Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2018

LỊCH SỬ LÀ GÌ?

-Khái niệm lịch sử: Lịch sử là câu chuyện về quá khứ, về hiện thực đã qua, về những sự việc đã từng xảy ra, dược người đời cô đọng lại để lưu giữ, để truyền lại cho thế hệ hiện tại và tương lai.
-Khi chưa có chữ viết, lịch sử là những câu chuyện truyền khẩu mang tính chất sử thi
-Lịch sử là tổng hòa của ba bộ phận hợp thành là biên niên (ngày tháng, trình tự thời gian xảy ra sự kiện), tường thuật (mô tả sự kiện xảy ra như thế nào) và nghị luận (chứng minh, giải thích sự kiện xảy ra như thế nào, vì sao lại xảy ra...). Buổi đầu tiên của nguồn gốc lịch sử là biên niên sử...
-Yêu cầu số một của lịch sử là phải diễn tả chính xác hiện thực khách quan đã từng xảy ra trong quá khứ. Nhưng như chúng ta thấy biên niên là thứ có thể chính xác nhất trong lịch sử mà còn mất chính xác thì thử hỏi thứ gì là chính xác? Bởi vì quá khứ là hiện thực khách quan đã qua còn lịch sử là sự nhớ lại, suy diễn, tạo dựng những nét chính, quan trọng cái hiện thực khách quan ấy của con người và đã bị lũng đoạn bởi tính chủ quan của con người. Có thể nói quá khứ - lịch sử là hai mặt thực - ảo của một vấn đề. Quá khứ là duy nhất, không có quá khứ thì không có lịch sử. Tóm lại, hiện thực khách quan đã qua chỉ có một, nhưng quá khứ diễn tả nó thì có thể có nhiều.
-Vì lịch sử là cái diễn tả lại quá khứ, thậm chí là suy diễn về quá khứ (chẳng hạn lịch sử Trái Đất, lịch sử Vũ Trụ...), là hình bóng của quá khứ, mức độ chân lý của nó tùy thuộc vào khả năng nhớ lại, khả năng diễn tả, thái độ cũng như nhận thức của người xây dựng lịch sử nên lịch sử không bao giờ chính xác và đầy đủ như quá khứ đã từng xảy ra của nó mà nó luôn thay đổi theo từng thời đại, theo từng chế độ chính trị, luôn luôn được điều chỉnh, bổ xung để tiệm cận chân lý, tiệm cận giai đoạn quá khứ mà nó diễn tả. Mức độ ổn định, tính chính nghĩa của lịch sử càng cao khi nó càng tiệm cận hiện thực khách quan của quá khứ.
-Nhưng thế nào được gọi là một lịch sử ổn định? Một lịch sử ổn định là lịch sử về cơ bản đã rất gần với sự thật quá khứ, đã được đại đa số con người thừa nhận, hầu như không còn thay đổi nữa. Ví dụ lịch sử ba lần đại thắng quân Nguyên của triều Trần - Việt Nam, lịch sử đánh tan 20 vạn quân Thanh của Nguyễn Huệ...
-Một lịch sử ổn định bao giờ cũng là lich sử chính nghĩa.
-Lịch sử chính nghĩa là lịch sử được xây dựng cho nhân dân lao động cần lao, của nhân dân lao động cần lao, được nhân dân lao động cần lao đánh giá, thừa nhận. Ví dụ sử triều Nguyễn coi những người nổi dậy chống Pháp như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám...là giặc thì nhân dân Việt Nam lại coi là những anh hùng dân tộc. Rõ ràng trong hai cách đánh giá ấy, cách thứ hai thuộc về lịch sử chính nghĩa, nó sẽ trường tồn trong lịch sử dân tộc.Hay trường hợp Phan Thanh Giản. Đương thời, Trương Công Định (một lãnh tụ chống Pháp) đã đánh giá về ông: "Phan, Lâm (Lâm Duy Hiệp) mãi quốc, triều đình khí dân". Tự Đức đã đổ vấy tội cho ông, dựng nên một ngụy sử: "Hai tên kia không những là tội nhân của bản triều, mà còn là tội nhân của thiên cổ", dù sau này vua Đồng Khánh có "khai phục nguyên hàm, dựng bia như cũ". Nhưng có một lịch sử chính nghĩa: Phan Thanh Giản là người yêu nước thương dân. Làm quan dưới triều Nguyễn, phụng sự một Tự Đức bạc nhược, sẵn sàng qui phục Pháp, nhất là phải chịu vòng kim cô "trung quân ái quốc" (trung thành với vua vô điều kiện mới là yêu nước) của tư tưởng cổ hủ, đã lỗi thời và trở nên phản động Nho Giáo, ông đã không thể làm khác được, phải theo khuyến dụ triều đình, ký hòa ước dâng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Sau khi Pháp chiếm tiếp ba tỉnh miền Tây, ông vô cùng ân hận, nói: "Phan Thanh Giản không thể sống ở nơi mà lá cờ ba sắc (cờ Pháp) phấp phới bay", "Nghĩ tôi đáng chết, không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho quân phụ" và uống thuốc độc tuẫn tiết. Nhân dân ngày nay cho tới mai sau vẫn kính trọng, tôn thờ ông, coi cuộc đời thanh bạch, khí tiết của ông là một bộ phận của giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc Việt.
-Vậy muốn biết một lịch sử có gần với sự thực khách quan của quá khứ hay không, có chính nghĩa hay không, thì phải lắng nghe ý kiến quần chúng cần lao, dựa vào ý kiến quần chúng cần lao mà đánh giá.
-Trên tinh thần đó thì lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là lịch sử xây dựng XHCN ở miền Bắc, tiến hành chiến tranh thần thánh chống ngoại xâm (là đế quốc Mỹ và tay sai) trên cả hai miền, tiến tới thống nhất nước nhà. Trong giai đoạn đó, đế quốc Mỹ đã nặn ra chính quyền tay sai ở miền Nam để làm bia đỡ đạn cho chúng và được gọi theo hai cách. Cách thứ nhất là ngụy quyền Sài Gòn (ngụy quyền VNCH)với quân đội của nó là ngụy quân Sài Gòn (ngụy quân VNCH); cách thứ hai là, bỏ chữ ngụy đi còn: chính quyền Sài Gòn (chính quyền VNCH) và quân đội Sài Gòn (quân lực VNCH).
-Hiện nay đang cãi nhau ỏm tỏi trên mạng vẫn chưa ngã ngũ nên gọi theo cách nào là đúng!
-Cách nào đúng? Gọi cách nào thì cũng không thay đổi bản chất tay sai, ngụy thể của thể chế ấy đã thể hiện rất rõ trong sách sử. Nhưng theo kết luận của ban Tuyên Giáo Trung Ương thì...gọi theo cách nào cũng được!
-Theo chúng ta thì gọi theo cách thứ hai đúng hơn! Vì:
     + Phù hợp với tinh thần hòa hợp dân tộc 
     + Phù hợp với tinh thần vị tha của nhân dân
     + Phù hợp với tập quán ngoại giao quốc tế
-Cách gọi thứ nhất chỉ được sử dụng trong phạm vi hẹp, trong giai đoạn nhất định. Đó là cách gọi cảm tính có ý vạch trần, chê bai, khinh khi nhau giữa hai lực lượng thù địch mà thôi.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tản mạn quanh bộ Lịch sử Việt Nam
 
KBCHN327 Lê Xuân Nghĩa vạch mặt Đại tá Nguyên Hà và đồng bọn
  
KBCHN378 - Cựu Chiến Binh Nguyễn Ngọc Bái "nên bỏ chữ Ngụy để xóa bỏ hận thù".
 Cuộc phỏng vấn thực hiện tại tư gia CCB Nguyễn Ngọc Bái nguyên giám đốc Sở Văn Hóa và Thông Tin (tên cũ của sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch). Tác giả cuốn tiểu thuyết lịch sử Ngang Trời Mây Đỏ nói về quá khứ hào hùng của QĐND đánh Mỹ, đánh Trung và cảm nghĩ về chữ Ngụy đã được xóa bỏ trong bộ LSVN 15 tập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét