Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 7

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
The Wall Song

5 cuộc chiến vô nghĩa bắt nguồn từ những lý do… ngớ ngẩn nhất lịch sử



Chiến tranh thường xảy ra vì những vấn đề quan trọng như lãnh thổ, tôn giáo hay giành độc lập tự do. Nhưng cũng có những cuộc chiến khởi nguồn từ những lý do kỳ lạ đến nực cười.
1. Cuộc chiến con lợn
Đây là cách gọi khoa trương, có phần giễu nhại về cuộc tranh chấp giữa Anh và Mỹ năm 1859 tại quần đảo San Juan, phần đất nằm giữa lãnh thổ nước Mỹ và đảo Vancouver.
Vào thời điểm đó, quần đảo là nhà của những người Mỹ định cư và các nhân viên người Anh thuộc công ty Vịnh Hudson, cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền với vùng đất màu mỡ này.
tran-chien-vo-nghia-nhat-lich-su-22
Phát đạn đầu tiên và duy nhất của cuộc chiến con lợn được bắn ngày 15/6/1859. Một người nông dân Mỹ tên là Lyman Cutlar đã bắn chết một con lợn đen của cư dân Anh, khi ông phát hiện nó đang đào bới ruộng khoai tây của mình.
Việc con lợn chết làm gia tăng căng thẳng giữa hai cộng đồng người định cư, chính quyền Anh trên đảo San Juan tuyên bố Cutlar phải trả giá cho lỗi lầm của mình.
Sau khi nhận được báo cáo sự việc, quân đội Mỹ đã cử đại úy George Pickett, đến San Juan đồn trú cùng một lực lượng gồm 400 lính Mỹ. Pickett còn thêm dầu vào lửa khi tuyên bố toàn bộ hòn đảo là tài sản của nước Mỹ.
Người Anh sau đó đáp trả bằng việc cử một tàu chiến với 1000 lính sẵn sàng đổ bộ lên đảo. Khả năng chiến tranh đã hiện hữu, tình trạng này kéo dài đến vài tuần lễ.
Cuối cùng cả hai bên đàm phán thành công, chấm dứt đối đầu quân sự, khiến nhiều người thở phào nhẹ nhóm. Vì nếu lính Anh đổ bộ lên đảo, súng chắc chắn sẽ nổ và con người sẽ phải đổ máu vì con lợn.
2. Cuộc bạo loạn Nika
tran-chien-vo-nghia-nhat-lich-su-3
Năm 532 trước Công nguyên, những đám đông đổ ra đường phố Constantinople gây nên một cuộc bạo loạn khủng khiếp, tất cả xuất phát từ cuộc đua xe ngựa.
Khi đó, những cuộc đua ngựa diễn ra phổ biến ở Constantinople và người hâm mộ tự tổ chức thành các hội nhóm thật sự.
Nhưng, những “hooligan” thời này cư xử giống các băng đảng côn đồ hơn là người hâm mộ thể thao, hai nhóm tai tiếng nhất là Blues và Greens.
Xung đột nổ ra vào tháng 1 năm 532, khi Hoàng đế Justinian từ chối thả tự do cho hai thành viên của nhóm Blues và Greens, vốn bị kết án tử hình. Và một lần hiếm hoi, hai nhóm liên kết cùng nổi loạn.
Trong vài ngày, họ đốt cháy nhiều tòa nhà quan trọng của thành phố, đụng độ với lính hoàng gia, thậm chí là cố đưa người khác lên ngôi. Justinian buộc phải giải quyết cuộc bạo loạn bằng vũ lực.
Đầu tiên ông mua chuộc Blues để giành sự hỗ trợ, rồi phát động tấn công tiêu diệt những tên côn đồ còn lại. Sau một tuần giao tranh đẫm máu, cuộc bạo loạn bị dập tắt với khoảng 30.000 người chết.
3. Cuộc chiến từ con chó đi lạc
tran-chien-vo-nghia-nhat-lich-su-4
Đây là một trong những cuộc xung đột kỳ lạ nhất thế kỷ 20, một con chó vô tình gây ra một cuộc khủng hoảng quốc tế. Nguyên nhân sâu xa là tình trạng thù địch giữa Hy Lạp và Bulgaria kể từ chiến tranh Balkan lần hai.
Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào tháng 10 năm 1925, một người lính Hy Lạp bị bắn, sau khi bị cáo buộc đã vượt biên giới sang Bulgaria trong lúc đuổi theo con chó đi lạc của mình.
Sau đó, binh lính Hy Lạp đã nhanh chóng tập hợp, xâm chiếm Bulgaria và đóng quân ở một số ngôi làng, thậm chí sẵn sàng bắn phá thị trấn Petrich.
Cuối cùng, Hội Quốc Liên phải can thiệp và lên án các cuộc tấn công. Một cuộc đàm phán quốc tế được tổ chức để thỏa thuận ngừng bắn, nhưng trước đó, sự hiểu nhầm này đã khiến 50 người chết.
4. Cuộc chiến cái tai của Jenkin
tran-chien-vo-nghia-nhat-lich-su-5
Năm 1738, một thủy thủ người Anh tên là Robert Jenkins đã cho Quốc hội xem cái tai bị cắt và hoại tử của mình. Anh ta nói rằng đã bị một viên cảnh sát biển Tây Ban Nha cắt tai cách đó 7 năm vì tội buôn lậu.
Trước bằng chứng và câu chuyện đầy hùng hồn đó, người Anh tuyên chiến với Tây Ban Nha, bắt đầu cuộc chiến kỳ lạ về cái tai của Jenkin.
Thực chất, những cuộc đụng độ giữa Anh và Tây Ban Nha đã xuất hiện từ đầu những năm 1700 do tranh chấp lãnh thổ, và cái tai bị cắt của Jenkin chỉ là cái cớ phù hợp để gây chiến.
Chiến tranh bắt đầu cuối năm 1739, kéo dài hai năm bất phân thắng bại ở Floria và Georgia, hai thuộc địa của Tây Ban Nha và Anh ở Bắc Mỹ. Cuộc chiến này sau đó sáp nhập với cuộc chiến kế thừa ngai vàng ở Áo, kết thúc năm 1748.
5. Cuộc chiến bánh ngọt
tran-chien-vo-nghia-nhat-lich-su-6
Năm 1828, đám đông giận dữ đã phá hủy phần lớn thành phố Mexico trong một cuộc đảo chính quân sự. Một trong những nạn nhân đầu tiên của cuộc bạo động là một thợ làm bánh người Pháp Remontel, quán cà phê của ông bị cướp phá.
Bị giới chức Mexico bỏ qua khiếu nại, Remontel quyết định kiến nghị lên chính phủ Pháp để đòi bồi thường. Một thập kỷ sau, yêu cầu của ông mới được vua Louis-Philippe chú ý đến.
Nhà vua tức giận và yêu cầu phải bồi thường cho người thợ làm bánh 600.000 peso. Trước việc Mexico ngần ngại chi khoản tiền hoang đường này, Louis-Philippe bất ngờ tuyên chiến.
Tháng 10/1838, một hạm đội Pháp đã tới Mexico và phong tỏa thành phố Veracruz. Khi những người Mexico vẫn từ chối trả tiền, các tàu chiến bắt đầu bắn phá thành San Juan de Ulua.
Một vài trận đánh nhỏ diễn ra sau đó, đến tháng 12 năm đó có khoảng 250 binh lính tử trận. Danh tướng Santa Anna còn quyết định thôi nghỉ hưu, trở lại chiến trường, dẫn dắt quân đội Mexico chống Pháp.
Cuộc chiến chỉ kết thúc vào tháng 3/1839, khi Anh đứng ra làm trung gian thỏa thuận hòa bình. Theo một phần hiệp ước, Mexico buộc phải bồi thường 600.000 peso, một khoản tiền lớn đối với một cửa hàng bánh ngọt thời đó.
Video: Trận đánh kinh điển nhất phim Thiên Long Bát Bộ
Theo Trí thức trẻ

  
Rise Against - Hero Of War

Sự thật về cuộc chiến vô nghĩa mà Trung Quốc cố chôn vùi

1 Yến Chi (Theo New York Times)
ANTĐ Nhiều năm sau cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 1979, nhiều cựu binh Trung Quốc cảm thấy khó nói về lý do họ đã tham gia cuộc chiến, dù rằng họ cho rằng đã bị sử dụng làm bia đỡ đạn trong một trò chơi chính trị. Liệu cuộc chiến đó là vô nghĩa và Trung Quốc đã cố tình quên đi trang lịch sử buồn này như thế nào? ANTĐ xin giới thiệu bài viết của tác giả Howard W.French trên tờ New York Times.
Nỗi đau của những người ở lại
Tại thị trấn Malipo, Vân Nam, Trung Quốc, những du khách lần đầu tiên đặt chân đến đều kinh ngạc trước một nghĩa trang trải ngút tầm mắt, uốn lượn theo những sườn đồi là những hàng mộ mà trên đó, mỗi tấm bia được trang trí bằng một ngôi sao lớn màu đỏ, tên tuổi và một dòng chữ. Với Long Chaogang và Bai Tianrong thì không. Hai người này là cựu binh của cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam, nổ ra dữ dội vào giữa tháng 2-1979, thỉnh thoảng họ lại tới thăm đồng đội đã tử trận trong số 957 binh sĩ được chôn cất tại đây.
Không gian nơi đây tĩnh lặng đúng nghĩa với một cuộc chiến tranh đang bị Trung Quốc cố tình quên. Theo thống kê chính thức, 20.000 người Trung Quốc đã chết trong tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh chớp nhoáng khi quân đội nước này xâm lược Việt Nam và đối mặt với sự kháng cự quyết liệt, chưa kể những người khác đã chết bởi các cuộc xung đột kéo dài khoảng 10 năm sau đó.
ảnh 1Một lính Trung Quốc thương vong
Từng ấy năm qua nhưng chỉ có một vài bộ phim, tiểu thuyết và hồi ký nói về nỗi đau mà những người lính và gia đình họ phải hứng chịu. Nhiều người trong số các cựu chiến binh cảm thấy khó nói về lý do họ đã tham gia cuộc chiến. Hầu hết họ đều cảm thấy miễn cưỡng khi nói chuyện đó với người ngoài, thậm chí tuyệt đối không đề cập với gia đình họ.
Khi được hỏi cuộc chiến đó là vì điều gì, Long Chaogang, một cựu lính bộ binh nói: “Tôi không biết”. Vậy làm thế nào để giải thích về quá khứ với gia đình mình, ông ta nói rằng có lần cô con gái 12 tuổi của ông hỏi, ông chỉ nói đơn giản "đó không phải là việc của con".
Cuộc chiến tranh xâm lược là một sai lầm
Để một sự kiện bị lãng quên trên quy mô lớn như vậy không phải là sự thụ động. Thay vào đó, nó là một sản phẩm của nỗ lực sắt đá và không ngừng của chính quyền Trung Quốc nhằm kiểm soát thông tin và đặc biệt là về lịch sử.
Sách giáo khoa của Trung Quốc ngày nay không đề cập đến cuộc chiến tranh đó. Những tác phẩm xoáy sâu về cuộc chiến đều không được công bố. Năm 1995, cuốn tiểu thuyết mang tên “Vượt qua cái chết” viết về cuộc chiến tranh năm 1979 có khả năng giành giải thưởng tiểu thuyết quốc gia Trung Quốc nhưng đã bất ngờ bị loại khỏi cuộc thi mà không một lời giải thích.
Các sử gia cho rằng, cuộc chiến là một sai lầm với các mục đích không rõ ràng, trong đó có cái gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” do đã lật đổ Pol Pot, nhà lãnh đạo của chính quyền Khmer Đỏ ở Campuchia, một trong những kẻ bạo chúa gây ra thảm họa diệt chủng đẫm máu nhất thế kỷ 20 và cũng là một đồng minh của Trung Quốc thời đó.
Tới nay, các cựu binh Trung Quốc vẫn giận dữ về việc bị sử dụng làm bia đỡ đạn trong một trò chơi chính trị: “Chúng tôi đã hy sinh cho chính trị và không chỉ có tôi cảm thấy điều đó, rất nhiều đồng đội của tôi trao đổi suy nghĩ ấy thông qua Internet”, một cựu lính bộ binh tâm sự trong một cuốn sách tự xuất bản về chiến tranh Trung - Việt. Người này cho rằng: “Việc Trung Quốc không muốn nhắc đến sự kiện lịch sử buồn này là vì hiện nay quan hệ với Việt Nam đã ổn định, tốt đẹp. Tuy nhiên, cũng là vì những lý do phát động chiến tranh thời ấy hiện giờ không còn đứng vững nữa”.
Người cựu binh này kể, tư liệu về cuộc chiến đã bị các thư viện bỏ đi: “Nó giống như một bộ nhớ bị xóa, như thể nó chưa bao giờ xảy ra. Có lần tôi tìm đến các sử gia quân đội, họ nói: Đừng nghĩ về nó. Thái độ của Trung Quốc là thế, chúng ta hãy nhìn về phía tương lai và hãy cùng nhau làm giàu”.

  
War Thunder - "Victory is Ours" Live Action Trailer
Picture Một lần kia, có một đạo sĩ đi đến một cung điện, rồi nằm ngủ trên giường của nhà vua. Khi nhà vua trở lại, ngài hỏi, 'Nhà ngươi là ai?' Vị đạo sĩ nói, 'Chỉ là một người tầm thường!' 'Vậy tại sao một người tầm thường lại ngủ trên giường của một người không tầm thường?' Vị đạo sĩ trả lời, 'A... Nơi đây là khách sạn, nên tôi chỉ ngủ bất cứ nơi nào tôi muốn, cho đến bao lâu tôi muốn.' Nhà vua nói, 'Nhưng ngươi biết nơi đây là hoàng cung, không phải khách sạn.' Vị đạo sĩ nói, 'Ðó là ý kiến riêng của ngài, nhưng theo ý tôi, đây là khách sạn!'
         Nhà vua nói, 'Tại sao vậy?' Vị đạo sĩ trả lời, 'Trước khi ngài tuyên bố đây là giường của ngài, thì nó là giường của ai? Ðây là chỗ của ai?' Nhà vua nói, 'Nó thuộc về phụ hoàng của ta. Cha ta đã từng ngủ tại đây.' Vị đạo sĩ nói, 'Ðược! Vậy trước vua cha thì là ai? Ai ở chỗ này?' 'Ồ! Ðó là thái thượng hoàng của phụ vương.' 'Vậy trước thái thượng hoàng của phụ vương ngài, thì là ai?' 'Một người khác.' 'Và trước một người khác thì là ai?' 'Một vị vua khác.' Cho nên vị đạo sĩ nói, 'Vậy cái giường này không chỉ thuộc về một người. Nếu nó không phải là khách sạn thì là gì?'
         Bây giờ, tất cả chúng ta đều tranh giành cái khách sạn vô thường này, thật là tức cười. Tất cả chúng ta đều là hề nhưng không biết mình là hề. Nhất là những người đang tranh giành cái gọi là mảnh đất của họ, quốc gia của họ hay cái gọi là biên giới của họ; chính sách hay cái gọi là lý tưởng quốc gia, bất cứ gì. Bất cứ là gì, nó không bao giờ vĩnh cửu, đặc biệt trong thời này. Ngay cả những quốc gia có những việc như bầu cử tổng thống, sau bốn hay năm năm, tối đa là tám năm, quý vị cũng trở thành một người tầm thường trở lại.
         Cho nên văn phòng tổng thống thật sự là một khách sạn. Thêm vào đó, cuộc đời này cũng là một khách sạn. Tôi đã nói với quý vị rất nhiều lần và điều này có khoa học chứng minh. Thí dụ, căn nhà này: Trước khi chúng ta đến đây, đã có những người khác ở đây. Rồi chúng ta thuê chỗ này, rồi trang hoàng nó; chúng ta biến nó thành khác hơn một chút. Nhưng nó vẫn là căn nhà đó. Sau chúng ta, có thể người khác sẽ đến và trang hoàng lại, rồi biến nó thành khác hơn, nhưng nó vẫn là căn nhà đó. Cho nên nó là một khách sạn, chỉ là loại khách sạn khác hơn một chút.
         Nhưng vì khách sạn vô thường và tạm bợ này, chúng ta tranh giành lẫn nhau, chúng ta giết hại lẫn nhau, chúng ta bắn lẫn nhau! Ðiều này thật là thiếu thông minh. Quý vị sẽ thành người dại dột nếu làm vậy, phải không? [Khán thính giả: Dạ phải!] Tất cả thiên nhân trên trời nhìn xuống và thấy loại người gì đang sinh sống tại địa cầu này. Họ chắc chắn phải lắc đầu, tất cả thiên thần chắc chắn phải cảm thấy rất kỳ lạ. Họ không biết phải làm sao để bảo vệ chúng ta, bởi vì mọi người đều cầu nguyện để giết người khác. Các thiên thần chỉ đứng đó và cả hai bên đều cầu nguyện các thiên thần, 'Làm ơn cho tôi thắng trận này hay thắng phe bên kia, hay lấy được quốc gia của họ hay lấy được mỏ dầu hay mỏ kim cương của họ. Tôi muốn những thứ này!' Một bên cầu nguyện như vậy. Bên kia cũng cầu nguyện với các thiên thần, 'Xin bảo vệ mỏ dầu và mỏ kim cương của tôi.' Cho nên các vị thần phải làm sao bây giờ? Có thể họ sẽ trở về thiên đàng, nói với Thượng Ðế, 'Thượng Ðế ơi! Chúng tôi bỏ cuộc! Con của Ngài điên khùng quá! Chúng tôi làm sao bảo vệ người điên khùng được?' Và Thượng Ðế cũng không biết phải làm sao.
         Trước đây tôi đã kể cho quý vị một chuyện vui: Một người cứ cầu nguyện hòa bình thế giới. Rồi sau một thời gian lâu, điều này không xảy ra. Cho nên ông than phiền với Thượng Ðế: 'Con đã cầu nguyện Ngài rất lâu để cho thế giới hòa bình. Tại sao điều này không bao giờ xảy ra? Ngài đang làm gì?' Rồi Thượng Ðế nói, 'Ồ! Xin lỗi! Chính Ta cũng đang cầu nguyện cho thế giới hòa bình đây!'
        
--Ðức Quốc, tháng 12 năm 2006 (nguyên văn tiếng Anh)


  
Two Steps From Hell - Victory (WW2)(Cinematic)

Mỹ tham gia nhiều cuộc chiến vô nghĩa?

(Lực lượng vũ trang) - Có thể thấy rất rõ điều đó qua thực tế gần 200.000 quân nhân Mỹ đang được triển khai tại 177 nước trên khắp thế giới.

Trang The National Interest cho rằng mục đích của Quân đội Mỹ kể từ khi thành lập vào năm 1775 là bảo vệ quốc gia trước mọi kẻ thù, cả ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay, trong đa số trường hợp, quân đội Mỹ đang được triển khai không nhằm mục đích này, mà là để thi hành một danh sách dài các nhiệm vụ chiến thuật mà chẳng mấy liên quan tới việc bảo vệ những lợi ích quốc gia thiết yếu của Mỹ.
Có thể thấy rất rõ điều đó qua thực tế gần 200.000 quân nhân Mỹ đang được triển khai tại 177 nước trên khắp thế giới. Sứ mệnh của Mỹ ở Afghanistan đã suy giảm nhiều và chỉ đơn thuần là để duy trì chế độ tại Kabul khỏi bị sụp đổ trước các lực lượng nổi dậy.
My tham gia nhieu cuoc chien vo nghia?
Binh sĩ Mỹ tại Afghanistan
Các binh lính Mỹ tại Syria đang hỗ trợ cho cái gọi là lực lượng dân quân Hồi giáo “ôn hòa” và lực lượng người Kurd ở Syria. Đồng thời, dọc theo biên giới Iraq, quân đội Mỹ cũng đang hỗ trợ lực lượng an ninh Iraq vì lợi ích của chính quyền Baghdad.
Các lực lượng không quân, hải quân và đặc nhiệm Mỹ đã được gửi đến chiến đấu tại Yemen, Pakistan, Libya, Somalia và các nước khác ở châu Phi. Tuy nhiên, không có lợi ích quốc gia thiết yếu nào của Mỹ bị đe dọa trong các cuộc xung đột đó.
Do lực lượng an ninh Afghanistan vẫn không thể tự bảo vệ đất nước và lực lượng an ninh Iraq vẫn còn quá yếu sau khi đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Mosul, giới chức chính quyền và quân sự đang bắn tín hiệu rằng lực lượng Mỹ muốn duy trì sự hiện diện tại cả hai chiến trường trong tương lai gần.
Không có một chiến lược quân sự và mục tiêu đánh bại kẻ thù nào trong các các cuộc tham chiến được liệt kê ở trên. Cũng không có một mốc chiến lược nào để có thể báo hiệu sự kết thúc thành công sứ mệnh của Mỹ.
My tham gia nhieu cuoc chien vo nghia?
Quân đội Mỹ đang căng sức trên nhiều chiến trường cùng lúc
The National Interest cho rằng mục đích của quân đội Mỹ hiện giờ rõ ràng đã trở thành việc tham gia vào những chiến dịch quân sự thường xuyên tại hàng chục nước trên khắp thế giới - và chẳng có chiến dịch nào trong số đó tăng cường cho an ninh của Mỹ.
Đây là sự đi trệch quá xa mục tiêu của Quân đội Mỹ là bảo vệ đất Mỹ, bảo vệ công dân Mỹ ở nước ngoài và chiến đấu, chiến thắng mọi cuộc chiến của Mỹ khi tất cả các cách thức hành động khác đã được tận dụng.
Sự sai lệch mục đích quân sự này đã làm tiêu hao các nguồn lực quốc gia, tạo nên xu hướng luôn luôn phải có kẻ thù xuất hiện để chống lại các lợi ích của Mỹ, và có lẽ tồi tệ nhất là khiến các công dân Mỹ phải đổ máu vì những lợi ích mơ hồ - hoặc không có - của Mỹ.
Vấn đề là ở chỗ trong khi các nhà hoạch định chính sách Washington tiếp tục triển khai quân đội với những sứ mệnh không liên quan đến lợi ích quốc gia thì những khu vực cần thiết lại đang bị bỏ rơi.
My tham gia nhieu cuoc chien vo nghia?
Binh sĩ Mỹ tử trận tại Iraq được đưa về căn cứ không quân Dover, bang Delaware
Mỹ có quyền lợi trong việc đảm bảo cộng đồng toàn cầu được tiếp cận thị trường thương mại tự do và mở rộng, và không phải Nga hay Trung Quốc khuất phục châu Âu hoặc châu Á về mặt quân sự. Điều quan trọng là cả Iran cũng như Triều Tiên chưa có được hay mở rộng kho vũ khí hạt nhân.
The National Interest cho rằng Mỹ cần phải ngừng phung phí nguồn ngân sách quốc gia có giới hạn vào những sứ mệnh không làm lợi cho lợi ích quốc gia trong khi lại đặt các khu vực đó vào nguy hiểm.
Nếu Mỹ cứ tiếp tục tình trạng này - phung phí sức mạnh của Mỹ vào quá nhiều sứ mệnh đơn thuần được nâng lên thành mức độ “lợi ích”- thì Mỹ có lẽ sẽ không thể đánh bại kẻ thù khi một cuộc xung đột lớn nữa bất ngờ xảy ra.
Cách tốt nhất để đảm bảo quân đội Mỹ được đào tạo, sẵn sàng và có khả năng đáp ứng nhiệm vụ khi thực sự cần thiết là phải dừng ngay việc lãng phí sức mạnh của nó vào những thứ không đóng góp gì cho an ninh của Mỹ.
Đông Triều

  
Two Steps From Hell - Victory | Assassin’s Creed Unity Cinematic |

Những cuộc chiến đẫm máu và vô nghĩa

Cho đến nay, ngoài các vụ tiến công đơn lẻ diễn ra hầu như mỗi ngày trong một thời gian dài và chưa tính cuộc chiến Hamas-Israel lần này, các bên liên quan đã tiến hành 6 cuộc chiến tranh, xung đột ở quy mô lớn.
Chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất nổ ra giữa liên minh các nước Arab và Israel chỉ 1 ngày sau khi Hội đồng Dân tộc Do Thái tuyên bố thành lập Nhà nước Israel với thủ đô là Jerusalem (ngày 14/5/1948). Kết quả cuộc chiến kéo dài 15 tháng này (có giai đoạn ngừng bắn) là Israel chiếm được một vùng lãnh thổ rộng 6.700km 2 , gồm dải Gaza, bờ Tây sông Jordan của Jordan và khống chế cố đô Jerusalem.
Gần 1 triệu người Palestine phải rời quê hương đi tị nạn. Quyết định của LHQ về việc thành lập Nhà nước Arab Palestine đã không được thực hiện và trở thành hữu danh vô thực.
Cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ hai liên quan đến vấn đề kênh Sue, sau khi Ai Cập quốc hữu hóa con đường thông thương huyết mạch này vốn do Anh và Pháp quản lí, cấm tàu thuyền Israel qua lại. Kết quả cuộc chiến (tháng 10/1956 đến tháng 3/1957), Anh và Pháp buộc phải rút quân khỏi lãnh thổ Ai Cập, quân đội Israel rút khỏi bán đảo Sinai và dải Gaza.
Chiến tranh Trung Đông lần thứ ba (“cuộc chiến tranh 6 ngày”) diễn ra sau khi Tổ chức Giải phóng Palestine được thành lập (tháng 5/1964), chủ trương thông qua đấu tranh vũ trang để giải phóng toàn bộ lãnh thổ Palestine. Sau khi thực hiện thành công các hành động đánh lừa tình báo, mờ sáng ngày 5/6/1967, Israel bất ngờ phát động cuộc chiến “Tia chớp” tiến đánh 3 nước Ai Cập, Sirya và Jordan.
Lực lượng phía các nước Arab do Ai Cập đứng đầu bị thiệt hại nặng. Quân đội Israel chiếm dải Gaza, bờ Tây sông Jordan, toàn bộ thành phố Jerusalem, bán đảo Sinai và cao nguyên Golan. Tổng diện tích bị đánh chiếm là 39.859km 2 , rộng gấp hơn 3 lần lãnh thổ của Israel. Quốc hội Israel tán thành sáp nhập phần phía đông Jerusalem vào lãnh thổ Israel. Ngay sau đó, Israel xúc tiến thành lập các khu định cư người Do Thái ở những vùng đất mới chiếm đóng.
Xung đột quân sự Israel-Hezbollah năm 2006 kéo dài 34 ngày (từ 12/7 đến 14/8/2006) ở miền nam Lebanon và miền bắc Israel.
Cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ tư giữa Ai Cập, Sirya với Israel bắt đầu ngày 6/10/1973, nổi tiếng với trận đấu xe tăng quy mô lớn nhất từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (là trận đấu tăng tại Vòng cung Kursk giữa Hồng quân Liên Xô và quân Đức) giữa Ai Cập và Israel tại bờ đông kênh Sue, gần 100 xe tăng Israel bị tiêu diệt.
Sau khi được Mỹ viện trợ, Israel mở cuộc phản công. Phía Ai Cập bị thiệt hại nặng, Israel chiếm lại cao nguyên Golan.
Ngày 23/10, Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết ngừng bắn; Ai Cập, Sirya và Israel lần lượt kí với nhau các hiệp định đình chiến riêng rẽ. Tháng 5/1974, Sirya và Israel thỏa thuận cách li quân đội trên cao nguyên Golan, Sirya được trao trả phần đất họ bị mất trong cuộc chiến tranh trước đó.
Năm 1979, Ai Cập và Israel kí Hiệp ước hòa bình, tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước, Israel đồng ý trả lại cho Ai Cập toàn bộ lãnh thổ họ chiếm đóng trước đó, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ năm diễn ra sau khi các đơn vị vũ trang Palestine chuyển từ Jordan vào xây dựng căn cứ tại miền nam Lebanon. Từ Lebanon, du kích Palestine tiến hành các cuộc công kích vào các mục tiêu bên trong Israel. Trong khi đó, Israel vẫn theo đuổi mục tiêu tiêu diệt phong trào kháng chiến Palestine và thôn tính lâu dài lãnh thổ Palestine.
Ngày 4/6/1982, lấy cớ đại sứ của họ tại Anh bị sát hại, Israel cho không quân tiến công Bộ Chỉ huy và các căn cứ của PLO tại Lebanon. Các lực lượng vũ trang Palestine chiến đấu ngoan cường, chống trả quyết liệt, song do thế yếu nên bị thiệt hại nặng nề, buộc phải rút đến các nước Arab khác.
Tháng 6/1985, quân đội Israel rút khỏi Lebanon, nhưng vẫn duy trì ở miền nam nước này một vùng đệm an toàn rộng khoảng 850km 2 , mãi đến tháng 5/2000 mới rút hoàn toàn. Trong cuộc chiến tranh lần thứ năm này, cả hai bên bị chết và bị thương gần 200 nghìn người, gần 2 triệu người Arab bị phiêu bạt đi nơi khác.
Xung đột quân sự Israel-Hezbollah năm 2006 kéo dài 34 ngày (từ 12/7 đến 14/8/2006) ở miền nam Lebanon và miền bắc Israel. Cuộc xung đột bắt đầu khi các chiến binh Hezbollah bắn rocket vào các thị trấn biên giới Israel như một hành động trả đũa cuộc tấn công bằng tên lửa chống tăng từ phía Israel ở hàng rào biên giới. Các cuộc phục kích của Hezbollah đã làm 3 binh binh sĩ Israel thiệt mạng, 2 người khác được cho là đã bị giết chết hoặc bị bắt.
Sau một nỗ lực giải cứu không thành công với 5 binh sĩ thiệt mạng, Israel mở các cuộc không kích quy mô lớn và bắn pháo vào các mục tiêu ở Lebanon làm hư hỏng cơ sở hạ tầng dân sự của Lebanon, gồm cả sân bay quốc tế Rafic Hariri mà Israel nói rằng Hezbollah sử dụng để nhập khẩu vũ khí; đồng thời phong tỏa không phận và hải phận Lebanon.
Hezbollah sau đó đã phóng nhiều rocket vào miền bắc Israel và đụng độ với quân đội Israel trong các trận chiến du kích. Cuộc xung đột đã làm thiệt mạng ít nhất 1.300 người, chủ yếu là công dân Lebanon, gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng dân sự Lebanon; khoảng một triệu người Lebanon và 500.000 người Israel phải sơ tán.
Ngày 11/8/2006, Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc thông qua Nghị quyết 1701 yêu cầu “chấm dứt thù địch”. Lực lượng lâm thời LHQ tại Lebanon (UNIFIL) được đưa vào miền nam Lebanon. Israel dỡ bỏ phong tỏa và rút phần lớn lực lượng khỏi Lebanon, tuy nhiên một nhóm vẫn tiếp tục chiếm đóng ngôi làng Ghajar xuyên biên giới hai nước.
Hai binh sĩ bị giam giữ được trao trả cho Israel vào ngày 16/7/2008 trong một đợt trao đổi tù binh. Tuy nhiên, Hezbollah không bị giải giáp, do vậy mầm mống xung đột vẫn còn hiện hữu.
Điểm giống nhau của các cuộc chiến tranh Trung Đông là không những không giải quyết được vấn đề cốt lõi là quan hệ Israel - Palestine, mà còn gây nên sự thù hằn giữa hai bên, gây những hậu quả nặng nề mà cho đến hôm nay vẫn chưa giải quyết nổi.
Đăng Song

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét