Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 9
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quí. -Nhưng xét trên bình
diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn
nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con
người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn
vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! -Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì: trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc! -Chân lý là đây: Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau! -Như
vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham
và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai. -Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Black Hawk Down |2001| All Battle Scenes
Bob Dylan - Masters of War - lyrics
Người Nhật phát hiện tội ác của ông cha mình trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
Từ
một năm nay, ở Nhật Bản, người ta tổ chức một cuộc triển lãm lưu động
nói về tội ác của đơn vị 731 trong thời gian chiến tranh. Triển lãm mở
đầu bằng lời kể của một nhân chứng: “Người ta tiêm vi trùng dịch hạch
cho một người Trung Hoa. Khi các hiện tượng bênh lý xuất hiện, họ trói
anh ta vào giường rồi nhét một cái khăn vào miệng cho khỏi kêu. Rồi một
bác sĩ Nhật Bản mổ lồng ngực từ cằm đến bụng, ông lần lượt lấy ra từng
bộ phận cơ thể. Khi lôi quả tim ra, nó còn đập”. Là một trong những
người tổ chức cuộc triển lãm này, ông Keiichi Tsuneishi, giáo sư lịch sử
các môn khoa học ở Đại học Kanagava, đã dành phần lớn thời gian để điều
tra về đơn vị 731, đã tiến hành ở Mãn Châu những thí nghiệm y học trên
cơ thể con người. Dựa trên những tư liệu mới phát hiện trong hồ sơ của
Mỹ và Nga, Tsuneishi và người Mỹ Sheldon Harris đã chứng minh cho công
chúng Nhật thấy lại một tội ác ghê tởm của cha ông họ mà đơn vị 731 là
một bộ phận trong guồng máy công nghiệp chiến tranh khổng lồ tập hợp
những nhà quân sự, chính trị và y học lớn nhất của Nhật Bản thời đó.
Sự việc bắt đầu năm 1932, khi thiếu tá
Ishii Shiro đi thăm Mãn Châu đang bị quân Nhật xâm chiếm. Ở tuổi 40,
Ishii là một thầy thuốc giỏi, chủ nhiệm khoa miễn dịch học ở trường quân
y Tokyo, có tham vọng lập một chương trình thí nghiệm về vũ khí sinh
học. Từ năm 1928 y đã tiếp xúc với nhiều tướng lĩnh trong quân đội để
thuyết phục xin tài trợ cho dự án sản xuất vũ khí sinh học.
Năm 1933 y đạt được ý muốn. Trung tâm
nghiên cứu đầu tiên được lập tại làng Beiyinye thuộc vùng Cáp Nhĩ Tân
sau bức tường có hàng rào điện là một nhà tù nhốt từ 500 đến 600 “tên
phiến loạn cộng sản, bọn du đãng và kẻ cướp” cùng với những phòng thì
nghiệm và một lò thiêu xác. Người ta gây bệnh dịch hạch, thổ tả và nhiệt
thân cho tù nhân. Sau khi nghiên cứu phản ứng của họ xong, chúng giết
chết người bệnh bằng tiêm một liều thuốc độc rồi cho thiêu xá. Để nghiên
cứu não, chúng dùng búa bổ đầu, lấy bộ nào còn nóng hổi đưa về phòng
thí nghiệm. Chúng còn thí nghiệm phản ứng của cơ thể đối với nhiệt độ
thấp và các dòng điện chạy qua (từ 4500 đến 20000 vôn).
Mùa thu 1934, lợi dụng lúc lính gác Nhật
Bản uống rượu say, tù binh nổi loạn và chạy trốn. Mười hai trong số họ
đã trốn thoát. Bí mật của Ishii có nguy cơ bị tiết lộ. Ít lâu sau một vụ
nổ có tính toán đã phá hủy toàn bộ nhà tù, Ishii trở về Nhật, tiếp tục
những chuyến đi nói chuyện nhằm thuyết phục quân đội hưởng ứng dự án của
hắn. Đồng nghiệp gọi hắn là “nhà giải phẫu điên”.
Ngày 1 tháng 7-1936, Ishii được bổ nhiệm
làm giám đốc “Văn phòng làm sạch nước” ở Mãn Châu. Dưới cái vỏ đó, y
cho xây một trung tâm thí nghiệm lớn ở Pingfang, cách Cáp Nhĩ Tân 24 km,
gồm 76 tòa nhà, chiếm diện tích 6km2, ngang với trại tập trung
Auschwitz của Đức. Tại đây có 3000 người Nhật được chọn lọc kỹ đến làm
việc. Trung tâm có sân bay và phi đội riêng. Khoảng 1500 đến 3000 người
Trung Hoa làm công việc quét dọn, người nào có ý định trốn sẽ bị lính
Nhật bắn chết hoặc cho chó cắn.
Năm 1941 Trung tâm đổi tên là Đơn vị
731, thu hút những nhà nghiên cứu ưu tú của Nhật Bản. Bảy người phụ
trách là thành viên Đại học hoàng gia Kyoto. Tất cả có 300 đến 500 bác
sĩ làm công việc nghiên cứu trên cơ thể con người. Vật thí nghiệm được
chở bằng tầu hỏa hay xe tải từ Cáp Nhĩ Tân tới, gồm có người Trung Hoa
và cả người Nga theo bảo vệ, người Do Thái, lính Liên Xô bị bắt trong
các cuộc phục kích ở biên giới, người Triều Tiên, Mông Cổ… Họ được cho
ăn uống tốt nhưng không sống được lâu.
Tại đây chúng tôi đã nghiên cứu các bệnh
thương hàn, kiết lỵ, uốn ván, hoại thư, lao và bạch cầu. Chúng tiêm
nước đái ngựa vào thận, chích mầm viêm não của chuột vào mạch máu người.
Chúng thí nghiệm liều gây chết người của bạch phiến và dầu hải ly.
Chúng thí nghiệm Socola, bánh ngọt, bia, chứa vi trùng dịch hạch và thổ
tả. Và chúng huênh hoang công bố hàng trăm công trình được thực nghiệm
trên “Chúng tôi có thể cung cấp 300 kg vi trùng dịch hạch và 800kg mầm
thương hàn mỗi tháng”. Nhiều nhân vật cao cấp của quân đội đã đến thăm
Ping Fang. Hoàng thân Higashigumi Naruhiko, chú và bạn thân của Nhật
hoàng, cùng nhiều nhân vật khác trong hoàng gia đã có mặt tại đây. Ishii
trở thành người được coi trọng, y sống cùng gia đình trong một trang
trại lớn ở Cáp Nhĩ Tân, có máy bay riêng và đi xe bọc thép.
Không ai lên tiếng ngăn cản khi chúng
quyết định thí nghiệm trên thực địa. Máy bay Nhật đã ném các loại bom
chứa vi trùng dịch hạch hay hơi gây hoại thư xuống An Đại. Chúng đã đầu
độc hàng nghìn nguồn nước và giếng bằng vi trùng thương hàn. Ở Nam Kinh
chúng phát hiện trẻ em kẹo chứa vi trùng mụn nhọt. Chúng tung rận và
chuột mang vi trùng dịch hạch ở Cát Lâm và Trường Đức. Mỗi lần như vậy,
các nhà khoa học Nhật Bản theo dõi sự lan truyền của các bệnh dịch, tính
đến hàng trăm người chết, rồi viết báo cáo.
Sau 10 năm thí nghiệm, năm 1942 Ishii
được điều đi Nam Kinh. Có lẽ là do việc này gây nên cái chết của 1700
lính Nhật vì bệnh thương hàn sau một cuộc thí nghiệm. Người kế nhiệm y
là Kitano Masaji, đồng thời là giáo sư trường ý khoa Phụng Thiên (Mãn
Châu). Kitano đã từng thủ tiêu hàng nghìn người Trung Hoa và Triều Tiên
trong các cuộc thí nghiệm. Thành tích lớn của y là gây nên bệnh dịch
bằng phun thuốc từ máy bay xuống ở Thượng Hải năm 1944.
Đơn vị 731 là một mắt xích trong dây
truyền thí nghiệm. Đơn vị 100 ở Trường Thuận, nơi vua bù nhìn Phổ Nghi
ở, cũng gây nên những tội ác không kém. Dưới danh nghĩa tiêm phòng dịch,
chúng đã chích vi trùng dịch hạch cho dân chúng cả một thành phố. Cả
hai đơn vị đều có khoảng một tá chi nhánh rái rác khắp Trung Quốc. Ở Nam
Kinh đơn vị 1644 chuyến thí nghiệm trên đàn bà trẻ con và dùng các thứ
thuốc độc như nọc rắn, thạch tín, axit xianhydric. Giám đốc đơn vị mà là
Matsuda đã được chuyển đến Miến Điện năm 1942 để chỉ đạo một trung tâm
“phòng dịch” miền Đông Nam Á.
Theo Sheldon Harris thì con số nạn nhân
bị thủ tiêu trong các phòng thí nghiệm của Ishii lên đến 12000 người.
Còn phải kể đến hàng nghìn lao động Trung Hoa bị chết vì kiệt sức và bị
thủ tiêu trước khi quân Liên Xô đến Mãn Châu. Lại còn hơn 100.000 người
chết trong các cuộc “thí nghiệm” trên thực địa. Nhiều vùng của Trung
Quốc xưa nay chưa hề có dịch hạch và sâu quảng vẫn còn bị dị hại sau
chiến tranh. Những thành thị vùng Sơn Đông cho đến giữa những năm 50 vẫn
chưa thể cư trú được.
Trở lại Nhật Bản sau khi thua trận,
Ishii Shiro không phải lo lắng gì. Y đã thỏa thuận với người Mỹ rằng kể
lại hết “chiến tích” và đưa các kết luận khoa học của mình. Đánh đổi
lại, y sẽ không bị đưa ra xử như tội phạm chiến tranh. Cuộc đổi chác
thành công, y đã yên ổn chết tại nhà năm 1958. Những tên tội phạm khác
cũng được tha bổng theo kiểu đó. Một đàn em xuất sắc của Ishii ở Đơn vị
731 là Naito Ryoichi, sau chiến tranh đã thành lập công ty dược phẩm
Midori Jugi (chữ thập xanh). Kitano Masaji, người kế tục Ishii ở Đơn vị
730 vẫn là người chỉ đạo trong thời gian dài một chi nhánh ở Tokyo.
Những tên đầu xỏ của Đơn vị đã chuyển thành những chủ nhiệm khoa ở đại
học, cán bộ lãnh đạo của công ty, vụ trưởng ở bộ y tế, chủ tịch Hiệp hội
các thầy thuốc. Người em họ của Nhật hoàng thường lui tới trung tâm
Ping Fang, trở thành người lãnh đạo Ủy ban Olimpic Nhật Bản chuẩn bị cho
Thế vận hội Tokyo. Năm 1983 ông tuyên bố: “tôi nghĩ rằng chúng ta cần
phải nghiên cứu mọi biện pháp để tiến hành chiến tranh”.
Trong 40 năm nước Nhật muốn quên đi hết.
Vậy mà từ ba năm nay chính phủ Nhật đã phải thừa nhận là có cưỡng bức
200.000 phụ nữ Triều Tiên, Trung Hoa và Philippin làm gái mãi dâm cho
quân đội Nhật. Một số sách giáo khoa Nhật Bản đã phải nói lên vụ thảm
sát và cưỡng hiếp 200.000 người Trung Hoa ở Nam Kinh. Tuy nhiên người ta
vẫn chưa muốn nói đến hoạt động tội ác của đơn vị 731, và việc một số
thị trường ở Nhật từ chối không cho đoàn triển lãm lưu động đến thành
phố của mình là một bằng chứng.
Giờ đây, một nhóm nhà khoa học và hoạt
động xã hội muốn thức tỉnh người Nhật. Họ muốn những thành viên cũ của
Đơn vị 731 phá vỡ sự im lặng đó. Cuối cùng ken Yuasa là người đầu tiên
công khai thú nhận tội ác “thí nghiệm” của mình trong một bệnh viện
quân y Nhật Bản ở Sơn Tây Trung Quốc. Ở đó Yussa đã cắt và nối lại các
xương sườn, ruột và tinh hoàn của 13 người Trung Hoa để làm thí nghiệm,
trước khi giết chết họ. Ngày nay, người giám đốc một bệnh viện tư ở
Tokyo đã nói trước đám học sinh đến xem triển lãm về đơn vị 731 rằng:
“Tôi là một tên tội phạm chiến tranh”
Đào Hùng – Theo L’Evenement du Jeudi
Cờ tàn Syria: Hé lộ những bí mật ghê tởm của cuộc chiến
Hồng Nhung |
12
Hé lộ những bí mật mới nhất về cuộc chiến ở Syria (ảnh: Russia Insider)
“Ả Rập Xê-út và các nước khác ủng hộ lực lượng khủng bố đã tiếp
tục viện trợ tài chính và quân sự khổng lồ cho các nhóm khủng bố. Thông
tin này cần được xem xét cùng với những tiết lộ khác về cung cấp vũ khí
cho các nhóm khủng bố mới đây”, luật sư James O'Neill nhận định trên RI.
Những tiết lộ gần đây của cựu
nhân viên an ninh quốc gia Mỹ Edward Snowden, người đã làm rò rỉ những
bí mật hàng đầu của chính phủ cho báo chí, về vai trò của Ả Rập Xê-út
trong cuộc chiến đang diễn ra ở Syria đã làm dấy lên các câu hỏi mới về
vai trò của Ả Rập Xê-út và một số nước khác trong việc trang bị vũ khí
cho các phe phái khủng bố khác nhau ở Syria.
Theo
các tài liệu được Snowden công bố, Ả Rập Xê-út đã vũ trang cho lực
lượng khủng bố đại diện nước này ở Syria ngay từ tháng 3/2013.
Các
tài liệu này cũng tiết lộ rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã biết rõ
mọi hành động của Ả Rập Xê-út cùng lực lượng khủng bố đại diện nước này,
nhưng không hề phản đối bởi Mỹ và Ả Rập Xê-út đã có một mục tiêu chung
là muốn thay đổi chế độ ở Syria.
Một
loạt các báo cáo điều tra của tổ chức Mạng lưới báo cáo điều tra Bungari
(BIRN) đã tiết lộ toàn bộ mạng lưới vận chuyển vũ khí bất hợp pháp cho
các phần tử khủng bố ở Syria của Mỹ và đồng minh.
Việc
này vẫn tiếp tục mặc dù tổng thống Trump đã ra lệnh ngừng cung cấp vũ
khí vào tháng 7/2017. Mới tháng 9 vừa qua, Mỹ đã sử dụng đảo của Croatia
cho các chuyến hàng vận chuyển vũ khí đến Trung Đông.
Sự
bùng phát cung cấp vũ khí bằng các tuyến đường thay thế như từ lãnh thổ
Croatia và Azerbaijan khiến chính phủ Đức nảy sinh lo ngại rằng Mỹ đã
sử dụng các căn cứ quân sự của Đức nhằm mục đích cung cấp vũ khí cho
những kẻ khủng bố.
Mối lo ngại của
Đức được hình thành từ hai căn cứ chủ yếu. Thứ nhất, Đức bị ràng buộc
bởi Quan điểm chung về xuất khẩu vũ khí 2008, một phần của luật Liên
minh châu Âu (EU).
Các nước thành
viên EU phải xem xét 8 tiêu chí riêng trước khi chấp thuận cho vận
chuyển vũ khí từ lãnh thổ của họ tới các bên thứ ba. Các tiêu chí này
bao gồm việc nước nhận vũ khí có tôn trọng nhân quyền, cũng như gìn giữ
hòa bình, an ninh và ổn định khu vực hay không.
Theo
ông O'Neill, nói rằng việc vận chuyển vũ khí tới Syria và đặc biệt là
cung cấp những vũ khí đó cho các nhóm khủng bố để hỗ trợ cho các mục
tiêu địa chính trị của Mỹ đáp ứng được đòi hỏi về tôn trọng nhân quyền
đã là không thể, huống chi là góp phần vào hòa bình, an ninh và ổn định
khu vực.
Sự hai mặt vốn có trong lập
trường của EU có thể được nhận thấy từ thực tế là EU đã dỡ bỏ lệnh cấm
vận vũ khí đối với Syria vào tháng 5/2013. Lệnh cấm vận được dỡ bỏ vì
Pháp và Vương quốc Anh gây sức ép để EU cho phép cung cấp vũ khí từ nước
họ tới các nhóm đối lập Syria.
Yếu tố thứ hai liên quan đến vấn đề này là Hiệp ước Thương mại Vũ khí 2014 của Liên Hiệp quốc, có hiệu lực vào ngày 24/12/2014.
Điều
6 của Hiệp ước Thương mại Vũ khí cấm một quốc gia cung cấp vũ khí trong
trường hợp nước đó đã biết hoặc thông thường sẽ biết rằng những vũ khí
đó sẽ được sử dụng trong các cuộc tấn công vào dân thường hoặc trong các
nhiệm vụ gây ra tội ác chiến tranh.
Điều
11 của Hiệp ước bao gồm tình trạng vũ khí đã gửi đến một địa điểm và
được chuyển tới bên thứ ba. Các nước thành viên của Hiệp ước phải thực
hiện các biện pháp để ngăn chặn điều này xảy ra. Song việc này rõ ràng
không được thực hiện.
Trong số các
quốc gia đã phê chuẩn Hiệp ước Thương mại Vũ khí có Úc, Bungari,
Croatia, Cộng hòa Séc, Pháp, và Vương quốc Anh. Tất cả các quốc gia này
đều đồng ý trong việc cung cấp vũ khí và đạn dược tới một số nước, trong
đó có Ả Rập Xê-út và Israel.
Đây là
vấn đề đặc biệt nan giải bởi Mỹ, Ả Rập Xê-út và Israel không phải là
thành viên của hiệp ước. Cả ba quốc gia đều là những nhà cung cấp quan
trọng cho các nhóm khủng bố đang hoạt động tại Syria và các nơi khác.
Những tiết lộ mới nhất của ông Snowden xác nhận những gì đã được biết
đến rộng rãi hoặc bị nghi ngờ trong một thời gian dài.
Nhóm
khủng bố Jaysh Al-Islam được Ả Rập Xê-út hậu thuẫn đã tiến hành các vụ
hành quyết dân thường, triển khai vũ khí hóa học trong các cuộc tấn công
vào dân thường và đặc biệt còn sử dụng họ làm lá chắn sống.
Một
lần nữa, những hành động này đã có tài liệu chứng minh nhưng vẫn không
ngăn được Mỹ và Ả Rập Xê-út cung cấp vũ khí cho nhóm này và các nhóm
tương tự.
Nhiều nhóm khủng bố được Mỹ và Ả Rập Xê-út cung cấp vũ khí (ảnh: Mepa News)
Thực
tế là các chuyến hàng vận chuyển vũ khí vẫn đang diễn ra bất chấp mệnh
lệnh của Tổng thống Trump vào tháng 7/2017. Việc cung cấp vũ khí như vậy
dưới tên mã Chiến dịch Sycamore làm dấy lên những câu hỏi nghiêm túc về
hiệu lực kiểm soát thực sự của ông Trump đối với quân đội Mỹ và CIA.
Các
nhà tổ chức chính của hoạt động buôn bán vũ khí này có vẻ là cả CIA và
Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt. Cả hai nhóm được biết đến là hoạt động
độc lập với sự kiểm soát hiệu quả.
Trước
khi BIRN tiết lộ những kết quả điều tra mới nhất, đã có các tin tức
trước đó cho biết hai tổ chức này sử dụng Silk Airways, một công ty đặt
trụ sở tại Azerbaijan, để phân phối vũ khí cho các nhóm khủng bố thông
qua hãng hàng không dân dụng này.
Điều
này cũng trái với hiệp định hàng không quốc tế, trong đó quy định cấm
sử dụng các hãng hàng không dân dụng để vận chuyển trang thiết bị quân
sự.
Úc, một nước ký kết Hiệp ước
Thương mại Vũ khí, dường như không gặp rắc rối gì bởi địa điểm nơi vũ
khí xuất khẩu đến, hoặc do việc sử dụng vũ khí đó có thể gây ra.
Vào
tháng 7 năm nay, Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Úc Christopher
Pyne bày tỏ mong muốn Úc sẽ trở thành một nước xuất khẩu vũ khí hàng
đầu. Ông đã phát biểu sẽ sử dụng việc xuất khẩu để thắt chặt mối quan hệ
với các quốc gia ở những khu vực bất ổn như Trung Đông.
Ông
cũng cho biết việc xuất khẩu như vậy có thể được sử dụng để tăng cường
quan hệ quân sự với các quốc gia chủ chốt như Các tiểu vương quốc Ả Rập
Thống nhất (UAE) mà Úc đã chia sẻ lợi ích trong cuộc chiến chống tổ chức
khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và "cân bằng quyền lực ngày càng lớn
của Iran trong khu vực".
Lời tuyên bố
của ông Pyne có vẻ sẽ vi phạm cả Điều 6 và Điều 11 của Hiệp ước Thương
mại Vũ khí vì ông biết hoặc phải biết rằng người dùng cuối cùng của các
vũ khí xuất khẩu đó là các nhóm khủng bố. Không chỉ không chiến đấu
chống IS, UAE từ lâu đã được biết đến là một trong những nhà ủng hộ
chính của IS.
Cũng khó hiểu tại sao
ông Pyne muốn "cân bằng quyền lực ngày càng lớn của Iran trong khu vực",
trong khi rõ ràng sự can thiệp của Iran vào Iraq và Syria, theo lời mời
của chính quyền hợp pháp của cả hai nước, là một yếu tố chính góp phần
làm nên chiến thắng ngày càng vang dội trong cuộc chiến chống IS và các
nhóm khủng bố tương tự.
Những
nhóm khủng bố được đồng minh của Úc trang bị vũ khí không chỉ tìm cách
làm suy yếu chính phủ của Iraq và Syria, mà còn là nguồn gốc dẫn đến cái
chết, sự tàn phá và nỗi khổ đau cho nhiều người dân vô tội.
Những
tiết lộ từ các tài liệu được điệp viên Snowden công bố và các báo cáo
khác liên quan tới việc vận chuyển vũ khí trái phép cho các nhóm khủng
bố đã xuất hiện rất ít hoặc không hề được nhắc đến trên các phương tiện
truyền thông chính thống của Úc.
Theo
ông O'Neill, điều này phản ánh sự miễn cưỡng nói chung của các phương
tiện truyền thông chính thống khi miêu tả chính xác những gì đang diễn
ra ở Iraq và Syria, đặc biệt là vai trò của các nhóm khủng bố và sự hỗ
trợ mà chúng nhận được từ các nước đồng minh của Úc, cụ thể là Ả Rập
Xê-út và Mỹ.
Quân Mỹ có mặt trên lãnh thổ Syria một cách bất hợp pháp
Luật
sư O'Neill đã chỉ ra sự đối xử bất bình đẳng của truyền thông với các
bên ở Syria thông qua các phân tích khác nhau khi nói về việc giải phóng
Aleppo và Raqqa. Trong trường hợp Aleppo, quân đội Syria cùng các đồng
minh Nga, Iran, và Hezbollah đã phối hợp tác chiến đánh đuổi những kẻ
khủng bố khỏi Aleppo.
Thương
vong của dân thường luôn được truyền thông miêu tả là do quân đội Syria
và Nga hành động bừa bãi xem thường tính mạng con người.
Cuộc
chiến chống lại IS ở Raqqa phần lớn do Mỹ và các đồng minh trong cái
gọi là "liên minh" của Mỹ gồm Úc tiến hành, cũng rất giống chiến dịch
tiêu diệt IS ở Mosul trước đây. Raqqa gần như đã bị hủy diệt hoàn toàn.
So
sánh chính xác thì Raqqua chịu số phận giống với cả Dresden và Berlin
hồi kết thúc Thế chiến II. Số dân thường thiệt mạng lên tới hàng nghìn
người. Con số chính xác chưa thể xác định cho đến khi dỡ bỏ đống đổ nát.
Nhưng quy mô tàn phá và số người chết lại ít được nhắc đến trên các
phương tiện truyền thông chính thống.
Theo
ông O'Neill, lời giải thích hợp lý nhất cho điều này là sự thật về cách
thức cung cấp vũ khí cho những kẻ khủng bố, và sự can thiệp bất hợp
pháp của Mỹ và các nước đồng minh trong "liên minh" của Mỹ ở Syria, như
Úc, không thuộc nội dung ưu tiên của giới truyền thông là luôn nói xấu
Syria, Nga và Iran bất chấp bằng chứng thực tế.
Trong
trường hợp của Úc, vì không giống như Mỹ, Israel và Ả Rập Xê-út, Úc đã
ký kết Hiệp ước Thương mại Vũ khí của Liên Hiệp quốc nên nước này có
thêm trách nhiệm đối với việc sử dụng vũ khí đã cung cấp cho những kẻ
khủng bố.
theo Viettimes
The Magnificent Seven |2016| Battle Scenes
Ha-ma-ghê-đôn—Trận chiến của Đức Chúa Trời để chấm dứt mọi cuộc chiến
“Họ xem việc giết người đồng loại là
điều tàn ác. Vì thế, đối với họ, chiến tranh là cái gì đó không thể hiểu
được và đáng ghê tởm, một điều không hề có trong ngôn ngữ của họ”.—LỜI
NHẬN XÉT CỦA ÔNG FRIDTJOF NANSEN, MỘT NHÀ THÁM HIỂM NGƯỜI NA UY, VỀ
NGƯỜI INUIT (ESKIMO) Ở GREENLAND, NĂM 1888.
Có ai không ao ước được sống trong
một xã hội mà chiến tranh là điều “không thể hiểu được và đáng ghê tởm”?
Có ai không mong đợi một thế giới mà từ “chiến tranh” không hề tồn tại
vì không ai biết đến nó? Một thế giới như thế có lẽ quá xa vời, đặc biệt
nếu chúng ta đặt hy vọng đó nơi con người.
Tuy nhiên, trong lời tiên tri của
Ê-sai, chính Đức Chúa Trời đã hứa sẽ mang lại một thế giới như thế: “Họ
sẽ lấy gươm rèn lưỡi-cày, lấy giáo rèn lưỡi-liềm. Nước nầy chẳng còn giá
gươm lên nghịch cùng nước khác, người ta chẳng còn tập sự
chiến-tranh”.—Ê-sai 2:4.
Ngày nay, có 20 triệu binh lính đang
thi hành nhiệm vụ và khoảng 20 cuộc chiến đang diễn ra. Rõ ràng, thế
giới cần phải có sự thay đổi vô cùng to lớn để lời hứa này thành hiện
thực. Không có gì ngạc nhiên, Đức Chúa Trời toàn năng, Đức Giê-hô-va, sẽ
can thiệp vào các vấn đề của loài người. Sự can thiệp của Đức Giê-hô-va
sẽ lên đến đỉnh điểm, và Kinh Thánh gọi đó là Ha-ma-ghê-đôn.—Khải-huyền 16:14, 16.
Dù trong những năm gần đây, từ
“Ha-ma-ghê-đôn” được dùng để ám chỉ đến thảm họa hạt nhân trên khắp thế
giới, nhưng một từ điển cho biết nghĩa chính của từ này là “nơi chiến
đấu quyết liệt cuối cùng giữa thiện và ác”. Liệu thiện sẽ thắng ác
không? Hay đó chỉ là một trận chiến trong tưởng tượng?
Chúng ta có thể được khích lệ khi
thấy Kinh Thánh thường lặp đi lặp lại kết cuộc của sự gian ác. Người
viết Thi-thiên báo trước: “Nguyện tội-nhân bị diệt mất khỏi đất, và kẻ
ác chẳng còn nữa” (Thi-thiên 104:35).
Sách Châm-ngôn cho biết: “Người ngay-thẳng sẽ được ở trên đất, và người
trọn-vẹn sẽ còn ở đó luôn luôn. Nhưng kẻ gian-ác sẽ bị truất khỏi đất,
và kẻ bất-trung sẽ bị nhổ rứt khỏi đó”.—Châm-ngôn 2:21, 22.
Kinh Thánh cũng cho thấy rõ ràng là
những người ác sẽ không từ bỏ quyền lực của mình trong yên bình. Vì thế,
Đức Chúa Trời cần hành động dứt khoát để loại trừ mọi gian ác, kể cả
chiến tranh (Thi-thiên 2:2). Tên gọi Ha-ma-ghê-đôn mà Kinh Thánh dùng cho trận chiến đặc biệt này rất đáng lưu ý.
Những trận chiến trước đây diễn ra gần Mê-ghi-đô
Từ “Ha-ma-ghê-đôn” có nghĩa là “núi
Mê-ghi-đô”. Cùng với đồng bằng Gít-rê-ên bao quanh, thành phố Mê-ghi-đô
cổ xưa đã có một lịch sử lâu dài về các trận đánh quyết định. Sử gia
Eric H. Cline viết trong cuốn The Battles of Armageddon (Các
trận chiến Ha-ma-ghê-đôn) như sau: “Trong suốt lịch sử, Mê-ghi-đô và
thung lũng Gít-rê-ên là địa điểm của các trận chiến quyết định và tạo
nên bước ngoặc trong lịch sử của các dân tộc”.
Như ông Cline cho biết, những trận
chiến diễn ra gần Mê-ghi-đô thường mang tính quyết định. Đội quân Mông
Cổ, xâm chiếm phần lớn Châu Á vào thế kỷ 13, đã thất bại lần đầu tiên
tại thung lũng này. Không xa Mê-ghi-đô, quân đội Anh Quốc dưới sự chỉ
huy của Tướng Edmund Allenby đã đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế
Chiến I. Một sử gia quân đội miêu tả chiến thắng của vị tướng này là
“một trong những chiến dịch quyết định diễn ra nhanh chóng nhất, và là
trận đánh quyết liệt nhất trong lịch sử”.
Những trận quyết chiến trong Kinh
Thánh cũng diễn ra gần Mê-ghi-đô. Nơi ấy, quan xét Ba-rác đã chiến thắng
quân đội Ca-na-an do Si-sê-ra chỉ huy (Các Quan Xét 4:14-16; 5:19-21). Ghê-đê-ôn với một nhóm chỉ 300 quân đã đánh bại đạo binh của người Ma-đi-an trong vùng phụ cận (Các Quan Xét 7:19-22). Vua Sau-lơ và con trai ông là Giô-na-than đã chết gần núi Ghinh-bô-a khi lực lượng Phi-li-tin chiến thắng quân Y-sơ-ra-ên.—1 Sa-mu-ên 31:1-7.
Do có địa hình chiến lược,
Mê-ghi-đô và thung lũng kế cận đã chứng kiến nhiều trận chiến trong suốt
4.000 năm qua. Một sử gia tính được có đến ít nhất 34 trận!
Lịch sử và vị trí chiến lược của
Mê-ghi-đô chắc hẳn có liên quan đến ý nghĩa tượng trưng của từ
“Ha-ma-ghê-đôn”. Dù từ này chỉ xuất hiện một lần trong Kinh Thánh, nhưng
những gì sách Khải-huyền nói về Ha-ma-ghê-đôn cho thấy rõ trận chiến
này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của mỗi người trên đất.
Ý nghĩa của Ha-ma-ghê-đôn trong Kinh Thánh
Dù nhiều trận chiến trước đây diễn
ra ở Mê-ghi-đô rất quyết liệt, nhưng không có trận nào xóa bỏ được sự
gian ác, hoặc thật sự là cuộc chiến đấu giữa thiện và ác. Thế nên, điều
hợp lý là cuộc chiến đấu như thế phải do Đức Chúa Trời khởi xướng. Chúa
Giê-su đã từng nói: “Chỉ có một Đấng Thánh thiện là Thượng Đế” (Lu-ca 18:19, Bản Diễn Ý). Hơn nữa, Kinh Thánh cũng đặc biệt cho biết Ha-ma-ghê-đôn là trận chiến của Đức Chúa Trời.
Sách Khải-huyền trong Kinh Thánh
nói rằng “các vua trên khắp thế-gian” sẽ nhóm nhau lại để “chiến-tranh
trong ngày lớn của Đức Chúa Trời toàn-năng” (Khải-huyền 16:14). Lời tiên tri ấy cũng nói thêm: “Chúng nhóm các vua lại một chỗ, theo tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Ha-ma-ghê-đôn”* (Khải-huyền 16:16).
Sau đó, sách Khải-huyền cho biết “các vua thế-gian” sẽ “nhóm lại đặng
tranh-chiến với Đấng cưỡi ngựa, và với đạo binh của Ngài” (Khải-huyền 19:19). Đấng cưỡi ngựa không ai khác hơn là Chúa Giê-su.—1 Ti-mô-thê 6:14, 15; Khải-huyền 19:11, 12, 16.
Chúng ta kết luận gì về những câu
Kinh Thánh này? Đó là Ha-ma-ghê-đôn là trận chiến giữa Đức Chúa Trời với
lực lượng của những kẻ không vâng lời. Tại sao Đức Giê-hô-va và Con
Ngài là Chúa Giê-su phải tranh chiến như thế? Một lý do là vì
Ha-ma-ghê-đôn sẽ “hủy-phá những kẻ đã hủy-phá thế-gian” (Khải-huyền 11:18). Ngoài ra, Ha-ma-ghê-đôn cũng sẽ mang lại một thế giới hòa bình, “đất mới” mà chúng ta đang chờ đợi theo lời hứa của Đức Chúa Trời. Đó là “nơi sự công-bình ăn-ở”.—2 Phi-e-rơ 3:13.
Tại sao cần có trận chiến Ha-ma-ghê-đôn?
Kinh Thánh cho biết Đức Giê-hô-va
là ‘Đức Chúa Trời yêu-thương’, và Con Ngài là “Chúa Bình-an”. Bạn có
thấy khó hình dung khi chính Đức Chúa Trời đã bổ nhiệm Chúa Giê-su để
chiến đấu trong trận chiến này không? (2 Cô-rinh-tô 13:11; Ê-sai 9:5).
Hiểu được động lực của hai Đấng này sẽ giúp bạn biết lý do. Sách
Thi-thiên miêu tả Chúa Giê-su là một chiến binh cưỡi ngựa. Tại sao ngài
tranh chiến? Người viết Thi-thiên giải thích là “vì cớ sự chân-thật, sự
hiền-từ, và sự công-bình”. Chúa Giê-su tranh chiến vì ngài yêu sự công
bình và ghét điều gian ác.—Thi-thiên 45:4, 7.
Tương tự, Kinh Thánh miêu tả phản
ứng của Đức Giê-hô-va trước sự bất công mà Ngài thấy trên thế giới ngày
nay. Nhà tiên tri Ê-sai viết như sau: “Đức Giê-hô-va thấy không có sự
công-bình thì chẳng đẹp lòng, Ngài mặc sự công-bình làm giáp, đội sự
cứu-rỗi trên đầu làm mão-trụ; lấy sự báo-thù làm áo mà bận, lấy sự
sốt-sắng làm áo tơi mà choàng mình”.—Ê-sai 59:15, 17.
Bao lâu kẻ ác còn có quyền lực, người ngay thẳng sẽ không được hưởng hòa bình và an ninh (Châm-ngôn 29:2; Truyền-đạo 8:9).
Trên thực tế, chúng ta không thể xóa bỏ sự gian ác và bại hoại nếu
những kẻ ác vẫn còn tồn tại. Vì thế, nền hòa bình và công lý lâu dài chỉ
có được sau khi kẻ ác bị hủy diệt. Vua Sa-lô-môn viết: “Kẻ ác là một
giá chuộc người công-bình”.—Châm-ngôn 21:18.
Vì Đức Chúa Trời là Đấng đoán xét,
chúng ta có thể tin chắc rằng mọi phán quyết của Ngài trên kẻ ác đều là
công bình. Áp-ra-ham đã hỏi: “Đấng đoán-xét toàn thế-gian, há lại không
làm sự công-bình sao?”. Và rồi ông biết câu trả lời là Đức Giê-hô-va luôn luôn đúng! (Sáng-thế Ký 18:25).
Ngoài ra, Kinh Thánh cũng bảo đảm với chúng ta rằng Đức Giê-hô-va không
vui về việc hủy diệt những kẻ ác, đó chỉ là biện pháp cuối cùng.—Ê-xê-chi-ên 18:32; 2 Phi-e-rơ 3:9.
Ha-ma-ghê-đôn là trận chiến có thật
Chúng ta sẽ đứng về bên nào trong
trận chiến quyết liệt này? Hầu hết mọi người đều tự nhiên cho rằng mình
thuộc về bên thiện. Nhưng làm sao chúng ta có thể chắc chắn về điều đó?
Nhà tiên tri Sô-phô-ni khuyến khích chúng ta “tìm-kiếm sự công-bình,
tìm-kiếm sự nhu-mì” (Sô-phô-ni 2:3). Sứ đồ Phao-lô cho biết Đức Chúa Trời muốn “mọi người được cứu-rỗi và hiểu-biết lẽ thật”.—1 Ti-mô-thê 2:4.
Để được cứu rỗi, bước đầu tiên là
học biết chân lý về Đức Giê-hô-va và ý định của Ngài liên quan đến việc
tẩy sạch những người ác khỏi mặt đất. Bước tiếp theo là làm những điều
công bình. Nhờ đó, chúng ta được Đức Chúa Trời chấp nhận và bảo vệ.
Khi đã làm những bước quan trọng
này, thay vì sợ hãi, chúng ta có thể trông mong Ha-ma-ghê-đôn, trận
chiến chấm dứt mọi cuộc chiến của con người. Sau khi Ha-ma-ghê-đôn kết
thúc, người ta ở khắp mọi nơi sẽ xem chiến tranh là một điều không thể
hiểu được và đáng ghê tởm. Lúc ấy, “người ta chẳng còn tập sự
chiến-tranh”.—Ê-sai 2:4.
Sự can thiệp của Đức Chúa Trời vào các vấn đề của loài người được gọi là Ha-ma-ghê-đôn
[Hình nơi trang 6]
Mê-ghi-đô
[Hình nơi trang 6]
Ghê-đê-ôn và lính của ông đã chiến thắng trong trận chiến quyết liệt diễn ra gần Mê-ghi-đô
[Hình nơi trang 6, 7]
Sau khi Ha-ma-ghê-đôn kết thúc, người ta ở khắp mọi nơi sẽ xem chiến tranh là một điều không thể hiểu được và đáng ghê tởm
[Hình nơi trang 8]
Học biết chân lý về Đức Giê-hô-va và ý định của Ngài là bước đầu tiên để được cứu rỗi
Elysium |2013| All Fight Scenes
Chủ nghĩa tư bản và chiến tranh: Những người lính chỉ là nạn nhân
Mỗi khi nước Mỹ tham gia
chiến tranh, những người lính đều được tuyên dương như những người hùng
vì đã có sự hy sinh lớn lao cho lợi ích “của quốc gia”.
Trích từ cuốn “Sự khó nắm bắt của
hòa bình trong một hệ thống toàn cầu đáng ngờ” (The Elusiveness of Peace
in a Suspect Global System) của tác giả Tatah Mentan, xuất bản năm
2016.
Nguồn: Capitalism and War / Angelfire.
Biên dịch: Đoàn Hiểu Linh / Redsvn.net.
Giới truyền thông do các doanh nghiệp
thao túng luôn luôn khẳng định rằng các khái niệm “tự do”, “dân chủ” ở
một quốc gia nào đó đang được phó thác cho nước Mỹ, và việc đem quân
đánh các nước này là cần thiết. Chúng ta thậm chí có một ngày nghỉ, ngày
Cựu chiến binh (Veteran’s Day) để tôn vinh những hành động “anh hùng”
của những người lính “của chúng ta”.
Liệu đó có thật sự là những người lính anh hùng, hay chúng ta nên gọi họ bằng một từ khác, ví dụ như “nạn nhân”?
Đó là mục đích của bài viết này. Bài
viết sẽ phân tích ý nghĩa chiến tranh dưới trào chủ nghĩa tư bản dưới
góc nhìn của giai cấp công nhân, lý do thật sự buộc họ chiến đấu, vai
trò của người lính.
Đầu tiên, trái ngược với những gì chúng
ta thường xuyên được người Mỹ tuyên truyền về chiến tranh, các cuộc
chiến của họ không bao giờ được thực hiện dựa trên lý tưởng đạo đức hoặc
việc ủng hộ một loại khát vọng “công lý” trừu tượng nào đó. Các cuộc
chiến trong thế giới bị tư bản kiểm soát luôn luôn là sự chiến đấu để
giành quyền kiểm soát các nguồn lực tiền tệ và lãnh thổ giữa hai hay
nhiều tập hợp các tầng lớp cai trị quốc gia riêng rẽ.
Khát khao “tự do” chính trị của những
dân tộc bị áp bức sẽ không bao giờ có mặt trong nghị trình mà các nhà
chính trị (tư bản) quan ngại. Đó là lý do vì sao Mỹ bỏ qua các vụ bạo
lực gây chết chóc ở nhiều quốc gia (như Indonesia và Sri Lanka) khi điều
đó không liên quan đến các lợi nhuận của các nhà tư bản Mỹ.
Điều này trái ngược với khi các lợi ích
bị đe dọa, ví dụ như khi Saddam Hussein giành quyền kiểm soát Kuwait và
nguồn cung dầu của nước này, đe dọa dòng chảy êm ả của nguồn tài nguyên
giá trị vào túi tiền của các doanh nghiệp Mỹ. Khi đó, tổng thống Bush
cha, người đã đầu tư nhiều khoản tài chính cá nhân vào dầu mỏ Kuwait, đã
ngay lập tức ra lệnh “đưa quân đội tới”, thậm chí không buồn xin ý kiến
Quốc hội (do đó, cuộc chiến tranh Vùng Vịnh thập niên 1990, cũng như
chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên trước đó, và các cuộc chiến sau này ở
Kosovo và Iraq những năm 1998 và 2003, về mặt kỹ thuật đều trái với
hiến pháp).
Cũng cần lưu ý rằng, ở Kuwait chưa từng
tồn tại một loại hình dân chủ nào dù là dân chủ kinh tế hay chính trị.
Mối quan tâm chủ yếu của Mỹ và đồng minh của họ không phải dân chủ mà là
bảo đảm sự liên tục của một giá dầu hợp lý. Các nhà cầm quyền “thân
thiện” như ở Kuwait cực kỳ giàu có, dù nhiều lần bị kết tội vi phạm nhân
quyền (trong đó có việc kỳ thị phụ nữ), họ đã không hề làm bận tâm giới
cầm quyền Mỹ bởi vì họ vẫn còn có lợi cho việc kinh doanh của Mỹ.
Tuy nhiên, để giành được sự ủng hộ của
các công dân Mỹ, hệ thống truyền thông đã tuyên truyền rằng Hussien là
kẻ độc ác và ám chỉ một cách dối trá rằng chính phủ Mỹ đang thực hiện
một sứ mệnh nhân đạo, vị tha dựa trên các lợi ích luân lý thuần túy.
Thực sự thì cuộc chiến này không đem lại bất cứ lợi ích gì cho người lao
động ở Kuwait.
Còn nhiều ví dụ từ các cuộc chiến tranh
khác. Như chiến tranh Việt Nam được thực hiện chủ yếu dựa trên thực tế
là người lao động Việt Nam đã lựa chọn lật đổ sự cai trị độc ác của tư
bản Pháp để thiết lập một hệ thống theo chủ nghĩa Marx-Lenin mà giới cầm
quyền Mỹ e sợ rằng sẽ khiến Việt Nam phụ thuộc vào quỹ đạo kinh tế –
chính trị của Xô-viết. Do đó, các nhà chính trị Mỹ, dẫn đầu bởi tổng
thống chiến bại Lyndon B. Johnson, đã gửi hàng trăm nghìn công dân thuộc
tầng lớp lao động Mỹ đến để bắn hạ những người anh em thuộc tầng lớp
lao động Việt Nam mà họ vốn không có xung đột gì, chủ yếu vì lợi ích của
tư bản Mỹ.
Nhiều lính Mỹ ở Việt Nam (bị buộc đi
nghĩa vụ trái với lương tâm cá nhân và ý chí của họ) được lệnh thực hiện
những tội ác không thể biện minh được với những em bé và phụ nữ vô tội,
rồi bị chính phủ của chính họ đầu độc bằng chất độc da cam. Những trải
nghiệm khủng khiếp khiến họ chấn động đến mức không thể tận hưởng nổi
một giấc ngủ thanh thản nào trong suốt phần đời còn lại. Cũng có nhiều
cựu binh đang nằm trong nhóm vô số công dân bị tâm thần và vô gia cư của
xã hội tư bản. Dĩ nhiên, nhiều người lính khác đã bị giết hoặc thương
tật vĩnh viễn.
Và tất cả những điều này đã xảy ra vì
đâu? Đó là cuộc cạnh tranh, phân chia ảnh hưởng với hệ thống Xô viết vì
lợi nhuận của giới tư bản.
Những người đàn ông chết cho các cuộc
chiến đó không phải anh hùng mà là nạn nhân của một hệ thống phân chia
giai cấp khủng khiếp đã lạm dụng họ cho mục đích bạo lực, tàn phá và kết
liễu cuộc đời họ một cách tàn nhẫn bằng cách cưỡng bức họ cầm vũ khí
chống lại những người anh em thuộc tầng lớp lao động ở các quốc gia
khác.
Những người ủng hộ chiến tranh hay những
người biện hộ cho chủ nghĩa tư bản thường hay cố gắng bào chữa cho
chiến tranh bằng câu ngạn ngữ cũ kỹ “Còn Hitler thì sao?”. Câu hỏi này
hoàn toàn phớt lờ sự thật rằng Hitler sẽ không bao giờ gia tăng quyền
lực ngay từ đầu nếu không phải vì sự suy yếu của chủ nghĩa tư bản ở Đức
và việc giai cấp công nhân của đất nước này cho phép một chính trị gia
như Adolph Hitler lôi kéo họ vào chiến dịch ủng hộ chiến tranh của hắn.
Giới tư bản Mỹ và những con rối chính trị của họ đã bỏ qua những cuộc
tấn công đầu tiên của Hitler nhằm vào người Do Thái, Czech, người đồng
tính và các nhóm khác vì chiến dịch phi nhân đạo đó không đe dọa các lợi
ích lợi nhuận của Mỹ.
Nhưng khi Hitler và các đồng minh Tojo
(Hideki Tojo, thủ tướng Nhật thời thế chiến II), Mussolini trực tiếp đe
dọa đến sự thống trị toàn cầu về kinh tế của Mỹ, thì tổng thống Franklin
Delano Roosevelt đã đột ngột “bị sốc” bởi sự tàn ác của phát xít Đức và
thét lên câu nói nổi tiếng “Đưa quân đội tới!” (Send in the
troops!). Như thường lệ, các lợi ích nhân đạo luôn phải nhường bước cho
lợi ích kinh tế, đó là chuyện bình thường trong một thế giới bị chia rẽ
nghiêm trọng bởi sự phân chia giai cấp.
Chúng ta cũng đừng quên thảm họa diệt chủng của chính phủ Mỹ nhằm vào người Mỹ bản địa
trong thế kỷ 19 đã được thực thi một cách mãn nguyện bởi những người
lính “chỉ làm theo mệnh lệnh”. Liệu họ có đáng được ca ngợi vì đã thực
hiện những hành động tàn ác đó để “phục vụ quốc gia”, và họ đang hành
động như những “anh hùng” hay “chiến đấu vì lý tưởng?”.
Đó là những lời bào chữa phổ biến về
động lực của những người lính trong việc phục vụ các lợi ích tư bản. Vì
họ đã “tin” rằng họ đang làm điều đúng, điều đó biện hộ cho sự phi đạo
đức trong những hành động của họ. Điều này có nghĩa là niềm tin của một
tên sát nhân hàng loạt đã mất trí rằng việc hắn ta đang đem lại lợi ích
cho phụ nữ bằng cách giết họ sẽ bào chữa cho hành động của hắn? Hay một
kẻ khủng bố có thể bào chữa cho việc sát hại người vô tội là hắn đang
theo đuổi những niềm tin của mình? Hoặc một kẻ phân biệt chủng tộc điên
cuồng tin rằng hắn đáng được tuyên dương khi phục vụ cho lợi ích của
nhóm hay quốc gia thiểu số của mình bằng cách sát hại những người thuộc
một chủng tộc cụ thể nào đó?
Có nên xem hành động của họ là anh hùng
vì họ đang chiến đấu cho những gì họ tin là đúng? Dĩ nhiên, điều này đã
phớt lờ thực tế là hầu hết những người lính của nhà nước tư bản không
chiến đấu cho những gì họ tin vào, mà họ chỉ là người làm thuê của nhà
nước, và thường bị cưỡng bức đi nghĩa vụ do tình trạng thất nghiệp tệ
hại mà chủ nghĩa tư bản làm cho ngày càng lan rộng.
Hơn nữa, nếu ai đó tranh luận rằng trong
Thế chiến II, chính phủ Mỹ vượt trội hơn chính phủ phát xít Đức về mặt
đạo đức, thì đừng quên bằng cách nào mà vị tổng thống được nhiều người
trong chúng ta yêu mến, Roosevelt, đã tập hợp vô số nisei (người Mỹ gốc
Nhật) vào các trại tập trung tạm thời được chuyển đổi từ các chuồng ngựa
bẩn thỉu, hoàn toàn bỏ qua sự thật là hầu hết trong số đó đều trung
thành với tư bản Mỹ. Nhiều công dân cấp cao và trẻ em đã chết ở đó vì
điều kiện sống đầy bệnh tật rất ghê tởm, và nhiều phụ nữ kể về việc bị
những người Mỹ bắt giữ họ lạm dụng tình dục.
Ai đã đầy đọa các đối tượng trên? Những
người lính Mỹ, dĩ nhiên, những người “chỉ làm theo mệnh lệnh”. Vì họ tin
rằng họ đang làm điều đúng do được tuyên truyền phải ghét bỏ tất cả
người Nhật. Liệu điều đó có khiến cho hành động của họ trở thành anh
hùng?
Đáng chú ý là động thái khủng khiếp đó
của chính phủ Mỹ lại được ủng hộ chủ yếu bởi sự hời hợt của giai cấp
công nhân Mỹ, những người mà chính phủ đã tuyên truyền thành công khi
lừa gạt họ tin rằng tất cả người Nhật là kẻ thù của họ. Điều đó cho thầy
họ cũng thất bại như giai cấp công nhân Đức, những người bị lừa gạt để
tin rằng tất cả người Do Thái là kẻ thù theo cách tương tự.
Việc các thể chế độc ác được người lao
động ủng hộ là những ví dụ mạnh mẽ về sức mạnh của sự truyên truyền. Các
chương trình truyền hình như G.I. Joe đã tô điểm cho chiến tranh và
khắc họa người lính Mỹ như các chiến binh anh hùng đang chiến đấu chống
lại những gã xấu xa được định nghĩa rõ ràng như những “ác quỷ” về mặt
đạo đức.
Một cuộc thảo luận đời thường với nhiều
cựu binh đi qua chiến tranh sẽ cho thấy không có xu hướng nào biện hộ
cho chiến tranh. Trong thực tế, chúng ta hãy nghiêm túc lo lắng về sự
tỉnh táo của bất kỳ cựu binh nào phát biểu tích cực về chiến tranh sau
khi bản thân họ đã kinh qua cuộc chiến. Các công dân thuộc tầng lớp lao
động không nên vinh danh những người lính, thay vào đó hãy xót thương họ
vì những trải nghiệm khủng khiếp mà họ sẽ đối mặt, và phản đối mọi cuộc
chiến tranh sắp xảy ra.
Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đích
thực của thế giới, sẽ không có sự chia rẽ giai cấp trong một quốc gia,
và không có sự chia rẽ giữa các quốc gia trong việc kiểm soát các nguồn
lực toàn cầu. Thay vào đó, sự giàu có vật chất của thế giới sẽ được chia
sẻ rộng rãi cho tất cả. Không có cá nhân hay nhóm nào sở hữu quyền lực
kinh tế để cưỡng bức chiến tranh hay nhân danh họ đưa một ai đó đi chiến
đấu.
Động lực tư bản chủ nghĩa cho các cuộc
chiến, xung đột trong việc kiểm soát nguồn lực kinh tế, sẽ bị loại bỏ.
Sự hợp tác hòa bình chứ không phải sự cạnh tranh đầy bạo lực sẽ là chuẩn
mực cho thế giới. Bạo lực sẽ bị xem là ghê tởm và sẽ không có ai được
đối xử như một người hùng vì đã khơi mào bạo lực. Thay vào đó, mọi quyết
định sẽ được thực hiện một cách dân chủ mà không cần tới bạo lực hay
chiến tranh.
Chiến tranh không phải vì bản tính tự
nhiên của loài người là “xấu xa” và bạo lực, hoặc bất lực về tâm lý hay
trí tuệ trong việc giải quyết các vấn đề mà không cần bạo lực. Các
nguyên nhân gây ra chiến tranh trong thế giới tư bản là vật chất, không
phải các nguyên nhân về hệ tư tưởng, tâm lý, di truyền hay các lý do
siêu hình huyền bí. Khi chúng ta đạt được nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
khi đó nhân loại sẽ loại trừ được sự hủy diệt của chiến tranh và những
động lực vật chất gây ra chiến tranh.
ĐOÀN HIỂU LINH / REDSVN.NET
London Has Fallen |2016| All Fight/Battle Scenes
Loạt ảnh hiếm về số phận động vật trong Thế chiến thứ nhất (1914 - 1918)
Động vật thời chiến tranh thế giới thứ nhất được xem là phương tiện vận chuyển vũ khí và thương binh giữa các chiến trường.
Vào thời chiến, vũ khí và lương thực được vận chuyển chủ yếu bằng
đường sắt, đường bộ và đường thuỷ, tuy nhiên để tối ưu số lượng vận
chuyển, động vật như lừa, ngựa, lạc đà và bò cũng được đưa vào sử dụng.
Một pháo dã chiến được 6 - 12 chú ngựa kéo và cả những người bị thương
cũng do ngựa và bò đưa về.
Một người lính tuần tra trên con ngựa của mìnhChó đã được sử dụng trong suốt chiến tranh như lính đánh thuê, thám thính, cứu hộ, đưa tin, và nhiều hơn nữa.Súng máy của lính Đức được đặt trên lưng của một con ngựaDụng cụ y tế được lấy từ lưng của chú chó Anh vào năm 1915.Một con chim bồ câu của Đức được gắn trên người máy ảnh nhỏ, có nhiệm vụ chụp ảnh trên cao.Bốc dỡ con la ở Alexandria, Ai Cập, năm 1915. Chiến tranh leo thang đã thúc đẩy Anh và Pháp nhập khẩu ngựa và la từ nước ngoài.Sergeant Stubby là chú chó
thời chiến duy nhất được thăng cấp trung sĩ. Nó đã giúp tìm kiếm những
người bị thương, thậm chí bắt được một gián điệp Đức.Các thành viên của trung đoàn binh Royal Scots Grays dừng ngựa của họ ở bên đườngTại Kemmel, Tây Flanders, Bỉ. Tác động của hỏa lực pháo địch vào xe cứu thương của Đức, tháng 5 năm 1918.Bệnh viện Bán Nguyệt Đỏ ở Hafir Aujah, 1916.Một tập thể, có thể là nhân viên của bệnh viện đa khoa Úc, giữ một con gấu túi ở Cairo vào năm 1915.Các cuộc tập trận của binh lính Thổ Nhĩ Kỳ trên mặt trận Saloniki, Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 3 năm 1917.Một con chó đưa tin với một ống kéo đưa đường dây điện mới vào tháng Chín năm 1917Một
con voi Ấn Độ được người Đức sử dụng ở Valenciennes, Pháp để giúp
chuyển thân cây vào năm 1915. Những con thú có thể tải nặng trở nên khan
hiếm ở Đức, nên một số động vật trong rạp xiếc và sở thú đã bị trưng
dụng để sử dụng trong quân đội.
Các sĩ quan Đức trong một chiếc ô tô cùng với đoàn xe và binh lính.Những chú chim bồ câu đã cứu sống nhiều người ở Pháp. Chúng hoạt động như những sứ giả đưa tin.Chim bồ câu của quân đội Bỉ.Những con chim bồ câu được nhốt trong những cái giỏ.Tin tức được gắn trên chim bồ câu bởi quân đội Anh trên mặt trận phía Tây, 1917.Một con ngựa bị cột vào khúc cây, chủ nhân của nó vừa bị giết, năm 1916.Con mèo trên tàu tuần dương hạng nhẹ HMAS Encounter, nó đang nhìn chằm chằm từ nòng của một khẩu pháo 6 inch.Tướng Kamio, tổng tư lệnh Quân đội Nhật Bản tại cửa khẩu chính thức Tsing-Tau, tháng 12 năm 1914Người tị nạn Bỉ rời Brussels, đồ đạc của họ trong xe kéo bởi một con chó, 1914.Quân đội Camel Úc đi vào hoạt
động tại Sharia gần Beersheba, vào tháng 12 năm 1917. Đại tá và nhiều
người trong số họ đã bị giết sau một giờ.Một người lính và con ngựa của ông mang khẩu trang chống khí gas. Năm 1918.Chó của Hội chữ thập đỏ ĐứcCảnh tượng ở Walachia, Romania.Các tay săn Bỉ đi qua thị trấn Daynze, Bỉ, trên đường từ Ghent để chống trả cuộc xâm lăng của Đức.Pháo binh được kéo bằng ngựaMặt trận phía Tây, vỏ đạn được đeo trên ngựa, 1916.Trạm uống nước khổng lồ cho những con lạc đà trong chiến dịch Asluj, Palestine, 1916.Một chiếc xe tăng Mark V của Anh đang đi ngang qua một con ngựa chết trên đường Peronne, Pháp vào năm 1918.Người điều khiển chó đang đọc tin nhắn của một con chó đưa tin, nó vừa bơi qua một con kênh ở PhápNgựa của nông dân bị trưng dụng cho chiến tranh ở Paris, Pháp, 1915.Tại Bỉ, sau trận Haelen, một con ngựa còn sống đang kéo xác ngựa chết trong chiến tranh, năm 1914.Một con chó được đào tạo để tìm kiếm những người lính bị thương năm 1915.Binh Algeria thuộc quân đội Pháp, hộ tống một nhóm tù nhân Đức tham chiến ở phía tây Bỉ.Một lính Nga nhắm bắn phía sau con ngựa đã chết, năm 1915.Pháo binh Serbia đang hành động trên mặt trận Salonika vào tháng 12 năm 1917.Chú ngựa đang được chữa vết thương do đạn ở Pháp.Trung đoàn ngựa thứ 6 của Úc, diễu hành ở Sheikh Jarrah, trên đường tới núi Scopus, Jerusalem, vào năm 1918.Những con ngựa của binh lính Pháp bơi ngang qua một con sông ở miền Bắc nước Pháp.Xác ngựa la liệt bên một chiếc xe đổ ở Bỉ, năm 1917Chú chó đưa tin được trang bị một cái giỏ để vận chuyển chim bồ câu lên tiền tuyến.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét