Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU! 41


-Mục đích chủ yếu của truyền thông lề trái là bôi xấu, muốn lật đổ chế độ, nhằm thỏa mãn não trạng thâm thù phi lý của nó. 
-Nhưng không phải vì thế mà nó nói sai tất cả! Vì nó nói được cả những điều cấm lỵ mà "lề phải" không giám nói. Cần nghe nó có chọn lọc, rà soát một cách thực tâm phục thiện để tự sửa mình. Đó là con đường khôn ngoan nhất để tiếp cận đầy đủ thông tin, để có thể "toàn ngộ" mà hướng nhanh tới tiến bộ!
-Tuyệt đối phủ định nó hoặc nghe theo nó là cực đoan, bảo thủ, duy ý chí và ngu xuẩn!
--------------------------------
-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN.
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường XHCN".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
------------------- 
-Xã hội chủ nghĩa mà chi
Thằng trên định hướng làm vì cho ai?
Chém cha cái chế độ này
Chạy quyền, chạy chức rẫy đầy thế a?
Con ông rồi lại cháu cha
Ăn hết "lộc nước", xót xa dân tình
Thương thay cho đám hậu sinh
Ăn phải cám giỗ của "mình" mớm cho
Ai xui xây đắp cơ đồ
Cho ai vơ vét, tha hồ giàu sang? 
--------------------------------------
-Như thế nào là làm cho dân giàu, nước mạnh?
-Coi chừng sai với mục đích "vì dân". Một khi đã không vì dân thì cũng không thể vì nước! Đã không vì dân, vì nước thì vì cái gì? Phải chăng là vì lợi ích của tầng lớp thống trị "đỏ"?
------------------------------------------
- Các "phụ mẫu"  tham tàn "qui hoạch" 
Lũ cháu con phá phách tan hoang!
Khác gì nước mất, nhà tan
Còn đâu cái cảnh "đất lành" ngày xưa?

-Đúng là "Lũ hại dân hại nước!" 



---------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chính quyền địa phương giả vờ mù,pháp luật kiểu gì ,công lý ở đâu
UBND QUẬN TỪ LIÊM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA DÂN /VỀ VỤ PHÓ CHỦ TỊCH PHƯỜNG DÙNG MỆNH LỆNH HÀNH CHÍNH BỊT LỐI ĐI LẠI NHÀ CỦA DÂN TẠI PHƯỜNG MỄ TRÌ NAM TỪ LIÊM NGÀY 25.10.2017 Chính quyền địa phương này giả vờ mù,pháp luật kiểu gì vậy,công lý ở đâu Mễ trì từ liêm Hà Nội có một lũ côn trùng súc vật sống ký sinh ở bãi rác lo sợ hơn cả, chúng sợ nhất là nhỡ mai bọn loài người dẹp bãi rác thì tụi nó sống ra sao? Lấy đâu chỗ mà đục khoét! 2. Có con cóc ghẻ lớn tuổi, già cỗi, yếu đuối, da mồi, tóc bạc; vì nó sống và Cai quản bãi rác lâu nhất nên được lũ côn trùng phong làm thủ lĩnh. Khi nghe tin bãi rác có thể bị xóa sổ, nó liền hô hào tiến hành Đại hội; lãnh tụ cóc già lên phát biểu khai mạc Đại hội, trích dẫn có đoạn: Kính thưa các đồng chí côn trùng súc vật, chúng ta sống được là nhờ bãi rác này. Nay bọn loài người muốn xóa sổ nó, tôi đề nghị các đồng chí tùy theo hiểu biết và kiến thức của mình, mang hết khả năng nói cho bọn loài người biết bãi rác này rất thơm, bãi rác này là thiên đường mà mọi loài mơ ước, là nơi đáng sống, , nơi ấy mọi loài sống để yêu thương nhau, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, Tôi cũng đề nghị, tất cả cư dân của bãi rác không cùng nhận thức như vậy sẽ bị khai trừ ra khỏi cộng đồng, mọi thành viên phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tố cáo, đấu tố những thành viên không cùng quan điểm đó, cứ làm thật mạnh tay như hồi CCRĐ của bọn loài người ... 3. Đại hội thành công rực rỡ, rất nhiều bài viết ca ngợi bãi rác! Loài sâu bọ súc vật lại tiếp tục đục khoét! 

Chủ tịch Q. Nam Từ Liêm cần giải quyết nhanh khiếu nại của ông Tẹo

Khiếu nại về việc cấp sỏ đỏ cho diện tích đất thừa kế, đến nay, sau gần nửa năm, ông Nguyễn Khắc Tẹo vẫn chưa nhận được quyết định giải quyết của UBND quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Báo được đơn của ông Nguyễn Khắc Tẹo, Nguyễn Khắc Ngọc, Nguyễn Khắc Quang (do ông Nguyễn Khắc Tẹo đại diện) ở tổ dân phố số 5, đường Hòe Thị, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội về việcông Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm để quá thời hạn quy định của pháp luật mà vẫn chưa ra quyết định giải quyết.
Anh em ông Nguyễn Khắc Tẹo đươc thừa kế nhà ở, vườn ao của cha mẹ để lại từ năm 1990, tổng diện tích 2024m2, trong đó có 570m2 đất ở (theo bản đồ năm 1960). Các anh em ông xin cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất (sổ đỏ), được ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND phường Phương Canh xác nhận, ký công văn số 163/UBND công nhận 570m2 đất ở để chuyển lên quận.
Trụ sở làm việc của HĐND - UBND Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Phòng Tài nguyên môi trường quận xem xét, ra Tờ trình 1547/TTr-TN&MT ngày 7/11/2016 do Phó trưởng phòng Phạm Hồng Thắng ký, trong đó thừa nhận nguồn gốc thửa đất các ông sử dụng là đất ông chađể lại nhưng khi áp dụng pháp luật lại chỉ công nhận 150m2 là đất ở sử dụng lâu dài, không phải nộp tiền sử dụng đất, còn lại là đất giao phải nộp tiền sử dụng đất. Ông Nguyễn Khắc Tẹo gửi đơnkhiếu nại đến UBND quận Nam Từ Liêm và Báo, đề nghị công nhận và cấp sỏ đỏ cho diện tích 570m2 đất thừa kế.
Báo đã cử phóng viên gặp ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND phường Phương Canh, ông chủ tịch khẳng định hồ sơ của phường đưa lên quận là chính xác, đúng pháp luật, còn việc quận giải quyếtthế nào thì không thuộc trách nhiệm của ông.
Báo đã đăng bài, đồng thời cử phóng viên gặp ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm, đề nghị ông kiểm tra và giải quyết đơn. Ông chủ tịch quận giao cho Phòng Tài nguyên môi trường ràsoát, kiểm tra, đề xuất hướng giải quyết và báo cáo quận. Đến nay, sau gần nửa năm ông Nguyễn Khắc Tẹo vẫn chưa nhận được quyết định giải quyết của UBND quận, ông gọi điện hỏi thì cán bộ Phòng TNMTkhất lần, thậm chí có lần nói “không giải quyết được”(?). Ông Nguyễn Khắc Tẹo hỏi Báo, ông có quyền và cần làm gì để được giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật?
Báo trả lời ông Nguyễn Khắc Tẹo: Theo Luật khiếu nại, ông Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm có trách nhiệm ra quyết định giải quyết lần đầu. Hiện có 2 phương án, một là theo kiến nghị của ông NguyễnTiến Dũng, Chủ tịch UBND phường Phương Canh công nhận 570m2 đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, hai là theo kiến nghị của ông Phạm Hồng Thắng, Phó trưởng phòng TNMT chỉ công nhận 150m2 đất ởkhông phải nộp tiền sử dụng đất.
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính quy định mọi hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý và xử lý một lần, nếu chủ tịch quận đồng ý với ông Nguyễn TiếnDũng thì ông phải ra quyết định chấp thuận kiến nghị của ông Nguyễn Tiến Dũng, đồng thời xử lý ông Phạm Hồng Thắng, nếu chủ tịch quận đồng ý với ông Phạm Hồng Thắng thì phải ra quyết định chấpthuận kiến nghị của ông Phạm Hồng Thắng, đồng thời xử lý ông Nguyễn Tiến Dũng theo Luật xử lý vi phạm hành chính.
Trong trường hợp ông Chủ tịch quận để quá thời gian quy định không ra quyết định giải quyết (30 ngày) thì ông Nguyễn Khắc Tẹo có quyền căn cứ Điều 33 Luật khiếu nại gửi đơn khiếu nại lên cấp thànhphố hoặc khởi kiện ra Tòa án hành chính, đồng thời căn cứ Điều 67 Luật khiếu nại kiến nghị xử lý vi phạm của ông Chủ tịch quận Nam Từ Liêm vì không ra quyết định giải quyết theo quy định.
Theo Luật báo chí, 30 ngày sau khi báo đăng bài hoặc chuyển đơn, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho cơ quan báo chí biết kết quả giải quyết. Đến nay đã qua 6 tháng kể từ khi đăngbài về vụ khiếu nại của ông Nguyễn Khắc Tẹo. Báo chưa nhận được công văn trả lời của ông Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm.
Đề nghị ông Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm xem xét, giải quyết và trả lời báo theo đúng quy định của Luật báo chí.
Trần Lê Dân


Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Người dân kêu cứu vì nguy cơ mắt trắng đất đai


(Mặt trận) - Chưa giải quyết dứt điểm khiếu nại, khiếu kiện về tranh chấp đất đai nhưng lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm vẫn phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Đến nay, công trình vẫn được xây dựng khiến người dân có nguy cơ mất trắng đất đai, buộc họ phải tức tưởi đi kêu cứu khắp nơi.

Công trình Nhà văn hóa tổ dân phố Ngọa Long 1 do UBND phường Minh Khai làm chủ đầu tư.
Quận bảo đất công… thành phố khẳng định có thể xem xét cấp GCNQSD
Trong phản ánh của ông Đỗ Anh Thắng (trú tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm), 3 năm qua, UBND quận Bắc Từ Liêm đã thụ lý đơn khiếu nại (lần 2) nhưng chưa giải quyết dứt điểm mà còn phê duyệt dự án xây dựng trên mảnh đất gia đình đang khiếu nại. Lý do là mảnh đất của gia đình đã công hữu vào Hợp tác xã (HTX) và được quy hoạch xây dựng nhà văn hóa.
Theo sổ mục kê và bản đồ địa chính năm 1960 của xã Minh Khai, huyện Từ Liêm (nay là phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm), cụ Phạm Văn Nghị và cụ Bùi Thị Chi (ông bà ngoại của ông Thắng) là chủ sử dụng thửa đất ao số 59, tờ bản đồ số 08 (diện tích 414 m2) tại thôn Ngọa Long, xã Minh Khai. Còn theo bản đồ địa chính năm 1994 thì thửa đất ao nêu trên là thửa đất số 116, tờ bản đồ số 10, có diện tích hiện trạng sử dụng thực tế hơn 530m2.
Năm 1967, cụ Nghị hưởng ứng phong trào chung của địa phương cho HTX Vân Trì mượn mặt nước ao để thả cá. Sau đó vài năm thì 2 vợ chồng cụ Nghị mất, do không có di chúc nên diện tích đất ao được 5 người con: Phạm Thị Cúc (mẹ ông Thắng), Phạm Ngọc Giao (em trai bà Cúc), Phạm Thị Phi, Phạm Thị Hoàn, Phạm Tuấn Hanh thống nhất giao lại cho ông Phạm Ngọc Giao quản lý sử dụng từ năm 1989.
Đến năm 1999, ông Phạm Ngọc Giao đã tự một mình ký chuyển nhượng 90m2 đất trong tổng số hơn 530m2 đất ao trên cho bà Trần Thị Liên và chồng là ông Đỗ Năng Vịnh mà 04 người anh chị em ruột còn lại của ông Giao không hề hay biết, không lập văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế đối với thửa đất ao nêu trên.
Đối với diện tích đất ao còn lại, ngày 13/10/2013, UBND phường Minh Khai đã tiến hành san ủi mặt bằng để xây dựng sân chơi nhưng người dân không hề nhận được thông báo hay quyết định thu hồi đất nào. Trước động thái này, ông Thắng đã làm đơn khiếu nại UBND xã Minh Khai để làm rõ sự việc trên. Ngày 8/2/2014, UBND xã Minh Khai ban hành Quyết định số 26/QĐ-CT/UBND khẳng định thửa đất ao của gia đình cụ Nghị đã công hữu vào hợp tác xã nên việc xây dựng điểm vui chơi cho địa phương là phù hợp.
Thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại lần 2 của ông Đỗ Anh Thắng.
Không đồng ý với quyết định này của UBND xã Minh Khai, ông Thắng tiếp tục khiếu nại (lần 2) lên Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm và được đơn vị này ban hành thông báo số 74/TB-UBND ngày 12/06/2014 thụ lý giải quyết khiếu nại. Thế nhưng, đến nay hơn 3 năm, UBND quận Bắc Từ Liêm vẫn chưa ban hành quyết định giải quyết khiếu nại mà lại phê duyệt dự án xây dựng nhà văn hóa trên chính thửa đất này.
Trong khi đó, ngày 19/06/2017, tại văn bản số 4811/STNMT-CCQLĐĐ của Sở Tài nguyên và Môi trường về giải pháp thực hiện việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp GCN cho các thửa đất còn tồn đọng trên địa bàn thành phố Hà Nội thì “trường hợp thửa đất đề nghị cấp GCN có nguồn gốc là đất ao của hộ gia đình, cá nhân (có tên trong sổ mục kê năm 1960), đến năm 1967 công hữu hóa vào HTX đã nhận tiền hỗ trợ, hoa màu của HTX. Sau ngày 15/10/1993 đến trước 1/7/2004 các hộ tự sử dụng lại có trường hợp đã xây dựng nhà kiên cố, có trường hợp đang sử dụng trồng cây” được thực hiện theo giải pháp “HTX là tổ chức kinh tế tập thể, tài sản của HTX (nếu không phải do tài sản Nhà nước cấp cho HTX) thì đều thuộc về các xã viên. Do đó, giải quyết cho phép công nhận, cấp GCNQSD đất cho các trường hợp này theo Điều 20 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Sau khi “nút thắt” được cởi, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm đã ban hành kết luận số 76/KL-UBND về thanh tra công tác quản lý đất đai tại phường Minh Khai và thừa nhận 105 thửa đất ao trên địa bàn phường Minh Khai (tương tự đất ao nhà cụ Nghị) không phải là đất công, được xem xét cấp GCNQSD nhưng không có thửa đất ao nhà cụ Nghị.
Khiếu nại, khiếu kiện không được giải quyết dứt điểm, quyền lợi của người dân không được xem xét thấu đáo, dẫn đến nguy cơ tài sản nhiều đời nay của gia đình ông Thắng “không cánh mà bay”. Ông Thắng đã gõ cửa nhiều cơ quan, ban ngành để kêu cầu, nhưng đến nay công lý vẫn chưa được thực thi.
Nhiều dấu hiệu trái pháp luật
Nhận định về vụ việc này, luật sư Nguyễn Văn Hoan - Trưởng văn phòng Luật sư Đào Nguyễn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết “Ngày 12/6/2014, UBND quận Bắc Từ Liêm ra thông báo thụ lý đơn khiếu nại lần 2 nhưng đến nay hơn 03 năm vẫn chưa giải quyết là trái quy định của pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích của người khiếu nại. Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm định của UBND quận Bắc Từ Liêm đã tiến hành thẩm định và báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng dự án nhà văn hóa chỉ dựa trên tờ trình của UBND phường Minh Khai mà không xem xét thẩm định thực địa, cũng như kiểm tra, rà soát về tình trạng quản lí, sử dụng đất, về tranh chấp, giải quyết khiếu nại và tính pháp lí của thửa đất mà vẫn lập báo cáo thẩm định trình UBND quận phê duyệt như vậy là có dấu hiệu của hành vi cố ý làm trái qui định của pháp luật về đầu tư công”.
Luật sư Nguyễn Văn Hoan cũng đánh giá, trong nội dung Quyết định số 4447/QĐ-UBND ngày 20/10/2015 của UBND quận Bắc Từ Liêm về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xây dựng nhà văn hóa Tổ dân phố Ngọa Long 1, phường Minh Khai, tại Điều 2, khoản 1 qui định về trách nhiệm của chủ đầu tư là “UBND phường Minh Khai phải chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung hồ sơ trình duyệt và Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết xong các vấn đề khiếu kiện về đất đai trước khi phê duyệt dự án”.
Thế nhưng, khi việc khiếu kiện về đất đai (là thửa đất số 116, tờ bản đồ số 10 tại Tổ dân phố Ngọa Long 2 của cụ Phạm Văn Nghị) từ năm 2014 đến nay chưa được giải quyết dứt điểm thì Chủ tịch UBND phường Minh Khai vẫn lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật dự án trình UBND quận xin phê duyệt không hiểu vì trình độ chuyên môn hay vì động cơ, mục đích nào khác, việc này cần phải được các cơ quan chức năng làm rõ?
Có hay không mối quan hệ bất thường giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công xây dựng?
Cũng theo ông Đỗ Anh Thắng, không chỉ nhiều vấn đề chưa được giải quyết dứt điểm mà ông Thắng còn phát hiện ra nhiều điểm bất thường của đơn vị thi công dự án xây dựng nhà văn hóa tổ dân phố Ngọa Long 1 là Công ty Cổ phần xây dựng công trình 225.
Điểm bất thường ấy chính là ngày 18/09/2017, ông Thắng cho biết có xuống hiện trường khu đất đang tranh chấp và nói chuyện với một người đàn ông tên Tuấn - tự giới thiệu là chủ thầu xây dựng công trình xây dựng nhà văn hóa tổ dân phố Ngọa Long 1. Người đàn ông này có chia sẻ là đã nhận lệnh dừng thi công, nhưng chị Mỹ bảo vẫn có thể làm.
Khi tìm hiểu thêm về thông tin doanh nghiệp thì được biết: Công ty cổ phần xây dựng công trình 225 có địa chỉ tại 144 đường Cầu Diễn, người đại diện là bà Trần Thị Hoa Mỹ, ở tổ dân phố Nguyên Xá, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm.
Ông Thắng bức xúc nói “Tôi không thể hình dung nổi, ông Sỹ - Chủ tịch xã Minh Khai (2013-2014) thu hồi đất của gia đình tôi. Nay lại xuất hiện công ty của bà Mỹ nào đó được chỉ định thi công trên đất đang tranh chấp. Vậy có hay không sự câu kết trong vụ việc này? Tôi sẽ có đơn đề nghị các cấp chính quyền làm rõ những điều khuất tất này, cũng như mối quan hệ giữa ông Sỹ và bà Mỹ”.
Chưa giải quyết dứt điểm khiếu nại, khiếu kiện về tranh chấp đất đai nhưng lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm vẫn phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Tờ trình của UBND phường Minh Khai.
Trước những vấn đề tồn tại nêu trên, ông Đỗ Anh Thắng khẩn thiết đề nghị Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy vào cuộc xác minh, kiểm tra những nghi vấn chưa được giải đáp, đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
Tạp chí Mặt trận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
* Bài viết nhằm hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp phát động tháng 1/2017.
Phan Anh Tuấn
Lợi dụng thu hồi đất với danh nghĩa “vì lợi ích Quốc gia” – Điều tra qua thư khán giả SỰ TẬN CÙNG CỦA SỰ KHỐN NẠN ,thu hồi đất không đền bù Thu hồi đất với giá "rẻ mạt", phân lô bán nền với giá "cắt cổ" Chuyện động trời “300 sổ đỏ giả chiếm đất công”? – Điều tra qua thư khán giả Người bị thu hồi đất không đồng ý giá bồi thường, kiện được không? Chiêu bài “né tránh” của quan lớn trước sai phạm – Điều tra qua thư khán giả 10 năm mập mờ, “hành dân”, quan chức… cười trừ – Điều tra qua thư khán giả. Phanh phui chuyện “động trời” ở Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội – Điều tra qua thư khán giả Đằng sau việc làm từ thiện “gắn mác” nhân đạo – Điều tra qua thư khán giả tatk đất đai về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Nghi án Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải 4 lần chỉ đạo – Điều tra qua thư khán giả Thực hư chuyện lãnh đạo tỉnh cho thân nhân “ăn” tiền chế độ – Điều tra qua thư khán giả Hà Nội: UBND quận “coi trời bằng vung”? – Điều tra qua thư khán giả  

Bài 5: Cuộc sống khốn cùng của 37 hộ dân "chết mòn" vì công văn của TP Hà Nội

Dân trí Sự việc 37 hộ dân bị chiếm đoạt trắng trợn hơn 78 tỷ đồng tiền đền bù đất bởi một công văn kỳ lạ của UBND TP Hà Nội đã rõ như ban ngày. Thế nhưng sự im lặng đáng sợ của các cơ quan chức năng còn dồn người dân đến bờ tuyệt vọng.


Loạt bài điều tra báo Dân trí đăng tải về việc 78 tỷ đồng, số tiền đáng lẽ của 37 hộ dân bị thu hồi đất phục vụ một dự án của TP Hà Nội  được đem đền bù "nhầm" cho Công ty CP 118 ( nay là Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hạ tầng Alphanam) do "chỉ đạo" bất thường của UBND TP Hà Nội khiến dư luận hết sức bức xúc. Sự việc rõ như ban ngày thế nhưng trong suốt nhiều năm "đội đơn" đi khiếu nại kêu oan, cả trăm con người chỉ nhận được sự im lặng đáng sợ. Số phận của gần 40 hộ dân khốn khổ ấy bị  công lý "bỏ rơi" giờ đây đã đến bước khốn cùng, bên bờ vực tuyệt vọng.
37 hộ dân chết mòn vì một công văn kỳ lạ của UBND TP Hà Nội.
37 hộ dân "chết mòn" vì một công văn kỳ lạ của UBND TP Hà Nội.

Khu đất của 37 hộ dân trước kia giờ đã đươc giải tỏa phục vụ dự án của TP Hà Nội.

Khu đất của 37 hộ dân trước kia giờ đã đươc giải tỏa phục vụ dự án của TP Hà Nội.
Ông Vũ Duy Tậu (74 tuổi), nguyên Phó giám đốc kiêm trưởng ban xây dựng Công ty CP 118 cũng là một trong những nạn nhân của phi vụ "phù phép" số tiền 78 tỷ đền bù này. Ông Tậu cho biết ông đã vay mượn 90 triệu  đồng vào thời điểm năm 1994 - 1995 để mua 46m2 đất. Toàn bộ các giấy tờ nộp tiền, giao nhận đất...đều được ông giữ cẩn thận.
Sau khi mua đất, ông xây ngôi nhà cấp bốn ở cùng con trai. Khoảng năm 2010, thực hiện chủ trương xây dựng dự án của UBND TP Hà Nội, ông đồng thuận bàn giao nhà đất và được nhận bồi thường tài sản trên đất là hơn 21 triệu đồng cùng hứa hẹn sẽ nhận bồi thường về đất và chế độ tái định cư.
Thế nhưng, nhiều năm đã trôi qua, bố con ông Tậu mòn mỏi đợi số tiền mình đền bù đến khi tá hỏa phát hiện ra cả 78 tỷ đồng bồi thường cho 37 hộ dân bị thu hồi đất như ông đã rơi vào "túi" công ty CP 118 sau chuyển tên thành Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hạ tầng Alphanam từ bao giờ. Quá bức xúc, ở tuổi thất thập cổ lai hy, ông Tậu cùng các hộ dân khác ròng rã đi khiếu nại kêu oan nhiều năm trời nhưng dù nhiều cơ quan chức năng kết luận các hộ dân bị chiếm đoạt số tiền là đúng nhưng lại không cơ quan nào nhận giải quyết, khắc phục sai phạm.
Phiếu nộp tiền của các hộ dân để mua đất vẫn được giữ cẩn thận.
Phiếu nộp tiền của các hộ dân để mua đất vẫn được giữ cẩn thận.

Phiếu nộp tiền của các hộ dân để mua đất vẫn được giữ cẩn thận.

Cũng trong nhiều năm trời, bố con ông Tậu phải đi thuê một căn nhà cấp bốn lay lắt sống bằng đồng lương hưu ít ỏi trong khi bệnh tiểu đường hành hạ để chờ đợi công lý. "Nhiều lúc tôi tuyệt vọng bởi ở tuổi này rồi tôi chẳng biết sống chết ngày nào. Thế nhưng, nhiều đêm đang ngủ tôi bật dậy vì uất ức bởi cả đời tôi cùng con cháu sống và lao động luôn tin theo Đảng, theo pháp luật. Vì thế, tôi lại hy vọng bởi Nhà nước mình còn có pháp luật", ông Tậu chia sẻ.
Bi thảm hơn gia cảnh của ông Tậu, bà Phạm Thị Tin (59 tuổi), vợ ông Phạm Văn La, lái xe Công ty CP 118, trong cảnh mẹ góa con côi cùng 4 con dạt về thuê một căn nhà tồi tàn lay lắt sống để đi khiếu nại kêu oan. Hai vợ chồng bà đã bán hết nhà cửa vườn tược ở quê, vay mượn khắp nơi được 80 triệu đồng để mua 46m2 đất, dựng căn nhà cấp 4 sinh sống.
Cuộc sống dù vất vả nhưng ông bà những tưởng sẽ yên ổn làm lụng nuôi 4 con ăn học. Thế nhưng, bi kịch đổ ập xuống gia đình khi ông La qua đời vì bạo bệnh. Một mình bà Tin chèo chống nuôi con. Năm 2010, cùng với 36 hộ gia đình, bà Tin đã buộc phải đồng thuận giao nhà đất cho UBND TP Hà Nội làm dự án. Khi đó, các hộ dân yên tâm vì chủ trương của TP Hà Nội là rất rõ ràng, sẽ bồi thường cho các hộ dân và bố trí tái định cư.
Thế nhưng, cho đến tận bây giờ, nhắc đến muôn vàn khổ cực mà bà phải gánh chịu do những "khuất tất" từ các văn bản kỳ lạ cướp trắng số tiền đền bù của mình, bà Tin lại bật khóc: "Mất nhà bị cướp luôn tiền bồi thường, tôi và 4 đứa con như bị đuổi ra bơ vơ giữa đường. Để nuôi con qua ngày, tôi đi làm ôsin khắp mọi nơi từ móc cống, rửa bát thuê, không từ việc gì cả. Là người dân, chúng tôi chỉ biết trông chờ vào chính quyền các cấp soi xét thế nhưng nhiều năm rồi không ai đoái hoài đến nỗi oan khuất của chúng tôi. Đau đơn nhất là bát nhang của chồng tôi, một năm chuyển nhà trọ mấy lần, tôi phải ôm theo mà không cầm được nước mắt".
Phiếu nộp tiền của các hộ dân để mua đất vẫn được giữ cẩn thận.
Phiếu nộp tiền của các hộ dân để mua đất vẫn được giữ cẩn thận.
 Văn bản bất thường của Sở TN&MT TP Hà Nội do ông Nguyễn Trọng Đông - Phó giám đốc Sở ký đề xuất: "Không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty CP 118".
Thế nhưng dù sao, những người như ông Tậu, bà Tin vẫn còn có cơ hội để được thấy công lý được thực thi. Nhiều người trong số 37 hộ dân khốn khổ ấy như ông Trần Mai Lễ, ông Nguyễn Kim Lộc...đã không bao giờ còn cơ hội đó bởi họ đã qua đời trong khoảng thời gian mòn mỏi chờ đợi các cơ quan chức năng TP Hà Nội xem xét sự việc.
Trong bức "tâm thư" gửi Bí thư Thành ủy; Chủ tịch UBND TP Hà Nội, 37 hộ dân  viết: "Chúng tôi, 37 hộ gia đình cán bộ, công nhân viên Công ty Công trình giao thông 118 xin gửi lời kêu cứu khẩn thiết tới ông Bí thư; ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Thưa ông, công văn kỳ lạ của UBND TP Hà Nội đã lấy trắng tài sản của chúng tôi để bây giờ 37 hộ gia đình chúng tôi phải rơi vào tình cảnh đặc biệt khó khăn, khốn khổ đến tận cùng ngay giữa thủ đô. Cũng thưa thêm với ông về việc chúng tôi đã tiếp xúc với lãnh đạo Công ty cổ phần 118 nay đã được chuyển về tên thành Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hạ tầng Alphanam thì được lãnh đạo công ty này thản nhiên cho biết tiền tự nhiên vào túi họ thì họ tiêu thoải mái và thách đố chúng tôi đi kiện.
Thật đau đớn cho chúng tôi nhưng chúng tôi luôn có một niềm tin chắc chắn rằng Nhà nước ta còn có luật pháp và luật pháp sẽ công minh đòi lại sự công bằng cho chúng tôi".
Và bất cứ ai có lương tri cũng hy vọng rằng sự khẩn cứu, niềm tin của những người dân lương thiện ấy sẽ đến ngày được soi xét.
Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng đã có công văn số 169/VPBCĐ-VIV ngày 22/4/2011 gửi trực tiếp Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Trưởng ban chỉ đạo TP Hà Nội về Phòng chống tham nhũng nêu rõ:
"Việc chỉ đạo giải quyết theo đề xuất của Sở TN&MT không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty 118 là không phù hợp vì nguồn gốc số tiền bồi thường hỗ trợ tiền sử dụng đất là tiền của các hộ gia đình đóng. Công ty CP 118 là một pháp nhân mới, hoàn toàn không phải là đối tượng thụ hưởng, không có trách nhiệm đại diện cho các hộ gia đình.
Thêm nữa, sau khi chuyển số tiền bồi thường hỗ trợ hơn 78 tỷ đồng vào tài khoản, Công ty CP 118 có văn bản số 352/VP xác định rõ: Số tiềnbồi thường, hỗ trợ trên có nguồn gốc từ tiền nộp thuế sử dụng đất của cán bộ, công nhân viên đóng góp, không phải tiền của doanh nghiệp, khi cổ phần hóa không đưa giá trị lô đất vào doanh nghiệp".

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin diễn biến sự việc.
Anh Thế

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét