Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
KÝ ỨC CHÓI LỌI 96/c
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Kỳ tích của phi công quân sự Việt Nam
Những kỳ tích ít biết của phi công tiêm kích Việt Nam
13
Trải qua hai cuộc chiến tranh, lực lượng không quân tiêm kích
Việt Nam đã chứng tỏ được những khả năng phi thường, biến cái không thể
thành có thể.
Được thành lập ngày 30-5-1963, so với thế giới, Không quân tiêm kích Việt Nam
được xếp vào hàng "sinh sau đẻ muộn", không được đánh giá cao, thậm chí
bị đối phương coi thường. Viên tướng J.Paul, chỉ huy tàu sân bay USS
Constellation của Mỹ đã ngạo mạn nhận định: “Một dúm máy bay Mig-17
out of date (hết đát)... Vài chục phi công non yếu… Cuộc chiến với không
quân tiêm kích Việt Nam chỉ là trò chơi của các phi công Mỹ”. Nhưng thực tế lại chứng minh ngược lại.
Những chiếc Mig "cổ lỗ" đã thoắt ẩn thoắt hiện trong mây rồi bất ngờ ra
đòn tấn công như tia chớp khiến những tiêm kích đời mới của Mỹ "rụng
như sung". Tổng kết sau chiến tranh, trang mạng ACIG.org của
người Mỹ phải cay đắng thừa nhận, các phi công Mỹ chỉ bắn rơi được 103
máy bay Mig, trong khi đó có tới 340 máy bay các loại của Mỹ bị Mig hạ
gục, tỉ lệ 1- 3,3. Đây là một kì tích của Không quân nhân dân Việt Nam
trong việc biến "những chiếc Mig hết đát" thành "sát thủ bầu trời".
Tiêm kích bom F-5 của trung đoàn 935 trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (Ảnh: TL)
Biến "những chiếc F-5 bị bỏ rơi" thành "anh hùng tấn công mặt đất"
Bị tan rã quá nhanh trong Chiến dịch Hồ Chí Minh,
trên đường rút chạy Không lực Việt Nam Cộng hòa đã không kịp mang theo
hoặc phá hủy một số lượng lớn máy bay. Chỉ riêng tại sân bay Biên Hòa đã
có tới 40 chiếc F-5 các đời bị "bỏ rơi". F-5 là loại máy bay tiêm kích
siêu âm hạng nhẹ do hãng Northrop thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ tiêm
kích hàng không. Thế nhưng ngay từ khi ra đời vào những năm 1960 nó đã
gặp phải sự ghẻ lạnh. Không quân Mỹ chỉ dùng một số ít F-5E để… đóng giả Mig-17 làm "quân xanh" cho phi công
tập bắn, còn lại thì đẩy cho quân đội các nước đồng minh, trong đó có
Việt Nam cộng hòa. Nhưng Không lực Việt Nam Cộng hòa cũng không sủng ái
F-5 vì nó không có đất dụng võ, chỉ bay quanh quẩn trong những phi vụ lẻ
tẻ.
Máy bay F5 của trung đoàn 935
Ngày 21-5-1975, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn không
quân 935. Đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào tận sân bay Biên Hòa
giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 935 phải nhanh chóng làm chủ các loại máy
bay thu được của Mỹ-ngụy để đối phó với tình hình mới. Đây là nhiệm vụ
cực kì khó khăn, bởi số tài liệu, hồ sơ ít ỏi về máy bay F-5 để lại toàn
bằng tiếng Anh, trong khi phi công của ta chỉ thạo tiếng Nga. Nhưng chỉ
6 ngày sau, ngày 27-5 năm 1975, phi công Nguyễn Văn Nghĩa đã bay thành
công chuyến F-5 đầu tiên, mở đầu cho chiến dịch khai thác F-5, ‘những
đứa con bị bỏ rơi’ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Và họ đã khiến
những chiếc F-5 làm được những điều mà ngay cả những nhà sản xuất cũng
không ngờ tới.
Cuối năm 1976, trước những khiêu khích của Polpot tại biên giới Tây
Nam, Trung đoàn 935 đã làm được một việc chưa từng có trong lịch sử hàng
không thế giới: dùng 2 chiếc tiêm kích siêu âm F- 5 do hai phi công
Đinh Văn Bồng và Nguyễn Hữu Lâm để… rải truyền đơn tuyên truyền đường
lối, quan điểm của Việt Nam về mối quan hệ đoàn kết giữa Việt Nam và
Camphuchia.
Biểu tượng của Trung đoàn tiêm kích 935
Nhưng bỏ qua thiện chí của Việt Nam, năm 1978 Polpot xua quân ồ ạt xâm lấn biên giới Tây Nam, những chiếc F-5 của Trung đoàn 935
đã chuyển từ tiêm kích phòng không thành những chiếc tiêm kích bom
chuyên tấn công mặt đất. Đây là lần đầu tiên trong quân sử chiến tranh
vệ quốc, Việt Nam dùng lực lượng không quân tiêm kích bom phối hợp tác
chiến Hải-Lục- Không quân một cách chủ động, nhịp nhàng.
Xuất kích hàng ngàn chuyến với những biên đội lớn 4-8 chiếc/lần, bằng sức oanh kích mãnh liệt, tiêm kích bom F-5 của Không quân Việt Nam
đã đánh "dập đầu" các sở chỉ huy, phá hủy các trận địa phòng thủ,
phương tiện, vũ khí… của đối phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các
binh đoàn chủ lực tiến công khiến đối quân Khmer đỏ vỡ trận nhanh chóng.
Hai Anh hùng LLVT Lê Khương (trái) và Nguyễn Văn Kháng (Ảnh: TL)
Đóng góp to lớn của lực lượng không quân tiêm kích trong cuộc chiến đấu
bảo vệ biên giới Tây Nam được ghi nhận bằng sự kiện ngày 20-12-1979,
Trung đoàn không quân 935 đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân. Hai phi công của Trung đoàn cũng được phong
tặng danh hiệu cao quí này là đại úy Lê Khương và đại úy Nguyễn Văn
Kháng.
Khâm phục trước trình độ tác chiến của không quân tiêm kích Việt Nam,
ngay sau khi giành được chính quyền, Chính phủ Cách mạng Camphuchia đã
đề nghị Việt Nam huấn luyện giúp một phi đội tiêm kích, làm cơ sở để
thành lập trung đoàn không quân đầu tiên của nhà nước Cộng hòa nhân dân
Camphuchia vào tháng 4-1988. Nhanh làm chủ những máy bay mới nhất
Trải qua hai cuộc chiến tranh, lực lượng không quân tiêm kích Việt Nam
đã chứng tỏ được những khả năng phi thường, biến cái không thể thành có
thể. Trong giai đoạn hiện nay, lực lượng này đã được quan tâm đầu tư
thích đáng. Để có thể chiến đấu và chiến thắng, yêu cầu số 1 đối với phi
công tiêm kích là phải làm chủ và khai thác các loại máy bay được trang
bị một cách sáng tạo.
Kĩ sư Rogovsky Ivan Albertovich, Trưởng đoàn chuyên gia Nga
Trong những ngày tác nghiệp ở Trung đoàn 935, tôi đã gặp kĩ sư Rogovsky
Ivan Albertovich, Trưởng đoàn chuyên gia Nga trong chương trình chuyển
loại phi công Su-30MK2. Khi được hỏi ông nhận xét như thế nào về phi
công tiêm kích Việt Nam? Ivan giơ ngón tay cái lên cùng một nụ cười tin
cậy: “Chúng tôi rất khâm phục trình độ tiếp thu cũng như ý chí
của phi công và đội ngũ nhân viên kỹ thuật Việt Nam. Họ đã nắm bắt
tốt không chỉ toàn bộ nội dung chương trình chuyển loại mà còn
đề ra yêu cầu cao hơn trong chương trình huấn luyện.”
Thay cho lời kết
Trước khi chia tay, tôi đã có một cuộc tọa đàm với các phi công tiêm
kích Trung đoàn 935. Và những ghi chép sau đây sẽ thay cho lời kết thiên
phóng sự này. Vừa rồi tôi có xem một triển lãm hàng không, thấy cảnh các máy bay
tiêm kích nhào lộn, áp bụng vào nhau, đan nhau trên bầu trời… Tôi nể
trình độ bay của phi công họ quá! Đại úy Vũ Đình Thi, Biên đội trưởng 2, Phi đội 2:
Trên thế giới hiện có những đội bay biểu diễn nổi tiếng như Hiệp sĩ Nga
của Nga, Blue Angel của Mỹ, Bát Nhất của Trung Quốc… Nhưng anh Thụy có
thể chưa biết, bay biểu diễn khác với bay chiến đấu. Những đội bay biểu
diễn quanh năm chỉ ăn và tập một bài để phục vụ cho các triển lãm hàng
không nhằm… bán hàng. Dư luận hiện tỏ vẻ lo lắng trước việc một số nước đầu tư sản xuất,
mua sắm các loại máy bay ‘hàng khủng’ được cho là có tính năng vượt
trội về khả năng tàng hình, tốc độ, vũ khí... Các anh nghĩ gì trước hiện
tượng này? Thượng tá Trần Mạnh Cường, Phi đội trưởng Phi đội 2:
Chúng tôi vẫn cập nhật tình hình kĩ thuật hàng không thế giới thường
xuyên. Những tuyên bố này nọ nó mang nặng tính… quảng cáo! Sự thực thì
máy bay nào cũng có điểm mạnh, điểm yếu. Trước đây Mỹ cũng đã từng tuyên
bố B.52 là ‘siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm’, thế mà khi tham gia
chiến tranh ở Việt Nam đã bị các ‘cụ’ Phạm Tuân, Nguyễn Xuân Thiều, Vũ
Đình Rạng nhà ta ‘thiêu rụi’ đó thôi. Vâng, nhưng đó là… ngày xưa. Thời bây giờ là tác chiến điện tử.
Các anh cho biết, nét khác nhau cơ bản giữa không chiến ngày xưa và ngày
nay? Thượng tá Nguyễn Xuân Tuyến, Trung đoàn trưởng: Ngày
xưa trong các trận không chiến, muốn tấn công phải áp sát đối phương.
Còn thời bây giờ là ‘tác chiến phi tiếp xúc’, các radar hiện đại cho
phép phi công có thể tấn công mục tiêu cách hàng chục, thậm chí cách
hàng trăm km… Như thế nghĩa là yếu tố vũ khí công nghệ cao giữ vai trò chủ yếu. Sự mưu trí, dũng cảm của phi công… có còn cần thiết ? Thượng tá Trần Mạnh Cường: Những loại tiêm kích hiện
đại cho phép phi công có thể tác chiến một cách độc lập cao nhất. Như
thế càng phải đòi hỏi sự mưu trí, sáng tạo, dũng cảm. Vũ khí rất quan
trọng. Nhưng dù vũ khí dù có hiện đại đến đâu vẫn chỉ là thứ yếu. Quyết
định sự thắng bại vẫn là do người sử dụng vũ khí. Nhưng tiềm lực của ta… Thượng tá Trần Mạnh Cường: Ý anh Thụy muốn nói liệu
không quân ta có đương đầu nổi với một đối thủ có số lượng máy bay áp
đảo gấp nhiều lần không chứ gì? Thì không quân ta đã phải làm việc đó
trong kháng chiến chống Mỹ đó thôi. Trước những đối thủ mạnh, chúng ta
không dại gì mà lại đi ‘căng’ hết máy bay ra bầu trời để chiến đấu cả… Thượng tá Nguyễn Xuân Tuyến: Vấn đề ở đây là cách đánh… Đánh thế nào ạ? Thượng tá Nguyễn Xuân Tuyến: (Cười) đánh như thế nào,
đó là vấn đề bí mật quân sự không được phép tiết lộ. Nhưng nhân dân hãy
tin rằng, dù phải đương đầu với bất kì đối thủ nào thì lực lượng không
quân tiêm kích Việt Nam thời hiện đại cũng sẽ xứng đáng với truyền thống
Không quân nhân dân Việt Nam!
theo Văn Nghệ Quân Đội
Kỳ tích phi công Việt Nam cứu Su-30MK2 trên biển
Hai phi công Nguyễn Xuân Tuyến và Nguyễn
Gia Nhân đã cứu thành công chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 trị giá 60 triệu
USD khi gặp lỗi kĩ thuật trên biển.
"Có những tình huống nếu là phi công ở
Nga hay các nước khác thì họ đã nhảy dù để bảo toàn tính mạng. Nhưng
với phi công VN, họ vẫn bám máy bay đến cùng, bình tĩnh xử lý và hạ cánh
an toàn”. Câu nói của chuyên gia người Nga ấy không phải là lời khen xã
giao.
Đại tá Nguyễn Xuân Tuyến
(phải) và thượng tá Nguyễn Gia Nhân (ảnh chụp khi đại tá Tuyến còn là
trung đoàn trưởng trung đoàn 935).
600km giữa đại dương và hơn 60 triệu USD
“Trong tài liệu huấn luyện cho phi
công chỉ có 60 - 70 tình huống, nhưng thực tế có những tình huống chưa
từng thấy trong bất cứ tài liệu nào. Để xử lý tốt đòi hỏi sự bản lĩnh
rất lớn của phi công” - đại tá Nguyễn Xuân Tuyến (phó sư đoàn trưởng sư
đoàn 370) cho biết.
Và một trong những tình huống không có trong sách vở ấy là câu chuyện của chính anh thời còn ở trung đoàn 935: cứu Su-30MK2 khi đang cách đất liền tới 600km!
“Lúc 13g ngày 9/4/2011, sau khi làm
nhiệm vụ bay tuần tiễu và kiểm tra vùng quần đảo Trường Sa xong, trên
đường bay về đất liền thì chúng tôi phát hiện áp suất hệ thống dầu đỏ
trái giảm rất nhanh, chỉ trong vài chục giây đã tụt về 0! Tôi nghĩ ngay
đến tình huống bị cháy hệ thống dầu đỏ” - đại tá Nguyễn Xuân Tuyến kể.
Khi đó anh Tuyến đang bay ở buồng sau,
còn thượng tá Nguyễn Gia Nhân bay ở buồng trước. Khi hệ thống dầu đỏ bị
tụt về 0 là tình huống rất nguy hiểm vì có thể làm máy bay bốc cháy!
Ngay lập tức, phi đội trưởng Nguyễn
Xuân Tuyến báo cáo về chỉ huy bay và xin tắt động cơ trái của hệ thống
thủy lực. Nhưng lúc này động cơ bên phải hoạt động không ổn định do quá
tải, áp suất thụt thò. Một loạt đèn tín hiệu nhấp nháy liên tục.
Rất nhiều thông tin về hỏng hóc trong
máy bay phát ra bằng tiếng Nga. Lệnh chỉ huy chuyển tiếp trên không cũng
dồn dập dội tới. “Có rất nhiều khói đen ở đuôi số 1!” - máy bay số 2
trong biên đội thông báo yểm trợ.
“Cùng một lúc phi công nhận quá nhiều
thông tin, nếu không bình tĩnh sẽ rất rối, chẳng còn nghĩ được gì nữa” -
đại tá Nguyễn Xuân Tuyến nói. Bay tiếp 1 - 2 phút, phi hành đoàn tính
toán đường bay và kiểm tra thấy còn 600km mới về đến Biên Hòa, còn về
sân bay Phan Rang chỉ 400km.
Ngay lập tức tổ bay báo cáo chỉ huy
xin hạ cánh khẩn cấp ở Phan Rang. Khi quỹ đường bay còn 139km, tổ bay
phải giảm tốc độ bay xuống dưới 600km/h để tránh bị rung lắc. Phi công
bình tĩnh giảm độ cao từ từ từng mét một.
“Nếu cuống lên, xử lý sai lệch một ly sẽ rất nguy hiểm, cháy máy bay ngay” - anh Tuyến cho biết.
Khi hạ cánh, Phan Rang đang mùa gió
chướng nên gió cạnh và gió ngược rất lớn. Máy bay lại hạ cánh chỉ với
một động cơ. Hệ thống bánh mũi không lăn được. Thế nên thử thách lớn
nhất là phải giữ máy bay được thăng bằng, nếu không sẽ bị lao ra khỏi
đường băng.
Tổ bay đã phải giảm tốc độ hợp lý để
giữ thăng bằng cho máy bay trong từng 0,5m. Sau khi máy bay tiếp đất
xong, phi công lại phải tính toán và tận dụng tốc độ dư để dạt sang
đường thoát ly cho máy bay số 2 đáp xuống ngay sau đó...
Đến giờ, chiếc Su-30MK2 ấy vẫn có mặt trong hangar, vẫn dũng mãnh bay lượn trên bầu trời.
Còn đại tá Đào Quốc Kháng (chính ủy
trung đoàn 935) lại gan dạ đến mức từ chối nhảy dù để bảo toàn tính mạng
mà tìm cách cứu máy bay đang bị cháy.
Đó là tình huống xảy ra tám năm trước, lúc 10g44 ngày 12/10/2007. Khi đó anh Kháng đang là trung tá - chính trị viên phi đội 1.
Đại tá Đào Quốc Kháng đã cứu thành công máy bay bị bốc cháy trên không.
Từ chối nhảy dù, quyết cứu máy bay
Hôm đó, chiếc máy bay tiêm kích số
hiệu 6005 đang cất cánh khỏi mặt đất. “Vừa rời mặt đất khoảng 20m thì
phía trong động cơ phát ra âm thanh huỳnh huỵch rất lớn rồi máy bay bị
rung mạnh và nghiêng phải. Tôi nghĩ chắc là... chim chui vào động cơ
rồi” - anh Kháng kể.
Ngay lập tức những âm thanh, các loại
đèn tín hiệu và đồng hồ trên buồng lái phát tín hiệu cháy động cơ phải.
Trung tá Kháng bình tĩnh thu ga, tắt máy, đóng ngắt dầu của động cơ
phải, ấn nút dập lửa.
Tin tài trợ
Anh cố gắng giữ ổn định trạng thái máy
bay, sử dụng động cơ còn lại, lấy độ cao 500m lập hàng tuyến về hướng
bắc sân bay để hạ cánh.
Nhưng trong buồng lái đèn báo cháy
trên bảng khẩn cấp của động cơ phải vẫn sáng! Trong khi đó ở đài quan
sát, chỉ huy bay thấy một luồng lửa kéo dài và nghe thấy hệ thống thông
tin bằng lời trong máy bay số 2 phát ra ngoài không gian. Đây là tình
huống khẩn cấp.
“Hỏng hai hệ thống dầu đỏ, nhảy dù! Nhảy dù” - hệ thống tín hiệu liên tục báo động.
“Khi dập lửa động cơ mà máy bay vẫn
cháy thì phải nhảy dù vì máy bay sẽ phát nổ. Nhưng tôi cảm giác máy bay
vẫn điều khiển được nên lấy độ cao, lập vòng tuyến và xả dầu cho máy bay
nhẹ bớt trọng lượng” - anh Kháng kể.
Lúc máy bay vừa chạm xuống mặt đất, chỉ huy bay ngỡ ngàng khi nhìn thấy máy bay vẫn còn cháy.
“Thao tác ấn nút dập lửa chỉ dùng được
một lần. Do máy bay bị cháy ngầm bên trong nên không dập được lửa nữa” -
anh Kháng giải thích.
Viên trung tá phi công có hơn 700 giờ
bay vẫn bình tĩnh cho máy bay tiếp đất an toàn rồi thu ga, tắt máy, dừng
máy bay. Sau khi cẩn thận tắt các công tắc nguồn điện, anh mới mở nắp
buồng lái nhào qua mũi máy bay thoát ra ngoài. Cùng lúc đó hai xe cứu
hỏa và đội ứng cứu mặt đất lao đến.
Thượng tá Nguyễn Xuân Thạch - kíp
trưởng kíp cứu hỏa đại đội công binh, người trực tiếp tham gia giải cứu
máy bay 6005 hôm ấy - cho biết:
“Phi công đã đưa được máy bay hạ cánh
thì chúng tôi phải hoàn thành thật tốt phần việc còn lại. Lúc đó đúng là
anh em có tinh thần thép dù tình huống đó quá nguy hiểm, máy bay có thể
nổ bất cứ lúc nào, chỉ nghĩ phải cứu bằng được máy bay” - anh Thạch
nói.
Chiếc máy bay Su-27 số hiệu 6005 đã
được cứu thành công, viết nên câu chuyện như một kỳ tích của trung đoàn
935 và không quân VN.
“Những chuyên gia kỹ thuật người Nga
khi tận mắt nhìn thấy chiếc 6005 ngỡ ngàng hỏi: tại sao máy bay trong
tình trạng như thế này mà phi công vẫn bình tĩnh hạ cánh được?
Ở đất nước của họ và những quốc gia
khác, phi công đã rời máy bay ngay khi hệ thống yêu cầu nhảy dù! Do được
cứu kịp thời nên chiếc Su-27 6005 ấy chỉ bị hỏng một động cơ, thủng một lỗ bên khoang động cơ” - trưởng ban tuyên huấn sư đoàn không quân 370 Đặng Thế Điều cho biết.
Anh Điều tiết lộ thêm mọi người rất khâm phục khi nghe lại băng ghi âm cho thấy giọng nói của anh Kháng lúc đó rất bình tĩnh.
Hỏi lý do tại sao không chịu nhảy dù
khi hệ thống tín hiệu Natasa đã yêu cầu nhiều lần, anh Kháng cười - nụ
cười rất hiền - giải thích rất giản dị: “Khi đó chỉ nghĩ còn cứu được
máy bay thì phải cứu đến giây cuối cùng”.
Trung tá Đào Quốc Kháng đã được thăng
quân hàm trước niên hạn. Ít ai biết bố anh là liệt sĩ, hi sinh ở mặt
trận phía Nam, đến nay vẫn chưa biết chính xác nơi ông nằm xuống.
Khi bố hi sinh, anh mới 3 tuổi. Mẹ anh
ở vậy nuôi hai con. Có lẽ truyền thống gia đình đã khiến anh hiểu giá
trị sự hi sinh của người lính cho Tổ quốc.
“Có một ý nghĩ luôn thường trực trong
đầu chúng tôi khi đã ngồi trong máy bay, đó là phải luôn bảo vệ an toàn
cho tài sản quý mà đất nước, nhân dân đã tin tưởng giao cho mình dù
trong bất cứ tình huống nào” - chính ủy trung đoàn 935 Đào Quốc Kháng
nói.
Theo My Lăng/Tuổi Trẻ
Chiến tích siêu đẳng của phi công Việt Nam chuyên săn diệt F-4
Thứ sáu, 08/01/2016 19:22
Với thành tích diệt 6 máy bay Mỹ trong
thời gian ngắn, ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND
khi mới 27 tuổi.
Đại tá Nguyễn Văn Nghĩa - Anh hùng LLVTND Việt Nam, phi
công MiG-21 xuất sắc, đã dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện thú vị
về chặng đường chiến đấu đầy gian khổ và vinh quang. Xin Đại
tá kể lại đôi nét về trận không chiến đầu tiên của ông với những phi
công sừng sỏ của Mỹ? Trận đánh ấy có gì đặc biệt không?
Trận không chiến đầu tiên mà tôi 'so găng' với Không Quân Mỹ là vào ngày 6/3/1972 trên bầu trời Nghệ An.
Mặc
dù trước đó bay đi, bay về, nhiều lần cơ động vào các sân bay dã chiến
Khu Bốn để chủ động tìm thời cơ đánh địch nhưng chưa đánh được.
Bởi
lúc bấy giờ Khu Bốn là 'vùng đất thánh' của Không Quân và Hải Quân Mỹ,
phòng thủ bờ biển của ta chưa đủ mạnh, hệ thống phòng không cũng mỏng,
điều kiện để chủ động đánh máy bay Mỹ bay thấp từ biển vào còn hạn chế.
Hôm đó, ý định của cấp trên là sử dụng 2 loại máy bay tiêm kích MiG-17 và MiG-21 tác chiến hiệp đồng theo độ cao, đánh máy bay cường kích của địch trên vùng trời Nghệ An.
Biên
đội MiG-17 anh Lê Hải và Hoàng Văn Ích cất cánh từ sân bay Thọ Xuân
(Thanh Hóa), bay thấp vào gần khu vực tác chiến mới lấy độ cao. Biên đội
MiG-21 Bùi Đức Nhu và Nguyễn Văn Nghĩa cất cánh tại sân bay Anh Sơn
(Nghệ An).
MiG-17 đánh từ độ cao 2.000m trở xuống, còn MiG-21 đánh
từ độ cao 4000m trở lên. Nhưng biên đội tôi vừa cất cánh, chưa có ưu
thế về độ cao thì máy bay cường kích đối phương đã đánh bom xuống sân
bay, máy bay tiêm kích Mỹ đã chủ động tấn công máy bay ta.
Hai tốp
MiG-21 và MiG-17 chúng tôi chưa triển khai được thế trận, nên hoàn toàn
bị động. Biên đội MiG-21 tả xung hữu đột, vừa tránh tên lửa đối phương,
vừa tránh MiG-17 nhận dạng nhầm.
Chúng tôi tìm cách làm chủ tình
thế nhưng kết cục không triển khai được ý đồ trận đánh. Anh Nhu ra lệnh
thoát ly nhưng tôi quyết định nán lại để thử sức mình!
Loay hoay
mãi, tôi không sao chiếm lĩnh được vị trí có lợi, vì mỗi lần thấy tôi
vòng gấp về phía chúng, thì ngay lập tức các máy bay F-8, vốn có bán
kính lượn vòng rất hẹp, cũng vòng gấp vào máy bay tôi.
Hai bên cứ
thế mà đối đầu nhau, cài thế nhau nhưng không thành, buộc tôi phải nổ
súng ở tư thế đối đầu, đành phải thoát ly bay ra sân bay Thọ Xuân.
Trận
đánh hôm đó không thành công vì chúng tôi bị động, máy bay đối phương
đông, trong khi hiệp đồng giữa máy bay MiG-17 và MiG-21 của ta không
chặt chẽ.
Điều đáng buồn là trọng trận này, Không Quân ta bị tổn
thất một máy bay MiG-17, phi công là anh Hoàng Văn Ích đã hy sinh tại
khu vực Quỳ Hợp (Nghệ An).
Đại tá Nguyễn Văn Nghĩa
Trên
bầu trời không có chiến tuyến, không nơi để ẩn nấp, vậy làm cách nào mà
những phi công tiêm kích Việt Nam còn non trẻ đã liên tiếp lập công,
'vít cổ' những phi công sừng sỏ của Mỹ?
Chiến tranh là ác
liệt, là tàn khốc, cuộc chiến đấu giữa bầu trời bao la, không chiến hào,
chỉ có tiến công và giữa cái sống, cái chết chỉ trong một ranh giới rất
nhỏ hẹp! Cuộc chiến trên không, không có chỗ cho sự nhút nhát, kém cỏi!
Trước
đối phương vượt trội về phương tiện, cả về số lượng lẫn chất lượng, các
phi công trẻ Việt Nam chỉ có thể tồn tại và vượt lên bằng chính nghị
lực, khả năng và lòng trung thành vô hạn đối với Tổ quốc, khát vọng
hướng đến ngày chiến thắng.
Cũng hé mở rằng thời kỳ đó nếu không
biết, ít ai nghĩ tôi là phi công tiêm kích, vì tôi gầy ốm hơn bây giờ
nhưng sức khỏe lại rất dẻo dai.
Đồng
đội đã đặt cho tôi một cái tên ngộ nghĩnh 'Nghĩa cáp', ý là dẻo dai như
dây cáp. Bây giờ mỗi lần gặp nhau, đồng đội của tôi vẫn gọi tôi bằng
cái tên trìu mến đó. Thưa Đại tá, tại sao các máy bay Mỹ bị ông bắn rơi toàn là loại F-4 hiện đại nhất của đối phương lúc bấy giờ?
Ngay
từ khi còn đang được đào tạo tại Trường bay Krasnodar, các phi công trẻ
chúng tôi đã được các anh Nguyễn Hồng Nhị và Vũ Ngọc Đỉnh sang tận nơi
phổ biến những bài học kinh nghiệm từ thực tế chiến đấu, đúc kết bằng
xương máu của những phi công đàn anh.
Sau khi về nước, chúng tôi
có thời gian 4 năm rất quý giá (1968-1971) để huấn luyện, chuẩn bị mọi
mặt trước khi tham chiến. Từ những thực tế chiến đấu với các loại máy
bay Mỹ, trọng tâm là F-4 và F-105, chúng tôi có được những bài học kinh
nghiệm sâu sắc.
Từ năm 1968-1972, Mỹ hầu như chỉ sử dụng loại máy
bay F-4 (kể cả Không quân lẫn Không quân Hải quân Mỹ) cùng nhiều phương
tiện chiến tranh hiện đại nhất lúc bấy giờ để tiến công vào miền Bắc
Việt Nam.
Giai đoạn này chúng tôi vừa tham gia trực ban sẵn sàng
chiến đấu, thay nhau cơ động vào các sân bay dã chiến Khu 4 để trực
đánh, vừa bay huấn luyện với cường độ rất cao.
Nếu thời tiết tốt,
có tuần lễ Trung đoàn tổ chức 5-6 ban bay, có tháng chúng tôi bay đến
60-70 giờ bay với nhiều bài tập ứng dụng chiến đấu trên MiG-21.
Tất
cả các 'ngón nghề' về kỹ năng không chiến, về chiến thuật đánh chặn, về
kỹ thuật xạ kích đều được huấn luyện kỹ lưỡng. Chúng tôi được thử
nghiệm triệt để tính năng ưu việt của MiG-21…
Nhiều cuộc hội thảo
quân sự dân chủ bàn cách đánh được Trung đoàn tổ chức. Các đồng chí chỉ
huy tài giỏi, anh Đào Đình Luyện, Trần Mạnh, Trần Hanh, Nguyễn Phúc
Trạch, Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Hồng Nhị, Nguyễn Nhật Chiêu… đều đưa ra
những ý kiến xác đáng.
Ngoài ra, còn có sự tham gia của các đồng
chí dẫn đường dày dạn kinh nghiệm như Nguyễn Văn Chuyên, Lê Thành Chơn,
Trần Đức Tụ, Tạ Quốc Hưng, Lương Văn Vóc, Nguyễn Minh Cậy (dẫn tiêu
đồ)…, Phạm Công Thành, Lê Thiết Hùng (dẫn hiện hình)…
Các tình
huống giả định, phân tích sâu các phương án tác chiến, các yếu tố bí
mật, bất ngờ tiếp cận máy bay địch, so sánh ưu thế về tính năng máy bay
ta và Mỹ để áp dụng trong từng trận đánh, miếng đánh, khêu gợi các
phương án sử dụng lực lượng… đã được nêu ra.
Tất cả cùng tranh
luận và đi đến kết luận thống nhất từ chỉ huy, dẫn đường đến phi công,
từ đó đưa vào bài tập huấn luyện. Từ kết quả của những bài bay huấn
luyện ứng dụng, tạo niềm tin cho anh em phi công, chúng tôi rất tự tin,
sẵn sàng vào trận.
Và kết quả giao chiến dù là F-4 hay F gì hiện
đại hơn nữa, cũng minh chứng cụ thể cho khả năng nắm chắc phương tiện
cũng như hiệp đồng chặt chẽ cho người phi công xuất kích. Trận đánh nào hay chiếc máy bay nào mà ông bắn rơi đã để lại kỷ niệm sâu đậm nhất?
Đó
là trận đánh ngày 23/12/1972, diễn ra trên vùng trời Bắc tỉnh Thanh Hóa
- Nam tỉnh Hòa Bình, giữa lúc Chiến dịch 'Điện Biên Phủ trên không'
đang ở giai đoạn cao trào nhất.
Thời gian này tôi đã được điều
động sang Đại đội 11 để bay huấn luyện cho phi công trẻ mới về nước. Hôm
đó, tôi (số 1) cùng phi công Lê Văn Kiền (số 2) - một phi công của Đại
đội 3, được lệnh xuất kích. Đích thân Trung đoàn trưởng Nguyễn Hồng Nhị
trực tiếp giao nhiệm vụ cho tôi.
Khoảng 14h ngày 23/12/1972, biên
đội chúng tôi được lệnh vào cấp 1. Ngay sau mật lệnh 'Ấp Bắc - Cờ Hồng'
được phát ra (Mật mã mở máy - cất cánh), biên đội được lệnh tăng lực lấy
độ cao 8.000m, hướng bay 200 độ, rồi 290 độ, tốc độ 1.200km/h.
Tôi
hiểu tình huống rất khẩn cấp, trận chiến sẽ phức tạp vì ý đồ Không Quân
Mỹ đã rõ ràng. Quả thật như vậy, biên đội được thông báo 'Quạ đen 6
tốp, bên phải 45 độ, 25km, độ cao 6.000m'.
Tôi nhắc số 2 giữ cự
ly, bám chặt biên đội và tập trung chú ý quan sát. Trong chốc lát, tôi
phát hiện bên phải một tốp 4 chiếc F-4, cự ly khoảng 20km, cùng lúc số 2
cũng hô 'Bên trái 4 chiếc''.
Rõ ràng lực lượng địch đông hơn ta,
đánh ra sao đây? Trong giây lát, tôi quyết định chọn hướng đánh thẳng
vào tốp F-4 gần nhất bên phải vì thời gian là lực lượng! Tôi ra lệnh cho
số 2 tấn công tốp bên trái.
Trong tình thế rất phức tạp, máy bay
địch 'lúc nhúc' vòng trong, vòng ngoài, chúng tôi vừa phải tránh đạn tên
lửa không đối không của địch phóng đến như mưa, vừa lừa thế đánh.
Để
khi chớp được một tình thế có lợi quả là khó khăn! Người bắt đầu vã mồ
hôi, mặt phù lên vì phải liên tục chịu gia trọng lớn từ các động tác kỹ
thuật kịch liệt. Máy bay có lúc bị chấn động bởi tên lửa đối phương.
Cứ
như vậy, tưởng chừng đã bất lực! Nhưng liền sau đó tiếng người chỉ huy -
Nguyễn Hồng Nhị vang lên trong máy 'Kiên quyết tấn công, đánh nhanh rút
nhanh!'. Đó cũng là lúc tôi chiếm lĩnh được vị trí tấn công có lợi, đưa
một chiếc F-4 vào vòng ngắm!
Ở cự li bắn hiệu quả, bằng đường
ngắm kinh nghiệm, tôi phóng tên lửa! 'Con ma' trúng đạn bùng cháy, số 2
của tôi reo vang trong máy 'Cháy rồi'! Tôi kéo máy bay lên cao và lật úp
lại, tiếp tục phát hiện phía dưới bên trái một F-4 đang vòng phải.
Nhanh
chóng tăng lực, vòng gấp chiếm lĩnh phía sau nó rồi chỉnh điểm ngắm và
phóng quả tên lửa còn lại ở cự li 1.000m. Ngay lập tức, tôi giật mạnh
cần lái để thoát ra khỏi vùng nổ tên lửa!
Liền sau đó tôi gọi số 2
và nghe trả lời 'Nghe tốt!'. Tôi vui mừng khôn xiết vì số 2 của tôi vẫn
an toàn. Anh em chúng tôi 'thu quân' về sân bay Đa Phúc. Gần về đến sân
bay thì được thông báo tất cả các sân bay đều có máy bay Mỹ phong tỏa,
đường băng bị đánh phá.
Lượng nhiên liệu của máy bay đang cạn dần,
Sở chỉ huy ra lệnh cho chúng tôi bay về khu vực Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc,
giữ độ cao 4.000m để nhảy dù.
Trong giây lát, tôi thoáng nghĩ
không đành lòng vứt bỏ chiếc MiG thân yêu. Nó vẫn đang 'ngoan ngoãn'
nghe theo sự điều khiển của tôi. Tôi quyết định không nhảy dù, lẳng lặng
bay về sân bay với ý định hạ cánh cho dù là hạ xuống đường lăn hoặc
đường kéo dắt máy bay.
Lực lượng phi công ta còn ít, nếu nhảy dù,
nhẹ nhất cũng phải 3 - 4 tháng tôi mới bay lại được. Nếu hạ cánh thành
công thì cho dù máy bay có hư hỏng vẫn có thể lên máy bay khác tiếp tục
chiến đấu.
Với những suy nghĩ đó, tôi quyết định phải hạ cánh bằng
bất cứ giá nào và tôi đã hạ cánh thành công xuống đường lăn sân bay
trong trạng thái đất đá văng tứ tung do bom đạn từ máy bay Mỹ đánh phá
trước đó.
Khi tiếp đất xuống đường lăn, nhiều máy bay Mỹ vẫn tiếp
tục khống chế, chúng dùng súng Miligan 20 li bắn vào máy bay tôi nhưng
chúng tôi vẫn đưa máy bay vào ụ sơ tán an toàn. Hôm đó chúng tôi vui
sướng cực độ, biên đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Nhưng điều
quan trọng hơn là đã khai thông chiến thắng cho Không quân ta trong
những ngày tiếp theo, liên tiếp bắn rơi thêm 6 máy bay nữa của giặc Mỹ,
trong đó có 2 chiếc 'siêu pháo đài bay' B-52.
Chiếc máy bay F-4
tôi bắn rơi ngày 23/12/1972 là chiếc máy bay của Mỹ đầu tiên bị Không
Quân nhân dân Việt Nam bắn rơi trong chiến dịch 'Hà Nội Điện Biên Phủ
trên không' - Một kỷ niệm khó quên của riêng tôi.
Anh hùng LLVTND - Đại tá phi công Nguyễn Văn Nghĩa sinh năm 1946 tại Quảng Ngãi, nguyên quán tại Hà Nam.
Từ
tháng 6-12/1972, ông đã nhiều lần xuất kích, bắn hạ 6 máy bay Mỹ trong
đó có 5 chiếc rơi tại chỗ, 1 chiếc bị trọng thương đến Tuyên Quang thì
rơi.
Ông trở thành một trong 16 phi công Việt
Nam đạt đẳng cấp ‘Ách' (Ace) - thuật ngữ chỉ những phi công ưu tú, đặc
biệt xuất sắc bắn rơi 5 máy bay đối phương trở lên (chỉ có 5 phi công Mỹ
đạt được đẳng cấp này trong chiến tranh Việt Nam).
Với thành tích này, ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 1973, khi mới 27 tuổi.
Ông
cũng là phi công MiG-21 đầu tiên điều khiển bay loại máy bay F-5 chiến
lợi phẩm mà không có giáo viên, đồng thời trở thành giáo viên bay đầu
tiên trên loại máy bay này của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Sau
nhiều năm công tác trong lực lượng Không quân, năm 1992, ông được cử
sang công tác trong ngành Hàng không, làm hiệu trưởng Trường Hàng không
Việt Nam (HKVN).
Hiện tại, dù đã nghỉ hưu, nhưng ngọn lửa nhiệt tình của ông vẫn chưa hề dịu.
Theo Bình Nguyên-Thái Nhi (Thế giới trẻ)/Infonet
Hé mở chuyến bay vượt đại châu của phi công trực thăng VN
Cuối tháng 7/2009, các phi công Việt Nam đã
thực hiện chuyến bay đặc biệt đưa chiếc trực thăng EC-225 vượt đại châu
(từ châu Âu và châu Á).
Người ta thường truyền tai nhau về
trình độ lái máy bay giỏi của các phi công Binh đoàn 18 nói chung, Công
ty Trực thăng miền Nam (VNHS) nói riêng. Điều này cũng không có gì ngạc
nhiên cả, khi mà các tổ bay coi trọng tính mạng của hành khách và tài
sản của Nhà nước hơn cả tính mạng và tài sản của riêng mình. Những
chuyến bay cấp cứu trong đêm, những chuyến bay trong điều kiện thời tiết
mưa gió, những chuyến bay trên địa hình rừng núi và cả những chuyến bay
đường dài ra quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1… đều mang tinh thần trách
nhiệm rất cao của cán bộ, nhân viên VNHS. Gần đây, tôi được nghe mọi
người kể về các chuyến bay đường dài xuyên qua các châu lục, hay xử lý
tình huống bất trắc ngoài giàn khoan của các tổ bay, lại càng khâm phục
và thêm yêu cái nghề bay “lãng tử” trên vùng trời Vũng Tàu thân thương
này. Một trong những người tham gia trong những chuyến bay đường dài đó
là Đại tá Nguyễn Đức Toàn - Phó giám đốc VNHS.
Trực thăng vận tải hiện đại EC225 biên chế cho Không quân Hải quân Việt Nam.
Nếu mới gặp, ít ai nghĩ người phi công
có gương mặt hiền khô, giọng nói chậm chãi, đôi khi nhỏ nhẹ, ngập ngừng
như con gái này lại có những chuyến bay để đời và ấn tượng đến thế. Anh
Toàn bảo: “Nghề bay dịch vụ nhìn chung là lãng mạn, yêu đời, nhưng đôi
khi lại phải đối mặt với những thử thách và các tình huống nguy hiểm ở
trên không. Với tôi, hành trình nhận máy bay từ Pháp về Việt Nam và
chuyến bay từ Việt Nam qua Na-uy luôn để lại những cảm xúc tuyệt vời.
Bạn cứ thử tưởng tượng xem, khi mình được bay trên quãng đường dài hơn
11.000 km, qua nhiều địa hình mới lạ thật lý thú biết bao”.
Trên thực tế, từ năm 2007 đến năm
2012, VNHS đã thực hiện 8 lần chuyến máy bay chuyển trường giữa Châu Âu
về Việt Nam và ngược lại. Nhưng chuyển trường trên máy bay EC-225 lại có
những cảm xúc riêng của nó. Mua và đưa máy bay từ nước ngoài về Việt
Nam bằng hình thức chuyển trường có nhiều cái lợi so với vận tải bằng
đường biển, hay đường hàng không. Thứ nhất là thời gian nhanh, giá thành
giảm. Thứ hai là phi công tích lũy được thêm nhiều giờ bay (khoảng 100h
và được cộng vào giờ bay thương mại). Còn đưa máy bay về nước bằng tàu
biển sẽ phải mất một tháng, thuê máy bay vận tải để vận chuyển tuy thời
gian nhanh hơn, nhưng giá thành lại cao gấp 3 lần, phi công không tích
lũy thêm được giờ bay thương mại.
Hành trình chuyển trường từ Marignane
(Pháp) về sân bay Vũng Tàu từ ngày 27/7/2009 đến ngày 5/8/2009 trên
chiếc EC-225 số hiệu 619 đối với Đại tá Nguyễn Đức Toàn thật đáng nhớ.
Với quãng đường dài 11.006km, phải bay trên không phận của 10 nước
(Pháp, Ý, Hy Lạp, Ai Cập, Ả Rập Saudi, Pakistan, Ôman, Myanmar, Thái Lan
và Việt Nam) trong 10 ngày, trên nhiều loại địa hình như biển, rừng
núi, sa mạc, đô thị… và mất 49h32 phút bay, đã ghi dấu ấn cho kỷ lục bay
đường dài của trực thăng Việt Nam. Chuyến bay này thời tiết cơ bản là
tốt, công tác hiệp đồng bay và thủ tục hải quan cũng thuận lợi, nhưng
thời gian bay dài đã tổn hao khá nhiều sức lực của các thành viên tổ
bay.
EC225 trên giàn khoan dầu khí.
Cuối tháng 7, bầu trời nước Pháp nhiệt
độ xuống khá thấp (dưới 5 độ C), đáy mây như đang chụp ở ngay trên đầu
người và thi thoảng lại có những cơn mưa dày hạt khiến tầm nhìn giảm đi
khá nhiều. Thành phố Marignane mờ ảo trong bụi nước. Chiếc EC-225 số
hiệu 619 như một chú chuồn chuồn dũng cảm, bay len lỏi trong làn mây
nước và cái lạnh cắt thịt da. Nếu bay ở độ cao lớn, động cơ có thể sẽ bị
đóng băng ngay. Vì thế, tổ bay phải quyết định bay ở độ cao từ 100 -
200 feet (khoảng từ 30,48 - 61m) so với địa hình. Ngoài các thiết bị có
sẵn trên máy bay, tổ bay luôn có một lái chính làm nhiệm vụ hoa tiêu
quan sát địa hình bằng mắt. Ngồi trên máy bay ở độ cao này, những người
không phải trong ngành sẽ thót tim khi nhìn thấy những cột ăng-ten, nhà
cửa, cây cối, đồi núi cứ như lao tới chặn lối đi, rồi đột ngột dạt ra
hai bên chạy ngược về phía sau.
Nếu ở dưới mặt đất nhìn lên, người ta
sẽ nghĩ ngay chiếc EC-225 619 giống như chiếc tàu lượn bé nhỏ, đang đùa
giỡn với hiểm nguy trên khoảng không. Bay qua dãy núi An-pơ chạy dọc
theo Châu Âu, chiếc trực thăng lại giống như một chú chim nhỏ đang biểu
diễn tài bay uốn lượn của mình. Ở độ cao thấp, các phi công cảm giác như
đang bay trên một không gian xanh và rộng dài vô tận.
Cùng bay với Nguyễn Đức Toàn có Đại tá
Phạm Quang Thiết, An-đu-a (phi công người Anh) và một số thành viên
khác. Các phi công thay phiên nhau lái chính, lái phụ và làm hoa tiêu,
bởi mỗi phi công chỉ được trực tiếp lái 8 giờ là phải thay người khác.
Cứ bay dọc theo dãy An-pơ từ Tây sang Đông, chiếc EC-225 đã đến Thành
phố Brinaisi của Italy.
Bay trên đất liền, bay qua núi đồi,
rồi vượt các eo biển… hành trình lý thú tạo cho các phi công những cuộc
trải nghiệm đầy ý nghĩa. Vất vả và khó khăn hơn cả là bay qua sa mạc
Sahara của đất nước Ai Cập. Đây là một trong những sa mạc lớn nhất thế
giới, với điều kiện khí hậu liên tục biến đổi. Ban ngày ở sa mạc này có
thể nóng tới gần 50 độ C, nhưng đêm thì tụt xuống dưới -20 độ C. Mấy
ngày trước bay ở nền nhiệt dưới 10 độ C, nay lại phải bay trong cái nóng
như thiêu, như đốt ở sa mạc khiến các phi công có vẻ thấm mệt.
Tin tài trợ
Khi chiếc EC-225 bay trên sa mạc, một
cảm giác nhẹ tênh, nhưng hầm hập của khoảng không bủa lấy cuộc hành
trình. Nhiều lúc, bụi cát nổi lên cuồn cuộn khiến tầm nhìn giảm chỉ còn
khoảng 3km. Chiếc trực thăng bồng lên, tụt xuống, lắc lư như người đang
say rượu… Mặc dù chế độ lạnh trong máy bay đã bật ở mức cao, nhưng mồ
hôi cứ túa ra, khiến quần áo mọi người ướt đẫm.
EC225 là một trong những trực thăng vận tải hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay.
Trước khi bay qua sa mạc Sahara, tổ
bay đã phải kiểm tra rất kỹ lưỡng động cơ và các hệ thống điều khiển
của máy bay, vì bay trong điều kiện khô nóng, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
kỹ thuật. Anh em còn chuẩn bị chu đáo về nước uống, đồ ăn khô và khăn
ướt nữa. Nói gở, nếu bay qua sa mạc mà có sự cố nào xảy ra sẽ rất khó xử
lý. Tất cả đều trống huyếch trống hoác, thăm thẳm màu vàng của cát…
khiến con người cảm thấy trơ trọi, chơi vơi và đôi lúc còn rờn rợn.
Nhưng mọi chuyện đã diễn ra tốt đẹp, bay qua sa mạc Sahara mất 3 ngày,
chiếc EC-225 đã hạ xuống Thành phố Alexandria, nơi được ví là hòn ngọc
của Địa Trung Hải. Và chỉ ít ngày sau, Đại tá Nguyễn Đức Toàn cùng đồng
đội đã đưa chiếc EC-225 619 về đến sân bay Vũng Tàu an toàn tuyệt đối,
trong niềm vui hân hoan và thán phục của mọi người.
Chiều muộn, TP Vũng Tàu lung linh
trong màu hoàng hôn tím đỏ. Trên sân bay, những chiếc trực thăng vẫn lên
xuống rộn ràng. Cùng dạo bước với Đại tá Lê Trọng Đông, Đại tá Nguyễn
Phú Hiên - Phó giám đốc về Chính trị của VNHS trên con đường chính trong
Công ty Trực thăng miền Nam, tôi cảm thấy lòng mình thanh thản và trào
dâng một cảm xúc tự hào khôn tả. 24 năm đã đánh dấu bao bước trưởng
thành vượt bậc của VNHS. Không chỉ là những chuyến bay thương mại góp
phần làm giàu cho đất nước, mà rất nhiều chuyến bay của các anh ra quần
đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, hay các hải đảo xa xôi khác làm nhiệm vụ
quân sự - quốc phòng, tiếp tục khẳng định chủ quyền thiêng liêng bất khả
xâm phạm của Việt Nam. Khi đất nước bình yên, họ chú trọng nhiệm vụ làm
kinh tế, nhưng khi đất nước có chiến tranh, những cánh bay của VNHS sẽ
nhanh chóng trở thành các phi công quân sự, thành thạo các bài bay bắn,
ném vũ khí và vận tải khác, cùng lực lượng không quân chiến đấu bảo vệ
Tổ quốc.
Tôi cứ nhớ mãi câu nói của Thiếu tướng
Hà Tiến Dũng - Tư lệnh Binh đoàn 18: “Trong thời chiến, người lính mang
trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, thì trong thời bình, họ lại
nuôi dưỡng khát vọng làm giàu cho quê hương, đất nước”. Có lẽ vì thế mà
những cánh bay của VNH nói chung, VNHS nói riêng luôn vươn cao, vươn xa
đến những chân trời khát vọng, không chỉ góp phần phát triển kinh tế đất
nước, mà còn góp phần giữ yên bờ cõi mà cha ông đã để lại và hội nhập
vững chắc với quốc tế, để hình ảnh của Việt Nam mãi lung linh, tươi đẹp,
cường thịnh và thân thiện với bạn bè khắp năm châu hôm nay, ngày mai và
mãi cả mai sau.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét