Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 10
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quí. -Nhưng xét trên bình
diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn
nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con
người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn
vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! -Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì: trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc! -Chân lý là đây: Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau! -Như
vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham
và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai. -Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trận đánh đẫm máu ở Grozny 1996
Liên Bang Nga độc lập sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Nga đã được chấp
nhận rộng rãi là nhà nước kế vị Liên Xô. Trong thời gian đầu, tình hình
chính trị Nga không ổn định. Hạ viện Nga (Duma) đã ban hành các bộ luật
nhằm củng cố quyền hành. Trong khi đó, ở Chechnya, một chính phủ chống
đối dần hình thành.
Từ năm 1991, nhiều người dân tộc Chechen đã có ý định chống đối Nga. Sau
khi Chechen độc lập, căng thẳng Grozny và Moskva đã xảy ra. Chính phủ
Chechen đã quyết định trục xuất những người Nga sống tại Chechen (Dân số
Chechnya chủ yếu là người Nga, Ukraina, Armenia).[3]. Sau sự kiện biểu
tình chống Nga năm 1993, chính phủ lâm thời do Dudayev đã lên thay thế
chính thức chính quyền Nga tại đây.
Tuy bị thiệt hại nặng nề bởi chiến thuật du kích nhưng Nga với ưu thế về
kỹ thuật, vũ khí cũng như số lượng lính nghĩa vụ đông đảo, Nga cũng
chiếm được Grozny qua chiến tranh đường phố đẫm máu. Theo tướng Dmitri
Volkogonov, cuộc pháo kích của Nga vào Grozny đã giết khoảng 35 ngàn
thường dân, trong đó có 5000 trẻ em, và điều quan trọng là đa phần nạn
dân là người gốc Nga. Cuộc tắm máu thường dân và lính Nga tại Grozny đã
làm chấn động thế giới, Mikhail Gorbachev gọi cuộc chiến này là “một
cuộc phiêu lưu đẫm máu và đáng hổ thẹn”.
Mặc dù chiếm được Grozny nhưng quân Nga đã bị du kích Chechnya và quân
tình nguyện vây hãm tiêu diệt. Tiêu biểu, tại thành phố Argun và
Gudermes, quân Nga bị bao vây nhiều tuần liền. Các nỗ lực giải cứu đều
bị đánh bật với thương vong lớn, một nửa quân số của Trung đoàn cơ giới
276 bị tiêu diệt chỉ trong 2 ngày chiến đấu giải vây. Hàng ngàn quân Nga
đã bị bắt hoặc tự nguyện đầu hàng du kích Chechnya
Điên cuồng vì thất bại liên tiếp, ngày 19 tháng 8, 1996. Tư lệnh quân
Nga Konstantin Pulikovsky đe dọa nếu du kích Chechnya không giải giáp và
rời khỏi Grozny trong vòng 48 giờ, một cuộc ném bom tàn sát bằng máy
bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo sẽ được tiến hành, bất chấp
hàng trăm ngàn dân thường và lính Nga vẫn còn đang kẹt ở Grozny. Tuy
nhiên, kế hoạch điên rồ này đã được ngăn chặn bằng một hiệp định ngừng
bắn bởi cố vấn quân sự của Tổng thống Yeltsin, tướng Alexander Lebed.
Tiếp đó hiệp ước hòa bình đã được ký với điều kiện 2 phe rút hết lực
lượng vũ trang khỏi Grozny.
Theo Nga, Nga có 3.826 binh lính đã thiệt mạng, 17.892 bị thương, và
1.906 mất tích. Theo uỷ ban Quân sự độc lập của Nga, Nga có 5.362 binh
lính chết, 52.000 người bị thương hoặc bị bệnh. Thương vong Chechnya
được ước tính lên đến 100.000 người chết hoặc nhiều hơn, trong đó phần
lớn là dân thường, Bộ trưởng Nội vụ Nga Anatoly Kulikov cho rằng khoảng
20.000 dân thường đã bị giết hại.
Những tội ác chiến tranh kinh hoàng trong lịch sử đã cướp đi sinh mạng của không ít người vô tội.
Thiên An (Theo List25)
Diệt chủng Hy Lạp, một phần của vụ này được gọi là diệt chủng Pontic, là một trong những tội ác chiến tranh
đáng sợ nhất trong nửa đầu thế kỷ XX. Đây là vụ thanh trừng có hệ thống
người Hy Lạp Ottoman Kito giáo khỏi quê hương của họ ở Anatolia trong
khoảng thời gian 1913-1923. Trong khoảng thời gian này, quân đội Thổ Nhĩ
Kỳ được cho là đã giết gần một triệu người.
Rape of Belgium là một trong những tội ác chiến tranh khủng khiếp nhất trong Thế chiến I
khi Đức xâm lược Bỉ. Theo ước tính, hơn 6 nghìn người Bỉ vô tội, trong
đó có nhiều trẻ em, đã bị sát hại. Nhiều phụ nữ đã bị cưỡng hiếp trước
khi bị giết.
Ngày
19/2/1937 là một ngày khủng khiếp trong lịch Ethiopia khi xảy ra vụ
thảm sát kinh hoàng và bỏ tù hàng nghìn người mang tên Yekatit 12.
Vụ
thảm sát đảo Bangka xảy ra vào ngày 16/2/1942 khi các binh sĩ Đế quốc
Nhật Bản lúc bấy giờ dùng súng máy bắn 22 y tá Quân đội Australia. Chỉ
có một người duy nhất may mắn sống sót là y tá Vivian Bullwinkel.
Ngày
13/12/1943, một trong những tội ác khủng khiếp nhất của Thế chiến thứ
II đã diễn ra tại thị trấn Kalavryta, Hy Lạp. Khi đó, phát xít Đức thảm
sát gần 700 người trong thị trấn để trả thù cho vụ giết lính Đức trước
đó.
Thảm sát Deir Yassinxảy ra vào ngày 9/4/1948. Khi đó, hơn 107 người Palestine được cho là
đã bị giết hại, trong đó có nhiều nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Nhiều
người sống sót bị bắt giữ làm con tin và nhiều người bị giết sau khi
phải diễu qua các con phố ở Tây Jerusalem.
Vụ
thảm sát Gulch xảy ra trong thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên ngày
12/8/1950. Khi đó, quân đội Triều Tiên đã xử tử 75 tù binh Mỹ.
Vụ
thảm sát Khan Yunis xảy ra vào ngày 3/11/1956 tại thị trấn Khan Yunis
trong thời kỳ khủng hoảng Suez. Khi đó, các binh sĩ Israel đã bắn chết
200 người Palestine không vũ trang ở Khan Yunis và Rafah.
Vụ
thảm sát Mỹ Lai kinh hoàng: Ngày 16/3/1968, theo lệnh cấp trên, tốp
lính Mỹ xả súng bừa bãi tại thôn Mỹ Lai thuộc tỉnh Quảng Ngãi (Việt
Nam), khiến hơn 500 người, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, thiệt mạng.
Trong
ngày Thứ Bảy Đen tối (6/12/1975), một loạt vụ thảm sát và đụng độ vũ
trang ở Beirut, Lebanon, đã xảy ra trong giai đoạn đầu cuộc nội chiến
Lebanon. Tổng số người thiệt mạng trong vụ thảm sát này rơi vào khoảng
từ 200 đến 600 người.
Vụ
thảm sát Srebrenica vào năm 1995: Hơn 8.000 người, chủ yếu là các bé
trai và đàn ông, bị giết chết ở trong và xung quanh thị trấn Srebrenica
trong thời kỳ chiến tranh Bosnia. Cuộc thảm sát do các đơn vị của Quân
đội Cộng hòa Srpska thực hiện.
Vụ
tấn công hóa học Ghouta xảy ra vào ngày 21/8/2013 trong cuộc nội chiến
Syria. Tổng số người thiệt mạng trong vụ tấn công này rơi vào khoảng từ
281 đến 1.729 người, trong đó đa số là trẻ em.
Ảnh hiếm: Chiến tranh và Tội ác của lính Mỹ, Ngụy tại Việt Nam
Gần đây phong trào đấu tranh dân chủ
và kích động biểu tình trên mạng xã hội ngày càng tăng, đặc biệt là các
thế lực thù địch muốn gây nhũng nhiễu, xuyên tạc lịch sử, chiến tranh,
những người anh hùng của dân tộc. Vì vậy hôm nay Thanh niên Việt Nam xin
được đăng tải những hình ảnh đắt giá, sự thật về lính Mỹ, Ngụy thời ông
cha ta đã dũng cảm bằng máu, nước mắt, đối đầu với gian khổ, tra tấn
nhục hình, hay những cuộc tàn sát dân thường vô tội như thế nào để bạn
đọc hiểu rõ.
Xác người dân Việt Nam chết xếp hàng dài
Chiến tranh đã đi qua mấy chục năm trời,
nhưng vết thương thì vẫn còn dài, thế lực thù địch, Việt nam cộng hòa
vẫn luôn tìm mọi cách để gây rối, kích động biểu tình để làm hoang mang
lòng dân, tư tưởng, lập trường của cộng đồng. Chính vì mục đích phá hoại
nền độc lập của nước nhà mà những tay sai cho VNCH luôn tìm mọi cách,
mọi luận điệu có thể để xuyên tạc dù là lịch sử. Lịch sử phải để về sự
thật vốn có của nó, và những bức ảnh biết nói chính là sự thật của lính
Mỹ, Ngụy khi xưa. Tất cả sự thật không thể miêu tả bằng vai ba công văn,
văn bản về nhân đạo là yên lòng dân chúng. Văn bản mà thể hiện được bản
chất của một thể chế thì một chính thể khét tiếng độc ác cỡ Tần Thủy
Hoàng, Hitler… cũng rất rất nhân đạo, nhân văn ạ!
Những bức hình dưới đây có nhiều cảnh
tang thương, ghê rợn, vì vậy bạn đọc cân nhắc trước khi xem chúng để
tránh sợ hãi, mất ngủ...
Vụ thảm sát tại Mỹ Lai tháng ba 1968 làm 500 người dân thiệt mạng 182 phụ nữ và 173 trẻ em (55 trẻ) (ảnh Telegram)
Ảnh chụp ngày 8/3/1965 tại một trận càn quét của Mỹ ở Đà Nẵng
Những các bạo hình, tra tấn kinh hoàng cứ ngõ trong địa ngục của lính VNCH
Một phụ nữ bị tình nghi là VC bị lính VNCH tra tấn năm 1965
Một người dân vô tội nằm chết bên đường năm 1972 tại Quảng Trị
Lính
VNCH đánh một người bị tình nghi là quân Giải phóng trong tháng
10/1965. Ông là một trong 15 người bị bắt sau trận càn. Ảnh: AP
Sau
khi lính Mỹ càn vào một ngôi làng cách Sài Gòn 72 km, ngày 12/9/1966,
những người tình nghi sẽ được bàn giao cho quân đội của chính quyền Sài
Gòn. Hai đứa bé cũng bị bịt mắt.
Ảnh
lưu tại Gettyimages, chụp năm 1963, có chú thích "Lính Nam Việt Nam
(tuyển từ các tộc thiểu số người Thượng) đang chụp ảnh với những cái đầu
Việt Cộng bị chặt"
Bob kerrey nhân vật chủ chốt trong cuộc thảm sát kinh hoàng tại Thạnh Phong
Ngày 22/05/1964 một người lính VC bị lính VNCH tra tấn bằng cách buộc sau xe kéo lê trên đường đến chết (ảnh flashbak)
Bức ảnh Chiến tranh Việt Nam ghi lại hành động tàn ác của Mỹ được sử dụng làm bìa album cho ban nhạc rock San Diego
Ngày
12 tháng 12 năm 1965 “hatchet team” of B Company, 502nd Battalion,
101st Airborne Division, đã giết chết rất nhiều lính VC và treo đầu
trong rừng (ảnh flashbak)
Một bức hình đắt giá tượng chưng cho sự bất khuất, kiên cường người phụ nữ Việt trước những màn cha tấn tàn bạo
Cách tra tấn phổ biến của lính Mỹ, Ngụy đối với tù nhân VC (ảnh của washingtonpost)
30
Tháng 10 Năm 1965, Đà Nẵng, Việt Nam - Hình ảnh các chiến sĩ du kích bị
lính Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ giết trong cuộc tấn công ngày 30 tháng
10 ở ngoại ô Đà Nẵng.
Đây
là bức ảnh cuối cùng, cũng đắt giá nhất cho thấy miền nam Việt Nam được
viện trợ kinh khủng như thế nào trong chiến tranh. Không chỉ có vậy sau
giải phóng số viện trợ cho VNCH của Mỹ đã bắt Việt Nam phải trả lại cho
Mỹ giống như Campuchia hiện tại.
Sau tất cả những bức ảnh về chiến tranh
và tội ác của lính Mỹ, Ngụy mà Thanh niên Việt Nam đưa ra, chắc chắn bạn
đọc có thể hiểu được phần nào sự thật "Nhân Quyền" mà thế lực thù địch,
người Mỹ luôn rêu rao trước cộng đồng thế giới, những nước nhỏ để phá
bĩnh đất nước ấy. Điển hình là Syria một đất nước giàu có và nhiều vàng
đen đã bị Mỹ lợi dụng nhơn quyền mà gây chiến. Kết cục biến Syria thành
chiến trường để các nước lớn thử vũ khí, công nghệ mới của mình.
Vì vậy trên cuộc đời này không có cuộc
chiến nào là chính nghĩa cả, tất cả chỉ là ngụy biện. Đừng để các thế
lực thù địch kích động, gây rối, mất lòng tin. Nhân quyền có hay không
thì bạn là người hiểu rõ nhất khi đã xem xong các bức hình này.
Lịch sử phải trả đúng về vị trí của nó,
tội ác chiến tranh của Mỹ, Ngụy cũng cần phải được nhìn nhận rõ và đưa
ra tòa án Quốc Tế nếu cần.
Hãy chia sẻ vì một Việt Nam độc lập, tự cường, nói không với phản động, thù địch.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét