BIỂU DIỄN GIANG HỒ 21
(ĐC sưu tầm trên NET)
dynamo - nhà ảo thuật đại tài - phần 3

Nhà ảo thuật Igor Kio.
Đó là Igor Kio (sinh năm 1944), người kế tục sự nghiệp
xứng đáng của cha mình là Emil Teodorovich Kio (1894-1965), nhà ảo thuật
huyền thoại của Liên Xô cũ. Sau đây là những ý kiến của Igor về David
Cooperfield, nhà siêu ảo thuật của Mỹ nói riêng và của thế giới nói
chung.
“Tất nhiên là tôi rất thích David Cooperfield, nhưng hiềm một nỗi tôi chưa nhìn thấy anh ấy bằng xương bằng thịt mà mới chỉ thấy trên băng hình video. Và điều đó không cho phép tôi đánh giá hết được và thật khách quan công việc của anh ấy, hơn nữa vô tuyến phương Tây lại biết cách quay một cách rất có lợi và gây ấn tượng mạnh mẽ. Và anh ấy được quay chính là như vậy.
Nhưng cái chủ yếu ở David Cooperfield đối với tôi ở chỗ anh ấy là một nghệ sĩ tuyệt vời. Anh ấy có phong cách ứng xử rất hiện đại, rất hấp dẫn, rất điệu nghệ – anh ấy đi đứng thật duyên dáng, lại còn biết hát nữa. Nói chung là biết cách thu hút khán giả. Những tiết mục có yếu tố thần bí được thực hiện với vẻ khôi hài. Nếu như trong những tiết mục ấy không có tiếng cười, không có sự giao lưu giữa nghệ sĩ và công chúng thì thật là buồn tẻ và đáng lo ngại. Không có một chuyến bay nào gây được ấn tượng nếu Cooperfield không phải là một nghệ sĩ. Tôi rất thích sự trau chuốt, tính quy mô, sự chính xác trong các tiết mục của anh ấy. Mọi cái đều được phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, không có sự lên gân, không có động tác nào thừa, không ai chi phối được anh ấy. Thế mà có tới 70 người phục vụ David, lại còn kỹ thuật phức tạp. Song chỉ có một mình anh ấy trên sân khấu. Và vài cô bạn diễn. Không ai gây phiền hà cả. Tất cả guồng máy giúp việc khổng lồ được giấu kín. Theo tôi, đó là nhà ảo thuật xuất sắc nhất biểu diễn trên sân khấu. Có sự khác biệt giữa việc biểu diễn của nhà ảo thuật trên sân khấu tại nhà hát và trên sàn diễn trong rạp xiếc. Và đương nhiên biểu diễn trong rạp xiếc khó hơn. Thậm chí không nên so sánh những gì Cooperfield làm trên sân khấu và tôi làm trong rạp xiếc. Đó là những thứ khác nhau. Tôi nghĩ rằng trong rạp xiếc, Cooperfield không thể trình diễn được 80% số tiết mục của mình. Còn trên sân khấu thì những khả năng của nhà ảo thuật không bị hạn chế bởi vì khán giả chỉ ngồi ở một phía. Trong rạp xiếc, người nghệ sĩ như đứng trong lòng bàn tay, anh ta bị quan sát từ mọi phía. Và anh ta sẽ phải khó khăn hơn, rắc rối hơn để “đánh lừa” khán giả.
Trước khi cha tôi, Emil Kio, xuất hiện trên sân khấu xiếc vào những năm 20, thì xiếc nói chung được coi là một khu vực không thích hợp đối với nhà ảo thuật. Và các diễn viên thuộc thể loại của chúng tôi không bao giờ làm ở rạp xiếc cả. Cha tôi là người đầu tiên đưa các tiết mục ảo thuật lên sàn diễn hình tròn. Và giờ đây, đối với nhiều người, khái niệm “nhà ảo thuật” được liên tưởng với xiếc. Phàm là xiếc thì phải có các tay hề, người dạy thú và dứt khoát là phải có những nhà ảo thuật.
Những tiết mục mà David Cooperfield trình diễn như làm biến mất pho tượng nữ thần Tự Do hoặc toa tàu hỏa nặng 70 tấn… không phải là phép màu hay trò chơi thôi miên tập thể mà là kỹ xảo được dàn dựng một cách khéo léo theo những nguyên tắc nghề nghiệp mà chúng tôi gọi là “công thức thần kỳ”. Nói chung, tất cả những tiết mục của chúng tôi rất giống nhau và được xây dựng theo công thức tam đoạn luận gồm 3 điều kiện tất yếu: biến mất, xuất hiện, biến hóa. Không có cái thứ tư. Tất cả phép màu đều nằm trong cái công thức đơn giản ấy đối với nhà nghề. Có kỹ xảo, có kinh nghiệm, có kỹ thuật (như một nhân tố phụ trợ) song phép màu thì không tồn tại trong nghề của chúng tôi. Nói ra điều này là một người có mấy chục năm biểu diễn những chuyện thần kỳ.
Hơn nữa, tất cả những cái mới là những cái cũ bị lãng quên. Cách đây 6 năm, tôi đã tham gia chương trình “Trước và sau nửa đêm” của Vladimir Monchanok với một tiết mục như vậy. Hơn 50 nghìn người tụ tập trên bờ hồ Ostankino. Các khán giả tự tay mình nhét tôi vào bao tải buộc chặt lại rồi đặt trong một chiếc hòm. Sau đó người ta dùng máy bay trực thăng nâng chiếc hòm lên không trung rồi thả xuống hồ. Trong lúc mọi người kinh ngạc thốt lên thì tôi xuất hiện giữa đám đông trên một chiếc xe hơi. Đó là một tiết mục dàn dựng. Nguyên tắc của nó đã được Cooperfield áp dụng trong tiết mục “Chui ra khỏi két sắt”. Không thể nào thực hiện được tiết mục này trên sân khấu của nhà hát hoặc trên sàn diễn của rạp xiếc. Bởi vì trước hết nó đòi hỏi rất nhiều phương tiện, việc chuẩn bị lâu dài, phức tạp, nhiều người và kỹ thuật. Hồi đó ở Ostankino có gần 50 người phục vụ tiết mục này gồm các phụ tá, phi công, công nhân, nhân viên cứu hỏa, nhân viên quay vô tuyến…
Tiết mục này dàn dựng không thể có được nếu thiếu quảng cáo, chính bản thân nó mang tính chất quảng cáo, nó thôi miên, gây nên sự náo động, nỗi kinh ngạc, cảm giác thích thú. Còn quảng cáo thì từ trước đã lôi cuốn khán giả vào không khí của sự thần kỳ. Không một thể loại nào khác lại rất cần đến quảng cáo như thể loại của chúng tôi. Quảng cáo là khí trời đối với nhà ảo thuật. David rất chú ý đến quảng cáo. Hiện nay cách quảng cáo tương tự tốn kém hàng triệu đô la cũng như chính các tiết mục dàn dựng. Nếu tôi có 2 triệu đô la thì tôi cũng sẽ bay lên như chiếc trực thăng.
Tất nhiên là tôi hiểu rõ, David làm chuyện đó như thế nào, có chăng là trừ một vài chi tiết nào đó. Cũng như Cooperfield am hiểu các ngón nghề của tôi vậy. Tôi đã từng nói rằng những bí quyết của chúng tôi đều giống nhau. Nhưng đó là bí quyết nhà nghề và bộc lộ chúng ra thì chẳng hay ho chút nào. Hơn nữa, một trò ảo thuật bị khám phá ra thì sẽ mất hết vẻ quyến rũ của nó. Và vị tất các bạn có thể hiểu được một điều gì đó nếu như tôi kê khai ra những kỹ xảo của mình. Công việc của chúng tôi là nghệ thuật diễn xuất, lao động, phát minh, tài năng, là tất cả, ngoại trừ ma quỷ và Cục tình báo Trung ương. Và không có một chút thần bí nào hết. Nói chung, tất cả sự thần kỳ và chuyện hoang đường là do chính khán giả nghĩ ra. Và điều đáng chú ý là trình độ văn hóa của khán giả càng cao bao nhiêu thì họ càng muốn tin vào phép màu bấy nhiêu.
Theo tôi, việc áp dụng một cách lý thú nhất nguyên tắc cũ dưới hình thức mới – đó là trò “người bay” của David Cooperfield do anh ấy dựng trong năm 1992 và quả thật không có bất cứ một sự lý giải nào đối với khán giả bình thường. Tất nhiên, những trò ảo thuật này người ta đã làm cách đây 100 năm, có điều trên nền phông đen hoặc nói như các “nhà nghề” – trong phòng tối. Khi mà có tấm màn màu đen, còn nghệ sĩ thì bận đồ trắng. Cũng từng có các tiết mục “Những người phụ nữ bay lượn” và “Icar và Đeđan”, song hồi đó chưa có vô tuyến, chưa có video, và người ta đã quên mất chúng. Ý đồ của tiết mục đó mặc dầu chẳng mới mẻ gì nhưng được cái ăn chắc. Và khác với các nghệ sĩ Nga, Cooperfield không bị gò bó trong các phương tiện và kiếm được hàng triệu đô la không chỉ qua những buổi biểu diễn mà còn bằng việc bán những băng hình thu các tiết mục của anh ấy và được in ra số bản rất lớn trên khắp thế giới. Cooperfield có thể cho phép mình sử dụng thứ ánh sáng đặc biệt, sân khấu đặc biệt, mọi thành tựu kỹ thuật mới nhất: điện tử, máy tính. Những thứ này, tất nhiên, không quyết định hoàn toàn tiết mục của anh ấy, các trò của anh ấy, nhưng chúng làm tăng thêm ấn tượng của cảnh quan và vẻ bí ẩn ly kỳ.
Cooperfield có các nhà khoa học, các kỹ sư giúp việc. Người ta đồn có cả các nhà máy của Bộ Quốc phòng. Tôi nghe nói chương trình gần đây nhất của Cooperfield trị giá gần 20 triệu đô la.
Khó mà nói được rằng tiết mục nào của Cooperfield là phức tạp nhất. Mỗi một trò đều có cái phức tạp riêng của nó, nhất là tiết mục lớn mà trong đó có nhiều người tham gia, có kỹ thuật phức tạp. Ở đây người nghệ sĩ không chỉ phụ thuộc vào bản thân mình, vào cô bạn diễn và đôi ba người khác giúp việc anh ta. Đó là tiết mục thuộc loại biến mất – xuất hiện, chẳng hạn tiết mục “Bức tượng thần Tự do biến mất”, “Toa tàu hỏa biến mất”, “Thác Niaga biến mất”…
Còn nói chung, mỗi một trò mới là một cuộc thể nghiệm đòi hỏi nhiều công sức. Để chuẩn bị cho một tiết mục phải mất từ mấy tháng cho đến mấy năm. Thoạt tiên, người ta đề xuất ý đồ rồi làm market cho một cái máy nào đấy. Đó là một công việc tập thể, trong đó, ở tất cả các giai đoạn, có rất nhiều người tham gia – các nhà thiết kế, các kỹ sư, rồi đến các họa sĩ, các nhạc sĩ, các đạo diễn. Nó giống như một vở diễn trong nhà hát, tiết mục trên hồ Ostankino được chuẩn bị 5 tháng.
Lần đầu tiên tôi nghe nói đến Cooperfield vào năm 1985 trong thời gian ở Phần Lan. Sau đó tôi mua được những băng hình video về những cuộc trình diễn của David. Tôi đã thấy được quy mô của những tiết mục lộng lẫy đó, mỹ học của chúng, cách bố cục, thị hiếu, sự trang bị kỹ thuật. Tôi không ngạc nhiên về những “phép màu” đó, nhưng tôi hiểu rằng tôi đã bở lỡ mất cái gì đó…
Nhu cầu của nhân loại đối với những chuyện thần kỳ, những sự hoang đường, những phép lạ là không bao giờ hết. Tôi lại tin vào điều đó khi mới đây tôi đã trình diễn những tiết mục ảo thuật tại Nhà hát tạp kỹ, tham gia những buổi biểu diễn này toàn là các nhà ảo thuật! Những buổi dạ hội như vậy, khán giả đông nghịt. Tôi mơ ước xây dựng một “tòa lâu đài ảo thuật” ở Mátxcơva. Những nhà ảo thuật chúng tôi có thể làm được tất cả mọi thứ, có thể lập những chương trình ảo thuật cổ tích cho trẻ em và có thể sáng tác những tiết mục trinh thám giải trí dành cho người lớn. Nghệ thuật tiếp tục sống và đó quả thật là điều kỳ diệu!”.
Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào các ảo
thuật gia có thực hiện trót lót các thủ thuật của họ trước cặp mắt của
hàng trăm, hàng nghìn thậm chí hàng triệu người? Tuy nhiên, lật tẩy
những mánh khóe của họ không phải là chủ đề ngày hôm nay mà thay vào đó,
chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những gương mặt vĩ đại nhất trong
suốt lịch sử của bộ môn nghệ thuật trình diễn ảo thuật đầy hấp dẫn này.
Những người đã từng biến con thỏ và lôi chúng ra khỏi chiếc mũ, các ảo thuật gia chuyên sử dụng những lá bài hay những nghệ sĩ thực hiện những pha ảo thuật thoát hiểm dưới nước hồi hộp, thót tim ngày nào sẽ đến đây, góp mặt vào danh sách 25 ảo thuật gia xuất sắc nhất lịch sử ngày hôm nay.
25) Lu Chen

Những màn biểu diễn của anh chàng ảo thuật gia trẻ tuổi đẹp trai sinh năm 1976 chưa khi nào ngưng làm người hâm mộ, đặc biệt là các fan nữ thôi bất ngờ và thổn thức. À, thông tin bên lề cho các chị em bớt hóng hớt là nhà ảo thuật này đã yên bề gia thất rồi nhé.
24) Gopinath Muthukad

Năm 1995, ông trở thành nhà ảo thuật đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công màn ảo thuật tự cởi trói và thoát hiểm theo phong cách của ảo thuật gia lừng danh người Mỹ gốc Hungary Harry Houdini, ngón nghề được cho là đã bị thất truyền từ năm 1904. Tài năng của Gopinath Muthukad còn được nhiều người xưng ông với nghệ danh khác là “Thầy phủ thủy”.
Cũng trong năm này, ông được trao giải thưởng danh giá Kerala Sangeetha Nataka Academy và cũng là người chiến thắng giải Merlin Awards 1995 do Hiệp hội Ảo thuật Quốc tế I.M.S trao tặng.
Là một nhà ảo thuật gia nổi tiếng nhưng ít ai biết, ảo thuật lại không phải là hướng đi Gopinah chọn theo đuổi trong những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau một lần được nhìn thấy và trải nghiệm sự huyền diệu của bộ môn nghệ thuật biểu diễn này, ông đã biết được đâu là sứ mệnh của cuộc đời mình. Từ đó, bỏ ngoài tai những lời khuyên can, chàng trai trẻ quyết định bỏ ngang việc học thi vô trường luật để theo đuổi ảo thuật.
23) Gia đình Pendragons

22) Tomas De La Cruz

Kể từ đêm hôm đó, tên tuổi của Smoothini trở thành từ khóa đứng đầu top tìm kiếm trên Internet và chỉ trong năm 2015, kênh cá nhân của anh trên Youtube đạt đến 65.000 lượt người đăng kí.
Smoothini là một ảo thuật gia đa tài. Anh thông thạo nhiều ngôn ngữ và chính điều này đã giúp những tiết mục ảo thuật của anh tiếp cận gần hơn với khán giả trên khắp thế giới. Smoothini từng là cựu Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và điều này khiến cho khán giả Mỹ vô cùng bất ngờ.
21) Mark Wilson

Mark Wilson chính là một trong 10 nhà ảo thuật Mỹ hàng đầu trong thế kỷ XX do tạp chí Magic bình chọn.
20) Jean Eugène Robert Houdin

Cho đến nay, thành tựu này Jean Eugène Robert Houdin vẫn được xem là một trường hợp duy nhất và điển hình mà ảo thuật có thể tác động đến thế giới.
19) Joe Labero

18) Richard Jay Potash

Trong số các ảo thuật gia, có thể Richard là người duy nhất và nhiều nhất từng góp mặt trong điện ảnh nên không lạ khi người ta gọi ông là "ảo thuật gia đa tài nhất" của New York.
17) Bộ đôi ảo thuật Siegfried & Roy

Thật không may, sau 30 năm biểu diễn ở Las Vegas, vào năm 2003, Roy đã bị một con sư tử cắn bị thương trong một lần lên sân khấu. Từ đó, người ta ít thấy Siegfried & Roy xuất hiện và biến mất dần trên các sân khấu lớn.
16) John Edward Szeles

15) Dai Vernon

14) Howard Thurston

Sau một thời gian bôn ba trong rạp xiếc, cuối cùng Howard cũng hiện thực hóa giấc mơ trở thành một trong những nhà ảo thuật nổi tiếng nhất lịch sử hệt như thần tượng của mình là ảo thuật gia Alexander Herrmann.
Hồi đó, chuyến lưu diễn phục vụ hơn 60 triệu khán giả trên khắp thể giới của ông nổi tiếng và quy mô đến nỗi người ta phải mất đến 8 chiếc xe lửa mới có thể chuyên chở hết đạo cụ cho những tiết mục của Howard.
13) Derren Brown

Mặc dù từ chối và không cho rằng mình là một người sở hữu năng lực siêu nhiên nhưng những gì Brown biểu diễn trên sân khấu và trong các chương trình ảo thuật do ông cầm trịch luôn chứng minh điều ngược lại. Trong những lần như vậy, nhà ảo thuật này đã không ít lần khiến nhiều người phải há hốc mồm, chính xác là không thể ngậm lại nổi vì không thể nào lý giải những mánh khóe của anh khi thực hiện trò thôi miên bắt một người đàn ông tự dí súng vào đầu, khiến một người sợ độ cao ngồi can đảm leo lên ngồi ngay trước cửa máy bay, thôi miên một công dân lương thiện đi cầm súng đi cướp hoặc khiến khán giả có mặt trong hội trường không cách nào ngồi dậy, mông họ dính chặt vào ghế.
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa một ai có thể lý giải được những màn thôi miên để đời của Derren Brown.
12) Harry Anderson

Tỏa sáng trong Saturday Night Live và chương trình riêng của mình, ảnh hưởng của Harry Anderson là rất lớn trong giới ảo thuật. Ông là thần tượng và cũng chính là nguồn cảm hứng cho rất nhiều gương mặt ảo thuật gia nổi tiếng thế hệ sau này.
11) Harry Blackstone Con

10) Lance Burton

9) Harry Blackstone Cha

8) Doug Henning

Cùng những tên tuổi lớn khác, Doug Henning được xem là một trong những ảo thuật gia có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Những màn biểu diễn ảo thuật ông tạo ra luôn khiến người xem phải kinh ngạc và thán phục.
7) Criss Angel

6) Dynamo

5) Penn Jillette

4) Teller

3) David Blaine

Những tiết mục của Blaine luôn nhận được lời đánh giá cao về mặt chuyên môn. Nhiều nhà ảo thuật lành nghề đã phải thừa nhận rằng sự khéo léo, lòng can đảm và độ thuần thục của anh đã vượt lên trên hẳn những gì con người có thể tưởng tượng.
David Blaine hiện đang nắm giữ một vài những kỷ lục thế giới với những màn ảo thuật gây chấn động như lơ lửng trên không trung, nhốt mình trong một tảng băng suốt 61 tiếng, chôn mình trong suốt 7 ngày…
2) David Copperfield

Cho đến nay, dù đã trải qua rất nhiều năm, làng giải trí thế giới cũng đã sản sinh ra rất nhiều nhân tài ảo thuật nhưng không ai trong số họ có thể làm khán giả cảm thấy mình đến gần cái ranh giới giữa ảo thuật và ma thuật như David Copperfield. Bạn còn nhớ các tiết mục bay lên trời xuyên qua những đám mây hay thủ thuật làm biến mất tượng Nữ thần tự do của ông chứ?
1) Harry Houdini

Bạn không thể lý giải họ. Những gì bạn có thể làm là dán mắt vào đôi tay, ánh mắt và cơ thể của họ mà thôi. Họ là ai? Vâng, những con người thần kỳ này là chính là những ảo thuật gia xuất sắc nhất lịch sử. Và bây giờ, đã đến lúc chúng ta cùng nhau và một lần nữa hãy để mình kinh ngạc với tài năng biến hóa của những con người phi thường này qua đoạn video sau:
Ảo thuật mang đến cho chúng ta những cảm xúc huyền bí, và đôi khi họ phải mạo hiểm tính mạng để thực hiện những màn trình diễn ấy. Hãy cùng chia sẻ bài viết này để tôn vinh những con người tài ba ấy nhé
ẢO THUẬT ĐƯỜNG PHỐ ĐỈNH CAO
Nhà ảo thuật nói về nhà ảo thuật
Nhà ảo thuật Igor Kio.
“Tất nhiên là tôi rất thích David Cooperfield, nhưng hiềm một nỗi tôi chưa nhìn thấy anh ấy bằng xương bằng thịt mà mới chỉ thấy trên băng hình video. Và điều đó không cho phép tôi đánh giá hết được và thật khách quan công việc của anh ấy, hơn nữa vô tuyến phương Tây lại biết cách quay một cách rất có lợi và gây ấn tượng mạnh mẽ. Và anh ấy được quay chính là như vậy.
Nhưng cái chủ yếu ở David Cooperfield đối với tôi ở chỗ anh ấy là một nghệ sĩ tuyệt vời. Anh ấy có phong cách ứng xử rất hiện đại, rất hấp dẫn, rất điệu nghệ – anh ấy đi đứng thật duyên dáng, lại còn biết hát nữa. Nói chung là biết cách thu hút khán giả. Những tiết mục có yếu tố thần bí được thực hiện với vẻ khôi hài. Nếu như trong những tiết mục ấy không có tiếng cười, không có sự giao lưu giữa nghệ sĩ và công chúng thì thật là buồn tẻ và đáng lo ngại. Không có một chuyến bay nào gây được ấn tượng nếu Cooperfield không phải là một nghệ sĩ. Tôi rất thích sự trau chuốt, tính quy mô, sự chính xác trong các tiết mục của anh ấy. Mọi cái đều được phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, không có sự lên gân, không có động tác nào thừa, không ai chi phối được anh ấy. Thế mà có tới 70 người phục vụ David, lại còn kỹ thuật phức tạp. Song chỉ có một mình anh ấy trên sân khấu. Và vài cô bạn diễn. Không ai gây phiền hà cả. Tất cả guồng máy giúp việc khổng lồ được giấu kín. Theo tôi, đó là nhà ảo thuật xuất sắc nhất biểu diễn trên sân khấu. Có sự khác biệt giữa việc biểu diễn của nhà ảo thuật trên sân khấu tại nhà hát và trên sàn diễn trong rạp xiếc. Và đương nhiên biểu diễn trong rạp xiếc khó hơn. Thậm chí không nên so sánh những gì Cooperfield làm trên sân khấu và tôi làm trong rạp xiếc. Đó là những thứ khác nhau. Tôi nghĩ rằng trong rạp xiếc, Cooperfield không thể trình diễn được 80% số tiết mục của mình. Còn trên sân khấu thì những khả năng của nhà ảo thuật không bị hạn chế bởi vì khán giả chỉ ngồi ở một phía. Trong rạp xiếc, người nghệ sĩ như đứng trong lòng bàn tay, anh ta bị quan sát từ mọi phía. Và anh ta sẽ phải khó khăn hơn, rắc rối hơn để “đánh lừa” khán giả.
Trước khi cha tôi, Emil Kio, xuất hiện trên sân khấu xiếc vào những năm 20, thì xiếc nói chung được coi là một khu vực không thích hợp đối với nhà ảo thuật. Và các diễn viên thuộc thể loại của chúng tôi không bao giờ làm ở rạp xiếc cả. Cha tôi là người đầu tiên đưa các tiết mục ảo thuật lên sàn diễn hình tròn. Và giờ đây, đối với nhiều người, khái niệm “nhà ảo thuật” được liên tưởng với xiếc. Phàm là xiếc thì phải có các tay hề, người dạy thú và dứt khoát là phải có những nhà ảo thuật.
Những tiết mục mà David Cooperfield trình diễn như làm biến mất pho tượng nữ thần Tự Do hoặc toa tàu hỏa nặng 70 tấn… không phải là phép màu hay trò chơi thôi miên tập thể mà là kỹ xảo được dàn dựng một cách khéo léo theo những nguyên tắc nghề nghiệp mà chúng tôi gọi là “công thức thần kỳ”. Nói chung, tất cả những tiết mục của chúng tôi rất giống nhau và được xây dựng theo công thức tam đoạn luận gồm 3 điều kiện tất yếu: biến mất, xuất hiện, biến hóa. Không có cái thứ tư. Tất cả phép màu đều nằm trong cái công thức đơn giản ấy đối với nhà nghề. Có kỹ xảo, có kinh nghiệm, có kỹ thuật (như một nhân tố phụ trợ) song phép màu thì không tồn tại trong nghề của chúng tôi. Nói ra điều này là một người có mấy chục năm biểu diễn những chuyện thần kỳ.
Hơn nữa, tất cả những cái mới là những cái cũ bị lãng quên. Cách đây 6 năm, tôi đã tham gia chương trình “Trước và sau nửa đêm” của Vladimir Monchanok với một tiết mục như vậy. Hơn 50 nghìn người tụ tập trên bờ hồ Ostankino. Các khán giả tự tay mình nhét tôi vào bao tải buộc chặt lại rồi đặt trong một chiếc hòm. Sau đó người ta dùng máy bay trực thăng nâng chiếc hòm lên không trung rồi thả xuống hồ. Trong lúc mọi người kinh ngạc thốt lên thì tôi xuất hiện giữa đám đông trên một chiếc xe hơi. Đó là một tiết mục dàn dựng. Nguyên tắc của nó đã được Cooperfield áp dụng trong tiết mục “Chui ra khỏi két sắt”. Không thể nào thực hiện được tiết mục này trên sân khấu của nhà hát hoặc trên sàn diễn của rạp xiếc. Bởi vì trước hết nó đòi hỏi rất nhiều phương tiện, việc chuẩn bị lâu dài, phức tạp, nhiều người và kỹ thuật. Hồi đó ở Ostankino có gần 50 người phục vụ tiết mục này gồm các phụ tá, phi công, công nhân, nhân viên cứu hỏa, nhân viên quay vô tuyến…
Tiết mục này dàn dựng không thể có được nếu thiếu quảng cáo, chính bản thân nó mang tính chất quảng cáo, nó thôi miên, gây nên sự náo động, nỗi kinh ngạc, cảm giác thích thú. Còn quảng cáo thì từ trước đã lôi cuốn khán giả vào không khí của sự thần kỳ. Không một thể loại nào khác lại rất cần đến quảng cáo như thể loại của chúng tôi. Quảng cáo là khí trời đối với nhà ảo thuật. David rất chú ý đến quảng cáo. Hiện nay cách quảng cáo tương tự tốn kém hàng triệu đô la cũng như chính các tiết mục dàn dựng. Nếu tôi có 2 triệu đô la thì tôi cũng sẽ bay lên như chiếc trực thăng.
Tất nhiên là tôi hiểu rõ, David làm chuyện đó như thế nào, có chăng là trừ một vài chi tiết nào đó. Cũng như Cooperfield am hiểu các ngón nghề của tôi vậy. Tôi đã từng nói rằng những bí quyết của chúng tôi đều giống nhau. Nhưng đó là bí quyết nhà nghề và bộc lộ chúng ra thì chẳng hay ho chút nào. Hơn nữa, một trò ảo thuật bị khám phá ra thì sẽ mất hết vẻ quyến rũ của nó. Và vị tất các bạn có thể hiểu được một điều gì đó nếu như tôi kê khai ra những kỹ xảo của mình. Công việc của chúng tôi là nghệ thuật diễn xuất, lao động, phát minh, tài năng, là tất cả, ngoại trừ ma quỷ và Cục tình báo Trung ương. Và không có một chút thần bí nào hết. Nói chung, tất cả sự thần kỳ và chuyện hoang đường là do chính khán giả nghĩ ra. Và điều đáng chú ý là trình độ văn hóa của khán giả càng cao bao nhiêu thì họ càng muốn tin vào phép màu bấy nhiêu.
Theo tôi, việc áp dụng một cách lý thú nhất nguyên tắc cũ dưới hình thức mới – đó là trò “người bay” của David Cooperfield do anh ấy dựng trong năm 1992 và quả thật không có bất cứ một sự lý giải nào đối với khán giả bình thường. Tất nhiên, những trò ảo thuật này người ta đã làm cách đây 100 năm, có điều trên nền phông đen hoặc nói như các “nhà nghề” – trong phòng tối. Khi mà có tấm màn màu đen, còn nghệ sĩ thì bận đồ trắng. Cũng từng có các tiết mục “Những người phụ nữ bay lượn” và “Icar và Đeđan”, song hồi đó chưa có vô tuyến, chưa có video, và người ta đã quên mất chúng. Ý đồ của tiết mục đó mặc dầu chẳng mới mẻ gì nhưng được cái ăn chắc. Và khác với các nghệ sĩ Nga, Cooperfield không bị gò bó trong các phương tiện và kiếm được hàng triệu đô la không chỉ qua những buổi biểu diễn mà còn bằng việc bán những băng hình thu các tiết mục của anh ấy và được in ra số bản rất lớn trên khắp thế giới. Cooperfield có thể cho phép mình sử dụng thứ ánh sáng đặc biệt, sân khấu đặc biệt, mọi thành tựu kỹ thuật mới nhất: điện tử, máy tính. Những thứ này, tất nhiên, không quyết định hoàn toàn tiết mục của anh ấy, các trò của anh ấy, nhưng chúng làm tăng thêm ấn tượng của cảnh quan và vẻ bí ẩn ly kỳ.
Cooperfield có các nhà khoa học, các kỹ sư giúp việc. Người ta đồn có cả các nhà máy của Bộ Quốc phòng. Tôi nghe nói chương trình gần đây nhất của Cooperfield trị giá gần 20 triệu đô la.
Khó mà nói được rằng tiết mục nào của Cooperfield là phức tạp nhất. Mỗi một trò đều có cái phức tạp riêng của nó, nhất là tiết mục lớn mà trong đó có nhiều người tham gia, có kỹ thuật phức tạp. Ở đây người nghệ sĩ không chỉ phụ thuộc vào bản thân mình, vào cô bạn diễn và đôi ba người khác giúp việc anh ta. Đó là tiết mục thuộc loại biến mất – xuất hiện, chẳng hạn tiết mục “Bức tượng thần Tự do biến mất”, “Toa tàu hỏa biến mất”, “Thác Niaga biến mất”…
Còn nói chung, mỗi một trò mới là một cuộc thể nghiệm đòi hỏi nhiều công sức. Để chuẩn bị cho một tiết mục phải mất từ mấy tháng cho đến mấy năm. Thoạt tiên, người ta đề xuất ý đồ rồi làm market cho một cái máy nào đấy. Đó là một công việc tập thể, trong đó, ở tất cả các giai đoạn, có rất nhiều người tham gia – các nhà thiết kế, các kỹ sư, rồi đến các họa sĩ, các nhạc sĩ, các đạo diễn. Nó giống như một vở diễn trong nhà hát, tiết mục trên hồ Ostankino được chuẩn bị 5 tháng.
Lần đầu tiên tôi nghe nói đến Cooperfield vào năm 1985 trong thời gian ở Phần Lan. Sau đó tôi mua được những băng hình video về những cuộc trình diễn của David. Tôi đã thấy được quy mô của những tiết mục lộng lẫy đó, mỹ học của chúng, cách bố cục, thị hiếu, sự trang bị kỹ thuật. Tôi không ngạc nhiên về những “phép màu” đó, nhưng tôi hiểu rằng tôi đã bở lỡ mất cái gì đó…
Nhu cầu của nhân loại đối với những chuyện thần kỳ, những sự hoang đường, những phép lạ là không bao giờ hết. Tôi lại tin vào điều đó khi mới đây tôi đã trình diễn những tiết mục ảo thuật tại Nhà hát tạp kỹ, tham gia những buổi biểu diễn này toàn là các nhà ảo thuật! Những buổi dạ hội như vậy, khán giả đông nghịt. Tôi mơ ước xây dựng một “tòa lâu đài ảo thuật” ở Mátxcơva. Những nhà ảo thuật chúng tôi có thể làm được tất cả mọi thứ, có thể lập những chương trình ảo thuật cổ tích cho trẻ em và có thể sáng tác những tiết mục trinh thám giải trí dành cho người lớn. Nghệ thuật tiếp tục sống và đó quả thật là điều kỳ diệu!”.
Lê Sơn
(Theo Trud – 7)
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 462
(Theo Trud – 7)
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 462
Những ảo thuật gia xuất sắc nhất lịch sử
Ngày 19/01/2018 - Đăng bởi Lalung.vn
Những người đã từng biến con thỏ và lôi chúng ra khỏi chiếc mũ, các ảo thuật gia chuyên sử dụng những lá bài hay những nghệ sĩ thực hiện những pha ảo thuật thoát hiểm dưới nước hồi hộp, thót tim ngày nào sẽ đến đây, góp mặt vào danh sách 25 ảo thuật gia xuất sắc nhất lịch sử ngày hôm nay.
25) Lu Chen
@theguardian.com
Được biết đến như một nhà ảo thuật nổi tiếng nhất của Đài Loan, nhiều
người gọi Lu Chen là “David Copperfield của châu Á” do sự nổi tiếng của
anh trên khắp lục địa. Lu Chen đã biểu diễn khắp thế giới từ Nhật Bản,
Hàn Quốc, châu Âu cho đến đất nước của xứ cờ hoa xa xôi để phục vụ khán
giả.Những màn biểu diễn của anh chàng ảo thuật gia trẻ tuổi đẹp trai sinh năm 1976 chưa khi nào ngưng làm người hâm mộ, đặc biệt là các fan nữ thôi bất ngờ và thổn thức. À, thông tin bên lề cho các chị em bớt hóng hớt là nhà ảo thuật này đã yên bề gia thất rồi nhé.
24) Gopinath Muthukad
@bbc.com
Gopinath Muthukad là một nhà ảo thuật, nhà lưu truyền học, huấn luyện
viên cuộc sống và nhà diễn thuyết đến từ Kerala, Ấn Độ. Ông sử dụng ảo
thuật như một phương tiện truyền đạt những thông điệp của mình đến công
chúng. Ông là người thành lập học viện ảo thuật thuật đầu tiên của châu Á
tại Thiruvananthapuram, Ấn Độ.Năm 1995, ông trở thành nhà ảo thuật đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công màn ảo thuật tự cởi trói và thoát hiểm theo phong cách của ảo thuật gia lừng danh người Mỹ gốc Hungary Harry Houdini, ngón nghề được cho là đã bị thất truyền từ năm 1904. Tài năng của Gopinath Muthukad còn được nhiều người xưng ông với nghệ danh khác là “Thầy phủ thủy”.
Cũng trong năm này, ông được trao giải thưởng danh giá Kerala Sangeetha Nataka Academy và cũng là người chiến thắng giải Merlin Awards 1995 do Hiệp hội Ảo thuật Quốc tế I.M.S trao tặng.
Là một nhà ảo thuật gia nổi tiếng nhưng ít ai biết, ảo thuật lại không phải là hướng đi Gopinah chọn theo đuổi trong những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau một lần được nhìn thấy và trải nghiệm sự huyền diệu của bộ môn nghệ thuật biểu diễn này, ông đã biết được đâu là sứ mệnh của cuộc đời mình. Từ đó, bỏ ngoài tai những lời khuyên can, chàng trai trẻ quyết định bỏ ngang việc học thi vô trường luật để theo đuổi ảo thuật.
23) Gia đình Pendragons
@nytimes.com
Jonathan và Charlotte Pendragon được biết đến là nhóm ảo thuật gia
đình, nổi tiếng với những tiết mục ảo thuật biến hóa, hoán thân thể cho
nhau với tốc độ khó tin. Đôi vợ chồng này đã đi biểu diễn tại nhiều quốc
gia trên thế giới và gặt hái nhiều thành công nhất định. Vinh dự lớn
nhất của cặp đôi ảo thuật này là họ là người tiên phong, những ảo thuật
gia đầu tiên trong lịch sử vinh dự được mời đến biểu diễn tại phủ các
tổng thống Mỹ như Bill Clinton và George W. Bush.22) Tomas De La Cruz
@ranker.com
Tên khai sinh là Tomas B. De la Cruz, Jr. và được biết nhiều với nghệ
danh “Smoothini” hoặc đôi khi là "Smoothini Ghetto Houdini", ảo thuật
gia này trở thành một hiện tượng khi xuất hiện vào mùa thứ 9 của chương
trình America’s Got Talent, đặc biệt là màn biểu diễn ngoạn mục trong
đêm bán kết với dây giày của “host” Nick Cannon và một chiếc nhẫn mượn
tạm từ ban giám khảo.Kể từ đêm hôm đó, tên tuổi của Smoothini trở thành từ khóa đứng đầu top tìm kiếm trên Internet và chỉ trong năm 2015, kênh cá nhân của anh trên Youtube đạt đến 65.000 lượt người đăng kí.
Smoothini là một ảo thuật gia đa tài. Anh thông thạo nhiều ngôn ngữ và chính điều này đã giúp những tiết mục ảo thuật của anh tiếp cận gần hơn với khán giả trên khắp thế giới. Smoothini từng là cựu Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và điều này khiến cho khán giả Mỹ vô cùng bất ngờ.
21) Mark Wilson
@washingtonpost.com
Mark được công nhận là nhà ảo thuật đầu tiên đưa bộ môn nghệ thuật
này lên sóng truyền hình. Với những màn biểu diễn đã vượt khỏi những lý
lẽ thông thường, ảo thuật gia Mark thường xuyên khiến khán giả - những
người xem ông thực hiện các thủ thuật thành thục phải há mồm kinh ngạc
trong suốt thời lượng những chương trình ảo thuật do ông dàn dựng và
biểu diễn.Mark Wilson chính là một trong 10 nhà ảo thuật Mỹ hàng đầu trong thế kỷ XX do tạp chí Magic bình chọn.
20) Jean Eugène Robert Houdin
@ranker.com
Jean Eugène Robert Houdin, nhà ảo thuật người Pháp được xem là cha đẻ
của ảo thuật hiện đại. Bằng tài năng của mình, Robert Houdin đã sử dụng
ảo thuật như một phương tiện ngoại giao thuyết phục các tay thủ lĩnh
chống đối người Ả Rập, góp phần dập tắt cuộc nổi loạn và làm giảm số
người thương vong xuống mức thấp nhất.Cho đến nay, thành tựu này Jean Eugène Robert Houdin vẫn được xem là một trường hợp duy nhất và điển hình mà ảo thuật có thể tác động đến thế giới.
19) Joe Labero
@ranker.com
Nhà ảo thuật Thụy Điển này bắt đầu giành chức vô địch đầu tiên của
mình vào năm 16 tuổi và thậm chí còn được gọi với biệt danh "nhà ảo
thuật của thập kỷ". Danh xưng này đã khiến tên tuổi của Joe Labero sánh
ngang với các bậc thầy ảo thuật khác như David Copperfield, nhóm
Siegfried & Roy và những người cũng từng giành được được vinh dự
này. Nghệ danh của Labero bắt nguồn từ tên đầy đủ của anh - Lars Bengt
Roland Johansson.18) Richard Jay Potash
@bbc.com
Được biết đến trên sân khấu với nghệ danh Ricky Jay, Richard là một
ảo thuật gia sân khấu bậc thầy, diễn viên và nhà văn người Mỹ. Ông được
biết đến nhiều nhất với các tiết mục biểu diễn phóng bài tây xuyên đồ
vật từ khoảng cách khá xa và một trò trong số đó đã giúp ông được ghi
tên vào sách kỷ lục thế giới.Trong số các ảo thuật gia, có thể Richard là người duy nhất và nhiều nhất từng góp mặt trong điện ảnh nên không lạ khi người ta gọi ông là "ảo thuật gia đa tài nhất" của New York.
17) Bộ đôi ảo thuật Siegfried & Roy
@theguardian.com
Sinh ra ở Đức, bộ đôi ảo thuật tài năng này đã có một quyết định để
đời khi quyết định đến Mỹ lập nghiệp, nơi họ vụt sáng trở thành ngôi sao
trên bầu trời showbiz Mỹ. Bộ đôi này nổi tiếng với những màn ảo thuật
kết hợp biểu diễn mạo hiểm với sư tử trắng và hổ trắng.Thật không may, sau 30 năm biểu diễn ở Las Vegas, vào năm 2003, Roy đã bị một con sư tử cắn bị thương trong một lần lên sân khấu. Từ đó, người ta ít thấy Siegfried & Roy xuất hiện và biến mất dần trên các sân khấu lớn.
16) John Edward Szeles
@ranker.com
Được biết đến nhiều hơn với biệt danh "The Amazing Johnathan", John
được biết đến với vai diễn hài kết hợp làm ảo thuật trong các chương
trình truyền hình lớn. Ông nổi tiếng với những tiết mục khoan vào mắt,
nuốt nhãn cầu và đâm xuyên lưỡi…15) Dai Vernon
@theguardian.com
Là một trong những đại ảo thuật gia, một tượng đài đã trở thành huyền
thoại trong lịch sử ảo thuật sân khấu. Quả đúng như cái tên mà khán giả
ưu ái dành cho, "Giáo sư" Dai Vernon Đại đã đẩy sự khéo léo của đôi tay
lên đến đỉnh cao. Bất cứ ai khi chứng kiến ông thực hiện thủ thuật với
những quân bài, quả bóng, tiền xu hay những đạo cụ cầm tay đều phải thán
phục trước tài năng và sự khéo léo của vị giáo sư ảo thuật đại tài này.14) Howard Thurston
@ranker.com
Là một trong những ảo thuật gia nổi tiếng nhất mọi thời đại, Howard
Thurston để lại một dấu ấn hết sức sâu sắc trong làng giải trí và đặc
biệt là sân khấu ảo thuật biểu diễn thế giới.Sau một thời gian bôn ba trong rạp xiếc, cuối cùng Howard cũng hiện thực hóa giấc mơ trở thành một trong những nhà ảo thuật nổi tiếng nhất lịch sử hệt như thần tượng của mình là ảo thuật gia Alexander Herrmann.
Hồi đó, chuyến lưu diễn phục vụ hơn 60 triệu khán giả trên khắp thể giới của ông nổi tiếng và quy mô đến nỗi người ta phải mất đến 8 chiếc xe lửa mới có thể chuyên chở hết đạo cụ cho những tiết mục của Howard.
13) Derren Brown
@ranker.com
Nếu trên thế giới này có một người nào đó có thể biết trước kết quả
xổ số vào ngày mai thì đó chắc chắn phải là Derren Brown – nhà ảo thuật
và nhà thôi miên kỳ tài nước Anh.Mặc dù từ chối và không cho rằng mình là một người sở hữu năng lực siêu nhiên nhưng những gì Brown biểu diễn trên sân khấu và trong các chương trình ảo thuật do ông cầm trịch luôn chứng minh điều ngược lại. Trong những lần như vậy, nhà ảo thuật này đã không ít lần khiến nhiều người phải há hốc mồm, chính xác là không thể ngậm lại nổi vì không thể nào lý giải những mánh khóe của anh khi thực hiện trò thôi miên bắt một người đàn ông tự dí súng vào đầu, khiến một người sợ độ cao ngồi can đảm leo lên ngồi ngay trước cửa máy bay, thôi miên một công dân lương thiện đi cầm súng đi cướp hoặc khiến khán giả có mặt trong hội trường không cách nào ngồi dậy, mông họ dính chặt vào ghế.
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa một ai có thể lý giải được những màn thôi miên để đời của Derren Brown.
12) Harry Anderson
@bbc.com
Diễn viên, nhà ảo thuật, biên kịch, đạo diễn ... Harry Anderson được
biết đến như một trong số hiếm những tài năng xuất chúng trong ngành
trải trí biểu diễn thế giới. Houdini sở hữu biệt tài tự cởi trói trong
khi cả hai tay, hai chân đều bị xích chặt bởi dây xích và những ổ khóa
chắc chắn – những điều mà người bình thường chắc chắn không thể làm
được. 1 giờ 26 phút chiều ngày 31/10/1926, ngay sau khi hoàn thành xong
một màn ảo thuật thoát hiểm cuối cùng, ông đã ra đi mãi mãi trong sự ngỡ
ngàng của hàng triệu fan hâm mộ và người thân.Tỏa sáng trong Saturday Night Live và chương trình riêng của mình, ảnh hưởng của Harry Anderson là rất lớn trong giới ảo thuật. Ông là thần tượng và cũng chính là nguồn cảm hứng cho rất nhiều gương mặt ảo thuật gia nổi tiếng thế hệ sau này.
11) Harry Blackstone Con
@washingtonpost.com
Sau cái chết của cha mình, ông Harry Blackstone - một trong những nhà
ảo thuật sân khấu nổi tiếng nhất giai đoạn những năm 1900, Harry
Blackstone Jr. bước tiếp con đường biểu diễn ảo thuật và đã gặt hái về
rất nhiều thành công cho riêng mình. Người ta ước tính rằng trong suốt
sự nghiệp, ông đã biến ra hơn 80.000 con thỏ từ tay áo và chiếc mũ của
mình.10) Lance Burton
@ranker.com
Là nhà ảo thuật sân khấu người Mỹ nổi tiếng, Lance đã biểu diễn hơn
15.000 chương trình phục vụ 5 triệu khán giả ở nhiều địa điểm tại Las
Vegas. Các buổi trình diễn có sự góp mặt của ông luôn đầy nghẹt người,
tất cả vé đều cháy sạch chỉ trong vài giờ đồng hồ bán ra. Lance Burton
nổi tiếng với những trò ảo thuật với bài tây, chim bồ câu và nến.9) Harry Blackstone Cha
@nytimes.com
Được mệnh danh là “Great Blackstone”, Harry là một nhà ảo thuật huyền
thoại. Tên tuổi của ông rất nổi tiếng trong quân đội trong thời kỳ Thế
chiến II. Ông là cha của nhà ảo thuật gia đại tài Harry Blackstone Con
chúng tôi đã đề cập phía trên.8) Doug Henning
@latimes.com
Doug Henning là nhà ảo thuật và chính trị gia người Canada nổi tiếng
thế giới. Những đóng góp to lớn trong ngành biểu diễn đã giúp ông nhận
về một ngôi sao danh giá trên Đại lộ danh vọng của Canada.Cùng những tên tuổi lớn khác, Doug Henning được xem là một trong những ảo thuật gia có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Những màn biểu diễn ảo thuật ông tạo ra luôn khiến người xem phải kinh ngạc và thán phục.
7) Criss Angel
@ranker.com
Chương trình Mindfreak đã giúp Criss phá vỡ kỷ lục xuất hiện trên
khung giờ vàng trên truyền hình nhiều giờ hơn bất kỳ nhà ảo thuật khác
trên thế giới. Ảo thuật bén duyên với Criss từ còn rất trẻ. Từ rất sớm,
Criss đã quyết định theo đuổi đam mê biểu diễn thay vì việc học đại học
và điều này khiến ba mẹ của ông vô cùng tức giận.6) Dynamo
@yahoo.com
Dynamo là nghệ danh của Steven Frayne - một nhà ảo thuật trẻ tuổi
người Anh rất nổi tiếng với những tiết mục biểu diễn ảo thuật đường phố
mạo hiểm và gây sốc cho người xem như đi trên bức tường dựng đứng, biến
nước dừa thành nước ngọt, đi bộ trên sông, lơ lửng giữa không trung, hay
nhét điện thoại vào chai thủy tinh. Tên tuổi của anh càng được đông đảo
công chúng biết đến trong series chương trình "Dynamo: Magician
Impossible".5) Penn Jillette
@ranker.com
Là một mảnh ghép trong bộ đôi ảo thuật hài hước Penn & Teller,
Penn Jillette cùng người đồng sự của ông đã không biết bao nhiêu lần làm
khán giả phải trợn mắt, há mồm vì quá kinh ngạc. Không chỉ biểu diễn,
bộ đôi ảo thuật còn được biết đến như những người thẳng thắn dám nêu lên
những quan điểm hoài nghi về khoa học. Bộ đôi này cũng nổi tiếng với
những sự thật phơi bày những mặt trái của khoa học, những vấn đề thần
bí, tâm linh, v.v…4) Teller
@ranker.com
Một nửa khác trong cặp đôi hài Penn & Teller. Cùng với Penn, ông
đã nhiều lần làm người xem phải giật mình vì những tiết mục ảo thuật hài
hước pha lẫn mạo hiểm của mình. Một trong số những thủ thuật kinh điển
của ông là trò ảo thuật nuốt và nhả 50 cây kim nhọn.3) David Blaine
@nbcnews.com
David Blaine là một trong những nhà ảo thuật nổi tiếng nhất lịch sử
ảo thuật hiện đại. Tên tuổi của David được biết đến từ khi show truyền
hình mang tên “David Blain : Street Magic” được công chiếu vào
19/5/1997.Những tiết mục của Blaine luôn nhận được lời đánh giá cao về mặt chuyên môn. Nhiều nhà ảo thuật lành nghề đã phải thừa nhận rằng sự khéo léo, lòng can đảm và độ thuần thục của anh đã vượt lên trên hẳn những gì con người có thể tưởng tượng.
David Blaine hiện đang nắm giữ một vài những kỷ lục thế giới với những màn ảo thuật gây chấn động như lơ lửng trên không trung, nhốt mình trong một tảng băng suốt 61 tiếng, chôn mình trong suốt 7 ngày…
2) David Copperfield
@ranker.com
Được Forbes gọi là "nhà ảo thuật thành công nhất về mặt thương mại"
của mọi thời đại, những tiết mục ảo thuật ảo diệu đến mức phi thường đã
giúp ông nhận về tới 21 giải Emmy, 11 kỷ lục Guinness thế giới, một ngôi
sao trên Đại lộ danh vọng Hollywood, được chính phủ Pháp tặng tước hiệp
sĩ. Đối với hàng triệu fan hâm mộ trên khắp giới, David Copperfield là
một huyền thoại sống. Có lẽ không ai trong số chúng ta chưa từng biết
đến và coi qua một vài tiết mục ảo thuật của nhà ảo thuật kỳ tài này.Cho đến nay, dù đã trải qua rất nhiều năm, làng giải trí thế giới cũng đã sản sinh ra rất nhiều nhân tài ảo thuật nhưng không ai trong số họ có thể làm khán giả cảm thấy mình đến gần cái ranh giới giữa ảo thuật và ma thuật như David Copperfield. Bạn còn nhớ các tiết mục bay lên trời xuyên qua những đám mây hay thủ thuật làm biến mất tượng Nữ thần tự do của ông chứ?
1) Harry Houdini
@bbc.com
Harry Houdini - nhà ảo thuật vĩ đại nhất mọi thời đại cực kỳ nổi
tiếng với những màn ảo thuật thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc. Ông thậm
chí còn được biết đến với việc thách thức các lực lượng cảnh sát khác
nhau trên khắp thế giới có thể ngăn ông trốn thoát khỏi nơi giam giữ và
ông đã thực sự làm được cái điều mà ông tuyên bố. Khả năng tự cởi trói,
thoát hiểm của Houdini đã khiến mọi người nghi ngờ rằng ông một người
trình diễn gian lận núp bóng dưới hình thức các hiện tượng siêu nhiên.Bạn không thể lý giải họ. Những gì bạn có thể làm là dán mắt vào đôi tay, ánh mắt và cơ thể của họ mà thôi. Họ là ai? Vâng, những con người thần kỳ này là chính là những ảo thuật gia xuất sắc nhất lịch sử. Và bây giờ, đã đến lúc chúng ta cùng nhau và một lần nữa hãy để mình kinh ngạc với tài năng biến hóa của những con người phi thường này qua đoạn video sau:
Ảo thuật mang đến cho chúng ta những cảm xúc huyền bí, và đôi khi họ phải mạo hiểm tính mạng để thực hiện những màn trình diễn ấy. Hãy cùng chia sẻ bài viết này để tôn vinh những con người tài ba ấy nhé
Nhận xét
Đăng nhận xét