BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 146 (Nhạc sĩ HOÀI LINH)
(ĐC sưu tầm trên NET)













Hoàng Oanh nhớ là bác Hoài Linh là một người rất cao lớn. Bác đặt nhạc hay và đặt lời rất dễ dàng. Lời ca của bác viết rất nên thơ và ngữ dụng đẹp. Thế nên, hầu hết các sáng tác của bác (trước 1975) đều phổ thông và được thính giả yêu mến, như : Căn nhà màu tím với Giang Tử và Giáng Thu, Sầu tím thiệp hồng với Hà Thanh, Đầu xuân lính chúc với Trung Chỉnh, Nỗi buồn gác trọ với Phương Dung, Về đâu mái tóc người thương với Hoàng Oanh…
Mặc dù là một người nhạc sĩ gốc Bắc di cư vào Nam sau năm 1954, nhưng chúng ta thấy rằng dòng nhạc của Hoài Linh viết hoàn toàn theo lối miền Nam, thường là những bản Boléro hay Habanera ngọt ngào, tha thiết như : Thiệp hồng anh viết tên em, Một chuyến bay đêm, Chúng mình ba đứa, Hai đứa giận nhau, Xuân muộn…
Ngoài ra, bác còn đặt lời và hợp soạn cùng nhiều nhạc sĩ tên tuổi như : Minh Kỳ, Song Ngọc, Hoài An, Tuấn Khanh, Lê Dinh, Nguyễn Hiền, Thanh Sơn, Văn Phụng…
Trước khi mất, nhạc sĩ Hoài Linh có nhờ gia đình gửi cho Hoàng Oanh một số ca khúc của bác viết lúc cuối đời. Hoàng Oanh đã thâu vào CD Thánh ca Hoàng Oanh 11 : Chúa khoan nhân, Chặng đường cứu chuộc, Cát bụi mong manh.
Hoàng Oanh tin rằng, dù nhạc sĩ Hoài Linh đã mất đi nhưng dòng nhạc chân tình của bác sẽ còn ở lại mãi mãi trong tim người yêu nhạc.
Tấm ảnh dưới đây là bìa sau của bản nhạc Chúng mình ba đứa do Minh Phát ấn hành. Trong ảnh là hai nhạc sĩ Hoài Linh và Song Ngọc.
Theo TTXVA
Nhạc sĩ HOÀI LINH - 30 bài Nhạc Vàng để đời
Hoài Linh (1920 - 1995) tên thật Lê Văn Linh, là một nhạc sĩ Nhạc Vàng
nổi tiếng. Trước 1975, ông hoạt động trong đoàn văn nghệ Vì Dân (thuộc
Nha Cảnh sát Quốc gia) với cấp bậc Trung úy dưới quyền điều khiển của
nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Ông có 2 bút hiệu khác là Hà Vị Dương, Lục Bình
Lê.
Bắt đầu sáng tác vào năm 1955, Hoài Linh ảnh hưởng bởi lời ca các bài
hát giai đoạn trước đó - lãng mạn nhưng chưa vương khói lửa chiến chinh.
Ca khúc nổi tiếng nhất của ông giai đoạn này là Em Ơi! Nếu Đừng Dang Dở
(tiếng hát Lệ Thu).
Đầu thập niên 1960, ông chuyển sang dòng Nhạc Vàng và nhanh chóng nổi
tiếng với nhạc phẩm Sầu Tím Thiệp Hồng (đồng tác giả với Minh Kỳ). Ca
khúc đã trở thành bài hát lý tưởng dành cho các cặp song ca như Chế Linh
& Thanh Tuyền và sau này là Tuấn Vũ & Giao Linh, Tâm Đoan &
Đặng Thế Luân... Từ đó cho đến 1975, ông liên tục cho ra đời những tác
phẩm được thính giả khắp nơi yêu thích.
Nhạc của Hoài Linh mang nhiều chủ đề, từ tình cảm đôi lứa như: Áo Em
Chưa Mặc Một Lần, Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em, Về Đâu Mái Tóc Người
Thương, Giọt Lệ Vu Quy, Căn Nhà Màu Tím, Hai Đứa Giận Nhau, Nhịp Cầu Tri
Âm, Chuyện Đêm Mưa …, đến chủ đề về người lính như: Xin Tròn Tuổi Loạn,
Lính Nghĩ Gì, Lá Thư Trần Thế, Tám Nẻo Đường Thành … Ông cũng có những
tác phẩm mang đề tài về quê hương, ca ngợi thiên nhiên như Khách Lạ Đò
Đưa, cũng như về Xuân như Xuân Muộn.
Lời ca của Hoài Linh được đánh giá là đơn bay bướm, văn hoa, có vần có
điệu. Mỗi lần soạn nhạc, ông viết ra giấy cả một lô danh từ hay tính từ
cùng vần với câu trên để ông để lựa chọn. Hoài Linh thích sử dụng từ Hán
Việt. Nhiều nhạc sĩ đã nhờ ông viết lời nhạc của mình như Minh Kỳ, Tuấn
Khanh, Tấn An, Song Ngọc, Mạnh Phát, Văn Phụng, Nguyễn Hiền...
..............................................................
thiệp hồng anh viết tên em (hoài linh)
chiều thương đô thị (song ngọc - hoai linh)
biệt kinh kỳ (minh kỳ - hoài linh)
nhịp cầu tri âm (hoài linh)
chuyện hai người (hoài linh)
một chuyến bay đêm (song ngọc - hoai linh)
lá thư trần thế (hoài linh)
căn nhà màu tím (hoài linh)
áo em chưa mặc một lần (hoài linh)
cô bé ngày xưa (hoài linh)
hai đứa giận nhau (hoài linh)
sầu tím thiệp hồng (minh kỳ - hoài linh)
chuyện đêm mưa (hoài linh - nguyễn hiền)
nỗi buồn gác trọ (mạnh phát - hoài linh)
về đâu mái tóc người thương (hoài linh)
hai kỷ niệm một chuyến đi (tuấn khanh - hoài linh)
cánh buồm chuyển bến (minh kỳ - hoài linh)
buồn vào đêm (hoài linh - thanh sơn)
thương về xứ huế (minh kỳ - hoài linh)
đêm không còn buồn (song ngọc - hoai linh)
tám nẻo đường thành (hoài linh)
xin trọn tuổi loan (hoài linh)
chuyện muồn năm cũ (song ngọc - hoai linh)
chúng mình ba đứa (song ngọc - hoai linh)
quán nửa khuya (hoài linh - tuấn khanh)
chuyến tàu hoàng hôn (minh kỳ - hoài linh)
chuyến đò không em (hoàil inh - anh phong)
nếu một mai (minh kỳ - hoài linh)
thiên duyên tiền định (hoài linh - hoài an)
anh ơi nếu đừng giang dở (hoài linh)
Lá Thư Trần Thế - Đan Nguyên
Hoài Linh và cuộc hành trình chinh phục những bóng hồng

Nam Cường trình bày khá thành công ca khúc 'Về đâu mái tóc người thương' - Ảnh Lý Võ Phú Hưng
TTO - Người kể chuyện tình đã tái hiện lại câu chuyện tình đầy thú vị của nhạc sĩ Hoài Linh trong hành trình chinh phục trái tim những bóng hồng, trong đêm nhạc chủ đề 'Thiệp hồng mang tên em'.
Video tạm dừng
Triệu Long qua ca khúc 'Cô bé ngày xưa'
Triệu Long mở đầu đêm thi với ca khúc Cô bé ngày xưa đầy vui tươi, trong sáng nhưng vẫn không làm mất đi chất nhạc xưa trong ca khúc.
Theo
chia sẻ của con gái thứ ba của nhạc sĩ Hoài Linh, bài hát này ra đời
khi ông gặp người phụ nữ trong đời của mình, để ghi nhớ lại khoảnh khắc
gặp gỡ định mệnh cùng tình yêu nồng cháy của cả hai dành cho nhau.
Video tạm dừng
Thúy Huyền mang đến làn gió mới cho ca khúc 'Sầu tím thiệp hồng'
Thúy
Huyền tiếp nối mang lại cảm xúc buồn với hình ảnh người con gái nghẹn
lòng khi nhận được thiệp hồng từ người yêu qua ca khúc Sầu tím thiệp hồng.
Theo
giải thích của con gái thứ năm của nhạc sĩ Hoài Linh, nhạc phẩm được
ông lấy cảm hứng trước ngày cưới vợ, dành tặng cho những bóng hồng đã
đơn phương yêu ông nhưng không được đáp lại.
Video tạm dừng
Phú Quí tái hiện khung cảnh nhạc sĩ Hoài Linh ngậm ngùi nhìn người yêu đi lấy chồng
Được tin
người yêu lấy vợ, cô gái trong chuyện tình cũng nối gót theo chồng, thế
nhưng điều đó lại khiến chàng trai buồn bã khi nhớ lại những hồi ức cũ.
Trong hoạt cảnh đầy cảm xúc, Phú Quí gởi đến ca khúc Lá thư đô thị với lời ca như chính tâm sự của anh.
Khi
hát ca khúc này, Phú Quí không thể nào kìm nén được cảm xúc về hình
bóng người con gái anh từng yêu sâu đậm, chính vì thế trong cách hát của
anh chất chứa rất nhiều nỗi buồn, đem nhiều cảm xúc cho người xem.
Tiết
mục cũng khiến cô con gái út của nhạc sĩ Hoài Linh khóc nức nở vì nhớ
cha: "Khi Phú Quí cất giọng, tôi ngay lập tức nhớ lại những hình ảnh của
bố tôi từng lúc ngồi ăn cơm hay đi làm về. Một ông bố tuyệt vời, rất
thương vợ và các con".
Video tạm dừng
Nam Cường làm mới ca khúc 'Về đâu mái tóc người thương'
Trong đêm thi này, Nam Cường khá táo bạo khi thể hiện bài hát Về đâu mái tóc người thương với phần hòa âm mới nhằm đem đến những cảm xúc mới lạ nhưng vẫn đậm dấu ấn của tác giả.
Danh
ca Phương Dung là người để lại nhiều dấu ấn khi thể hiện bài hát này từ
thập niên 60, cho đến bây giờ vẫn chưa ai qua được cô. Tuy nhiên, khi
xem phần thi của Nam Cường, Phương Dung hết lời khen ngợi và khẳng định
Nam Cường là ca sĩ hát ca khúc này hay nhất.
Ở phần cuối chương trình, Nam Cường, Phú Quí, Thúy Huyền, Triệu Long còn kết hợp trong tiết mục mashup hai ca khúc Áo em chưa mặc một lần và Hai đứa giận nhau.
Video tạm dừng
Nam Cường, Thúy Huyền, Triệu Long, Phú Quí trong liên khúc 'Áo em chưa mặc một lần - Hai đứa giận nhau'
Nhạc
sĩ Hoài Linh tên thật là Lê Văn Linh, sinh năm 1920, mất năm 1995, là
một nhạc sĩ nổi tiếng với các ca khúc mang giai điệu và ca từ rất đẹp,
gắn liền tên tuổi của nhiều ca sĩ thống trị dòng nhạc này.
Những sáng tác ban đầu của Hoài Linh thiên về tính lãng mạn, với ca khúc nổi tiếng nhất của ông giai đoạn này là Em ơi! Nếu đừng dang dở được thể hiện thành công qua tiếng hát danh ca Lệ Thu.
Sau đó, ông chuyển sang dòng ‘nhạc vàng’ và nhanh chóng nổi tiếng với nhạc phẩm Sầu tím thiệp hồng (đồng tác giả với Minh Kỳ).
Những sáng tác ban đầu của Hoài Linh thiên về tính lãng mạn, với ca khúc nổi tiếng nhất của ông giai đoạn này là Em ơi! Nếu đừng dang dở được thể hiện thành công qua tiếng hát danh ca Lệ Thu.
Sau đó, ông chuyển sang dòng ‘nhạc vàng’ và nhanh chóng nổi tiếng với nhạc phẩm Sầu tím thiệp hồng (đồng tác giả với Minh Kỳ).
Tiết
mục được dàn dựng như một cuốn phim, gói gọn những vui buồn, yêu đương
và cả đau đớn của nhạc sĩ Hoài Linh trong cuộc hành trình chinh phục
trái tim những bóng hồng của đời mình.
Kết
thúc đêm thi, Thúy Huyền, Phú Quí và Nam Cường dành quyền bước vào đêm
chung kết Người kể chuyện tình mùa đầu tiên. Triệu Long phải dừng chân
do tổng số điểm thấp nhất từ hai đêm thi bán kết.
Nhạc của Hoài Linh mang nhiều chủ đề, từ tình cảm đôi lứa như: Áo
em chưa mặc một lần, Thiệp hồng anh viết tên em, Về đâu mái tóc người
thương, Giọt lệ vu quy, Căn nhà màu tím, Hai đứa giận nhau, Nhịp cầu tri
âm, Chuyện đêm mưa …, đến chủ đề về người lính, quê hương, ca ngợi thiên nhiên.
Lời
ca của Hoài Linh được đánh giá là bay bướm, văn hoa, có vần có điệu.
Mỗi lần soạn nhạc, ông viết ra giấy cả một lô danh từ hay tính từ cùng
vần với câu trên để lựa chọn.
Hoài Linh được coi là nhạc sĩ hiếm hoi của dòng nhạc vàng có đời sống vật chất thoải mái nhờ sáng tác.
Tuy
nhiên, sau đó ông trở nên trắng tay sau khi bị bại liệt do di chứng của
tai biến mạch máu não. Nhạc sĩ ra đi trong cảnh nghèo khó, bệnh tật
trước khi tấm lòng hảo tâm của đồng nghiệp và khán giả đến được với ông.
"Nhạc sĩ Hoài Linh đã đưa một nét nhạc tài hoa vào bolero, đặt những từ, những câu khiến chúng ta nghe xao xuyến"
Đình Văn
Người Kể Chuyện Tình Tập 11 - Nhạc Sĩ Hoài Linh (01/02/2018)
Biệt Kinh Kỳ - Duy Khánh
Con gái út của nhạc sĩ Hoài Linh khóc nức nở khi nghe Phú Quí hát
Tiết mục “Lá thư đô thị” của Phú
Quí trong chương trình Người Kể Chuyện Tình – chủ đề nhạc sĩ Hoài Linh
đã khiến cô con gái út của cố nhạc sĩ khóc nức nở vì nhớ cha.
Tối 1/2, Người Kể Chuyện Tình bước vào
chặng cuối đầy khắc nghiệt mang tính chất quyết định với chủ đề là những
sáng tác của nhạc sĩ Hoài Linh. Với phần trình diễn xuất sắc, các thí
sinh mang đến một đêm nhạc đầy màu sắc và nhiều cảm xúc. Đảm nhận vai
trò “cầm cân nảy mực” trong đêm thi là danh ca Phương Dung, Thái Châu và
ca - nhạc sĩ Đình Văn.
Tiết mục “Lá thư đô thị” - Phú Quí
Được tin người yêu lấy vợ, cô gái trong
chuyện tình cũng nối gót theo chồng, thế nhưng điều đó lại khiến chàng
trai buồn bã khi nhớ lại những hồi ức cũ. Trong hoạt cảnh đầy cảm xúc,
Phú Quí gởi đến khán giả bài hát “Lá thư đô thị” với lời ca như chính
tâm sự của anh.
Khi hát ca khúc này, Phú Quí không thể
nào kìm nén được cảm xúc về hình bóng người con gái anh từng yêu sâu
đậm, chính vì thế trong cách hát của anh chất chứa rất nhiều nỗi buồn,
đem nhiều cảm xúc cho khán giả.
Danh ca Thái Châu, Phương Dung, ca - nhạc sĩ Đình Văn (phải qua)
Danh ca Thái Châu hết lời khen ngợi phần
thi của Phú Quí, anh cho rằng nam ca sĩ lấy lại phong độ và mang đến
tiết mục vô cùng ấn tượng. “Em hát bài này rất hay, tình cảm dạt dào, nhấn nhá tốt, đúng với Phú Quí mà tôi biết”, Thái Châu nói. Trong khi đó, danh ca Phương Dung đồng quan điểm: “Em hát bài này rất thoải mái, dễ dàng như uống một ly nước vậy”.
Con gái thứ 3 và con gái út của nhạc sĩ Hoài Linh
Tiết mục cũng khiến cô con gái út của nhạc sĩ Hoài Linh khóc nức nở vì nhớ cha: “Khi
Phú Quí cất giọng, tôi ngay lập tức nhớ lại những hình ảnh của bố tôi
từng lúc ngồi ăn cơm hay đi làm về. Một ông bố tuyệt vời, rất thương vợ
và các con”. Phần thi xuất sắc đã giúp Phú Quí nhận được 78,7 điểm, đứng nhất đêm thi.
Nam Cường - “Về đâu mái tóc người thương”
Cũng trong đêm thi này, Nam Cường khá
táo bạo khi thể hiện bài hát “Về đâu mái tóc người thương” với phần hòa
âm mới nhằm đem đến những cảm xúc mới nhưng vẫn đậm dấu ấn của tác giả.
Danh ca Phương Dung là người để lại nhiều dấu ấn khi thể hiện bài hát
này từ thập niên 60, cho đến bây giờ vẫn chưa ai qua được cô. Tuy nhiên,
khi xem phần thi của Nam Cường, Phương Dung hết lời khen ngợi và khẳng
định Nam Cường là ca sĩ hát “Về đâu mái tóc người thương” hay nhất.
“Trong tất cả các ca sĩ từng hát bài
này, tôi chưa thấy ai hát hay bằng Nam Cường. Cái đó là tôi nói thật
lòng mình chứ không phải vì là thí sinh của chương trình nên khen”,
Phương Dung nói. Về phần Thái Châu, anh không muốn so sánh Nam Cường
với bất cứ ai. Nam danh ca cho rằng Nam Cường có phần thể hiện vô cùng
tuyệt vời. Kết quả, Nam Cường nhận được 77,9 điểm, đứng thứ hai đêm thi.
Thúy Huyền - “Sầu tím thiệp hồng”
Thúy Huyền mang đến câu chuyện tình cảm
tác từ những lời ca trong ca khúc “Sầu tím thiệp hồng”. Nữ ca sĩ để lại
cảm xúc buồn với hình ảnh người con gái nghẹn lòng khi nhận được thiệp
hồng từ người yêu. Theo giải thích của con gái thứ năm của nhạc sĩ Hoài
Linh, nhạc phẩm được ông lấy cảm hứng trước ngày cưới vợ, dành tặng cho
những bóng hồng đã đơn phương yêu ông nhưng không được đáp lại. Với
giọng hát tự sự mang nhiều trải nghiệm của cuộc sống, Thúy Huyền được
đánh giá phù hợp khi chọn ca khúc này để ghi điểm trong đêm thi quan
trọng.
Danh ca Phương Dung cho rằng cô rất khó
tính khi nghe các ca sĩ trẻ hát nhạc của Hoài Linh và thường xuyên
“rình” rất kỹ để xem họ có hát sai lời hay không. Tuy nhiên, đối với
tiết mục của Thúy Huyền thì Phương Dung không tìm ra được chỗ sai nào.
Tuy nhiên Thúy Huyền chưa ghi được điểm tuyệt đối với nữ danh ca vì cách
phối nhạc chưa tốt.
Danh ca Thái Châu cho rằng phần sau Thúy
Huyền hát mượt mà và truyền cảm hơn khi mới bắt đầu. Đình Văn khen Thúy
Huyền có chất giọng đẹp, nhưng ở chữ quan trọng nhất của bài hát là
“thiệp hồng” cô lại chưa thể hiện được nỗi đau như anh mong muốn. Với
nhiều lời khen ngợi, Thúy Huyền nhận được 77,3 điểm, xếp thứ ba đêm thi.
Ca khúc “Cô bé ngày xưa” - Triệu Long
Triệu Long mang đến đêm thi với ca khúc
“Cô bé ngày xưa” đầy vui tươi, trong sáng nhưng vẫn không làm mất đi
chất nhạc xưa trong ca khúc. Theo chia sẻ của con gái thứ ba của nhạc sĩ
Hoài Linh, bài hát này ra đời khi ông gặp người phụ nữ trong đời của
mình, để ghi nhớ lại khoảnh khắc gặp gỡ định mệnh cùng tình yêu nồng
cháy của cả hai dành cho nhau.
Tiết mục khiến giám khảo Thái Châu nhớ
lại những ngày tháng tuổi trẻ. Khi ấy anh may mắn được nhạc sĩ Hoài Linh
chú ý và giao cho bài hát “Cô bé ngày xưa”. Về phần thể hiện của Triệu
Long, danh ca Thái Châu hết mực khen ngợi: “Phần đầu tôi nghe chưa thấm lắm, nhưng sau phần giang tấu em hát rất cảm xúc, mạch lạc”.
Cùng cảm nhận với Thái Châu, Phương Dung
đánh giá Triệu Long có sự sáng tạo cùng kỹ năng biểu diễn tốt. Đình Văn
cũng dành lời khen cho Triệu Long. Tuy được khen, nhưng về nhiều mặt
Triệu Long vẫn chưa hoàn hảo trong phần thi nên nhận được 76,3 điểm,
thấp nhất đêm thi.
Thúy Huyền và Phú Quí
Ở phần cuối chương trình, Nam Cường, Phú
Quí, Thúy Huyền, Triệu Long còn kết hợp trong tiết mục mashup hai ca
khúc “Áo em chưa mặc một lần” và “Hai đứa giận nhau”. Tiết mục được dàn
dựng như một cuốn phim, gói gọn những vui buồn, yêu đương và cả đau đớn
của nhạc sĩ Hoài Linh trong cuộc hành trình chinh phục trái tim những
bóng hồng của đời mình.
Triệu Long, Thúy Huyền, Phú Quí
Nhận xét về tiết mục, các giám khảo đều
cho rằng diễn xuất và giọng hát của các thí sinh rất tốt, tuy nhiên phần
chia câu chưa hợp lý khiến Triệu Long và Nam Cường có phần yếu thế hơn
Thúy Huyền và Phú Quí.
Phú Quí dừng lại sau đêm thi bán kết thứ 2
Kết thúc đêm thi, Triệu Long là thí sinh
phải dừng chân tại Người Kể Chuyện Tình với tổng số điểm từ 2 đêm thi
bán kết là 154,6 điểm. Tuần sau, ba thí sinh Thúy Huyền, Phú Quí và Nam
Cường sẽ bước vào đêm chung kết để tìm ra quán quân Người Kể Chuyện Tình
mùa đầu tiên.
Người Kể Chuyện Tình đêm chung kết phát sóng lúc 21h thứ năm, ngày 8/2 trên kênh THVL1.
Ảnh: Lý Võ Phú Hưng
Về đâu mái tóc người thương - Quang Lê
* Hoài Linh với những bản Nhạc Vàng (*)
Hoài Hương sưu tầm
Hoài Linh (tên
thật Lê Văn Linh), là một nhạc sĩ nhạc Vàng nổi tiếng. Trước 1975, ông hoạt động
trong đoàn văn nghệ Vì Dân (thuộc Nha Cảnh sát Quốc gia) với cấp bậc Trung úy
dưới quyền điều khiển của nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông. Ngoài ra ông còn có 2 bút hiệu
khác là Hà Vị Dương, Lục Quang Lê
Hoài Linh 1959
Sự nghiệp sáng tác
Bắt đầu sáng tác
vào năm 1955, Hoài Linh ảnh hưởng bởi lời ca các bài hát giai đoạn trước đó -
lãng mạn nhưng chưa vương khói lửa chiến chinh. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông
giai đoạn này là Nếu Đừng Dang Dở (tiếng hát Lệ Thu).
Đầu thập niên
1960, ông chuyển sang dòng nhạc Vàng và nhanh chóng nổi tiếng với nhạc phẩm Sầu
Tím Thiệp Hồng (tiếng hát Hà Thanh). Ca khúc đã trở thành bài hát lý tưởng dành
cho các cặp song ca như Chế Linh – Thanh Tuyền và sau này là Tuấn Vũ – Giao
Linh, hay gần đây nhất là Quốc Đại – Cẩm Ly.
Từ đó cho đến
1975, ông liên tục cho ra đời những tác phẩm được thính giả khắp nơi yêu thích.
Nhạc của Hoài Linh mang nhiều chủ đề, từ tình cảm đôi lứa như: Áo Em Chưa Mặc Một
Lần, Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em, Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Giọt Lệ Vu Quy,
Căn Nhà Màu Tím, Hai Đứa Giận Nhau, Nhịp Cầu Tri Âm …, đến chủ đề về người lính
như: Xin Tròn Tuổi Loạn, Lính Nghĩ Gì, Lá Thư Trần Thế, Tám Nẻo Đường Thành …,
ông còn có những tác phẩm mang đề tài về quê hương, ca ngợi thiên nhiên như
Khách Lạ Đò Xưa, cũng như ca khúc về Xuân như Xuân Muộn.
Biệt tài đặt lời ca
Lời ca của Hoài
Linh được đánh giá là đơn bay bướm, văn hoa, có vần có điệu. Mỗi lần soạn nhạc,
ông viết ra giấy cả một lô danh từ hay tính từ cùng vần với câu trên để ông để
lựa chọn. Hoài Linh thích sử dụng từ Hán Việt. Nhiều nhạc sĩ đã nhờ ông viết lời
nhạc của mình như Minh Kỳ, Tuấn Khanh, Tấn An, Song Ngọc, Mạnh Phát, Văn Phụng,
Nguyễn Hiền...
Ngoại hình
Theo mô tả của
nhạc sỹ Lê Dinh và nghệ sỹ Tâm Phan thì giữa ngoại hình và nội tâm của Hoài
Linh tương phản lẫn nhau. Ông ăn mặc xuề xòa, lại có dáng con nhà võ, không giống
với truyền thống tươm tất, lịch lãm của làng ca nhạc. Trong 3 năm quen biết nhạc
sỹ Lê Dinh chỉ thấy ở Hoài Linh một kiểu ăn diện duy nhất, đó là áo sơ-mi bỏ
ngoài quần. Thế nhưng khi ôm đàn, cầm bút viết lời ca cho các sáng tác của
mình, cũng như của các nhạc sỹ bạn. Hoài Linh đã trở thành một con người khác.
Cuộc sống
Hoài Linh là một
trong số những nhạc sỹ hiếm hoi có cuộc sống thoải mái về tài chánh chỉ nhờ
công việc sáng tác. Vào năm 1968, khi nhạc sỹ Văn Giảng vừa mới chân ướt chân
ráo từ Huế vào Saigon. Ông được Hoài Linh mời ăn tân gia trong một ngôi nhà ba
tầng đồ sộ, ông mới hiểu tại sao các nhạc sỹ trong Nam đua nhau sáng tác nhạc
Vàng.
Mỗi lần nhạc sỹ
Nguyễn Văn Đông tổ chức đại nhạc hội thương mại với thành phần gồm các ca nhạc
sỹ trong đoàn Vì Dân, Tâm Phan lại được hợp tác để thực hiện một vở kịch, từ đó
anh diễn viên quen thân Hoài Linh và xem như một người anh. Một ngày nọ, Hoài
Linh nổi hứng mua cho Tâm Phan một đôi giày mới. Thời đó, với mức sống không được
cao lắm của người dân Sài gòn thời bấy giờ, việc mua một đôi giày mới cũng là cả
một vấn đề, cho nên Tâm Phan không bao giờ quên
Gần 30 năm sau,
tức năm 1995 sau khi Hoài Linh bị trắng tay do bị bại liệt bởi tai biến mạch
máu não, Tâm Phan về thăm. Lúc đó, tất cả mọi bộ phận trên người Hoài Linh đã
trở nên bất hiển dụng (tê liệt) trừ mấy đầu ngón tay. Bà vợ của nhạc sỹ mới bảo
Tâm Phan nắm lấy bàn tay của ông, rồi bà nói với chồng: "Chú Tâm Phan về
thăm ông đấy, ông có nhận ra chú ấy thì bấm ngón tay một cái". Kết quả
theo lời kể của Tâm Phan là người nhạc sỹ đã bấm nhẹ lên lòng bàn tay của ông,
trước khi từ biệt, Tâm Phan đã tặng cho nhà nhạc sỹ Hoài Linh một số hiện kim
mà ông nói đùa rằng để trả nợ đôi giày ngày xưa. Cũng trong dịp này, Tâm Phan cũng
đề nghị bà vợ của nhạc sỹ Hoài Linh chụp một tấm hình trong tình trạng thê thảm
ấy gửi ra hải ngoại để xin bạn bè giúp đỡ, cũng như đánh động lương tâm của những
người đang khai thác miễn phí các tác phẩm của ông hoặc của ông viết chung với
các nhạc sỹ khác. Rất tiếc, công việc chưa đi đến đâu thì nhạc sỹ Hoài Linh đã
mất ngày 30 tháng 4 năm đó ở tuổi 71.
Nguồn :
Wikipedia
Phương Dung - Nỗi Buồn Gác Trọ
Tưởng nhớ nhạc sĩ Hoài Linh
Có một người nhạc sĩ mà Hoàng Oanh muốn nhắc đến hôm nay ; đó là nhạc sĩ Hoài Linh. Bác mất đúng ngày 30 tháng 4 năm 1995, cách đây tròn 20 năm.Hoàng Oanh nhớ là bác Hoài Linh là một người rất cao lớn. Bác đặt nhạc hay và đặt lời rất dễ dàng. Lời ca của bác viết rất nên thơ và ngữ dụng đẹp. Thế nên, hầu hết các sáng tác của bác (trước 1975) đều phổ thông và được thính giả yêu mến, như : Căn nhà màu tím với Giang Tử và Giáng Thu, Sầu tím thiệp hồng với Hà Thanh, Đầu xuân lính chúc với Trung Chỉnh, Nỗi buồn gác trọ với Phương Dung, Về đâu mái tóc người thương với Hoàng Oanh…
Mặc dù là một người nhạc sĩ gốc Bắc di cư vào Nam sau năm 1954, nhưng chúng ta thấy rằng dòng nhạc của Hoài Linh viết hoàn toàn theo lối miền Nam, thường là những bản Boléro hay Habanera ngọt ngào, tha thiết như : Thiệp hồng anh viết tên em, Một chuyến bay đêm, Chúng mình ba đứa, Hai đứa giận nhau, Xuân muộn…
Ngoài ra, bác còn đặt lời và hợp soạn cùng nhiều nhạc sĩ tên tuổi như : Minh Kỳ, Song Ngọc, Hoài An, Tuấn Khanh, Lê Dinh, Nguyễn Hiền, Thanh Sơn, Văn Phụng…
Trước khi mất, nhạc sĩ Hoài Linh có nhờ gia đình gửi cho Hoàng Oanh một số ca khúc của bác viết lúc cuối đời. Hoàng Oanh đã thâu vào CD Thánh ca Hoàng Oanh 11 : Chúa khoan nhân, Chặng đường cứu chuộc, Cát bụi mong manh.
Hoàng Oanh tin rằng, dù nhạc sĩ Hoài Linh đã mất đi nhưng dòng nhạc chân tình của bác sẽ còn ở lại mãi mãi trong tim người yêu nhạc.
Tấm ảnh dưới đây là bìa sau của bản nhạc Chúng mình ba đứa do Minh Phát ấn hành. Trong ảnh là hai nhạc sĩ Hoài Linh và Song Ngọc.
Nhận xét
Đăng nhận xét