Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 3

-Xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc! 
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Tấn công IS tại chiến trường Iraq
Nghiên cứu - Phê bình - Trao đổi

Chiến tranh và chủ nghĩa nhân văn trong văn chương hiện nay

Cuộc chiến tranh vì Tự do, Độc lập và Danh dự của Tổ quốc đã để lại cho chúng ta những tác phẩm văn học giàu tính hiện thực, tràn đầy chất nhân văn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Vậy mà, trong một số người cho đến tận bây giờ, vẫn còn có những nhận thức hết sức sai lầm; văn chương của không ít cây bút sau này viết về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vẫn còn mắc phải những nhìn nhận lệch lạc.
Hiện chúng ta đang có những tác phẩm được coi là thành quả của văn học thời kỳ “đổi mới”, thời kỳ “cởi trói”, thời kỳ mà Nguyễn Minh Châu đã viết “Lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa” (?). Nhưng sự thật là trong những tác phẩm ra đời ở thời kỳ hậu chiến ấy đã có những tác phẩm phản ánh cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc một cách phiến diện và méo mó, thậm chí là quái đản.
Thử đọc tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (còn có tên gọi lúc đầu là Thân phận của tình yêu). Nhân vật Kiên, một người lính trinh sát, đi vào cuộc chiến tranh chống Mỹ và đi ra khỏi nó với bao ám ảnh bệnh hoạn của chứng mộng du, hoảng loạn, bất an hay là hội chứng sang chấn tinh thần sau những “cơn say bắn giết”?
Phủ nhận lý tưởng cao đẹp của một thời đại hy sinh tất cả cho độc lập của dân tộc, tự do hạnh phúc cho con người, Bảo Ninh đã đặt vào lời nhân vật cha dượng của Kiên cái triết lý sống tầm thường vị kỷ:
“… Nghĩa vụ của một con người trước Trời Đất là sống chứ không phải là hy sinh nó, là nếm trải sự đời một cách đủ ngọn ngành chứ không phải là chối bỏ… Không phải là ta khuyên con trọng mạng sống hơn cả nhưng mong con hãy cảnh giác với tất cả những sự thúc giục con người lấy cái chết để chứng tỏ một cái gì đấy… Cuộc đời còn dài với bao nhiêu hạnh phúc và lạc thú phải hưởng của con kia có ai sống hộ cho con được bây giờ?”.
Vu-tham-sat-Son-My-mot-trong-nhung-toi-ac-troi-khong-dung-dat-khong-tha-trong-chien-tranh-Viet-Nam
Vụ thảm sát Sơn Mỹ, một trong những tội ác “trời không dung, đất không tha”
trong chiến tranh Việt Nam – Ảnh tư liệu
Hình ảnh người lính chống Mỹ hiện lên trong tác phẩm của Bảo Ninh là những con bệnh về tinh thần, không lý trí, không niềm tin, không sức sống: kẻ thì tự sát, người đào ngũ, trung đội lính trinh sát của Kiên thì “Ủ dột. Yếm thế. Đời sống mục rã”, tìm khoái cảm hoang tưởng trong cây hồng ma gây nghiện để có chỗ bấu víu cho tâm hồn. Người bị thương trở về sau chiến tranh thì cũng tàn phế cả thể xác lẫn tâm hồn: “Ước gì có cách nào chết ngay cho chóng cuộc đời”. Còn Kiên, nhân vật chính của truyện, linh hồn của “Nỗi buồn chiến tranh” thì ngay từ khi mới bước vào cuộc chiến đã mang biệt hiệu “Thần Sầu”, sau cuộc chiến thì triền miên đắm chìm trong bao ảo giác bệnh thái, không thấy đâu ý nghĩa chân chính của cuộc chiến, của những mất mát hy sinh mà chỉ gặm nhấm cảm giác đau thương với ý thức phủ nhận cuộc chiến tranh, phủ nhận vẻ đẹp của người lính chiến đấu, dù đó là cuộc chiến tranh cứu nước, cứu nhà.
Cuộc sống của người lính được miêu tả là những địa ngục chiến hào, những chân trời chết chóc.
Tâm hồn của người lính cả trong và sau cuộc chiến là những ám ảnh khủng khiếp, ghê tởm về bắn giết, hủy diệt, tàn sát.
Phủ nhận giá trị, ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến tranh vệ quốc, Bảo Ninh đặt vào miệng các nhân vật của mình những phát ngôn tiêu cực, lệch lạc, miêu tả nội tâm nhân vật với những suy tư méo mó, tối tăm, ngụy biện:
“Tôi không sợ chết, nhưng cứ bắn giết mãi thế này thì chết hoại tình người”.
“Cả đời đánh nhau, thú thật tôi thấy cái trò này chẳng có gì là vinh”.
“Hừ , hòa bình! Mẹ kiếp, hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại chút xương”.
Thậm chí, tác giả Nỗi buồn chiến tranh còn đồng nhất tội ác dã man của quân xâm lược với hành động chiến đấu chống quân thù của người chiến sĩ giải phóng:
“Tiếng máy bay, sầm sầm sập tới, sầm sầm đi qua. Lần đầu tiên Kiên thấy người bị giết, thấy sự dã man, thấy máu trào lênh láng. Trời ơi, và từ đấy… cả thế hệ anh lao vào trận chiến một cách hăng say, một cách hung dữ, đã làm đổ máu mình, đổ máu người. Hàng đọi máu, sông máu…”.
Qua cái nhìn của Bảo Ninh, cuộc chiến tranh chống Mỹ đơn thuần là cuộc chiến phi nhân tính mà hai bên khạc đạn vào nhau, bắn giết lẫn nhau, tàn sát lẫn nhau trong thân phận khốn cùng của người lính trận.
Người lính đi vào cuộc chiến không vì lý tưởng và đi ra khỏi cuộc chiến với bao chán chường, thất vọng, mang theo bao ám ảnh về mất mát, đau thương và cả sự hoảng loạn về “tội ác” bắn giết, tàn sát phi nhân của chính mình. Không tình yêu, không lý tưởng, không hạnh phúc, không tương lai, chỉ có quá khứ với những linh hồn chết.
Một loạt chấn thương tinh thần vô phương cứu chữa!
Vì sao cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc lại được miêu tả, phản ánh một cách đen tối như vậy trên trang sách của Bảo Ninh và của những cây bút đồng điệu khác? Và vì đâu hình ảnh người lính chiến đấu cho độc lập tự do của dân tộc, cho giá trị thiêng liêng giải phóng con người lại hiện lên dị dạng, méo mó như vậy qua cái nhìn của chính tác giả, một người cầm súng?
Nguyên nhân sâu xa, theo tôi, chính là do lập trường chính trị sai lầm và quan niệm chủ nghĩa nhân đạo một chiều, chủ nghĩa nhân văn phiến diện, siêu thực của người cầm bút, không phân biệt được chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa; xóa nhòa ranh giới phải – trái, đúng – sai, thiện – ác; đánh đồng hành động chính nghĩa – phi nghĩa; đồng nhất cái ác, cái phi nhân với đấu tranh chính nghĩa để hủy diệt bạo tàn; phủ nhận ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, đánh đuổi kẻ thù của dân tộc giành sự toàn vẹn, thống nhất non sông để đoàn tụ mọi gia đình bị chia cắt.
Phải chăng đây là sự ảnh hưởng của lối nhìn nhận và cách viết của các nhà văn phương Tây về chiến tranh nói chung? Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh giữa các nước tư bản đế quốc nhằm tranh giành thị trường, không phải là chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Nó không phải là cuộc chiến tranh chính nghĩa đối với cả hai phe tham chiến. Rơ-mác, nhà văn người Đức với tác phẩm Phương Tây không có gì lạ đã miêu tả cuộc sống trong chiến tranh hầm hào đau khổ trên những trang viết dữ dội. Những người lính không hiểu vì sao họ phải sống cuộc sống lính trận khổ cực khủng khiếp ấy. Họ ghê tởm cuộc chiến và ghê sợ chiến tranh mà không biết rằng họ đang bị đẩy vào một cuộc chiến tranh bạo tàn, phi nghĩa. Cũng là cuộc chiến trên các hầm hào, nhưng những chiến sĩ Điện Biên của ta đâu có run sợ, ủ rũ mà vẫn “người người lớp lớp” trong tác phẩm của Trần Dần và trong Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, liên tiếp dũng cảm xông lên đến khi toàn thắng để có một “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”, đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân cũ.
Cái sai của lớp người sau, sáng tác trong hoàn cảnh hòa bình, là rơi vào vũng bùn “hòa bình chủ nghĩa”. Họ lấy cách nhìn, cách ứng xử trước cuộc chiến tranh phi nghĩa của các nhà văn phương Tây để áp dụng vào hoàn cảnh của chiến tranh chính nghĩa, như cuộc chiến giành độc lập thống nhất của Việt Nam, từ đó dẫn đến sự sai lệch trong cách nhìn và trong nhận thức, không khái quát được đúng bản chất của hiện thực và chân lý của thời đại, mà ngược lại rơi vào cái triết lý hiện sinh, lấy cái sống làm đầu, dù đó là cái sống làm nô lệ.
Sự bắt chước những sáng tác văn học nước ngoài trong những hoàn cảnh chiến tranh khác biệt, sao chép một cách nô lệ lối phản ánh của lý thuyết phương Tây từ chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại… khiến cho những tác phẩm tưởng như là tinh hoa của thời kỳ đổi mới thực chất chỉ rơi vào những mê cung của phiến diện và lệch lạc.
Quan niệm chủ nghĩa nhân đạo một chiều và chủ nghĩa nhân văn phiến diện cũng đưa người viết tới những lệch lạc tai hại, say sưa gặm nhấm “nỗi buồn chiến tranh”, “nỗi buồn thế hệ” mà không thấy được những giá trị cao quý của con người là phải “sống cho ra sống” như Phu-xích đã “Viết dưới giá treo cổ”, không chịu sống hèn, như những kẻ cam chịu sống quỳ, sống ô nhục dưới gót giầy của kẻ áp bức đô hộ.
Họ là những cây bút tuy được gọi là đổi mới nhưng không thực mang hơi thở của sự sống trong giai đoạn lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Hãy cứ nhìn những cựu binh Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam thì sẽ thấy sau chiến tranh họ lại có một thái độ phản tỉnh. Họ đã thấy rõ cuộc chiến tranh họ gây ra ở Việt Nam là cuộc chiến tranh phi nghĩa của người Mỹ. Họ hối hận vì đã tham dự vào một cuộc chiến tranh vô nhân đạo. Bao nhiêu cựu binh Mỹ trở về từ cuộc chiến tranh Việt Nam đã thực sự mắc phải những sang chấn tinh thần (theo thống kê của chính nước Mỹ, cứ một ngày có 22 cựu binh Mỹ tự tử, riêng năm 2014 có 8.000 người lính Mỹ tự tử vì không vượt qua được những ám ảnh về tội ác mà họ đã gây ra ở Việt Nam). Đã có những cựu binh Mỹ nhiều lần xin trở lại Việt Nam, chuộc lỗi lầm của họ bằng cách trở lại nơi họ đã tham chiến, gặp lại những người dân Việt Nam, những người lính Việt Nam để được giải tỏa những u uất, để được tha thứ và hàn gắn những vết thương trong tâm hồn. Và chính họ đã bày tỏ sự khâm phục trước cuộc chiến đấu kiên cường của nhân dân Việt Nam, cảm động trước sự bao dung độ lượng của người dân Việt Nam, của những cựu chiến binh Việt Nam nay đã trở thành những người bạn chân thành và gắn kết với một tinh thần nhân văn thực sự cao cả.
Đây mới là hình ảnh đáng quý của một chủ nghĩa nhân văn đích thực.
Không chỉ cựu binh Mỹ, mà ngay cả những cựu binh Hàn Quốc từng tham chiến ở Việt Nam cũng có một cái nhìn khác hẳn các nhà văn Việt Nam như Bảo Ninh về cuộc chiến tranh Việt Nam, về người lính Việt Nam trong cuộc chiến. Hãy thử đọc cuốn hồi ký của Kim Jin Sun, một cựu chiến binh Hàn Quốc đã tham chiến ở Việt Nam trong biên chế sư đoàn Mãnh Hổ. Ông đã về hưu với quân hàm đại tướng. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tướng Kim giữ chức đại úy, đại đội trưởng đại đội 11 trong sư đoàn Mãnh Hổ.
Tướng Kim khá được trọng dụng vì “chỉ biết truy tìm và diệt Việt Cộng” với biệt danh “tướng cướp rừng xanh”. Tuy nhiên qua hồi ký của ông viết sau chiến tranh, người đọc sẽ thấy những gì diễn ra trong cuộc chiến ở Việt Nam đã làm tướng về hưu Kim Jin Sun phải suy nghĩ và ân hận trong giai đoạn cuối đời. Ông đã từng quay lại thăm Việt Nam, và sống lại bao kỷ niệm đớn đau một thời tuổi trẻ bị cuốn vào cơn lốc phi nhân của một cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Xin trích một số đoạn trong hồi ký của Kim Jin Sun:
“Mặc dù mới lập gia đình được 10 tháng, tôi đã phải tạm biệt vợ, quên đi hai chữ tình yêu để sang Việt Nam. Ở đó (trước kia) tôi đã lùng sục khắp các hang núi như một con thú, tìm mọi cách để tiêu diệt hoặc bắt toàn bộ đối phương. Đã có rất nhiều người bị chết bởi những kế hoạch của tôi.
Tại nơi chiến trường chỉ có giết và giết đó, các giá trị đạo đức đối với chúng tôi cũng bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo. Và dần dần tôi cũng trở thành một con người không biết gì khác ngoài bắn giết. Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường.
Tôi không hề cảm thấy bận lòng khi thấy đứa trẻ chăn trâu hay một dân thường bị chết. Tôi đã truy lùng với một khoái cảm còn hơn cả cảm giác đi săn thú. Tôi đã ăn uống và chụp ảnh không hề vướng bận ngay bên cạnh những xác chết. Tôi đã xông vào hầm của đối phương không một phút chần chừ và bóp cò súng không hề run sợ. Chiến tranh đã qua lâu mà tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể hành động như vậy. Tôi đã bắn giết mà không hề quan tâm và cũng không thể hiểu được bản chất của chiến tranh Việt Nam. Tôi không được phép suy nghĩ gì khác ngoài việc phải giết thật nhiều Việt Cộng để tồn tại và ngăn chặn Cộng Sản.
Tôi đã chiến đấu liên tục với một chiếc mũ cao bồi trên đầu. Trong bộ não của tôi được nhồi đầy những ý nghĩ rằng miền Bắc là nơi những kẻ ác tụ tập. Sau khi kết thúc cuộc đời binh nghiệp với quân hàm đại tướng, tôi đã có dịp sang thăm Hà Nội. Cái đập vào mắt tôi lúc đó là một sân bay nhỏ bé. Tiếng súng đã tắt 20 năm rồi…, tại sao một Việt Nam như vậy lại có thể thắng được siêu cường số một là nước Mỹ? Tôi cũng muốn đi tìm lời giải cho những hành động của những người lính giải phóng mà tôi đã từng gặp và giao chiến. Những người sống và chiến đấu trong hoàn cảnh mà con người bình thường khó có thể sống nổi, những người lính giải phóng đã lao thẳng vào căn cứ địch, chỉ với trái lựu đạn; người chiến sĩ giải phóng đã chống cự gần 8 giờ đồng hồ với một thân hình gần như cụt cả tay chân, không chịu đầu hàng… Lúc đó tôi đã viết vào nhật ký như sau:
“Thật đáng thương cho chiến dịch Tết Mậu Thân của Việt Cộng. Lúc đó tôi chẳng hiểu vì cái gì mà họ lại lao vào đội quân hùng mạnh của Mỹ và Hàn Quốc như vậy. Thật đáng thương! Không thể hiểu nổi những người lính Việt Cộng gầy guộc như một đứa bé, trên tay chỉ có một khẩu súng cổ lỗ và một trái lựu đạn, vì cái gì mà họ chiến đấu như vậy?”.
Quang cảnh trận Điện Biên Phủ mà tôi được xem ở một bảo tàng Hà Nội thật là cảm động. Và tôi đã hiểu rằng Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại, một con người vĩ đại. Người đã dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam đi theo chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Ông là một người có nhân cách lớn. Tôi đã bị sốc và vô cùng cảm động khi thăm địa đạo Củ Chi, nơi tượng trưng cho trí tuệ, sự kiên trì và ý chí đấu tranh của Việt Nam. Tôi đã cảm thấy đã tìm được lời giải cho câu hỏi vì sao họ lại chiến đấu, vì sao họ lại chiến thắng.
Tôi thấy đã đến lúc đưa ra những kết luận cho riêng mình về chiến tranh và lịch sử của Việt Nam. Tôi muốn viết ra đây về bản thân tôi và cuộc chiến tranh mà tôi đã tham gia. Nếu không, cuốn sách này sẽ không thể hiện được sự ân hận của tôi, cũng như không đem lại một chút ý nghĩa nào.
Tôi mong các độc giả sẽ đọc cuốn sách này để hiểu thêm về chiến tranh. Mong các bạn hiểu hơn về đất nước Việt Nam nhỏ bé mà kiên cường, hiểu thêm về sự ngạo mạn của các cường quốc, hiểu cho những ân hận về những tội ác mà tôi và các chiến hữu đã gây ra ở Việt Nam (*).
Ngoài những trang viết đầy chân thực, người đọc còn có thể thấy trong hồi ức của ông những trường hợp trữ tình đầy xúc động:
“Sau một trận chiến đã diễn ra suốt 8 tiếng đồng hồ, trong thời gian đó, không biết bao nhiêu đạn dược đã bị tiêu tốn. Hình ảnh của địch bị tiêu diệt sau khi đã kháng cự suốt 8 giờ liền đã làm tôi bị sốc thực sự. Chỉ có một người. Người lính giải phóng gần như bị tiện đứt một bên cổ chân, một bên cánh tay cũng bị thương nặng. Anh ta đã dùng bông và mảnh áo tự băng bó cho mình và chiến đấu với đại đội của tôi trong suốt 8 tiếng liền. Trong khi khám thi thể người chiến sĩ giải phóng, tôi đã phát hiện ở ngực anh ta có một cuốn sổ, trong đó có ảnh một thiếu nữ xinh đẹp với mái tóc dài buộc sang hai bên. Phía sau tấm ảnh là dòng chữ tiếng Việt: “Em luôn yêu anh, dù anh ở bất cứ nơi đâu”.
Chắc chắn hai người là vợ chồng hoặc là người yêu. Đây là bằng chứng tình yêu của người thiếu nữ gửi cho người lính miền Bắc. Trong bầu không khí còn sặc sụa khói đạn, thoảng qua trong đầu tôi suy nghĩ: hoá ra anh ta cũng là người bình thường, cũng có người yêu.
Tám giờ đồng hồ quả là một quãng thời gian dài dằng dặc, có đủ thời gian cho việc đầu hàng. Đây là một việc hoàn toàn khác với việc lính đặc công của Nhật Bản cảm tử ôm bộc phá lao vào mục tiêu. Đó là một cái chết tức thì. Còn ở đây, anh ta chờ đợi cái chết trong 8 giờ liền. Trong thời gian đó, anh ta đã nghĩ gì, trong khi nếu không đầu hàng thì không còn cách nào khác là phải chết. Những người lính Hàn Quốc bị thương bắt đầu báo thù lên thi thể của người lính giải phóng. Chúng tôi đem theo mảnh thi thể không còn hình thù, hành quân về căn cứ như một đoàn quân thắng trận. Mọi người nói rằng đây là truyền thống của đơn vị. Tôi vui vẻ dẫn lính về doanh trại, trong lòng không có cảm giác tội lỗi nào.
Hai mươi năm sau sự kiện đó, tôi đã là thiếu tướng, sư đoàn trưởng đóng ở Hwachon, tỉnh Kangwon. Một hôm trong lúc đang đi dạo một mình qua một hang núi tuyệt đẹp, những hình ảnh 20 năm trước đã làm tôi trào nước mắt. Tôi vừa khóc vừa hồi tưởng lại những sự việc của ngày hôm đó. Mặc dù lúc đó đối với tôi, người chiến sĩ giải phóng đó là địch, nhưng đó là một chiến sĩ dũng cảm… Trong cơn điên loạn của chiến tranh, tôi đã làm tổn hại thi thể của người chiến sĩ ấy trong cơn say máu cuồng loạn. Sự hối hận đã vò xé lòng tôi.
Tôi đau lòng hơn khi nghĩ về người thiếu nữ trong ảnh, người mà bây giờ còn sống chắc đã 40 tuổi. Hẳn người thiếu nữ đó không biết về những giây phút dũng cảm cuối cùng của người yêu. Có thể người thiếu nữ đó đến giờ vẫn chờ đợi hoặc đi tìm tung tích người yêu cũ. Nếu tôi có thể giữ lại được dấu tích của người chiến sĩ ấy, có lẽ sẽ an ủi được phần nào trái tim của người thiếu nữ đó.
Chính cái chết của người chiến sĩ giải phóng và hình ảnh của người thiếu nữ ấy đã đưa tôi đi đến quyết định viết cuốn sách này. Mong rằng cuốn sách được viết tự đáy lòng của tôi sẽ khiến tôi vợi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt vì ân hận. Và tôi cũng mong rằng sẽ có thêm nhiều người nữa hiểu về sự thật của lịch sử Việt Nam qua những gì tôi đã hiểu trên chiến trường. Cái chết của người chiến sĩ giải phóng đó đã góp phần viết nên trang sử hào hùng của Việt Nam”.
Hình ảnh của người chiến binh Việt trong cuốn Hồi ức của vị tướng Hàn Quốc khác xa với hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, nơi họ bị vẽ ra với lời phỉ báng “Đồ rác rưởi, một thằng cha đầy lòng tự hào chiến thắng đấy. Thật đúng là thắng lợi của bọn dã man, bọn ăn lông ở lỗ, bọn nhà quê An Nam mít đối với văn minh và văn hóa. Đồ rác rưởi!”.
Như vậy, có thể thấy, nhiều cựu binh Mỹ, cựu binh Hàn Quốc từng tham chiến ở Việt Nam đã cho mọi người thấy chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến này. Chiến tranh chính nghĩa khiến con người ta dù chết cũng không hối tiếc, dù mang thương tật cũng không sờn lòng. Điều đáng tiếc là trong khi đó, chính một số người Việt Nam, có cả những người cầm bút, lại có cái nhìn về cuộc chiến tranh không thích hợp. Nhân danh cái gọi là chủ nghĩa nhân văn, tinh thần nhân bản để bôi xấu chiến tranh chính nghĩa, xóa nhòa những giá trị thiêng liêng của quá khứ đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Giai đoạn gọi là “thời kỳ đổi mới” với những cây bút như Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương… hay cái nhìn của những người như nhà báo Huy Đức (Trương Huy San) sau này thực chất chỉ là sự phủ nhận quá khứ trên lập trường ngụy nhân bản, phi dân tộc.
Hậu quả của “sự đổi mới trong văn học” như vậy là gì?
Là, phản ánh chiến tranh như vậy chỉ gieo rắc những ám ảnh sợ hãi, chỉ đẻ ra những nhân cách yếu đuối, ích kỷ, tầm thường chỉ biết than vãn.
Ngay trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta vẫn cần phải có những người cầm súng và sẵn sàng chấp nhận cái chết để bảo vệ Tổ quốc. Run sợ chiến tranh, tinh thần ích kỷ, khiếp nhược, cam chịu làm nô lệ cho xâm lược; còn đâu là độc lập và danh dự của Tổ quốc, nhân phẩm và tự do chân chính của con người!
Văn học cần phản ánh đúng về chiến tranh, phản ánh đúng sự thật chính nghĩa và phi nghĩa để làm trong sáng, mạnh mẽ cho tâm hồn con người, để xây dựng nên những con người biết rõ danh dự làm người, có chất thép trong tâm hồn cùng với những tình cảm cao cả và sâu sắc.
Văn học phải đóng góp cho việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn mới này, vì chúng ta đang sống trước một thế giới đầy biến động, mà những hăm dọa và hành động bạo lực còn là những thách thức đối với dân tộc và con người Việt Nam.
Điện Biên Phủ, 30/3/2016
Ts. Ngữ văn Phạm Thị Xuân Châu
(Trường THPT TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên)
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 398

  
Một Mai Giã Từ Vũ Khí - Duy Khánh


Người già em bé - Khánh Ly
Ghế đá công viên, dời ra đường phố Người già co ro, chiều thiu thiu ngủ Người già co ro, buồn nghe tiếng nổ Em bé loã lồ, khóc tuổi thơ đi Ghế đá công viên, dời ra đường phố Người già co ro, buồn trong mắt đỏ Người già co ro, nhìn qua phố chợ Khi chiến tranh về, đốt lửa quê hương Người già co ro, em bé loã lồ Từng hạt cơm khô, trong miếng hững hờ Ruộng đồi quê hương, dấu vết bom qua Từng bàn tay thô, lấp kín môi cười Từng cuộn dây gai, xé nát da người Đạn về đêm đêm, đốt cháy tương lai Ghế đá công viên, dời ra đường phố Từng hàng cây nghiêng, chìm trong tiếng nổ Từng bàn chân quen, chạy ra phố chợ Em bé loã lồ, giấc ngủ không yên Ghế đá công viên, dời ra đường phố Người già ho hen, ngồi im tiếng thở Từng vùng đêm đen, hoả châu thắp đỏ Em bé loã lồ, suốt đời lang thang

24 hình ảnh về chiến tranh thế giới thứ 2 có thể bạn chưa biết

Chiến tranh thế giới thứ 2 với máu, lửa, sự chết chóc và bom đạn. Đó quả là địa ngục! 24 hình ảnh đau lòng sau sẽ chứng minh điều đó.





Chiến tranh thế giới thứ II là một trong những cuộc xung đột khủng khiếp nhất trong lịch sử của loài người. Cuộc chiến tranh tàn bạo này cướp đi mạng sống của hơn 60 triệu người bao gồm cả dân sự và quân sự. Chiến tranh thế giới thứ II cách cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất khoảng 2 thập kỷ, nhưng nó có quy mô rộng lớn hơn nhiều với sự liên quan của hơn 30 quốc gia. Cuộc chiến bắt đầu khi Adolf Hitler xâm lược Ba Lan vào năm 1939 buộc các nước châu Âu khác tham gia vào cuộc chiến. Cuộc chiến tranh kéo dài 6 năm với chiến thắng của của Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc, các lực lượng Đồng minh đối với các  lực lượng phát - xít Đức, Ý và Nhật Bản...vào năm 1945.
24 hình ảnh đau lòng sau sẽ cung cấp cho các bạn về trở về một thời với sự chết chóc, đổ máu và lòng dũng cảm.

1. Xe tăng BT-2 của Nga và phi hành đoàn. Bức ảnh được chụp trong tháng 7 năm 1941.

1. Xe tăng BT-2 của Nga và phi hành đoàn. Bức ảnh được chụp trong tháng 7 năm 1941.,chiến tranh thế giới thứ 2,chiến tranh thế giới thứ 1,địa ngục




2. Hình ảnh của một người lính Đức bị trúng đạn

2. Hình ảnh của một người lính Đức bị trúng đạn,chiến tranh thế giới thứ 2,chiến tranh thế giới thứ 1,địa ngục

3. Người Nga phản công quân Đức ở Mat-cơ-va đẩy chúng cách xa thành phố 100-200 km. Đây là thất bại lớn đầu tiên cho Đức và là một trong những trận đánh đẫm máu nhất cho đến ngày này.

3. Người Nga phản công quân Đức ở Mat-cơ-va đẩy chúng cách xa thành phố 100-200 km. Đây là thất bại lớn đầu tiên cho Đức và là một trong những trận đánh đẫm máu nhất cho đến ngày này.,chiến tranh thế giới thứ 2,chiến tranh thế giới thứ 1,địa ngục

4. Hitler quyết định bao vây Leningrad- Nga. Kết quả là 600 nghìn đến 1 triệu thường dân bị chết đói. Mọi người đã ăn tất cả mọi thứ họ có thể tìm thấy như chó, mèo, ngựa, chim và chuột trong thành phố.

4. Hitler quyết định bao vây Leningrad- Nga. Kết quả là 600 nghìn đến 1 triệu thường dân bị chết đói. Mọi người đã ăn tất cả mọi thứ họ có thể tìm thấy như chó, mèo, ngựa, chim và chuột trong thành phố. ,chiến tranh thế giới thứ 2,chiến tranh thế giới thứ 1,địa ngục

5. 90 ngày lính pháo binh Đồng Minh bắn vào các vị trí binh lính Nhật, ở quần đảo Philippines.

5. 90 ngày lính pháo binh Đồng Minh bắn vào các vị trí binh lính Nhật, ở quần đảo Philippines.,chiến tranh thế giới thứ 2,chiến tranh thế giới thứ 1,địa ngục

6. Quân Đức tiến hành bắn phá bầu trời Mat-cơ-va năm 1941

6. Quân Đức tiến hành bắn phá bầu trời Mat-cơ-va năm 1941,chiến tranh thế giới thứ 2,chiến tranh thế giới thứ 1,địa ngục


7. Các trận ở Tarawa diễn ra giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trận chiến diễn ra 3 ngày với 6.400 người đã thiệt mạng

7. Các trận ở Tarawa diễn ra giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trận chiến diễn ra 3 ngày với 6.400 người đã thiệt mạng,chiến tranh thế giới thứ 2,chiến tranh thế giới thứ 1,địa ngục

46 hình ảnh khủng khiếp về cuộc chiến tranh Triều Tiên

07:02 | 27/06/2015
|
Loạt ảnh về cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) do tờ The Boston của Mỹ đăng tải khiến người xem không khỏi chấn động vì sự tàn khốc của cuộc chiến này. Cuộc chiến đã kết thúc cách đây hơn 60 năm, nhưng những ám ảnh chết chóc của nó vẫn còn dai dẳng trên bán đảo Triều Tiên đến tận ngày nay…

Với đứa em trai trên lưng, cô bé Triều Tiên mệt mỏi bước đi một cách khó nhọc qua một chiếc xe tăng M-26 tại Haengju, Hàn Quốc, ngày 9/6/1951. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Một trong bốn thi thể của lính Mỹ thuộc Trung Đoàn 21 Bộ Binh, Sư đoàn 24, được tìm thấy gần các trạm quan sát gần mặt trận ngày 10/7/1950 trong tình trạng bị bắn vào đầu khi tay bị trói sau lưng. Họ có thể đã bị bắt và hành quyết vào đêm 9/7, và sau đó bắn. Cùng với điều này là một loạt các trang thiết bị bị đốt cháy và phá hủy. Ảnh: AP.
Một xe tăng Mỹ đi sau một đoàn tù binh chiến tranh trên một con đường làng, ngày 26/9/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Những tân binh Hàn Quốc ngồi chờ đợi để được chuyển giao cho một trung tâm huấn luyện của quân đội để phục vụ cho cuộc chiến chống lại miền Bắc, ngày 17/7/1950. Ảnh: AP.
Trực thăng thuộc Phi đội trinh sát số 6 của Mỹ đưa binh sĩ bị thương từ chiến trận về cơ sở y tế của Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1, năm 1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Thi thể một lính xe tăng của miền Bắc nằm trên mặt đất (phía dưới bên trái) sau khi chiếc xe tăng của anh bị bắn gục trong cuộc tấn công quân Hàn Quốc tại Indong, Bắc Waegwan, ngày 13/8/1950. Ảnh: AP.
Một loạt bom 500 cân Anh rời khỏi khoang chứa bom của máy bay B-29 trong phi vụ oanh tạc các phần lãnh thổ do Bắc Triều Tiên kiểm soát. Đợt ném bom đầu tiên bao trùm diện tích 21 dặm vuông phía Tây của sông Naktong, Hàn Quốc vào ngày 16/8/1950, vị trí mà Mỹ cho rằng quân đội miền Bắc đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn diện. 98 chiếc B-29 đã thả hơn 850 tấn bom trên khu vực này. Ảnh: AP.
Máy bay AD-3 của hải quân Mỹ (chính giữa, phía trên bức ảnh) rút lui sau khi vừa bổ nhào để thả một quả bom 2.000 cân Anh vào đầu cầu phía Triều Tiên của cây cầu bắc qua sông Áp Lục ở Sinuiju, Mãn Châu Lý vào ngày 15/11/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Những người lính cảnh giới ngồi trên xe quân sự được ngụy trang bằng rơm tạimột trụ sở chỉ huy của quân Mỹ ở Hàn Quốc, ngày 12/6/1950. Ảnh: AP / Charles P. Gorry.
Khói bốc lên từ đống đổ nát của ngôi làng Agok khu vực phía Bắc của Hàn Quốc tháng 8/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.
Hai tù nhân Bắc Triều Tiên bị bắt trong cuộc chiến tại Yongsan ngày 2/9/1950 ngồi trên mui xe jeep dưới sự giám sát của lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 2. Ảnh: AP.
Bức ảnh này từng được quân đội Mỹ xếp vào hạng “tối mật”, ghi lại cuộc thảm sát 1.800 tù nhân chính trị do quân đội miền Nam Triều Tiên thực hiện tại Daejeon, trong ba ngày của tháng 7/1950. Các nhà sử học và nhân chứng sống sót khẳng định binh lính Hàn Quốc đã hành quyết nhiều thường dân khi các lực lượng của Liên Hợp Quốc rút lui trước cuộc tấn công của quân đội Bắc Triều Tiên vào giữa năm 1950. Những nạn nhân này bị tình nghi có cảm tình với miền Bắc và có thể cộng tác với đối phương. Ảnh: AP.
Bốn tàu đổ bộ của Mỹ đưa quân lính và thiết bị lên bãi biển Incheon ngày 15/9/1950. Ảnh: AP.
Tướng Douglas MacArthur (mặc áo khoác da) thị sát mặt trận Inchon mới được mở ra ở Tây Hàn Quốc vào ngày 19/9/1950. Đi cùng là Thiếu Tướng Edward M. Almond (bên trái), Tư lệnh Quân đoàn số 10 và Phó Đô đốc Arthur D. Struble, Tư lệnh Hạm đội số 5. Ảnh: AP.
Toàn cảnh thành phố Taejon bị thiêu rụi, ngày 30/9/1950. Ảnh: AP/ Jim Pringle.
Tù nhân bị bắt giữ sau cuộc tuần tra của quân Mỹ tại phía Nam Kusong, lãnh thổ miền Bắc Triều Tiên về, ngày 16/11/1950. Ảnh: AP/ Hank Walker.
Bác sĩ phẫu thuật cho một lính thủy quân lục chiến Mỹ bị thương trong cuộc chiến, ngày 25/6/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Sau khi người dân báo cáo rằng quân đội Bắc Triều Tiên đã đang chiếm cứ một đường hầm tại Seoul, lính Mỹ đã bao vây các lối vào đường hầm này. Một lính thủy quân lục chiến đã ném lựu đạn vào bên trong, tháng 9/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.
Thi thể của khoảng 400 dân thường nằm trong và xung quanh hào trong sân nhà tù Taejon, tháng 9/1950. Các nhân chứng nói rằng các tù nhân bị buộc phải đào mộ của riêng mình trước khi chết. Ảnh: AP / James Pringle.
Các thành viên của một gia đình ở miền Nam Triều Tiên nằm giữa mớ hỗn độn trên đường phố đổ nát sau các trận đánh tại Seoul, tháng 9/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.
Lính dù nhảy xuống từ chiếc máy bay vận tải C-119 của Không quân Mỹ trong chiến dịch được tiến hành tại một địa điểm bí mật ở Hàn Quốc, tháng 10/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.
Lính dù của các lực lượng Liên Hiệp Quốc nhảy từ máy bay gần các thị trấn Sukchon và Sunchon của miền Bắc Triều Tiên, ngày 20/10/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.
Một xe tăng Mỹ vượt qua rào cản do đối phương dựng lên gần Seoul, Hàn Quốc, ngày 7/10/1950, khi Sư đoàn bộ binh số 7 chuẩn bị càn quét khu vực và tiêu diệt các tay súng bắn tỉa. Ảnh: AP.
Cảnh cây cối trên ngọn đồi 931 - một cao điểm quan trọng trên lãnh thổ Nam Triều Tiên bị pháo binh và máy bay ném bom của lực lượng Liêp Hiệp Quốc – Mỹ hủy diệt, ngày 22/10/1950. Có thể nhìn thấy các hệ thống hầm hào phức tạp của quân đội miền Bắc trên cao điểm này. Ảnh: AP / GS.
Thi thể của hơn 60 người Triều Tiên bị đánh đập đến chết được tìm thấy trong một hầm mỏ tại Kum Bong San, ngày 19/10/1950. Trước đó, họ đã bị giam giữ tại một nhà tù ở Chinnampo. Ảnh: AP.
Quân Anh và Australia lục soát các ngôi ngà ở Hwangju ngày 17/10/1950 trong chiến dịch truy quét trên đường tiến về Bình Nhưỡng, thủ đô của miền Bắc Triều Tiên. Ảnh: AP / Max Desfor.
Tàu đổ bộ chở binh lính Mỹ băng qua vùng nước dày đặc thủy lôi tại cảng Wonsan để tiến về phía bờ biển phía Đông của lãnh thổ Bắc Triều Tiên, ngày 26/10/1950. Khoảng 50.000 lính Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển để củng cố lực lượng liên quân trong quá trình tiến quân về biên giới Triều Tiên – Trung Quốc. Ảnh: AP / Gene Herrick.
Các cư dân Bình Nhưỡng và người tị nạn từ các khu vực khác mạo hiểm vượt cây cầu đã hư hỏng của thành phố để chạy về phía Nam sông Taedong khi quân đội Trung Quốc đang tiến vào lãnh thổ miền Bắc, ngày 4/12/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.
Một nhóm quân Trung Quốc đầu hàng Đại đội Charley, Sư đoàn thủy quân lục chiến số 7 tại phía Nam Koto-ri, ngày 9/12/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Thủy quân lục chiến Mỹ tiến về phía trước sau khi nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của không quân trong cuộc đối đầu với quân Trung Quốc tại Triều Tiên, 26/12/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Thi thể của lính thủy quân lục chiến Mỹ, thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh và lính Cộng hòa Hàn Quốc được tập trung để chờ chôn cất tại Koto-ri, 8/12/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Một chiếc máy bay phản lực F86 Sabre tiến hành cuộc oanh kích vào một vị trí đóng quân của lực lượng miền Bắc tại ngôi làng phủ đầy tuyết ở Triều Tiên, ngày 28/5/1951. Ảnh: AP.
Bàn tay bị trói của một người Triều Tiên bị hành quyết ở Yangji hiện ra dưới tuyết, ngày 27/1/1951. Ảnh: AP / Max Desfor.
Bộ binh Canada tranh thủ đọc tin tức về quê nhà trong khi chờ đợi lệnh hành quân để chiến đấu với các lực lượng Trung Quốc đang chờ đợi ở phía trước, ngày 29/2/1951. Ảnh: AP.
Bom hạng nặng từ máy bay ném bom B-26 Invader phá hủy nhà kho tại cảng Wonsan của miền Bắc Triều Tiên, năm 1951. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Xe tăng của Sư đoàn bộ binh 25 Mỹ phun lửa vào vị trí của đối thủ tại một sườn đồi gần mặt trận sông Han, ngày 30/3/1951. Ảnh: AP.
Biệt kích đường biển Hoàng gia Anh được tàu hải quân Mỹ đưa vào sâu trong trung tâm của lãnh thổ Bắc Triều Tiên, đang đặt thuốc nổ để phá hủy đường sắt của đối phương gần Songjin trong một chiến dịch táo bạo giữa ngày, ngày 13/ 4/1951. Khoảng 100m của tuyến đường sắt có vai trò quan trọng với quân Trung Quốc đã bị phá hủy. Ảnh: AP.
Những ngôi nhà tranh bị nhấn chìm trong biển lửa sau khi máy bay B-26 của Mỹ thả bom napalm tại một ngôi làng gần Hanchon, Bắc Triều Tiên vào ngày 10/5/1951. Ảnh: AP.
Giữa đống đổ nát của Uijongbu ngày 5/5/1951, một lính Thổ Nhĩ Kỳ trong lực lượng Liêp hợp quốc ngồi trên con la chiếm được trong một cuộc phục kích quân Trung Quốc. Ảnh: AP / Robert Schutz.
Ba người Bắc Triều Tiên trên một thuyền đánh cá bị tàu sân bay USS Manchestercủa Mỹ bắt giữ ngoài khơi, ngày 10/5/1951. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bộ quân phục vẫn còn bốc khói trên thi thể của một binh sĩ Trung Quốc, nằm trong điểm thu gom xác gần Chunchon vào ngày 17/5/1951, sau khi lực lượng liên quân thực hiện các cuộc tấn công lớn nhằm vào kẻ thù ở mặt trận miền Trung của Triều Tiên. Ảnh: AP.
Những cột ánh sáng xuyên qua bầu trời đêm khi tên lửa phóng từ tàu chiến của Mỹ khai hỏa về phía các mục tiêu của đối thủ ở thành phố cảng Wonsan, miền Bắc Triều Tiên vào ngày 1/7/1951. Ảnh: AP / Bộ Quốc phòng Mỹ.
Một lính thủy quân lục chiến Mỹ tạp người xuống trong hầm của mình trên một sườn núi ở phía đông Hàn Quốc khi một quả đạn cối 82 mm nã xuống, ngày 8/4/1952. Ảnh: AP / Edward A. McDade / Hải quân Mỹ.
Khối vỏ đạn pháo và cối khổng lồ của lính Mỹ và Hàn Quốc bắn về đối phương trong 4 ngày được thu gom tại đồn Harry, ngày 18/6/1953. Ảnh: AP / Gene Smith.
Tướng William K. Harrison của Mỹ (trái) và Tướng Nam Il của Bắc Triều Tiên (phải) ký thỏa thuận đình chiến tại Bàn Môn Điếm ngày 27/7/1953, kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: AP.
Thủy quân lục chiến Mỹ trên mặt trận phía Tây bán đảo Triều Tiên đọc tin tức tốt lành trong bản tin chính thức về việc hiệp ước đình chiến sắp được ký kết, ngày 26/71953. Ảnh: AP / George Sweers.
Theo Kiến Thức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét