngay từ đầu đã được xác định và sẵn sàng chấp nhận của cán bộ, quần chúng cách mạng đang nằm ngay giữa bàn tay đẫm máu của kẻ thù”.
Điệp vụ chuyển vũ khí ly kỳ
Chấp hành chỉ đạo của Bộ chỉ huy Quân khu về việc xây các hầm chứa vũ khí trong nội thành Sài Gòn, năm 1963, một mình đồng chí Trần Văn Lai đã đào, xây dựng 7 căn hầm chứa vũ khí tại nội thành Sài Gòn. Trong đó nổi bật nhất là căn hầm tại địa chỉ 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu (Trần Quý Cáp cũ) phường 5, quận 3 làm hầm chứa vũ khí cho kế hoạch tấn công dinh Độc Lập trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 và một số mục tiêu khác tại nội thành Sài Gòn (được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia năm 1988). Đây là hầm vũ khí lớn nhất trong số các hầm vũ khí được xây dựng tại nội thành Sài Gòn-Gia Định với số lượng gần 3 tấn các loại vũ khí bộ binh và thuốc nổ.

Chiếc xe ô tô do ông Trần Văn Lai sử dụng để hoạt động tình báo trước năm 1975.Ảnh do gia đình nhân vật cung cấp.

Đại tá Trần Minh Sơn, nguyên Phó tư lệnh Quân khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, kiêm Tham mưu trưởng Biệt động Sài Gòn, cho biết: Đây là hầm vũ khí chiến lược chuẩn bị chờ thời cơ nên không được sử dụng thường xuyên, chỉ khi nào đến thời cơ mới được mở kho. Năm 1965, chuẩn bị cho kế hoạch X là kế hoạch kết thúc chiến tranh đặc biệt. Kế đến Mỹ đổ bộ vào miền Nam. Kế hoạch X không thành, phải niêm phong kho vũ khí chờ đến Mậu Thân 1968. Trong đợt Tổng tấn công Xuân Mậu Thân 1968, hầm vũ khí này đã phát huy tác dụng rất hiệu quả. Vũ khí từ hầm của đồng chí Năm Lai được cấp cho Đội 5 Cụm 3-4-5 đánh dinh Độc Lập, cấp cho Cụm 6-7-9 đánh Bộ Tổng tham mưu. Để bảo đảm bí mật, một mình ông vừa thiết kế, vừa tự tay đào đất, ngụy trang vận chuyển đất đá ra ngoài vô cùng gian khổ. Miệt mài nhiều đêm tự dùng dao, dùng mai nhỏ xắn từng vụn đất. Đêm về đến nhà là đào hầm. Sau gần cả năm trời miệt mài, căn hầm bí mật với những thiết kế hoàn hảo cho khoảng 10 người trú ém cùng hơn 2 tấn vũ khí đã được hoàn thành, được cấp trên kiểm tra và đánh giá rất cao. Việc khó khăn nhất lúc này là vận chuyển vũ khí vào nội đô. Để thực hiện được nhiệm vụ, đồng chí Năm Lai cùng các đồng đội đã mưu trí tìm nhiều biện pháp để che mắt địch.

Một buổi chiều giữa năm 1967, tại ngã tư Suốt Cụt gần xã Bàu Mây thuộc huyện Củ Chi, có một người lạ đến bán cho ông Chín Trụ-thợ mộc tại xã Thái Mỹ một bộ ván loại lớn, đó là hai tấm ván được chế tác khá tinh xảo do một cơ sở mộc nổi tiếng ở Sài Gòn thiết kế, nhưng thực chất là 2 mãnh lớn và 2 mãnh nhỏ úp vào nhau, bên trong đục rỗng ruột nạp đầy vũ khí như B40, B41, lựu đạn, mìn, kíp nổ, súng AK… Khoảng nửa tháng sau, cũng tại chợ Thái Mỹ, xuất hiện một ông lão cũng chở bộ ván ngựa cùng một số đồ chế tác bằng gỗ khác trên chiếc xe bò rao bán, nhiều người ghé qua hỏi giá nhưng đều lắc đầu vì quá đắt. Cuối buổi chiều, một chiếc xe Pơ-giô của một đại gia Sài Gòn xuất hiện và sau một hồi ngã giá, bộ ván ngựa cùng hai tấm ván lớn đã được bán cho vị “khách sộp” này. Vị “khách sộp” này không ai khác chính là Ba Bảo-liên lạc viên dày dạn kinh nghiệm của Năm Lai, anh là người được đồng chí Ba Đen (Ngô Thanh Vân) giao nhiệm vụ chở bộ ván lên Củ Chi để nạp vũ khí và chở về nội đô Sài Gòn.

Khi xe của Ba Bảo về đến Sài Gòn, bắt được tín hiệu của xe Năm Lai chạy phía trước, cả hai bên cùng đóng màn kịch hoàn hảo để đổi xe cho nhau. Năm Lai nhận chiếc xe chở bộ ván gỗ đặc biệt về nhà mình tại số 287/68-70-72 và một mình chuyển toàn bộ vũ khí xuống hầm bí mật an toàn.

Người vẽ sơ đồ hệ thống cống ngầm

Ông Nguyễn Văn Trí, tức Hai Trí, nguyên thủ trưởng đơn vị Bảo đảm chiến đấu Quân khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định kể: "Tại các cơ quan đầu não của Mỹ-ngụy, các tin tức do đồng chí Trần Văn Lai điều tra tình hình và báo cáo về quân khu đều có giá trị. Đối với thu thập sơ đồ cống ngầm Sài Gòn, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, đồng chí Năm Lai và tôi đã lên phương án và giao nhiệm vụ cho ông Nguyễn Văn Giên, một cơ sở của ta trong vai kỹ sư cầu cống cho một công ty của Pháp”. Ông Giên nhớ lại: “Tôi được ông chủ người Pháp tin tưởng, giao chìa khóa tủ nơi cất giấu tấm bản đồ, hằng ngày khi vẽ xong tôi lại đem cất tấm bản đồ vào tủ rồi cất chìa khóa vào chiếc tủ nhỏ trong chiếc tủ lớn khác. Hôm đó, tôi  bố  trí  một  đồng  chí  nữa đánh một chiếc chìa khóa khác, rồi lấy chiếc chìa khóa này mở tủ lấy tấm bản đồ ra in bằng giấy than. Vừa in xong thì tụi CIA ập vào đòi coi tấm bản đồ, tôi nhét tấm bản đồ mới in vào người đồng chí kia và đẩy ra cửa sau, để tấm bản đồ và khóa cửa tủ lại như bình thường và ra bàn ngồi giả bộ làm việc”.

Việc tiếp theo là dù đã lấy được tấm bản đồ nhưng làm sao chuyển được tấm bản đồ ra căn cứ. Ông Giên cùng ông Năm Lai cắt nhỏ, bỏ dưới đệm xe và ruột bánh sơ cua ô tô và chuyển ra ngoài, sau đó bản đồ được chuyển ra Khu cho Đại tá Hoàng Đạo (tức Võ Văn Bính, hay Tư Sắc) nguyên Trưởng ban Điệp báo Miền thuộc Phòng 2, Bộ Tham mưu Miền thời kháng chiến chống Mỹ, là người sử dụng phân tích tình hình. Việc lấy được bản đồ cống ngầm Sài Gòn hết sức có giá trị, giúp lính biệt động của ta luồn lách và trú ẩn. “Tấm bản đồ được xé nhỏ nhiều hệ thống và địa điểm cho các trận đánh, mỗi đội biệt động hay bộ đội chủ lực được cấp một đoạn bản đồ hệ thống đường ống ngầm để lên, xuống và đi lại cho mỗi điểm đánh. Xuyên suốt các thời kỳ, từ những trận đánh trước Mậu Thân 1968, đến những trận đánh sau này và kể cả tới năm 1975 cũng dùng hệ thống bản đồ đường ống cống ngầm Sài Gòn để đánh địch mà chúng không hề phát hiện cũng như đánh trả được ta”, Đại tá Hoàng Đạo kể.

Nhờ có tấm bản đồ trên mà trận đánh của biệt động F100 tháng 12-1965 vào khách sạn Metropole trên đường Trần Hưng Đạo thắng lợi lớn. Khi đó, các chiến sĩ biệt động thành đã chia làm hai lực lượng, một cải trang thành lính ngụy đi trên chiếc xe lam, một đội khác sử dụng hệ thống đường cống ngầm bò lên với khối thuốc nổ gần 400kg đã phá gần như hoàn toàn khách sạn, làm thương vong gần 160 tên phi công và chuyên viên kỹ thuật Mỹ. Đánh xong, các lực lượng biệt động đã rút lui an toàn bằng hệ thống cống ngầm.

Sau Tết Mậu Thân, cơ sở bị lộ, Năm Lai nhận được chỉ thị phải rút lui để bảo vệ nội tuyến, sau 3 ngày trốn trong thùng rác của chợ Bến Thành, ông bí mật về phố Võ Di Nguy cho vợ con rời khỏi Sài Gòn còn ông tiếp tục ở lại củng cố cơ sở của Biệt động thành. Trước sự truy lùng ráo riết của địch, Năm Lai nhận lệnh của tổ chức tạm lánh về Quảng Ngãi (quê vợ) để lánh nạn dưới cái tên Phạm Sửu, rồi tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, năm 1972, ông bị địch bắt và giam tại chi khu Sơn Tịnh, bị tra tấn dã man, nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, bất khuất. Đến năm 1974, gia đình phải chạy tiền hối lộ, địch thả ra nhưng vẫn kiểm soát ông chặt chẽ. Trong suốt những năm ấy, Năm Lai có lúc phải giả điên để qua mắt quân thù.

Đó là những ngày khó khăn cho cả gia đình tôi-anh Trần Vũ Bình, con trai của ông Mai Hồng Quế nhớ lại. Ba tôi còn một ngôi nhà duy nhất không bị tịch thu mà không dám về, chỉ lén lút về một lúc rồi lại đi. Anh và chị tôi, rồi cả tôi nữa đều không được gọi ba là ba mà gọi là bác. Má ruột tôi thì bị người đời đàm tiếu kêu là “vợ bé”, bị những bà mẹ Mỹ cạnh khóe, nói xấu...

Sau ngày giải phóng, với thương tật 1/4 (mất 81% sức khỏe), ông công tác ở bộ phận “Tổng kết chiến tranh” sau đó nghỉ hưu cho đến tháng 6-2002, một huyền thoại của Biệt động Sài Gòn đã trút hơi thở cuối cùng...
SĨ BÌNH - NGUYỄN THẮNG

Kỳ I: Người làm nên "Chiến hào lịch sử"

(BVPL) - Người làm nên chiến hào lịch sử không ai khác chính là đồng chí Trần Văn Lai, tự Mai Hồng Quế, bí danh Năm U.Som (USOM), sinh năm 1920 tại xã Vũ Đông, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Tham gia cách mạng từ lúc 22 tuổi, từng được giao những vị trí cốt cán trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp, dù 2 lần bị địch bắt giam, chịu nhiều đòn tra tấn hiểm độc, dã man của kẻ thù nhưng đồng chí vẫn một lòng trung kiên với sự nghiệp cách mạng, xứng đáng là chiến sĩ anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
(BVPL) - Người làm nên chiến hào lịch sử không ai khác chính là đồng chí Trần Văn Lai, tự Mai Hồng Quế, bí danh Năm U.Som (USOM), sinh năm 1920 tại xã Vũ Đông, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Tham gia cách mạng từ lúc 22 tuổi, từng được giao những vị trí cốt cán trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp, dù 2 lần bị địch bắt giam, chịu nhiều đòn tra tấn hiểm độc, dã man của kẻ thù nhưng đồng chí vẫn một lòng trung kiên với sự nghiệp cách mạng, xứng đáng là chiến sĩ anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nhà hoạt động cách mạng qua hai thời kỳ
Trong thời kỳ chống Pháp, đồng chí Trần Văn Lai được tổ chức phân công đảm nhiệm các chức vụ như: Tổ trưởng Công hội Cao su ái hữu (Công hội bí mật bảo vệ cán bộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa) năm 1942-1944; Tổ trưởng Chiến đấu Thanh niên Tiền phong Công đoàn thành Sài Gòn 1945-1946; Tổ trưởng Trừ gian Phá hoại Ban Công tác 1-10 Ban Công tác thành thuộc Chiến khu 7 (do Trung tướng Nguyễn Bình tổ chức lãnh đạo) 1946-1949; Tiểu trưởng Vận động thành - thuộc Tiểu đoàn Quyết tử 950 Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1949-1952; Cán bộ nằm vùng tổ chức xây dựng cơ sở thuộc Quận ủy 2 (Công ty 2) thành Sài Gòn - Gia Định 1952-1954. Trong thời kỳ này, đồng chí Lai đã lập thành tích đốt 3 kho hàng và 1 tàu chở hàng chiến tranh tại Bến cảng Lăng Tô vùng Khánh Hội - Sài Gòn. Sau đó, đồng chí cũng lập công lớn trong việc bắt tề điệp và chuyển quân nhu ra Tiểu đoàn Quyết tử 950.
Kỳ I: Người làm nên "Chiến hào lịch sử" - Ảnh 1
Chân dung Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (Mai Hồng Quế, Năm U.SOM)
Đến thời kỳ chống Mỹ, từ năm 1954-1957, Hiệp định Giơnevơ ký kết, đồng chí Lai được lệnh ở lại hoạt động tại Sài Gòn để tổ chức, xây dựng các cơ sở cách mạng và thành lập các nghiệp đoàn trang trí, nghiệp đoàn thợ nệm và nghiệp đoàn khu xóm chợ Tân Định nhằm tập hợp quần chúng xây dựng phong trào đấu tranh công khai hợp pháp, theo dõi nắm tình hình, phát hiện âm mưu thủ đoạn của địch, làm bình phong che giấu cán bộ ta hoạt động.
Năm 1957-1962, đồng chí Lai được bầu làm Bí thư Chi bộ xóm Lách và xóm Chùa Tân Định. Trong thời gian này, đồng chí Lai được chọn là một trong số các đồng chí xây dựng hầm nằm tại chỗ, đồng thời có đủ các điều kiện để tạo nên một hầm vũ khí đảm bảo lâu dài và tuyệt đối bí mật. Tiếp đó, Quân khu đã chỉ thị cho đồng chí Lai bán 02 căn biệt thự số 6 và số 8 Tự Đức, Phú Nhuận (nay là Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận) là tài sản riêng của gia đình đồng chí để tạo một số chỗ ở mới chuẩn bị cho ý đồ lâu dài (gần Dinh Độc Lập). Đồng thời, Quân khu chỉ thị đồng chí Lai trích 800.000 (tám trăm ngàn) tiền bán nhà gửi vào nhà băng Trung Quốc để Quân khu rút ra chi dùng phục vụ chiến đấu, hiện vẫn còn tập séc của nhà băng Trung Quốc đề tên Mai Hồng Quế, đến nay vẫn chưa được đền bù.
Đến đầu năm 1963, do nhu cầu chiến lược cần phát động mạnh phong trào vũ trang đánh địch ngay trong lòng địch, đồng chí Lai được chuyển sang Đơn vị 159 Biệt động thuộc Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, được tổ chức cài vào hoạt động tại các cơ quan đầu não của địch như: Dinh Độc Lập (Phủ Đầu Rồng), cơ quan Viện trợ U.S.O.M của Mỹ, Tòa Đại sứ Mỹ... Theo lệnh của đồng chí Tư lệnh Trần Hải Phụng là: “Đồng chí Năm Lai phải lo đủ 03 cái “hóa”, đó là: “Nghề nghiệp hóa, quần chúng hóa và hợp pháp hóa (có đầy đủ các giấy tờ của địch)” nhằm hoạt động trong lòng địch, trinh sát các mục tiêu theo nghề nghiệp, báo cáo thường xuyên về Quân khu các tin tức, tài liệu, tình hình của địch và tạo điều kiện cho các Cán bộ của ta ra vào kiểm tra, trú ém và hoạt động an toàn tại nội thành Sài Gòn. Đồng chí Lai đóng vai Nhà thầu khoán trong Dinh Độc Lập ngụy (Phủ Đầu Rồng), dùng tên giao dịch là Mai Hồng Quế, đồng thời được sắp đặt vào làm tại cơ quan Viện trợ hậu cần (U.S.O.M) của Mỹ, nhằm thu thập bản đồ, chi tiết thiết kế xây dựng các công trình cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn phục vụ yêu cầu hoạt động của Biệt Động Sài Gòn do đồng chí Thiếu Tướng Trần Hải Phụng - Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định điều hành công tác liên quan đến cơ quan U.S.O.M của Mỹ để phục vụ chung và đặt tên cho ông Lai cái tên mới là "Thầy Năm U.Som". Tại các cơ quan đầu não của Mỹ-ngụy, các tin tức do Năm U.Som điều tra tình hình và báo cáo về Quân khu đều có giá trị. Trong thời gian này, đồng chí vừa làm công tác của địch vừa lo xây dựng nhà cửa, hầm bí mật ém giấu vũ khí, nuôi giấu cán bộ, đóng góp tiền bạc và các phương tiện phục vụ chiến đấu, đồng thời làm nhiệm vụ đưa đón các đồng chí Lãnh đạo của đơn vị, Lãnh đạo của Quân khu từ căn cứ Củ Chi về hoạt động tại nội thành Sài Gòn. Cụ thể đã xây dựng được trên 20 cơ sở bảo đảm có khả năng vừa cất giấu vũ khí, vừa giấu cán bộ để hoạt động bí mật, hơn 100 quần chúng nòng cốt có thể giao nhiệm vụ từ dễ đến khó, từ đóng góp tiền bạc đến nhận nhiệm vụ công tác...
Năm 1966, đồng chí Lai đã dùng xe chuyên dụng hợp pháp dưới danh nghĩa Nhà thầu khoán Mai Hồng Quế trong Dinh Độc Lập, tự lái xe đưa đồng chí Ngô Thành Vân, tức Ba Đen-Thủ trưởng đơn vị Biệt động 159 và là người Chỉ huy Trận tấn công Tòa Đại sứ Mỹ tết Mậu Thân 1968 từ căn cứ về Sài Gòn trinh sát và ngược trở ra căn cứ an toàn. Hoàn thành công tác này, đồng chí Lai được Bộ Chỉ huy Quân khu ký quyết định tặng thưởng 01 Bằng khen. Cùng thời gian đó, đồng chí Ba Đen chỉ đạo đồng chí Lai kiếm gấp một căn nhà giao cho đồng chí Bùi Thị Hậu (tức Nguyễn Thị Lích) xây dựng hầm bí mật làm Trạm liên lạc của Bộ Chỉ huy, đồng thời làm Chỉ huy Sở dự bị theo yêu cầu của Bộ Chỉ huy Quân khu. Đồng chí Lai đã kiếm được một căn nhà tại Lò Heo cũ, địa chỉ 42/82 Nguyễn Văn Thành, Bà Chiểu (nay là Huỳnh Đình Hai, phường 24, quận Bình Thạnh). Tại căn nhà này, đã xây dựng được một hầm nổi làm Căn cứ mật dự bị cho Sở Chỉ huy Tết Mậu Thân năm 1968.
Trong công tác đưa đón, hướng dẫn cán bộ đi kiểm tra chiến trường nội thành Sài Gòn, đồng chí Lai đã mưu trí xử lý những tình huống nguy hiểm có thể gây ra hậu quả khôn lường cho cách mạng. Trường hợp đồng chí Thường vụ Đảng ủy của ta đi kiểm tra một số cơ sở trong nội thành. Theo đúng kế hoạch hợp đồng, chiếc xe Citroen du lịch của đồng chí Lai đậu đúng điểm hẹn, rồi bước ra nhấc mũ, vuốt tóc hai lần. Nhận đúng ám hiệu, đồng chí của ta từ ngõ hẻm bước ra. Bất ngờ, đồng chí của ta chạm trán với Đội tuần cảnh. Do ít vào hoạt động nội thành, đồng chí của ta thoáng giật mình. Sơ hở này, đồng chí Lai thấy ngay và bọn địch cũng phát hiện được. Nhanh trí, đồng chí Lai nhìn thẳng vào mặt đồng chí của ta sừng sỏ quát: “Tại sao còn lẩn quẩn ở đây? Đã mua được hàng hóa chưa?”. Nhận ra phút nguy hiểm do sơ suất của mình, đồng chí của ta làm ra vẻ như lúng túng, sợ sệt thưa với đồng chí Lai là bị mất hết tiền rồi. Đồng chí Lai giáng luôn cho đồng chí của ta một bạt tai và mắng “Đồ ăn hại, hôm nay về chết với tao”. Tên Đội trưởng tuần cảnh vẫn không hết nghi nghờ hỏi Lai và người này quen biết nhau thế nào, yêu cầu cho xem giấy tờ. Trần Văn Lai đưa giấy có chữ ký của Trung tá Huỳnh Giá-Trưởng phòng Nội dịch kèm con dấu của Phủ Tổng thống khiến hắn lúng túng và chịu thua. Đồng chí Lai rút bao thuốc mời tên Đội trưởng và cả bọn, đồng thời mở bóp lấy luôn tờ 500 đồng và nói, trong nghề làm ăn dịp may gặp anh em đây, qua đãi mấy anh em một chầu cà phê, mình còn qua lại, còn gặp anh em nữa. Lai mở cửa xe phía bên kia, hỏi to giọng với đồng chí của ta: “Tao lái hay mày lái” và nói luôn: “Thôi để tao, mày vừa bị mất cắp, tay còn run và xui nữa”. Hai người bước lên xe, đồng chí Lai vẫy tay chào cả nhóm rồi vọt nhanh.
Và “chiến hào lịch sử”
Đặc biệt từ năm 1962, chấp hành yêu cầu chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân khu về tổ chức xây dựng hầm chứa vũ khí có ý nghĩa chiến lược tại nội thành Sài Gòn, đồng chí Lai đã xây dựng nhiều căn hầm để chứa vũ khí, đảm bảo lâu dài và tuyệt đối bí mật. Một mình đồng chí Lai đào và xây dựng hệ thống hầm bí mật tại nhà riêng của đồng chí tại địa chỉ287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu (Trần Quý Cáp) phường 5, quận 3, chứa trên 2,5 tấn vũ khí an toàn tuyệt đối phục vụ cho trận tấn công Dinh Độc Lập Ngụy vào Tết Mậu Thân 1968 và một số mục tiêu khác tại nội thành Sài Gòn. Tại căn hầm này là nơi Đội 5 Biệt động tập kết quân và xuất phát tấn công Dinh Độc Lập ngụy quyền Sài gòn. Được Quân khu giao nhiệm vụ trọng đại, đ/c Trần Văn Lai rất đỗi tự hào nhận nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, gian khổ, tưởng chừng như không thể làm nổi, đ/c ngày đêm nghĩ kế đào hầm, có khi đang ngủ bật dậy suy nghĩ việc thiết kế xây dựng, việc đào hầm làm sao để số vũ khí ở dưới hầm lâu không bị sét, thuốc nổ vẫn khô ráo nhằm chuẩn bị cho các trận đánh lớn vào các mục tiêu đầu não của Mỹ-ngụy tại Sài gòn khi có thời cơ chiến lược… chưa biết mấy tháng hay mấy năm mới lấy vũ khí lên sử dụng đây? Cái khó nữa là làm sao để người xuống ở dưới hầm được mà không bị ngộp, làm sao khi chiến đấu thoát ra ngoài không ai biết...? Với ý chí kiên cường và quyết tâm của đ/c Lai, cuối cùng căn hầmcũng đã đã hoàn thành. Hệ thống hầm bí mật bao gồm: hệ thống hầm ngầm dưới lòng đất với sức chứa trên 10 người, có bậc lên xuống, có chỗ thông hơi để người xuống ở thở được và không bị ngộp, có đường cống ngầm ăn thông từ sau ra trước và từ trước ra sau, có nắp lỗ ga để tạm rút hoặc chiến đấu với địch; và hệ thống hầm nổi trên trần nhà có chốt khóa, dây thừng và móc câu để khi vào hầm là đóng nắp, khóa chốt lại rồi di chuyển qua các nhà kế cận hoặc xuống đất rút lui an toàn. Cửa hầm và nắp hầm đúc bằng khuôn sắt dày và khít, diện tích 06 viên gạch bông 20x20 hình chữ nhật được bịt kín như ron gạch bông, nằm ngay vị trí phòng khách giữa nhà, nếu không được báo trước thì không một ai có thể tìm ra được miệng hầm. Sau đó, đ/c Trần Văn Lai báo cáo thành công ra Quân khu, đồng chí Tư Tăng thay mặt Quân khu đến kiểm tra hầm đánh giá sự an troàn và ước lượng sức chứa của hầm là rất lớn, sức chứa trên 02 tấn vũ khí các loại và người, cùng đi có đồng chí Nguyễn Nông (tức Năm Bắc) đóng giả cảnh sát chìm. Một tháng sau đó, đồng chí Hai Trí chỉ thị cho đ/c Trần Văn Lai chuẩn bị tiếp nhận vũ khí, vũ khí chuyển về Sài gòn bằng nhiều cách nhưng còn nhỏ giọt và tốn nhiều công sức, riêng đ/c Trần Văn Lai với đặc quyền riêng của Nhà thầu Dinh Độc Lập, nên Bộ Chỉ huy Quân khu lên phương án làm ăn lớn.
Kỳ I: Người làm nên "Chiến hào lịch sử" - Ảnh 2
Đồng chí Trần Văn Lai và đồng chí Nguyễn Văn Ba (Ba Bảo) đang nhận ám hiệu tại nội thành để giao nhận xe vũ khí
Đến tháng 9/1967, đồng chí Lai bắt đầu nhận vũ khí từ căn cứ chuyển về, vũ khí từ căn cứ chuyển về nội thành do đồng chí Nguyễn Văn Ba (tự Ba Bảo) chuyển, vì điều kiện ngăn cách bí mật lúc bấy giờ nên đ/c Lai và đồng chí Ba Bảo không hề biết nhau. Sau khi nhận đúng ám hiệu mật khẩu và nhận xe vũ khí tại điểm hợp đồng trước đó, đ/c Lai lên lái xe vòng qua các phố Phan Đình Phùng, Cao Thắng cảnh giác địch trước khi cho xe vào nhà, một mình chuyển vũ khí xuống hầm bảo đảm tuyệt đối an toàn và ngăn cách bí mật. Trong công tác giao nhận và vận chuyển các xe vũ khí về hầm, có lần xe chở vũ khí chạy từ căn cứ vào nội thành, vũ khí ngụy trang bên trong bộ ván đi đường xa nặng và xóc lòi ra, đồng chí giao xe vũ khí tập trung lái nên không để ý. Đ/c Lai khi nhận xe vũ khí phát hiện, đã mưu trí dũng cảm xử lý tình huống nguy hiểm trong gang tấc để đảm bảo sự toàn thắng trọn vẹn. Chuyến xe chở vũ khí về lần đầu được thiết kế bên trong hai bộ ván ngựa rỗng ruột rất nặng, chiều dày ván đủ xếp lọt những quả đạn B.40, B.41, thuốc nổ… Tuy vậy, đ/c Lai vẫn phải bình tĩnh chuyển xuống hầm an toàn chỉ với một mình. Cái khó đầu tiên là chiếc xe chở vũ khí về quá lớn, căn nhà có hầm bề ngang vừa đủ bề ngang xe, nếu lái chệch tay lái qua phải hay sang trái một chút sẽ gây tai hại cho mình và cho nhà hàng xóm. đồng chí Lai phải canh thật kỹ hai bên, lái xe từng tí một, đưa xe vào đúng vị trí. Cái khó nữa là phải làm sao ra khỏi xe, đ/c Lai không thể xuống đất theo lối cửa xe vì vướng tường và cũng không có chổ chui xuống thùng xe. Đ/c Lai suy nghĩ chỉ còn cách duy nhất là đập vỡ kính chắn gió. Biết rõ sự cấu tạo đặc biệt của kính ôtô, đồng chí Lai dùng khuỷu tay thúc mạnh, tấm kính bị rạn ra như mạng nhện, bóc từng mảng kính mà các cạnh đều tròn và nhẵn ra dễ dàng. Ra khỏi xe, cái khó tiếp theo là làm cách nào để đưa nổi hai cái khối, mỗi khối nặng hàng mấy trăm cân từ trên thùng xe đặt nhẹ nhàng xuống đất chỉ với một mình. Nếu nặng tay, mìn hay đạn để trong tấm ván bị va chạm mạnh, sẽ nổ. Đồng chí Lai băn khoăn vì hai tấm ván ngựa dày tới 20cm, ngang 0,90 mét, dài hơn 02 mét, đồng chí dùng tay nhấc thử nhưng không thể nào xê dịch nổi. Nhưng rồi, đồng chí Lai đã có sáng kiến dùng kích xe ôtô nâng một đầu tấm ván lên cao, rồi đặt một ống nước tròn xuống dưới làm con lăn. Khi tấm ván thứ nhất lăn ra khỏi thùng xe được vài chục xăng-ti-mét, đ/c Lai chợt sững lại. Anh không thể để khối thuốc nổ và súng đạn rơi tự do từ trên thùng xe cao hơn một mét xuống thẳng mặt đất. Phải có cách nào để hạ tấm ván hết sức nhẹ nhàng. Anh đổ 04 vại nước, lăn vại đến sau thùng xe rồi xúc cát đổ đầy vào. Anh dùng 02 chiếc lốp ôtô đặt lên trên làm đệm. Vẫn chưa thật an tâm, anh quơ chiếc đệm mút và toàn bộ chăn màn, chiếu gối, quần áo dùng để kê, chèn, lót. Bước còn lại là nhờ vào sức khỏe, tài khéo léo và mức độ thận trọng của anh. Anh vẫn dùng kích ôtô nâng độ cao của tấm ván, đặt ống nước tròn làm con lăn và dùng đôi vai của mình vừa đỡ, vừa kéo, hạ một đầu tấm ván xuống chiếc lốp ôtô rồi nhích dần xuống vại cát và đệm mút. Tấm ván thứ hai, đ/c Lai chọn phương pháp an toàn nhất vì không thể để tấm này trượt rơi và đè lên tấm ván trước, dễ gây nổ do chấn động mạnh, nhưng phương án này lại nguy hiểm nhất cho bản thân anh. Anh cậy nắp tấm ván, cởi bộ quần áo đang mặc để bọc súng, thuốc nổ đưa dần xuống hầm. Tiếp đó anh đậy nắp tấm ván lại và đẩy tấm ván rời khỏi thùng xe.
Anh lại chui qua cửa chắn gió để lọt vào buồng lái, lái xe nhích dần về trước, thoát ra khỏi nhà. Ngồi vào buồng lái, anh phải tính ngay tới việc cần làm là lắp lại tấm kính chắn gió mới, anh lái xe đến ngay một gara ôtô yêu cầu lắp tấm kính chắn gió mới thời gian 25 phút, với số tiền gấp đôi để kịp giờ giao trả xe. Đúng giờ hẹn, đ/c Lai lái xe đến điểm hẹn. Trong số khách bộ hành đi trên hè phố có một đồng chí đang quan sát theo dõi về phía Đ/c Lai. Thấy vậy, đồng chí Lai tắt chìa khóa công-tắc điện, bỏ xe lại lững thững đi bộ, rồi vẫy chiếc taxi đánh lạc hướng địch đi về Khách sạn, rồi tiếp tục vẫy taxi về nhà số 6-8 Tự Đức và sau đó lái xe ôtô riêng của đồng chí về lại hầm. Toàn bộ Vũ khí đã được chuyển xuống hầm an toàn, đ/c Trần Văn Lai được Bộ Chỉ huy Quân khu ký quyết định tặng thưởng một Huân chương Chiến công hạng Ba.
Chuyến xe vũ khí thứ hai, cách hiệp đồng cũng như chuyến xe vũ khí thứ nhất nhưng cách ngụy trang khác hơn để phù hợp. Chuyến xe thứ ba chở đầy quân trang, quân dụng phục vụ chiến đấu. Cộng chung 03 xe vũ khí với sức nặng trên 2.500 cân, bao gồm 350 kg thuốc nổ TNT và 20 kg C4, 40 mét dây nổ, 150 kíp nổ, 216 nụ xòe, 08 súng B.40, B.41 và 20 quả đạn, liều phóng B.40, B.41, 15 khẩu AK và 3.000 viên đạn, súng ngắn K.54, K.59 và 200 viên đạn, 50 lựu đạn và các trang bị chiến đấu khác như quân trang, quân dụng, Catouchere, băng đạn, quần áo, khối lõm... Đêm mồng 1 rạng mồng 2 tết Mậu Thân (tức ngày 31/01/1968), hầm vũ khí của Trần Văn Lai được Ban Chỉ huy chiến đấu mục tiêu là đồng chí Nguyễn Văn Tăng-Anh hùng Quân đội-Cụm trưởng Cụm 1-3-4-5, đồng chí Hoàng Trọng Thanh-Chỉ huy trưởng Trận tấn công Dinh Độc Lập (vừa được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng) và các đồng chí Trương Văn Rồi, Nguyễn Văn Hai, Lê Tấn Quốc (đã được truy tặng Anh hùng), Hòa, Đực, Hôn, Công, Xuân, Châu, Phước, Cuộc, Ngọ, Cường, Luận, Chín Nghĩa (nữ)... tập trung về tại đây khui hầm bốc dỡ, lắp ráp các thiết bị vũ khí, lau chùi súng đạn và làm trái nổ (bộc phá) ngay trong đêm, chờ giờ G xuất phát tấn công đánh chiếm Dinh Độc Lập ngụy.
Cánh cửa sắt phía trước nhà vẫn còn nguyên dấu tích các vết đạn
Trong lúc các đồng chí khác thực hiện việc lắp ráp các thiết bị vũ khí, làm trái nổ, thì đ/c Trần Văn Lai phải liên tục dùng bàn ghế có chân sắt kéo lê trong nhà và ra vào kéo đóng cửa sắt để át tiếng kêu của các thiết bị vũ khí, đồng thời cảnh giác tình hình địch và các nhà xung quanh. Sau khi lắp ráp các thiết bị vũ khí và làm trái nổ xong, tất cả các vũ khí, trái nổ cùng các trang thiết bị chiến đấu khác được đưa lên 02 xe ôtô riêng của đ/c Lai, 02 chiếc xe này đ/c Lai thường xuyên sử dụng ra vào hoạt động tại các cơ quan đầu não của chính quyền ngụy như: Dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ và Cơ quan U.S.O.M Mỹ. Đúng giờ G, 02 chiếc xe ôtô nói trên của đ/c Trần Văn Lai đã chở toàn bộ đơn vị, vũ khí, trái nổ xuất phát tấn công đánh chiếm mục tiêu Dinh Độc Lập. Do đột biến vào giờ chót, địch tăng cường giới nghiêm thiết quân luật trong thành phố, Cụm tấn công được lệnh chia vũ khí thêm 04 mục tiêu nữa là: Đài Phát thanh, Bộ Tư lệnh Hải quân, Tòa Đại sứ Mỹ và Phủ Đặc biệt. Sau 04 ngày nổ súng phát kích, địch phát hiện ra địa điểm tập kết xuất quân và cất giấu vũ khí, địch đã mở cuộc hành quân bao vây các đường phố Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Trần Quý Cáp, Lê Văn Duyệt, có trực thăng vào trọng điểm xung quanh căn nhà yểm trợ, địch dùng súng bắn phá cửa sắt phía trước và cửa sau để vào bên trong căn nhà (hiện cửa sắt phía trước vẫn còn nguyên dấu tích các vết đạn của địch bắn từ năm 1968).
Kỳ I: Người làm nên "Chiến hào lịch sử" - Ảnh 3
Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn, chứa trên 2,5 tấn vũ khí do Đ/c Trần Văn Lai tự đào và vận chuyển vũ khí về cất giấu, phục vụ công tác chiến đấu của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ, Đài Phát thanh và một số mục tiêu trọng yếu khác của địch ở nội thành Sài Gòn.
Sau trận tấn công vào Dinh Độc Lập, địch đã tịch thu toàn bộ tài sản, nhà cửa, xe cộ, tiền, vàng, truy lùng và treo giải thưởng trên báo chí, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh cho ai bắt được Việt cộng nằm vùng Trần Văn Lai (Mai Hồng Quế, Năm U.SOM).
Trước đó, từ năm 1966, vợ chồng Đ/c Trần Văn Lai cũng đã xây dựng xong hầm bí mật giấu cán bộ và chứa vũ khí gần Bộ Tổng Tham mưu ngụy (đối diện Sân gôn Bộ Tổng Tham mưu) tại số 592B Võ Di Nguy, Phú Nhuận (nay là 720 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận). Tại cơ sở này, vợ đ/c Trần Văn Lai là Đặng Thị Thiệp (tức Đặng Thị Tuyết Mai) cùng mẹ ruột là bà Dương Thị Sử và chị ruột là Đặng Thị Thiểm tự nguyện bỏ tiền ra xây dựng nhà và 02 hệ thống hầm bí mật trong nhà (gồm 01 hầm nổi và 01 hầm ngầm). Vợ đ/c Lai cùng gia đình lãnh trách nhiệm bảo vệ và hướng dẫn các cán bộ từ chiến khu vào nội thành công tác, bảo vệ được an toàn lúc đồng chí Tư Quỳ-Phó Chánh ủy Quân khu Sài Gòn-Gia Định về kiểm tra công tác liên tục năm 1967 và bảo quản 02 chiếc xe ôtô EC-6045 và NCE-345 phục vụ Trận tấn công vào Dinh Độc Lập ngụy tết Mậu Thân 1968. Từ năm 1966, 02 chiếc xe trên đã nhiều lần chở vũ khí và cán bộ từ chiến khu đột nhập vào thành Sài gòn công tác và đưa các đồng chí trở ra khu an toàn. Đầu năm 1968, Đ/c Hoàng Trọng Thanh (Ba Thanh) - Chỉ huy trưởng Trận tấn công Dinh Độc Lập đã về trụ tại đây nghiên cứu tình hình và chỉ thị Đơn vị đến lấy 02 chiếc xe ôtô trên chở các thiết bị trái nổ và vũ khí tại căn hầm 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu (Trần Quý Cáp) xuất phát tấn công đánh chiếm Dinh Độc Lập. Tại căn hầm này cũng đã cứu thoát 02 đồng chí thuộc đơn vị tấn công Bộ Tổng Tham mưu ngụy đêm mồng 4 tết Mậu Thân lúc bị địch phát hiện đuổi bắt, 02 đồng chí được đưa vào hầm bí mật ẩn tránh, sau đó vợ đ/c Lai và mẹ ruột đã đưa đồng chí thoát khỏi vòng vây địch, đến nay căn nhà trên vẫn còn nguyên hầm bí mật.
Cũng trong thời gian này, đ/c Trần Văn Lai cùng vợ chồng Nguyễn Hữu Hậu (Hai Hậu) đã xây dựng được một số hầm bí mật chứa vũ khí và giấu cán bộ trong Nhà băng Anh Quốc Satered - số 3 Võ Di Nguy, nay là Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, quận 1 (gồm 01 hầm dưới chân cầu thang lên sân thượng, 01 hầm ở hồ nước và 01 hầm của chủ nhà băng dùng chứa dây điện). Đồng thời đồng chí Ngô Thành Vân (Ba Đen) và đồng chí Nguyễn Văn Trí (Hai Trí) thay mặt Đảng ủy và Đơn vị 159 đã chỉ đạo thành lập Chi bộ mới tại đây, Chi bộ do đồng chí Hai Phú (Phú râu) làm Bí thư, đồng chí Trần Văn Lai - Ủy viên Tổ chức và đồng chí Nguyễn Hữu Hậu là Ủy viên Tài chánh, cuộc họp chi bộ tại lầu 4 Nhà băng Satered, nơi đồng chí Tư Quỳ từng đến ở năm 1967.
Những nhân chứng sống của lịch sử
Ban Thường Trực Câu Lạc Bộ Truyền Thống Kháng Chiến Khối Vũ Trang Biệt Động Sài gòn - Chợ Lớn - Gia Định đánh giá: “Đ/c Trần Văn Lai (tự Mai Hồng Quế, bí danh Năm U-Som), người xây dựng, tổ chức, tiếp nhận và giữ gìn kho vũ khí nhiều năm trời để phục vụ cho Tổng Tấn công Mậu Thân. Đây là một hầm nhiều vũ khí nhất, nhiều loại vũ khí được giữ nguyên vẹn cung cấp cho tác chiến mục tiêu Dinh Độc Lập và cho tác chiến các mục tiêu khác. Làm một việc mà gia đình đồng chí Lai chấp nhận hy sinh tất cả, kể cả tính mạng, vật chất xe cộ, nhà cửa, công ăn việc làm. Công phu mà đồng chí Lai đào một hầm chứa trên 02 tấn rưỡi vũ khí tại Thành phố, cách mục tiêu quan trọng không xa. Đào hầm ở Thành phố là một sự tính toán dài ngày, giữ bí mật ra sao? đào thế nào không khua động? đất đổ ở đâu? trong bối cảnh xung quanh đầy tai mắt địch. Cả nhà đồng chí vẫn sinh hoạt bình thường trên hầm vũ khí, kẻ thù phát hiện thì tai họa sẽ biết dường nào đối với cả gia đình. Năm này qua năm khác, ngồi trên hầm vũ khí đối với kẻ địch là một bản án tử hình đã định sẵn. Phải là một trái tim thép, một thần kinh thép mới chịu đựng được lâu ngày để chờ thời cơ. Tại đây đã được xác nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia của Thành phố. Chúng tôi cảm nhận được một sự hy sinh ghê gớm của cả gia đình đồng chí, một sự chịu đựng dài ngày, phải trên tinh thần cách mạng cao cả”.
Đ/c Phan Trung Kiên - nguyên Cán bộ Quận ủy Quận 2 (Công Ty 2) đánh giá: “Đồng chí Lai có khả năng đặc biệt về nghi trang, biến dạng trong mọi hoàn cảnh để thâm nhập một cách hợp pháp vào các cơ sở của địch. Biết vận dụng đường lối của Đảng vào công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng đông đảo trong tầng lớp công nhân lao động nằm trong tổ chức cũng như ngoài tổ chức tiếp thu mọi chủ trương của Đảng. Đồng chí là một đảng viên có tinh thần chịu đựng gian khổ, kiên trì nhẫn nại, khắc phục mọi khó khăn, luôn luôn chủ động sáng tạo, nhạy bén đối phó với mọi tình huống xảy ra, đồng thời luôn luôn có tinh thần tổ chức kỷ luật trong mọi trường hợp gay go và phức tạp. Thể hiện rõ nét là đồng chí có nghị lực luôn luôn vận dụng tính năng động sáng tạo của mình, trên cơ sở đó đồng chí đã vận động đông đảo quần chúng trong các tầng lớp tích cực tham gia các phong trào đấu tranh với hình thức biểu tình, mít tinh đòi địch cải thiện đời sống, đòi hòa bình, thống nhất, thi hành Hiệp định Giơnevơ và vận động quần chúng tham gia các cuộc biểu tình, tuần hành trong những ngày Quốc tế Lao động 1/5... Sau phong trào 1957-1958, địch khủng bố trắng trợn các phong trào và thẳng tay đánh phá các cơ sở cách mạng, Trần Văn Lai vẫn được quần chúng tin yêu, bao che, giúp đỡ và được cấp ủy đề bạt lên làm Bí thư Chi bộ Xóm Lách và Xóm Chùa Tân Định từ năm 1958. Thời gian xây dựng phong trào, gặp nhiều khó khăn gian khổ do bộ máy kềm kẹp của địch ngày càng tăng cường đàn áp trắng trợn, Trần Văn Lai vẫn chấp hành tốt mọi chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, vẫn kiên trì nhẫn nại bám sát cơ sở quần chúng nhằm củng cố phát triển đấu tranh kết hợp với các phong trào tôn giáo, liên tục góp phần thắng lợi cho Cách mạng, tiến đến lật đổ chế độ tay sai Ngô Đình Diệm năm 1963. Do hoàn cảnh nội thành phức tạp và do nguyên tắc bảo mật nên suốt cả thời gian đấu tranh chính trị từ năm 1954 đến năm 1962, đồng chí chưa được đề bạt và chưa được nhận xét đánh giá về khả năng, ý chí, quan điểm, lập trường và tác phong đạo đức cách mạng cũng như của gia đình vợ đồng chí tên là Phạm Thị Phan Chính vừa là cán bộ đoàn thể, vừa là cơ sở tốt của cách mạng, sẵn sàng hy sinh tất cả cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng ở trong lòng địch”.
Kỳ I: Người làm nên "Chiến hào lịch sử" - Ảnh 4
Đại tá nhà báo, nhà văn Quân đội Nguyễn Trần Thiết cùng đoàn cán bộ tình báo xem các hiện vật tại Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập tết Mậu Thân 1968
Bà Nguyễn Ngọc Huệ (bí danh Thu Ba) - Giao liên Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định từ năm 1962 đến 1969, ngụ ấp Trung Viết, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi xác nhận: “Giai đoạn làm giao liên cho chú Năm Lai, tuần nào chú cũng về Củ Chi gửi cho tôi một gói lớn toàn tiền mặt, có khi là thuốc tây, để tôi chuyển ra Khu, tôi không biết bao nhiêu tiền nhưng biết là nhiều lắm, có nhiều lần cả cọc toàn là tiền đôla Mỹ. Có một chi tiết mà tôi nhớ mãi là lần chú Năm về gửi gói tiền để đưa ra Khu kèm theo một ổ bánh mì, chú Năm dặn khi nào đói bụng con cứ lấy ra ăn, nhưng nhớ giữ tờ giấy gói bánh mì lại. Khi vào trong Khu thấy mấy chú lấy chanh chà lên thì quá trời chữ nổi lên trên tờ giấy đó”. Bà Dương Thị Phiên - Giao liên Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, ngụ ấp Tháp, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi cũng xác nhận: “Sau năm Mậu Thân 1968, chú Năm Lai vận chuyển vàng và đôla Mỹ giao chúng tôi chuyển qua đường Campuchia, có lần tôi chuyển đôla xong khi về thì địch nghi vấn, chúng khám xét trong người có tờ biên nhận vừa giao xong đôla, nên bị bắt đi tù”.
Hy sinh toàn bộ tài sản to lớn của đời mình cho sự nghiệp cách mạng
Theo Đại tá Trần Minh Sơn - Trưởng Phòng Tác chiến trong Khung - Bộ Tư lệnh Quân khu Sài gòn - Chợ Lớn - Gia Định, được Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam bố trí về chiến trường Sài gòn - Chợ Lớn - Gia Định đánh Mỹ năm 1961: “Thời kỳ đầu, tôi cùng một số cán bộ còn lại sau đánh Pháp, trong số này có đồng chí Ngô Thanh Vân (tức Ngô Thành Vân, tức Ba Đen) phụ trách xây dựng đội Biệt Động đầu tiên mang bí số 159. Trong thời gian này, tôi có gặp đồng chí Trần Văn Lai (tức Mai Hồng Quế, tức Năm U.SOM), anh Ba Đen có xin ý kiến tôi về việc giao anh Năm Lai xây dựng hầm hố cất giấu vũ khí có ý nghĩa chiến lược tại nội thành Sài gòn và đưa đón cán bộ quan sát chiến trường. Tôi tán thành và có nhận xét anh Năm Lai đã chịu đựng và hy sinh rất nhiều công sức cho sự nghiệp cách mạng trong thời trước kia đánh Pháp, bây giờ đánhMỹ, đã biểu thị được lòng trung kiên đối với Đảng. Là người có bản lĩnh, mưu trí, gan dạ, dũng cảm và kinh nghiệm hoạt động đô thị, dễ bình phong qua mắt địch, có thể giữ trọng trách lớn. Đặc biệt, anh Năm Lai có một số thành tích nổi bật như: Một mình anh đào hầm, xây dựng hầm tại nhà riêng của vợ chồng anh số 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 (giá trị tương đương cấp Trung đoàn). Tự lái 03 chuyến xe ôtô chở vũ khí (tổng cộng trên 02 tấn rưỡi) về hầm. Một mình chuyển 03 chuyến xe vũ khí xuống hầm. Bảo quản an toàn và phân phối toàn bộ số vũ khí trên, phục vụ Tổng Tấn công Mậu Thân đánh vào Dinh Độc lập, Tòa Đại sứ Mỹ, Đài Phát thanh, Bộ Tư lệnh hải quân và Phủ đặc biệt. Đây là hầm được chuyển về nhiều chuyến vũ khí nhất (03 chuyến) và là hầm có số lượng vũ khí lớn nhất trong số các hầm vũ khí được xây dựng tại nội thành Sài gòn - Gia Định. Đây quả thật là một kỳ công, sống giữa lòng địch, một mình đào hầm, xây dựng hầm, vận chuyển hàng chục tấn đất đá ra khỏi hầm mà địch không hề phát hiện. Một mình tự lái xe chở vũ khí về hầm. Một mình chuyển xuống hầm trên 02 tấn rưỡi vũ khí tuyệt đối an toàn. Giữ kho vũ khí hàng tấn an toàn tuyệt đối trong nhiều năm để chờ thời cơ cách mạng. Chính nhờ sự chăm sóc chu đáo của anh, nên hàng tấn vũ khí còn nguyên vẹn, không hề hư hỏng một cây súng, một viên đạn, thuốc nổ vẫn khô ráo trong suốt thời gian dài nhiều năm. Có ai ở trong cảnh như thế mới thấu hiểu hết nỗi lo lắng, tinh thần trách nhiệm và một thần kinh thép của một người chiến sĩ thầm lặng như anh đã vượt qua. Sự nguy hiểm là cả gia đình anh như chỉ mành treo chuông. Đêm mùng 1, rạng mùng 2 tết Mậu Thân, toàn bộ các chiến sĩ Biệt động Đội 5 đã tập kết về tại căn hầm nhà anh, cùng anh khui kho lau chùi vũ khí, thiết kế trái nổ và xuất phát trên 03 xe ôtô (trong đó 02 xe là của anh) tấn công vào Dinh Độc lập, cơ quan đầu não của chính quyền Sài gòn. Và do đột biến vào giờ chót, địch tăng cường giới nghiêm thiết quân luật trong Thành phố, nên Cụm tấn công ra lệnh cho anh bốc dỡ và chuyển vũ khí tại hầm nhà của anh thêm 04 mục tiêu nữa là Đài Phát thanh, Tòa Đại sứ Mỹ, Bộ Tư lệnh hải quân và Phủ đặc biệt. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, anh được cấp trên tặng thưởng 02 Huân chương Chiến công Giải phóng, gồm: 01 Huân chương Chiến công hạng Ba, về thàch tích vận chuyển và cất giấu vũ khí đảm bảo cho chiến đấu của Đơn vị và 01 Huân chương Chiến công hạng Ba, về thành tích mưu trí, dũng cảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bốc dỡ, chuyển vũ khí, phục vụ chiến đấu xuất sắc.
Ngoài việc xây dựng hầm vũ khí có ý nghĩa đặc biệt trên, anh còn xây dựng một số hầm giấu cán bộ, vũ khí khác phục vụ cho Đội 159 hoạt động thường xuyên, cụ thể như: Hầm nhà 720 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận của anh, là Di tích cách mạng Thành phố, là nơi cất giấu 02 xe ôtô, mang số EC-6045 và NCE-345 của anh, phục vụ trận tấn công vào Dinh Độc lập ngụy tết Mậu Thân 1968. Năm 1967, đồng chí Nguyễn Ngọc Lộc (Tư Quỳ) - Phó Chánh ủy Quân khu Sài gòn - Chợ Lớn - Gia Định, đã về ở tại đây nghiên cứu thị sát chiến trường Sài gòn. Năm 1968, đồng chí Hoàng Trọng Thanh - Chỉ huy trưởng trận tấn công Dinh Độc lập, đã về trụ tại đây nghiên cứu tình hình địch, chỉ thị Đơn vị và anh Năm Lai lấy 02 xe ôtô nói trên chở các chiến sĩ, thiết bị trái nổ và vũ khí đạn dược tại căn hầm 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, xuất phát tấn công vào Dinh Độc lập; Hầm nhà 314/3 Trần Quý Cáp, quận 3 của anh, là nơi ém giấu vũ khí và ém quân Đội 5 phục vụ trận tấn công Dinh Độc lập; Hầm nhà 30/77 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 của anh, là nơi ém giấu cán bộ, phục vụ mục tiêu Đài Phát thanh, hộp thư bí mật và hầm nổi tại số 113A Đặng Dung phục vụ chung cho lực lượng Biệt động Sài Gòn...
Ngoài ra, anh còn lãnh nhận nhiệm vụ đưa đón các đồng chí lãnh đạo của đơn vị, lãnh đạo Quân khu ra vào hoạt động tại Sài gòn. Xây dựng chổ trú ém, bảo vệ ăn ở cho các cán bộ của ta ra vào kiểm tra, trú ém và hoạt động an toàn tại chiến trường nội thành Sài gòn. Trinh sát các mục tiêu theo nghề nghiệp, báo cáo thường xuyên về Quân khu các tin tức, tài liệu, tình hình của địch cùng nhiều công việc bảo đảm khác như vận chuyển rất nhiều chuyến vũ khí cho mình và cho đồng đội, liên tục báo cáo, thu tài liệu quý của địch (ngụy trang và vận chuyển thành công ra căn cứ bản đồ toàn bộ hệ thống đường cốngngầm của Thành phố Sài gòn lúc bấy giờ, sơ đồ Dinh Độc lập, Tòa Đại sứ Mỹ và các cơ quan đầu não của Mỹ-ngụy…) phục vụ cho chiến đấu của đơn vị và cấp trên.
Đã hy sinh toàn bộ tài sản to lớn của đời mình cho yêu cầu của Đảng, của cách mạng, sẵn sàng bán cả sự nghiệp còn lại của gia đình để thực hiện theo ý đồ chỉ đạo của lãnh đạo. Thực hiện sự chỉ đạo của Quân khu, trích 800.000 (Tám trăm ngàn) tiền bán 02 căn nhà biệt thự số 6 và số 8 đường Tự Đức - quận Phú Nhuận, là tài sản riêng của gia đình đồng chí, gửi vào nhà băng Trung Quốc để Quân khu rút ra chi dùng phục vụ chiến đấu. Trong trận đánh vào Dinh Độc lập, để tiết kiệm ngân quỹ, nên Quân khu đã sử dụng 02 chiếc xe ôtô vận tải EC-6045 và NCE-345; 03 xe gắn máy, 01 honda nam, 01 nữ và 01 xe goben của đồng chí để chuyển quân và vũ khí, đạn dược đến mục tiêu chiến đấu. Sau tấn công Mậu Thân, toàn bộ tài sản, nhà cửa, tiền bạc (tiền, vàng gởi nhà băng…) và xe cộ của anh đã bị địch tịch thu và sử dụng. Bản thân đồng chí bị địch truy nã gắt gao, đến năm 1970 bị địch bắt, đồng chí Lai sử dụng tên giả là Phạm Sửu, nên địch không rõ tông tích, anh hoàn toàn không khai báo gì, các cơ sở không hề bị lộ, các đồng chí khác không hề hấn gì, đến khi tổ quốc hoàn toàn giải phóng, từ trong nhà lao ngụy đi ra với đôi bàn tay trắng, đồng chí vẫn lạc quan tiếp tục chiến đấu dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng. Cả Bộ Chỉ huy Quân khu đều xác nhận đây là một sự hy sinh vô cùng to lớn. Một sự sẵn sàng hy sinh mà ngay từ đầu đã được xác định và sẵn sàng chấp nhận của người chiến sĩ cách mạng đang nằm ngay giữa bàn tay đẫm máu của kẻ thù”.
Di tích lịch sử nước nhà
Tháng 6/1975, ngay sau ngày giải phóng Miền Nam Việt Nam, đồng chí Trần Minh Sơn, tức Bảy Sơn-Thành Đội Phó Sài Gòn-Gia Định và đồng chí Nguyễn Văn Trí-Thủ trưởng Đơn vị B.12 Bộ Tư Lệnh Thành Sài gòn-Gia Định hướng dẫn phái đoàn nước Cộng hòa Cu Ba do bà MELBA HERNANDEZ-Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Cu Ba-nữ Anh hùng Cu Ba đến thăm căn hầm chứa vũ khí của đồng chí Trần Văn Lai. Tại đây, bà ca ngợi: “Lãnh đạo, các đồng chí chỉ huy và đồng chí Trần Văn Lai kiên cường, anh dũng và coi đây là một bài học rất quý báu cho nhân dân Cu Ba”. Đã có phái đoàn các nước như: Liên Xô, Cu Ba, Bungari, các nước Châu Mỹ La Tinh, các nước tư bản... đến đây tham quan, tìm hiểu về cuộc Tổng Tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 giữa lòng Sài Gòn. Các cơ quan, đoàn thể trong nước và địa phương đến đây học tập và làm Lễ tuyên thệ kết nạp Đảng, đoàn cho đoàn viên, thanh thiếu niên. Nhiều báo chí đăng bài và hình ảnh về di tích, được dư luận trong và ngoài nước biết đến. Nhiều tập tuyện, đài phát thanh, đài truyền hình nhắc nhở đến đồng chí Trần Văn Lai, một cán bộ biệt động kiên cường, dũng cảm, lập công xuất sắc.
Kỳ I: Người làm nên "Chiến hào lịch sử" - Ảnh 5
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn tại 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, P5, Q3, TP. HCM và chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình ông Trần Văn Lai
Năm 2005, kỷ niệm 30 năm giải phóng Thành phố Sài gòn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã đến thăm lại căn hầm lịch sử này, Đại tướng viết bút ký vào sổ lưu niệm di tích: “Tôi rất hoan nghênh tinh thần của tập thể các đồng chí cán bộ và chiến sỹ biệt động Sài gòn hiện đang giữ gìn di tích hầm chứa vũ khí tiến công Dinh Độc lập Tết Mậu thân 1968 - Chúc các đồng chí luôn gương mẫu trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ, gia đình hạnh phúc” và ký tặng ảnh của Đại tướng cho di tích. Đại tá nhà báo, nhà văn quân đội Nguyễn Thanh - tác giả kịch bản bộ phim "Biệt động Sài gòn" đến thăm lại căn hầm và viết sổ lưu niệm di tích ngày 19/7/2005: “Anh Trần Văn Lai ơi! Anh em mình gặp nhau từ 30-4-1975, em Nguyễn Thanh - Nhà báo Quân đội nhân dân. Thời gian đó, em đã biết nhiều về các anh. Đã một lần đến ngôi nhà này - nơi cái hầm vũ khí lịch sử đã đánh vào Dinh Độc Lập. Chuyện đã biết nhiều mà vẫn quá ít ỏi. Lẽ đương nhiên là thế, không ai hoàn chỉnh lại những quãng đường đã đi qua của mình. Anh em mình chấp nhận điều đó! Lâu lắm em mới vài Sài gòn. Cuốn sách Những chiến sỹ Biệt động Sài gòn đã tái bản lần 2, có bổ sung sửa chữa và in đẹp hơn trước. Đất nước mình sẽ rất hiếm có những kỳ tích như thế này. Mong anh vui lòng nhé!”. Bút ký của đoàn viên thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh, bạn thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh Anh hùng Tường Vi viết: “Thật bất ngờ khi biết được căn nhà này! Tôi đã sinh ra và lớn lên trong cái Thành phố náo nhiệt này, với bao lần qua lại vui chơi trên con đường này, thế mà tôi lại vụt qua thật nhanh ngôi nhà lịch sử như vậy. Chỉ cần ngắm nhìn ngôi nhà, các kỷ vật, đủ hiểu người Việt Nam đã anh dũng như thế nào. Tôi tự hào là người Việt Nam”. Nhân kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 45 năm ngày Tổng Tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân, 40 năm ngày ký Hiệp định Paris, đoàn đại biểu lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Hoàng Quân - UVBCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố đã đến thăm di tích hầm cất giấu vũ khí phục vụ cho Tổng Tấn công xuân Mậu Thân 1968, tại đây đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố đã viết: “Chúng tôi vô cùng khâm phục tinh thần mưu trí, dũng cảm, kiêng cường, sáng tạo của Đội 5 gồm 19 đồng chí, đã hy sinh 14 đồng chí, Đội 5 đã đánh vào Dinh Độc lập đêm mồng một tết Mậu Thân 1968, chiến công và sự hy sinh anh dũng của các đồng chí mãi mãi sống trong lòng của Đảng bộ, đồng chí và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh anh hùng” và đoàn đại biểu các nước Cộng hòa Uzebekistan do ông Khalimoc Khakimbai A Shirovich - Phó Tổng Công tố trưởng nước Cộng hòa Uzebekistan khi đến thăm di tích nhân kỷ niệm 45 năm ngày Tổng Tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân và 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris cũng đã viết sổ lưu niệm di tích: “Chúng tôi cúi đầu ngã mũ khâm phục dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập đất nước! Chúng tôi ấn tượng sâu sắc và sẽ ghi nhớ những gì đã được tận mắt chứng kiến tại nơi di tích lịch sử này! Chúng tôi chúc nền độc lập tự do của đất nước Việt Nam đời đời bền vững và sẽ ngày càng phồn vinh”… (một số loại hiện vật, động sản còn lại trong di tích như: các xe ôtô ông Trần Văn Lai sử dụng đi lại, vận chuyển tài liệu vũ khí; các xe gắn máy dùng để giao liên, chuyển quân đến mục tiêu chiến đấu, vỏ liều phóng B.40, B.41, bánh pháo ám hiệu, giấy bạc quấn vũ khí chống sét, súng ngắn K.54 và súng nhỏ, nắp hầm vũ khí làm từ năm 1966, dây thắt lưng của đồng chí Tư Tăng, áo len của đồng chí Phạm Quốc Sắc-Anh hùng LLVTND-tử tù chuồng cọp Côn Đảo, cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng, tấm séc của Nhà băng Trung Hoa đề tên Mai Hồng Quế, các giấy tờ căn cước giả, chứng chỉ tín đồ phật giáo, sơ đồ Dinh Độc Lập, bản đồ Đô thành Sài gòn, bản đồ toàn bộ hệ thống cống ngầm của Thành phố Sài gòn, bản đồ Nam Phần, bản đồ tỉnh Biên Hòa... tài liệu của Ban Chỉ huy Cụm 1-3-4-5 phân công các trận đánh trong Tổng Tấn công tết Mậu Thân 1968, sơ đồ hầm bí mật nhà 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu có chữ viết của đồng chí Tư Tăng ghi lúc phân chia vũ khí, giấy tờ tài liệu hoạt động trong lòng địch...).
Ghi nhận công lao đóng góp cho thành quả cách mạng của nước nhà, ngày 25/4/2015, đồng chí Trần Văn Lai vinh dự được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Quyết định truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Đây là một niềm vinh dự lớn lao cho bản thân người quá cố cũng như con cháu đang tiếp nối sự nghiệp cách mạng của ông sau này.
Phi Sơn
Ngày 22/4/1984, UBND TP. Hồ Chí Minh ra quyết định công nhận nhà 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu (Trần Quý Cáp) là Di tích Cách mạng. Ngày 16/11/1988, Bộ Văn Hóa ra quyết định công nhận “Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài gòn tấn công Dinh Độc Lập ngụy Tết Mậu Thân 1968 tại 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu (Trần Quý Cáp)” là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ-ngụy, ngay trong trung tâm sào huyệt của địch, nhân dân “Vùng lõm chính trị-căn cứ cách mạng Bàn Cờ” vốn có truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã xây dựng cơ sở vững chắc, lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng, trong đó có Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia số 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3.

Hậu duệ của anh hùng Mai Hồng Quế và quá trình phục dựng các chứng tích của lực lượng biệt động Sài Gòn

(BVPL) - “Ông thầu khoán biệt động Mai Hồng Quế và gia đình có sự hy sinh tuyệt đối cho cách mạng giải phóng dân tộc nói chung, góp phần vào sự thành công của cuộc tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 nói riêng. Hậu duệ của ông, Trần Kiến Xương là một trong những người con ưu tú và đặc biệt xuất sắc vì ngoài công việc thường ngày, thì những lúc rãnh rỗi là anh lại dành thời gian, công sức, tiền của để tìm hiểu, sưu tầm, phục dựng những gì mà cha anh, ông thầu khoán Mai Hồng Quế và đồng đội đã làm. Một trong những đóng góp không nhỏ của Trần Kiến Xương là góp phần gìn giữ, phục dựng 03 căn hầm bí mật tại địa chỉ 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Q.3, TP. HCM. căn hầm này đã chính thức được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia và trở thành điểm đến, điểm tham quan hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế” - Đây là những lời nhận xét của Đại tá Nguyễn Huy Toàn - Nhà nghiên cứu tư tưởng Văn hóa quân sự - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam về vai trò của gia đình anh hùng Mai Hồng Quế.
(BVPL) - “Ông thầu khoán biệt động Mai Hồng Quế và gia đình có sự hy sinh tuyệt đối cho cách mạng giải phóng dân tộc nói chung, góp phần vào sự thành công của cuộc tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 nói riêng. Hậu duệ của ông, Trần Kiến Xương là một trong những người con ưu tú và đặc biệt xuất sắc vì ngoài công việc thường ngày, thì những lúc rãnh rỗi là anh lại dành thời gian, công sức, tiền của để tìm hiểu, sưu tầm, phục dựng những gì mà cha anh, ông thầu khoán Mai Hồng Quế và đồng đội đã làm. Một trong những đóng góp không nhỏ của Trần Kiến Xương là góp phần gìn giữ, phục dựng 03 căn hầm bí mật tại địa chỉ 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Q.3, TP. HCM. căn hầm này đã chính thức được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia và trở thành điểm đến, điểm tham quan hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế” - Đây là những lời nhận xét của Đại tá Nguyễn Huy Toàn - Nhà nghiên cứu tư tưởng Văn hóa quân sự - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam về vai trò của gia đình anh hùng Mai Hồng Quế.
Hậu duệ của anh hùng Mai Hồng Quế và quá trình phục dựng các chứng tích của lực lượng biệt động Sài Gòn - Ảnh 1
Trần Kiến Xương và gia đình trong buổi lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của đồng chí Trần Văn Lai nguyên cán bộ Đội biệt động 159 Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia định
Theo như Đại tá Nguyễn Huy Toàn, cái khiếm khuyết “của chúng ta" là sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước thì lực lượng Biệt động Sài Gòn bị giải tán, không còn đơn vị để giữ gìn truyền thống, không có sách vở nào ghi chép lại cụ thể tên, tuổi của những chiến sĩ biệt động năm xưa. Vô hình chung những chiến sĩ quả cảm ấy không được bảo vệ và lưu danh trong thời chiến cũng như trong thời bình.
Trần Kiến Xương - là con trai thứ của anh hùng Mai Hồng Quế (tên thật là Trần Văn Lai hay Năm U.SOM) đã vô cùng yêu quý và trân trọng những gì mà các cụ thân sinh ra anh và các chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã làm trong quá khứ. Vì thế, để bảo vệ và giữ gìn những gì mà các bậc tiền bối đã làm, Trần Kiến Xương đã phải bỏ rất nhiều công sức, tiền của để truy tìm và chuộc lại các căn nhà có chứng tích hầm hố, là hộp thơ bí mật, những di vật một thời làm nên lịch sử của lực lượng biệt động Sài Gòn. Đại tá Nguyễn Huy Toàn trân trọng và đánh giá rất cao những gì Trần Kiến Xương đã làm. Và theo như đại tá, Trần Kiến Xương đã nối tiếp được tinh thần yêu nước và sự hy sinh vô cùng lớn lao của cha, mẹ mình.
Nếu như trước đây, nhà thầu khoán phải mất hơn 3 năm mới đào xong căn hầm bí mật tại 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Q.3 và vận chuyển vũ khí về đó tập kết xuống hầm chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công thì ngày nay hậu duệ của ông là Trần Kiến Xương phải mất hàng chục năm mới có thể sưu tầm lại phần nào những tài liệu, vật dụng, vũ khí còn sót lại của cha ông, của các chiến sỹ Biệt động Sài Gòn - Gia Định để trưng bày. Nếu ông Mai Hồng Quế bán hết tài sản của mình và gia đình như nhà cửa, xe ôtô, tiền, vàng để chuyển cho cách mạng đặt mua vũ khí, quân trang quân dụng và làm hầm bí mật phục vụ cuộc chiến thì Trần Kiến Xương cũng đã bỏ ra rất nhiều tiền của để chuộc lại những tài sản đó, rồi lại hiến tặng cho Nhà nước với mục đích góp phần giữ gìn và giáo dục cho thế hệ trẻ ngày nay về truyền thống cách mạng hào hùng của cha ông. Nếu như trước kia ông Mai Hồng Quế đặt tính mạng của tất cả những người thân trong gia đình như vợ, con… của ông trước cái chết có thể đến bất cứ lúc nào khi ông đang hoạt động trong lòng địch trực diện với kẻ thù, còn gia đình thì đang sống trên căn nhà mà bên dưới là gần 3 tấn vũ khí và xung quanh là sự kiểm tra, lùng sục gắt gao của địch thì ngày nay mẹ và vợ con Trần Kiến Xương cũng hiểu và ủng hộ hết khả năng về mặt tinh thần, vật chất để anh thực hiện ước muốn của mình là phục dựng lại toàn bộ hoạt động của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm xưa. Theo nhà nghiên cứu tư tưởng - Văn hóa quân sự Đại tá Nguyễn Huy Toàn thì những gì nhà thầu khoán Mai Hồng Quế cùng hai người vợ Liệt sĩ Phạm Thị Chinh (tức Phạm Thị Phan Chính), Đặng Thị Thiệp (tức Đặng Thị Tuyết Mai) cùng với vợ chồng Trần Kiến Xương, Đoàn Dương Thái Anh đã và đang làm không phải ai cũng làm được.
Hậu duệ của anh hùng Mai Hồng Quế và quá trình phục dựng các chứng tích của lực lượng biệt động Sài Gòn - Ảnh 2
Từ ngày còn rất trẻ, Trần Kiến Xương đã cố gắng tìm mua và phục dựng lại căn hầm bí mật của gia đình mà hiện nay là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
Trần Kiến Xương hiện là Chánh Văn phòng VKSND TP.HCM. Mặc dù khá bận rộn với công việc thường nhật nhưng dù bận thế nào đi chăng nữa, thì anh cũng luôn sắp xếp để dành thời gian ngoài giờ và ngày nghỉ ít ỏi của mình để tìm hiểu và đi tìm những gì liên quan đến công việc của cha mình và đồng đội của ông năm xưa. Trần Kiến Xương cho biết, anh không ngại khó, không ngại tốn kém, cái anh sợ là không tìm được và không chuộc lại được những hiện vật, những di vật mà thôi. Anh tâm niệm “Mình có điều kiện thì phải làm, còn sống thì còn tìm lại, xây dựng lại những gì cha, chú mình đã vì nó mà đổ bao xương máu, không thể vì chiến tranh kết thúc mà quên đi lịch sử”. Với lý tưởng sống tuyệt vời và niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Trần Kiến Xương đã thêm một lần nữa tạc vào lịch sử sự hy sinh cao cả của những người con đất Việt. Ngôi nhà nhỏ, rộng chưa đầy 50m2 nhưng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia là một minh chứng rõ nét cho những hy sinh thầm lặng đó.
Trong suốt hơn 20 năm qua, Trần Kiến Xương cùng gia đình đã lặn lội tìm kiếm và mua lại được nhiều căn nhà di tích, nhiều hiện vật như xe ôtô, xe máy của Mai Hồng Quế sử dụng làm phương tiện đi lại, vận chuyển vũ khí, đưa đón cán bộ vào công tác tại chiến trường nội thành Sài Gòn - Gia Định. Trong số những chứng tích đó phải kể đến là 02 chiếc xe ôtô Hino-pickup EC-6045 và Citroen NCE-345 mà ông Mai Hồng Quế thường xuyên sử dụng ra vào Dinh Độc Lập, các cơ quan đầu não của địch và đã tham gia trận đánh vào Dinh Độc Lập tết Mậu Thân 1968. Điều mà không phải ai cũng có thể làm được là Trần Kiến Xương đã phải lăn lộn ngày đêm để tìm mua lại và hiến tặng 02 chiếc xe lịch sử trên cho Bảo tàng binh chủng Đặc công và Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tại Hà Nội. Ngoài ra rất nhiều hiện vật, tài liệu, giấy tờ liên quan đến Biệt động Sài Gòn nói chung và cha mình nói riêng, các tài liệu lưu trữ của Chính quyền Sài Gòn cũ cũng được Trần Kiến Xương tìm kiếm và lưu giữ trên 20 năm nay.
Hoa Việt
Đúng như Nhà nghiên cứu tư tưởng Văn hóa quân sự - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Đại tá Nguyễn Huy Toàn nhận xét, sự hy sinh của đại gia đình nhà thầu khoán Mai Hồng Quế là sự hy sinh tuyệt đối. Đất nước ngợi ca sự hy sinh của các đồng chí và hãnh diện vì họ và hậu duệ của họ đã viết tiếp bản hùng ca oai hùng của dân tộc, của đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét