Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

BÍ ẨN KHOA HỌC 75/2

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hồ sơ chưa giải mã - Tập 2

Giải mã những ngọn lửa tự cháy hơn 2.500 năm


Vô số ngọn lửa tại núi đá ở Thổ Nhĩ Kỳ cháy liên tục trong hơn 2.500 năm qua và các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân khiến chúng không bao giờ tắt.
1
Người ta dùng từ ''Yanartas'' để gọi những ngọn lửa tự cháy vĩnh cửu tại núi đá gần thung lũng Olympos và công viên quốc gia ở tỉnh Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Yanartas có nghĩa là “hòn đá cháy”. Ảnh: Contentedtraveller
1
Mới đây, các nhà khoa học kết luận rằng nguồn khí nuôi dưỡng những ngọn lửa bí ẩn là khí metan. Điều đặc biệt ở đây là nguồn khí metan không phát sinh từ quá trình sinh học thông thường. Khí metan phi sinh học chỉ hình thành trong môi trường có nhiệt độ cao hơn điều kiện tự nhiên tại núi đá sinh ra ngọn lửa. Ảnh: Contentedtraveller
1
Giuseppe Etiope, một nhà khoa học Italy, cùng các cộng sự đã giải mã bí ẩn của những ngọn lửa. Theo ông Etiope, Ruthenium - một kim loại hiếm trong các phiến đá lửa dưới ngọn núi đóng vai trò như một chất xúc tác, cho phép khí metan hình thành trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ dưới 100 độ C, giống như nhiệt độ tại nơi những ngọn lửa vẫn tự cháy. Thực tế này cho thấy khí metan phi sinh học hoàn toàn có thể sinh ra ở nhiệt độ thấp hơn nhờ vai trò xúc tác của Ruthenium. Ảnh: Amusing Planet
1
Các chuyên gia cho rằng việc giải mã những ngọn lửa bí ẩn cho thấy vô số mỏ metan phi sinh học có thể đang tồn tại trên thế giới. Nhờ chúng mà con người có thể tìm ra nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên trong tương lai. Ảnh: Contentedtraveller
1
Xưa kia, các thủy thủ thường hướng về những ngọn lửa bí ẩn trên núi để xác định phương hướng. Ngày nay, ngọn núi trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Du khách thường tới đây vào ban đêm để ngắm và thưởng ngoạn những ngọn lửa bất tận. Ảnh: Luxurytravelidea
Đỗ Quyên

'Hiệu ứng sợi bấc' trong hiện tượng người tự cháy thành tro

Các nhà khoa học nhiều thế kỷ qua vẫn đau đầu tìm lời giải chính xác cho hiện tượng người tự bốc cháy.


hieu-ung-soi-bac-trong-hien-tuong-nguoi-tu-chay-thanh-tro
Hiện tượng người tự cháy thành tro bí ẩn. Ảnh minh họa: Grunge. 
Thế giới từng ghi nhận nhiều trường hợp người tự bốc cháy (SHC) một cách bí ẩn, khi nhiều người bình thường trong lúc đang ngủ bỗng nhiên bắt lửa và cháy thành tro. Đồ đạc xung quanh nạn nhân, trừ quần áo hay ghế ngồi, thường vẫn nguyên vẹn, khiến các chuyên gia không thể tìm ra nguyên nhân gây cháy rõ ràng.
Hiệp sĩ người Italy Polonus Vorstius là trường hợp tự bốc cháy đầu tiên, theo ghi chép của chuyên gia y học Thomas Bartholin. Vào một buổi tối năm 1470, trong lúc nghỉ ngơi và uống vài ly rượu, Vorstius đột nhiên nôn ra lửa, bốc cháy và bị thiêu chết ngay trước mặt cha mẹ.
Thomas Bartholin ghi lại sự kiện này trong tác phẩm "Historiarum Anatomicarum Rariorum" năm 1641, gần hai thế kỷ sau khi vụ việc xảy ra. Ông cho biết, mình đã nghe con cháu của Vorstius kể lại. Nhưng nhiều người nghi ngờ tính chính xác của câu chuyện do khoảng cách thời gian quá xa.  
hieu-ung-soi-bac-trong-hien-tuong-nguoi-tu-chay-thanh-tro-1
Trường hợp hiệp sĩ Polonus Vorstius tự bốc cháy vẫn còn nhiều nghi vấn. Ảnh: Grunge.
Một trong số những trường hợp SHC nổi tiếng nhất xảy ra năm 1951, khi góa phụ Mary Reeser bị thiêu chết một cách bí ẩn trong chính căn hộ của mình ở St. Petersburg, Florida, Mỹ. Reeser là một phụ nữ to béo, nặng khoảng 77 kg, theo St. Petersburg Times.
Cơ thể cùng chiếc ghế bành bà ngồi đều cháy rụi, chỉ còn lại bàn chân. Trần nhà và phần tường trên cao phủ kín muội đen, nhưng đồ nội thất và phần tường bên dưới hoàn toàn không ảnh hưởng gì. Thám tử Cass Burgess, người điều tra vụ án, khẳng định không có dấu hiệu của những chất gây cháy thường thấy như ête, dầu hỏa hay xăng.
Năm 2009, phóng viên Jerry Blizin, người đưa tin về vụ án năm 1951, lật lại sự việc và bổ sung thêm những chi tiết mới. Theo đó, FBI kết luận lượng mỡ trong cơ thể Reeser chính là nhiên liệu cho ngọn lửa bùng phát. Vào buổi tối định mệnh, Reeser đã nói với con trai rằng mình bỏ bữa tối để uống hai viên thuốc ngủ. Lần cuối con trai nhìn thấy Reeser là khi bà ngồi trên ghế bành và hút thuốc.
Một điều khó hiểu khiến các chuyên gia vô cùng đau đầu trong những trường hợp SHC là để thiêu hủy người cần nhiệt độ rất cao, từ 760 đến 1000 độ C, vượt xa mức nhiệt mà một que diêm, ngọn nến hay điếu thuốc có thể tạo ra.
Các nghiên cứu do tạp chí Y học Anh và tạp chí Pháp y Lâm sàng thực hiện cho thấy những trường hợp nghi SHC đều khiến cơ thể nạn nhân cháy thành tro, chỉ có bàn tay và bàn chân đôi khi còn giữ được hình dạng.
Kỳ lạ hơn, đồ đạc xung quanh nạn nhân thường nguyên vẹn dù làm từ các vật liệu dễ cháy. Một vụ cháy dữ dội với nhiệt độ cao như vậy nhưng lại không khiến đồ đạc xung quanh bắt lửa là điều hết sức khó hiểu.
Ngoài ra, các trường hợp SHC còn có một vài điểm chung nữa. Nạn nhân thường khá lớn tuổi, chủ yếu là phụ nữ bị béo phì và nghiện rượu. Tro của họ thường lẫn mỡ và bốc mùi rất khó chịu. Phần lớn các trường hợp này đều không có nhân chứng trực tiếp nhìn thấy quá trình nạn nhân tự bốc cháy.
'Hiệu ứng sợi bấc'
hieu-ung-soi-bac-trong-hien-tuong-nguoi-tu-chay-thanh-tro-2
"Hiệu ứng sợi bấc" là một cách giải thích hợp lý cho hiện tượng người tự bốc cháy. Ảnh: Grunge.
Một cách giải thích được giới chuyên môn chấp nhận rộng rãi và phù hợp với nhiều trường hợp SHC là "hiệu ứng sợi bấc". Theo đó, cơ thể người đóng vai trò tương tự thân nến, trong khi quần áo giống như sợi bấc.
Khi quần áo bén lửa do tàn thuốc hoặc bụi than từ lò sưởi, lửa sẽ xuyên qua da và đốt cháy lớp mỡ bên dưới. Mỡ ngấm vào quần áo và trở thành nguồn cấp nhiên liệu liên tục cho ngọn lửa cháy dữ dội hơn, tạo ra sức nóng khủng khiếp.
Trong các thí nghiệm với thịt lợn, ngọn lửa cháy kiểu này có xu hướng bốc thẳng lên trên với tốc độ khá chậm nên đồ đạc xung quanh hầu như còn nguyên. Điều này cũng giải thích tại sao phần tro lại nhờn bết, đó là do mỡ bị thiêu chảy.
"Hiệu ứng sợi bấc" cũng phù hợp với hiện tượng bàn tay và bàn chân, những bộ phận hầu như không có mỡ, không bị thiêu rụi. Nó cũng giải thích tại sao SHC thường xảy ra ở những người béo phì và không thể xác định được nguồn lửa. Với nhiệt độ khủng khiếp như vậy, những vật gây cháy đã bị thiêu hủy cùng với cơ thể nạn nhân.
Các cách lý giải khác
Dù "hiệu ứng sợi bấc" nghe rất hợp lý nhưng lại không thể giải thích hết tất cả các trường hợp SHC. Do đó, người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết khác về nguyên nhân gây ra vụ cháy.
Nhà nghiên cứu Brian J. Ford cho rằng SHC bắt nguồn từ ketosis, trạng thái cơ thể thiếu năng lượng và bắt đầu đốt mỡ dự trữ, khiến lượng axeton trong cơ thể tăng cao. Axeton là hợp chất dễ cháy. Do đó, trạng thái ketosis vốn phổ biến ở người nghiện rượu và người ăn kiêng theo chế độ low carb, khiến cơ thể dễ bắt lửa hơn.
hieu-ung-soi-bac-trong-hien-tuong-nguoi-tu-chay-thanh-tro-3
Nhiều nhà khoa học cố gắng tìm cách lý giải hiện tượng người tự bốc cháy. Ảnh: Grunge.
Thậm chí, nhiều người còn đưa ra những giả thuyết nghe có vẻ phi lý. Một nhà khoa học cho rằng sét hòn, một hiện tượng khoa học kỳ lạ chưa có giải thích rõ ràng, gây ra hiện tượng người tự cháy.
Tác giả cuốn sách "Ablaze!", Larry E. Arnold đưa ra giả thuyết rằng các hạt hạ nguyên tử trong cơ thể người gọi là "pyrotrons", khi bị kích thích bởi sự căng thẳng thì sẽ bốc cháy. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng giả thuyết này là vô căn cứ.
Có nhiều trường hợp SHC liên quan tới rượu đến nỗi, vào thế kỷ 18 và 19, các bác sĩ và nhà khoa học từng coi rượu là một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tự bốc cháy. Theo đó, rượu sẽ biến đổi thành khí gây cháy bên trong cơ thể.
Năm 1799, một bác sĩ còn liệt kê các loại rượu có khả năng gây ra SHC cao nhất, đứng đầu là gin, sau đó đến brandy, whisky và rum. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực chứng minh cho thấy giả thuyết này.
Năm 2010, Michael Faherty, một người đàn ông 76 tuổi, chết tại nhà ở West Galway, Ireland, theo BBC. Các báo cáo cho thấy, cơ thể nạn nhân hoàn toàn cháy rụi, nền nhà và trần nhà ngay tại đó cũng bị ảnh hưởng, phần còn lại của ngôi nhà không vấn đề gì. Kết quả điều tra khẳng định, khi đó Faherty đang bật lò sưởi, nhưng đây lại không phải nguyên nhân gây cháy.
Bác sĩ Ciaran McLoughlin, người tham gia khám nghiệm pháp y, tỏ ra vô cùng bối rối về nguyên nhân cái chết. Ông tham khảo nhiều tài liệu y học, nói chuyện với các chuyên gia và tiến hành một số nghiên cứu nhưng vẫn không thể tìm ra câu trả lời. Cuối cùng ông kết luận, đây là một trường hợp người tự bốc cháy, không có giải thích rõ ràng.
Thu Thảo

Lạnh người vì hiện tượng siêu nhiên ở ngôi làng bí ẩn nhất nước Ý

Một chiếc gương trang điểm trong phòng tắm bị cháy đến ba lần trong vòng 35 giờ, toàn bộ cà tím trồng trong làng bỗng nhiên có màu bảy sắc cầu vồng...

   
Trong 10 năm qua, cư dân sống tại ngôi làng Sicily thuộc Caronia, Italia đã hết sức lo lắng, hoảng sợ khi phải đối mặt với hàng trăm vụ hỏa hoạn không rõ nguyên nhân liên tiếp xảy ra. Điển hình là các vụ tự bốc cháy của đệm, giường, xe hơi và các thiết bị như tủ lạnh, điện thoại đi động mặc dù chúng đã được tắt nguồn.
Những sự việc này đã thu hút sự chú ý của các nhà địa chất, vật lý và các nhà nghiên cứu núi lửa trong nhiều năm qua. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa ai có thể đưa ra một lời giải thích khoa học, chính xác. Đương nhiên là dân làng ở đây đang đổ lỗi cho các thế lực siêu nhiên như UFO, hoặc lực lượng ma quỷ nào đó.
 lanh nguoi vi hien tuong sieu nhien o ngoi lang bi an nhat nuoc y hinh anh 1
Những đám cháy bí ẩn tại ngôi làng Sicily khiến nhiều người hoang mang.
Sự việc bắt đầu xảy ra vào tháng giêng năm 2004 khi hàng loạt thiết bị bao gồm xoong nồi và máy hút bụi ở vài ngôi nhà trong làng bắt đầu bị lửa thiêu. Quà cưới, đồ nội thất, thậm chí cả một đường ống nước cũng bị lửa hỏi thăm.
Ban đầu người ta cho rằng nguyên nhân là các vụ chập điện và công ty điện lực địa phương đã cố gắng cắt đứt nguồn cấp năng lượng đến ngôi làng, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Dân làng đã được sơ tán. Chính quyền mở một cuộc điều tra nhưng các chuyên gia, nhà chức trách đã không đưa ra được kết luận cuối cùng.
Ngay cả khi có sự xuất hiện của các nhà nghiên cứu núi lửa từ Viện vật lý Địa cầu và một đội ngũ các chuyên gia đến từ Hải quân Ý thì sự việc cũng không được giải quyết. Điều này đã làm cho dân làng thực sự sợ hãi, thậm chí một vài người còn gọi điện thoại cho linh mục để tiến hành các thủ tục trừ tà.
Vài tháng sau đó mọi việc yên bình trở lại, dân làng dần trở về nhà. Các vụ cháy không rõ nguyên nhân vẫn xảy ra thường xuyên, tuy nhiên những người dân làng đã dần học được cách sống chung với chúng.
 lanh nguoi vi hien tuong sieu nhien o ngoi lang bi an nhat nuoc y hinh anh 2
Chính quyền tại đây sau đó đã mở nhiều cuộc điều tra những vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Tại đây cũng xảy ra những sự kiện kì bí khác, ví như đường ống nước của ba ngôi nhà trong làng bị rò rỉ một cách bất thường, hay một chiếc gương trang điểm trong phòng tắm bị cháy đến ba lần trong vòng 35 giờ hoặc toàn bộ cà tím trồng trong làng bỗng nhiên có màu bảy sắc cầu vồng khiến dân làng không thể bán được.
Các máy điều hòa không khí tự nhiên bị chảy phần nhựa, cửa kính otô tự vỡ, ổ cứng máy tính bị xóa hoàn toàn, các cánh cửa tự động thì đóng mở ngẫu nhiên, và một vài con vật trong làng bị chết một cách bí hiểm. Không có căn cứ khoa học nào có thể giải thích được những hiện tượng trên dễ khiến cho người ta suy luận đó là một điểm gở. Và họ bắt đầu cảm thấy sợ khi phải sống ở Sicily.
Vào tháng 4 năm 2005, chính phủ Italia thành lập một lực lượng đặc biệt bao gồm các sỹ quan quân đội cao cấp, kỹ sư, kiến trúc sư, các nhà địa chất và các nhà vật lý để điều tra về tình hình xảy ra ở ngôi làng nhỏ này.
Nhóm đã tiến hành các nghiên cứu, phân tích chuyên sâu thông qua các thiết bị ảnh viễn thám,thiết bị đo trường điện từ, giám sát phổ vô tuyến điện, đánh giá các dữ liệu địa vật lý học và địa hóa học,..tuy nhiên các kết quả thu thập được vẫn chưa thực sự thuyết phục.
 lanh nguoi vi hien tuong sieu nhien o ngoi lang bi an nhat nuoc y hinh anh 3
Các nhà khoa học sau đó đã phải vào cuộc để tìm lời giải cho những hiện tượng siêu nhiên này.
Năm 2007, một tờ báo của Italia đã công bố một bản báo cáo tạm thời bị rò rỉ từ Cục bảo vệ dân sự, kết luận rằng lời giải thích hợp lý duy nhất cho những hiện tượng lạ này là do người ngoài hành tinh gây ra.
Báo cáo cũng viết, các đám cháy được tạo ra bởi một điện từ trường có năng lượng rất lớn nằm trong khoảng từ 12 – 15 GW, một sức mạnh mà thời điểm đó con người chưa tạo ra được. Một năm sau đó, người ta không tiến hành điều tra thêm về vụ việc này, và họ chỉ kết luận rằng các hiện tượng này là do một bức xạ điện từ bí ẩn nào đó gây ra.
Do không có bằng chứng xác thực, người ta lại bắt đầu dùng những lý thuyết siêu nhiên để lý giải. Thành viên hội đồng bảo an và sức khỏe của thành phố Sicily, Vittorio Alfieri, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Những vụ hỏa hoạn là do một thế lực có khả năng di chuyển từ nhà này sang nhà khác gây ra”. “Một ngôi nhà ở tầng trệt bắt lửa, thì sau đó những vật dụng ở tầng một cũng bị cháy theo, sau đó ngọn lửa lan sang ngôi nhà kế cận, giống như là đang di chuyển vậy”, ông nay cho biết.
Giờ đây, sau một thời gian không xuất hiện, các đám cháy bí ẩn đã quay lại quấy nhiễu người dân Sicily. Ngày 30.9, một loạt các vụ cháy đã được báo cáo. Đầu tiên, một chiếc ghế được bọc trong túi nilong bị cháy không rõ lí do.
Vài giờ sau, một người khác gọi cho sở cứu hỏa để thông báo một đống quần áo gấp gọn gàng cũng tự nhiên bốc cháy. Sau đó là một doanh nhân đang chuẩn bị lái xe đi thì chợt quay lại nhà để lấy đồ để quên, khi quay trở lại đã thấy xe của mình đang bị lửa thiêu. Một cuốn sách và một chiếc ghế sofa cũng được tìm thấy trong tình trạng cháy sém một cách khó hiểu tại các khu vực khác nhau trong thị trấn.
Theo các phương tiện truyền thông, người dân địa phương đã tiến hành sơ tán một lần nữa, trong khi một nhóm lính cứu hỏa đã được phân công đến thị trấn để kiểm soát các đám cháy nhỏ.
Một vài giả thuyết không tưởng đã được đưa ra, một số thậm chí còn đi xa tới mức tuyên bố rằng toàn bộ những sự việc này là do một ai đó đã trải qua những chấn động tâm lý mạnh lúc trẻ tuổi (giống như nhân vật Carrie trong tiểu thuyết kinh dị của tác giả Stephen King).
Sự tưởng tượng của con người là không có giới hạn khi mà không có một bằng chứng khoa học nào chứng minh được các hiện tượng này và các lý giải về sau ngày càng trở nên hoang đường và điên rồ hơn trước.
Theo Thanh Tuấn (odditycentral)

Bí ẩn chuyện làm cháy đồ đạc bằng ý nghĩ


Quần áo mà Lily White đang mặc trên người hoặc để ở nhà đều có thể bị cháy dù cô chẳng hề làm gì. Ngay cả trong khi ngủ, các tấm ga trải giường xung quanh White cũng bị cháy sém.  
Những đám cháy bí ẩn
Tháng 12/1886, tờ New Zealand Times đưa tin về một sự kiện lạ. Cậu bé Willie Brough, 12 tuổi, đã thu hút sự chú ý của người dân thị trấn Turlock, Madison, California (Mỹ) khi tuyên bố khả năng đốt các đồ vật “bằng ánh mắt”. William bị đuổi học vì sự lập dị của mình. Cậu thậm chí còn bị bố mẹ đuổi ra khỏi nhà vì cho rằng cậu bị quỷ ám. May mắn là một người nông dân đã nhận cậu về nuôi và cho đi học.
Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên William đi học trở lại, “đã có 5 vụ cháy ở trường học, một ở trần nhà, một ở bàn giáo viên, một ở tủ đồ của cô giáo và hai vụ trên tường. Cậu bé đều phát hiện ra chúng và khóc trong sợ hãi”. Hội đồng nhà trường đã họp ngay tối đó, William một lần nữa lại bị đuổi học.
Tờ New York Times ngày 25/8/1929 cũng đưa tin về một hiện tượng gây cháy tương tự. Lily White, cô gái da đen tại Liberta thuộc đảo Antigua đã làm cháy quần áo mình đang mặc trên người. Không những thế, quần áo của Lily để ở nhà cũng bị lửa làm cháy rụi tới mức những thứ cô mặc đều là nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm. Ngay cả trong khi ngủ, các tấm ga trải giường xung quanh White cũng bị cháy xém. Điều đặc biệt là ngọn lửa không bao giờ làm hại tới cô.
Đầu tháng 3/1922, một nhóm phóng viên do tiến sĩ Walter Franklin Prince đã tới một ngôi nhà bị bỏ hoang gần Atigonish, Nova Scotia (Canada). Đồ đạc trong ngôi nhà này bị cháy đen. Những đám cháy bí ẩn, âm thanh không thể giải thích được, bát đũa bị cong lại đã khiến gia đình ông Alexander MacDonald, chủ nhân của ngôi nhà phải dọn đi nơi khác.
Người ta nghi ngờ rằng Mary Ellen, con nuôi của gia đình MacDonald, là thủ phạm gây ra những hiện tượng lạ lùng này. Hàng xóm cũng khẳng định các đám cháy đã xảy ra khi Mary có mặt. Nhưng khi Mary Ellen cùng bố nuôi quay về nhà theo đề nghị của nhóm nghiên cứu thì lại không có bất cứ điều gì xảy ra.
Bi an chuyen lam chay do dac bang y nghi hinh anh 1
Một số người có khả năng làm đồ vật bị cháy mà không hề chạm vào chúng.
Trường hợp tương tự xảy ra gần đây nhất tại Philippines. Hàng nghìn người dân dã đổ dồn tới một khu ngôi làng nhỏ tại tỉnh Antique để được nhìn tận mắt bé gái 3 tuổi được đồn là có khả năng dự đoán đám cháy. Theo báo Inquirer tháng 9/2011, chính quyền và người dân tại đây đã được trực tiếp chứng kiến năng lực siêu nhiên của cô bé. Trong số đó có cả thị trưởng Molina.
Ông cho biết ông đã thấy chiếc gối bắt cháy ngay sau khi cô bé nói “Gối… cháy”: “Tôi không thể giải thích được điều này. Tôi là thị trưởng và tôi không dễ dàng tin vào những thứ như thế này, nhưng tôi đã thấy nó”.
Ông kể lại rằng chính mình đã thấy 5 đồ vật trong nhà cô bé bất ngờ bắt lửa hoặc cháy âm ỉ mà không cần có ai động vào. Một nhân viên cảnh sát cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng đưa ra lời giải thích hợp lí nhưng tới giờ vẫn không thể nào làm được”. 
Khả năng kỳ diệu của con người?
Sư phụ Jo (người Trung Quốc) hay John Chang (hiện đang định cư ở Indonesia) đều tự nhận là những bậc thầy khí công, có thể kiểm soát và điều khiển "khí" trong cơ thể. Người Trung Quốc tin rằng "khí" là năng lượng chạy khắp các cơ quan nội tạng và quyết định xem chúng ta đang ở trong tình trạng sức khoẻ tốt hay xấu.
Trong khi những người tu luyện khí công và các thầy tu Thiếu lâm có khả năng sử dụng khí để đập vỡ bảng hoặc tung ra những cú đấm đầy uy lực thì John Chang khẳng định đã nâng khả năng của mình lên mức cao hơn. Trong một số clip được phát tán rất rộng rãi trên internet (nhưng chưa được kiểm chứng), ông có thể làm cho mọi vật xung quanh bốc cháy. 
Vì sao con người có khả năng kiểm soát lửa bằng ý nghĩ hiện vẫn chưa được khoa học lí giải và kết luận. Có một giả thuyết cho rằng hiện tượng này xảy ra khi một người kiểm soát các nguyên tử cấu thành nên vật và có khả năng làm tăng hoạt tính của chúng lên cao tới mức vật đó tự bốc cháy. Nguyên lí này tương tự như chức năng làm nóng thức ăn của lò vi sóng. Thực tế là mọi thứ đều được tạo ra từ các phân tử nên sức mạnh ấy sẽ không chỉ dừng lại ở các vật thể. Vì các nguyên tử khí cũng tồn tại nên người ta cũng có thể tự tạo ra một ngọn lửa mà không cần làm bốc cháy đồ vật nào.
Bên cạnh đó, còn có một giả thuyết khác. Trong chúng ta, một số người có lượng năng lượng điện từ cao hơn bình thường. Nhiều người không thể đeo đồng hồ điện tử vì năng lượng điện từ của họ sẽ làm rối loạn pin và thạch anh dẫn tới tình trạng pin bị mất điện. Nếu lượng tĩnh điện đủ cao, người này hoàn toàn có thể làm quần áo bị bắt lửa. Nói chung, hiện tượng kì lạ này để lại rất nhiều câu hỏi về khả năng của con người thông qua ý nghĩ.
Theo Bee
Theo Bee

Hiện tượng người tự bốc cháy: Một bí ẩn chưa có lời giải


Hiện tượng người tự bốc cháy
Thỉnh thoảng, người ta đã tranh luận xem liệu con người có thể tự bốc cháy, hay phát hỏa theo nghĩa đen, dù không cần đến một nguồn nhiệt bên ngoài hay không. Tuy nhiên, trong hơn 300 năm qua, đã có hơn 200 trường hợp như vậy được ghi nhận.
Hiện tượng này được gọi là Hiện tượng người tự bốc cháy (Spontaneous Human Combustion -SHC) và nó xảy ra khi một người đột nhiên bốc cháy đến chết nhờ một ngọn lửa nội sinh bên trong cơ thể. Trong số hàng trăm trường hợp được ghi nhận, dường như có một mô thức tương tự trong đó.
Hiện tượng này thường xảy ra khi nạn nhân chỉ có một mình, thông thường tại nhà của anh ta/cô ta, thì đột nhiên ngọn lửa bùng lên bên trong cơ thể. Tuy nhiên, các bộ phận tứ chi xa nhất, ví như bàn tay, bàn chân, hay các bộ phận ở chân thường sẽ vẫn còn nguyên vẹn. Thân mình và bộ phận đầu sẽ bị đốt cháy đến mức biến dạng, và trong các trường hợp hiếm gặp, các cơ quan nội tạng của bệnh nhân cũng không bị ảnh hưởng.
Căn phòng nơi nạn nhân gặp nạn thường sẽ không có dấu hiệu bị cháy, ngoài các vệt mỡ bị ám vào nội thất và tường. Thông thường sẽ xuất hiện một mùi ngọt, ám khói trong căn phòng nơi vụ việc xảy ra.
Các trường hợp tử vong trong lịch sử được cho là do hiện tượng Người tự bốc cháy
Lịch sử của hiện tượng này có thể được truy ngược trong các tư liệu thời Trung Cổ và một số thậm chí còn cho rằng có một số đoạn văn trong Kinh Thánh đề cập đến loại hiện tượng này.
Năm 1641, bác sĩ người Đan Mạch, Thomas Bartholin (1616-1680), đã miêu tả cái chết của Polonus Vorstius trong cuốn sách có tiêu đề Historiarum Anatomicarum Rariorum, một tập hợp các hiện tượng y học kỳ lạ.
Vorstius là một hiệp sĩ người Italy, và khi đang ở nhà tại Milan, Italy vào năm 1470, ông đã uống chút rượu mạnh rồi bắt đầu nôn ra… những tia lửa trước khi bốc cháy.

Hiện tượng người tự bốc cháy
Hình minh họa hiện tượng người tự bốc cháy. (Ảnh: Ritos ocultos)

Năm 1673, tác giả người Pháp Jonas Dupont đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề De Incendiis Corporis Humani Spontaneis, vốn là một bộ sưu tập các trường hợp và nghiên cứu về hiện tượng này.
Một trường hợp nổi tiếng tại Pháp đã xảy ra vào năm 1725, khi một chủ quán trọ ở Paris bị đánh thức bởi mùi khói và phát hiện thấy vợ mình, Nicole Millet, đã tan thành tro bụi khi nằm trên một tấm nệm rơm, nhưng kỳ lạ là tấm nệm này không hề bị cháy.
Tất cả những gì còn sót lại của bà Millet, một người nghiện rượu lâu năm, là hộp sọ, một vài mảnh xương ở lưng và phần chân dưới. Các vật dụng bằng gỗ được tìm thấy xung quanh bà không hề bị hư hại. Chồng bà đã bị buộc tội giết người và bị tuyên bố là có tội lúc ban đầu.
Tuy nhiên, trong quá trình kháng cáo, các thẩm phán đã đồng tình với lời bào chữa của ông về “hiện tượng người tự bốc cháy”, một phần nhờ vào lời chứng của một bác sĩ phẫu thuật, TS Claude-Nicolas Le Cat. Le Cat đã có mặt ở quán trọ khi mùi khói đánh thức cả khu nhà và thi thể bà Nicole được phát hiện. Cái chết của bà sau đó đã bị tuyên bố là kết quả của “một sự trừng phạt từ Chúa”.
Hiện tượng người tự bốc cháy đã trở nên phổ biến vào thế kỷ 19 sau khi nhà văn nổi tiếng người Anh Charles Dickens sử dụng nó để kết liễu một trong những nhân vật của mình trong cuốn tiểu thuyết Bleak House (Căn nhà lạnh lẽo). Khi các nhà phê bình chỉ trích Dickens vì đã cố gắng hợp thức hóa một cái gì đó không có thực, ông chỉ đơn giản trích dẫn một nghiên cứu cho thấy 30 trường hợp đã được ghi nhận trong lịch sử tại thời điểm đó.

Hiện tượng người tự bốc cháy
Hình minh họa trường hợp người tự bốc cháy trong tiểu thuyết Bleak House của Charles Dickens. (Ảnh: sei80.com)

Những đặc điểm thông thường của các nạn nhân trong hiện tượng người tự bốc cháy như được đưa ra vào năm 1938
Hiện tượng này đã được đề cập đến trên Tạp chí Y học Anh vào năm 1938 khi một bài viết của L.A. Parry trích dẫn một cuốn sách được xuất bản năm 1823 với tiêu đề Luật học Y khoa (Medical Jurisprudence). Bài viết nói rằng các trường hợp người tự bốc cháy có một vài đặc điểm chung, bao gồm:
  • Các nạn nhân là những người nghiện rượu lâu năm;
  • Họ thường là các phụ nữ lớn tuổi;
  • Cơ thể nạn nhân đã bốc cháy bột phát, nhưng một số chất bị bén lửa (đầu thuốc lá hút dở, …) cũng đã tiếp xúc với cơ thể.
  • Hai tay và chân thường bị rơi ra;
  • Ngọn lửa gây nên rất ít tổn hại đến nhiều vật dụng dễ bén lửa khác cũng đã tiếp xúc với cơ thể nạn nhân.
  • Phần di thể còn sót lại chỉ là một nắm tro tàn nhớt mỡ và hôi thối, có mùi rất hăng.
Nghiện rượu dường như đóng một vai trò quan trọng trong những trường hợp được ghi nhận lúc ban đầu về loại hiện tượng này, một phần bởi vì một số bác sĩ và nhà văn thời Victoria tin rằng hiện tượng này có nguyên nhân từ đó.
Hiệu ứng sợi bấc: Một cách giải thích khoa học cho hiện tượng người tự bốc cháy
Có một số giả thuyết về nguyên nhân gây nên hiện tượng người tự bốc cháy, bên cạnh chứng nghiện rượu nêu trên. Chúng bao gồm: lượng mỡ cơ thể dễ bốc cháy, sự tích tụ axeton, hiện tượng tĩnh điện, khí metan, vi khuẩn, tình trạng căng thẳng, và ngay cả sự can thiệp của thần thánh.
Giả thuyết giải thích cho hiện tượng người tự bốc cháy đã được khoa học tán thành nhiều nhất là “hiệu ứng sợi bấc”. Theo đó, cơ thể nạn nhân được ví như một cây nến. Một cây nến được chế tạo từ một sợi bấc bên trong, bao xung quanh bởi một lớp chất sáp cấu tạo từ axit béo dễ bốc cháy bên ngoài. Lửa sẽ châm ngòi sợi bấc và lớp chất sáp béo sẽ duy trì ngọn lửa. Trong cơ thể người, mỡ đóng vai trò như chất dễ bén lửa trong khi quần áo và tóc của nạn nhân đóng vai trò như sợi bấc. Một điếu thuốc lá có thể làm bén lửa quần áo nạn nhân, sau đó làm giãn nở lớp da của họ, giải phóng lớp mỡ dưới da, và lớp mỡ này đến lượt nó lại bị hấp thụ vào quần áo bị đốt cháy. Khi lớp mỡ tan chảy dưới dưới sức nhiệt, nó sẽ thấm vào quần áo, đóng vai trò như “sáp nến” giúp duy trì “sợi bấc” đang cháy. Quá trình đốt cháy sẽ tiếp tục, miễn là có đủ nhiên liệu. Những người ủng hộ giả thuyết này cho rằng nó giải thích được tại sao thi thể các nạn nhân bị tiêu hủy trong khi môi trường xung quanh hầu như không bị hề hấn.
Hiện tượng người tự bốc cháyHiện tượng người tự bốc cháyHiện tượng người tự bốc cháy
Các điểm khác cần cân nhắc về hiện tượng người tự bốc cháy
Một điều cần lưu ý là các trường hợp SHC đều xảy ra trong nhà, và các cá nhân lúc đó đang ở một mình, gần các nguồn nhiệt. Lấy ví dụ, không có trường hợp SHC nào được ghi nhận xảy ra vào ban ngày ở giữa đường phố.
Một điểm cần lưu ý khác là hiện tượng này dường như chỉ xảy đến với người, vì không có trường hợp động vật đột nhiên bốc cháy từng được báo cáo.
Ngoài ra, “hiệu ứng sợi bấc” dường như không giải thích đầy đủ tại sao các nạn nhân lại không dị chuyển trong suốt quá trình đốt cháy, và nó cũng không giải thích được trọn vẹn tại sao các món đồ nội thất xung quanh thông thường không bị tác động bởi ngọn lửa.
Ngoài ra, những người tin tưởng vào hiện tượng SHC cũng chỉ ra rằng cơ thể người phải đạt đến mức nhiệt độ khoảng 3.000 độ F (1.648 độ C) trước khi có thể bị thiêu đốt đến mức chỉ còn lại nắm tro tàn, vốn là trường hợp thường thấy của nhiều di thể nạn nhân đã được phát hiện. Để so sánh, mức nhiệt độ hỏa thiêu thi thể người là trong khoảng từ 1400 đến 1800 độ F (760 – 982 độ C).
Một trường hợp người tự bốc cháy hiện đại
Các trường hợp SHC không chỉ đơn thuần là truyện cổ tích hay chỉ giới hạn trong các cuốn sách cổ. Một trường hợp như vậy thời hiện đại đã xảy ra ở Ireland vào năm 2010.
Thi thể bị cháy sém của một cụ ông đã được phát hiện nằm trên mặt đất với phần đầu đặt gần lò sưởi trong căn chung cư của ông, trong một căn phòng hầu như không có dấu vết thiệt hại do cháy. Không có các vết cháy sém trên sàn nhà, trên trần nhà ngay bên trên thi thể ông, hay ở bất cứ nơi nào khác trong căn phòng. Một nhân viên điều tra các vụ chết bất thường cuối cùng đã đi đến kết luận rằng SHC là nguyên nhân gây tử vong của cụ ông 76 tuổi Michael Faherty.
Nhiều người tin rằng có nhiều thứ về cơ thể người khiến nó trở nên khá đặc thù trong số các loài sinh vật trên Trái Đất, và có nhiều ẩn đố về cơ thể người chúng ta vẫn chưa biết rõ. Một đặc điểm như vậy là hiện tượng người tự bốc cháy (SHC), vốn vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải.
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Quý Khải 

NHỮNG VỤ CHÁY BÍ ẨN TRÊN THẾ GIỚI

Những vụ cháy xung quanh bức tranh “Cậu bé khóc”
“Cậu bé khóc” (The Crying Boy) là một bức chân dung được vẽ bởi họa sĩ Bruno Amadio. Trong thập niên 80 của thế kỉ XX, bức tranh này đã được sao chép và bày bán tràn ngập khắp nơi trên thế giới, riêng tại Vương quốc Anh đã có thể bán được 50.000 bức. Lúc bấy giờ, đây là một trong những bức tranh được nhiều người Anh mua nhất.

Câu chuyện bí ẩn về lời nguyền của bức tranh “Cậu bé khóc” bắt đầu xuất hiện từ tháng 9/1985, khi tờ The Sun – trang tin tức nổi tiếng ở Anh đưa tin về hàng loạt các vụ cháy bí ẩn lan rộng tại Anh. Điều đặc biệt là những nơi xảy ra hỏa hoạn đều có treo bức “Cậu bé khóc” ở trong nhà.
Theo lời kể của các lính chữa cháy cùng các nạn nhân, trong tất cả các vụ cháy, mọi vật dụng trong nhà đều bị thiêu rụi, duy chỉ có các bản sao bức tranh “Cậu bé khóc” vẫn còn nguyên vẹn. Cô Dora Mann (Surrey, Anh) – một nhân chứng nổi tiếng, cho biết cô đã mua bức chân dung “Cậu bé khóc” về treo trong phòng tranh của mình. Tuy nhiên, 6 tháng sau, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra. Thậm chí, cô và chị dâu cũng suýt thiệt mạng trong một vụ cháy đó. Tất cả mọi thứ đều chỉ còn là một đống đổ nát, thứ duy nhất còn sót lại nguyên vẹn là bức tranh “cậu bé khóc”. Sau khi hàng loạt vụ hỏa hoạn xảy ra, những người sở hữu bức tranh đều hoang mang, lo sợ. Trước tình hình đó, hàng nghìn bản sao “Cậu bé khóc” bị tiêu hủy dưới sự giám sát của Cục Chữa cháy. Mặc dù vậy, nhiều bản sao khác của bức tranh vẫn còn tồn tại và tin tức về các vụ cháy vẫn tiếp tục xuất hiện. Những câu chuyện liên quan đến “Cậu bé khóc” càng được lan truyền rộng rãi và nhiều người cho rằng có một lời nguyền luôn đeo bám bức tranh đó.
Tuy nhiên, Steve Punt, một nhà văn và diễn viên hài người Anh đã đứng ra điều tra các lời nguyền của “Cậu bé khóc” trong một chương trình của đài phát thanh BBC. Trong chương trình, Punt nghiên cứu lịch sử của bức tranh, đồng thời cũng công bố các thí nghiệm được tiến hành lên các bản sao. Trong thí nghiệm, nhiều bản sao cũ của bức tranh đã được đem đốt và các nhà khoa học phát hiện phần lớn các bản in chỉ có viền khung tranh bị bắt lửa và cháy sém một góc còn bức tranh vẫn nguyên vẹn. Kết quả kiểm tra cho thấy nguyên nhân giúp “Cậu bé khóc” luôn “sống” trong mỗi vụ hỏa hoạn là nó được vẽ bằng chất liệu khó bắt lửa, không bị phá hủy bởi nhiệt và khói. Nhân viên chữa cháy Mick Riley cũng khẳng định nguyên nhân của các vụ hỏa hoạn thời gian đó phần lớn là do chập điện hoặc do vật dễ bắt lửa vô tình bị cháy. Không có bất kì lời nguyền bí ẩn hay câu chuyện ma quỷ nào ở đây.
Vụ cháy Meireki và lời nguyền Kimono
Vụ cháy lớn Meireki còn nổi tiếng với tên vụ cháy Furisode (tên của một bộ Kimono dành cho các cô gái độc thân trong các ngày lễ). một câu chuyện kỳ lạ và nổi tiếng vì vụ cháy thiêu rụi tới 3/4 kinh thành Edo (tên cũ của thủ đô Tokyo của Nhật ngày nay) mà nguyên nhân của nó bắt nguồn từ một bộ Kimono bí ẩn.
Đám cháy kéo dài trong 3 ngày, ước tính có tới 100 ngàn người đã bỏ mạng vì nó, 60 - 70% kinh thành bị thiêu rụi, san bằng 300 đền đài, 500 cung điện, 9.000 cửa hàng, 61 cây cầu. Trận cháy này thiệt hại lớn tới mức có thể so sánh với Đại thảm họa động đất Kantô 1923 và vụ ném bom nguyên tử của Mỹ năm 1945 lên 2 thành phố lớn của Nhật trong thế chiến thứ 2.
Đám cháy thế kỷ này gắn liền với bộ Kimono được cho là bị nguyền, trước đó đã khiến cho 3 thiếu nữ qua đời. Chủ nhân đầu tiên và cũng chính là người may nó là Okiku sống ở Ueno, cô mặc nó lần đầu trong lễ thưởng hoa ở một ngôi chùa, không may cô lại đem lòng yêu một tiểu tăng ở đó. Mối tình không nên bắt đầu này khiến cô nhớ nhung mà sinh tâm bệnh, rồi qua đời vào ngày 16 tháng 1 năm Minh Lịch đầu tiên. Mẹ cô sau đó bán nó lại cho một cửa hiệu Kimono ở Hongo. Chủ nhân tiếp theo của nó là Ohana, điều kỳ lạ đến rùng mình chính là cô cũng bị bệnh và qua đời một năm sau đó đúng cái ngày mà chủ nhân cũ đã mất, tức cũng vào ngày 16 tháng 1, là năm Minh Lịch thứ 2. Sự việc trùng hợp này không ai để ý thấy cho đến khi chủ nhân thứ 3 của nó là Otatsu, con gái chủ tiệm cầm đồ ở Azabu cũng qua đời vì đổ bệnh và cũng trùng ngày chết của 2 cố chủ trước (ngày 16 tháng 1 năm Minh Lịch thứ 3). Người ta xem nó như là điềm xấu cho chủ nhân mặc nó và sau đó một thầy tu quyết định đem tiêu huỷ bộ Kimono bị nguyền rủa này. Vị thầy tu vì muốn cứu những chủ nhân sẽ mặc nó sau này đã quyết định đốt cháy bộ Kimono, nhưng không ngờ rằng đó lại là hành động sai lầm khiến cho hàng trăm ngàn người mất mạng sau đó. Khi bộ Kimono đang bốc cháy dữ dội thì một  cơn gió lớn bất ngờ xuất hiện và cuốn chiếc áo lên cao, do ngôi chùa làm bằng gỗ nên đã nhanh chóng bắt lửa và đám cháy vượt khỏi tầm kiểm soát. Ngọn lửa bùng lên dữ dội như gào thét và nuốt trọn tất cả trong cơn giận dữ. Kinh thành Edo bị nhấn chìm trong biển lửa trong phút chốc.
Nguyên nhân khiến cho những vụ cháy tại đây thường rất mãnh liệt và sức tàn phá nhanh khủng khiếp là do thói quen sinh hoạt và lối sống của người dân. Nhà cửa ở đây được xây bằng gỗ, với mật độ dân số cao khiến cho tốc độ cháy lan rất nhanh. Mặt khác, khí hậu lạnh giá vào mùa đông khiến cho thói quen sử dụng than và củi để sưởi ấm khiến nguy cơ cháy luôn rình rập. Và vụ cháy Meireki vẫn được người dân Tokyo nhắc lại cho tới tận ngày nay vì mức độ tàn phá của đám cháy quá lớn.

Bí ẩn vụ án người đàn ông chết cháy trong phòng kín
Cách đây vài năm, Cảnh sát Mỹ nhận được tin báo của người dân về việc phát hiện người đàn ông 53 tuổi chết cháy trong phòng kín. Khi tới nơi, Cảnh sát phải phá cửa ngôi nhà mà nạn nhân thường làm việc một mình. Bên trong hiện trường, Cảnh sát phát hiện xác của nạn nhân bị cháy đen nằm giữa nhà, khoảng 70% cơ thể bị bỏng cấp độ một, hai và ba. Ngoài ra, họ còn phát hiện thấy giày bên trái của nạn nhân có một lỗ nhỏ bị cháy rất nặng và một vết trầy ở ngón cái tay phải. Điều kỳ lạ là trong phòng không có khói, không có dấu vết của lửa cũng như dấu hiệu bị chập điện nhưng lại có mùi lạ giống mùi cháy.
Có vẻ như đây là một vụ án trong phòng kín đầy bí ẩn mà chúng ta vẫn thường biết đến trong bộ truyện trinh thám. Ban đầu, Cảnh sát đưa ra giả thuyết, nạn nhân bị giết và đốt xác ở một nơi khác rồi bị di chuyển tới căn phòng này để tạo hiện trường giả. Nhưng sau đó, giả thuyết này bị bác bỏ bởi không có dấu vết cho thấy có xô xát, căn phòng bị khóa kín từ bên trong và không có lối vào hoặc ra nào khác.
Tuy nhiên, một bài báo đăng trên Tạp chí Pháp y và bệnh lý học Mỹ tháng 3/2017 đã góp phần giải mã cái chết bí ẩn của người đàn ông trong phòng kín này. Theo các chuyên gia pháp y, nạn nhân không bị giết mà bị sét đánh trúng dù đang ở trong phòng kín. Thủ phạm có thể là dầm thép trong tường vươn ra ngoài. Khi sét đánh trúng dầm thép, dòng điện chạy từ dưới lên trên tạo ra tia lửa điện. Nạn nhân bị sét đánh vào chân trái khi ở gần các đồ vật kim loại như giá cưa. Dòng điện chạy từ đó chạy qua tim đã giết chết nạn nhân rồi phóng ra ngoài qua ngón cái của bàn tay phải. Và kết quả khám nghiệm tử thi, không tìm thấy bồ hóng trong phổi của ông, đặc trưng của người chết do ngạt khói, nồng độ khí carbon monoxit (CO) trong máu của nạn nhân cũng ở mức thấp, chỉ 3,9% cũng củng cố cho giả thuyết này. 

Hiện tượng tự bốc cháy tại làng Sicily, nước Ý
Hơn 10 năm qua, cư dân sống tại ngôi làng Sicily thuộc Caronia, Italia đã hết sức lo lắng, hoảng sợ khi phải đối mặt với hàng trăm vụ hỏa hoạn không rõ nguyên nhân liên tiếp xảy ra. Điển hình là các vụ tự bốc cháy của đệm, giường, xe hơi và các thiết bị như tủ lạnh, điện thoại đi động mặc dù chúng đã được tắt nguồn. Những sự việc này đã thu hút sự chú ý của các nhà địa chất, vật lý và các nhà nghiên cứu núi lửa trong nhiều năm qua. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa ai có thể đưa ra một lời giải thích khoa học, chính xác.
Sự việc bắt đầu xảy ra vào tháng Giêng năm 2004 khi hàng loạt thiết bị bao gồm xoong nồi và máy hút bụi ở vài ngôi nhà trong làng bắt đầu bị lửa thiêu. Quà cưới, đồ nội thất, thậm chí cả một đường ống nước cũng bị lửa hỏi thăm. Ban đầu người ta cho rằng nguyên nhân là các vụ chập điện và công ty điện lực địa phương đã cố gắng cắt đứt nguồn cấp năng lượng đến ngôi làng, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Dân làng đã được sơ tán. Chính quyền mở một cuộc điều tra nhưng các chuyên gia, nhà chức trách đã không đưa ra được kết luận cuối cùng. Ngay cả khi có sự xuất hiện của các nhà nghiên cứu núi lửa từ Viện Vật lý Địa cầu và một đội ngũ các chuyên gia đến từ Hải quân Ý thì sự việc cũng không được giải quyết. Điều này đã làm cho dân làng thực sự sợ hãi, thậm chí một vài người còn gọi điện thoại cho linh mục để tiến hành các thủ tục trừ tà. Vài tháng sau đó mọi việc yên bình trở lại, dân làng dần trở về nhà. Các vụ cháy không rõ nguyên nhân vẫn xảy ra thường xuyên, tuy nhiên những người dân làng đã dần học được cách sống chung với chúng.
Năm 2007, một tờ báo của Italia đã công bố một bản báo cáo tạm thời bị rò rỉ từ Cục Bảo vệ dân sự, kết luận rằng lời giải thích hợp lý duy nhất cho những hiện tượng lạ này là các đám cháy được tạo ra bởi một điện từ trường có năng lượng rất lớn nằm trong khoảng từ 12 – 15GW, một sức mạnh mà thời điểm đó con người chưa tạo ra được. Một năm sau đó, người ta không tiến hành điều tra thêm về vụ việc này, và họ chỉ kết luận rằng các hiện tượng này là do một bức xạ điện từ bí ẩn nào đó gây ra. Và cho tới bây giờ, câu trả lời cho những hiện tượng trên vẫn là một bí mật chưa thể giải đáp.


TRANG HUYỀN
(Sưu tầm và tổng hợp)

‘Đầu lâu’ khổng lồ xuất hiện trên khói cháy rừng ở Italia

A-A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Hình ảnh đầu lâu khổng lồ đáng sợ xuất hiện trên cột khói từ đám cháy rừng quanh núi lửa Vesuvius, Italia.
Hình ảnh đầu lâu đáng sợ xuất hiện trên đám khói cháy rừng.
Hình ảnh đầu lâu đáng sợ xuất hiện trên đám khói cháy rừng.
Các đám cháy rừng bất ngờ bùng phát ngày 13.7 trên sườn núi lửa Vesuvius tại Sicily, Italia. Nguyên nhân gây cháy rừng chưa được xác định, nhưng một số người cho rằng băng nhóm mafia ở khu vực này chính là thủ phạm.
Từ cột khói bốc lên từ đám cháy rừng, mọi người đã nhìn thấy khuôn mặt khổng lồ trông như ma cà rồng. Một số nhân chứng thậm chí chụp được hình ảnh ghê rợn này.
Rosario Scotto Di Minico đã đăng tải bức hình chụp đầu lâu khổng lồ trên đám khói lên mạng xã hội Facebook, kèm theo chú thích: “Sau nhiều thiên niên kỷ, quái vật của núi Vesuvius đã xuất hiện trở lại.


Du khách phải sơ tán vì cháy rừng quanh núi lửa Vesuvius.
Núi lửa Vesuvius hiện không hoạt động, nhưng khói và cháy rừng xuanh quanh, khiến nhiều người nghĩ rằng nó đang phun trào dung nham và tro bụi lên bầu trời.
Đám cháy rừng đã ánh hưởng tới khu nghỉ dưỡng ven biển Calampiso tại thành phố Palermo. Cho đến nay, khoảng 1.000 du khách tại đây đã được sơ tán bằng tàu tới nơi an toàn.


Đám mây khói khổng lồ phủ kín núi lửa Vesuvius.

Thủ tướng Italia Paolo Gentiloni cho biết 23 đám cháy đã bùng phát dữ dội ngày 13.7. Trong khi đó, Bộ trưởng Môi trường Italia  Gian Luca Galletti thông báo một người đàn ông đã bị bắt giữ vì tình nghi là thủ phạm gây cháy rừng.
đăng bởi: d.a.n.v.i.e.t...v.n.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét