Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

BÍ ẨN KHOA HỌC 75/7

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hồ sơ chưa giải mã - Tập 7

Bí ẩn ly kỳ về cái chết của 9 người leo núi Ural năm 1959


Đoàn người leo núi Ural lúc đang dựng trại (Ảnh: Intenet)
Trong lịch sử tồn tại rất nhiều vụ án khiến người đời nghi hoặc mãi không tìm ra lời giải đáp. Vụ án ly kỳ xảy ra trên dãy núi Ural của Nga vào ngày 2.2.1959 chính là một trong những sự kiện ly kỳ và thần bí như vậy.
Trong cuộc leo núi này không những cả 9 thành viên của đoàn đều chết mà nguyên nhân cái chết của cả 9 người họ cũng hết sức ly kỳ, khiến nhiều người “sởn gai ốc”. Cho đến nay các nhà nghiên cứu cũng chưa thể tìm ra lời giải cho câu hỏi: Rốt cuộc đã xảy ra điều gì với họ?

Núi chết (Ảnh: Internet)
Núi chết (Ảnh: Internet)

Ngày 27.1.1959, một nhóm 10 người đã xuất phát từ ngôi làng Vizhai và leo lên núi Kholat Syakhl, nằm ở phía đông của dãy núi Ural. Ngọn núi này được người dân địa phương gọi là núi Tử Thần. Ngày hôm sau, một thành viên trong đoàn là Yuri Yudin vì sức khỏe yếu nên đã rời khỏi cuộc hành trình. Vì vậy, đoàn gồm 10 người lên núi còn lại 9 người. Trong đó người lớn tuổi  nhất là 37 tuổi, nhỏ tuổi nhất là 12 tuổi, 9 người họ tiếp tục cuộc hành trình leo  núi.
Ngày 31.1, khi đến một rừng cây trong thung lũng, chỗ tiếp giáp với chân núi, họ chặt cây và dựng lập kho để dự trữ thực phẩm và dụng cụ để sử dụng khi quay trở lại. Cả đoàn 9 người mang theo những đồ đạc nhẹ leo núi.

Yuri Yudin (ở giữa) thành viên duy nhất may mắn thoát chết lúc rời cuộc hành trình (Ảnh: Internet)
Yuri Yudin (ở giữa) thành viên duy nhất may mắn thoát chết lúc rời cuộc hành trình (Ảnh: Internet)

Đoàn người tiếp tục leo núi và gặp phải bão tuyết vào ngày 1.2. Bão tuyết đã che phủ toàn bộ tầm nhìn khiến họ không còn nhận ra con đường để leo lên núi.
Từ đây, họ bắt đầu bị lạc hướng, vốn là phải đi lên hướng đông nhưng họ lại đi về hướng tây. Khi nhận ra điều này, họ cũng không lập tức quay ngược trở lại mà dừng ở đó và cắm trại. Cả nhóm 9 người không khác gì “đánh cược” mạng sống của mình với tử thần. Bởi vì cắm trại trên núi lúc này cũng tương đương với việc chấp nhận có thể bị chìm ngập bởi lở tuyết. Tại sao một đoàn người dày dặn kinh nghiệm leo núi mà lại có một quyết định kỳ quái như vậy? Đây vẫn còn là một điều bí ẩn chưa ai hiểu rõ nguyên nhân.
Đêm hôm đó, cứ như vậy họ mất liên lạc…

Bức ảnh lúc dựng trại vào đêm gặp nạn do một thành viên chụp lại (Ảnh: Internet)
Bức ảnh lúc dựng trại vào đêm gặp nạn do một thành viên chụp lại (Ảnh: Internet)

Cứ như vậy đến ngày 12.2, mọi người đã không còn nhận được một tin tức nào của cả đoàn 9 người họ. Lúc ấy, mọi người còn phỏng đoán rằng 9 người họ chắc còn muốn chơi nhiều hơn một chút rồi mới trở về. Nhưng đến ngày 20.2, người thân của các thành viên không thể chờ đợi được nữa nên đã nhờ tới đội cứu nạn. Những hình ảnh “đập” vào mắt khiến đội cứu nạn khiến họ “sởn gai ốc” và không thể lý giải nổi.
Bởi vì, lều vải mà họ cắm trại đã bị phá hủy hoàn toàn mà bên trong cũng không có một bóng người. Nhưng bên trong, quần áo, đồ ăn vẫn còn và lều vải bị mở ra từ bên trong bởi vết cắt của dao găm. Trên mặt tuyết, đội cứu hộ có thể nhìn rõ dấu chân của 9 người. Điều kỳ lạ chính là, từ dấu chân của 9 người, đoàn cứu nạn phát hiện, 9 người họ lúc đi ra khỏi lều người thì đi tất, người thì đi một chiếc giày và có người chỉ đi chân trần. Vì sao họ lại vội vàng chạy thoát ra khỏi căn lều như vậy? Ngay cả giày cũng không kịp đi? Đây là điều người ta cho là bí ẩn thứ 2.

Chiếc lều bị cắt từ bên trong và vết mở đủ lớn cho một người chui qua và bị phá hủy khi đoàn cứu nạn phát hiện (Ảnh: Internet)
Chiếc lều bị cắt từ bên trong và vết mở đủ lớn cho một người chui qua và bị phá hủy khi đoàn cứu nạn phát hiện (Ảnh: Internet)

Đội tìm kiếm cứu nạn tiếp tục tìm kiếm, trong rừng rậm cách chiếc lều khoảng 1 km, người ta phát hiện ra thi thể người chết. Hình dáng thi thể cũng rất kỳ quái. Từ tư thế xem xét người ta phát hiện, những người này trước khi chết đều đang cố gắng bò lết về trại. Kỳ lạ hơn là 3 thi thể trong đó dường như bị va đập rất mạnh. Khám nghiệm tử thi thấy rằng, lực va chạm mà họ phải chịu không khác gì lực của chiếc ô tô đâm chính diện. Trong 3 thi thể, có 1 thi thể bị vỡ hộp sọ, 2 thi thể còn lại bị gãy xương sườn, nhưng bên trong thì hoàn toàn không bị thương. Đây là bí ẩn thứ 3.
Liệu có phải đoàn người đã gặp lở tuyết nên chạy ra khỏi lều vải? Đây là phỏng đoán của người bình thường sẽ xử lý lúc gặp tình huống này. Nhưng sau khi điều tra, họ phát hiện rằng ngọn núi này sườn núi không quá dốc, đồng thời đội cứu nạn còn tìm được dấu chân nên đoàn leo núi chắc chắn không gặp lở tuyết. Ngoài ra khi đo lường, người ta phát hiện ra quần áo trên thân của một số người bị nạn có chứa chất phóng xạ. Điều này có thể phỏng đoán rằng, 9 người này đã đụng phải một vật “không tầm thường”. Vì vậy, họ bất đắc dĩ phải chạy vội ra khỏi lều, sau đó thì chết không rõ ràng.

Thi thể người gặp nạn (Ảnh: Internet)
Thi thể người gặp nạn (Ảnh: Internet)

Các nhà nghiên cứu sau nhiều năm đã đưa ra những điểm nghi ngờ:
1. Vì sao đang đêm ngủ mà họ phải dùng dao găm cắt lều để chạy thoát ra ngoài? Chắc chắn họ đã gặp tình trạng nào đó rất khẩn cấp, phải vội vàng chạy khỏi lều để thoát chết, nên mới phải dùng dao cắt lều mà không ra theo cách thông thường. Thậm chí ngay cả áo khoác chống lạnh và chăn lông họ cũng không kịp mang theo. Có người còn đi chân đất, đi tất hoặc đi vội một chiếc giày? Mặc dù họ biết rằng họ đang ở nơi có nhiệt độ âm 25 – 30 độ, nếu không mang theo những thứ này họ sẽ không còn cách để sống sót.
2. Ngay sau đó, liên bang Nga đã chính thức điều tra và tuyên bố 9 người trong đoàn leo núi đều chết vì nhiệt độ quá thấp. Hơn nữa, cuối cùng các nhà điều tra còn kết luận về nguyên nhân gây ra cái chết cho 9 người họ rằng: Không biết lực lượng nào đã gây ra! Họ cũng lập tức tuyên bố kết thúc vụ án và xếp hồ sơ vụ án vào loại lưu trữ tuyệt mật. Nhưng điều khiến người ta băn khoăn là 3 người trong 9 người đó đã bị va đập mạnh, bị gẫy xương sườn và sọ não chứ không phải do nhiệt độ quá lạnh mà chết.
Liên quan đến vụ án này, nhiều người cũng đưa ra một số giả thuyết rằng: Có thể đã xuất hiện người ngoài hành tinh điều khiển phi thuyền công kích, người tuyết hay hỏa cầu xuất hiện…
Câu chuyện có thật này đã được đạo diễn người Mỹ – Renny Harlin dựng thành bộ phim mang tên “Mật mã Dyatlov” vào năm 2013.
Rốt cuộc vì sao đoàn leo núi lại có những hành động kỳ lạ như vậy? Cho đến nay chưa có một đáp án nào cho câu hỏi này. Chân tướng của vụ án ly kỳ cứ như vậy vĩnh viễn được chôn dấu trên núi Tử Thần suốt hơn nửa thế kỷ qua!
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Cái chết bí ẩn của 9 người leo núi xấu số trên Đèo Dyatlov: nạn nhân chết vì mất nhiệt, có chấn thương "không thể do con người gây ra", quần áo bị nhiễm xạ nặng

Dink , Theo Trí Thức Trẻ 1 tháng trước

Từ năm 1959 đến nay, bí ẩn này đã tồn tại 59 năm và vẫn chưa có lời giải.

Vẻ bề ngoài khiến vụ mất tích này chẳng khác những lần khác là mấy: đoàn leo núi thám hiểm 9 thanh niên đã bỏ mạng trên Đèo Dyatlov, một con đèo vốn hiểm trở mà trong đêm định mệnh ấy, nhiệt độ đèo xuống tới -30 độ C.
Nhưng những chi tiết cụ thể của vụ tai nạn này mới là thứ làm bản sởn gai ốc và dựng tóc gáy. Đêm ngày mùng 2 tháng Hai năm 1959, các thành viên của đội thám hiểm này đã rạch lều chui ra ngoài dưới thời tiết rét cóng, chẳng mặc đồ gì trên người ngoài những thứ quần áo mỏng dính họ mặc trước khi đi ngủ.
Cái chết bí ẩn của 9 người leo núi xấu số trên Đèo Dyatlov: nạn nhân chết vì mất nhiệt, có chấn thương không thể do con người gây ra, quần áo bị nhiễm xạ nặng - Ảnh 1.
Hình ảnh về nhóm bạn xấu số ít lâu trước buổi cắm trại định mệnh.
Ba tuần sau tai nạn trên, đội tìm kiếm thấy 5 cái xác nằm cách khi cắm trại vài trăm mét. Hai tháng sau, 4 cái xác còn lại mới được tìm thấy. Điều kì lạ là đây: cả bốn cái xác đều mặc một chút quần áo vốn thuộc về 5 nạn nhân được tìm thấy trước đó, quần áo đều phát ra phóng xạ mạnh. Ngoài điều kì lạ đó và những vết thương nặng như vỡ sọ, gãy xương sườn thì không có bằng chứng nào cho thấy họ đã bị "chơi đểu".
Các nhà điều tra Nga nhanh chóng đóng vụ án lại.
Nhóm sinh viên xấu số này đều là sinh viên đang học và đã tốt nghiệp từ Đại học Công nghệ Bang Ural, tất cả họ đều có kinh nghiệm trong việc thám hiểm. Chuyến đi lần này được Igor Dyatlov, 23 tuổi đứng ra tổ chức. Họ nhắm tới việc thám hiểm những sườn núi Otorten thuộc miền Bắc Dãy núi Ural, chuyến đi bắt đầu vào ngày 28 tháng Giêng năm 1959.
Yury Yudin, người sống sót duy nhất trong đoàn thám hiểm đáng lẽ có 10 người, đã thoát chết bởi anh ốm đột ngột, và đã ở lại khu làng nghỉ chân. Chín người còn lại bước vào cuộc hành trình mà không ai biết rằng đó sẽ là chuyến thám hiểm cuối đời mình. Theo như những tấm ảnh hiện trường chụp lại, thì họ đã cắm trại vào chiều tối ngày mùng 2 tháng Hai, trên sườn đồi cạnh Ortoten.
Cái chết bí ẩn của 9 người leo núi xấu số trên Đèo Dyatlov: nạn nhân chết vì mất nhiệt, có chấn thương không thể do con người gây ra, quần áo bị nhiễm xạ nặng - Ảnh 2.
Yudin ôm tạm biệt (vĩnh biệt) Dubinina trước khi đoàn thám hiểm 9 người lên đường.
Ngọn núi này vốn được bộ lạc Mansi bản địa biết tới với cái tên Kholat Syakhl, dịch nôm na là "ngọn núi của người chết". Một cái tên đáng sợ đến hoàn hảo trong một câu chuyện không lời giải đáp như thế này.
Thế nhưng nhóm bạn xấu số không thể đổ hoàn toàn tội lỗi cho ngọn núi này được: họ đã hạ trại tại sườn núi tuyết, một quyết định khó hiểu khi mà cách đó tầm 1 cây số rưỡi, họ có thể tìm được những rặng cây an toàn hơn nhiều.
Nhưng cũng có thể họ có lý do của riêng mình. "Dyatlov có lẽ đã không muốn mất công đi một đoạn xa, hoặc anh ấy quyết định muốn thử tập dựng trại trên sườn núi xem sao", Yudin nói với tờ St. Petersburg Times như vậy hồi năm 2008.
Dyatlov nói rằng họ sẽ có thể nối lại liên lạc với người dân địa phương vào khoảng ngày 12 tháng Hai, nhưng cũng có thể lâu hơn một chút. Cho đến ngày 20 cùng tháng, người ta mới báo động rằng đã có đoàn thám hiểm mất tích trên núi. Đến ngày 26, đội giải cứu và đội tình nguyện tìm thấy khu cắm trại của 9 cá nhân trên.
Cái chết bí ẩn của 9 người leo núi xấu số trên Đèo Dyatlov: nạn nhân chết vì mất nhiệt, có chấn thương không thể do con người gây ra, quần áo bị nhiễm xạ nặng - Ảnh 3.
Khu trại còn sót lại.
Đội điều tra tới nơi, nhận thấy rằng lều đã bị rạch từ phía trong để 9 người họ chui ra, từ cửa lều dẫn ra ngoài là những dấu chân trần trên tuyết, hướng tới rặng cây đằng xa. Theo những gì các nhà điều tra tìm ra, thì họ đã để toàn bộ giày và dụng cụ leo núi lại tại lều, không đi lên chân thứ gì ngoài đôi tất mỏng, bên cạnh đó người cũng chẳng có mấy vải che thân. Dường như họ đang lội trong lớp tuyết dày tới bụng trong vội vã, dù không có bằng chứng nào cho thấy đã có người cố ý chơi khăm họ.
Hai cái xác đầu tiên được tìm thấy tại rặng cây, cụ thể là dưới gốc một cây thông lớn. Như đã nói ở trên, rặng cây cách chỗ cắm trại khoảng 1,5 km, tức là những con người xấu số này đã cuốc bộ dưới trời rét, không mảnh vải che thân, suốt 1,5 km đó. Cả hai cái xác đầu tiên này đều chẳng mặc gì ngoài đồ lót, cả hai đều đi chân trần. Cành cây gẫy vương vãi đó đây chứng tỏ họ đã cố trèo lên cây, cạnh họ là một đống lửa nhóm lên trong tuyệt vọng.
Cái chết bí ẩn của 9 người leo núi xấu số trên Đèo Dyatlov: nạn nhân chết vì mất nhiệt, có chấn thương không thể do con người gây ra, quần áo bị nhiễm xạ nặng - Ảnh 4.
Ba cái xác tiếp theo, bao gồm cả trưởng đoàn Dyatlov, được tìm thấy ở quãng đường giữa khu cắm trại và cái cây lớn: dường như họ đang cố quay lại khu trại. Một trong ba nạn nhân, anh Rustem Slobodin, bị vỡ sọ tuy nhiên vết thương không gây nuy hiểm tới tính mạng. Kết luận của bác sĩ khám nghiệm tử thi: cả 5 người đều bỏ mạng vì mất nhiệt.
Hai tháng sau, 4 cái xác còn lại mới được tìm thấy tại một rãnh tuyết cách cái cây thông lớn nêu trên trên dưới 100 mét. 5 nạn nhân trước đã xuất hiện những biểu hiện quái lạ, nhưng 4 nạn nhân này còn để lại một cảnh tượng kinh dị hơn: cả bốn người đều gặp chấn thương lớn, dù bên không thấy xuất hiện nhiều tổn thương ngoài da. Nicolas Thibeaux-Brignollel bị chấn thương sọ não, xương sườn của Alexander Zolotariov nát vụn, Lumila Dubinina rạn xương sườn và mất lưỡi.
Nhiều khả năng họ đã cố gắng tìm sự giúp đỡ trong trời tuyết lạnh, rồi ngã xuống sườn tuyết này. Nhưng giả thuyết này không giải thích được lý do tại sao cô Dubinina lại mất lưỡi.
Có người cho rằng họ đã bị tấn công bởi bộ tốc Mansi, nhưng bác sĩ khám nghiệm tử thi cho rằng những vết thương trên cơ thể họ không thể được gây ra bởi người thường. "Các vết thương này tương đương với một vụ tai nạn ô tô", bác sĩ Boris Vozrozhdenny nói với tạp chí Times.
Chuyện kì lạ chưa dừng lại ở đó.
Cái chết bí ẩn của 9 người leo núi xấu số trên Đèo Dyatlov: nạn nhân chết vì mất nhiệt, có chấn thương không thể do con người gây ra, quần áo bị nhiễm xạ nặng - Ảnh 5.
Từ trái sang phải: Dubinina, Krivonishchenko, Thibeaux-Brignolles, và Slobodin.
Bốn nạn nhân cuối này có vẻ mặc ấm hơn 5 người cùng đoàn được tìm thấy trước đó, có vẻ họ đã mặc lại đồ của những người bạn đã chết của mình để tiếp tục chuyến hành trình vô định của mình. Zolotariov mặc áo và đội mũ của Dubinina, còn cô Dubinina thì quấn chân bằng cái quần len vốn thuộc về một trong hai nạn nhân nằm dưới cây thông lớn.
Tất cả quần áo của bốn thành viên cuối cùng này đều nhiễm phóng xạ nặng.
Ngoại trừ việc nhiễm phóng xạ không thể giải thích ra, thì phần còn lại của câu chuyện vẫn có thể có nguyên do: 9 người đã có thể gặp một trận lở tuyết lớn, và họ vội vã rạch lều chạy thoát thân, và đã "không kịp trở tay thay quần áo", theo đúng nghĩa đen luôn.
Hồ sơ về vụ việc này được giấu kín cho tới những năm 1990. Sau đó, một bài phỏng vấn với trưởng ban điều tra, ông Lev Ivanov đã mang tới cho vụ việc một góc nhìn mới và không kém phần quái lạ. Ivanov là người đầu tiên phát hiện thấy lượng phóng xạ bất thường tại khu cắm trại. Bên cạnh đó, đã có báo cáo cho thấy xuất hiện những "vật thể bay phát sáng có hình cầu" vào khoảng giữa tháng Hai và tháng Ba năm 1959.
Cái chết bí ẩn của 9 người leo núi xấu số trên Đèo Dyatlov: nạn nhân chết vì mất nhiệt, có chấn thương không thể do con người gây ra, quần áo bị nhiễm xạ nặng - Ảnh 6.
Tấm ảnh từ máy ảnh của Krivonischenko có thể đã cho thấy những vật thể hình cầu phát sáng kì lạ.
"Tại thời điểm đó, tôi nghi ngờ và gần như khẳng định được rằng những vật thể phát sáng hình cầu này có mối liên hệ trực tiếp tới số phận nhóm người xấu số", ông Ivanov nói với tờ báo Leninsky Put trong một bài phỏng vấn, chính tạp chí Times đã "bới" được mẩu tin bị lãng quên này.
Cách nơi nhóm 9 người trên cắm trại khoảng 50 km, một nhóm sinh viên cũng cắm trại khác cũng kể lại rằng họ thấy một vật thể sáng có dạng tròn bay phía trên ngôi làng dưới chân núi. Nó có kích cỡ tương đương với Mặt Trăng tròn, xung quanh là quần sáng xanh trắng nhấp nháy.
Có thể là nhóm leo núi xấu số đã thấy ánh sáng kì lạ trên trời và hoảng loạn, nhưng giả thuyết này không giải thích được những vết thương trên cơ thể nạn nhân; bên cạnh đó, báo cáo cho thấy không có vụ thử bom/tên lửa hạt nhân nào quanh khu vực này. Có thể những vết thương trên là do nhóm đã ngã xuống sườn núi, nhưng điều đó không giải thích được chiếc lưỡi bị mất lẫn việc Slobodin bị vỡ sọ trên đường quay về trại.
Cái chết bí ẩn của 9 người leo núi xấu số trên Đèo Dyatlov: nạn nhân chết vì mất nhiệt, có chấn thương không thể do con người gây ra, quần áo bị nhiễm xạ nặng - Ảnh 7.
Mộ của nhóm bạn đặt tại Nghĩa trang Mikhajlov.
Cái chết bí ẩn của 9 người leo núi xấu số trên Đèo Dyatlov: nạn nhân chết vì mất nhiệt, có chấn thương không thể do con người gây ra, quần áo bị nhiễm xạ nặng - Ảnh 8.
Danh sách những nạn nhân xấu số.
Bí ẩn vẫn bao trùm vụ tai nạn trên Đèo Dyatlov. 59 năm đã trôi qua, không có thêm bằng chứng nào được hé lộ. Bí ẩn vẫn còn đó và có lẽ, là câu hỏi lớn nhất trong thế kỉ qua: thứ gì đã gây ra những chấn thương "không thể do con người tạo ra", cái gì đã để lại dấu vết phóng xạ cực kì nặng lên khu cắm trại cũng như quần áo của những người xấu số, điều gì đã khiến họ rạch lều, lao ra trời tuyết khi không mảnh vải che thân?
Đây sẽ vẫn là chủ đề được nhắc đi nhắc lại bởi những giả thuyết gia, sẽ còn nhiều câu chuyện kì bí được thêu dệt nên, ... Nhưng tất cả vẫn chẳng giải quyết được gì. Đã có chín người bỏ mạng trên "ngọn núi của người chết - Kholat Syakhl", chẳng ai giải thích được chính xác tại sao.

Giải mã được bí ẩn người tuyết khổng lồ Yeti

(Bí ẩn khoa học) - Người tuyết Yeti là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới, mà trong rất nhiều năm qua, các nhà khoa học vẫn nỗ lực đi tìm lời giải.

Sinh vật huyền thoại
Theo truyền thuyết, có một sinh vật huyền bí ẩn mình tại khu vực núi Himalaya của cao nguyên Tây Tạng, Nepal và Bhutan. Sinh vật này mang hình dáng giống vượn, to lớn hơn người thường, có chiều cao tới 2 mét.
Giai ma duoc bi an nguoi tuyet khong lo Yeti
Người tuyết Yeti trong tưởng tượng
Câu truyện về Yeti được truyền bá đến phương Tây vào thế kỷ 19. Nhiều đồn đoán được dấy lên rằng, Yeti chính là tổ tiên của loài người, hay có thể là thành viên còn sống sót của một loài người đã tuyệt chủng, hoặc là loài lai giữa người hiện đại và linh trưởng, sống lẩn khuất mà khoa học vẫn chưa biết tới.
Những câu chuyện hư hư thật thật về sự tồn tại của người tuyết khổng lồ này đã khiến người phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Anh rất hứng thú. Trong suốt thế kỷ 20, các thợ săn, nhà thám hiểm, nhà nghiên cứu đến từ trời Tây đã sục sạo khắp dãy núi Himalaya để tìm kiếm sinh vật bí ẩn này.
Năm 1951, trong chuyến thám hiểm núi Everest, nhà leo núi người Anh Eric Shipton đã chụp được hàng dấu chân khổng lồ trên tuyết. Nhiều người tin tưởng rằng đó là bằng chứng tốt nhất từ trước tới nay cho thấy Yeti có tồn tại.
Giai ma duoc bi an nguoi tuyet khong lo Yeti
Dấu chân mà nhà thám hiểm Anh Eric Shipton chụp được 1951 được coi là một trong những bằng chứng tốt nhất về Yeti từ trước tới nay
Sau đó, người ta lại tiếp tục truy tìm và phát hiện thấy nhiều mẫu lông, xương, răng, da tại khu vực núi cao Himalaya. Những mẫu vật này được coi là bằng chứng then chốt để giải mã sự tồn tại của người tuyết hiếm gặp ở châu Á.
Giai ma duoc bi an nguoi tuyet khong lo Yeti
Một mẫu tóc được cho là của người tuyết Yeti tìm thấy ở Nepal
Sự thực chỉ là gấu lớn
Từ những mẫu vật tìm thấy, trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã dày công tiến hành nghiên cứu. Từng có nhiều kết quả chỉ ra rằng, sinh vật huyền thoại này có thể là một loài gấu chưa từng được giới khoa học biết đến.
Hay người tuyết Yeti chính là một chủng gấu chưa được nhận diện tồn tại trên dãy Himalaya, hoặc là loài gấu vùng cực cách đây hàng 40.000 năm. Có nhà nghiên cứu lại phỏng đoán đó là một giống gấu bản địa, chung quy lại đều là gấu lớn.
Những kết quả này được đưa ra rồi lại bị bác bỏ nhiều lần khiến bí ẩn của Yeti càng trở nên hóc búa và gây tò mò.
Giai ma duoc bi an nguoi tuyet khong lo Yeti
Một mẫu xương đùi tìm thấy trong một hang động ở Tây Tạng được cho là của người tuyết Yeti
Mới đây nhất, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Buffalo (Mỹ) đã tiến hành phân tích ADN từ các mẫu vật nổi tiếng nhất được cho là của Yeti.
Kết quả cho thấy, có tới 8 mẫu vật được phát hiện ở núi Himalaya đều có nguồn gốc từ gấu nâu. Chỉ có một mẫu vật duy nhất là của loài chó.
Do đó, các nhà nghiên cứu càng tin tưởng rằng, sự tồn tại của người tuyết khổng lồ Yeti thực chất chỉ là một loài gấu nâu Himalaya, không phải vượn, cũng không phải người, càng không phải tổ tiên của con người, như những nhầm tưởng trong suốt nhiều thế kỷ qua.
Tiến sĩ Charlotte Lindqvist, một trong những tác giả nghiên cứu nói: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những bằng chứng sinh học của Yeti đều thuộc về những con gấu trong khu vực".
Nhóm nhà khoa học nhấn mạnh thêm, đây không phải là nghiên cứu đầu tiên phanh phui bí ẩn về người tuyết, nhưng nghiên cứu này được cung cấp đầy đủ nhất các bằng chứng về gen, thu được từ các mẫu xương, răng, da, lông và phân từng được cho là thuộc về sinh vật huyền bí.
Giai ma duoc bi an nguoi tuyet khong lo Yeti
Nghiên cứu mới cho thấy ADN của các mẫu lông xương được cho là của Yeti trùng khớp với ADN của loài gấu nâu Himalaya
Ngô Đồng (Theo Telegraph, Independent)

Bí ẩn về Người tuyết Yeti ngày càng kỳ bí

Suốt hơn một thế kỷ qua, các nhà khoa học, thợ săn và nhà thám hiểm đã sục sạo khắp dãy núi Himalaya để tìm kiếm một sinh vật bí ẩn thường được gọi là "Người tuyết" (Yeti). Một bằng chứng then chốt gần đây, ám chỉ sinh vật truyền thuyết này có thể là một loại gấu chưa từng được biết đến, hiện vừa chính thức bị bác bỏ.


bí ẩn, người tuyết, Yeti, ADN , bằng chứng
Hình mô phỏng "Người tuyết" (Yeti) theo mô tả của các nhân chứng tuyên bố đã chạm trán với sinh vật truyền thuyết này. Ảnh: Daily Mail
Các nhà sinh vật học đã tiến hành phân tích ADN để kiểm chứng các tuyên bố rằng, những mẫu lông nghi của Yeti dường như thuộc về một loài gấu chưa từng được khoa học biết đến. Họ phát hiện, ADN trong các mẫu lông đã bị suy biến đến mức không thể quy chúng cho bất kỳ loại gấu cụ thể nào.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu kết luận, từ màu sắc và hình dạng của các mẫu lông, chúng nhiều khả năng thuộc về những con gấu nâu phổ biến ở Himalaya, thay vì một loài gấu chưa từng được biết đến nào đó. Điều này đồng nghĩa, nhân dạng sinh vật kỳ lạ xuất hiện trong các vụ chạm trán Yeti hiện vẫn còn là một bí ẩn.
Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất trên tạp chí ZooKeys, năm 2014, giáo sư Bryan Sykes, một nhà di truyền học thuộc Đại học Oxford (Anh) khám phá ra rằng, ADN trích lấy từ 2 mẫu lông "Yeti" trên dãy núi Himalaya trùng khớp 100% với một mẫu hóa thạch gấu vùng cực 40.000 năm tuổi, nhưng không khớp với các loài gấu vùng cực thời hiện đại.
Tuy nhiên, các phân tích sau đó của nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) chỉ ra rằng, mẫu lông không thuộc về một con gấu vùng cực. Dẫu vậy, giáo sư Sykes và các cộng sự nhất quyết, những mẫu lông đó chắc chắn có nguồn gốc từ một loài gấu chưa từng được biết đến, đang sinh trưởng ở Himalaya.
bí ẩn, người tuyết, Yeti, ADN , bằng chứng
Dấu chân mà nhà thám hiểm Anh Eric Shipton chụp được 1954 được coi là một trong những bằng chứng tốt nhất về Yeti từ trước tới nay. Ảnh: Daily Mail
Trong nghiên cứu mới nhất, tiến sĩ Eliécer Gutiérrez, nhà sinh vật học tiến hóa thuộc Viện Smithsonian và tiến sĩ Ronald Pine thuộc Đại học Kansas (Mỹ) một lần nữa đã phủ nhận tuyên bố của giáo sư Sykes. Ông nói: "Dữ liệu phân tử mà nhóm của giáo sư Sykes thu thập được và đem đi phân tích không đủ thông tin để quy chúng cho một loài gấu chưa được nhận diện nào đó đang tồn tại trên dãy Himalaya.
Chúng tôi kết luận rằng, không có lí do gì để tin 2 mẫu lông thuộc về sinh vật không phải là gấu nâu. Điều khiến chúng tôi thấy kỳ quặc là một 'thợ săn lão luyện', người rất quen thuộc với gấu nâu, lại có thể nhầm con vật mình bắn với loại gì đó không phải là gấu và đặc biệt là nhầm với 'Yeti'".
Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Gutiérrez và tiến sĩ Pine cũng tìm hiểu về cách các trình tự gen có thể hé lộ quan hệ giữa 8 loài gấu đương đại như thế nào. Họ phát hiện, trình tự gen của một loài gấu đen châu Á ở Nhật ám chỉ chúng không có họ hàng gần gũi với các thành viên khác thuộc loài này trong châu lục.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)

Kinh hãi phát hiện người tuyết Yeti bí ẩn trong rừng


( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Hình ảnh về người tuyết với vết bàn chân to hơn người thường nhiều lần đã được phát hiện tại khu rừng miền Tây Nam nước Nga mới đây.

Được biết một nhóm người Nga đã ghi lại hình ảnh được cho là người tuyết Yeti. Cụ thể đó là hình ảnh ghi lại một sinh vật “hình dáng giống gấu” được bao phủ bởi bộ lông màu đen xuất hiện trong khu rừng ở Cộng hòa Adygeya, miền Tây Nam nước Nga, trước khi biến mất vài giây sau đó.
Mô tả ảnh.
''Người tuyết'' bí ẩn trên được tìm thấy ở khu rừng Adygeisk.
Ludmila Hristoforova, một người dân địa phương có tên cho biết đã nhiều lần nhìn thấy ''người tuyết'' và khẳng định đó chắc chắn không phải là một con gấu.
''Chúng tôi chưa nhìn thấy ai có vết chân to như vậy. Những vết chân này sâu khoảng 5-6 cm và không thể là dấu chân của một người bình thường”, Andrei Kazarian, một người dân khác cho hay.
Đã có những ý kiến tranh luận trái chiều trong dư luận sau khi hình ảnh ghi lại về sinh vật bí ẩn này được ghi lại. Nhiều người cho rằng, đây chỉ là một “chiêu” thu hút khách du lịch trong khi một số người cho rằng, đây là bằng chứng đầu tiên chứng minh người tuyết tồn tại trong khu vực này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét