Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 1

-Xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống, của cả loài người!

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
                                                         300 Spartans First Battle Scene

VŨ KHÍ, CHIẾN TRANH - SỰ NGU XUẨN VÀ ĐỂU CÁNG

VŨ KHÍ, CHIẾN TRANH - SỰ NGU XUẨN VÀ ĐỂU CÁNG

Chiến tranh bắt Loài Người đã phải chịu bao nhiêu đau thương trên hành trình của mình ; Và Loài Người còn phải chịu đau thương đến bao lâu nữa do chiến tranh ?
Khi nào Thế giới này còn chiến tranh thì Loài Người không thể tự hào về nền văn minh của mình, vì chiến tranh chính là biểu hiện man dợ của con Người ; Cho dù Loài Người có tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần khổng lồ, nền khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến, nhưng không trừ bỏ được chiến tranh thì Loài Người vẫn còn ở thời kỳ man dợ .
Hành trình mà Loài Người hướng tới chính là hoàn thiện những giá trị Đạo đức, Nhân văn, Nhân đạo của mình . Chiến tranh chính là sự thể hiện giải pháp khi những giá trị Đạo đức, Nhân văn, Nhân đạo không còn được tôn trọng ; Và chiến tranh tiếp tục công việc phá hủy những giá trị Đạo đức, Nhân văn, Nhân đạo của Loài Người .
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chiến tranh và rất nhiều hình thức chiến tranh, nhưng hậu quả của nó thì đều như nhau, đó là tổn thất xương máu, sinh mạng con Người, cơ sở vật chất, tài nguyên môi trường, thù hằn giữa các bên tham gia chiến tranh, kéo lùi tiến trình phát triển ... Con Người phải gánh chịu tất cả những hậu qủa nặng nề mà chiến tranh gây ra
Mối nguy mà Loài Người phải đối mặt và phải chấp nhận bị cuốn vào vòng xoáy của nó, đó là cuộc chạy đua vũ trang không ngừng nghỉ trên phạm vi toàn Cầu ; Lượng ngân sách khổng lồ của các Quốc gia phải thường xuyên đổ vào cho việc chạy đua vũ trang, duy trì bộ máy quân sự trong khi Loài Người vẫn đang phải từng ngày, từng giờ đối mặt với nạn đói, thiên tai, dịch bệnh ...
Nhìn tổng thể thì chiến tranh, chạy đua vũ trang là kẻ thù nguy hiểm của Loài Người, nó kéo lùi văn minh và tiến bộ Xã hội .
Như vậy Loài Người có phải quá ngu ngốc hay không ?
Loài Người hiện nay như một lũ trẻ ngu ngốc vì bị sự ngu xuẩn, đểu cáng lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang và những cuộc chiến tranh nhằm thỏa mãn những tham vọng quyền lực và quyền lợi xấu sa .
Trừ bỏ chiến tranh, trừ bỏ chạy đua vũ trang là mục tiêu mà Loài Người phải đề ra và nhanh chóng thực hiện để tự giải mối nguy cho mình.
Giải pháp để thủ tiêu nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang :
- Chủ quyền Quốc gia phải được tuyệt đối tôn trọng .
- Các nước lớn không được ỷ thế mạnh, coi thường công lý và luật pháp Quốc tế, tùy tiện xâm lấn các nước láng giềng, phát động chiến tranh tấn công nước nhỏ, vì như vậy là đểu cáng .
Tất cả những tranh chấp, xung đột phải tích cực giải quyết trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng công pháp Quốc tế ...
- Các nước lớn như Mỹ, Trung, Nga, Ấn ... phải cùng Liên Hợp Quốc lập kế hoạch tiêu hủy vũ khí hủy diệt, vũ khí chiến lược, chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt xâm lấn, can thiệp tùy tiện .
- Phải thủ tiêu ngay chủ nghĩa nước lớn và chủ nghĩa đơn cực ; Để đảm bảo cho tiến trình phát triển thì phải xây dựng một Thế giới đa cực thống nhất trong một cực Liên Hợp Quốc .
- Các tôn giáo phải tôn trọng và không xâm phạm lẫn nhau .
- Các sắc tộc phải bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết và cùng chung sống hòa bình với nhau .
- Vấn đề quan trọng là phải tăng cường sức mạnh, đảm bảo quyền lực lãnh đạo tuyệt đối - tối cao của Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết các tranh chấp và gìn giữ Hòa bình Thế giới .
- Mỗi Quốc gia – Dân tộc có điều kiện, bản sắc văn hóa riêng, nhưng toàn Thế giới phải đề ra và phấn đấu thực hiện những mục tiêu chung để cùng nhau trên hành trình hướng tới tương lai .
Chỉ khi nào Loài Người cùng có chung mục đích thì khi đó mới hạn chế và tiến tới chấm dứt được xung đột, chiến tranh .
Liên Hợp Quốc đã đề ra những mục tiêu để toàn Thế giới cùng hướng tới như chống đói nghèo, dịch bệnh, chống chiến tranh, bảo vệ an ninh – Hòa bình, xây dựng nền Dân chủ , bảo vệ môi trường sống ... tất cả đều nhằm mục đích thúc đẩy tiến bộ Xã hội ; Nhưng còn một mục tiêu quan trọng là định hướng cho Loài Người đi lên Thế giới Đại đồng Xã hội Cộng sản thì Liên Hợp Quốc chưa đề ra, phải chăng Liên Hợp Quốc chưa nhận thức được tương lai của Loài Người sẽ là Xã hội Cộng sản ; Đây là việc Liên Hợp Quốc phải nhanh chóng nhận thức ra và thực hiện .
. . .
Một sớm mai thức dậy, trên Thế giới không còn vũ khí, chiến tranh, quân đội thì Thế giới này tươi đẹp biết bao, Loài Người phải phấn đấu để có một tương lai như vậy .
Loài Người phải đấu tranh, không được để cho sự ngu xuẩn, đểu cáng tiếp tục lôi kéo vào vòng xoáy chiến tranh và chạy đua vũ trang ; Đó là hành động mà Loài Người phải thực hiện vì tương lai của mình .

THIÊN QUANG
 
La Momia - Medjai vs Ejercito de Anubis

Vì sao Albert Einstein nói 'sự ngu xuẩn của Con người là không có giới hạn'?

Loài người đã “ngu hết cỡ” chưa, câu trả lời đã được Einstein khẳng định và người viết cũng đồng ý như vậy.
Ngày 27/3/2017, Ủy ban Giải trừ Vũ khí và An ninh Quốc tế thuộc Liên hợp quốc tổ chức đàm phán nhằm xây dựng một lệnh cấm vũ khí hạt nhân có tính ràng buộc pháp lý.
Hơn 100 quốc gia ủng hộ và gần 40 quốc gia tẩy chay.
Điều đáng nói là trong 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an, bốn nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga bỏ phiếu chống, Trung Quốc bỏ phiếu trắng?
Một số quốc gia trong số các nước phản đối ấy đang tìm đủ cách đe nẹt, cấm vận không cho nước khác sở hữu vũ khí hạt nhân, đấy là công bằng hay cái lý của kẻ mạnh?
Truyền thông quốc tế đưa tin, năm 2018 Nga sẽ đưa vào sản xuất tên lửa chiến lược RS-28 Sarmat, tên lửa này có thể mang 16 đầu đạn hạt nhân.
Tiến sĩ Paul Craig Roberts, cựu Trợ lý Bộ trưởng Tài chính về chính sách kinh tế (thời Tổng thống Ronald Reagan, Hoa Kỳ), cho rằng chỉ cần một quả tên lửa thế hệ mới (của Nga) đủ sức mạnh "quét sạch 3/4 bang New York hàng nghìn năm".
Thông tin tổng hợp trên truyền thông quốc tế (chưa được kiểm chứng) cho thấy số đơn vị vũ khí hạt nhân của một số nước như sau: Mỹ - 7.650; Nga - 8.420; Anh - 225; Pháp - 300; Trung Quốc - 240; Ấn Độ - 80-100; Pakistan - 90-110;… [1]
Chỉ cần một lượng nhỏ vũ khí hạt nhân mà một số quốc gia sở hữu cũng đủ san phẳng toàn bộ địa cầu, vì sao người ta không muốn xóa bỏ chúng?
Họ sở hữu vũ khi hủy diệt để răn đe ai và bảo vệ ai?
Bảo vệ nhân loại hay bảo vệ bản thân họ?
Kênh truyền hình Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Channel) có một serie phim giải trí mang tựa đề "Science of Stupid" - "Khoa học của sự ngu ngốc".
Khoa học mang đến cho nhân loại kiến thức về tự nhiên, xã hội nhưng chính khoa học cũng tạo ra những thứ có thể hủy diệt loài người.
Người phương Tây không ngại khi sử dụng cụm từ “ngu ngốc” hay “ngu xuẩn” (stupid) khi nói đến hành vi của con người, người phương Đông - trong đó có Việt Nam - thường ngại sử dụng cụm từ này, đặc biệt là trong các văn bản chính luận.
Có một sự khác biệt trong văn hóa nói của người phương Tây, chúng ta thấy họ không có câu văng tục như người Việt. Bởi vậy nên dù không muốn có sự tồn tại của kiểu loại ngôn ngữ ấy song thực tế vẫn có và nét khác biệt về mức độ giữa hai bên là rõ rệt.
Thiên tài khoa học Albert Einstein từng nói: “Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên" (Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe).
Einstein không dám chắc vũ trụ có vô hạn hay không nhưng ông tin chắc rằng sự ngu xuẩn của con người là không có giới hạn.
Thiên tài khoa học Albert Einstein. (Ảnh: Wikipedia)
Trong bài này, người viết sử dụng từ “ngu” hiểu theo nghĩa tổng quát của Einstein chứ không phải theo kiểu miệt thị.
Mặc dù có thể thay thế bằng các cụm từ nhẹ nhàng hơn như “ngốc nghếch” hoặc “thiểu năng trí tuệ” song người viết không muốn thay đổi từ ngữ mà Einstein đã dùng.
Thomas Alva Edison là một nhà phát minh vĩ đại, trong suốt cuộc đời mình, ông được cấp 1093 bằng sáng chế, câu nói nổi tiếng của Thomas Alva Edison là: “trong thành công của tôi thì có 99% là mồ hôi nước mắt, chỉ có 1% là do trời phú".
Câu nói của T.A. Edison đã trở thành nguồn cảm hứng cho John C. Maxwell viết cuốn sách “1% & 99% - Tài năng, mồ hôi và nước mắt”.
Tuy chỉ 1% là do tạo hóa ban cho, song thiếu 1% này nhân loại không có các nhà khoa học Galile, Edison, Einstein…, các nhà văn Victor Hugo, William Shakespeare, M. Solokhop…, họa sĩ Levitan, triết gia Khổng Tử,…
Nói thế để thấy, dù câu nói của Edison là rất nhân văn, dù các nhà giáo dục có khẳng định không có “ gen thông minh ” thì cũng không thể phủ nhận 1% mà tạo hóa ban tặng chính là chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, để con người có thể nhìn vũ trụ bằng đôi mắt trần tục của mình.
Gần đây có một số bàn luận về sự thông minh và dốt nát của học trò. Có ý kiến khẳng định không có “gen thông minh” và cũng có ý kiến cho rằng “ có học sinh giỏi và cũng có học sinh dốt ”.
Suy cho cùng, những người giỏi, kể cả thiên tài, vẫn có lúc “dốt” và ngược lại.
Nhà bác học vĩ đại Issac Newton, nuôi chó và mèo trong phòng thí nghiệm, để chúng có thể tự do ra vào phòng mà không phải đứng dậy, ông đục hai cái lỗ ở cánh cửa.
Có người hỏi ông vì sao phải đục hai lỗ, Newton giải thích “lỗ to cho chó và lỗ nhỏ cho mèo”?
Từ khi thoát khỏi cuộc sống bầy đàn hoang dã, con người luôn mang trong mình những nghịch lý, vừa thông minh, vừa ngu xuẩn.
Phải chăng đó chính là quy luật của vũ trụ, bất kỳ hiện tượng nào cũng bao gồm trong nó các mặt đối lập?
Loài người luôn song hành cùng thời gian, luôn cảm nhận được thời gian nhưng lại chẳng bao giờ nhìn thấy nó dù không ít người cố gắng mô tả “màu thời gian”.
Không khí là thứ vô cùng quý báu, thiếu nó chỉ vài phút nhân loại sẽ bị diệt vong nhưng chưa thấy một kẻ “điên khùng” nào gây chiến với láng giềng để tranh giành không khí.
Hàng ngày hít không khí vào phổi nhưng chính con người lại luôn vấy bẩn không khí và không bao giờ quý trọng nguồn tài nguyên không hề vô tận này, phải chăng vì không mất tiền mua?
Vào thời điểm Einstein đưa ra câu nói, có lẽ ông chưa hình dung thật cụ thể điều mà ông khẳng định về “sự ngu xuẩn không có giới hạn” của con người.
Câu nói của ông chỉ mới đề cập đến cái gọi là “ngu tổng thể” có tính bao trùm chứ chưa diễn giải hết những “ngu cụ thể” của nhân loại.
Trong kho tàng vô hạn của sự “ngu”, đứng ở vị trí cao nhất có lẽ là “Tam Thượng Ngu” sau:
Thứ nhất: tự phá hủy môi trường sống của chính mình;
Thứ hai: tự biến mình thành nô lệ cho công cụ;
Thứ ba: di truyền tập nhiễm các thói xấu cho thế hệ sau.
Trong số các loài động vật trên trái đất, chỉ duy nhất con người là phá hủy môi trường sống quanh mình, phá hủy chính những thứ nuôi sống mình.
Một phần khá lớn những mảnh đất màu mỡ nhất bề mặt địa cầu bị biến thành đô thị, đường giao thông, ở đó động thực vật nếu có chỉ để làm cảnh, con người gần như là sinh vật duy nhất.
Tài nguyên rừng, biển và trong lòng đất bị khai thác cạn kiệt, tầng ôzôn bị phá hủy, băng tan vùng cực, bão lụt hoành hành chính là hậu quả biến đổi khí hậu do con người gây ra.
Tư tưởng tận thu tài nguyên thiên nhiên tuy bị các nhà khoa học lên án song dường như chưa phải là quan tâm hàng đầu của số lớn chính khách.
Mối quan tâm của đa số lãnh đạo - trừ một số được xếp vào hạng bù nhìn - là làm sao cho dân tộc mình “sướng” hơn dân tộc khác, nước mình mạnh hơn nước khác.
Nhìn lên bầu trời, con người mơ ước mình có thể bay như chim.
Đi tắm biển, con người mơ ước mình có thể bơi như cá.
Đói khát, con người mơ ước mình có thể tổng hợp năng lượng từ đất, nước và ánh sáng như các loài thực vật.
Mơ ước như thế nhưng con người đã bao giờ nghĩ cách tự biến đổi bản thân mình hay chỉ nghĩ cách làm ra máy bay, tàu ngầm, bắt gia súc phải lớn nhanh, đẻ nhiều, bắt cây cối phải ra quả trái mùa, hễ nóng là tìm máy điều hòa, lạnh là tìm áo ấm?
Tạo hóa ban cho con người khả năng “thần giao cách cảm” nhưng con người chưa bao giờ khai thác được khả năng này.
Thay vì giao tiếp từ não đến não bởi “sóng sinh học” người ta sử dụng Internet, điện thoại thông minh…
Người ta không ngớt đổ lỗi cho sự tiến hóa chưa đạt đến mức con người có thể truyền đạt tư tưởng trực tiếp qua không gian dù không tít trường hợp người ta nhận thấy khả năng này là một thực tế không thể phủ nhận.
Loài người đang tự biến mình thành nô lệ cho những công cụ vô tri vô giác mà mình tạo ra, thiếu chúng là cảm thấy bất lực, cảm thấy yếu ớt hơn thú hoang, thậm chí không biết sống thế nào giữa thiên nhiên hoang dã.
Không ít nhà khoa học, nhà làm phim, nhà văn viết truyện viễn tưởng đã hình dung một ngày nào đó, nền văn minh nhân loại sẽ trở thành nền văn minh rôbôt?
Từ nhà ga đến bệnh viện, trường học…, rôbôt sẽ làm mọi công việc từ nặng nhọc đến tinh tế và con người chân tay sẽ teo đi, đầu to ra, chỉ có bộ óc là phát triển.
Liệu có xảy ra viễn cảnh đến một lúc nào đó bộ não của con người được lắp vào rôbôt và con người kết thúc sứ mạng lịch sử trên hành tinh này?
Loài vật khi ăn no là nghỉ ngơi, nô đùa, đến như loài chim còn “một đàn cò trắng phau phau, ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm”, trong khi loài người thì hoàn toàn ngược lại.
Tài sản có hàng tỷ đô la vẫn tìm cách có thêm nhiều nữa, ngồi ngôi cao chót vót vẫn muốn có thêm quyền lực, muốn độc bá thiên hạ.
Không ít cá nhân chuyên nhắc lại lời người khác, đọc thứ người khác viết sẵn bỗng chốc thấy mình thành vĩ nhân, thành thầy của thiên hạ.
Thứ “văn hóa nhai lại” ấy dù “ngu” nhưng vẫn được tung hô, vẫn được một số người ngưỡng mộ. Không hẳn là người ta không biết cái sự "ngu" của mình nhưng người ta vẫn yên tâm vì họ cho rằng người khác còn “ngu” hơn mình.
Chính loài người - chứ không phải thế lực siêu nhiên hay ngoài hành tinh - được thúc đẩy bởi lòng tham đã tạo nên các cuộc chiến tranh thế giới, đang tàng trữ vũ khí hạt nhân có thể hủy diệt cả trái đất.
Tính đố kỵ, lòng ghen ghét, thói bủn xỉn,… chỉ có ở xã hội loài người, nó không do tự nhiên sinh ra, nó là con đẻ của quá trình tiến hóa đưa con người từ nền “văn minh hoang dã” đến nền “văn minh ngu xuẩn”.
Lòng tham chính là điều ngu thứ ba mà con người tự tròng vào cổ mình trong quá trình tiến hóa chứ không phải do tự nhiên mang lại.
Thói tham lam tích lũy từ đời này sang đời khác, được tập nhiễm qua nhiều thế hệ khiến cho “tham ngu” càng ngày càng trầm trọng.
Từ chỗ chủ yếu tham vật chất như tiền bạc, ôtô, bất động sản,… người ta chuyển sang tham các thứ phi vật chất như danh hiệu anh hùng, học hàm, học vị…
Ngày nay, không ít người có địa vị còn “tham con”, ấy là kiếm bồ nhí trẻ trung, xinh đẹp để thêm vài đứa “chống gậy” dù phải dấm dúi để chúng mang họ mẹ và dẫu có nằm xuống chúng cũng chẳng đến nhà “xin khăn”.
Trong khôn có ngu, trong ngu có khôn nhưng nhìn chung, ngu nhiều hơn khôn. Chính vì ngu nhiều hơn khôn nên 62 người giàu nhất thế giới mới có số tài sản bằng 50% tài sản nhân loại - tức là hơn 3,5 tỷ người còn lại.
Có ý kiến cho rằng, con người vượt qua được khổ đau, đói nghèo nhờ vào hy vọng, nhờ vào niềm tin về một tương lai tươi sáng.
Thực ra con người không bao giờ lường hết được những bất trắc có thể xảy ra, chính vì không biết lúc nào động đất, sóng thần, núi lửa phun trào nên con người mới có thể yên ổn sống vào hôm nay.
Bao nhiêu người - cả giàu lẫn nghèo - xây boongke trú ẩn chỉ vì một dự báo ngày tận thế sẽ xảy ra vào năm 2012?
Và phải chăng, để con cháu có thể yên ổn sống, tổ tiên người Việt đã nhận ra điều đó khi tự an ủi, rằng “thánh nhân đãi khù khờ”?
Loài người đã “ngu hết cỡ” chưa, câu trả lời đã được Einstein khẳng định và người viết cũng đồng ý như vậy.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://dantri.com.vn/su-kien/tiem-luc-vu-khi-hat-nhan-cua-cac-nuoc-manh-co-nao-1365328589.htm
Xuân Dương

  
Финальная битва Спартака (война проклятых)

Chiến tranh biên giới 1979: Sự xuẩn ngốc của ĐCSTQ và sinh mạng của hàng vạn binh sĩ

Dưới đây là câu chuyện do 1 sĩ quan quân đội Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến Biên Giới Việt – Trung năm 1979 kể lại. Ông chia sẻ: “Đây là một cuộc chiến tranh tay mơ nhất, tức tưởi nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Sự ngu xuẩn của ĐCSTQ trong chiến tranh biên giới, chiến tranh biên giới 1979,
Tác giả bài viết chia sẻ: “Sự thảm khốc của cuộc chiến này khiến người ta phải dựng tóc gáy, đứng ở góc độ dân tộc Hoa Hạ mà nói, điều phẫn uất nhất là đã có hàng vạn binh sĩ Trung Quốc phải đổ máu vì một trò đùa vớ vẩn do ĐCSTQ phát động“.
ĐCSTQ và Đặng Tiểu Bình muốn “dạy dỗ” Việt Nam
Từ sau năm 1949, ĐCSTQ đã có 4 lần phát động các cuộc chiến tranh ra bên ngoài (chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh biên giới Trung – Ấn, chiến tranh biên giới Trung – Xô, và chiến tranh Trung – Việt), đều là những cuộc chiến không cần thiết. Nhìn từ góc độ quân sự không hề có tính chính nghĩa nào; nhìn từ góc độ chiến lược thì chỉ là thất bại. Trong số đó thì cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung (mà phía ĐCSTQ gọi là “cuộc phản kích tự vệ đối với Việt Nam”) là một cuộc chiến đầy tức tưởi, tay mơ nhất của ĐCSTQ từ khi bắt đầu nắm quyền.
Bài viết có nhắc đến chiến tranh biên giới Việt – Trung là một cuộc chiến do ĐCSTQ phát động nhắm vào Việt Nam, do Đặng Tiểu Bình đã tìm cách ép buộc người lãnh đạo đương thời của Trung Quốc là Hoa Quốc Phong phải đồng ý.
Mục đích quân sự là nhằm hỗ trợ chính quyền Khmer đỏ, ép Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia. Mục đích chính trị là “dạy dỗ” chính phủ thân Liên Xô hiện tại của Việt Nam một “bài học”, ngoài ra thì Phó Chủ tịch Đặng Tiểu Bình của Quân ủy Trung ương muốn lợi dung cơ hội huy động quân đội để chiếm quyền và thay thế ông Hoa Quốc Phong.
Ngày 17/2/1979, quân đội ĐCSTQ tiến hành một cuộc đột kích nhắm vào Việt Nam trên 500 km chiến tuyến. Tuy phía Việt Nam có chuẩn bị nhưng nó vốn không “đầy đủ”, họ cho rằng quy mô của ĐCSTQ cùng lắm cũng giống như trận đánh nhau với Ấn Độ. Tuy nhiên Việt Nam không ngờ rằng lực lượng và quy mô do phía Trung Quốc phát động lần này lớn hơn gấp nhiều lần. Phía Việt Nam có 4 sư đoàn chủ lực (sư đoàn số 3, sư đoàn 346, sư đoàn 316A, sư đoàn 345) và một số dân quân địa phương dùng đối kháng với quân Trung Quốc.
Sau khi khai chiến, quân Trung Quốc liên tiếp giành được một số tỉnh thành của Việt Nam, Hà Nội ngay sau đó đã lâm vào hỗn loạn. Ngày 5/3, ĐCSTQ lên tiếng rút quân. Chính phủ Việt Nam phát động lệnh tổng động viên trên toàn quốc. Ngày 16/3, ĐCSTQ rút toàn bộ quân về nước, trận chiến này kết thúc giai đoạn một.
Thương vong của trận chiến này là bao nhiêu, cả hai phía đều không đưa ra con số cụ thể. Chiến tranh kết thúc, trong nội bộ Đảng những người như Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm có tiết lộ phía ĐCSTQ chết 48.000 người, Việt Nam cũng là 48.000 người. Nhưng phía Trung Quốc đều là những thanh niên vai dài sức rộng (bao gồm cả những dân binh phụ trách vận chuyển), Việt Nam thì bao gồm những dân quân (có cả phụ nữ, người già,…), điều này cho thấy sự yếu kém và thiệt hại nặng nề từ phía ĐCSTQ.
Sự xuẩn ngốc của ĐCSTQ
Sự ngu xuẩn của ĐCSTQ trong chiến tranh biên giới, chiến tranh biên giới 1979,
Binh lính Trung Quốc thiệt mạng sau một trận chiến.
Theo bài viết, đây là một trận chiến vô cùng thảm khốc, quân đội Việt Nam chống cự một cách ngoan cường vượt qua cả mọi dự tính. Sự thảm khốc này bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:
1. ĐCSTQ đã sử dụng chiến thuật cũ “biển người” trong cuộc chiến tranh liên Triều để xung kích trận địa của đối phương, quân số vượt xa những người Việt Nam vốn quen với mưa tên bão đạn. Trong thời gian Cách Mạng Văn Hóa, quân đội ĐCSTQ chỉ quen với học tập chính trị, rất ít khi huấn luyện thao trường, quân lính không biết đánh trận, sĩ quan không biết chỉ huy, vả lại còn không được huấn luyện chiến đấu ở các địa hình đồi núi, rừng sâu, thời gian ban đêm…, tăng thiết giáp và bộ binh không thể hiệp đồng tác chiến, vì vậy phải trả một cái giá nặng nề.
Ngoài ra, có một trưởng thôn ở vùng biên cảnh Vân Nam vào năm 1982 đã kể cho tác giả bài viết một câu chuyện. Lúc chiến tranh bắt đầu, phía Trung Quốc dưới sự yểm trợ của pháo binh tiến công thẳng về phía trận địa Việt Nam, tiếng súng hiệu xung phong vừa nổ, binh sĩ xông lên phía trước, một loạt khoảng hơn 100 người lúc trở về chỉ còn lại 20 – 30 người. Một loạt khác xông lên lại hy sinh đến gần hết. Cuối cùng khi đánh lên núi, phát hiện trên ấy chỉ có hơn 20 người lính Việt Nam.  Người thôn trưởng ấy nói rằng, lúc đó ông ta tổ chức dân binh đi khuân vác, khắp núi đều là thi thể của binh lính Trung Quốc, thảm lắm!
2. Quân đội Trung Quốc sử dụng binh chủng cơ giới để tiến hành xâm nhập bao vây nhưng lại xem nhẹ những cơn mưa rừng nhiệt đới Bắc Bộ Việt Nam, dạng khí hậu này hoàn toàn không thuận lợi cho các binh chủng cơ giới tác chiến. Phía quân đội Việt Nam có nhiều vũ khí chống tăng nhờ viện trợ từ Liên Xô và chiếm dụng từ quân Mỹ nên rất dễ bắn thủng các xe tăng của quân đội Trung Quốc, có một số xe tăng khi bị đột kích thì bộ binh lại theo không kịp, xe tăng bị phá hủy rất nhiều, con số này lên đến hơn 200 chiếc.
Cách làm ngu xuẩn nhất là lúc bộ binh phối hợp với binh chủng thiết giáp để tiến hành bao vây, nhằm tránh bị rơi từ trên xe tăng xuống, binh lính đã cột chặt balo của mình vào xe tăng. Kết quả là khi gặp phải phục kích không thể nhảy xuống để tác chiến kịp thời mà lại trở thành miếng thịt nướng trên vỉ, có nhiều binh lính chưa kịp gỡ dây ra đã bị bắn chết. Có chiếc xe tăng bị phá hủy bên trên còn buộc chặt 4-5 người lính bộ binh.
Ngoài ra, quân Việt Nam còn bố trí mìn ở khắp nơi, thiết bị dò mìn của quân đội Trung Quốc không đủ, lúc khẩn cấp trên chiến trường phải dùng chính cơ thể con người để dò mìn, con số hi sinh rất lớn. Đồng thời, lúc xuất hiện tình trạng pháo binh bắn nhầm khiến cho binh lính bị thương, cũng không đủ nhân viên y tế để tiến hành cứu chữa, số người chết và bị thương cũng rất nhiều.
3.  So với người Việt Nam, quân Trung Quốc thiếu ý chí chiến đấu hơn, dẫn đến thiệt hại rất lớn. Điều này đã được báo cáo trong bản “Báo cáo tình hình chiến trường”, có lúc quân Trung Quốc bắt được tù binh Việt Nam, không ngờ rằng người tù binh này lại nhân lúc sơ hở liền giật quả lựu đạn giắt trên lưng lính Trung Quốc rồi cả hai “đồng quy dĩ tận”. Có trường hợp người lính Việt Nam bị thương đứt cả cánh tay, quân ĐCSTQ cõng anh ta, anh ta lại dùng răng cắn đứt tai người lính ấy. Dân quân địa phương của Việt Nam cũng có rất nhiều phụ nữ bị bắt làm tù binh, chính vì vậy nên lính áp giải rất coi thường, không hề cảnh giác, kết quả là bị nữ binh này giật súng tiểu liên bắn chết đến bảy tám mạng lính. Sau đó, bên trên hạ lệnh: không bắt tù binh nữa, tất cả đều bắn chết.
Việt Nam là xứ sở “toàn dân giai binh” (ý nói toàn dân đều là binh lính). “Báo cáo tình hình chiến trường” có nêu một trường hợp, bộ đội Trung Quốc lúc đang hành quân, đột nhiên có quả đạn cối rơi vào giữa hàng ngũ. Họ liền phái quân trinh sát đi điều tra, chỉ tìm được một vài người phụ nữ đang lao động, không hề thấy bất cứ binh lính nào. Bộ đội tiếp tục tiến lên, lại có đạn cối rơi đến, thương vong rất lớn. Sau đó mới phát hiện ra, những người phụ nữ ấy chính là dân quân, họ đào hố giấu khẩu súng cối dưới đất, rồi lấy nón lá che lên, nhân lúc quân địch không chú ý thì khai hỏa, lúc quân địch đến trinh sát thì giấu vũ khí đi, tiếp tục làm lụng như không có việc gì. Sau đó bên trên lại hạ lệnh, bất kể là già trẻ gái trai, nhất loạt đều giết hết.
Một người bạn thời tiểu học của tác giả từng là một đại đội trưởng trong trận chiến này, ông ta sau khi trở về đã từng kể lại với tác giả, bởi vì quân đội Trung Quốc thương vong quá lớn, bị giết đến phờ người, bên trên hạ lệnh thực hiện tiêu chí “ba sạch” (giết sạch, cướp sạch, đốt sạch), sự tàn khốc ấy khiến người ta rất khó hình dung.
“Báo cáo tình hình chiến trường” cũng báo cáo tình huống tương tự, ví như mỏ than của Việt Nam chủ yếu tập trung ở Lạng Sơn, sau khi quân đội Trung Quốc rút đi thì đã cho nổ toàn bộ. Nhà cửa của dân chúng đều đốt sạch, toàn bộ gia súc gia cầm gà, vịt, bò, heo… đều giết thịt hết. Đánh chiếm được một thành phố rồi không chỉ cho nổ hết tất cả nhà cửa, đến cả cột ăng ten cũng bị phá hủy, tất cả những thứ có thể lấy đi – kể cả thanh ray đường sắt, cũng bị gỡ ra.
4. Vùng núi phía Bắc Việt Nam có rất nhiều hang động thiên nhiên, lại thêm nhiều công sự được xây dựng qua mấy chục năm, dường như là hang thông với hang, giống như lối đi địa đạo. Quân Việt Nam lúc chống không nổi, lại ẩn mình hết vào những hang núi này, đợi lúc quân đội Trung Quốc đi qua lại chui ra đánh du kích, giết chết nhân viên hậu cần của quân Trung Quốc, gây khó khăn cho công tác hậu cần của phe địch. Đồng thời bộ chỉ huy của quân Việt Nam cũng rất khó bị phát hiện. Sau đó, quân Trung Quốc chỉ còn cách cho nổ tất cả những hang động có khả năng trở thành chỗ ẩn nấp cho Việt Nam.
Ngoài ra, quân đội Trung Quốc mật độ rất lớn, đến mấy trăm nghìn quân, phân bố tại một chiến khu chật hẹp, những con đường trọng yếu đều chen chúc đầy quân lính, nội bộ rất dễ phát sinh xung đột. Người bạn học của tác giả nói rằng, buổi tối dựng trại, xung quanh đều là quân mình, lúc này là thời điểm mà đặc công Việt Nam (biết nói tiếng Hoa) xuất hiện; họ trà trộn vào quân doanh rồi tiến hành đột kích dẫn đến thương vong và hỗn loạn rất lớn. Khi nhân viên chỉ huy của một đơn vị đã hi sinh lại phải điều một người khác đến, người chỉ huy mới này không quen với đội quân cũ nên rất khó chỉ huy, do đó sự hỗn loạn này cũng là một trong những nguyên nhân thất bại của quân đội Trung Quốc.
Sĩ khí sụt giảm
Có một vài đơn vị đã bị tụt sĩ khí. Tiểu đoàn 448 thuộc trung đoàn 50 lúc đụng phải quân Việt Nam, bị chặn mất đường rút lui, bộ chỉ huy vô trách nhiệm đã ra quyết định cho các đơn vị tiến hành phá vòng vây một cách phân tán. Kết quả là bị quân Việt Nam chia cắt để bao vây, tổng thiệt hại lên đến 542 người, đánh mất 407 khẩu súng các loại, trong đó có hơn 200 người bị bắt, bao gồm cả tham mưu trưởng, sĩ quan huấn luyện và hơn 10 đại đội trưởng.
Có trường hợp sĩ quan dẫn nguyên một đại đội ra đầu hàng tập thể. Còn có một đại đội vừa đụng phải khoảng chừng hơn 20 bộ đội Việt Nam thì viên chỉ huy đã lập tức rời bỏ hàng ngũ chạy trốn về, đã vậy lại còn tự khiến mình bị thương để được đưa vào bệnh viện, binh lính dưới quyền anh ta thì bị diệt sạch.
Lấy chiến tranh để “luyện binh” và diễn trò hề
Sự ngu xuẩn của ĐCSTQ trong chiến tranh biên giới, chiến tranh biên giới 1979,
Xe tăng Trung Quốc bị phá hủy ở Cao Bằng, Việt Nam.
Tác giả bày tỏ rằng chỉ nên sử dụng quân đội để bảo vệ quốc gia, đồng thời phản đối việc dùng sinh mệnh và máu huyết để đạt được bất cứ mục đích nào.
Nhưng trên thực tế, quân đội ĐCSTQ đến ngay cả cái mục đích ban đầu đặt ra cho cuộc chiến cũng không đạt được.  “Tiểu đệ” của ĐCSTQ – chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ Pol Pot vẫn bị quân đội Việt Nam đánh bại. Vấn đề ở đây là, những người lính của Trung Quốc có đáng phải đổ máu vì một chính quyền như thế hay không?
Sau trận chiến này, làn sóng bài Hoa ở Việt Nam lại ùn ùn dâng cao, quan chức gốc Hoa bị cách chức, thương nhân người Hoa bị ép phải ngừng kinh doanh, trường học của người Hoa bị đóng cửa, một lượng lớn người Hoa bị xua đuổi, bị ép phải lên những con thuyền cũ rách lênh đênh ra giữa biển khơi, số người chết đếm không xuể.
Trận chiến này của ĐCSTQ không hề gây dựng được một chút “uy danh” nào, ngược lại còn bộc lộ ra rất nhiều vấn đề. Bộ Trưởng Quốc phòng Đài Loan đã từng nói: “Nhìn vào biểu hiện của quân đội ĐCSTQ tại chiến trường Việt Nam, việc bảo vệ Đài Loan của chúng ta là không thành vấn đề!”.
Sau trận chiến, Chỉ duy nhất Đặng Tiểu Bình là giành chiến thắng, ông đã thành công trong việc giành lại quyền hành từ hệ thống đảng – chính – quân, Hoa Quốc Phong bị ép phải xuống đài. Nhưng từ đây, cuộc chiến tranh biên giới kéo dài 10 năm lại sẽ mở màn, biên giới Việt – Trung lại trở thành thao trường luyện binh, các đơn vị dã chiến lần lượt ra trận. Trên thế giới có bao nhiêu quốc gia lại dùng chiến tranh làm thao trường? Đó không phải mang sinh mệnh người dân ra làm trò đùa hay sao?.
Lưu ý: Bài viết mang ý kiến và nhìn nhận cá nhân của tác giả người Trung Quốc, không phải là cách nhìn của Tinhhoa.net
Theo NTDTV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét