Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 2

-Xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Ký sự Syria - Nhạc phim - Lau dòng nước mắt!

Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine

Dân trí Chỉ từ chiều 29/1 đến hết ngày 30/1, những vụ đụng độ mới tại Đông Ukraine khiến ít nhất 19 dân thường và 5 binh sỹ chính phủ thiệt mạng. Những thi thể nằm bên vũng máu rải rác khắp đường phố Donetsk và khu vực xung quanh khiến ai thấy cũng phải rợn người.

Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine
Một người đàn ông thiệt mạng sau một ngày hỗn loạn tại Donetsk. Theo thông tin từ chính quyền địa phương và quân đội Ukraine, ít nhất 19 dân thường đã tử vong trong 24 giờ qua. (Ảnh: AFP)
Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine
Những người địa phương cố gắng tiếp tục cuộc sống thường nhật, trong khi các thi thể vẫn nằm trên đường phố Donetsk. Thành phố này đã hứng những trận nã pháo ác liệt. (Ảnh: EPA)
Không ít người thiệt mạng trong lúc đứng chờ xe buýt, xe điện. (Ảnh: AFP)
Không ít người thiệt mạng trong lúc đứng chờ xe buýt, xe điện. (Ảnh: AFP)
Không ít người thiệt mạng trong lúc đứng chờ xe buýt, xe điện. (Ảnh: AFP)
Một bàn tay dính máu lộ ra bên dưới một chiếc chăn, sau một ngày giao tranh tại miền Đông Ukraine. (Ảnh: AP)
Không ít người thiệt mạng trong lúc đứng chờ xe buýt, xe điện. (Ảnh: AFP)
Người dân địa phương luôn trong tình trạng nơm nớp lo sợ khi đạn pháo có thể rơi xuống bất kỳ lúc nào. (Ảnh: AFP)
Không ít người thiệt mạng trong lúc đứng chờ xe buýt, xe điện. (Ảnh: AFP)
3 người thiệt mạng được phủ bằng chăn ở phía sau trong khi một người đàn ông an ủi một phụ nữ có người thân thiệt mạng tại Donetsk. (Ảnh: AP)
Các nhân viên cứu hộ bận rộn thu gom các thi thể sau những cuộc giao tranh ác liệt. (Ảnh:
Các nhân viên cứu hộ bận rộn thu gom các thi thể sau những cuộc giao tranh ác liệt. (Ảnh: EPA)
Sự mệt mỏi, sợ hãi hằn rõ trên khuôn mặt người dân địa phương. (Ảnh:
Sự mệt mỏi, sợ hãi hằn rõ trên khuôn mặt người dân địa phương. (Ảnh: AFP)
Sự mệt mỏi, sợ hãi hằn rõ trên khuôn mặt người dân địa phương. (Ảnh:
Một binh sỹ Ukraine bị thương được chăm sóc tại bệnh viện trong thị trấn Artemivsk hôm 29/1 với điều kiện sơ sài. Giao tranh quanh khu vực này đã leo thang sau khi phe ly khai tìm cách bao vây thị trấn Debaltseve. (Ảnh: AP)
Sự mệt mỏi, sợ hãi hằn rõ trên khuôn mặt người dân địa phương. (Ảnh:
Tại thành phố Mariupol, vốn từng khá yên bình trong những đợt giao tranh ác liệt ở Donetsk, nay cũng chứng kiến cảnh pháo kích, chết chóc. (Ảnh: AP)
Sự mệt mỏi, sợ hãi hằn rõ trên khuôn mặt người dân địa phương. (Ảnh:
Một linh mục Chính thống giáo đứng trước thi thể của các binh sỹ Ukraine thiệt mạng tại một điểm kiểm soát bị phe ly khai chiếm đóng, tại thị trấn Krasniy Partizan, Đông Ukraine. Ước tính của Liên Hợp Quốc khẳng định hơn 5100 người đã thiệt mạng kể từ khi chiến sự bùng phát (Ảnh: AP)

  
Giờ Này Anh Ở Đâu - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Góc ảnh ám ảnh về sự chết chóc trong Nội chiến Mỹ

Hàng ngàn binh sĩ tử trận, bị thương hoặc mất tích là sự thật gây ám ảnh về cuộc Nội chiến Mỹ đẫm máu.
Cuộc Nội chiến Mỹ được xem là trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử quốc gia này. Theo ước tính, có khoảng 620.000 thiệt mạng trong khoảng thời gian từ năm 1861 - 1865. Trong ảnh là người đàn ông Mỹ gốc Phi thu nhặt thi thể những người lính tử trận tại Cold Harbour, Virginia tháng 6/1864.
Thi thể những người lính tử trận nằm ngổn ngang trên mặt đất tại chiến trường Gettysburg, Pennysylvania tháng 7/1863.
Rất nhiều binh sĩ bị bắt làm tù binh trong cuộc nội chiến đẫm máu ở Mỹ.
Những tù binh chiến tranh sống trong điều kiện thiếu thốn lương thực, thuốc men, quần áo... khiến nhiều người trong số này mắc bệnh tật, thậm chí là tử vong.
Tù binh chiến tranh tại Andersonville năm 1864 buộc phải ngủ trong những chiếc lều tạm hay những chiếc hố đào trên mặt đất. Andersonville là một trong những trại tù binh chiến tranh nổi tiếng nhất trong cuộc nội chiến Mỹ.
Theo ước tính, khoảng 56.000 binh sĩ chết trong các nhà tù, chiếm khoảng 10% số người thương vong trong cuộc nội chiến Mỹ. Trong số này, hơn 1.500 người đã chết tại nhà tù Alton ở Illinois.
Điều kiện sống khắc nghiệt trong các nhà tù khiến nhiều tù nhân mất mạng.
Một người lính tử trận trong trận Spotsylvania ở Virginia. Ảnh chụp ngày 19/5/1864.
Hình ảnh tang thương trên chiến trường Antietam, Maryland tháng 9/1862. Trận Antietam là ngày đẫm máu trong lịch sử Mỹ khi có hơn 20.000 người thương vong và mất tích.
Một binh sĩ tử trận ngay tại chiến hào ở Petersburg, Virginia ngày 3/4/1865.
Tâm Anh (theo Mail Online)


 
"Cho Một Người Nằm Xuống" Khánh Ly trình bày, Nhạc Trịnh C. Sơn

Ảnh tang thương chết chóc trên chiến trường CTTG 2

Cập nhật lúc: 20:30 30/10/2015

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia người Mỹ John Florea đã chụp được những hình ảnh tang thương chết chóc trên chiến trường Chiến tranh thế giới 2.

(Thế giới) - Bằng cách thẳng thắn vạch trần sự thật đen tối trong cuộc thảm sát Mỹ Lai do lính Mỹ gây ra, bức thư của Ronald Ridenhour đã khiến cả đất nước cờ hoa rúng động.
Lần đầu tiên Ronald Ridenhour nghe nói về cuộc thảm sát Mỹ Lai – nơi mà lính Mỹ vẫn gọi là “Pinkville” là cuối tháng 4/1968 – hơn 1 tháng sau ngày xảy thảm họa.
Một năm sau, vào tháng 3/1969, ông bắt đầu gửi thư cho một số quan chức chính phủ trong đó có cả tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon.
Những gì ông viết trong thư, chủ yếu là miêu tả lại sự việc kinh hoàng xảy ra với người dân Mỹ Lai nói riêng và cuộc chiến tranh ở Việt Nam do lính Mỹ gây ra.
“Ridenhour dù không tận mắt chứng kiến sự việc nhưng ông đã được nghe những người bạn – những người có mặt trong cuộc thảm sát đó kể lại”, tạp chí Time cho hay.
Ronald Ridenhour - nhà báo, cựu binh Mỹ đã thẳng thắn vạch trần sự thật đen tối trong cuộc thảm sát Mỹ Lai.
Ronald Ridenhour – nhà báo, cựu binh Mỹ đã thẳng thắn vạch trần sự thật đen tối trong cuộc thảm sát Mỹ Lai.
Tờ tạp chí này khi đó thậm chí còn nhầm lẫn tên của “Ronald” thành “Richard” khi tường thuật lại tin tức nóng hổi này một cách công khai cho công chúng Mỹ. “Ban đầu Ridenhour đã hoài nghi về cuộc thảm sát nhưng sau đó, ông ấy đã thực sự bối rối”.
Nội dung bức thư
Lá thư của Ronald Ridenhour nhanh chóng thay đổi cách mà người Mỹ nghĩ về chiến tranh Việt Nam. Dưới đây là lá thư cựu binh Mỹ viết về cuộc thảm sát Mỹ Lai:
Một làng quê đặc biệt khó khăn và dường như bị tàn phá bởi những bẫy người và bóng dáng binh lính kẻ thù. Ngôi làng ấy nằm cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 10km về phía Đông Bắc.
Đó là một khu vực khét tiếng và những người lính thuộc Lực lượng đặc nhiệm Baker đã đặt cho nơi này một cái tên đặc biệt: “Pinkville”.
Vào một buổi sáng trung tuần tháng 3, Lực lượng đặc nhiệm Baker nhận lệnh tập trung toàn bộ hỏa lực hướng vào “Pinkville”, nhiệm vụ của họ là: Phá hủy hoàn toàn cứ điểm rắc rối này và toàn bộ người dân trong làng.
Khi “Butch” nói với tôi về điều này, tôi đã không hoàn toàn tin rằng điều anh ta nói là sự thật. Nhưng anh ta đã khẳng định chắc chắn và còn miêu tả lại những gì đã xảy ra.
Hai nhóm biệt kích khác đã tiến hành phong tỏa ngôi làng để một nhóm khác có tên gọi “Charlie” có thể dễ dàng phá hủy nhà cửa và giết hại dân thường.
Bất cứ ai tháo chạy khỏi sự truy quét của “Charlie” đều bị các nhóm khác chặn đứng. Tôi đã hỏi “Butch” vài lần về việc phải chăng tất cả người dân đều đã bị giết hết và anh ta nói rằng, những người bị hại có cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em.
Anh ta nhớ lại cảnh mình nhìn thấy một bé trai chừng 3-4 tuổi đang đứng trên đường mòn với một vết thương do bị đạn bắn vào tay.
Cậu bé dùng bàn tay lành lặn nắm chặt cánh tay bị thương, máu chảy đầm đìa qua các kẽ tay. Nó nhìn cảnh tượng xung quanh mình trong sự kinh hãi tột độ.
“Cậu bé đứng đó, đôi mắt nhìn xung quanh, không hiểu, không tin vào điều đang xảy ra. Sau đó, một vị Đại úy thuộc lực lượng thông tin đã dùng khẩu M-16 chĩa thằng vào nó và bắn”.
Một người lính khác có tên Gruver kể lại rằng, sự việc đó thật tồi tệ. Anh ta đã chọn cách tự bắn vào chân mình để không phải đến khu vực chết chóc kia và nhờ đó, anh ta không phải tham gia vào cuộc thảm sát này.
Mặc dù không tận mắt chứng kiến vụ việc nhưng Gruver cũng được người mà anh cho là đáng tin cậy kể lại. Đó là Trung úy Kally (tên có thể không chính xác) – một trong những thành viên của nhóm biệt kích tham gia vào cuộc bao vây làng.
Anh ta đã đi một vòng quanh Mỹ Lai và xả súng máy vào họ. Theo câu chuyện này, Gruver ước tính ngôi làng này có khoảng 300-400 dân và rất ít người may mắn sống sót.
Sau khi nghe câu chuyện trên, tôi thực sự không thể chấp nhận. Bằng cách nào đó, tôi không tin những người lính trẻ Mỹ lại trở thành những tên sát nhân đầy man rợ đến vậy nhưng đó là lệnh của những người chỉ huy.
Một người dân Mỹ Lai bị bắn chết bên vệ đường cùng đứa con nhỏ (Ảnh: Ron Haeberle/Scribol.com)
Một người dân Mỹ Lai bị bắn chết bên vệ đường cùng đứa con nhỏ (Ảnh: Ron Haeberle/Scribol.com)
Thay đổi cách suy nghĩ của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam
Bức thư được biết đến rộng rãi ngày nay dài khoảng 2.000 chữ và nó là những bằng chứng có giá trị rất lớn trong việc vạch trần “sự thật đen tối” đã xảy ra trong năm 1968.
Sau khi sự thật được công khai, phóng viên Seymour Hersh đã thực hiện một cuộc điều tra kỹ càng hơn về vụ thảm sát Mỹ Lai và đăng lên tờ Tin tức Washington sau khi tạp chí Life từ chối xuất bản bài báo này.
Vào mùa thu năm 1969, một trong những lính chỉ huy có tham gia vào vụ thảm sát có tên là Calley đã phải ra hầu tòa vì cáo buộc sát hại dân thường. Một số binh lính và chỉ huy khác của Mỹ cũng bị buộc tội tương tự.
Tuy nhiên, nhiều binh sĩ phủ nhận tội trạng với lập luận rằng, họ chỉ làm theo mệnh lệnh cấp trên yêu cầu.
Đã có không ít những khó khăn về mặt pháp lý trong việc theo đuổi một vụ kiện chống lại những kẻ đã nhúng tay vào cuộc thảm sát đẫm máu ở Việt Nam, một phần vì không có nguồn hậu thuẫn.
Tạp chí Time đã từng thực hiện một cuộc khảo sát với người dân Mỹ và nhiều người không tin vào câu chuyện của Ridenhour hoặc họ đơn giản chỉ nghĩ rằng, giết chóc là kết quả tất yếu của chiến tranh.
Hình ảnh kinh hoàng về thảm sát Mỹ Lai qua ống kính phóng viên Mỹ.
Hình ảnh kinh hoàng về thảm sát Mỹ Lai qua ống kính phóng viên Mỹ.
Dù vậy, các phiên tòa phẫn diễn ra. Năm 1971, Calley đã bị khép tội và đây là kẻ duy nhất bị kết án dù sau đó, cũng đã có vài trường hợp bị đưa ra xét xử. Nhưng, bản án này không thể chặn đứng dư âm về cuộc thảm sát kinh hoàng ở Mỹ Lai.
Trong một cuộc biểu tình diễn ra tại New York, ngoại trường của Mỹ hiện nay John Kerry khi đó đã phát biểu rằng:
“Tất cả chúng ta ở đất nước này đều có tội vì đã để chiến tranh xảy ra. Chúng tôi mong nước Mỹ nhận ra rằng không thể đem Calley ra làm người thí mạng cho những tướng lĩnh, ngài Tổng thống và cả lối sống khuyến khích Calley làm những việc anh ta đã làm.
Và nếu bạn dùng Calley làm tốt thí thì vào cùng một lúc nào đó, tất cả những tướng lĩnh, những ông Tổng thống và binh sĩ chịu trách nhiệm cho việc này cũng phải chịu kết cục tương tự. Đất nước này cũng sẽ phải chịu trách nhiệm cho thực tế đã xảy ra.”
Phát biểu của John Kerry khi đó đã chia cắt nước Mỹ trong cách nhìn nhận về cuộc thảm sát Mỹ Lai.
Một nhóm người cho rằng những người chịu trách nhiệm trong cuộc thảm sát xảy ra vào tháng 3/1968 ở Việt Namm, dù là chỉ huy cấp cao hay binh sĩ cũng đều phải đưa ra xét xử và nhận hình phạt thích đáng.
Trong khi đó, nhóm đối lập thì cho rằng lên án binh sĩ vì tội giết người trong chiến tranh là một trò hề.
“Cuộc khủng hoảng lương tâm gây ra bởi vụ xử Calley thậm chí đã trở nên trầm trọng hơn cả vụ ám sát Tổng thống Kennedy”, tạp chí Time bình luận. “Về mặt lịch sử, vụ việc này có tính quan trọng hơn rất nhiều”.
Mặc dù Mỹ đã bị chia rẽ vào thời điểm đó nhưng lịch sử đã chứng minh một cách rõ ràng về người đúng, kẻ sai trong vụ thảm sát Mỹ Lai.
Lính Mỹ đốt cháy nhà cửa của người dân Mỹ Lai.
Lính Mỹ đốt cháy nhà cửa của người dân Mỹ Lai.
Cụ thể là vào năm 1998, ba người lính từng quay đầu súng, chĩa vào chính những người đồng đội máu lạnh thay vì sát hại dân thường được vinh danh tại thủ đô Washington. Đáng tiếc là vài tháng sau đó, tác giả bức thư Ronald Ridenhour qua đời vì đau tim ở tuổi 52.
Vào năm 2009, Calley cũng đã lên tiếng xin lỗi về những gì mình đã gây ra cách đây gần 50 năm. “Không một ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy hối hận”, cựu binh Mỹ nói.
(Theo Soha News)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét