Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

KÝ ỨC CHÓI LỌI 94

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những cuộc hành quân không tới đích 
Sau năm 1975 chúng ta phải đối đầu với rất nhiều âm mưu phá hoại, khủng bố. Bộ phim tài liệu này nói lên những chiến công âm thầm của cơ quan an ninh Việt Nam trong công cuộc giữ gìn an ninh Tổ Quốc, chống lại mọi âm mưu phá hoại hết sức thâm độc của bọn phản động lưu vong. Trong thế trận an ninh nhân dân, quân và dân ta đã đập tan những cuộc hành quân của chúng.

Bí mật của một chiến dịch phản gián (Phần 1)

(An ninh quốc phòng) - Chiến dịch phản gián mang tên “Kế hoạch CM-12″ được khởi đầu bằng một chiến công ghi đậm dấu ấn của bản lĩnh và trí tuệ của Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Cách nay hơn 30 năm, vào năm 1981 lực lượng công an xác lập, triển khai một số chuyên án, kế hoạch, trong đó CM12 là cốt lõi, thực hiện chiến dịch đấu tranh phản gián, đấu tranh với bọn gián điệp biệt kích, bọn phản động lưu vong cũng như các tổ chức phản cách mạng ở trong nước được sự hỗ trợ đắc lực của các thế lực phản động quốc tế và các cơ quan tình báo thù địch âm mưu phá hoại ta. Kế hoạch CM12 được triển khai trên địa bàn rộng lớn: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, tphcm, Tây Ninh, các tỉnh miền Trung, dọc biển Đông và vươn ra trung tâm của địch ở nước ngoài. Trong kế hoạch CM12, lực lượng phối hợp của ta đã mưu trí, khôn khéo sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, tương kế tựu kế, dùng địch đánh địch, điều khiển trung tâm của địch hoạt động theo ý đồ của ta trong suốt 3 năm (1981-1984), bắt 18 chuyến xâm nhập bằng tàu biển gồm 148 tên, có cả tên cầm đầu là Mai Văn Hạnh; thu hơn 300 tấn vũ khí, đạn dược và phương tiện hoạt động các loại; thu 14 tấn tiền Việt Nam giả; bắt 2 tàu xâm nhập; đồng thời tác động để địch bộc lộ ý đồ và trấn áp 10 tổ chức phản động, 9 đầu mối trong nội địa, bắt 996 tên, gọi đầu thú 1.070 đối tượng…; xóa bỏ, vô hiệu hóa hầu hết cơ sở của chúng, tạo điều kiện cho việc đấu tranh thắng lợi của nhiều chuyên án khác.
Thắng lợi của kế hoạch CM12 có ý nghĩa chiến lược, là thắng lợi toàn diện cả về quân sự, chính trị, kinh tế… và là một trong những chiến công trọn vẹn, lẫy lừng của Công an nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bộ Chính trị, lãnh đạo Bộ Công an mà trực tiếp là Bộ trưởng Phạm Hùng lúc bấy giờ. Kết thúc thắng lợi kế hoạch CM12 có nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu cao quý, trong đó có 2 đơn vị là An ninh K4/2, Đại đội Cảnh sát đặc biệt và 3 cá nhân: Nguyễn Phước Tân, Trần Phương Thế, Phan Thành Lập được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tháng 9/1981, Chiến dịch phản gián mang tên “Kế hoạch CM-12″ được khởi đầu bằng một chiến công ghi đậm dấu ấn của bản lĩnh và trí tuệ của Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. Chiến dịch phản gián có một không hai này được kéo dài 7 năm, từ năm 1981 đến 1988 là kết thúc. Trong đó, Kế hoạch CM-12 là phần cốt lõi nhất, thắng lợi to lớn nhất.
Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh.
Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh.
Vào một ngày thượng tuần tháng 1/1981, đồng chí Phạm Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) gọi điện thoại cho đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm ở TP HCM:
– Ông biết gì chưa? Có bọn xâm nhập ở biên giới Tây Nam đấy. Cho triển khai ngay công tác xác minh và truy bắt bọn xâm nhập!Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm báo cáo đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng là cũng đã nhận được tin này và triển khai ngay việc thực hiện lệnh của Bộ trưởng. Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm gửi điện cho Công an các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang triển khai phương án truy tìm gián điệp biệt kích. Bức điện có nội dung:“Theo tin từ Campuchia ngày 11 tháng 1, một toán gián điệp đang đi qua tỉnh Tà Keo để xâm nhập vào Việt Nam. Đề nghị các đồng chí triển khai phương án nắm tình hình và truy quét. Cần phải xác nhận tin này đúng không? Có tin tức gì cụ thể báo ngay K4 và K4/2”.
Vào lúc đó, tình hình an ninh miền Nam vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp. Lãnh đạo Bộ Nội vụ phân công đồng chí Cao Đăng Chiếm phụ trách công tác công an ở các tỉnh miền Nam. K4 là ký hiệu của Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm, còn K4/2 là ký hiệu của Tổ An ninh trực thuộc đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm.
Xuất phát từ tình hình thực tế an ninh ở miền Nam, được sự đồng ý của đồng chí Bộ trưởng và tập thể lãnh đạo Bộ, một số cán bộ có kinh nghiệm được bố trí vào ba tổ công tác tham mưu cho đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm. Tổ K4/1 là bộ phận nghiên cứu tổng hợp. Tổ K4/2 giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ của lực lượng an ninh. Tổ K4/3 giải quyết các vấn đề thuộc lực lượng cảnh sát.
Tổ K4/2 về danh chính có chức năng tham mưu cho đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm là chủ yếu, nhưng trên thực tế, bộ phận K4/2 đã trở thành các đơn vị chiến đấu thực sự khi có các vụ án lớn xảy ra và được đồng chí Thứ trưởng trực tiếp giao nhiệm vụ.
Lãnh đạo Bộ Nội vụ cử đồng chí Nguyễn Phước Tân, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị 2 làm Tổ trưởng Tổ An ninh K/2. Chức vụ này tương đương Cục trưởng. Các đồng chí Lê Tiền, Phó Cục trưởng phụ trách đơn vị PK9 và đồng chí Hồ Khiết, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị 1 làm Tổ phó. Các đồng chí Nguyễn Phước Tân và Lê Tiền sau này được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh.
Bộ cũng điều động một số cán bộ an ninh dày dạn kinh nghiệm, có trình độ nghiệp vụ giỏi từ các đơn vị về Tổ An ninh K4/2 như các đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, Thi Văn Tám, Trần Tôn Thất,… Hiện nay, đồng chí Nguyễn Khánh Toàn là Thượng tướng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; đồng chí Thi Văn Tám là Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an và đồng chí Trần Tôn Thất là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục An ninh.
Trở lại với vụ xâm nhập của bọn gián điệp biệt kích
Ngày 11/1/1981, Công an tỉnh Tà Keo (Campuchia) trao đổi cho chúng ta biết có một tên Khmer Đỏ ra đầu thú khai báo rằng y có tham gia dẫn một toán người Việt Nam từ nước ngoài đi qua Campuchia để xâm nhập về hoạt động chống Việt Nam. Tin này được báo cáo ngay cho đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng, các đồng chí Thứ trưởng Viễn Chi, Cao Đăng Chiếm và đồng chí Huỳnh Thanh Việt (Mười Việt), Giám đốc Công an tỉnh An Giang, địa phương có biên giới giáp tỉnh Tà Keo.
Nguồn tin cho biết: “Một tên Khmer Đỏ tên là Săm Sua đã ra đầu thú chính quyền cách mạng Campuchia tại Tà Keo. Y khai có tham gia dẫn đường cho 23 tên gián điệp biệt kích xâm nhập về Việt Nam”.
Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh (dấu khoanh tròn) cùng những gián điệp biệt kích khi ở nước ngoài.
Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh (dấu khoanh tròn) cùng những gián điệp biệt kích khi ở nước ngoài.
Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, được sự đồng ý của chính quyền Campuchia, đồng chí Huỳnh Thanh Việt, Giám đốc Công an tỉnh An Giang và một số cán bộ an ninh là đồng chí Trần Văn Lệnh, Trưởng phòng Chấp pháp và đồng chí Huỳnh Hữu Chiến, Trưởng phòng Tổng hợp (hiện đồng chí Huỳnh Hữu Chiến là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh) ngay lập tức lên đường sang Tà Keo, Campuchia. Qua trực tiếp xét hỏi tên Săm Sua, đoàn Công an An Giang nhận thấy khả năng là tên Săm Sua đã khai báo thật. Ngày 12/1/1981, đồng chí Mười Việt đã báo cáo cho lãnh đạo Bộ nhận định về việc có một toán gián điệp biệt kích mang vũ khí, điện đài xâm nhập Việt Nam.
Tiếp đó, ngày 13/1, Công an Kiên Giang điện báo cáo lãnh đạo Bộ Nội vụ biết về việc có một toán gián điệp, biệt kích xâm nhập. Theo báo cáo của Công an Kiên Giang, ngày 8/1/1981, bộ đội làm kinh tế ở Bình Sơn (Kiên Giang) bắn chết 1 tên gián điệp, biệt kích từ nước ngoài xâm nhập về Việt Nam.
Qua nguồn tin của quần chúng phát hiện, Công an Kiên Giang đã thu được 12 súng AK báng gấp, 7 quả lựu đạn, 2 tay quay máy phát điện dùng cho điện đài và một số quân trang, quân dụng. Đáng chú ý là có một số phù hiệu đề là “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”… Có dấu hiệu đây là một tổ chức phản cách mạng đưa quân xâm nhập vào Việt Nam.
Ngày 15/1/1981, đồng chí Phạm Hùng đã điện chỉ thị cho đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm tổ chức xác minh, khai thác và truy bắt cho hết bọn xâm nhập. Đồng thời, tin này còn được thông báo cho các Cục nghiệp vụ kiểm tra.
Báo cáo của lực lượng trinh sát kỹ thuật cũng phù hợp với những diễn biến toán gián điệp biệt kích xâm nhập trong thời gian cuối năm 1980.
Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm trực tiếp đi miền Tây để chỉ đạo tại hiện trường. Các đơn vị nghiệp vụ an ninh của Bộ cũng được huy động tham gia, phối hợp cùng với công an các địa phương điều tra, truy bắt bọn xâm nhập. Các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, điều tra được sử dụng. Chính vì vậy, chỉ ít ngày sau khi bọn địch xâm nhập bị phát hiện, công tác truy bắt đã có sự chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo Bộ.
Chỉ trong vòng một thời gian tương đối ngắn, với sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ mà trực tiếp là đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng và đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm, các Cục nghiệp vụ an ninh và công an các địa phương Nam Bộ đã nhanh chóng phối hợp truy bắt và khai thác bọn gián điệp biệt kích xâm nhập.
Trong khi đang khẩn trương triển khai công tác truy bắt bọn gián điệp biệt kích xâm nhập, thì Công an Kiên Giang báo cáo là đã bắt giữ được 1 tên trong bọn chúng. Ngày 18/1/1981, Trần Minh Hiếu sau khi được lệnh của toán trưởng cho phân tán, y về quê ở An Biên. Sau một thời gian biền biệt không được tin gì kể từ ngày Hiếu vượt biên, nay thấy con trở về, mẹ của Hiếu vừa mừng lại vừa lo.
Hiếu nói thật cho mẹ biết về việc tại sao y lại trở về Việt Nam. Ông cậu ruột của Hiếu làm việc ở Tỉnh đội Kiên Giang biết được chuyện của Hiếu và động viên anh ta ra đầu thú công an. Trong khi Hiếu đang lừng chừng vì sợ thì người cậu của Hiếu đã báo cho công an địa phương biết. Công an Kiên Giang ngay lập tức bắt giữ Trần Minh Hiếu và khai thác.
Được công an động viên, giáo dục và thuyết phục, Trần Minh Hiếu đã khai nhận là một trong số 23 tên gián điệp biệt kích của tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” của Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh. Hiếu đã khai quá trình xâm nhập của toán gián điệp.
Qua lời khai của Hiếu, ta biết chúng sẽ gặp nhau vào ngày 15 và 30 hàng tháng ở bến Ninh Kiều (Cần Thơ). Hiếu cũng khai nơi ẩn náu của tên toán trưởng Lê Hồng Dự. Công an Kiên Giang và Công an Hậu Giang đã tổ chức bắt giữ Lê Hồng Dự tại Cần Thơ. Qua các buổi xét hỏi, Lê Hồng Dự khai báo quá trình xâm nhập của y và những hiểu biết của y về tổ chức phản cách mạng của Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh. Những lời khai này khớp với lời khai của Trần Minh Hiếu.
Qua lời khai của Lê Hồng Dự và Trần Minh Hiếu, bước đầu chúng ta đã xác định đây là một tổ chức phản cách mạng do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu có cơ sở hoạt động ở nước ngoài.
Để tiến hành đấu tranh với tổ chức này, về mặt tổ chức chỉ đạo, trên cơ sở tính chất, phạm vi hoạt động khá phức tạp và rộng của bọn Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh, lãnh đạo Bộ nhất trí với đề xuất của Tổ An ninh là thành lập Ban chuyên án do đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm chỉ đạo và K4/2 trực tiếp thực hiện.
Chỉ vài ngày sau, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh để trực tiếp chỉ đạo đấu tranh với vụ án này. Đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng đã yêu cầu đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm triệu tập ngay một cuộc họp để bàn biện pháp, kế hoạch đấu tranh với vụ án này tại TP Hồ Chí Minh.
Bí mật của một chiến dịch phản gián (Phần 2)

Bí mật của một chiến dịch phản gián (Phần 2)

Lê Quốc Túy cho Hạnh biết là y đang làm việc cho nhóm Trần Văn Hữu với ý đồ tiến tới thành lập “Chính phủ hòa hợp, hòa giải dân tộc”. >>> Bí mật của một chiến dịch phản gián (Phần 1) >>>...
(Theo Truyền Hình Cà Mau)

Bí mật của một chiến dịch phản gián (Phần 2)

(An ninh quốc phòng) - Lê Quốc Túy cho Hạnh biết là y đang làm việc cho nhóm Trần Văn Hữu với ý đồ tiến tới thành lập “Chính phủ hòa hợp, hòa giải dân tộc”.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Các thế lực đế quốc xâm lược và tay sai thất bại thảm hại. Nhưng Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh vẫn không chịu nhìn nhận ra mà lại nảy ra một kế hoạch riêng. Đó chính là âm mưu tiến hành một cuộc “kháng chiến” để “giải phóng” miền Nam.
Lúc nhỏ Lê Quốc Túy được bố mẹ cho đi học tại Trường tiểu học Hồng Ngự, sau đó sang học tại An Giang. Học xong tiểu học, Túy lên Sài Gòn học trung học tại Trường Pétrus Ký. Năm 1950, thi đậu tú tài 1. Năm 1953, trượt tú tài 2.
Tháng 7/1953, Túy tình nguyện gia nhập không quân Pháp. Khoảng một năm sau Túy được đưa đi đào tạo lớp phi công ở căn cứ 707 tại Marrakech (Maroc). Lúc đó Maroc là thuộc địa của Pháp. Một năm sau, Túy được chuyển về học tại căn cứ 702 của không quân Pháp ở Avord thuộc tỉnh Bourges.
Tháng 2/956, Lê Quốc Túy trở về Việt Nam và phục vụ tại Đệ nhất Phi đoàn Vận tải số 3 Tân Sơn Nhất. Tháng 5/1958, Túy giải ngũ và sau đó xin làm huấn luyện viên phi công cho Nha Hàng không dân sự. Vốn có bản tính thích tự do và chơi bời, Túy đã bị truy nã và bị truy tố trước Tòa án binh quân đội Sài Gòn về tội đào ngũ nhưng lại được tha bổng. Trong phiếu cá nhân của Túy khi giải ngũ đã bị chỉ huy đơn vị của y ghi: “Kém về kỷ luật, tầm thường về chuyên môn, ham thích đời sống của Pháp hơn là Việt Nam, cho giải ngũ sớm vì không cần thiết cho quân đội Việt Nam Cộng hòa”.
Cuối năm 1958, Lê Quốc Túy cùng vợ và hai con xuất cảnh sang Pháp. Đến tháng 7/1961, Lê Quốc Túy xin nhập quốc tịch Pháp và ở luôn bên đó. Sau đó Túy có học thêm đại học và tốt nghiệp kỹ sư hóa học tại Paris.
Khoảng cuối năm 1963, Túy sang Phnôm Pênh làm đại diện cho một cơ quan của Liên Hiệp Quốc. Đến năm 1966 thì trở lại Pháp. Trong thời gian ở Phnôm Pênh, Lê Quốc Túy đã có dịp gặp và làm quen với cha con Hồ Tấn Khoa, Bảo đạo Cao Đài Tây Ninh đang chạy nạn do chính quyền Ngô Đình Diệm o ép.
Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh (dấu khoanh tròn) cùng những gián điệp biệt kích khi ở nước ngoài. (Ảnh: Internet)
Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh (dấu khoanh tròn) cùng những gián điệp biệt kích khi ở nước ngoài. (Ảnh: Internet)
Từ đầu năm 1967, Túy làm giám đốc cho Hãng LUSTUCRU chuyên sản xuất bìa cáctông do Trần Văn Hữu làm chủ.
Đầu năm 1975, Túy về miền Nam Việt Nam hai lần: một lần đầu tháng 3 và một lần vào tháng 4 và sau đó bị kẹt lại vì miền Nam đã được giải phóng. Đến tháng 7/1975, ta cho Túy xuất cảnh trở lại Pháp vì y mang quốc tịch Pháp.
Còn Mai Văn Hạnh (bọn chúng thường gọi là Năm Hạnh hay chú Năm), sinh năm 1928, quê quán ở Hà Nội. Mai Văn Hạnh xuất thân trong một gia đình công chức thời Pháp thuộc. Lớn lên, Hạnh gia nhập lực lượng hải quân của quân đội Sài Gòn và đã được mang lon trung úy.
Mai Văn Hạnh là người có cá tính mạnh nhưng lại biết kiềm chế. Do bất mãn với chế độ Sài Gòn, Hạnh sang Pháp, lấy vợ Pháp, nhập quốc tịch Pháp và đi học nghề lái máy bay. Vợ của Mai Văn Hạnh là Mary Vone Dagorne nhưng đã ly dị vào năm 1976, kịp có với nhau 3 con: một trai, hai gái.
Sau khi học nghề lái máy bay, Mai Văn Hạnh làm phi công cho Hãng Hàng không AirFrance của Pháp trong nhiều năm. Hạnh quen biết Túy trong thời gian học lái máy bay tại Avoir. Năm 1972, lúc đang làm cho Hãng Hàng không AirFrance tại Algeria, trong một lần về thăm gia đình và ăn tết tại Paris, Mai Văn Hạnh đến chúc tết Trần Văn Hữu, cựu Thủ tướng chế độ Sài Gòn thời Bảo Đại làm “Quốc trưởng”.
Tại đây, Hạnh gặp lại Lê Quốc Túy sau 16 năm xa nhau. Lê Quốc Túy cho Hạnh biết là y đang làm việc cho nhóm Trần Văn Hữu với ý đồ tiến tới thành lập “Chính phủ hòa hợp, hòa giải dân tộc”. Năm 1973, Lê Quốc Túy sang Algeria tìm gặp Mai Văn Hạnh và mời Hạnh đến mùa hè 1974 sang Paris để đưa vợ chồng Trần Văn Hữu đi “du lịch” ở Nhật Bản. Hạnh đã nhận lời. Tuy nhiên, ý định của Trần Văn Hữu không thành. Mai Văn Hạnh biết điều đó nhưng vẫn ham làm chính trị và cộng tác với Trần Văn Hữu và Lê Quốc Túy trong một âm mưu đen tối.
Qua công tác khai thác hồ sơ, công tác trinh sát và khai thác một số tên ta đã bắt như Lê Chơn Tình, N.V.M… chúng ta đã nắm được âm mưu và quá trình hoạt động của chúng trong thời kỳ đầu năm 1975.
Khi cục diện của cuộc chiến tranh Việt Nam đầu năm 1975 xuất hiện một tình thế mà các lực lượng thân Pháp, trong đó có Trần Văn Hữu thấy có thể chen chân vào chính trường Sài Gòn, thậm chí nhảy ra cầm quyền. Lê Quốc Túy muốn tận dụng cơ hội này để kiếm một chức vụ trong chính quyền Sài Gòn và sau đó có thể thực hiện ý đồ leo lên đến chức vụ cao hơn. Vào ngày 5/3/1975, Lê Quốc Túy bay về Sài Gòn với bức thư của Trần Văn Hữu gửi cho Nguyễn Văn Thiệu. Bức thư đề ngày 28/2/1975 có đoạn:
“… Chưa đặng tiện về xứ, tôi giao cho bạn Lê Quốc Túy đặc phái đến trình với Tổng thống ý kiến của chúng tôi về phương cách đem lại hòa bình và hạnh phúc cho dân tộc. Tôi rất mong đây là một bước đầu để cùng nhau tiếp tục củng cố quyền lợi tối cao của nước nhà”.
Đồng chí Trần Phương Thế (tự Tám Thậm), bí số NKA1 (bìa trái) cùng Mai Văn Hạnh (bìa phải) và đồng bọn tại căn cứ giả ở Cà Mau. (Ảnh: Sggp)
Đồng chí Trần Phương Thế (tự Tám Thậm), bí số NKA1 (bìa trái) cùng Mai Văn Hạnh (bìa phải) và đồng bọn tại căn cứ giả ở Cà Mau. (Ảnh: Sggp)
Ý đồ thực của Trần Văn Hữu là lợi dụng quy định của Hiệp định Paris, ông ta vận động Nguyễn Văn Thiệu chọn phương án thành lập một chính quyền liên hiệp trong đó “lực lượng thứ ba” đóng vai trò chủ yếu. Theo cách giải thích của Túy thì “lực lượng thứ ba” không phải do Trần Ngọc Liễng ở Sài Gòn đứng đầu. Có lần Túy kể lại với đám tay chân rằng, vì Nguyễn Văn Thiệu dây dưa chứ nếu chấp nhận kế hoạch của Trần Văn Hữu thì y đã trở thành “phó tổng thống” rồi.
Về đến Sài Gòn, Túy tìm cách tới dinh Độc lập để xin gặp Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Nguyễn Văn Thiệu vẫn chưa chịu rời bỏ chức vụ và đang cố bấu víu vào quan thầy Mỹ để tiếp tục duy trì quyền lực, chờ thời cơ phản công. Nguyễn Văn Thiệu tiếp Lê Quốc Túy một cách xã giao, không mặn mà gì.
Vài ngày sau, Lê Quốc Túy bay trở về Pháp báo cáo lại tình hình không mấy khả quan cho Trần Văn Hữu.
Trong khi đó, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở cả hai miền Nam-Bắc đang chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Trận đánh bất ngờ, táo bạo vào thị xã Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975 đã gây choáng váng cho ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. Quân ngụy rút chạy khỏi Tây Nguyên…
Chỉ trong vòng một ngày, ta tóm gọn toán gián điệp biệt kích xâm nhập đêm 15/5/1981. Toàn bộ toán “Minh Vương 2” sa lưới, riêng toán trưởng Nguyễn Văn Thanh bị bắn chết. >>> Bí mật của một...
(Theo Truyền Hình Cà Mau)

Bí mật của một chiến dịch phản gián (Phần 3)

(An ninh quốc phòng) - Chỉ trong vòng một ngày, ta tóm gọn toán gián điệp biệt kích xâm nhập đêm 15/5/1981. Toàn bộ toán “Minh Vương 2” sa lưới, riêng toán trưởng Nguyễn Văn Thanh bị bắn chết.

Chỉ trong vòng một ngày, ta tóm gọn toán gián điệp biệt kích xâm nhập đêm 15/5/1981. Toàn bộ toán “Minh Vương 2” sa lưới, riêng toán trưởng Nguyễn Văn Thanh bị bắn chết. Tiếp đó, lực lượng của ta tiến ra bờ biển thu giữ toàn bộ 3,5 tấn vũ khí. Đến khoảng 3 giờ chiều 17/5/1981 thì vớt được hết và đưa toàn bộ về đến Công an huyện.
Ngày 27/1/1981, tại phòng họp lớn của Văn phòng Bộ Nội vụ ở phía Nam, có một cuộc họp rất quan trọng để bàn chủ trương, phương hướng, biện pháp đấu tranh và lề lối làm việc trong vụ án gián điệp biệt kích mới xảy ra. Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng dự họp nhưng giao nhiệm vụ chủ trì cho đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm.
Đồng chí Phạm Hùng đã từng là Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau này là Phó chủ tịch HĐBT, Chủ tịch HĐBT – Thủ tướng), khi vào miền Nam công tác là Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng đồng chí Phạm Hùng đã nhạy cảm nhận thấy đây là một vụ án có tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia. Chính sự chỉ đạo sát sao và việc đồng chí trực tiếp vào TP HCM để chỉ đạo đấu tranh vụ án này đã góp phần quyết định bước mở đầu đúng hướng của kế hoạch đấu tranh.
Dự cuộc họp quan trọng này gồm các đồng chí lãnh đạo Công an TP HCM, Công an một số tỉnh ở Nam Bộ và một số Cục nghiệp vụ.
3
Biệt kích bị bắt sau khi xâm nhập Việt Nam.
Không khí của cuộc họp rất khẩn trương. Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm trình bày tóm tắt diễn biến chính của vụ án, rút ra âm mưu, tính chất hoạt động của địch và phát biểu ý kiến chỉ đạo về phương hướng đấu tranh với chủ trương nghiên cứu đánh lại địch.
Sau đó, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng phát biểu ý kiến đánh giá những kết quả bước đầu và thông báo tình hình chính trị, an ninh và những yêu cầu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.
Nói về vụ lực lượng của Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh xâm nhập Việt Nam, đồng chí Bộ trưởng nhận định:
– Đây là một toán biệt kích hoạt động táo bạo, có nhiệm vụ móc nối cơ sở, xây dựng căn cứ, gây tiếng vang chính trị. Vụ này rất nghiêm trọng, chúng xâm nhập vào nội địa ta bằng lực lượng vũ trang. Nếu trót lọt chúng sẽ còn những toán khác tiếp theo. Ta làm triệt để, ngăn được một toán đầu tiên mà còn phá được âm mưu của chúng. Tuy nhiên, ta cũng cần xem lại âm mưu và hoạt động tiếp theo của chúng.
Đồng chí Phạm Hùng nêu chủ trương của ta là: Đối phó phải toàn diện, trung ương phối hợp với địa phương, thống nhất hành động, truy quét và khai thác… Vụ này nằm trong âm mưu chung của địch, nên công tác đấu tranh của ta cũng phải thống nhất chỉ huy. Tất cả tin tức phải báo cáo về Bộ (tại TP HCM), không báo cáo nhiều nơi. Tất cả tài liệu báo cáo về Bộ phải tập trung vào anh Sáu Hoàng (đồng chí Cao Đăng Chiếm). Không được điện báo lung tung, không được dùng điện thoại. Tất cả tài liệu đều phải tập trung vào một đầu mối. Khi khai thác có những việc cần trao đổi, nếu khẩn trương lắm thì được phép trao đổi thẳng. Phải khẩn trương, không được làm theo lối hành chính.
Sau cuộc họp ngày 27/1/1981 do Bộ trưởng Phạm Hùng và Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm chủ trì, Công an các địa phương và các Cục nghiệp vụ ở phía Nam nhanh chóng triển khai chỉ đạo của lãnh đạo Bộ. Chỉ sau một thời gian ngắn, với tinh thần cảnh giác cao và được sự giúp đỡ của nhân dân các địa phương, chúng ta đã bắt gọn cả toán gián điệp biệt kích do tên Lê Hồng Dự cầm đầu xâm nhập.
Trên cơ sở kết quả khai thác bọn xâm nhập, tổng hợp các nguồn tin, lãnh đạo Bộ phán đoán địch sẽ tiếp tục tổ chức xâm nhập bằng đường biển. Vấn đề là chúng ta chưa biết đích xác địch sẽ xâm nhập vào thời gian nào, khu vực bờ biển tỉnh nào. Do đó, Công an các tỉnh ven biển từ Khánh Hòa đến Kiên Giang đều phải triển khai các phương án sẵn sàng đón bắt bọn xâm nhập.
Thế trận của ta được bố trí chặt chẽ, liên hoàn.
Lại nói về phía địch.
Sau khi tung toán “Minh Vương 1” xâm nhập Việt Nam không thành, Lê Quốc Túy quyết định tung toán “Minh Vương 2” xâm nhập Việt Nam bằng đường biển, tiếp tục thực hiện ý đồ tung quân vào rừng U Minh, xây dựng “căn cứ” và tăng cường hoạt động ở thành phố. Kế hoạch này hình thành trong đầu của Túy. Ý đồ của Lê Quốc Túy là sẽ đưa vào Việt Nam 10 tấn vũ khí và chiến cụ cùng với một toán quân nhằm mục đích trước mắt là thành lập “mật khu kháng chiến”. Để thực hiện kế hoạch có tên là “Chiến dịch Hồng Kông 1”, Lê Quốc Túy nhờ nước ngoài tạo điều kiện về chỗ neo đậu và cấp các thủ tục giấy tờ cho quân của Túy hoạt động.
Được T.V.V (K12) giới thiệu K64 là người Cà Mau, am hiểu vùng này và có thể lập kế hoạch xâm nhập được, cho nên Túy cho điều K64 từ “Mật cứ Tự Thắng” về trung tâm.
K64 là một người khá nhạy cảm, anh đoán được ý đồ của Túy và Hạnh là muốn đưa vũ khí và quân xâm nhập bằng đường biển nhưng chưa biết đưa vào vùng nào. Vì muốn thoát khỏi cái “án tử hình” treo lơ lửng do bị nghi là cộng sản, K64 chủ động gợi ý với Mai Văn Hạnh nên tổ chức xâm nhập vùng Cà Mau và nói thêm là muốn xâm nhập thì phải có người địa phương quen thuộc vùng này. Trong toán “Minh Vương 2” có hai người cùng quê với K64 là K59 và K61. Buổi chiều hôm đó, Mai Văn Hạnh cùng nhóm này bàn kế hoạch xâm nhập vùng biển.
Nhiệm vụ của toán “Minh Vương 2” là xây dựng cơ sở và phát triển lực lượng ở trong nước theo kế hoạch “Hồng Kông 1”. Chúng được giao những nhiệm vụ cụ thể là sau khi đã xâm nhập Việt Nam thì tổ chức tiếp nhận người và vũ khí từ nước ngoài chuyển về các chuyến sau, đưa khối lượng vũ khí đó về các địa bàn hoạt động. Toán này còn có nhiệm vụ tổ chức phá hoại, ám sát cán bộ ở các mục tiêu: trụ sở các cơ quan của đảng, chính quyền, công an, bộ đội, nhất là Tổng lãnh sự quán Liên Xô tại TP HCM, các cơ sở công nghiệp, điện, nước, kho xăng Nhà Bè, cầu cống, các trại cải tạo… Chúng dự kiến sẽ dùng tiền thuê bọn bụi đời, bọn tù được thả về, ngụy quân ngụy quyền cũ; giao vũ khí, mìn để bọn này làm những việc phá hoại.
Sau thắng lợi ban đầu là thực hiện việc liên lạc giữa CM-12 và “Tổng hành dinh” đã được “nối”, cơ quan an ninh bàn kế hoạch đón chuyến xâm nhập mới của địch. >>> Bí mật của một chiến...
(Theo Truyền Hình Cà Mau)
 
Sự thật kinh hoàng về Mặt trận Hoàng Cơ Minh - Tiền thân của Tổ chức khủng bố Việt Tân

Bí mật của một chiến dịch phản gián (Phần 4)

(An ninh quốc phòng) - Sau thắng lợi ban đầu là thực hiện việc liên lạc giữa CM-12 và “Tổng hành dinh” đã được “nối”, cơ quan an ninh bàn kế hoạch đón chuyến xâm nhập mới của địch.

Do phạm vi, đối tượng đấu tranh của CM-12 đã vượt tầm cỡ một “chuyên án”, mặt khác, do các đối tượng đấu tranh lại không đơn thuần là gián điệp biệt kích mà còn mang tính chính trị hết sức nhạy cảm, nên đến đầu tháng 6/1981, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng gọi đây là “Kế hoạch CM-12”.
Trong phiên liên lạc đầu tiên với trung tâm địch dưới danh nghĩa là “Tổ đặc biệt” vào lúc 21giờ ngày 25/5/1981, ta chỉ gửi một bức điện ngắn có nội dung như sau: “Tất cả đều an toàn và công tác đang xúc tiến. Vũ khí đã chôn giấu xong. Cần thêm cán bộ thành và tiền bạc. Hẹn 20 giờ ngày 28/5/1981 lên máy”. Trung tâm của địch cũng chuyển cho “Tổ đặc biệt” một bức điện: “Tàu đã về tới B. vô sự. Ngày giờ khởi hành chuyến thứ nhì sẽ cho biết sau. Tổng đài sẽ trực máy theo giờ quy định”.
Phiên liên lạc đầu tiên thành công.
Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm rất vui, khen ngợi các cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này. Đêm hôm đó tất cả cùng được thưởng thức một nồi cháo gà thật ngon lành. Anh em cảm thấy sung sướng vì công việc bước đầu đã thành công.
Sau khi anh em về nghỉ, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm và đồng chí Nguyễn Phước Tân bàn bạc về những công việc sắp tới. Đồng chí gợi ý là ta phải thiết kế một kế hoạch, chọn bãi đổ, làm “mật cứ” giả… Rồi cần phải đấu tranh với các mảng của địch trong nội địa như thế nào, làm sao cho địch bộc lộ hết những cơ sở của chúng ở trong nước…
Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm (bên trái) và đồng chí Nguyễn Thới Bưng, Tham mưu trưởng Quân khu 9 (sau này là Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) tại "trụ sở" Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 ở Minh Hải.
Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm (bên trái) và đồng chí Nguyễn Thới Bưng, Tham mưu trưởng Quân khu 9 (sau này là Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) tại “trụ sở” Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 ở Minh Hải.
Sau thắng lợi ban đầu là thực hiện việc liên lạc giữa CM-12 và “Tổng hành dinh” đã được “nối”, cơ quan an ninh bàn kế hoạch đón chuyến xâm nhập mới của địch. Kế hoạch được vạch ra rất khẩn trương và được báo cáo lên đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng. Sau đó vài hôm, ngày 29/5, Bộ trưởng có ý kiến chỉ đạo và nêu rõ 4 điểm cần chú ý nghiên cứu kỹ và bố trí kế hoạch thực hiện cho chu đáo. Đồng chí Bộ trưởng còn chỉ đạo cụ thể về cách tổ chức đón bắt địch xâm nhập.
Do phạm vi, đối tượng đấu tranh của CM-12 đã vượt tầm cỡ một “chuyên án”, mặt khác, do các đối tượng đấu tranh lại không đơn thuần là gián điệp biệt kích mà còn mang tính chính trị hết sức nhạy cảm, nên đến đầu tháng 6/1981, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng gọi đây là “Kế hoạch CM-12”.
Lãnh đạo Bộ Nội vụ nêu yêu cầu của Kế hoạch CM-12 là: Thu hút, đánh bắt hết các lực lượng xâm nhập theo kế hoạch của ta. Thông qua bọn Túy – Hạnh để bóc gỡ lực lượng bí mật của chúng ở trong nội địa. Từ công tác đấu tranh phản gián trong Kế hoạch CM-12 ta cần nắm cho được toàn bộ âm mưu của các thế lực thù địch với cách mạng nước ta. Bảo đảm an toàn tuyệt đối an ninh của đất nước, kiên quyết không để cho địch phá hoại. Nâng cao trình độ năng lực chiến đấu của lực lượng an ninh. Từng bước rút kinh nghiệm về tổ chức công tác an ninh trong quá trình đấu tranh.
Trong thời gian này, một mặt ta vẫn tiếp tục chuẩn bị về việc đón nhận chuyến xâm nhập tiếp theo của bọn gián điệp biệt kích, đồng thời tiến hành các biện pháp điều tra đối với các mảng khác trong nội địa có liên quan đến CM-12 như cụm Lê Quốc Quân, cụm Lê Chơn Tình và cụm Hồ Tấn Khoa trong đạo Cao Đài. Tổ An ninh K4/2 được giao nhiệm vụ chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị, công an các địa phương liên quan như thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, An Giang… đấu tranh với các chuyên án có liên quan. Yêu cầu bảo đảm bí mật đối với công tác đấu tranh với CM-12 rất cao, nhưng ta lại phải đấu tranh với nhiều chuyên án có liên quan, phạm vi khá rộng, có nhiều đối tượng, vì vậy nhiệm vụ lại càng khó khăn gấp bội.
Trong khi đó, các yêu cầu của “chủ tịch” Lê Quốc Túy đều được “tổ công tác đặc biệt” thi hành một cách “nghiêm chỉnh” nhưng cũng làm cho Túy hiểu là không phải hoàn toàn dễ dàng.
Để có lực lượng trực tiếp tham gia đấu tranh trong chuyên án này, đồng chí Trần Phương Thế, tức Tám Thậm, Trưởng phòng Bảo vệ chính trị của Công an Minh Hải được chọn vào vai NK-A1, nghĩa là “Kinh Kha số 1” ở trong nước. Để tránh lộ bí mật, ta thường gọi NK-A1 là A1, tên thường dùng khi hoạt động của anh Tám Thậm là Hai Tài, còn bọn biệt kích thường gọi là Hai Râu vì anh Tám Thậm vốn có bộ râu quai nón rất đẹp.
Đồng chí Tám Thậm lúc đó mới ngoài ba mươi tuổi, tính điềm đạm, cẩn thận và chắc chắn. Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí làm hiệu thính viên, chữ viết rất đẹp. Địa bàn Cà Mau thì anh rất thông thuộc. Nếu có các tình huống xuất hiện ngoài dự kiến của Ban lãnh đạo kế hoạch anh cũng có đủ khả năng để xử lý khi cần thiết. Tuy nhiên, đồng chí Tám Thậm chưa hoạt động trong lòng địch, kinh nghiệm hoạt động bí mật chưa nhiều, chưa sử dụng ngôn ngữ trong chế độ cũ thường dùng trước đây.
Mặt khác, ở Minh Hải, rất nhiều người biết mặt đồng chí Tám Thậm, ta không loại trừ một số người vượt biên hoặc bọn biệt kích có thể nhận biết, nhất là trong trường hợp Túy, Hạnh yêu cầu ra nước ngoài để huấn luyện, hội họp… Nhưng đồng chí Tám Thậm có ngoại hình phù hợp với “vai” được giao, nhất là khi anh để râu quai nón, rất dễ ngụy trang và có thể khắc phục những “nhược điểm” ấy. Đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng và đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm tỏ ý hài lòng về sự lựa chọn này.
Người đóng vai NK-A2 là đồng chí Hồ Việt Lắm (hiện nay là Thiếu tướng, Cục trưởng Cục An ninh Tây Nam Bộ), lúc đó là Phó Công an huyện phụ trách An ninh của Công an huyện Trần Văn Thời.
Đồng chí Mười Lắm cũng là người địa phương này, am hiểu ngọn nguồn sông lạch và là người đã được đào tạo về nghiệp vụ trinh sát. Một số cán bộ của Tổ An ninh K4/2 như Nguyễn Khánh Toàn, Vũ Thành Hà, Trần Tôn Thất, Trần Lương Tư…, khi cần có thể thực hiện các vai được phân công. Đồng chí Nguyễn Văn Xíu, tức Ba Tài cũng được chọn đưa vào kế hoạch với vai phụ tá điện đài và lo cơm nước, bảo vệ…
Kiểm tra vũ khí, tiền giả thu được của bọn biệt kích phản động. (Ảnh: Tư liệu)
Kiểm tra vũ khí, tiền giả thu được của bọn biệt kích phản động. (Ảnh: Tư liệu)
Các đồng chí này đều phải làm việc trong điều kiện giữ bí mật tuyệt đối. Thậm chí, họ hàng và người ngoài không biết các đồng chí này còn làm việc cho công an nữa…
Trong các bức điện gửi cho “Tổ đặc biệt”, Lê Quốc Túy cho biết ý đồ của y là định đưa vào 3 chuyến trong tháng 9/1981 với khối lượng vũ khí khoảng 40-50 tấn. Ngày 25/8/1981, trung tâm địch gửi một bức điện hỏi “Tổ đặc biệt” là “trong đêm có thể đổ hai bãi cùng một lúc được không, khoảng 15 tấn 2 tàu”. Cũng trong bức điện này chúng còn yêu cầu K64 chuẩn bị một địa điểm an toàn tạm trú cho “6 cán bộ thành”.
Như vậy là có thêm tình huống địch sẽ cho một toán gián điệp biệt kích xâm nhập trong chuyến này. Công việc chuẩn bị của ta không chỉ đón “hàng” mà còn bắt bọn gián điệp biệt kích, tổ chức khai thác để phục vụ công tác nghiệp vụ tiếp theo.
Trong phiên liên lạc vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 31/8/1981, trung tâm địch thông báo cho “Tổ đặc biệt” 2 tàu xâm nhập sẽ khởi hành vào ngày 6/9/1981. Qua biện pháp trinh sát khác, chúng ta cũng nắm được quá trình chuẩn bị, tên tuổi cụ thể số “cán bộ thành” sắp xâm nhập và chỉ huy chuyến xâm nhập này là T.N.C, có ám danh là K19.
Trong những ngày hạ tuần tháng 8/1981, công việc chuẩn bị rất khẩn trương. Sau khi nghiên cứu kỹ, ta quyết định chọn các bãi đổ cho Kế hoạch CM-12 ở vùng phía tây mũi Cà Mau chứ không ở phía đông. Vùng biển phía tây vừa có nhiều luồng lạch và thường lặng sóng. Bãi đổ ở khu vực này không sình lầy nhiều như vùng phía đông.
Kế hoạch được báo cáo lên đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng và được đồng chí Bộ trưởng phê duyệt.
Chiều 7/9/1981, đồng chí Cao Đăng Chiếm và đồng chí Nguyễn Phước Tân từ TP Hồ Chí Minh đi xuống Minh Hải. Các đồng chí Sáu Phương, Ba Dũng, Sáu Sáu, Tám Phú, Hoài Việt, Năm Xinh, Hai Minh từ công an các tỉnh đã có mặt tại trại Cây Gừa. Đồng chí Nguyễn Phước Tân thông báo tình hình và phân công từng đồng chí chuẩn bị khai thác đối tượng khi chúng bị bắt.
Chúng ta đã nắm được âm mưu và ý đồ của Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh trong việc chống phá cách mạng Việt Nam và ảo tưởng lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. >>> Bí mật của...
(Theo Truyền Hình Cà Mau)

Bí mật của một chiến dịch phản gián (Phần 5)

(An ninh quốc phòng) - Chúng ta đã nắm được âm mưu và ý đồ của Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh trong việc chống phá cách mạng Việt Nam và ảo tưởng lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Lúc đầu, chúng chỉ đặt ra mục đích “giải phóng” miền Nam Việt Nam, nhưng sau đó được sự hậu thuẫn của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế, Túy và Hạnh điều chỉnh ý đồ chiến lược đầy tham vọng. Lê Quốc Túy đổi tên “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Miền Nam Việt Nam” thành “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam”.
Qua bức điện của Túy gửi cho CM-12, chúng ta thấy y cũng rất phấn khởi và rất muốn vào “quốc nội” như Mai Văn Hạnh để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của chúng. Ngày 10/5/1982, Lê Quốc Túy điện cho biết là: “C4 và C5 sẽ vào cuối tháng với 12K và 8,5 tấn phân gồm 630 cục đá. Chương trình 5 hôm, ngoài việc gặp với các tổ, mỗi tổ 3 giờ, phải dự trù nửa ngày cho C.5 S.G ( Lê Quốc Quân – TG) và bác Tư (Huỳnh Vĩnh Sanh – TG). Riêng cậu út và thím Ba một ngày. Nếu có thể bố trí cho tổ N.C.B, A.Đ. và C.T lưu lại trong suốt thời gian nói trên. Sắp đặt không cho các tổ biết nhau. Sẽ xác định trước vài hôm ngày tới”.
Sau khi quán triệt sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và căn cứ vào thực tế, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 bàn rất kỹ và thống nhất kế hoạch đối phó với địch trong thời gian tới. Đồng chí Lê Tiền, Tổ phó Tổ An ninh K4/2 được đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm cử ra Hà Nội báo cáo về kế hoạch đối phó của ta và xin chỉ thị của Bộ trưởng.
Thiếu tướng Lê Tiền, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, tham gia cách mạng từ lúc còn nhỏ, làm liên lạc cho Ủy ban Kháng chiến Liên khu 1, sau đó chuyển sang ngành công an. Trước khi vào miền Nam chiến đấu năm 1961, ông đã là Trưởng phòng Bảo vệ chính trị của Công an tỉnh Vĩnh Phúc. Khi vào miền Nam, ông chiến đấu ở chiến trường miền Tây Nam Bộ rồi ở miền Đông Nam Bộ. Ông có trí nhớ rất tuyệt vời và có tác phong làm việc cực kỳ tỉ mỉ, thận trọng. Cùng với đồng chí Nguyễn Phước Tân, đồng chí Lê Tiền là những trợ lý đắc lực của đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm trong công tác an ninh.
Cán bộ An ninh kiểm tra và niêm phong tiền giả của bọn Túy - Hạnh đưa vào để phá hoại kinh tế nước ta. (Ảnh: Tư liệu)
Cán bộ An ninh kiểm tra và niêm phong tiền giả của bọn Túy – Hạnh đưa vào để phá hoại kinh tế nước ta. (Ảnh: Tư liệu)
Ngày 12/5/1982, đồng chí Lê Tiền bay ra Hà Nội. Bộ trưởng sắp xếp làm việc với đồng chí Lê Tiền vào buổi tối hôm đó, từ 7 giờ tối đến 9 giờ. Cùng dự có cả đồng chí Thứ trưởng Trần Đông. Đồng chí Lê Tiền báo cáo với đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng về nhận định về tình hình và kế hoạch đấu tranh của ta, trong đó có việc gây trở ngại để chưa cho Túy và Hạnh vào.
Sau khi hỏi thêm một số chi tiết, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng và đồng chí Thứ trưởng Trần Đông trao đổi, nhận định tình hình, cân nhắc các tình huống có thể xảy ra, cuối cùng đồng chí Bộ trưởng kết luận như sau: Trong kế hoạch này ta nắm chặt toàn bộ lực lượng địch xâm nhập, vũ khí, phương tiện… Một phần lớn lực lượng nội địa của địch thông qua ta để móc ráp, tuy ta chưa biết hết mạng lưới ở dưới nhưng đã biết được một số tên nòng cốt của từng mạng lưới. Cho nên Túy và Hạnh vào dù có quyết định những chủ trương liều lĩnh nào đó, ta vẫn có đủ cách đối phó, địch có triển khai thêm lực lượng vào các địa bàn mới ta cũng có kinh nghiệm bắt chúng sử dụng theo ý định của ta. Bọn nội địa có thể có tên hung hăng, manh động, nếu thấy có nguy hiểm ta vẫn có thể chủ động đánh tỉa, bắt giữ, gây khó khăn, không để chúng hành động được. Cũng có thể có lúc địch nghi ngờ điều này, điều khác, ta phải làm cho địch tin bằng cách lý giải của ta. Có thể có lúc địch tạm dừng để xem xét, kiểm tra sau đó vẫn bắt buộc tiếp tục kế hoạch. Do đó, hiện nay ta nên kiên định kế hoạch đấu tranh, cho Túy và Hạnh vào để làm rõ thêm âm mưu, tổ chức và hành động sắp tới của chúng.
Đây là quyết định rất táo bạo nhưng được suy tính kỹ lưỡng trong việc cho cả Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cùng vào, hơn nữa lại không kết thúc Kế hoạch CM-12 ngay mà vẫn cho hai tên đầu sỏ trở ra nước ngoài. Đồng chí Bộ trưởng cũng chỉ đạo cụ thể về kế hoạch đấu tranh của ta. Tuy nhiên, theo kế hoạch của địch, ta phải đối phó với hai vấn đề khá hóc búa như có cho chúng mang tiền giả vào hay không? Khi Túy và Hạnh vào kiểm tra có nên bắt hai tên đầu sỏ này hay chưa?
Lúc đầu Bộ trưởng Phạm Hùng không cho mang tiền giả vào. Phương án là có thể dùng lực lượng không quân ném bom tiêu diệt hai tàu B1 và B2 trên đường vào. Bộ trưởng Phạm Hùng có trao đổi phương án này với Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhưng sau khi cân nhắc các yếu tố thì thấy có thể ảnh hưởng đến kế hoạch chung nên phương án này bị huỷ bỏ. Cuối cùng, Bộ trưởng Phạm Hùng chỉ đạo chấp nhận cho đưa tiền giả vào chỉ thị là bằng mọi giá kiên quyết không để lọt ra ngoài.
Vấn đề thứ hai thì qua tính toán, ta mới chỉ “hút” vào, bắt giữ và tiêu diệt khoảng gần 100 tên, trong khi đó ở trung tâm địch còn đang tuyển mộ thêm lực lượng, do vậy quyết định kiên trì mục tiêu chiến lược đã đề ra là “thu hút toàn bộ lực lượng của địch”, buộc chúng phải đưa hết lực lượng ở nước ngoài xâm nhập về theo kế hoạch của ta, tổ chức bắt gọn các toán gián điệp biệt kích, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện. Vì vậy, lãnh đạo Bộ quyết định vẫn cho Túy và Hạnh trở ra sau khi “làm việc” để tính toán thực hiện chủ trương chiến lược.
Sau đó, đích thân Bộ trưởng Phạm Hùng vào TP HCM, kiểm tra công tác chuẩn bị “đón” Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh. Đặc biệt, trong chuyến này, theo kế hoạch của địch là đưa tiền giả (hàng đặc biệt) vào. Do đó, công việc nhận “hàng” lần này được bàn rất kỹ, nhất là số hàng “đặc biệt”. Công tác hậu cần phục vụ chiến dịch này được bảo đảm chu đáo, từ tàu thuyền, xe cộ, xăng dầu, lương thực, kinh phí, thuốc men. Mặt khác, trong Kế hoạch CM-12, chủ trương “dùng địch đánh địch” kể cả việc khai thác nguồn tài chính, một số cơ sở vật chất của địch cung cấp cho lực lượng “quốc nội” mà thực chất là của ta để đánh lại địch rất có hiệu quả.
Phải nói rằng, vào thời kỳ bao cấp, đất nước còn khó khăn, việc tổ chức được như thế là cả một vấn đề. Hơn nữa, lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Có lần đồng chí Phạm Hùng báo cáo với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng về quá trình tổ chức đấu tranh với địch trong Kế hoạch CM-12, người đứng đầu Chính phủ ta lúc đó đã nói là sẵn sàng ưu tiên cho lực lượng an ninh, nếu cần thiết thì sẽ chi cả kinh phí đặc biệt của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng để đảm bảo cho kế hoạch đánh địch thắng lợi.
Tất cả các bộ phận được phân công đều triển khai nhiệm vụ một cách khẩn trương và Ban chỉ đạo phân công từng đồng chí chỉ huy kiểm tra và báo cáo kết quả chuẩn bị. Mọi việc cũng đã sẵn sàng để đón “C4, C5”.
Thông qua CM-12, ta phát hiện được âm mưu của địch là muốn xây dựng một căn cứ mật ở vùng Đồng Nai - Bà Rịa. >>> Bí mật của một chiến dịch phản gián (Phần 1) >>> Bí mật của một...
(Theo Truyền Hình Cà Mau)

Bí mật của một chiến dịch phản gián (Phần 6)

(An ninh quốc phòng) - Thông qua CM-12, ta phát hiện được âm mưu của địch là muốn xây dựng một căn cứ mật ở vùng Đồng Nai – Bà Rịa.

Trong một cuộc hỏi cung, vốn rất thèm thuốc lá mà Đ lại quen hút thuốc lá ngon, nên khi đồng chí Ba Gừng, cán bộ của Công an Minh Hải đưa gói thuốc lá cho Đ hút, còn ông lại lấy trong túi một gói thuốc rê ra quấn hút, Đ rất cảm động. Từ đó, anh không còn mặc cảm và tự hại mình nữa. Đ chấp nhận khai báo và tự nguyện làm việc cho ta.
Qua các biện pháp nghiệp vụ và nghiên cứu các “chỉ thị” của “chủ tịch” Lê Quốc Túy, chúng ta đã biết được mục tiêu chiến lược của địch là tìm mọi cách để “giải phóng” miền Nam và sau đó là toàn bộ Việt Nam “khỏi tay Cộng sản (?!)”.
Để thực hiện mục tiêu đó, kế hoạch của chúng được chia ra làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1977 đến năm 1980: Nhiệm vụ của giai đoạn này là móc nối tìm quan thầy để tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ về tài chính, phương tiện, vũ khí, xây dựng căn cứ, tuyển mộ và tổ chức huấn luyện để xây dựng và phát triển lực lượng. Đồng thời tìm cách móc nối với các tổ chức, đảng phái phản động trong nước để bàn kế hoạch phối hợp hành động.
Giai đoạn 2: Từ năm 1980 đến năm 1984. Đây là giai đoạn chủ yếu nhằm tổ chức xâm nhập người, vũ khí và phương tiện về trong nước, xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng trong nước, tiến hành các hoạt động phá hoại, tổ chức chiến tranh du kích.
Giai đoạn 3: Bắt đầu từ năm 1985. Nhiệm vụ của giai đoạn này là tiến hành các hoạt động vũ trang, cướp chính quyền ở từng vùng, chủ yếu là các vùng núi, vùng biển. với phương châm lấy “nông thôn bao vây thành thị” kích động quần chúng nổi dậy, tổ chức thành lập chính phủ, dùng đài phát thanh tranh thủ dư luận quốc tế và kêu gọi các nước giúp đỡ… để tiến tới chiến tranh giành chính quyền trong cả nước.
Đồng chí Cao Đăng Chiếm báo cáo với Bộ trưởng Phạm Hùng về kế hoạch CM-12. (Ảnh: Tư liệu)
Đồng chí Cao Đăng Chiếm báo cáo với Bộ trưởng Phạm Hùng về kế hoạch CM-12. (Ảnh: Tư liệu)
Trên thực tế Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cùng một số tay chân đắc lực đã phần nào thực hiện được giai đoạn 1. Túy đã “móc” liên lạc với các viên chức tình báo một vài nước lớn và nhận được sự hậu thuẫn nhất định. Với sự trợ giúp của lực lượng tình báo quân đội một nước trong khu vực Đông Nam Á Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh đã lập được “Tổng hành dinh” ở thủ đô và xây dựng một căn cứ huấn luyện tại nước này. Trong các năm 1981, 1982 đồng thời với việc huấn luyện, chúng ráo riết thực hiện các chuyến đưa người xâm nhập về nước để xây dựng cơ sở, căn cứ.
Trong kế hoạch của chúng, dựa vào sự thỏa thuận từ năm 1975 với các tổ chức, đảng phái phản động lợi dụng đạo Cao Đài, Hòa Hảo… Lê Quốc Túy có ý đồ tổ chức đưa người và vũ khí về trang bị cho những tổ chức đó. Kế hoạch của Túy, triển khai thành lập 3 “quân khu”: “quân khu” A (miền Tây), “quân khu B” (miền Đông), “quân khu” Sài Gòn – Gia Định và một “Liên tỉnh xứ”, đồng thời phát triển các tổ chức phản cách mạng, nắm nhân sĩ, chuẩn bị lực lượng chính trị, hình thành bộ máy chính quyền, chờ thời cơ nổi dậy cướp chính quyền một số nơi, tiến tới giành chính quyền trong cả nước.
“Tương kế tựu kế”, trên cơ sở kế hoạch của địch, ta đã thành lập “quân khu A” với căn cứ ở Minh Hải và “quân khu Sài Gòn – Gia Định”. Còn việc triển khai thành lập “quân khu B” được “triển khai” sau chuyến xâm nhập 9/9/1981 của địch. Tất nhiên, cũng như “quân khu A”, “quân khu B” chỉ là giả. Địa bàn “quân khu B” và các hoạt động của các toán này được ta tính toán kỹ để đối phó với địch, làm cho chúng tin tưởng.
Thông qua CM-12, ta phát hiện được âm mưu của địch là muốn xây dựng một căn cứ mật ở vùng Đồng Nai – Bà Rịa. Thời kỳ đó, tỉnh Đồng Nai còn gồm cả Bà Rịa -Vũng Tàu, nghĩa là có cả bờ biển. Ý đồ của Túy là muốn thiết lập một “bãi đổ” cho các chuyến xâm nhập ở vùng biển này. Không những thế, Túy còn muốn mở rộng ra cả miền Trung để đổ quân, vũ khí cho “Liên tỉnh xứ”. Lê Quốc Túy còn có kế hoạch đưa T.N.M (K18), một trong những “Kinh Kha” lớp đầu tiên “Minh Vương 1” vốn là một sĩ quan quân đội Sài Gòn, về “quân khu B” hoạt động, sau đó sẽ đưa M lên vị trí chỉ huy các lực lượng quân sự của Túy -Hạnh ở trong nước.
Trong Kế hoạch ĐN-10, ta sử dụng toán “6 cán bộ thành” xâm nhập ngày 9/9/1981, tức là chuyến xâm nhập đầu tiên của địch theo kế hoạch của ta. Toán này do T.Đ (K55) làm toán trưởng và T.H.M.(K66) làm hiệu thính viên. Lê Quốc Túy rất tin tưởng K55. Đây là một thanh niên khá lanh lợi nhưng cũng có cá tính mạnh. Sau khi mới bị bắt, lúc đầu K55 rất “cứng đầu”, không chịu khai báo và quyết định tự tử. Nhưng cán bộ, chiến sĩ công an trại Cây Gừa kịp thời phát hiện và cứu sống anh ta. Sau khi được bồi dưỡng phục hồi sức khỏe, Đ đã thực sự cảm động trước tấm lòng của những cán bộ công an chăm sóc cho mình. Trong một cuộc hỏi cung, vốn rất thèm thuốc lá mà Đ lại quen hút thuốc lá ngon, nên khi đồng chí Ba Gừng, cán bộ của Công an Minh Hải đưa gói thuốc lá cho Đ hút, còn ông lại lấy trong túi một gói thuốc rê ra quấn hút, Đ rất cảm động. Từ đó, anh không còn mặc cảm và tự hại mình nữa. Đ chấp nhận khai báo và tự nguyện làm việc cho ta.
Theo sự phân công của lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Tổ An ninh K4/2, đồng chí Lê Tiền phụ trách công tác đấu tranh với các chuyên án trong nội địa và Kế hoạch ĐN-10. Tham gia công tác quan trọng này có đồng chí Nguyễn Khánh Toàn và một số cán bộ từ công an các tỉnh được điều động về như đồng chí Nguyễn Đông Phương (Sáu Phương, nguyên là Phó giám đốc Công an tỉnh Sông Bé trước đây, nay là Giám đốc Sở Thương mại – Du lịch Bình Phước). Công an Đồng Nai cũng cử một số cán bộ an ninh giỏi, tham gia Kế hoạch ĐN-10. Tuy được phân công chuyên trách các mảng như vậy, nhưng trên thực tế, mỗi khi có các chuyến xâm nhập, các đồng chí Lê Tiền, Nguyễn Khánh Toàn… cũng trực tiếp tham gia chỉ đạo hoặc các công tác đón bắt.
Thực hiện Kế hoạch ĐN-10 nhằm khống chế việc mở rộng phạm vi hoạt động của địch, ta chọn một địa điểm thích hợp ở Xuyên Mộc, Đồng Nai. Ban chỉ đạo Kế hoạch chọn 4 cán bộ trinh sát có kinh nghiệm vào các vai “phụ việc” cho toán K55.
Bộ Chính trị nhận định rằng, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế câu kết với nhau chặt chẽ và có ý đồ chống phá cách mạng nước ta. Lợi dụng Lê Quốc Túy đã cho người móc nối liên...
(Theo Truyền Hình Cà Mau)

Bí mật của một chiến dịch phản gián (Phần 7)

(An ninh quốc phòng) - Bộ Chính trị nhận định rằng, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế câu kết với nhau chặt chẽ và có ý đồ chống phá cách mạng nước ta.
  Lợi dụng Lê Quốc Túy đã cho người móc nối liên lạc với Hồ Tấn Khoa, người của ta đóng vai liên lạc của Túy và đã thực hiện thành công việc “móc nối” với Hồ Tấn Khoa. Chính vì vậy, Hồ Tấn Khoa đã bộc lộ lực lượng bí mật mà ông ta cho tổ chức thành lập để chống phá cách mạng.
Cuối tháng 12/1981, Bộ trưởng Phạm Hùng gọi Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm từ miền Nam ra Hà Nội để họp về Kế hoạch CM-12 trong hai ngày 29 và 30. Cùng dự cuộc họp quan trọng này có đồng chí Thứ trưởng Trần Đông, phụ trách công tác an ninh.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm báo cáo tình hình diễn tiến của Kế hoạch CM-12 gồm các vấn đề đối phó với hoạt động xâm nhập mới của địch, hoạt động của các tổ chức địch trong nội địa có liên quan đến tổ chức của Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh, và dự kiến một số tình hình tiếp theo. Thứ trưởng Trần Đông nêu một số ý kiến về chủ trương đối phó với địch, nhất là đối với hai tên đầu sỏ này.
Bộ trưởng Phạm Hùng và cán bộ, chiến sĩ Cục X trong Kế hoạch CM-12. (Ảnh: Tư liệu)
Bộ trưởng Phạm Hùng và cán bộ, chiến sĩ Cục X trong Kế hoạch CM-12. (Ảnh: Tư liệu)
Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo Bộ Nội vụ rất chú trọng đến việc bóc gỡ các tổ chức phản cách mạng ở trong nước. Về chủ trương này, Bộ trưởng Phạm Hùng nhắc lại ý mà ông đã báo cáo với Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị nhất trí.
Bộ Chính trị nhận định rằng, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế câu kết với nhau chặt chẽ và có ý đồ chống phá cách mạng nước ta. Tuy nhiên, họ cũng thấy “lấy lại” Việt Nam là khó nên cố tình gây rối loạn, xáo động ở Đông Dương, âm mưu lâu dài của họ vẫn là tổ chức bạo loạn, lật đổ bằng hoạt động gián điệp biệt kích và kết hợp với bọn phản động ở trong nước. Đây là cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch đối với cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.
Bộ trưởng Phạm Hùng nhấn mạnh: “Muốn giải quyết tốt Kế hoạch, trước hết phải đánh giá tình hình cho đúng rồi mới quyết định. Phải quan sát các đầu mối khác, giải quyết các ẩn số đặt ra và phải làm sao cho “nó” thấy là chưa đến lúc mở chiến dịch hoạt động. Tiếp tục đấu tranh có hiệu quả chống địch xâm nhập, chống địch phá hoại kinh tế. Đặc biệt phải sử dụng CM-12 với tần suất tối đa nhằm biết được âm mưu, tổ chức, chủ trương hoạt động cụ thể của địch. Phải “cắt” cho được những tổ chức có dính líu đến CM-12. “Nó” muốn làm cho ta rối thì ta cũng phải cho “nó” thấy là không phải dễ…”
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ, Tổ An ninh phối hợp với công an các tỉnh tổ chức đấu tranh bóc gỡ bọn phản động ở trong nội địa có liên quan đến Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh. Sau khi bắt Lê Quốc Quân, ta phá án TQ-42 một cách có hiệu quả. Đóng góp rất lớn vào kế hoạch này là Công an Tp. HCM.
Nắm được kế hoạch của địch, ta chủ động phá tổ chức phản động “Mặt trận quốc gia Việt Nam” do Lê Quốc Quân cầm đầu (Chuyên án TQ42). Thông qua Huỳnh Vĩnh Sanh, tác động y báo cáo với trung tâm địch ở nước ngoài để chúng tự thấy do tổ chức của Quân bị phá vỡ nên không thể tiến hành sử dụng “hàng đặc biệt” cũng như kế hoạch đã định.
Kết quả là Sanh đã nhân danh “Chủ tịch quốc nội” yêu cầu và trung tâm địch đã chính thức ra lệnh tạm hoãn việc sử dụng “hàng đặc biệt”, tạm hoãn việc phá hoại vào cuối năm 1982. Huỳnh Vĩnh Sanh đã ra lệnh cho bọn bên dưới “án binh bất động” để bảo toàn lực lượng. Vì vậy ta chủ động ngăn chặn các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ được an ninh chính trị ở TP HCM và các tỉnh miền Nam.
Trong số các chuyên án ở trong nước có liên quan đến CM-12 có hai chuyên án lớn mang bí số TK-90 và H-82. Chuyên án TK-90 đấu tranh với bọn phản động lợi dụng đạo Cao Đài mà chúng có tổ chức cái gọi là “Thiên khai huỳnh đạo”. Còn Chuyên án H-82 chính là tổ chức trong nội địa do Huỳnh Vĩnh Sanh cầm đầu.
Trong các đầu mối của Lê Quốc Túy xây dựng ở trong nước, Hồ Tấn Khoa, Bảo đạo Cao đài Tây Ninh có vai trò rất quan trọng. Hồ Tấn Khoa, sinh năm 1898, quê quán ở xã Bình Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Khoa được thực dân Pháp tin dùng và cho làm nhiều chức tước.
Năm 1939 được thăng phẩm Đốc phủ sứ, một chức ngang với tỉnh trưởng sau này. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, đưa Hồ Tấn Khoa làm tỉnh trưởng Châu Đốc. Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Tấn Khoa vẫn được cách mạng sử dụng và bố trí làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến sau đó là Chủ tịch Ủy ban hành chánh tại Châu Đốc.
Năm 1939 được thăng phẩm Đốc phủ sứ, một chức ngang với tỉnh trưởng sau này. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, đưa Hồ Tấn Khoa làm tỉnh trưởng Châu Đốc. Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Tấn Khoa vẫn được cách mạng sử dụng và bố trí làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến sau đó là Chủ tịch Ủy ban hành chánh tại Châu Đốc.
Đến ngày kháng chiến bùng nổ, Hồ Tấn Khoa không tham gia mà lên Sài Gòn, chạy vào Tòa thánh Cao Đài ở Tây Ninh và gia nhập đạo này. Đến năm 1954 y được phong chức Bảo đạo, vì vậy thường được gọi là Hồ Bảo đạo.
Năm 1956 Bảo Thế bị anh em Diệm – Nhu đàn áp, Hồ Tấn Khoa theo Hộ pháp Phạm Công Tắc sang Phnôm Pênh sống lưu vong ở đó với tư cách là “tị nạn chính trị”. Sau khi Phạm Công Tắc chết, Hồ Tấn Khoa thay Phạm Công Tắc điều hành Hội thánh Cao Đài ở Campuchia.
Năm 1961, Quốc trưởng Campuchia Norodom Sihanouk tổ chức một hội nghị quốc tế hòa bình ở Đông Dương. Lê Quốc Túy được Trần Văn Hữu cử làm đại diện về tìm gặp Hồ Tấn Khoa để bàn việc tổ chức tiếp đón nhóm Trần Văn Hữu và nâng uy tín của Trần Văn Hữu tại hội nghị này.
Sau hội nghị, Trần Văn Hữu về Pháp, còn Lê Quốc Túy ở lại Phnôm Pênh khoảng một tháng và thường xuyên đến gặp Hồ Tấn Khoa. Trước khi Lê Quốc Túy về Pháp thì Túy và Hồ Tấn Khoa có hứa hẹn với nhau là sau này sẽ cùng nhau hoạt động nếu có cơ hội. Sau đó, thỉnh thoảng Lê Quốc Túy gửi bưu thiếp cho Hồ Tấn Khoa để duy trì liên lạc.
Năm 1970, Lon Nol được Mỹ hậu thuẫn tổ chức cuộc đảo chính Norodom Sihanouk. Việt kiều ở Campuchia bị tàn sát đẫm máu. Hồ Tấn Khoa được Mỹ dàn xếp với Nguyễn Văn Thiệu cho về Sài Gòn.
Khi Hồ Tấn Khoa về Sài Gòn buổi chiều thì sáng hôm sau một viên chức hàng đầu của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đã đến “thăm” ông ta. Sau này, Hồ Tấn Khoa khai rằng, người Mỹ đó có nói với ông ta y là bạn của Lê Quốc Túy.
Trong bối cảnh chính quyền Sài Gòn sắp sụp đổ hoàn toàn, ngày 27/4/1975, tại nhà Đỗ Cao Minh, Đại tá quân đội Sài Gòn, con rể của Hồ Tấn Khoa đã diễn ra một cuộc gặp được dàn xếp từ trước. Viên Bí thư thứ nhất Sứ quán Mỹ và Lê Quốc Túy đến gặp Hồ Tấn Khoa. Túy và người Mỹ nọ hỏi Hồ Tấn Khoa có muốn xuất ngoại không thì sẽ thu xếp cho đi. Nhưng Hồ Tấn Khoa nói y đã già rồi nên ở lại.
Túy đề nghị Hồ Tấn Khoa ở lại trong nước tổ chức lực lượng Cao Đài phá hoại chính quyền cách mạng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, mặc dù được chính quyền cách mạng tôn trọng, nhưng Hồ Tấn Khoa vẫn tiếp tục thực hiện ý đồ chống phá cách mạng.
Y đã chỉ đạo cho tay chân các tổ chức phản động có liên quan đến đạo Cao Đài như Truyền trạng Võ Văn Nhơn và Hồ Vũ Khanh lập “Hội đồng hòa giải quốc tế”, còn Chí Mỹ với Bạch Hùng lập tổ chức “Thiên khai Huỳnh đạo”…
 (Theo Truyền Hình Cà Mau)

Bí mật của một chiến dịch phản gián (Phần 8)

(An ninh quốc phòng) - Quán triệt chủ trương, phương hướng lãnh đạo Bộ đã chỉ thị, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 nhanh chóng triển khai công tác chuẩn bị để đối phó với chiến dịch xâm nhập mới của địch.

Trong một cuộc họp Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12, Bộ trưởng Phạm Hùng chỉ thị: Cần phải nâng nhiệm vụ của CM-12 lên tầm cao mới trước sự phát triển của tình hình. Chủ trương và cũng là nguyên tắc đối với Kế hoạch CM-12 trong giai đoạn mới là duy trì, sử dụng Kế hoạch CM-12, tạo cho địch tin CM-12 tồn tại, nhưng tuyệt đối không cho địch phát triển, hành động theo ý đồ của chúng.
Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm triển khai ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và nhắc một số vấn đề cần chú ý khi tiến hành đấu tranh với các đầu mối ở nội địa là: Kế hoạch CM-12 đến nay trở thành kế hoạch có tính chất quốc gia và liên quan tới quan hệ đối ngoại, do đó mọi việc làm phải chú ý bảo vệ, giữ gìn, thúc đẩy Kế hoạch CM-12 phát triển, không được làm việc gì lộ bí mật.
Ban chuyên án CM12 báo cáo tình hình triển khai chuyên án với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng. (Ảnh: Tư liệu)
Ban chuyên án CM12 báo cáo tình hình triển khai chuyên án với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng. (Ảnh: Tư liệu)
Thực hiện kế hoạch thông qua CM-12 và ĐN-10 ngăn chặn ý đồ phá hoại của địch, ta đã cho “báo cáo” với trung tâm là trong thời gian này tình hình trong nước rất khó khăn và lồng vào đó tin tức nhằm vô hiệu hóa một số đối tượng xâm nhập mà ta đã bắt giữ. Chẳng hạn, ĐN-10 báo cáo: “Trình Chủ tịch thêm tin cẩn. Từ nay đến tết, Cộng sản tăng cường hoạt động mạnh để bảo vệ mục tiêu quan trọng, mở các cuộc truy lùng sâu các bìa rừng, xét hỏi và kiểm tra gắt gao giấy đi đường, xét nhà; nhiều trạm kiểm soát kinh tế, bắt dân vào hợp tác. Cho đến nay toán vẫn chưa liên lạc được với tổ HK168 và HK143. Từ khi HK168 cưới một gái điếm thì càng trốn tránh nhiệm vụ. Đại đội HK132 đã bám và sống nhờ vào sự che chở và tiếp tế của dân chúng”.
Ban chỉ đạo thông qua “Tổ đặc biệt” ở Minh Hải gửi một bức điện có nội dung đề đạt với “chủ tịch” Lê Quốc Túy về việc thực hiện kế hoạch “Khởi động toàn quốc vào tháng 6/1983”. Bức điện viết: “Gần đây, qua một số chỉ thị rõ ràng của Chủ tịch, Tổ đặc biệt đã bàn thảo với B4 (bí số Túy đặt cho Huỳnh Vĩnh Sanh – TG) + các toán và rút ra hai yếu tố cần cho mốc khởi động toàn quốc vào tháng 6/1983 như sau:
1- Nếu tổ phối hợp chiến lược theo chủ trương của Mặt trận thì Đông Dương là một chiến tuyến đồng nhất về nhiều phương diện. Nếu tháng 6/1983 ta khởi động toàn miền Nam, kể cả Campuchia thì chúng tôi thấy quá vội vàng và đơn lẻ chăng? Vì thiếu sự phối hợp của miền Bắc và Lào thì Cộng sản vẫn còn nơi hậu thuẫn làm bàn đạp đàn áp chúng ta.
2- Phải được sự đồng lòng hưởng ứng của toàn dân lẫn các đảng phái, tôn giáo. Theo Tổ + B4, việc thu phục dân chúng và những phe nhóm trong nước phải chuẩn bị một cách chu đáo, kiên nhẫn vì không chỉ Mặt trận mình, các nhóm chống Cộng mà thôi… Có một số lực lượng trong nước chống Cộng có thành tích và sức mạnh lớn nhất nhưng chưa nghe Chủ tịch đề cập đến. Ngoài ra, việc kết hợp với các nhóm bên ngoài sẽ giúp thêm trong nước hoàn tất nhiệm vụ tạo một ảnh hưởng bao quát trong nhiều tầng lớp toàn quốc để khi hành động sẽ gây tác dụng rộng lớn hơn. Nhưng thời gian qua chỉ thấy Chủ tịch nhắc đến nhóm ông Quang + tướng Là mà thôi. Chúng tôi mong được biết ý kiến Chủ tịch trong vấn đề này”.
Đây là một bức điện mang nhiều ý nghĩa và nhằm vào hai mục tiêu chủ yếu là ngăn chặn ý đồ chuyển giai đoạn 2 của địch và gợi cho Lê Quốc Túy bộc lộ thêm các đầu mối của chúng ở trong nước và cả ở nước ngoài mà ta chưa biết. Tất nhiên là lời văn phải phù hợp với giọng điệu của lực lượng nội địa và đề cao “chủ tịch”.
Đúng như phán đoán và tính toán của ta, bức điện đã gợi trúng các vấn đề và Lê Quốc Túy đã “thông báo” cho “Tổ đặc biệt” những tin tức quan trọng mà ta đang cần nắm thêm. Trong bức điện trả lời sau đó, Lê Quốc Túy cho biết: “Hiện nay Nguyễn Văn Thiệu đang làm bình phong cho Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Văn Là, Nguyễn Ngọc Huy và với sự hậu thuẫn của nước ngoài sắp sửa thành lập chính phủ lưu vong. Bọn Hoàng Cơ Minh đang tìm đường về nước nhưng bị Thái chặn lại. Bọn Thiệu đã công khai đả kích mặt trận mình vì mình từ chối không làm con mồi cho chúng ở trong nước.
Việc đoàn kết toàn dân là mục đích của mình nhưng đừng quên là mình không chấp nhận những thành phần của chế độ cũ. Đường lối của Mặt trận là đánh đổ Cộng sản, tiêu diệt chế độ phong kiến và làm lại nước Việt Nam với những người mới.
Ở Mỹ cộng đồng người Việt và nhóm Công giáo theo cố Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày trước đã chuẩn bị sẵn sàng ủng hộ Mặt trận mình chống lại bọn Thiệu. Ngoài ra những sự phối hợp của mình đã có ở trong nước, nếu có đoàn thể nào thì mình sẵn sàng thu nạp họ… Tuần tới C4 và C5 sang đàm đạo với các nước lớn và trong tháng 2 tới sẽ có hẹn với Phó tổng thống Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn…”.
Nội dung bức điện của Lê Quốc Túy đã nói lên được nhiều điều quan trọng mang tính chiến lược mà ta đang cần tìm hiểu về âm mưu của các thế lực thù địch cũng như của bọn Túy – Hạnh.
Các hiện vật trong Chuyên án CM12 được trưng bày tại Nhà truyền thống CM12 ở Khu Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời. (Ảnh: Baocamau)
Các hiện vật trong Chuyên án CM12 được trưng bày tại Nhà truyền thống CM12 ở Khu Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời. (Ảnh: Baocamau)
Trên cơ sở các nguồn tin và tài liệu cũng như diễn biến tình hình, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 dự kiến hoạt động của địch trong năm 1983 và năm 1984. Quán triệt chủ trương và phương hướng lãnh đạo Bộ đã chỉ thị, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 nhanh chóng triển khai công tác chuẩn bị để đối phó với chiến dịch xâm nhập mới của địch. Đồng thời, Tổ An ninh K4/2 và công an các tỉnh phía Nam cũng tích cực thực hiện kế hoạch trinh sát và đấu tranh với các mảng nội địa của địch.
Trung tâm địch thông báo cho “Tổ đặc biệt” là “Chiến dịch mới” sẽ có tất cả 5 chuyến “chở toàn than và củi”, ý chúng là có cả vũ khí và quân “Tổng hành dinh” cho biết cứ mỗi chuyến sẽ có 10 K (tức là gián điệp biệt kích) vào, khi Mai Văn Hạnh “hành quân” xong sẽ để lại cho Tổ đặc biệt 2 “cá” tàu) và số thủy thủ luôn.
Ta lấy lý do là lúc đầu trung tâm nói chiến dịch bắt đầu từ giữa tháng nhưng nay thay đổi vào cuối tháng nên gây khó khăn cho Tổ đặc biệt vì phải thông báo lại cho thủy thủ và các toán khác. Đồng thời, ta yêu cầu trung tâm địch phải cho biết cụ thể hơn về kế hoạch xâm nhập trong thời gian tới.
Lê Quốc Túy yêu cầu: “NKA1 + K64 cần cho C4 biết tới cuối năm có thể tuyển được 1.000 NK không? K27 phải nghiên cứu bành trướng hệ thống phá hoại, bằng mọi cách phải thực hiện được một vài phá hoại lớn ở Sài Gòn. Vì tình hình chính trị và ngoại giao bắt mình phải thực hiện việc này trong năm nay”. Đồng thời, Túy cũng gửi điện ĐN-10 thúc giục nghiên cứu thực hiện kế hoạch vận chuyển vũ khí, tuyển thêm quân và phá hoại.
(Theo Truyền Hình Cà Mau)

Tìm hiểu về tổ chức khủng bố Việt Tân

26/04/2012 7 comments
Đây là 1 bài viết dài của mình về tổ chức khủng bố Việt Tân, chủ yếu từ các thông tin ngay tại Mỹ này, ngay từ những bọn chống Cộng kiêm chống Việt Tân.
Bài này nằm trong 1 dự án về tổ chức khủng bố Việt Tân mà mình đang hợp tác làm cùng Lê Dũng và 1 số bạn khác. Mấy ngày nay lướt web thấy có mấy đứa cò mồi của Việt Tân gào “nếu Việt Tân chống Trung Quốc thì tôi sẽ theo Việt Tân”.
Báo chí và radio, TV Việt ngữ bên đây thì… nghe Việt Tân sủa điếc cả tai. Bực ko chịu nổi, Việt Tân chưa bao giờ chống Trung Quốc, chúng nó chỉ kêu gào bằng mồm và xúi con nít ăn cứt gà, xúi giục, kích động, khích tướng, rủ rê, dụ dỗ, lợi dụng người khác chứ bản thân chúng nó ko có chống gì Trung Quốc, chúng nó chỉ chống Việt Nam thôi.
Thập niên 1980, trong lúc Việt Nam đang chống Trung Quốc công khai, thì chính bọn Việt Tân này đã vào Việt Nam khủng bố chứ ai vào đây. Bài này tính để dành post sau này, nhưng bực quá thôi post vào đây luôn cho các bạn tham khảo, đây cũng là thời điểm thích hợp để mọi người biết đc mặt thật, chân tướng, bản chất của tổ chức khủng bố này. Để ý thức đc bất cứ cái gì dính vào Việt Tân thì nên hết sức thận trọng.
Hoàng Cơ Minh họp bàn đồng bọn trước ngày xâm nhập Việt Nam.
Hoàng Cơ Minh họp bàn đồng bọn trước ngày xâm nhập Việt Nam.
Hoàng Cơ Minh họp bàn đồng bọn trước ngày xâm nhập Việt Nam.
Hoàng Cơ Minh họp bàn đồng bọn trước ngày xâm nhập Việt Nam.

Tổ chức khủng bố Việt Tân

Sau khi cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam kết thúc, một số phần tử ngụy quân và ngụy quyền chạy theo sang Mỹ. Một bộ phận trong số này chẳng những không ăn năn hối cải, không cải tà quy chính, mà còn ngày càng lầm đường lạc lối, dấn thân vào tội ác, do thù hận, do ngu dốt không thức thời, vì lợi ích cá nhân, vì những đồng đô la nhơ nhuốc, chúng đã điên cuồng chống phá Việt Nam. Chúng lập rất nhiều tổ chức, đảng phái, hội đoàn, “cộng đồng” khác nhau để chống lại đất nước. Một trong những tổ chức khủng bố ấn tượng nhất, gây nhiều tội ác nhất, chính là tổ chức khủng bố Việt Tân.
Tổ chức khủng bố “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng”, gọi ngắn gọn là “Việt Tân”, với lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng, là một tổ chức khủng bố xuyên quốc gia do cựu phó đề đốc ngụy Sài Gòn Hoàng Cơ Minh thành lập và huấn luyện, dưới sự tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh lạnh và trong thời gian Việt-Mỹ chưa bang giao.
Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, Việt Tân vẫn được chính phủ Mỹ, chủ yếu những thành phần chính trị gia phản động, diều hâu, vẫn còn mang tư tưởng thực dân đế quốc, chống Việt Nam, chống XHCN, hoặc những chính trị gia cơ hội (muốn tranh thủ Việt Tân để lợi dụng chúng vận động kiếm phiếu trong cộng đồng người Việt hải ngoại) trong chính phủ Mỹ tài trợ qua nhiều quỹ khác nhau. Tổ chức khủng bố này hoạt động với chiêu bài “quang phục Việt Nam”, “phục quốc”, “đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền, phú cường cho Việt Nam”. Chúng không dám thừa nhận bản chất khủng bố của mình, mà thường tự xưng, tự phong mình là những “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà dân chủ”, “người bất đồng chính kiến”, “người có quan điểm khác biệt”, “chiến sĩ tự do(freedom fighter) v.v.

Những hoạt động của Việt Tân

Trong những năm 1980, dưới tên gọi “Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam” hoặc còn được gọi là “Mặt trận Hoàng Cơ Minh”, tổ chức khủng bố Việt Tân đã nhiều lần đem các loại súng đạn, chất nổ, lựu đạn, mìn, tiền giả, ma túy vào Việt Nam để phá hoại xã hội, khủng bố người dân và khủng bố chính quyền.
Trong thập niên 1990, sau khi Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đồng thời manh nha có ý tưởng “chống khủng bố” và sử dụng chiêu bài này để bành trướng quốc tế, xác định “kẻ thù chính của nước Mỹ chính là chủ nghĩa khủng bố”, thì Mặt trận Hoàng Cơ Minh cũng lập tức đổi tên thành “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng” (Việt Tân) và tuyên bố cái gọi là “cương lĩnh mới” của chúng, hứa hẹn từ nay sẽ không còn đấu tranh bạo lực giết người nữa mà chuyển sang đấu tranh “bất bạo động”, bằng tuyên truyền chính trị, phù hợp với sự chuyển đổi sách lược từ chiến tranh bạo động sang Diễn Biến Hòa Bình của Hoa Kỳ và phương Tây. Tức quan thầy thay đổi sách lược thì đệ tử cũng thay đổi sách lược. Quan thầy tuyên bố “tôi đây chống khủng bố” và kêu gọi “chống khủng bố” thì đệ tử cũng vội vã thanh minh “tôi đây không phải là khủng bố”. Và cũng để quan thầy khỏi mang tiếng “tài trợ khủng bố”, nuôi dưỡng khủng bố.
Cũng trong những năm 1990, mặc dù bề ngoài đã tuyên bố thay đổi chiến lược từ bạo động sang “bất bạo động”. Nhưng thỉnh thoảng Việt Tân vẫn sai người vào Việt Nam đặt chất nổ, rải và dán truyền đơn, xách động, dụ dỗ, mua chuộc những thành phần bất mãn, những phần tử lưu manh, giang hồ, xã hội đen, tội phạm ở Việt Nam để hoạt động cho chúng. Hầu hết người của Việt Tân trong thời gian này khi bị bắt giữ ở Việt Nam đều tìm thấy vũ khí nguy hiểm trên mình chúng, như súng lục, lựu đạn, dao găm, lưỡi lê v.v.
Kể từ năm 2000, cuộc chiến “chống khủng bố” do Hoa Kỳ đứng đầu đã rất ác liệt. Mối quan hệ đối tác kinh tế Việt-Mỹ ngày càng tốt đẹp, thuận lợi. Thế giới văn minh hơn, yêu hòa bình hơn. Dân trí Việt-Mỹ ngày được nâng cao, tình thế đã khác xưa, thời thế thay đổi, nên Việt Tân ngày càng chuyển qua hình thức phá hoại chính trị, diễn biến hòa bình là chính, ít còn dùng bạo lực giết người cướp của như trước đây. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng vẫn sai người về Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ khủng bố để lấy tiếng. Nhằm thực hiện ý đồ vừa có thể khủng bố Việt Nam trong thời đại mới, vừa có thể tránh tiếng khủng bố, chúng đã tiến hành 2 bước:
1. Sai người về nước khủng bố. Trong thời gian điều tra, giam giữ phạm nhân thì Việt Tân ỡm ờ, không tuyên bố gì chính thức, và trả lời phỏng vấn kiểu nước đôi, ba phải, “văn chương huề vốn”, chung chung.
2. Sau khi tên khủng bố đã bị bắt, đã khai báo, đã tự viết bản nhận tội và ký tên và báo chí Việt Nam cho biết đây là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân thì chúng mới tuyên bố chính thức và “minh định lập trường” rằng đây “không phải là người của chúng tôi”.
Hành động nước đôi, hai mặt này của Việt Tân xảo quyệt, hiểm độc ở chỗ nó vừa lấy tiếng được cho tổ chức này, rằng “chúng tôi vẫn có thực lực”, “chúng tôi có khả năng lật đổ chế độ Việt Nam”, “chúng tôi hoàn toàn có thể làm ra những việc lớn lao”, “chúng tôi có giá trị mặc cả”, “chúng tôi có đủ tư cách, đủ tiêu chuẩn để nhận tài trợ từ các quỹ của chính phủ Hoa Kỳ”, “chúng tôi có đủ tư cách để thu hút sự chú ý của chính phủ Mỹ và các chính phủ phương Tây khác”. Đồng thời cũng hé lộ, úp mở rằng ta đây có dây mơ rễ má với chính phủ Mỹ đấy nhé, nhằm ra oai với đồng bào hải ngoại. (Chứ 1 mình Việt Tân thì không dám làm những chuyện điên rồ như vậy nếu không có xếp Mỹ chống lưng) Mà cũng vừa tránh được tiếng khủng bố vì “chúng tôi đã tuyên bố chính thức rằng mình không phải khủng bố, và tên khủng bố này không liên quan với chúng tôi đấy nhé”. Như vậy, Việt Tân vừa lấy được tiếng, tăng cường “số má”, cường hóa “thương hiệu” của mình, và vừa tránh được tiếng khủng bố, tránh cho chủ Mỹ cái tiếng “nuôi khủng bố”, “tài trợ khủng bố”.
Một chiêu làm mãi cũng nhàm và bị chủ Mỹ chê là “one trick pony” (ngựa con chỉ biết diễn mỗi một trò), nên thỉnh thoảng Việt Tân cũng “mix it up” (thay đổi những cách đối phó khác nhau) bằng cách là trong nhiều trường hợp khác, thay vì làm bộ làm tịch tuyên bố “không phải người của chúng tôi” thì Việt Tân nói huỵch toẹt ra là “đây đúng là người của chúng tôi, nhưng họ không có khủng bố, công an Cộng sản Việt Nam đã vu oan giáo họa cho họ và viết giả các bài viết thú tội, giả mạo chữ ký của họ”, khi báo Công an Nhan dân đưa lên hình ảnh chữ viết, chữ ký, và những phạm nhân tự thú bằng chính lời nói của chúng trước máy ghi âm, máy quay, thì Việt Tân lại sửa giọng “quản giáo Cộng sản Việt Nam đánh đập tra tấn các tù nhân lương tâm của chúng tôi, hăm dọa họ, đe dọa gia đình họ, bắt ép họ phải nói, phải viết theo ý Cộng sản Việt Nam, theo kịch bản của Cộng sản Việt Nam v.v.” Mặc dù trong các video clips ai cũng thấy rõ những tên hèn nhát “chưa khảo đã khai” này tự thú rất ngoan ngoãn, trôi chảy, và không hề có dấu hiệu thương tích sứt mẻ hay bị đánh đập gì, hay bị sức ép tâm lý gì.
Nói chung, trong thập niên 1980, Việt Tân không hề che giấu bản chất khủng bố cố hữu của mình. Trong thập niên 1990 thì Việt Tân bề ngoài tuyên bố “bất bạo động” bằng mồm, nhưng bên trong thì vẫn có những đợt chống phá khủng bố thô bạo. Trong thập niên 2000 thì chúng hạ nhiệt khủng bố, tăng cường phá hoại bằng Diễn biến hòa bình. Tuy nhiên thỉnh thoảng làm vài cú để chứng tỏ với quan thầy rằng “chúng em vẫn còn xài được” và xù lông ra uy với đồng bào hải ngoại và các phe phái khác, các tổ chức khủng bố khác rằng “bọn tao vẫn còn số má lắm”. Nếu xưa kia đường lối của Mỹ đối với các nước XHCN và Việt Tân đối với Việt Nam thuần túy là bạo lực đẫm máu thì ngày nay đường lối và chủ trương của chúng là “Diễn biến hòa bình kết hợp bạo loạn lật đổ”, tức chúng dùng biện pháp hòa bình, ôn hòa, bất bạo động kết hợp với bạo động lật đổ. Mà biện pháp bất bạo động, cách mạng màu, cách mạng da cam, cách mạng nhung, cách mạng đường phố, dụ dỗ và kích động những người chống đối đổ xô ra đường để làm náo loạn đường phố, kinh động xã hội, rối loạn trật tự an ninh, là nhiệm vụ chủ yếu. Biện pháp bạo động, khủng bố ngày nay chỉ còn là những biện pháp phụ, có tính chất hỗ trợ.
Những nhân vật chóp bu lãnh đạo Việt Tân của thời khủng bố lộ liễu, trắng trợn vào thập niên 1980 (như Đỗ Hoàng Điềm, Hoàng Cơ Định em ruột Hoàng Cơ Minh, Lý Thái Hùng v.v…) cũng chính là những tên lãnh đạo tổ chức này trong thời khủng bố nhát gừng và diễn biến hòa bình hiện nay.
Địa bàn hoạt động của Việt Tân bao gồm khắp nơi trên đất Mỹ. Chúng luôn tìm cách khủng bố ở Việt Nam và cơ quan ngoại giao Việt Nam tại một số nước láng giềng, nhưng thường bị bắt trước khi thủ ác. An ninh Việt Nam đã và đang cài rất nhiều người trong hàng ngũ của chúng, mỗi khi chúng về nước là bị chặn bắt ngay từ phi trường, hoặc theo dõi ngay từ đầu tới cuối.
Tại Hoa Kỳ, bọn Việt Tân luôn thò cánh tay lông lá vào các cộng đồng người Việt, các thành phố có nhiều đồng hương, nhúng tay vào hầu hết các đảng phái, tổ chức, hội đoàn, báo chí, truyền thông, nhà xuất bản, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh v.v. Trong nước thì chúng luôn tìm cách dùng điện thoại, Internet, e-mail, và cả Paltalk để móc nối, bắt liên lạc, để lấy tiếng với quan thầy. Ngoài nước thì chúng cũng không ngừng bành trướng thế lực, mở rộng địa bàn, cài cắm đồng bọn vào các tổ chức khác, tạo ra các tổ chức ngoại vi, các tổ chức đối lập cuội, mua chuộc, dụ dỗ, hăm dọa những người thuộc tổ chức khác. Chúng như một tổ chức băng đảng lưu manh quy mô lớn, không ngừng tìm cách mở rộng thế lực, bành trướng địa bàn, thôn tính các phe nhóm khác để độc quyền bá chủ, độc quyền chống Cộng, độc quyền làm trùm, độc quyền hưởng phân (fund) Mỹ. Hành động bành trướng, lũng đoạn, phá rối, quấy phá các phe đảng khác và có mưu đồ muốn xóa sổ họ của Việt Tân cũng đã bị các phe phái chống cộng khác chống trả quyết liệt, và phản pháo, lên án, vạch trần âm mưu thủ đoạn của chúng các đài báo chống cộng khác tại hải ngoại.

Những tội ác khủng bố, lừa đảo của Việt Tân đối với Việt kiều hải ngoại

Mặc dù luôn rêu rao và khoe chiêu bài “đấu tranh vì tự do ngôn luận tại Việt Nam” nhưng Việt Tân có một “thành tích” đáng sợ về khoản giết người bịt miệng, khủng bố Việt kiều hải ngoại, nhất là trong thời gian cuối thập niên 80, khi Việt Tân còn mang tên “Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam” hay “Mặt trận Hoàng Cơ Minh” và thời gian sau khi Hoàng Cơ Minh bị quân dân Việt – Lào bắn chết trong chiến dịch khủng bố mang tên “Đông Tiến”.
Để tiếp tục lừa tiền đồng hương và không muốn làm hụt hẫng không khí chống Việt Nam tại Mỹ, những tên chóp bu, đầu mục, đầu sỏ, cầm đầu băng đảng khủng bố Việt Tân đã bưng bít thông tin, giấu diếm ém nhẹm đi tin tức Hoàng giáo chủ đã “băng hà”. Hoàng Cơ Định trâng tráo cầm micro tuyên bố chắc như đinh đóng cột rằng “Chiến hữu Hoàng Cơ Minh, và cũng là anh trai tôi, vẫn còn sống và đang hoạt động chống Cộng sản quyết liệt trong các rừng già tại biên giới Việt – Lào”, Đỗ Hoàng Điềm thì phụ họa tuyên bố chắc nịch trên đài phát thanh rằng “Chủ tịch Hoàng Cơ Minh không hề tuẫn tiết gì cả, đó chỉ là thông tin tuyên truyền dối trá của VC, không thể nào tin được”. Trong khi hình xác chết của Hoàng Cơ Minh đăng rõ ràng trên mặt báo. Rất tiếc xưa nay báo chí Việt Nam không được phép lưu hành tại hải ngoại, hầu hết những siêu thị, nhà sách nào phát hành báo chí trong nước đều bị những kẻ luôn mồm “đấu tranh cho tự do báo chí”, “đấu tranh cho tự do thông tin” kéo bè kéo đảng đến biểu tình, ăn vạ, bắt phải dẹp bỏ, có lúc chúng cho lâu la tự tay đem đốt hoặc giục những tờ báo trong nước vào thùng rác. Do bị bưng bít thông tin, rất nhiều người không biết trùm khủng bố Hoàng Cơ Minh đã đền tội, vẫn quyên tiền cho Việt Tân để chống phá trong nước.
Để lừa đảo, gạt tiền quyên góp từ đồng hương. Không những Việt Tân giấu diếm, bưng bít thông tin về cái chết của Hoàng Cơ Minh, mà chúng còn giả mạo những lá thơ “do Hoàng Cơ Minh gởi về”. Đôi khi chúng còn viết trên các tờ báo của chúng, chúng tuyên bố trên các đài phát thanh của chúng rằng “Chủ tịch Hoàng Cơ Minh có điện thoại về”… Những người nào nêu nghi vấn hoặc tố cáo, vạch trần trò lừa gạt bịp bợm của chúng đều bị chúng thuê xã hội đen đánh đập, dằn mặt, thủ tiêu. Như trường hợp chúng thuê người bắn chết ký giả Lê Triết, khủng bố vợ con của ông này. Ám sát hụt giáo sư Cao Thế Dung. Vợ ký giả Lê Triết và ông Cao Thế Dung từng kiện Việt Tân ra tòa vì tội mưu sát, nhưng cũng như bao vụ khác, những tên cầm đầu Việt Tân đều được trắng án và tha bổng một cách vô lý, kỳ lạ, mờ ám, và có dấu hiệu tiêu cực. Cho thấy ai là kẻ thật sự đứng sau lưng Việt Tân. Có rất nhiều cựu thành viên Việt Tân, bao gồm cả những tên từng là lãnh đạo cấp cao, đã viết sách, viết báo tố cáo bản chất tội lỗi, tàn bạo, hung ác, man rợ của Việt Tân, và những chuyện nội bộ nhơ nhớp, dơ dáy, bẩn thỉu mà Việt Tân bưng bít, trong đó chủ yếu là những chuyện lừa gạt, gian lận tiền bạc, kết bè kết cánh, ăn chia không đồng đều, khủng bố thanh toán người khác v.v. có không ít những chuyện chúng chém giết thanh toán, loại bỏ, trừ khử lẫn nhau vì đồng tiền và quyền lực. Có những người đã thoát ly Việt Tân từ lâu nhưng vẫn thường xuyên bị quấy rối, dằn mặt, hăm dọa tính mạng, khi thì bị gọi điện thoại phá (prank call), lúc thì bị chọi trứng, cà chua, gạch đá vào cửa sổ xe, cửa nhà, cửa sổ nhà v.v. Chúng thường thuê các nhóm xã hội đen, trộm cướp, và nhất là các băng đảng (gang) vốn đầy rẫy ở các trường trung học Mỹ, những tên thiếu niên này cần tiền, có tiền thì việc gì chúng cũng làm và không cần biết người bỏ tiền cho chúng là ai. Vì vậy thuê bọn bất hợp pháp, bọn gangster, bọn vô gia cư (homeless) này thì thường rất dễ chạy tội. Chúng thường thuê bọn gang “hit-n-run” và “drive by shooting” (chạy ngang bắn rồi chạy luôn), thường chúng bắn vào nhà, vào cửa, vào cửa gara, vào xe, vào bánh xe v.v. để khủng bố tinh thần, khủng bố tâm lý những người bất đồng chính kiến. Nghiêm trọng hơn là chúng dò biết trước và đậu xe chờ đến khi chủ nhà vừa mở cửa ra ngoài là bị bắn gục ngay trước cửa nhà.
Tất cả những cơ sở kinh doanh, thương mại, của Việt Tân cũng như của người khác, bất kỳ lĩnh vực gì, từ siêu thị cho tới nhà sách, tiệm video, văn phòng dịch vụ, địa ốc, bảo hiểm v.v. miễn sao người Việt là chúng kéo đến đặt thùng tiền “yểm trợ kháng chiến” hoặc “yểm trợ quốc nội” hoặc “yểm trợ phục quốc”. Chỉ có người Mỹ là chúng không dám đụng tới. Chúng chẳng khác gì bọn giang hồ chuyên kéo lâu la tới đòi tiền bảo kê, dĩ nhiên chẳng ai dám chống lại. Gọi cảnh sát địa phương thì cũng vô dụng, vì chúng sẽ giải thích là “chúng tôi chỉ đặt thùng tiền quyên góp mà thôi” và sau đó chủ thương mại sẽ phải dọn đi nơi khác vì không chịu nổi đòn trả thù tàn bạo và dai dẳng của chúng. Có khi chỉ là những trò biểu tình nhân danh “tự do ngôn luận”, “tự do biểu tình” của chúng để phá chuyện làm ăn của người ta, chiếm chỗ đậu xe của khách hàng, đưa kẻ bị hại đến tình trạng nhẹ thì lỗ lã, nặng thì phá sản, chúng sẽ tận dụng các báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình Việt ngữ của chúng để “đập” và “dìm hàng” đối tượng tơi tả, bịa đặt, xuyên tạc, vu khống, ngậm máu phun người, thậm chí chụp mũ họ là Việt Cộng, bịa đặt chuyện đời tư dơ bẩn v.v. để người ta thân bại danh liệt, phải bỏ sang tiểu bang khác. Nghiêm trọng hơn là chúng trả thù trực diện, cho người dán những tấm hình có biểu tượng đe dọa tính mạng vào cửa nhà, hay chỉ là đem vài con dao, vài khẩu súng đặt trước cửa nhà người ta để “nhắn nhủ”, “đánh tiếng”, hăm dọa, khủng bố tâm lý và tinh thần của nạn nhân. Có nhiều người đã phải dọn đi, vì không chịu nổi đòn thù, trò dày vò tinh thần, tra tấn tâm lý nạn nhân của chúng.

Hệ thống kinh tài và các tổ chức ngoại vi của Việt Tân

Có thể nói tổ chức khủng bố Việt Tân là tổ chức giàu có nhất trong tất cả các tổ chức khủng bố, đảng phái chống Cộng tại hải ngoại. Nhờ chúng tận dụng thời điểm cuối thập niên 1980 khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chúng tuyên truyền lên rằng Cộng sản Việt Nam sắp sụp đổ tới nơi, và “chúng tôi” sẽ về nước lập chính quyền mới, hứa hẹn phong cho ông A bà X chức này tước nọ, chúng tranh thủ tuyệt đối sự ủng hộ của những kẻ chống Cộng và những chính trị gia sa lông, cơ hội ở hải ngoại, quyên tiền quyết liệt. Những đồng tiền đó chúng dùng để mở hệ thống Phở Hòa với hàng ngàn chi nhánh có trên khắp California và nước Mỹ. Dĩ nhiên, mỗi tiệm phở đều có thùng “quyên góp kháng chiến”. Điều này làm chúng bị bà con hải ngoại chế giễu và gọi là “đảng Phở Bò” hay “Mặt trận Phở Bò” hoặc “kháng chiến Tái Nạm Béo”.
Tiền quyên góp, lừa gạt được của đồng hương cùng với tiền tài trợ từ các quỹ N.E.D., quỹ S.I.D.A., quỹ “nhân quyền”, quỹ “dân chủ”, quỹ xuất cảng đa đảng đa nguyên của Hoa Kỳ, chúng dùng để mở hệ thống Phở Hòa, mua / thuê các tàu cá, ăn bám vào thị trường hải sản Hoa Kỳ, rất nhiều nhóm đánh cá, đánh cá thuê ở Mỹ, nhất là vùng New Orleans là do Việt Tân làm chủ. Những số tiền kiếm được, không phải đồng tiền nào chúng cũng dùng cho việc chống phá Việt Nam, mà chúng còn dùng để mua xe, mua nhà, mua đất, đầu tư bất động sản, đầu tư kinh doanh, chúng có bonds, cổ phần, cổ phiếu (stock) trong nhiều cơ sở kinh doanh cổ phần hóa ở Mỹ. Chúng có hàng ngàn tài khoản chính, tài khoản phụ trong nhiều ngân hàng lớn. Những tên đầu sỏ đều đi xe Mỹ đời mới nhất, chúng thay xe như thay áo. Tên nào tên nấy sở hữu hàng chục tiệm làm móng tay, viện thẩm mỹ, siêu thị, nhà hàng, khách sạn v.v. Chúng vừa là một tổ chức khủng bố nguy hiểm, vừa là một tập đoàn tài phiệt tư bản Mafia giàu mạnh, là một tổ chức tội ác, tội phạm trá hình, mang tính chất xã hội đen quy mô lớn.
Chính phủ trung ương Mỹ và CIA thì nuôi chúng để cắn Việt Nam, tài trợ cho chúng xuất cảng “dân chủ Mỹ” và “chuyển lửa về quê hương”. Cảnh sát địa phương hoặc nhân viên công lực cấp tiểu bang, cấp thành phố thì không làm gì được chúng vì không có bằng chứng gì có thể chứng minh rõ ràng là chúng vi phạm luật pháp. Ông Hoàng Duy Hùng, chủ tịch cộng đồng thành phố Houston, TX, một người từng ngồi tù tại Việt Nam vì hoạt động lật đổ nhà nước và sau đó được đặc xá vì tỏ ra ăn năn hối cải, ông ta là một người chống Việt Tân nhưng cũng phải nhìn nhận “So với Hội Tam Hoàng của Tàu và Mafia của Ý thì Việt Tân cũng không thua kém bao nhiêu”.
Ngoài ra, Việt Tân còn thành lập rất nhiều tổ chức ngoại vi, các cơ quan truyền thông, báo chí, trong đó có những cái loa rất ấn tượng tại hải ngoại như Asia, SBTN v.v. Chúng còn dùng những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh để tấn công các chương trình ca nhạc khác của đồng hương. Ví dụ khi trung tâm Thúy Nga sản xuất video ca nhạc với chủ đề Mẹ năm 1999, chúng viện cớ video có những cảnh lính Mỹ từ trực thăng xả súng vào dân lành chạy loạn do đạo diễn dựng lại từ phim tài liệu, video có nhạc cảnh Ca Dao Mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do Don Hồ trình diễn, nhạc phim có cảnh bông lúa màu đỏ do kỹ thuật video, và cuối phim MC Nguyễn Ngọc Ngạn có nói về “đàn chim xa xứ bay về tố ấm”, có vẻ trùng lặp với chủ trương Đại đoàn kết dân tộc của chính phủ Việt Nam, nên Asia đã mượn cớ đó cho tay sai tấn công, chửi bới chương trình ca nhạc Paris By Night. Chúng thuê người gọi vào các đài radio để mắng chửi Thúy Nga không tiếc lời. Chúng dàn dựng, kêu gọi, kích động những cuộc biểu tình một thời gian dài sau đó trong các chương trình Paris By Night sau này. Về sau Thúy Nga phải làm một số chương trình theo quỹ đạo chính trị của chúng để xoa dịu lũ côn đồ, rồi sau đó chúng mới để yên.
Trung tâm Asia đầu tiên do nhạc sĩ Anh Bằng sáng lập, sau khi Trúc Hồ, 1 thành viên Việt Tân mua lại trung tâm này thì nó đã biến chất, biến dạng thành một cái loa chống cộng rẻ tiền, chuyên tung hô, ca tụng ngụy quyền, ngụy quân, bóp méo lịch sử, bịa đặt thông tin, phỏng vấn cuội, tự phỏng vấn lẫn nhau, và đào bới hận thù, hòng dựng lại thây ma. Nếu Asia là một trung tâm ca nhạc thiên về tâm lý chiến, thì đài SBTN do Trúc Hồ và Việt Dzũng đứng tên làm chủ (Nguyệt Ánh cũng có cổ phần) lại là một đài truyền hình lá cải ở California, chuyên đưa tin giật gân để câu khách, câu quảng cáo, và phục vụ cho mục tiêu chống Việt Nam của Việt Tân.
SBTN từng đưa những “tin tức” làm nhiều người vừa buồn cười vừa phải lắc đầu vì mức độ hoang tưởng của chúng như: Đảo chánh ở Hà Nội, phe cộng sản miền Bắc và cộng sản miền Nam dàn trận đánh nhau, phe Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng dàn trận đánh nhau, Võ Văn Kiệt bị đầu độc chết, Cộng sản Việt Nam họp bí mật với Trung Cộng xin được như Tây Tạng, quân đội tiếp quản Sài Gòn năm 1975 là quân đội… Trung Cộng v.v. và còn nhiều thông tin lá cải khác.
Nhiều bà con Việt kiều nói vui rằng bọn SBTN này muốn cạnh tranh với Vân Sơn về khoản hài hước chắc. Ngoài ra Việt Tân còn thành lập và nuôi nhóm “Thanh Niên Cờ Vàng”, “Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu”, và “Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường”, chúng lập ra vô số các trang web trên mạng, nhiều trang web chúng cho thiết kế toàn màu đen ra vẻ thần bí, rồi tự xưng “chúng tôi là tuổi trẻ Việt Nam ở ngay trong nước, trụ sở ở ngay Hà Nội” v.v. Ngoài các tổ chức ngoại vi, Việt Tân còn tổ chức nhiều trại hè, nhiều trung tâm hướng đạo, để nhồi sọ thiếu niên Mỹ gốc Việt, khiến họ mất gốc, vong bản, biến chất thành những con thiêu thân chống phá đất nước, căm thù dân tộc. Chúng bắt các em phải chào cờ ba que, cờ Mỹ, hát quốc ca Mỹ và cái gọi là “quốc ca Việt Nam Cộng Hòa” (bài hát mà cha anh bọn chúng ăn cắp của nhạc sĩ cộng sản Lưu Hữu Phước rồi tự ý thay tựa đề, chỉnh sửa lời hát) tẩy não, nhồi nhét vào đầu các em những thông tin bịa đặt về lịch sử nước nhà, gieo rắc những tư tưởng độc hại, thù hận vào đầu các em, chúng dạy các em cái gọi là “lịch sử” do chúng tự tưởng tượng ra. Việt Tân cũng mở những lớp võ thuật rồi nhồi sọ võ sinh rằng “học võ để sau này về quang phục quê hương”. Tổ chức “Đảng Dân tộc” của Nguyễn Hữu Chánh cũng học theo “chiêu” này.
Thời kỳ Mỹ chưa phát động cuộc chiến “chống khủng bố” thì chúng đánh thẳng vào trong nước. Thời kỳ Mỹ đã phát động thì chúng móc nối với lũ Việt gian trong nước. Chúng luôn rình rập, tìm cách bắt liên lạc, móc nối, dụ dỗ, mua chuộc, kích động những thành phần bất mãn trong nước để biến họ thành những kẻ phản quốc, và trả lương cho những tên này qua hình thức “tài trợ”, “giúp đỡ tài chánh”, “yểm trợ quốc nội”, “bảo trợ” v.v. Chúng trích ra số tiền Mỹ tài trợ cho chúng rồi tài trợ cho đám “quốc nội”. Nhiều tên khi bị bắt đã khai báo huỵch toẹt trước máy quay rằng chúng bị Việt Tân móc nối, dụ dỗ, mê hoặc, có liên hệ với Việt Tân ra làm sao, được Việt Tân tài trợ ra nước ngoài huấn luyện ra sao v.v. như đám “Chị Hai”, “Chị Ba”, “Chị Tư” Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, “thầy bói kiêm nhà nghiên cứu ChấnTrần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long v.v., những video công khai tự thú, nhận tội, và xin xỏ khoan hồng của bọn mạo xưng “dân chủ” này đều được cư dân mạng tải lên trang web Youtube.

Tại sao tổ chức khủng bố này vẫn nhởn nhơ trên đất Mỹ?

Đơn giản là vì chúng không có khủng bố nước Mỹ và cũng chưa phải là một tổ chức khủng bố quốc tế như Al Qaeda. Chúng chỉ có khủng bố Việt Nam, một nước XHCN, có ý thức hệ và những lợi ích đối lập với Hoa Kỳ, nghịch với chính sách toàn cầu, chiến lược bành trướng toàn cầu, bá chủ thiên hạ của họ. Xưa nay Mỹ vẫn áp dụng một chính sách nước đôi, hai mặt, mà chính những nhà chính trị Hoa Kỳ vẫn hay gọi là “tiêu chuẩn kép” (double standard) về vấn đề chống khủng bố. Nghĩa là nếu có khủng bố nước Mỹ hoặc là khủng bố quốc tế từng khủng bố các đồng minh của Mỹ, hoạt động khủng bố trên các địa bàn của đồng minh Mỹ, có sự ảnh hưởng của quân đội Mỹ khắp thế giới, thì Mỹ mới liệt vào danh sách khủng bố. Còn những tổ chức khủng bố do các nước khác, đặc biệt là các nước không phải đồng minh của Mỹ, không cùng lợi ích chính trị, quân sự với Mỹ, khác ý thức hệ với Mỹ v.v. đưa vào danh sách khủng bố thì Mỹ sẽ không liệt vào danh sách khủng bố của họ, không coi đó là khủng bố, thậm chí còn bênh vực, biện minh, bao biện, bảo vệ, nuôi nấng, bảo trợ cho tổ chức đó. Như tổ chức Việt Tân mà chính phủ Việt Nam đã liệt vào danh sách khủng bố. Như tổ chức Tresnia mà Nga đã liệt vào danh sách khủng bố. Như một vài nhóm Pháp Luân Công và tổ chức vũ lực bạo động ở Tân Cương của Trung Quốc. Hay như các nhóm vũ trang đối lập ở Libya đã từng bắn giết, thảm sát người dân, làm sập nhà dân chúng v.v. và đã bị chính phủ Libya liệt vào danh sách khủng bố, nhưng Mỹ và phương Tây đã hỗ trợ, viện trợ, đỡ đầu cho họ. Trước đây, khi 2 công dân Đức du lịch Libya đã bị giết chết, chính phủ Libya điều tra xác định là Al Qaeda làm và đã phát lệnh truy nã toàn cầu gởi tới Interpol, tầm nã Bin Laden và các tay cầm đầu Al Qaeda nhưng lại bị Mỹ và Anh ngăn lại.
Ngoài ra, Mỹ còn viện trợ, tài trợ, giúp đỡ các chính phủ và quân đội đồng minh khủng bố người dân, như trường hợp họ tài trợ cho Israel khủng bố, thảm sát dân Palestine nhiều năm nay. Trong quá khứ, Mỹ từng ngầm hỗ trợ và bênh vực, biện hộ cho chế độ khủng bố, diệt chủng Khmer Đỏ. Từng dựng lên và nuôi dưỡng ngụy quyền Ngô Đình Diệm và dung túng cho chúng khủng bố trắng, lê máy chém khắp miền Nam Việt Nam. Ngay cả trùm khủng bố Bin Laden mới bị Mỹ vắt chanh bỏ vỏ gần đây và chính phủ độc tài Taliban cũng từng được Mỹ tài trợ để chống lại Liên Xô, trước khi được Mỹ bảo kê, Taliban và Al Qaeda chưa là gì cả, nhưng sau khi được Mỹ cung ứng tiền bạc, vũ khí, họ mạnh lên và trở thành một lực lượng đáng kể, có thể nói chính Mỹ đã dựng lên khủng bố, tài trợ cho khủng bố, để rồi phải đem quân đi diệt khủng bố, và dùng đó làm chiêu bài để công nhiên điều quân viễn chinh đi ra đi vô các nước như chốn không người, bành trướng thế lực ra khắp hoàn cầu. Tổng thống Mỹ Nixon đã từng “thân ái” ngồi chung với các lãnh tụ Taliban và Al Qaeda và nói “Những người đàn ông này tượng trưng cho các giá trị đạo đức của cha anh chúng ta”, “These gentlemen are the moral equivalents of America’s founding fathers” (Reagan nói vào năm 1985). Căn cứ trên lịch sử và bản chất của chính sách ngoại giao thực dụng Hoa Kỳ, thì có thể dễ hiểu vì sao Việt Tân là một tổ chức khủng bố Việt Nam, cùng với các tổ chức khủng bố khác vẫn có thể sống nhăn trên xứ Mỹ.

Tình hình Việt Tân hiện nay

Sau khi vụ bưng bít bị phanh phui. Cái chết của trùm khủng bố Hoàng Cơ Minh không còn có thể che giấu lấp liếm được nữa. Trong thập niên 1990, các tay trùm Việt Tân đành phải họp báo thú nhận tất cả, nước mắt cá sấu, giọt vắn giọt dài trước các ống kính video rằng chủ tịch Hoàng Cơ Minh đã bị Cộng sản Việt Nam giết rồi, đã “tuẫn quốc”, đã “vị quốc vong thân”, đã “hy sinh vô cùng oanh liệt” v.v. Việc này đã gây chấn động trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại, mọi người rốt cuộc đều biết hóa ra Việt Tân lâu nay giấu nhẹm cái chết của Hoàng Cơ Minh, bưng bít thông tin, che giấu sự thật, lừa đảo, gạt tiền đồng bào ra sao.
Những vụ làm ăn nhập nhèm, nhơ nhớp, mờ ám, dùng tiền “kháng chiến” để mở tiệm phở bò, để cho gái, để ăn chơi sa đọa, để mua tàu ra biển đánh cá, để mua nhà, mua đất, mua xe, mua tiệm làm móng tay, mua siêu thị, mua các cơ sở kinh doanh thương mại v.v. đều được chính những người trong cuộc tiết lộ ra, nhiều người do bất mãn, do không được ăn chia đầy đủ, bị mất phần, hoặc chính những người do Tổng Cục 2 của an ninh Việt Nam cài vào biết được và nhà nước Việt Nam, báo chí Việt Nam tiết lộ ra, tất cả những yếu tố đó kết hợp lại gây lên một làn sóng căm phẫn dữ dội trong cộng đồng hải ngoại, tất cả các phe phái hải ngoại, từ những Việt kiều yêu nước, thân Cộng cho tới Việt kiều chống Cộng, đều quay sang chống Việt Tân, mạt sát, miệt thị Việt Tân không tiếc lời.
Việt Tân được rất nhiều tiền, trở thành những triệu phú Mỹ gốc Việt, trở thành những ông trùm mà người Mỹ gọi là “Vietnamese Mafia”, nhưng mất đi lòng tin và sự ủng hộ của giới chống Cộng, bị giới này ghen tỵ, ganh ghét, ghen ăn tức ở, căm ghét, thù hận. Ngoài thì bị chửi, bị “ném đá” túi bụi, trong thì chia rẽ, xào xáo, nội bộ đấu đá lẫn nhau. Theo một số hồi ký, tự truyện của người trong cuộc kể lại thì lúc đó trong trụ sở không ngày nào không cãi nhau, dùng những từ ngữ hạ cấp nhất để lăng mạ, “tổng sỉ vả” lẫn nhau. Có những vụ liên quan như vụ năm 1999 khi 1 tay Việt Tân và 1 tay Việt Quốc hợp tác với nhau quyên tiền tổ chức lễ tưởng niệm ngày “Quốc Hận”, tay Việt Tân đông bầy đàn hơn nên liền sai đàn em bê nguyên cái thùng tiền về nhà, sau khi tổ chức xong tay này vì trước đó đánh bạc ở Las Vegas và cá độ football (bóng bầu dục, bóng đá Mỹ) cháy túi nên ăn cắp hết số tiền còn lại sang Hawaii, đã không chia lãi lại cho tên kia mà còn lấy sạch số vốn của hắn. Tay Việt Quốc và đồng bọn, cùng bọn Đại Việt (Đảng Dân Tộc của trùm lừa đảo Nguyễn Hữu Chánh cũng ăn theo chửi hùa vào Việt Tân) uất ức quá liền la lối, ăn vạ thì Việt Tân tỉnh bơ bảo đó là chuyện riêng giữa quý vị, ông kia hành xử với tư cách cá nhân, không liên quan gì tới Việt Tân bọn tôi.
Sau nhiều thảm họa dư luận đó, Việt Tân đành phải bỏ sào huyệt ở chốn phồn hoa đô hội nhiều người Việt sinh sống tại Cali mà dọn tới hang ổ mới là thành phố Seattle, tiểu bang Washington, tiểu bang nằm ở vùng cực Bắc Hoa Kỳ quanh năm đầy mưa và tuyết, và là thành phố có rất ít người Việt, và có tỷ lệ tự sát cao nhất nước Mỹ và 1 trong những thành phố có tỷ lệ tự sát cao nhất thế giới.

Cuộc chiến giành phân (fund) Mỹ

Nhằm mục đích xâm nhập, lũng đoạn, xâm lược bành trướng “sức mạnh mềm” vào các quốc gia khác. Mỹ đã mở rất nhiều quỹ, thành lập nhiều tổ chức tại Hoa Kỳ và các “tổ chức quốc tế” để phục vụ cho sách lược Diễn biến hòa bình của họ, bành trướng lan tỏa chính trị, thế lực ra khắp thế giới. Những tổ chức này có những quỹ tài trợ, hỗ trợ khác nhau, hướng tới những tổ chức bản xứ, những tổ chức lưu vong, để dùng chúng xuất cảng “dân chủ” kiểu Mỹ, đa đảng đa nguyên, các giá trị kiểu Mỹ, các chuẩn mực kiểu Mỹ, hệ thống chính trị kiểu Mỹ vào nước của chúng, tạo điều kiện để Mỹ thò cánh tay lông lá vào nước sở tại, xây dựng, nuôi dưỡng, hỗ trợ các lực lượng đối lập, hứa phong cho chúng chức này tước nọ sau khi Mỹ “giải phóng” nước họ xong. Đây là thủ đoạn chia rẽ, chia đất nước, dân tộc khác ra làm nhiều phe, ủng hộ thế lực thân mình, nếu cần thì dựng lên các chính phủ của mình, lật đổ các chế độ đối lập với lợi ích Hoa Kỳ. Và xây dựng, ủng hộ, yểm trợ các lực lượng, các tổ chức, các chính phủ chấp nhận thần phục Mỹ và có lợi cho kinh tế, chính trị, quân sự Hoa Kỳ, có lợi cho chính sách bá quyền và chiến lược quốc tế của chính phủ Mỹ. Đây là một biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc, bành trướng quốc tế, tư bản bá quyền.
Nhờ đó, Việt Tân cũng nhận “tiền tài trợ” định kỳ từ nhiều quỹ khác nhau. Quỹ từ chính phủ, quỹ của các tổ chức trực thuộc chính phủ, quỹ từ các tổ chức tư bản phi chính phủ do các tập đoàn tài phiệt tư bản Mỹ, tư bản phương Tây, tư bản quốc tế làm chủ, và các tổ chức trá hình phi chính phủ trực thuộc CIA và chính phủ Mỹ, hoạt động dưới danh nghĩa “phi chính phủ”, “từ thiện”. Để có đủ điều kiện, đủ tư cách, đủ tiêu chuẩn, tiêu chí để nhận fund thì các tổ chức phản quốc ở hải ngoại phải chứng minh cho quan thầy thấy “bản lĩnh” và “khả năng” của mình. Rằng mình có thể làm được cái gì, mình có thực lực gì không, để xứng đáng nhận được những số tiền tài trợ, đài thọ định kỳ đó.
Chính vì vậy, tổ chức khủng bố Việt Tân và tập đoàn lừa đảo Đảng Dân tộc của Nguyễn Hữu Chánh không ngừng gởi người vào Việt Nam để lấy tiếng. Thậm chí đối với một bọn nghiên về lừa đảo kinh tế hơn là khủng bố chính trị quân sự như “Đảng Dân tộc” của “chú phỉnh” Nguyễn Hữu Chánh thì chúng không cần thành công, chúng chỉ cần dụ được ai là chúng “thí” về Việt Nam cho bị công an bắt để lấy tiếng cho tổ chức.
Cũng với “chiêu thức” cũ, đó là vừa ỡm ờ, nói xa nói gần cho cả thiên hạ hiểu mình là thủ phạm để lấy tiếng, nhưng khi tuyên bố chính thức thì chối phăng đi mỗi khi công an Việt Nam có được bằng chứng và đồng bọn chúng nhận tội. Như khi Nguyễn Hữu Chánh sai Võ Văn Đức về nước khủng bố, sau khi Đức ở tù, tưởng đại ca sẽ can thiệp cho đàn em thoát được, không ngờ chú Chánh trở mặt không nhận thằng em, khiến cho Đức uất ức vô cùng, những hình ảnh Đức trên mặt báo trong thời gian đó cho thấy 1 người đang rất phẫn uất, tức tưởi vì bị chơi xấu, vì bị đàn anh bỏ rơi, bị đem quăng ra giữa chợ, chịu tội thế cho đàn anh v.v. Trong khi cả hải ngoại đều biết Võ Văn Đức là đàn em loại “ruột” của Nguyễn Hữu Chánh. Sau khi mãn hạn tù, trở sang Mỹ thì Võ Văn Đức lập tức rời xa Đảng Dân tộc nhưng không dám có ý nghĩ trả thù hay đụng chạm gì tới đại ca, vì biết đại ca có hàng trăm lâu la đàn em, và trong người bao giờ cũng có súng.
Cũng như Đảng Dân tộc, Việt Tân cũng gởi người đem chất nổ vào Việt Nam để lấy tiếng, ngoài ra chúng còn mở rộng địa bàn hoạt động ra ngoài phạm vi trong nước Việt Nam, ra các tòa đại sứ, tòa lãnh sự, và các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở các nước láng giềng, nhất là ở các nước an ninh khá lỏng lẻo như Thái Lan, Indonesia, Philipines v.v. Thậm chí, sau vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình trong sự kiện 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, cả Việt Tân và Đảng Dân tộc đều nói xa nói gần để người ta tưởng người ra tay là thuộc tổ chức của mình. Chỉ sau khi báo chí Việt Nam và công an Việt Nam ra thông báo chính thức rằng đây chỉ là một tai nạn nghề nghiệp thì chúng mới ngừng bốc phét.
Nói chung, các tổ chức phản quốc và sẵn sàng bán nước ở hải ngoại đều tìm cách khuếch trương thanh thế, tiếng tăm, “số má” của mình ra cao nhất để giành lòng chủ Mỹ, mong được chính phủ Mỹ ân sủng, cưng chìu, và ban ơn mưa móc. Tất cả đều vì những số tiền “tài trợ” hàng năm của các quỹ “dân chủ”, “nhân quyền”, “vě tự do” của Mỹ vŕ phương Tây. Và xưa cho tới nay, Việt Tân đều giành vị trí đầu bảng, thứ hai là Đảng Dân tộc của Nguyễn Hữu Chánh, vì vậy không lạ khi 2 tổ chức này bị các tổ chức “rận chủ”, thế lực Vichoco, các hội đoàn chống cộng khác, các “cộng đồng” khác, các “nhân sĩ” khác chửi bới te tua. Và bản thân 2 tổ chức đó cũng thường chửi nhau tay đôi trên báo chí, truyền thanh và truyền hình. Chẳng qua là vì ghen ăn tức ở lẫn nhau. Kẻ thắng người thua trong cuộc chiến giành “phân” Mỹ. Cùng là chống Cộng nhưng người được ưu ái, được nuôi béo, kẻ thì trơ mõm hoặc chỉ nhận được ít “xu lẻ” theo kiểu bố thí ăn mày. Kẻ giàu người nghèo. Kẻ thì làm chủ tiệm làm móng tay, kẻ thì phải làm thợ giũa móng tay, rửa bát cắt cỏ, xin welfare, medicaid, foodstamp, ăn xin trợ cấp Mỹ và ăn bám xã hội Mỹ nhưng nó vẫn không cho (nhất là từ khi Bush lên thay Clinton, an sinh xã hội Mỹ bị bóp nghẹt, thắt chặt). Làm các chiến sĩ “dâng chủ” phải nai lưng ra làm culi, khuân vác, làm assembly cho các đại gia trùm tư bản, đi cày như trâu, bị bóc lột, bị kỳ thị, phân biệt chủng tộc mà vẫn mở mồm ra chửi XHCN, chửi chủ nghĩa Marx Lenin. Những kẻ đó đương nhiên cũng sẽ chửi Việt Tân và Đảng Dân tộc vì 1 lẽ duy nhất: Tại sao “tụi tao” cũng chống cộng mà “cực bỏ mẹ”, làm việc như trâu bò vẫn “trơ mõm chó” trong khi “chúng mày” lại giàu sang và ăn chơi đàng điếm thế? Tại sao tụi tao cày overtime (thêm giờ), cày cả những ngày nghỉ cuối tuần, cày cả những ngày nghỉ lễ, cày hai ba “jobs” vẫn không đủ trả bills, trong khi chúng mày suốt ngày đi du lịch, đi Las Vegas, đi đánh bài, cá độ football thế?
Chung quy cũng chỉ là ganh ghét, ghen ăn tức ở lẫn nhau. Đó là nguyên nhân vì sao cùng là chống cộng, phản quốc, phản động như nhau mà tay này ghét tay kia, nhóm này ghét nhóm kia, tổ chức này chửi tổ chức kia, và đặc biệt là Việt Tân bị chửi nặng nhất, bị chửi nhiều nhất xưa nay. Bọn chống Cộng hải ngoại, nhất là tại Mỹ, chửi Việt Tân còn nhiều hơn cả chửi cộng sản.

Tương lai của Việt Tân

Khủng bố và phản quốc thì sẽ không thể có kết quả tốt. Việt Tân đã làm quá nhiều chuyện ác nhân thất đức, bị thất nhân tâm ở ngay cả địa bàn của chúng. Chúng bị bà con Việt kiều, trong đó bao gồm những kẻ chống Cộng tẩy chay, xa lánh, phỉ nhổ. Những kẻ từng trong nội bộ của chúng cũng quay sang viết hồi ký, viết sách, viết tự truyện, viết báo chửi chúng, vạch mặt chúng. Mà ngày nay chúng cũng không còn dễ dàng thuê sát thủ giết người diệt khẩu, lạm sát bừa bãi như những năm 1980, những năm công nghệ thông tin còn lạc hậu, chưa có điện thoại di động có thể chụp hình, quay phim, chưa có Internet v.v. Trước sức mạnh của công luận, chúng đã phải rời bỏ hang ổ cũ và lê thân tới nơi ít đồng hương, khí hậu lạnh lẽo ở bang Washington, và 1 thành phố u buồn như Seattle. Hầu như chúng vác mặt đi gặp ai cũng bị chửi. Chúng còn bị những phe phái chống cộng khác gọi chúng là VC nằm vùng, nghi ngờ hay chụp mũ chúng là do Cộng sản Việt Nam tạo ra. Chúng cũng dùng các phương tiện truyền thông cáo buộc, kết tội, quy chụp, phản pháo lại bọn kia là CS nằm vùng. Xét cho cùng, cái trò chụp mũ VC nằm vùng lẫn nhau, quăng nón cối tứ tung là một trò đã rất xưa như trái đất, đã có từ thời chống Pháp và chống Mỹ trong vùng địch. Đối với chúng, chỉ có tiền và lợi, và nếu mày có mâu thuẫn quyền lợi với tao thì đích thị mày là 1 “thằng Việt Cộng nằm vùng”.
Về quan hệ với chủ Mỹ, kể từ khi quan hệ kinh tế, làm ăn, kinh doanh giữa Việt – Mỹ càng thắt chặt thì Mỹ lại tỏ ra lạnh nhạt hơn với con chó săn của mình. Khi chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chính thức sang thăm Mỹ, trước đó 3 ngày Bush đã gọi 3 tên Hoàng Cơ Định, Đỗ Hoàng Điềm và một tên nữa đến Nhà Trắng và răn đe, chỉ thị rằng “không được quậy”, “không được lộn xộn”. Và Việt Tân thời gian sau đó đúng là rất “ngoan”, án binh bất động không gây ra vụ gì cả.
Tới lúc Mỹ không cần xài nữa thì Mỹ cũng sẽ vắt chanh bỏ vỏ như với Al Qaeda mà thôi? Cùng là khủng bố như nhau có lẽ chúng sẽ rất sợ bị làm thịt như Bin Laden. Nhưng đó là 2 trường hợp khác, Bin Laden và Al Qaeda dám cắn ngược lại Mỹ và họ có thực lực nhất định, còn Việt Tân ư, Mỹ mà buông ra một cái thì Việt Tân chỉ còn lại những nhà triệu phú đô la rủng rỉnh nhưng không quyền không lực, không còn chút thực lực, sức mạnh nào.
Việt Tân cũng là một con chó săn trung thành thật sự chứ không là loại dám lợi dụng Mỹ tức thời như bọn Taliban, Al Qaeda, và dám cắn lại Mỹ. Việt Tân thì lệ thuộc chính phủ Mỹ 100% và không bao giờ dám có ý nghĩ phạm thượng với quan thầy chứ đừng nói là dám cắn ngược lại ông chủ. Vì vậy Mỹ cùng lắm sẽ bỏ rơi chúng, “quăng con giữa chợ”, chứ sẽ không vắt chanh bỏ vỏ, giết chúng như đã giết Bin Laden.
Tác giả: Thiếu Long Texas.
Bonus: Tiểu sử về đảng phản động Việt Tân:
 Đảng phản động Việt Tân
06/04/2012 2 comments
Tổ chức khủng bố Việt Tân hiện tại là 1 tổ chức phản động chống phá Việt Nam bằng nhiều phương thức. Chúng từng âm mưu đánh bom tượng đài Hồ Chí Minh ở Sài Gòn với tổ chức chân rết “đảng vì dân”, nhiều thành viên trong tổ chức khủng bố Việt Tân này từng tìm cách tuồn vũ khí về Việt Nam gây bạo loạn nhưng đều bị cơ quan an ninh của chúng ta chặn đánh. Tổ chức khủng bố Việt Tân hiện tại cài cắm rất nhiều thành viên của họ ở Việt Nam để thành lập đường dây lợi dụng tình hình đất nước để tìm cách lôi kéo, kích động người dân lật đổ Đảng Cộng Sản đồng thời công khai hoạt động của tổ chức khủng bố này như 1 đảng phái đối lập. Nhưng bản chất của tổ chức Việt Tân này là muốn khôi phục chế độ ngụy quyền Sài Gòn Việt Nam Cộng hòa cũ chứ mục đích của chúng không phải vì nhân dân vì đất nước. Chúng rã tâm bán nước lần 2.

Tìm hiểu qua chiến dịch “Đông Tiến ” của Hoàng Cơ Minh âm mưu đảo chính ở Việt Nam

Việt Tân được Hoàng Cơ Minh là 1 cựu quân nhân chế độ Sài Gòn cũ Việt Nam Cộng Hòa lập ra. Sau năm 1975 Hoàng Cơ Minh đã tập hợp những tàn quân của quân đội chế độ cũ tập hợp thành 1 lực lượng có tổ chức, vũ trang và lên kế hoạch trở về đảo chính.
Ngày 24 tháng 2 năm 1982, tại chiến khu U-Đông Hoàng Cơ Minh họp báo công bố cương lĩnh chính trị và sau đó bắt đầu tổ chức những đợt hành quân Đông tiến, xuyên Lào trở về Việt Nam.
Năm 1985, ông tổ chức cho Đặng Quốc Hiền, tư lệnh lực lượng vũ trang kháng chiến dẫn đầu 40 binh sĩ trở về Việt Nam. Toán xâm nhập bị quân Lào chặn đánh, Đặng Quốc Hiền bị giết.
Ngày 15 tháng 5 năm 1986, ông tổ chức cuộc hành quân Đông Tiến I giao cho Dương Văn Tư, tư lệnh lực lượng vũ trang kháng chiến (thay Đặng Quốc Hiền) dẫn 100 quân xâm nhập Việt Nam. Ngày 19 tháng 9 năm 1986, khi vừa đặt chân lên biên giới Việt Nam toán quân Dương Văn Tư bị bị bộ đội biên phòng Việt Nam (đồn 637), Lào và Campuchia chặn đánh và gây tổn thất.
Ngày 1 tháng 12 năm 1986, Hoàng Cơ Minh mở cuộc hành quân Đông Tiến II xâm nhập Việt Nam và đích thân chỉ huy. Khi toán quân chuẩn bị vượt sông Mekong thì bị quân đội Lào-Việt phối hợp bắn chặn nên buộc phải quay về căn cứ.
Ngày 7 tháng 7 năm 1987, Hoàng Cơ Minh trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân Đông Tiến II lần 2 với mục tiêu xâm nhập Việt Nam đến Tây Nguyên, để xây dựng căn cứ.
Ngày 11 tháng 7 1987, đoàn quân vượt sông Mekong vào đất Lào. Hai mươi ngày sau khi tiến gần đến biên giới Việt Nam thì bị quân đội Lào phối hợp với quân du kích chặn đánh tổng cộng 15 trận. Đêm 27 tháng 8 năm 1987, trong trận đánh cuối cùng ông bị thương và tự sát, toán quân tan rã, một số chạy về Thái Lan, một số bị bắt sống.
Tháng 12 năm 1987, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án Nhân dân tối cao của Việt Nam đã mở phiên tòa xét xử “Vụ án Hoàng Cơ Minh cùng đồng bọn” và tuyên phạt: 1 chung thân, 15 án từ 3 đến 19 năm tù giam, một án treo, 1 tha bổng.
Sau khi trở về Hoa Kỳ, ngày 10 tháng 4 1991 một số thành viên khác có tham gia trong cuộc Đông tiến bị truy tố về các gian lận tài chính. Đông tiến đến đây kết thúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét